Tin Tức Mới Nhất

NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN





Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) là lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, nhà văn hóa lớn của thế giới, người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam... Người để lại cho chúng ta một di sản quý giá với hệ thống quan điểm tư tưởng lý luận toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó có nhiều bài báo sâu sắc, giàu tính chiến đấu. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết trong tác phẩm Ho Chí Minh - một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp: "Hồ Chí Minh là nhà chiến lược, nhà lãnh đạo, nhà tổ chức, đồng thời là nhà văn hóa, nhà báo, nhà thơ lớn. Người đã mở đầu và góp phần quan trọng hiện đại hóa ngôn ngữ câu văn Việt Nam. Suốt đời, Hồ Chí Minh là người cầm bút chiến đấu trên mặt trận văn hóa, báo chí với một văn phong đa dạng nhiều sắc thái mà nổi bật lên tính quần chúng, cách suy nghĩ và diễn đạt dân gian, dễ hiểu, đi sâu vang vọng trong lòng người, gợi mở những tư tưởng lớn lao, thúc đẩy những việc làm tốt đẹp, bằng những lời lẽ bình dị giàu hình tượng, nói được điều lớn bằng chữ nhỏ"[1].

Vói nhiều bút danh khác nhau, nhà báo Hồ Chí Minh đã viết hàng nghìn bài báo với phong cách đa dạng, phong phú, ngôn ngữ uyển chuyển, linh hoạt thể hiện một trí tuệ uyên bác, một ý chí chiến đấu mạnh mẽ, một cái tâm rộng lớn. Những bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đăng tải trên nhiều báo chí cách mạng trong nước và quốc tế, trong đó có Báo Nhân Dân - cơ quan của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

Từ năm 1951 đến năm 1969, trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, những bài báo của Người thể hiện tầm nhìn chiến lược, những chủ trương đối nội, đối ngoại của Người và Đảng ta. Mỗi bài báo của Người là vũ khí sắc bén kêu gọi tinh thần yêu nước, thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, dốc toàn sức toàn lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân để đi đến thắng lợi cuối cùng; ca ngợi tinh thần đoàn kết đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, sự giúp đỡ, tinh thần quốc tế vô sản trong sáng của Liên Xô, Trung Quốc...; vạch rõ những âm mưu, thủ đoạn đen tối của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và Đông Dương.

Nhằm giúp bạn đọc có thêm tư liệu về các bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên Báo Nhân Dân trong những năm 1951 - 1969, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bộ sách Những bài viết của Bác Hồ trên Báo Nhân Dân.

Bộ sách tuyển chọn những bài viết của Bác đăng trên Báo Nhân Dân từ năm 1951 đến năm 1969 và được chia thành 3 tập:

Tập 2 bộ sách gồm Những bài viết của Bác Hồ trên Báo Nhân Dân gồm 486 bài viết, được sắp xếp theo thứ tự thời gian đăng từ năm 1955 đến năm 1959. Ngoài những bài viết đã được công bố trong bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập, từ tập 9 đến tập 12, xuất bản lần thứ ba (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, 2011), cuốn sách giới thiệu 233 bài viết của Bác đăng trên Báo Nhân Dân với nhiều bút danh khác nhau, lần đầu tiên được sưu tầm, tuyển chọn, công bố.

Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng cuốn sách sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, Nhà xuất bản mong nhận được ý kiến góp ý của bạn đọc để cuốn sách được hoàn chỉnh hơn trong lần xuất bản sau.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Tháng 12 năm 2016

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ thật

1955

MỪNG NĂM MỚI

Sau 15 năm binh lửa, lần này nhân dân ta mừng Năm mới trong hoàn cảnh hòa bình. Năm ngoái, chúng ta mừng Xuân bằng cách đẩy mạnh chuẩn bị chiến dịch Điện Biên và chúng ta đã thu được nhiều thắng lợi to lớn.

Năm nay, chúng ta mừng Năm mới bằng cách đẩy mạnh "chiến dịch hòa bình”.

Trong lời chúc Tết, Hồ Chủ tịch viết:

"Mừng Năm mới,

Cố gắng mới,

Tiến bộ mới”.

Mấy lời tóm tắt ấy là cả một bài học, cả một chương trình công tác cho toàn thể nhân dân ta: Trong thời kỳ kháng chiến, vì toàn dân ta cố gắng mà chúng ta đã vượt mọi khó khăn, gian khổ (dù có những khó khăn, gian khổ không thể tưởng tượng). Kết quả chúng ta đã thắng lợi.

Thắng lợi to lớn đưa lại cho chúng ta nhiều công tác to lớn:

Ra sức tăng gia sản xuất, khôi phục lại nền kinh tế, nâng dần mức sống của dân.

Củng cố quốc phòng, giữ gìn hòa bình.

Thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.

Để đạt mục đích ấy, nhân dân ta cũng phải đấu tranh gay go, phức tạp, trường kỳ.

Nhưng môi một người chúng ta và toàn dân chúng ta đều quyết tâm cố gắng, thì chúng ta nhất định tiến bộ thắng lợi. Vậy chúng ta hãy đồng thanh chúc Hồ Chủ tịch và tự hứa hẹn:

Quyết tâm giành thắng lợi,

Để’ chúc Bác Năm mới.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 306,

ngày 1-1-1955, tr.2.


VỀ “Ý KIẾN BẠN ĐỌC”

Báo có mục "ý kiến bạn đọc”, bạn đọc thường gửi ý kiến cho báo, đó là một việc rất hay. Vì đó là một cách phê bình và tự phê bình thiết thực, rộng rãi của nhân dân. Trong tháng 12 vừa qua, các bạn đọc đã phát biểu nhiều ý kiến hay, như những bài:

-       Nên đi họp đúng giờ,

-       Nên bảo đảm thóc gạo sạch sẽ để nộp thuế,

-       Các ô tô hàng cần niêm yết giá vé,

-       Ô tô hàng chớ tham chở nhiều khách quá,

-       Nên thận trọng trong việc trình bày khẩu hiệu,

-       Nên xóa bỏ những khẩu hiệu cũ của địch,

-       Cần quy định và phổ biến luật đi đường,

-       Nên tôn trọng luật đi đường,

-      Nên phát triển máy hơi than dùng chạy ô tô thay cho dầu, xăng,

-       v.v..

Song, bạn đọc đề nghị và báo nêu ra, đó chỉ là bước đầu. Nếu chỉ thế thôi, thì vô ích. Phải tiếp tục có bước thứ hai, tức là những người hoặc những cơ quan phụ trách phải thực hiện những điều báo đã nêu ra, thí dụ:

Các chủ ô tô thì niêm yết giá vé và không chở quá nhiều khách.

Công an thì quy định và phổ biến luật đi đường, làm cho mọi người tôn trọng luật đi đường.

Cán bộ đi họp đúng giờ, đồng bào nộp thuế' thì đảm bảo nộp thóc gạo sạch sẽ, v.v..

Bước thứ ba là kiểm tra. Nhà báo, bạn đọc và nhân dân kiểm tra xem những việc ấy đã làm chưa? Làm đến đâu?... Nếu làm được chu đáo, thì báo phải có lời khen ngợi. Nếu làm không chu đáo, thì nhà báo và nhân dân phải tiếp tục phê bình, đấu tranh.

Ý kiến bạn đọc là những ý kiến đấu tranh. Cái mới đấu tranh với cái cũ, cái tốt đấu tranh với cái không tốt. Đấu tranh thì phải đấu tranh đến kết quả thắng lợi. Như thế', "ý kiến bạn đọc” mới thật có ích.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 307, ngày 2-1-1955, tr.2.

-      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật,

Hà Nội, 2011, t.9, tr.229-230.


ĐẠI HỘI VĂN CÔNG

Trong những năm kháng chiến gian khổ và anh dũng, nhân dân ta đã khắc phục khó khăn, thu nhiều thắng lợi. Văn nghệ là một trong những thắng lợi đó.

Xã hội thế' nào, văn nghệ thế' ấy. Văn nghệ của dân tộc ta vốn rất phong phú, nhưng dưới chế' độ thực dân và phong kiến, nhân dân ta bị nô lệ, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được.

Trong kháng chiến, nhân dân ta vùng dậy phá ách nô lệ, giành lại tự do, nhờ vậy văn nghệ ta cũng được vươn mình giải phóng.

Ngày nay, chúng ta khen ngợi anh chị em văn công mặc đẹp, hát hay, múa khéo. Nhưng chúng ta cũng không quên những ngày khắc khổ’ trong mấy năm qua. Đêm sương giá lạnh, áo vá, quần nâu. Có người miệng nhai ngô, tay viết kịch, dưới những hang đá hoặc trong những lều tranh. Các “nghệ sĩ” thì vừa phục vụ dân công hoặc vừa đánh giặc vừa tập múa hát dưới làn bom đạn. Văn nghệ đã sinh trưởng trong kháng chiến.

Đồng bào đi xem đều khen ngợi văn công khá. Mà khá thật. Khá nhất là ở chô đã tẩy hết những cái gì truỵ lạc, hủ bại của văn nghệ thực dân và phong kiến; đã nêu rõ được chừng nào tinh thần dũng cảm và sinh hoạt cần lao của nhân dân ta.

Nhưng văn công ta chớ vì thành tích ấy mà tự cao, tự mãn. Để phục vụ nhân dân (mà đó là mục đích của văn nghệ ta), anh chị em văn công cần phải cố gắng học tập thêm nữa, rèn luyện thêm nữa và tiến bộ hơn nữa.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 308, ngày 3-1-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.231.


CHIẾC MỀ ĐAY

Tây gọi là mề đay, ta gọi là huân chương, là một thứ huy hiệu để tặng thưởng những người có công trạng đặc biệt. Vì vậy mà nó có giá trị cao quý. Nếu tặng thưởng không đúng, thì nó là một trò cười.

Hôm 13 tháng 12 vừa rồi, Tổng thống Pháp tặng Bửu Lộc một cái “giây của hàng ngũ danh dự”. Đó là một thứ mề đay cao quý nhất của Pháp, cao nhất trong hàng mề đay “hàng ngũ danh dự” (mà ngày trước ai đã dịch tếu là “Bắc đẩu bội tinh”).

Cách 6 hôm sau, Bảo Đại tặng Nava một cái “Đệ nhất đẳng bảo quốc huân chương”.

Người ta hỏi một cách mỉa mai: Danh dự của Bửu Lộc là gì? Còn Nava đã bảo cái “quốc” nào? Phải chăng là đã “bảo” cái quốc Điện Biên Phủ?

Rồi người ta trả lời: Tổ’ng thống Pháp đã chơi xỏ Bửu Lộc, cho nên Bảo Đại chơi xỏ lại Nava. Bánh ít thối đi, bánh gì thiu lại. Vậy có thơ rằng:

Mề đay biến thành trò cười,

Tặng nhau chẳng bõ là mười nhiếc nhau.

C.B.

-      Báo Nhân Dân, số 309,

ngày 4-1-1955, tr.2.

-      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.232.

MỘT SỐ THƯ KHỔNG Lồ

Chúng tôi được biết rằng: Từ ngày Hiệp định Giơnevơ đến cuối tháng 12-1954, Hồ Chủ tịch đã nhận được hơn 1 triệu 18 vạn 4.800 bức thư của đồng bào và bộ đội từ Nam, Trung, Bắc gửi lên. Trong số đó có 6.748 thư là của các nhóm đồng bào Nam Bộ.

Nội dung những thư ấy đều là: Tỏ lòng kính mến và chúc Bác sức khỏe; báo cáo thành tích thi đua công tác; và ủng hộ chính sách của Chính phủ ta trong công cuộc củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước. Vậy có thơ rằng:

Toàn dân toàn quốc một lòng,
Chúng ta nhất định thành công hoàn toàn.

C.B.

- Báo Nhân Dân, số 310, ngày 5-1-1955, tr.2.

Tự DO KIỂU MỸ

Tháng 10 năm ngoái, khi quân đội Pháp rút khỏi Hà Nội, một phóng viên của hãng thông tấn Mỹ "UP" cũng rút theo. Rồi y gửi tin tức cho các báo Mỹ. Trong bài y viết, có mấy đoạn như sau:

"Mặc dầu những cuộc cãi cọ nhau và mặc dầu quá đông người lộn xộn, đời sống ở Hải Phòng vui hơn ở Hà Nội nhiều... Với nạn tham ô, với những tiệm thuốc phiện, với những phòng nhảy đầm, với những nhà gái đĩ - Hải Phòng nhộn nhịp và tự do hơn...".

Tự do tham ô, tự do hủ hóa, tự do làm đĩ, tự do giết người, cướp của - Đó là "tự do" kiểu Mỹ mà tay sai của chúng là bọn Ngô Đình Diệm đang triệt để’ thi hành. Song, nhân dân Việt Nam kiên quyết chống thứ "tự do" hại dân, hại nước ấy.

Tự do, ba bảy tự do.

Tự do kiểu Mỹ là trò vô lương.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 311, ngày 6-1-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.236.

TRẮNG VÀ ĐEN

Ai sang Nữu Ước mà coi,

“Tự do" nắm đuốc mà soi Hoa Kỳ[2].

“Tự do" soi thây những gì,
Bên thì nô lệ, bên thì dã man.

Tháng 11 vừa qua, ở thành phố Luyđờvin (Mỹ), một người da trắng là ông Bờrađen nhường cho một người bạn da đen là ông Vađê một ngôi nhà trong khu phố người da trắng. Khi ông Vađê đến ở thì cả khu phố xôn xao. Mấy hôm sau, nhà ông bị ném đá và bị mìn phá hỏng. Ông Bờrađen và ông Vađê đưa đơn kêu tòa án thường.

Tòa án (của người da trắng) xử thế' nào, chắc bà con không thể tưởng tượng. Bờrađen, Vađê và 3 người bạn của họ bị tòa án hỏi: Phải chăng các người là cộng sản? Họ không trả lời. Thế' rồi tòa án bỏ tù cả 5 người “vì họ tổ chức cuộc rối loạn để lật đổ chính phủ"!

Hôm nữa, tòa thượng thẩm xử thêm Vađê và Bờrađen 21 năm tù vì:

- “Họ khơi sâu sự xích mích giữa hai nòi giống".

- "Do đó mà phát triển chủ nghĩa cộng sản, nhằm mục đích lật đổ Chính phủ Mỹ”.

Còn gia đình của Vađê thì phải dọn về ở khu phố riêng của những người da đen.

Đó lại thêm một chứng cớ tỏ ra Mỹ là một nước "dân chủ nhất và tự do nhất” thế giới!

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 312, ngày 7-1-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.237-238.


TINH THẦN QUỐC TẾ,
NHƯỜNG ÁO SẺ CƠM

Trước ngày giải phóng, tuy là một nước lớn, sản xuất ngũ cốc nhiều, Trung Quốc vân phải mua gạo ở ngoài vào.

Từ ngày cải cách ruộng đất, nông dân hăng hái thi đua, tăng gia sản xuất, lương thực dư dật nhiều. Năm ngoái, miền Trường Giang lụt, song nhờ các nơi thu hoạch tăng nhiều, nơi thừa bù cho chô thiếu, cho nên cả nước đủ ăn.

Được tin nhân dân ta đang ra sức khôi phục lại kinh tế, nhưng sau 8, 9 năm kháng chiến không khỏi gặp khó khăn; anh em Trung Quốc liền tự động tiết kiệm, quyên góp tặng Hồ Chủ tịch một vạn tấn gạo và 5 triệu thước vải để giúp nhân dân ta.

Hôm 26-12-1954, chiếc tàu đầu tiên đã chở 3.300 tấn gạo và 3 triệu thước vải đến Việt Nam.

Tinh thần tương thân tương trợ, tinh thần quốc tế cao cả của nhân dân Trung Quốc, toàn thể nhân dân Việt Nam ta ai cũng ghi lòng tạc dạ, không bao giờ quên.

Sự giúp đỡ ấy đồng thời tỏ rõ lòng kính mến của anh em Trung Quốc đối với lãnh tụ ta và tình đồng cam cộng khổ với nhân dân ta. Để’ xứng đáng với tình nghĩa của nhân dân Trung Quốc, chúng ta phải:

- Môi cân gạo, môi thước vải phải đến tận tay những đồng bào cần được giúp. Tuyệt đối chớ tham ô, chớ lãng phí một hạt gạo, một tấc vải nào.

-      Những đồng bào đang thiếu thốn thì nên dùng sự giúp đỡ ấy để ra sức tăng gia. Đến mùa gặt hái xong, thì nên tự động khéo dùng sự giúp đỡ ấy và tổ chức việc phòng đói.

-      Những đồng bào khác thì nên noi gương "sẻ cơm nhường áo” của anh em Trung Quốc mà sẵn sàng giúp đỡ những người thiếu thốn, để ai cũng có thể tiếp tục tăng gia.

-      Cán bộ thì phải lãnh đạo và đôn đốc việc tăng gia sản xuất một cách thiết thực, để đảm bảo cho nhân dân đủ mặc, đủ ăn.

Đó là cách thiết thực nhất để tỏ lòng biết ơn nhân dân Trung Quốc và Tổng hội cứu tế của Trung Quốc.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 313, ngày 8-1-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.239-240.


Lực LƯỢNG TO LỚN CỦA NHÂN DÂN

Trong mấy năm chiến tranh, ngoài những mưu mô thâm độc khác, đối phương đã ném bom phá hoại các đê đập, nhằm mục đích làm cho nhân dân ta không cày cấy được mà chết đói.

Song nhân dân ta không chịu thua. Đê đập to bị địch phá, thì ta đào mương con, đắp đập nhỏ, để lây nước vào ruộng, tiếp tục cày cây.

Hòa bình trở lại, nhân dân ta liền bắt tay vào việc làm lại các đê đập. Đập sông Chu là một trong những công trình to lớn ây.

Hơn 270 cán bộ (chính trị và kỹ thuật), 100 công nhân lành nghề, 7.000 đồng bào dân công và 3 tiểu đoàn bộ đội địa phương, đã đồng tâm nhất trí, hăng hái thi đua, quyết làm lại đập, để đồng bào kịp thời tăng gia sản xuâ't.

Công trình ây đã thu được kết quả tốt đẹp đầu tiên:

Sáng 15-12-1954 - viên đá đầu tiên ném xuống để ngăn sông.

Sau 15 tiếng đồng hồ thì ngăn được dòng nước.

Nửa đêm 17-12-1954 - nước bắt đầu chảy vào nông giang, trước tiếng hoan hô rầm trời của ngót một vạn người đã ra sức lao động. Đó là thêm một đòn nặng vào lưng đế' quốc và lũ tay sai của chúng đang âm mưu phá hoại hòa bình.

Tục ngữ có câu "Mọi người đồng lòng, tát bể Đông cũng cạn”. Bể Đông còn tát cạn được, thì việc gì khó khăn tày trời cũng nhất định thành công.

Chúng ta khen ngợi anh chị em ở công trường sông Chu và các công trường khác. Đồng thời chúng ta cũng nhắn nhủ anh chị em: Vừa làm nhanh, vừa phải làm kỹ, làm tốt!

C.B.

-      Báo Nhân Dân, số 315,
ngày 10-1-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.242-243.


1-1-1955

Ngày bộ đội và nhân dân ta mừng Hồ Chủ tịch và Chính phủ về thủ đô là một ngày rất vĩ đại trong lịch sử ta.

Trời mờ mịt bông hóa ra nắng ấm. Hàng nghìn khẩu súng chiến lợi phẩm trong tay bộ đội. Hàng vạn cờ đỏ sao vàng trong tay nhân dân. Hàng đàn chim bồ câu trắng tượng trưng ý chí hòa bình. Hàng trăm khẩu hiệu tỏ rõ ý chí kiên quyết phấn đấu. Hơn 25 vạn đồng bào tay cầm hoa, miệng nhiệt liệt hoan hô Hồ Chủ tịch, Đảng và Chính phủ. Thủ đô đầy một cảnh tượng mùa xuân tươi sáng tưng bừng.

Thật là đủ cả "thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.

Nhân dân ta đã nêu rõ lực lượng to lớn của khối đoàn kết chặt chẽ của mình:

-       Đoàn kết giữa dân và quân.

-       Đoàn kết giữa Chính phủ và quân, dân.

-       Đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân.

-       Đoàn kết giữa Nam và Bắc.

-      Đoàn kết giữa các dân tộc (Có đại biểu 56 dân tộc từ Nam đến Bắc tham gia).

-      Đoàn kết giữa nhân dân ta cùng nhân dân các nước bạn và các nhân dân bạn (Hôm đó có các đồng chí Đại sứ Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan, Tiệp Khắc... các đại biểu Ủy ban quốc tế' và phái đoàn Pháp).

Nói tóm lại: một khối đoàn kết khổng lồ của 940 triệu nhân dân ta và nhân dân phe dân chủ hòa bình, cùng hàng trăm triệu nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế' giới. Hôm đó, nhân dân ta càng thấy rõ lực lượng vô cùng to lớn của mình.

Trong lời chúc mừng năm mới, Hồ Chủ tịch đã nêu rõ những nhiệm vụ của nhân dân ta và bộ đội ta. Với quyết tâm thi đua của chúng ta, với lực lượng to lớn của ta và của bạn ta, chúng ta nhất định làm trọn nhiệm vụ vẻ vang là: giành lấy hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 316,

ngày 11-1-1955, tr.2.


TRONG 10 NĂM, BỊ HẤT cẳng 2 LẦN

Lần thứ 1, từ năm 1940, Nhật hất cẳng Pháp.

Lần thứ 2, từ năm 1950, Mỹ hất cẳng Pháp. Giữa năm 1954, Mỹ ép buộc Pháp phải ủng hộ Ngô Đình Diệm, dù Diệm chống Pháp. Cuối năm 1954, Mỹ phái tướng Côlin đến Sài Gòn làm chúa tể. Đó là những đoạn đường cay đắng của Pháp.

Tờ báo tư sản Pháp Tin nhanh (Express) xưa nay vân nhiệt tình ủng hộ thủ tướng Măngđét Phơrăngxơ, vừa rồi (1-12-1954) cũng phải than phiền rằng:

"Các tướng tá Mỹ ở Sài Gòn chỉ huy tất cả mọi việc. Chúng ta (người Pháp) có thể’ nói thật rằng: Chính sách của Mỹ ở Đông Dương thật là vô lý. Họ muốn lập căn cứ quân sự ở miền Nam nước Việt để’ chuẩn bị cuộc xung đột có thể’ xảy ra... 6 tháng sau trận Điện Biên Phủ, Mỹ lại bắt đầu mắc những sai lầm tai hại, nó xô đẩy Pháp xuống hố sâu. Pháp thì không muốn rời Mỹ; về chính trị, có lẽ thế’ là khôn khéo tạm thời. Nhưng đối với tương lai, theo Mỹ là một tai họa. Sự thật là: nếu ngày nay mà thi hành một chính sách đối địch vũ trang với Việt Minh và ủng hộ chế’ độ phong kiến của Bảo Đại, thì thật là một tội ác. Cũng vì tội ác ấy mà những nhóm cầm quyền ở Pháp từ năm 1946 đã dìm nước Pháp vào một cuộc chiến tranh ghê tởm suốt 8 năm trường.”.

Thế là tư sản Pháp cũng phải nhận rằng Mỹ đã hất cẳng Pháp. Nhưng:

Chỉ tham mấy triệu đôla,

Tuy bị hất cẳng, vẫn la đà theo đuôi.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 317,

ngày 12-1-1955, tr.2.


HỘI NGHỊ BĂNG CỐC
LÀ MỘT ÂM MƯU MỚI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ
ĐỂ TIẾN THÊM MỘT BƯỚC
TRONG VIỆC PHÁ HOẠI HÒA BÌNH
Ở ĐÔNG DƯƠNG VÀ ĐÔNG NAM Á

Ký Hiệp ước Mani, đặt miền Nam Việt Nam, Cao Miên và Lào vào khu vực bảo hộ của khối xâm lược Đông Nam Á, đế quốc Mỹ và phe lũ đã vi phạm nghiêm trọng các Hiệp định Giơnevơ. Vin vào những điều khoản của Hiệp ước Mani, đế' quốc Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào nội bộ các nước Đông Dương. Hội nghị khối xâm lược Đông Nam Á triệu tập vào 23 tháng 2 sắp tới ở Băng Cốc sẽ tạo thêm điều kiện cho đế' quốc Mỹ uy hiếp các quyền dân tộc của nhân dân Đông Dương, tiến thêm một bước phá hoại các Hiệp định Giơnevơ. Chứng cớ là chương trình nghị sự của Hội nghị Băng Cốc đã ghi vấn đề Đông Dương là một vấn đề quan trọng. Đế' quốc Mỹ đang mưu bắt các chính phủ theo đuôi Mỹ phải thông qua kế' hoạch xâm lược của chúng đối với các nước Đông Dương.

Kế hoạch này đang được Côlin ráo riết thực hiện. Côlin trực tiếp nắm quyền huấn luyện quân đội Bảo Đại, ra lệnh cho bọn Ngô Đình Diệm thành lập 6 sư đoàn mới, những quân đội của những phe đối lập với Diệm thì bị loại. Côlin ra lệnh cho Ngô Đình Diệm thẳng tay đàn áp, bắt bớ những người yêu nước tán thành hòa bình, trả thù dã man những người trước đây tham gia kháng chiến, bất chấp những điều khoản đảm bảo tự do đã ghi rõ trong hiệp định đình chiến. Chúng khủng bố, dọa nạt nhân dân ngay cả lúc Ủy ban Quốc tế' kiểm soát và giám sát đang tiến hành điều tra (như ở Bình Thành và Mỏ Cày). Cuối tháng 12-1954, Rátpho, Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ, tới Sài Gòn, tuyên bố: Kiên quyế't ủng hộ Ngô Đình Diệm chống các phe đảng khác, xây dựng quân đội Bảo Đại theo phương pháp đã thi hành ở Phi Luật Tân, thúc giục Ngô Đình Diệm lập mau một quốc hội bù nhìn. Những lời tuyên bố của Rátpho tỏ rõ kế' hoạch xâm lược của đế' quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Đế' quốc Mỹ ra sức ủng hộ Ngô Đình Diệm vì Diệm là tay sai đắc lực của đế quốc Mỹ để phá hoại hòa bình ở Việt Nam. Ủng hộ Diệm thì tất nhiên đế quốc Mỹ không dung thứ những người chống lại Diệm. Chính vì vậy, đế' quốc Mỹ đã cầm đầu cho Diệm tiêu diệt phe Nguyên Văn Hinh, phe Ba Cụt và nhiều phe khác nữa, gây nên tình trạng rối loạn ở miền Nam Việt Nam. Còn như "phương pháp xây dựng quân đội Bảo Đại theo kiểu đã tiến hành ở Phi Luật Tân” thì ai cũng rõ đó là đế' quốc Mỹ muốn lập lại những đội quân cơ động như ở Phi Luật Tân thọc sâu vào các vùng nông thôn, làm nhiệm vụ "quét sạch, đốt sạch, giết sạch” để’ uy hiếp tinh thần nhân dân, bắt nhân dân phải cúi đầu theo Mỹ và theo Diệm, không được bỏ phiếu lựa chọn những người xứng đáng đại diện cho mình trong cuộc tổng tuyển cử để’ thực hiện thống nhất năm 1956. Ra lệnh cho Ngô Đình Diệm phải gấp thành lập quốc hội bù nhìn chính là thủ đoạn thâm độc của đế quốc Mỹ mưu phá hoại việc thống nhất nước Việt Nam đặng duy trì tình trạng chia sẻ mãi mãi, mặc dù chín nước ở Hội nghị Giơnevơ đã cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất, chủ quyền và lãnh thổ toàn vẹn của nước Việt Nam.

Đế quốc Mỹ cũng đang xúc tiến biến hai nước Cao Miên và Lào thành thuộc địa và căn cứ quân sự Mỹ. Theo những tin tức ở Băng Cốc thì những vũ khí đế quốc Mỹ chở tới Thái Lan, một phần sẽ dành cho Cao Miên và Lào. Hiện đế quốc đang bắt phản động Thái làm nhiều đường chiến lược ở sát biên giới Miên, Lào. Đế quốc Mỹ không ngừng xúi giục Chính phủ nhà vua Cao Miên và Chính phủ nhà vua Lào phá hoại sự thống nhất tất cả những người công dân Khơme, công dân Lào trong khối quốc gia chung của môi nước.

Tiến hành kế hoạch xâm lược để mưu nắm lấy địa vị thống trị ở Đông Dương, đế quốc Mỹ ráo riết tiến hành việc hất cẳng Pháp. Dụ dô Pháp ký Hiệp ước Mani, đế quốc Mỹ đã "nắm được đằng chân” thì không ngại ngùng gì mà không "lân đằng đầu”. Hiện nay ở miền Nam Việt Nam cũng như ở Cao Miên, Lào, đế quốc Mỹ ngông nghênh, không thèm đếm xỉa đến Pháp. Phụ hoạ với thái độ chướng của Côlin, Rátpho khi tới Sài Gòn đã chỉ thị cho Côlin và Ngô Đình Diệm phải "thay những sĩ quan tham mưu Pháp hiện còn trong quân đội Bảo Đại”. Risa, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao của Hạ nghị viện Mỹ, không ngần ngại đổ lôi cho Pháp là thủ phạm những vụ lộn xộn hiện nay ở miền Nam. Người ta đã biết rõ ý định của Risa khi y đưa luận điệu ấy ra. Thật ra Risa cũng không giấu giếm vì y đã nói toạc ra rằng: "Muốn cứu vãn tình thế thì việc chỉ huy quân đội phải do Mỹ!”. Pháp nhượng bộ đế quốc Mỹ về chính trị và quân sự cũng chưa làm cho đế quốc Mỹ hài lòng, vì Risa vân còn hậm hực tuyên bố: "Pháp đã có vẻ rút lui về phương diện chính trị và hứa không giữ vai trò gì về phương diện quân sự nhưng họ vân có mặt bằng việc bỏ vốn kinh doanh”. Lời tuyên bố của Risa nói rõ ý định của Mỹ là phải hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương. Chính vì vậy nên đế quốc Mỹ đang tìm mọi cách đè đầu cưỡi cổ Pháp ở miền Nam Việt Nam, Cao Miên, Lào và hết sức ngăn cản Pháp lập lại những quan hệ kinh tế' và văn hóa với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong khi thi hành kế' hoạch ấy, đế' quốc Mỹ được sự giúp đỡ tích cực của Êly và những phần tử thực dân Pháp phá hoại hiệp định đình chiến. Hiện nay đế' quốc Mỹ bắt Quốc hội Pháp phải thông qua mau chóng Hiệp ước Pari cũng chính là để mau chóng gạt Pháp ra khỏi Đông Dương.

Triệu tập Hội nghị Mani, thành lập khối xâm lược Đông Nam Á, đế' quốc Mỹ đã liên tiếp có những hành động vi phạm nghiêm trọng Hiệp định Giơnevơ. Triệu tập hội nghị xâm lược Đông Nam Á ở Băng Cốc lần này, đế' quốc Mỹ mưu thi hành mạnh mẽ hơn nữa kế' hoạch của chúng phá hoại hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á.

Nhân dân Đông Dương kịch liệt tố cáo âm mưu mới của đế quốc Mỹ và phe lũ. Nhân dân Đông Dương lên án nghiêm khắc khối xâm lược Đông Nam Á. Bảo vệ thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ, nhân dân Việt Nam, Cao Miên và Lào quyết chặn bàn tay xâm lược của đế' quốc Mỹ và quyết đẩy mạnh đấu tranh hơn nữa để giữ gìn những quyền dân tộc đã giành được. Cuộc đấu tranh sẽ gay go quyết liệt nhưng phần thắng nhất định về phía nhân dân ta.

T.L.

-    Báo Nhân Dân, số 317, ngày 12-1-1955, tr.4.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.246-249.

SO SÁNH BẮC NAM

Hôm 25-12-1954, phóng viên một tờ báo rất to và cũng rất phản động Mỹ Nữu Ước thời báo viết về những điều tai nghe mắt thây của y:

-    "Tôi rất khâm phục chế' độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vì họ có tinh thần dũng cảm, vượt những khó khăn không thể tưởng tượng được; vì họ có những thành tích rực rỡ về chính trị và về quân sự... Những thành tích của Chính phủ nhân dân đã chứng thực rõ rệt sự nhận xét của tôi về uy tín và sức mạnh của họ và sự ủng hộ của nhân dân đối với chính quyền ấy...".

Trung tuần tháng 12-1954, tờ báo phản động Pháp Nước Pháp buổi chiều viết về tình hình chính quyền Ngô Đình Diệm như sau:

-    "Môi ngày, Nam Bộ càng thêm vô chính phủ, càng rã rời... Tất cả các nhóm tranh nhau tiền bạc, tranh nhau súng ống và hối lộ. Không còn có pháp luật gì nữa hết... Để’ mua chuộc nhóm Bình Xuyên - Bảo Đại cho họ thầu các sòng bạc, nắm cơ quan cảnh sát và công an. Nhưng từ đầu năm 1954, Mỹ và Pháp mời "hoàng đế" đi Tây, thì chế’ độ Bảo Đại đã đổ nát.

Nhân dân không biết đến Ngô Đình Diệm. Y chỉ là một người quan lại lôi thời. Quân đội "quốc gia" chống lại y. Y không chỉ huy được một người Việt Nam nào hết. Y chỉ làm chủ trong nhà y. Trong chính phủ, chỉ có anh em và bầu bạn

của y. Y tưởng y là con trời. Tính kiêu ngạo và sự vụng về của y làm cho tình hình đã rối loạn càng thêm rối loạn.

Diệm mưu đẩy Hinh, nhưng không đủ sức. Hinh mưu lật Diệm, nhưng e sợ Mỹ. Rồi một hôm lính của Hinh giữ các cứ điểm ở Sài Gòn, Bình Xuyên bắn bọn tay sai của Diệm. Cao Đài và Hòa Hảo mưu bao vây Sài Gòn. Sự tan rã bắt đầu. Việt Nam "quốc gia” dần dần thối nát. Khủng bố, ám sát, nổi loạn, phản bội, không thiếu thứ gì.

Diệm bắt các thanh niên (di cư từ Bắc vào Nam) đi lính. Diệm mua chuộc binh sĩ của Hinh. Sĩ quan của Hinh giết nhân viên của Diệm. Tay sai của Diệm giết lại sĩ quan của Hinh. Sài Gòn đêm nào cũng có người bị ám sát. Ở các thành phố miền Nam đều như vậy... Hinh bị đuổi, nhưng các nhóm phong kiến mọc ra càng nhiều... Đây là một cuộc hôn loạn triệt để...”.

Đồng bào miền Nam đã có câu:

Vì ai hỗn loạn thế này?

Vì đế quốc Mỹ làm thây tên Ngô.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 318, ngày 13-1-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.250-251.

NHÂN DÂN VIỆT NAM ỦNG HỘ
LỜI TUYÊN BỐ CỦA BỘ NGOẠI GIAO
VÀ BỨC THƯ CỦA BỘ TỔNG TƯ LỆNH
PHẢN ĐỐI ĐẾ QUỐC MỸ VÀ TAY SAI
CỦA CHÚNG VI PHẠM HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ
THÁI ĐỘ LÀM LƠ CỦA CHÍNH PHỦ ANH
LÀ KHÔNG ĐÚNG

Từ ngày đình chiến ở Đông Dương, đế quốc Mỹ và phe lũ liên tiếp vi phạm Hiệp định Giơnevơ, uy hiếp nghiêm trọng hòa bình và các quyền dân tộc của nhân dân Đông Dương và an ninh ở Đông Nam Á. Những người quan tâm đến việc giữ gìn hòa bình đều không thể làm ngơ trước những hành động phá hoại của bọn đế' quốc Mỹ và tay sai của chúng. Tất cả đều đòi hỏi phải thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ và kịp thời khóa bàn tay quấy rối của đế' quốc Mỹ lại. Bản tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và bức thư của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam gửi hai vị Chủ tịch của Hội nghị Giơnevơ và Ủy ban Quốc tế' kiểm soát và giám sát đình chiến ở Việt Nam ngày 5-12-1954 hoàn toàn phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân Đông Dương và của toàn thể những người quan tâm giữ gìn hòa bình. Toàn thể nhân dân Việt Nam từ Bắc đến Nam, từ thành thị đến nông thôn đều nhiệt liệt ủng hộ lời tuyên bố và bức thư của Chính phủ và quân đội ta, việc ủng hộ đã trở thành một phong trào yêu nước chống Mỹ rất mạnh.

Theo tin tức của các hãng thông tấn Anh, Mỹ thì Chính phủ Anh đã không sao gửi những văn kiện đó cho các nước tham dự Hội nghị Giơnevơ. Chính phủ Anh viện cớ là làm như vậy thì không hợp với quy định của Hiệp định Giơnevơ! Cách lập luận này hoàn toàn không đúng. Không có một điều khoản nào trong Hiệp định Giơnevơ ngăn cản một bên tham chiến trước đây báo cáo với các chủ tịch và các nước tham dự Hội nghị Giơnevơ về tình hình thi hành hiệp định đình chiến cũng như không có một điều khoản nào ngăn cản chủ tịch của Hội nghị Giơnevơ sao gửi những báo cáo ấy cho các nước liên quan.

Theo tin tức của Hãng Thông tấn Anh Roitơ ngày 8 tháng 1 thì các chính giới Anh lại còn cố tình bào chữa những hành động của đế quốc Mỹ vi phạm Hiệp định Giơnevơ. Các chính giới Anh biện bạch rằng việc thành lập khối xâm lược Đông Nam Á, đặt miền Nam Việt Nam, Cao Miên và Lào vào khu vực "bảo hộ” của khối ây không trái với Hiệp định Giơnevơ! Ai cũng rõ điều 19 của hiệp định đình chiến ở Việt Nam ghi rành rành là: "... hai bên cam kết không được để’ những khu vực dưới quyền kiểm soát của môi bên tham gia bât cứ liên minh quân sự nào và không được dùng để gây lại chiến sự hoặc phục vụ cho một chính sách xâm lược nào”. Khối Đông Nam Á là khối quân sự xâm lược. Đặt miền Nam Việt Nam và Miên, Lào vào khu vực "bảo hộ” của khối quân sự xâm lược ây của Mỹ và phe lũ là một hành động vi phạm Hiệp định Giơnevơ nghiêm trọng nhất. Nhưng các chính giới Anh vân cố tình biện hộ cho đế quốc Mỹ vì một lẽ rât dê hiểu là Chính phủ Anh cũng tham gia khối xâm lược Đông Nam Á do đế quốc Mỹ cầm đầu hòng duy trì những quyền lợi lôi thời của thực dân Anh ở Đông Nam Á (nhưng đế' quốc Mỹ có duy trì cho hay không, đó lại là một chuyện). Chính phủ Anh đã góp phần quan trọng làm cho Hội nghị Giơnevơ thành công nhưng liền ngay sau đó lại tham gia khối xâm lược Đông Nam Á. Những người yêu chuộng hòa bình trên thế' giới không thể không coi đó là một vết đen trong chính sách ngoại giao của Anh.

Dù các chính giới Anh cố hết sức bào chữa cho bọn đồng mưu của họ là đế' quốc Mỹ nhưng cũng không tài nào giấu giếm nổi đế' quốc Mỹ là kẻ thủ phạm chính đang ra tay phá hoại Hiệp định Giơnevơ, uy hiếp hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ của nhân dân Đông Dương. Đế' quốc Mỹ đang xúc tiến kế' hoạch biến miền Nam Việt Nam, Cao Miên và Lào thành căn cứ quân sự Mỹ. Đế quốc Mỹ là kẻ cầm đầu bọn Ngô Đình Diệm gây nên 1.650 vụ khủng bố bắt bớ, làm 719 người chết, 3.398 người bị thương, 1 vạn 1.010 người bị bắt trong 4 tháng 8, 9, 10 và 11-1954. Đế' quốc Mỹ là kẻ cầm đầu bọn Ngô Đình Diệm gây nên những vụ ám sát những người Việt Nam và người Pháp không ưa Mỹ. Đế quốc Mỹ cầm đầu cho Ngô Đình Diệm dụ dô và cưỡng bức đồng bào công giáo ở miền Bắc di cư vào Nam để cho chúng có thêm người lập 6 sư đoàn mới.

Phụ họa với các Hãng Thông tấn Anh, Hãng Thông tấn U.P. của đế' quốc Mỹ xuyên tạc bên ta bất chấp Ủy ban Quốc tế' trong việc gửi bản tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho các Chủ tịch Hội nghị Giơnevơ. Chúng nói láo. Chính phủ và nhân dân ta luôn luôn cộng tác mật thiết với Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát đình chiến. Ủy ban Quốc tế đã giúp sức vào công việc thi hành hiệp định đình chiến, được Chính phủ và nhân dân ta tích cực giúp đỡ. Lời tuyên bố của Bộ Ngoại giao ta gửi hai Chủ tịch Hội nghị Giơnevơ cũng có sao gửi ông Chủ tịch Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát ở Việt Nam. Luận điệu của hãng U.P. chính là một thủ đoạn của đế' quốc Mỹ dùng để’ che đậy thái độ của bọn Ngô Đình Diệm, tay sai đế' quốc Mỹ, coi Ủy ban Quốc tế' không ra gì. Chính vì có thái độ ấy nên khi Ủy ban Quốc tế' đang điều tra về những vụ khủng bố ở Bình Thành và Mỏ Cày thì bọn Ngô Đình Diệm vân đàn áp nhân dân ngay trước mặt Ủy ban Quốc tế'.

*

* *

Những hành động phá hoại hòa bình của đế' quốc Mỹ và phe lũ đang diên ra ở Đông Dương rõ ràng là những hành động phá hoại Hiệp định Giơnevơ. Triệu tập Hội nghị khối xâm lược Đông Nam Á ở Băng Cốc vào ngày 23-2 sắp tới, đế' quốc Mỹ và phe lũ muốn tiến sâu thêm một bước nữa trên con đường nguy hiểm ấy. Kịp thời tố cáo những hành động xâm lược của đế' quốc Mỹ và phe lũ với các nước tham dự Hội nghị Giơnevơ là những nước có trách nhiệm đảm bảo thi hành đúng đắn Hiệp định Giơnevơ là một việc rất quan trọng để’ giữ gìn hòa bình.

T.L.

-    Báo Nhân Dân, số 318, ngày 13-1-1955, tr.4.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.254-257.

CHỊU ĐẤM MÀ KHÔNG ĐƯỢC ĂN XÔI

Quyền Anh (boxe) là một môn thể thao tốt, khiến cho người ta thêm khỏe sức. Nhưng khi bị bọn tư bản nhất là tư bản Mỹ lợi dụng để’ bóc lột, thì nó trở nên một thứ chọi gà rất dã man. Bên nào thắng, thì tên "bầu" được rất nhiều tiền, người lực sĩ được một phần nhỏ. Bên nào thua, thì tên bầu vân được tiền, còn người lực sĩ thì sứt cằm, sưng mặt, có khi bị đấm chết.

Trung tuần tháng 12-1954, tại Mỹ, ở thành phố Bốttơn, lực sĩ Xanđơ, 25 tuổi bị đấm chết. Cách một hôm sau, ở thành phố Poóclen, lực sĩ Oedơ, 26 tuổi cũng bị đấm chết.

Thế’ là trong 24 tiếng đồng hồ, 2 chàng thanh niên mạnh khỏe đã hy sinh cho tư bản Mỹ. Một lần nữa, việc này lại tỏ rõ cái bộ mặt "văn minh" của tư bản Mỹ. Còn 2 lực sĩ kia thì:

Chịu đâm chết mà không được ăn xôi,
Để bọn bầu tư bản nó ngồi nó ăn!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 319, ngày 14-1-1955, tr.2.

HỘI NGHỊ KHỐI XÂM LƯỢC ĐÔNG NAM Á
SẮP HỌP Ở BĂNG CỐC LÀ MỘT BÓNG TỐI
UY HIẾP HÒA BÌNH VÀ AN NINH CHÂU Á

Đế quốc Mỹ đang tiến thêm một bước trong kế hoạch xâm lược Đông Nam Á. Hội nghị Băng Cốc do đế quốc Mỹ triệu tập vào ngày 23-2 này nhằm cụ thể hóa hơn nữa tính chất xâm lược của Hiệp ước Mani. Đế quốc Mỹ và phe lũ sẽ bàn việc xây dựng những "lực lượng tác chiến cơ động” và lập bộ chỉ huy thường trực. Hạm đội thứ 7 và không quân của Mỹ sẽ là xương sống của những lực lượng ấy. Kế hoạch này của đế quốc Mỹ và tay sai của chúng nhằm ráo riết phá hoại hòa bình, chuẩn bị chiến tranh chống các dân tộc ở Đông Nam Á. Chương trình nghị sự của Hội nghị Băng Cốc ghi rõ là 8 nước phe Mỹ sẽ cùng nhau hợp lực chống "những hành động phiến loạn”. Trong một cuộc hội nghị báo chí ngày 31-12-1954, Đalét, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ cũng bô bô nói bướng rằng phải đàn áp "phong trào hoạt động phiến loạn ở Đông Nam Á”. Aixenhao, tổng thống Mỹ, trong bài diên văn đọc ở Quốc hội Mỹ ngày 6-1-1955 lặp lại "không những phải đẩy lui một cuộc tấn công của cộng sản mà còn phải đánh bại những hoạt động phiến loạn”. Chúng nói láo rằng tất cả những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đòi tự do dân chủ chống chủ nghĩa thực dân ở các nước châu Á đều là những "phong trào phiến loạn”, cần phải do đế quốc Mỹ và các nước phe Mỹ ở phương Tây mang quân đến đàn áp! Luận điệu lố bịch này là luận điệu láo xược của bọn xâm lược dùng để ngụy trang âm mưu can thiệp vào nội trị các nước châu Á, ngăn cản nhân dân châu Á vươn lên giành chủ quyền dân tộc, hòng bắt nhân dân châu Á phải mãi mãi làm kiếp ngựa trâu cho chủ nghĩa đế' quốc.

Hội nghị Băng Cốc giữa 8 nước trong khối xâm lược Đông Nam Á sẽ dành một phần thời giờ quan trọng để’ thảo luận vấn đề Đông Dương. Chúng sẽ thảo luận gì? Ngay bây giờ nhân dân Đông Dương và nhân dân châu Á đã biết là chúng sẽ đẩy mạnh việc lập 6 sư đoàn mới do đế' quốc Mỹ trực tiếp chỉ huy và huấn luyện. Những đội quân này, chúng gọi là "lực lượng cơ động”. Chúng sẽ đẩy mạnh việc đàn áp nhân dân miền Nam Việt Nam và nhân dân Khmer, Lào, đàn áp những nguyện vọng hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ của nhân dân Đông Dương. Chúng gọi những cuộc khủng bố ấy là những "hành động chống những phiến loạn”!

Với những mục đích kể’ trên, Hội nghị Băng Cốc là một hội nghị quân sự xâm lược do đế quốc Mỹ cầm đầu để phá hoại hòa bình ở Đông Dương, vi phạm hiệp định Giơnevơ, phá hoại hòa bình châu Á. Triệu tập Hội nghị Băng Cốc, đế quốc Mỹ và phe lũ nhằm đẩy mạnh việc tổ chức một hệ thống xâm lược ở phương Đông, đồng thời với việc phát triển một hệ thống tương tự ở phương Tây. Trong bản báo cáo trước Quốc hội Mỹ ngày 6-1, Aixenhao cũng đã nói toạc ra rằng: "Hiệp ước Mani là cùng trong một hệ thống với hiệp ước Mỹ đã ký với Úc, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Nam Triều Tiên, Nhật, Tưởng Giới Thạch”. Cuộc hành trình của Rátpho vừa rồi là để’ nối liền và củng cố những mắt xích ấy, đặng thắt chặt châu Á bằng một vòng đai sắt.

Tấ't cả những hành động đó của đế quốc Mỹ và tay sai của chúng làm cho tình hình châu Á đã dịu đi sau thắng lợi của hội nghị Giơnevơ, lại trở nên căng thẳng.

T.L.

Báo Nhân Dân, số 319,

ngày 14-1-1955, tr.4.


ĐẠO ĐỨC CÔNG DÂN

Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ. Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân, tức là:

-       Tuân theo pháp luật Nhà nước.

-       Tuân theo kỷ luật lao động.

-       Giữ gìn trật tự chung.

-      Đóng góp (nộp thuê) đúng kỳ, đúng số để xây dựng lợi ích chung.

-       Hăng hái tham gia công việc chung.

-       Bảo vệ tài sản công cộng.

-       Bảo vệ Tổ quốc.

Trong những năm kháng chiên, bộ đội ta anh dũng hy sinh xương máu, đồng bào ta hăng hái góp sức của, sức người. Điều đó tỏ rằng đại đa số nhân dân ta đã tự giác, tự động làm trọn nghĩa vụ của người chủ nước nhà.

Nhưng vân có một số ít người không làm đúng như vậy. Họ muốn hưởng quyền lợi mà không muốn làm nghĩa vụ. Thậm chí có những người phá hoại pháp luật (như tham ô, buôn gian, lậu thuê) trộm cắp, lưu manh...). Những thói xấu đó là do:

a) Ảnh hưởng của xã hội cũ, của chê' độ thực dân, phong kiên còn lại.

b) Bọn đế quốc, phong kiến tuyên truyền lừa bịp, xui giục phỉnh phờ, làm cho một số người lạc hậu trốn tránh nghĩa vụ, làm trái phép luật, trái đạo đức công dân.

Cho nên chúng ta cần phải có giáo dục đạo đức công dân để mọi người hiểu rõ: Lợi ích chung của nước nhà và lợi ích riêng của người dân là nhất trí; quyền lợi của công dân và nghĩa vụ của công dân là nhất trí; đã là người chủ của nước nhà thì phải phụ trách đối với Tổ quốc. Giáo dục có nhiều cách: giúp quần chúng giáo dục quần chúng bằng cách tự phê bình và phê bình để dạy dô lân nhau. Cán bộ giáo dục quần chúng bằng cách vạch rõ âm mưu của địch, lấy sự thật mà giải thích cho quần chúng rõ địa vị cao quý của người chủ nước nhà, lực lượng xây dựng to lớn của ta, tương lai vẻ vang của dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước của mọi người. Giáo dục là chính, nhưng đối với những kẻ ngoan cố không chịu sửa đổ’i thì chính quyền phải dùng phép luật. Phép luật là phép luật của nhân dân, dùng để ngăn cản những hành động có hại cho nhân dân, để bảo vệ lợi ích chung của đại đa số nhân dân.

C.B.

-     Báo Nhân Dân, số 320,

ngày 15-1-1955, tr.2.

-     Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.258-259.


HIỆP ƯỚC MANI

ĐẨY NƯỚC PHÁP ĐI VÀO CON ĐƯỜNG
MƯU GÂY LẠI CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC Ở
ĐÔNG DƯƠNG

Đế quốc Mỹ đang tiến hành song song kế hoạch gây chiến ở phương Tây và kế hoạch gây chiến ở phương Đông. Chúng đã dùng áp lực bắt quốc hội nhiều nước, đặc biệt là Quốc hội Pháp, phải thông qua Hiệp ước Pari làm cho nước Pháp sẽ bị bó chân, bó tay trước bọn phát xít Đức được vũ trang lại và có vũ khí nguyên tử trong tay; đế quốc Mỹ lại đang mưu thông qua Hiệp ước Mani để làm cho Hiệp ước này thành công cụ xâm lược có hiệu lực. Muốn vậy, theo như quy định ở Mani, ít nhất phải được quốc hội của 5 nước đã tham gia ký kết thông qua. Vì lẽ ấy, đế quốc Mỹ đang tăng cường áp lực đối với Quốc hội Pháp.

Theo đế quốc Mỹ thò tay ký vào Hiệp ước Mani, vi phạm nghiêm trọng Hiệp định Giơnevơ, những giới cầm quyền ở Pháp ảo tưởng có thể’ duy trì được những quyền lợi thực dân lôi thời ở Đông Dương. Nhưng việc ký Hiệp ước Mani cũng như việc Ghilasăm, Măngđét Phrăngxơ sang Hoa Thịnh Đốn cầu cạnh Mỹ đã tạo điều kiện cho Mỹ can thiệp sâu vào Đông Dương gạt Pháp ra ngoài, không nể nang ông bạn "đồng minh” lép vế. Những sự thật đang diên ra ở miền Nam Việt Nam, Cao Miên, Lào tỏ rõ uy thế chính trị của Pháp đang bị Côlin đánh đổ, quyền lợi kinh tế, văn hóa của Pháp đang bị đế' quốc Mỹ chiếm đoạt. Ngay đến tính mệnh của những người Pháp cũng không được đảm bảo. Những vụ ám sát mấy viên đại úy trong quân đội viên chinh Pháp ở Tây Ninh mới đây chính là do bàn tay Mỹ, kẻ trực tiếp thừa hành là bọn Ngô Đình Diệm. Hiệp ước Mani cố nhiên không phục vụ cho ảo tưởng của thực dân Pháp ở Đông Dương mà mở đường cho đế' quốc Mỹ gây ra những việc hôn loạn ở miền Nam Việt Nam, Cao Miên và Lào.

Hiệp ước Mani là một hiệp ước gây chiến. Ký kết Hiệp ước Mani, những giới cầm quyền Pháp đã bị đế' quốc Mỹ lôi cuốn vào con đường chuẩn bị gây lại chiến tranh Đông Dương. Đế' quốc Mỹ được những phần tử thực dân Pháp phá hoại hiệp định đình chiến đứng đầu là Êly giúp sức đang ráo riết biến miền Nam Việt Nam, Miên, Lào thành căn cứ quân sự xâm lược. Quân đội viên chinh Pháp sẽ thành bia đỡ đạn cho Mỹ, khi Mỹ gây chiến. Ký Hiệp ước Mani, Chính phủ Pháp đã hành động một cách liều lĩnh.

Kinh nghiệm 8 năm vừa qua hẳn đã cho các giới cầm quyền Pháp thấy rõ con đường chiến tranh xâm lược không mang lại lợi ích cho nước Pháp cũng không mang lại lợi ích cho nhiều giới tư sản Pháp.

Đã đấu tranh dũng cảm trong cuộc kháng chiến trường kỳ, nhân dân Đông Dương quyết không tha thứ cho những kẻ mưu gây lại chiến tranh xâm lược.

Nhân dân Đông Dương tin chắc rằng nhân dân Pháp đã kiên quyết đấu tranh chống cuộc chiến tranh bẩn thỉu, đã góp phần quan trọng trong việc lập lại hòa bình ở Đông Dương sẽ không để cho đế' quốc Mỹ và những phần tử thực dân Pháp phá hoại hiệp định đình chiến bắt Quốc hội Pháp phải thông qua Hiệp ước Mani. Những nghị sĩ Pháp yêu nước, tôn trọng chữ ký của nước Pháp ở Giơnevơ, không muốn nước Pháp phụ thuộc vào đế' quốc Mỹ, muốn giữ danh dự của nước Pháp, sẽ bác bỏ Hiệp ước Mani. Nhân dân Đông Dương tán thành lời nói dưới đây của ông Ôriôn, nguyên Tổng thống Pháp, viết trong tờ báo Nước Pháp buổi chỉều ngày 16-12-1954: "Chính phủ Pháp đã có cái đáng khen là chấm dứt được cuộc đổ máu. Vậy thì không nên có những hành động mạo hiểm chống lại việc thi hành các hiệp định, chống lại ý chí của nhân dân bằng cách mở đường gây lại một cuộc chiến tranh mới. Con đường của chúng ta, con đường duy nhất của chúng ta ở Đông Dương là thi hành đúng đắn và trung thành các Hiệp định Giơnevơ. Chúng ta phải theo đúng như vậy...”.

Lời nói trước sau như một của nhân dân Việt Nam là kiên quyết triệt để’ thi hành Hiệp định Giơnevơ và đòi đối phương cũng phải làm như vậy. Nhân dân Việt Nam luôn luôn cố gắng lập lại quan hệ kinh tế’ và văn hóa với nước Pháp trên nguyên tắc bình đẳng và hai bên cùng có lợi.

T.L.

-    Báo Nhân Dân, số 322, ngày 17-1-1955, tr.1.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.260-262.

NHỮNG NGƯỜI ĐIÊN CUỒNG

Hãng thông tấn Mỹ U.P. (9-1-1955) cho hay rằng: Ông Bêvan, đại biểu Quốc hội Anh, vừa tuyên bố: "Rátpho là một kẻ điên cuồng, điên cuồng đến độc ác. Vì Rát đã nói: Nếu lại có chiến tranh ở Triều Tiên thì nên dùng bom nguyên tử”.

Rát là tổng tham mưu trưởng Mỹ. Vừa rồi y sang Nam Bộ, Đài Loan, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Nam Triều Tiên - với âm mưu tăng cường quân đội bù nhìn ở các nơi đó, để’ làm bia đỡ đạn cho Mỹ.

Thật ra, trong đám quân phiệt Mỹ, không chỉ Rát điên, có nhiều tên khác cũng điên.

Vài năm trước đây, Phoréttan (Bộ trưởng quốc phòng Mỹ) phát điên, nhảy từ tầng lầu thứ 12 xuống. Rồi Phoréttan tan thật.

Mặtáctệ[3] (Tổng tư lệnh quân đội Mỹ xâm lược Triều Tiên) cũng hơi điên Y đã hứa với binh sĩ Mỹ "đến ngày lê Nôen, các người sẽ thắng trận và sẽ về Mỹ ăn tết”. Nhưng đến hôm đó, thì binh sĩ Mỹ và Mặtáctệ bị quân đội Trung - Triều đánh tan tành, cong đuôi chạy một mạch, không phải về Mỹ ăn tết, mà về Phủ San để’ kiểm điểm lại tàn binh.

Tướng Mácsan giúp Tưởng Giới Thạch, bị Giải phóng quân đánh tan tành. Tưởng trốn sang Đài Loan, Mácsan chạy về nước mẹ, rồi vào nhà thương, có lẽ là nhà thương điên.

Tướng Côlin hiện nay là thầy của Ngô Đình Diệm, đang làm mưa làm gió ở Sài Gòn. Thái độ cao bồi ngang ngạnh của Cô, làm cho mọi người tưởng Cô không điên thì cũng tàng tàng.

Kết luận: Những bọn âm mưu gây chiến đều là điên cuồng, không riêng gì Rát.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 322, ngày 17-1-1955, tr.2.


MỸ NHIỀU LO NGẠI

Lo ngại vì Liên Xô cũng có bom nguyên tử và bom khinh khí. Vì nhân dân Pháp và nhân dân các nước khác chống vũ trang lại Tây Đức. Vì tình đoàn kết giữa Liên Xô và các nước dân chủ ngày càng khăng khít. Vì ảnh hưởng của phe dân chủ hòa bình ngày càng phát triển. Vì mối quan hệ thân thiện giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Diến Điện, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày càng mật thiết. Vì các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm và Đại Hồi) đều kịch liệt chống "Khối Đông Nam Á” do Mỹ cầm đầu và Anh, Pháp theo đuôi...

Nay Mỹ lại thêm vài lo ngại mới: Vì ngót 30 nước châu Á và châu Phi sắp họp đại hội, mục đích là chống đế' quốc và chống thực dân. Vì ở Nhật có phong trào rộng lớn đòi thoát ly sự áp bức của Mỹ, lập lại quan hệ buôn bán và ngoại giao với Trung Quốc và Liên Xô. Xem đó thì thấy rõ: Giống như một chàng nọ miệng thì ba hoa tự xưng là "anh hùng đại lực sĩ”, nhưng hai chân thì yếu như đất sét, đế' quốc Mỹ:

Ngoài mặt ra vẻ hung hăng,

Sự thật thì yếu như thằng nộm rơm.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 323,

ngày 18-1-1955, tr.2.

THÔI ĐỪNG “ÍCH KỶ HẠI NHÂN”

Gạo là để tiếp tế cho nhân dân. Chính phủ luôn luôn lo cho nhân dân đủ gạo. Và gạo có đủ chứ không thiếu.

Song, có một bọn đầu cơ, ngày nào cũng kéo tất cả vợ chồng, cha mẹ, con cháu, anh em, người nhà lớn bé đến choán chô trước cửa Mậu dịch, để’ tranh mua gạo. Rồi họ bán lại ngay ở bên lề đường, với một giá đắt hơn. Làm như thế là "vi phú bất nhân”[4], là tranh bữa ăn của đồng bào, là bóp hầu bóp họng đồng bào, là không có lương tâm.

Những người đầu cơ ấy đã làm cho chính quyền vất vả, làm cho nhân dân thiệt thòi.

Nhân dân nên phê bình họ, giáo dục họ, ngăn cản không để’ họ làm những việc "ích kỷ hại nhân” như vậy. Chính quyền thì nên dùng cách bán gạo cho hợp lý, bán theo vé hoặc bán theo sổ gia đình, làm thế nào nhân dân ai cũng đủ gạo, chứ không để những người đầu cơ làm giàu.

Chính quyền và nhân dân hợp sức lại thì nhất định chặn được tay của bọn đầu cơ và nhân dân nhất định có gạo đầy đủ.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 324,

ngày 19-1-1955, tr.2.

-       Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.263.


ĐỀ NGHỊ

NGÀY 15 THÁNG 1 CỦA LIÊN XÔ
HOÀN TOÀN HỢP VỚI QUYỀN DÂN TỘC
CỦA NHÂN DÂN ĐỨC, VỚI LỢI ÍCH
HÒA BÌNH CHÂU ÂU VÀ THẾ GIỚI

Luôn luôn quan tâm đến việc làm cho nước Đức thành một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, luôn luôn lo lắng giữ gìn hòa bình châu Âu và hòa bình thế' giới, ngày 15 tháng 1, Chính phủ Liên Xô lại ra một bản tuyên bố về vấn đề Đức. Nội dung của bản tuyên bố gồm những điểm chính dưới đây:

1-     Điều kiện quan trọng nhất và cấp bách nhất để giải quyết vấn đề Đức là giải quyết trước hết vấn đề thống nhất lại nước Đức. Để’ giải quyết nhiệm vụ đó, cần phải mở các cuộc thương lượng giữa Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô về vấn đề thống nhất lại nước Đức trên cơ sở tổ chức những cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước Đức trong năm 1955.

2-     Hiệp ước Pari quy định vũ trang lại Tây Đức và lôi kéo Tây Đức vào khối quân sự xâm lược sẽ kéo dài tình trạng chia sẻ nước Đức, ngăn cản việc thống nhất lại nước Đức một cách hòa bình và làm tăng thêm nguy cơ một cuộc chiến tranh mới ở châu Âu. Vì vậy cần phải bác bỏ Hiệp ước Pari.

3-    Nếu cứ thông qua Hiệp ước Pari thì Liên Xô bắt buộc phải cùng với các nước châu Âu yêu chuộng hòa bình áp dụng những phương sách cần thiết để củng cố nền hòa bình và an ninh ở châu Âu.

Những đề nghị của Liên Xô hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Đức, vì nó đảm bảo những quyền dân tộc sống còn của nước Đức. Nguyện vọng thiết tha của tối đại đa số nhân dân Đức hiện nay là thống nhất lại nước Đức một cách mau chóng bằng phương pháp hòa bình, là làm cho nước Đức là một trung tâm hòa bình. Không một người Đức yêu nước nào lại muốn nước Đức bị chia sẻ mãi mãi. Cuộc đấu tranh mãnh liệt của nhân dân Đức dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đang diên ra ở toàn nước Đức chống Hiệp ước Pari là biểu hiện cụ thể’ của nguyện vọng thiết tha ấy.

Những đề nghị của Liên Xô hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân châu Âu, với lợi ích của hòa bình và an ninh châu Âu. Nhân dân châu Âu, nhất là nhân dân Pháp, do kinh nghiệm bản thân trong một nửa thế kỷ vừa qua đã thấy rõ sự nguy hại của một nước Đức phát xít, phục thù. Hiệp ước Pari chủ trương vũ trang lại Tây Đức, chủ trương phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Đức, giao cho bọn phát xít Đức quyền sử dụng các vũ khí nguyên tử, vũ khí vi trùng là một mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng đối với hàng trăm triệu sinh mệnh ở châu Âu, đối với độc lập, an ninh của các nước châu Âu, nhất là đối với nước Pháp. Đề nghị của Liên Xô đòi mở ngay cuộc thương lượng giữa Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô để bàn về vấn đề thống nhất lại nước Đức và làm cho nước Đức thành một nước hòa bình, độc lập, dân chủ, được thực hiện sẽ tạo được nhiều khả năng để’ tiêu diệt mối đe dọa đó. Nếu quốc hội các nước phương Tây cứ liều lĩnh thông qua Hiệp ước Pari theo mệnh lệnh của đế quốc Mỹ và phe lũ thì sẽ không thể thực hiện được cuộc thương lượng giữa bốn nước lớn.

Nhân dân yêu chuộng hòa bình toàn thế giới nhiệt liệt hoan nghênh đề nghị của Liên Xô về vấn đề Đức. Vấn đề Đức được giải quyết theo đề nghị của Liên Xô không những có tác dụng lớn đối với việc giữ gìn hòa bình ở châu Âu mà sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc củng cố hòa bình toàn thế' giới. Một nước Đức phát xít, phục thù không những chỉ là mối lo ngại của riêng nhân dân châu Âu. Một cuộc chiến tranh xảy ra ở châu Âu sẽ mau chóng trở thành đại chiến thế' giới. Kinh nghiệm hai cuộc đại chiến vừa qua đã cho thấy rất rõ. Kẻ đầu tiên gây ra hai cuộc đại chiến ấy chính là phát xít Đức. Đề nghị của Liên Xô mang lại khả năng tiêu diệt chủ nghĩa quân phiệt Đức. Một nước Đức thống nhất, hòa bình, độc lập, dân chủ sẽ cống hiến rất nhiều cho sự tiến bộ của thế giới vì dân tộc Đức có một vốn văn hóa, khoa học rất phong phú. Một nước Đức như thế' chỉ có thể’ thực hiện được bằng đường lối do bản tuyên bố ngày 15 tháng 1 của Liên Xô đã đề ra, tuyệt đối không phải bằng đường lối của Hiệp ước Pari do Mỹ, Anh, Pháp chủ trương.

Bản tuyên bố ngày 15 tháng 1 của Chính phủ Liên Xô là một sự ủng hộ quan trọng đối với nhân dân Đức trong cuộc đấu tranh giành thống nhất, hòa bình, độc lập, dân chủ. Đồng thời nó cũng là một cống hiến lớn cho lực lượng yêu chuộng hòa bình toàn thế giới.

T.L.

-     Báo Nhân Dân, số 325,

ngày 20-1-1955, tr.4.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.268-270.

NHỮNG LỜI THẤM THIẾT

(1)

Cuối tháng 12 vừa rồi, "Chính trị hiệp thương hội" Trung Hoa (tức là Mặt trận dân tộc thống nhất) họp hội nghị toàn quốc: Có 493 đại biểu tham gia. Sau đây xin trích vài bài phát biểu, để bà con cùng xem.

Bác sĩ Lý Tôn Ân, Giám đốc nhà thương Hiệp Hòa (Thượng Hải) nói:

- "Tôi là một kiểu mâu do chính sách Mỹ xâm lược văn hóa đã đào tạo nên. Trước kia, nhà thương Hiệp Hòa là một nơi của đế quốc Mỹ huấn luyện một bọn người thân Mỹ, kính Mỹ - như tôi. Trong 10 năm trời, tôi chỉ biết trung thành với chính sách văn hóa xâm lược của Mỹ. Tôi đã quên cả Tổ quốc. Thậm chí đến năm 1951, Chính phủ ta tiếp quản nhà thương, tôi vân trung thành với tiêu chuẩn và chế' độ y tế' của Mỹ, vân chống lại chính sách của Chính phủ ta. Khi Giải phóng quân mượn giường cho thương binh, trong tinh thần tôi vân chống cự".

"Sau ngày tiếp quản, được Đảng lãnh đạo, được quần chúng giúp đỡ, được cải tạo tư tưởng, tôi học tập dần dần và dần dần giác ngộ. Lại được Đảng rộng lượng, để cho tôi giữ chức cũ và học tập thêm. Từ đó, tôi đã quyế't tâm rửa sạch tư tưởng phản động và đầu óc thân Mỹ, chuộng Mỹ, để hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Và cũng từ đó, công tác của chúng tôi đã tiến bộ vượt mức. Vài thí dụ:

-      Trước kia, một vị giáo thụ ở nhà thương Hiệp Hòa suốt 20 năm chỉ đào tạo được 13 cán bộ chuyên môn. Nay môi vị giáo thụ ít lắm môi năm cũng đào tạo được 10 cán bộ chuyên môn.

-       Trước kia, nhà thương chỉ có 7 khoa, nay có 22 khoa.

-      Trước kia, môi năm khám bệnh độ 68.600 người. Năm 1953, tăng đến 294.600 người.

Những điều đó làm cho tôi càng nhận định sâu sắc rằng: Chỉ có dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng nhân dân kết thành một khối, thì sự nghiệp khoa học và giáo dục mới có tiền đồ vẻ vang...”.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 325, ngày 20-1-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.271-272.


NHỮNG LỜI THẤM THIẾT

(2)

Tướng Lưu Văn Huy nói: "Đối với công việc kiến quốc, Mặt trận có một tác dụng rất to lớn và càng ngày càng phát triển. Nhờ Mặt trận mà tôi từ một người đại địa chủ đã trở nên một người kiên quyế't ủng hộ việc cải cách ruộng đất; từ một người đại quân phiệt mà trở nên một cán bộ cao cấp trong chính quyền nhân dân; từ một đầu óc cũ đầy tư tưởng phong kiến và tư sản, đã trở nên một đầu óc mới, hết sức ủng hộ và thi hành nhiệm vụ mới của Chính phủ. Trong sự học tập, môi khi giải quyế't được dứt khoát một vấn đề tư tưởng, thì tôi cảm thấy vô cùng sung sướng. Dưới sự sáng suốt chói lọi của Đảng và Mao Chủ tịch, tôi thật thà sống lại một đời mới. Đối với các bạn trong Mặt trận, tôi xin bày tỏ vài ý kiến:

1.    Đối với sự lãnh đạo của Đảng - môi người chúng ta nhất là các nhân sĩ trong đảng phái dân chủ, nên kiên quyết tiếp thụ, phục tùng và nương tựa vào sự lãnh đạo của Đảng. Về công tác, chúng ta không nên coi mình như là người khách, mà nên ra sức tham gia mọi công việc. Trong mọi công việc, chúng ta nên thật thà chịu sự lãnh đạo của Đảng, chứ không nên do dự, hoài nghi chút nào. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà xa rời sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và của Đảng, là một điều không thể tưởng tượng.

2.   Đoàn kết 600 triệu người để’ xây dựng chủ nghĩa xã hội không phải là một việc dê dàng. Môi người trong Mặt trận chúng ta phải có tinh thần vì dân vì nước mà hy sinh và quên mình. Hai chữ "quên mình” là then chốt của việc cải tạo tư tưởng. Mà muốn cải tạo tư tưởng thì phải thật thà tự phê bình và phê bình. Nếu không làm như vậy, thì "cải tạo tư tưởng” sẽ thành lời nói suông.

3.   Liên hệ chặt chẽ với quần chúng. Đó là một điều rất quan trọng của Mặt trận. Chúng ta phải chịu khó, phải giúp đỡ, phải giáo dục, làm cho quần chúng bạo dạn bày tỏ hết ý kiến của họ. Nếu cứ cho người ta là lạc hậu, là khó cải tạo, thì không thể’ biết rõ tình hình thực tế. Môi người chúng ta phải luôn luôn nâng cao giác ngộ chính trị. Do đó mà tư tưởng sẽ gần nhau, quan hệ sẽ thân mật thêm, sẽ hết sự e dè đối với nhau. Do đó mà phát triển lực lượng mới, cùng nhau phấn đấu để’ giải phóng Đài Loan, bảo vệ hòa bình, xây dựng một Trung Quốc xã hội chủ nghĩa vĩ đại...”.

C.B.

-     Báo Nhân Dân, số 326,
ngày 21-1-1955, tr.2.

-     Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.273-274.


NHỮNG LỜI THẤM THIẾT

(3)

Ông Chu Thúc Kỳ đại biểu công thương nghiệp, phát biểu: "Hiến pháp đã nói rõ: mục đích của toàn dân là kinh qua con đường hòa bình, tiêu diệt sự bóc lột và nghèo khổ, xây dựng chủ nghĩa xã hội hạnh phúc. Để’ cùng toàn dân đạt mục đích ấy, những nhà công thương chúng tôi cần phải thật thà yêu nước, cần phải giữ gìn pháp luật, ra sức kinh doanh, tiến vào đường lối tư bản nhà nước (Chính phủ và tư nhân chung vốn kinh doanh). Trong lúc cải tạo xí nghiệp, chúng tôi phải tự cải tạo mình, để’ phụng sự Tổ’ quốc và nhân dân”.

"Mấy năm nay, việc cải tạo công thương nghiệp tư doanh theo hướng chủ nghĩa xã hội đã có thành tích rực rỡ. Trong bước đường cải tạo, vì cơ sở lớn cho nên các xí nghiệp to dê dàng tiến vào con đường tư bản nhà nước. Các xí nghiệp vừa và nhỏ, thì vì rời rạc, lạc hậu, tủn mủn và phức tạp, cho nên tiến chậm”.

"Các xí nghiệp vừa và nhỏ mong Chính phủ giúp đỡ họ để họ tiến sang công tư hợp doanh, tiến vào con đường tư bản nhà nước”.

"Trong các xí nghiệp công tư hợp doanh, cán bộ Chính phủ đều làm đúng đường lối và chính sách. Chỉ có một điều là cán bộ chú ý nhiều về sản xuất, mà ít về giáo dục tư tưởng cho những người kinh doanh. Chúng tôi mong rằng từ nay cán bộ gần gũi họ hơn, tìm hiểu tình hình họ, quan tâm đến tư tưởng của họ, giúp đỡ họ học tập và cải tạo”.

"Các nhà công thương nghiệp giữ gìn pháp luật, làm đúng kế' hoạch của Chính phủ, ra sức cải thiện kinh doanh và quản lý, tăng gia sản xuất, thật lòng tiếp thu việc cải tạo, đưa tất cả lực lượng góp phần vào công cuộc giải phóng Đài Loan”.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 327, ngày 22-1-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.275-276.


NHỮNG LỜI THẤM THIẾT

(4)

Ông Đổng Viết Long phát biểu: "Là đại biểu công giáo, tôi xin nói về tình hình công giáo, bọn đế' quốc ra sức tuyên truyền lừa bịp. Chúng nói: "Cộng sản tiêu diệt công giáo, chính sách tự do tín ngưỡng là giả dối”. Do đó vân có một số ít người công giáo không dám gần gũi Chính phủ. Họ không thấy rằng tự do tín ngưỡng là một quyền lợi căn bản của nhân dân ta. Mao Chủ tịch đã từng nói: "Chỉ cốt giáo dân giữ gìn kỷ luật của Chính phủ, thì Chính phủ bảo hộ họ... Mọi người có quyền tự do tin đạo hay là không tin, không ai được cưỡng bách và khinh rẻ họ... Ngày nay, chính sách của Đảng Cộng sản là bảo hộ tôn giáo và ngày sau cũng như vậy”.

Chính phủ đã làm đúng chính sách đó. Chỉ một việc nhiều đại biểu công giáo được cử vào Quốc hội, đủ chứng tỏ điều đó. Nói tín ngưỡng không được tự do, là nhắm kín đôi mắt, đối với lương tâm.

Đảng Cộng sản chẳng những không tiêu diệt tôn giáo, mà còn bảo hộ tôn giáo. Đảng Cộng sản chỉ tiêu diệt tội ác người bóc lột người. Bọn đế' quốc tuyên truyền bịa đặt, chúng mong chia rẽ giáo dân với Chính phủ và đồng bào khác. Chúng hòng đạt mục đích tội ác là chống cộng và chống nhân dân ta. Chúng còn nói: "Nếu cộng sản bảo hộ công giáo, thì sao họ đã bắt bớ cha cố?”. Đó là vấn đề chính trị, không phải vấn đề tôn giáo. Nếu giáo hội có người làm tay sai cho đế' quốc xâm lược, thì bất kỳ những người đó ở tôn giáo nào cũng phải chịu pháp luật trừng trị. Không vì trừng trị bọn phản động trong giáo hội, mà Chính phủ can thiệp đến tín ngưỡng tự do. Cũng không vì bảo hộ tín ngưỡng tự do, mà Chính phủ dung túng bọn chó săn của đế' quốc, để mặc chúng phá hoại Tổ quốc yêu quý của chúng ta.

Chính cương của Mặt trận nói: "Tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế' giới, chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình”. Thì Đức Chúa cũng dạy: "Ta trao hòa bình cho mọi người". Lời răn thứ 4 của Kinh Thánh cũng nói: "Chống lại nước nhà hợp pháp, nguy hại đến xã hội, là tội ác rất to”.

Nhiệm vụ của công giáo chúng tôi là: "Tẩy hết ảnh hưởng của đế' quốc, đoàn kết nội bộ, tuyên truyền tinh thần yêu nước, ra sức ủng hộ Chính phủ trong sự nghiệp giải phóng Đài Loan và xây dựng chủ nghĩa xã hội...".

C.B.

-     Báo Nhân Dân, số 331,
ngày 27-1-1955, tr.2.

-     Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.285-286.


CHÍNH SÁCH

TRƯỚC SAU NHƯ MỘT CỦA LIÊN XÔ
SỬ DỤNG NĂNG LựC
nguyên tử
VÀO MỤC ĐÍCH HÒA BÌNH LÀ MƯU LỢI ÍCH
CHO NHÂN DÂN THẾ GIỚI

Ngày 14 tháng 1 vừa qua, Chính phủ Liên Xô đã tuyên bố sẵn sàng trình bày một bản báo cáo về nhà máy điện đầu tiên chạy bằng năng lực nguyên tử trong một cuộc hội nghị quốc tế bàn về việc dùng năng lực nguyên tử vào mục đích hòa bình. Đồng thời Chính phủ Liên Xô đã đề nghị giúp Chính phủ các nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Nhân dân Ba Lan, Cộng hòa Tiệp Khắc, Cộng hòa Nhân dân Rumani, Cộng hòa Dân chủ Đức trong việc định các dự án, cung cấp các dụng cụ để xây dựng nhà máy thí nghiệm làm pin nguyên tử và nghiên cứu về khoa học. Liên Xô có thể’ mở rộng sự giúp đỡ này đối với các nước khác.

Cử chỉ hào hiệp này của Liên Xô làm cho nhân dân yêu chuộng hòa bình thế' giới hết sức cảm phục. Cử chỉ cao quý của Liên Xô một lần nữa lại nêu rõ Liên Xô hết lòng phục vụ hòa bình. Từ trước tới nay, Liên Xô không ngừng đấu tranh đòi cấm các thứ vũ khí nguyên tử và khinh khí mặc dù Liên Xô có những vũ khí đó để’ tự vệ. Liên Xô luôn luôn đấu tranh đòi dùng năng lực nguyên tử vào những mục đích hòa bình, phục vụ đời sống nhân dân. Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới và là nước duy nhất trên thế' giới đã lập được nhà máy điện chạy bằng năng lực nguyên tử, mạnh 5.000 kilôoát. Liên Xô có kế' hoạch xây dựng những nhà máy điện nguyên tử mạnh 5 vạn và 10 vạn kilôoát.

Những thành tích về khoa học nguyên tử của Liên Xô là những cống hiến vĩ đại cho nhân loại vì lần đầu tiên trong lịch sử, năng lực nguyên tử không đem dùng vào việc gây chiến giết người hàng loạt mà đem phục vụ cho lao động sáng tạo, cho đời sống hòa bình. Lời tuyên bố ngày 14-1-1955 của Liên Xô về việc Liên Xô sẵn sàng trao cho các nước khác những kinh nghiệm tiền tiến của nền khoa học Liên Xô trong việc sử dụng năng lực nguyên tử vào mục đích hòa bình là một bằng chứng hùng hồn tỏ rõ Chính phủ Liên Xô không những luôn luôn chú trọng nâng cao đời sống của nhân dân Liên Xô mà luôn luôn quan tâm giúp đỡ các nước yêu chuộng hòa bình nâng cao đời sống của nhân dân nước họ, tỏ rõ hùng hồn rằng Liên Xô luôn luôn cố gắng mở rộng sự hợp tác quốc tế' về mọi phương diện để củng cố hòa bình. Đồng thời, việc làm của Liên Xô cũng là nêu rõ Liên Xô đã vượt xa các nước tư bản trong khoa học nguyên tử. Việc Liên Xô đặc biệt giúp đỡ Trung Quốc, Ba Lan, nước Cộng hòa Dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Rumani làm nổi bật tình đoàn kết anh em không gì lay chuyển nổi giữa các nước trong khối xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân. Sự giúp đỡ ấy của Liên Xô sẽ tăng thêm sức mạnh củng cố hòa bình của phe ta.

Đế' quốc Mỹ thì theo đuổi một chính sách trái ngược hẳn. Chúng dùng năng lực nguyên tử để chế' tạo và chỉ để chế' tạo các thứ vũ khí nguyên tử giết người hàng loạt hòng thực hiện cuồng vọng làm bá chủ thế' giới. Dấn sâu vào con đường gây chiến, trong Hiệp ước Pari và tại hội nghị các nước tham gia

khối xâm lược Bắc Đại Tây Dương vừa rồi, chúng đã quyết định cho bọn phát xít Đức được quyền sử dụng vũ khí nguyên tử. Trong bài diên văn đọc ở Quốc hội Mỹ ngày 6-1, Aixenhao tuyên bố lập nhiều kho dự trữ vũ khí nguyên tử ở các nơi quân đội Mỹ chiếm đóng. Ngân sách năm 1955 - 1956 của Mỹ chiếm tới 65% cho việc chuẩn bị chiến tranh. Phần lớn ngân sách chiến tranh là dành cho việc chế tạo vũ khí nguyên tử, vũ khí khinh khí. Gần đây, chúng luôn luôn rêu rao sẽ dùng vũ khí nguyên tử gây lại chiến tranh ở Triều Tiên, gây chiến tranh với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ngày 20-12-1954, trong cuộc hội đàm với Măngđét Phrăngxơ và Êđen ở Pari, Đalét dọa sẽ dùng vũ khí nguyên tử chiến thuật để xâm lược các nước Đông Dương và mở rộng chiến tranh Đông Dương ra các nước Đông Nam Á. Đế quốc Mỹ giơ con "ngáo ộp” nguyên tử hòng nạt những kẻ yếu bóng vía, nhưng chúng quên rằng chúng không phải là kẻ giữ độc quyền vũ khí nguyên tử, vũ khí khinh khí. Từ lâu, Liên Xô đã có vũ khí nguyên tử, vũ khí khinh khí và nhiều thứ khác.

Đường lối trước sau như một của Liên Xô là đường lối hòa bình, hết lòng mưu lợi ích cho nhân loại. Đường lối của đế quốc Mỹ là gây chiến tranh, là đẩy nhân loại đi đến chô diệt vong. Nhân dân thế giới muốn hòa bình, muốn hạnh phúc. Nhân dân thế giới không muốn chiến tranh, không muốn diệt vong. Chính vì thế, nhân dân thế giới ngày càng ủng hộ chính sách chính nghĩa của Liên Xô và kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ. Phấn khởi về lời tuyên bố ngày 14- 1-1955 của Chính phủ Liên Xô, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới càng thêm quyết tâm đấu tranh hăng hái hơn nữa đòi cấm chỉ vũ khí nguyên tử, vũ khí khinh khí và các thứ vũ khí giết hại người hàng loạt, đòi các nước đều phải thực hiện chính sách của Liên Xô là dùng năng lực nguyên tử vào những mục đích hòa bình và mở rộng sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

T.L.

-    Báo Nhân Dân, số 327, ngày 22-1-1955, tr.4.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.277-279.


CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Chúc mừng năm Mùi mới đến, chúng ta hãy tính sổ năm Ngọ cũ vừa qua:

Trên thế giới - Công cuộc xây dựng ở Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ mới, phát triển rất mạnh.

Đầu năm ngoái, 4 Bộ trưởng ngoại giao (Xô, Anh, Pháp, Mỹ) khai Hội nghị Béclin, sau 5 năm không gặp mặt nhau. Hội nghị này đã quyết định khai Hội nghị Giơnevơ.

Hội nghị Giơnevơ đã tăng thêm uy tín của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và đã đưa lại hòa bình ở Đông Dương. Hai Hội nghị ấy đã làm cho tình hình thế' giới bớt căng thẳng và làm cho người ta càng tin rằng các nước chế' độ khác nhau có thể cùng chung sống trong hòa bình.

Liên Xô lại đề nghị giảm bớt binh bị, cấm dùng vũ khí nguyên tử và khinh khí, nhưng Mỹ, Anh, Pháp không tán thành.

châu Á, phe Mỹ đã lập khối "Phòng thủ Đông Nam Á” (kỳ thực là để’ xâm lược Đông Nam Á). 8 nước trong khối ấy, 3 nước là đế’ quốc (Mỹ, Anh, Pháp), 2 nước thuộc châu Úc, chỉ có 3 nước nhỏ thuộc châu Á. Nhân dân châu Á chống lại kịch liệt khối này.

châu Âu, phe Mỹ định vũ trang lại Tây Đức, cũng bị nhân dân Âu phản đối kịch liệt.

Để giữ gìn hòa bình châu Âu, Liên Xô và các nước dân chủ mới đã họp hội nghị vào hồi cuối năm và đã thu kết quả tốt.

Mỹ đã mất độc quyền vũ khí nguyên tử và khinh khí, vì Liên Xô cũng có. Trái lại, phe hòa bình dân chủ có một thứ độc quyền mà phe Mỹ không thể có - đó là lực lượng hàng trăm triệu người sẵn sàng phấn đấu, hy sinh cho độc lập, tự do của dân tộc mình.

Nói tóm lại: Năm cũ là một năm mà phe hòa bình, dân chủ do Liên Xô lãnh đạo đã đấu tranh gay go và đã thu được thắng lợi khá.

Trong nước - Ta thắng ở Điện Biên, thắng ở Giơnevơ. Pháp phải thừa nhận quyền thống nhất và độc lập của nước ta. Chiến tranh chấm dứt. Hòa bình trở lại. Thủ đô giải phóng. Về kinh tế: ít lâu nữa, đường xe lửa Hà Nội - Mục Nam Quan sẽ hoàn thành, giao thông buôn bán sẽ được khôi phục; các nông giang sẽ đưa nước về làm cho hàng chục vạn mâu ruộng phì nhiêu. Về chính trị: Chính sách "người cày có ruộng” đã thực hiện dần, hàng triệu nông dân thêm đoàn kết, làm cho Mặt trận dân tộc thống nhất thêm rộng, thêm vững. Về quốc phòng: Quân đội ta thi đua học tập chính trị và quân sự, luôn luôn giữ vững chí khí chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình. Vê ngoại giao: Tình anh em giữa nước ta và các nước bạn càng khăng khít, mối hữu nghị giữa nước ta và các nước láng giềng (nhất là với Ấn Độ và Diến Điện) càng mật thiết.

Đó là tóm tắt vài điểm chính. Trong lời chúc Tết năm 1955, Hồ Chủ tịch đã nêu rõ nhiệm vụ của nhân dân ta và đặc biệt nhấn mạnh mấy điểm: Đại đoàn kết, thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, thi hành triệt để’ hiệp định đình chiến, tỉnh táo đề phòng đế' quốc Mỹ và bè lũ phá hoại hòa bình.

Năm mới, với tinh thần và cố gắng mới, chúng ta quyết làm trọn nhiệm vụ để tranh lấy thắng lợi mới trong công cuộc hòa bình. Vậy có câu đối Tết nôm na:

Hòa bình, Thông nhất, Độc lập, Dân chủ - Tam dương khai thái.

Đoàn kết, Thi đua, Tăng gia, Tiết kiệm - Ngũ phúc lâm môn.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 328,
ngày 23-1-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.280-281.


LỜI HỒ CHỦ TỊCH MỪNG NĂM MỚI

Cùng toàn thể đồng bào trong nước và ngoài nước.

Cùng toàn thể bộ đội, cán bộ và nhân viên.

Sau 8, 9 năm toàn quân và toàn dân ta kháng chiến gian khổ và anh dũng, chính nghĩa đã thắng lợi, chiến tranh đã chấm dứt, hòa bình đã lập lại, Chính phủ lại về Thủ đô. Những việc đó bao hàm một ý nghĩa chính trị cực kỳ to lớn.

Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn đồng bào Thủ đô và bộ đội hôm nay long trọng và thân mật chào mừng Chính phủ.

Nhân dịp năm mới, tôi thay mặt Đảng và Chính phủ thân ái hỏi thăm anh em thương binh, bệnh binh và gia đình các liệt sĩ.

Chúc toàn thể đồng bào và kiều bào,

Chúc toàn thể’ bộ đội, cán bộ và nhân viên,

Chúc các chiến sĩ thi đua,

Chúc các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng:

- Năm mới mạnh khoẻ, vui vẻ, cố gắng và tiến bộ!

Tôi thay mặt nhân dân và Chính phủ ta chúc các lãnh tụ và nhân dân các nước bạn năm mới thắng lợi mới!

Nhân dịp này, tôi xin báo cáo với đồng bào và bộ đội những công việc chúng ta phải làm từ nay, nhằm mục đích củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước:

-     Chúng ta kiên quyết thi hành đúng đắn hiệp định đình chiến. Đồng thời chúng ta đòi hỏi đối phương cũng phải thi hành đầy đủ hiệp định đình chiến, phải bảo vệ quyền tự do dân chủ và phải chấm dứt những cuộc khủng bố nhân dân ở miền Nam, phải đình chỉ lừa bịp, ép buộc một số đồng bào miền Bắc di cư vào Nam.

Nhân đây, chúng ta tỏ lời cảm ơn Ủy ban Quốc tế' đã giúp sức vào công việc thi hành hiệp định đình chiến.

-     Chúng ta phải ra sức khôi phục lại kinh tê: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, vận tải, để nâng cao dần đời sống của nhân dân.

-     Chúng ta phải ra sức bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, cho nên chúng ta phải củng cố quốc phòng, bộ đội ta phải thi đua học tập chính trị và kỹ thuật, giữ vững kỷ luật và tác phong khắc khổ.

-     Chúng ta phải tiếp tục vận động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đấ't, để thực hiện người cày có ruộng.

Để làm những công việc trên đây, chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ, rộng rãi, chúng ta phải chống hủ hóa, tham ô, lãng phí. Chúng ta phải bồi dưỡng đạo đức cần, kiệm, liêm, chính.

Nam Bắc là một nhà, là anh em ruột thịt, quyết không thể’ chia cắt được. Chúng ta phải thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa miền Nam và miền Bắc.

Chúng ta phải đoàn kết rộng rãi và chặt chẽ từ Bắc đến Nam; phải ủng hộ đồng bào miền Nam đấu tranh giành tự do dân chủ, theo đúng Hiệp định Giơnevơ.

Chúng ta phải làm cho kinh tế', văn hóa và sự đi lại được lưu thông và thuận lợi giữa đồng bào miền Bắc và đồng bào miền Nam.

Chúng ta phải làm những việc đó để tiến tới thực hiện tổng tuyển cử tự do và thống nhất toàn quốc.

Bất kỳ người nào, bất kỳ nhóm nào, nếu họ tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, thì chúng ta cũng sẵn sàng thật thà đoàn kết với họ.

Chúng ta đoàn kết chặt chẽ với nhân dân các nước bạn.

Chúng ta sẽ dựa theo 5 nguyên tắc lớn của bản tuyên bố Trung - Ấn và Trung - Diến để’ gây quan hệ hữu hảo với Chính phủ nhà vua Miên và Lào.

Chúng ta phát triển quan hệ hữu hảo với các nước Đông Nam Á.

Đối với nước Pháp, chúng ta sẽ cố gắng lập lại mối quan hệ kinh tế và văn hóa trên nguyên tắc bình đẳng và hai bên đều có lợi. Chúng ta đoàn kết với nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.

Chúng ta phải tỉnh táo đề phòng, phải kiên quyết chống âm mưu đế quốc Mỹ tăng cường can thiệp vào Đông Dương, xui giục bọn tay sai của chúng phá hoại hiệp định đình chiến, phá hoại hòa bình và chúng ta cố gắng góp phần vào sự nghiệp bảo vệ hòa bình châu Á và thế giới.

Trong mấy năm kháng chiến, quân và dân ta đã cố gắng và đã giành được thắng lợi. Đấu tranh trong hoàn cảnh hòa bình, quân và dân ta cũng phải cố gắng để vượt mọi khó khăn, giành lấy thắng lợi.

Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ muôn năm!

Hòa bình thế giới muôn năm!

HỒ CHÍ MINH

Báo Nhân Dân, số 329,

ngày 24-1-1955, tr.1.

CHỐNG VŨ TRANG LẠI TÂY ĐỨC!

Hai cuộc chiến tranh thế giới do quân phiệt Đức gây ra, đã làm cho thiên hạ chết người, hại của không biết bao nhiêu mà kể.

-      Trong cuộc đại chiến thứ nhất, trên các chiến trường hơn 10 triệu người chết và 20 triệu người bị thương thành tàn tật.

-      Trong cuộc đại chiến thứ hai, hơn 50 triệu người chết và vô số người bị thương.

Ở các nước bị Đức xâm chiếm (không kể’ ở Liên Xô) nông dân đã bị bọn phát xít Đức bóc lột hơn 128 nghìn triệu đồng bạc Đức.

Liên Xô mất 7 triệu người chết; bị phá hoại: 1.710 thành phố và 7 vạn làng mạc, 6 triệu ngôi nhà, tổn thất 679 nghìn triệu đồng bạc Liên Xô.

Ba Lan mất 6 triệu người chết, 160 vạn người bị thương, 25.438 ngôi nhà, 2 nghìn xí nghiệp công nghiệp và 467 nghìn ruộng vườn nông dân.

Pháp mất 70 vạn người chế't, 585.000 người bị thương, 805.000 người bị giam cầm và đưa sang Đức làm nô lệ; bị phá hoại 250.000 ruộng vườn của nông dân, gần 2 triệu ngôi nhà, 49.500 xí nghiệp. Tổn thất đáng giá 1.440 nghìn triệu đồng bạc Pháp.

Anh mất hơn 305.300 người chết, 363.183 người bị thương.

Đức mất 8 triệu người chết, mấy triệu người bị thương. Bị phá hoại rất nhiều thành phố và làng mạc.

Việt Nam mất hàng vạn thanh niên bị thực dân Pháp bắt đi lính, nhiều người bỏ mạng ở các chiến trường và các đáy biển. Trong thời kỳ ấy nhân dân Việt Nam bị Pháp bắt đóng góp đặc biệt nặng nề.

Nếu cộng tất cả các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, v.v. thì con số tổn thất về người và của còn nhiều gấp mấy. Vì vậy, nhân dân thế' giới đều chống âm mưu gây chiến của Mỹ, đều muốn hòa bình, đều chống vũ trang lại Tây Đức.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 332, ngày 28-1-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.287-288.


ĐẾ QUỐC MỸ KHÔNG THỂ NGĂN CẢN Nổi
NHÂN DÂN TRUNG QUỐC
GIẢI PHÓNG ĐÀI LOAN

Đứng trước những hành động của nhân dân Trung Quốc tích cực chuẩn bị giải phóng Đài Loan, nhất là sau khi Giải phóng quân Trung Quốc, giải phóng đảo Nhất Giang Sơn, đế quốc Mỹ và tay sai của chúng là bọn giặc Tưởng Giới Thạch lo ngay ngáy. Đế' quốc Mỹ bày trò đề nghị đình chiến. Đấy chỉ là một thủ đoạn của đế' quốc Mỹ hòng hợp pháp hóa việc tách Đài Loan khỏi Trung Quốc, hợp pháp hóa việc chúng chiếm đóng Đài Loan. Đế' quốc Mỹ lại dựng đứng lên rằng Chính phủ và nhân dân Trung Quốc chuẩn bị giải phóng Đài Loan làm cho tình hình ở Viễn Đông căng thẳng!

Sự thật ai cũng rõ Đài Loan là đất của Trung Quốc từ 1.500 năm nay. Nhân dân sống trên đất Đài Loan là nhân dân Trung Quốc. Ký Hiệp định Lơ Ke năm 1943, Chính phủ Mỹ cũng đã phải chính thức thừa nhận sự thật ấy. Giải phóng Đài Loan là việc nội trị của Trung Quốc, Liên hợp quốc hay bất cứ nước nào không có quyền can thiệp. Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Chu Ân Lai, ngày 24 tháng 1 đã tuyên bố rất rõ: "... Giải phóng Đài Loan là một việc hoàn toàn thuộc chủ quyền quốc gia và nội trị của Trung Quốc, bất cứ hành động can thiệp của Liên hợp quốc hoặc một nước ngoài nào cũng không thể dung thứ được”.

Sự thật ai cũng rõ kẻ thù gây ra tình hình căng thẳng ở Viễn Đông chính là đế quốc Mỹ. Chúng đã gây ra chiến tranh xâm lược ở Triều Tiên, chúng đã cầm đầu thực dân hiếu chiến Pháp kéo dài chiến tranh ở Đông Dương. Sau khi hòa bình được lập lại ở Triều Tiên và Đông Dương, chúng xúc tiến lập khối quân sự xâm lược Đông Bắc Á; chúng đã lập khối quân sự xâm lược Đông Nam Á và đang chuẩn bị họp Hội nghị Băng Cốc để’ tiến thêm một bước phá hoại Hiệp định Giơnevơ, uy hiếp hòa bình và an ninh của các nước ở Đông Nam Á. Tháng 6 năm 1950, đế’ quốc Mỹ đã trắng trợn chiếm đoạt Đài Loan của Trung Quốc và thúc giục bọn giặc Tưởng luôn luôn xâm phạm vùng bờ biển Trung Quốc, luôn luôn xâm phạm tự do của tàu buôn các nước đi lại trên mặt biển Trung Quốc. Ngày 2 tháng 12 năm 1954 mưu tấn công lên lục địa Trung Quốc, đế' quốc Mỹ cùng với bọn giặc Tưởng ký hiệp ước xâm lược Mỹ - Tưởng.

Những hành động trong những ngày gần đây của đế' quốc Mỹ đối với vấn đề Đài Loan lại càng làm cho tình hình căng thẳng thêm. Ngày 23 tháng 1, tên Phó Đô đốc Pơraiđơ, chỉ huy hạm đội thứ 7 của Mỹ đã cấp tốc sang Đài Loan họp bàn với bọn giặc Tưởng Giới Thạch và các nhân viên quân sự Mỹ. Cùng ngày 23 tháng 1, đế' quốc Mỹ cho 3 hàng không mâu hạm và một số tàu chiến tiến về vùng đảo Đại Trần. Ngày 26 tháng 1, Hạ nghị viện Mỹ chính thức chuẩn y cho Aixenhao được phép dùng quân đội để che chở cho Đài Loan và các đảo khác. Những hành động ấy của đế quốc Mỹ đều phơi trần đế quốc Mỹ không hề có ý muốn làm cho tình hình ở Viễn Đông bớt căng thẳng. Trái lại, mọi hành động của đế quốc Mỹ đều nhằm mục đích gây chiến tranh.

Quyết tâm giải phóng Đài Loan của nhân dân Trung Quốc rắn như đá, vững như đồng. Lịch sử đã chứng minh những kẻ nào mưu xâm lược Trung Quốc, can thiệp vào nội trị Trung Quốc đều bị nhân dân Trung Quốc đánh vỡ sọ. Số phận phát xít Nhật xâm phạm vào Trung Quốc những năm 1937-1945, số phận đế' quốc Mỹ can thiệp nội trị Trung Quốc những năm 1946-1949 là những gương tầy liếp cho bọn Aixenhao, Đalét.

Giải phóng Đài Loan, một bộ phận của Trung Quốc, là một hành động chính nghĩa của nhân dân Trung Quốc. Giải phóng Đài Loan, một nơi mà đế' quốc Mỹ cố biến thành căn cứ quân sự xâm lược của chúng ở Thái Bình Dương, là đảm bảo cho việc thông thương quốc tế' được tự do trên mặt biển Trung Quốc, là củng cố hòa bình, làm cho tình hình ở Viễn Đông bớt căng thẳng.

Các dân tộc tha thiết với chủ quyền của mình, tất cả những người thật tâm muốn làm cho tình hình Viễn Đông và thế' giới bớt căng thẳng đều đồng tình và nhiệt liệt ủng hộ công cuộc giải phóng Đài Loan của nhân dân Trung Quốc.

T.L.

-    Báo Nhân Dân, số 332, ngày 28-1-1955, tr.4.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.289-291.

VỎ QUÝT DÀY CÓ MÓNG TAY NHỌN

Bạn P.X.H. (Anh Sơn, Nghệ An) viết thư cho báo Nhân Dân, đại ý nói:

"Trong khi đế' quốc Mỹ đang tuyên truyền bom A và bom H để uy hiếp tinh thần một số đồng bào ta, C.B. lại nói rõ sức tàn phá ghê gớm của hai thứ bom ấy (bài Nói mà nghe, ngày 17- 12-1954). Nhiều bạn đọc cho rằng như thế' là "bất lợi”, vì bài ấy làm cho nhiều người thêm hoang mang”.

Trả lời: một việc mà báo chí thế' giới đều nói, nhân dân thế' giới đều biết không lẽ gì báo ta lại không nói cho đồng bào ta biết. Biết rõ sức phá hoại của các thứ bom ấy, cũng như biết rõ âm mưu gây chiến của đế' quốc Mỹ, biết để thêm căm thù, để thêm kiên quyết đấu tranh. Như thế, biết là có lợi, chứ không phải "bất lợi”.

Đế' quốc chỉ có thể uy hiếp tinh thần và làm hoang mang một số ít người yếu bóng vía. Những người tin tưởng vào lực lượng đấu tranh của mình và của nhân dân, thì không có gì uy hiếp được tinh thần của họ.

Vừa rồi (ngày 13-1-1965), tuyên bố về nguy cơ chiến tranh nguyên tử, Chủ tịch Hội đồng hòa bình thế' giới là ông Quyri kêu gọi nhân dân thế' giới tiếp tục đấu tranh đòi cấm 2 thứ bom ấy.

Nhân dân nhật báo (Trung Quốc ngày 16-1-1955) viết: "Bom nguyên tử và bom khinh khí là 2 thứ vũ khí dã man, nhưng nó không thể quyết định một cuộc chiến tranh. Chỉ có lực lượng nhân dân đấu tranh cho chính nghĩa là vô địch”.

Hôm 15-1-1955, hơn 22 triệu người Nhật đã ký tên đòi cấm 2 thứ bom ấy. Họ đã họp hội nghị toàn quốc có 300 đại biểu, thay mặt đủ các tầng lớp nhân dân.

Tháng 4 năm ngoái, đồng chí Malencốp nói: "Nếu bọn xâm lược cậy có bom nguyên tử muốn thử lực lượng hùng mạnh của Liên Xô, thì chắc chắn chúng sẽ bị đánh tan bằng thứ vũ khí ấy, và cuộc chiến tranh mạo hiểm của chúng chắc chắn sẽ đưa chế' độ tư bản đến chô phá sản hoàn toàn”.

Mong bạn P.X.H. hiểu rõ rồi giải thích cho những ai còn hoang mang: vỏ quýt Mỹ dày, thì móng tay chúng ta rất nhọn.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 333,

ngày 29-1-1955, tr.2.


CON SỐ CHÍNH TRỊ

Ông Măngđét Phơrăngxơ làm Thủ tướng Pháp đến nay hơn 6 tháng. Ông ta đã đặt vấn đề tín nhiệm (tức là hỏi Quốc hội có bằng lòng ông ta nữa hay là không) 5 lần, và đã thay đổi các bộ trưởng 4 lần.

Sáu tháng trước, Quốc hội Pháp bỏ 419 phiếu bầu ông ta làm Thủ tướng, chỉ có 47 phiếu chống lại, vì lúc đó ông ta cả quyết chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Đông Dương và tỏ thái độ không tán thành vũ trang lại Tây Đức.

Nhưng sau đó, ông ta đi theo chính sách Mỹ, tham gia khối xâm lược Đông Nam Á, tán thành vũ trang lại Tây Đức, thì số phiếu ủng hộ chỉ còn 289 tức là giảm mất 130 phiếu, mà phiếu phản đôi là 251 tức là tăng thêm 204 phiếu.

Cũng theo lối xuống dốc chính trị ấy, ông Lơtôquê năm ngoái được 300 phiếu bầu làm Chủ tịch Quốc hội, đầu năm nay chỉ được 188 phiếu mà phải rút lui có trật tự khỏi ghế Chủ tịch.

Năm ngoái, ông Phơlimlin được 251 phiếu mà trượt. Năm nay ông Sơnaite chỉ miên cưỡng được 232 phiếu mà lại được cử làm Chủ tịch Quốc hội.

-       Những con số đó chứng tỏ rằng:

-       Ai theo Mỹ thì gặp nguy hiểm,

-       Nội bộ phe thống trị nhiều chô toòng teng,

-       Phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp cứ tiến bước.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 335, ngày 31-1-1955, tr.2.


TĂNG NĂNG SUẤT VÀ TIẾT kiệm

Tăng năng suất và tiết kiệm là 2 việc căn bản để khôi phục và phát triển kinh tế, để’ nâng cao đời sống của nhân dân. Liên Xô giàu mạnh vân thi đua tăng gia và tiết kiệm. Trung Quốc cũng do phong trào thi đua tăng gia và tiết kiệm, mà công cuộc tiến lên chủ nghĩa xã hội được nhanh chóng, sau đây là vài thí dụ:

-      Trước hết, mọi ngành phải giữ vững nguyên tắc: Thật cần thì dùng, nên bớt thì bớt, không thật cần thì kiên quyết không dùng.

-      Phải làm đúng: Tính toán cẩn thận, đôn đốc thường xuyên, các ban, các tổ tự kiểm tra chặt chẽ. Kết quả trong 10 tháng năm ngoái,

Xưởng đúc sắt An Cương tiết kiệm được 236.409 triệu đồng,

7 xưởng dệt ở Liêu Ninh tiết kiệm được một số bông và sợi đủ dệt vải may áo cho 493.000 người.

180 sở kiến trúc ở Bắc Kinh (trong 9 tháng) tiết kiệm được 199.900 triệu, dùng để xây thêm 1 ngôi nhà 3 tầng, rộng 1.500 thước vuông.

Nha Giáo dục ở Trùng Khánh, trước thì xin thêm 26.000 triệu đồng, song nhờ phong trào thi đua, đã không xin thêm mà còn tiết kiệm được 18.000 triệu.

Sở thuế ở Trùng Khánh có sáng kiến dùng những phiếu cũ, đã tiết kiệm được 18.000 triệu.

Năm ngoái công nhân và viên chức các ngành đều tăng năng suất 50 đến 93 phần 100.

Nếu chỉ tăng gia mà không tiết kiệm, thì làm ra bao nhiêu dùng hết bấy nhiêu. Chỉ tiết kiệm mà không tăng gia, thì không phát triển được. Bởi vậy, tăng gia và tiết kiệm phải kết hợp với nhau. Nếu ngành này tăng gia và tiết kiệm, mà ngành khác không tăng gia và tiết kiệm, thì kế hoạch kinh tế chung sẽ xộc xệch. Mọi người mọi ngành đều tăng gia và tiết kiệm, thì kinh tế chung sẽ dồi dào, đời sống của mọi người sẽ được dần dần cải thiện.

Hiện nay ở các công trường và nhà máy, công nhân và cán bộ đã dân đầu cuộc thi đua tăng gia và tiết kiệm, và đã thu được kết quả tốt đẹp bước đầu. Chúng ta phải đẩy mạnh và mở rộng phong trào thi đua, làm cho nó lan khắp các bộ đội, cơ quan, đoàn thể, và toàn dân thì công cuộc khôi phục kinh tế và nâng cao dần mực sống của mọi người sẽ tiến bộ mau chóng.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 336, ngày 1-2-1955, tr.2.


XEM CUỘC TRƯNG BÀY
CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN TA

Xem cuộc trưng bày của Quân đội nhân dân ta là như xem cả pho lịch sử vẻ vang của toàn dân kháng chiến.

"Kháng chiến sẽ trường kỳ và gian khổ, nhưng nhất định thắng lọi". Lời kêu gọi thiết tha của Hồ Chủ tịch từ lúc bắt đầu kháng chiến, đã biến thành sức chiến đấu oanh liệt của toàn quân và toàn dân. Từ Bắc đến Nam, từ già đến trẻ, từ miền núi đến đồng bằng, toàn quân, toàn dân ta chỉ có một lòng, một chí: Kháng chiến cho đến thắng lọi hoàn toàn.

Em nhi đồng miền Nam ung dung tự thiêu mình để đốt kho dầu của địch.

Cụ lão du kích miền Bắc hiên ngang dùng cung nỏ bắn tỉa quân thù.

Chị dân công miền núi xông pha bom đạn, tiếp tế' cho bộ đội trước mặt trận.

Anh công nhân miền xuôi trèo non, lội suối, quyết tâm cõng cả nhà máy vũ khí vào hang đá, rừng xanh.

Bà con nông dân vui vẻ nhường cơm cho bộ đội ăn để’ đủ sức đánh giặc.

Người cán bộ trí thức không quản ăn đói, mặc rách, một người làm công việc của 3, 4 người.

Anh cán bộ bí mật bị địch cưa chân, mổ bụng, không chịu khai nửa lời.

Bà mẹ già cho tất cả 6, 7 người con vào bộ đội.

Những chiến sĩ lao mình chặn miệng súng địch, để đơn vị ta tiến lên.

Những làng chiến đấu. Những đội xung phong. Tấ't cả, tấ't cả mọi người, mọi nơi chỉ theo một mục đích: Diệt thù, cứu nước. Anh hùng thay dân tộc Việt Nam!

Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch, Đảng và Chính phủ, toàn quân và toàn dân đã đoàn kết nhất trí, vượt mọi khó khăn, tám, chín năm gian nan và cố gắng, từ những trận dùng gậy tầm vông ở miền Nam đến chiến dịch toàn thắng Điện Biên Phủ. Đó là bước tiến to lớn của quân và dân ta.

(Sự đồng tình và ủng hộ của các nước bạn, của nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế' giới đã giúp nhiều vào thắng lợi ấy. Ban trưng bày nên thêm những tài liệu này).

Hiện nay, cuộc phấn đấu để thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước cũng trường kỳ và gian khổ. Nhưng lực lượng ta đã tăng nhiều. Ta có đồng bằng, thành thị, có biển, có rừng, có giao thông tiện lợi suốt từ Hà Nội đến Béclanh. Chính sách toàn dân đại đoàn kết, tinh thần hy sinh chịu đựng, quyết tâm khắc phục khó khăn, truyền thống anh dũng quyết thắng của quân và dân ta, đã làm cho chúng ta thắng lợi trong kháng chiến, sẽ đảm bảo chúng ta chắc chắn thành công trong hòa bình. Đó là ý nghĩa của cuộc trưng bày.

C.B.

-      Báo Nhân Dân, số 337,

ngày 2-2-1955, tr.2.

-      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.292-293.

SỮA HỘP VÀ TỔNG TUYỂN CỬ

Báo tư sản Pháp Thế giới (18-12-1954) viết: Người Việt Nam sẽ bầu cử người, chứ không bầu cử cho những hộp sữa và những bát gạo của Mỹ. Nếu những người phân phối sữa và gạo Mỹ không được nhân dân tin cậy, bị nhân dân khinh rẻ và cho là bù nhìn, thì người Nam Việt cứ ăn sữa và gạo Mỹ, nhưng sẽ bỏ phiếu cho Việt Minh. Tưởng rằng lòng yêu nước của người châu Á chỉ là vấn đề dạ dày, rằng chỉ cho họ ăn thì họ không đòi độc lập nữa. Đó là một mộng tưởng nguy hiểm... Mỹ cố bám lấy Diệm, nhưng sẽ không đi đến đâu. Là một người lạnh lẽo, cô độc, bất tài, Diệm không lôi kéo được quần chúng. Vả lại Diệm không được nhân dân ủng hộ tý nào. Nếu không có Mỹ thì quyền hành của Diệm không ra khỏi hàng rào của nhà y. Diệm muốn phân chia nước Việt Nam. Song tinh thần dân tộc và ý chí thống nhất của người Việt Nam cao lắm. Ai đi ngược lại tinh thần và ý chí ấy, nhất định sẽ thất bại... Mỹ cứ ủng hộ bù nhìn hoặc ủng hộ những kẻ độc tài phát xít kiểu Lý Thừa Vãn, thì nhân dân châu Á sẽ cứ chống Mỹ.

Chế độ Diệm ở Việt Nam chắc chắn sẽ thất bại.

Pháp cần phải rút quân đội viên chinh về, vì nó ở lại cũng vô ích.

Cần mở rộng cuộc đàm phán với Hà Nội... Cần giữ mối quan hệ kinh tế và văn hóa với Việt Nam. Chỉ ký điều ước cũng không đủ, Chính phủ Pháp cần phải thi hành những điều ước đã ký. Pháp đã thất bại trong chiến tranh, Pháp không thể để cho hòa bình lại thất bại.

Lời lẽ của báo chí Pháp chứng tỏ rằng: Mỹ, Diệm, Pháp đều lúng túng và mâu thuân giữa Pháp - Diệm - Mỹ lung tung.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 338, ngày 3-2-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.294-295.


TRÁCH MÌNH, THÔI CHỚ TRÁCH AI

"Figaro" là một tờ báo đại tư bản và đại phản động Pháp (3-1-1955) than vãn rằng: "Bước sang năm mới, bắt đầu một chế độ kinh tế mới ở Nam Việt. Nó làm cho Pháp mất một mối hàng tốt nhất. Những người Pháp ở Sài Gòn rất xôn xao, vì Mỹ trực tiếp viện trợ cho Nam Việt. Việc đó đánh một đòn rất nặng vào hàng hóa xuất cảng của Pháp. Các hiệu Pháp nhập cảng vải vóc đã hoảng hốt kêu cứu và đã họp một cuộc hội nghị khẩn cấp ở Pari, vì quyền lợi to lớn của nghiệp đoàn công nghiệp bông sợi ở Pháp bị đe dọa. Phần lớn những nhà buôn nhỏ và vừa đã đình chỉ việc đặt hàng ở bên Pháp. Họ cố bán đổ, bán tháo những kho hàng cũ.

Nam Việt có thể mua hơn 90 ngàn triệu phrăng hàng hóa Pháp, mà hiện nay họ chỉ dự định mua 50 ngàn triệu. Vì vậy, các xí nghiệp Pháp bị đe dọa thiệt hại to.

Việc thành lập nhà băng Nam Việt đã làm cho đồng tiền phrăng đọng lại cả. Tình hình chính trị lại ngày càng đen tối, khiến cho các tiểu thương, tiểu chủ phải ngừng hoạt động. Mọi người chuẩn bị cuốn gói sang châu Phi...".

Mỹ đã hất cẳng Pháp về mặt chính trị và quân sự, nay lại hất cẳng Pháp về mặt kinh tế. Pháp theo Mỹ, kết quả như thế đó. Vậy có thơ rằng:

Trách mình thôi chớ trách ai,
Càng theo đuôi Mỹ, càng tai họa nhiều.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 339,

ngày 4-2-1955, tr.2.

-       Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.296.


BẢO VỆ TÀI SẢN CÔNG CỘNG

Vì sao tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng là nhiệm vụ thiêng liêng của mọi người công dân?

Tài sản công cộng là nền tảng, là vốn liếng để khôi phục và xây dựng kinh tế chung, để’ làm cho dân giàu nước mạnh, để’ nâng cao đời sống của nhân dân. Vì vậy, bảo vệ tài sản chung là nhất trí với lợi ích riêng của mọi người. Khinh thường tài sản chung tức là hại đến lợi ích riêng của mọi người.

Có nhiều thứ khinh thường tài sản chung, thí dụ:

-      Những cơ quan tổ chức kềnh càng không hợp lý, việc ít người nhiều, tốn kém cho công quỹ một cách vô ích. Hoặc ham chuộng hình thức, trưng diện cho sang, phô trương, lãng phí.

-      Những ngành làm việc luộm thuộm, bừa bãi, để’ hư hỏng nguyên liệu và dụng cụ. Hoặc không khéo kinh doanh, quản lý, kế’ hoạch không chín chắn, sổ sách không phân minh, hại đến sản xuất; hàng hóa bị ứ đọng, hư hỏng.

-      Những người buôn lậu, trốn thuế', tổn hại cho công quỹ của Chính phủ và cho những bà con buôn bán thật thà.

-      Những cán bộ không cảnh giác, để bọn bấ't lương trộm cắp của công, v.v..

Để chống những tai hại ấy, thì cần phải giáo dục cho mọi người thấm nhuần: tôn trọng và bảo vệ của công là nhiệm vụ thiêng liêng của môi một công dân. Đồng thời:

-      Các cơ quan cần phải chống phô trương, lãng phí; cần phải bồi dưỡng đạo đức cần, kiệm, chất phác.

-      Các ngành giáo dục cần phải bồi dưỡng cho thanh niên thói quen tiết kiệm, bảo vệ của chung; chống lãng phí xa hoa, xem khinh lao động.

-      Môi công dân, môi cơ quan cần phải kiên quyết đấu tranh chống tham ô, lãng phí, và nâng cao cảnh giác đề phòng địch phá hoại.

-      Các cơ quan phụ trách cần phải nghiêm khắc ngăn ngừa tham ô, lãng phí và kịp thời thi hành kỷ luật đối với những kẻ ngoan cố không chịu sửa đổi.

Hiện nay, ở các nhà máy và các công trường, công nhân, nhân dân và thanh niên xung phong đang thi đua nâng cao năng suất và tiết kiệm, nêu gương đạo đức công dân. Quần chúng đã tiến bước, các cơ quan và cán bộ cần phải thực hiện phong trào tiết kiệm và bảo vệ của công. Đó là một cách chắc chắn để đẩy mạnh khôi phục và phát triển kinh tế' một cách thiết thực để’ mau chóng cải thiện đời sống của nhân dân.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 340,

ngày 5-2-1955, tr.2.

-       Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.297-298.


TRẺ NHẤT VÀ GIÀ NHẤT

Trong mấy vạn người gửi thư chúc Tết Hồ Chủ tịch, vị trẻ nhất là em Nguyên Thị Thu, 5 tuổi, quê ở miền Nam. Em Thu chỉ viết 3 chữ "cháu hôn Bác” mà đầy cả một trang giấy to. Chữ em viết ngoằng[5] ngoèo giống như một ngành[6] hoa đang chớm nở, lung lay trước gió xuân. Ai trông thấy cũng phải cười.

Vị già nhất là cụ Hà Văn Quận, một bần nông Công giáo, ở Khu IV - 122 tuổ’i. Trong thư cụ Quận nói:

"Kính thưa Hồ Chủ tịch, ơn Chúa và ơn Ngài, sang năm mới, tôi lại sống thêm 1 năm, tức là 122 tuổ’i... Từ khi tôi được nhận cơm áo của Ngài ban cho, tôi rất vui mừng và sung sướng, tôi thây như đời tôi chết đi sống lại... Vừa rồi có bọn tay sai Ngô Đình Diệm dụ dô và cưỡng ép đồng bào Công giáo chúng tôi di cư vào Nam. Gia đình tôi lúc đầu cũng mắc mưu chúng, vì chúng nói không đi thì bom nguyên tử thả chết, vào trong đó cũng Chính phủ của ta. Nhưng sau tôi rõ âm mưu của địch, tôi đã cùng với con cháu ở nhà làm ăn...

Tôi ước mong được gặp Ngài để cảm ơn Ngài... Tôi cầu Chúa cho Ngài năm mới luôn luôn mạnh khỏe và sống mãi mãi...”.

Một em bé, một cụ già,
Nêu tình đoàn kết cả nhà Việt Nam.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 342, ngày 7-2-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.301.


“CÓ TÀI MÀ CẬY CHI TÀI”

Hôm 5-2, Thủ tướng Măngđét Phrăngxơ bị lật đổ.

Ông Phrăngxơ là một người có tài. Nhưng ông ta quá cậy tài, đánh cả chẵn và lẻ trong một lúc. Kết quả là "Chữ tài liền với chữ tai một vần”.

Tháng 6 năm ngoái, theo ý nguyện của nhân dân Pháp, ông ta đã dám làm trái ý của đế' quốc Mỹ; kiên quyết chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Đông Dương và không nhận lập "quân đội châu Âu”. Nhờ vậy, ông ta được cử làm Thủ tướng.

Nhưng rồi ông ta lại tỉ tê với Mỹ: Tham gia khối xâm lược Đông Nam Á và ưng thuận vũ trang lại Tây Đức. Đối với Việt Nam, thì ông ta vừa đàm phán với ta, vừa theo Mỹ ủng hộ Ngô Đình Diệm.

Thế' là tự tay ông ta xóa bỏ công việc của ông ta.

Ông Măngđét Phrăngxơ làm Thủ tướng được 7 tháng rưỡi. Trong 10 năm qua, Pháp đã cải tổ’ Chính phủ 20 lần. Tính đổ’ đồng, môi Chính phủ sống được 6 tháng. Các Thủ tướng đều "ngồi chưa nóng đít” đã bị lật đổ’. Đó là vì Chính phủ nào cũng bị đế quốc Mỹ lôi kéo, đều không được nhân dân Pháp ủng hộ.

Ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hơn 10 năm nay, dù khó khăn, cực khổ, ta chỉ có một Chính phủ và uy tín của Chính phủ ta ngày càng thêm vững chắc, trên thế giới cũng như trong nước. Đó là vì Chính phủ ta là Chính phủ của nhân dân, được nhân dân yêu mến, ủng hộ.

Sự so sánh đó càng làm cho ta thêm tin tưởng vào Chính phủ ta và lực lượng của nhân dân ta.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 343, ngày 8-2-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.302.


NHÂN DÂN ĐÔNG DƯƠNG
QUYẾT KHÔNG ĐỂ ĐẾ QUỐC MỸ
PHÁ HOẠI HÒA BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG

Ngày 2-2-1955, Thượng nghị viện Mỹ đã vội vã thông qua Hiệp ước Mani thành lập khối xâm lược Đông Nam Á. Đồng thời đế quốc Mỹ cũng đang thúc bách Anh và các nước tay sai khác thông qua mau chóng Hiệp ước gây chiến ấy. Hành động này của đế' quốc Mỹ nhằm hợp pháp hóa Hiệp ước Mani, biến Hiệp ước Mani thành công cụ xâm lược có hiệu lực tạo cho Hội nghị Băng Cốc triệu tập vào ngày 23-2-1955 một cơ sở pháp lý để tăng cường lực lượng quân sự uy hiếp thêm một bước hòa bình, an ninh của các dân tộc châu Á, đặc biệt là uy hiếp hòa bình và các quyền dân tộc của các nước Việt Nam, Cao Miên, Lào. Ai cũng biết mục đích chủ yếu của đế' quốc Mỹ trong việc thành lập khối xâm lược Đông Nam Á là phá hoại hòa bình ở Đông Dương, phá hoại Hiệp định Giơnevơ. Đế' quốc Mỹ đã đưa ra những lý lẽ quanh co để’ che đậy chính sách xâm lược và can thiệp vào nội trị các nước Đông Dương trong khi chúng đưa thông qua Hiệp ước Mani. Tên Gioócgiơ, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Thượng nghị viện Mỹ bô bô lên rằng: "Miền Nam Việt Nam, Cao Miên và Lào đang lâm vào một nguy cơ nghiêm trọng do sự xâm lược của cộng sản. Các Chính phủ phải cấp

tốc thông qua Hiệp ước Mani để tỏ rõ quyết tâm của họ giúp đỡ Chính phủ ở các xứ đó bảo vệ tự do, độc lập”. Luận điệu của Gioócgiơ quả là một luận điệu của kẻ vừa đánh trống, vừa ăn cướp. Luận điệu này của đế' quốc Mỹ giống như đúc luận điệu của chúng đối với vấn đề Đài Loan. Về vấn đề Đài Loan, chúng cũng kêu rằng nước Mỹ đang bị uy hiếp!

Sự thật, ở miền Nam Việt Nam cũng như ở Cao Miên và Lào, có nguy cơ đáng lo ngại thật. Kẻ gây nên nguy cơ ấy chính là đế' quốc Mỹ. Nhân dân Việt Nam, nhân dân Khơme, nhân dân Lào không hề và không thèm nhờ đế' quốc Mỹ "bảo hộ” bông dưng đế' quốc Mỹ lại tự tiện đặt miền Nam Việt Nam, Cao Miên và Lào vào khu vực "bảo hộ” của khối xâm lược Đông Nam Á. Đế' quốc Mỹ ráo riết phá hoại việc phát triển những quan hệ Nam - Bắc của Việt Nam, mưu chia rẽ vĩnh viên hai vùng. Đế' quốc Mỹ ráo riết cản trở việc thực hiện thống nhất tất cả những công dân Khơme và Lào trong khối quốc gia chung ở Cao Miên và Lào. Đó là nguy cơ đáng lo ngại nhất đối với hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ ở ba nước.

Sự thật, ở Việt Nam, Cao Miên và Lào có kẻ xâm lược, kẻ xâm lược ấy đưa tướng tá và vũ khí từ nước Mỹ, một nơi cách xa hàng vạn cây số vào miền Nam Việt Nam, Cao Miên và Lào, hòng mưu biến những nơi này thành căn cứ quân sự Mỹ để’ mưu thôn tính cả Đông Dương và các nước châu Á. Kẻ xâm lược ấy đang chơi xỏ cả bạn đồng minh của nó là gạt Pháp ra khỏi Đông Dương.

Sự can thiệp của đế quốc Mỹ vào miền Nam Việt Nam lại càng táo tợn từ khi tên Côlin sang. Trong dịp Côlin về Mỹ, đế' quốc Mỹ đã bày cho hắn một kế' hoạch xâm lược gồm bảy điểm. Những điểm chủ yếu là tăng quân đội Bảo Đại từ 10 vạn lên 15 vạn, củng cố thế lực bọn phản động Ngô Đình Diệm, tăng cường khủng bố những người yêu nước, yêu hòa bình, thi hành những sự cải cách giả hiệu để dụ dô, mua chuộc, tích cực phá hoại cuộc tổng tuyển cử thực hiện thống nhất Việt Nam, đẩy Pháp khỏi miền Nam...

Đế' quốc Mỹ cũng phùng mang, trợn mắt la rằng các nước Đông Nam Á đang lâm vào nguy cơ nghiêm trọng của “cộng sản” để’ che đậy chính sách xâm lược của chúng ở Đông Nam Á.

Cùng với nhân dân các nước Đông Nam Á, nhân dân Đông Dương quyết không để đế' quốc Mỹ phá hoại hòa bình ở Đông Dương và ở Đông Nam Á.

Nhân dân Đông Dương đã thắng kẻ thù trong cuộc kháng chiến vừa qua. Đoàn kết chặt chẽ và được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân châu Á và nhân dân thế giới, nhân dân Đông Dương tin tưởng ở sức mạnh tất thắng của mình trong cuộc đấu tranh củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ, chống chính sách xâm lược của đế quốc Mỹ và phe lũ.

T.L.

-      Báo Nhân Dân, số 343,

ngày 8-2-1955, tr.4.

-      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.303-305.

THẬT THÀ Tự PHÊ BÌNH

Các cán bộ huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) và các xã Hợp Hòa, Đông Hòa, Đông Tĩnh đã thành khẩn tự phê bình (xem báo Nhân Dân, ngày 5-2-1955).

Các đồng chí ấy nhận rằng: Thuế nông nghiệp làm không tốt, trách nhiệm hoàn toàn ở họ cả vì Ban huyện thì mắc bệnh quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm, chủ quan cho rằng hoàn cảnh hòa bình thì việc gì cũng dê dàng.

- Các cán bộ xã thì mắc bệnh tự tư, tự lợi, khai hụt diện tích, khai tăng nhân khẩu, ngại khó khăn gian khổ, xem thường chỉ thị cấp trên. Vì vậy mà thuế' nông nghiệp thu chậm và không đúng mức.

Các đồng chí ấy đã thật thà tự nhận:

Chẳng những không làm tròn nhiệm vụ của người cán bộ, mà còn không làm tròn bổn phận của người công dân; đã đặt lợi ích riêng của cá nhân lên trên lợi ích chung của Nhà nước.

Đó là những lời tự phê bình thống thiết.

Sau khi đã tự kiểm thảo và sửa chữa khuyết điểm, chỉ hai xã Đông Hòa và Đông Tĩnh đã thu thêm được 82 tạ thóc. Việc này chứng tỏ rằng: Nếu tất cả cán bộ đều làm đúng chính sách của Chính phủ, theo đúng đường lối của nhân dân, thì các thứ thuế' đều thu được đúng kế hoạch đã định và vượt mức.

Chắc rằng các cán bộ các nơi, các ngành khác cũng hoặc nhiều hoặc ít mắc những khuyết điểm như cán bộ Tam Dương.

Cán bộ Tam Dương đã thống thiết tự phê bình, đã sửa chữa và đã thu được kết quả tốt. Cán bộ các nơi, các ngành khác (từ xã, huyện, tỉnh, khu đến trung ương) cũng cần phải thật thà kiểm điểm lại lề lối làm việc và mạnh dạn sửa chữa, thì mọi công việc chắc sẽ tiến bộ nhiều.

Hoan nghênh tinh thần thật thà tự phê bình của cán bộ Tam Dương.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 344, ngày 9-2-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.314-315.


ĐỒNG BÀO DÂN CÔNG
VÀ THANH NIÊN XUNG PHONG

Công việc khôi phục lại kinh tế trong hoàn cảnh hòa bình là một cuộc đấu tranh gian khổ, gay go, phức tạp. Đấu tranh với tính thủ cựu, đấu tranh với tính lười biếng, lãng phí, không tin tưởng vào lực lượng của nhân dân, không tin tưởng vào tương lai nhất định thắng lợi của dân tộc.

Ngày nay, cũng như trong thời kỳ kháng chiến, nhân dân lao động ta đã tỏ rõ sức mạnh to lớn và sáng kiến dồi dào của mình, ở các nhà máy và trên các công trường nói chung, trên đường xe lửa nói riêng. Vài thí dụ:

Do hăng hái thi đua, mà trước 15 ngày hạn định, đồng bào dân công làm gô (Bắc Giang) đã hoàn thành và vượt mức kế' hoạch. Nhận làm thêm hơn 700 thước khối gô; lần này đồng bào Bắc Giang lại làm xong trước 15 ngày và vượt mức 29 thước khối. Hai đợt cộng lại, đồng bào dân công Bắc Giang đã tiết kiệm được 402 tạ gạo và 33.510 ngày công.

Có thành tích tốt đẹp ấy là do mọi người đều ra sức tìm tòi tăng năng suất, như chiến sĩ Vũ Thọ Yên, ngả cây xẻ gô, tăng năng suất gấp hai; chiến sĩ Ngô Chí Đan, xẻ ván làm cầu, tăng năng suất 95%, v.v..

Các đội thanh niên xung phong Bắc Giang và Bắc Ninh đã thật sự xung phong, tăng năng suất gấp 5 và gấp 11 lần.

Thế là đồng bào dân công và thanh niên xung phong đã dùng cách thiết thực đẩy mạnh công tác hằng ngày để chống âm mưu đế' quốc Mỹ phá hoại hòa bình.

Dân ta hăng hái thi đua,

Ầm mưu của Mỹ chắc thua bẽ bàng.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 345,
ngày 10-2-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.316-317.


TINH THẦN BINH SĨ MỸ SÚT KÉM

Đó là lời than phiền của báo chí tư sản Mỹ. Báo New York Luận đàn (5-1-1955) viết: "Gần đây tinh thần của binh sĩ Mỹ, nhất là quân đội chính quy, đã giảm xuống mức thấp kém nhất trong 25 năm qua. Kỷ luật trong quân đội Mỹ rất lỏng lẻo. Nhiều binh sĩ không làm tròn nhiệm vụ và học tập... Đó là vì chính sách quân sự không được nhân dân Mỹ ủng hộ... Nhân dân Mỹ không yêu mến quân đội Mỹ”.

Nhân dân Mỹ có thái độ ấy, vì nhiều lẽ:

-      Quân đội Mỹ không phải để bảo vệ Tổ quốc Mỹ, vì không ai đe dọa nước Mỹ. Quân đội Mỹ là để’ xâm phạm Tổ quốc của các dân tộc khác, làm cho thiên hạ đều oán ghét Mỹ.

-      Quân đội Mỹ không phải để’ bảo vệ nhân dân Mỹ. Quân đội Mỹ càng nhiều, nhân dân Mỹ phải đóng góp thuế' càng nặng. Hơn 80% ngân sách Mỹ là tiêu phí vào quân đội.

-      Quân đội Mỹ chỉ là công cụ để’ hy sinh cho lợi ích của bọn quân phiệt và bọn đại tư bản buôn súng Mỹ.

Còn binh sĩ Mỹ tinh thần kém sút, vì họ không biết tại sao họ phải chiến đấu, phải hy sinh.

Chỉ có quân đội cách mạng của nhân dân, vì Tổ quốc, vì đồng bào, vì hòa bình mà chiến đấu, thì mới có tinh thần dũng cảm và chí khí vô địch.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 346,

ngày 11-2-1955, tr.2.

-       Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.320.


MẬT THÁM MỸ

Từ năm 1951 đến 1954, Trung Quốc đã bắt được 230 tên mật thám Mỹ, 96 đài vô tuyến điện bí mật, 1.004 khẩu súng các cỡ, 179.000 viên đạn (chưa kể số đạn bắt được ở các vùng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung và Trung Nam).

Phần nhiều mật thám Mỹ nhảy dù xuống các nơi, rồi chúng tổ chức những trạm bí mật để’ thả dù, để’ chứa mật thám. Chúng dò xét những tin tức về chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính và cả những tin tức về khí hậu.

Năm 1951: Chính phủ Mỹ công khai ghi vào ngân sách 100 triệu đôla để’ tổ’ chức và huấn luyện bọn phản động các nước, rồi thả dù chúng vào Liên Xô và các nước dân chủ mới; công việc của chúng là do thám tin tức và phá hoại. Trong những khoản Mỹ "viện trợ”các nước ngoài, một số khá lớn là dùng vào việc trinh thám.

Liên Xô và các nước dân chủ mới trừ được mật thám Mỹ, vì công an, quân đội và dân quân rất cảnh giác; nhưng một phần quan trọng là nhờ nhân dân rất cảnh giác và ra sức giúp chính quyền trong việc đề phòng và lùng bắt bọn mật thám. Dù bọn này quỷ quyệt mây, chúng cũng không tránh khỏi hàng chục triệu lô tai, con mắt sáng tỏ của nhân dân.

Đó là một kinh nghiệm quý báu cho chính quyền và nhân dân ta.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 347,

ngày 12-2-1955, tr.2.


RỬA XÀ PHÒNG THƠM,
UỐNG NƯỚC BÙN RUỘNG

Thầy Mỹ và tớ Diệm tìm mọi cách lừa bịp, ép buộc một số đồng bào công giáo miền Bắc "di cư” vào Nam. Mục đích chính của chúng là hòng gieo rắc rối loạn và chia rẽ nhân dân ta. Nhưng các báo chí Mỹ cũng thú nhận rằng: kết quả không được như ý muốn của Mỹ và Diệm. Vừa rồi, báo Mỹ Tin điện Nữu Ước viết một cách mỉa mai:

"Tâu Mỹ chở những người "di cư” vừa cập bến Sài Gòn. Các bà trong đại sứ quán Mỹ vội vàng mang những gói quà ra đón họ. Môi quà gồm có:

-1 bàn chải đánh răng,

-1 khăn mặt,

-1 cái lược,

-1 chai dâu gội đâu,

-1 bánh xà phòng thơm,

-1 lọ dâu bôi da.

Quà này là do cơ quan tuyên truyền Mỹ gửi sang.

Khi những người di cư cân một nắm gạo, một bát nước để sống thì người ta cho họ dâu thơm, thuốc xỉa. Tại sao cơ quan tuyên truyền Mỹ không cho tàu chở đến đây một vạn thỏi sáp bôi môi. Những người công giáo di cư ăn ở trong bùn lây.

Người ta không phát cho họ cuốc xẻng, cũng không phát tiền nong, lương thực mà người ta đã hứa với họ. Khổ nhất là họ không có nước sạch, mà phải uống nước bùn... Nếu Mỹ cứ ủng hộ Diệm, thì Mỹ sẽ mất hết uy tín ở miền Nam”.

Thế' là báo chí Mỹ cũng phải nhận rằng: Mỹ và Diệm đã xô đẩy một số giáo dân miền Bắc vào chốn địa ngục lầm than ở miền Nam.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 349, ngày 14-2-1955, tr.2.


ANGIÊRI

Thủ tướng Măngđét Phrăngxơ bị lật đổ một phần cũng vì vấn đề Angiêri.

Angiêri là một nước ở Bắc Phi chỉ cách nước Pháp một giải biển, bị Pháp chiếm làm thuộc địa 125 năm nay.

Trên giấy tờ, thì Pháp coi Angiêri như một tỉnh Pháp và nhân dân Angiêri như nhân dân Pháp. Nhưng sự thật thì khác hẳn.

Ở đó, có 9 triệu người Ả Rập và 800.000 người Pháp. Thực dân Pháp bao hế't tất cả ruộng đất tốt, quyền chính trị và kinh tế.

Theo báo tư sản Pháp Express, thì hiện nay, thực dân Pháp vân coi "Người Ả Rập là một dân tộc hèn hạ, không thể giáo dục được... Chúng kiên quyết phản đối mọi sự cải cách, dù là những cải cách rất nhẹ, rất nhỏ... Đối với những người Ả Rập yêu nước, bị bắt vì tình nghi, thực dân Pháp vân dùng những nhục hình dã man, như roi gân bò, dìm xuống nước, quay điện, thụt nước bẩn vào bụng, v.v..

Hiện nay, Angiêri có 4 triệu người đói, 80% trẻ con mù chữ, 4 triệu rưỡi thanh niên không có nghề làm ăn...”.

Nhân dân Angiêri đang đấu tranh đòi giải phóng. Một số bộ đội Pháp rút khỏi Việt Nam đã đi đàn áp Angiêri.

Trong những năm ta kháng chiến, để ủng hộ ta, anh em công nhân bến tàu ở Angiêri kiên quyết bãi công, không chịu khuân vác súng đạn lên những chiếc tàu chạy sang Đông Dương. Ngày nay, anh em Angiêri đấu tranh, thì nhân dân ta đồng tình và ủng hộ lại anh em.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 350, ngày 15-2-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.321.


NHÂN DÂN THẾ GIỚI QUYẾT tâm
TĂNG CƯỜNG ĐẤU TRANH
GIỮ GÌN VÀ CỦNG CỐ HÒA BÌNH

Lời tuyên bố của Xôviết tối cao Liên Xô gửi nhân dân và Quốc hội các nước đã phơi trần những hành động và âm mưu gây chiến của đế' quốc Mỹ và phe lũ ở khắp nơi. Những hành động và âm mưu ấy, chúng cũng đang ráo riết thực hiện ở Đông Dương và Đông Nam Á. Ký Hiệp ước Mani thành lập khối xâm lược Đông Nam Á là một hành động rất trắng trợn của chúng nhằm phá hoại hòa bình ở Đông Dương và nô dịch nhân dân Đông Nam Á. Mưu lập ban chỉ huy thường trực và những đạo quân thường trực của khối xâm lược Đông Nam Á tại Hội nghị Băng Cốc sắp tới, đế' quốc Mỹ và tay sai của chúng uy hiếp thêm một bước hòa bình Đông Dương và Đông Nam Á. Việc tên cuồng chiến Đalét sắp sang miền Nam Việt Nam, Cao Miên, Lào và nhiều nước châu Á sau khi Hội nghị Băng Cốc bế' mạc không có mục đích gì khác là can thiệp sâu hơn nữa vào nội trị các nước ấy và đánh bạt ảnh hưởng của Pháp và Anh.

Những hành động xâm lược của đế quốc Mỹ và phe lũ ở châu Á cũng như ở châu Âu, những sự chạy đua vũ trang và những sự chuẩn bị chiến tranh nguyên tử của chúng làm cho tình hình thế giới căng thẳng, độc lập, an ninh của các dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng.

Lời tuyên bố của Xôviết tối cao Liên Xô gửi nhân dân và Quốc hội các nước về việc tăng cường đấu tranh, giữ gìn và củng cố hòa bình hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của tình hình quốc tế' hiện nay và với những nguyện vọng thiết tha nhất của nhân dân thế' giới. Vì hiện nay, không một người trung thực nào không thấy rõ nguy cơ chiến tranh và không đòi thành lập một hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu, bác bỏ việc vũ trang lại Tây Đức; chấm dứt sự can thiệp của nước ngoài vào nội trị nước khác: Chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang, tái giảm binh bị; cấm vũ khí nguyên tử và những vũ khí giế't người hàng loạt; đế' quốc Mỹ phải rút khỏi Đài Loan; tôn trọng hoàn toàn Hiệp định Giơnevơ; không được can thiệp vào các nước Đông Nam Á.

Lời tuyên bố của Xôviết tối cao Liên Xô nói lên ý chí của nhân dân Liên Xô không ngừng phấn đấu để’ bảo vệ tính mệnh và hạnh phúc của mình cũng như của hàng nghìn triệu người trên thế giới. Nếu đế quốc Mỹ và phe lũ cho lời tuyên bố của Xôviết tối cao Liên Xô và những nguyện vọng hòa bình của nhân dân thế' giới là xuất phát từ thế' yếu thì chúng lầm to và sẽ đi vào con đường bi thảm của Hítle trước đây. Chúng cần phải nhận rằng: Các lực lượng hòa bình ngày nay mạnh hơn hẳn các lực lượng xâm lược và gây chiến. Ngay cả về phương diện vũ khí nguyên tử và khinh khí mà chúng thường đem ra làm "ngáo ộp” để dọa những kẻ yếu bóng vía, chúng cũng không phải là kẻ mạnh.

Hiện nay, so với Liên Xô, chúng lạc hậu rồi. Ở Đông Dương và Đông Nam Á, lực lượng gây chiến và xâm lược cũng không còn giữ ưu thế' nữa. Đông Dương và Đông Nam Á ngày nay đã khác Đông Dương và Đông Nam Á thế kỷ trước. Nhân dân Đông Dương và Đông Nam Á đã làm chủ vận mệnh của mình, quyế't không để cho đế' quốc Mỹ và phe lũ trở lại đè đầu cưỡi cổ nữa.

Đúng như nhận định trong lời tuyên bố của Xôviết tối cao Liên Xô, việc kiến lập những mối quan hệ giữa các nước, dù lớn hay nhỏ, cần phải dựa trên các nguyên tắc: Bình đẳng, không can thiệp vào nội trị của nhau, không xâm lược nhau, tôn trọng lãnh thổ toàn vẹn, chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc của nhau. Chính sách dựa trên cơ sở vũ lực, dọa dâm nhất định phá sản. Khối Đông Nam Á của đế' quốc Mỹ dựa trên những nguyên tắc xâm lược, gây chiến nhất định bị nhân dân Đông Nam Á và nhân dân thế giới kịch liệt phản đối.

Lời tuyên bố của Xôviết tối cao Liên Xô gửi nhân dân và Quốc hội các nước làm sáng tỏ thêm chính sách hòa bình của Liên Xô. Không có một biện pháp nào có lợi cho hòa bình mà Liên Xô không làm. Đề nghị của Liên Xô về việc Quốc hội các nước trao đổi các đoàn nghị sĩ là một đề nghị rất thích hợp để làm dịu bớt tình hình quốc tế' căng thẳng, để phát triển mối quan hệ và sự hợp tác giữa các nước. Chắc chắn đề nghị ấy được nhân dân và Quốc hội nhiều nước hoan nghênh.

Nhiệt thành hưởng ứng lời tuyên bố của Xôviết tối cao Liên Xô, nhân dân Việt Nam sẽ tăng cường cố gắng nhiều hơn nữa để’ chặn bàn tay xâm lược của đế' quốc Mỹ vào Đông Dương; nhân dân Việt Nam sẽ ra sức phấn đấu hơn nữa để’ cùng với nhân dân Khơme, nhân dân Lào, nhân dân Đông Nam Á bảo vệ thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ củng cố hòa bình ở Đông Nam Á, củng cố hòa bình giữa các dân tộc.

Đoàn tụ chung quanh Liên Xô, lực lượng hòa bình là lực lượng tất thắng.

T.L.

-       Báo Nhân Dân, số 351,

ngày 16-2-1955, tr.1, 4.

-       Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.322-324.


BÌNH DÂN HỌC VỤ

Trong những năm kháng chiến, mặc dầu khó khăn gian khổ, phong trào bình dân học vụ vẫn tiến đều trong vùng tự do.

Nay hòa bình trở lại, đồng bào các nơi đều tự động thi đua học chữ. Trong 6 tháng cuối năm 1954, vùng tự do cũ và các công trường đã có hơn 79 vạn 9.000 người học. Từ ngày giải phóng, đồng bào ngoại thành Hà Nội đã mở 390 lớp, với độ 9.000 học trò; ở Thủ đô đã mở 35 lớp với 1.000 người học. Anh em công nhân sở xe lửa và nhà máy đèn đã tự tổ’ chức lớp học. Các nơi khác cũng vậy. Việc đó chứng tỏ tinh thần ham học của nhân dân ta.

Tuy bình dân học vụ là một phong trào của quần chúng, nhưng chúng tôi mong rằng Bộ Giáo dục nên có một kế’ hoạch đầy đủ và thiết thực để khuyến khích và lãnh đạo phong trào; đoàn thể’ thanh niên, công đoàn, nông hội, các trường trung học và đại học nên có kế hoạch thiết thực và chia công rõ rệt để’ giúp đỡ phong trào.

Như thế, thì phong trào bình dân học vụ sẽ tiến khắp, tiến mạnh và tiến đều.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 351, ngày 16-2-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.325.

KẾT QUẢ CHUA CAY

Ý nguyện của nhân dân Pháp là hòa bình và thân thiện với nhân dân ta. Nhưng bọn thực dân phản động đã gây ra cuộc chiến tranh xâm lược suốt 8, 9 năm trường.

Vì chiến tranh, chúng phải bám vào đế' quốc Mỹ và bọn Bảo Đại. Kết quả là hai bọn này đã hất cẳng chúng, mà các nhà công thương Pháp cũng bị vạ lây.

Báo tư sản Pháp Thế giới (3-1-1955) đã than phiền một cách đau xót:

"Các người cầm quyền ở Nam Việt chỉ muốn thải hết và thải mau những cái gì là Pháp. Họ công khai nói rằng: "Hiện nay, Pháp là kẻ thù chính, muốn cứu Việt Nam thì phải tẩy hết người Pháp”. Chính phủ Diệm khuyến khích xu hướng ấy.

Về kinh tế, năm 1953, hàng hóa Pháp bán sang Việt Nam trị giá hơn 114 nghìn triệu đồng phrăng. Năm nay sẽ sụt xuống chỉ còn độ 25 nghìn triệu.

"Tẩy chay Pháp” là chiêu bài chính của những người xưng là "quốc gia” ở miền Nam. Nhưng thực tế' là để cho Mỹ nắm mọi việc ở miền Nam chứ những người đó thì còn cuốc với xẻng gì; quốc với gia của những người đó chẳng qua là đôla Mỹ.

Theo tin đồn phổ biến, thì Mỹ tìm mọi cách hất cẳng các xí nghiệp của người Pháp ở Việt Nam”.

Thế là những phần tử thực dân hiếu chiến Pháp đã tạo ra hai gọng kìm (thế lực Mỹ và bọn Bảo Đại), không những để tự sát, mà còn làm hại đến lợi ích của tư sản Pháp.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 352,
ngày 17-2-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.326.


CẢNH GIÁC ĐỀ PHÒNG

Đế quốc Mỹ là kẻ nối nghiệp của Hítle, cũng hiếu chiến như Hítle, cũng dùng âm mưu thâm độc để gây chiến tranh như Hítle. Mà chắc cũng sẽ thất bại như Hítle.

Sau đây là tóm tắt lời khai của một tên tội phạm chiến tranh Đức:

Hítle định xâm lược Ba Lan. 8 giờ tối ngày 31-8-1939, một bọn phát xít Đức giả bộ đội Ba Lan, đánh phá một đài vô tuyến điện Đức ở biên giới Ba Lan và Đức. Chúng bắt mấy người Đức bị án tử hình ăn mặc như lính Ba Lan, tiêm thuốc độc vào họ, khi chúng đánh phá xong đài vô tuyến điện, thì chúng bắn chết họ, để’ làm tang chứng tuyên truyền.

Một tên phát xít Đức dùng tiếng Ba Lan phát thanh: "Chiến tranh đã nổ bùng. Bộ đội Ba Lan sẽ đánh tan bọn Đức”.

Một lát sau, các đài phát thanh Đức báo tin: "Ba Lan đã tấn công Đức”. Sáng hôm sau, quân đội phát xít Đức kéo đến xâm lược Ba Lan.

Năm mươi bảy năm trước đây, Mỹ đã tự đánh đắm tàu Mỹ để’ vu cáo và gây chiến tranh với Tây Ban Nha.

Năm 1950, Mỹ đã gây chuyện vu cáo nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên để mượn cớ mà xâm lược nước ấy.

Mỹ đã tổ chức nổi loạn để’ lật đổ chính phủ dân chủ của nước Goatêmala.

Mỹ tổ chức và huấn luyện đặc vụ để thả dù chúng vào Liên Xô và các nước dân chủ mới. Quốc hội Mỹ có một Ủy ban chuyên môn đôn đốc việc ấy, gọi là "Ủy ban nghiên cứu các nước dân chủ nhân dân”.

"Đạp vỏ dưa, tránh vỏ dừa”. Nhân dân và cán bộ ta cần biết những chuyện ây, để’ luôn luôn tỉnh táo đề phòng, chống những âm mưu thâm độc của đế' quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 353,
ngày 18-2-1955, tr.2.

-       Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.327-328.


MATUSÔ

Matusô trước đây là một tên đặc vụ làm chứng thuê cho Chính phủ Mỹ.

Làm chứng thuê, nghĩa là khi Chính phủ Mỹ muốn "trị" một người cách mạng nào, thì thuê những người làm chứng giả dối vu cáo, để lấy chứng cớ mà làm án. Cũng vì bọn "làm chứng thuê" mà vợ chồng liệt sĩ Rôdăngbe đã bị tử hình.

Vừa rồi, bị lương tâm cắn rứt, Matusô đã viết quyển sách gọi là Người làm chứng giả dối, thuật lại những chuyện bấ't nghĩa y đã làm.

Y nói: Vì tham tiền bạc (Chính phủ Mỹ cho y môi ngày một số tiền ngang với 700 đồng Đông Dương) và tham hư danh (được báo chí đăng tên và ảnh), cho nên y đã làm nghề đê tiện ấy. Thấy nhiều người vô tội vì y mà tan cửa nát nhà, cho nên y hối hận, tự "kiểm thảo" và thôi không "làm chứng thuê" nữa.

Trong những người bị y vâng lời Chính phủ Mỹ mà hãm hại có 13 vị lãnh tụ Đảng Cộng sản Mỹ.

Nay quyển sách của Matusô bộc lộ những âm mưu đê hèn của Chính phủ Mỹ, làm cho dư luận Mỹ rất xôn xao.

Và nhân dân thế' giới càng thấy rõ "công lý" của đế' quốc Mỹ là thế nào.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 354,

ngày 19-2-1955, tr.2.

-       Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.329.

PHỤ NỮ VIỆT NAM

Nhân dịp Hội Phụ nữ Quốc tế họp ở Giơnevơ để bàn các vấn đề phụ nữ và trẻ em, chúng ta nêu ra vài thành tích đấu tranh của phụ nữ nước ta, để’ chị em quốc tế’ rõ.

Trong thời kỳ kháng chiến, những đội nữ du kích, nữ cứu thương, nữ dân công - đã nêu gương rất anh dũng. Chúng ta có những bà mẹ, nuôi chiến sĩ rất tận tụy, những bà mẹ anh hùng vui vẻ hiến cả 6, 7 người con cho Tổ quốc.

Trong phong trào phát động giảm tô và cải cách ruộng đất, cán bộ phụ nữ và chị em nông dân đấu tranh rất hăng hái. Có nhiều nơi phụ nữ chiếm hơn nửa số hội viên Nông hội.

Công cuộc khôi phục kinh tế’ trong hoàn cảnh hòa bình, phụ nữ ở các nhà máy và các công trường đang góp một phần quan trọng, thí dụ:

Ở công trường xe lửa Hà Nội - Mục Nam Quan, những công việc trước kia người ta cho là "công việc của đàn ông”, như đục đá, đốt mìn, xẻ gô... nay chị em cũng làm thạo và tăng năng suất 50 - 60%.

Việc cấp dưỡng, mức định 1 người phục vụ 15 người (trong việc này cũng như nhiều việc khác, định mức quá thấp là do cán bộ không tin tưởng vào sáng kiến và năng lực của quần chúng), trung bình môi chị đã phục vụ 75 đến 100 người. Chị Kim Thị Cửu phục vụ đến 146 người, tức là 1 chị làm việc bằng 9 chị.

Ngoài giờ làm việc, các chị em còn thi đua học tập, khâu vá giúp cho anh em. Chỉ ở hai công trường số 3 và số 4, chị em đã khâu vá giúp 5.667 bộ áo quần.

Trong các đợt thi đua, 2.077 chị em đã được bầu làm chiến sĩ xuất sắc.

Công việc xây dựng còn nhiều, phụ nữ ta còn có nhiều dịp để tỏ năng lực của mình hơn nữa.

Hoan hô tinh thần cố gắng của phụ nữ lao động Việt Nam!

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 356, ngày 21-2-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.330-331.


MIỀN NAM “Tự DO”

Xem các báo Việt và Pháp ở miền Nam, người ta càng thây rõ cái "tự do” ây là thế nào.

-     Thiên đường di cư - "... các đồn điền cao su có thể cung cấp công việc cho những người di cư và các nhà chuyên trách đang cố gắng tổ chức họ tới làm việc trong những đồn điền ây” (Báo Tự do, số 53).

Không cần phải nói, chắc bà con ai cũng biế't số phận của những người "cu li” đồn điền cao su "sung sướng và tự do” thế' nào!

-     Tự do báo chí - Nha Thông tin Nam Việt ra lệnh cho các báo "phải cẩn thận khi dùng những danh từ: độc lập, tự do, dân chủ - để’ khỏi làm lợi cho đối phương”. Và "cấm những điệu múa Bình dân, Nông tác, Hòa bình...” (các báo Sài Gòn, 1-2-1955).

Thế' là các báo được "tự do” nịnh hót đế' quốc Mỹ và Ngô Đình Diệm, "tự do” tuyên truyền chiến tranh, "tự do” quảng cáo cho những điệu múa con gái ở truồng của Mỹ. Nhưng đối với những cái gì thuộc về độc lập, tự do, hòa bình, dân chủ - thì chớ nói đến!

-     Tự do đi lại - "Từ 28 tháng 2 trở đi, đàn ông phải có thẻ kiểm soát và giây thông hành, đàn bà phải có giây căn cước, ai không có thì sẽ bị phạt nặng” (Thông cáo của chính quyền Diệm, 7-2-1955).

Thế là đồng bào miền Nam có quyền "tự do” rộng rãi, như hồi thuộc Pháp vậy.

-      Đoàn kết chặt chẽ - "Người ta lo lắng rất có thể nội chiến sẽ bùng nổ ở Nam Việt, vì quân đội Ba Cụt (Hòa Hảo) sắp chiếm vùng Cà Mau... 3 tờ báo công kích Ba Cụt bị ném lựu đạn hôm 14-2”.

Các nhà báo Sài Gòn đã đăng tin (cuối tháng 12-1954), Ba Cụt đã "quy thuận” và đoàn kết với chính quyền Diệm rồi kia mà?

-      "Độc lập thật sự” - Hãng Thông tấn Mỹ U.P. (14-2): "Tướng Mỹ là Đanien thống trị quân đội Nam Việt và tổ’ chức việc phòng ngự”. Ngô Đình Diệm tuyên bố: "Từ hôm nay, Mỹ hoàn toàn phụ trách huấn luyện quân đội "quốc gia””.

Thế’ là Diệm thừa nhận bán đứt chủ quyền cho Mỹ và Mỹ thừa nhận phá hoại Hiệp định Giơnevơ.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 357, ngày 22-2-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.332-333.


ÉTGA PHÔ CAM KẾT
THI HÀNH CHÍNH SÁCH CỦA MỸ
CHỐNG LẠI NƯỚC PHÁP

Pháp khủng hoảng Chính phủ từ ngày 5-2-1955 đến nay. Pinay, Phơlimlanh, Pinô là ba tên tay sai của Mỹ được đưa ra lập Chính phủ mới đều thất bại đau đớn làm cho đế' quốc Mỹ hết sức lo sợ và bực tức. Hãng Thông tấn Mỹ U.P. ngày 19-2- 1955 mắng Quốc hội Pháp là “chẳng làm cóc gì để giải quyết nạn khủng hoảng Chính phù",“đã đẩy nước Pháp vào chỗ bế tắc". Thái độ của đế quốc Mỹ đối với Quốc hội Pháp đã làm cho nhân dân Pháp và nhiều nghị sĩ của Pháp bất bình.

Không đếm xỉa đến nguyện vọng chính đáng của nhân dân Pháp là phải có một chính sách ngoại giao độc lập, Tổng thống Pháp lại cử Étga Phô ra lập Chính phủ. Étga Phô là kẻ đã tham gia Chính phủ Cơi (tháng 2-1949), Chính phủ Biđô (tháng 10- 1949), Chính phủ Pơlêven (tháng 7-1950) là những Chính phủ làm tay sai đắc lực cho Mỹ và là những Chính phủ chủ trương kéo dài chiến tranh xâm lược Đông Dương. Năm 1952, Étga Phô lập nội các được 40 ngày rồi đổ’. Étga Phô là Bộ trưởng Tài chính của Chính phủ hiếu chiến Lanien Biđô. Étga Phô lần lượt làm Bộ trưởng Tài chính và Ngoại giao của Chính phủ Măngđét Phrăngxơ là Chính phủ theo đuôi Anh, đầu hàng Mỹ. Tháng 12-1952, Étga Phô đã dự Hội nghị khối Bắc Đại Tây Dương ở Líxbon (Thủ đô Bồ Đào Nha) để thảo luận kế hoạch chiến tranh ở châu Âu, vũ trang lại Tây Đức và mở rộng chiến tranh Đông Dương. Quá trình lịch sử ấy nói rõ Étga Phô là người như thế' nào. Étga Phô lại có rất nhiều quan hệ với bọn tư bản độc quyền Mỹ. Chính vì có quan hệ mật thiết với Mỹ nên khi nhận lập Chính phủ mới, Étga Phô đã vội vã tuyên bố chính sách của y là thông qua mau chóng Hiệp ước Pari. Chính sách của Étga Phô rõ ràng là chính sách làm tay sai cho Mỹ. Chính sách của Étga Phô tiếp tục chính sách của Măngđét Phrăngxơ buộc Quốc hội Pháp thông qua Hiệp ước Pari, vũ trang lại Tây Đức sẽ dẫn tới nguy cơ chiến tranh ở châu Âu và chiến tranh thế' giới. Theo đuổi chính sách mù quáng ấy, Étga Phô nhất định sẽ bị nhân dân Pháp và những nghị sĩ Pháp yêu nước, yêu hòa bình, tôn trọng Hiệp định Giơnevơ phản đối và đánh đổ’.

T.L.

-    Báo Nhân Dân, số 358, ngày 23-2-1955, tr.1.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.334-335.


PHONG TRÀO CHỐNG MỸ

Hiện nay, nhân dân ta và nhân dân thế giới, có phong trào rầm rộ chống đế' quốc Mỹ. Phong trào ấy tỏ rõ lực lượng của phe dân chủ hòa bình.

Phong trào ấy ngày càng lan rộng ngấm sâu. Mọi người yêu nước và yêu hòa bình cần hiểu thật rõ nội dung của phong trào chống Mỹ.

Vừa rồi, sau một cuộc míttinh có hơn 2.000 người dự, C.B. hỏi dò ý kiến của 10 người (2 trí thức, 2 công nhân, 2 nông dân, 2 phụ nữ, 2 thanh niên), thì thấy:

4 người trả lời đúng 10 phần 10,

3 người trả lời đúng 8 phần 10,

2 người trả lời đúng 5 phần 10,

1 người trả lời: "Đoàn thể’ bảo tôi chống Mỹ, thì tôi chỉ biết chống Mỹ thôi”. Nếu giải thích nội dung phong trào chống Mỹ một cách tóm tắt như sau thì có lẽ mọi người sẽ dê hiểu, dê nhớ hơn: Chúng ta kiên quyết chống đế quốc Mỹ, vì chúng âm mưu:

- Phá hoại hòa bình - Mỹ không tán thành cấm bom nguyên tử, như Liên Xô đã đề nghị nhiều lần. Mỹ chiếm đảo Đài Loan, lãnh thổ của Trung Quốc. Mỹ tổ chức khối xâm lược Đông Nam Á và đang ra sức lôi kéo Cao Miên, Lào cùng miền Nam Việt Nam vào khối ấy để’ phá hoại Hiệp định Giơnevơ.

-      Phá hoại thông nhất - Đối với nước ta, Mỹ huấn luyện và vũ trang cho quân đội Bảo Đại. Mỹ giúp Diệm lừa bịp và ép buộc một số đồng bào Bắc "di cư” vào Nam. Mỹ mưu chia xẻ nước ta làm hai. Mỹ hòng phá hoại cuộc tổng tuyển cử năm sau để thống nhất nước ta.

-      Phá hoại độc lập - Dùng Diệm làm bù nhìn, Mỹ xâm phạm đến quyền độc lập và quyền nội trị của nước ta.

-      Phá hoại dân chủ - Mỹ giúp Diệm lập một chính quyền phát xít để khủng bố nhân dân, bóp nghẹt báo chí, đàn áp những chiến sĩ hòa bình, xóa bỏ hết các quyền tự do dân chủ.

Tóm tắt như vậy thì ai cũng thấy rõ bộ mặt hung ác của Mỹ và bè lũ chúng. Do đó, ai cũng căm thù Mỹ và hăng hái chống Mỹ và phong trào chống Mỹ sẽ mau lan rộng ngấm sâu.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 358, ngày 23-2-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.336-337.


KIÊN QUYẾT
CHỐNG HỘI NGHỊ BĂNG CỐC

Hôm 23-2-1955, khối xâm lược Đông Nam Á (do Mỹ cầm đầu, Anh và Pháp theo đuôi) khai hội ở Băng Cốc. Chúng khai hội để làm gì?

Để xây dựng bộ máy xâm lược. Để’ chuẩn bị đàn áp phong trào giải phóng ở các nước châu Á. Để’ tìm cách xâm lược và biến các nước châu Á làm thuộc địa của Mỹ.

Hôm 31-12-1954, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đã trắng trợn tuyên bố: Mỹ chủ trương lập một quân đội cơ động và một bộ chỉ huy thống nhất do Mỹ lãnh đạo, để’ đối phó với phong trào tự do, độc lập ở Đông Nam Á.

Trong Hội nghị Băng Cốc, Mỹ định lôi kéo vào khối ấy hai nước Cao Miên, Lào; và lôi kéo cả miền Nam Việt Nam và hiện nay Mỹ đang huấn luyện và vũ trang cho quân đội Ngô Đình Diệm. Tức là Mỹ đang âm mưu phá hoại Hiệp định Giơnevơ, phá hoại công cuộc hòa bình và thống nhất của nước ta.

Một mục đích nữa của Hội nghị Băng Cốc, là Mỹ ra sức lôi kéo các nước khác trong khối Đông Nam Á đi theo chính sách của Mỹ xâm lược Trung Quốc.

Nói tóm lại: Trong Hội nghị Băng Cốc, Mỹ và bè lũ sẽ bàn bạc âm mưu xâm lược và bàn bạc cách phá hoại Hội nghị Á - Phi sẽ họp vào hồi tháng 4 năm nay.

Vì vậy, nhân dân ta, nhân dân hai nước Cao Miên, Lào, nhân dân châu Á và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới kịch liệt chống Hội nghị Băng Cốc. Lực lượng đoàn kết và chí khí phấn đấu của nhân dân các nước sẽ đánh tan âm mưu chiến tranh xâm lược ở Hội nghị Băng Cốc do đế' quốc Mỹ cầm đầu.

Để hiểu rõ hơn nội dung của Hội nghị Băng Cốc, xin các bạn đọc hãy nghiên cứu lời tuyên bố của Bộ Ngoại giao ta phản đối hội nghị ấy.

C.B.

-      Báo Nhân Dân, số 359,
ngày 24-2-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.338-339.


CHÚC MỪNG QUÂN ĐỘI LIÊN XÔ

Quân đội Liên Xô năm nay 37 tuổi, là một quân đội anh dũng hùng mạnh nhất trên thế giới.

Ngày mới thành lập, Hồng quân đã chịu đựng rất nhiều cực khổ gian nan: Thiếu vũ khí, thiếu thuốc men, thiếu ăn, thiếu mặc. Có khi trời rét như cắt, không có đủ giầy, chiến sĩ phải lấy giẻ rách cột chân để đi trên tuyết.

Tuy vậy, nhờ sự giáo dục của Đảng Cộng sản, sự lãnh đạo của Lênin và Xtalin, nhờ sự ủng hộ của nhân dân - Hồng quân đã đánh tuốt quân đội của 14 nước đế quốc do Mỹ cầm đầu và dẹp tan bọn quân phiệt phản loạn trong nước.

Trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, quân phát xít Đức thanh thế ào ạt, chỉ trong 3 tuần đã đánh chiếm nước Pháp, chỉ trong mấy tháng đã chiếm hết châu Âu. Nhưng khi chúng xâm phạm Liên Xô, thì Hồng quân đánh chúng tan tác, đuổi đánh và tiêu diệt chúng ở Béclanh. Lúc đó Hồng quân chỉ một mình, chưa có anh em.

Ngày nay, Hồng quân lại hùng mạnh hơn bao giờ hết:

-      Vì trong 100 chiến sĩ Hồng quân, 77 người là đảng viên cộng sản và đoàn viên thanh niên cộng sản, nghĩa là những người con rất ưu tú của Tổ quốc Liên Xô.

-      Vì Hồng quân có 11 quân đội anh em của các nước dân chủ mới: Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, Việt Nam ở phương Đông; Ba Lan, Tiệp Khắc, Cộng hòa Dân chủ Đức, Hunggari, Rumani, Bungari, Anbani ở phương Tây.

- Vì Hồng quân luyện tập không ngớt, tiến bộ không ngừng, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu.

12 quân đội anh hùng, đoàn kết nhất trí; được 900 triệu nhân dân ủng hộ (đó là chưa kể sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế' giới). Thật là một lực lượng vô cùng to lớn, mạnh mẽ để’ giữ gìn hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Nếu phe đế' quốc gây chiến do Mỹ cầm đầu mà điên cuồng hục hặc, thì chắc chắn chúng sẽ đi theo số phận của Hítle.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 360, ngày 25-2-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.340-341.


LẠI VẤN ĐỀ ANGIÊRI

Sau khi xem bài "Angiêri", một bạn đọc có bổ sung mây điểm. Xin trích đăng như sau:

"Báo Pháp Người xem xét đăng tin cho biết:

Angiêri có 20.800.000 mâu tây ruộng đât.

Non 1 triệu người Pháp chiếm hết 11.600.000 mâu tốt nhất.

Hơn 10 triệu người Angiêri chỉ có 9.200.000 mâu xấu nhất.

Vê chính trị, ở "Hội nghị dân biểu", 1 triệu người Pháp chiếm 60% số đại biểu, 10 triệu người Angiêri chỉ được 40% số đại biểu. Và các đại biểu Pháp cùng các xã trưởng Pháp có quyền đuổi đại biểu Angiêri ra khỏi hội nghị.

Trong hai cuộc chiến tranh thế' giới, thanh niên Angiêri cũng phải đi lính để bảo vệ "công lý và văn minh". Nhưng chiến tranh vừa chấm dứt, thì nhân dân Angiêri lại bị áp bức khủng bố hơn trước. Như ngày 8-5-1945, trong cuộc vận động đòi tự do dân chủ, hơn 45.000 người Angiêri đã bị thực dân Pháp bắn chết. 125 năm nay, các Chính phủ Pháp chỉ hứa suông...".

Thế là vấn đê giải phóng dân tộc Angiêri căn bản là vấn đê nông dân, tức là vấn đề ruộng đất. Do đó, chúng ta càng thấy rõ chính sách của Đảng và Chính phủ ta về cải cách ruộng đất rất là đúng. Và nhiệm vụ của cán bộ đi phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất là một nhiệm vụ rất vẻ vang.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 361,

ngày 26-2-1955, tr.2.

-       Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.342.


ĐẢ ĐẢO ĐẾ QUỐC MỸ!
ĐẢ ĐẢO ĐALÉT!

Hội nghị Băng Cốc vừa bế mạc, Đalét vội vã vác mặt mo sang Diến Điện và y định hôm nay dân xác sang Cao Miên, miền Nam Việt Nam và Lào. Hắn sang Đông Dương làm gì? Mặc dầu hắn nói dối quanh để che giấu tội ác nhưng nhân dân Đông Dương đã đi guốc vào bụng hắn từ lâu rồi. Hắn sang Đông Dương chính là để’ đôn đốc thực hiện những kế’ hoạch thâm độc mà Mỹ và phe Mỹ đã bố trí ở Hội nghị Băng Cốc về Đông Dương. Việc đầu tiên của hắn là thúc đẩy bọn Ngô Đình Diệm, Chính phủ nhà vua Cao Miên và Chính phủ nhà vua Lào đưa miền Nam Việt Nam, Cao Miên và Lào vào hẳn khối xâm lược Đông Nam Á. Đalét rất chú ý đến việc này, vì một khi miền Nam Việt Nam, Cao Miên và Lào chính thức là những thành phần trong khối xâm lược Đông Nam Á thì đế quốc Mỹ sẽ có thể’ vin vào những điều khoản trong Hiệp ước Mani để can thiệp táo tợn hơn nữa vào các nơi đó. Mưu mô này của Đalét bị nhân dân Đông Dương và nhân dân châu Á, nhân dân thế giới kịch liệt phản đối vì đó là một hành động nghiêm trọng nhất vi phạm Hiệp định Giơnevơ và bản Tuyên ngôn 9 nước.

Đalét sẽ trực tiếp chỉ thị cho Côlin, Êly, Ngô Đình Diệm, bọn thân Mỹ ở Cao Miên và Lào tích cực tiến hành kế' hoạch chống lại nhân dân, gây không khí phát xít, tăng cường đàn áp, khủng bố nhân dân miền Nam Việt Nam, nhân dân Khơme và Lào hòng dập tắt lòng yêu nước, yêu hòa bình của nhân dân ta và nhân dân Khơme, Lào. Đalét sẽ bày mưu, tính kế' cho bộ hạ của hắn ở miền Nam Việt Nam phá hoại sự nghiệp thống nhất Việt Nam bằng tổng tuyển cử tự do vào tháng 7-1956. Đalét sẽ đôn đốc Côlin, Êly, Ngô Đình Diệm mau chóng tăng cường quân đội, phát xít hóa các cơ quan hành chính ở miền Nam.

Gặp Chính phủ nhà vua Cao Miên, Đalét sẽ bàn tính kế' hoạch trì hoãn cuộc tổng tuyển cử tự do ở Cao Miên. Tới Lào, Đalét sẽ đôn đốc Chính phủ nhà vua Lào xúc tiến ký Hiệp ước liên minh quân sự với bọn cầm quyền phản động Thái Lan, đồng thời bày kế' hoạch thôn tính hai tỉnh Sầm Nưa và Phôngxalì thuộc quyền quản lý của các lực lượng Pathét Lào và phá hoại Hội nghị hiệp thương chính trị. Mưu mô của Đalét rõ ràng là cố biến Lào thành bàn đạp xâm lược nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Những việc làm của Đalét đều nhằm mục đích: Phá hoại Hiệp định Giơnevơ, phá hoại hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á, mưu bắt nhân dân Đông Dương làm nô lệ cho Mỹ, biến Đông Dương thành căn cứ quân sự của Mỹ. Một mục đích nữa của Đalét sang Đông Dương là tiến mạnh thêm trong việc tẩy Pháp để’ nắm hết quyền hành ở miền Nam Việt Nam, Cao Miên và Lào.

Nhân dân Đông Dương quyết chặn bàn tay phá hoại của Đalét.

Đả đảo đế’ quốc Mỹ! Đả đảo tên hiếu chiến Đalét! Kiên quyết đấu tranh để thi hành đúng Hiệp định Giơnevơ, bảo vệ hòa bình và các quyền dân tộc, dân chủ của nhân dân các nước Đông Dương.

T.L.

-    Báo Nhân Dân, số 363, ngày 28-2-1955, tr.4.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.345-346.


NHÂN DÂN LÀO
QUYẾT ĐẬP TAN NHỮNG MƯU MÔ
XÂM LƯỢC, PHÁ HOẠI HÒA BÌNH
CỦA TÊN HIẾU CHIẾN ĐALÉT Ở LÀO

Những hành động của Đalét ở Lào đã bộc lộ hết sức rõ rệt kế hoạch của đế' quốc Mỹ mưu phá hoại hòa bình, dân chủ, độc lập, thống nhất của nhân dân Lào, mưu biến Lào thành căn cứ quân sự xâm lược của Mỹ.

Theo tin Hãng Thông tấn U.P. và Hãng Thông tấn I.N.S. của Mỹ ngày 27 và ngày 28-2-1955, trong một ngày lưu lại ở Lào, Đalét luôn mồm thúc bách Chính phủ nhà vua Lào "phải giải quyết vấn đề an ninh bên trong”, "phải chú ý đến những cuộc phiến loạn trong nước”, "Lào cần phải sốt sắng hơn nữa để giải quyết các vấn đề an ninh bên trong”, v.v.. "Giải quyết vấn đề an ninh bên trong”, "giải quyết những cuộc phiến loại trong nước” đối với Đalét tức là trả thù thẳng tay những người Lào trước đây đã tham gia kháng chiến, đàn áp thẳng tay những người yêu nước. Kế hoạch của tên đại gian, đại ác Đalét rõ ràng là thúc bách Chính phủ nhà vua Lào vi phạm trắng trợn hơn nữa điều 3, điều 9 của bản Tuyên ngôn 9 nước ở Giơnevơ và tuyên bố của đại biểu Chính phủ nhà vua Lào là "đảm bảo các quyền lợi và các tự do” cho toàn thể công dân Lào, là "không được khủng bố cá nhân hay tập thể, chống những người hay gia đình những người đã hợp tác với đối phương trong thời kỳ chiến tranh”.

"Giải quyết vấn đề an ninh bên trong” đối với Đalét là phải tấn công vũ trang hai tỉnh Sầm Nưa và Phôngxalì đã được Hiệp định Giơnevơ quy định thuộc quyền quản lý của các lực lượng Pathét Lào. Việc này trái hẳn điều 14 của Hiệp định đình chiến ở Lào quy định hai tỉnh Sầm Nưa và Phôngxalì là khu vực tập kết của các lực lượng Pathét Lào và điều 19 của Hiệp định đình chiến ở Lào nói rõ rằng: "... Lực lượng vũ trang của bên này phải tôn trọng lãnh thổ đặt dưới quyền kiểm soát quân sự của bên kia và không được có một hành động đối địch nào chống lại...”. Mưu tấn công Phôngxalì và Sầm Nưa, đế quốc Mỹ và những kẻ theo Mỹ ở Lào sẽ dân đến những kết quả rất tai hại. Chúng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hành động đầy tội ác của chúng.

Theo tin Hãng Thông tấn Mỹ I.N.S ngày 28-2-1955, Đalét lại dụ dô và thúc bách Chính phủ nhà vua Lào gửi quân sang Thái Lan để’ Mỹ huấn luyện. Hãng Thông tấn I.N.S nói việc dụ dô và thúc bách này có thể đạt được kết quả và bình luận đó là "sự thực hiện cụ thể’ đầu tiên của Hiệp ước Mani sau khi Hội nghị Băng Cốc bế mạc”. Nhân dân Lào, nhân dân Đông Dương, nhân dân châu Á và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới không thể làm ngơ trước hành động táo tợn này của đế quốc Mỹ và phe lũ tay sai. Đế quốc Mỹ đưa quân đội Chính phủ nhà vua Lào sang huấn luyện ở Thái Lan là để biến quân đội đó thành quân đội đánh thuê cho Mỹ. Đế quốc Mỹ đưa quân đội của Chính phủ nhà vua Lào sang huấn luyện ở Thái Lan là vi phạm nghiêm trọng điều 4 của bản Tuyên ngôn 9 nước đã ghi rằng Lào "không được xin viện trợ ngoại quốc về dụng cụ, về nhân viên hay huấn luyện viên” mà chính đại biểu Mỹ ở Hội nghị Giơnevơ cũng đã cam kết tôn trọng. Chính phủ nhà vua Lào nếu theo đế quốc Mỹ làm bậy là giày xéo lên lời cam kết của họ ở Hội nghị Giơnevơ. Tại Giơnevơ, đại biểu Chính phủ nhà vua Lào đã trịnh trọng cam kết: "... Không bao giờ tham gia vào một chính sách xâm lược nào và không bao giờ để’ cho đất Lào bị chính sách ấy lợi dụng... Chính phủ nhà vua Lào chỉ xin viện trợ ngoại quốc về dụng cụ, nhân viên hay huấn luyện viên trong phạm vi quy định của Hiệp định đình chiến. Hiệp định đình chiến ở Lào quy định rằng Lào được mượn 1.500 sĩ quan và binh lính Pháp làm huấn luyện viên. Hiệp định đình chiến ở Lào tuyệt nhiên không có điều khoản nào cho phép Chính phủ nhà vua Lào đưa quân sang Thái chịu sự huấn luyện của Mỹ hoặc được mượn những huấn luyện viên của Mỹ hay của bất cứ nước nào khác ngoài một số 1.500 mượn của Pháp. Chính phủ nhà vua Lào nghe theo Mỹ là đưa nước Lào vào con đường chiến tranh, là bán rẻ độc lập của Lào cho Mỹ, nhất định sẽ bị nhân dân Lào phản đối kịch liệt và không tha thứ.

Những hoạt động xâm lược của đế quốc Mỹ ở Lào làm cho tình hình ở Lào căng thẳng. Tình hình này là mối lo của nhân dân Lào và của toàn thể’ những người quan tâm đến hòa bình ở Lào. Nhân dân Lào sẽ kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ và những kẻ làm tay sai cho Mỹ để giữ gìn hòa bình, dân chủ, độc lập, thống nhất của đất nước. Nhân dân Lào hãy tin chắc rằng cuộc đấu tranh chính nghĩa và tất thắng của nhân dân Lào luôn luôn được sự ủng hộ nhiệt thành của toàn thể nhân dân Việt Nam, của toàn thể nhân dân Đông Nam Á và của tất cả những người trung thực trên thế giới.

T.L.

-    Báo Nhân Dân, số 365, ngày 2-3-1955, tr.4.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.349-351.


Ý NGHĨA CỦA ĐƯỜNG XE LỬA
HÀ NỘI - MỤC NAM QUAN

-     tăng cường mối đoàn kết giữa nhân dân nước ta và nhân dân các nước bạn. Trung Quốc đã khẳng khái giúp ta của (nguyên liệu, máy móc) và người (chuyên gia, công nhân). Các đồng chí ấy đã hăng hái giúp ta làm việc và đào tạo nhiều cán bộ kỹ thuật, dạy chúng ta tác phong đúng đắn của người lao động làm chủ nước nhà.

Do đường xe lửa ấy, mà tình hữu nghị cũng như việc trao đổi kinh tế và văn hóa giữa nước ta và các nước bạn càng tăng tiến và mật thiết thêm.

-     Nó giúp rất nhiều cho việc khôi phục kinh tế của ta. Từ nay, nhân dân đi lại, hàng hóa lưu thông, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền ngược, sẽ rất thuận tiện.

-     Nó thực hiện công nông liên minh. Trong lúc làm việc, công nhân, nông dân và lao động trí óc đoàn kết chặt chẽ, học hỏi lân nhau, cùng nhau tiến bộ. Nhiều đồng bào nông dân được anh em công nhân giúp đỡ, đã trở nên công nhân lành nghề.

-     Nó chứng tỏ ý chí hòa bĩnh của chúng ta. Đảng và Chính phủ ta chỉ có một mục đích: Làm mọi việc để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đồng bào ta chỉ có một mục đích: Ra sức đấu tranh và công tác, làm cho nước mạnh dân giàu. Đồng thời, chúng ta biết rằng: Muốn xây dựng sự nghiệp hòa bình thì phải giữ gìn và củng cố hòa bình. Cho nên chúng ta kiên quyết chống mọi âm mưu của đế' quốc Mỹ và tay sai của chúng hòng phá hoại hòa bình.

- Nó chứng tỏ lực lượng vô cùng to lớn của nhân dân ta. Mới 7 tháng sau ngày đình chiến, 5 tháng sau ngày Thủ đô giải phóng, 4 tháng sau ngày khởi công - đường xe lửa ấy đã hoàn thành. Trong kháng chiến, để ngăn cản địch, nhân dân ta phá hoại rất triệt để. Trong hòa bình, cần kiến thiết lại nước nhà, thì nhân dân ta xây dựng rất hăng hái. Với lực lượng to lớn ây, chúng ta nhất định thắng lợi trong cuộc đấu tranh cho hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ cả nước ta.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 365, ngày 2-3-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.352-353.


NGƯỜI CÁN BỘ CÁCH MẠNG

Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng chân chính. Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt là:

Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường.

Tận trung với nước. Tận hiếu với dân.

Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là không.

Chúng ta đã thắng trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đó là nhờ các tiên liệt Trần Phú, Minh Khai, Hoàng Văn Thụ và nhiều cán bộ khác đã oanh liệt hy sinh cho giai cấp, cho nhân dân. Sự hy sinh cao cả của các tiên liệt đã soi đường cho đồng bào ta đoàn kết đấu tranh, thành một lực lượng tất thắng.

Suốt trong những năm kháng chiến, chúng ta đã vượt mọi khó khăn, thu nhiều thắng lợi, một trong những nguyên nhân căn bản là: Cán bộ ta đã nhận rõ đánh giặc cứu nước là PHẢI, rụt rè cầu an là TRÁI. Họ đã giữ vững lập trường cách mạng, không lay động, không hoang mang. Do đó, cán bộ ta đã vui vẻ chịu đựng mọi gian khổ, bền bỉ làm mọi công tác nặng nề. Họ đã hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, anh dũng hy sinh cho Tổ quốc. Như:

Liệt sĩ Cù Chính Lan, chiến sĩ phá xe tăng trong chiến dịch Hòa Bình, đã liên tục chiến đấu và hy sinh anh dũng.

Liệt sĩ Phan Đình Giót, trong trận Điện Biên Phủ, tuy mình đầy vết thương, vân tiếp tục chiến đấu. Rồi lấy thân mình bịt lô châu mai của địch, để cho đơn vị ta tiến lên chiếm đồn giặc.

Liệt sĩ Bế Văn Đàn đã gan dạ cúi mình, làm giá súng cho đồng đội bắn cản địch lại. Nhờ sự hy sinh của đồng chí Đàn mà ta đã thắng trận ây.

Anh hùng La Văn Cầu nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay bị thương, rồi tiếp tục mang tạc đạn xông lên phá lô cốt địch.

Nữ anh hùng du kích Nguyên Thị Chiên, mấy lần bị giặc bắt và tra tấn chết đi sống lại, nhưng không hề lộ bí mật; môi lần thoát khỏi tay địch, hoạt động càng thêm hăng.

Trong các ngành hoạt động, chúng ta có nhiều cán bộ anh dũng như vậy. Họ cũng có xương thịt như mọi người, cũng có gia đình như mọi người, cũng biết đau đớn như mọi người. Nhưng vì họ đã nhận rõ PHẢI, TRÁI, và giữ vững lập trường, cho nên họ đã hy sinh cá nhân cho lợi ích chung của nhân dân, của Tổ quốc và làm cho kháng chiến thắng lợi.

Chúng ta phải hiểu rằng: Những thắng lợi chúng ta đã tranh được tuy rất to, nhưng mới chỉ là thắng lợi bước đầu trên đường đi muôn dặm. Cho nên chúng ta quyết không nên vì thắng mà kiêu. Chúng ta phải thấy rằng chúng ta còn nhiều khó khăn; thấy khó khăn để khắc phục khó khăn, chứ không phải thấy khó khăn mà sợ hãi, nản chí.

Người cán bộ cách mạng phải mạnh dạn, phải có quyết tâm, phải có chí khí tiến lên mãi, tiến lên không ngừng.

*

*      *

Trong hoàn cảnh hòa bình ngày nay, số đông cán bộ ta vân giữ vững truyền thống cách mạng tốt đẹp, cần cù chất phác, bền bỉ đấu tranh, làm tròn nhiệm vụ.

Song, có một số cán bộ ĩâm tưởng hòa bình là thái bình, thờ ơ với đạo đức cách mạng và mắc nhiều khuyết điểm sai lầm. Thí dụ:

-     Muốn nghỉ ngơi, sợ gian khổ, muốn công tác ở thành thị, không thích đi cải cách ruộng đất.

-     Ngại công việc khó, không ham học tập, thiếu cảnh giác, kém kỷ luật.

-     Muốn ăn tiêu rộng rãi, thích phô trương lãng phí. Do đó mà tự tư, tự lợi, tham ô hủ hoá.

-     Ghen tị địa vị, quan liêu bao biện, không tin vào lực lượng quần chúng, không tin tưởng vào đấu tranh chính trị, hê gặp khó khăn thì dao động hoang mang...

Vì không nhận rõ PHẢI, TRÁI; không giữ vững lập trường, mà phạm những sai lầm khuyết điểm ấy. Cán bộ ta cần phải kiên quyết sửa chữa mới xứng đáng cái danh hiệu cao quý là người cán bộ cách mạng.

Để’ sửa chữa, thì cần phải học tập lý luận, trau dồi đạo đức, nhận rõ điều gì là phải, thì cố gắng làm, điều gì là trái, thì kiên quyết tránh. Phải hiểu rằng bổn phận của người cán bộ cách mạng là suốt đời hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Phải cố gắng thực hiện cho kỳ được: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải gần gũi nhân dân, học tập nhân dân, vì gần gũi nhân dân sẽ cảm thông những khó khăn, gian khổ của nhân dân, thấy rõ những gương anh hùng của nhân dân, giúp ta củng cố lập trường, trau dồi tư tưởng.

Cách sửa chữa tốt nhất và quý nhất là thật thà tự phê bình và phê bình.

Môi người cán bộ (bất kỳ làm công việc gì, ở địa vị nào) quyết tâm sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, làm tròn nhiệm vụ Đảng và Chính phủ giao cho - như thế mới là thiết thực góp phần vào công cuộc đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước ta.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 366, ngày 3-3-1955, tr.1, 4.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.354-356.


NGƯỜI MỸ BUỒN RẦU VÀ TỨC Tối

Azốp là một ký giả Mỹ, đại phản động mà cũng là đại nổi tiếng trong giới ký giả tư sản quốc tế. Sau khi đi thăm vùng tập kết của ta ở Cà Mau (Nam Bộ), Azốp viết cho báo Mỹ:

"Người cộng sản đã thu được nhiều thắng lợi về chính trị, quân sự, tổ chức và tinh thần... Than ôi, cái ấn tượng sâu sắc nhất của tôi, là lòng tin tưởng vững chắc mà họ đã hun đúc cho những cán bộ không phải cộng sản và sự ủng hộ tận tụy của nông dân đối với họ... Các lãnh tụ cộng sản Việt Minh tuyên bố rằng mục đích của chính quyền là phụng sự nhân dân. Mà thật có những chứng thực về lý tưởng đó. Cho nên quần chúng nông dân, số đông người quốc gia, những người cải lương chính trị, những người duy tâm cao thượng và những người cán bộ của Chính phủ Nam Việt đều tin tưởng họ. Mà đại đa số những người không phải cộng sản cũng rất sẵn sàng hy sinh cả tính mạng cho mục đích ấy.

"Nếu cảm giác đầu tiên của tôi, là buồn rầu mà phải khen ngợi kết quả của người cộng sản, thì cảm giác thứ hai của tôi là tức tôi. Tức tối khi đưa sự tiết kiệm, năng lực và tinh thần nhất trí của họ, so sánh với sự hủ bại và hôn loạn của Sài Gòn...”.

Thế là người Mỹ: Buồn rầu, vì ta mạnh.

Tức tôi, vì chúng hèn.

Vu vơ chàng Azôp.

Không phân biệt trắng đen!

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 366, ngày 3-3-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.363.


ĐALÉT PHUN NỌC ĐỘC
Ở MIỀN NAM VIỆT NAM

Ngày 28-2-1955, vừa chân ướt chân ráo tới Sài Gòn, tên hiếu chiến Đalét đã thốt ra rằng: "Nước Việt Nam "tự do” sẽ được "hưởng" những quyết định của Hội nghị Băng Cốc ...". Quyết định của Hội nghị Băng Cốc là gì? Là xúc tiến phá hoại Hiệp định Giơnevơ, phá hoại hòa bình ở Việt Nam, là mưu biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự xâm lược và thuộc địa Mỹ.

"Quyết định" của Hội nghị Băng Cốc thật ra đã được đế quốc Mỹ quyết định từ lâu. Bọn đầu hàng Mỹ và bọn chư hầu của Mỹ ở Hội nghị Băng Cốc chỉ làm cái trò giơ tay thông qua theo lệnh Mỹ. Về mặt quân sự, tên khát máu Côlin đã giải thích rõ quyết định ấy với tờ báo Mỹ Tin tức nước Mỹ và thế giới. Côlin nói rằng, cần phải xây dựng một lực lượng quân sự "anhđigien"[7] mạnh hơn nữa. Vì theo hắn thì lực lượng quân đội của Ngô Đình Diệm và quân đội viên chinh Pháp hiện nay không đủ sức để ngăn cản một cuộc "ngoại xâm" (!). Nhằm đạt mục đích này, Côlin đang ráo riết xây dựng cho xong 6 sư đoàn "bảo an" và tăng số quân của Ngô Đình Diệm từ 9 vạn lên 15 vạn và có thể’ tăng lên hơn nữa. Cũng chính là để’ đạt được mục đích đó nên đế quốc Mỹ và tay sai của chúng đang ra sức dụ dô và cưỡng ép đồng bào miền Bắc di cư vào Nam. Mục đích cuối cùng của đế' quốc Mỹ trong việc tăng cường lực lượng quân sự ở miền Nam Việt Nam và ở Cao Miên, Lào là gì? Ai cũng thây rõ: đế' quốc đang âm mưu gây lại chiến tranh ở Đông Dương và từ đó sẽ mở rộng ra các nước khác ở Đông Nam Á. Vì vậy, gần đây đế' quốc Mỹ, những phần tử thực dân Pháp phá hoại hiệp định đình chiến mớm lời cho một bọn lưu manh mất dạy luôn mồm hò hét "Bắc tiến", "diệt cộng"! Luận điệu này cũng chính là luận điệu đế' quốc Mỹ mớm cho Lý Thừa Vãn ở Triều Tiên.

Đế quốc Mỹ cùng bọn tay sai của chúng mưu phá hoại việc thống nhâ't nước ta bằng tổng tuyển cử tự do. Trả lời báo Tin tức nước Mỹ và thế giới, Côlin nói trắng ra rằng hắn râ't nghi ngờ là "có thể có tổng tuyển cử tự do ở Đông Dương". Một điều rât đáng chú ý là cùng ngày 28-2-1955, Hãng Thông tân Mỹ U.P. công bố những câu trả lời của Côlin thì Đài Phát thanh Sài Gòn của Ngô Đình Diệm cũng tuôn ra một bài bình luận nói rằng "trong thực tế' không thể nào có cuộc tuyển cử năm 1956", "trên hai phương diện pháp lý và thực tế", bọn Ngô Đình Diệm đều "không thể nhìn nhận cuộc tổng tuyển cử năm 1956 theo như Hiệp định Giơnevơ". Đế' quốc Mỹ xúi bọn tay sai tung ra luận điệu rằng Mỹ và các nhà chức trách miền Nam "không ký" Hiệp định Giơnevơ nên không thừa nhận tổng tuyển cử về "pháp lý cũng như về thực tế'". Rõ ràng là đế' quốc Mỹ và bọn Ngô Đình Diệm muốn giở mặt. Tại phiên họp cuối cùng của Hội nghị Giơnevơ ngày 21-7-1954, đại biểu Mỹ và đại biểu Ngô Đình Diệm đều đã trịnh trọng tuyên bố thừa nhận các hiệp định đình chiến ở Việt Nam, Lào, Cao Miên và đồng thanh tán thành bản Tuyên ngôn 9 nước có ghi rõ điều khoản tổng tuyển cử tự do ở Việt Nam. Những lời tuyên bố ấy đã đóng dấu vào trán chúng, không thể dê dàng mà chuội được.

Đalét sang miền Nam Việt Nam là để’ thúc bách bộ hạ của hắn thực hiện những mục đích thâm độc kể’ trên. Đalét nói rằng Mỹ sẽ tận lực giúp "Việt Nam tự do” tức là tận lực xúc tiến biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự xâm lược của Mỹ, xúc tiến phá các quyền dân tộc của nhân dân Việt Nam, phá hoại Hiệp định Giơnevơ. Những hoạt động phá hoại của đế quốc và tay sai của chúng càng làm cho nhân dân Việt Nam đề cao cảnh giác, tăng cường chí khí phấn đấu, tuyệt nhiên không làm cho nhân dân Việt Nam sờn lòng mảy may.

Ý chí của toàn dân Việt Nam từ Bắc chí Nam kiên quyết đấu tranh củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ là sức mạnh long trời lở đất đập tan mọi mưu ma chước quỷ của bọn Đalét, Côlin, Êli, Ngô Đình Diệm.

T.L.

-      Báo Nhân Dân, số 366,

ngày 3-3-1955, tr.4.

-      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.357-359.


“NHÂN SINH THẤT THẬP, Cổ LAI HY”

Đó là một câu thơ cổ, "Từ xưa, ít người sống đến 70 tuổi". Sự thật thì nhiều người sống đến 70 và hơn nữa.

Chúng ta đều biết cụ Quận (một bần nông Công giáo, quê ở Khu IV) năm nay thọ 121 tuổi.

Trường đại học Kháccốp (Liên Xô) cho biết rằng: Ớ Liên Xô hiện nay có 3.708 cụ thọ từ 100 đến 110 tuổi và 717 cụ ngoài 110 tuổi.

Cụ bà Pờrôvôxina và cụ bà Côlicôva - 145 tuổi.

Cụ ông Kivarốp - 143 tuổi, vợ cụ 120 tuổi và cô con gái của cụ là 100 tuổi.

Cụ ông Gabidavili - 139 tuổi, v.v..

Khi các nhà khoa học hỏi các cụ về "thuật trường sinh", các cụ đều trả lời: Cả đời các cụ thích lao động, không hút thuốc và không uống rượu nhiều, mùa Xuân cũng như mùa Đông, các cụ luôn luôn sống ở nơi không khí tốt.

Bà con ta ai muốn sống hơn 36.000 ngày, thì hẵng học theo cách sinh hoạt giản dị và cần cù như các cụ. Vậy có thơ rằng:

Xa xỉ thì nhiều bệnh,
Cân kiệm thì sống lâu.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 367,

ngày 4-3-1955, tr.4.

-       Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.364.

PHONG TRÀO KÝ TÊN
CHỐNG BOM NGUYÊN TỬ

Hưởng ứng lời kêu gọi (19-1-1955) của Hội đồng Hòa bình thế giới, nhân dân các nước hăng hái ký tên chống bom nguyên tử. Có bà con hỏi:

-      Liên Xô và Mỹ đều có bom nguyên tử, phải chăng cần chống cả hai?

-       Chỉ ký tên, thì chống sao được bom nguyên tử?

C.B. xin trả lời tóm tắt như sau:

1. Sức nguyên tử cũng như con dao sắc. Con dao của thầy thuốc (Liên Xô) là để trị bệnh cứu người. Con dao của kẻ cướp (đế' quốc Mỹ) là để giế't người, cướp của. Vậy ta chống con dao nào? Liên Xô đã nhiều lần đề nghị cấm bom nguyên tử, nhưng phe Mỹ từ chối đây đẩy. Liên Xô dùng sức nguyên tử để phát triển kinh tế' hòa bình, và đã có những nhà máy chạy bằng sức nguyên tử (thay cho điện). Vừa rồi, Trung Quốc, Ba Lan, Tiệp Khắc, Rumani, Cộng hòa dân chủ Đức... được Liên Xô hứa giúp về khoa học và kỹ thuật để chế' tạo sức nguyên tử dùng vào kinh tế hòa bình. Còn Mỹ thì chuyên làm bom nguyên tử để chuẩn bị chiến tranh. Vậy thì chúng ta phải chống ai?

2- Ký tên chống bom nguyên tử:

-       Là tỏ rõ ý chí của mình chống đế' quốc gây chiến.

-      Là góp phần của mình vào việc ủng hộ hòa bình, phản đối chiến tranh.

-      Là mình cùng với nhân dân toàn thế' giới đồng thanh cảnh cáo, quở trách và quyết tâm ngăn cản phe đế' quốc muốn dùng bom nguyên tử.

-      Là mình cùng hàng trăm triệu người vạch rõ âm mưu đế' quốc Mỹ hòng dùng người Âu đánh người Âu, dùng người Á đánh người Á, để chúng phát tài.

-       Là mình cùng nhân dân toàn thế' giới đồng tâm nhất trí.

Trước lực lượng đoàn kết to lớn ấy, thì đế' quốc Mỹ tuy hung ác cũng phải kiêng sợ.

Vì vậy, các bộ đội, các đoàn thể công, nông, thanh, phụ, các trường học, các nhà máy, các công trường và các cơ quan của ta cần phải hưởng ứng phong trào lây chữ ký một cách rộng khắp, sôi nổi và thiết thực.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 370,

ngày 7-3-1955, tr.2.


8 THÁNG 3

8-3 là Ngày Phụ nữ quốc tế. Để chúc mừng ngày vẻ vang ấy, đoàn thể’ phụ nữ ta cần:

-     Động viên toàn thể phụ nữ hăng hái góp phần vào cuộc đấu tranh để’ củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.

-     Động viên toàn thể’ phụ nữ nhiệt liệt ủng hộ các chính sách của Đảng và của Chính phủ, ra sức góp phần vào công cuộc khôi phục kinh tế’ nước nhà. Muốn đạt mục đích ấy thì phụ nữ các tầng lớp phải đoàn kết chặt chẽ, cố gắng học tập, nâng cao giác ngộ chính trị, yêu chuộng lao động, quý trọng của công, thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Ngoài những việc đó, phụ nữ nông dân cần hăng hái tham gia vận động giảm tô và cải cách ruộng đất.

-     Động viên toàn thể phụ nữ tham gia các công tác văn hóa xã hội, như bình dân học vụ, phòng đói, cứu đói, phổ biến vệ sinh, bảo vệ nhi đồng, v.v..

-     Động viên toàn thể phụ nữ sôi nổi hưởng ứng phong trào lây chữ ký chống bom nguyên tử, chống đế' quốc Mỹ can thiệp vào nước ta và âm mưu gây chiến.

Đó là cách rất thiết thực để chúc mừng ngày vẻ vang của phụ nữ quốc tế'.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 371, ngày 8-3-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.365.


MỘT CẢI CÁCH LỚN Ở TRUNG QUỐC

Từ ngày 1-3, Trung Quốc đã dùng giây bạc mới thay cho giấy bạc cũ, 1 đồng mới ăn 1 vạn đồng cũ. Bạc mới có 11 thứ 1, 2,3, 5, 10 đông; 1, 2, 5 hào; 1, 2, 5 xu.

Cải cách ấy chứng tỏ thành tích to lớn của kinh tế tài chính, hàng hóa lưu thông ngày càng rộng rãi, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao.

Nó cũng chứng tỏ: Giá cả đã ổn định, sản xuất đã phát triển, ngân sách của Nhà nước thu nhiều hơn chi, vàng bạc và hàng hóa trong kho Nhà nước đã đầy đủ, đồng tiền đã vững chắc.

Cải cách ấy làm cho việc mua bán tiện lợi, kế' toán dê dàng.

Dưới chế' độ Tưởng Giới Thạch, tiền Trung Quốc phải phụ thuộc vào tiền Anh, tiền Mỹ, cho nên sụt giá mãi, kết cuộc là mâ't hết giá trị. Do đó mà lâm vào nạn lạm phát ghê gớm. Từ năm 1937 đến 1949, số giây bạc phát hành tăng gâp 170 nghìn triệu lần. Vật giá có nơi tăng 1 vạn 3.000 triệu lần! Đến nôi người ta coi "bạc giây như nước lã”, không còn chút giá trị nào nữa. Vả lại, ngoài tiền Anh, tiền Mỹ, bọn quân phiệt ở các tỉnh cũng có quyền in giây bạc, cho nên chế' độ tiền tệ râ't lung tung, lu bù.

Ngày nay, Trung Quốc đã bài trừ hết tiền ngoại quốc, giá lên xuống của tiền ngoại quốc không thể ảnh hưởng đến tiền Trung Quốc nữa.

Chỉ đấu tranh trong khoảng 5 năm, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã xây dựng được một chế độ tiền bạc độc lập, thống nhất và vững vàng. Đó là một thắng lợi cực kỳ to lớn.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 372, ngày 9-3-1955, tr.2.


NHỮNG LỜI DỌA DẪM
CỦA TÊN ĐẠI CUỒNG CHIẾN ĐALÉT
CHỈ TĂNG THÊM LÒNG CĂM PHẪN
CỦA NHÂN DÂN ĐÔNG DƯƠNG VÀ
NHÂN DÂN TOÀN CHÂU Á

Ngày 8-3-1955 vừa qua, tên đại cuồng chiến Đalét đã đọc một bài diên văn sặc mùi chiến tranh, sặc mùi thực dân chủ nghĩa. Đalét nói trắng ra rằng "khối Đông Nam Á" có một lực lượng rất mạnh ở Nam châu Á và Mỹ có "những lực lượng không quân và hải quân trang bị bằng những vũ khí tối tân rất mạnh và rất chính xác có thể tiêu diệt được tất cả những mục tiêu quân sự". Câu nói ấy của Đalét tố cáo rõ thêm tính chất xâm lược của cái khối gọi là "phòng thủ Đông Nam Á" do Mỹ cầm đầu. Câu nói ấy của Đalét đồng thời tố cáo bọn cuồng chiến Mỹ đang lăm le dùng vũ khí nguyên tử phá hoại hòa bình và an ninh của các nước châu Á. Tưởng như có thể’ bắt nạt được dê dàng nhân dân châu Á, Đalét bạnh cổ lên dọa rằng "Mỹ sẵn sàng dùng lực lượng để’ đối phó với tình thế", nghĩa là sẵn sàng gây chiến tranh xâm lược.

Đối với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đalét tỏ một thái độ ngày càng ngang ngạnh. Nó công khai tuyên bố rằng Mỹ quyết chiếm giữ mãi mãi Đài Loan và Bành Hồ. Nó lại nạt

nộ Trung Quốc rằng Mỹ có "quyền hợp pháp” (!) xâm lược bất cứ nơi nào Mỹ muốn chứ không phải chỉ đóng khung ở khu vực Đài Loan! Trước dư luận thế giới lên án nghiêm khắc những hành động xâm lược của đế' quốc Mỹ ở vùng Đài Loan, Đalét tự bào chữa bằng cái luận điệu cũ rích là "Mỹ tán thành ngừng chiến". Ai cũng rõ đế' quốc Mỹ đề ra chủ trương thâm độc này chính là để ngăn cản nhân dân Trung Quốc giải phóng Đài Loan, Bành Hồ, chính là để’ bắt nhân dân Trung Quốc phải chịu cắt Đài Loan, Bành Hồ dâng cho đế’ quốc Mỹ. Chủ trương thâm độc ấy tăng thêm nguy cơ chiến tranh, chứ không mảy may giảm nguy cơ chiến tranh, vì ngày nào Đài Loan, Bành Hồ còn ở trong tay đế’ quốc Mỹ thì hòa bình, an ninh của Trung Quốc và của châu Á, còn bị đe dọa dữ dội ngày ấy. Hơn nữa cần phải xác định rằng nhân dân Trung Quốc quyết không bao giờ tha thứ cho bất cứ kẻ nào phạm đến lãnh thổ và chủ quyền của mình. Bài diên văn ngày 8-3-1955 của Đalét đã phơi trần kế’ hoạch rắn rết của đế’ quốc Mỹ mưu phá hoại Hiệp định Giơnevơ, phá hoại hòa bình và các quyền dân tộc của nhân dân Đông Dương. Đalét công khai nói rằng Mỹ sẽ hết sức bú mớm cho bọn Ngô Đình Diệm để’ biến nó thành công cụ xâm lược đắc lực. Đalét công khai tuyên bố kế hoạch của Mỹ là bắt ép một triệu nhân dân miền Bắc Việt Nam di cư vào Nam để’ cho đế’ quốc Mỹ xây dựng nguỵ quân. Đalét đã để’ lộ âm mưu thâm độc của Mỹ là quyết phá cuộc tổng tuyển cử tự do đã được Hiệp định Giơnevơ quy định tiến hành vào tháng 7-1956. Đalét mồm loa mép giải vu cáo dựng đứng là ở miền Bắc Việt Nam không có tự do dân chủ chính là nhằm mục đích phá hoại ấy.

Đối với Lào, Đalét ngang nhiên khuyến khích Chính phủ nhà vua Lào hành động vũ trang chống lại các lực lượng Pathét Lào. Đalét nói rằng: "Chính phủ nhà vua Lào đừng sợ cộng sản vì đã có Hiệp ước Mani che chở”. Mục đích của Đalét không có gì khác là xúi Chính phủ nhà vua Lào cứ làm bừa, Mỹ sẽ tích cực ủng hộ. Vì vậy, từ khi Đalét sang Lào đến nay, Chính phủ nhà vua Lào đã nhiều lần tấn công các lực lượng Pathét Lào ở Sầm Nưa và Phôngxalì. Mỹ lại đưa 3.000 tàn quân Quốc dân Đảng đột nhập khu vực tập kết của quân đội Pathét Lào. Hòa bình ở Lào đang bị đế' quốc Mỹ và tay sai của chúng uy hiếp nghiêm trọng.

Bài diên văn của Đalét cũng phơi trần kế' hoạch của đế' quốc Mỹ cố tình phá hoại hiệp định đình chiến ở Cao Miên. Bài diên văn ngày 8-3-1955 của tên đại cuồng chiến Đalét nói rõ tấ't cả thái độ thù địch của đế' quốc Mỹ đối với nhân dân yêu chuộng hòa bình ở châu Á. Đế' quốc Mỹ muốn ăn sống nuốt tươi nhân dân châu Á. Nhưng châu Á ngày nay không còn là châu Á ngày xưa nữa. 1.400 triệu nhân dân châu Á không phải là một lực lượng để cho đế' quốc Mỹ muốn làm gì thì làm. Bài diên văn láo xược của Đalét không dọa nạt nổi nhân dân châu Á. Nó chỉ tăng thêm lòng căm thù sục sôi của nhân dân châu Á đối với bọn hiếu chiến Mỹ.

T.L.

-    Báo Nhân Dân, số 376, ngày 13-3-1955, tr.4.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.369-371.

LẠI CHUYỆN BOM A VÀ BOM H

Sau khi đồng chí Môlôtốp tuyên bố rằng: Về những thứ vũ khí ấy, Liên Xô đã hơn Mỹ; thì người Mỹ cũng nửa úp nửa mở thừa nhận như vậy. Hãng Thông tấn Mỹ (9-2-1955) viết:

"Trong Chính phủ Mỹ không ai còn nghi ngờ rằng Liên Xô có bom H, mà còn có những máy móc để thả bom ấy.

Ngày 1-11-1952, Mỹ thử quả bom H đầu tiên. Cách 9 tháng sau, thì Liên Xô thử bom H. Do đó mà biết Liên Xô đã sớm hơn Mỹ về mặt thời gian làm bom H.

Phải chăng Mỹ còn giữ địa vị đứng đầu trong việc chế' tạo bom H? Đó là một vấn đề khó trả lời.

Ngày 29-10-1953, Chủ tịch Ủy ban nguyên tử trong Quốc hội Mỹ đã nói: Rất có thể’ Liên Xô chẳng những theo kịp, mà còn vượt qua Mỹ.

Một ủy viên khác cũng nói: Liên Xô ngày càng nhiều các thứ bom ấy và những máy bay để thả nó. Liên Xô đã hơn Mỹ về cách chế’ tạo bom H tiết kiệm hơn, mà sức mạnh hơn, dê điều khiển hơn...”.

Dù thắng thế’ như vậy, Liên Xô vân luôn luôn đề nghị cấm dùng các thứ bom ấy. Và nhân dân thế’ giới nhiệt liệt ủng hộ đề nghị của Liên Xô. Chưa đầy 1 tháng nay đã có hơn 145 triệu người các nước ký tên đòi cấm bom A và bom H.

Thế là lực lượng đoàn kết của nhân dân yêu chuộng hòa bình mạnh hơn tất cả các thứ vũ khí và trước lực lượng to lớn ấy thì đế' quốc Mỹ dù là hung ác cũng phải e dè.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 379,
ngày 16-3-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.372.


THANH NIÊN KIỂU MẪU

Đồng chí Trịnh Văn Huyền, một bần nông ở Hà Tĩnh, là một người kiểu mâu của Đoàn Thanh niên xung phong. Đồng chí Huyền có những đức tính tốt, như:

-     Siêng năng - Từ năm 1951, đồng chí ấy xung phong đi dân công, bao giờ năng suất cũng tăng từ 200 đến 400 phần 100. Năm đầu, đã được bầu làm chiến sĩ số 1 toàn huyện.

Trong chiến dịch Tây Bắc, dù đường khó đi, đêm nào đồng chí ấy cũng gánh 50 kilô.

-     Nhiều sáng kiến - Thí dụ, khi làm việc ở Đèo Chẹn, đường dài đèo dốc, đồng chí ấy đã chia 5 cây số làm 3 chặng. Những người khỏe thì phụ trách chô dốc. Những người yếu thì phụ trách chô bằng. Nhờ vậy, năng suất của toàn đội đã tăng gấp đôi. Riêng đồng chí Huyền tăng 270 phần 100.

-     Gan dạ - Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, một hôm, xe chở đạn bị máy bay địch ném cháy. Đồng chí ấy đã xông ra trước và kêu gọi anh em ra sức cứu lấy đạn trong xe đang cháy. Nhờ vậy mà bộ đội khỏi thiếu đạn. Đạo đức quý trọng của công và quyết tâm làm tròn nhiệm vụ như vậy thật là đáng quý.

-     Tinh thân đoàn kết - Khi làm việc ở công trường, ngày dưỡng bệnh ở nhà thương, đồng chí ấy luôn luôn tìm cách giúp đỡ anh em về mọi mặt. Gặp lúc thiếu thốn vì tiếp tế' chưa kịp, đồng chí ấy vui vẻ sẻ cơm nhường áo cho anh em.

Trong một năm, đồng chí ấy đã được khen thưởng 23 lần. Vừa rồi, ở Đại hội thi đua, đồng chí Huyền đã được bầu làm chiến sĩ số 1 toàn đoàn.

Đồng chí Huyền thật xứng đáng với cái danh dự là thanh niên xung phong làm kiểu mâu cho tất cả thanh niên chúng ta.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 380, ngày 17-3-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.373-374.


QUỐC HỘI TA VÀ “QUỐC HỘI” CHÚNG

Quốc hội ta do toàn dân tự do bầu cử, là đại biểu chân chính của nhân dân cả nước từ Bắc đến Nam.

Trong những năm chiến tranh chống xâm lược, Quốc hội ta đã sát cánh với Chính phủ và nhân dân chịu đựng gian khổ, vượt mọi khó khăn, dũng cảm hy sinh, đưa kháng chiến đến hoàn toàn thắng lợi.

Nay trong hoàn cảnh hòa bình, trước tình hình mới và nhiệm vụ mới, Quốc hội ta lại cùng nhân dân và Chính phủ khắc phục những khó khăn mới, phát triển những thuận lợi mới, để’ củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.

Quốc hội ta vẻ vang như vậy. Còn cái gọi là "Quốc hội lâm thời" mà bọn Ngô Đình Diệm sắp bày trò ở miền Nam là thế' nào?

Nghe nói nó sẽ có 247 người, trong đó:

60 người do các đoàn thể’ và tôn giáo lựa chọn. Tức là đại biểu riêng của các nhóm, chứ không phải đại biểu lợi ích chung của nhân dân.

88 người do Ngô Đình Diệm chỉ định. Tức là bà con, bè bạn, dòng họ, vây cánh của Diệm.

99 người thì bầu cử. Bầu cử thế' nào? Thậm chí các báo Sài Gòn cũng tỏ ra bất mãn với cách "bầu cử" của Diệm. Thí dụ vùng Sài Gòn - Chợ Lớn có 2 triệu nhân dân, mà chỉ được 7 "đại biểu", 7 người này là do 40 người hội đồng thành phố cử ra. Thế là trong số 2 triệu nhân dân chỉ có 40 người được quyền bầu cử.

Đó là "dân chủ" kiểu Mỹ - Diệm. Chắc chắn, đồng bào miền Nam sẽ hết sức phản đối cái trò hề quỷ quái ấy.

Quốc hội ta một lòng, một chí phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Cho nên được Tổ’ quốc ghi công, nhân dân ủng hộ và nhiệt liệt chúc khóa họp thứ tư của Quốc hội thành công vẻ vang.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 385, ngày 22-3-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.378-379.


HÔM QUỐC HỘI KHAI MẠC

-      Khi chào mừng Quốc hội, nói đến đồng bào miền Nam đang anh dũng phấn đấu trong hoàn cảnh rất khó khăn, Hồ Chủ tịch nghẹn ngào, cảm động.

Trong báo cáo nhắc đến những chiến sĩ đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khóc.

Trong những lúc đó, toàn thể đại biểu đều im lặng, ngậm ngùi, nhiều vị rưng rưng nước mắt.

Điều đó càng chứng tỏ: Miền Nam là ruột thịt, xương máu của chúng ta; Chính phủ và Quốc hội luôn luôn ghi nhớ công ơn của những người con đã bỏ mình vì dân, vì nước.

-      Lúc các đoàn đại biểu nhân dân đến mừng Quốc hội, cả hội trường đứng dậy hoan hô nhiệt liệt. Hồ Chủ tịch, cụ Tôn Đức Thắng và Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt Quốc hội thân mật cảm ơn đồng bào Hà Nội. Hồ Chủ tịch hôn em Nguyên Thị Tỵ - đại biểu nhi đồng và tặng bó hoa cho cụ Bùi Phát Tường, 84 tuổi, đại biểu các giới phụ lão Thủ đô. Quốc hội lại vô tay như sấm dậy.

Điều đó lại chứng tỏ tình đoàn kết thân ái nồng nàn giữa nhân dân, Quốc hội và Chính phủ ta.

-      Lần đầu tiên trong khóa họp Quốc hội có các vị đại sứ thay mặt 900 triệu nhân dân các nước bạn, cùng các vị trong Ủy ban quốc tế' và đại biểu phái đoàn của Chính phủ Pháp - đến dự. Điều đó chứng tỏ địa vị và uy tín của Quốc hội và Chính phủ ta ngày càng được nâng cao và vững chắc.

Mấy điều trên đây càng làm cho nhân dân ta thêm yêu kính và thêm tin tưởng vào Quốc hội và Chính phủ ta.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 387, ngày 24-3-1955, tr.4.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.380-381.


MỘT CÔNG NHÂN GƯƠNG MẪU

Đồng chí Cần là thợ rèn ở Hà Đông, cùng anh em nhận công việc làm dây xích giữ phà. Làm 120 cái xích, cộng dài 1.000 thước, phải tốn nhiều sắt, 100 tấn than và 1.000 công thợ.

Trong khi cùng anh em bàn bạc, đồng chí Cần đã có sáng kiến: Trong kháng chiến, bộ đội ta phá hoại được nhiều xe tăng của địch, những xe tăng ấy có xích sắt rất tốt, ta nên lợi dụng nó.

Thế' rồi anh em đưa nhau đi tìm tháo xích sắt xe tăng. Kết quả đã giải quyết nhanh chóng việc làm xích giữ phà, mà không tốn than tốn sắt, lại còn tiết kiệm được nhiều công thợ.

Đồng chí Cần lại có sáng kiến dùng vỏ đạn đại bác của địch, làm được 100 cái xẻng cho công trường, tiết kiệm được 8 vạn đồng.

Trong phong trào thi đua, một điều rất quan trọng là phải có sáng kiên. Có sáng kiến tổ chức, thì tăng được năng suất và tiết kiệm được thời giờ và nguyên liệu, vật liệu. Tăng gia và tiết kiệm cộng lại với nhau, thì một người có tác dụng bằng nhiều người, một vốn có tác dụng bằng nhiều vốn. Nói tóm lại: Muốn thi đua có kết quả tốt, thì đầu óc cần phải suy nghĩ tìm tòi, cũng như tay chân phải cần cù nhanh nhẹn.

Đồng chí Cần đã biết suy nghĩ tìm tòi, đã có sáng kiến, cho nên đã thu được kết quả tốt. Do đó, đồng chí ấy đã xứng đáng với cái vinh dự là người công nhân gương mâu.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 392,
ngày 29-3-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.384.


5 NGUYÊN TẮC LỚN

Tháng 6 năm ngoái, ba vị Thủ tướng Chu Ân Lai, Nêru và Unu đã thay mặt 3 nước Trung, Ấn, Diến[8] ký một bản tuyên bố chung về chính sách ngoại giao, gồm 5 nguyên tắc lớn, là:

-       Tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ toàn vẹn của nhau,

-       Không xâm phạm nhau,

-       Không can thiệp vào nội chính của nhau,

-       Đối đãi nhau bình đẳng và đôi bên đều có lợi,

-       Chung sống hòa bình.

Sau đó, khi gặp Thủ tướng Chu Ân Lai, Thủ tướng Nêru và Thủ tướng Unu, Hồ Chủ tịch cũng hoàn toàn tán thành 5 nguyên tắc ây.

5 nguyên tắc lớn là nền tảng bang giao thân thiện và hòa bình, Việt Nam ta và Cao Miên, Lào là láng giềng gần gũi. Hồ Chủ tịch đã nói rõ rằng: Nhân dân và Chính phủ ta sẵn sàng thi hành 5 nguyên tắc ây với các nước, trước hết là với 2 nước anh em Cao Miên và Lào.

Vừa rồi, vua Lào và Hoàng tử Cao Miên cũng tuyên bố ủng hộ 5 nguyên tắc ấy. Chúng ta râ't hoan nghênh và mong rằng lời tuyên bố của các nhà cầm quyền Cao Miên và Lào sẽ biến thành hành động thực tế.

Như vậy, thì nhân dân 3 nước Việt Nam, Cao Miên, Lào đã đoàn kết sẽ càng đoàn kết hơn và sẽ đồng tâm hợp lực góp phần xứng đáng vào công cuộc giữ gìn hòa bình ở châu Á và thế' giới.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 393, ngày 30-3-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.385-386.


NHỮNG CÂU TRẢ LỜI NGỘ NGHĨNH

Vừa rồi, Phòng Thương mại Mỹ điều tra ý kiến của các học sinh đại học về vấn đề “Tự do kinh doanh trong nền kinh tế Mỹ".

Khi đặt câu hỏi đó, Phòng Thương mại tưởng rằng các học sinh sẽ ca tụng chế' độ kinh tế' Mỹ. Không ngờ những câu trả lời đã làm cho họ ngã ngửa:

82% trả lời: Không tin tưởng chế' độ kinh tế' Mỹ, vì chế' độ ấy làm cho kinh tế' Mỹ hoàn toàn nằm trong tay một nhóm người triệu phú.

75% trả lời: Chế' độ ấy chỉ lợi cho bọn chủ, không lợi gì cho người trí thức và công nhân.

62% trả lời: Các chủ xí nghiệp ăn lãi nhiều quá.

Còn 55% thì trả lời: Tán thành chế độ cộng sản.

Những câu trả lời của thanh niên, học sinh đã làm cho giai cấp tư bản Mỹ lo ngại nhiều.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 394, ngày 31-3-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.387.

CHÍ KHÍ CHIẾN ĐẤU
CỦA THANH NIÊN TRUNG HOA

Quốc hội và Chính phủ Trung Hoa định sửa đổi chế độ thanh niên đi lính: Từ trước đến nay là chế' độ tình nguyện: Từ nay về sau sẽ theo chế' độ nghĩa vụ (nghĩa là thanh niên con trai đến tuổi thì đều phải đi lính mây năm, để giữ gìn Tổ’ quốc, giữ gìn hòa bình).

Nhưng từ chế' độ tình nguyện sang chế' độ nghĩa vụ, cân phải có một thời kỳ chuẩn bị. Trong thời kỳ ấy, Chính phủ cân có 350.000 thanh niên để bổ sung cho quân đội.

Chính phủ ra lời kêu gọi không đây nửa tháng, thì số thanh niên ký tên tình nguyện tòng quân đã nhiêu gấp 8 ĩân con số Chính phủ đã định.

Nhiều nơi, như Nội Mông Cổ’, Hà Nam, v.v., từ 95 đến 99% thanh niên (học sinh, công nhân, nông dân) đã ghi tên xin tòng quân.

Tin thêm: Đến hôm 26-3, ở Trung Quốc đã có hơn 355 triệu người ký tên đòi câm bom nguyên tử và bom khinh khí.

Ở Nhật có hơn 23.184.000 người đã ký tên.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 395,

ngày 1-4-1955, tr.2.

-       Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.392.

VỆ LẬP HOÀNG

Là một đại quân phiệt (Trung Quốc), đã đi với Tưởng Giới Thạch hơn 30 năm, đã giữ chức "Lục quân Phó Tổng tư lệnh”, chỉ kém Tưởng một bực.

Vừa rồi, ông Vệ đã quay về với Tổ quốc và gửi cho quân đội Tưởng ở Đài Loan một bức thư, đại ý như sau:

"5 năm qua, tôi đọc các sách báo, xem xét tình hình, tôi đã thấy rõ: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và của Mao Chủ tịch, Trung Quốc đã thay đổi hẳn. Nhân dân rất đoàn kết, kinh tế rất phát triển, địa vị quốc tế' được nâng cao. Nhất là chính sách đối với mọi người, hê ai có chút cống hiến cho nước nhà, thì bất kỳ quá khứ thế' nào, cũng được khuyến khích giúp đỡ (như các bạn Trương Trị Trung, Phó Tác Nghĩa và nhiều người khác). So với giặc Tưởng, bán nước cầu vinh, tự tư tự lợi, thì ai thiện, ai ác thật đã rõ ràng.

Nay Tưởng lại liếm gót đế' quốc Mỹ, mơ tưởng giành lại chính quyền, thật là ngu ngốc. Xưa kia, nó có hơn 4 triệu Hải, Lục, Không quân, lại được Mỹ cho hàng ngàn triệu bạc, mà nó phải thua chạy. Huống hồ nay nó chỉ còn vài mươi vạn binh sĩ già yếu, mà muốn phản công, thật là điên cuồng!

Đài Loan là đất đai của Trung Hoa, cũng như Haoai là đất đai của nước Mỹ. Nếu một nước nào xâm chiếm Haoai, thì nhân dân Mỹ nghĩ thế' nào?

Giải phóng Đài Loan, trị tội giặc Tưởng, là việc nội bộ của Trung Quốc, cho nên những người chính nghĩa trên thế giới đều đồng tình. Giặc Tưởng nỡ lòng bán Tổ quốc, cõng rắn bắt gà nhà, cho nên bị thiên hạ phỉ nhổ.

Trước kia, tôi cũng như các bạn, lầm theo giặc Tưởng. Bây giờ tôi đã giác ngộ, rất lây làm thẹn thuồng. Hiện nay, 600 triệu đồng bào ta đều quyết tâm giải phóng Đài Loan, đó là một dịp tốt cho chúng ta lập công chuộc tội. Tôi không nỡ thấy các bạn cùng tan nát, nhục nhã với giặc Tưởng, cho nên tôi mong mỏi các bạn cùng quay về với Tổ quốc, với nhân dân...”.

Khi Tưởng còn cầm quyền, các đại tướng Vệ Lập Hoàng, Trương Trị Trung, Phó Tác Nghĩa, v.v. đều là những người chống cộng kịch liệt. Song, nhờ chính sách "Đại đoàn kết chống Mỹ, chống Tưởng” của Đảng Cộng sản đã cảm hóa họ, giúp họ trở nên những người phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đó là một kinh nghiệm rất quý báu cho chúng ta.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 398, ngày 4-4-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.393-394.


HỘI NGHỊ TAY BA ĐỂ LÀM GÌ?

Hôm 17-3, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp tuyên bố rằng: Pháp, Mỹ, Anh sẽ khai hội tay ba để bàn vấn đề Đông Dương, nhất là vấn đề Pháp rút khỏi Hải Phòng và vấn đề tổng tuyển cử ở Việt Nam.

Hôm 30-3, Hãng Thông tấn Mỹ lại nói: Có lẽ hội nghị tay ba sẽ họp ở Pari vào ngày 15-5.

Vấn đề Đông Dương phải do nhân dân Đông Dương quyết định. Việc Pháp phải rút khỏi Hải Phòng vào trung tuần tháng 5 và việc tổng tuyển cử ở Việt Nam vào tháng 7-1956, thì Hiệp định Giơnevơ đã quy định rõ ràng, không có lý do gì mà phải bàn lại. Càng không có lý do gì mà Mỹ, Pháp, Anh được bàn riêng.

Nếu ba Chính phủ Mỹ, Pháp, Anh tự tiện đưa những việc ấy ra bàn riêng không đếm xỉa đến 9 nước đã ký Hiệp định Giơnevơ, thì ba Chính phủ ấy sẽ có lôi vi phạm Hiệp định Giơnevơ, mà nhân dân Việt Nam, Cao Miên, Lào và nhân dân thế giới sẽ cương quyết chống lại họ.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 399, ngày 5-4-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.395.

HOAN NGHÊNH HỘI NGHỊ NHÂN DÂN
CHÂU Á

Châu Á người đông, đất rộng, của nhiều hơn các châu khác. Lại có những nước to lớn và văn minh lâu đời, như Trung Quốc và Ấn Độ. Nhân dân châu Á thì yêu chuộng hòa bình. Nhưng từ thế kỷ thứ 16, châu Á đã bị bọn thực dân phương Tây áp bức bóc lột tàn tệ.

10 năm qua, châu Á đã thay đổi nhiều: Trung Quốc cách mạng thành công; nửa Việt Nam và nửa Triều Tiên đã tự do độc lập; Ấn Độ, Nam Dương và Diến Điện đã thoát khỏi địa vị thuộc địa. Các dân tộc khác đang đấu tranh để vươn mình.

Nhưng bọn đế' quốc do Mỹ cầm đầu, u mê không hiểu. Chúng còn mong chia rẽ nhân dân châu Á, dùng người châu Á đánh người châu Á, rêu rao chiến tranh nguyên tử để’ đe dọa nhân dân châu Á. Nói tóm lại: Chúng mơ tưởng bắt nhân dân châu Á trở lại kiếp nô lệ. Chúng đã lầm to!

Châu Á ngày nay không phải như châu Á ngày xưa. Nhân dân châu Á quyết tâm chống đế' quốc xâm lược, quyết tâm đoàn kết để’ giữ gìn những thắng lợi dân tộc của mình và thực hiện 5 nguyên tắc chung sống hòa bình. Đó là mục đích của Hội nghị hòa bình của nhân dân châu Á, khai mạc hôm qua ở Thủ đô Ấn Độ.

Có đại biểu 16 nước tham gia Hội nghị: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Liên Xô, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Dương, Diến Điện, Triều Tiên Nhân dân Cộng hòa, Nhật Bản, v.v.. Các đoàn đại biểu có đủ các tầng lớp nhân dân và đủ các xu hướng chính trị và tôn giáo. Hội nghị sẽ góp phần quan trọng vào việc làm cho tình hình quốc tế' bớt căng thẳng, vào việc gìn giữ hòa bình châu Á và thế' giới.

Vì vậy, nhân dân Việt Nam nhiệt liệt hoan nghênh Hội nghị và chúc Hội nghị thành công.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 401, ngày 7-4-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.398-399.


9 TRIỆU NGƯỜI ĐIÊN

Bản báo cáo của Ủy ban y tế Mỹ cho biết rằng:

"Ở Mỹ, một nửa số người ốm vào nhà thương là mắc bệnh thần kinh.

6 phần 100 nhân dân Mỹ, tức là độ 9 triệu người, mắc bệnh loạn óc. 10 phần 100 trong số đó, tức là 90 vạn người, phải vào nhà thương điên.

Năm nay, số người mới điên phải vào nhà thương là 25 vạn người.

Môi năm, nhân dân Mỹ phải chi tiêu cho những người mắc bệnh điên độ 1 nghìn triệu đôla”.

Vì sao ở Mỹ nhiều người mắc bệnh điên như vậy? Vì người Mỹ sinh hoạt vội vàng hối hả như những cái máy, thần kinh luôn luôn bị căng thẳng. Lại vì đế' quốc Mỹ tuyên truyền ầm ĩ chiến tranh nguyên tử, chúng muốn làm cho thiên hạ hoảng sợ, không ngờ người Mỹ lại hoảng sợ trước, đến nôi phát điên.

Nhưng chính những người Mỹ điên cuồng thật (những người tuyên truyền chiến tranh) thì lại được quyền cao chức trọng, mà không bị nhốt vào nhà thương điên.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 402,

ngày 8-4-1955, tr.2.

TÌNH HÌNH RỐI LOẠN Ở MIỀN nam

Thi hành đúng Hiệp định Giơnevơ, bộ đội ta tập kết ra miền Bắc. Từ ngày đó, tình hình miền Nam lung tung beng. Một bên là bọn Ngô Đình Diệm, do đế' quốc Mỹ trắng trợn đỡ đầu. Một bên là các nhóm Bình Xuyên, Hòa Hảo, Cao Đài, do thực dân Pháp ngấm ngầm xui giục. Từ đầu tháng 3, hai phe bắt đầu đánh nhau ở các tỉnh Long Xuyên, Sóc Trăng, Rạch Giá, Mỹ Tho... Đến cuối tháng 3, họ choảng nhau ngay ở thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn: Hàng trăm dân chết và bị thương, hàng chục nhà cháy và hư hỏng. Giá lương thực tăng lên gấp hai, gấp ba trong một hôm. Nhân dân không được đi lại ngoài phố từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng. Mây chục tiểu đoàn lính của hai phe đào hào đắp ụ, chuẩn bị đánh nhau ngay giữa thành phố. Nhân dân nơm nớp lo sợ, vì tính mạng tài sản rất bấp bênh. Đồng bào Công giáo "di cư” vào Nam, trước đã cực khổ nay càng thêm cực khổ, chết đói và chết bệnh rất nhiều.

"Xanh kia thăm thẳm từng trên,
Vì ai gây dựng mà nên nỗi này?”.

Vì đế' quốc Mỹ và bè lũ. Chúng âm mưu trường kỳ chia rẽ nước ta, âm mưu dùng miền Nam làm căn cứ quân sự Mỹ, âm mưu dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam.

Nhưng âm mưu Mỹ và bè lũ đang đi đến chô thất bại. Chính báo chí phản động Mỹ cũng thừa nhận điều đó. Báo Diễn đàn New York viết: "Cuộc thí nghiệm dùng Ngô Đình Diệm đã thất bại... Pháp thì phá hoại ngầm, các phe tôn giáo thì tức giận Côlin (đặc sứ Mỹ)... Mỹ và Pháp lục đục tợn. Mỹ thì bảo Diệm kiên quyết đánh phe kia. Pháp thì bảo Diệm nhượng bộ... Tình hình rối loạn ấy có thể kéo dài...”.

Có thể’ kéo dài cho đến khi đồng bào miền Nam, với sự ủng hộ của đồng bào cả nước, nổi dậy đấu tranh tự giải quyết lây vận mệnh của mình, bằng cách giành cho kỳ được hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 405, ngày 11-4-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.402-403.


TỔ ĐỔI CÔNG KIỂU MẪU

Chính phủ định ra luật lệ cải cách ruộng đất, Đảng phái cán bộ về xã giúp đồng bào nông dân đấu tranh thực hiện người cày có ruộng. Đó là bước đầu.

Đã có ruộng, nông dân cần phải ra sức tăng gia sản xuất, để đảm bảo đời sống ấm no.

Muốn sản xuấ t được tăng gia, thì cần có những tổ đôi công để giúp đỡ lân nhau trong mọi công việc. Ý nghĩa tổ đổi công là "Một cây làm chẳng nên non, nhiều cây tụ hợp thành hòn núi cao”.

Muốn tổ đổi công có kết quả thật tốt, thì phải khéo tô’ chức, theo nguyên tắc tự giác tự nguyện. Phải khéo lãnh đạo, làm cho các tổ viên ai cũng hăng hái làm việc, ai cũng được hưởng lợi công bằng. Thí dụ:

Tổ đổi công của chị Vậy (xã Tây Sơn, Yên Bái) có kế hoạch định công, phân công, ghi công. Có chương trĩnh làm việc rõ ràng, cứ 3 ngày kiểm điểm lại 1 lần. Nhờ vậy, tổ đã cày ải, bừa kỹ, bắt hết sâu, làm sạch cỏ, bón nhiều phân, đắp thêm phai chống hạn...

Kết quả về vật chất - Sản xuất tăng nhiều. Trước kia nhà nào cũng thiếu ăn 2, 3 tháng; nay nhà nào cũng đủ ăn và còn thừa ít nhiều để giúp bà con khác.

Đối với thuế nông nghiệp, cả tổ đã khai đúng, nộp nhanh, nộp tốt.

Về tinh thần - Bà con trong tổ đều đoàn kết, vui vẻ, thi đua làm, thi đua học. Các tổ viên có kế' hoạch giúp đỡ những gia đình neo người, gia đình bộ đội.

Thành tích ấy làm cho những người trước kia nghi ngờ tổ đổi công, nay cũng xin vào tổ.

Tỉnh nào cũng có những tổ kiểu mâu như vậy: tổ của anh Sinh ở Thái Nguyên, tổ của chị Lượng ở Sơn Tây, tổ của chị Ruyện ở Cao Bằng, vân vân.

Các liên khu và các tỉnh nên có những cuộc hội nghị cán bộ các tổ đổi công (trước khi họp phải chuẩn bị đầy đủ), để trao đổi và phổ biến kinh nghiệm. Làm được như vậy, thì phong trào tăng gia sản xuấ't chắc sẽ phát triển thiế't thực, mạnh mẽ và rộng khắp hơn nữa.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 407,

ngày 13-4-1955, tr.2.

-       Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.404.


NAM NỮ BÌNH QUYỀN

Một nhóm nữ học sinh hỏi: Địa vị của phụ nữ Liên Xô thế nào?

Trước hết, hoan hô các em đặt câu hỏi thiết thực. Đây là câu trả lời: Phụ nữ Liên Xô hưởng tất cả mọi quyền lợi kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội như đàn ông. Xem mấy con số sau đây, thì các em rõ. Hiện nay, phụ nữ Liên Xô có hơn 38 vạn người làm công trình sư, hơn 1 triệu người làm cô giáo, hơn 2 triệu người làm nghề thuốc, hơn 2 triệu 70 vạn người làm việc ở các cơ quan khoa học, văn hóa và giáo dục, hơn 1 triệu 30 vạn người học ở các trường cao đẳng và trường chuyên môn, hơn 2.000 người phụ trách ngành nông nghiệp đã được thưởng Huân chương Anh hùng Lao động. 741 người được giải thưởng Xtalin về khoa học, phát minh, văn chương và nghệ thuật, 347 người là đại biểu Quốc hội (Xôviết tối cao), 50 vạn người được cử vào các cấp chính quyền địa phương.

Rất nhiều phụ nữ làm giám đốc trường học, nhà máy, nông trường, nhà thương, v.v..

Ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chúng ta, nam nữ cũng bình quyền. Phụ nữ ta cũng có tài có sức, nhưng vì bị bọn thực dân áp bức 80 năm qua, cho nên phụ nữ ta còn ít người tham gia các ngành hoạt động. Các em chăm lo học hành, rèn luyện tài đức, thì mai sau các em nhất định theo kịp chị em phụ nữ Liên Xô.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 408, ngày 14-4-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.406.


ĐẶC VỤ CỦA BỌN ĐẾ QUỐC

Có thể nói rằng: Đặc vụ là một trong những tổ chức trụ cột đối nội và đối ngoại của bọn đế quốc. Đối nội, thì chúng dùng đặc vụ để dò xét và khủng bố phong trào dân chủ ở trong nước chúng. Đối ngoại, thì chúng dùng đặc vụ để hòng phá hoại hòa bình, phá hoại Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ khác. Song, bọn đặc vụ lọt vào các nước này, đều bị thất bại, vì không sớm thì muộn, chúng đều bị bắt.

Vừa rồi, chỉ trong mấy hôm, chính quyền Cộng hòa Dân chủ Đức lại bắt được 521 tên đặc vụ Mỹ, Anh, Pháp và Tây Đức; tịch thu được 19 máy phát thanh bí mật, một số súng đạn, thuốc độc, máy ảnh, giấy thông hành giả, v.v.. Đồng thời bắt được những món tiền to, tài liệu bí mật, kế' hoạch phá hoại kinh tế, kế hoạch ám sát.

Kết quả ấy là nhờ cán bộ và nhân viên các ngành, nhờ quân đội và nhân dân đều có tinh thần cảnh giác rất cao và đã hăng hái giúp công an dò xét và vây bắt bọn đặc vụ của đế quốc.

Vụ này lại thêm một kinh nghiệm quý báu và một bài học cảnh giác cho chúng ta.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 411, ngày 17-4-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.407.

CHÚC MỪNG HỘI NGHỊ Á - PHI

Hôm nay 18-4-1955, Hội nghị Á - Phi khai mạc ở Băngđung, gần Thủ đô Nam Dương.

Tham gia Hội nghị có đại biểu của 29 nước châu Á và châu Phi, cộng cả có 1.440 triệu nhân dân. Đoàn đại biểu của nước ta do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng lãnh đạo. Đó là một cuộc hội nghị rất to, và có mấy ý nghĩa rất lớn:

-     Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử, mà các dân tộc Á - Phi gặp mặt đông đủ như vậy. Cũng là lần đầu tiên mà một cuộc hội nghị quốc tế của các dân tộc Á - Phi không có bọn đế quốc phương Tây thò mũi vào.

-     Nhân dân Á - Phi đã vươn mình, tự mình hội họp, tự mình giải quyết công việc của mình, không để bọn đế' quốc nhúng tay vào.

-     Giữa các nước Á - Phi tuy có những chế' độ chính trị khác nhau, nòi giống khác nhau, trình độ khác nhau và nhiều điều nữa khác nhau; song có những điều giống nhau - Đó là nhân dân nước nào cũng yêu chuộng hòa bình, cũng chán ghét chiến tranh, cũng muốn sống tự do độc lập.

Vì vậy, Hội nghị Á - Phi chắc sẽ có kế't quả tốt đẹp là: đoàn kết lực lượng của 1.440 triệu người để chống âm mưu chiến tranh của phe đế' quốc Mỹ; để giữ gìn hòa bình ở châu Á, châu Phi và khắp thế giới; và để tìm cách trao đổi kinh tế và văn hóa giữa các nước Á - Phi với nhau.

Cho nên nhân dân Việt Nam ta cùng nhân dân thế' giới nhiệt liệt hoan nghênh Hội nghị Á - Phi và thành khẩn chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 412, ngày 18-4-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.416-417.


NỮ ANH HÙNG NGUYỄN thị bươi[9]

Người Long Động, tỉnh Quảng Yên,
Hai mươi bốn tuổi, tính hiền và ngoan.

Từ ngày giặc đánh vào làng,

Chị đánh du kích tỏ gan anh hùng.

Việc gì chị cũng xung phong,

Khiến cho đồng đội càng hăng thêm nhiều.

Chiến tranh càng khó bao nhiêu,
Tinh thần càng vững, càng nhiều chiến công.

Khi đánh giặc, khi giao thông,
Tuyên truyền, tổ chức, chị không ngại nề.

Một hôm, khai hội ra về,

Chẳng may địch bắt, không hề khai ra.

Chúng dùng đủ cách khảo tra,

Rồi cho lính hiếp suốt 3, 4 tuần.

Chém cha lũ giặc bất nhân,

Chúng toan bắn chị ở chân ngôi đình.

Nghĩ rằng mình chết đã đành,
Còn tài liệu Đảng giấu quanh mái nhà?

Chị bèn một chước nghĩ ra:
Xin về lấy súng đặng mà báo tin.
Đến làng, gặp một người quen,
Thừa cơ chị đã đưa tin rõ ràng.
Rồi quay mặt lại đường hoàng,
Chửi vào mặt giặc, giặc càng căm gan.

Chúng liền đạp chị ngã lăn,
Đứa dao khoét vú, đứa chân giâm đầu.

Đứa thì tay đỡ chậu thau,
Đứa thì mổ chị từ đầu đến chân!

Chị luôn giữ vững tinh thần,
Hô to khẩu hiệu, chửi quân bạo tàn.

Vì lòng yêu nước nồng nàn,
Nêu gương oanh liệt muôn ngàn đời sau.

C.B.

-      Báo Nhân Dân, số 415,
ngày 21-4-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.419-420.


CHUYỆN NGƯỢC ĐỜI

Lẽ thường là: Sản xuất càng nhiều, thì giá cả càng rẻ, nhân dân càng được đầy đủ. Nhưng dưới chế độ tư bản thì ngược lại: Nếu sản xuất nhiều, giá cả rẻ, thì bọn tư bản được lãi ít. Cho nên dù nhân dân thiếu thốn, bọn tư bản và địa chủ phá hủy những thứ đã sản xuất "quá nhiều", để giữ cho giá cả khỏi bị hạ thâ'p. Vài thí dụ:

-      Mấy năm trước đây, tư bản Mỹ đã lấy thóc thay thế cho than đá, Chính phủ Mỹ thì khuyến khích nhà nông phá hủy bớt các vườn bông.

-      Tư bản Tây Ban Nha đã đổ hàng vạn thùng rượu nho xuống biển.

-      Năm nay, ở nước Bờrêdin1 (Nam Mỹ), cà phê được mùa, bọn địa chủ định đốt cháy 30 vạn tấn cà phê.

-      Ở Pháp, Chính phủ khuyến khích nhà nông nhổ’ bớt 20 vạn mâu tây cây nho, tức là 1/10 tổng số đất trồng nho. Môi mâu nho bị phá hủy sẽ được Chính phủ trả cho 40 vạn phrăng!

Có lẽ bà con hỏi: Sao họ không đưa thóc, nho, cà phê... thừa thãi ấy bán rẻ hoặc phát cho dân nghèo? Xin trả lời: nếu làm như vậy thì không phải là tư bản và địa chủ nữa!

Mây đời bánh đúc có xương,

Mây đời tư bản và địa chủ lại thương dân nghèo!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 416,

ngày 22-4-1955, tr.2.


LYNCH

Đọc như "linsơ”, là một cách hung ác nhất khi người Mỹ da trắng giết người Mỹ da đen.

Trong những vấn đề quan trọng mà Hội nghị Á - Phi sẽ bàn, có vấn đề "chủ nghĩa chủng tộc”, tức là chính sách của đế' quốc xúi giục người da trắng khinh rẻ người có màu da khác, nhất là người da đen. Khinh rẻ có nhiều hình thức, thí dụ: Cướp nước của họ, bắt họ làm nô lệ, như các đế' quốc đối với các thuộc địa. Không cho họ ở chung trong một thành phố với người da trắng, như ở Mỹ và vừa rồi người da trắng ở Nam Phi đã đuổi hàng vạn người da đen ra khỏi các thành phố, v.v.. Tàn ác nhất là cách LYNCH ở Mỹ.

-     Hàng trăm, hàng nghìn người da trắng xúm nhau lại, xé nhỏ người da đen.

-     Trói người da đen vào sau xe hơi, rồi cho xe chạy, người da đen ngã lăn xuống đất, bị kéo lê lết như một tàu lá cây, mòn hết xương thịt mà chết.

-    Sau khi đánh đập chán rồi, người da trắng treo người da đen lên cành cây, nhóm lửa đốt chân.

Còn nhiều cách khác, không kém ghê tởm. Một đôi khi người da trắng bênh vực người da đen, cũng bị LYNCH như vậy. Những người Mỹ da trắng LYNCH người Mỹ da đen, không bị tội vạ gì hết.

Tháng trước một tờ báo Mỹ Time[10] đăng tin rằng: Ông White (một người Mỹ lai, 62 tuổi, cả đời đấu tranh chống "chủ nghĩa chủng tộc”), đã nói: chính mắt ông ta đã trông thấy 3.017 người da đen bị LYNCH; năm 1919, chỉ ở một thành phố Elenơ (Mỹ) đã có hơn 200 người da đen và 3 người da trắng bị LYNCH...

Hội nghị Á - Phi sẽ cố gắng động viên dư luận thế giới, bắt buộc đế' quốc Mỹ xóa bỏ cái "văn minh và nhân đạo” kiểu Mỹ ấy.

C.B.

-      Báo Nhân Dân, số 417,
ngày 23-4-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.423-424.

CHỮ F

Nước Marốc ở Bắc châu Phi, có hơn 9 triệu nhân dân, bị thực dân Pháp "bảo hộ” từ năm 1907. Marốc cũng bị áp bức, bóc lột như các thuộc địa khác. Nhân dân Marốc cũng đấu tranh và bị khủng bố như nhân dân ta trước Cách mạng Tháng Tám.

Một người dự Hội nghị Á - Phi nói: "Marốc là một tập trung dinh khổng lồ”.

Song, tập trung dinh không giam cầm được lòng nồng nàn yêu nước của người Marốc. Tờ báo Pháp Express (Tin nhanh) (9-4) thuật lại một chuyện như sau:

Ở một trường học tại thành phố Cadabơlăngca, khi dạy các em bé Marốc tập viết chữ F, thầy giáo viết chữ "Fa”, các em bé đều ngoan ngoãn chăm chú viết. Đến khi thầy giáo viết thêm chữ "Fáp”, thì không em nào bảo em nào, mà các em đều buông bút ra, vòng tay lại, không chịu viết.

Chuyện ấy chứng tỏ rằng: Các em bé Marốc tuy còn ít tuổi nhưng tinh thần dân tộc đã rất cao, không kém gì người lớn.

Chuyện này cũng làm cho C.B. ngậm ngùi nhớ lại: trong thời kỳ thuộc Pháp, nhiều học trò Việt Nam ta không chút ngượng nghịu khi đọc thuộc lòng: "Người Gôloa là tổ tiên của chúng ta”, và những câu giống như vậy. Nhưng may thay, nhờ Cách mạng Tháng Tám mà đầu óc của con em ta đã sáng sủa rất nhiều, và trong thời kỳ kháng chiến có những em nhi đồng cực kỳ anh dũng.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 420, ngày 26-4-1955, tr.2.


THANH NIÊN GƯƠNG MẪU

Đồng chí Lương Thị Ngọc Thái, 22 tuổi, quê ở Quảng Bình, cán bộ đỡ đẻ ở Ty y tế.

-    Một lần, vừa đỡ đẻ xong thì máy bay địch đến bắn phá. Đồng chí đã bình tĩnh đưa cả hai mẹ con đến hầm trú ẩn. Vừa đến hầm thì bom nổ cháy nhà. Máy bay địch vừa đi khỏi, đồng chí Thái liền xung phong vào làng cứu chữa cho đồng bào.

-    Lần thứ hai, đang làm việc trong nhà thương, máy bay địch đến thả bom. Đồng chí không sợ hãi, đã đưa được tất cả các người đẻ ra hầm trú ẩn. Một người ốm mới mổ, còn nằm trên bàn. Đồng chí chạy trở lại, bế' người ốm ra nơi ẩn nấp.

-    Một lần khác, địch ném bom gần nhà thương, lúc đó đồng chí Thái đi làm việc cách đó 2 cây số. Đồng chí vội chạy về cứu những người bị thương.

-    Chiến sự gay go, số người bệnh tăng nhiều. Một mình đồng chí Thái phụ trách phòng nội thương, phòng đỡ đẻ, phòng cho thuốc, phòng phát thuốc cho các xã. Hàng ngày, đồng chí phục vụ hơn 100 người bệnh. Lại còn giặt băng, gánh nước, sớm thì mang thuốc men và cõng người ốm ra chô tránh máy bay, tối lại mang thuốc và cõng người ốm về. Ngày nào cũng gà gáy thì dậy, làm việc đến khuya, nhưng mọi việc đều chu đáo. Hòa bình trở lại, ta vào thị xã tiếp quản các nhà thương. Địch để nhà thương dơ dáy, bẩn thỉu. Đồng chí Thái đã xung phong và khéo động viên mọi người quét dọn. Chỉ ít hôm, nhà thương đã sạch sẽ ngăn nắp.

Hôm gió bão lớn, nhiều nhà bị tung mất cả mái, nhân viên không đến được các phòng bệnh. Đồng chí đã tìm cách chạy đến cõng người ốm sang các phòng khác, đốt lửa cho họ sưởi và an ủi họ.

Tuy là cán bộ đỡ đẻ, đồng chí đã cố gắng vừa làm vừa học, cho nên làm được cả việc y tá.

Thương yêu người ốm, vì người quên mình, vượt mọi khó khăn, xung phong công tác, đồng chí Thái đã được bầu làm cán bộ gương mâu (1953) và chiến sĩ thi đua của Liên khu IV (1954).

Đồng chí Thái thật xứng đáng là cháu Bác Hồ. Chị em ta nên học tập tinh thần và ưu điểm của đồng chí Thái.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 421, ngày 27-4-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.425-426.


MẶT TRẬN THỐNG NHẤT á - PHI

Do lòng mong muốn nhiệt liệt của các dân tộc, do sự hướng dân khôn khéo của các lãnh tụ, Hội nghị Á - Phi đã thành công.

Suốt mấy đời người, nhân dân Á - Phi đã bị chia rẽ, đọa đày, bị lũ thực dân cưỡi đầu cưỡi cổ. Ngày nay, nhân dân Á - Phi đã tỉnh dậy, đã vươn mình, đoàn kết với nhau, chống lũ đế quốc, tự mình định đoạt lấy vận mệnh của mình.

Sau một tuần làm việc, Hội nghị đã kết thúc hôm 24-4. Hội nghị đã thay mặt cho 1.400 triệu nhân dân, đồng thanh quyết nghị:

-      Chống thực dân, chống phân biệt chủng tộc, chống chiến tranh nguyên tử.

-       Ủng hộ quyền độc lập, tự do của các dân tộc Á - Phi.

-      Hợp tác thân thiện về kinh tế' và văn hóa giữa các nước Á - Phi.

-       Chung sống hòa bình.

Có một số rất ít "đại biểu" (như đại biểu của Ngô Đình Diệm) đã cam tâm làm cái loa truyền thanh của đế' quốc Mỹ, mong phá hoại Hội nghị. Nhưng chúng đã tịt ngòi. Âm mưu Mỹ đã thất bại. Chính nghĩa đã thắng lợi.

Hội nghị Á - Phi là một vố nặng đánh vào đầu Hội nghị Mani tháng 9 năm ngoái và Hội nghị Băng Cốc tháng 2 năm nay (hai cái hội nghị do Mỹ cầm đầu để bàn bạc chiến tranh xâm lược).

Đoàn đại biểu ta đã góp phần vào kết quả tốt đẹp của Hội nghị Á - Phi. Mà kết quả của Hội nghị lại càng làm cho nhân dân ta thêm tin chắc rằng: Cuộc đấu tranh cho hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ của cả nước ta dù nhiều khó khăn, nhưng nhất định thắng lợi.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 422, ngày 28-4-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.429-430.


ĐÊ ĐIỀU

Xứ ta từ tháng 6 trở đi thường có lụt.

Giặc lụt là đồng minh của giặc đói.

Muốn chống đói thì phải chống lụt.

Muốn chống lụt, thì phải kịp thời đắp đê, giữ đê.

Muốn đắp đê, giữ đê thì cấp khu, cấp tỉnh nhất định phải thiết thực phụ trách công việc ấy.

Cấp khu, cấp tỉnh cần phải giúp đỡ và hướng dân cán bộ kỹ thuật, nghiên cứu và chuẩn bị kế' hoạch thật đầy đủ, động viên nhân dân, tổ chức và lãnh đạo nhân dân. Phải luôn luôn đi sát với nhân dân từ lúc khởi công đến ngày hoàn thành.

Đồng bào ta rất tốt. Cán bộ ta khéo giải thích, khéo tổ chức và lãnh đạo, thì việc đắp đê nhất định thành công tốt đẹp.

Đối với nhân dân, đối với Đảng và Chính phủ, các khu ủy và tỉnh ủy phải kiên quyết đảm bảo việc đắp đê năm nay nhanh, tốt và tiết kiệm.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 424, ngày 30-4-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.431.

1-5

Khắp thế giới, Ngày Quốc tế lao động là một. Nhưng ở hai xã hội khác nhau, nội dung và hình thức chúc mừng ngày ấy cũng khác nhau.

-    Ở các nước tư bản, 1-5 là ngày mà giai cấp lao động tỏ rõ ý chí và lực lượng đấu tranh của mình, đòi cải thiện đời sống, đòi bỏ chế' độ bóc lột, đòi nắm chính quyền, v.v..

-    Ở các nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ, giai cấp lao động đã nắm chính quyền, đã làm chủ nước nhà, thì 1-5 là ngày mà giai cấp lao động tỏ rõ quyết tâm và lực lượng xây dựng của mình để làm cho dân giàu, nước mạnh.

-    Ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chúng ta, 1-5 là ngày mà giai cấp lao động (lao động chân tay và lao động trí óc) kiểm điểm lại kết quả cuộc thi đua vừa qua và chuẩn bị cuộc thi đua sắp tới.

Kể từ ngày Thủ đô được giải phóng, công nhân ở các xí nghiệp và công trường, cán bộ và nhân viên ở các nhà thương, đồng bào nông dân ở các địa phương, chiến sĩ ở các đơn vị, anh chị em ở các ngành, các cơ quan, thầy giáo, cô giáo và học sinh ở các trường... đều cố gắng thi đua và đều thu được ít hoặc nhiều kết quả. Với kinh nghiệm đã thu lượm được và với lòng hăng hái của mọi người, chắc rằng sau 1-5, phong trào thi đua yêu nước sẽ sôi nổi hơn và kết quả sẽ to lớn hơn.

Muốn ăn quả thì phải chịu khó trồng cây.

Muốn uống nước thì phải ra sức đào giếng.

Hiện nay, chúng ta đang ở trong giai đoạn trồng cây, đào giếng. Sự chịu đựng và cố gắng ngày nay, sẽ biến thành kết quả tốt đẹp ngày sau. Mọi người, mọi ngành cố gắng thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, thì mai đây dân ta nhất định giàu, nước ta nhất định mạnh, và hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ khắp cả nước nhất định thành công.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 425, ngày 1-5-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.446-447.


THƯƠNG HẠI NHỮNG NGƯỜI DI CƯ

Một số đồng bào Công giáo nhẹ dạ, bị bọn Diệm lừa bịp ép buộc đi Nam. Tưởng vào Nam thì sẽ sung sướng phần hồn, no ấm phần xác. Nào ngờ vào Nam là đi vào địa ngục trần gian.

Báo chí Mỹ là kẻ rất hăng tâng bốc bọn Diệm, tuyên truyền di cư, mà nay chúng cũng phải đăng những tin tức bi thảm như sau:

"Lính của Diệm và phe đối lập đánh nhau dữ tợn. Trộm cướp nổi lên lung tung khắp miền Nam. Nhiều trại di cư bị cướp phá. Tiền bạc, tài sản của họ bị cướp. Nhiều người di cư chết và bị thương...”.

"Ở Sài Gòn - Chợ Lớn, bọn du côn đánh cướp các phố xá Hoa kiều và người Việt. Thuyền bè đi trên sông cũng bị cướp”.

"Dân di cư đã cùng đường, họ đánh liều cử đại biểu viết thư yêu cầu Mỹ và Pháp cách chức Ngô Đình Diệm...”.

Tin tức trên đây chỉ là một thí dụ. Đời sống của đồng bào di cư còn đen tối cực khổ hơn. Chúng ta cầu nguyện rằng: Sự thật đau xót ây sẽ làm cho mọi người suy nghĩ, như 200 đồng bào Công giáo Nghệ An đã lên đường đi Nam (hôm 21-4), nhưng sau khi suy nghĩ kỹ, lại kiên quyết quay trở về với nhà cửa quê hương.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số428, ngày 5-5-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.448.

“CHINH PHỤ NGÂM” MỚI

Thuở phe phái hục nhau túi bụi, Đồng bào Nam nhiều nôi truân chiên.

Vì Ngô Đình Diệm rồ điên, Mỹ kia can thiệp, mà nên nôi này.

Hàng nghìn dân chết lây vô tội,

Hàng muôn người hấp hối bị thương.

Mười muôn nhà cháy ngổn ngang, Đầy trời khói lửa, đầy đàng tàn tro.

Thương hại cho đồng bào Công giáo,

Bị Xa tăng lừa đảo di cư,
Nhà tan, của hết, xác xơ,

Gặp cơn loạn lạc, trông nhờ vào ai!

Trộm cướp lại thẳng tay giết hại,

Chúng nhằm vào các trại di cư,

Kêu trời, trời chỉ làm ngơ, Đoái kêu làng xóm, bây giờ xa xăm!

Bi thảm thay, hàng trăm em nhỏ,

Bị bắn vào vỡ sọ, tan xương.

Nhiều em chết gục bên đường, Nhiều em chết cháy, thảm thương xiết nào!

Căm thù này trả sao đây nhỉ?

Nhân dân ta nhất trí kết đoàn,

Đuổi quân can thiệp hung tàn, Chúng ta thông nhất giang san nước nhà,

Nước nhà ta, ta làm người chủ,

Vận mệnh ta, ta giữ trong tay,

Nước non vân nước non này, Cờ treo độc lập, nền xây hòa bình.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 429, ngày 6-5-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.449-450.


ĐIỆN BIÊN PHỦ

Cuộc đại thắng của quân và dân ta ở Điện Biên Phủ đến nay đã gần 1 năm. Nhưng tiếng gọi của Điện Biên Phủ vân còn vang to ở Pháp. Vì:

-    Hiện nay ở Pháp đang mở cuộc điều tra vì ai mà quân đội Pháp đã thất bại ở "Điện Biên Phủ”.

-    Một khóa huấn luyện sĩ quan ở trường đại học quân sự Pháp lấy tên là khóa "Điện Biên Phủ”.

-    Ở cửa "Khải Hoàn” tại Pari, trước đây chỉ có ngôi mộ "người lính vô danh” đã hy sinh trong cuộc Chiến tranh thế' giới lần thứ nhất; nay lại thêm một tấm bia kỷ niệm "người lính vô danh” trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Mà tấm bia này cũng vì Điện Biên Phủ mà có.

-    Một nhà báo nổi tiếng là ông Xtêphan (đã từng hăng hái chống chiến tranh ở Việt Nam và viết nhiều bài về kế' hoạch Nava) vừa bị bắt giam. Chính phủ Pháp vu cho những bài của ông ta viết đã làm lộ bí mật cho nên quân đội Pháp đã thua to ở Điện Biên Phủ. Vụ này làm cho dư luận Pháp sôi nổ’i phản đối. Trong một bài bênh vực ông Stêphan, ông Môriắc (một vị Hàn lâm ngoan đạo) viết đại ý như sau: "Cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài suốt 8 năm, kết quả nhất định đi đến Điện Biên Phủ. Những người cầm quyền Pháp vì mù quáng mà thất bại, họ lại đổ lôi cho những người viết báo. Cách vu cáo ấy rõ là dại dột đê hèn...”.

Xưa kia vua Pháp là Napôlêông đã gặp một Điện Biên Phủ ở Mátxcơva (năm 1812) và một Điện Biên Phủ khác ở Oatéclô (năm 1815), hồi đó ông Stêphan đã ra đời đâu.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 430, ngày 7-5-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.451-452.


“BÌNH ĐẲNG”

Các nước tư bản thường khoe rằng nhân dân nước họ rất bình đẳng. Nhất là trong những cuộc tuyển cử, lá phiếu của một người thợ cũng có giá trị bằng lá phiếu của một người chủ. Sự thật thì trái hẳn. Thí dụ:

-      Ở Mỹ có hàng chục triệu công nhân, mà trong Quốc hội Mỹ không có một người nào là đại biểu của giai câp công nhân.

-      Ở Nhật Bản, trong cuộc tổng tuyển cử vừa rồi, Đảng Cộng sản được 73 vạn 3.000 phiếu mà chỉ được 2 ghế' đại biểu ở Quốc hội, tức là 36 vạn 6.500 cử tri công nhân mới được một đại biểu. Còn cử tri tư sản thì 8 vạn người có một đại biểu.

-      Ở Tây Đức, trong cuộc tổng tuyển cử năm 1953, Đảng Cộng sản được 60 vạn 7.761 phiếu, đáng lẽ được 11 đại biểu, nhưng không được đại biểu nào. Đảng phản động của thủ tướng Tây Đức được 89 vạn 6.230 phiếu thì lại được 15 đại biểu.

-      Ở Pháp năm 1951, đảng phản động của Biđô được non 2 triệu 22 vạn 6.000 phiếu mà được 85 đại biểu.

Đảng Cộng sản được ngót 5 triệu phiếu, đáng lẽ được 178 đại biểu, mà chỉ được non 100 đại biểu.

Trong cuộc tuyển cử hàng tổng ở Pháp vừa rồi, đảng của Biđô được 30 vạn 8.050 phiếu (8 phần 100 tổng số cử tri), mà được 106 đại biểu.

Đảng Cộng sản được 80 vạn 3.807 phiếu (22 phần 100 tổng số cử tri) mà chỉ được 43 đại biểu!

Xem đó, bà con chắc đã thây rõ “bình đẳng" của các nước tư bản là thế' nào.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số432, ngày 9-5-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.460-461.


NGUYÊN TỬ VÀ NGUYÊN TỬ

Mỹ chuyên dùng nguyên tử vào việc chuẩn bị chiến tranh. Cho đến tháng 3 năm nay, Mỹ đã thử những thứ bom A và bom H 36 lần. Theo tin các báo, quả bom thử cuối cùng ánh sáng đã đến cách chô thử 1.600 cây số, những nhà cửa cách xa 600 cây số cũng rung động. Gió thổi bụi hơi độc đã bay xa đến 2.400 cây số.

2 tuần lê sau đó, có những trận bão to và khí hậu biến đổi bất thình lình. Do đó nhân dân Mỹ rất hoang mang và tự hỏi: Làm thế' nào để tránh khỏi những sự khủng khiếp từ trên trời rơi xuống?

Các báo Mỹ khuyên nhân dân đào hầm trú ẩn dưới nhà họ ở và tích trữ lương thực ở dưới hầm. Nhưng ở Mỹ có những ngôi nhà 30, 40 tầng thì đào hầm vào đâu? Còn muốn sơ tán một thành phố hơn 8 triệu người như Nữu Ước thì phải mất mấy tiếng đồng hồ. Không nghĩ ra cách gì khác để’ tránh bom và để’ ổn định lòng dân, viên giám đốc sở "phòng không” chỉ khuyên dân tụng kinh cầu trời phù hộ.

Thế’ là nguyên tử của Mỹ chưa đe dọa được ai, mà đã đe dọa và làm cho nhân dân Mỹ khiếp vía.

Liên Xô thì dùng sức nguyên tử vào việc xây dựng hòa bình. Như nhà máy điện chạy bằng nguyên tử. Dùng nguyên tử phá núi để’ đắp đường xe lửa.

Dùng nguyên tử vào công nghiệp, như chế biến gang, thép và các thứ ngũ kim khác. Hiện nay đang thử dùng nguyên tử thay dầu xăng: 1 chiếc xe hơi chạy 100.000 cây số phải tốn 11 tấn xăng, nhưng chỉ cần vài phân nguyên tử (uranium) là đủ.

Dùng nguyên tử để chữa bệnh, như các bệnh thiếu máu, ung thư, v.v..

Dùng nguyên tử vào nông nghiệp: chiếu nguyên tử vào thì các thứ cây chóng mọc, chóng tốt hơn, cây có quả và rau có củ sớm hơn, to hơn và ngọt hơn. Liên Xô lại sẵn sàng giúp các nước khác dùng nguyên tử vào công việc hòa bình.

Vì vậy, hiện nay khắp thế giới có phong trào sôi nổi phản đôĩ nguyên tử Mỹ và ủng hộ nguyên tử Xô. Hội nghị Á - Phi vừa rồi cũng có quyết nghị như vậy.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 433, ngày 10-5-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.462-463.


CHỐNG LÃNG PHÍ LƯƠNG THỰC

Đồng bào nông dân đổ mồ hôi sôi nước mắt, mới làm ra được lương thực. Cho nên chúng ta phải quý lương thực như quý ngọc vàng. Nhưng sự thật thì chúng ta còn lãng phí lương thực bằng nhiều cách.

-      Các kho, lẫm: Khi đưa thóc vào kho không cẩn thận, không phơi khô quạt sạch. Nhà kho làm không cẩn thận; chim, chuột, sâu, mọt, có thể phá thóc. Hoặc mưa dột ẩm ướt.

-      Việc chuyên chở: Xe và thuyền không khô ráo sạch sẽ, để ghét rác lân vào thóc gạo. Bao tạ và thúng mủng làm cẩu thả, để thóc gạo đổ tháo. Chuyển vận chậm chạp, để mưa gió làm hỏng thóc gạo.

-       Việc xay giã: Để sót nhiều gạo trong trấu, tấm, cám.

-      Về phân phôi: Có khi cơ quan hoặc đoàn thể khai thặng[11] số người để lĩnh gạo hoặc mua gạo nhiều hơn sự cần thiết. Bán gạo cho dân thời không kiểm soát kỹ sổ gia đình. Bán cho bà con hàng xáo thì không điều chỉnh cẩn thận.

Thành thử bọn đầu cơ tích trữ có thể mua rẻ bán đắt.

Vì phân phối không hợp lý mà lãng phí rất nhiều. Mong các cơ quan và cán bộ phụ trách việc lương thực cố gắng sửa chữa những khuyết điểm kể trên. Đảng, chính, quân, dân thì nên động viên và giáo dục mọi người tự động tiết kiệm lương thực.

Chống lãng phí lương thực, tiết kiệm lương thực là một việc rất quan trọng trong công cuộc khôi phục kinh tế' của chúng ta.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 434, ngày 11-5-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.469-470.


HỘI NGHỊ VÁCXÔVI NHẤT định
TĂNG THÊM Lực LƯỢNG BẢO VỆ
HÒA BÌNH CHÂU ÂU
VÀ HÒA BÌNH THẾ GIỚI

Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đang ráo riết chuẩn bị gây chiến tranh xâm lược châu Âu. Chúng duy trì tình trạng chia sẻ nước Đức, kéo dài sự chiếm đóng Tây Đức, ra sức phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Đức chính là nhằm mục đích độc ác ấy. Sau khi khối "cộng đồng phòng thủ châu Âu” bị bác bỏ, chúng lập khối "liên minh Tây Âu”, ký hiệp ước Luân Đôn và Pari để xúc tiến vũ trang lại Tây Đức, mài nanh dũa vuốt cho bọn phát xít Đức do Ađênauơ cầm đầu. Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân Trung và Đông Âu đã nhiều lần lên tiếng cảnh cáo đế quốc Mỹ, Anh, Pháp về những hành động liều lĩnh của chúng. Liên Xô đề nghị thành lập khối an ninh tập thể châu Âu, gồm tất cả các nước châu Âu không phân biệt lớn hay nhỏ, và có cả Mỹ tham gia, để’ bảo vệ hòa bình châu Âu. Bè lũ đế quốc đã cố ý làm thinh trước đề nghị hợp lý ấy của Liên Xô. Cuối tháng 11-1954, Liên Xô và 7 nước dân chủ nhân dân châu Âu đã họp một hội nghị để bàn những phương sách đảm bảo hòa bình và an ninh của mình cũng như hòa bình và an ninh châu Âu. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tham dự hội nghị với tư cách quan sát. Liên Xô và các nước tham dự hội nghị đã tuyên bố rằng nếu Mỹ, Anh, Pháp thông qua hiệp ước Pari thì Liên Xô và các nước tham gia hội nghị sẽ bắt buộc phải dùng những biện pháp thiết thực để tăng cường khả năng tự vệ.

Từ đó đến nay, đế' quốc Mỹ, Anh, Pháp và bè lũ của chúng không những không giảm hoạt động mà ngày càng dấn sâu vào con đường tội lôi của Hítle trước đây. Tháng 12-1954, hội nghị khối Bắc Đại Tây Dương thông qua nghị quyết nhằm hợp pháp hóa việc dùng vũ khí nguyên tử và khinh khí. Chính phủ Anh quyết định sản xuất bom khinh khí. Mỹ, Anh, Pháp, Tây Đức... đã dùng mọi thủ đoạn hèn nhất cưỡng ép quốc hội các nước đó thông qua hiệp ước Pari. Những hành động liên tiếp ấy của bọn hiếu chiếu làm cho tình hình châu Âu càng căng thẳng, nguy cơ chiến tranh thêm nghiêm trọng.

Trước tình trạng đó, các nước yêu chuộng hòa bình ở châu Âu không thể’ khoanh tay ngồi nhìn. Thực hiện nghị quyết của Hội nghị Mạc Tư Khoa (29-11 - 2-12-1954), Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hunggari, Bungari, Rumani, Cộng hòa Dân chủ Đức, Anbani áp dụng những phương sách cần thiết để ngăn ngừa chiến tranh. Các nước kể trên đã quyết định cùng nhau họp ở Vácxôvi ngày hôm nay, 11-5-1955 để’ chuẩn bị ký hiệp ước hợp tác về mọi mặt, kể’ cả mặt quân sự, và thành lập bộ tư lệnh chung. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa có cử đại biểu quan sát tới dự. Hội nghị Vácxôvi nhất định sẽ thắt chặt sự đoàn kết sắt đá của các nước yêu chuộng hòa bình ở châu Âu, tăng cường hơn nữa lực lượng quốc phòng vô địch của Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân. Để đối phó với tình thế bất trắc do đế quốc Mỹ và bè lũ hiếu chiến gây ra, Hội nghị Vácxôvi là hành động tích cực của Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân kiên quyết chặn chân bọn phát xít mới, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của xứ sở mình, bảo vệ lao động hòa bình của nhân dân mình, bảo vệ hòa bình châu Âu và hòa bình thế giới. Hội nghị Vácxôvi là một bộ phận nằm trong toàn bộ chính sách bảo vệ hòa bình của Mặt trận hòa bình, dân chủ do Liên Xô và Trung Quốc lãnh đạo. Hội nghị Vácxôvi được triệu tập giữa lúc này, là hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của hàng nghìn triệu nhân dân thế' giới. Nó là một sự đóng góp vô cùng quý báu vào sự nghiệp củng cố hòa bình. Lực lượng quốc phòng của Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân không ngừng lớn mạnh là chô dựa chắc chắn của nhân loại, là thành luỹ kiên cố ngăn ngừa chiến tranh xâm lược.

Nhân dân toàn thế' giới triệt để ủng hộ Hội nghị Vácxôvi và càng thêm hăng hái, dũng cảm nắm lây vận mệnh của mình, kiên quyết phá tan chính sách gây chiến của đế quốc Mỹ và tay sai của chúng.

T.L.

Báo Nhân Dân, số 434, ngày 11-5-1955, tr.4.


LÃNH ĐẠO QUẦN CHÚNG
TĂNG GIA SẢN XUẤT

-    Một kinh nghiệm xấu: Nông dân xóm Ngưu Trung (Thanh Hóa) bàn việc trồng rau muống ăn trong tháng giáp hạt. Khó khăn: giống khó kiếm, mua thì tiền không đủ.

Cán bộ của đội công tác hỏi: Cần bao nhiêu giống? Giá rau muống là bao nhiêu? Hồi cán bộ làm mấy phép tính, kết quả là 2 vạn đông. Cán bộ bế' tắc. Hay là xin cấp trên cho vay? Nông dân bàn bạc kỹ, rồi họ kết luận: chỉ cần bán 2 gánh cỏ thì tạm đủ mua giống; nếu nhà nào còn thiếu, thì cả xóm môi nhà giúp 20 đông là đủ.

Đến vấn đề bò cày. Cán bộ lại làm mấy phép tính: một con bò cày được 2 mâu rưỡi. Xóm có 100 mâu thì cần có 40 con bò, nhưng xóm chỉ có 20 con. "40 trừ đi 20” thế' là còn thiếu 20 bò. Cán bộ lại bế tắc. Hay là xin cấp trên cho mượn?

Nông dân bàn bạc kỹ, rồi họ kết luận: trong xóm giúp lân nhau, người cày trước, kẻ cày sau, thì 20 con bò cũng đủ được. Thế' là cán bộ máy móc, chỉ ỷ lại cấp trên, quên sáng kiến và lực lượng của quần chúng.

-    Một kinh nghiệm tốt: Ở Văn Quán (Vĩnh Phúc) lúa đã trô. Trời cứ nắng. Thiếu lương ăn. Nói đến đào giếng và gánh nước chống hạn thì quần chúng ngại khó, chờ trời, không tin vào sức mình.

Đội công tác quyết tâm phát động quần chúng, và tin chắc nhất định làm được.

Đội khai hội với nông dân, thảo luận, giải thích, đánh thông tư tưởng, giúp đặt kế hoạch, cử ban thi đua. Quần chúng nghe lọt tai, và thấy đội phấn khởi cho nên quần chúng phấn khởi.

Sáng hôm sau, gà vừa gáy, các xóm đã gọi loa tập hợp. Dụng cụ đầy đủ, tổ chức ngăn nắp, người nào việc ấy. Tối về, các xóm kiểm điểm công việc, giải thích thắc mắc bầu chiến sĩ thi đua. Kết quả trong 2 ngày:

Tham gia công việc: 1.540 người.

Ruộng được tưới: hơn 60 mẫu.

Nước đã gánh: 2 vạn 521 gánh.

Giúp nhau tiền: 14 vạn 2.050 đồng.

Giúp nhau gạo: hơn 50 cân.

Giúp nhau thóc: 517 cân.

Giúp nhau ngô, khoai, sắn: 498 cân.

Kết luận:

Cán bộ máy móc thì u tì,

Tin vào quần chúng thì việc gì cũng tươm.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 435, ngày 12-5-1955, tr.2.


CÁI TRÒ CẢI TỔ CỦA NGÔ ĐÌNH DIỆM
LÀM CHO TÌNH HÌNH MIỀN
nam

THÊM CĂNG THẲNG VÀ RỐI loạn
LIÊN MIÊN

Từ ngày 7-5-1955 đến nay, Mỹ - Pháp họp bàn với nhau trái phép ở Pari để mặc cả với nhau về việc nắm chính quyền ở miền Nam Việt Nam. Cuộc họp bàn này có Anh tham dự. Pháp trước đây găng đòi thay đổi hẳn Ngô Đình Diệm nhưng vì trót nuốt sâu "viện trợ Mỹ” nên phải nhân nhượng và đề ra chính quyền quân chủ lập hiến gồm có cả Bảo Đại lân Diệm. Anh là chô dựa của Pháp nên tán thành ngay chủ trương này. Mỹ thì vân nói chỉ tín nhiệm Diệm. Giữa lúc Mỹ, Pháp, Anh còn đang thảo luận giằng dai thì ngày 10-5-1955, Ngô Đình Diệm do Mỹ bày mưu đã cải tổ’ cái chính phủ bù nhìn của hắn. Đại biểu Cao Đài, Hòa Hảo bị gạt hết. Nhiều phần tử thân Pháp khác cũng bị đá ra ngoài, Diệm kéo thêm vây cánh vào cái "chính phủ” bù nhìn mới do hắn làm trùm. Cái "chính phủ” "cải mả” này Mỹ một trăm phần trăm bày ra cái trò này giữa lúc Mỹ, Pháp, Anh đang cãi cọ nhau ở Pari, Mỹ muốn đặt Pháp trước việc đã rồi. Nó biểu lộ rất cụ thể’ âm mưu của Mỹ can thiệp sâu thêm vào miền Nam Việt Nam và ráo riết hất cẳng Pháp là kẻ tạm thời được đóng quân theo Hiệp định Giơnevơ. Nhân dân ta kịch liệt phản đối sự can thiệp ngày càng sâu vào nội trị nước ta và vô cùng căm ghét bọn Ngô Đình Diệm. Hành động xỏ lá của Mỹ, Diệm cũng khơi sâu thêm mâu thuân giữa Mỹ và Pháp.

Diệm tuyên bố chiều 10-5-1955 rằng: Cái chính phủ bù nhìn mới của hắn là một "chính phủ đoàn kết rộng rãi"(!). Rộng rãi cái gì mười thằng sặc mùi bơ sữa của Mỹ! Chúng đã tốn nhiều công sức đi lục lọi ở mọi xó xỉnh mới tập hợp được mười phần tử đã từng liếm gót giầy Pháp, Nhật, nhét bừa vào cái chính phủ mà chúng gọi là cải tổ này. Điều đó chứng tỏ chúng bị cô lập hơn bao giờ hết, dù chúng có khua chiêng gõ trống inh ỏi cũng chẳng lừa bịp nổi ai. Không những chúng bị nhân dân ta khinh ghét mà vì thói độc tài và tham lam của chúng, ngay những phái thân Pháp như Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo cũng chống lại chúng. Các phái nói trên hiện đang tập hợp lực lượng bao vây Sài Gòn - Chợ Lớn, Ba Cụt, Năm Lửa lại nổ súng bắn quân của Diệm ở Sa Đéc, Long Xuyên, Cần Thơ, Bình Xuyên thì sau khi rút lực lượng ra ngoại ô, đang ráo riết bao vây Sài Gòn. Tình hình miền Nam lại căng thẳng, những cuộc bắn giết khủng khiếp lại có thể sắp xảy ra.

Để duy trì địa vị bấp bênh của Ngô Đình Diệm, Mỹ bày cho Diệm làm hai loại công việc. Loại công việc thứ nhất là ra sức phỉnh nịnh nhân dân bằng cách bày ra những trò cải cách giả hiệu, bày trò trưng cầu dân ý giả cầy. Trong loại công việc này, đế' quốc Mỹ và bọn Ngô Đình Diệm chuẩn bị xúc tiến việc bày trò tổng tuyển cử bầu quốc hội bù nhìn để có một cơ sở gọi là "pháp lý” nhằm chống lại thực dân Pháp, hạ Bảo Đại và

chống lại nhân dân ta. Những việc làm đó của chúng không có một tý gì gọi là pháp lý vì nó trái với quy định của Hiệp định Giơnevơ. Loại công việc thứ hai là thi hành một loạt biện pháp nhằm phát xít hóa hơn nữa chính quyền phản động của bọn Ngô Đình Diệm. Trong lời tuyên bố ngày 10-5-1955, Diệm đã nói toạc ra là Diệm "nhất định loại trừ những kẻ phá hoại những cái mà chúng gọi là độc lập và cải cách xã hội". Câu nói đó bóc trần kế hoạch của đế quốc Mỹ và bọn Ngô Đình Diệm mưu tiêu diệt Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo và những lực lượng thân Pháp bằng vũ lực.

Âm mưu ấy nhất định sẽ vấp phải sự chống lại kịch liệt của các lực lượng kể trên. Do đó, nạn khói lửa vân thường xuyên đe dọa nhân dân Nam Bộ.

Mặt khác, bọn Ngô Đình Diệm thi hành mệnh lệnh của quan thầy, sẽ xóa bỏ các quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam, khủng bố những người không ưa Mỹ, Diệm, trả thù những người trước đây tham gia kháng chiến. Chính sách phát xít độc tài của bọn Ngô Đình Diệm đã làm cho không khí ở miền Nam càng thêm ngột ngạt, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân miền Nam sẽ càng thêm cơ cực, tình hình miền Nam càng thêm rối loạn liên miên.

Kiên quyết chống lại sự can thiệp của đế quốc Mỹ, chống lại chính sách phát xít độc tài kiểu Mỹ của bọn Ngô Đình Diệm là nhiệm vụ cấp thiết của đồng bào toàn quốc, đặc biệt là của đồng bào miền Nam. Đồng bào miền Nam cần đề cao cảnh giác trước những mưu mô mới của tớ thầy bọn Ngô Đình Diệm, kịp thời đập tan mọi mánh khoé lừa bịp của chúng. Việc tập hợp tất cả các lực lượng chống Mỹ, chống Diệm là hết sức cần thiết để’ đấu tranh thắng lợi. Trật tự, an ninh ở miền Nam chỉ có thể duy trì được khi nào Ngô Đình Diệm bị lật đổ và thay thế bằng một chính quyền tán thành hòa bình thống nhất, cam kết thi hành nghiêm chỉnh, triệt để’ Hiệp định Giơnevơ.

T.L.

-    Báo Nhân Dân, số 435, ngày 12-5-1955, tr.1, 4.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.471-473.


“MỔ XẺ NƯỚC MỸ”

Là tên quyển sách do ông Mátthia (người Đức) viết, sau khi ở Mỹ xem xét đã 10 năm. Sau đây là vài điểm chính của quyển sách ấy:

Ở Mỹ, họ đánh giá mọi người ở chỗ ai có nhiều tiền hay là ít. Những người triệu phú nắm hết mọi quyền hành. Ở Quốc hội Mỹ không bao giờ có một đại biểu công nhân. Thường thường, người làm Bộ trưởng Quốc phòng là một chủ nhà máy đúc súng, người làm Bộ trưởng Kinh tế là một chủ công ty khổng lồ.

Theo bản điều tra năm 1947 về mức sinh hoạt cả thế giới, thì công nhân và thường dân Mỹ đứng vào hàng thứ 6 trong mức ăn thịt và hàng thứ 13 trong mức ăn sữa và bơ. Thực phẩm của họ chất lượng rất kém. Vì vậy mà sức khoẻ của họ kém sút. Năm 1945, trong 100 thanh niên đến tuổi đi lính, thì có 36 người yếu sức. Sau chiến tranh, số thanh niên yếu sức tăng đến 60 phần 100.

39 phần 100 gia đình Mỹ chỉ sống với mức thấp nhất. Đời sống của người lao động rất bấp bênh, chế độ lao động rất hà khắc.

Giai cấp "trung đẳng” như giáo sư, quan toà... nhiều người đối với cấp trên rất khúm núm, luôn luôn lo sợ mất việc làm.

Về văn hóa, 10 phần 100 người Mỹ là mù chữ. Người Mỹ chỉ thích xem những tiểu thuyết "cômíc”, là những chuyện giết người, trộm cướp ly kỳ.

Không nơi nào trên thế' giới có nhiều người mắc bệnh thần kinh và nhiều người tự sát như ở Mỹ. Cựu Bộ trưởng Lốtgiơ đã nói: "Chúng ta là một nòi giống đang đi đến chô diệt vong vì chúng ta là một loại người vào hạng thứ 3”. Một người sử học nổi tiếng là ông Tuân By nói: "Rất có thể’ lịch sử vẻ vang của Mỹ sẽ chấm dứt một cách bi đát... vì Mỹ bước lên sân khấu thế’ giới quá sớm”.

Sau khi mổ xẻ xã hội Mỹ, ông Mátthia kết luận: "Mỹ là một người khổng lồ rông tuếch”.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 649, ngày 13-5-1955, tr.2.


UY TÍN CỦA MỸ GIẢM SÚT Ở ANH

Viên giám đốc phòng quản lý nhân viên ở Bộ Ngoại giao Mỹ tên là Rilay, vừa tuyên bố rằng: "Mây tháng gần đây, uy tín của Mỹ giảm sút rất nhiều ở nước Anh”.

Mỹ và Anh cùng một giống nòi, cùng một tiếng nói. Hai nước là đồng minh. Trong mọi chính sách gây chiến, hai Chính phủ Anh và Mỹ đều đi kèm nhau, như khối Bắc Đại Tây Dương, Hiệp ước Pari để vũ trang lại Tây Đức, khối xâm lược Đông Nam Á, v.v.. Mỹ lại cho Anh vay rất nhiều tiền. Nhưng nhân dân Anh vân không ưa Mỹ.

Cùng với giai câp tư bản Mỹ, giai câp tư bản Anh ra sức tuyên truyền chống Liên Xô. Thế' mà uy tín Liên Xô lại ngày càng tăng thêm ở nước Anh.

Trong hai cuộc trưng cầu dân ý ở Anh, do Rilay thuật lại, thì hồi tháng 10-1954, trong 100 người có 49 người ủng hộ Mỹ, 6 người ủng hộ Liên Xô. Hồi tháng 2-1955, trong 100 người có 24 người ủng hộ Mỹ, 29 người ủng hộ Liên Xô.

Thế' là trong 5 tháng, số người Anh ủng hộ Mỹ đã sút 31 phần 100, mà số người ủng hộ Liên Xô đã tăng 23 phần 100.

Chẳng những ở nước Anh, mà ở khắp nơi uy tín của Mỹ cũng giảm sút. Hôm 28-4-1955, một đại biểu Quốc hội Mỹ đã nói: "Chính sách Mỹ ở Đông Nam Á đã thất bại đến nôi người ta phải chán nản... So với hai năm trước, uy tín Mỹ đã giảm sút rất nhiều... Người Mỹ chúng ta đã dần dần phát điên rồi...".

Mỹ cứ ủng hộ những tên phát xít như Lý Thừa Vãn, Tưởng Giới Thạch, Ngô Đình Diệm, thì không điên sao được.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 437, ngày 14-5-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.476-477.


ĐỘI THANH NIÊN XUNG PHONG THỦ ĐÔ

Người ta thường cho rằng: thanh niên ở các thành thị, nhất là ở Hà Nội, chỉ ham trau chuốt, thích chơi bời, ít hoạt động. Có một số ít thanh niên như thế thật. Nhưng khi được tổ chức, giáo dục và lãnh đạo, thì thanh niên rất hăng hái hoạt động.

Trong cuộc Cách mạng Tháng Tám, thanh niên Hà Nội đã tham gia.

Ngày kháng chiến bắt đầu, thanh niên Hà Nội đã oanh liệt đánh giặc, bảo vệ Thủ đô suốt trong 2 tháng. Sau đó, đại bộ phận thanh niên ấy tham gia Trung đoàn Thủ đô, đã lập chiến công ở nhiều mặt trận.

Trước ngày ta tiếp quản Hà Nội, thanh niên công nhân và công chức hăng hái tham gia đấu tranh giữ gìn nhà máy và cơ quan.

Ngay sau khi ta tiếp quản, mặc dầu có nhiều khó khăn, thanh niên đã cố gắng giúp sức trong việc khôi phục kinh tế', văn hóa, v.v..

Ngày nay, Đội Thanh niên xung phong Thủ đô là một tập thể lao động gương mâu: trên công trường đường sắt Vĩnh Phúc trong đợt thi đua vừa qua (8-4 đến 23-4-1955), họ đã thu được nhiều thành tích như:

Đồng chí Bào, đào đất tăng năng suất 600 phần 100,

Đồng chí Thụy, đục đá tăng năng suất 460 phần 100,

Đồng chí Quý, cào đá tăng năng suất 100 phần 100,

Phân đội 2 tăng năng suất 170 phần 100,

Trung bình toàn đội tăng năng suất 219 phần 100,

Toàn đội vượt mức tăng năng suất 3.290 công.

Họ còn giúp đồng bào địa phương gánh nước tưới ruộng, làm vệ sinh và những công việc khác. Thế là Đội Thanh niên xung phong đã đưa lại vinh dự cho thanh niên Thủ đô. Mong rằng Đội Thanh niên xung phong Thủ đô thi đua bền bỉ, tiến bộ mãi; và nam nữ thanh niên Hà Nội thì học tập tinh thần quyết tiến của Đội Thanh niên xung phong.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 439, ngày 16-5-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.478-479.


“ĐẠO ĐỨC”

Giai cấp tư bản phương Tây cũng như giai cấp phong kiến phương Đông, thường khuyên dạy người khác tôn trọng đạo đức. Nhưng bản thân họ thì tôn trọng đạo đức như thế' nào?

Trong bản kịch tên là Ngtiề nghiệp của bà Varen, nhà đại văn hào Bécna Sô (người Anh), đã nói rõ một vài nét của đạo đức tư bản và phong kiến: Đã giầu lại muốn giầu thêm, một nhóm quý tộc hùn vốn tổ chức nhà chứa đĩ lậu khắp các thủ đô Tây Âu, môi năm thu lãi 35 phần 100. Những mụ tú bà khôn khéo được nhận vào hàng ngũ quý tộc và được họ kính trọng... Nhiều phụ nữ lương thiện, vì ham chưng diện, bị họ dô dành mà trở nên đĩ lậu...1.

Ở nước Anh như thế. Ở Mỹ, năm ngoái có một vụ tổ’ chức đĩ lậu. Làm trùm là những người triệu phú và những bà quý phái bề ngoài chuyên làm việc từ thiện.

Tháng 3 vừa rồi, ở thành Nữu Ước lại có một vụ tổ chức đĩ lậu. Đứng đầu là tên Gienlơ, con trai nhà triệu phú độc quyền bán bơ ở Mỹ. Gienlơ dụ dô những phụ nữ có sắc đẹp để cho những khách triệu phú khác giải trí, rồi Gienlơ lấy một nửa tiền hoa hồng.

Chuyện này tuy không quan trọng lắm, nhưng nó chứng tỏ "đạo đức” thối nát của giai cấp tư bản Mỹ, một giai cấp đã tiến dần đến chô diệt vong.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số440, ngày 17-5-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.480.


SAU 83 NĂM

- Năm 1872, chiếc tầu đầu tiên của Pháp vào bến Hải Phòng. Từ đó về sau, quân đội thực dân Pháp vào Hải Phòng, rồi toả ra xâm lược những tỉnh khác ở miền Bắc.

Thực dân Pháp vơ vét tài sản của dân ta, đưa đến Hải Phòng, rồi mang về Pháp.

Chúng chở hàng hóa Pháp sang Hải Phòng, rồi đưa bán khắp chợ khắp quê, đè nén tư sản dân tộc Việt Nam không phát triển được.

Từ đó, cũng như miền Nam, nhân dân miền Bắc biến thành nô lệ.

Muôn nghìn người con ưu tú của dân tộc ta đã phấn đấu hy sinh, chống giặc xâm lược, mong giành lại tự do, độc lập cho Tổ quốc. Hàng nghìn người yêu nước đã bị thực dân bắt giải đến Hải Phòng, rồi đày ra Côn Lôn, đày sang Mã Đảo1...

Đấu tranh trường kỳ và gian khổ nhất, anh dũng và vĩ đại nhất, là cuộc toàn dân kháng chiến 8, 9 năm qua. Đảng và Chính phủ đã đoàn kết quân và dân ta thành một khối như gang thép, đánh tan xiềng xích thực dân.

... Thắng lợi Điện Biên Phủ... Thắng lợi Giơnevơ...

-    Hôm 13-5, một lính lê dương từ từ hạ lá cờ Pháp xuống. Viên chỉ huy Pháp dõng dạc tuyên bố trước đội quân cuối cùng của y: "Các bạn đã làm cho lá cờ của chúng ta thêm hùng tráng... các bạn đã xứng đáng với những truyền thống vĩ đại của chúng ta...”.

Trên miền Bắc yêu quý của chúng ta, vết thống trị của thực dân đến đây là quét sạch (Chính vì vậy, mà tình hữu nghị giữa 2 dân tộc Việt - Pháp càng được tăng cường).

Cán bộ và bộ đội ta hiên ngang tiến vào tiếp quản. Trải qua tủi nhục hơn 80 năm, nay Hải Phòng đã vươn mình dậy, giải phóng. Khắp phố phường cờ đỏ sao vàng tung bay rực rỡ như hoa nở mùa xuân. Hàng vạn đồng bào, già trẻ gái trai, đủ các tầng lớp, tủa ra hoan nghênh bộ đội và cán bộ. Nét mặt mọi người sung sướng vui mừng, như mùa xuân hoa nở. Những năm chịu đựng gian khổ, đoàn kết chiến đấu, đã kết quả vẻ vang: miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng, Hải Phòng đã giải phóng hoàn toàn!

-    Mọi người vui mừng, nhưng... Nhưng mọi người đều nhớ rằng: Vì Mỹ và Diệm mà đồng bào miền Nam đang bị nạn loạn lạc, lưu ly. Vì Mỹ và Diệm mà nước ta chưa thống nhất.

Cho nên chúng ta cần phải đoàn kết rộng rãi và chặt chẽ hơn nữa để thi hành triệt để Hiệp định Giơnevơ và đòi đối phương cũng phải thi hành đúng đắn.

Mọi người, mọi ngành phải thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, để khôi phục kinh tế miền Bắc và giúp đỡ đồng bào miền Nam đấu tranh.

Mọi người phải giúp sức vào việc củng cố quốc phòng; mọi người không được tự mãn, tự kiêu, mà phải tỉnh táo ngăn ngừa kẻ địch phá hoại...

Nói tóm lại: thắng lợi lớn đặt cho chúng ta những nhiệm vụ lớn và mọi công việc đều phải nhằm mục đích: Củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước Việt Nam ta.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 441,
ngày 18-5-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.483-484.


BÁO MỸ LO ÂU

Hôm 26-4, tờ báo tư sản Mỹ Sao sáng viết:

"Mây tuần vừa qua, phe cộng sản đã nắm quyền chủ động về ngoại giao và đã giành được những thắng lợi rất to lớn. Thậm chí những người trước đây kiên quyết chống cộng, như Thủ tướng nước Đại Hồi1, nay cũng bị ảnh hưởng ấy. Nhân dân Tây Đức cũng bị ảnh hưởng ấy mà không muốn vũ trang lại nước họ.

Những nước theo Mỹ, trước đây tin lực lượng Mỹ có thể ngăn ngừa cộng sản, thì nay họ tự bảo: "Trước khi bước theo đường lối cũ, cần phải suy nghĩ chín chắn hơn”. Họ thừa nhận rằng: quyền lãnh đạo thế' giới đã từ tay các nước phương Tây chuyển sang tay các nước phương Đông. Như vấn đề nước Áo, suốt 10 năm nay cứ dùng dằng không giải quyết xong, thì vừa rồi, chỉ trong một tuần lê Liên Xô đã giải quyết được... Việc đó đã làm ảnh hưởng lớn đến Tây Đức, làm cho đảng của Thủ tướng Tây Đức (người theo phe Mỹ) đã thâ't bại trong cuộc tuyển cử ở châu.

"Ở Hội nghị Á - Phi, đại biểu Trung Quốc là ông Chu Ân Lai đã tỏ rõ là một nhà ngoại giao bậc nhất, kết quả là khối Trung Quốc - Ấn Độ - Nam Dương1 đã trở nên một lực lượng thế giới. Còn những tiếng gào thét chống cộng của các nước phe Mỹ thì chẳng có ảnh hưởng gì. Hội nghị ấy đã dựng một tấm bia ghi tạc bước suy đồi của các nước phương Tây và sự đắc thế' của phe cộng sản phương Đông. Thật vậy, lời lẽ chua ngọt của ông Chu Ân Lai làm cho người ta thấm thía sâu sắc hơn cách "ngoại giao đôla” của Mỹ và những luận điệu lung tung của các chính khách phương Tây”.

Báo chí Mỹ ít khi nói thật, càng ít khi nhận Mỹ thất bại, cho nên chúng ta có thể tin rằng sự lo âu của báo Sao sáng cũng là sự lo âu của Chính phủ đôla.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số443, ngày 20-5-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.485-486.


CÔLIN CÚT RỒI

Cuối năm ngoái, Cô sang "Nam Việt” với nhiệm vụ: giúp Ngô Đình Diệm lập chính quyền độc tài, tăng cường quân đội cho Diệm, lừa bịp, cưỡng ép giáo dân vào Nam, tiêu diệt các giáo phái đối lập, phá hoại Hiệp định Giơnevơ.

Vì Cô mà ở miền Nam có cuộc đánh nhau lung tung. Chỉ ở Sài Gòn - Chợ Lớn đã có hàng nghìn người vô tội chết oan, hàng vạn người bị thương, hàng chục vạn người nhà tan cửa nát. Ngoài ra, ở các tỉnh Long Xuyên, Sa Đéc, Rạch Giá, Mỹ Tho,... đồng bào cũng bị tai nạn binh lửa.

Vì Cô mà chợ hết đông,

Mà thành nhà cháy, mà sông đò chìm!

Với hai tay đâm máu, Cô đã cút về nước mẹ hôm 14-5.

Cũng như con rắn dữ, Cô cút rồi nhưng nọc độc của Cô vân dây dưa ở miền Nam: cuộc hôn chiến vân tiếp tục, nhân dân miền Nam vân cực khổ, tình hình miền Nam vân rối beng. Vả chăng, Cô này thất bại cút rồi, lại có Cô khác thay thế'. Mục đích của Mỹ vân là mục đích cũ: biến miền Nam thành thuộc địa và thành căn cứ quân sự Mỹ để chuẩn bị chiến tranh.

Để thoát khỏi tai nạn do Mỹ gây ra, đồng bào miền Nam cần đoàn kết chặt chẽ, kiên quyết đấu tranh, chống chính sách xâm lược của Mỹ, chống chính sách hung tàn của Diệm, đòi hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ thật sự.

"Máu chảy ruột mềm, môi hở răng lạnh” - đồng bào cả nước phải ra sức ủng hộ đồng bào miền Nam đấu tranh. Cả nước một lòng, Bắc - Nam một dạ, thì nhất định thắng lợi.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 444, ngày 21-5-1955, tr.2.


CÔNG NHÂN TRUNG QUỐC

- Sau đây là tóm tắt lịch sử phát triển của công nhân Trung Quốc:

1-5-1921 - bắt đầu có tổ chức: Câu lạc bộ của công nhân ca xe lửa Trường Tân.

1-7-1921 - Đảng Cộng sản thành lập.

1-1922 - Tổng bãi công ở Hương Cảng, làm cho thành phố ấy tiêu điều như một hòn đảo hoang.

5-1922 - Đại hội lao động toàn quốc lần thứ 1.

5-1925 - Đại hội lao động lần thứ 2, thành lập Tổng Công hội toàn quốc.

3-1927 - Công nhân Thượng Hải khởi nghĩa, giải phóng thành phố ấy khỏi ách quân phiệt.

1927 - Công nhân nổi lên chống Tưởng Giới Thạch, tổ chức giúp đỡ phong trào nông dân các tỉnh miền Nam.

1929 - Đại hội lao động toàn quốc lần thứ 5, tổ chức công nhân về nông thôn phát triển phong trào du kích và cải cách ruộng đất.

1949 - Đại hội lao động lần thứ 6 thông qua chương trình đánh Tưởng, chống Mỹ, lập chính quyền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa theo dân chủ mới.

1953 - Đại hội lần thứ 7 đề ra nhiệm vụ công nghiệp hóa nước nhà và tiến dần đến chủ nghĩa xã hội.

Hiện nay, Tổng Công hội có 12 triệu rưỡi hội viên.

Từ 1949 đến 1953, hơn 12 vạn 4.500 công nhân được cất nhấc làm quản lý và cán bộ kỹ thuật, trong số đó hơn 7.800 người làm giám đốc hoặc phó giám đốc.

Năm 1954, các ban huấn luyện và các trường chuyên nghiệp đã đào tạo được 26 vạn 6.000 công nhân lành nghề.

Năm 1950, hơn 68 vạn 3.000 công nhân tham gia thi đua. Hiện nay, hơn 80 phần 100 công nhân tham gia thi đua.

Chỉ trong năm 1953, công nhân đã đề ra 6 vạn 6.392 sáng kiến, tiết kiệm được 172 triệu đồng (1 đồng Trung Quốc bằng 1.615 đồng Ngân hàng ta).

Từ 1949 đến 1952, năng suất lao động trung bình tăng 166 phần 100.

Năm 1954, các xí nghiệp đã bầu được hơn 37 vạn chiến sĩ thi đua.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, công nhân Trung Quốc đã thành lập giai cấp lãnh đạo xứng đáng. Công nhân Việt Nam ta cố gắng cùng đi con đường vẻ vang ấy.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 447, ngày 24-5-1955, tr.2.


GIA ĐÌNH GƯƠNG MẪU

Gia đình không gì quý hơn con. Loài người không gì quý bằng Tổ quốc. Những gia đình có bao nhiêu con đều hiến cả cho Tổ’ quốc là những gia đình gương mâu vẻ vang. Dân tộc có những gia đình như vậy thì nhất định tự do, độc lập.

Trong những dịp tặng thưởng huân chương, Chính phủ ta đã thay mặt nhân dân tỏ lòng kính trọng và biết ơn những gia đình có nhiều con tham gia bộ đội, bảo vệ Tổ quốc.

Chỉ tính từ Khu IV trở ra và con số chưa thật đầy đủ, thì:

-       Cụ Nguyên Thị Đạo (xã Đại Trực, Nam Định) có 7 con đẻ,

1      con nuôi tòng quân (3 liệt sĩ).

-      Cụ Nguyên Văn Chạc (xã Hải Yến, Hải Dương) có 7 con tòng quân.

-      Cụ Nguyên Nam Quát (xã Đồng Hỷ, Thái Nguyên) có 7 con tòng quân.

-      Cụ Nguyên Xuân Tạo (xã Tam Canh, Vĩnh Phúc) có 7 con tòng quân.

-       Cụ Nguyên Đình Quỳ (xã Tri Cụ, Bắc Giang) có 5 con trai,

2      con dâu tòng quân.

-      Cụ Hà Thị Đình Tuân (xã Yên Dũng, Bắc Giang) có 2 con trai, 3 gái, 1 dâu, 1 cháu tòng quân.

9 gia đình có 6 con tòng quân.

36 gia đình có 5 con tòng quân.

1.613 gia đình có 3 hoặc 4 con tòng quân.

Trong lịch sử kháng chiến anh dũng của dân tộc, tấm lòng tuyệt vời yêu nước của những gia đình gương mâu ấy làm cho dân tộc ta càng thêm vẻ vang.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 450,
ngày 27-5-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.487-488.


NGƯỜI CÔNG GIÁO ANH
BÌNH LUẬN MỸ VÀ DIỆM

Ông Gờrin là một văn sĩ Công giáo người Anh. Sau khi đi thăm Đông Dương về, ông ta đã viết báo công kích đế quốc Mỹ can thiệp trắng trợn vào miền Nam Việt Nam: "Mỹ với Diệm là "phần tử quốc gia”. Nhưng thiên hạ thì ai cũng coi Diệm là một người muốn dây thực dân Pháp đi để làm tôi cho thực dân Mỹ. Mỹ đã lợi dụng cái danh nghĩa Công giáo của Diệm nhiều quá, làm cho Hội thánh cũng mất uy tín như bản thân Mỹ đã mất uy tín”.

"Những cuộc đi thăm Việt Nam của các giám mục Mỹ và thân Mỹ như ông Spenman, ông Ghinrây, ông Canbêra và những số tiền khổng lồ tiêu phí để’ tiếp đón các vị ấy, việc Diệm đi đâu cũng kè kè bên cạnh một vị linh mục (thường là linh mục Mỹ), càng làm cho thiên hạ tưởng Hội thánh là một tổ chức của người phương Tây thân Mỹ”.

Ông Gờrin kết luận rằng: "Mỹ đã lạm dụng tôn giáo để tuyên truyền cho Diệm và hoạt động của Diệm đã làm cho người Việt Nam có ác cảm đối với Hội thánh”.

Thế là không những người Việt Nam, mà người Công giáo ngoại quốc cũng không ưa Diệm - Mỹ.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 451,

ngày 28-5-1955, tr.2.

-       Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.489.


VƠ VÉT CẢ ĐẾN CÁI TĂM

Bà con ta ai cũng biết rằng: Trước khi rút khỏi Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố khác, đối phương đã vơ vét sạch sành sanh. Họ vơ cả những của cải, hồ sơ tài liệu thuộc về của công mà Hiệp định Giơnevơ đã nói rõ rằng họ phải để lại. Thậm chí bàn ghế' ở các nhà trường, họ cũng vơ, làm cho mấy hôm mới tiếp quản con em ta không có mà học.

Đã vậy, họ còn khoe khoang họ là "iêng hùng, hảo hớn”.

Hãng Thông tin Mỹ U.P. ở Hải Phòng (15-5) đã đăng tin như sau:

Mấy nghìn binh sĩ Pháp chen chúc trên mấy chiếc tầu, rời khỏi Hải Phòng, mặt buồn rầu, lòng đau đớn. Ở trường bay Cát Bi, do quan ba Sácpe chỉ huy, khi không quân Pháp rút lui, các phi công Pháp vơ hết những thứ gì mà họ có thể’ mang đi được. Họ mang cả những cái tăm xỉa răng. Quan ba Sácpe nói: "Không để’ lại một chút gì cho Việt Minh!”.

Quan ba Sácpe ơi, các người lầm to rồi! Các người vơ cả những cái tăm. Nhưng trời Việt Nam, đất Việt Nam, Điện Biên Phủ Việt Nam, núi rừng và sông biển Việt Nam muôn đời vân là của nhân dân Việt Nam. Các người quyết không thể vơ đi được! Vơ vét mấy cái tăm đi, các người đã để lại một thứ tiếng tăm không tốt đẹp...!

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số453, ngày 30-5-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.490.


HIỆP ƯỚC QUÂN Sự MỸ - CAO MIÊN
UY HIẾP HÒA BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG

Củng cố hòa bình ở Cao Miên không những là nguyện vọng thiết tha của nhân dân Khơme mà còn là sự quan tâm chung của nhân dân Đông Dương và Đông Nam Á. Hòa bình ở Cao Miên không thể tách rời hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á. Bởi vậy, nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân các nước khác ở Đông Nam Á không thể’ không lo lắng khi thây đế' quốc Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào Cao Miên. Hiệp định Giơnevơ ký chưa ráo mực thì đế' quốc Mỹ lập Khối xâm lược Đông Nam Á, đặt Cao Miên (cùng với Lào và miền Nam Việt Nam) dưới sự "bảo hộ” của khối đó. Đế' quốc Mỹ liên tiếp cử các đoàn quân sự Thái Lan sang Cao Miên để’ mưu kéo Cao Miên vào khối quân sự xâm lược "Cửu Long”. Việc Chính phủ nhà vua Cao Miên ký hiệp ước "viện trợ quân sự” với đế' quốc Mỹ ngày 16-5-1955 vừa rồi là một sự uy hiếp nghiêm trọng đối với hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á, trước hết là đối với hòa bình và các quyền dân tộc của nhân dân Khơme. Do hiệp ước này, đế quốc Mỹ sẽ nắm chặt quân đội Cao Miên, biến nó thành công cụ đánh thuê cho Mỹ, biến nó thành cái mộc đỡ đạn cho Mỹ trong những cuộc chiến tranh xâm lược mà đế quốc Mỹ đã lăm le gây lại ở Đông Dương và mở rộng ra Đông Nam Á. Do hiệp ước đó, đế quốc Mỹ sẽ biến Cao Miên thành căn cứ quân sự và thuộc địa Mỹ. Hiệp ước "viện trợ” quân sự Mỹ - Cao Miên ngày 16-5-1955 sẽ tạo điều kiện cho đế' quốc Mỹ thực hiện lời tên Méclinhtốc, đại sứ Mỹ ở Cao Miên, đã nói từ lâu là quyết biến Cao Miên thành pháo đài của Mỹ. Bàn chân xâm lược của đế' quốc Mỹ dấn sâu vào Cao Miên làm cho nhân dân Khơme đứng trước nguy cơ mất an cư lạc nghiệp, quyền dân tộc bị xâm phạm.

Báo Đoàn kết xuất bản ở Cao Miên nói rất đúng rằng "viện trợ Mỹ” là bước đầu của Mỹ để nắm quân đội Cao Miên, biến quân đội ấy thành một quân đội kiểu Lý Thừa Vãn hay Tưởng Giới Thạch rồi đem nó đi gây chiến. Khi đó, độc lập của Cao Miên sẽ mất, cả về kinh tế', quân sự và chính trị. Hòa bình sẽ bị thủ tiêu, nhân dân Khơme sẽ vô cùng cực khổ. Chính sách của Mỹ là "thả mồi giật câu”. Trước hết người ta "giúp” kinh tế', sau người ta "viện trợ” quân sự, cuôi cùng người ta lột da. Báo Đoàn kết phản ánh nôi lo ngại rất chính đáng của nhân dân Khơme trước những hoạt động xâm lược của đế' quốc Mỹ.

Nhân dân Việt Nam cùng với nhân dân châu Á và châu Phi rất bất bình thấy tại Hội nghị Á - Phi, đại biểu Chính phủ nhà vua Cao Miên đã cùng với 28 nước cam kết kiên quyết chống chủ nghĩa thực dân dưới mọi hình thức, nay lại ký một hiệp ước quân sự mở rộng cửa cho thực dân Mỹ là tên thực dân nguy hiểm nhất can thiệp vào Cao Miên, một vị trí quan trọng ở trung tâm châu Á. Ký hiệp ước quân sự với đế quốc Mỹ, Chính phủ nhà vua Cao Miên đã làm trái hẳn với những lời tuyên bố của Hoàng thân Xihanúc ở Băngđung: Cao Miên "kiên quyết theo đuổi chính sách dựa trên nguyên tắc chung sống và đứng trong khối của những nước trung lập trong đó có Ấn Độ và Diến Điện". Tại Hội nghị Băngđung, Hoàng thân Xihanúc yêu cầu các nước "không uy hiếp độc lập, lãnh thổ toàn vẹn, an ninh, phong tục, tập quán, chế' độ chính trị của Cao Miên. Những nước láng giềng với Cao Miên và các nước Á, Phi hết sức tôn trọng lời yêu cầu ấy. Nhưng, ký hiệp ước quân sự với đế' quốc Mỹ, chính Chính phủ nhà vua Cao Miên đã tự mình rước kẻ cướp vào nhà.

Việc Chính phủ nhà vua Cao Miên ký hiệp ước quân sự với Mỹ là trái với những nghị quyết của Hội nghị Á - Phi và vi phạm nghiêm trọng những điều 9 nước đã cam kết ở Hội nghị Giơnevơ, vi phạm nghiêm trọng ngay cả lời cam kết của đại biểu Chính phủ nhà vua Cao Miên. Ngày 21-7-1954, Chính phủ nhà vua Cao Miên đã trịnh trọng cam kết rằng: "Chính phủ nhà vua Cao Miên sẽ không tham gia bất cứ một hiệp ước nào, nếu hiệp ước ấy bắt buộc Chính phủ nhà vua Cao Miên vào một liên minh quân sự trái với những nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc hoặc trái với những nguyên tắc của hiệp định đình chiến, hoặc do hiệp ước ấy mà ngoại quốc lập căn cứ quân sự trên đất Cao Miên".

Hiệp ước "viện trợ" quân sự ký giữa Chính phủ và nhà vua Cao Miên và đế' quốc Mỹ ngày 16-5-1955, hoàn toàn trái với Hiến chương Liên hợp quốc, trái với những nguyên tắc đã ghi trong Hiệp định đình chiến ở Cao Miên vì thực chất của nó là một hiệp ước xâm lược quân sự.

Đảm bảo hòa bình và các quyền dân tộc của nhân dân các nước ở Đông Dương là nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơnevơ và các nghị quyết của Hội nghị Á - Phi, là ăn ở hòa bình với nhau trên cơ sở 5 nguyên tắc chung sống, là tăng cường đoàn kế't với nhau, kiên quyết chống chủ nghĩa thực dân đứng đầu là đế quốc Mỹ. Làm trái như thế là gây tình hình căng thẳng ở Đông Dương, có hại cho hòa bình châu Á và thế' giới.

T.L.

-    Báo Nhân Dân, số 453, ngày 30-5-1955, tr.4.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.491-493.


GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở LIÊN XÔ

Năm 1920, 30 phần 100 số người Liên Xô là mù chữ.

Năm 1930, số người mù chữ còn 10 phần 100.

Hiện nay, từ các trẻ em 8 tuổi trở lên, ai cũng biết chữ.

Từ năm 1930, các trường phổ thông có 7 lớp. Hiện nay, các trường phổ thông tiến dần thành 10 năm. So với năm 1951, thì năm nay trường 10 năm đã tăng gấp 4 lần.

Ngày nay, Liên Xô có 22 vạn trường phổ thông với 7 triệu học trò. Ngoài ra còn có những lớp buổi tối cho thanh niên công nhân và nông dân học thêm.

Các xí nghiệp có trường dạy đêm. Nhiều nam nữ thanh niên vừa làm vừa học, đã từ người thợ không lành nghề mà trở nên thợ chuyên môn và kỹ sư.

Nhờ sự giáo dục rộng khắp và thiết thực, cho nên khi đã học xong trường phổ thông 10 năm, người thanh niên chuyển sang học nghề nghiệp rất nhanh và rất dê.

Các nhà giáo dục nước ngoài đều nhận rằng: cách giáo dục ở Liên Xô tốt nhất trên thế' giới. Thí dụ nhà bác học Átbi (người nước Áo) nói: "Về trí thức khoa học, người học sinh tốt nghiệp Liên Xô không kém gì người bác sĩ khoa học Mỹ. Cử chỉ của họ là cử chỉ đúng đắn của những người thông thái, chứ không phải cử chỉ của những chàng đá bóng và những tướng cao bồi cốt cho các nhà báo đặc biệt nêu tên. Những anh hùng trong tiểu thuyết của nhi đồng Liên Xô đều là những kỹ sư, những người bác học, chứ không phải là những kẻ giết người, những tên mật thám - như trong tiểu thuyết Mỹ”.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 454,

ngày 31-5-1955, tr.2.


1 - 6

Các em nhi đồng vui vẻ đón mừng Ngày quốc tế của các em, cũng như nhân dân lao động vui vẻ chúc mừng Ngày quốc tế' Lao động 1-5.

Đồng thời, ngày 1-6 nhắc nhủ người lớn (trước hết là bố mẹ, cô giáo, thầy giáo, Đoàn Thanh niên) nhiệm vụ của mình đối với nhi đồng.

Yêu quý các em, chúng ta phải lấy tinh thần dân chủ mới mà giáo dục các em "5 điều yêu”: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu quý của công.

Chúng ta phải khéo nuôi dạy, giúp cho nhi đồng phát triển sức khoẻ và trí óc, thành những trẻ em có "4 tính tốt”: hoạt bát, mạnh dạn, chất phác, thật thà.

Phải vun trồng cho nhi đồng cái thói quen đoàn kết và tập thể, mở mang tính hăng hái và tính sáng tạo của nhi đồng. Làm cho nhi đồng dần dần có cái tư cách của con người mới: không sợ khó, không sợ khổ, bạo dạn, bền gan.

Ngoài việc học cần hướng dân các em chơi vui một cách tập thể’ và có văn hóa như hát, múa, làm kịch, cắm trại... Và khuyến khích các em tham gia việc tăng gia sản xuất, thăm viếng thương binh, giúp đỡ gia đình liệt sĩ...

Trong mọi việc, nên hướng dân các em tự động. Người lớn không nên cái gì cũng can thiệp, việc gì cũng bao biện; không

nên gò ép, bó buộc; không nên làm cho các em câu nệ, khúm núm, thành những nhi đồng "già".

8, 9 năm qua, chúng ta kiên quyết kháng chiến; hiện nay, chúng ta kiên quyết đấu tranh cho hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước - cũng nhằm mục đích xây dựng cho con cháu chúng ta một đời sống sung sướng, vui tươi, thái bình, hạnh phúc. Đồng thời, chúng ta phải khéo giáo dục để mai sau nhi đồng ta thành những công dân có tài, có đức, xứng đáng là người chủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 455, ngày 1-6-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.500-501.


CÔNG NHÂN ĐƯỜNG SẮT thi đua

Với sáng kiến và quyết tâm của anh chị em công nhân, phong trào thi đua đang sôi nổi và đã thu được thành tích khá. Trong đợt thi đua ngắn hạn (từ 2-5 đến 18-5-1955) để chúc thọ Hồ Chủ tịch.

Công trường đá đã tăng năng suất 41 phần 100 và tiết kiệm hơn 14 triệu rưởi đồng.

Công trường đất tăng năng suất 14 đến 49 phần 100, tiết kiệm hơn 19 triệu đồng.

Đã có nhiều cá nhân xuất sắc như:

Đồng chí Võ Văn Trọng (công nhân miền Nam) có ngày đào được 27 thước khối đất.

Đồng chí Nguyên Văn Phúc gánh đất,

Đồng chí Lê Thị Gái, chuyển đất,

Đồng chí Trần Hý, phá đá,

Đồng chí Nguyên Duy Diêm, đập đá - đều tăng năng suất rất nhiều.

Có những đơn vị xuất sắc như:

Đơn vị C.102 (miền Nam) tăng 1.450 công,

Đơn vị C.12 (thủ đô) tăng 1.254 công,

Đội 36 (Thanh niên xung phong) tăng 558 công,

Đội làm cầu (Văn Điển, Phủ Lý) tăng 111 công.

Có những sáng kiến hay như: Trước kia môi ngày chỉ đột được 20 lỗ "rông đen”; nay anh em có sáng kiến dùng bàn "kích" thì môi ngày đột được 216 lô.

Để khuyến khích lân nhau, anh chị em vừa làm việc vừa vui vẻ hát:

Thi đua thành tích thật nhiều,
Là ta thiết thực kính yêu Bác Ho.

Thật vậy, không gì làm Bác vui lòng cho bằng: Người người thi đua, ngành ngành thi đua. Vì:

Trăm năm trong cõi người ta,

Thi đua để khôi phục kinh tếnước nhà Việt Nam.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 456,

ngày 2-6-1955, tr.2.


NHÀ TRIỆU PHÚ
BIẾN THÀNH NGƯỜI ĂN XIN

Bọn Ngô Đình Diệm tuyên bố rằng: Sau những trận đánh nhau vừa qua.

Ở Sài Gòn có 4.000 nhà cháy, 1 vạn 5.000 người bị nạn.

Ở Chợ Lớn có 3.836 nhà cháy, 2 vạn 217 người bị nạn.

Hãng Thông tin Anh đưa tin rằng: Những con số ấy không đúng, nhà bị cháy và người bị nạn còn nhiều hơn nữa.

Dù sao, 8.000 nhà cháy và hơn 3 vạn 5.000 người bị nạn, thì Sài Gòn - Chợ Lớn cũng đã tiêu điều lắm rồi. Vả lại, ở các tỉnh miền Nam, cuộc đánh nhau vân tiếp tục, các phái chống Diệm đang đe dọa phong tỏa Sài Gòn, đồng bào miền Nam chưa thoát khỏi tai nạn.

Hãng Thông tin Anh nói thêm: "Nhiều người trước kia giầu có, nay cơ đồ mất hết, biến thành những người ăn xin, bơ vơ không cửa không nhà”.

Thế' là không những chỉ đồng bào "di cư” và nhân dân lao động lâm vào cảnh bi đát; mà cả lớp tư sản và những nhà công thương, cũng vì Diệm mà bị điêu tàn. Trong lúc đó, đồng bào miền Bắc tuy có khó khăn do chiến tranh để lại, nhưng ai cũng an cư lạc nghiệp, được hưởng tự do dân chủ và phấn đấu cho một tương lai vẻ vang. Cho nên đồng bào miền Bắc càng phải thương xót và phải giúp đỡ đồng bào miền Nam đấu tranh.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 457, ngày 3-6-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.506.


CẦN PHẢI TRIỆT ĐỂ THI HÀNH

CÁC ĐIỀU CAM KẾT VỀ VẤN đề lào

Bản tuyên ngôn 9 nước họp Hội nghị Giơnevơ, khoản 3, nói: ". Cần phải thi hành những biện pháp để cho mọi người công dân ở Cao Miên và Lào tham gia vào khối cộng đồng quốc gia chung, nhất là tham gia vào những cuộc tổng tuyển cử tiến hành trong năm 1955 theo lối bí mật và tôn trọng những tự do dân chủ căn bản...".

Cũng tại Hội nghị Giơnevơ, đại biểu Chính phủ nhà vua Lào trịnh trọng cam kết rằng: "... Để đảm bảo sự hòa thuận và nhất trí của nhân dân vương quốc Lào, Chính phủ nhà vua Lào nguyện thi hành mọi biện pháp thích hợp để mọi người công dân tham gia vào khối cộng đồng quốc gia chung và đảm bảo mọi quyền lợi và tự do của công dân Lào.

... Mọi người công dân đều có quyền tự do tuyển cử và ứng cử.”.

Những lời tuyên bố ấy được thi hành nghiêm chỉnh và triệt để sẽ làm cho nhân dân Lào thực hiện đầy đủ các quyền dân tộc của mình. Độc lập, hòa bình của Lào sẽ được củng cố, dân chủ sẽ được thực hiện, thống nhất sẽ được hoàn thành. Nhưng tiếc rằng Chính phủ nhà vua Lào đã không làm đúng như vậy. Theo Đài phát thanh Viêng Chăn ngày 25 và 26-5-1955, Chính phủ nhà vua Lào đã tuyên bố sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 28-8-1955 (theo các hãng thông tin nước ngoài ngày 2-6- 1955 thì hoãn tới 25-12-1955). 4 đảng sẽ ra ứng cử là các đảng: Cấp tiến, Liên hợp quốc gia, Độc lập và Dân chủ. Mọi người đều rõ 4 đảng này đang chia nhau quyền hành trong vùng Chính phủ nhà vua Lào kiểm soát. Cuộc tuyển cử tiến hành trong khi chưa thực hiện được sự thống nhất tất cả những người công dân Lào trong khối cộng đồng quốc gia chung là một sự vi phạm nghiêm trọng các điều đã cam kết ở Hội nghị Giơnevơ. Làm ngược lại bản tuyên ngôn 9 nước và tự mình chống lại lời cam kết của mình, Chính phủ nhà vua Lào sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng tai hại đối với tương lai của nước Lào, của nhân dân Lào. Việc tổng tuyển cử tiến hành phiến diện không có sự tham gia của tất cả mọi người công dân Lào sẽ cản trở lớn đến sự thực hiện thống nhất ở Lào, điều mà toàn thể nhân dân Lào đều thiết tha mong muốn.

Việc Chính phủ nhà vua Lào quyết định tiến hành tổng tuyển cử một cách phiến diện, hấp tấp khiến cho người ta thấy thêm rõ tại sao Chính phủ nhà vua Lào cố tình làm cho hội nghị hiệp thương chính trị ở Lào bị đứt năm lần bảy lượt và hiện nay vân chưa họp lại; người ta thấy thêm rõ tại sao Chính phủ nhà vua Lào lại đem quân xâm nhập trái phép hai tỉnh Phongxalì và Sầmnưa đã được quy định là hai tỉnh tập kết và thuộc quyền quản lý của các lực lượng Pathét Lào. Không phải ngâu nhiên mà ngày 3-3-1955, phái đoàn của Chính phủ nhà vua Lào ở Băng Đung về tuyên bố không nghiêm chỉnh rằng Pathét Lào "chẳng khác gì một nhóm phiến loạn”(!). Lời tuyên bố ấy đi với những hành động quân sự trái phép, với kế hoạch tổng tuyển cử phiến diện đã phơi bày rõ ràng ý định gạt các lực lượng Pathét Lào ra khỏi khối cộng đồng quốc gia và mưu tiêu diệt các lực lượng Pathét Lào bằng quân sự và chính trị. Đó là kế hoạch cực kỳ thâm độc của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng. Đế' quốc Mỹ muốn thực hiện được âm mưu thôn tính nước Lào, biến Lào thành thuộc địa và căn cứ quân sự Mỹ, biến nhân dân Lào thành nô lệ Mỹ thì việc đầu tiên của chúng làm là cố tiêu diệt tinh hoa của nhân dân Lào do các lực lượng Pathét Lào tiêu biểu. Cuồng vọng đó nhất định không thể nào thực hiện nổi. Lực lượng Pathét Lào được nhân dân Lào ủng hộ đã tỏ rõ trong 8, 9 năm kháng chiến.

Dã tâm của đế' quốc Mỹ và tay sai của chúng đang vấp phải sự phản kháng mãnh liệt của nhân dân Lào. Ngày 26-5-1955, nhiều nghị sĩ trong Quốc hội của nhà vua Lào cũng đứng lên chất vấn Chính phủ Kàtày về những cuộc đàm phán với các lực lượng Pathét Lào. Việc đó chứng tỏ ngay trong nhiều giới chính trị ở gần nhà vua Lào càng ngày càng có nhiều người không tán thành chính sách theo Mỹ, chỉ có hại cho hòa bình, độc lập dân chủ, thống nhất của nước Lào và nhân dân Lào.

Nhân dân Lào ở khắp nơi đang kiên quyết đấu tranh đòi phải chấm dứt các hành động vũ trang do đế' quốc Mỹ xui giục gây nên ở hai tỉnh Phongxalì và Sầmnưa, đòi phải mở lại ngay hội nghị hiệp thương chính trị để’ hai bên cùng nhau thành thật bàn bạc các vấn đề có quan hệ đến sự sống còn của nhân dân Lào, trong đó có vấn đề tổng tuyển cử. Yêu sách chính đáng của nhân dân Lào được nhân dân các nước ở Đông Dương chân thành ủng hộ vì nó đảm bảo thi hành đúng đắn Hiệp định Giơnevơ, giữ vững hòa bình ở Lào, có lợi cho việc củng cố hòa bình chung ở toàn Đông Dương và Đông Nam Á.

T.L.

Báo Nhân Dân, số 457,

ngày 3-6-1955, tr.4.

11 TRIỆU NGƯỜI CON HOANG!

Tháng 5 năm ngoái, tòa án tối cao Mỹ ra nghị định: Cho phép người Mỹ da đen vào học các trường của người Mỹ da trắng. Nhưng đến nay, không nơi nào chịu thi hành nghị định ấy, thậm chí Thủ đô Mỹ cũng không thi hành.

Tháng 4 vừa rồi, tòa án tối cao Mỹ họp đại biểu các tỉnh để hỏi họ vì lẽ gì mà không thi hành? Đại biểu tỉnh Viếcgini trả lời: "Vô luận thế' nào, cũng không thể cho phép người Mỹ da đen học chung trường với người Mỹ da trắng, vì:

-      Thân thể và trí óc của người Mỹ da đen thua kém người Mỹ da trắng.

-      Thanh niên da đen mắc bệnh hay lây (như bệnh tiêm la, bệnh ho lao, bệnh máu cam...) nhiều hơn thanh niên Mỹ da trắng.

-      Trong 25 người Mỹ da trắng chỉ có một người con hoang, mà trong 5 người Mỹ da đen đã có một người con hoang”.

Câu trả lời của đại biểu Viếcgini chứng tỏ rằng:

-      Giữa người Mỹ da đen và người Mỹ da trắng, không bình đẳng chút nào.

-      Nhiều thanh niên Mỹ (đen và trắng) đều có bệnh nguy hiểm.

- Tính đổ đồng, cứ 15 người Mỹ (đen và trắng) thì có một người con hoang. Thế là cả nước Mỹ có 11 triệu người con hoang!

Tốt đẹp thay, xã hội Mỹ vậy.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 458, ngày 4-6-1955, tr.2.


ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG

Quyết tâm giúp đỡ loài người ngày càng tiến bộ và thoát khỏi ách áp bức, bóc lột, luôn luôn giữ vững tinh thần chí công vô tư - đó là đạo đức cách mạng.

Tuy năng lực và công việc của môi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng.

Đại đa số chiến sĩ cách mạng là người có đạo đức: Cả đời hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, sinh hoạt ngày thường thì làm gương mâu: gian khổ, chất phác, kính trọng của công... Đạo đức ấy có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp đổ’i xã hội cũ thành xã hội mới và xây dựng mỹ tục thuần phong.

Không phải chúng ta ham chuộng khổ hạnh và bần cùng. Trái lại, chúng ta phấn đấu hy sinh, vì chúng ta muốn xây dựng một xã hội ai cũng ấm no, sung sướng. Nhưng chúng ta biết rằng: Muốn cải thiện đời sống, thì trước phải ra sức thi đua phát triển sản xuất; và trước phải nâng cao mức sống của nhân dân, rồi mới nâng cao mức sống của cá nhân mình. Tức là: "Lo, thì trước thiên hạ; hưởng, thì sau thiên hạ”.

Nhưng chúng ta cũng phải nhận rằng: ảnh hưởng xấu của xã hội cũ làm cho một số đảng viên và cán bộ (trong Đảng và ngoài Đảng) hủ hóa. Họ tưởng rằng cách mạng là cốt để làm cho họ có địa vị, được hưởng thụ. Do đó mà họ mắc những sai lầm: kiêu ngạo, chưng diện, hưởng lạc, lãng phí của công, tự tư tự lợi, không tiết kiệm đồng tiền bát gạo là mồ hôi nước mắt của nhân dân.

Họ quên mất tác phong gian khổ phấn đấu, lạt lẽo với công việc cách mạng, xa rời Đảng, xa rời quần chúng. Dần dần, họ mất cả tư cách và đạo đức người cách mạng, sa vào tham ô, hủ bại và biến thành người có tội với Đảng, với Chính phủ, với nhân dân.

Để’ ngăn ngừa cái xấu ấy, Đảng ta từ trên đến dưới phải chú trọng việc giáo dục đạo đức cách mạng, tăng cường tinh thần cảnh giác, mở rộng tự phê bình và phê bình.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 460,

ngày 6-6-1955, tr.2.

-       Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.508-509.


PHÁT TRIỂN ĐẢNG Ở NÔNG THÔN
TRONG PHÁT ĐỘNG QUẦN
chúng

Trước đây, những đảng viên tốt ở nông thôn đã góp phần đưa kháng chiến đến thắng lợi. Hiện nay, những đảng viên tốt ở nông thôn đang góp sức thực hiện cải cách ruộng đất và những công việc khác. Đồng thời, chúng ta cần phải gắn liền việc cải cách ruộng đất, tăng gia sản xuất, v.v. với việc củng cố và phát triển Đảng ở nông thôn.

Chi bộ mạnh hay là yếu, công tác của chi bộ tốt hay là xấu, ảnh hưởng rất lớn đến việc cải tạo nông thôn.

Vì vậy, chỉnh đốn chi bộ là một việc quan trọng bậc nhất trong phong trào cải cách ruộng đất: loại những phần tử xấu ra, đưa những phần tử tốt vào để’ thêm lực lượng mới cho Đảng.

Khi kết nạp đảng viên mới, cần phải giữ đúng những điều kiện Trung ương đã quy định và kết hợp với những công tác trung tâm. Quyết không nên tùy tiện, cẩu thả, tách rời công việc thực tế.

Trước khi kết nạp một đảng viên mới, phải dựa vào quần chúng mà xem xét cẩn thận:

-       Thành phần giai cấp,

-       Lịch sử đấu tranh,

-       Trình độ giác ngộ,

-       Quan hệ với quần chúng,

-       Thái độ trong công tác.

Những điều ấy chưa đủ, còn phải giáo dục thêm về kỷ luật sắt và tự giác của Đảng và nhiệm vụ của người đảng viên: trọn đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.

Khi kết nạp thì thủ tục phải nghiêm nhưng giản đơn: ý kiến của đảng ủy phụ trách (trong phát động quần chúng tức là Đoàn ủy), của người giới thiệu và nghị quyết của đại hội chi bộ đối với những đảng viên mới, phải ghi rõ và kèm theo giấy xin vào Đảng. Cẩn thận như vậy, vừa để ngăn ngừa những phần tử xấu chui vào Đảng, vừa để’ tỏ rõ tính nghiêm chỉnh của Đảng ta và giáo dục ý thức tôn trọng Đảng cho người đảng viên mới.

Điều kiện đảng viên phải đúng, thủ tục vào Đảng phải nghiêm, đó là những điều rất cần thiết trong việc phát triển Đảng. Muốn có kết quả thắng lợi, ắt phải dựa vào quần chúng, tuyên truyền và giáo dục sâu cho quần chúng ý thức tham gia xây dựng Đảng.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 461,

ngày 7-6-1955, tr.2.

-       Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.510-511.


ÔNG VĂN HẠO

Ông Văn Hạo là một nhà khoa học Trung Quốc nổi tiếng về hầm mỏ. Từ năm 1936, làm quan với Tưởng Giới Thạch. Năm 1948 làm Thủ tướng trong chính quyền Tưởng. Năm 1951, bỏ Tưởng trốn về Trung Quốc. Vừa rồi ông ta đăng báo một bản tự kiểm thảo, dưới nhan đề: "Đau xót truy lại tội phản động của tôi”.

Sau khi nêu rõ tội ác của Tưởng làm tay sai cho Mỹ và kể’ lại sự hoạt động thân Mỹ của mình, ông ta viết: "Ôn lại chuyện cũ, từ khi tôi vào bè lũ giặc Tưởng, tôi càng thêm ngu dại, như sa vào vũng lầy, càng lún càng sâu, kết quả bị nhân dân lên án là một kẻ tội phạm chiến tranh. Tội ấy thật đáng. Đó là vì tôi căn bản không hiểu rằng Trung Quốc cần phải độc lập và thực hành chủ nghĩa xã hội. Vì dại dột, tôi đã bị phong kiến và đế’ quốc lừa bịp và lợi dụng. Từ ngày tôi trở về nước 4 năm nay, tôi ra sức học hỏi, cải tạo tư tưởng, triệt để’ tẩy rửa những sai lầm, khuyết điểm cũ. Nhờ vậy mà tôi nhận thấy: Không phải vì tôi là một người khoa học không hiểu chính trị, mà chính vì tôi mang nặng bản chất phản động và tư tưởng lạc hậu của giai cấp tư sản. Đến nôi mù quáng không nhận rõ ai là bạn, ai là thù, gió chiều nào theo chiều ấy, kết quả có tội với nhân dân.

"Ngày nay càng được nhân dân khoan hồng, tôi càng thây tội lôi của tôi nghiêm trọng, tôi càng thây cần phải thật thà tự phê bình trước nhân dân, càng phải ra sức sửa chữa, mong lấy công chuộc tội...".

Ở Trung Quốc có một số người như Ông Văn Hạo, trước kia theo Tưởng, theo Mỹ, chức trọng quyền cao, ngày nay họ quyết tâm trở về phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Sở dĩ như vậy, một phần vì họ thấy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng và không ngừng, một phần vì họ tin vào chính sách đoàn kết rộng rãi của Mặt trận dân tộc, dân chủ giúp cho mọi người muốn "cải tà quy chính".

Chuyện này là một kinh nghiệm quý báu của chúng ta.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 462,

ngày 8-6-1955, tr.2.


TẾU THẬT!

Tin các báo Mỹ: 15-6-1955 này, Tổng thống, các bộ trưởng, Thứ trưởng và ngót 1 vạn 5.000 công chức Mỹ sẽ cấp tốc rời khỏi Thủ đô Mỹ và tản cư đến những nơi cách đó từ 80 đến 480 cây số. Trong 3 ngày liền, họ sẽ ăn, ngủ và làm việc trong hầm trú ẩn.

Đồng thời, ở 50 thành phố Mỹ sẽ có những cuộc báo động giả, nhân dân thì phải thật sự chui hết xuống hầm.

Vì sao Mỹ làm trò quái gở ấy? Bởi vì Mỹ ra sức tuyên truyền chiến tranh nguyên tử. Thiên hạ không ai sợ, nhưng nhân dân Mỹ đã sợ hãi cuống cuồng. Họ tự hỏi: "Nếu bom nguyên tử rơi vào đầu, thì chết hết còn gì?”. Để ổn định tinh thần nhân dân. Và cũng để’ mạnh tuyên truyền chiến tranh nguyên tử, Chính phủ Mỹ bày ra trò báo động giả, tản cư giả. Như bọn thống trị Mỹ thật là:

Dọa người, người chẳng sợ đâu,

Tự mình rước lấy lo âu cho minh!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 464,

ngày 10-6-1955, tr.2.

PHONG TRÀO THI ĐUA
Ở CÁC NHÀ THƯƠNG

Phong trào thi đua ở các nhà thương đã có kết quả bước đầu. Tình trạng các nhà thương đã tiến bộ nhiều, khác hẳn với nhà thương trong thời kỳ đô hộ. Thí dụ:

Ở các nhà thương Chữa mắt, Phủ Doãn, Bạch Mai... (giám đốc, bác sĩ, nhân viên đều có tinh thần đoàn kết, tinh thần trách nhiệm).

Thầy thuốc, y tá, cán bộ giúp việc khác, ai cũng thi đua chăm nom chu đáo cho người bệnh mau chóng lành mạnh. Mọi người đều cố gắng nâng cao trình độ chính trị, kỹ thuật và văn hóa, do đó mà nâng cao thêm năng suất công tác. Như nhà thương Phủ Doãn đã tổ chức phòng đọc sách báo, bốn lớp học chữ, hai đội đánh bóng, một ban kịch, một ban nhạc, v.v..

Nhà thương Bạch Mai tăng năng suất và tiết kiệm, kết quả khá: Trong tháng 4-1955, ban giặt quần áo đã tiế't kiệm được 82 vạn 5.000 đồng, mà quần áo của người bệnh lại sạch sẽ hơn trước.

Nha thuốc đã tiết kiệm được 79 vạn 4.000 đồng trong việc dùng đèn, dùng giấy...

Công nhân làm ống nước, cột điện... đã tiết kiệm được 20 vạn đồng.

Trong 3 tháng, ban cơm nước tiết kiệm được 150 vạn đồng, mà cơm canh thì ngon lành hơn trước. Anh chị em lại nuôi được 30 con lợn để cải thiện thêm mức ăn uống cho người bệnh.

Văn phòng và các ban chuyên môn khác cũng cố gắng tiết kiệm.

Một điều nữa đáng khen, đáng quý là sự hy sinh đối với người bệnh, như bác sĩ Thìn đã không ngần ngại lấy máu mình tiêm cho người bệnh nặng.

Đối với nhân dân, cán bộ nhà thương là những chiến sĩ chống giặc bệnh tật. Với tinh thần đoàn kết chặt chẽ và thi đua bền bỉ giữa các nhà thương với nhau, chắc rằng các chiến sĩ y tế' sẽ làm trọn nhiệm vụ một cách vẻ vang.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số465, ngày 11-6-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.514-515.


“TÌNH CỜ KHÉO HẸN MÀ NÊN”

Ở Pháp, ngày 9-5 vừa rồi là ngày kỷ niệm cô Gianđác. 526 năm trước đây, Pháp bị Anh xâm lược cô Gian lãnh đạo nông dân khởi nghĩa thất bại, các giám mục Anh và Pháp làm án đốt sống cô.

-     Cũng là ngày kỷ niệm năm thứ 10 Pháp được giải phóng khỏi ách phát xít Đức.

Hôm đó, ở thành phố Ren cũng làm lê táng than xương của những người Pháp bị phát xít bắt đưa đi vào đốt sống ở Đức.

-     Cũng là ngày đại biểu quân phiệt Tây Đức được hoan nghênh tham gia vào Bộ Tổng Tư lệnh liên quân khối Bắc Đại Tây Dương (sau khi Mỹ ép Pháp ký điều ước Pari để’ cho Tây Đức vũ trang lại).

Bộ Tổ’ng Tư lệnh này đóng gần Pari. Tổng tư lệnh là một người Mỹ. Đại biểu Tây Đức là tướng phát xít Spêđen, 10 năm trước đây y đã từng đánh phá Pháp lu bù.

Khi làm lê chào cờ Tây Đức, tướng Mỹ đứng giữa, bên phải y là tướng Tây Đức, bên trái là một tướng Pháp. Đội âm nhạc Anh cử bài quốc ca Tây Đức "Nước Đức trên hết” - tức là bài mà những năm 1940 - 1945 quân phát xít Đức đã hát vang khi chúng ào ạt tấn công nước Pháp. Tiếp đến lê "cạn chén chúc mừng”. Suốt cả buổi lê, không ai nói một lời.

Ban âm nhạc Anh đặc biệt sang Pháp để dự lê kỷ niệm cô Gian và lê hoan nghênh tướng Đức.

Đứng trước những việc đó, người dân Pháp suy nghĩ:

Xưa kia ấy ai xử tử cô Gian, ngày nay ấy ai phong cô Gian chức thánh.

Ngày xưa, người Anh đốt sống cô Gian, ngày nay, họ lại kèn trống kỷ niệm cô Gian.

Trong lúc nhân dân Pháp đang khóc những người Pháp bị phát xít Đức đốt sống thì tướng quân Pháp chào cờ Đức phát xít, nghe quốc ca Đức phát xít, bắt tay tướng Đức phát xít.

Trên đất nước Pháp mà Tổng Tư lệnh Mỹ chỉ huy mọi việc.

Phải chăng ngày 9-5 vừa qua là hình ảnh tóm tắt cả một pho lịch sử đắng cay của Pháp, mà cũng là hình ảnh chính trị của phe đế quốc do Mỹ cầm đầu?

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số467, ngày 13-6-1955, tr.2.

-       Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.516-517.


Tự PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH

Tự phê bình và phê bình là thứ vũ khí sắc bén nhất, nó giúp cho Đảng ta mạnh và ngày càng thêm mạnh. Nhờ nó mà chúng ta sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, tiến bộ không ngừng.

Cho nên đảng viên và cán bộ cần phải nâng cao giác ngộ tư tưởng ngăn ngừa tự đại tự cao, mạnh dạn công khai tự phê bình, vui vẻ tiếp thụ lời phê bình của người khác.

Đối với tự phê bình và phê bình, có 3 thái độ khác nhau:

-      Những đồng chí giác ngộ chính trị cao thì tự phê bình rất thật thà và kiên quyết sửa chữa khuyết điểm. Khi phê bình người khác, các đồng chí ấy thành khẩn, nhân nại, giúp đỡ họ sửa chữa. Đối với những kẻ sai lầm rất nặng mà lại không chịu sửa đổi, thì các đồng chí ấy đấu tranh không nể nang.

Chúng ta phải học tập tinh thần và tác phong của các đồng chí ấy.

-      Có một số ít người thì phê bình, giáo dục mây cũng cứ ỳ ra, không chịu sửa đổi.

Đối với hạng người này, chúng ta cần phải nghiêm khắc, phải mời họ ra khỏi Đảng, để tránh "con sâu làm rầu nồi canh”.

-      Thái độ của một số khá đông cán bộ là: Đối với người khác thì phê bình đúng đắn, nhưng tự phê bình thì quá "ôn hoà”. Các đồng chí ấy không mạnh dạn công khai tự phê bình, không vui lòng tiếp thu phê bình - nhất là phê bình từ dưới lên, không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của mình, thường tìm những "khó khăn khách quan” để’ tự biện hộ. Nói tóm lại: Đối với người khác thì các đồng chí ấy rất "mácxít", nhưng đối với bản thân mình thì mắc vào chủ nghĩa tự do.

Nói chung, các đồng chí ấy rất trung thành với Đảng, với nhân dân; nhưng tư tưởng và tác phong chưa thuần, đang mang một ba lô chủ nghĩa cá nhân hoặc nặng hoặc nhẹ. Họ sợ mất "thể’ diện", mất "uy tín”. Họ quên rằng không thực hiện tự phê bình và phê bình, thì nhiều khuyết điểm nhỏ sẽ cộng thành khuyết điểm to, nó sẽ rất tai hại cho công tác.

Chúng ta phải giúp đỡ các đồng chí này. Các tổ chức của Đảng thì cần mở rộng dân chủ nội bộ, thực hiện thường xuyên tự phê bình và phê bình - nhất là phê bình từ dưới lên. Toàn thể đảng viên - trước hết là các cán bộ phụ trách - phải làm gương mâu tự phê bình và phê bình.

C.B.

-      Báo Nhân Dân, số 468,
ngày 14-6-1955, tr.2.

-      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.521-522.


MIỀN NAM ĐEN Tối

Tờ báo tư sản Pháp Thế giới (18, 19-5-1955) bàn về tình hình đen tối ở miền Nam, có những đoạn như sau:

+ Chính sách cứng cổ dại dột của Mỹ và chính sách ươn hèn nhút nhát của Pháp đã đẩy miền Nam vào hố sâu hôn loạn không thể tưởng tượng. Có thể nói tóm tắt là tình hình "chó cắn chó” (Dịch đúng theo tiếng Pháp là: "Giữa những con chó sói với nhau”).

+ Những người Việt Nam tự xưng là những tay bảo vệ "thế giới tự do” đang đánh giết lân nhau. Hai vị tướng quân Mỹ và Pháp đang quật nhau rất dữ. Một bù nhìn là Diệm do 3, 4 sĩ quan Mỹ giật dây... Vì chán ghét Mỹ, người Pháp đồng tình với phe Bình Xuyên. Bình Xuyên rút lui sau khi đốt cháy nhiều dãy nhà ở Sài Gòn - Chợ Lớn; mấy trăm thường dân đã chết cháy trong nhà... Các phố xá thì vô cùng bẩn thỉu, nghèo nàn. Những người Bắc di cư vào Nam không có chô ở, phải dầm mưa dãi nắng nơi xó chợ đầu đường. Nghe nói "viện trợ” Mỹ đã đến, họ rất mừng. Nào ngờ "viện trợ” chỉ là những xa xỉ phẩm, những xe hơi tối tân... để’ làm cho đầy túi tham của bọn đầu cơ.

"Đáng lẽ Pháp giúp miền Nam thực hiện một chính sách chung sống hòa bình” với miền Bắc. Nhưng Pháp thì ươn hèn, Mỹ thì ngang ngạnh phản đối chính sách ấy.

"Mỹ muốn làm ở miền Nam như ở Nam Triều Tiên. Nhưng Ngô Đình Diệm thua kém Lý Thừa Vãn. Họ chỉ được cái to họng hô hào chống cộng. Cho đến nay, Diệm chẳng làm nên trò trống gì. Để che giấu sự bất tài, bất lực của Diệm, Mỹ xui giục hắn đánh Bình Xuyên.

Những sĩ quan trẻ tuổi Mỹ, người thì giật dây về quân sự, kẻ thì giật dây về chính trị. Chúng bày ra đoàn thể’ này, tổ’ chức kia, làm như Diệm có quần chúng ủng hộ.

Chính sách của Mỹ là: ủng hộ Diệm, hất cẳng Pháp, phá hoại tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam, lâu dài chia cắt Việt Nam làm đôi.

"Mỹ giúp bọn Diệm tuyên truyền nói xấu Pháp. Mỹ khờ dại, không biết rằng hôm nay Pháp bị lôi kéo xuống vũng bùn, thì hôm sau sẽ đến lượt Mỹ bị lôi kéo xuống”.

Thực dân Pháp nặn ra Diệm và rước Mỹ "vào nhà”. Nay Diệm, Mỹ liên doanh để hất cẳng Pháp. Như thế là thực dân Pháp:

Khóc than khôn xiết sự tình,

Tự mình gây vạ buộc mình vào trong.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số469, ngày 15-6-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.523-524.


CHẾ ĐỘ NGÔ ĐÌNH DIỆM

Pari Mat là một tờ tạp chí Pháp đại phản động. Trong số đầu tháng 6, tạp chí ấy đăng một bài của phóng viên ở Sài Gòn gửi về, đại ý như sau:

"Không có chế độ nào thiếu dân chủ như chế độ Diệm. Ở miền Nam, tất cả báo chí đối lập với Diệm đều bị đóng cửa. Các sách báo từ Pháp gửi sang cũng bị cấm”.

"Hơn một nghìn người vì không ưa Diệm mà bị bắt giam, bị tịch thu tài sản. Diệm dùng những cách khủng bố rất tinh vi”.

"Diệm dùng cách dọa nạt, khủng bố ngay cả trong những cuộc hội họp lớn do y triệu tập. Các đại biểu không được tự do phát biểu ý kiến. Thậm chí có người đe dọa, đánh đập, bắt bớ”.

Tạp chí ấy nêu nhiều việc để’ chứng tỏ nhân dân không ưa chế độ Diệm, và kết luận: "Sự lạnh nhạt của nhân dân đối với Diệm đã rõ rệt ở chô họ hoàn toàn không hưởng ứng những cuộc hội họp do Diệm bày ra. Như hôm 3-5, cuộc "đại míttinh” ở trước tòa thị chính Sài Gòn chỉ có 150 người đến dự, kể’ cả đàn ông, đàn bà...”.

Chắc rằng lần này, bọn Diệm không thể’ nói rằng tạp chí Pari Mát cũng cộng sản hoá.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 470, ngày 16-6-1955, tr.2.

CHUYỆN LẠ

Người phương Tây thường nói: "Chuyện gì lạ nhất đều từ Mỹ đến”. Chuyện sau này chứng tỏ câu nói ấy rất đúng:

Các báo Mỹ (19-5) đăng tin: Thượng nghị viện Mỹ đã thông qua một đề nghị sửa đổi hiến pháp. Đề nghị ấy là: "Nếu chẳng may đại đa số trong 435 đại biểu Quốc hội Mỹ bị bom nguyên tử giết chết, thì các chủ tịch các châu được quyền cử đại biểu khác để thay thế' cho những đại biểu quốc hội đã bị bom”. Đề nghị ấy được 76 nghị viên tán thành, có 3 nghị viên phản đối.

Một nghị viên phản đối, nói rằng: "Đề nghị ấy sẽ làm cho nhân dân Mỹ hoảng sợ”.

Một nghị viên khác phản đối, nói rằng: "Không nên cho người Nga một tài liệu tốt để tuyên truyền rằng Mỹ sợ Nga”.

Xin hỏi bà con: "Chuyện ấy có thật lạ không?”.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 471,

ngày 17-6-1955, tr.2.

TÌNH HÌNH THẾ GIỚI TRONG NỬA THÁNG
(1-15-6-1955)

Điểm nổi bật nhất và bao trùm tất cả trong tình hình thế giới nửa tháng vừa qua là những cố gắng to lớn liên tiếp của Liên Xô nhằm làm cho tình hình quốc tế' bớt căng thẳng, và nhằm phát triển quan hệ hợp tác giữa các nước. Đứng hàng đầu những cố gắng ấy là cuộc đàm phán Liên Xô - Nam Tư và đề nghị của Liên Xô về việc bình thường hóa quan hệ với nước Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức).

Cuộc đàm phán Liên Xô - Nam Tư (27-5 - 2-6-1955) đã mang lại những kết quả tốt đẹp, lập lại quan hệ bình thường giữa Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân với Nam Tư đã bị đứt bảy, tám năm nay. Việc này là một cống hiến quan trọng vào việc gây không khí tin cậy lân nhau giữa các nước. Tình hình Đông - Nam châu Âu nhờ kết quả của cuộc đàm phán Liên Xô - Nam Tư trở nên ổ’n định. Kế' hoạch của đế' quốc Mỹ và phe lũ định kéo Nam Tư vào khối xâm lược Bắc Đại Tây Dương, định biến Nam Tư thành căn cứ xâm lược bị phá sản. Kết quả của cuộc đàm phán Liên Xô - Nam Tư là thắng lợi lớn của lực lượng hòa bình thế' giới, của phong trào công nhân quốc tế' và của chủ nghĩa xã hội.

Trước đề nghị ngày 7-6-1955 của Liên Xô nhằm bình thường hóa quan hệ ngoại giao, kinh tế với Cộng hòa Liên bang Tây Đức, các giới cầm quyền Mỹ, Anh, Pháp phản ứng rất mạnh. Chúng tỏ ra hoảng sợ. Nhiều báo chí tư sản gọi đề nghị đó là "quả bom” nặng hàng tấn. Đúng. Nhưng không phải là quả bom chiến tranh mà là quả bom hòa bình để phá tan kế' hoạch của đế' quốc Mỹ và phe lũ đang xúc tiến việc biến Tây Đức thành trung tâm gây chiến tranh xâm lược châu Âu sau khi Hiệp ước Pari được thông qua. Nhân dân Tây Đức và nhân dân toàn nước Đức, nhân dân châu Âu và nhân dân toàn thế' giới nhiệt liệt hoan nghênh đề nghị của Liên Xô vì đề nghị này được thực hiện thì tình hình châu Âu sẽ dịu đi rõ rệt. Mọi người đều rõ: vấn đề Đức là một trong những vấn đề trung tâm của các mối quan hệ quốc tế hiện nay. Nếu vấn đề Đức được giải quyết thì hòa bình thế giới sẽ được củng cố thêm một bước. Đề nghị ngày 7-6-1955 của Liên Xô có một tầm quan trọng quốc tế' vượt xa phạm vi quan hệ giữa Liên Xô và Tây Đức.

Trong những cố gắng của Liên Xô đầu tháng 6, ta cần phải kể’ đến cố gắng đã đưa đến cuộc đàm phán Liên Xô - Nhật Bản đang tiến hành ở Luân Đôn (từ 7-6-1955) và cố gắng đã đưa đến sự đồng ý triệu tập hội nghị 4 nước lớn ở cấp bậc cao nhất vào ngày 18-7-1955 tại Giơnevơ.

Cộng với cố gắng đã đưa đến việc ký hòa ước với Áo tháng 5-1955, hiệp ước thân thiện, hợp tác và tương trợ ký tại Vácxôvi ngày 14-5-1955 giữa 8 nước anh em trong khối xã hội chủ nghĩa, những cố gắng liên tiếp, bền bỉ, mạnh bạo của Liên Xô trong nửa đầu tháng 6 đã làm cho tình hình thế' giới đang có chiều dịu đi, khiến ngay tên Đalét, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, một tên hiếu chiến hung hăng hạng nhất dù rất hậm hực cũng phải thừa nhận rằng: "những hoạt động gần đây của Liên Xô tạo ra một mối hy vọng lớn cho hòa bình trên toàn thế' giới".

Làm cho nhân dân các nước hiểu nhau thêm, ra sức phát triển quan hệ hợp tác giữa các nước, đó là những nhiệm vụ lớn để củng cố hòa bình. Cuộc đi thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nam Dương Amítgiôgiô (25-5 - 2-6-1955) và cuộc đi thăm Liên Xô của Thủ tướng Ấn Độ Nêru (tới Liên Xô ngày 7-6) thắt chặt thêm quan hệ giữa các nước yêu chuộng hòa bình và có những cống hiến nhất định cho sự nghiệp hòa bình thế giới. Thủ tướng Ấn Độ và Thủ tướng Nam Dương đã thấy ở Liên Xô và Trung Quốc không có "màn tre” hay "màn sắt” như bọn đế' quốc đã dựng đứng lên, mà chỉ thấy mối nhiệt tình lao động hòa bình đang dâng lên mạnh mẽ, chỉ thấy lòng thiết tha yêu chuộng hòa bình và mối tình hữu nghị thắm thiết đối với các dân tộc. Lời nói dưới đây của Thủ tướng Amítgiôgiô với nhân dân Trung Quốc trước khi rời Bắc Kinh rất có ý nghĩa: "Đi thăm Trung Quốc, chúng tôi đã thây sự cố gắng lớn lao của các bạn. Chúng tôi đã học được nhiều điều hay. Thành tích của các bạn, tinh thần các bạn thực hiện mục đích chung đó đã cho tôi một ấn tượng sâu sắc...".

Những điều Thủ tướng Nam Dương ca ngợi nhân dân Trung Quốc (tinh thần thực hiện các nhiệm vụ công tác, những cố gắng lớn lao để kiến thiết hòa bình.) là đặc điểm chung của các nước trong khối xã hội chủ nghĩa. Nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân ra sức hoàn thành các kế hoạch kiến thiết kinh tế. Ở Liên Xô nhiều nhà máy đã hoàn thành kế' hoạch 5 năm lần thứ năm (1951-1955). Ở Trung Quốc chương trình kiến thiết 5 năm lần thứ nhất đã thực hiện được 2 năm rưỡi và đã thu được kết quả tốt.

Tình trạng ở các nước tư bản và các nước thuộc địa thì ngược lại. Sự bóc lột đến tận xương tủy, chính sách chạy đua vũ trang làm cho các tầng lớp lao động ngày càng bần cùng. Phong trào bãi công ầm ầm nổ ra ở Anh, Mỹ, Ý, Bơrêdin, Tângiaba (Mã Lai), v.v. đã nói lên sự bất mãn của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đối với chế độ hiện tại ở các nước đó. Do những cuộc bãi công vừa qua của 7 vạn công nhân xe lửa và 2 vạn công nhân khuân vác ở nhiều bến tàu nước Anh hiện nay đang trải qua một cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất về công nghiệp kể từ năm 1926 tới nay.

Ở Bắc Phi, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cũng đang bồng bột dâng lên. Chỉ riêng ở Angiêri, thực dân Pháp phải mang tới trên 10 vạn quân để hòng đàn áp phong trào, nhưng vô hiệu. Nhân dân Angiêri, Tuynidi, Marốc kiên quyết phản đối những gông cùm thực dân. Chủ nghĩa thực dân đã lôi thời. Nếu các giới cầm quyền Pháp cứ cố tình nhắm mắt không chịu nhìn thấy những sự thay đổ’i vĩ đại từ sau đại chiến thế' giới thứ hai đến nay trong đời sống của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc thì nhất định họ sẽ đi đến thất bại như đã thất bại ở Đông Dương.

Những thắng lợi gần đây của các lực lượng hòa bình càng làm cho nhân dân thế giới tin tưởng ở sự nghiệp đấu tranh bảo vệ hòa bình và thêm quyết tâm phấn đấu hơn nữa, đồng thời phải đề cao cảnh giác hơn nữa, vì như lời đồng chí Môlôtốp đã nói: "Môi một bước tiến làm cho tình hình quốc tế' bớt căng thẳng đều vấp phải sức chống lại của những phần tử xâm lược nhất...". Cuộc đấu tranh cho hòa bình không được lỏng lẻo một phút nào mà cần phải liên tục, bền bỉ.

T.L.

Báo Nhân Dân, số 471,

ngày 17-6-1955, tr.4.

ĐƯỜNG SỐ 5 ANH DŨNG

Ngày nay, xe ngựa và khách bộ hành vui vẻ nhộn nhịp ngược xuôi trên đường số 5, người ta thường nhắc lại lịch sử anh dũng của con đường ấy.

Từ ngày bắt đầu chiến tranh, đường số 5 trở nên cái cuống họng của địch. Chúng lập đồn bốt chi chít, giăng dây thép gai khắp nơi, càn quét hai bên đường, phá trụi nhiều làng xóm, chúng hòng tiêu diệt lực lượng kháng chiến của ta. Suốt mấy năm, trong vùng đó, địch chiếm trời, địch chiếm đất, nhưng chúng không làm sao chiếm được lòng nồng nàn yêu nước của nhân dân ta. Cũng như nhân dân cả nước, đồng bào Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng căm thù giặc, quyết tâm đánh giặc, cứu nước.

Tháng 6-1947, du kích An Dương đánh trận mìn đầu tiên. Từ đó, cuống họng địch bắt đầu khó thở: Đường số 5 luôn luôn bị ta khuấy rối, đánh úp, phá hoại.

Khó khăn, nguy hiểm, gian khổ lắm, hy sinh nhiều. Nhưng không gì cản trở được lòng kiên quyết đấu tranh của nhân dân và du kích ta. Mà du kích ta là tất cả đàn ông, đàn bà, cụ già, em bé.

Từ năm 1950, địch thua to ở biên giới, chúng càn quét càng dữ dội ở đồng bằng. Sức chiến đấu của ta cũng càng lên mạnh. Có khi chỉ trong một hôm, du kích ta đánh luôn 8 trận mìn trên

đường số 5, phá 2 đầu tầu xe lửa. Có đêm ta phá hàng chục cây số đường ray. Có đêm đánh tan 22 vị trí địch, lật đổ những chuyến xe chở đầy vũ khí Mỹ và binh sĩ Âu Phi. Những trận "xuất thần nhập quỷ” đánh phá các trường bay Gia Lâm, Đồ Sơn, Cát Bi đã làm cho địch kinh hồn khiếp vía, đồng thời danh tiếng của quân và dân ta lừng lây khắp năm châu.

Trong đợt phối hợp với Chiến dịch Điện Biên Phủ, du kích đường số 5 đã đánh phá hơn 20 vị trí địch, lật đổ hơn 10 chuyến xe lửa, tiêu diệt địch hơn 1.000 tên.

Đường số 5 hơn trăm đồn bốt,

Dân đường 5 có một lòng son,

Dù cho sông cạn đá mòn,
Quyết tâm gìn giữ nước non Lạc Hông.

Nay kháng chiến đã thắng lợi, đường số 5 là của dân ta, đồng bào vùng ấy cần giữ vững và phát triển chí khí oanh liệt trong việc thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm để giúp khôi phục lại kinh tế, làm cho dân mạnh, nước giầu.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số472, ngày 18-6-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.525-526.

CÁC QUYỀN Tự DO DÂN CHỦ CỦA
NHÂN DÂN KHƠME PHẢI ĐƯỢC ĐẢM BẢO

THEO ĐÚNG HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ

Trong tháng 4 và tháng 5, Chính phủ nhà vua Cao Miên ra lệnh bắt ông chủ bút tờ báo Diễn đàn Cao Miên và ông Nhút Kum Long, chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ Tiến Lên. Mới đây, Chính phủ nhà vua Cao Miên lại ra lệnh bắt ông Chày Kim An, chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ Nhân Dân và truy nã nhiều nhân viên tòa soạn báo Đoàn kết. Ông Chày Kim An là một người đã từng tham gia kháng chiến và đã tham gia công tác trong Ủy ban liên hợp đình chiến ở Cao Miên. Hành động của Chính phủ nhà vua Cao Miên khủng bố và liên tiếp xâm phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí của nhân dân Khơme làm cho dư luận ở Cao Miên và dư luận khắp nơi rất bất bình.

Các ông Chày Kim An, Nhút Kum Long và những đồng nghiệp của các ông bị truy nã là những người viết báo yêu nước, yêu hòa bình. Các báo Đoàn kết, Nhân Dân, Diễn đàn Cao Miên, Tiến Lên là những tờ báo đã cố gắng phục vụ các quyền dân tộc của nhân dân Khơme đấu tranh đòi thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ, kiên quyết chống đế quốc Mỹ xâm lược. Những tờ báo ấy là những tiếng nói chân chính của nhân dân Khơme, và có ảnh hưởng sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân yêu nước ở Cao Miên.

Hành động của Chính phủ nhà vua Cao Miên đàn áp những người viết báo chân chính ở Cao Miên, xâm phạm nghiêm trọng tự do ngôn luận, tự do báo chí của nhân dân Khơme không phải là một hành động ngâu nhiên. Nó liên quan mật thiết với Chính phủ nhà vua Cao Miên ký hiệp ước viện trợ quân sự với đế' quốc Mỹ, đến việc đế' quốc Mỹ can thiệp ngày càng sâu về mọi mặt, nhất là về mặt quân sự vào Cao Miên. Hiệp ước viện trợ quân sự Mỹ - Cao Miên và những hành động xâm lược của đế' quốc Mỹ ở Cao Miên bị những nhà báo và những tờ báo kể trên lên án nghiêm khắc. Đàn áp những người viết báo những tờ báo chống Mỹ, rõ ràng là mưu bịt miệng nhân dân Khơme đang kịch liệt tố cáo đế' quốc Mỹ, là vì đế' quốc Mỹ mà hành động, chứ không phải vì nhân dân Khơme, đặng mở rộng cửa cho chúng, kẻ thù số 1 của nhân dân Khơme, nhảy vào Cao Miên. Chắc rằng nhân dân Khơme nhất định chống hành động phát xít ấy.

Việc Chính phủ nhà vua Cao Miên bắt bớ những người viết báo yêu nước, yêu hòa bình và đàn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Cao Miên đã vi phạm nghiêm trọng Hiệp định Giơnevơ và tuyên ngôn 9 nước. Điều 6 trong Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Cao Miên nói rất rõ ràng: "Tuyệt đối không được trả thù những người công dân ấy[12], kể’ cả đối với gia đình họ. Bất cứ người nào cũng được hưởng những đảm bảo của hiến pháp về việc bảo vệ tính mệnh, tài sản và các quyền tự do dân chủ, không có sự phân biệt đối đãi nào... với các người công dân khác”.

Điều 3 và Điều 9 trong tuyên ngôn 9 nước đều nói rõ phải triệt để tôn trọng các quyền tự do dân chủ của nhân dân Khơme. Trong phiên họp bế mạc Hội nghị Giơnevơ, đại biểu Chính phủ nhà vua Cao Miên cũng trịnh trọng cam kết là "đảm bảo cho tất cả công dân Khơme hưởng mọi quyền lợi và mọi tự do đã định trong hiến pháp của nhà vua”.

Nhưng những hành động trong thời gian vừa rồi và hiện nay của Chính phủ nhà vua Cao Miên đối với những người viết báo và các báo đấu tranh cho hòa bình và dân chủ ở Cao Miên đã trái hẳn với những sự cam kết quốc tế, đã xâm phạm nghiêm trọng các quyền tự do của công dân Khơme.

Hiệp định Giơnevơ, tuyên ngôn 9 nước và lời tuyên bố của Chính phủ nhà vua Cao Miên phải được thi hành theo đúng lời văn và tinh thần của nó. Các quyền tự do dân chủ, nhất là tự do ngôn luận, tự do báo chí của nhân dân Khơme phải được đảm bảo!

T.L.

Báo Nhân Dân, số 472,

ngày 18-6-1955, tr.4.


BỘ ĐỘI LÀM DÂN VẬN

Bộ đội ta làm dân vận có kết quả rất khá. Vài thí dụ:

-    Ở Hạc Trì (Phú Thọ), bộ đội ra sức giúp đồng bào tăng gia sản xuất, chống đói, làm nhà và giúp những việc khác. Có những đơn vị ăn cơm độn ngô, để dành gạo giúp cho dân. Vì vậy, nhân dân yêu mến bộ đội, đặc biệt là đồng bào Công giáo càng tỏ ra cảm động, biết ơn.

-    Suối Pao (Tả Ngạn) là vùng hoàn toàn Hoa kiều ở, bị chiếm đóng suốt thời kháng chiến. Địch ra sức tuyên truyền nói xấu ta. Vì vậy, lúc mới giải phóng, nhân dân nghi ngờ bộ đội. Lại thêm không hiểu tiếng nhau, cho nên công tác dân vận rất khó. Bộ đội ta kiên nhân, đi làm quen từng người, từng nhà. Tắm giặt cho các em bé, giúp dân làm mọi việc. Dần dần nhân dân gần gũi bộ đội, nhưng vân còn thắc mắc: Có cướp của, có đánh người, có bừa bãi như Tây không?

Bộ đội lây việc thiết thực để giải quyết thắc mắc của dân: Tự mình ra rừng kiếm củi, làm vệ sinh, mua bán công bằng, tôn trọng phong tục, tập quán của dân. Thấy vậy, thái độ nhân dân đối với bộ đội thay đổi hẳn, nghi ngờ biến thành yêu quý, người biếu thứ này, người tặng quà khác. Giữ kỷ luật, bộ đội không nhận quà dân cho. Do đó, lại có thắc mắc mới: Vì sao bộ đội chê của dân?...

Về sau, ngày nào nhân dân cũng tự động kéo nhau đến nghe bộ đội nói chuyện, do một người Hoa kiều biết tiếng Việt dịch hộ. Họ nói với nhau: "Tây nói láo, bộ đội Việt Nam tốt lắm”. Khi bộ đội chuyển sang vùng khác, nhân dân tỏ vẻ rất luyến tiếc. Một cụ già nói: "Từ thuở cha sinh mẹ đẻ, bây giờ tôi mới thấy có bộ đội tốt như bộ đội Cụ Hồ!”.

Đó là những kinh nghiệm tốt cho toàn thể’ bộ đội cũng như cho toàn thể’ cán bộ ta: Nắm vững chính sách, làm đúng ý nguyện của nhân dân, thì công tác dân vận nhất định thành công.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 474,

ngày 20-6-1955, tr.2.

-       Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.527-528.


XÃ KIỂU MẪU

Nam Thượng (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là một trong những xã kiểu mâu.

Sau trận lụt tháng 9-1954, xã ấy thiệt hại rất nặng. Tiếp đến nạn đói. Song nhờ cán bộ làm đúng chính sách của Đảng và Chính phủ, khéo lãnh đạo nhân dân, kiên quyết tổ chức sản xuất tự cứu và khuyến khích nhân dân giúp đỡ lân nhau. Lại nhờ đồng bào tin tưởng và hăng hái. Kết quả là:

Thanh niên đã xung phong sửa chữa nhà cửa cho đồng bào và làm mọi việc khác.

Nhân dân đã giúp nhau 11 tấn lương thực (thóc, ngô, khoai) để ăn mà sản xuất.

Trồng được hơn 100 mâu ngô, hơn 3.500 bụi bầu bí.

Cày được hơn 115 mâu chiêm và nhiều hoa màu.

Tổ chức canh tuần đêm ngày để’ ngăn ngừa bọn địa chủ phá hoại mùa màng.

Tổ chức các nhóm đào mương, tát nước, chống hạn, chống sâu.

Tinh thần "tự lực cánh sinh” của nhân dân đã đánh thắng giặc đói.

Xã Nam Thượng đã chống được đói, lại còn giúp được một xã bạn 2 tấn ngô, khoai, đô và giúp họ tăng gia sản xuất. Một điều nữa đáng khen, là xã Nam Thượng đã khéo kết hợp các công việc khác với công việc sản xuất chống đói. Các đoàn thể sinh hoạt đều. Bình dân học vụ được huyện khen. Thanh niên được bầu làm kiểu mâu trong tỉnh. Thuế nông nghiệp đúng hạn đúng mức. Các tổ đổi công được củng cố. Cả xã nuôi được 250 con lợn. Hiện nay, đồng bào trong xã đang thi đua trồng thêm rau, thêm khoai. Đó là một xã kiểu mâu mà các xã khác nên bắt chước.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 475, ngày 21-6-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.9, tr.529-530.


THI ĐUA ĐẮP ĐÊ

Trong mọi cuộc thi đua đều phải nhằm: làm nhanh, làm tốt, làm rẻ. Ba điều đó phải cùng thực hiện với nhau, không rời nhau được. Vì:

Nếu làm nhanh mà không tốt, thì sẽ phải làm lại, như vậy nhanh cũng hóa ra chậm.

Nếu làm tốt mà không nhanh, thì sẽ làm được quá ít, và không kịp thời.

Nếu làm nhanh và tốt, nhưng không rẻ, tức là lãng phí, thì sẽ không đủ tiền của để tiếp tục công việc.

Việc đắp đê cũng vậy. Phải làm nhanh, cho xong trước mùa mưa. Phải làm tốt để’ bảo đảm chống lụt. Phải làm rẻ để’ khỏi lãng phí sức dân và của dân.

Nhưng có một số cán bộ không làm đúng như vậy. Thí dụ những việc nêu lên trong "Ý kiến bạn đọc" (Báo Nhân Dân ngày 14-6):

-      Đê ngoại thành Hà Nội đắp xong trước kỳ hạn - thế’ là làm nhanh. Nhưng mái đê đắp không kỹ, cỏ cây không đều, sau vài trận mưa thì đê sẽ sụt - thế' là không làm tốt. Nay cần phải sửa lại, phải tốn thêm công, tốn thêm của lần nữa - thế' là không làm rẻ. Không tốt và không rẻ, thì làm nhanh cũng vô ích.

-      Đê Bất Bạt (Sơn Tây) thì cỏ khô héo hết, vì thành đê đứng quá, cỏ không bám được, không mọc được. Nhiều đoạn có đường cái vắt ngang, đê đắp không được cẩn thận, dê vỡ và sụt dần.

Đắp đê, giữ đê là việc rất quan hệ đến tính mệnh, tài sản của nhân dân. Đảng và Chính phủ rất quan tâm đến việc ấy. Nhân dân bao giờ cũng hăng hái góp của, góp công. Vì ai mà có những khuyết điểm nói trên? Bởi vì một số cán bộ ta còn mắc bệnh quan liêu: Làm kế' hoạch không cẩn thận, việc kiểm tra không chu đáo...

Mong rằng các đồng chí cán bộ đê điều nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, và cán bộ các ngành khác cũng vậy.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 476, ngày 22-6-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.2-3.


HƯNG YÊN

Là một tỉnh mà trong thời chiến tranh đã bị thiệt hại rất nhiều. Địch càn quét và ném bom giết chết nhiều người, đốt cháy nhiều nhà, bắn nhiều trâu bò, phá hoại nhiều ruộng lúa. Sau địch họa, tiếp đến thiên tai. Trận lụt tháng 8 năm ngoái làm hư hỏng ngót 1 vạn mâu ruộng. Kế đến hạn hán.

Bọn địa chủ phản động lại gây thêm tai họa. Chúng tháo cống, phá lúa, chặt ngô. Chúng gây ra trộm cắp, phao tin nhảm làm cho nhân dân hoang mang. Trong lúc đồng bào thiếu ăn, bọn địa chủ nỡ lòng phá hoại thóc lúa; như địa chủ Xiêm đã chôn 260 thùng thóc, cố ý để cho mục nát!

Trước hoàn cảnh khó khăn ấy, cán bộ đã kiên nhân hướng dân đồng bào, đồng bào đã tin tưởng làm theo cán bộ, ra sức sản xuất tự cứu, tự lực cánh sinh.

Đồng bào đã tự giúp đỡ lân nhau: 6 tấn gạo, 294 tấn ngô, 731 tấn thóc, 88 triệu đồng.

Bộ đội đã dành dụm để’ giúp nhân dân 65 tấn gạo.

Chính phủ giúp 1.100 tấn gạo và 14 vạn thước vải.

Đồng bào Hưng Yên đã khéo dùng cái vốn ây để tăng gia sản xuất: đã đào 49 cây số ngòi, tưới cho 3 vạn mâu ruộng, cấy 8 vạn 4.590 mâu chiêm (hơn năm ngoái 6.000 mâu) và hơn 4 vạn 3.000 mâu mầu.

Với lực lượng và quyết tâm của mình, Hưng Yên đã vượt qua nạn đói. Nhưng không chủ quan, đồng bào Hưng Yên vừa gặt chiêm, vừa ra sức trồng thêm hoa mầu, quyết không để cho vụ đói tháng 8 xảy ra.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 477, ngày 23-6-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.5-6.


BÁO NHI ĐỒNG

Báo Tiên Phong có ra những số đặc biệt cho các em nhi đồng, đó là một việc hay. Sau đây là vài kinh nghiệm của báo Nhi đồng Trung Quốc có thể giúp thêm ý kiến cho báo Nhi đồng ta:

Tân thiêu niên là một tờ báo to nhất của nhi đồng Trung Quốc. Môi kỳ ra 1 triệu 19 vạn 8.000 số, bán khắp cả nước.

Mục đích và nội dung - Nhằm giáo dục trẻ em tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế' một cách thích hợp với tuổi nhỏ của trẻ em, báo ấy đăng những chuyện đời xưa vắn tắt, thú vị và có ý nghĩa giáo dục; nhiều tranh vẽ giản đơn và dê hiểu về những việc quan trọng trên thế' giới; những kết quả tốt đẹp trong việc xây dựng nước nhà. Bài báo thì bài nào dài lắm cũng không quá 150 chữ.

- Báo đăng những chuyện anh hùng gương mâu để’ bồi dưỡng cho trẻ em đức tính gan dạ, thành thật, giữ kỷ luật, chí công vô tư. Những bài ấy ảnh hưởng rất to. Vài thí dụ:

Hôm trước, báo đăng một bài "Không phải tiền tôi, tôi không lấy". Hôm sau, em B. đưa trả lại cái bút máy em ấy đã lấy cắp của bạn và xin lôi.

Trẻ em ở nông thôn thường lấy đòng đòng lúa làm kèn thổi. Báo đăng một bức vẽ hai con chuột cắn lúa và bảo nhau: "Các chú bé kia là bạn của chúng ta đây". Xem bức vẽ ấy, các em bảo nhau: "Quyết làm bạn với bà con nông dân, chứ không làm bạn của chuột". Từ đó, các em không lấy đòng lúa làm kèn nữa.

-      Báo dạy trẻ em những thường thức khoa học, bằng những bức vẽ và những câu giải thích rất thú vị, rất dê hiểu.

-      Báo trả lời những câu hỏi của trẻ em như: "Vì sao khi tôi chạy thì ông trăng cũng chạy theo tôi?", "Vì sao bánh trôi nước lúc đầu thì chìm, lúc sau lại nổi?"...

-       Báo dạy trẻ em cách giữ vệ sinh, cách chơi vui có ích, v.v..

-      Báo tổ chức và hướng dân phong trào thi đua, giúp cho các trẻ em phát triển tinh thần tự động và đầu óc sáng tạo.

Báo Tân thiếu niên đã trở nên người thầy mến, người bạn thân thiết của các trẻ em. Nhiều em tự động lãnh trách nhiệm bán giúp báo. Môi tháng báo nhận được 4, 5 trăm bức thư của các trẻ em báo cáo công tác, cho tin tức, đặt câu hỏi, nêu ý kiến...

Những người giúp đỡ báo - Nhiều vị giáo sư, nhà văn, thầy thuốc, công trình sư... giúp báo viết bài, vẽ tranh, trả lời câu hỏi, v.v.. Hơn 600 cô giáo, thầy giáo thường xuyên liên lạc với báo. Hơn 300 giáo viên, đoàn viên thanh niên, các cô, các mẹ làm phóng viên cho báo. Nhờ vậy, báo ngày càng phát triển.

Đó là những kinh nghiệm mà báo Nhi đông Việt Nam ta nên cố gắng làm theo.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 478, ngày 24-6-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.9-10.

"TỰ DO DÂN CHỦ" CỦA NGÔ ĐÌNH DIỆM

Bọn Ngô Đình Diệm thường rêu rao rằng cái chế độ của chúng dân chủ lắm! Đây là một vài thí dụ về cái "tự do dân chủ" của Ngô Đình Diệm:

Hiệp định Giơnevơ điều 14c quy định rằng phải đảm bảo quyền tự do dân chủ của nhân dân. Nhưng bọn Ngô Đình Diệm đã thẳng tay đàn áp, khủng bố nhân dân, trả thù những người trước đây tham gia kháng chiến. Chúng đã xả súng bắn bừa vào đám đông. Những vụ Bình Thành, Mỏ Cày, Hà Lam, Chợ Được, v.v. còn ghi tội ác tầy trời của chúng. Hiện nay ở giữa thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn, chúng đang vây bắt hàng nghìn người một lúc gây nên không khí khủng bố rất nặng nề. Tháng 2 và 3-1955, Ủy ban quốc tế' đã 5 lần kế't luận những nhà cầm quyền miền Nam vi phạm điều 14c và mới đây, trong bản báo cáo thứ ba của Ủy ban quốc tế' lại kế't luận là đối phương vi phạm nghiêm trọng điều 14c tức là điều đảm bảo tự do dân chủ.

Ngô Đình Diệm đánh nhau với các phái làm cho hàng vạn người chết và bị thương, hàng chục vạn người không nơi ăn chốn ở. Vì tình máu mủ, nhiều đồng bào đã tổ chức việc cứu giúp lân nhau. Bọn Diệm thù ghét tình đoàn kết của đồng bào ta. Chúng đã bắt giam nhiều người tham gia việc cứu tế.

"Tự do dân chủ" của Ngô Đình Diệm cũng rất đặc biệt đối với các báo. Nhiều tờ báo ở Sài Gòn bị kiểm duyệt phải bỏ trắng hàng nửa trang. Trước sự đấu tranh quyết liệt của anh chị em viết báo ở miền Nam, bọn Ngô Đình Diệm ra chỉ thị cho những tờ báo của chúng tán láo rằng: "Trong tình trạng nước Việt Nam đang bị chia xẻ... thì việc ban bố tự do ngôn luận sẽ không sát" (!!!) (báo Tự do). 'Trước sự đòi hỏi tự do ngôn luận... chúng tôi không thể nào tha thứ việc làm ấy được vì thực dân sẽ lợi dụng tự do ngôn luận đưa chúng tôi vào con đường nô lệ ngoại bang" (!!!) (báo Thời đại).

Thật là tự do dân chủ kiểu Mỹ.

H.B.

-    Báo Nhân Dân, số 483, ngày 29-6-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.18-19.


KHÔNG PHÁ ĐÁM Nổi

Ngày 20-6 vừa rồi là ngày kỷ niệm 10 năm ký Hiến chương Liên hợp quốc. Đại biểu của hơn 60 nước đã đến dự lê kỷ niệm này.

Ngoại trưởng Liên Xô Môlôtốp có ý kiến là chả mấy khi Liên hợp quốc họp đông đủ và lại nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập ra tổ chức này, cần tuyên bố một vài điều với thế' giới.

Tổng thống Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ và phe lũ nhao nhao lên tiếng phá đám ngay. Chúng nói có họp mới tuyên bố, nay làm lê kỷ niệm thì tuyên bố làm quái gì. Mỹ phá đám vì Mỹ sợ các nước khác ở Liên hợp quốc đều phản đối âm mưu gây chiến mà chính Mỹ là tay hiếu chiến đầu sỏ.

Mặc dầu Mỹ ngăn trở, các nước khác dự lê kỷ niệm trong phiên họp cuối cùng ngày 26-6-1955 đã đồng thanh tuyên bố chung mấy điểm:

-      Các nước hội viên mong cho những thế' hệ tương lai tránh khỏi tai họa chiến tranh.

-      Cùng nhau trung thành với các mục đích và các nguyên tắc đã nêu ra trong Hiến chương Liên hợp quốc.

-      Xác định ý chí cố gắng thêm nữa để giải quyết các cuộc xích mích quốc tế' bằng những phương pháp hòa bình.

- Cam kết tiếp tục cố gắng trong việc tìm cách thoả thuận với nhau về việc đặt ra một kế' hoạch tài giảm binh bị có thể đảm bảo an ninh cho các nước và huỷ bỏ mối đe dọa của sức tàn phá nguyên tử đang ám ảnh toàn thế' giới!

Thế' là Mỹ phá đám không nổi mà bị dư luận chê cười.

H.B.

-       Báo Nhân Dân, số 484,
ngày 30-6-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.20-21.


7.000 TẤN THUỐC ĐỘC

Anh em học sinh từ Sài Gòn đến Hà Nội cho biết rằng: Hiện nay, giáo dục kiểu Mỹ ở các trường miền Nam không phải dạy cho thanh niên nên người, mà làm cho thanh niên hư hỏng.

Thì tin tức các báo Mỹ (10-3) lại cho biết thêm rằng: Ủy ban "cứu tế" Mỹ đang gửi sang Sài Gòn hơn 7.000 (bảy nghìn) tấn sách cho giáo sư và học sinh miền Nam.

Nói chung, nội dung sách vở Mỹ là thế nào?

Những sách vở tiến bộ đều bị cấm. Thậm chí những sách vở xưa, như quyển "Nguồn gốc các loài vật" của nhà đại khoa học Đacuyn (người Anh), hoặc tiểu thuyết và thơ của nhà đại văn hào Huygô (người Pháp) cũng đều bị cấm.

Ở Mỹ chỉ được lưu hành những sách vở tuyên truyền chiến tranh, tâng bốc phản động, ca tụng phát xít. Còn về tiểu thuyết, thì các báo tư sản Anh, như báo Reynold News đã viết: "Giết người là một điều tốt đẹp nhất trên thế giới - đó là nội dung căn bản của đại đa số tiểu thuyết Mỹ".

Một bản báo cáo của Hội bảo vệ nhi đồng Anh viết: "Có những quyển tiểu thuyết Mỹ, 36 trang đã thuật chuyện 35 đám giết người...".

Một đại biểu của Hội ấy nói thêm: "Tính tôi rất trấn tĩnh, nhưng sau khi xem xét những quyển sách ấy, tôi đã mất ngủ nhiều đêm!".

Ngoài kinh tế, quân sự, chính trị, đế quốc Mỹ đang âm mưu xâm lược miền Nam bằng văn hóa. 7.000 tấn sách Mỹ sẽ có thể làm hư hỏng cả một thế' hệ thanh niên và nhi đồng ta ở miền Nam. Vậy, cha mẹ và thầy giáo miền Nam cần hết sức chú ý, đánh tan âm mưu đầu độc của đế' quốc Mỹ, kẻo con em yêu quý sẽ biến thành một đàn cao bồi.

H.B.

-    Báo Nhân Dân, số 485, ngày 1-7-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.23-24.


CÓ PHÊ BÌNH PHẢI CÓ Tự phê bình

Báo Nhân Dân thường đăng những bài của bạn đọc hoặc của phóng viên nhà báo phê bình khuyết điểm trong công tác của một số ngành và địa phương. Nói chung nhiều ý kiến phê bình đều có căn cứ và những vấn đề phê bình đều là những vấn đề có quan hệ đến đời sống nhân dân và công tác của Nhà nước.

Song phê bình không phải để có phê bình mà cần phải đi đến sửa chữa những khuyết điểm đã nêu ra nếu những khuyết điểm đó đúng. Sau khi báo nêu ý kiến phê bình đã có một số địa phương và cơ quan tự phê bình công khai trên báo và đề ra phương pháp sửa chữa khuyết điểm, như gần đây Tỉnh uỷ Cao Bằng đã gửi bài tự kiểm thảo đăng báo. Đó là một điều rất tốt. Nhưng cũng còn nhiều việc phê bình nêu lên báo rồi không thấy những cơ quan hay địa phương có vấn đề lên tiếng, như đối với bài phê bình Tỉnh uỷ Thanh hóa coi nhẹ lãnh đạo sản xuất, nhà ga Hà Nội có những hiện tượng lãng phí, v.v..

Mong rằng các cơ quan hay địa phương có những vấn đề báo đã nêu lên nên phát biểu ý kiến, nói rõ chô nào báo phê bình đúng, chô nào sai, và có khuyết điểm thì phải sửa chữa như thế nào. Có như thế thì phê bình mới có ích.

H.B.

-    Báo Nhân Dân, số 488, ngày 4-7-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.25.

ĐẾ QUỐC MỸ LÀ KẺ KÉM LỊCH Sự NHẤT

Theo tin hãng U.P. thì ngày 1-7-1955, trong dịp sang Hoa Thịnh Đốn, Thủ tướng Diến Điện đến tìm gặp Thứ trưởng Bộ Canh nông Mỹ Băngxơn. Việc đến gặp này tất nhiên là có báo trước.

Thế mà Thủ tướng U Nu khi đến nơi đã phải ngồi chờ ở phòng khách hồi lâu không được hắn tiếp, sau Thủ tướng U Nu phải ra về.

Sau đó hắn lại làm ra vẻ xin lôi và nói lúc đó hắn bận tiếp hai vợ chồng nhân viên ngoại giao Anh!

Rõ ràng là bọn cầm quyền Mỹ đã coi Thủ tướng U Nu không bằng một nhân viên thường của Bộ Ngoại giao Anh.

H.B.

Báo Nhân Dân, số 489, ngày 5-7-1955, tr.2.


TÌNH HÌNH THẾ GIỚI THÁNG 6-1955

Tình hình tháng 6 vừa qua được đánh dấu bằng những cố gắng lớn của Liên Xô, các nước yêu chuộng hòa bình và nhân dân thế giới trong cuộc đấu tranh vĩ đại nhằm duy trì hòa bình lâu dài. Nổi bật nhất trong những cố gắng ấy là: cuộc đàm phán Liên Xô - Nam Tư thành công; hội nghị 4 nước lớn ở cấp bậc cao nhất sẽ họp vào ngày 18-7-1955 ở Giơnevơ (hội nghị này 10 năm nay mới có); việc Liên Xô mời Chính phủ Tây Đức sang thăm Liên Xô; kết quả cuộc đi thăm Liên Xô của Thủ tướng Nêru; ngày 26-6-1955, các nước ở Liên hợp quốc nhất trí tán thành tài giảm binh bị, tán thành dùng phương pháp thương lượng để giải quyết các vấn đề quốc tế; những đề nghị cụ thể ngày 22-6- 1955 của Ngoại trưởng Liên Xô tại Liên hợp quốc nhằm làm cho tình hình thế' giới bớt căng thẳng; cuộc đàm phán Xô - Nhật; thành công của Đại hội hòa bình thế' giới họp ở Henxanhky từ 22 đến 29-6-1955.

Kết quả của những cố gắng lớn ấy làm cho không khí căng thẳng dịu đi một phần. Hy vọng và tin tưởng thêm lên.

Thắng lợi của lực lượng hòa bình thế' giới tức là thất bại của phe đế' quốc hiếu chiến do Mỹ cầm đầu. Đế' quốc Mỹ ngày càng cô lập. Vây cánh của Mỹ ở nhiều nơi cũng bị các lực lượng hòa bình và yêu nước giáng cho những đòn đau. Chính phủ Xenba ở Ý, tay sai đắc lực của Mỹ, bị đổ; đảng hồi giáo tức là đảng cầm quyền ở Đại Hồi, theo đuôi Mỹ, bị tụt từ 60 ghế xuống còn có 25 ghế' trong nghị viện kỳ tổng tuyển cử vừa qua. Đó là những sự cảnh cáo nghiêm khắc đối với những kẻ tay sai Mỹ, phản dân, phản nước, phản hòa bình.

Những thắng lợi của phe hòa bình trong tháng 6 tuy làm cho tình hình dịu đi, nhưng nguy cơ chiến tranh vân còn và không kém phần nghiêm trọng. Mũi nhọn đấu tranh của nhân dân thế' giới hiện nay phải tập trung vào chô đòi triệt để’ cấm vũ khí nguyên tử; tải giảm binh bị; rút quân đội nước ngoài khỏi nước Đức, và đi tới một nước Đức thống nhất, dân chủ và hòa bình; khôi phục địa vị hợp pháp của Trung Quốc ở Liên hợp quốc và quân đội nước ngoài phải rút khỏi Đài Loan; phát triển quan hệ kinh tế', văn hóa giữa các nước.

Đòi thi hành nghiêm chỉnh, triệt để’ các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ, nhất là các điều khoản chính trị quy định tổng tuyển cử tự do để thống nhất Việt Nam cũng là yêu cầu và mục tiêu đấu tranh trước mắt của các nước yêu chuộng hòa bình và nhân dân các nơi. Vì việc củng cố hòa bình ở Việt Nam, Cao Miên và Lào không thể tách rời việc củng cố hòa bình thế' giới. Bản tuyên bố chung giữa Chủ tịch Bunganin và Thủ tướng Nêru ngày 22-6, bản tuyên bố chung giữa Thủ tướng Xirăngkiêvích (Ba Lan) và Thủ tướng Nêru ngày 25-6; lời tuyên bố của Thủ tướng Chu Ân Lai ngày 26-6-1955 trong bữa tiệc tiếp đón Hồ Chủ tịch; lời kêu gọi của Đại hội hòa bình Henxanhky ngày 29-6-1955, đều nhấn mạnh rằng các nước có liên quan phải thi hành nghĩa vụ của họ là thực hiện đầy đủ các điều khoản trong Hiệp định Giơnevơ, không thể để cho kẻ nào ngăn cản sự nghiệp thống nhất Tổ quốc của nhân dân Việt Nam. Dư luận ở Pháp, Anh, Ấn, Nam Dương... cũng đều đòi hỏi như vậy. Đối với nhân dân Việt Nam ta, đó là những sự ủng hộ chân thành và quý báu làm cho nhân dân ta càng thêm phấn khởi đấu tranh đòi hiệp thương và tổng tuyển cử đúng như Hiệp định Giơnevơ đã quy định.

Không ngừng tăng cường tình hữu nghị giữa các nước anh em trong mặt trận xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân là một nhân tố quan trọng để củng cố lực lượng trụ cột bảo vệ hòa bình thế giới. Việc Hồ Chủ tịch lãnh đạo đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đi thăm Liên Xô và Trung Quốc là nhằm ý nghĩa ấy. Đó là một sự kiện lịch sử tăng cường hơn nữa tình hữu nghị sẵn có giữa nhân dân ba nước Việt - Xô - Trung, đem thêm phấn khởi và hy vọng cho các lực lượng hòa bình đang ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa và hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ của nước ta.

T.L.

Báo Nhân Dân, số 489,

ngày 5-7-1955, tr.4.


AI PHÁ ĐẠO?

Bọn đế quốc Mỹ và bè lũ Ngô Đình Diệm không ngớt lời rêu rao: "Dưới chế' độ Dân chủ Cộng hòa, nhân dân ta không được tự do tín ngưỡng". Nhưng sự thật thế' nào? Xin lấy một thí dụ trong trăm nghìn thí dụ ở nước ta để đồng bào rõ:

Tháng 10-1949, được đế' quốc Mỹ giúp, thực dân Pháp nhảy dù xuống Phát Diệm. Đến tháng 2-1950, chúng kéo đến chiếm đóng thị xã Ninh Bình, biến nhà thờ và chùa Non Nước thành vị trí quân sự. Gác chuông đã thành ụ súng. Thánh đường thành nơi tra tấn cán bộ và nhân dân. Tới thôn nào, xã nào, địch cũng cướp phá của cải, hãm hiếp đàn bà, con trẻ, đánh giết cụ già. Khi rút chạy khỏi thị xã Ninh Bình, địch lại lấy hết những đồ thờ quý giá và phá phách nhà thờ.

Sau khi giải phóng Ninh Bình, Phát Diệm, Chính phủ ta tổ chức giúp đỡ đồng bào sửa chữa lại nhà thờ, nhà chùa. Nhân dân rất vui sướng. Ngày 23-6, trong cuộc mít tinh của nhân dân thị xã Ninh Bình, Linh mục Hoàng Quang Tự trông nom hạt Vô Hốt đã nói: "Được Chính phủ hết lòng giúp đỡ, toàn thể đồng bào Công giáo trong địa phận vô cùng biết ơn Hồ Chủ tịch và Chính phủ. Chúng tôi thấy chỉ có dưới chế' độ Dân chủ Cộng hòa, các tôn giáo mới được tự do thờ cúng". Linh mục Lưu Đức Huyền, Chánh xứ Xuân Hồi, bị địch cưỡng ép di cư vào Nam mới về miền Bắc, cũng nói: "Hồ Chủ tịch và Chính phủ rất tôn trọng tự do tín ngưỡng. Chỉ có đế quốc Mỹ và Ngô Đình Diệm mới phá đạo và làm cho nhân dân khổ cực".

Chắc rằng đồng bào ta đều nhận rõ ai phá đạo?

H.B.

-    Báo Nhân Dân, số 490, ngày 6-7-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.26-27.


NÓI RỒNG, NÓI PHƯỢNG
CŨNG KHÔNG LỪA Dối ĐƯỢC AI

Ngày xưa có lão Diệp Công nổi tiếng là người thích rồng. Trong nhà lão, tường vách đều vẽ rồng, cột kèo đều chạm rồng và lão ngồi đâu cũng nói đến rồng. Nhưng đến khi nghe nói có con rồng thật hiện ra thì lão sợ cuống cuồng, đâm đầu chạy trốn. Như vậy, là vì thứ rồng lão ta thích chỉ là thứ rồng vẽ trên vách.

Ngày nay, đế' quốc Mỹ và bọn Ngô Đình Diệm rất hay nói đến "tự do dân chủ". Hê mở miệng là chúng khoe nào "quốc gia dân chủ", nào "thế' giới tự do", v.v.. Nhưng chắc hẳn không ai quên trước đây, một số những nhà trí thức trong Phong trào hòa bình ở miền Nam tán thành hòa bình, tán thành thi hành đúng đắn Hiệp định Giơnevơ, thì chúng đã lồng lên trắng trợn khủng bố những người dân đầu phong trào này. Các báo miền Nam có những bài tỏ ý tán thành hòa bình, tán thành lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền Bắc - Nam để đi tới thống nhất thì bọn chúng hoảng sợ, liền ra lệnh đóng cửa một lúc hàng chục tờ báo. Lại như gần đây, những đồng bào được phép Ban liên hợp vào Nam thăm gia đình ở miền Nam, đã bị chúng bắt giam, tra tấn. Có đồng bào ra Bắc thăm người nhà, khi trở về Nam cũng bị chúng đánh giết.

Xem vậy, chúng ta không thể lầm lân thứ "tự do dân chủ" loè bịp kiểu Mỹ - Diệm với tự do dân chủ thật sự.

H.B.

-       Báo Nhân Dân, số 491,

ngày 7-7-1955, tr.2.

-       Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.32.


CHỦ QUAN LÀ NGUY HIỂM

Do địch phá hoại trước đây và do thiên tai, vụ mùa năm ngoái thu hoạch kém nên vụ giáp hạt vừa qua, một số địa phương bị nạn đói. Nhờ nhân dân đoàn kết, Đảng, Chính phủ lãnh đạo và săn sóc, sản xuất vụ chiêm khá, nạn đói tháng 3 đã vượt qua. Nay Đảng và Chính phủ lại kêu gọi đẩy mạnh sản xuất vụ mùa và phòng đói tháng 8. Một số cán bộ nghĩ: Vụ chiêm thu hoạch khá, tháng 8 không thể đói nữa. Thế' rồi họ coi nhẹ lãnh đạo sản xuất, nhất là không chú ý vận động nông dân trồng mầu ngắn ngày, trồng rau, v.v..

Những đồng chí nghĩ như thế' là không biết rằng tuy vụ chiêm thu hoạch tương đối khá nhưng không phải khá đều, nơi tốt nơi xấu, có nơi không cấy được lúa chiêm. Vừa rồi một số địa phương lại bị thiệt hại vì bão. Nhân dân ta vân thiếu lương thực. Các cấp Đảng, chính quyền và tất cả cán bộ phải hết lòng săn sóc việc sản xuất, mới có thể tránh được nạn đói tháng 8. Làm cán bộ lãnh đạo phải biết lo gần lo xa, nhất là phải hằng ngày chăm lo đời sống nhân dân. Chủ quan là rất nguy hiểm.

H.B.

-    Báo Nhân Dân, số 492, ngày 8-7-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.35.

MỘT BẢN ÁN, MỘT BÀI HỌC

Khoảng năm 1941, một tên viên chức Pháp ở nhà ga Hà Nội, vì ra lệnh ẩu cho một chuyến xe lửa chạy không đúng lúc, đã gây ra một tai nạn khủng khiếp 2 tàu đâm nhau ở Cầu Tiên gần ga Văn Điển. Hàng trăm người chết, rất nhiều người bị thương. Việc đưa ra tòa án, tên viên chức người Pháp kia chỉ bị án treo, và sau đó vân làm việc trong ngành xe lửa.

Hồi thuộc Pháp, tai nạn tàu bè, xe cộ xảy ra hằng ngày. Môi vụ đưa ra tòa án là một dịp để’ quan tòa ăn tiền và che chở cho bọn gây tai nạn tiếp tục coi thường tính mệnh của nhân dân.

Ngày 6-7-1955 vừa qua, tòa án nhân dân Liên khu Việt Bắc đã mở phiên tòa đặc biệt tại Hà Nội, xử vụ gây tai nạn thuyền máy Hưng An bị đắm. Tòa xử phạt thuyền trưởng Nguyên Văn Kính và chủ thuyền Nguyên Văn Đích tù chung thân, Nguyên Văn Khôi tù 10 năm (xem báo Nhân Dân số ra ngày 8-7-1955).

Việc này chứng tỏ chính quyền ta coi trọng và tích cực bảo vệ tính mệnh, tài sản của nhân dân. Đó là một điểm căn bản khác nhau giữa chính quyền cách mạng của chúng ta với chính quyền phản động của thực dân, phong kiến. Những nhà vận tải, những người lái xe cộ, tàu bè cần lấy vụ án trên đây làm bài học để’ rèn luyện và nâng cao ý thức coi trọng tính mệnh, tài sản của nhân dân, luôn luôn theo đúng chính sách và luật lệ của Chính phủ.

H.B.

-    Báo Nhân Dân, số 493, ngày 9-7-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.37.


MỘT CUỘC BIỂU TÌNH KIỂU MỸ

Ngày 7-7-1955, Ngô Đình Diệm đã tổ chức một cuộc biểu tình để’ kỷ niệm một năm đầy tội ác của hắn và để’ "đả đảo Hiệp ước Giơnevơ". Đài phát thanh của nhóm "Đại Việt" đã tường thuật như sau:

"Hôm qua, chính quyền của ông Ngô Đình Diệm đã tổ chức biểu tình tại Sài Gòn. Thật không đáng là một ngày lê to, thế mà họ đã làm tốn tiền tốn bạc, dân chúng phải bỏ cả công ăn việc làm.

"Dù cuộc biểu tình chỉ có mấy đoàn thể’ do chính quyền tạo ra, thêm mấy đoàn thể nữa, các công chức bị bắt đi điểm danh và một số quân lính ăn mặc theo thường dân.

"Từng đoàn cam nhông chở dân cư ở các trại về dự cuộc biểu tình. Mới mờ mờ sáng, các tay sai của chính quyền đã đến sục sạo các xóm nghèo, bắt dân chúng lên xe chở đi biểu tình.

"Cuộc biểu tình bắt đầu chỉ là một cuộc dàn cảnh. Những đại biểu chẳng đại diện cho ai cả mà chỉ là những người của chính quyền đưa ra. Bài họ đọc đã được viết sẵn và cũng có những bài viết sẵn để các báo phải đăng".

Đây là sự thật cái cuộc biểu tình "vĩ đại" mà đài phát thanh Sài Gòn rêu rao mấy hôm nay.

Thật là một cuộc biểu tình kiểu Mỹ!

H.B.

Báo Nhân Dân, số 495,

ngày 11-7-1955, tr.2.

KẾT HỢP HỌC VỚI HÀNH

Học trò chẳng những học ở trường, học trong sách, mà còn cần học trong công tác phục vụ nhân dân một cách thực tế nữa. Học sinh ở nhiều nơi đã theo cách học thực tế' như vậy, ví dụ:

-      Học sinh một số trường tỉnh Hà Nam dùng những ngày nghỉ về các xã giúp ban thuế' kê được 119 sổ thuế', viết được 808 bản khai, tìm ra được hơn 10 mâu ruộng khai man.

-      Học sinh các trường trong tỉnh Hà Đông giúp nông dân bảo vệ mùa màng, bắt rất nhiều sâu cắn lúa và chuột.

-      Học sinh tỉnh Kiến An tham gia công tác phòng lụt, đắp hơn 2.000 thước khối đê.

-      Ở tỉnh Nghệ An, học sinh được nghỉ mùa giúp nông dân gặt lúa về nhà, phơi khô quạt sạch, lại còn trồng hàng chục mâu rau, khoai, đậu để chống đói.

Trong những ngày nghỉ, các trường học hướng dân học sinh học theo cách trên đây là biết kết hợp học với hành để phục vụ nhân dân. Lại còn có lợi là:

Nhân dân thêm yêu mến học sinh và nhà trường, càng tích cực đẩy mạnh sản xuất.

Học sinh được dịp gần gũi nhân dân, học tập được nhiều trong nhân dân và trong công tác thực tế.

H.B.

-    Báo Nhân Dân, số 498, ngày 14-7-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.44.

SỨC MẠNH CỦA NHÂN DÂN

Đồng chí Bùi Đức Sung là một cán bộ quân đội. Qua các đợt công tác phát động quần chúng, đồng chí đều tìm bắt được rê tốt, phát hiện được địa chủ cường hào gian ác. Ngoài ra còn có nhiều thành tích:

Địa chủ xúc xiểm, gây thù oán giữa đồng bào Kinh và đồng bào Thổ. Đồng chí đã kiên nhân phát động tư tưởng nhân dân, làm cho mọi người thây rõ âm mưu chia rẽ dân tộc của địa chủ trong xã. Đồng bào Kinh và Thổ xoá bỏ oán thù cũ, đoàn kết đấu tranh thắng lợi.

Nhân dân gặp nạn đói, công tác phát động khó khăn, đồng chí điều tra, nghiên cứu kỹ tình hình đói kém và khả năng của nhân dân, cùng nhân dân bàn bạc tìm cách giúp đỡ nhau, tổ chức làm đổi công kịp thời vụ, nên đã vượt qua được nạn đói.

Gần gụi nhân dân, đồng chí đã nhìn thấy những khó khăn và nguyện vọng của nhân dân, khêu gợi sáng kiến của nhân dân, cùng nhân dân đặt kế' hoạch xây cống dân nước cứu 300 mâu ruộng khỏi mất mùa.

Qua môi công tác, đồng chí Sung đều gặp rất nhiều khó khăn, nhưng đồng chí đều làm có kết quả tốt. Vì đồng chí đã theo đúng đường lối của Hồ Chủ tịch dạy là: Dựa vào nhân dân thì việc gì, dù khó đến đâu cũng có thể làm được.

H.B.

-    Báo Nhân Dân, số 502, ngày 18-7-1955, tr.2.

-      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.47.

NHỮNG LỜI NÓI PHÁ HOẠI VÀ QUANH CO
TRONG NHỮNG CÂU VĂN DỊCH VỤNG

Ngày 16-7-1955, Ngô Đình Diệm đã tuyên bố chống lại hiệp thương. Nhưng vì sợ sự bất bình của nhân dân ta và sự phản đối của dư luận thế giới, nên y nói rất quanh co, lúng túng. Y rào đi đón lại, nào là không chống tuyển cử, không chống thống nhất mà chỉ chống Hiệp định Giơnevơ, chống hiệp thương. Không hiệp thương, không nói chuyện với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì làm thế' nào để’ đi đến tổng tuyển cử được.

Một điều đáng chú ý nữa là lời tuyên bố của Ngô Đình Diệm vừa rồi có những câu văn dịch rất vụng. Ai cũng biết tỏng là những lời Diệm nói đều do Mỹ viết sẵn. Diệm thì giả cầy quen, nên dịch dốt; ví dụ như những chữ: "Lý do hữu hiện'', "xung kích nước bạn Ailao", "tái lập nền thống nhất trong những điều kiện dân chủ và hữu nghiệm nhất" và nhiều câu dài như bè rau muống.

Không biết chữ với nghĩa gì mà lủng củng thế?

Thật là:

Kẻ gian giả bộ người ngay,
Văn chương chữ nghĩa giả cầy khó nghe.

H.B.

-      Báo Nhân Dân, số 504, ngày 20-7-1955, tr.2.

-      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.50.

MỘT CỐT MỘT ĐỒNG

Ngày 16-7-1955 vừa rồi, Ngô Đình Diệm đã tuyên bố chống lại Hiệp định Giơnevơ, từ chối hiệp thương với Chính phủ ta để bàn về tổng tuyển cử. Y đã đóng một vai tuồng mà kẻ ngồi đằng sau sân khấu là đế quốc Mỹ. Y đã lắp lại những luận điệu mà chủ Mỹ mớm cho.

Ngay hôm 8-6-1955, tờ báo Mỹ Thời báo Nữu Ước đã rêu rao rằng không chắc Diệm nhận hiệp thương vì Diệm không ký Hiệp định Giơnevơ. Ngày 3-7-1955, các chính giới của Mỹ "đoán" rằng sẽ không có hiệp thương trong tháng này như Hiệp định Giơnevơ ấn định. Ngày 15-7-1955, đúng trước ngày Diệm tuyên bố, Hãng thông tấn UP nhắc lại: "Có lẽ sẽ không có hiệp thương vào ngày 20-7-1955". Thời báo Nữu Ước lại quyết đoán chắc chắn sẽ không có hiệp thương. Ngày 17-7-1955, phụ họa với Diệm, Hãng UP giở giọng con hát mẹ khen hay: "Làm sao lại có thể’ cưỡng bức một nước đã "độc lập" như miền Nam Việt Nam thi hành những điều mà họ không cam kết?".

Cáo già Mỹ khéo dùng những danh từ "có lẽ" với "không chắc" để’ dọn đường, chuẩn bị dư luận cho Diệm lên tiếng. Kỳ thật ai chẳng biết Diệm nói năng gì đều là do Mỹ dạy dỗ, chỉ thị. Những luận điệu "không ký Hiệp định Giơnevơ", "sợ tổng tuyển cử không thật sự tự do", "tổng tuyển cử phải do Liên hiệp quốc kiểm soát", v.v. của Mỹ - Diệm chẳng phải là đã cùng một khuôn, một lò đó sao?

Thật là:

Một cốt một đông,

Thày gà tớ hát dễ hòng lừa ai.

H.B.

-      Báo Nhân Dân, số 505,
ngày 21-7-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.51-52.


HÀNH ĐỘNG PHÁ HOẠI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ
VÀ BỌN TAY SAI CỦA CHÚNG

Ở NAM DƯƠNG[13] LÀ MỘT BÀI HỌC
CẢNH GIÁC ĐỐI VỚI NHÂN DÂN CHÂU Á

Nền độc lập, tự chủ của nhân dân Nam Dương ngày càng được củng cố. Yêu cầu hòa bình, dân chủ của nhân dân Nam Dương không ngừng lên cao. Thành công của Hội nghị Á - Phi, của việc Thủ tướng Amítgiôgiô sang thăm Trung Quốc đã tăng cường tình đoàn kết giữa nhân dân Nam Dương với nhân dân các nước ở châu Á và châu Phi cùng chung ý chí mở rộng khu vực hòa bình, phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước, phản đối chính sách thực dân xâm lược. Nhân dân Nam Dương đang ráo riế't chuẩn bị tổng tuyển cử vào tháng 9 sắp tới; các lực lượng yêu nước, dân chủ, hòa bình, đứng đầu là Đảng Cộng sản Nam Dương, chắc chắn sẽ thắng, các lực lượng phản động do hai đảng có quan hệ trực tiếp với đế' quốc Mỹ và thực dân Hà Lan là Đảng Hồi giáo phản động Mátgiuymi và Đảng Xã hội tập hợp nhất định sẽ thất bại. Tất cả những điều đó làm cho đế' quốc Mỹ, thực dân Hà Lan và bọn tay sai của chúng lo sợ. Chúng ra sức phá hoại độc lập, tự chủ, dân chủ, hòa bình của Nam Dương. Dựa vào thế lực kinh tế rất mạnh[14] mà chúng vân nắm được ở Nam Dương, chúng gây nhiều khó khăn cho đời sống của nhân dân Nam Dương và cho nền tài chính quốc gia của Nam Dương. Những sản phẩm xuất cảng chính của Nam Dương như cao su, thiếc, dầu hỏa đều bị đế' quốc Mỹ đánh sụt giá làm cho ngoại thương của Nam Dương lúng túng[15].

Trong quân đội Nam Dương, bọn đế' quốc còn duy trì được một phần ảnh hưởng và có một bọn sĩ quan thuộc các Đảng Xã hội và Mátgiuymi là tay sai của chúng. Chúng mưu dùng thế' lực quân sự đó để gây rối loạn. Từ lâu, Đảng Hồi giáo phản động Mátgiuymi theo lệnh Mỹ và thực dân Hà Lan đã tổ chức bọn ăn cướp Đarunítlam quây rối ở nhiều nơi.

Trước ngày Hội nghị Á - Phi họp ở Băng Đung, chúng đã có những hành động bạo động nhưng bị đánh lui.

Ngày tổng tuyển cử ở Nam Dương đã gần đến, đế' quốc Mỹ, thực dân Hà Lan và các hạng tay sai của chúng càng hoạt động ráo riết hơn hòng lật đổ Chính phủ Amítgiôgiô là một chính phủ liên hiệp tán thành tổng tuyển cử, tán thành hòa bình, độc lập, dân chủ. Ngày 26-6-1955, nhân việc Chính phủ Amítgiôgiô cử tướng Utôgiô làm Tham mưu trưởng lục quân thay viên đại tá Ubít (Quyền Tham mưu trưởng), chúng xúi một số sĩ quan cao câp không phục tùng nghị quyết của Chính phủ và đòi Chính phủ Amítgiôgiô từ chức. Trong khi đó ở Quốc hội, các nghị sĩ thuộc Đảng Xã hội, Đảng Hồi giáo phản động Mátgiuymi, không chịu thông qua việc hủy bỏ khối liên minh Nam Dương - Hà Lan và không chịu đến dự Quốc hội. Những hành động chống lại Chính phủ rõ ràng có một sự chỉ huy thống nhất. Giữa lúc tình hình Nam Dương đang phức tạp thì tên Puriphoa, Đại sứ Mỹ ở Thái Lan trước đã trực tiếp chỉ huy việc đánh đổ Chính phủ dân chủ ở Goatêmala năm 1954 lại ngấp nghé sang Nam Dương. Đó không phải là một việc ngâu nhiên. Do những khó khăn nói trên, Chính phủ Amítgiôgiô đã xin từ chức ngày 24-7-1955.

Tình hình Nam Dương đang trở nên căng thẳng. Ngày 23-7- 1955, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Nam Dương đã ra bản tuyên bố kêu gọi nhân dân Nam Dương đề cao cảnh giác trước nguy cơ thành lập chế' độ độc tài quân phiệt ở Nam Dương và trước sự can thiệp của đế' quốc vào nội trị Nam Dương. Đảng Cộng sản Nam Dương kêu gọi những lực lượng yêu nước ở Nam Dương tăng cường đoàn kết và bảo vệ Quốc hội dân chủ, bảo vệ Hiến pháp lâm thời. Lời kêu gọi thiết tha của Đảng Cộng sản Nam Dương có tiếng vang mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân Nam Dương. Các lực lượng yêu nước và dân chủ ở Nam Dương đã lớn mạnh là thành trì kiên cố chặn âm mưu xâm lược và phá hoại của bọn đế quốc và tay sai.

Những việc xảy ra ở Nam Dương đem lại cho các nước ở châu Á một bài học quan trọng. Bài học ấy thúc đẩy nhân dân các nước châu Á không ngừng nâng cao cảnh giác, tích cực chống sự xâm lược của phe đế quốc do Mỹ cầm đầu, không ngừng tăng cường đoàn kết các lực lượng yêu nước và hòa hình, kịp thời trấn áp mọi hoạt động phá hoại.

T.L.

-    Báo Nhân Dân, số 512, ngày 28-7-1955, tr.4.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.58-60.

HOAN NGHÊNH TINH THẦN bảo vệ
CỦA CÔNG CỦA ĐỒNG BÀO HÀ NAM

Ngày 27-6-1955, cùng với nhiều tỉnh khác, tỉnh Hà Nam đã bị một trận bão lớn. Hầu hết các kho thóc của Chính phủ để ở các thôn xóm đều bị bão làm tốc mái hoặc xiêu đổ. Nhân dân Hà Nam đã tích cực chống bão, bảo vệ kho thóc. Sau đây là một số thành tích:

Bà Loan ở Yên Lệnh, nhà có kho thóc của Chính phủ. Khi mưa bão, nhà bà bị gió tốc cả hai mái; bà đem hết chăn chiếu ra phủ lên thóc, nước chỉ ngấm hết chăn chiếu còn thóc không bị ướt.

Ông Kế' và ông Lộc, ở xã Nam Hà trèo lên nằm úp trên mái, giữ cho khỏi tốc; ông Trác bị gió đánh lật nhào xuống đất, vân kiên quyết trèo lên để giữ mái.

Anh Hoan, tổ’ trưởng tổ nông hội thôn Thượng Ấm, ông Côn, trưởng xóm thôn Thụy Lôi, nhà bị đổ’, vợ bảo ở nhà để’ chữa nhà, nhưng hai ông vân xung phong đi bảo vệ các kho gạo, và nói: "Nhà chữa sau, cốt bảo vệ thóc của Chính phủ đã!".

Bà Trác 61 tuổ’i, ở xã Quyển Sơn, có một mình ở nhà, khi mưa bão bà đã tự mình dỡ hết ngói gian buồng bà ở đem lợp thêm vào gian có thóc của Chính phủ.

Một số anh em học sinh lớp 6 ở thôn Mỹ Lộc có sáng kiến đào thóc gạo thành một lô trũng rồi giải vải nhựa lên trên để hứng nước, sau đó thay nhau dùng chậu múc nước đổ ra ngoài kho. Các anh em làm như thế suốt đêm đến sáng, nhờ đó thóc gạo đỡ bị ướt.

Nhờ tinh thần tích cực bảo vệ của công của nhân dân Hà Nam nên phần lớn các kho đã được sửa chữa ngay sau khi hết bão, đảm bảo đủ kho để tiếp tục cân, nhận thóc thuế' nông nghiệp đúng thời hạn, đồng thời làm cho công quỹ đỡ thiệt hại.

Hoan nghênh tinh thần bảo vệ của công của đồng bào Hà Nam!

Tinh thần bảo vệ của công của những đồng bào nói trên cần phổ biến rộng rãi cho nhiều nơi khác.

H.B.

-      Báo Nhân Dân, số 513,

ngày 29-7-1955, tr.2.

-      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.61-62.


Ý DÂN LÀ Ý TRỜI

Làm đúng ý nguyện của dân thì ắt thành. Làm trái ý nguyện của dân thì ắt bại. Đó là lời nói chí lý của thánh hiền đời xưa.

Hiện nay, ý nguyện của dân ta từ Bắc đến Nam là: Đương cục miền Nam phải cùng Chính phủ ta khai hội hiệp thương, bàn cách chuẩn bị tổng tuyển cử tự do, để thông nhất nước nhà, như Hiệp ước Giơnevơ đã quy định.

Không chỉ nhân dân ta, mà nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế' giới đều mong muốn như vậy. Một thí dụ: Vừa rồi, 137 nhân sĩ Pháp (gồm có mấy vị linh mục) đã yêu cầu Chính phủ Pháp phải tôn trọng chữ ký của nước Pháp, phải góp sức làm cho cuộc tổng tuyển cử của ta được thực hiện.

Đã hai lần, Chính phủ ta tuyên bố sẵn sàng khai hội hiệp thương. Nhưng đương cục miền Nam vân im lặng, chưa trả lời.

Hôm 16-7, trong một bản tuyên bố lúng túng và láo xược, dài độ 30 dòng thôi, Ngô Đình Diệm đã phải dùng.

chữ Tuyển cử 2 lần,

chữ Độc lập 2 lần,

chữ Hòa bình 2 lần,

chữ Dân chủ 4 lần,

chữ Tự do 7 lần,

chữ Thống nhất 7 lần,

Dù muốn hay là không muốn, dù thật hay là giả, Ngô Đình Diệm đã bị nhân dân trong nước và thế giới bắt buộc phải nói đến tuyển cử và hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. Ngô Đình Diệm nói: "Không gạt bỏ nguyên tắc tuyển cử, nếu tuyển cử hoàn toàn tự do".

Chúng ta hoan nghênh lời nói đó. Cụ Khổng có nói: "Trong 1.000 lời nói của kẻ ngu xuẩn, ắt có một lời đúng".

Tuyển cử hoàn toàn tự do - vốn là chủ trương của nhân dân và Chính phủ ta. Nếu Ngô Đình Diệm không cố ý lừa gạt nhân dân, không cố ý treo đầu dê bán thịt chó, thì y phải tán thành khai hội hiệp thương với đại biểu ta, cớ sao lại cứ ấp úng thập thò nép sau lưng quan thầy Mỹ?

C.B.

-      Báo Nhân Dân, số 515,
ngày 31-7-1955, tr.2.

-      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.63-64.


CẦN LÀM CHO CUỘC ĐÀM PHÁN GIỮA
TRUNG QUỐC VÀ MỸ Ở GIƠNEVƠ
ĐI ĐẾN KẾT QUẢ TỐT

Cuộc đàm phán ở cấp đại sứ giữa Trung Quốc và Mỹ đã bắt đầu từ 1-8-1955 tại Giơnevơ để giúp giải quyết vấn đề hồi hương thường dân của hai bên, và một số vấn đề quan trọng khác, nhất là vấn đề tình hình căng thẳng ở Đài Loan. Cuộc đàm phán đó là một sự kiện có lợi cho hòa bình. Nếu hai bên cùng cố gắng làm cho cuộc đàm phán đi đến thành công thì sẽ cải thiện được quan hệ giữa hai nước và sẽ cống hiến nhiều cho hòa bình châu Á và hòa bình thế' giới.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ từ trước tới nay vốn không được tốt. Những hành động của giới cầm quyền Mỹ như xâm lược Bắc Triều Tiên, mưu tấn công Đông Bắc Trung Quốc, chiếm đóng Đài Loan, đất đai của Trung Quốc, ngăn cản Trung Quốc khôi phục địa vị chính đáng của mình ở Liên hợp quốc, ngăn cản kiều dân Trung Quốc hồi hương... đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của nhân dân Trung Quốc, uy hiếp nghiêm trọng hòa bình và an ninh của Trung Quốc. Tình hình châu Á và tình hình thế' giới cũng do những hành động đó mà trở nên rất găng. Vấn đề Đài Loan hiện nay là vấn đề gay go nhất ở Viên Đông và châu Á. Lợi ích của nhân dân Trung Quốc, nhân dân Mỹ, lợi dụng của hòa bình châu Á và hòa bình thế giới đòi hỏi hai nước cần phải cải thiện những mối quan hệ hiện nay.

Kinh nghiệm cho ta thấy rõ những vấn đề tranh chấp quốc tế' dù khó khăn đến đâu cũng đều có thể và cần phải giải quyết bằng phương pháp thương lượng. Cuộc chiến tranh ở Triều Tiên, ở Đông Dương đều đã được giải quyết bằng phương pháp thương lượng.

Vấn đề Áo, vấn đề quan hệ giữa Liên Xô và Nam Tư cũng đã được giải quyết bằng phương pháp thương lượng. Đó là những bằng chứng cụ thể. Hội nghị bốn nước lớn ở Giơnevơ vừa qua mở đầu cho việc giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa những nước lớn bằng phương pháp thương lượng.

Trước sau, Trung Quốc vân chân thành chủ trương dùng phương pháp thương lượng để giải quyết những vấn đề tranh chấp giữa Trung Quốc và Mỹ, nhất là vấn đề tình hình căng thẳng ở Đài Loan do Mỹ gây nên. Tháng 4-1955, tại Hội nghị Á- Phi, Thủ tướng Chu Ân Lai đã tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng ngồi với Mỹ để’ bàn việc làm dịu và trừ bỏ tình hình căng thẳng ở Đài Loan. Đề nghị vì hòa bình ấy của Trung Quốc bị Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối ngay lúc đó, khiến dư luận quốc tế' rất bất bình. Đối với cuộc đàm phán hiện nay, Trung Quốc vân tỏ thái độ thành khẩn muốn đi đến kết quả tốt. Ngày 30-7-1955, tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội Trung Quốc, Thủ tướng Chu Ân Lai tuyên bố rõ ràng rằng: "Vê phía Trung Quốc, căn cứ vào lập trường trước sau như một cố gắng làm cho tình hình bớt căng thẳng, sẽ tranh thủ làm cho cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Mỹ mở đường cho cuộc đàm phán sau này giữa hai nước. Cũng như trước kia, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc sẽ không ngừng cố gắng giữ gìn hòa bình thế' giới lâu dài”. Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới nhiệt liệt hoan nghênh thái độ tích cực xây dựng của Trung Quốc.

Phía Mỹ cần phải tỏ ra có sự cố gắng thực tế, có tinh thần thực tế trong khi đàm phán thì cuộc đàm phán tất phải mang lại kết quả tốt.

T.L.

Báo Nhân Dân, số 517,

ngày 2-8-1955, tr.2.


“PHÍ TIỀN MUA CÁ KHÔNG TƯƠI,
MUA RAU ĐÃ HÉO, MUA NGƯỜI NGU NGƠ”

Tạp chí Mỹ Dân tộc (1-7-1955) viết:

"Trong 2 năm qua, Mỹ giúp Lý Thừa Vãn 1.500 triệu đôla, trong số đó 720 triệu là "viện trợ” quân sự...

Lý Thừa Vãn cứ một mực gây chuyện với Nhật Bản - Nhật Bản là một nước đồng minh của Mỹ.

Ngô Đình Diệm tìm mọi cách xui giục chống Pháp - Pháp cũng là một nước đồng minh của Mỹ.

Tưởng Giới Thạch tìm mọi cách làm cho Mỹ coi Ấn Độ như là một nước rất nguy hiểm.

Trong các kho tàng Mỹ còn ứ đọng các thứ nông sản đáng giá 7.000 triệu đôla, trong lúc đó hàng triệu người châu Á phải nhịn đói.

Phải chăng Mỹ đã đưa số tiền lầm lôi giúp những người lôi lầm?

Nhiều chứng cớ tỏ rõ rằng: Người châu Á cần thức ăn, chứ họ không cần súng đạn...”.

Thế' là nhân dân Mỹ cũng thấy rằng: Chính phủ Mỹ đã bỏ những số tiền khổng lồ ra mua những người "bạn” châu Á, mà những người ấy không phải là những người tốt lành chính đáng.

Tục ngữ Pháp có câu: "Anh bảo tôi: ai là bạn anh? Tôi sẽ bảo anh: anh là người thế nào”.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 519, ngày 4-8-1955, tr.2.


NHIỄU ĐIỀU PHỦ LẤY GIÁ GƯƠNG

Đồng bào miền Bắc rất yêu quý đồng bào miền Nam, hê có dịp là ra sức giúp đỡ. Thí dụ:

Được tin một số đồng bào miền Nam ra tập kết muốn tham gia sản xuất, bà con Hà Đông liền chuẩn bị sẵn sàng đón tiếp. Đợt đầu, mới có 115 gia đình đồng bào miền Nam, mà bà con Hà Đông đã chuẩn bị:

280 nơi ở, 57 vạn đồng ngân hàng,

51 mâu ruộng, 81 yến gạo,

9 tạ thóc giống, 21 yến thóc,

293 gánh phân, 54 cân ngô,

247 công người, 27 cân khoai,

257 công trâu, 100 gánh rơm, v.v..

Ty Y tế' thì săn sóc về thuốc men. Ty Công thương thì cấp phiếu để đồng bào miền Nam được mua gạo mậu dịch.

Tuy mới gặp nhau lần đầu, anh em Nam Bắc tay bắt mặt mừng, âu yếm như bà con thân thích. Không những người lớn lo giúp đỡ đồng bào mới đến, các em nhi đồng cũng tìm cách giúp đỡ: 800 em học sinh xã Tân Hội xung phong môi em môi ngày giúp một bó lá để đồng bào miền Nam làm phân xanh bón ruộng.

Trước tình thân yêu đoàn kết ấy, đồng bào miền Nam rất cảm động và liền hăng hái bắt tay vào công việc sản xuất.

C.B.

-      Báo Nhân Dân, số 520,

ngày 5-8-1955, tr.2.

-      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.70.


“QUỐC TRỊ, THIÊN HẠ BÌNH”

Nghĩa là trong nước yên ổn, thế giới hòa bình. Hai điều đó liên quan với nhau.

Vừa rồi, trong bản thông cáo chung của Xô, Mỹ, Anh, Pháp ở Hội nghị Giơnevơ có điểm thứ ba là: Khôi phục và phát triển môi quan hệ giữa phương Đông và phương Tây.

Bản thông cáo nói: "Các Bộ trưởng Ngoại giao phải đôn đốc những người chuyên môn nghiên cứu mọi phương pháp có thể:

A.     Xóa bỏ dần những chướng ngại nó ngăn trở sự giao thông tự do và buôn bán hòa bình giữa các nước.

B.      Xây dựng những sự trao đổ’i và mối quan hệ tự do hơn, phù hợp với lợi ích chung của các nước và các nhân dân”.

Giữa nhân dân các nước khác nhau ở phương Đông và phương Tây còn phải xóa bỏ những sự ngăn trở và lập lại quan hệ tự do, lẽ nào đồng bào hai miền trong một nước Việt Nam mà không được đi lại và buôn bán tự do?

Đã mấy tháng nay, Chính phủ và nhân dân ta yêu cầu lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền Nam và Bắc. Như thế' là đúng với lợi ích chung của toàn dân ta và hợp với nguyện vọng hòa bình của nhân dân thế' giới.

Nhưng đương cục miền Nam cứ nằng nặc từ chối và dùng mọi cách để ngăn trở sự đi lại và buôn bán giữa đồng bào miền Bắc và miền Nam. Như thế là Ngô Đình Diệm đã làm trái với lợi ích của nước của dân, trái với lời dạy của thánh hiền: Làm cho "quốc trị, thiên hạ bình".

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 521, ngày 6-8-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.71-72.


HOAN NGHÊNH ĐOÀN ĐẠI BIỂU
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN
TRIỀU TIÊN

Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là một bộ phận khăng khít trong đại gia đình dân chủ và xã hội chủ nghĩa.

Cũng như Việt Nam ta, anh em Triều Tiên đã kinh qua cuộc kháng chiến cực kỳ anh dũng để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình.

Từ tháng 6-1950, quân đội đế' quốc Mỹ, bù nhìn Lý Thừa Vãn và 15 nước phe Mỹ (trong đó có cả Pháp) đã tiến công nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Riêng Mỹ đã động viên gần 2 triệu binh sĩ, 1 phần 5 toàn bộ không quân và một bộ phận lớn hải quân (với 15 chiếc hàng không mâu hạm). Ngoài ra, còn 45 vạn ngụy quân của Lý Thừa Vãn và mấy vạn quân của 15 nước chư hầu Mỹ. Thật là một lũ cướp khổng lồ. Nhưng chúng đã bị Quân đội nhân dân Triều Tiên và Quân tình nguyện Trung Quốc đánh cho tan tác. Mỹ đã thiệt hại 40 vạn binh sĩ, 250 chiếc tàu chiến, 1 vạn 2.000 chiếc máy bay và hao tốn 20 nghìn triệu đôla.

Đến tháng 7-1953, Mỹ và bè lũ đã phải ký đình chiến.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động và Chính phủ và sự ủng hộ của Quân tình nguyện Trung Quốc, nhân dân Triều Tiên đã đoàn kết chặt chẽ, chiến đấu anh dũng, đã giữ được quyền tự do độc lập của mình. Nhân dân Triều Tiên đã thắng lợi.

Với sự giúp đỡ vô tư của Liên Xô, Trung Quốc và các nước bạn khác, anh em Triều Tiên đang ra sức thi đua để khôi phục lại kinh tế' và văn hóa của mình và đã thu được thành tích tốt đẹp.

Hoàn cảnh của Triều Tiên nhiều chô giống hoàn cảnh của nước ta. Thắng lợi của Triều Tiên cũng như thắng lợi của nước ta. Cho nên tình nghĩa giữa nhân dân Triều Tiên và nhân dân ta càng thắm thiết.

Ngày nay, nhân dân và Chính phủ Triều Tiên anh em phái một đoàn đại biểu và một đoàn văn công sang thăm nước ta gồm có các đồng chí:

Bạch Nam Vân - Bộ trưởng Bộ Giáo dục,

Hứa Thành Trạch - Thứ trưởng Bộ Giao thông,

Trương Hà Nhật - Trung tướng,

Trượng Bình Sơn - Chủ bút báo Lao động Tân Văn và nhiều đoàn viên khác.

Các đồng chí ấy mang đến cho nhân dân ta lòng thân ái nhiệt liệt của nhân dân Triều Tiên. Nhân dân ta hoan nghênh đoàn đại biểu nước bạn với mối tình hữu nghị vô cùng mật thiết.

Nhiệt liệt hoan nghênh đoàn đại biểu Triều Tiên!

Tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt - Triều muôn năm!

Hòa bình thế' giới muôn năm!

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 523, ngày 8-8-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.73-74.

Lực LƯỢNG TO LỚN CỦA CÔNG NHÂN

Muốn cải thiện đời sống thì trước phải khôi phục và phát triển kinh tế.

Muốn khôi phục và phát triển kinh tế' thì phải thi đua tăng gia và tiết kiệm.

Muốn thi đua có kết quả tốt thì tiết kiệm và tăng gia phải đi đôi với nhau.

Công nhân ta hiểu rõ điều đó, cho nên trong các ngành và các đợt thi đua, anh chị em đều cố gắng và đã thu được kết quả khá về cả hai mặt tăng gia và tiết kiệm. Sau đây là vài kiểu mâu:

-      Công nhân Nhà máy xe lửa Hà Nội - Từ 22-5 đến 20-7, năng suất đã tăng từ 10 đến 60 phần 100. Đã tiết kiệm được hơn 5.280 giờ và 212 vạn đồng nguyên liệu, vật liệu.

-      Công nhân Lộ Chí (Cẩm Phả) - Từ 1 đến 20-7 đã tiết kiệm được 31 tấn than, đã lợi dụng lúc rảnh mà thu nhặt được 29 toa xe hỏng, 150 kilô bùloong, 90 thước đường goòng, v.v..

-      Công nhân Cẩm Phả - Đã vượt khó khăn, lắp lại máy trục và đường goòng.

Lúc đầu có người nói phải 6, 7 tháng, mới làm xong. Cán bộ cũng nói phải 45 ngày. Nhưng với sáng kiến và quyết tâm, anh chị em đã làm xong trong 20 ngày, tiết kiệm được hơn 1.170 công và hơn 832 vạn đồng nguyên liệu, vật liệu.

Đã sẵn lòng nồng nàn yêu nước và quyết tâm bền bỉ thi đua, nay lại có các nước bạn giúp máy móc và kỹ thuật, chắc rằng anh chị em lao động (trước tiên là công nhân) sẽ làm trọn nhiệm vụ vẻ vang là khôi phục và phát triển kinh tế' nước nhà. Rồi do đó mà mọi người có công ăn việc làm, no cơm ấm áo, và tiến đến nước mạnh dân giàu.

Anh chị em công nhân hăng hái thi đua tăng gia và tiết kiệm, tức là góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh cho hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước Việt Nam yêu quý của chúng ta.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 524, ngày 9-8-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.75-76.


NHỮNG CHUYỆN NGƯỢC ĐỜI

Hôm 16-4, các báo Pháp đăng tin:

"Ông X., một nhân viên làm việc cho công ty M., 57 tuổi, là một gia đình tử tế, có 12 người con, 1 con trai đi lính, mới "hy sinh cho Tổ quốc” ở mặt trận Bắc Phi.

Vì tuổi quá già (?) mà bị công ty thải. Ông X. đi tìm công việc, luôn 6 ngày mà không tìm được. Trong 6 ngày ấy, X. buồn rầu tủi hổ, không ăn uống, không về nhà... X. đã chết đói ở công viên Vanhxen, ngoại ô Pari”.

Cuối tháng 7, các báo Pháp đăng tin:

"Từ nay, chó và mèo của nhà giàu ở Pari sẽ được đi nghỉ mát. Hội "Bảo hộ súc vật” vừa mở một trại nghỉ hè cách Pari 30 cây số. Phí tổn môi ngày.

-       1 con chó to phải trả 150 đồng phrăng,

-       1 con chó nhỏ phải trả 120 đồng phrăng,

-       1 con mèo phải trả 70 đồng phrăng.

Chó mèo nghỉ mát thảnh thơi,
Người lành chết đói, cái đời lạ thay!”

Đó là một hình ảnh của xã hội tư bản. Bà con nghĩ sao?.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 526, ngày 11-8-1955, tr.2.

PHẢI ĐẢM BẢO AN NINH VÀ Sự Tự do
HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN TRUNG LẬP
Ở TRIỀU TIÊN!

Liền mấy ngày hôm nay, ở Nhân Xuyên và Phủ San, bọn Lý Thừa Vãn theo lệnh đế quốc Mỹ gây ra nhiều cuộc hành hung chống lại Ủy ban trung lập kiểm soát và giám sát đình chiến ở Triều Tiên, đòi Ủy ban này phải rút khỏi Triều Tiên trước thứ bảy sắp tới. Chúng cố ý hành hung những ủy viên Ba Lan và Tiệp Khắc. Những hành động côn đồ này không phải là bây giờ mới có. Trước đây chúng đã làm bậy rất nhiều rồi, nhưng lần này có phần hung hăng hơn trước. Đòi giải tán Ủy ban trung lập, mưu hành hung những nhân viên Ủy ban trung lập, đế' quốc Mỹ và bọn Lý Thừa Vãn nhằm mục đích đẩy Ủy ban trung lập khỏi miền Nam Triều Tiên để’ chúng tha hồ đưa nhân viên quân sự mới, vũ khí mới vào, để’ chúng được tự do biến miền Nam Triều Tiên thành căn cứ quân sự chuẩn bị tấn công miền Bắc Triều Tiên và mở rộng chiến tranh xâm lược. Sự có mặt của Ủy ban trung lập bó chân, bó tay chúng. Bản tin ngày 8-8-1955 của Hãng thông tin UP đã bộc lộ rõ rệt âm mưu thâm độc ấy của chúng. Bản tin nói rằng: "Mỹ biế't ơn (!) phong trào chống lại Ủy ban trung lập vì phong trào đó đã hạn chế sự quan sát của các ủy viên Ba Lan và Tiệp Khắc ở Nam Triều Tiên!”. Bản tin đó của hãng UP lại nói thêm: "Hoa Thịnh Đốn rất hài lòng về việc phá Ủy ban trung lập... Hoa Thịnh Đốn đã nhiều lần thuyết phục Thuỵ Sĩ và Na Uy bỏ Ủy ban trung lập.”. Người ta thấy rõ những hoạt động phá hoại của bọn Lý Thừa Vãn không phải là những hành động tự động mà là do đế' quốc Mỹ chỉ huy chặt chẽ. Hoạt động chống lại Ủy ban trung lập ở Triều Tiên, ngoài mục đích hạn chế' sự tự do làm việc của ủy ban, đế' quốc Mỹ và bọn Lý Thừa Vãn còn có ý định sâu xa hơn là lấy việc phá hoại Ủy ban làm bàn đạp tiến lên phá hoại toàn bộ hiệp nghị đình chiến ở Triều Tiên, phá hoại việc giải quyết các vấn đề chính trị ở Triều Tiên bằng đường lối hòa bình. Phá hoại hiệp nghị đình chiến ở Triều Tiên còn là một âm mưu thâm độc của đế' quốc Mỹ và phe lũ để mở đường phá hoại các hiệp nghị quốc tế khác nữa. Những hoạt động côn đồ ngày 20-7-1955 vừa qua ở Sài Gòn chống lại Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát đình chiến ở Việt Nam liên quan mật thiết tới âm mưu kể’ trên.

Những hoạt động hiện nay của đế quốc Mỹ và bọn Lý Thừa Vãn chống lại Ủy ban trung lập ở Triều Tiên có tính chất nghiêm trọng. Nó uy hiếp dữ dội hòa bình ở Triều Tiên và hòa bình châu Á.

Các nước có liên quan và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế’ giới cần phải ra sức đảm bảo an ninh và sự tự do làm nhiệm vụ của Ủy ban trung lập ở Triều Tiên. Hiệp định đình chiến ở Triều Tiên phải được tôn trọng triệt để.

Bấy giờ hơn bao giờ hết, các nước yêu chuộng hòa bình thấy cần phải mau chóng triệu tập một hội nghị quốc tế để giải quyết các vấn đề chính trị còn lại ở Triều Tiên. Những vấn đề này còn kéo dài, thống nhất của Triều Tiên chưa thực hiện thì hòa bình ở Triều Tiên và hòa bình châu Á còn chưa được củng cố vững chắc.

T.L.

Báo Nhân Dân, số 527, ngày 12-8-1953, tr.4.


NGÂN SÁCH NƯỚC PHÁP

Hồi đầu tháng này, Chính phủ Pháp báo cáo ngân sách nước Pháp có những con số như sau tỏ rõ tình hình tài chính túng bấn của Pháp:

Từ năm 1952 đến nay, khoản thu môi năm không đến 3 triệu 50 vạn triệu phrăng. Khoản chi thì năm 1952 là 3 triệu 40 vạn 9 nghìn triệu phrăng, năm 1955 tăng đến 4 triệu 4 nghìn triệu.

Năm 1952, ngân sách thật sự thiếu hụt 6 vạn 9 nghìn triệu.

Năm nay, ngân sách thật sự thiếu hụt 54 vạn 8 nghìn triệu.

Năm sau, sẽ thiếu hụt 65 vạn 4 nghìn triệu.

Giá trị 1 đồng phrăng năm nay sụt xuống chỉ bằng 1 hào năm 1945.

Tài chính càng ngày càng khó, nhưng chi phí quân sự lại môi năm môi tăng:

Năm 1955 là 94 vạn 5 nghìn triệu.

Năm 1956 là 94 vạn 8 nghìn triệu.

Tuy tài chính chật vật như vậy, năm nay Pháp vân cố "giúp" Ngô Đình Diệm 6.400 triệu phrăng. Diệm dùng số tiền của Pháp để tuyên truyền chống Pháp!

Thật là:

Mất tiền rồi lại thua thâm,
Để cho chúng bạn tri âm chết cười.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 527, ngày 12-8-1955, tr.2.


KIỀU BÀO YÊU NƯỚC

Kiều bào ta ở trọ các nước tư bản, thường bị uy hiếp hoặc lợi dụng. Nhưng tối đại đa số kiều bào là những người yêu nước, kiên quyết và bền bỉ đấu tranh cho Tổ quốc.

Vừa rồi, gần 2.000 kiều bào ở Pháp, đủ các tầng lớp, trai có gái có, già có trẻ có, đã ký tên đòi đương cục miền Nam hiệp thương với Chính phủ ta, và đòi Chính phủ Pháp phải làm đúng Hiệp định Giơnevơ. Vậy có thơ rằng:

Gửi thân đất khách quê người, Nhìn về cố quốc cách vời trùng dương. Càng nhìn càng nhớ, càng thương, Càng mong Tổ quốc thịnh cường vẻ vang.

Càng căm những kẻ gian ngoan, Nghe lời bọn Mỹ phá ngang hòa bình. Mọi người đoàn kết đấu tranh, Đòi Ngô Đình Diệm tán thành hiệp thương. Hòa bình, thống nhất, độc lập, tự cường, Sao vàng cờ đỏ dân đường chúng ta.

Mấy câu thuận miệng nôm na: "Một lòng yêu nước bài ca kiều bào".

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 530, ngày 15-8-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.77.

NGUYÊN TỬ PHỤC VỤ HÒA BÌNH

Phe đế quốc âm mưu dùng nguyên tử làm vũ khí chiến tranh giết người từng loạt.

Nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới đấu tranh đòi cấm vũ khí nguyên tử và đòi dùng nguyên tử vào việc xây dựng hòa bình.

Cuộc đấu tranh của nhân dân bắt đầu có kết quả tốt: Hiện nay, các nhà khoa học của 79 nước đang khai hội ở Giơnevơ với khẩu hiệu "Nguyên tử phục vụ hòa bình". Mục đích là biến một thứ tai họa khủng khiếp cho loài người thành một thứ ích lợi vô cùng cho xã hội.

Cuộc hội nghị này rất to về ý nghĩa cũng như về hình thức:

Môi nước tham gia có 5 đại biểu chính thức, (không kể những chuyên gia và những nhà kỹ thuật).

Chương trình nghị sự dày 70 trang đánh máy.

Hội nghị đã nhận được hơn 2.000 bản luận về khoa học nguyên tử. Trong số đó, hội nghị đã chọn để’ thảo luận 474 bản, do đại biểu của 23 nước đề ra.

Môi đại biểu trình bày ý kiến chỉ hạn trong 25 đến 30 phút đồng hồ.

Hội nghị sẽ làm việc 162 giờ đồng hồ. Ngoài những giờ làm việc, tối nào cũng có cuộc nói chuyện của những nhà khoa học nổi tiếng.

Bên cạnh hội nghị có hai phòng trưng bày những đồ vẽ về máy móc nguyên tử.

Nguyên tử phục vụ hòa bình sẽ có ảnh hưởng cực kỳ to lớn đến kinh tế. Vì vậy hơn 5.000 người công nghệ và thương nghiệp các nước đã kéo nhau đến Giơnevơ để nghe ngóng kết quả của hội nghị nguyên tử.

Một vị khoa học Ấn Độ nổi tiếng vừa đi xem xét các nhà máy nguyên tử của Liên Xô về đã tuyên bố rằng: Về việc nghiên cứu cũng như về máy móc nguyên tử, Liên Xô đã tiến bộ hơn Mỹ nhiều.

C.B.

-    Báo Nhân dân, số 531, ngày 16-8-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.78-79.


GIƠNEVƠ

Nhiều bạn đọc hỏi: Hội nghị Xô, Mỹ, Anh, Pháp ở Giơnevơ vừa rồi, có kết quả gì?

Trả lời: Có kết quả. Đã 10 năm qua, lần này là lần đầu tiên mà những vị đứng đầu bốn Chính phủ Xô, Mỹ, Anh, Pháp khai hội với nhau và đều tỏ ý muốn hiểu nhau, muốn hợp tác. Điều đó rất quan trọng, nó làm cho tình hình thế giới bớt căng thẳng.

Cuộc khai hội ấy đã làm giảm bớt cái không khí nghẹt thở của "chiến tranh lạnh", và đưa mối quan hệ giữa các nước lớn sang một giai đoạn mới.

Trong hội nghị, bốn nước đã thảo luận những vấn đề lớn:

-       Vấn đề nước Đức,

-       Vấn đề an ninh của châu Âu,

-       Vấn đề giảm bớt binh bị và cấm dùng bom nguyên tử,

-      Vấn đề phát triển sự quan hệ giữa các nước phương Đông và phương Tây.

Có vấn đề thì ý kiến còn khác nhau; có vấn đề thì ý kiến gần nhau; có vấn đề thì đã đồng ý với nhau trên nguyên tắc, như vấn đề an ninh ở châu Âu và giảm bớt binh bị.

Bốn Chính phủ đã giao cho bốn Bộ trưởng ngoại giao đến tháng 10 sẽ khai hội để’ thảo luận cách giải quyết những vấn đề đã có ý kiến nhất trí. Đó là một bước đầu tốt đẹp.

Nhưng hội nghị vân có thiếu sót: Dù Chủ tịch Bunganin (Liên Xô) đã đề nghị giải quyết vấn đề Viên Đông (Đài Loan và Đông Dương) và Thủ tướng Nêru cũng nhắc bốn nước lớn thảo luận vấn đề ấy, nhưng hội nghị không thảo luận. Đó là một thiếu sót đáng tiếc.

Dù sao, hội nghị ấy đã mở đường cho những bước tiến sau này, nếu Mỹ, Anh, Pháp đều thật thà cố gắng như Liên Xô.

Có kết quả ấy là do chính sách hòa bình của Liên Xô và sự phấn đấu không ngừng của lực lượng hòa bình thế' giới. Cho nên nhân dân yêu chuộng hòa bình thế' giới phải tiếp tục đấu tranh nữa để làm cho tình hình quốc tế' trở nên êm dịu hơn.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 532, ngày 17-8-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.81-82.


CÔNG AN VÀ NHÂN DÂN

Nhiệm vụ của Công an là: Bảo vệ nhân dân, giữ gìn trật tự trị an, tẩy trừ những kẻ gian tế.

Muốn làm tròn nhiệm vụ nặng nề mà vẻ vang ấy, Công an cần phải đoàn kết nhân dân, tổ chức và giáo dục nhân dân, dựa vào lực lượng rộng lớn của nhân dân. Như vậy, nhân dân sẽ ra sức giúp Công an làm tròn nhiệm vụ. Vài thí dụ:

-     Vừa rồi ở Thượng Hải (một thành phố có gần 8 triệu dân), một đêm thanh vắng, ở một đường phố hiu quạnh có một chàng "mày râu chải chuốt, áo quần bảnh bao" mang rất nhiều đồ đạc, thuê một chiếc xe hơi chở đi.

Người lái xe nghĩ thầm: Đêm khuya thế' này, đồ nhiều thế' kia, rất đáng để ý. Thế' rồi anh lái thẳng xe đến đồn Công an. Sau khi điều tra, thì người khách đi xe thú nhận y là kẻ trộm.

-     Ở Thủ đô Hà Nội ta - một chàng tuổi trẻ thuê một xe xích lô chở một chiếc xe đạp mới tinh.

Đồng chí xích lô thầm nghĩ: Kỳ quái! Chàng này có xe đạp mới, vì sao lại đi xích lô?

Cũng như những công nhân Thượng Hải, người công nhân Hà Nội chở cả khách lân xe đạp đến một đồn Công an. Xét ra, thì người khách kia vừa mới xoáy chiếc xe đạp của người khác, nhưng vì xe đạp có khóa, anh chàng "dong" đi không được, phải thuê xích lô.

Hai việc trên đây tỏ rằng: Khi nhân dân hiểu rõ nghĩa vụ công dân của mình, khi Công an được nhân dân giúp sức, thì lũ gian tế không thể’ nào lọt lưới và trị an trật tự sẽ được hoàn toàn.

C.B.

-      Báo Nhân Dân, số 533,
ngày 18-8-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.83-84.


KỶ NIỆM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

Suốt trong 80 năm nước ta bị Pháp chiếm, nhân dân ta từ Nam đến Bắc đã nhiều lần nổi dậy chống giặc ngoại xâm. Nhưng vì bọn vua quan hèn mạt, câu kết với địch, phản nước hại dân, cho nên các cuộc khởi nghĩa đều thất bại.

Cách mạng Nga thành công đã thức tỉnh các dân tộc bị áp bức, dạy cho họ cách tổ’ chức, đấu tranh và giành thắng lợi. Nhờ vậy mà ta có Đảng tiên phong, có Mặt trận dân tộc thống nhất, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân, kiên quyết đấu tranh cho độc lập tự do, làm Cách mạng Tháng Tám thắng lợi.

Lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân ta được hoàn toàn giải phóng: Đã phá tan cái xiềng xích nô lệ thực dân, đã đập đổ’ cái chế’ độ thối nát của vua quan phong kiến, đã lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đó dân ta làm chủ nước ta.

Phản bội những điều ước chúng đã ký kết với ta, thực dân Pháp lại gây chiến tranh xâm lược. Một lần nữa, những bọn bán nước cầu vinh, lại cong đuôi theo giặc!

Nhưng chí căm thù giặc ngoại xâm, và lòng nồng nàn yêu nước đã làm cho nhân dân ta vùng dậy, từ Bắc đến Nam triệu người như một, chống kẻ thù chung.

Sự đoàn kết nhất trí giữa Đảng, Chính phủ, quân đội và nhân dân ta trở thành một lực lượng vô cùng to lớn. Nó giúp ta vượt tất cả mọi khó khăn gian khổ. Nó rèn luyện cho chiến sĩ, cán bộ và đồng bào ta thành những người anh hùng. Do đó chúng ta đã đánh thắng cái liên minh ghê tởm giữa thực dân Pháp, đế' quốc Mỹ và tay sai.

Kháng chiến thắng lợi, sự nghiệp vẻ vang của Cách mạng Tháng Tám được giữ vững và phát triển.

10 năm trước đây, chúng ta hầu như cô đơn, chỉ nhờ sức mạnh đoàn kết mà cách mạng thắng lợi. Ngày nay, nhân dân ta lại có đại gia đình gồm 900 triệu anh em từ Á sang Âu và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế' giới ủng hộ. Cho nên cuộc đấu tranh chính trị để’ thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước tuy nhiều khó khăn, nhưng chúng ta nhất định sẽ thắng lợi.

Tinh thần Cách mạng Tháng Tám muôn năm!

Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ muôn năm!

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 534, ngày 19-8-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.85-86.


KẾ HOẠCH 5 NĂM CỦA TRUNG QUỐC

Tháng 7 vừa rồi, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua kế hoạch 5 năm thứ nhất (từ 1953 đến 1957). Nội dung của kế hoạch tóm tắt như sau:

So với năm 1952 thì đến năm 1957, sản xuất công nghiệp nặng sẽ gấp đôi.

Trong 5 năm, sẽ xây dựng thêm 694 xí nghiệp rất to. Trong số đó, Liên Xô giúp xây dựng 156 xí nghiệp.

Các xí nghiệp mới gồm có nhà máy làm xe cam nhông, môi năm sản xuất 3 vạn chiếc.

Xưởng làm máy cày, môi năm 1 vạn 5.000 chiếc.

31 xưởng dầu lửa, môi năm sản xuất 1 triệu tấn.

15 xí nghiệp điện.

Gang, thép, than đá, sức điện... sẽ gấp đôi năm 1952.

Về nông nghiệp sẽ xây dựng 91 nông trường của Nhà nước, cày gặt đều dùng máy và 194 trạm máy kéo để giúp hợp tác xã nông nghiệp của dân.

Sản xuấ't lương thực sẽ tăng 18 phần 100, bông vải hơn 25 phần 100.

Lương bổng của công nhân và công chức sẽ tăng 33 phần 100 khi kế hoạch hoàn thành.

Sẽ xây thêm 46 triệu thước vuông nhà ở.

Kế hoạch vừa công bố ra, thì khắp nơi công nhân, nông dân, bộ đội và cán bộ đã gửi thư lên Đảng và Chính phủ, hứa quyết tâm thi đua làm trọn kế' hoạch.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 535,

ngày 20-8-1955, tr.2.


MỘT NƯỚC CỘNG HÒA TÍ HON

Nhỏ nhất trên thế giới. Đó là nước Cộng hòa Xanhmaranh, thành lập đã 1.600 năm nay. Nó chỉ có non 100 cây số vuông đất núi đồi, nằm trong địa phận nước Ý, với 1 vạn 5.000 nhân dân. Trải bao lần tình hình thế' giới đổi thay, nước Cộng hòa cỏn con ấy vân oai nghiêm đứng vững.

Trước đây, người ta ít nói đến nó. Chắc bà con ta cũng ít ai biết tên tuổi của nước này. Gần đây, các báo chí thế' giới nhắc đến nó nhiều, vì lẽ sau đây:

Ở Xanhmaranh có bốn đảng chính trị: Đảng Công giáo, Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội và Đảng Cộng sản.

Trước kia, Đảng Công giáo và Đảng Xã hội cùng nhau nắm quyền.

Từ ngày Đảng Xã hội và Đảng Cộng sản đoàn kết thành Mặt trận thông nhất, được nhân dân ủng hộ, trong các cuộc tổng tuyển cử được nhiều ghế' đại biểu hơn, thì hai đảng này lên cầm quyền. Do đó, Xanhmaranh trở nên một nước dân chủ mới đầu tiên ở Tây Âu. Cũng do đó mà Xanhmaranh trở nên "chướng tai gai mắt" cho các nước tư bản Âu, Mỹ.

Trong cuộc tổng tuyển cử vừa rồi, Mặt trận thống nhất lại thắng; được 35 ghế' trong số 60 ghế' đại biểu Quốc hội.

Trước ngày tổng tuyển cử, 127 người Xanhmaranh làm ăn ở Mỹ đã được Mỹ động viên, cho về nước để bỏ phiếu, mong làm cho phe phản đối (Đảng Công giáo và Đảng Dân chủ) được đa số. Nhưng Mỹ đã mất tiền toi, vì họ về quá chậm, họ về đến nơi, thì cuộc tuyển cử đã xong rồi. Nếu họ về sớm, thì cũng vô ích, vì Mặt trận thống nhất đã hơn phe phản đối 751 lá phiếu.

Kết luận: Bất kỳ ở đâu, Mặt trận thông nhất vững mạnh là một lực lượng đưa nhân dân đến thắng lợi hoàn toàn.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 537, ngày 22-8-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.87-88.


TRIỀU TIÊN GIẢM GIÁ HÀNG HÓA

Bắt đầu từ 1-8, Triều Tiên lại giảm giá hàng hóa. Từ ngày kháng chiến kết thúc, giảm giá lần này là lần thứ tư. Được giảm giá 335 thứ hàng hóa, như:

Vải vóc giảm giá 11 đến 31%

Thuốc lá giảm giá 16 đến 30%

Giày cao su giảm giá 12 đến 44%

Thuốc men giảm giá 10 đến 76%

Muối giảm giá 25%

Các đồ dùng bằng kim khí giảm giá 11 đến 46% v.v..

Sở dĩ có thể giảm giá như vậy là vì:

-      Công nhân và nhân dân lao động rất hăng hái thi đua, khôi phục mau chóng mọi ngành kinh tế.

-      Năng suất tăng rất cao, giá vốn làm ra các thứ hàng hóa giảm được nhiều.

-      Nhà nước nắm được các thứ hàng hóa cần thiết cho đời sống của nhân dân như: Thóc gạo, củi than, dầu lửa, vải vóc, thuốc men, v.v..

Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ khác cũng đã mấy lần giảm giá hàng hóa. Nhưng Triều Tiên vừa bị ba năm chiến tranh tàn phá, mà cũng giảm giá được, đó là một kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam ta. Cũng như Chính phủ Triều Tiên, Chính phủ ta luôn luôn lo nghĩ đến việc cải thiện đời sống cho công nhân, công chức, bộ đội và nhân dân. Song cũng như ở Triều Tiên, việc đó thực hiện được thế' nào, một phần lớn là do sự cố gắng của mọi người. Muốn ăn quả thì phải ra sức trồng cây. Mọi người hăng hái thi đua tăng gia và tiết kiệm, thì sản xuất các thứ sẽ càng nhiều và càng rẻ, đời sống được cải thiện càng mau.

Anh em Triều Tiên làm được, thì chúng ta cũng phải cố gắng làm cho được, thế' mới là con Rồng, cháu Tiên chứ nhỉ!

C.B.

-    Báo Nhân dân, số 538, ngày 23-8-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.90-91.


CHÍNH SÁCH HÒA BÌNH CỦA LIÊN XÔ

Hồi cuối tháng 7, Liên Xô đã tuyên bố: Nước Áo đã ký hiệp ước hòa bình với Liên Xô và Anh, Pháp, Mỹ. Cho nên 4 vạn 5.000 binh sĩ Liên Xô trước đây đóng ở nước Áo sẽ được giải ngũ cả.

Vừa rồi, Liên Xô lại tuyên bố: Để chứng tỏ ý chí hòa bình của mình, cuối năm nay Liên Xô sẽ giảm bớt 64 vạn binh sĩ.

Ai cũng biết rằng Liên Xô không có một căn cứ quân sự nào ở nước ngoài.

Mỹ cũng luôn luôn nói hòa bình. Nhưng...

Quân đội Mỹ trước đây đóng ở nước Áo, nay không rút về Mỹ, mà lại kéo sang đóng ở nước Ý.

Từ các nơi ở phương Đông, như Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Phi Luật Tân[16], Xiêm[17]... qua các nước Trung Đông đến các nước Ý, Pháp, Anh, Đức... ở phương Tây, Mỹ có hơn 950 căn cứ quân sự.

Mỹ lại đang mua chuộc bọn Ngô Đình Diệm để’ biến miền Nam Việt Nam và Miên, Lào thành căn cứ quân sự Mỹ.

Xin hỏi bà con: Mỹ là thật thà hòa bình, hay là âm mưu gây chiến?

Mỹ âm mưu gây chiến, cho nên chúng ta phải kiên quyết chống Mỹ để giữ gìn hòa bình.

C.B.

-      Báo Nhân Dân, số 539,

ngày 24-8-1955, tr.2.

-      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.92.


BÁO CHÍ ANH, MỸ
BÀN TÌNH HÌNH THẾ GIỚI

Tờ tạp chí Mỹ, Tin tức hàng tuần, viết:

-      Khôi Bắc Đại Tây Dương do Mỹ cầm đầu đã tốn mây năm và 340 nghìn triệu đôla mới xây dựng nên. Mà chỉ trong ba tháng, nụ cười Liên Xô đã làm cho khối ấy lung lay.

Hiện nay, các nước hội viên trong khối ấy đã tỏ ý kiến của họ:

Nước này thì nói: Bởi vì tình hình thế' giới đã dịu bớt, cho nên họ định giảm phần đóng góp của họ.

Nước kia thì nói: Mục đích mà khối ấy đặt ra hai năm trước đến nay cũng chưa đạt được, thì nay không cần theo đuổi mục đích ấy nữa.

Nước khác thì nói: Đã cần có chiến lược nguyên tử, thì họ không cần có nhiều bộ binh.

Tai hại nhất là không những các người Tây Âu, mà nhiều người Mỹ cũng đề nghị như vậy. Trước cuộc tấn công của những nụ cười Liên Xô, chẳng biết thành trì khối Bắc Đại Tây Dương sẽ đứng vững được bao lâu nữa?

Tờ báo Anh Chính khách mới và Nhà nước, viết:

-      Những người nhờ vào chiến tranh lạnh mà sống, như Lý Thừa Vãn, Tưởng Giới Thạch và Ngô Đình Diệm kiên quyết làm đủ cách để phá hoại hòa bình. Bởi vì, hòa bình thì về mặt chính trị họ cũng như những người đã chết rồi.

Ngô Đình Diệm muốn ngăn cản tổng tuyển cử, vì y sợ y sẽ thất bại.

Tưởng Giới Thạch thì đánh cướp những chiếc tàu Anh đi sang Trung Quốc.

Lý Thừa Vãn thì hành hung Ủy ban quốc tế.

Cứ xem Mỹ có ngăn đe những tay sai táo bạo của họ hay là không thì biết xu hướng hòa bình của Mỹ thật hay là giả.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 540, ngày 25-8-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.93-94.


DA TRẮNG, DA ĐEN

Đoàn đại biểu công nhân người Mỹ da đen sang thăm Liên Xô. Đến đâu họ cũng được tiếp đãi vồn vã, thân mật. Cảm động quá, các đại biểu da đen nói:

- Mỹ là Tổ quốc của họ. Họ rất yêu quý Mỹ, họ bị khinh rẻ, ngược đãi như nô lệ. Họ không được cùng đi một đường, cùng học một trường, cùng kính Chúa trong một nhà thờ - với người da trắng. Năm nào cũng có Mỹ da đen bị Mỹ da trắng giết chết, đốt sống, xé nhỏ... Họ nói: Đến Liên Xô, chúng tôi mới thấy chúng tôi cũng là người, cũng được hưởng tự do, bình đẳng như mọi người khác. Người Liên Xô đối với chúng tôi thân thiết quý trọng như anh em, như đồng chí.”.

Hôm 23-8 vừa rồi, đại sứ Ấn Độ ở Mỹ là ông Mêta có việc đi qua tỉnh Têxát (Mỹ). Từ trên máy bay bước xuống, ông đại sứ khoan thai đi vào phòng khách của trường bay. Ông chưa kịp ngồi thì tên quản lý phòng khách chạy lại, nói một cách sừng sộ: "Đi ra! Người da đen không được vào đây!...”.

Nói chuyện này lại nhớ đến chuyện khác: Năm ngoái, Liên hợp quốc khai hội ở Mỹ, có đại biểu nhiều nước Á và Phi đến tham gia. Nhiều chủ khách sạn Mỹ đã treo trước nhà họ một tấm biển với mấy chữ: "Nhà này không chứa người da đen và người da vàng”.

Ai văn minh? Ai dã man? Xin bà con tự trả lời.

C. B.

Báo Nhân Dân, số 542,

ngày 27-8-1955, tr.2.


BẮC PHI KHỞI NGHĨA

Nhân dân Bắc Phi đang nổi dậy đấu tranh kịch liệt chống thực dân Pháp.

Các báo đăng tin rằng trong ngày 20-8, cả phía Phi và phía Pháp đã chết hơn 1.200 người. Đó là con số của chính phủ Pháp công bố. Sự thật thì số người chết còn nhiều hơn.

Hiện nay, ở Bắc Phi, Pháp có hơn 10 vạn quân đội, với nhiều xe tăng và máy bay. Và chính phủ Pháp định phái thêm 8 tiểu đoàn nữa. Điều đó chứng tỏ rằng lực lượng khởi nghĩa của nhân dân Bắc Phi khá to lớn.

Hơn 30 năm nay, lần này là lần đầu tiên mà thực dân Pháp phải đương đầu với một cuộc đấu tranh to như vậy ở Bắc Phi.

Chiến lược thực dân Pháp đang thi hành ở Bắc Phi hiện nay cũng như chiến lược chúng đã thi hành ở Việt Nam trong những năm kháng chiến: Chúng dùng máy bay thả bom lung tung, lập vùng đai trắng, vây làng, bắt người, càn quét...

Riêng ở Marốc, đã có một mặt trận dài hơn 100 cây số.

Riêng ở Angiêri, thực dân Pháp đã triệt hạ 9 làng. Báo tư sản Pháp Thế giới đã thuật lại chuyện quân đội Pháp giết sạch đàn ông, đàn bà, người già, trẻ con ở vùng Côngstăngtinoa.

Trước đây, thực dân Pháp dùng mọi cách để’ chia rẽ người Arập và người Bécbe. Nhưng trong cuộc khởi nghĩa này, hai dân tộc ấy đã đoàn kết và giúp đỡ nhau, cùng nhau chống thực dân Pháp. Đó là một lực lượng mới của nhân dân Bắc Phi.

Ở Bắc Phi, đế' quốc Mỹ có 4 căn cứ to không quân và 1 căn cứ to hải quân. Trong cuộc chiến tranh thực dân này phải chăng Mỹ cũng có nhúng tay vào?

Vì chính nghĩa, nhân dân Việt Nam ta nhiệt liệt đồng tình và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của anh em Bắc Phi.

Báo Nhân Dân, số 544,

ngày 29-8-1955, tr.2.


CHÚC MỪNG 10 NĂM THÀNH LẬP NƯỚC
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 1945-1955

Trong lúc cả nước vui mừng kỷ niệm 10 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chúng ta nên tóm tắt ôn lại những cố gắng to lớn và những thành tích vẻ vang của nhân dân ta trong 10 năm qua:

-      1945: Cách mạng Tháng Tám thành công. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập; lần đầu tiên trong lịch sử, dân ta làm chủ nước ta.

-      1946: Phản bội những điều ước chúng đã ký kết với ta, thực dân Pháp gây ra chiến tranh xâm lược. Toàn dân ta đoàn kết nổi dậy bảo vệ Tổ quốc - Kháng chiến bắt đầu. Cậy có binh nhiều tướng thạo, thực dân Pháp khoe miệng rằng trong 3 tháng chúng sẽ đánh quỵ ta. Nhưng...

-       1947: Vào thu đông, Pháp thua to, ta thắng to ở Việt Bắc.

-       1948: Thu đông, ta thắng trong chiến dịch Đông Bắc.

-      1949: Ta thắng trong chiến dịch sông Thao (giải phóng Phố Ràng) và Chiến dịch đường số 4. Cuối năm ấy, cách mạng Trung Quốc thành công.

-      1950: Đầu năm, ta giải phóng Phố Lu. Cuối năm, ta giải phóng các tỉnh biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, phá tan vòng vây của địch. Chiến tranh ở Triều Tiên bùng nổ, đế quốc Mỹ can thiệp vào Đông Dương.

-      1951: Những trận Trung du (Vĩnh Phúc), đường số 18, Ninh Bình..., ta đều thắng địch.

-      1952: Địch thua to, ta thắng to trong các chiến dịch hòa Bình và Tây Bắc.

-      1953: Địch thua ở Tây Nam Ninh Bình. Ta thắng ở Tây Nguyên và giải phóng Lai Châu.

-      1954: Ta thắng to ở An Khê (Trung Bộ), hoàn toàn tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ. Do những thắng lợi về quân sự, ta thắng lợi về ngoại giao ở Hội nghị Giơnevơ: các nước công nhận chủ quyền, độc lập, thống nhất và lãnh thổ toàn vẹn của nước ta và của hai nước Miên, Lào.

-      1955: Miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Ta có nền tảng vững chắc để đấu tranh đặng củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.

Lúc bắt đầu kháng chiến, ta hầu như chỉ có hai bàn tay trắng, nhờ nhân dân ta đoàn kết và quyết tâm mà chúng ta đã thắng. Hiện nay, trong cuộc đấu tranh chính trị, sức ta mạnh hơn trước nhiều, anh em ta đông hơn nhiều, chúng ta đoàn kết và quyết tâm, chúng ta nhất định sẽ thắng.

Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giầu mạnh muôn năm!

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 548,

ngày 2-9-1955, tr.2.

LỄ MỪNG QUỐC KHÁNH (2-9-1955)

Trời mưa mấy hôm luôn. Đến khuya 1-9 vân còn mưa. Bước qua ngày 2-9, trời bỗng tạnh hẳn. Hình như:

Khi vui trời cũng chiều người,

Lòng dân đã muốn, thì trời phải theo.

Thế' là mọi người vui vẻ ăn mừng Quốc khánh, không lo mưa ướt nữa.

Bộ đội và 17 vạn đồng bào đủ các giới, các dân tộc kéo qua Quảng trường Ba Đình. Một bể người. Một rừng cờ, hoa, ảnh, khẩu hiệu... tiếng hoan hô vang dậy một góc trời.

Trông thấy Bác vui trẻ hồng hào, các lãnh tụ mạnh khỏe, đồng bào hoan hô càng to. Trông thấy đại biểu các nước anh em và các nước bạn, đồng bào càng phấn khởi, vì thấy rõ địa vị quốc tế của nước ta càng mạnh, càng cao.

Vui thật là vui! Mà vui sướng nhất có lẽ là các em nhi đồng, vì các em có bốn đại biểu tí hon được lên dâng hoa, rồi đứng bên cạnh Bác và các lãnh tụ.

Sóng người cuồn cuộn tiến mãi lên, lên mãi, như không bao giờ ngớt. Cuộc biểu tình bắt đầu từ 6 giờ rưỡi đến 10 giờ. Khi kết thúc có hai đội Văn công bạn (Triều Tiên và Trung Quốc), vừa đi vừa múa thật đẹp, thật vui.

8 giờ tối, đồng bào lại được xem pháo hoa, đủ muôn nghìn màu sắc.

Ngày Quốc khánh thật vui, thật đẹp, thật vĩ đại, đã tỏ rõ lực lượng đoàn kết và chí khí phấn đấu của nhân dân ta.

Từ hôm nay trở đi, tất cả mọi người chúng ta cần phải ghi nhớ và thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch trong buổi lê mừng Quốc khánh hôm qua:

"Chúng ta phải ra sức mở rộng và củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất.

-       Chúng ta phải ra sức củng cố miền Bắc về mọi mặt:

-       Hoàn thành tốt cải cách ruộng đất,

-       Khôi phục kinh tế', đặc biệt chú trọng nông nghiệp,

-       Củng cố quốc phòng, củng cố an ninh trật tự,

-      Kiên quyết nâng cao dần mức sống của nhân dân... đồng thời giảm nhẹ dần sự đóng góp của nông dân,

-      Hăng hái thi đua yêu nước, tham gia sản xuất và tiết kiệm, tôn trọng và bảo vệ của công, tẩy trừ nạn tham ô, lãng phí".

Làm được như thế', rất có thể đến ngày Quốc khánh năm sau, từ Bắc đến Nam Việt Nam yêu quý của chúng ta sẽ là một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 549, ngày 3-9-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.116-117.


TÌNH HÌNH NAM BỘ

Bàn về tình hình miền Nam, tờ báo tư sản Pháp Diễn đàn các dân tộc (19-8) có một đoạn như sau:

- Các giáo phái đang tìm cách sống chung trong một nước nhà, một nước nhà không bị một giáo phái khác độc tài, tham quyền cố vị và hung tợn như giáo phái của Ngô Đình Diệm thống trị.

Với cả đàn thân thích dòng họ của nó, với bọn tay sai của nó, giáo phái Ngô Đình Diệm tàn nhân và không ngại làm đổ máu để giữ lấy quyền vị của nó. Nó có ngoại viện là bọn Mỹ có quyền thế, nhưng dại dột. Chúng đã đưa Tưởng Giới Thạch đến thất bại, chúng đã đẩy Lý Thừa Vãn xâm phạm Bắc Triều Tiên. Chúng luôn luôn ủng hộ bọn độc tài và phản dân chủ.

Song nhân dân miền Nam không ủng hộ giáo phái họ Ngô. Bọn này đã tổ chức một cuộc míttinh "chống thực dân, chống cộng sản” và để "hoan hô Ngô thủ tướng”.

Họ đi kéo từng người, họ dùng máy phóng thanh, họ rải hàng triệu lá truyền đơn, nhưng kết quả thật là tẻ quá: Sài Gòn - Chợ Lớn có 2 triệu nhân dân, mà cả thẩy chỉ có độ 6.000 người tham gia míttinh. Trong số đó gồm có những dân di cư bị bắt ép phải đi, những công chức vừa đi vừa lẵm cặm, và những trẻ em các trường học công giáo do thầy dòng dân đi. Không đầy 500 người tự động tham gia cuộc míttinh "khổng lồ" ấy.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 550, ngày 4-9-1955, tr.2.


CHÚC MỪNG ĐẠI HỘI MẶT TRẬN

Nhân dân ta vừa vui mừng kỷ niệm 10 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Hôm nay, nhân dân ta lại vui mừng chúc Đại hội Mặt trận khai mạc. Hai ngày lịch sử ấy quan hệ mật thiết với nhau:

Sau 80 năm dưới ách nô lệ Pháp và những năm dưới ách nô lệ Nhật, nhân dân ta đoàn kết chặt chẽ trong Mặt trận Việt Minh, đã đập tan xiềng xích thực dân và phong kiến. Cách mạng Tháng Tám đã thành công vẻ vang.

Trước họa chiến tranh xâm lược do thực dân Pháp cùng đế quốc Mỹ gây ra, nhân dân ta đoàn kết chặt chẽ trong Mặt trận thống nhất Việt Minh - Liên Việt đã đánh thắng giặc ngoại xâm. Kháng chiến đã thắng lợi rực rỡ.

Ngày nay, hòa bình đã lập lại nhưng chưa củng cố, nước ta tạm chia làm hai miền và đồng bào miền Nam đang sống trong cảnh lửa nóng nước sâu. Mặt trận dân tộc thống nhất cần mở rộng hơn nữa, củng cố hơn nữa, đoàn kết tất cả những người thật sự yêu Tổ quốc, yêu hòa bình, không phân biệt họ thuộc đảng phái nào, tôn giáo nào, từng lớp nào và quá khứ họ đã hợp tác với phe nào.

Trên nền tảng vững mạnh là lực lượng vô địch của tối đại đa số nhân dân ta (tức là giai cấp công, nông), với một cương lĩnh rộng rãi và một chính sách đúng đắn, với sự đoàn kết nhất trí của tất cả những người xứng đáng là con Lạc cháu Hồng - Mặt trận nhất định sẽ thành công trong việc đánh tan âm mưu Mỹ và bè lũ tay sai của chúng và thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước Việt Nam yêu quý của chúng ta.

Cuộc đấu tranh sẽ rất gay go và gian khổ. Nhưng với quyết tâm và cố gắng của mọi người, thắng lợi nhất định về tay chúng ta.

Kính chúc các đại biểu cố gắng!

Kính chúc Đại hội thành công.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 551, ngày 5-9-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.119-120.


CẢNH GIÁC

(KINH NGHIỆM CHỐNG ĐẶC VỤ MỸ Ở TRIỀU TIÊN)

Vì công an và bộ đội thi đua làm tròn nhiệm vụ, vì nhân dân hăng hái tham gia cuộc đấu tranh chống đặc vụ, cho nên bọn phá hoại khó mà lọt lưới. Thí dụ:

-     Tối 26-1-1953, địch thả dù 17 tên đặc vụ xuống núi Ngân Chân. Tờ mờ sáng, đồng chí Bùi, đội trưởng đội tự vệ, lên núi tìm. Khi gặp bọn chúng, đồng chí Bùi bình tĩnh hô to: "Chúng mày đã bị vây kín rồi! Đứa nào muốn sống thì hàng ngay. Đứa nào muốn chết thì chống cự!".

Cả bọn đặc vụ sợ hãi xin hàng, với 39 khẩu súng các loại, 4 máy vô tuyến điện, 7 hòm thuốc nổ và nhiều thứ khác.

Đế' quốc Mỹ tổ chức những lớp huấn luyện cho bọn lưu manh, bọn bất mãn. Học xong, chúng giả mạo làm bộ đội, công nhân, học sinh, người buôn bán, v.v.. Với những giấy tờ giả, chúng mong chui vào các cơ quan, các nhà máy, các đoàn thể ta, để hoạt động phá hoại. Nhưng, chúng không lừa bịp được con mắt tinh anh của nhân dân. Thí dụ:

-     Cao Thành ở gần giới tuyến Bắc và Nam, là nơi đặc vụ thường qua lại. Hôm rằm tháng 9-1954, một bà cụ nông dân 62 tuổi thấy một chàng thanh niên lạ mặt vào nhà xin ngủ trọ. Một mặt bà cụ ân cần tiếp đãi nó, một mặt bà cụ bí mật đưa tin cho Sở Công an. Sau khi bị bắt, tên kia thú nhận làm đặc vụ cho Mỹ.

- Ở làng Trường Phố, em Lý Hạng Cầu đi học, gặp 2 người quân nhân lạ mặt. Em Cầu lê phép chào và hỏi chuyện. Thấy chúng trả lời lúng túng, em nghi ngờ và hỏi tiếp: "Thưa hai chú đi đâu bây giờ?".

Chúng trả lời: Đi Cửu Cao San. Em Cầu nói: "Cháu cũng đi về phía ấy, để cháu dân đường cho hai chú!". Thế' rồi Cầu dân thẳng hai tên đặc vụ đến bốt dân quân.

Những chuyện nhân dân bắt được đặc vụ như vậy rất nhiều. Từ năm 1951 đến giữa năm 1955, Chính phủ đã thưởng huân chương cho 3.918 người và Bộ Nội vụ thưởng bằng khen cho 14.602 người có công bắt được đặc vụ của Mỹ và của Lý Thừa Vãn.

Đó là những kinh nghiệm cảnh giác mà công an, bộ đội và nhân dân ta nên học theo.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 552, ngày 6-9-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.122-123.


KỶ NIỆM 10 NĂM BÌNH DÂN HỌC VỤ

Dốt thì dại, dại thì hèn. Vì không chịu dại, không chịu hèn, cho nên thanh toán nạn mù chữ là một trong những việc cấp bách và quan trọng của nhân dân các nước dân chủ mới.

Trong thời kỳ nô lệ, chính sách ngu dân của đế quốc Pháp đã hãm 95 phần 100 nhân dân ta vào nạn mù chữ.

Cách mạng Tháng Tám thành công, tinh thần ham học của đồng bào ta được cởi mở, cán bộ thì hăng hái phục vụ nhân dân. Do đó, trong một năm, bình dân học vụ đã dạy được hơn ba triệu đồng bào biết đọc, biết viết.

Kháng chiến bùng nổ, khó khăn rất nhiều. Nhưng, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch: "Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm", cán bộ bình dân học vụ đã cố gắng khắc phục khó khăn, anh dũng chiến đấu chống giặc dốt. Theo báo cáo của Nha bình dân học vụ thì trong những năm kháng chiến đã có:

Hơn 252.000 lớp sơ cấp với non 7.907.900 học trò.

Hơn 103.500 lớp dự bị với hơn 2.513.000 học trò.

1.580 lớp bổ túc với non 77.700 học trò.

Vừa ra sức đánh giặc, cứu nước, vừa ra sức học, đó là một thành tích vẻ vang mà toàn thế' giới đã khen phục nhân dân ta.

Từ ngày hòa bình trở lại, bình dân học vụ ở miền Bắc đã dạy được:

Hơn 611.000 học trò sơ cấp.

Hơn 528.000 học trò dự bị.

69.000 học trò bổ túc.

Nhân dịp này, báo Nhân Dân thành thật chúc mừng và khen ngợi những anh chị em giáo viên và cán bộ bình dân học vụ đã xứng đáng là những "Anh hùng vô danh", đồng thời cũng chúc mừng những đồng bào đã cố gắng đi học.

Cố nhiên, bên những thành tích tốt đẹp, việc tổ chức và việc dạy học còn có những khuyết điểm cần phải sửa chữa để tiến bộ hơn nữa.

Chúng tôi đề nghị: Từ nay về sau, chương trình của bình dân học vụ cần ăn khớp với chính sách chung là củng cô'hòa bình, thực hiện thông nhất.

Nội dung dạy và học cần liên hệ thiết thực với những công tác chung: Củng cố miền Bắc, chiếu cố miền Nam, thi đua yêu nước, khôi phục kinh tế, củng cố quốc phòng, phòng gian, bảo mật, v.v..

Bình dân học vụ không những dạy đọc, dạy viết, mà còn phải chú trọng dạy đạo đức công dân. Như vậy bình dân học vụ sẽ góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh cho hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 554, ngày 8-9-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.125-126.

GIỮ ĐÊ, PHÒNG LỤT

Năm nay mưa gió bất thường, trên thế giới nhiều nơi bị lụt.

Như ở Mỹ, 6 tỉnh bị lụt to. Chỉ trong tỉnh Pensilvania đã chết gần 200 người. Số thiệt hại trong 6 tỉnh rất nặng. Nhà cửa, ruộng vườn, mùa màng, xưởng máy, v.v. bị hư hỏng đáng giá độ 2.500 triệu đồng. Viên tỉnh trưởng tỉnh New Jersey nói: Đã 52 năm nay, trận lụt này là to nhất.

Ở Ấn Độ và Đại Hồi[18] cũng lụt to. Hồng Thập Tự quốc tế' nói rằng: Trận lụt này to nhất trong lịch sử; 45 triệu người đã mất hết cửa nhà.

Nhân dân Việt Nam ta thành thật chia buồn với những người bị tai nạn, trước hết là với bà con Ấn, Hồi.

Đồng thời, chúng ta phải rất cảnh giác, đề phòng. Đồng bào những nơi có đê cần phải ra sức chữa đê cho thật vững, thật tốt, cần phải chuẩn bị thật sẵn sàng chu đáo để chống lụt, hộ đê.

Cán bộ quân, dân, chính, đảng ở những nơi có đê cần phải ra sức cấp tốc tổ chức, chỉnh đốn và kiểm tra lại thật kỹ lưỡng những đội và những tài liệu giữ đê.

Cơ quan Giao thông công chính cần phái nhân viên phụ trách thường xuyên đi xem xét và giúp đỡ địa phương một cách thiết thực.

Lụt cũng là một thứ giặc. Đồng minh của giặc lụt là giặc đói. Nếu chúng ta sơ hở, chủ quan, không lo trước, không tập trung lực lượng đề phòng, thì giặc lụt đến trước, giặc đói theo sau.

Ta tỉnh táo, ngăn ngừa trước, chuẩn bị sẵn để đánh lui chúng, thì ta chắc thắng, giặc chắc thua.

Chữ rằng "Nhân định thắng thiên",
Người mà cố gắng, trời lĩền phải theo.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 555, ngày 9-9-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.127-128.


BỌN DIỆM LÁO TOÉT

Lẽ dĩ nhiên, bọn phong kiến, địa chủ, tư bản, đế quốc và bè lũ tay sai của chúng không ưa gì cách mạng. Nếu chúng ưa cách mạng mới là kỳ quái.

"Khi ưa, quả ấu cũng tròn; không ưa, bồ hòn cũng méo". Vì chúng không ưa cách mạng cho nên chúng bịa đặt, xuyên tạc, vu khống đủ thứ để nói xấu cách mạng. Bọn phát xít Đức, Ý, Nhật ngày trước, bọn đế quốc Mỹ ngày nay đã chiếm giải nhất trong nghề nói láo.

Bọn Diệm là tay sai và học trò của Mỹ, thế mà hiện nay tớ Diệm đã giành mất giải nhất của thầy Mỹ trong nghề này. Rõ là "măng mọc quá tre".

Môi ngày 2, 3 lần, báo chí và đài phát thanh của Diệm bịa đặt những chuyện dựng đứng để’ nói xấu miền Bắc ta. Chúng bịa đặt ra tên người, tên chô, ngày giờ, con số v.v. làm như chúng đã "nói có sách, mách có chứng", để lừa bịp đồng bào miền Nam, lừa bịp dư luận thế giới. Một thí dụ mới:

Về ngày Quốc khánh 2-9, đài phát thanh và báo chí của bọn Diệm đã đăng tin như sau: "... Ngày 2-9, quang cảnh đường phố Hà Nội tiêu điều ủ rũ như mang một mối sầu vô tận... Lê duyệt binh tuần hành bắt đầu lại càng làm cho mọi người vô cùng chán ngán... Dân chúng bị bắt ép đi độ 100 người, lục tục kéo về dưới trời mưa u ám".

Như để đập vào mồm láo toét của bọn Diệm, Hãng thông tấn Pháp "A. F. P." đã viết đại ý như sau: "Tham gia duyệt binh có độ 5.000 bộ đội, cực kỳ chỉnh tề... Trong 2 tiếng đồng hồ, 12 vạn nhân dân nội và ngoại thành Hà Nội đã tuần hành với một tinh thần phấn khởi không thể’ tả, dưới một rừng cờ đỏ sao vàng và cờ xanh thêu chim trắng hòa bình...".

Báo chí và đài phát thanh của Mỹ - Diệm đã biến 17 vạn người vui vẻ biểu tình thành 100 người "bị ép và chán ngán". Nhưng vì chúng nói láo quá trắng trợn, kết quả là chúng không lừa bịp được ai, mà lại tự lột trần mặt nạ của chúng.

Tuy vậy, cơ quan tuyên truyền của ta và đồng bào ta cần phải đối phó kịp thời không nên để chúng già mồm nói bậy.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 556, ngày 10-9-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.132-133.


TINH THẦN KHẢNG KHÁI
CỦA NÔNG DÂN

Khi đã hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của mình, thì đồng bào nông dân rất dũng cảm và khảng khái.

Trong thời kỳ kháng chiến, nhiều nơi và nhiều lúc đồng bào nông dân đã ăn bắp ăn khoai trừ cơm, để dành gạo giúp cho bộ đội ăn no đánh mạnh.

Hàng chục vạn đồng bào nông dân đã xung phong đi dân công, hoặc sửa chữa đường cầu trong đêm sương gió lạnh, hoặc phục vụ mặt trận, dưới mưa đạn gió bom.

Ngày nay, trong cuộc đấu tranh để’ thực hiện chính sách "người cày có ruộng", đối với giai cấp bóc lột, thì đồng bào nông dân anh dũng tiến công, đánh gục bọn cường hào gian ác đầu sỏ. Đối với giai cấp mình, thì đồng bào nông dân đã tỏ rõ tinh thần sẻ cơm nhường áo, "nông dân bốn bể, cũng như một nhà". Vài thí dụ:

Bắc Thái Bình, thắng lợi trong cuộc giảm tô vừa rồi, nông dân đã thu được 1.121 tấn thóc. Có 12 xã thu được nhiều hơn, đã tự động trích ra 88 tấn giúp cho 16 xã thu được ít.

Quảng Bình, nông dân xã Phong Thủy thu được 100 tấn thóc, không những đã tự động trích ra 40 tấn giúp cho 3 xã ở huyện khác, mà còn chèo thuyền chở thóc đến tận nơi cho 3 xã ây.

Nông dân xã Vĩnh Thủy thì trích ra 20 tấn để giúp 2 xã miền núi là xã Phan Đình Phùng và xã Hàm Nghi. Nhiều nơi nông dân giúp đỡ lân nhau như vậy.

Hoan hô tinh thần đoàn kết thân ái của đồng bào nông dân!

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 561,
ngày 15-9-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.134-135.


CẢNH GIÁC

Tháng 10-1954, Bắc Kinh xử một vụ mật thám của Mỹ. Vụ này không những là một bài học cảnh giác cho anh em Trung Quốc, mà cũng là một kinh nghiệm cảnh giác cho chúng ta. Xin tóm tắt thuật lại như sau:

Thời gian - Trước và sau năm 1951.

Địa điểm - Bắc Kinh và những nơi khác.

Nhân vật - Vương Tuệ Văn, một giảng sư về vật lý học ở trường Đại học Phụ Nhân.

Trần Tổ Hán, làm nghề bán thuốc tây, thường mượn nghề dược sĩ để’ đi do thám nơi này nơi khác.

Lý Mân Tuệ, vợ Trần, là một người đàn bà phù hoa.

Vu Bảo Liêm, nhân viên Tổ’ng cục Đường sắt Đông Bắc.

Ngoài ra, có L là Tổng cục trưởng Tổng cục Đường sắt, thì sơ suất, thiếu cảnh giác.

Vu là đồng học, lại là anh vợ của Tổng cục trưởng L, cho nên được giới thiệu làm việc ở Tổng cục, thường lui tới nhà L để’ dò thăm tin tức. Một hôm, Vu nói: "Nghe tin Mỹ sắp ném bom, chúng ta phải đề phòng thế' nào?".

L thiếu cảnh giác, đã vì tình nghĩa riêng mà giới thiệu Vu vào Tổng cục, lại hay bô lô ba la. Nghe Vu hỏi, L phụt miệng nói ngay: "Không sợ! Chúng ta có X máy bay kiểu Y ở trường bay Z. Môi ngày chúng ta có A xe lửa vân chở B vũ khí và lương thực sang Triều Tiên cho Quân tình nguyện. Chúng ta không sợ bom Mỹ...".

L đối với tài liệu nội bộ của Đảng, lại hay gặp đâu để đó. Vì vậy, Vu cũng dò được nhiều tin tức quan trọng.

Thế là vô tình mà L đã thành một cái kho vô tận cho bọn đặc vụ Mỹ lây tình báo.

Môi ngày, trời vừa tối, ở quán cà phê M tại Bắc Kinh, thường có một phụ nữ độ 30 xuân xanh, ăn mặc lịch sự, cùng một người cán bộ dáng điệu thanh tao, tươi vui và kín đáo nói chuyện. Đó là Lý Mẫn Tuệ trao đổi tình báo với Vương Tuệ Văn.

Thường thường, tại trường Đại học Phụ Nhân (Bắc Kinh), đêm khuya thanh vắng, Vương lén vào phòng thí nghiệm, rón rén giở bộ radio của Mỹ giấu sau những máy móc của nhà trường, điện tin cho cơ quan đặc vụ Mỹ những tin tức Vu và Trần đã dò được mà Lý đã chuyển cho nó; rồi nhận những chỉ thị mới của đặc vụ Mỹ.

Ngày hôm sau, Vương lại là một vị thạc sĩ vật lý học, một giảng sư thanh niên "tư tưởng tiến bộ, công tác tích cực", "cử chỉ khiêm tốn, thái độ trung thành", "ham đọc các sách mácxít, hết lòng giúp đỡ học trò". Năm 1950, sau khi đã được đặc vụ Mỹ đồng ý, Vương xin vào Đoàn Thanh niên dân chủ. Mà cũng chính trong lúc ây, Vương hoạt động đặc vụ gắt gao.

Vương, Vu, Trần, Lý là một tổ’ đặc vụ "nằm kín" của Mỹ. Dây liên lạc đặc vụ đi từ Bắc Kinh đến Hương Cảng, từ Hương Cảng đến Đông Kinh[19] (Nhật Bản), từ Đông Kinh đến Thủ đô Mỹ.

Mục đích của chúng là do thám những tình báo về quân sự, chính trị và kinh tế. Đồng thời chúng liên lạc với những phần tử bât mãn, phản động, yếu bóng vía, lập thêm nhóm đặc vụ mới; tổ chức vũ trang bí mật; theo mệnh lệnh Mỹ thi hành những cuộc phá hoại.

Tuy chúng rất xảo quyệt, nhưng không che giấu được tai mắt thông minh của nhân dân, không lẩn trốn khỏi sự chú ý của công an và bộ đội ta. Một hôm vào tháng 7-1951, tấm lưới của công an xếp lại: Trân bị bắt trên xe lửa đi Trường Xuân. Vu bị bắt ở Thẩm Dương. Vương bị bắt ở Bắc Kinh. Những radio, tài liệu, giấy má bí mật và tang chứng khác của chúng đều bị bắt được hết.

Tháng 10-1954, trước Tòa án quân sự thuộc Quân quản ủy hội (Bắc Kinh), bốn tên phản quốc, cam tâm làm chó săn cho Mỹ, đã phải cúi đầu nhận tội và bị án tử hình.

Còn ông Tổng cục trưởng thì bị "hạ từng công tác".

Cảnh giác, cảnh giác, lại cảnh giác. Đó là câu châm ngôn mà tất cả chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ vào lòng.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 562, ngày 16-9-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.136-138.


BẮP NGÔ VÀ TINH THẦN QUỐC TẾ

Dạo này, Thủ đô Hà Nội có nhiều cuộc trưng bày. Bà con đi xem rất đông, rất hứng thú.

Đi xem cũng có bổ ích như đi học. Một thí dụ:

Anh Hàn là một thanh niên nông dân Mường (Hòa Bình). Đến xem phòng trưng bày những thứ quà các nước bạn đã biếu Hồ Chủ tịch và đoàn đại biểu ta, anh Hàn đặc biệt chú ý đến bốn bắp ngô của Liên Xô. Đếm kỹ từng dòng, từng hạt, rồi anh kết luận:

"Dòng ngắn nhất của bắp nhỏ nhất có 49 hạt. Dòng dài nhất của bắp to nhất có 69 hạt... Chắc rằng những bắp ngô này là món quà đầu tiên để’ nông dân ta làm giống. Sau này chúng ta cũng có những bắp ngô to như vậy, để ghi sâu tình nghĩa thắm thiết giữa nhân dân ta và nhân dân Liên Xô...". Như vậy là anh Hàn:

-       Đã xem cuộc trưng bày một cách thiết thực, có bổ ích.

-      Xem bắp ngô của nước bạn, liên hệ ngay với việc tăng gia sản xuất của mình.

-      Thấy bắp ngô Liên Xô, liên hệ ngay đến tình hữu nghị quốc tế giữa nhân dân ta với nhân dân các nước bạn.

sẵn đây, xin nói cho anh Hàn và bà con nông dân ta biết rằng: Ở Liên Xô, bình thường mỗi mẫu tây trồng ngô thu hoạch được độ 41 tạ; nơi tốt nhất, mỗi mẫu được 67 tạ rưỡi. Được như thế, vì chọn giống cẩn thận, trồng trọt hợp lý, phân bón đầy đủ. Nếu bà con nông dân ta cố gắng, thì chắc cũng sẽ được kết quả xấp xỉ như thế. Đồng thời, xin đề nghị Bộ Canh nông ta đưa bốn bắp ngô Liên Xô gây giống tử tế, rồi phân phát cho nông dân ta trồng thử. Nếu kết quả khá, thì chúng ta sẽ xin thêm ngô giống. Anh em Liên Xô chắc sẽ sẵn sàng gửi cho chúng ta.

C.B.

-      Báo Nhân Dân, số 565,
ngày 19-9-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.139-140.


HAI NGƯỜI BỊ NGHI LÀ CỘNG SẢN

Tình cờ, xem một tờ báo Mỹ đã cũ (10-6-1954), tôi thây một chuyện hay hay, như sau:

Trong một phiên họp của Ủy ban Điều tra thuộc Quốc hội Mỹ về "ảnh hưởng" cộng sản trong các tổ chức từ thiện Mỹ, một đại biểu Quốc hội Mỹ là ông Hay (không có chân trong Ủy ban) nhắc lại những lời sau đây:

"Cần phải cố gắng làm sao cho môi một người công nhân có đủ khả năng giúp đỡ gia đình của họ".

"Sự công bằng xã hội đòi hỏi những cải cách nhằm đảm bảo cho môi một công nhân...".

"Cần phải tìm phương pháp để cứu vớt đại đa số dân nghèo khỏi bị đói khổ bóp nghẹt".

Ông Hay nói chưa dứt lời, thì ông Nixê, Chủ tịch Ủy ban Điều tra, vặn ngay: Những câu ấy "rất giống" lời nói của những người cộng sản.

Ông Hay trả lời: "Đó là lời nói của đức Giáo hoàng Lêông thứ 8 và đức Giáo hoàng Pi thứ 11".

Thế là, hê có ý binh vực lợi quyền của nhân dân lao động, thì dù là các vị Giáo hoàng, cũng bị bọn thống trị Mỹ nghi là cộng sản!

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 566, ngày 20-9-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.141.

Ở TRUNG QUỐC,
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN MẠNH

Từ ngày 1-9, các trường học đã bắt đầu khóa 1955 - 1956.

So với năm 1954 - 1955, thì năm nay số trường học cũng như số học trò đều tăng thêm nhiều.

Các trường cao đẳng có hơn 289.000 học trò.

Các trường trung học có hơn 582.000 học trò.

Các trường tiểu học có hơn 17.300.000 học trò.

Số thầy giáo cũng tăng thêm: Trung học thêm 10.000 người.

Tiểu học thêm 130.000 người.

Về cao đẳng, ngoài 188 trường cũ, nay mới mở thêm 7 trường chuyên môn mới:

Trường Máy cày ở Trường Sa,

Trường Thủy lợi ở Vũ Hán,

Trường Bưu điện ở Bắc Kinh,

Trường Ngoại giao ở Bắc Kinh,

3 trường sư phạm ở Trường Sa, Sơn Đông và Bắc Kinh.

Để’ chuẩn bị cán bộ cho kế hoạch 5 năm thứ 2, các trường công nghiệp mở thêm 17 khóa chuyên môn.

Thành phố Bắc Kinh mở thêm ở những nơi nhiều nhân dân lao động 13 trường trung học với 15.000 học trò, phần đông là con em công nhân và nông dân.

Ở các trường, chương trình dạy và học đều liên hệ chặt chẽ với kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Năm nay, nhiều học trò tốt nghiệp trung học và cao đẳng, tiểu học trở về nông thôn tham gia sản xuất.

Điều kiện nước ta và Trung Quốc nhiều chô giống nhau, cho nên cơ quan giáo dục ta nên nghiên cứu và lợi dụng kinh nghiệm giáo dục của Trung Quốc, nó sẽ giúp ta phát triển giáo dục khỏi phải đi đường vòng.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 567,
ngày 21-9-1955, tr.2.

-       Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.146-147.


MỘT EM BÉ MỸ BỊ NGƯỜI MỸ GIẾT

Em Tin là một nhi đồng Mỹ da đen 14 tuổi ở thành phố Sicagô.

Hồi đầu tháng 9, Tin đi thăm người chú ở Mixixipi. Một hôm Tin vào phố của bà Bờrăng để mua kẹo. Mua xong, Tin lê phép chào bà chủ hàng. Ra khỏi cửa hàng, Tin nhảy múa và huýt gió (?).

Nhảy múa và huýt gió là tính quen vui của các em bé, bất kỳ da trắng hay da đen. Nhưng bà Bờrăng tưởng rằng Tin đã vô lê với bà ta.

Tối hôm ấy, bà Bờrăng cùng chồng và em chồng đến bắt cóc Tin.

Sáng hôm sau, người ta thây xác Tin ở ngoài sông, đầy mình vết thương đòn và vết thương đạn.

Nếu em Tin là người da trắng mà vợ chồng Bờrăng là người da đen, thì vụ này chắc đã làm cả nước Hoa Kỳ sôi sục. Nhưng vì em Tin là người da đen, mà vợ chồng Bờrăng là người da trắng, cho nên chỉ có 1 vạn đồng bào da đen ngậm ngùi đưa đám ma em Tin.

Nhân đạo và bác ái kiểu Mỹ là như thế' đó.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 570,

ngày 24-9-1955, tr.2.

CÁC ĐOÀN VĂN CÔNG BẠN

Những đoàn văn công các nước bạn lần lượt đến thăm ta để trao đổi văn hóa với ta và để’ thắt chặt thêm tình hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước bạn.

Ngoài những bài hát hay, những điệu múa khéo, mà hàng chục vạn đồng bào ta đã được thưởng thức, các đồng chí ấy còn giáo dục cho nhân dân ta những điều cao cả hơn nữa:

-     Triều Tiên là một dân tộc anh dũng, đã vùng dậy đánh lui quân đội 16 nước xâm lược do Mỹ cầm đầu. Điều đó chứng tỏ rằng: Trước lực lượng đoàn kết nhất trí của nhân dân, đế’ quốc Mỹ chỉ là "con cọp giây".

-     Anbani đã chứng tỏ rằng: Dù chỉ có 130 vạn con người, song nhân dân cố gắng không ngừng và được các nước bạn giúp đỡ một cách vô tư, khảng khái, thì nước họ vân xây dựng được chủ nghĩa xã hội.

-     Đoàn văn công Trung Quốc đã cho chúng ta thây rằng: Dưới chế’ độ dân chủ nhân dân, văn hóa (cũng như chính trị, kinh tế’ và các mặt khác) phát triển rất nhanh, rất mạnh.

Nội dung và ý nghĩa phong phú của những bài hát, điệu múa, cho đến những trang sức đẹp đẽ huy hoàng, đều do bao năm hy sinh chiến đấu, mới có kết quả tốt đẹp như ngày nay và càng ngày càng thêm tốt đẹp.

Một điều nữa là: Nghệ thuật chân chính cốt để phục vụ nhân dân, đồng thời phục vụ tinh thần quốc tế. Hiểu rõ như vậy, chúng ta càng quý mến các đoàn văn công bạn.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 572,
ngày 26-9-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.148-149.


CÔNG GIÁO VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Bọn phản động khắp thế giới vu khống rằng: Các nước xã hội chủ nghĩa cấm đạo và phá đạo.

Sự thật thì khác hẳn. Ở các nước ấy, người Công giáo có quyền tự do tín ngưỡng. Hơn nữa, "Có thực, mới vực được đạo", nhân dân Công giáo ở các nước ấy được no cơm ấm áo, cho nên càng có dịp phụng thờ tôn giáo của mình và họ không tách rời bổn phận kính Chúa của người Công giáo với bổn phận yêu nước của người công dân. Thí dụ:

Ba Lan là một nước dân chủ nhân dân, mà đại đa số người Ba Lan là Công giáo. Vì vậy, thiên hạ đều nhận rằng Ba Lan là nơi thí nghiệm "chung sống hòa bình" giữa người Công giáo và người cộng sản.

Theo lời ông Lubienxki - một lãnh tụ Công giáo và đại biểu Quốc hội Ba Lan, nói chuyện với báo tư sản Pháp "Thếgiới" (9-9), thì tình hình Công giáo ở Ba Lan là:

Đối với Công giáo Ba Lan, báo chí của Tòa Thánh thường dùng những lời lẽ rất kịch liệt. Hơn nữa, viên Đại sứ Ba Lan cũ (đại biểu cho Chính phủ phản động từ trước cuộc thế' giới chiến tranh lần thứ hai) nay vân được Tòa thánh nhận làm trưởng đoàn ngoại giao, dù y không có quyền đại biểu cho Chính phủ và Công giáo Ba Lan.

Những điều đó gây khó khăn cho Công giáo Ba Lan.

Ai cũng nhận rằng ở các nước tư bản, số người Công giáo giảm sút dần. Song những nước đó không hề bị phê bình, quở trách.

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, Công giáo Ba Lan chẳng những không kém sút, mà còn phát triển. Tờ báo Công giáo môi ngày ra 10 vạn số. Đối với chế' độ xã hội chủ nghĩa, khẩu hiệu của Công giáo Ba Lan là: "Hợp tác về kinh tế, thi đua về văn hóa".

Ông Lubienxki kết luận: "Sau 10 năm chế' độ xã hội chủ nghĩa, nếu so sánh Công giáo ở Ba Lan với Công giáo ở các nước tư bản, thì người ta có thể’ tự hỏi: Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa mácxít, chủ nghĩa nào nguy hại cho Công giáo hơn?”.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 573, ngày 27-9-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.150-151.


ĐI XEM CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

Dạo này, có những đoàn đại biểu anh em trí thức và bà con công thương đi xuống xã xem cải cách ruộng đất. Đó là việc rất hay, nó làm cho các tầng lớp khác thông cảm với nông dân. Do thông cảm mà ủng hộ cuộc đấu tranh của nông dân, ủng hộ chính sách của Đảng và Chính phủ về vấn đề ruộng đất.

"Trăm lần tai nghe không bằng một lần mắt thấy”. Đi xem cải cách ruộng đất về, nhiều bà con đã phát biểu ý kiến rất thống thiết. Vài thí dụ:

Ông Dương Hữu Bằng, công chức ở Hà Nội, nói: "Trước kia, tôi đã nhận thấy tội ác của địa chủ là bóc lột, đánh đập nông dân. Nhưng việc địa chủ giết người, thì tôi không tin là có thật... Nhưng sau khi dự phiên tòa, thì tôi thây rõ giai cấp địa chủ đã phạm những tội giết người một cách dã man ghê tởm, và những âm mưu che giấu tội ác của chúng”.

Bác sĩ Nguyên Văn Hanh nói: "Nếu ai có dịp dự buổi kiểm thảo chi bộ Đảng Lao động thì sẽ sửng sốt về phương pháp khoa học để loại những phần tử xấu ra khỏi Đảng. Đảng chỉ giữ lại những người trong sạch, được nhân dân tin tưởng và kính mến... Dưới chế' độ phong kiến địa chủ, nông dân có người 2 ngày chỉ được ăn một bữa; ở thì chui rúc trong túp lều sụp đổ như cái chuồng lợn... Ngoài ra, nông dân còn bị địa chủ đánh đập, giết chết một cách rất dã man. Đánh đổ giai cấp địa chủ là một việc rất cẩn thận”.

Trong cuộc giảm tô ở 65 xã Nam Thái Bình vừa rồi, nông dân phát giác bọn địa chủ đã đánh 1.256 người chết và 987 người nay còn thương tật.

Địa chủ Ái đã đánh chết 57 người. Trong hai năm 1950 - 1952, địa chủ Ngọc cùng tay sai của nó đã chôn sống 70 người, trong đó có một phụ nữ có mang sắp đẻ.

Cách bóc lột tàn nhân: anh Tam và anh Bình vay của tên Tân 20 thùng thóc. Trong 10 năm đã trả 180 thùng và gán 1 mâu ruộng cho nó, mà vân chưa hết nợ.

Bọn địa chủ đã chiếm đoạt của nông dân 2.373 mâu ruộng, 201 con trâu, bò. Đốt của nông dân 1.251 nóc nhà; hiếp dâm và đánh trụy thai 761 phụ nữ.

Thật là "Thiên thời địa đất, bọn chủ đất tội ác tày trời”.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 574, ngày 28-9-1955, tr.2.


RÚT NGẮN RẤT TốT, KÉO DÀI CÀNG HAY

Chính sách hòa bình của Liên Xô chẳng những ở lời nói, mà còn ở việc làm. Trong mấy tháng gần đây, Liên Xô đã làm những việc to lớn cho hòa bình như:

Liên Xô đã quyết định giảm bớt 64 vạn binh sĩ của mình.

Do Liên Xô tự động ký trước, mà Mỹ, Anh, Pháp cũng buộc phải ký hiệp định hòa bình với nước Áo, làm cho nước Áo được thật sự độc lập, tự do.

Liên Xô đã đi bước đầu trong việc lập lại quan hệ bình thường với Nam Tư.

Liên Xô đã lập quan hệ ngoại giao với Tây Đức.

Liên Xô đã trả lại cửa biển Poóckalát Ut (một căn cứ hải quân) cho nước Phần Lan, và tặng cho Phần Lan tất cả nhà cửa, kho tàng, doanh trại, tài sản của Liên Xô ở đó.

Poóckalát Ut là một cửa biển quân sự từ năm 1944, Phần Lan đã nhường cho Liên Xô trong một thời hạn 50 năm. Nay Liên Xô đã rút ngắn thời hạn, trả lại cho Phần Lan 33 năm trước thời hạn đã định.

Năm 1948, Liên Xô và Phần Lan đã ký một hiệp ước hợp tác thân thiện. Nay Liên Xô đã định kéo dài hiệp ước ấy thêm 20 năm.

Vì hòa bình mà Liên Xô rút ngắn thời hạn đóng quân ở Poóckalát Ut. Vì hòa bình mà Liên Xô kéo dài thời hạn hiệp ước hợp tác thân thiện. Môi một hành động của Liên Xô đều nhằm đấu tranh cho hòa bình.

Trái lại, người ta thắp đuốc tìm cũng không thấy một cử chỉ hòa bình nào của phe đế quốc do Mỹ cầm đầu!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 575, ngày 29-9-1955, tr.2.


THANH NIÊN TRUNG QUỐC

Hiện nay, ở Bắc Kinh đang có cuộc "Đại hội toàn quốc của thanh niên hăng hái xây dựng chủ nghĩa xã hội", với 1.527 đại biểu nam nữ thanh niên do các nhà máy, các nông thôn, các cơ quan, các trường học, các đơn vị bộ đội cử ra.

Đó là những thanh niên nồng nàn yêu nước, họ đã đưa xuân xanh đẹp tốt và năng lực dồi dào dâng cả cho Tổ quốc. Họ không sợ khó, không sợ khổ, đã làm vượt mức những công việc Đảng và Chính phủ đã giao cho họ.

Trung Quốc có những đội thanh niên đột kích, luôn luôn thi đua vượt mức đã định và sáng tạo những thành tích mới, về tăng năng suất và tiết kiệm. Vài thí dụ:

Đội đột kích của Vũ Xuân Hòa (làm gạch ngói), 6 tháng đầu năm đã tăng năng suất hơn 76%. Sau khi học tập kế' hoạch 5 năm, họ quyết định tăng 89%.

Đội Chu Duy Can ở xưởng đóng tàu (Đại Liên). Tháng 6 năm nay là 2 năm rưỡi của kế' hoạch 5 năm, mà đội đã làm xong chương trình sản xuất của 4 năm.

Đội Trương Bách Phát, trong 3 tháng luôn luôn tăng năng suất 34% và đã tiết kiệm được 3.800 tấn gang.

Thanh niên nông dân đã trở nên "đầu tàu" trong phong trào thi đua ở nông thôn.

Thanh niên ở 10 huyện trong tỉnh Hà Nam đã tích trữ hơn 40 vạn xe phân để bón ruộng.

23.600 thanh niên ở huyện Bái Tuyền (tỉnh Hắc Long Giang) đã tổ chức những đội tiết kiệm. Trong 10 ngày mùa ngô vừa qua, họ đã nhặt được 109.000 cân hạt ngô rơi rớt ở ruộng.

Các ngành thương nghiệp, văn hóa, giáo dục, vệ sinh, v.v., cũng có những đội đột kích và nảy nở nhiều chiến sĩ thi đua gương mẫu.

Được Đảng và Chính phủ săn sóc, được những năm kháng chiến dùi mài, thanh niên Việt Nam ta cũng hăng hái. Đoàn Thanh niên ta cần có kế hoạch thiết thực như thanh niên Trung Quốc, để’ tổ’ chức, huấn luyện, lãnh đạo toàn thể’ thanh niên góp phần xứng đáng vào công cuộc củng cố miền Bắc, chiếu cố miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Đoàn kết quần chúng, vượt mọi khó khăn, ra sức học hành, tiến bộ mãi mãi - đó phải là khẩu hiệu của thanh niên ta.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 576, ngày 30-9-1955, tr.2.

-       Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.152-153.


MẬT THÁM MỸ KHEN NGỢI TRUNG HOA

Lyk là một sĩ quan trong hải quân Mỹ. Vì hai vợ chồng làm mật thám mà bị Trung Quốc bắt giam. Vừa rồi được Chính phủ Trung Quốc tha với những người Mỹ khác.

Đến Hương Cảng, y nói chuyện với các nhà báo: Khi còn chiến tranh ở Triều Tiên, y đã làm mật thám và đã đưa tình báo quân sự cho lãnh sự Mỹ, cho một viên bí thư ở sứ quán Anh và cho một nhân viên của sứ quán Hà Lan. Y nói tiếp:

"Chính phủ Trung Quốc rất khoan hồng. Đáng lẽ tôi bị 10 năm tù, nhưng họ chỉ làm án 6 năm và sau 4 năm, họ đã tha tôi. Khi ở trong tù, tôi được đãi ngộ rất tử tế".

Trả lời những câu hỏi của các nhà báo, y nói: "Trung Quốc thật thà muốn hòa bình... Trung Quốc là một thị trường rất to lớn. Mỹ cấm buôn bán với Trung Quốc là ngu dại và chính sách Mỹ đã thất bại, vì Trung Quốc cần thứ gì cũng mua được ở Liên Xô, ở Nhật Bản và ở các nước Đông Âu... Từ ngày giải phóng, Trung Quốc phát triển rất nhanh chóng. Tuy mức sống chưa bằng của người Mỹ, nhưng đời sống được cải thiện rất nhanh. Đối với một nước 600 triệu người, đó là một thành tích phi thường to lớn".

Y nói tiếp: "Mỹ giúp Tưởng Giới Thạch tức là can thiệp vào nội chính của Trung Quốc. Tưởng Giới Thạch là như một xác chết chưa chôn. Trong cuộc chiến tranh ở Triều Tiên, chắc Mỹ có thả vi trùng, vì chứng cớ đã rõ rệt và Trung Quốc không bịa đặt để tuyên truyền... Vì ủng hộ những kẻ cực kỳ thối nát, đê hèn như Tưởng Giới Thạch, Lý Thừa Vãn, cho nên lịch sử Mỹ đã bị vết nhọ".

Một nhà báo nhắc lại rằng: Khi được tha, vợ Lyk nói rằng mình không có tư cách làm một người cộng sản. Lyk trả lời: "Đúng như thế. Người rất tốt mới có thể’ làm đảng viên Đảng Cộng sản. Chắc có người bảo tôi bị "xích hóa", bị "tẩy não". Ai muốn nói gì thì nói. Về phần tôi, có thế’ nào, tôi nói thế’ ấy...".

Nếu người khác nói như Lyk, thì thiên hạ cho là tuyên truyền. Nhưng chắc không ai có thể’ nghi ngờ mật thám Mỹ tuyên truyền cho Trung Quốc.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 577,
ngày 1-10-1955, tr.2.

-       Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.154-155.


TỔNG TUYỂN CỬ Ở NAM DƯƠNG[20]

Hôm qua 29-9, nhân dân Nam Dương bắt đầu cuộc tổng tuyển cử.

Với 81 triệu nhân dân, Nam Dương là một nước to thứ 6 trên thế giới (Trung Quốc là nước to nhất với 600 triệu nhân dân). Trong số 81 triệu người, hơn 43 triệu là cử tri. Họ sẽ bầu ra hơn 260 đại biểu Quốc hội.

Nam Dương độc lập 5 năm nay, nhưng chỉ có Quốc hội lâm thời. Lần này mới có tổ’ng tuyển cử để’ bầu ra Quốc hội chính thức. Trong 5 năm qua, Nam Dương đã thay đổi Chính phủ 6 lần.

Nam Dương chia làm 16 khu. Khu thứ 16 đang bị đế’ quốc Hà Lan chiếm đóng. 15 khu tự do chia làm 208 quận, có hơn 93.500 phòng bỏ thăm.

Trong nước có ba chính đảng to ra tranh cử từ tả sang hữu là: Đảng Cộng sản, Đảng Quốc gia và Đảng Hồi giáo. Ngoài ra, còn nhiều đảng nhỏ. Theo báo Mỹ thì có đến 172 đảng, vì có những chính khách chỉ một mình cũng tự xưng là một đảng.

Công đoàn và Nông hội Nam Dương rất đoàn kết và tiến bộ, họ có ảnh hưởng to trong cuộc tổng tuyển cử này.

Mong rằng anh em Nam Dương sẽ bầu cử một Quốc hội xứng đáng với dân tộc to lớn ấy; vì Quốc hội Nam Dương sẽ có ảnh hưởng nhiều đến tình hình châu Á và thế giới.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 579,
ngày 3-10-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.156-157.


BÁO MỸ BÌNH LUẬN TƯỞNG GIỚI THẠCH

Tờ tạp chí tư sản Mỹ Người tiên tới, ngày 8-8-1955 viết như sau:

"Tưởng Giới Thạch là một lão già ngoan cố, có những lão già ngoan cố khác bao vây chung quanh y. Họ sống một cách cực kỳ xa hoa. Nếu như họ có biết chút gì về "dân chủ" thì cũng chưa bao giờ họ tỏ ra "dân chủ" là thế' nào. Họ là một lũ quân phiệt quá thời. Nên không có Mỹ nâng đỡ đến cùng, thì họ Tưởng và cả chế' độ của họ Tưởng đã tan nát lâu rồi. Thế' mà Mỹ thừa nhận chúng là một chính phủ cộng hòa... Trái lại, 600 triệu nhân dân Trung Quốc, thì Chính phủ Mỹ không thừa nhận!... Không thừa nhận sự tồn tại của một dân tộc 600 triệu người, là trái ngược với thực tế, là một chính sách không thông minh...".

Là một cơ quan ngôn luận của nhóm tư bản thương nghiệp Mỹ, tạp chí Người tiên tới chỉ chú trọng việc buôn bán, và nói thật rằng họ không ưa chế' độ xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc. Chính vì thế' mà lời tạp chí ấy phê bình Tưởng Giới Thạch càng thiết thực và công bằng.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 580, ngày 4-10-1955, tr.2.

"3 ĐỊNH VÀ 4 VUI LÒNG"

Ở Trung Quốc, công nghiệp ngày càng phát triển, thành phố ngày càng to thêm. Đảm bảo cung cấp lương thực cho hàng chục triệu nhân dân thành phố, lại giữ giá lương thực cho ổn định, không phải là một việc dê. Nhưng Trung Quốc đã làm được, bằng chính sách "3 định":

Chính phủ điều tra và định rõ sản lượng của môi nông hộ. Ai có lương thực thừa, thì Chính phủ định rõ mua bao nhiêu. Điều tra rõ hộ khẩu, nắm vững số người và hạng người tiêu thụ, rồi Chính phủ định số gạo bán cho môi người, môi gia đình, ví dụ: Người lao động thật nặng nhọc, môi tháng được mua 20 kg gạo và 10 kg mỳ, trẻ em môi tháng 8 kg gạo, v.v..

Nhân dân giúp Chính phủ làm nhanh, làm tốt "3 định". Khi Chính phủ thi hành chính sách ấy, nông dân rất thỏa mãn và càng yên tâm tăng gia sản xuất, cho nên có "4 vui lòng":

-      Sản xuất nhiều thêm, Chính phủ cũng không mua thêm - vì vậy những nông hộ có lương thực thừa, vui lòng.

-      Ai không có lương thực thừa, thì Chính phủ không mua - vì vậy những nông hộ chỉ đủ ăn, vui lòng.

-      Ai thiếu lương thực, thì Chính phủ bán cho - vì vậy những nhà thiếu lương thực, vui lòng.

-        Nhờ chính sách đúng đắn, nhân dân hiểu thấu, việc Chính phủ mua và bán lương thực tiến hành thuận lợi - vì vậy cán bộ, vui lòng.

Chính sách ấy, vừa tiết kiệm được nhiều lương thực (so với tháng 5, thì trong tháng 7 thành phố Thượng Hải (8 triệu người) tiết kiệm được một số lương thực đủ cho 2 triệu người ăn 1 tháng), vừa củng cố thêm liên minh của công nông.

Đó là một kinh nghiệm quý báu mà chúng ta nên học theo.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 581, ngày 5-10-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.158-159.


TRẮNG VÀ ĐEN

18-9 là ngày kỷ niệm đạo luật "dân quyền” của Mỹ, ban bố sau khi Mỹ thoát khỏi ách thực dân Anh. Đạo luật ây nói: "Trời sinh ra người ai cũng có quyền tự do, bình đẳng”.

Nhân dịp ấy, viên thư ký "hội giúp người Mỹ da đen tiến bộ” nói:

"Người Mỹ da đen có được tự do, bình đẳng không? Chẳng cần nhắc lại những việc cũ chỉ xem những việc mới đây cũng đủ rõ:

-      Năm ngoái, tòa án tối cao Mỹ đã ban bố đạo luật "cho người Mỹ da đen học chung trường với người Mỹ da trắng. Năm nay, nhiều người Mỹ da đen ký tên yêu cầu thi hành đạo luật ây. Kết quả là họ bị người Mỹ da trắng hăm dọa, bị mâ't việc làm, bị tẩy chay, bị chủ thuê nhà đuổi đi không cho ở nữa...

-      Tỉnh Mixixipi có hơn 500 nghìn người Mỹ da đen đến tuổi cử tri, nhưng chỉ có 22 nghìn người được phép bỏ phiếu.

Những cử tri Mỹ da đen tỏ vẻ hoạt động, thì thường bị người Mỹ da trắng giết hại. Như 7-5 năm nay, linh mục Li (Lee) đã bị ám sát. 1-8 vừa rồi, ông Smith bị bắn chết giữa ban ngày.

-      28-8, em bé da đen Tin bị 2 người Mỹ da trắng giết chết, 2 tên thủ phạm ây đã được tòa án của người Mỹ da trắng tha bổng; còn 2 người Mỹ da đen làm chứng, thì bị mất tích.”.

- Vậy có thơ rằng:

Dân quyền ơi hỡi dân quyền,

Mỹ trắng được hưởng, Mỹ đen thì đừng hòng!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 582, ngày 6-10-1955, tr.2.


“CÓ CÔ THÌ CHỢ CŨNG ĐÔNG...”

Angiêri là một nước Arập ở Bắc Phi, có 9 triệu dân, cách nước Pháp một cái biển rộng 660 cây số, bị Pháp chiếm từ năm 1839.

Nhân dân Angiêri nổi dậy đấu tranh đòi tự do, độc lập. Thực dân Pháp phái hơn 12 vạn binh sĩ sang đàn áp, càn quét, khủng bố rất dã man. Chúng hành động ở Angiêri ngày nay giống hệt như chúng đã hành động ở nước ta trong thời kỳ kháng chiến.

Trong cuộc Đại hội Liên hợp quốc vừa rồi, đại biểu các nước Á - Phi đề nghị đại hội phải xét vấn đề Angiêri. Mỹ, Anh và các nước tư bản khác phản đối. Ngoài các nước Á - Phi, thì Liên Xô và vài nước khác tán thành. Đề nghị ấy được đại đa số thông qua.

Vì vậy, đoàn đại biểu Pháp vùng vằng bỏ đại hội ra về.

Pháp về thì về, đại hội họp cứ họp, nhân dân Angiêri đấu tranh cứ hăng như thường. Như câu ca dao của ta:

“Có cô thì chợ cũng đông,

Cô đi lấy chồng, chợ vẫn cứ vui”.

Việc này có mây ý nghĩa quan trọng: Cuộc kháng chiến của Angiêri là chính nghĩa cho nên được nhiều dân tộc ủng hộ. Nhờ đoàn kết mà các nước Á - Phi thành đa số; đó lại là một ảnh hưởng thắng lợi của hội nghị Băngđung. Khi bỏ phiếu, 2 nước có chân trong khối Bắc Đại Tây Dương cũng bỏ phiếu thuận; thế' là nội bộ khối ấy lục đục. Đó lại là một thất bại mới cho phe đế' quốc do Mỹ cầm đầu.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 583, ngày 7-10-1955, tr.2.


BÃO LỤT

Tháng trước, ở Mỹ 6 tỉnh bị bão lụt to, thiệt hại hơn 1.500 triệu đôla và hàng trăm người chết.

Ở Ấn Độ và Đại Hồi bão lụt to, 45 triệu người bị nạn.

20-9, hơn 3 phần 4 thành phố Tampicô (nước Mếchxích) bị nước ngập, 90% nhà cửa bị hư hỏng. Nhà máy, trường học, đường sá... bị hỏng rất nhiều.

Cuối tháng 9, ở Nhật cũng bão, lụt to. Một hòn đảo gần Thần Hộ (Thủ đô Nhật) bị quét sạch trơn, không còn gì. Thành phố Hirôsima bị thiệt hại nặng.

3-10, lại có tin: "Một trận bão to đã tàn phá hầu hết các thành phố Nhật”.

Các cụ phụ lão nói rằng: Trận bão ở đồng bằng Bắc Bộ hôm 26-9 là to nhất trong khoảng 50 năm nay. Luồng bão đi vào Kiến An, Hải Phòng, Hà Nội; và một phần các tỉnh Hồng Quảng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Đông, Bắc Ninh, Hải Ninh.

Trong việc chống bão, bộ đội, công an, công nhân, thanh niên và cán bộ ta đã tỏ ra rất tận tuỵ và dũng cảm. Không quản mưa to, gió lớn và nguy hiểm khác, anh em đã xung phong suốt ngày đêm, giúp đỡ nhân dân, bảo vệ kho tàng, giữ gìn trật tự. Nhiều nơi bộ đội đã nhịn đói, chịu rét để nhường cơm, nhường áo và chô nằm, nhà ở cho đồng bào bị nạn. Có nơi các chiến sĩ đã khoác tay nhau, nước lút ngực, làm thành "cầu bằng người" để đưa đồng bào đến chô an toàn.

Gặp cơn biến cố, càng thấy rõ tinh thần đoàn kết và chí khí phấn đấu của nhân dân ta. Từ nay, các địa phương phải phát triển tinh thần và chí khí ấy; phải tổ chức giúp đỡ lân nhau; phải vượt mọi khó khăn, ra sức sản xuất, hàn gắn những thiệt hại do trận bão gây ra.

Chính phủ sẽ ra sức giúp đỡ. Nhưng đồng bào các địa phương phải tự lực cánh sinh là chính, tuyệt đối không ỷ lại. Chúng ta đã kinh qua thử thách nhiều phen, chúng ta đều thắng lợi; thì phen này chúng ta nhất định cũng thắng lợi.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 584,

ngày 8-10-1955, tr.2.


MỘT XƯỞNG MÁY KHỔNG Lồ

Báo chí tư sản quen thói nói xấu Liên Xô. Nhưng có khi họ cũng buộc lòng phải nói tốt. Vừa rồi, gần 800 người Pháp được phép sang thăm Liên Xô, trong nhóm ấy có đủ các hạng người: tư bản, công nhân, nông dân, trí thức, chính khách, người viết báo... và già trẻ gái trai đều có. Khi trở về Pháp, mọi người thuật lại những điều mắt thấy tai nghe. Một ký giả của tờ báo tư sản "Thế giới" viết về chuyện đi thăm xưởng làm xe hơi ZIS, tóm tắt như sau:

Xưởng này môi năm sản xuất 10 vạn chiếc xe hơi ZIS sang trọng. Xưởng gồm có 50 nhà máy, 4 vạn công nhân. Cứ 15 công nhân thì có 1 kỹ sư. Xưởng có nhà thương, nhà nghỉ, nhà nuôi trẻ, 1 công viên, 1 vườn bách thú, 1 cung văn hóa với 2 thư viện chứa 10 vạn quyển sách. Xưởng có những nhà ở cho công nhân, kiểu nhà trú được 1.000 gia đình; môi gia đình có 2 phòng, 1 bếp và 1 chô tắm. Tiền thuê nhà chỉ bằng 2 đến 5% tiền lương của công nhân. Trong xưởng có 16 phòng ăn, rộng rãi sạch sẽ. Giá môi bữa ăn từ 3 đến 6 rúp.

Không khí trong nhà máy rất hòa mục[21]. Công nhân giúp đỡ lân nhau, 40% công nhân là phụ nữ, họ làm rất thạo những công việc mà ở Pháp chỉ có đàn ông làm. Xưởng có nhà đỡ đẻ; 82% phụ nữ dùng cách đẻ không đau.

Lương bổng có 7 bực. Bực thấp nhất môi tháng 600 đồng rúp. Nhưng chỉ có 1% công nhân lãnh lương bực ấy. Lương trung bình là 1.200 rúp. Bực cao nhất là 5.000 rúp. Với tiền thưởng tăng năng suất, công nhân thường lãnh gấp đôi lương chính. Với phong trào thi đua, 80 công nhân làm vượt mức. Môi năm, công nhân được nghỉ 21 ngày hoặc 1 tháng. Đi nghỉ vân được ăn lương.

Công nhân Liên Xô rất ham xem sách, báo và thích trồng hoa; xung quanh nhà máy đều là hoa và hoa.

Hơn 4.500 nhi đồng, con em của công nhân, có cung văn hóa riêng. Trong đó có thư viện, rạp hát và đủ các thứ âm nhạc, máy móc, cây cối, thú vật... cho trẻ em vừa chơi vừa học. Thấy như vậy, một bà cụ tư sản Pháp (trong nhóm du lịch) đã thật thà nói: "Dù sao, các trẻ ở đây cũng hơn thằng cháu của tôi, suốt ngày nó chỉ xem tiểu thuyết du côn Mỹ".

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 586, ngày 10-10-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.160-161.


KẾ HOẠCH 5 NĂM CỦA TRUNG QUỐC

Từ cuối năm 1949 đến năm 1952 là thời kỳ khôi phục kinh tế. Từ năm 1953 đến năm 1957 là thời kỳ kế' hoạch 5 năm thứ nhất, nhằm đổi mới nông nghiệp lạc hậu thành nước công nghiệp tiền tiến, để tiến dần đến chủ nghĩa xã hội.

Tiền vốn dùng vào kế' hoạch: 7 vạn 6.640 triệu đồng nhân dân tệ (đáng giá 700 triệu lạng vàng).

Trong số vốn ấy, dùng vào công nghiệp 2 vạn 4.850 triệu đồng. Vào nông nghiệp 3.260 triệu đồng.

So với mức sản xuất năm 1952, thì năm 1957, công nghiệp sẽ tăng 98%, nông nghiệp tăng 23%. Kinh tế' quốc doanh, hợp tác xã và công tư hợp danh từ 36 tăng đến 64%. Thương nghiệp quốc doanh sẽ chiếm 80%.

Riêng về nông nghiệp, sẽ vỡ thêm 3.868 vạn mâu. Ruộng có nước tưới thêm 7.200 vạn mâu. Sản xuất lương thực tăng 17%. Bông tăng 25%. Trâu bò tăng 30%. Lợn tăng 54%.

Lương bổng của công nhân và cán bộ sẽ tăng 33%. Sức mua của nông thôn tăng gần gấp đôi.

Do phong trào thi đua, năng suất sản xuất sẽ tăng 64%. Môi 1% năng suất tăng như thế' sẽ trị giá 1 vạn 8.282 vạn đồng. Thế' là kết quả thi đua sẽ thêm hơn 1 vạn 1.700 triệu đồng tiền vốn cho kế hoạch 5 năm. Lại do tiết kiệm mà thành, giá các thứ sẽ giảm từ 22 đến 28%. Tăng gia cộng với tiết kiệm, làm cho mọi thứ đều nhiều và rẻ, thành thử mức sống của nhân dân được cải thiện dần.

Kế' hoạch 5 năm chắc chắn thành công vì:

a)      Cải cách ruộng đất xong rồi.

b)       Mọi người hăng hái thi đua.

c)       Liên Xô ra sức giúp đỡ (giúp xây dựng 156 xí nghiệp chính và giúp kỹ thuật).

Dù phải tiết kiệm từng ly, từng tý để hoàn thành kế' hoạch 2 năm, Trung Quốc đã khảng khái giúp ta 800 triệu đồng nhân dân tệ (tức là hơn 10% tiền vốn của kế' hoạch 5 năm) và giúp ta nhiều chuyên gia, để’ ta khôi phục và xây dựng kinh tế’ của ta. Tinh thần quốc tế’ cao quý mà nhân dân ta luôn luôn ghi nhớ và biết ơn. Đồng thời chúng ta phải cố gắng thi đua với anh em Trung Quốc.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 587,

ngày 11-10-1955, tr.2.


BỌN NGÔ ĐÌNH DIỆM TỘI ÁC TÀY TRỜI

Khắp miền Nam, nhất là ở những vùng kháng chiến cũ, bọn Diệm ra tay khủng bố giết người, cướp của, đốt làng. Vụ thảm sát ở hai thôn Tân Hiệp và Tân Lập là một kiểu mâu tội ác của chúng. Chúng đã giết sạch, cướp sạch, đốt sạch.

Hôm 9-7, bọn Diệm kéo đến thôn Tân Hiệp, bắt giết 22 người đàn ông.

Hôm 14-7, chúng giết 10 trẻ em và 15 phụ nữ trong đó 5 người có thai gần đẻ.

Hôm 16-7, chúng giết nốt 8 người cuối cùng hoặc vì ốm nặng, hoặc vì mới ở cữ không chạy đi được.

Trong thôn có 57 người, chúng giết hết 55 người. Chỉ còn 2 người đi vắng, may trốn thoát.

Các mẹ và các chị phụ nữ bị chúng lột hết quần áo, trói lại, thay nhau hãm hiếp: Rồi chúng dùng lưỡi lê đâm từ ngực xuyên đến lưng. Có người còn bị chúng chặt cụt chân tay, cắt cổ, mổ bụng, moi cắt bào thai!

Những trẻ em mới 7, 8 tháng đến 9, 10 tuổi cũng bị chúng giết một cách cực kỳ thê thảm.

Giết người xong, chúng vào từng nhà cướp sạch của cải, rồi đốt trụi làng.

37 người ở thôn Tân Lập cũng bị chúng giết một cách dã man như vậy.

Cả 2 thôn, 61 người lớn, có những cụ già 60, 70 tuổi và 31 trẻ em bị chúng giết sạch. Chỉ còn 2 người đi vắng may trốn thoát.

Bà con ta nên đưa chuyện này nói cho nhau biết, người này nói với người khác, nhà này nói với nhà khác, để thêm căm thù bọn Diệm, để’ càng thương xót đồng bào miền Nam. Biến căm thù và thương xót thành sức phấn đấu. Môi người chúng ta càng cố gắng, càng hăng hái làm tròn nhiệm vụ, để’ củng cố miền Bắc, chiếu cố miền Nam làm cho nước nhà mau được thống nhất, đồng bào miền Nam mau được giải phóng.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 589, ngày 13-10-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.162-163.


DƯƠNG TIẾN HƯNG
(CHUYỆN TRUNG QUỐC)

Một hôm đầu năm 1950, một cặp vợ chồng lạ mặt, đến làng Thanh Cư (tỉnh Tứ Xuyên) xin ở nhờ. Hôm sau, 2 vợ chồng làm cơm mời bà con trong làng, và tự giới thiệu là Dương Đại Phát, quê ở Thành Đô, nghề bán thuốc lá. Nhưng vì buôn thúng bán mẹt, không có tiền đồ, vợ chồng quyết tâm làm nghề cày ruộng.

Rồi hai người dần dà đi thăm láng giềng để gây cảm tình, hoặc kết nghĩa anh em, hoặc nhận cha mẹ nuôi. Hai vợ chồng thuê ruộng cày. Phát rất cần cù, không quản mưa nắng, suốt ngày cày cuốc, làm cỏ bỏ phân... Kết quả Phát được bầu làm trưởng tổ đổi công. Việc gì khó nhọc nhất, Phát cũng xung phong làm. Trong cuộc cải cách ruộng đất, Phát đấu tranh rất hăng. Được chia quả thực, Phát quyên một nửa cho quỹ nông hội. Mùa thuế nông nghiệp, Phát chọn thứ thóc tốt nhất để nộp, và nộp trước mọi người. Phát làm nhiều nói ít; tính tình hiền lành. Trong làng ai cũng khen Phát tốt.

Nhưng có vài anh em nông dân nghi ngờ và bí mật bảo nhau: "Quái! Phát là người Thành Đô, vì sao không trở về Thành Đô? Vì sao khi mới đến, vợ chồng Phát ăn mặc bảnh thế? Vì sao Phát rất thân mật với những người Quốc dân đảng cũ trong làng?”

Thế rồi họ bí mật để ý đến mọi hành động của Phát. Công an cũng để ý. Những người Quốc dân đảng cũ, nay đã được cải tạo, cũng báo cáo cho công an biết Phát lôi kéo họ thế' nào.

Chứng cớ đã đủ, hôm 17-6, trước Tòa án nhân dân, người "nông dân kiểu mâu" Phát đã thú nhận là Dương Tiến Hưng, một đặc vụ cao cấp của Tưởng Giới Thạch, đã từng giết hại nhiều cán bộ cách mạng, trong đó có Tướng quân Dương Hổ Thành và mấy đồng chí Tỉnh ủy Tứ Xuyên.

Kết luận: Bất kỳ ở đâu, bất kỳ công việc gì, chúng ta phải hết sức cẩn thận và cảnh giác đối với những kẻ "lai lịch bất minh".

C.B.

Báo Nhân Dân, số 590,

ngày 14-10-1955, tr.2.


147 TUỔI MÀ VẪN THANH NIÊN

"Thanh niên cộng sản” là tên của một nông trường tập thể ở Adécbaigiăng (Liên Xô).

Nông trường này do cụ Aivadốp tổ chức trước đây vài mươi năm, khi ông cụ đã hơn 120 tuổ’i. Ông cụ đặt cho nông trường cái tên "Thanh niên cộng sản”, vì ông cụ tự coi mình là thanh niên. Thật vậy, tuy năm nay đã 147 tuổ’i, ông cụ vân rất khỏe và thích làm những việc như chăn cừu, nuôi gà, trồng trọt, làm thợ mộc, thợ rèn...

Cụ Ai có 23 người con, 129 người cháu, chắt và chiu. Con cháu cụ, người thì làm ở nông trường, người thì làm ở xưởng máy, có người ở bộ đội, có người làm giáo viên. Sĩ, nông, công, binh đều có: Thật là:

Một nhà sum họp trúc mai,
Chữ phúc, chữ thọ, không ai sánh bằng.

Cô con gái đầu lòng của cụ năm nay vừa 120 xuân xanh.

Cụ Ai là người nhiều tuổ’i nhất ở Liên Xô, có lẽ cũng là nhất trên thế giới.

Theo chô chúng tôi biết, thì người nhiều tuổi nhất ở nước ta cụ Quận, năm nay 123 tuổi, một cố nông công giáo, quê ở Khu 4. Cụ Quận cũng mạnh khỏe, và ham đan lát, làm vườn, Hồ Chủ tịch và Chính phủ ta đặc biệt kính trọng và giúp đỡ ông cụ.

Con cháu Việt Nam và con cháu Liên Xô kính chúc hai cụ mạnh khỏe và sống lâu!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 593,

ngày 17-10-1955, tr.2.


PARI

Thủ đô nước Pháp là một thành phố cực kỳ sang trọng và xa hoa, đầy rây lầu cao, gác lớn. Nhưng ngay ở giữa Pari có 17 "khu không vệ sinh”. Một phần tư nhà cửa của Pari đã xiêu vẹo vì đã gần 100 năm rồi. Tờ báo tư sản Đời sông Pháp (8-7-1955) cho biết rằng: Pari và ngoại ô có 2 triệu 95 vạn người phải ở rất chật chội, trong đó:

41 vạn 8.000 gia đình, hơn 4 người mà chỉ có 2 gian phòng.

96 vạn 3.000 gia đình, hơn 3 người phải ở chung một phòng. Còn một số đông người phải nằm dưới cầu, xó chợ.

Hiện nay, trên bờ sông Xen (chảy ngang giữa Pari) vừa mọc lên một xóm mới, có 90 cái lều bằng vải, cho 93 gia đình thuê ở. Ngoài những người lớn, có 240 trẻ em.

Chiều tối, những lâu đài sang trọng thì đèn điện sáng choang, khắp trong nhà và ngoài cửa. Còn trong những túp lều kia thì leo lét mấy ngọn nến hoặc cái đèn dầu tây.

Những gia đình ở lều ấy đều là người lao động, làm ăn hẳn hoi. Nhưng họ bơ vơ không cửa không nhà.

- Vì họ đông con nhỏ! Các chủ cho thuê nhà không thích con trẻ. Có những chủ nhà quảng cáo một cách trắng trợn: "Nhà tôi có phòng cho thuê; nhưng ai có con nhỏ và chó thì xin miên hỏi”.

- Vì tiền thuê nhà quá đắt. Một gian phòng môi tháng ít nhất cũng phải 5, 6.000 quan phrăng, lại phải "vi thiềng” 15, 16 vạn quan mới thuê được.

Vì ở ngay trên bờ sông, cho nên đã có mấy trẻ em rơi xuống nước! Ban đêm phải có người và chó canh gác để tránh xảy ra tai nạn. Mùa đông rét đến gần, sắp mưa to tuyết lớn, nước sông sẽ dâng lên. Dân nghèo Pari đang than phiền:

Pari là chốn “thiên đường”,

Mà dân lao động cái giường cũng không!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 594,

ngày 18-10-1955, tr.2.


RA SỨC TRỪ SÂU CẮN LÚA

Hạn, lụt, sâu là ba kẻ địch của nông dân ta.

Để chống hạn, thì ta ra sức đào kênh, xẻ mương, lấy nước vào ruộng.

Để chống lụt, thì ta ra sức đắp đê, giữ đê.

Để chống sâu, thì ta ra sức bắt sâu, trừ sâu.

Hiện nay, vài nơi đã chớm nở sâu cắn lúa. Đồng bào những nơi đó đã mở chiến dịch diệt sâu và đã thu được thành tích tốt, như:

-      Ở Thái Nguyên, xã Tích Lương, trong 5 ngày đã bắt được 8 tạ sâu, cứu được 700 mâu lúa. Mấy xã trong tỉnh đã bắt được 80 tạ sâu, cứu được 1.500 mâu lúa.

-      Ở Bắc Cạn trong 4 ngày, hơn 1.500 người đã bắt được 3 tạ sâu, cứu được lúa xung quanh thị xã.

-      Ở Lạng Sơn, 26.900 người đã tham gia chiến dịch diệt sâu, cứu được 755 mâu lúa, v.v..

Trong chiến dịch diệt sâu, nông dân là chủ lực. Nhưng các đoàn thể và chính quyền phải khéo động viên và khéo tổ chức, như vài nơi đã làm, thì các tầng lớp nhân dân khác (học sinh, bộ đội, công nhân, cán bộ và nhân viên các cơ quan, đồng bào công thương) đều hăng hái tham gia.

Ta mạnh thì địch phải yếu và ta sẽ thắng, địch sẽ thua, đó là lẽ tất nhiên. Ở những nơi có sâu, đồng bào nên kịp thời tổ chức lực lượng diệt sâu và trao đổ’i kinh nghiệm nơi này với nơi khác, thì sẽ thu được thành tích to hơn.

Hạn và lụt là "do Trời làm", mà nhân dân ta còn anh dũng chống lại và thắng Trời. Thì nhân dân ta quyết không lùi bước trước thứ sâu nhỏ mọn và nhất định tiêu diệt cho kỳ được lũ giặc sâu ấy!

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 596,

ngày 20-10-1955, tr.2.

-       Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.165-166.


CHÚNG TA CẦN BIẾT

Được tin mấy tỉnh đồng bằng ta bị bão, Chính phủ Liên Xô và các nước bạn khác liền gửi lời thăm hỏi và hội "Chữ thập đỏ" các nước bạn đã gửi Chính phủ ta một số tiền và gạo để giúp vào việc cứu tế nạn bão. Một lần nữa, các nước bạn ta lại tỏ tinh thần quốc tế' cao cả đối với nhân dân ta. Nhân dân ta rất cảm ơn Chính phủ và nhân dân các nước bạn.

Chúng ta nên biết rằng: Năm nay mưa gió thất thường, nhiều nơi trên thế' giới liên tiếp bị bão lụt lần này rồi lần khác. Thí dụ:

Grênađa (Trung Mỹ) đã bị 10 lần. Lần cuối cùng, dòng sông thay đổi, nước từ màu xanh biến thành màu nâu. Là trận bão lụt to nhất trong 100 năm nay.

Nigata và Kuusu (Nhật) bị bão lớn. Trong lúc bão, Nigata cháy mất 1.100 ngôi nhà, lửa theo luồng gió cháy vùn vụt suốt 8 tiếng đồng hồ. Kuusu thì hơn 56.000 ngôi nhà bị đổ’ nát. Về người và của thiệt hại rất nhiều.

Pengiáp và vùng Đêli (Ấn Độ) lại lụt to. Ngoài sự thiệt hại khác, lại có nạn rắn. Các thứ rắn tìm nơi cao ráo bò đến, làm cho nhân dân hoảng sợ.

Trung tuần tháng 10, nước Đại Hồi[22] bị bão lụt. Hơn 1.200 người bị thiệt mạng, 1 vạn trâu bò bị trôi, 1 triệu nhà cửa đổ nát, 50% mùa màng bị hư hỏng.

Tuy đồng bằng ta cũng bị bão, nhưng khi trông thây nhân dân các nước láng giềng bị tai nạn, thì chúng ta không khỏi chạnh lòng xót thương. Đồng thời, chúng ta chớ nên chủ quan, tưởng mùa lụt đã qua hẳn rồi. Nên nhớ rằng có những năm đến cuối tháng 10, các tỉnh Thanh, Nghệ, Tĩnh vân bị lụt. Những nơi có đê, đồng bào phải tiếp tục chú ý việc giữ đê, phòng lụt. Biết lo xa, thì khỏi bối rối gần.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 597, ngày 21-10-1955, tr.2.

-      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.167-168.

PATHÉT LÀO CÓ ĐỊA VỊ HỢP PHÁP
VÀ CÓ THIỆN Ý RÕ RỆT

Theo Hiệp định Giơnevơ 1954 về vấn đề Lào, các lực lượng Pathét Lào tập kết vào hai tỉnh Phongxalì và Sầmnưa trong khi chờ một giải pháp chính trị để thống nhất nước Lào. Nhưng sau đó, đế' quốc Mỹ và phái thân Mỹ ở Lào đưa ra dư luận Pathét Lào chỉ là một tổ chức do "Việt Minh" tạo ra trước Hội nghị Giơnevơ, không có địa vị hợp pháp, không được quốc tế' thừa nhận. Luận điệu đó nằm trong âm mưu của chúng định gạt Pathét Lào ra ngoài cuộc tổng tuyển cử sắp đến, tiến tới phá hoại việc thi hành Hiệp định Giơnevơ ở Lào. Nhưng những lời xuyên tạc của chúng không lừa bịp được ai.

Ai cũng biết Pathét Lào có lịch sử đấu tranh lâu dài từ năm 1945 đến nay. Sự thật đó được thừa nhận trong Hiệp định Giơnevơ 1954 quy định các lực lượng Pathét Lào quản lý hai tỉnh Phongxalì và Sầmnưa và sau khi tập kết sẽ là một bên chính thức tiến hành hiệp thương với chính quyền nhà vua Lào để giải quyết vấn đề chính trị thống nhất nước Lào. Vì thế, từ tháng 1-1955, đại biểu Pathét Lào đã cùng đại biểu chính quyền nhà vua mở hội nghị hiệp thương ở cánh đồng Chum rồi ở Viên Chăn. Ngày 9-10-1955 vừa qua, Hoàng thân Xuphanuvông, lãnh tụ các lực lượng Pathét Lào, lại dân đầu một đoàn đại biểu đến Rănggun, Thủ đô Diến Điện, hội đàm với ông Kàtày - Thủ tướng của Chính phủ nhà vua. Sau đó, đã cùng ông Kàtày ký hiệp nghị và ra thông cáo chung. Như vậy không những lịch sử đấu tranh của dân tộc Lào trong 9 năm qua đã chứng minh địa vị xứng đáng của Pathét Lào, mà về mặt pháp lý, Hiệp định Giơnevơ cũng đã thừa nhận địa vị đó trên trường quốc tế'.

Bên cạnh việc xuyên tạc địa vị hợp pháp của Pathét Lào để’ âm mưu dùng quân sự tiêu diệt các lực lượng Pathét Lào đóng ở hai tỉnh, đế' quốc Mỹ và tay sai còn gây dư luận vu khống Pathét Lào không thành thật hiệp thương, không tôn trọng Hiệp định Giơnevơ, không muốn hòa bình thống nhất. Nhưng chúng ta ai cũng còn nhớ rằng chính phía quân đội nhà vua từ đầu 1955 đã liên tiếp tấn công các lực lượng Pathét Lào, lấn chiếm dần hai tỉnh Phongxalì, Sầmnưa. Tuy trong Hiệp nghị quân sự 9-3-1955 ký kế't giữa các lực lượng chiến đấu Pathét Lào và quân đội nhà vua Lào, họ đã cam kết đình chỉ các hành động đó, nhưng đến nay, họ vân không tôn trọng các điều cam kết. Ở Hội nghị hiệp thương chính trị, chính quyền nhà vua luôn luôn đưa ra những yêu sách quá đáng, làm cho hội nghị từ tháng 1-1955 đến nay đã bế' tắc đến 6 lần và chưa đi đến thỏa thuận nào. Trong lúc đó, thì phía Pathét Lào ở Hội nghị quân sự, Hội nghị hiệp thương chính trị Viên Chăn cũng như ở cuộc Hội đàm Rănggun đã tỏ rõ thiện ý của mình, sẵn sàng nhân nhượng đến mức có thể’ để’ đi đến đình chỉ hẳn các cuộc xung đột quân sự, tiến tới giải quyết thỏa thuận vấn đề thống nhất hòa bình ở Lào bằng tổng tuyển cử có Pathét Lào tham gia đúng như tinh thần của Hiệp nghị Giơnevơ. Rõ rệt nhất là ngày 17-10-1955 vừa qua, thi hành quyết nghị của cuộc Hội đàm Rănggun, Bộ Tổng tư lệnh các lực lượng Pathét Lào đã ra lệnh cho quân các đơn vị quân đội của mình đình chỉ xung đột quân sự vào ngày 21- 10-1955. Một lần nữa, sự thành thật tôn trọng những điều đã cam kết, nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơnevơ, cũng như thiện ý mưu lợi ích tối cao của dân tộc Lào, mưu hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ của nước Lào đã được các lực lượng Pathét Lào tỏ rõ bằng hành động cụ thể. Sự thật đó đập tan những luận điệu xuyên tạc xảo trá của đế' quốc Mỹ và những phần tử thân Mỹ ở Lào.

L.T.

-    Báo Nhân Dân, số 597, ngày 21-10-1955, tr.4.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.169-171.


BINH LÍNH PHÁP CHỐNG CHIẾN tranh

Vừa thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, thực dân Pháp lại gây ra cuộc chiến tranh xâm lược ở Bắc Phi. Hiện nay, gần 40 vạn binh sĩ Pháp (tức là một nửa tổng số quân đội Pháp) đang đánh nhau ở Angiêri và Marốc. Chẳng những nhân dân Pháp, mà cả binh lính Pháp cũng chán ghét chiến tranh.

Bắt đầu từ ngày 8-10, hơn 600 pháo binh ở Ruăng, phản đối không chịu đi đánh Bắc Phi. Rồi đến những binh lính thanh niên ở các nơi khác, chô thì 300, chô thì 500, cũng biểu tình phản đối đi Bắc Phi. Cuộc biểu tình hôm 14-10, có đến 3.000 binh lính tham gia.

Đáng chú ý là việc 300 lính thanh niên Công giáo kéo đến nhà thờ tụng kinh, rồi đi biểu tình. Và họ đã rải nhiều truyền đơn, đại ý nói: "Chúng tôi luôn luôn sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ’ quốc. Nhưng chiến tranh ở Bắc Phi là phi nghĩa, là giết hại những người Ảrập đấu tranh cho quyền tự do độc lập của họ. Thế’ là trái ngược với lòng bác ái của Đức Chúa. Vì vậy, chúng tôi phản đối...".

Những cuộc biểu tình của binh lính Pháp được học sinh và công nhân Pháp ủng hộ nhiệt liệt.

Nhân dân Việt Nam ta đồng tình với anh em Bắc Phi, đồng tình với binh sĩ Pháp và nhân dân Pháp trong phong trào chống chiến tranh.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 598, ngày 22-10-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.172.


TRÒ HỀ "TRƯNG CẦU DÂN Ý"
CỦA MỸ - DIỆM

Hôm nay ở miền Nam, theo lời quan thầy Mỹ, Ngô Đình Diệm đang bày trò hề "Trưng cầu dân ý".

Trưng cầu dân ý chân chính là: Đưa cách giải quyết một vấn đề nào đó có quan hệ đến vận mệnh của nước nhà, của dân tộc, để hỏi ý kiến chung của toàn dân. Nhân dân hoàn toàn tự do phát biểu ý kiến. Đó là một phương pháp dân chủ.

Trò hề "Trưng cầu dân ý" của Diệm thì trái hẳn.

Nó có dã tâm làm "Quốc trưởng". Nó có âm mưu phá hoại thống nhất, hòa bình. Dã tâm của nó sẽ hại dân hại nước.

Nó cho quân đội, công an, cảnh sát và bọn lâu la của nó dùng mọi cách đe dọa, áp bức, khủng bố, lùng từng nhà, bắt từng người đi bỏ phiếu cho nó.

Đồng bào miền Nam căm tức nó. Nhân sĩ miền Nam (như nhóm ông Trần Văn Hữu, nhóm ông Nguyên Mạnh Hà) phản đối nó ra mặt. Tất cả nhân dân miền Bắc vạch mặt giả dối của nó.

Ai cũng biết "chí sĩ" Ngô Đình Diệm từ đời cha đến đời con, lợi dụng danh nghĩa Công giáo, nịnh hót bọn Pháp thực dân, đàn áp phong trào cách mạng - nhờ vậy mà cả nhà thành đại địa chủ, làm quan to. Vì bị Phạm Quỳnh hất cẳng, mà "thượng" Diệm được tiếng "thanh liêm". Khi Nhật xâm chiếm nước ta, thì Diệm đi theo Nhật. Những năm kháng chiến, đồng bào cả nước cực khổ gian nan, hy sinh chiến đấu thì Diệm thảnh thơi ở Mỹ. Nay thì Diệm làm tay sai Mỹ, phá hoại hòa bình, phá hoại thống nhất nước nhà. Đó là "công lao" của Ngô "chí sĩ".

Quen thói "treo đầu dê, bán thịt chó", hôm nay Diệm dùng đủ kiểu mua chuộc, áp bức, lừa gạt, gian dối. Ngày mai, nó sẽ tuyên bố trắng trợn rằng "nó được đại đa số nhân dân miền Nam tán thành”. Rồi từ "chí sĩ", Diệm sẽ lên ngôi "Tổng thống", từ trò hề "Trưng cầu dân ý" Diệm sẽ tiến đến trò hề "tổng tuyển cử". Rồi tiến đến bán hẳn miền Nam cho Mỹ làm thuộc địa, làm căn cứ quân sự.

Trước kia, ở châu Âu, bọn đầu sỏ phát xít Mútxôlini và Hítle đã đi con đường bẩn thỉu đó và kết cục đã thất bại nhục nhã. Diệm rồi cũng không khỏi thất bại.

Trò hề của Diệm chỉ làm cho đồng bào miền Nam càng biến lòng căm ghét thành chí khí đấu tranh. Trước âm mưu độc ác của Mỹ - Diệm, nhân dân ta từ Bắc đến Nam càng thêm đoàn kết, càng quyết tâm phấn đấu cho hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ trong cả nước.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 599, ngày 23-10-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.173-174.

GỬI CÁC EM HỌC SINH

Nhân dịp ngày mở trường, báo Nhân Dân thân ái chào mừng các em và có mấy lời nhắn nhủ các em:

Biết rằng bố mẹ, thầy giáo, Đảng và Chính phủ đều quan tâm đến mình - chắc các em sẽ vui vẻ và hăng hái học tập.

Giáo dục các em là việc CHUNG của gia đình, trường học và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách; trước hết là phải làm gương mâu cho các em trước mọi việc.

Nước ta mới giải phóng được một năm, chế' độ cũ của thực dân và phong kiến không khỏi còn để lại ít nhiều ảnh hưởng không tốt trong những đầu óc trẻ con. Vậy chúng ta phải dùng tinh thần và đạo đức mới để’ rửa gọt những ảnh hưởng ấy. Đối với các em, việc giáo dục gồm có:

-      Thể dục: Để’ làm cho thân thể’ mạnh khỏe, đồng thời cần giữ gìn vệ sinh riêng và vệ sinh chung.

-      Trí dục: Ôn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới.

-       Mỹ dục: Để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp.

-      Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng của công (5 cái yêu).

Các em cần rèn luyện cái đức tính thành thật và dũng cảm.

Ở trường, thì kính thầy, yêu bạn, đoàn kết và giúp đỡ lân nhau.

Ở nhà, thì yêu kính và giúp đỡ cha mẹ.

Ở xã hội, thì tùy sức mình mà tham gia những việc có ích lợi chung.

Đảng, Chính phủ và nhân dân ta lo cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, tăng cường quốc phòng, củng cố miền Bắc... để thống nhất nước nhà - đều nhằm mục đích xây dựng cho các em một đời sống tươi vui, sung sướng. Gia đình, trường học và xã hội chăm lo giáo dục, đều nhằm mục đích làm cho các em mai sau trở nên những công dân tốt, những cán bộ tốt, những người chủ tốt của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Chúc các em thi đua học tập và tiến bộ, cho xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ!

(Sẵn đây, chúng tôi đề nghị Bộ Giáo dục cùng các thầy giáo và các đại biểu của học sinh xét lại "10 điều ghi nhớ" của tiểu học và "12 điêu ghi nhớ" của trung học, để cho các em học sinh dễ ghi nhớdễ thực hành hơn).

C.B.

-     Báo Nhân Dân, số 600, ngày 24-10-1955, tr.2.

-       Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.175-176.


ANGIÊRI VÀ ADÉCBAIGIĂNG

Thực dân Pháp đang ra sức "đồng hóa" Angiêri. Phê bình chính sách vô lý ấy, giáo sư Êmêrít viết trong tờ báo tư sản Pháp Thế giới (6-10) một bài so sánh hai xứ An. Đại ý như sau:

Thực dân Pháp không "đồng hóa" Angiêri được, vì:

Pháp thống trị Angiêri đã hơn 100 năm, mà 82% người xứ ấy còn mù chữ. Pháp nói rằng muốn lập nhiều trường học cho Angiêri thì phải có 120 nghìn triệu phrăng, vì thiếu tiền cho nên chương trình xây dựng phải dàn ra 85 năm. Nghĩa là 85 năm nữa thanh niên Angiêri mới đủ chô học.

Nhưng hiện nay, để "giữ trật tự" ở Angiêri, môi tháng Pháp phải tiêu 10 nghìn triệu. Thế' là khoản chi phí về quân sự trong 1 năm cũng đủ xây dựng một loạt nhà trường.

Bất bình hơn nữa, là trong số 5.000 học sinh ở trường đại học Angiêri hiện nay, chỉ có 200 học sinh Ảrập.

Số người Angiêri thất nghiệp lên đến 1 triệu. Công nhân nông nghiệp thì lương quá ít, không đủ nuôi mình.

Nếu muốn đồng hóa, thì Pháp phải làm ở Angiêri cũng như ở nước Pháp: Môi làng phải có một trường học, môi xã phải có ủy ban hành chính do nhân dân cử ra, phải có 200 đại biểu Angiêri trong Quốc hội Pháp...

Adécbaigiăng (một xứ dân tộc thiểu số ở Liên Xô) xưa kia cũng lạc hậu. Nhưng sau cách mạng, chỉ trong ba năm, họ có đủ trường, đủ thầy, tất cả trẻ con đều đi học. Trong 25 năm, nạn mù chữ đã thanh toán xong.

Người Adécbaigiăng tự mình quản lý các nông trường và các công xưởng. Các dân tộc ở đó đoàn kết như anh em một nhà. Người ta tự do đi lại rất an toàn, không phải đeo súng... Đó là chính sách "một nước gồm nhiều dân tộc", chứ không phải chính sách "đồng hóa".

Sự so sánh của giáo sư Êmêrít rất đúng. Nhưng ông quên một điều: Ở Liên Xô là chế' độ xã hội chủ nghĩa, mà ở Pháp là chế' độ tư bản chủ nghĩa. Chế' độ khác nhau, thì chính sách dân tộc khác nhau, kết quả cũng khác nhau.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 601, ngày 25-10-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.177-178.


NHỮNG LỜI NÓI PHẢI

Hồi đầu tháng 10, diên thuyết trước nhân dân thành phố Lilơ (Pháp), giám mục Sapuli có nói những lời sau đây:

-      Trong cuộc tranh chấp gay gắt giữa các dân tộc, nhà thờ công giáo phải là người hòa giải và đoàn kết mọi người... Những người công giáo không thể tán thành chính sách khủng bố, càn quét, giết hại cả làng. Bất kỳ đối với ai, tín đồ của Đức Chúa không được trả thù, khát máu.

-      Bổn phận của người công giáo là gây quan hệ giữa các nhóm đối địch, tạo nên không khí hiểu biết và tôn trọng lân nhau, trao đổ’i ý kiến và văn hóa, để’ đi đến xây dựng một gia đình chung sống, trong đó ai cũng giữ được bản chất của mình, đồng thời không xa lạ với người khác.

Đúng đắn thay lời nói của đức giám mục Sapuli! Lời nói đầy ý nghĩa chung sống hòa bình.

Ngô Đình Diệm tự xưng là công giáo, nhưng nó đang ra tay khủng bố, đàn áp, giết hại đồng bào miền Nam. Vì vậy, Diệm là tay sai của Xatăng, chứ nào phải tín đồ của Đức Chúa.

Báo Nhân Dân, số 602, ngày 26-10-1955, tr.2.


THỂ THAO, THỂ DỤC

Dưới chế độ tư bản và phong kiến, thể thao và thể dục cũng là một thứ tiêu khiển dành riêng cho những kẻ "phong lưu”. Dưới chế' độ dân chủ, thể thao và thể dục phải thành hoạt động chung của quần chúng, nhằm mục đích làm tăng sức khỏe của nhân dân. Nhân dân có sức khỏe, thì mọi công việc đều làm được tốt. Đồng thời, mọi người công dân đều biết bơi, biết chạy, biết bắn súng, biết cưỡi ngựa... thì sẽ rất có ích cho việc củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

Ớ Liên Xô, hầu hết tất cả mọi người, bất kỳ gái, trai, già, trẻ, đều tham gia thể thao, thể dục. Và trong các cuộc thi về thể thao, thể dục trên thế' giới, trong 28 giải nhấ't, người Liên Xô đã giành được 17, như vừa rồi:

Anh Vôrôbiép đã giành giải nhất nâng quả tạ nặng 145 kilô.

Anh Vêđiacốp đi bộ 30 cây số chỉ mất 2 giờ 20 phút 40 giây.

Anh Kút chạy 5 cây số trong 13 phút 46 giây.

Phụ nữ đấu gươm, Liên Xô cũng được giải nhất.

Xưa nay, người Anh đá bóng giải nhất thế giới. Nhưng trong một cuộc đá bóng vừa rồi, người Liên Xô đã thắng người Anh. Thể thao, thể dục cũng như mọi việc khác, chế' độ xã hội chủ nghĩa vân hơn chế' độ tư bản và phong kiến.

Báo Nhân Dân, số 603, ngày 27-10-1955, tr.2.


LẤY THÚNG ÚP VOI

Trong tuồng hát bội, sau khi bôi mày vẽ mặt, đội mũ mang đai xong, thì anh kép ra tự giới thiệu: "Như ta đây là iêng hùng cái thế, trí dũng tuyệt vời, trăm họ suy tôn, thiên hạ khâm phục, mô biểu tự Diêm Đình Ngộ đại vương thị dã".

Trò hề "Trưng cầu dân ý" của Diệm cũng như vậy.

Với sự xúi giục và hướng dân của đế' quốc Mỹ, Diệm dùng đủ cách mua chuộc, lừa bịp, khủng bố để bày ra trò hề "Trưng cầu dân ý". Nó tự xưng là "chí sĩ", là "cứu tinh". Nó tự phong là "Quốc trưởng", là "Tổng thống". Nó tự bảo:

"Dù ai chửi rủa mặc ai,

"Tổng thông" độc tài, ta cứ làm chơi".

Chửi rủa, nhưng thiên hạ cũng phải phục cái tài trơ trẽn của Diệm. Nó đã "tranh cử" với một kẻ vắng mặt và tranh cử cho một mình nó. Đó là một điều xưa nay thế' giới chưa từng thấy.

Và ai cũng phải chịu cái tài gian lận của Diệm. Thí dụ: Sài Gòn - Chợ Lớn có 10 vạn cử tri. Trừ đi 2.640 phiếu không hợp thức, thì còn 307.350 phiếu. Thế' mà Diệm đã được 605.025 phiếu! Một trẻ em mới biết làm tính cũng thấy rằng Diệm đã gian lận 297.665 phiếu.

Diệm hòng lấy thúng úp voi,

Nhưng voi sẽ đạp Diệm lòi ruột ra.

Ăn quen bén mùi, Diệm đang âm mưu tiếp tục bày trò hề "Hiến pháp" giả hiệu, "tuyển cử" giả hiệu để hòng phá hoại thống nhất, phá hoại hòa bình. Đồng bào toàn quốc phải hế't sức cảnh giác!

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 604, ngày 28-10-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.179-180.


LIÊN XÔ, CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY,
AI KÉO NHIỀU BẠN, AI GÂY NHIỀU THÙ?

6 tháng vừa qua, ngoại giao Liên Xô đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang:

-      Đã làm cho đại bộ phận dư luận thế giới tiếp nhận chính sách hòa bình của mình.

-      Đã hòa hiệp với Nam Tư, do đó mà làm tan rã liên minh giữa 3 nước Nam Tư, Thổ và Hy Lạp. Liên minh ấy, các nước đế' quốc đã hao tiền tốn của lập ra để chống Liên Xô.

-       Đã bắt đầu tách Tây Đức khỏi khối Bắc Đại Tây Dương.

-      Đã biến đổi tình hình Trung Đông, do việc Tiệp Khắc bán vũ khí cho Ai Cập; nhiều nước Arập đã trở nên trung lập.

Còn các nước phương Tây thì:

-      Pháp đang biến Bắc Phi thành một Đông Dương mới. Để’ giữ những trường bay quân sự ở Bắc Phi, Mỹ phải bênh vực chính sách thực dân của Pháp.

-      Anh vì tranh giành đảo Síp, xung đột với nước Hy Lạp. Thế là làm lợi cho ngoại giao Liên Xô.

-      Mỹ khư khư không để’ Trung Quốc vào hội Liên hợp quốc, vì vậy dư luận thế giới không lợi cho Mỹ.

Mượn cớ vì sợ cộng sản uy hiếp, các nước phương Tây lập khối đồng minh. Nay uy hiếp ấy không còn nữa thì khối ấy sẽ tan vỡ.

Nhân dân phương Đông thì hỏi: Nguy hiểm chiến tranh không có nữa, thì sao các nước phương Tây lập căn cứ quân sự trên đất nước họ?

Nói tóm lại: 6 tháng vừa qua, Liên Xô đã kéo được nhiều bạn. Các nước phương Tây đã gây ra nhiều thù. Liên Xô đã giúp những nước như Phần Lan và nước Áo giành được độc lập; mà Mỹ, Anh, Pháp thì muốn chỉ để’ cho họ cái quyền tự quyết. Vì vậy dư luận thế' giới bắt đầu phản đối các nước phương Tây...".

Ai đã thốt ra những câu đó? Thưa: Tờ báo Tin hàng ngày, cơ quan của nhóm tư bản Anh, ngày 19-10-1955.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 605,

ngày 29-10-1955, tr.2.


AI PHÁ ĐẠO?

Hôm 15-10, một vị linh mục người Mỹ da đen được phái đến nhà thờ Thánh Xêxin ở châu Niêu Oóclêăng (Mỹ). Người Mỹ da trắng ở đó mắng nhiếc và xua đuổi linh mục ấy, không cho làm lê. Đức giám mục Rumen đã phải than phiền, và ra lệnh cho nhà thờ Thánh Xêxin đình chỉ cúng lê cho đến ngày có linh mục khác.

Ở Sumơtơn, châu Carôlin (Mỹ), người Mỹ da trắng không cho công giáo da đen cúng lê chung trong nhà thờ của họ. Công giáo Mỹ da đen phải lập nhà thờ riêng của mình.

Hồi đầu tháng 10, linh mục Đơlen (da đen) cổ’ động con chiên đòi thực hành đạo luật "cho phép trẻ con Mỹ da đen được học chung trường với trẻ con Mỹ da trắng”. Hôm sau, nhà thờ ấy đã bị bọn phản động Mỹ da trắng đốt ra tro.

Theo lời dạy bác ái của Đức Chúa, một chính khách nổi tiếng ở tỉnh Giôoócgi tên là Linhđơ tán thành có những trường riêng và những trường chung cho học sinh da đen và da trắng. Nhưng y lại đề nghị: "Những trẻ da trắng nào bằng lòng học chung trường với trẻ da đen, cần được khám và chữa bệnh thần kinh, vì bằng lòng học chung như thế là một triệu chứng những em da trắng ấy đã mắc bệnh điên!”.

Mắng nhiếc linh mục, đốt phá nhà thờ, làm trái lời Chúa, phải chăng đó là chứng cớ người Mỹ đã phá đạo?

C.B.

Báo Nhân Dân, số 607, ngày 31-10-1955, tr.2.


MỸ THÚ NHẬN...

Các báo chí tư sản, nhất là báo chí tư sản Mỹ, thường bịa đặt nói xấu Liên Xô (và các nước dân chủ mới). Nhưng có khi che giấu không được, hoặc nói dối thì không lợi cho chế độ tư bản, chúng buộc lòng phải nói thật. Thí dụ bức vẽ này của tờ báo tư sản Mỹ Diễn đàn Nữu Ước số ra ngày 7-10-1955.

Vạch trên có búa liềm, tượng trưng cho Liên Xô, và chú thích:

-      Từ năm 1950 đến năm 1960, Liên Xô đào tạo được 120 vạn cán bộ khoa học và kỹ thuật.

Vạch dưới có hình "Chú Xam”, tượng trưng cho Mỹ, và chú thích:

-      Cũng trong 10 năm ấy, Mỹ chỉ đào tạo được 90 vạn cán bộ khoa học và kỹ thuật. 5 chữ Anh bên dưới nghĩa là "Nhìn thẳng vào sự thật”.

Do bức vẽ này, Mỹ đã thú nhận rằng: về mặt khoa học và kỹ thuật, Mỹ cũng thua kém Liên Xô.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 608,

ngày 1-11-1955, tr.2.

DIỆM NÓI KHOÁC

Khi trước làm quan với thực dân Pháp, ngày nay làm tôi cho đế quốc Mỹ, Ngô Đình Diệm bao giờ cũng làm những việc hại nước hại dân. Tham vọng của nó là độc tài, chuyên chế. Nhưng để hòng lừa bịp nhân dân, mồm nó luôn luôn nói những danh từ tốt đẹp như "độc lập, tự do, thống nhất, dân chủ”. Hôm vừa rồi, trả lời một nhà báo Mỹ, Diệm nói:

"Tổng tuyển cử là biện pháp hòa bình để thống nhất nước nhà. Nhưng chỉ có thể tổng tuyển cử khi có tự do dân chủ thực sự. Trong tình hình hiện tại, tổng tuyển cử chỉ để cho Việt cộng lợi dụng để gây ảnh hưởng ở miền Nam”.

Diệm không dám trắng trợn từ chối tổng tuyển cử, vì tổng tuyển cử là mong muốn của toàn dân từ Bắc đến Nam.

Diệm cũng không dám nói thế nào là "tự do dân chủ thực sự” vì những việc nó làm đều trái ngược với dân chủ, tự do.

Diệm đã khua mồm nói rằng 99% nhân dân miền Nam ủng hộ nó (như trong trò hề "trưng cầu dân ý” vừa rồi), thì vì sao nó còn sợ ai gây ảnh hưởng?

Hôm 27-9, Diệm tuyên bố: "Nếu chúng tôi ra Bắc, thì ít nhất cũng có một nửa nhân dân miền Bắc sẵn sàng hoan nghênh chúng tôi”.

Nếu 99% nhân dân miền Nam và 50% nhân dân miền Bắc ủng hộ Diệm (như nó đã nói), thì vì sao nó không dám tán thành tổng tuyển cử?

“Vàng thật, đâu sợ lửa thôi”

Quen mồm láo toét, Diệm ơi ngậm mồm!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 609,

ngày 2-11-1955, tr.2.


ĐƯỢC MÙA

Ta có câu tục ngữ "Có thực, mới vực được đạo". Trung Quốc có câu "Dân lấy ăn làm trời". Hai câu ấy rất đúng. Vì vậy, giải quyết vấn đề lương thực là một việc quan trọng bực nhất cho chính quyền và nhân dân. Được mùa thì giải quyết dê hơn.

Do nhân dân thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, lại được mưa gió thuận hòa, năm nay, Liên Xô, Trung Quốc và các nước bạn khác đều được mùa.

-     Liên Xô - Ở Ucơraina, Côcadơ, vùng sông Vônga... mỗi mâu tây thu hoạch 20 đến 22 tạ thóc. Những nông trường ở Mônđavi thu hoạch gấp 2 mức đã định. Châu Xtalingrát thu hoạch gấp 3 năm ngoái...

-     Trung Quốc - Các tỉnh An Huy, Sơn Đông, Hà Nam, Chiết Giang, Tân Cương v.v., đều được mùa. Như tỉnh An Huy đã thu hoạch 508 vạn tấn lương thực, quá mức đã định 23 phần 100 và so với năm 1952 thì hơn 45 vạn tấn. Tỉnh Hà Nam là nơi nhiều sông, những ruộng ven sông Hoàng Hà, thu hoạch gấp 2, có chỗ gấp 3.

-     Ba Lan - Theo báo cáo của Bộ Nông lâm (18-9), mỗi mâu thu hoạch hơn năm ngoái 100 kilô.

-     Tiệp Khắc - Được mùa nhất trong 10 năm qua. Mỗi mâu tây được 3 tấn thóc. Ở các nông trường quốc doanh và hợp tác xã nông nghiệp, mỗi mâu được 4 tấn, có nơi 5 tấn.

Các nước bạn Hunggari, Rumani, Anbani cũng đều được mùa. Ở Rumani, có nơi mỗi mẫu thu hoạch được gần 6 tấn thóc.

Vì được mùa, số lương thực dự trữ của Nhà nước cũng được tăng nhiều. Thí dụ ở Liên Xô chỉ tính bốn nước Cộng hòa và 18 châu, số ấy đã vượt mức hơn 330 vạn tấn.

Theo báo cáo các địa phương thì miền Bắc nước ta (trừ mây nơi bị bão nặng) cũng có hy vọng được mùa. Nhưng chúng ta chớ chủ quan.

Bao giờ thóc đã vào kho,
Mới là chắc chắn ấm no, được mùa.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 610, ngày 3-11-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.187-188.


GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ

Cải cách ruộng đất là một phong trào đấu tranh giai cấp ở nông thôn. Cải cách ruộng đất thành công thì nông dân lao động được giải phóng khỏi ách phong kiến, địa chủ. Đồng thời, phụ nữ cũng được giải phóng và nam nữ bình quyền được thực hiện.

Trong phong trào giảm tô và cải cách ruộng đất, chị em phụ nữ nông dân đấu tranh rất hăng, và đã thu được kết quả rất tốt. Sau đây là một thí dụ vẻ vang:

Ở xã Đạo Đức (Vĩnh Phúc), trước đây phụ nữ rất ít tham gia hoạt động chính trị. Nhưng trong cuộc cải cách ruộng đất, chị em được giác ngộ thì rất hăng hái tham gia. Lại nhờ tham gia đấu tranh mà chị em mau tiến bộ. Nhiều chị em đã trở nên cốt cán. Hiện nay, trong nông hội xã có 662 phụ nữ (tức là non một nửa tổng số hội viên). Trong 25 cán bộ phụ trách xã, 13 người là phụ nữ:

1      xã đội phó,

2      chấp hành chi bộ Đảng,

2 cán bộ công an.

2      chấp hành thanh niên.

3      ủy viên hành chính xã,

3 chấp hành nông hội.

Một điều nữa đáng chú ý, là nữ thanh niên được cử ra gánh vác những nhiệm vụ quan trọng như: chị Nguyên Thị Thôn, bần nông, 23 tuổi, được cử làm Bí thư chi bộ và kiêm chức chủ tịch ủy ban hành chính xã. Chị Nguyên Thị Mơ, bần nông, 19 tuổ’i, được cử làm Trưởng ban công an xã.

Hoan hô phụ nữ - nông dân lao động!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 611,

ngày 4-11-1955, tr.2.


KỶ NIỆM LẦN THỨ 38
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI

Ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười là một ngày vui mừng chung của giai cấp vô sản thế giới và của nhân dân Việt Nam ta. Riêng về nhân dân ta thì:

-     Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã soi đường cho Cách mạng Tháng Tám của ta thắng lợi. Giải phóng 1 phần 6 quả đấ't, Cách mạng Nga đã làm cho bọn đế' quốc yếu đi nhiều, đã khuyến khích các dân tộc nhược tiểu nổi dậy chống đế' quốc và phong kiến, giành lấy độc lập, tự do.

-     Cách mạng Nga đã làm cho nhân dân ta thấy rõ: Chủ nghĩa Mác - Lênin nhất định thắng lợi. Toàn dân đoàn kết và quyết tâm, vượt mọi khó khăn, kiên nhân phấn đấu, thì nhất định thắng lợi.

-     Liên Xô và Trung Quốc là hai nước lớn đầu tiên đã công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong lúc nhân dân ta đang kháng chiến cực kỳ gay go, gian khổ. Sự công nhận ấy đã làm cho quân và dân ta càng thêm hăng hái, thêm kiên quyết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng, đã đưa nhân dân ta vào đại gia đình xã hội chủ nghĩa và dân chủ mới, với 900 triệu anh em nhất trí, đồng tâm.

-        Liên Xô và Trung Quốc, ở Hội nghị Giơnevơ, đã ra sức làm cho hòa bình trở lại Đông Dương, ngăn cản âm mưu đế quốc Mỹ mở rộng và kéo dài chiến tranh, bắt buộc thực dân Pháp phải thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và lãnh thổ toàn vẹn của Việt Nam ta và của hai nước Miên, Lào.

-     Hòa bình trở lại, Liên Xô đã giúp nhân dân ta, trong 2 năm, 400 triệu đồng rúp (tính theo giá hàng quốc tế' là 580 nghìn triệu đồng tiền ta, chứ không phải 300 nghìn triệu), và giúp ta chuyên gia kỹ thuật. Với sự giúp đỡ vô tư ấy, cộng với sự giúp đỡ của Trung Quốc và các nước bạn khác, chúng ta khôi phục và phát triển kinh tế' và văn hóa của nước ta, nâng cao dần dần đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta.

-    Liên Xô là thành trì vững chắc và ngày càng vững chắc của cách mạng, của hòa bình thế' giới. Môi thắng lợi của Liên Xô trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản cũng là một thắng lợi của giai cấp lao động thế giới, một thắng lợi của nhân dân ta.

-     Trong những khẩu hiệu kỷ niệm cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân Liên Xô không quên gửi lời thân ái:

"Chúc mừng anh em nhân dân anh hùng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang đấu tranh để khôi phục kinh tế quốc dân, củng cố hòa bình và thực hiện thống nhất nước Việt Nam theo nguyên tắc dân chủ!”.

Hôm nay, với một mối tình nồng nàn thắm thiết, nhân dân ta cùng với anh em Liên Xô, cùng với giai cấp công nhân và nhân dân yêu chuộng hòa bình toàn thế giới nhiệt liệt hoan hô:

Liên Xô vĩ đại, thành trì vững mạnh của hòa bình thế giới, muôn năm!.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 614, ngày 7-11-1955, tr.2.

HOAN NGHÊNH HỘI NGHỊ CÁN BỘ
QUẢN LÝ XÍ NGHIỆP

Lần này là lần đầu tiên hơn 150 cán bộ các xí nghiệp khai hội, dưới sự hướng dân của Bộ Công nghiệp, để nghiên cứu cách quản lý xí nghiệp cho tốt. Đó là một việc rất có ích, rất hợp thời.

Nói chung, việc quản lý xí nghiệp trong thời kỳ vừa qua, cán bộ ta đã cố gắng và đã thu được thành tích khá nhiều, nhưng kiểm điểm lại thì khuyết điểm cũng không ít.

Cán bộ quản lý cần nhận thật rõ rằng: Công nghiệp và nông nghiệp là như hai chân của nền kinh tế' nước nhà. Chân phải thật vững thật khoẻ, thì kinh tế' mới tiến bộ thuận lợi và nhanh chóng.

Đảng và Chính phủ ta có chính sách và đường lối đúng đắn. Công nhân ta rất hăng hái cần cù. Các nước bạn ra sức giúp đỡ ta về mọi mặt. Thế' là ta có đủ điều kiện để khôi phục và phát triển kinh tế công nghiệp (và nông nghiệp).

Đảng và Chính phủ tin cậy cán bộ, giao cho cán bộ nhiệm vụ chủ chốt, nhiệm vụ quản lý. Đó là một nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang. Cán bộ ta phải luôn luôn cố gắng làm trọn nhiệm vụ, mới xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, của Chính phủ và của nhân dân. Muốn như vậy thì cán bộ ta phải cố gắng quản lý thật tốt các xí nghiệp, phải bảo đảm kinh doanh có lãi cho nước nhà. Để đạt mục đích ấy - mà mục đích ấy nhất định phải đạt cho kỳ được - thì cán bộ quản lý:

-       Phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính.

-      Phải thật sự chống bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí. Phải nâng cao cảnh giác, bảo vệ xí nghiệp.

-      Phải khéo đoàn kết và lãnh đạo công nhân; mọi việc đều dựa vào lòng nồng nàn yêu nước và năng lực sáng tạo dồi dào của công nhân; dùng phương pháp dân chủ mà đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất và tiết kiệm.

-      Phải thật sự săn sóc đến đời sống tinh thần và vật chất của công nhân.

-       Phải cố gắng nghiên cứu và học tập để tiến bộ.

Trong Hội nghị này, các đại biểu nên thật thà tự phê bình và phê bình, cùng nhau trao đổi kinh nghiệm. Kinh nghiệm xấu để giúp nhau sửa chữa. Kinh nghiệm tốt để học tập lân nhau. Đồng thời, nên ký giao kèo thiết thực cùng nhau thi đua thực hiện đầy đủ kế'hoạch kinh doanh năm 1956.

Làm được những điều trên đây, tức là Hội nghị thành công tốt đẹp.

Chúc các đại biểu mạnh khỏe và cố gắng.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 616, ngày 9-11-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.191-192.

BẼ MẶT CHƯA?

Ở cuối lục địa Tây Âu, với 9 vạn 2.000 cây số vuông đất đai và độ 6 triệu nhân dân, bé nhỏ như vậy, mà Bồ Đào Nha cũng lên mặt đế quốc ra phết! Hiện nay bọn thực dân Bồ còn chiếm giữ xứ Goa của Ấn Độ và Áo Môn của Trung Quốc.

Trước đây 40 năm, thuyền buôn Bồ Đào Nha mượn cớ gặp gió bão, xin phép Trung Quốc vào cửa biển Áo Môn để phơi những hàng hóa bị ướt. Rồi dần dà thuê đất cất nhà, làm nơi buôn bán. Rồi nhân lúc tình hình Trung Quốc lộn xộn, chiếm Áo Môn làm thuộc địa.

Ngày nay, Áo Môn là một "thiên đường” cho những sòng gá bạc, những nhà gái điếm, những tiệm thuốc phiện, những nhà buôn lậu, những tổ mật thám... Ở trên là Phủ Toàn quyền và trại cảnh sát Bồ.

Vừa rồi, thực dân Bồ định xây một cái bia to lớn và họp một ngày hội long trọng để’ "kỷ niệm 400 năm chiếm cứ Áo Môn”.

Tin tức ấy làm cho nhân dân Trung Quốc nổi giận, đòi lấy lại Áo Môn và đuổi cổ bọn thực dân Bồ đi.

Đầu thì tếu, sau thì hoảng, hôm 29-10, Chính phủ thực dân Bồ buộc phải thủ tiêu "đại hội kỷ niệm” và đồng thời giải tán "Ủy ban nghiên cứu quân sự” mà chúng đã lập ra hồi tháng 6 năm nay.

Bọn thực dân Bồ lúc này vì dại dột mà bị bẽ mặt; nhưng nếu không biết thân mà cút đi sớm, thì chắc có ngày sẽ bị nhân dân Trung Quốc đá đít ra khỏi Áo Môn.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 617, ngày 10-11-1955, tr.2.


CÔNG GIÁO TRUNG QUỐC

Đến thăm Trung Quốc, khi trở về đến Hương Cảng (30-10), 4 vị đại biểu công giáo Anh đã tuyên bố với các nhà báo:

Bất kỳ đến đâu, cũng được gặp gỡ những bạn công giáo Trung Hoa. Ở Trung Quốc cũ, phần nhiều lãnh tụ giáo hội là người ngoại quốc và được đãi ngộ đặc biệt. Nay không có đãi ngộ đặc biệt, nhưng giáo hội Thiên chúa vân có quyền như các tôn giáo khác. Tín ngưỡng hoàn toàn tự do.

Một ký giả nhắc đến việc những người công giáo bị bắt. Các vị đại biểu Anh trả lời: "Họ không phải vì tôn giáo mà bị bắt. Chính phủ Trung Quốc nhận rằng người công giáo cũng như mọi người công dân khác, ai cũng phải tuân theo phép luật Nhà nước. Nếu phạm phép luật hoặc phạm tội phản quốc, thì ai cũng bị phạt. Chính quyền không có thành kiến gì với giáo dân”.

Về tình hình chung, các đại biểu ấy nói: "So với 10 năm trước những người thay đổi đã làm cho mọi người có ấn tượng cực kỳ sâu sắc, nhất là sự thay đổi về tinh thần và thái độ của nhân dân. Về vật chất, Trung Quốc đã tiến bộ nhiều. Song điều làm cho người ta cảm thấy hứng thú nhất - là môi người đều ra sức cầu tiến bộ... Những cảnh bi đát ở Trung Quốc cũ, ngày nay không còn nữa. Người Trung Quốc rất vui vẻ. Giáo cũng như lương, đều có một mục đích chung: làm cho dân giàu, nước mạnh”.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 618, ngày 11-11-1955, tr.2.


“BỨC TƯỜNG BẰNG THỊT” Ở TÂY BAN NHA

Báo hàng tuần tư sản Mỹ Thời báo (24-10) viết:

Một trong những cải cách xã hội của Chính phủ cộng hòa dân chủ (1931 - 1936) là cấm nghề gái đĩ. Tướng Phơrăngcô (phát xít) lên cầm quyền, liền đặt ra luật lệ: con gái đến 23 tuổi thì được làm đĩ. Hiện nay, ở Tây Ban Nha có 1 vạn 3.000 gái đĩ công khai và độ 10 vạn đĩ lậu, phần đông chưa đến 23 tuổ’i. Những quán rượu, tiệm chè sang trọng ở thủ đô đều đầy rây những gái lẳng lơ, đến nỗi hễ chiều tối thì khách đàn ông không dám đưa vợ con họ đến chơi những nơi ấy.

Bệnh tiêm la hoành hành ở Tây Ban Nha. Mỗi năm ở nhà thương có hơn 20 vạn người bệnh. Đó là không kể những người bí mật tự chữa lấy, hoặc không chữa gì hết. Báo Ariba đã viết: "Để giữ gìn đạo đức của giai cấp mình, những người giàu có đã khuyến khích nghề làm đĩ”. Linh mục Lanô nói một cách mỉa mai: "Để bảo vệ sự trong sạch của vợ con mình, những người thượng lưu đã dùng một bức tường kỳ quái, bức tường xây dựng bằng linh hồn và xác thịt của hàng vạn phụ nữ nghèo nàn, "bức tường bằng thịt”.

Thảm hại nhất là có những con gái vừa 14 tuổ’i đã bị bán làm đĩ, giá tiền một đứa trẻ là 17 đôla rưỡi...!

Ở các nước tư bản đều có những "bức tường bằng thịt” như vậy. Cách đây hơn 100 năm, ông Mác và ông Ăngghen đã viết: trong xã hội tư bản, “chỉ có giai cấp tư sản có gia đình, điều kiện tồn tại của nó là: gia đình của người vô sản buộc phải tan rã, và có nghề gái đĩ công khai. Xóa bỏ cách sản xuất (theo lối tư bản) hiện nay, thì nghề làm đĩ công khai hoặc bí mật cũng hết" (Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản).

Lúc còn chế' độ thực dân và phong kiến ở nước ta, cũng có “bức tường bằng thịt". Dưới chế' độ dân chủ cộng hòa, nhân dân ta - trước hết là phụ nữ - phải cố gắng tẩy sạch cái hủ bại ấy mà xây dựng cho tấ't cả phụ nữ một cuộc đời tươi sáng, tốt đẹp hơn.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 619,

ngày 12-11-1955, tr.2.


TÌNH HÌNH KINH TẾ MIỀN nam

Ngô Đình Diệm và đế quốc Mỹ đang đẩy kinh tế miền Nam đến chô đường cùng.

Về tài chính - Phigarô là một tờ báo phản động Pháp, thân Mỹ, thân Diệm. Hôm 5-11, Phigarô viết:

"Các chuyên gia Mỹ cho rằng ở Nam Việt tình hình bấp bênh và đáng lo... Tiền chính phủ Diệm để ở nhà băng Đông Pháp đã hết sạch. Năm nay, nhập khẩu (mua của nước ngoài) đến 300 triệu đôla, mà xuất khẩu (bán ra nước ngoài) chỉ có 50 triệu. Từ tháng 7-1954 đến tháng 7-1955, Mỹ cho Diệm vay 320 triệu đôla, nhưng thật sự thì hơn 223 triệu là bằng súng đạn Mỹ. Mỹ đang lo không biết tình hình ấy sẽ kéo đến bao giờ.

Về nông nghiệp - Hãng thông tin của Diệm cho biết rằng: So với mấy năm trước, thì năm 1954 ở miền Nam diện tích trồng lúa đã kém sút 159 vạn mâu tây. Diện tích trồng chè kém sút 2.000 mâu tây (1 phần 3 tổng số). Diện tích trồng mía kém sút 1 vạn 8.100 mâu tây (gần 2 phần 3 tổng số).

Về lương thực - Xưa nay, Nam Bộ là một vựa lúa nổi tiếng. Thế mà ngày nay Nam Bộ thiếu gạo ăn. Hãng thông tin Pháp AFP (17-10) viết:

"Sài Gòn - Chợ Lớn ngày càng khan gạo. Ớ nhiều phố, gạo đã mất tích. Hôm nay, chính phủ Diệm cho phép môi người mua 3 kilô, giá môi kilô là 5 đồng 85 xu bạc Đông Dương; nhưng chỉ những người có giấy kiểm tra mới được mua. Ở chợ đen, giá môi kilô hơn 10 đồng. (Vài tháng trước, môi kilô giá 4 đồng)”. Tình trạng kinh tế khốn quân ấy làm cho đời sống nhân dân miền Nam rất lao đao, cực khổ.

Càng thương xót đồng bào miền Nam, chúng ta càng phải cố gắng thi đua, củng cố miền Bắc, để giúp đỡ đồng bào miền Nam đấu tranh, và để’ thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 621, ngày 14-11-1955, tr.2.


TIỀN MẤT, TẬT MANG

Để tự vệ, nước Ai Cập hỏi mua vũ khí Mỹ, Mỹ bắt bí định giá đắt và đòi trả tiền ngay.

Ai Cập hỏi mua vũ khí của Tiệp Khắc. Tiệp định giá rẻ hơn Mỹ từ 5 đến 10 lần, điều kiện trả tiền lại dê dàng.

Lẽ tự nhiên, Ai Cập mua của Tiệp mà không mua của Mỹ. Thấy vậy, Mỹ nóng mũi, đe dọa, la ó: Nào là Tiệp làm tình hình Cận Đông căng thẳng. Nào là Ai có xu hướng "xích hóa”,... Để’ trả lời Mỹ, nhân dân Ai Cập tự động quyên tiền giúp Chính phủ mua vũ khí Tiệp. Mỹ vội vã phái 4 đại biểu Quốc hội đi thuyết phục Chính phủ Ai. Thủ tướng Ai bảo họ: "Ai Cập hoàn toàn có quyền tự do, muốn mua vũ khí ở đâu thì mua, không ai được can thiệp".

Bị vố ấy, 4 ông nghị Mỹ cụt hứng ra về. Khi đến cửa Phủ Thủ tướng, thấy một người Ai Cập chìa tay ra, các ông nghị Mỹ móc túi lấy tiền cho. Nhận được tiền, người ấy nói bằng tiếng Anh: "Cảm ơn các ông. Tôi xin đưa ngay số tiền này quyên vào quỹ mua vũ khí Tiệp". Thế' là các ông nghị Mỹ bị một vố thứ hai!

Nghe tin này, Chính phủ Mỹ hỏa tốc gọi 4 ông nghị về nước

để đì cho các ông một mẻ nên thân. Trong lúc các ông nghị Mỹ đang hồi hộp chờ đón vố thứ ba ấy, thì nhân dân cả nước Ai Cập ôm bụng mà cười.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 622, ngày 15-11-1955, tr.2.


MÃ LAI

Các hãng thông tin nước ngoài (21-10) báo tin rằng: Thủ tướng Mã Lai (người Mã Lai) và Thủ tướng Xanhgapua (người Anh) đang chuẩn bị đi gặp ông Trần Bình là lãnh tụ Giải phóng quân Mã Lai, để bàn vấn đề chấm dứt chiến tranh ở Mã Lai.

Trong cuộc Chiến tranh thế' giới lần thứ hai, quân Nhật đánh chiếm Mã Lai, quân Anh bỏ chạy. Nhân dân Mã Lai tổ chức du kích chống Nhật. Năm 1945, các nước đồng minh thắng, quân Nhật thua, thực dân Anh trở lại Mã Lai, thi hành chính sách đế' quốc như cũ. Nhân dân Mã Lai tức giận, các đội du kích Mã Lai thống nhất lại thành Quân giải phóng, chống thực dân Anh từ tháng 7-1948 đến nay.

Thực dân Anh có 250 nghìn binh sĩ, lại có hải quân và không quân. Môi năm chính phủ Anh phải tiêu tốn 500 triệu đồng bảng (1 đồng bảng Anh bằng 7 nghìn đồng ngân hàng ta). Thế mà đã hơn 7 năm nay, họ không làm gì nổi non 5 nghìn chiến sĩ giải phóng quân. Vì vậy, nay họ phải tìm cách giảng hoà.

Chuyện này chứng tỏ rằng: Nắm vững chính nghĩa, đoàn kết chặt chẽ, quyết tâm chiến đấu, thì 5 nghìn chiến sĩ anh dũng vân chống nổi 25 vạn quân đội xâm lăng.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 623,

ngày 16-11-1955, tr.2.

TRẢ LỜI ÔNG PIAXƠN,
NGOẠI TRƯỞNG CANAĐA

Thưa ngoại trưởng,

Các hãng thông tin nước ngoài (7-11) báo tin rằng: Khi đến Ấn Độ và nói đến vấn đề Việt Nam, ngài có tuyên bố: Là một nước có chân trong Ban giám sát quốc tế', "Canađa chỉ có thể thừa nhận một cuộc tổng tuyển cử ở Việt Nam, nếu Canađa thật chắc rằng cuộc tuyển cử ấy sẽ tự do như kiểu tuyển cử ở Ấn Độ và ở Canađa...”.

Trước hết, nhân dân chúng tôi cảm ơn ngài đã quan tâm đến vấn đề Việt Nam. Nhưng chúng tôi tiếc rằng ngài không cho biết rõ tự do kiểu Canađa là thế' nào?

Nhân dân Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chúng tôi thì chủ trương tuyển cử tự do là như thế' này:

-      Tự do tuyển cử - Tất cả công dân Việt Nam gái và trai từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt giai câ'p, chủng tộc, tôn giáo, xu hướng chính trị đều có quyền tham gia tuyển cử, tự do bỏ phiếu bầu cử những người mình tin cậy.

-     Tự do ứng cử - Tâ't cả công dân Việt Nam gái và trai từ 21 tuổi trở lên, không phân biệt gì như đã nói trên, đều có quyền tự do ứng cử.

-      Tự do tuyên truyền - Tất cả công dân Việt Nam, không phân biệt miền Bắc hay là miền Nam, đều có quyền tự do đi tuyên truyền khắp cả nước bằng hội họp, truyền đơn, báo chí,... Chính phủ miền Bắc và chính quyền miền Nam phải đảm bảo quyền tự do và sự an toàn cho tất cả mọi công dân hoạt động trong cuộc tổng tuyển cử.

-      Cách thức bỏ phiếu - hoàn toàn bình đẳng, bí mật và trực tiếp.

Nói tóm lại, nhân dân Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ đảm bảo cuộc tổng tuyển cử khắp cả nước (như Hiệp nghị Giơnevơ đã quy định), hoàn toàn tự do và dân chủ, hoàn toàn khác với cuộc "trưng cầu dân ý” giả hiệu của Ngô Đình Diệm.

Như vậy, phải chăng là tuyển cử tự do theo kiểu Canađa? Rất mong ngài chỉ giáo.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 624,

ngày 17-11-1955, tr.2.


NÓI LÁO QUEN MỒM

Hôm 6 tháng 11, Ngoại trưởng Mỹ là Đalét sang Nam Tư gặp Nguyên soái Titô. Sau đó, y tuyên bố với các nhà báo: "Hai người chúng tôi hoàn toàn đồng ý với nhau về quyền độc lập của các nước Đông Âu, và không ai được can thiệp vào nội chính của họ, về quyền tự do của họ tự lựa chọn lấy chế độ kinh tế' và xã hội".

Ý Đa muốn nói: các nước dân chủ Đông Âu bị Liên Xô "áp bức". Còn Mỹ thì muốn "giải phóng" cho các nước ấy.

Hôm 7 tháng 11, hãng thông tin Mỹ UP lại đâm thêm mấy câu: "Chính trong lúc kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười, mà ông Đalét và ông Titô kêu gọi giải phóng các nước chư hầu Nga, vậy là hai ông đã giáng cho Nga một vố nặng".

Mục đích của Đa và của UP là nhằm nói xấu Liên Xô, và hòng chia rẽ Liên Xô với Nam Tư, nhưng âm mưu ấy đã lộ tẩy.

Hôm 8 tháng 11, người phát ngôn của Nam Tư liền cải chính: "Đối với các nước Đông Âu, thái độ của Nam Tư không hề thay đổi. Cần phải có lời cải chính này, vì sau khi gặp Nguyên soái Titô, ông Đa đã tuyên bố theo kiểu của ông ta. Đối với các nước Đông Âu, thái độ của Nam Tư luôn luôn đúng như lời tuyên bố chung của Nguyên soái Titô và Nguyên soái Bunganin".

Thế là không phải Đa giáng cho Liên Xô một vố nặng, mà chính là Nam Tư đã giáng một tát nặng vào mồm Đa và mồm hãng UP.

Chúng ta còn nhớ trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đa đã tuyên bố láo rằng: "Quân đội Trung Quốc sang giúp Việt Minh”. Nhưng liền sau đó Bộ Quốc phòng Mỹ và Sở Tình báo Mỹ cũng như Tổng chỉ huy Pháp đã cải lại rằng: "Tin ấy không đúng”. Nhưng Đa nào biết xấu hổ, vân chứng nào tật ấy, vân nói láo quen mồm. Vậy có thơ rằng:

Đalét mất nết quen rồi,

Rộng mồm nói láo, ai cười mặc ai.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 625,

ngày 18-11-1955, tr.2.


“MÀN SẮT”

Bọn phản động khắp thế giới bịa đặt rằng: các nước dân chủ mới, nhất là Liên Xô, có màn sắt bao bọc chung quanh. Nghĩa là người nước ngoài không ai được đến Liên Xô và các nước dân chủ mới. Sự thật thì khác hẳn. Bức vẽ này (của báo Rumani Veac Nou (Thời đại mới) cộng lại con số những người nước ngoài đã đến thăm Liên Xô trong năm 1954:

Các nước châu Mỹ: 209 người

Các nước Bắc Âu: 2.308 người

Các nước Trung Âu: 4.882 người

Các nước Nam Âu: 632 người

Các nước châu Phi: 80 người

Các nước Trung và Cận Đông: 290 người

Các nước Viên Đông và châu Úc: 1.325 người

Tổng cộng: 9.726 người

Năm nay, từ tháng 1 đến tháng 9, vào thăm Liên Xô có 106 đoàn đại biểu công nhân (từ 39 nước), 120 đoàn thể thao, 9 đoàn đại biểu Quốc hội. Đó là chưa kể’ những người du lịch lẻ tẻ và những đoàn du lịch tập thể gồm 7,8 trăm người.

Màn sắt thì không, nhưng bàn tay sắt thì có: Bao nhiêu mật thám của đế quốc chui vào Liên Xô và các nước dân chủ mới đều bị nhân dân tóm được hết.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 626, ngày 19-11-1955, tr.2.


Tự DO NGÔN LUẬN KIỂU MỸ - DIỆM

Thầy trò Mỹ - Diệm luôn mồm khoe khoang: Chính quyền miền Nam tôn trọng tự do, dân chủ; dư luận báo chí đều được tự do.

Nhưng từ ngày Mỹ giúp Diệm cầm quyền đến nay, hàng chục tờ báo đã bị đóng cửa. Cho đến mây tờ báo nịnh hót Mỹ - Diệm, khoe công "chống cộng”, như báo Ánh sáng, hôm vừa rồi cũng bị khoá mồm.

Không chỉ những người viết báo Việt Nam, mà cả những phóng viên nước ngoài cũng bị Mỹ - Diệm áp bức. Như Bôđa là phóng viên của một tờ báo tư sản Pháp; y ở miền Nam đã 7 năm, trước đây y rất tâng bốc Mỹ - Diệm. Vừa rồi, Bôđa ra Hà Nội mấy hôm, lúc trở vào Nam, có lẽ y đã thuật lại một vài chuyện tai nghe mắt thấy. Vì lẽ đó, Mỹ - Diệm đã ra lệnh đuổi Bôđa, không cho ở miền Nam nữa.

Nghe nói Mác Cơlô, phóng viên của tờ báo tư sản Pháp Thế giới cũng bị đuổi.

Thế' là chẳng những các nhà công thương Pháp bị Mỹ - Diệm hất cẳng, mà các nhà báo Pháp cũng bị hắt cẳng. Đó là kết quả của chính sách đầu hàng Mỹ - Diệm và phe thực dân Pháp đã đeo đuổi từ sau Hội nghị Giơnevơ đến nay.

Muốn thực hiện tự do ngôn luận cũng như các quyền tự do khác, thì phải kiên quyết đấu tranh chống Mỹ - Diệm là kẻ thù hung ác của tự do.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 630, ngày 23-11-1955, tr.2.


MỘT THẮNG LỢI MỚI CỦA
PHONG TRÀO PHẢN ĐẾ

Marốc là thuộc địa Pháp ở Bắc Phi. Vua Marốc tên là Yútxép có xu hướng tiến bộ. Vì vậy, năm 1953, vua Yútxét bị thực dân Pháp bắt đầy sang Mađagátxca.

Từ ngày ấy, nhân dân Marốc nổi lên chống Pháp kịch liệt. Ở thôn quê thì họ du kích. Ở thành thị thì họ trừ gian. Họ làm cho Pháp và ngụy ăn không yên, ngủ không được. Dần dần họ tổ chức thành quân đội hẳn hoi, chiến tranh ngày càng lan rộng.

Chiến tranh ở Marốc cũng gây tai hại cho nhân dân Pháp. Vì vậy, nhân dân Pháp cũng chống chiến tranh xâm lược và ủng hộ nhân dân Marốc.

Buộc phải đàm phán với các lãnh tụ Marốc, Chính phủ Pháp vân khư khư đòi: Dù sao, Yútxép nhất định không được trở về Marốc và không được lại làm vua.

Nhưng cuối cùng, Chính phủ Pháp phải nhượng bộ, phải mời ông Yútxét trở về làm vua. Và Bộ Ngoại giao Pháp (cách đây 2 năm đã nói xấu Yútxép lút mặt lút mày), đã nói với một giọng nịnh hót: "Cuộc gặp gỡ giữa đức vua Marốc và ngoại trưởng Pháp đã mở cho mối quan hệ giữa hai nước một tương lai vẻ vang”.

Hôm 16-11, nhân dân Marốc đã tổ chức những cuộc mít tinh khổng lồ để hoan nghênh vua Yútxép. Trước mặt nhân dân Marốc, vua Yútxép đã đường hoàng tuyên bố:

"Từ nay, Marốc là một nước độc lập, tự do. "Chế độ đỡ đầu” 43 năm nay, cũng chấm dứt. Điều ước "bảo hộ” Marốc buộc phải ký hồi 1917, cũng xoá bỏ”.

Thế' là cuộc chiến đấu của nhân dân Marốc chống thực dân đã thu được kết quả vẻ vang. Đó cũng là một thắng lợi chung của các dân tộc bị áp bức đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế' quốc.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 631,

ngày 24-11-1955, tr.2.


MỸ GIÀU LẮM, NHƯNG...

Mỹ là một nước nhiều tiền lắm của. Chẳng thế mà số đông bộ trưởng và thứ trưởng trong chính phủ Mỹ là những người triệu phú. Chẳng thế' mà chính phủ Mỹ giúp tiền cho các địa chủ phá bớt lúa, nhổ bớt bông, để giữ giá lúa, giá bông ở thị trường. Chẳng thế' mà chính phủ Mỹ bỏ hàng trăm triệu đôla "giúp" cho bọn Lý Thừa Vãn, Tưởng Giới Thạch, Ngô Đình Diệm, và những lũ bán nước buôn dân ở nơi khác.

Mỹ là một nước bình đẳng. Nhưng có một bọn là "người ăn không hết" và một số đông là "người làm không ra". Báo cáo của Ủy ban Quốc hội Mỹ cho biết rằng:

Một phần năm tổng số gia đình Mỹ cực kỳ nghèo nàn. Trong số những "người bị quên" ây, gồm có 830 vạn gia đình và 620 vạn cá nhân. 28 triệu người, kể cả đàn ông, đàn bà và trẻ con bị tàn tật hoặc nặng lắm hoặc nặng vừa. Ở nông thôn miền Nam nước Mỹ, có 140 vạn gia đình nghèo khổ không thể’ tưởng tượng.

Hạng người nghèo khổ nhất lại là những người đông con nhất: 18 phần 100 tổng số gia đình mà chiếm đến 54 phần 100 tổng số con cái.

Theo báo cáo của Ủy ban, ở Mỹ có những "vùng thâ't nghiệp". Trong những vùng ấy, cứ 100 công nhân thì có 6 đến 15 người không có công ăn việc làm.

Tình trạng nghèo khổ ấy ảnh hưởng nhiều đến thanh niên. Từ tháng 6-1948 đến tháng 6-1955, có 4.321 nghìn thanh niên đến tuổ’i đi lính, thì 2.248 nghìn người (tức là 52 phần 100) bị loại ra, vì yếu đuối về thân thể hoặc về tinh thần. Vì vậy:

Mỹ khoe nhiều của nhiều tiền

Nhưng tương lai Mỹ lo phiền nhiều hơn!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 632, ngày 25-11-1955, tr.2.


SO SÁNH

Miền Nam Liên Xô có 5 nước Cộng hòa Xôviết: Udơbêkistăng, Tuyếcmênistăng, Cadastăng, Tácgikistăng và Kiếcghidi. Ở đó, khí hậu cũng nóng như ở nước ta, và cũng sản xuất lúa và bông như nước ta. Trước Cách mạng Tháng Mười, nhân dân các xứ ấy cũng bị chế' độ Nga hoàng áp bức, bóc lột tàn tệ, như nhân dân ta lúc còn dưới chế' độ thực dân và phong kiến.

Từ ngày Cách mạng Nga thành công, dưới chế' độ xã hội chủ nghĩa, tình hình 5 xứ ấy đã thay đổi một cách mau chóng. Vài thí dụ:

-     Về công nghiệp - 5 xứ ấy (cộng 17 triệu người) sản xuất sức điện nhiều bằng sức điện tổng cộng của 7 nước: Thổ Nhĩ Kỳ, I răng, Đại Hồi, Ai Cập, Irắc, Xiri và Ápganistăng (7 nước này cộng lại có 156 triệu người).

-     Về nông nghiệp - Cứ 1.000 mẫu tây ruộng đất, thì Udơbêkistăng có 14 cái máy cày, Pháp chỉ có 7 cái. Nghề trồng bông, môi mẫu tây Udơbêkistăng sản xuất 21 tạ, Mỹ sản xuất 8 tạ 3, Irăng sản xuất 4 tạ rưỡi.

-     Về y tế- Trước cách mạng, 3 vạn 1.000 người Udơbếch mới có 1 bác sĩ, nay 900 người thì có 1 bác sĩ. Pháp 1.000 người chỉ có một bác sĩ.

Về văn hóa - Cứ 1 vạn người Udơbếch thì có 65 học sinh đại học. Pháp chỉ có 36 người. (Trong Đoàn nghệ thuật Liên Xô sang thăm nước ta hiện nay, nữ đồng chí Mavôlianôva là người Tácgikistăng. Đồng chí ấy là một đại biểu Xôviết tối cao, lại là một người hát rất giỏi).

5 nước cộng hòa bạn có thành tích vẻ vang như vậy, là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Liên Xô, đồng thời là do nhân dân đoàn kết đấu tranh, chịu khó, chịu khổ, vượt mọi khó khăn, đã bao nhiêu năm.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Chính phủ ta, nhân dân ta đoàn kết đấu tranh như nhân dân các nước bạn, thì nhất định cũng sẽ thành công như nhân dân các nước bạn.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 635,

ngày 28-11-1955, tr.2.


CUỘC ĐI THĂM CÓ Ý NGHĨA TO LỚN

Hai vị lãnh tụ Liên Xô là đồng chí Bunganin và đồng chí Khơrútsốp vừa sang thăm Ấn Độ, và sẽ đi thăm Diến Điện và Ápganistăng.

Ở Ấn, hàng triệu nhân dân đã nhiệt liệt hoan nghênh hai vị bạn quý. Báo chí Ấn nhận rằng xưa nay chưa bao giờ có cuộc đón tiếp nào sôi nổi, thân mật, và đông đúc như vậy.

Trong lời hoan nghênh, Thủ tướng Nêru nói: "Ấn Độ với Liên Xô là hai nước láng giềng, thân thiện với nhau là điều rất đúng. Tình hữu nghị này là cần thiết cho sự nghiệp giữ gìn hòa bình thế' giới...".

Đồng chí Bunganin nói: "Xưa nay, Ấn Độ và Liên Xô đã có những quan hệ thân thiện với nhau, và hai dân tộc luôn luôn tôn trọng lẫn nhau. Hiện nay, cả Ấn và Xô đều nhận thấy cùng chung lợi ích trong cuộc đấu tranh cho hòa bình và hạnh phúc của loài người, tình hữu nghị giữa hai nước Ấn - Xô càng thêm củng cố.".

Trả lời những tiếng hoan hô của mấy vạn nhân dân tỉnh Păngiáp, đồng chí Khơrútsốp nói: "Liên Xô làm bạn với tất cả những nước ủng hộ hòa bình, bất kỳ nước lớn, nước nhỏ, bất kỳ họ thuộc chế độ nào, chủng tộc và tôn giáo nào. Điều quan trọng là các nước đều chung một ý chí củng cố hòa bình".

Trước tình hữu nghị thân mật ấy, bọn thống trị Mỹ và Anh nóng mũi, đâm ghen, và âm mưu chia rẽ.

Như để trả lời chúng, đồng chí Khơrútsốp nói: "Phải chăng họ muốn thi đua với Liên Xô trong sự thân thiện với Ấn Độ? Nếu vậy, thì họ hãy thi đua với chúng tôi... Các bạn Ấn Độ muốn xây dựng nhà máy nhưng thiếu kinh nghiệm ư? Chúng tôi sẽ giúp các bạn. Các bạn muốn gửi học sinh và kỹ sư sang Liên Xô học ư? Các bạn cứ gửi sang. Chúng tôi muốn thi đua về mặt đó, tốt hơn là thi đua làm bom nguyên tử và bom khinh khí. ”.

Năm ngoái, các lãnh tụ Liên Xô đã sang thăm Trung Quốc, lần này sang thăm Ấn, Diến và Ápganistăng, để’ thắt chặt thêm tình hữu nghị giữa nhân dân các nước. Chỉ tính 620 triệu nhân dân Trung Quốc, 220 triệu nhân dân Liên Xô, 400 triệu nhân dân Ấn - Diến - Áp, 1.240 triệu người đều chung một ý chí đấu tranh cho hòa bĩnh, thì hòa bình chắc củng cố được. Đó là ý nghĩa to lớn của cuộc đi thăm này.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 636,

ngày 29-11-1955, tr.2.


6 T CỦA MỸ - DIỆM

Ngô Đình Diệm tay sai của Mỹ, Dám tự xưng "chí sĩ”, "cứu tinh”. Nhiều trò dơ dáng dại hình, Tự mình nó gắn cho mình 6 T: Thứ nhất là trò hề Tổng Thống, Trò thứ hai là Tổ’ng Tư lon, Ba là Thủ Tướng cô hồn, Cưỡng dâm dân ý, bịt mồm báo chương. Đường phản quốc là đường thất bại, Diệm đi theo, Diệm phải nhào ngô. Tự tay Diệm quật lấy mồ, Dân ta đoàn kết sẽ xô Diệm vào.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 637, ngày 30-11-1955, tr.2.


CÁC CỤ GIÀ TRUNG QUỐC

Những cuộc cải cách ruộng đất ở nông thôn, chỉnh lý hộ khẩu ở thành thị, và điều tra số dân trước tổng tuyển cử đã giúp cho Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa biết rõ hiện nay Trung Quốc có:

Hơn 185 vạn cụ già từ 80 đến 99 tuổi,

Hơn 3.000 cụ từ 100 tuổi trở lên.

Nhiều cụ vân "trẻ trung” và hoạt động mạnh. Như cụ Tề Bạch Thạch (một người vẽ khéo nổi tiếng) năm nay 94 tuổi, là đại biểu Quốc hội. Sau những cuộc hội họp bàn bạc việc nước, cụ vân thích vẽ.

Các nhà khoa học Liên Xô nhận rằng người ta có thể’ sống đến 200 tuổi.

Muốn sống lâu như thế, phải có hai điều kiện:

Điều kiện chung - Xã hội không còn chế’ độ người bóc lột người (Ở những thành thị các nước tư bản, tại các khu phố nghèo, số người chết nhiều hơn ở các khu phố giàu, và tính tuổi thì người giàu sống lâu hơn người nghèo).

Điều kiện riêng - Ai cũng tùy sức mà tham gia lao động. Cũng như bộ máy chạy đều thì khỏi sét ăn và tốt mãi; người có lao động thì có sức khỏe, sống lâu. Sinh hoạt phải có điều độ, tránh những thèm muốn có hại, biết giữ gìn vệ sinh. Như vậy thì tinh thần vui vẻ, thân thể’ khỏe khoắn, và chắc sống lâu.

Sông lâu không tại sô'trời.

Người mà biết sống, thì người sống lâu.

Tái bút - Sau khi báo Nhân Dân (17-10) đăng chuyện cụ Aivadốp, người Liên Xô, năm nay 147 tuổi, có bạn đọc cho biết thêm:

Cụ Ápdive 180 tuổi (mới mất năm ngoái).

Hai cụ bà Pơrôvôdina và Kôlikina 136 tuổi.

Ngoài các cụ trên, Liên Xô có 117 cụ năm nay 110 tuổi, 4.425 cụ hơn 100 tuổi. Nước ta chắc cũng có nhiều cụ 80 tuổi trở lên. Mong các đồng chí địa phương cho báo Nhân Dân biết.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 638,

ngày 1-12-1955, tr.2.


THÁI LAN VÀ TRUNG QUỐC

Thái Lan xưa nay theo phe Mỹ. Nhưng hôm 19-11, báo Mỹ đăng tin: "Mỹ và các nước phe Mỹ lo ngại rằng: Dù thủ lĩnh Chính phủ Thái thật lòng theo phương Tây, nhưng xu hướng trung lập ngày càng lan rộng trong nhân dân và trong đám quan lại Thái. Đó là vì:

-       Đảng Cộng sản Thái hoạt động mạnh.

-       Trung Quốc và Mỹ trực tiếp đàm phán ở Giơnevơ.

-      Các nước Ấn Độ, Nam Dương, Diến Điện đều chủ trương trung lập.

-      Thái không dám chắc như trước: phe nào sẽ thẳng, do đó, Thái lo rằng sẽ bị rơi lại sau và ở vào một địa vị rất không lợi.

Vả lại hàng hóa Trung Quốc bán vào Thái ngày càng nhiều. Hàng tốt mà giá lại rẻ. Sách báo Trung Quốc đưa vào Thái, làm cho người ta có ấn tượng sâu sắc. Những sách báo ấy in và vẽ rất đẹp, chỉ nói những thành tích xây dựng kinh tế' và văn hóa, không hề nói đến chủ nghĩa cộng sản”.

Báo Mỹ viết tiếp: "Những điều đó đã làm cho thủ tướng Thái cũng phải có thái độ mới, như thủ tướng đã nói: Buôn bán với Trung Quốc không có gì là không hợp với pháp luật quốc tế... Nếu Trung Hoa được mời vào Hội Liên hợp quốc, thì Thái Lan cũng sẽ thừa nhận Trung Hoa...”.

Tin tức này càng chứng tỏ rằng: kinh tế Trung Quốc phát triển ngày càng mạnh, do đó mà địa vị quốc tế' của Trung Quốc ngày càng vững, càng cao.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 639, ngày 2-12-1955, tr.2.


NHÂN DÂN TÂY ĐỨC PHẢN Đối
CHIẾN TRANH

Mỹ và Anh cố vũ trang lại Tây Đức. Trong 70 năm qua, Pháp đã bị Đức đánh cho tan tác 3 lần, mà nay chính phủ Pháp cũng tán thành vũ trang lại Tây Đức, thế mới ngốc chứ! Mục đích của chính phủ Mỹ, Anh, Pháp là nhằm bao giờ cần thì dùng quân phiệt Đức để tiến công Liên Xô và các nước dân chủ mới. Song nhân dân Tây Đức thì muốn hòa bình, chống vũ trang. Vừa rồi, một cơ quan Đức đã thăm dò ý kiến nhân dân về vấn đề vũ trang. Kết quả như sau: Hỏi: “Anh có muốn đi lính không?”.

Trong 100 thanh niên, thì 85 người trả lời: “Không!”.

Nhiều thanh niên còn nhấn mạnh thêm: “Nếu quân đội là quân đội của nhân dân Đức và không tham gia khối Bắc Đại Tây Dương, thì tôi sẽ vui lòng đi lính”.

Hãng thông tin Mỹ AP (6-9) cũng nhận rằng từ tháng 7, số thanh niên Tây Đức xin đi lính đã giảm sút 80 phần 100. Cuối tháng 7, một tuần có 3.395 thanh niên xin đi lính, sang tháng 9 thì chỉ có 721 người. Môi tuần lại có độ 30 người trước đã xin đi lính, nay lại xin thôi.

Chống quân đội kiểu phátxít, chống tham quan khối Mỹ, mong muốn thống nhất và hòa bình. Đó là ý chí chung của nhân dân Tây Đức. Mà chính những điều đó đã làm cho chính phủ Tây Đức rất lo ngại, mà Mỹ và phe Mỹ cũng lo ngại.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 640, ngày 3-12-1955, tr.2.


KỶ LUẬT MỸ

Vừa rồi, Tòa án tối cao của Mỹ ra lệnh: Ở các vườn hoa công cộng, ở các sân thể thao, ở những nơi giải trí công cộng, không được phân biệt đối đãi người Mỹ da trắng và người Mỹ da đen, phân biệt tức là trái với hiến pháp Mỹ. Lệnh ấy vừa ra, thì cơ quan hành chính các châu Carôlin và châu Giêócgi liền phản đối: "Chúng tôi sẽ không bao giờ tha thứ người Mỹ da đen lân lộn với người Mỹ da trắng ở các vườn hoa, các hồ tắm... Thà chúng tôi kéo đi nơi khác, còn hơn tha thứ cảnh tượng lân lộn ấy”.

Chúng ta còn nhớ rằng: Năm ngoái, Tòa án tối cao Mỹ cũng đã ra lệnh cho phép học sinh Mỹ da đen được học chung trường với học sinh Mỹ da trắng. Song nhiều địa phương Mỹ cũng đã chống lại không chịu chấp hành thi lệnh ấy.

sẵn đây nói thêm rằng: tòa án Mỹ đã tha bổng 2 tên Mỹ da trắng phạm tội giết chết Tin là một em bé Mỹ da đen.

Nhưng Mỹ vân khoe Mỹ là kiểu mâu văn minh, nhân đạo, bình đẳng, tự do!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 642,

ngày 5-12-1955, tr.2.

ẦM... !

Vừa rồi, Liên Xô thử một quả bom khinh khí. Các nhà khoa học nước ngoài đoán rằng, bom ấy mạnh hơn bom Mỹ, sức nó mạnh bằng 15 triệu tấn thuốc nổ. Có bạn đọc hỏi:

- Vì sao khi Mỹ thử bom thì dư luận thế giới nhao lên phản đối; mà Liên Xô thử bom thì dư luận lại hoan hô là một thắng lợi của lực lượng hòa bình?

Trả lời: Nếu một bọn trộm cướp rèn dao chỉ nhằm mục đích giết người cướp của. Trong lúc đó những người lương thiện rèn dao sắc hơn để giữ nhà, giữ làng. Hai bên đều rèn dao, nhưng các bạn phản đối ai? Tán thành ai?

Mỹ ra sức tổ chức những khối xâm lược, như Khối Bắc Đại Tây Dương, Khối Đông Nam Á, v.v.. Mỹ ra sức bồi dưỡng những lũ phát xít, như Lý Thừa Vãn, Tưởng Giới Thạch, Ngô Đình Diệm, v.v.. Mỹ ra sức xây dựng những căn cứ quân sự nhiều nơi trên thế giới, đến tận miền Nam nước ta. Mỹ có hơn 1 triệu rưỡi binh sĩ đóng ở các nước phe Mỹ từ phương Tây đến phương Đông. Mỹ không ngớt tuyên truyền chiến tranh nguyên tử.

... Liên Xô có luật nghiêm cấm tuyên truyền chiến tranh. Liên Xô ra sức ủng hộ phong trào hòa bình. Liên Xô luôn luôn đề nghị với Mỹ và phe Mỹ giảm bớt binh bị và cấm hẳn bom nguyên tử và bom khinh khí, nhưng Mỹ cứ nằng nặc từ chối.

Mục đích của Liên Xô là dùng sức nguyên tử vào công việc xây dựng hòa bình, tạo thêm hạnh phúc cho nhân loại.

Trước tình trạng ấy, xin hỏi các bạn: Các bạn tán thành hay là không tán thành Liên Xô có bom mạnh đặng đề phòng bọn gây chiến, bảo vệ đất nước mình và giữ gìn hòa bình thế giới? Chắc rằng các bạn đều tán thành!

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 643,
ngày 6-12-1955, tr.2.

-       Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.196-197.


Y TẾ Ở LIÊN XÔ

Bác sĩ Guilăng là Giám đốc các nhà thương chữa bệnh thần kinh ở Pari và quận Xen (Pháp). Đi thăm Liên Xô về, bác sĩ G. đã thuật lại ấn tượng như sau (trong báo Thế giới, 18-11). Y tế Liên Xô có mấy đặc điểm:

-    Hợp lý - Nhân dân ai ốm thì được chữa, không mất tiền thầy tiền thuốc. Các thầy thuốc đưa tất cả tinh thần và lực lượng làm cho nhà thương, không hề làm riêng ở ngoài. Y tế cực kỳ xem trọng việc phòng bệnh, xem trọng điều kiện sinh hoạt và điều kiện làm việc của nhân dân. Ra sức bồi dưỡng thêm nhiều cán bộ.

-    Phát triển việc nghiên cứu - Về mặt kỹ thuật và máy móc y tế, nhiều chô hơn các nước phương Tây. Số nhà thương và số khoa học thầy thuốc thì nhiều hơn gấp mấy. Liên Xô có 7 viện với 350 người chuyên môn nghiên cứu bệnh thần kinh. Ngoài ra, còn nhiều viện chuyên môn nghiên cứu lý luận Páplốp. Ở Viện Bucốp có 160 bác sĩ, 550 người giúp việc, 38 phòng nghiên cứu, với một cái vườn rộng 1.600 mâu tây.

-    Đủ thầy thuốc - Nhà thương Viledui (Pari) có 2.800 người bệnh, mà chỉ có 22 bác sĩ, trong số đó có những người môi tuần lê chỉ làm một hoặc hai buổi.

Nhà thương Cachenki (Liên Xô) có 1.800 người bệnh, mà có 127 bác sĩ ngày nào cũng làm việc 2 buổ’i ở nhà thương.

- Nhân đạo - Ở nhà thương Gagra mà bác sĩ G. đã đến thăm, môi bữa có 47 món ăn khác nhau, do thầy thuốc hướng dân người bệnh chọn món gì thích hợp cho họ. Ở các nhà thương Liên Xô hoàn toàn không dùng cách trói buộc người bệnh khi lên cơn điên. Trong số 419 thầy thuốc và người giúp việc ở nhà thương Gagra, chỉ có 8 người đàn ông. Điều đó chứng tỏ ở đây người ta đối với bệnh nhân sự săn sóc, an ủi, yêu thương đến mức nào.

Bác sĩ G. kết luận: Y tế' Liên Xô đã trở nên y tếkiểu mới, các nước có thể học nó để mà cải thiện y tế' của mình.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 644, ngày 7-12-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.198-199.


ĐÃ 21 LẦN RỒI

Chính phủ Pháp lại bị lật đổ. Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, trong 10 năm rưỡi, Chính phủ Pháp đã lập lên đổ’ xuống 21 lần. Tính đổ’ đồng, môi Chính phủ chỉ đứng được 6 tháng. Nhưng lần này khác 20 lần trước ở nơi:

Quốc hội lật đổ Thủ tướng,

Thủ tướng (dựa vào Hiến pháp) giải tán Quốc hội,

Đảng của Thủ tướng đã khai trừ Thủ tướng.

Trong cái Chính phủ hấp hối ấy, có 5 Bộ trưởng đòi bỏ rơi Thủ tướng.

Thủ tướng buộc 5 người ấy cứ phải tiếp tục làm quan!

Thật là lung tung beng!

Tình trạng lộn xộn ấy có nhiều nguyên nhân, mà chính sách đối với Việt Nam là một trong những nguyên nhân đó, như:

Chính phủ lần thứ 19 - bị đổ, vì đã thất bại đau đớn trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, nhưng cứ vâng lời Mỹ, muốn kéo dài chiến tranh.

Chính phủ lần thứ 20 - được bầu lên vì chịu giảng hòa với ta. Nhưng rồi lại vâng lời Mỹ mà tham gia khối xâm lược Đông Nam Á, cho nên bị đánh đổ.

Chính phủ lần thứ 21 - không thật thà làm đúng Hiệp nghị Giơnevơ, mọi việc đầu hàng Mỹ - Diệm, nhưng vân bị Mỹ - Diệm hất cẳng. Vì vậy, tuy Thủ tướng tên là Fo (chữ Pháp "Pho" là vững chắc), nhưng cũng chẳng "pho" và đã bị lật đổ lăn chiêng.

Ngoài vấn đề Việt Nam, các việc nội chính và ngoại giao khác, Chính phủ của giai cấp thống trị Pháp cũng thường vâng theo lời Mỹ, bị nhân dân Pháp phản đối, cho nên các chính phủ không ngồi nóng đít.

Chúng ta mong rằng qua cuộc tổng tuyển cử (vào ngày 2-1- 1956), Pháp sẽ có một Chính phủ thật thà dân chủ, tiến bộ, vững chắc và xứng đáng với nhân dân Pháp anh dũng.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 647, ngày 10-12-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.200-201.


IÊNG HÙNG RƠM

Xanhxia là một trường học đào tạo sĩ quan cho quân đội Pháp. Hầu hết học trò trường ấy đều là "con cha cháu ông”. Đầu năm nay có một lớp học lấy tên là lớp "Điện Biên Phủ”.

Phải chăng họ lấy tên ấy để kỷ niệm cuộc thất bại đau đớn của quân đội thực dân Pháp? Hay là để’ làm cho các sĩ quan Pháp ghi nhớ rằng: nhiệm vụ của quân đội là bảo vệ Tổ quốc mình, chứ không phải xâm lược Tổ’ quốc người khác?

Tháng 6 vừa qua, nhân dịp có một lớp tốt nghiệp, tờ nội san của lớp ấy đăng một bài xã luận có mấy câu như sau:

"Trước gương mâu và sự đau khổ của những người đàn anh ấy (tức là những sĩ quan đã chết ở Điện Biên Phủ), chúng ta sẽ không nói gì. Chúng ta chỉ khóc họ, và giữ sự im lặng của những người đồng chí (tức là những sĩ quan mới tốt nghiệp) thề quyết trả thù cho họ trong những cuộc chiến đấu sau này mà chúng ta sẽ giáp mặt với kẻ thù của họ".

Tên iêng hùng rơm viết bài xã luận ấy thật là ngốc. Điện Biên Phủ là kết quả của 8, 9 năm chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam. Quân đội thực dân Pháp đã bị tiêu diệt hơn 466 nghìn tên, mất hơn 130 nghìn súng các cỡ, và tốn hơn 3 triệu đồng tiền. Chung quy là quân và dân Việt Nam đã thắng lợi hoàn toàn, mà thực dân Pháp thì tiền mất tật mang, lại bị Mỹ - Diệm hất cẳng. Thế’ mà bọn iêng hùng rơm còn tập tễnh!

Nếu tên iêng hùng rơm kia khao khát chiến đấu, nó không phải đi xa, nó sang Angiêri cũng đủ cho nó "chiến đấu”.

Hiện nay thực dân Pháp đã phái sang Angiêri hơn 20 vạn binh sĩ mà không làm gì nổi 3.000 nghĩa quân Angiêri. Rất có thể lại có một Điện Biên Phủ ở xứ ấy.

Dù sao, chúng ta không vơ đũa cả nắm. Chúng ta biết rằng nhiều sĩ quan và binh sĩ Pháp là những người biết điều, không điên rồ như tên iêng hùng rơm kia; những cuộc biểu tình rầm rộ của binh sĩ Pháp chống chiến tranh ở Bắc Phi, đã chứng tỏ điều đó.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 649,

ngày 12-12-1955, tr.2.


LÁU MỒM NÓI DẠI

GOA là một xứ ở phía tây Ấn Độ. Từ thế kỷ thứ XVI, Ấn bị Anh và Pháp chia cắt, Bồ Đào Nha cũng theo đóm ăn tàn, chiếm cứ xứ GOA.

Do nhân dân Ấn Độ trường kỳ phấn đấu, phong trào dân tộc lên cao, Anh buộc phải để cho Ấn độc lập. Pháp cũng phải trả lại cho Ấn những nơi Pháp đã chiếm.

Nhưng Bồ còn ngoan cố, chưa chịu trả lại xứ GOA cho Ấn, (cũng như chưa chịu trả lại Ma Cao cho Trung Hoa).

Nhân dân Ấn kiên quyết đòi giải phóng GOA.

Hôm vừa rồi, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ là Đalét cùng Bộ trưởng Ngoại giao Bồ là Cunha đã cùng nhau ra một lời tuyên bố chung, trong đó có câu "GOA là một tỉnh của Bồ".

GOA - người là người Ấn, đất là đất Ấn, xa cách Bồ hơn vạn cây số, từ Trung Á đến Tây Âu. GOA tuyệt đối không thể là một tỉnh của Bồ. Điều đó, một em bé cũng hiểu được.

Mỹ thường khoe khoang, Mỹ là một nước luôn luôn ủng hộ quyền độc lập của các dân tộc, là lãnh tụ của "thế' giới tự do". Thế' mà Đalét dám mở mồm nói rằng GOA là một tỉnh của Bồ. Thật là láo toét.

Chẳng phải Mỹ thương yêu gì Bồ, vì Mỹ chỉ thương yêu đôla chứ không thương yêu ai hết. Cũng chẳng phải Đalét láu mồm nói dại như thói quen của y, mà thốt ra câu đó. Phải chăng Mỹ có âm mưu biến GOA thành một căn cứ quân sự Mỹ để chuẩn bị chiến tranh, như Mỹ đang làm ở Đài Loan và ở miền Nam nước Việt?

Chắc rằng anh em Ấn Độ sẽ kiên quyết đấu tranh, không để’ Mỹ - Bồ thực hiện âm mưu thâm độc của chúng.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 650, ngày 13-12-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.202-203.


PHẢI LUÔN LUÔN CẢNH GIÁC

Một cuộc đấu tranh quyết liệt - nhất là về mặt kinh tế - đang tiến hành giữa địch và ta.

Với quyết tâm tự lực cánh sinh của mình và sự giúp đỡ vô tư của các nước bạn, chúng ta đang ra sức khôi phục kinh tế, nhằm cải thiện dần đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ta.

Với âm mưu chia cắt đất nước ta và nô dịch đồng bào ta, địch dùng mọi thủ đoạn thâm độc để phá hoại ta về mọi mặt. Vài thí dụ chúng phá hoại thế nào:

-     Mỏ than Cẩm Phả là một bộ phận rất quan trọng cho kinh tế của ta. Hàng vạn công nhân và gia đình nhờ nghề đào than mà sống. Trước khi rút lui, địch đã cài lại những tên phá hoại. "Đốc công" Phan Năm là một trong những tên đó. Nó đã tìm đủ cách để’ phá hoại máy móc, phá hoại sản xuất, làm hại công nhân.

-     Một cách phá hoại khác: Tô Văn Dã và Nguyên Mạnh Tê là nhân viên cao cấp trong Ty Công chính thành phố Nam Định. Chúng đã dùng cách mua đắt, bán rẻ, khai gian, làm dối, thông đồng với những chủ thầu xấu, tham ô hàng triệu đồng của Chính phủ và của nhân dân ta.

Trong hai vụ này cũng như những vụ khác, vì cán bộ cấp trên mắc bệnh quan liêu, xa thực tế, xa quần chúng, cho nên bọn phản động có thể chui vào các xí nghiệp và các cơ quan để phá hoại.

Nhờ công nhân cảnh giác mà ngăn ngừa và tẩy trừ được bọn phá hoại. Trước tòa án, tên chó săn Phan Năm đã phải thú rằng: "Trong thời gian hoạt động phá hoại, tôi rất sợ công nhân, vì bây giờ công nhân là chủ hầm mỏ, là tai mắt của Chính phủ...".

Dưới chế độ Dân chủ Cộng hòa, giai cấp công nhân là chủ các xí nghiệp, nông dân lao động là chủ ruộng đất. Là người chủ nước nhà, công và nông cần phải thi đua sản xuất để tạo điều kiện nâng cao dần đời sống của nhân dân. Đồng thời phải luôn luôn cảnh giác, để’ trừng trị bọn phá hoại, để’ bảo vệ tài sản và hạnh phúc của mình và của toàn dân.

Cán bộ thì phải dựa hẳn vào quần chúng công nông, làm đúng chính sách của Đảng và của Chính phủ. Đó là phương pháp để’ đập tan mọi âm mưu của kẻ thù.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 652, ngày 15-12-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.204-205.


MỘT QUANG CẢNH MỚI

Độ 10 tháng trước, ai đi qua đó cũng trông thấy một vùng hơn 1 vạn mâu đất bỏ hoang. Đó là vùng đai trắng do thực dân Pháp để lại. Gần bên đó, là một số ít người giàu có và hàng chục vạn người nghèo khổ không có một tấc đất cắm dùi.

Ngày nay, vùng ấy đã biến đổi hẳn: 9 vạn gia đình với 37 vạn con người, về tài sản họ có 21 vạn 5.600 mâu ruộng đất; 7.000 con trâu bò; 23 vạn cái cày bừa, v.v..

tổ chức - họ đã đoàn kết chặt chẽ trong một đoàn thể hơn 17 vạn 5.000 người, trong số đó có 7.000 người trước kia đã lạc lối lầm đường, nay được bà con giáo dục mà trở nên người lương thiện.

Về sản xuất - trong vụ mùa, họ đã cây lúa và trồng màu được 14 vạn 9.000 mâu, vỡ hoang thêm 6.000 mâu, đào được 73 cây số mương phai.

chính trị - tất cả các cơ quan lãnh đạo đều do họ dùng cách dân chủ mà cử ra. Phụ nữ đã được giải phóng thật sự:

Hơn 6 vạn 3.700 người tham gia tổ chức,

7.570 người vào dân quân du kích,

3.615 người vào Đoàn Thanh niên Lao động,

640 người vào Đảng Lao động Việt Nam,

280 người được cử làm Chánh và Phó Chủ tịch xã, Bí thư Chi bộ và những cấp chỉ đạo khác, trong đó có 3 chị em ruột trước đây đều là người đi ở, làm thuê... Nói tóm lại: Cả vùng vui vẻ làm ăn tấp nập.

Mới nghe qua, chắc bà con cho đó là một chuyện lạ.

Những sự thật thì không có gì lạ, đó là quang cảnh của tỉnh Vĩnh Phúc vừa cải cách ruộng đất xong. Và hiện nay ở miền Bắc ta đã có nhiều nơi như vậy.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 653, ngày 16-12-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.206-207.


MỸ - DIỆM HẤT CẲNG PHÁP

Báo chí tư sản Pháp khóc than rằng:

Về chính trị - Một năm nay, các báo của Diệm không ngừng chửi Pháp một cách thô lô. Bọn Diệm tìm đủ cách xỉ vả người Pháp. Quân đội Diệm thường sinh sự với quân đội Pháp, thí dụ như Diệm bắt giam 2 sĩ quan Pháp suốt mấy tuần. Diệm không muốn thừa nhận viên cao ủy Pháp, khiến cao ủy mà hóa ra thấp ủy, vì Diệm đặt viên ấy vào hàng thứ bốn trong hàng ngoại giao.

Vê kinh tế' - Năm ngoái, miền Nam mua hàng hóa của Pháp trị giá 90 nghìn triệu đồng phơrăng. Năm nay sụt xuống 40 nghìn triệu. Trước kia, trong số hàng hóa nước ngoài đưa vào miền Nam, Pháp chiếm 70 phần 100, nay chỉ cón 35 phần 100. Hàng hóa Mỹ, Nhật và Tây Đức đã hất cẳng hàng hóa Pháp. Nhiều xí nghiệp Pháp ở miền Nam phải bán đổ bán tháo, để cuốn gói chuồn (Trích báo Thế giới).

Cố nhiên, những việc Diệm làm đều do Mỹ xúi giục. Mỹ - Diệm khinh rẻ Pháp như vậy, nhưng Pháp vân nịnh hót Mỹ - Diệm một cách ươn hèn. Như vừa rồi, khi hội Liên hợp quốc nhận 16 nước làm hội viên mới, đại biểu Pháp đã tuyên bố tiếc rằng chính quyền Diệm không được tham gia Liên hợp quốc!

Bị Mỹ - Diệm đá đít, Pháp vân cứ cúi đầu. Pháp làm, Pháp phải chịu.

Còn trách móc ai đâu?

C.B.

Báo Nhân Dân, số 656, ngày 19-12-1955, tr.2.


NHIỆM VỤ CỦA THANH NIÊN TA

Trong một năm qua, thanh niên ta đã cố gắng và tiến bộ khá. Theo báo cáo của Đoàn Thanh niên Cứu quốc, có thể tóm tắt mấy thành tích của thanh niên như sau:

Về nông nghiệp - Đã vỡ được hơn 1 vạn 6.000 mâu đất hoang. Đào được 37 cây số mương phai. Trồng được hơn 27 vạn ụ khoai. 8 vạn 6.000 thanh niên đã tham gia công việc hộ đê...

Về công nghiệp - Có 7 vạn 3.000 đoàn viên tham gia công việc khôi phục đường xe lửa. 8 vạn 3.000 thanh niên làm việc ở các công trường khác.

Về thi đua - Trong 5 tháng, thanh niên công trường số 4 đã tiết kiệm được 43 triệu đồng và 466 thanh niên được bầu là chiến sĩ xuất sắc. Có người như anh Nguyên Hữu Bảo (thanh niên xung phong Hà Nội) tăng năng suất gấp 13 lần...

Thanh niên trong quân đội học tập chính trị và kỹ thuật và thanh niên ở các trường học đều tiến bộ khá.

Đó là những thành tích đáng kể, đáng mừng. Nhưng đó chỉ mới là bước đầu và chưa được rộng khắp. Tính trung bình, thanh niên chiếm độ 1 phần 3 tổng số nhân dân - tức là một lực lượng to lớn. Lực lượng lớn thì phải có nhiệm vụ lớn. Cho nên trong mọi công việc khôi phục kinh tế, củng cố miền Bắc, chiếu cố miền Nam..., trên các mặt trận đấu tranh để’ thống nhất nước nhà, toàn thể thanh niên gái và trai phải cố gắng nhiều nữa, tiến bộ hơn nữa, để’ làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của thanh niên.

Thanh niên sẽ làm chủ nước nhà,

Phải học tập mãi, tiến bộ mãi, mới thật là thanh niên.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 657, ngày 20-12-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.215-216.


CHÚC MỪNG HAI NGÀY KỶ NIỆM VẺ VANG

Ngày kỷ niệm Toàn quốc kháng chiến (19-12) và ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân (22-12), ý nghĩa của hai ngày kỷ niệm vẻ vang ấy liên quan mật thiết với nhau.

Trong 8, 9 năm kháng chiến gian nan và oanh liệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, nhân dân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu chống kẻ thù cướp nước. Lúc đầu, kẻ thù mạnh gấp mây ta. Song nhân dân ta không chút e sợ, kiên quyết kháng chiến. Nhờ sức đoàn kết và cố gắng của bản thân ta, nhờ sự ủng hộ của nhân dân các nước bạn, nhân dân Pháp và nhân dân thế' giới yêu chuộng chính nghĩa, ta dần dần mạnh hơn địch và đã thắng lợi hoàn toàn.

Thắng lợi ấy là thắng lợi của toàn dân ta. Đã luôn luôn sẵn sàng hy sinh sức người và sức của cho kháng chiến, nhân dân ta lại cho những con em ưu tú nhất vào bộ đội để đánh giặc, giữ nước giữ làng.

Một điều nữa làm cho thanh danh của nhân dân ta lây lừng trên thế' giới, là hơn 1.600 gia đình đã cho cả 3 hoặc 4 người con vào bộ đội, 36 gia đình cho cả 5 con, 9 gia đình cho cả 6 con và 5 gia đình cho cả 7 con vào bộ đội. Thật là những gia đình vẻ vang!

- Tuy mới 11 tuổi, do Đảng ta tổ chức lên và do sự giáo dục, bồi dưỡng của Đảng và Chính phủ, quân đội ta đã trưởng thành mau chóng, đã trở nên một quân đội anh dũng, quyết chiến quyết thắng, có hàng chục vạn đơn vị chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Nó đã đánh thắng hơn 38 vạn địch và ngụy dưới sự chỉ huy của những "danh tướng" Pháp như Tátxinhi, Nava và do đế quốc Mỹ giúp súng, giúp tiền.

Quân đội ta đã giải phóng đất nước, đã đưa lại hòa bình và tự do cho nhân dân ta.

Từ Bắc đến Nam, nhân dân ta đoàn kết chặt chẽ, yêu nước nồng nàn; quân đội ta quyết một lòng bảo vệ nhân dân, giữ gìn Tổ quốc. Vì vậy mà kháng chiến đã thắng lợi vẻ vang.

Ngày nay, hòa bình đã trở lại, nhưng cuộc đấu tranh chính trị hãy còn gay go, phức tạp, gian khổ, lâu dài. Song, với lòng tin tưởng sắt đá, truyền thống anh dũng, tinh thần quật cường và bền gan quyết chí của nhân dân và quân đội ta, chúng ta nhất định sẽ thắng lợi trong cuộc đấu tranh chính trị và sự nghiệp hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước, nhất định sẽ thành công.

C.B.

-      Báo Nhân Dân, số 658,

ngày 21-12-1955, tr.2.

-      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.217-218.


MỘT VINH Dự MỚI CHO NHÂN DÂN TA

Ủy ban Giải thưởng Hòa bình quốc tế Xtalin vừa quyết định tặng giải thưởng năm 1955 cho 6 vị sau đây:

-       Cụ Tôn Đức Thắng, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

-       Bà Xêki, nghệ sĩ Nhật Bản,

-       Linh mục Fooc Bêc, Na Uy,

-       Ông Viếc, cựu Quốc trưởng Đức,

-       Ông Atma, nhân sĩ Xiri,

-       Ông Cadêna, cựu Tổng thống Mecxic.

Viế't bài giới thiệu các vị được thưởng, về cụ Tôn, ông hàn lâm Skôbenxin nói: "Nhân dân châu Á và toàn thế' giới sẽ hoan nghênh tin cụ Tôn Đức Thắng - một chiến sĩ xuất sắc ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - được Giải thưởng Hòa bình quốc tế Xtalin.

Từ thuở bé, cụ Tôn đã sống dưới ách áp bức của thực dân và đã nung nấu ý chí căm thù chúng. Suốt nửa thế' kỷ, cụ Tôn đã hy sinh, tận tụy, đấu tranh cho quyền tự do của nhân dân Đông Dương. Cụ đã bị tù đày 17 năm trường. Cách mạng Tháng Tám thành công, cụ Tôn mới ra khỏi nhà tù.

Cụ Tôn đã góp phần tích cực vào cuộc kháng chiến chống thực dân. Nhân dân Việt Nam rất kính mến cụ Tôn và đã bầu Cụ làm Chủ tịch Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam. Mặt trận đoàn kết hàng triệu người Việt Nam đấu tranh cho một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất.

Phiên họp Đại hội đồng hòa bình thế' giới năm 1955 ở Henxinhky đã bầu cụ Tôn làm Ủy viên Hội đồng hòa bình thế' giới.

Tặng Giải thưởng Hòa bình quốc tế' Xtalin cho cụ Tôn, tức là công nhận phần đóng góp to lớn của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giữ gìn hòa bình thế' giới".

Đồng bào ta ai cũng biết và ai cũng kính mến cụ Tôn. Cụ thật xứng đáng đại biểu cho nhân dân ta mà lãnh giải thưởng vô cùng cao quý ấy.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 660, ngày 23-12-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.222-223.


QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Quân đội ta là quân đội của nhân dân. Trong thời kỳ kháng chiến, quân đội thi đua giết giặc, để bảo vệ nhân dân. Hòa bình trở lại, quân đội vừa lo học tập, vừa ra sức giúp nhân dân trong mọi việc.

Trong năm vừa qua, nhiều đơn vị đã tham gia đắc lực:

-     Vào phong trào phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất.

-     Vào công việc tăng gia sản xuất. Bộ đội đã giúp đồng bào để’ sản xuất gần 4.000 tấn gạo và khoai, sắn; 44 triệu đồng; vỡ hoang và cày, gặt hàng vạn mâu ruộng.

-     Vào công việc đào mương, đắp đê và chống bão, lụt, sâu, chuột. Nhiều đơn vị và chiến sĩ đã có những thành tích rất oanh liệt. Như những đơn vị đã làm "hàng rào người" để’ ngăn nước phá đê. Có đơn vị làm "cầu người" để’ đồng bào chạy nạn lụt. Có chiến sĩ như đồng chí Lê Sĩ Tọa dù đã bị thuyền xô gãy ống chân, nhưng cứ tiếp tục cứu người. Như đồng chí Phạm Minh Đức đã cứu được 16 người khỏi chết đuối, vì cố cứu người thứ 17, mà bị hy sinh. Trong cơn bão lụt, bộ đội đã sẻ cơm nhường áo cho đồng bào. Sau bão lụt, bộ đội đã giúp đồng bào dựng lại hơn 8.000 nhà ở.

-     Trong phong trào chống nạn mù chữ và phòng bệnh, chữa bệnh, bộ đội cũng có những thành tích khá to.

Nói tóm lại: Vì bộ đội luôn luôn ra sức phục vụ nhân dân, cho nên nhân dân thương yêu bộ đội như con em ruột thịt của mình.

Trong công cuộc củng cố miền Bắc, khôi phục kinh tế, v.v. quân đội ta phải đóng góp một phần rất quan trọng và chắc sẽ có những thành tích vẻ vang.

Quân và dân ta đoàn kết thành một khối vững chắc, cùng nhau mạnh mẽ tiến lên, thì sẽ vượt được mọi khó khăn và nhất định thành công trong sự nghiệp thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 661, ngày 24-12-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.224-225.


TỔNG TUYỂN CỬ PHÁP
VÀ TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ

Mây hôm nay cho đến ngày 2-1-1956, cuộc vận động tổng tuyển cử ở Pháp rất sôi nổi. Các đảng phái tư sản công kích nhau cũng rất tợn. Chính sách Pháp ở Việt Nam cũng là một đề mục quan trọng để’ họ cãi lộn nhau.

Phái A mắng phái B: "Vì các anh mà Pháp đã tốn 3.000 triệu tiền và mất hơn 466 nghìn binh sĩ, nhưng chung quy là thất bại hoàn toàn với trận Điện Biên Phủ"

Phái B thì mắng phái C: "Vì các anh mà sau chiến tranh, Mỹ - Diệm đã trắng trợn hất cẳng Pháp".

"Diễn đàn các dân tộc" tuy là một tờ báo tư sản, nhưng đã mắng tuốt tất cả các đảng phái tư sản. Báo ấy viết:

..."Cho đến ngày đại bại ở Điện Biên Phủ, các đảng phái tư sản trong Quốc hội Pháp không hề quan tâm đến cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Người Pháp nào có hiểu biết chút đỉnh cũng đoán trước rằng đó là một cuộc chiến tranh tuyệt vọng, nhưng Quốc hội Pháp cứ để’ cho các Chính phủ Pháp theo đuổi cuộc đại tàn sát ngu dại và đau đớn ấy. Nhiều sĩ quan anh dũng nhất của Pháp đã hy sinh một cách vô ích.

Suốt mấy năm, Chính phủ này đến Chính phủ khác cứ tiếp tục cuộc chiến tranh ấy với mục đích duy nhất là làm cho Mỹ hài lòng. Mỹ đã nhận mua xương máu của binh sĩ Pháp với một giá tiền rất rẻ: Cứ 18 tháng, Mỹ trả cho 385 triệu đôla. Thế mà lòng "yêu nước" của cái Quốc hội và những cái Chính phủ ấy không hề tủi nhục khi nghĩ đến rằng: Để làm cho ngân sách thăng bằng, họ đã làm tiền với xương máu và tính mạng của quân đội Pháp.

Măngđét Phờrăngxơ đã ký đình chiến hồi tháng 7-1954. Nhưng lại để’ miền Nam Việt Nam thành thuộc địa của Mỹ. Pháp bị đuổi ra khỏi miền Nam. Mỹ đưa Diệm lên cầm quyền, vì Diệm thân Mỹ, chống Pháp vì Diệm là Công giáo, là tôi tớ của Spelman giám mục Mỹ... Nói tóm lại: Pháp đã mất hết ở Đông Dương, mất cả danh giá nữa...".

Các báo phản động Pháp đều lo ngại và đoán trước rằng: Trong cuộc tổng tuyển cử này, Đảng Cộng sản Pháp sẽ được thêm nhiều đại biểu vào Quốc hội.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 664, ngày 27-12-1955, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.229-230.


LẠI “ĐỜI SỐNG KIỂU MỸ”

Vì sao Mỹ không tán thành cấm bom A và bom H? Vì sao Mỹ lập căn cứ quân sự khắp nơi? Vì sao Mỹ lôi kéo bọn phản dân phản nước như Tưởng Giới Thạch, Ngô Đình Diệm? Vì sao Mỹ muốn gây chiến tranh?

Vì Mỹ muốn truyền bá "Đời sống kiểu Mỹ” khắp thiên hạ.

Đời sống kiểu Mỹ thế' nào? Đây là vài thí dụ mới:

-      Ít hôm sau khi giết chết em bé da đen Tin, người Mỹ da trắng lại giết chết cụ Jônxôn là người Mỹ da đen 60 tuổi, chủ tịch cấp huyện của Hội "Giúp người da đen tiến bộ”.

Vừa rồi, tên Kimben (Mỹ da trắng và bạn của tên thủ phạm đã giết em Tin) đi xe hơi đến một trạm bán dầu xăng và bảo anh Mentôn (Mỹ da đen, 32 tuổ’i, có 5 đứa con) bán thêm dầu cho nó. Lấy dầu xong, Kimben trợn mắt phùng mang mắng anh Mentôn: "Ai bảo mày thêm nhiều quá vậy!”. Rồi hắn rút súng lục bắn Mentôn chết ngay tại chô!

-      Boadờ là một thành phố có 5 vạn người, ở tỉnh Iđahô, phía tây nước Mỹ. Thành phố này có 70 nhà thờ, và có tiếng "phong thuần tục mỹ”.

Vừa rồi, ở Boadờ xảy ra 125 vụ hãm hiếp con trai từ 13 đến 20 tuổi. Trong số những người hãm hiếp gồm có: chủ nhà băng, quan tòa án, giám đốc trường,...

- Cônnely là một ủy viên trong Ban thanh tra toàn quốc, lại là một thư ký tin cậy của Tổng thống Truman, cùng mấy người nữa đã phạm 24 vụ tham ô... và...

Giết người, không bị tội. Hãm hiếp cả con trai. Tham ô và hối lộ. Kiểu Mỹ "đẹp" vậy thay!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 665, ngày 28-12-1955, tr.2.


ĐỨC GIÁO HOÀNG KÊU GỌI
CẤM BOM NGUYÊN TỬ

Nhân dịp lê Chúa Giáng sinh (24-12), Giáo hoàng đã đặc biệt nêu lên vấn đề cấm bom A và bom H. Thể theo nguyện vọng của hàng chục triệu người giáo và lương, Giáo hoàng đã nêu rõ ý nghĩa to lớn của vấn đề này đối với việc giữ gìn hòa bình thế giới. Người đã tán thành những đề nghị:

a)      Chấm dứt các cuộc thử bom A và bom H.

b)      Ngăn cấm việc dùng những vũ khí ấy.

c)       Lập những cơ quan kiểm soát binh bị.

Giáo hoàng tuyên bố: "Chúng tôi kiên quyế't chủ trương rằng: Việc thực hiện đầy đủ 3 biện pháp ấy là một nhiệm vụ đề ra bởi lương tâm của các dân tộc và các lãnh tụ của các dân tộc ấy”.

Ai cũng biết rằng: Từ ngày mới thành lập (năm 1917), Liên Xô đã tuyên bố tán thành hòa bình và giảm binh bị. Từ sau đại chiến thế' giới lần hai, Liên Xô không ngừng đề nghị với các nước giảm bớt binh bị, cấm bom A và bom H. Song các nước đế' quốc do Mỹ cầm đầu đã luôn luôn phản đối những đề nghị của Liên Xô.

Chỉ cách 10 năm trước ngày Giáo hoàng ra lời kêu gọi, tức là ngày 14-12, đại biểu Ấn Độ ở Liên hợp quốc lại đề nghị chấm dứt những cuộc thử bom khinh khí. Liên Xô và các nước dân chủ mới đều tán thành. Nhưng các nước phe Mỹ lại phản đối.

Một lần nữa, mọi người thấy rõ: Ai tán thành hòa bình? Ai âm mưu chiến tranh? Và trong vấn đề giữ gìn hòa bình và cấm bom nguyên tử, ai tán thành, ai phản đối Đức Giáo hoàng?

Một lần nữa, mọi người thấy rõ: Ở miền Bắc ta, những kẻ tuyên truyền bom nguyên tử để lừa bịp và cưỡng ép đồng bào công giáo đi vào Nam, chẳng những có tội với nhân dân, có tội với Tổ quốc, mà cũng có tội với Giáo hoàng! Chúng là đồ đệ quỷ Xatăng, và tay sai đế' quốc Mỹ. Vậy có câu rằng:

Đức Giáo hoàng cũng tán thành cấm bom nguyên tử,

Đế' quốc Mỹ vân âm mưu phá hoại hòa bình!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 666,

ngày 29-12-1955, tr.2.


QUỐC HỘI LIÊN XÔ

Từ hôm 26-12-1955, Quốc hội Liên Xô (Xôviết tối cao) đang họp khóa thứ 4. Quốc hội gồm 1.347 đại biểu (280 phụ nữ) của Viện Liên bang và Viện Dân tộc. Khóa họp này sẽ bàn 4 vấn đề:

-       Báo cáo ngân sách.

-       Thông qua những đạo luật mới.

-      Việc trao đổi các phái đoàn giữa Liên Xô với các nước ngoài.

-       Việc hai lãnh tụ Liên Xô đã đi thăm ba nước Ấn, Diến, Áp[23].

Bài này chỉ tóm tắt mấy điểm chính về ngân sách Liên Xô.

Tổng ngân sách năm 1956, thu: 59 vạn 1.900 triệu rúp; chi: 56 vạn 8.800 triệu rúp; dư: 2 vạn 3.100 triệu rúp.

Ngân sách quân sự: năm 1955 là 11 vạn 2.000 triệu rúp. Năm 1956 là 10 vạn 2.500 triệu rúp, tức là giảm bớt 1 phần 10, và bằng non 1 phần 5 tổng ngân sách.

Trong lúc đó, ngân sách quân sự Mỹ và năm 1956 sẽ tăng thêm 1.000 triệu đôla, tức là nhiêu hơn ngân sách quân sự Liên Xô 1 vạn triệu đôla, và chiếm hơn 50% tổng ngân sách Mỹ. Điều đó lại chứng tỏ: Liên Xô thực hành giảm bớt binh bị, Mỹ thì tiếp tục tăng thêm binh bị.

Năm 1956, Liên Xô sẽ chi vào công nghiệp nặng 9 vạn 6.000 triệu rúp. Sẽ lập thêm 2 xưởng to sản xuất nguyên tử để dùng vào việc xây dựng hòa bình. So với năm 1954 thì năm nay năng suấ't lao động tăng 12%, giá thành giảm được nhiều, cho nên giá sinh hoạt càng rẻ.

Sẽ chi vào nông nghiệp 2 vạn 1.000 triệu. 2 năm nay, diện tích trồng trọt đã tăng thêm 28 triệu mâu tây.

Về hành chính sẽ biên chế bớt rấ't nhiều, để đưa thêm sức lao động vào công việc sản xuất.

So với năm 1940, thì văn hóa, giáo dục tăng gấp 3 lần. Số học sinh các trường cao đẳng là 1 triệu 86 vạn 5.000 người. Ngoài ra, có 72 vạn người vừa làm việc vừa học lớp cao đẳng.

Chỉ mấy điểm trên đủ chứng tỏ rằng nhân dân Liên Xô đang tiến mạnh đến chủ nghĩa cộng sản với đời sống sung sướng, vui tươi, đồng thời, đang soi đường cho nhân dân lao động thế giới cách xây dựng một đời sống mới.

Hoan hô Quốc hội Liên Xô!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 667, ngày 31-12-1955, tr.2.


1956

TẾT NĂM 1946

Quang cảnh Tết năm ấy:

-      Ở Liên Xô và các nước dân chủ mới, nhân dân phải lo xây dựng lại hàng nghìn thành thị và hàng vạn làng mạc bị phát xít Đức đốt phá sạch trơn.

-      Ở Trung Quốc, với 500 vạn binh lính do Mỹ trang bị và hơn 1.000 máy bay Mỹ cho, bọn Tưởng Giới Thạch đang ào ạt tiến công, 50 vạn quân Giải phóng phải chống lại kẻ địch cực kỳ hung ác.

-      Ở Ân Độ, Diến Điện, Nam Dương..., nhân dân còn bị bọn đế' quốc thống trị.

-      Ở nước ta thì giặc thực dân cướp nước đang hoành hành. Đồng bào Nam Bộ chỉ có gậy tầm vông để chống giặc. Hà Nội anh dũng vật lộn với giặc trong khói lửa Thủ đô. Quân và dân ta phải vượt những khó khăn không thể’ tưởng tượng, để’ xây dựng nơi căn cứ cho cuộc kháng chiến trường kỳ.

Thật là một cái Tết gian lao cực khổ!

VÀ TẾT NĂM 1956

Qua 10 năm hy sinh và phấn đấu không ngừng, Tết năm nay hoàn toàn đổi mới:

-       Liên Xô đang thắng lợi tiến mạnh đến chủ nghĩa cộng sản.

-    Quân Giải phóng đã đánh cho bọn Tưởng tan tác, chúng phải trốn sang đảo Đài Loan. Quan thầy Mỹ của chúng cũng bị đá đít ra khỏi Trung Quốc. Cách mạng hoàn toàn thành công đã 6 năm, 620 triệu nhân dân Trung Hoa - cũng như các nước bạn khác - đang hăng hái thi đua xây dựng xã hội chủ nghĩa.

-    Nước Ân Độ to lớn, và các nước Nam Dương, Diến Điện,... đã thành những nước độc lập, tự do.

Nói tóm lại: Trong 10 năm qua, thế' lực của đế' quốc đã bị dồn lại rất hẹp. Thế' lực xã hội chủ nghĩa và hòa bình, dân chủ đã phát triển rất to. Ở nước ta thì kháng chiến đã thắng lợi. Miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng, không còn một mông thực dân. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thành một bộ phận trong đại gia đình vô cùng rộng lớn - từ Hà Nội, qua Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa, đến tận Béc Lanh. Gần 8 triệu nông dân ta đã được giảm tô, và hơn 4 triệu đã được chia ruộng đất. Các ngành kinh tế' và văn hóa đã khôi phục dần. Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc, các tầng lớp nhân dân ta - với sự giúp đỡ khảng khái, vô tư của các nước anh em - đang ra sức thi đua thực hiện kế' hoạch khôi phục kinh tế' và phát triển văn hóa. Tức là thi đua củng cố miền Bắc về mọi mặt, để cải thiện dần đời sống của nhân dân; để làm chô dựa chắc chắn cho đồng bào miền Nam đấu tranh chống Mỹ can thiệp, chống Diệm độc tài; để làm nền tảng vững mạnh cho toàn dân ta đấu tranh đặng thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước.

Với tình hình thuận lợi ấy, đối với nhân dân ta cũng như nhân dân các nước anh em bạn hữu ta, Tết này là một cái Tết vui tươi và đầy tương lai tốt đẹp.

Báo Nhân Dân kính chúc toàn thể đồng bào ta và nhân dân các nước anh em bạn hữu: Năm mới thắng lợi mới!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 669,

ngày 1-1-1956, tr.2.


TỔNG TUYỂN CỬ Ở PHÁP

Hôm nay, 2-1-1956, khắp nước Pháp rất nhộn nhịp với cuộc tổng tuyển cử.

Chỉ có 544 ghế đại biểu quốc hội, mà có đến 6.000 người thuộc 17 nhóm và đảng phái ra tranh cử.

Tham gia bỏ phiếu có hơn 27 triệu cử tri: 12 triệu 70 vạn nam và 14 triệu 90 vạn nữ. Số nữ cử tri, nhiều hơn nam cử tri 2 triệu 20 vạn người, vì lẽ rằng ngoài 60 tuổ’i, thì các cụ bà nhiều hơn các cụ ông.

Kết quả của cuộc tổng tuyển cử này sẽ rất quan hệ cho chính sách và vận mệnh nước Pháp 5 năm sau này. Như báo tư sản Pháp Nhanh đã viết:

"Điện Biên Phủ là chứng cứ rõ ràng để đánh giá những đại biểu Quốc hội 5 năm vừa qua... Nước Pháp cần đuổ’i ra khỏi Quốc hội những người đã cố ý tán thành các chính sách đã tạo nên tai họa ấy.

Cũng báo ấy đã đăng bức vẽ này:

Cái cột cao kể rõ những tội lôi to lớn mà các chính phủ Pháp đã phạm. Tội to nhất là đã gây ra "tai họa Điện Biên Phủ”.

Bị trói vào cột là: Thủ tướng Phô, Bộ Trưởng Ngoại giao Pinay... Phía sau là quần chúng đang hô "Đả đảo!”.

Muôn biết phe nào thắng, bại,
Xin xem tin tức ngày mai.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 670,

ngày 2-1-1956, tr.2.


CẦN PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO
ĐÀO MƯƠNG CHỐNG HẠN

Đã lâu trời không mưa. Dân thiếu nước làm ruộng. Cách chống hạn tốt nhất là đào giếng, đào mương. Rồi chịu khó gánh nước, để tưới cho ruộng nương.

Nhưng có người không tin vào sức mình, cho rằng đào giếng gánh nước tưới cho cả cánh đồng, thì không thấm tháp. Có người thì chờ trời khấn Phật, mong trời Phật ban mưa cho!

Nếu ruộng không được tưới kịp thời, thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến kế' hoạch tăng gia sản xuất nông nghiệp. Cho nên, ngay lập tức, các nông hội, chính quyền và chi bộ xã cần phải giải thích, động viên, tổ chức và khuyến khích nông dân thi đua đào giêng đào mương, lây nước chông hạn. Cán bộ huyện và tỉnh cần phải đôn đốc đào giếng.

Quyết tâm thì nhất định làm được. Một thí dụ:

Vì cán bộ khéo lãnh đạo, chỉ trong 6 ngày rưỡi, đồng bào xã Tân Dân, huyện Kim Anh, tỉnh Vĩnh Phúc đã đào được một cái mương dài 800 thước tây, 6 cái giếng mới và vét được 2 giếng cũ, đã gánh và tát nước tưới được 1.597 mâu lúa.

Các tổ đổi công - nhất là thanh niên - đã làm gương mâu. Trong thi đua tăng gia sản xuất, công việc gì cũng có những người xuất sắc. Như hai mẹ con bà Nguyên Thị Nguyên, trong một ngày đã gánh được 200 gánh nước tưới ruộng và trồng thêm được một sào rưỡi khoai.

Thế là xã Tân Dân đã thắng trời.

Xã Tân Dân làm thành công, thì các nơi khác nhất định cũng làm được.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 671, ngày 3-1-1956, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.237-238.


ĐẢNG CỘNG SẢN PHÁP THẮNG to

Năm 1951, các đảng phái phản động và Chính phủ Pháp câu kết với nhau, thi hành đạo luật tuyển cử gian dối. Thành thử Đảng Cộng sản được nhiêu phiếu mà lại được ít ghế' đại biểu trong Quốc hội. Những đảng phái phản động được ít phiếu, thì lại được nhiêu ghế'.

Chúng "ăn quen bén mùi", lại dùng luật â'y trong cuộc tổng tuyển cử này. Nhưng lần này, Đảng Cộng sản "lây gậy mày, đập lưng mày". Kết quả Đảng đã thắng to, chúng đã thâ't bại.

18 triệu 80 vạn cử tri (80%) đã đi bỏ phiếu. Đảng Cộng sản được 5 triệu 42 vạn phiếu - tức là hơn 1 phần 4 tổng số phiếu.

Đảng được 150 ghế' - tức là 1 phần 4 tổng số đại biểu Quốc hội.

10 đảng phái kia, nhóm nhiều nhất cũng chỉ được 2 triệu 92 vạn phiếu và 88 ghế, ít nhât thì được 28 vạn phiếu và 3 ghế. Nhóm Đờ Gôn thì hoàn toàn tan rã. Vì vậy:

Đảng Cộng sản là chính đảng to nhất ở Pháp. Kết quả ây làm cho nhân dân lao động Pháp rất phấn khởi, giai cấp lao động thế giới cũng vậy.

Nhưng đế' quốc Mỹ thì râ't buồn rầu. Vì sao? Hãng thông tin Mỹ U.P. trả lời:

"Ở Thủ đô Mỹ, người ta râ't lo ngại về kết quả của cuộc tổng tuyển cử Pháp, vì sự thắng lợi kỳ quái của Đảng Cộng sản...

150 nghị viên cộng sản đang ám ảnh một cách ghê sợ trên tư tưởng những nhà cầm quyền Mỹ, vì sự bành trướng lực lượng của những lá phiếu cộng sản ở thế giới "tự do" làm cho các đại biểu Quốc hội Mỹ cực kỳ lo ngại.

Ở Mỹ, người ta không hiểu: Vì sao hồi 1951 luật tuyển cử phức tạp của Pháp đã chống được cộng sản, mà nay thì nó quay lại chống những người đã tạo ra nó".

Chắc bà con ta còn nhớ rằng: Trong cuộc tổng tuyển cử năm 1951, Đảng Cộng sản Pháp chỉ được 94 ghế' đại biểu, mà báo chí Mỹ đã la ó lên: "Suốt mấy năm nay, Mỹ đã bỏ cho Pháp hàng trăm triệu đôla, mà kết quả là cứ 4 người Pháp thì 1 người tán thành cộng sản. Thế' là Chính phủ Mỹ đã đưa tiền đổ xuống biển, mấ't công toi dã tràng!...". Ngày nay, Đảng Cộng sản Pháp thắng to như vậy, chẳng hay báo chí phản động Mỹ sẽ có thái độ thế' nào?

Tục ngữ Pháp có câu: "Chó sủa mặc chó, xe cứ tiến lên".

Chúng ta cũng nhớ rằng: Trong những năm kháng chiến, Đảng Cộng sản Pháp đã ra sức hô hào và lãnh đạo nhân dân Pháp chống chiến tranh thực dân và hết lòng ủng hộ nhân dân ta. Ngày nay, Đảng Cộng sản Pháp đòi Chính phủ Pháp thi hành đúng đắn Hiệp định Giơnevơ và ủng hộ chúng ta trong cuộc đấu tranh chính trị để thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước.

Vì vậy, nhân dân Việt Nam ta thành thật chúc mừng nhân dân Pháp và Đảng Cộng sản Pháp đã thu được thắng lợi to lớn.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 674, ngày 6-1-1956, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.242-243.

KẾ HOẠCH NÔNG NGHIỆP
CỦA TRUNG QUỐC

Cuộc hội nghị nông nghiệp ở Trung Quốc vừa rồi, đã quyết định mức sản xuất năm nay sẽ đạt mức sản xuất đã định cho năm 1957 trong kế' hoạch năm năm thứ 1, tức là:

Về lương thực - sẽ sản xuất 199 triệu tấn (nhiều hơn mức đã định cho năm 1957: 6 triệu 20 vạn tấn).

Về bông - 3.550 vạn tạ (nhiều hơn mức định cho năm 1957: 270 vạn tạ).

Các thứ khác, như thuốc lá, chè, dâu nuôi tằm... cũng vượt mức đã định cho năm 1957.

Về chăn nuôi - cũng tăng vượt mức đã định.

Điều kiện - nhiệm vụ tuy to lớn, nhưng có đủ điều kiện để thực hiện:

-      Hợp tác xã nông nghiệp đang được tổ chức khắp cả nước. Nó sẽ đẩy mạnh sức sản xuất rất nhiều.

-      Các cấp Đảng và chính quyền tăng cường sự lãnh đạo việc sản xuất. Điều đó sẽ bảo đảm cho công việc sản xuất hoàn thành một cách thắng lợi.

-      Các ngành kinh tế' khác ra sức giúp đỡ nông nghiệp. Đó cũng là một điều kiện thuận lợi cho việc tăng gia sản xuất.

Hội nghị cũng quy định cho các địa phương phải có kếhoạch thiết thực về những công việc, như: Vỡ thêm đất hoang cải tiến canh tác, đào giếng khai mương, chọn giống, trữ phân, trừ sâu, giết chuột, săn sóc trâu bò...

Hội nghị dự định nội trong 7 năm sẽ căn bản tiêu diệt các nạn hạn, lụt, sâu bọ và các thứ chim phá lúa.

Hội nghị yêu cầu các cấp thuộc ngành nông nghiệp và các hợp tác xã nông nghiệp: Phải ra sức đào tạo cán bộ cho hợp tác xã nông nghiệp, dạy cho họ cách kinh doanh quản lý và kế' toán. Phải phát động tốt phong trào thi đua, khen thưởng ở những người kiểu mâu, tổ chức những cuộc trưng bày, chọn phái những đoàn tham quan, giúp đỡ nông dân miền núi.

Đó là những công việc cần thiết để’ hoàn thành vượt mức kế’ hoạch tăng gia sản xuất.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 675,

ngày 7-1-1956, tr.2.


TRẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
Ở TRUNG QUỐC

Phong trào hợp tác xã nông nghiệp lên rất mạnh, cho nên các "trạm kỹ thuật nông nghiệp" phát triển rất nhanh. Năm 1954, mới có 3.500 trạm. Cuối năm 1955 tăng đến 8.000 trạm, với gần 5 vạn nhân viên. Gần 40 phần 100 khu nông thôn (như huyện của ta) và các khu ngoại ô thành thị lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh đều có "trạm kỹ thuật".

Trạm bày vẽ cho nông dân chọn giống, trữ phân, giết sâu, khơi mương, chống hạn... Kết quả là có nơi trước kia chỉ cấy 1 mùa, nay cấy 2 mùa, và có nơi sản xuất tăng từ 15 đến 40 phần 100.

Cách làm việc của các trạm là dựa vào các hợp tác xã nông nghiệp, tùy theo tình hình thiết thực của môi địa phương mà chỉ đạo về kỹ thuật; nghiên cứu, tổng kết và truyền bá những kinh nghiệm của quần chúng ở địa phương. Thí dụ, năm ngoái, các trạm ở tỉnh Phúc Kiến đã tổng kết được 65 kinh nghiệm, ở huyện Mê Chi, tỉnh Thiểm Tây, tổng kết được 13 kinh nghiệm. Những kinh nghiệm ấy rất có ích cho việc tăng gia sản xuất.

Các trạm lại phổ biến kỹ thuật theo cách "vết dầu loang". Họ cùng đoàn thanh niên ký giao kèo "quyết dạy, quyết học", do đó, đã đào tạo hàng vạn nông dân thành cốt cán kỹ thuật. Rồi do những cốt cán ấy tổ chức những "lưới kỹ thuật” huấn luyện thêm hàng triệu nông dân thành nhân viên kỹ thuật. Nhờ vậy, mà kỹ thuật nông nghiệp được phổ biến rất nhanh.

Cuối năm nay, ngoài một số ít vùng tự trị của dân tộc thiểu số, hầu hết các khu đều có "trạm kỹ thuật”.

Đó là những kinh nghiệm rất quý báu cho cán bộ nông nghiệp ta.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 677, ngày 9-1-1956, tr.2.


THANH NIÊN XUNG PHONG

ĐÀO GIẾNG, KHAI MƯƠNG[24]

Thanh niên xung phong, Khai mương, đào giếng.

Thanh niên nổi tiếng,

Đào giêng, khai mương.

Quyết tâm chống hạn để tăng gia sản xuất, đồng bào nông dân khắp nơi đang đào giếng, khai mương và đã có thành tích rấ't khá.

Trong công việc này, thanh niên nông dân đã góp một phần quan trọng. Sau đây là vài thí dụ:

-       Hà Tĩnh - Trong 3 hôm, từ 29 đến 31-12, đồng bào đã đào và sửa được 2.000 cái giếng, 69 cái mương và đặt được 117 cái xe quay nước.

-      Nghệ An - Cũng trong 3 hôm ấy, đào được 500 cái giếng, 160 cây số mương. Riêng huyện Thanh Chương đã gánh được 115 vạn gánh nước tưới cho ruộng.

-       Thanh Hóa - Trong 2 hôm từ 15 đến 16-12, đào và sửa được 2.000 cái giếng, 21 cây số mương. Riêng thanh niên 31 xã ở huyện Hoang Hóa đào và sửa được 1.000 cái giếng và 8 cây số mương.

-      Hải Dương - Ủy ban hành chính tỉnh cùng 4 vạn đồng bào dân công đào kênh dài 20 cây số, nối sông Cày và sông Neo để lấy nước tưới ruộng.

-      Thái Bình - Thanh niên xã Quang Trung đào được 4 cái ao và 300 thước ngòi, do đó đã làm cho đồng bào phấn khởi và ra sức khai mương đào giếng. Riêng đồng chí Bốn (trưởng phân đoàn thanh niên) đã gánh được 300 gánh nước.

Nếu thanh niên nông dân khắp nơi đều xung phong làm kiểu mâu như thế, nếu đồng bào nông dân khắp nơi đều cố gắng như thế, thì chúng ta nhất định đánh thắng giặc hạn, và vụ lúa này nhất định tốt.

Chúng tôi được tin rằng: Hồ Chủ tịch và Chính phủ quyết định sẽ khen thưởng những xã và những đơn vị nào có thành tích nhất trong việc gánh nước, khai mương, đào giếng, chống hạn. Vậy, mong bà con ta ai cũng cố gắng giành cho được giải thưởng.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 678, ngày 10-1-1956, tr.2.

-      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.244.


MẬT THÁM MỸ

Hãng thông tấn Mỹ U.P. (26-12-1955) đăng tin:

Bộ Quốc phòng Mỹ đang ra sức tổ chức và huấn luyện thêm những "đội đặc biệt" do tướng Bulốc phụ trách. "Đội đặc biệt" là gì?

Tướng Bulốc nói: Suốt 3 năm nay, những "đội đặc biệt" đã được huấn luyện về mọi cách chui vào sau lưng của đối phương để tổ chức hoặc giúp đỡ bọn biệt kích.

Các đội viên phải học tiếng nói và phong tục, tập quán của địa phương mà họ sẽ bị phái đến. Đồng thời học những phương pháp phá hoại, do thám và hoạt động bí mật khác.

Bulốc nói thêm: "Trước kia, Mỹ đã thi hành "chiến tranh tinh thần", nhưng chỉ làm theo cách tạm bợ. Từ nay, với các "đội đặc biệt", "chiến tranh tinh thần" sẽ được chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ hơn".

Trong cuộc Đại chiến thế' giới lần thứ hai, phát xít Đức đã dùng "chiến tranh tinh thần" một cách rất xảo quyệt và táo bạo. Song những "đội đặc biệt" của chúng phái đến Liên Xô không mống nào sống sót. Vì chúng bị nhân dân Liên Xô giúp Hồng quân và Công an tiêu diệt hết.

Kinh nghiệm quốc tế' chứng tỏ rằng: Chống bọn phá hoại cũng như chống mật thám Mỹ, cách tốt nhất là tổ chức và giáo dục nhân dân đến nơi đến chôn. Lòng nồng nàn yêu nước và tinh thần cảnh giác của nhân dân, cộng với sự cố gắng của bộ đội và công an - là cái lưới (thiên la địa võng), bất kỳ bọn phá hoại nào, bọn mật thám nào cũng không lọt được cái lưới ấy của nhân dân.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 679,
ngày 11-1-1956, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.246-247.


THANH NIÊN TRUNG QUỐC
THI ĐUA VỠ HOANG

Thanh niên Trung Quốc đang thi đua thực hiện 2 khẩu hiệu: "Tiến quân vỡ thêm ruộng đất”, "Tiến quân khắc phục khó khăn”.

Ngoài những đội Thanh niên xung phong ở các xí nghiệp, ở trong bộ đội, ở các trường học, 16 tỉnh đã có những đội xung phong vỡ ruộng hoang, gồm có hàng vạn thanh niên gái và trai.

Những đội thành lập sớm hơn, như đội thanh niên Bắc Kinh đã vỡ được 1.200 mâu đất, cắt được 24 vạn cân cỏ, làm được 15 cái nhà và 8 cái chuồng trâu, bò. Đội Liêu Ninh vỡ được 890 mâu tây đất.

Để thỏa mãn ý nguyện của thanh niên, Đoàn thanh niên các địa phương đã đặt việc động viên thanh niên vỡ hoang thành một công tác quan trọng nhất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và với sự phối hợp của các ngành, các đoàn thanh niên đã đặt kế hoạch phân phối đội nào vỡ hoang ở đâu và mấy mâu. Thí dụ: Tỉnh đoàn Cát Lâm định trong 2 năm sẽ động viên 10 vạn thanh niên vỡ hoang 5 vạn mâu tây, Tỉnh đoàn Phúc Kiến định xây dựng một nông trường tập thể’ của thanh niên...

Hơn 120 vạn thanh niên và nhi đồng tỉnh Nhiệt Hà thì tham gia việc trồng cây gây rừng. Hai năm qua, họ đã trồng được 1.354 vùng "rừng thanh niên”, cộng 2 vạn 5.076 mâu, với 3 vạn 4.597 nghìn cây. Theo lời kêu gọi của Đại hội "Những thanh niên hăng hái xây dựng xã hội chủ nghĩa” họp vào tháng 9 năm ngoái, thanh niên các tỉnh khác đã trồng được 750 vùng rừng, cộng 1 vạn 5.320 mâu với 1 vạn 3.543 nghìn cây. Thanh niên và nhi đồng tỉnh Nhiệt Hà định trồng thêm (trong năm nay và năm sau) 3.878 vùng rừng, cộng 9 vạn 9.318 mâu với 8 vạn 3.375 nghìn cây,...

Mong rằng thanh niên Việt Nam ta cố gắng học tập anh em thanh niên Trung Quốc, mở rộng và củng cố phong trào thanh niên xung phong khắp nơi để giúp sức hoàn thành "Kế hoạch Nhà nước năm 1956” đúng mức và vượt mức.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 681, ngày 13-1-1956, tr.2.


CHÍNH QUYỀN MỸ - DIỆM
VÀ DƯ LUẬN CÁC NƠI

Nước Pháp buổi chiều là một tờ báo phản động. Phóng viên của nó là Bôda ở Nam Bộ đã 8 năm. Báo ấy luôn luôn ca tụng Mỹ - Diệm. Vì vậy, người ta không thể nghi cho nó cố ý nói xấu Mỹ - Diệm. Sau đây là vài đoạn trích trong 2 số 29, 30 tháng 12-1955 của báo ấy:

". Chính sách khủng bố tràn lan (giết bí mật, trại tập trung). Các báo chí cũng là công cụ khủng bố: Bộ tuyên truyền của Diệm hằng ngày ra lệnh cho các báo phải đăng những bài hăm doạ, chửi rủa... phê bình Diệm, là bị tù...

Tuy vậy, về căn bản, Diệm đã thất bại, vì nếu dân ở thành phố thì thờ ơ, làm cho qua chuyện; Diệm không nắm được dân ở thôn quê. Diệm cũng như Pháp trong thời kỳ chiến tranh, chỉ nắm được thành thị và các đường giao thông chính mà thôi.

Việt Minh nghèo, nhưng họ cần kiệm. Diệm có tiền Mỹ giúp, môi năm độ 300 triệu đôla; song tiền ấy chỉ ở trong thành phố, trong tham mưu, trong các bộ và trong kẻ đầu cơ. Tiền ấy chỉ dùng để củng cố quyền độc tài chuyên chế.

Nhân dân chưa bao giờ khổ như bây giờ. Giá gạo lên vùn vụt. Diệm tuy thắng trong cuộc "trưng cầu dân ý” giả dối, song Diệm đã hoàn toàn thất bại trong cuộc "trưng cầu dân ý” thật sự - tức là vấn đề gạo. Gạo khan hiếm vì nhiều lẽ: Ruộng vườn và mương đập bị chiến tranh tàn phá, không được sửa chữa; nội chiến lung tung; nhất là vì nông dân không tin tưởng, không chịu bán gạo, không thiết tha cày cây, sản xuất mùa sau sẽ sụt mất một nửa.

Dân Bắc di cư vào Nam sống rất tạm bợ, cực khổ.

Nạn thất nghiệp tràn lan, tài chính bế' tắc: 80% ngân sách của Diệm nhờ vào tiền Mỹ.

Mỹ nắm cả mọi quyền hành: quân sự, kinh tế', văn hóa, tuyên truyền. Lansđêlơ (quan 5 Mỹ) đặt bàn giâ'y ở ngay trong nhà Diệm. Việc "cải cách điền địa” do tên Lêđơgirsky (Nga trắng vào quốc tịch Mỹ) chỉ huy. Giám mục Hácnét (Mỹ) thay mặt giáo chủ Spenman (Mỹ) hoạt động trong giáo dân.

Diệm phái người anh là giám mục Ngô Đình Thục sang Tòa thánh xin làm tổ’ng giám mục ở Việt Nam. Nhưng Tòa thánh lại phong cho cha Hiền chức ấy. Suốt mấy tuần lê, Diệm không cho công bố lệnh ấy của Tòa thánh. Vì vậy, nhiều linh mục Việt Nam và cha Hiền phản đối Diệm. Một vị linh mục nói: "Diệm đã gây ra quá nhiều thù oán... Nếu Diệm bị đánh đổ, công giáo không nên bị vạ lây. Cho nên nhà thờ định phải tách rời vận mệnh của công giáo với số phận của Diệm".

C.B.

Báo Nhân Dân, số 683,

ngày 15-1-1956, tr.2.


“KẾ HOẠCH 5 NĂM” CỦA TRUNG QUỐC

SẼ LÀM XONG TRONG 4 NĂM

Công nhân ở nhiều xí nghiệp Trung Quốc quyết làm xong "kế hoạch 5 năm” trong 4 năm. Thí dụ: Xí nghiệp làm gang to nhất ở An Sơn, 7 xí nghiệp to ở Thượng Hải, 3 xí nghiệp to ở Thẩm Dương,... Các xí nghiệp xây dựng các mỏ than, cũng đảm bảo làm xong kế' hoạch trong 4 năm và vài tháng.

Làm được như vậy, là vì trong 3 năm qua đã vượt được nhiều khó khăn và phát triển những thuận lợi sau đây:

-       Lực lượng sáng tạo của công nhân rất to. Tinh thần thi đua của công nhân rất hăng hái và bền bỉ.

-       Trong 3 năm qua, đã thu được kinh nghiệm quý báu.

-       Sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước bạn rất chu đáo.

-       Đảng và Chính phủ lãnh đạo rất sát, rất đúng đắn. Cán bộ và công đoàn rất tận tuỵ.

Thêm vào đó, phong trào hợp tác xã nông nghiệp rất sôi nổi, mức sản xuất nông nghiệp tăng nhiều. Ở các thành thị, nhiều công thương nghiệp của tư nhân hăng hái thực hiện "công tư hợp doanh". Hai việc ấy cũng ảnh hưởng tốt đến toàn bộ kinh tế', làm cho công nhân và các tầng lớp nhân dân khác thêm hăng hái, ra sức làm xong kế' hoạch trước thời hạn.

Khi nhân dân (công, nông, lao động trí óc, các nhà công thương) đã nhận rõ mình là người chủ của nước nhà, và có nhiệm vụ làm cho nước nhà thịnh vượng, thì việc gì to lớn và khó khăn mấy, nhân dân cũng làm được.

Ở Liên Xô, các "kế hoạch 5 năm” đều làm xong trước thời hạn. Ở Trung Quốc "kế hoạch 5 năm” lần thứ nhất cũng căn bản làm xong trong 4 năm.

Các nước anh em ta đã đi trước dân đường. Nhân dân ta cần phải theo con đường ấy, ra sức thi đua, làm cho "kế hoạch Nhà nước năm 1956” hoàn thành đúng mức và vượt mức. Anh em ta đã thắng lợi; ta cố gắng thì nhất định sẽ thành công.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 685, ngày 17-1-1956, tr.2.


19-1-1956

Trả lời bạn đọc: Hôm nay Quốc hội mới của Pháp họp buổi đầu tiên, vì Hiến pháp của Pháp định rằng Quốc hội mới phải họp vào ngày thứ 5, tuần thứ 3, sau tổng tuyển cử.

-      Luật tuyển cử của Pháp rất phức tạp, khó hiểu. Một thí dụ: Sau tổng tuyển cử năm 1951, Đảng Cộng hòa bình dân (phe hữu) chỉ được 12 phần 100 tổng số phiếu mà được 82 ghế đại biểu.

Đảng Cộng sản được hơn 25 phần 100 tổng số phiếu, đáng lẽ được hơn 160 ghế' đại biểu, mà chỉ được 94 ghế.

Đảng Đờ Gôn được 21 phần 100 tổng số phiếu lại được 107 ghế) tức là hơn Đảng Cộng sản 13 ghế...

-      Phiên họp đau, do một đại biểu nhiều tuổi nhất làm chủ tịch lâm thời; lần này do đồng chí Casanh, 87 tuổi, làm chủ tịch.

-      Buổi đầu, các đại biểu ngồi theo thứ tự tên của mình A, B, C,... Buổi họp sau, mới chia ra ngồi theo từng đảng phái, hoặc tả, hoặc hữu.

-      Việc đầu tiên của Quốc hội là cử chủ tịch chính thức cho khóa này; và bầu (theo lối bắt thăm) 10 ban "giám sát” để xét lại sự hợp thức của các đại biểu. Ít nhất cũng vài tuần lê mới xét xong một nửa số đại biểu; lúc đó, Quốc hội mới thật sự bắt đầu làm việc, thảo luận các vấn đề.

Công việc của 10 ban này, thường chỉ là hình thức thôi. Nhưng cũng có khi phát giác ra những việc kỳ quái: như năm 1951, một người được cử làm đại biểu xứ Vốtgiơ, nhưng sau xét ra, y đã dùng tên giả để’ ứng cử, lại là một tên can nhiều vụ xoay tiền, đang bị tòa án nhiều nơi tìm bắt.

Quốc hội Pháp gồm có nhiều đảng phái, nhưng có thể’ chia làm 4 nhóm chính:

153 đại biểu Đảng Cộng sản là đảng to nhất. Trong Quốc hội này có 19 đại biểu phụ nữ thì 15 người là cộng sản.

173 đại biểu của 4 đảng thuộc "Mặt trận cộng hòa”.

199 đại biểu của khối "ôn hòa” do nhiều đảng phe hữu hợp lại.

53 đại biểu của đảng phát xít mới của Pugiađơ.

Dù sao, nhân dân lao động có khá nhiều đại biểu trong Quốc hội này. Điều đó sẽ có ảnh hưởng tốt cho chính trị nước Pháp.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 687,

ngày 19-1-1956, tr.2.


MỪNG NƯỚC XUĐĂNG ĐƯỢC ĐỘC LẬP

Bà con ta mở bản đồ thế giới mà xem, thì sẽ thấy rõ sự biến đổi cực kỳ to lớn trong mươi năm nay:

Mươi năm trước, chỉ có Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa, còn 5 phần 6 trên quả đất là thuộc quyền tư bản và đế' quốc.

Ngày nay thì khác hẳn. Thế' lực đế' quốc bị đánh co lại. Dân tộc độc lập ngày càng đông thêm. Ở châu Á, 2 nước to nhấ't trên thế' giới là Trung Quốc và Ấn Độ, cùng các nước Nam Dương, Diến Điện, Xây Lăng, Bắc Triều Tiên, miền Bắc Việt Nam đều hoàn toàn độc lập. Ở châu Phi, các nước như Marốc, Tuynidi đã buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ, và tiến tới độc lập. Các dân tộc như Mã Lai ở châu Á, Angiêri và Kênia ở châu Phi đều đang chiến đấu oanh liệt, đòi độc lập, chống thực dân. Sang năm mới 1956, nước Xuđăng đã tuyên bố độc lập.

Xuđăng ở vào châu Phi, là một nước rộng lớn, có 9 triệu người. Hơn 90% là nông dân. Có chàm, gô, lúa, vàng. Môi năm sản xuất hơn 5 vạn 5.200 tấn bông.

Từ năm 1892, Xuđăng bị thực dân Anh thống trị và bóc lột. Do nhân dân đấu tranh dũng cảm, cho nên thực dân Anh phải chịu thua, phải để cho Xuđăng độc lập.

Thế là đế quốc lại bị đánh lùi; mà đại gia đình của các dân tộc độc lập thì càng thêm đông đúc, mở rộng và mạnh mẽ. Vì lẽ đó, nhân dân Việt Nam ta nhiệt liệt chúc mừng nhân dân Xuđăng.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 689, ngày 21-1-1956, tr.2.


TIẾNG NÓI MIỀN NAM

Báo Nhân Dân tiếp được mây bức thư của miền Nam. Xin trích nguyên văn của một bức thư như sau, để bà con cùng xem:

"Thưa ông chủ bút,

Dạo tết, tướng Trần Văn Đôn họp anh em chúng tôi lại, làm lê đốt lon kiểu Pháp, lấy lon kiểu Mỹ. Rồi y diên thuyết: "Việc đó chứng minh quân đội quốc gia hoàn toàn độc lập, xóa hết vết tích thực dân; và quân đội quốc gia phải sẵn sàng "Bắc tiến"".

Nghe y nói, anh em chúng tôi vừa buồn cười, vừa tức giận.

Vê đến trại, anh em tốp 5, tốp 3 bàn tán: Đốt lon kiểu Pháp - Được lắm, ai cũng bằng lòng. Nhưng lại đóng lon kiểu Mỹ, thế' là hất cẳng Tây để bợ đít Mỹ chứ độc lập cái gì!

Còn "Bắc tiến"? Tụi nó ăn của Mỹ quá nhiều, đã hóa ra điên rồ! Tài giỏi như bọn Lơcơléc và Tátxinhi, còn bị quân đội Cụ Hồ đánh cho thua chạy té cứt, rút cục tại Điện Biên Phủ phiến giáp bất hoàn[25]. Huống chi tụi Đôn và Tỵ, mà dám "Bắc tiến" à! Vả lại, số đông anh em binh sĩ chúng tôi, vì bị bắt buộc mà phải đi lính, vì không có ăn mà phải đi lính, nhưng đời nào chúng tôi nghe lời tụi Mỹ - Diệm, làm những việc nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn.

Chúng tôi có được nghe chút ít cương lĩnh của Mặt trận Tổ quốc, biết rằng đồng bào ngoài Bắc phấn đấu cho thống nhất, cho hòa bình. Đối với anh em binh sĩ miền Nam, Mặt trận Tổ’ quốc cũng rộng rãi. Cho nên chúng tôi rất tán thành. Vì vậy, chúng tôi cũng tán thành "Bắc tiến". Nhưng không phải "Bắc tiến" để đánh nhau như tụi nó muốn, mà để bắt tay hợp tác với đồng bào ngoài Bắc để thống nhất nước nhà...

Kính chào ông,

Ký tên: 19 sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính".

C. B. chỉ xin thêm một câu:

Bức thư ý nghĩa doi dào,

Tỏ tường tâm sự đong bào miên Nam.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 691,

ngày 23-1-1956, tr.2.


BỌN PHẢN CHÚA, PHẢN DÂN, PHẢN NƯỚC

Vụ án tên Ninh, tên Giáo (2 tên giả danh công giáo) và bọn địa chủ cường hào gian ác ở Sở Kiện, tỉnh Hà Nam (báo Nhân Dân, ngày 13-1-1956) là một kinh nghiệm đau xót và sâu sắc cho đồng bào công giáo và cho toàn thể cán bộ ta:

Trước Cách mạng Tháng Tám, chúng đã vào tổ chức phản động.

Sau cách mạng, chúng chui vào cơ quan của ta để’ phá hoại từ trong phá ra.

Hồi kháng chiến, chúng theo Pháp, lập tề, làm mật thám, lùng giết cán bộ ta. Chúng đã chỉ điểm cho địch ném bom chết 75 đồng bào.

Khi Sở Kiện được giải phóng, chúng giả làm hăng hái, tiến bộ, để tiếp tục phá hoại.

Để chia rẽ đồng bào lương và giáo, để làm cho đồng bào giáo nghi ngờ Chính phủ ta cấm đạo, chúng đã tịch thu quỹ của nhà chung. Chúng gọi cha cố là thằng. Chúng mắng nhiếc đồng bào đeo tượng Chúa.

Hòa bình trở lại, chúng giả danh cán bộ của Chính phủ vào tịch thu hơn 200 tạ thóc của nhà chung và của đồng bào bị địch cưỡng ép di cư.

Để cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam, chúng đã đốt một lần 120 nóc nhà. Rồi chúng lại phao tin là bộ đội ta đốt!

Đối với những người trước đã bị chúng bắt ép đi lính cho địch, nay chúng lại sỉ nhục, đe dọa đủ cách. Chúng nói: Đi lính ngụy 3 năm thì phải đi dân công 3 năm để chuộc tội. Chúng phá hoại chính sách khoan hồng của Chính phủ ta.

Những gia đình tản cư trong thời kỳ kháng chiến, thì chúng không cho trở về làng.

Để phá hoại cải cách ruộng đất, chúng sắp đặt tay sai của chúng, để cho cán bộ bắt phải rê xấu. Chúng che chở cho địa chủ lọt thành phần, quy phú nông và trung nông lên địa chủ, để làm cho nhân dân hoang mang. Chúng giết chết khổ chủ. Chúng đốt nhà nông dân. Chúng đã dùng mọi thủ đoạn tội ác để phá hoại chính sách của Đảng và của Chính phủ.

Nói tóm lại: Chúng đã phản Chúa, phản dân, phản nước.

Suốt mấy năm, chúng dám hoành hành, là vì cán bộ cấp trên đã nặng bệnh quan liêu, xa thực tế, xa quần chúng.

Ngày nay, do cán bộ đi sâu xét kỹ, nhờ nhân dân lương và giáo kiên quyết đấu tranh, cho nên bọn Ninh và Giáo đã phải đền tội. Đồng thời, vụ này cũng nêu lên một kinh nghiệm, nhắc nhủ đồng bào công giáo và toàn thể cán bộ ta phải luôn luôn cảnh giác.

C.B

Báo Nhân Dân, số 692,

ngày 24-1-1956, tr.2.


NỘI BỘ BỌN DIỆM LỤC ĐỤC

Tháng 10 năm ngoái, Diệm bày trò hề "Trưng cầu dân ý". Muốn gây thanh thế, Diệm nhờ bọn Nguyên Bảo Toàn lập ra những "ủy ban cách mạng" để hưởng ứng hắn.

Nay đã châm, chọc lên ngôi "Tổng thống", kiêm Thủ tướng, kiêm Tổ’ng tư lệnh, kiêm v.v.. - Diệm sợ bọn Toàn ganh tị, hắn bèn hất cẳng bọn Toàn:

Hôm 16-1, trời chưa sáng, một đoàn camnhông chở đầy cảnh sát của Diệm đến bao vây và chiếm đóng trụ sở của "ủy ban cách mạng", không cho bọn Toàn vào nữa.

"Chủ tịch" Nguyên Bảo Toàn và "Tổ’ng thư ký" Nhị Lang đã lên tiếng trách Diệm chuyên chế độc tài.

Vâng lệnh Mỹ, bọn Diệm ra tay giết hại đồng bào miền Nam một cách cực kỳ dã man.

Ngoài những vụ ghê tởm như vụ giết đồng bào Hương Điền, mà bà con miền Bắc đã rõ, còn nhiều vụ rùng rợn khác, như vụ Tràng Cát:

Ở Tràng Cát (Quảng Nam), bọn Diệm đã chôn sông 21 người vì họ không bỏ phiếu cho Diệm trong cuộc "Trưng cầu dân ý" giả dối. Tiếp đó, chúng giết thêm 5 người và bắt giam 200 người, chỉ vì họ đã đi tìm xác những người bị chúng chôn sống!

Chúng lại giết thêm 6 người đi buôn, chúng vu cho họ liên lạc với những người bị bắt!

Mỹ - Diệm đang ra tay khủng bố khắp miền Nam. Song nhiều tờ báo Pháp đã nói: Diệm dùng cách khủng bố, không phải vì nó mạnh, mà trái lại vì nó bấp bênh, bị nhân dân kịch liệt phản đối.

Càng thương xót đồng bào miền Nam, chúng ta càng phải ra sức thi đua củng cố miền Bắc về mọi mặt, để giúp đồng bào miền Nam đấu tranh cho đến thắng lợi cuối cùng.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 693, ngày 25-1-1956, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.248.


CÁC CỤ GIÀ NHIỀU TUỔI NHẤT
CỦA NƯỚC TA

Cụ Hà Văn Quận 123 tuổi, quê ở Khu IV. Nhiều bạn đọc đã nghe tiếng.

Cụ Hương 116 tuổi, xã Nghi Quang, Nghệ An.

Cụ Nguyễn Duy Nhàn 106 tuổi, xã Định Thành, Thanh Hoá.

Cụ Nguyễn Văn Kính 105 tuổi, xã Hồng Minh, Hà Đông.

Bà cụ Huân 103 tuổi, xã Chân Lý, Hà Nam.

Bà cụ Gù 100 tuổi, xã Tô Hiệu, Phát Diệm.

Bà cụ người Mèo 100 tuổi, xã Bạch Ngọc, Hà Giang.

Bà cụ Đỗ Thị Chương 99 tuổi, ở Thủ đô Hà Nội.

Cụ Hoàng Văn Huyên 95 tuổi, xã Văn Phú, Ninh Bình.

Cụ Hoàng Văn Đông 86 tuổi.

Bà cụ Nguyễn Thị Ba 81 tuổi, quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh.

Ngoài bà cụ Chương ở thành phố, còn 10 cụ đều ở nông thôn, đều là bần nông hoặc cố nông. Như cụ Nhàn đã phải đi ở làm thuê từ thuở bé đến 96 tuổi! Vì vậy, ở những nơi cải cách ruộng đất, các cụ đấu tranh rất hăng.

Nhiều cụ đông con đông cháu. Như cụ Nhàn có 12 người con, bà cụ Mèo có 107 người con, cháu, chắt, chiu[26].

Các cụ đều mạnh và ham làm việc. Như cụ Kính đi 15 cây số không mỏi và gánh được 30 cân. Cụ Đông môi bữa ăn được 5-6 bát cơm và đi cày được.

Báo Nhân Dân kính chúc các cụ sống lâu và luôn luôn mạnh khoẻ.

*

* *

Tái bút: 1- Địa phương nào có các cụ ngoài 80 tuổi, xin viết thư cho báo. 2- Viết thư, xin viết rõ ràng: tên, họ, tuổ’i, gia đình và quê quán của các cụ. 3- Cảm ơn các bạn đã viết thư cho báo.

Cụ già nhiều tuổi nhất của Ấn Độ là cụ Radia Bam, 140 tuổi.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 694,
ngày 26-1-1956, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.250-251.


VIỆC NƯỚC NGHE GIÀ

Tục ngữ ta có câu "Việc nước nghe già, việc nhà nghe trẻ", thật là chí lý.

Cụ phụ lão già nhất của nước ta là Cụ Hà Văn Quận, 123 tuổi, bần nông, Công giáo, xưa nay không thiết tha với chính trị. Nay được tin quê hương làm cải cách ruộng đất, Cụ thích quá, vui vẻ phát biểu ý kiến, tóm tắt như sau:

"Được biết Hồ Chủ tịch và Chính phủ phái cán bộ về các xã làm cải cách ruộng đất đợt 5, tôi rất sung sướng, vì như vậy, thì những nông dân nghèo khổ’ chúng ta mới hết khổ’.

Đời tôi bao lần cầu mong sao được sào ruộng tấc đất để cày cấy. Nhưng suốt đời tôi hơn 100 năm nay vân khổ, vân nghèo, vì địa chủ bóc lột:

Hồi còn bé, vì nghèo khó, cha mẹ tôi đã bán tôi cho địa chủ được 7 quan tiền, tính ra độ hơn một thùng thóc. Tôi đã phải làm không công cho nó suốt đời, từ chăn trâu cắt cỏ đến đi cày đi bừa, mà vân bị nó đánh chửi cực nhục.

Em tôi lên đậu mùa, nó không cho tôi về thăm. Đến khi em chết, nó cũng không cho về chôn.

Cha mẹ có 8 thước đất, cũng bị địa chủ chiếm mất.

Đời tôi quanh năm đi cày thuê cấy rẽ, vất vả năm này qua năm khác, mà vân đói khát, không bao giờ được ấm no.

Lúc con ốm không có thuốc thang, cho nên 3 đứa con đẻ ra đều chết mất.

Năm Ất Dậu đói quá, tôi phải đi xin phát chẩn. Đời tôi thật là cơ cực!

Mãi đến ngày Hồ Chủ tịch phái cán bộ về phát động giảm tô, đời tôi mới được cởi mở. Tôi mới được nếm miếng đường ngọt lần đầu tiên!

Nhờ có Cụ Hồ và Chính phủ ta, những người nghèo khổ như tôi mới ngóc đầu lên được.

Ngày nay, quê tôi được cải cách ruộng đất, các cháu chắt tôi sẽ có ruộng cày. Những ước mong của tôi ngày xưa sắp được thực hiện. Các cháu chắt tôi được học hành, đời sống được dê chịu. Dân làng tôi sẽ thật thà thương yêu nhau, giữ trọn đạo.

Tôi được Hồ Chủ tịch và Chính phủ săn sóc, áo ấm cơm no; lại có thời giờ an nhàn đọc kinh, xem lê, bù lại những ngày đói khổ xưa kia.

Cải cách ruộng đất xong sẽ làm cho nông dân ta sung sướng, miền Bắc ta mạnh mẽ, nước nhà ta chóng thống nhất".

Lời nói của ông cụ thật thà, mộc mạc, cảm động. Nó như một cuốn phim tả rõ đời sống cực khổ của những người bần nông: Từ đời cha đến đời mình, đến đời con, cháu, chắt. Nó cũng nêu rõ: Cải cách ruộng đất đưa lại cho người nông dân lao động tương lai sung sướng hơn và làm cho người nông dân Công giáo vừa ấm no, vừa giữ trọn đạo.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 695,

ngày 27-1-1956, tr.2.

-       Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.252-253.

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở TRUNG QUỐC

Từ tháng 1-1956, nhiều thành thị Trung Quốc đã tiến vào xã hội chủ nghĩa: các xí nghiệp chủ chốt là của Nhà nước, tức là của chung, của nhân dân. Các xí nghiệp riêng của các nhà tư bản, đều trở nên công tư hợp doanh. Các thủ công nghiệp và tiểu công nghiệp đều đoàn kết nhau lại trong các hợp tác xã. Nông dân ở ngoại ô đều tự động vào hợp tác xã nông nghiệp. Bắc Kinh, Nam Kinh, Trùng Khánh, Hàn Khẩu... và Thượng Hải đều như vậy.

Thượng Hải (8 triệu nhân dân) là một thành phố to nhất của Trung Quốc, cũng là một trong những thành phố to nhất trên thế' giới. Công thương nghiệp tư ở đó chiếm một nửa tổng số trong cả nước. Vê văn hóa, Thượng Hải có 157 trường tư trung học và 606 trường tư tiểu học, nay đều thành trường công. Hôm 20 tháng này, hơn 10 vạn hộ công thương nghiệp của tư đều được công tư hợp doanh, họ đã cùng nhân dân thành phố tổ chức cuộc ăn mừng rầm rộ. Nhiều người tư bản to và vợ con họ đã tham gia diên kịch, múa hát, vui vẻ với toàn dân.

Các nhà tư bản Trung Quốc bị bắt buộc hay là tự giác, tự nguyện theo xã hội chủ nghĩa?

Xin để’ ông Vinh Nghị Nhân trả lời câu đó. Ông Vinh là một nhà đại tư bản, năm nay 40 tuổi, có 24 nhà máy to ở 8 thành phố lớn. Ông nói:

"Tôi là một người Trung Quốc trước, sau là một nhà tư bản... Thấy tôi tán thành xã hội chủ nghĩa, nhiều bạn nước ngoài lấy làm kỳ quái, đến hỏi han tôi. Có người nghi tôi là đảng viên cộng sản giả mạo người tư bản để tuyên truyền. Sự thật, thì trước kia nghe nói cộng sản, tôi cũng hơi sợ, nhưng nay thì không sợ nữa.

Cha tôi kinh doanh to từ cuộc Chiến tranh thế' giới lần thứ nhất. Vê sau, vì trong nước thì nội chiến, các nước ngoài thì bị khủng hoảng kinh tế, cơ nghiệp của cha tôi cũng gặp khó khăn. Lúc đó, cha tôi ủng hộ Quốc dân đảng và Tưởng Giới Thạch. Không ngờ khi Tưởng thắng, nó bắt cha tôi phải đút lót 10 vạn đồng, nó mới tha. Rồi anh vợ nó là Tống Tử Văn tìm cách chiếm đoạt nhà máy của cha tôi. Cảnh sát trưởng của Tưởng lại bắt giam cha tôi (70 tuổi) hơn 1 tháng, và bắt chuộc 20 vạn đôla Mỹ.

Ngày Thượng Hải được giải phóng, cả nhà tôi đều e sợ cộng sản. Anh và em tôi, người thì chạy sang kinh doanh ở Xiêm (nay bị phá sản rồi), người thì đến ở Hương Cảng. Vì ghét bọn Quốc dân đảng và bọn đế' quốc, cha tôi không chịu rời bỏ quê hương. Tôi cũng không chịu làm một tên "Tàu trắng”. Hai cha con liều ở lại.

Vê sau, nhờ Đảng và Chính phủ giáo dục và giúp đỡ, cho vay thêm vốn, đặt hàng, giúp sửa đổ’i lề lối quản lý., xí nghiệp của chúng tôi lại được phát triển: năm 1953, tiền lãi lên bằng 1 phần 4 tiền vốn. Lại nhờ cải cách ruộng đất, nông dân trồng bông nhiều, nhà máy dệt của chúng tôi không cần bông nước ngoài. Cuộc kháng Mỹ, giúp Triều thắng lợi, làm cho chúng tôi hết đầu óc phục Mỹ, sợ Mỹ. Nước nhà xây dựng ngày càng phồn thịnh, mọi người no ấm, yên vui. Nếu không có Đảng, không có xã hội chủ nghĩa, thì làm gì có kết quả tốt đẹp như ngày nay.

Thực hiện chủ nghĩa xã hội thì tôi được gì? mất gì?

Tôi mất là mất cái thủ đoạn cá nhân bóc lột. Tôi được là được cả một nước nhà mạnh giàu, một dân tộc sung sướng; tôi được Chính phủ tin dùng, nhân dân tôn trọng. Ngay con tôi, đứa thì muốn học làm công trình sư, đứa thì muốn trở nên nghệ sĩ, chúng cũng không muốn làm nhà tư bản...".

Từ ngày được phép công tư hợp doanh, ở các thành thị, có những cuộc hội họp thảo luận giữa các gia đình công thương. Vợ và con ông Vinh đều hăng hái tham gia. Không những họ ủng hộ chính sách của Đảng và Chính phủ, mà còn mong sớm thực hiện công tư hợp doanh.

Ở các đô thị Trung Quốc, xã hội chủ nghĩa đã thay thế cho tư bản chủ nghĩa, đó là một thắng lợi rất to lớn, là một thắng lợi của sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Mao Chủ tịch. Đó là một thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin. Vậy có câu:

Xã hội chủ nghĩa thắng ở Trung Hoa,
Thắng lợi của bạn cũng như của ta.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 696,

ngày 28-1-1956, tr.2.


QUÝ TRỌNG NHỮNG NGƯỜI KHOA HỌC
TIẾN BỘ

Chúng ta quý trọng những người khoa học tiến bộ đời nay và biết ơn những người khoa học tiến bộ đời xưa, vì họ có công to với xã hội. Đồng thời chúng ta cũng nên biết nhiều người khoa học tiến bộ đã gan dạ chống lại thế' lực phản động và đã bị hy sinh như:

Ông Rugiơ Baycơn, người Anh (thế' kỷ thứ XIII), làm những thí nghiệm khoa học thiên nhiên. Ông bị tôn giáo hồi đó cho là "tà thuật" và bị bỏ tù.

Ông Brunô, người Ý (thế' kỷ thứ XIV), phát minh: Ngoài quả đất của chúng ta, còn nhiều ngôi sao khác, mà loài vật có thể sống được. Ông bị đốt sống sau 7 năm ngồi tù!

Ông Xécvét, người Tây Ban Nha (thế' kỷ thứ XVI), sắp tìm thấy mạch máu chảy cách thế nào, thì bị giáo chủ Canvanh đốt sống, bị quay như người ta quay lợn suốt hai giờ đồng hồ!

Cũng Canvanh đã cho ông Côpécních, người Ba Lan là một người điên nguy hiểm, vì ông Côpécních đã phát minh rằng quả đất đi quanh mặt trời.

Cũng trong thế kỷ thứ XVI, một người Nga tìm ra cách làm hai cái cánh để’ bay thử. Người này bị chặt đầu, vì "người mà bay như chim là trái với lẽ trời!".

Bọn đế quốc phản động ngày nay không đốt chết những người khoa học tiến bộ như tổ tiên chúng đã làm, nhưng chúng áp bức họ bằng cách khác. Như ba người đại khoa học nổi tiếng khắp thế' giới là ông Hemmaye (người Mỹ) và hai vợ chồng ông Quyri (người Pháp) vì chống chiến tranh mà bị chúng cách chức.

Chỉ có chế' độ xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân là thật sự quý trọng những người khoa học tiến bộ.

C.B.

-      Báo Nhân Dân, số 698,

ngày 30-1-1956, tr.2.

-      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.254-255.


THANH NIÊN GƯƠNG MẪU

Đồng chí Vũ Văn Hoa, ở xã Lô Giang (Thái Bình) là một thanh niên gương mâu trong công việc vỡ ruộng hoang.

Trong thời kỳ kháng chiến, xã Lô Giang bị địch chiếm đóng. Nhân dân cày cây không được, ruộng đất bị bỏ hoang nhiều.

Hòa bình trở lại, những ruộng cỏ đã mọc cao quá đầu người. Bà con trong làng thấy vậy thì nản chí.

Quyết tâm làm theo lời dạy của Bác, "Việc gì khó khăn mấy, có chí làm cũng nên", đồng chí Hoa rủ thêm 20 thanh niên, vượt mọi thiếu thốn khó khăn, quyết vỡ ruộng hoang cho kỳ được. Trong hai ngày đầu, vỡ được 3 sào.

Thành tích ấy đã khuyến khích nhân dân trong làng cố gắng vỡ hoang. Kết quả là cả làng đã vỡ được 80 mâu và thu hoạch được ngót 100 tân thóc.

Đồng chí Hoa đã giàu tinh thần khắc phục khó khăn, lại có nhiều sáng kiến, như: Nơi cỏ xấu thì đốt cỏ, đỡ công phát và vỡ hoang được nhanh. Nơi cỏ tốt, thì cắt cỏ bán cho bà con làm tranh lợp nhà, để lấy tiền mua thêm dao, cuốc và nông cụ khác. Một điều nữa đáng khen, là đồng chí Hoa có đức tính nhân nhượng: Chô nào dê thì nhường cho đồng bào vỡ, rủ anh em thanh niên đi vỡ chô khó hơn.

Với những thành tích đó, đồng chí Hoa đã được Đoàn Thanh niên Cứu quốc tỉnh khen thưởng hai lần, thật là xứng đáng.

Trong công cuộc khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa theo "Kế' hoạch Nhà nước năm 1956", thanh niên các nơi nên học tập và thi đua với đồng chí Hoa, để góp sức hoàn thành đúng mức và vượt mức kế' hoạch. Đó là một nhiệm vụ vẻ vang của toàn thể’ thanh niên ta.

C.B.

-      Báo Nhân Dân, số 699,
ngày 31-1-1956, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.256-257.


PHẢI GIỮ BÍ MẬT CỦA NHÀ NƯỚC

Người thường ai cũng có cái ví đựng tiền. Nhà nào cũng có cửa, có buồng, có hòm, có khoá, để phòng ngừa kẻ gian giảo, để giữ gìn của cải do mình khó nhọc làm ra.

Giữ nhà phải cẩn thận như vậy. Giữ nước càng phải cẩn thận hơn. Những văn kiện bí mật của Nhà nước quan hệ trực tiếp đến vận mệnh của toàn dân, đến sự mất còn của dân tộc. Cho nên giữ bí mật của Nhà nước là nhiệm vụ của toàn dân, đặc biệt là nhiệm vụ của cán bộ các cơ quan, các đoàn thể.

Muốn phá hoại ta về mọi mặt, kẻ địch dùng mọi thủ đoạn đê hèn để đánh cắp văn kiện bí mật của ta về chính trị, kinh tế, quốc phòng, v.v.. Khẩu hiệu của kẻ địch là:

"Lây được bất kỳ tình báo gì và dù là chút ít, cũng là quý".

Nói chung, cán bộ ta được những năm kháng chiến huấn luyện, đã biết giữ bí mật. Nhưng cũng còn nhiều cán bộ lơ là và xem nhẹ việc ấy. Nhiều cán bộ còn phạm khuyết điểm:

-      Không cẩn thận trong việc viết, in, gửi, quản lý và kiểm tra văn kiện bí mật.

-      Mang văn kiện bí mật về nhà xem. Xem văn kiện bí mật ở chô đông người. Ghi chép những việc bí mật vào sổ tay thường của mình.

-       Hay ba hoa, đưa việc bí mật nói với vợ con, bầu bạn...

-      Ở quán cơm, rạp hát, công viên, tiệm hớt tóc... cũng đưa việc trong cơ quan ra nói.

-      Khi viết thư riêng, hoặc viết bài cho báo chí, cũng nói đến việc bí mật...

Như thế là các cán bộ đó đã vô tình mà giúp cho địch.

Cũng có một số ít người, vì lập trường không vững, chí khí ươn hèn, bị tiền tài, ăn uống, gái đẹp quyến rũ, mà sa vào cạm bây của địch, tiết lộ bí mật cho địch.

Cơ quan đặc vụ Mỹ - Diệm đã chỉ thị cho lũ tay sai của chúng: "Tìm làm quen với những cán bộ ham ăn chơi, ham tiêu xài, ham gái đẹp. Cho họ vay tiền, uống rượu, chơi gái. Làm cho họ say mê, mắc nợ, rồi đưa họ vào tròng".

Giữ bí mật của Nhà nước là một bộ phận trong cuộc đấu tranh với địch. Đó là một vấn đề chính trị quan trọng. Chính phủ ta đã có phép luật về việc ấy. Các cơ quan và các đoàn thể cần phải xem trọng giáo dục, nghiêm chỉnh chấp hành và thường xuyên kiểm tra việc ấy.

Cũng như mọi công việc khác, việc phòng gian bảo mật cần phải dựa vào lòng yêu nước và lực lượng của nhân dân. Chúng ta phải tuyên truyền giải thích cho nhân dân hiểu thấu, để’ nhân dân giúp sức vào công việc này.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 700, ngày 1-2-1956, tr.2.

-      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.262-263.

LIÊN XÔ VĨ ĐẠI

Trả lời bạn đọc: Liên Xô là một nước rất to rộng, chiếm 1 phần 6 quả địa cầu. Từ Đông đến Tây 1 vạn cây số, từ Nam đến Bắc 5 nghìn cây số.

220 triệu nhân dân sống trong 16 Liên bang cộng hòa, gồm 60 dân tộc to và 100 dân tộc nhỏ.

Công nghiệp - Năm 1955 sản xuấ't nhiều gấp 36 lần so với năm 1913 (Mặc dù, trong cuộc chiến tranh thế' giới (1941-1945) Liên Xô bị tàn phá rất nặng; 3 vạn 1.850 xí nghiệp bị phá hoại).

Nông nghiệp - Sản xuấ't 130 triệu tấn ngũ cốc, tức là gấp đôi năm 1914. Đến năm 1960, sẽ sản xuất 165 triệu tấn.

Từ 1950 đến 1953 đã vỡ hoang thêm 30 triệu mâu ruộng đất.

9 vạn 4.000 nông trường tập thể do 9.000 trạm máy cung cấp, 1.586 nghìn máy cày, máy gặt. 80 phần trăm công việc nông nghiệp đều làm bằng máy.

Số công nhân trong các xí nghiệp hơn 47 triệu người. So với năm 1940, năng suấ't lao động tăng gấp đôi, lương bổng tăng 90 phần trăm.

Giá sinh hoạt - Thứ gì năm 1947 giá 100 đồng rúp, thì nay chỉ 43 đồng, tức là rẻ được 57 đồng. Ai đau ốm cũng được săn sóc không mất tiền thầy, tiền thuốc. Ai cũng có cơm ăn việc làm, không có người thấ't nghiệp. Tiền thuê nhà chỉ bằng 5 phần trăm số tiền lương của người gia trưởng.

Văn hóa - Chế độ học ở thành phố là 10 năm, dần dần ở nông thôn cũng vậy.

Hiện nay có 37 triệu học sinh, tức là gấp 5 lần so với năm 1914.

Số học sinh các trường cao đẳng là 150 vạn người.

Liên Xô đã làm xong 5 kếhoạch 5 năm:

-      Kế' hoạch thứ 1 (1928 đến 1932). Mục đích là biến một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp tiên tiến, thực hiện nông nghiệp tập thể, 4 năm và 3 tháng thì đã làm xong.

-      Kế' hoạch thứ 2 (1933 đến 1937). Mục đích là nâng cao kỹ thuật trong toàn bộ kinh tế'. Kết quả là sản xuất công nghiệp đã tăng hơn 120 phần trăm. Hơn 93 phần trăm nông hộ trong cả nước đã vào nông trường tập thể. Làm xong trước thời hạn 8 tháng. Từ đó, chủ nghĩa xã hội đã hoàn thành.

-      Kế' hoạch thứ 3 (1938 đến 1942). Mục đích là từ chủ nghĩa xã hội tiến đân sang chủ nghĩa cộng sản. Kế' hoạch làm gần xong, thì bị phát xít Đức xâm lược, mà phải tạm ngừng.

-     Kế' hoạch thứ 4 (1946 đến 1950). Nhiệm vụ chính là hàn gắn vết thương chiến tranh, trong một thời gian ngắn, khôi phục đến mức và vượt mức kinh tế trước chiến tranh. Kết quả là công nghiệp đã vượt mức trước chiến tranh 73 phần trăm. Chỉ 4 năm lẻ 3 tháng thì làm xong.

-      Kế' hoạch thứ 5 (1951 đến 1955). Mục đích là nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, sản xuất công nghiệp gấp 3 trước chiến tranh. Kết quả đã hơn gấp 3 lần (3,2 lần). 4 năm và 4 tháng thì làm xong.

Hiện nay đã bắt đầu kế hoạch 5 năm thứ 6 to lớn hơn nữa.

Xem bài tóm tắt này, chắc các bạn cũng thây: Do lực lượng phấn đấu không ngừng, và quyết tâm thi đua bền bỉ, mà nhân dân Liên Xô đã thu được thành công rất vẻ vang, đồng thời đã vạch cho chúng ta con đường đi đến thắng lợi.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 701,

ngày 2-2-1956, tr.2.


ANGIÊRI ANH DŨNG

Bọn thực dân "chết thì chết, nết không chừa”. Thất bại ở Việt Nam, thực dân Pháp đưa một phần quân đội của chúng từ Việt Nam sang đàn áp Angiêri. Chúng cũng đưa sang Angiêri cái thói tàn bạo dã man chúng quen làm ở Việt Nam. Sau đây là vài vụ mà các báo Pháp tiến bộ đã vạch rõ, ngoài những cuộc càn quét "chính thức” hằng ngày:

-    Hồi tháng 10-1955, ở làng Mila, tên A tay sai Pháp, bị ném lựu đạn. Cảnh sát Pháp bắt bốn anh em một gia đình bị tình nghi, bảo tên A nhận mặt. A quả quyết nói: Không phải bốn người ấy ném lựu đạn. Tuy vậy, bốn người này đều bị tống giam vào một trại tập trung nổi tiếng hung ác.

Cũng tháng 10-1955, ở làng Goendu, một tên cảnh sát bị nghĩa quân giết. Quân đội Pháp bắt 12 phụ lão trong làng về tra tấn, rồi bắn chết cả 12 người, dù không có chứng cớ gì hết.

-    Tháng 11-1955, ở làng Tidin, 10 người thương binh Angiêri (đi đánh cho Pháp trong cuộc đại chiến thế giới thứ hai) đang ngồi nói chuyện. Lính Pháp bắn xả vào đám họ. Tám người chết ngay. Hai người bị thương nặng, cũng bị giết nốt. Nghe tiếng súng, 17 người dân làng chạy ra xem (trong đó có một em gái 7 tuổi) đều bị bắn chết.

-    Tháng 12-1955, ở vùng Bátna, máy bay và đại bác Pháp đã phá tan một làng.

Ở làng Yếcgiama, một tên tay sai của Pháp bị thủ tiêu. Lính Pháp đốt trụi cả làng 64 nóc nhà. Toàn dân làng đã trốn theo quân du kích...

Thực dân Pháp càng dã man, nhân dân Angiêri chiến đấu càng kiên quyết. Từ xã trưởng đến đại biểu Quốc hội đã theo lệnh nghĩa quân mà từ chức, không hợp tác với Pháp. Hơn 20 vạn binh sĩ của thực dân Pháp, với máy bay, xe tăng đầy đủ, vân không làm gì nổi 3.500 chiến sĩ nghĩa quân. Cuộc kháng chiến của Angiêri càng ngày càng mạnh.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 702,

ngày 3-2-1956, tr.2.


CỦ KHOAI NẶNG HƠN 8 KILÔ

Phong trào trồng khoai ụ là một việc tốt. Nó chứng tỏ rằng bà con nông dân ta ham học cách trồng trọt mới và hăng hái tăng gia sản xuất.

Có nơi khoai ụ có củ nhiều, vì cán bộ hướng dân đến nơi đến chốn. Nhưng có nơi khoai ụ rất ít củ (như ở Nghệ An, Hà Tĩnh...), vì cán bộ lãnh đạo một cách quan liêu (Việc chống hạn cũng như vậy: Cán bộ hướng dân thiết thực, cùng nông dân ra sức đào giếng, khơi mương, thì đủ nước tưới ruộng. Cán bộ còn nặng bệnh quan liêu, đại khái, thì kết quả kém).

Về việc trồng khoai, sau đây là một kinh nghiệm tốt, mong bà con làm thử và phổ biến:

Ông Lê Văn Trác, ở xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, đã trồng khoai hô'như sau: Đào một hố, vuông vực 1 thước tây, sâu 60 phân. Trước khi trồng, dùng phân lợn ải trộn với vôi bột và đất vách đổ vào hố, đặt 4 củ khoai giống, rồi vun đất lên.

Độ 3 tháng sau, dây khoai bò ra thì bắt nó vào hố, rồi lại lấp đất lên. Sau đó, dây lại bò ra thì cho dây leo lên các cành khô, không để dây bám xuống đất.

Kết quả: Một hố khoai đã được hơn 70 kilô, trong đó có một củ nặng 8 kilô 2, một củ hơn 6 kilô, 3 củ nặng 4 kilô, và nhiều củ nặng 1 kilô.

Nghe nói vì sáng kiến trồng khoai hố, ông Trác sẽ được bằng khen của Chính phủ. Như thế' là ông Trác đã được lợi, lại được danh. Ông Trác làm được, thì chắc bà con nông dân đều có thể làm được.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 703, ngày 4-2-1956, tr.2.


CON TRĂN NGÔ ĐÌNH DIỆM

Chợ thuộc địaBáo vẽ Pháp là hai tờ báo tư sản Pháp thường tưng bốc Diệm. Nhưng vì Diệm quá hư, các báo ấy nay cũng đổi giọng. Vừa rồi:

Chợ thuộc địa viết:

-     Mở đầu năm 1956, tình hình miền Nam rất bấp bênh. Việc tuyển cử "quốc hội" riêng rẽ đã phải hoãn lại mấy lần và đang gặp nhiều khó khăn. Diệm đã thất bại trong việc tập hợp các phái chính trị ở miền Nam. Và giải tán "Ủy ban cách mạng", điều đó đã làm cho Diệm hết trông mong vào sự ủng hộ của phái Cao Đài. Hòa Hảo vân đứng vững và đang đánh nhau dữ dội với quân đội Diệm.

Các tỉnh giàu có ở phía Tây không yên ổn; Diệm sẽ khó mà thu được thóc gạo để làm vốn chính trị của y.

Để’ che giấu những khó khăn quân sự và chính trị, Diệm thổi phồng việc tuyên truyền, kìm hãm mọi ý kiến chính trị của nhân dân, kiểm duyệt gắt gao các báo chí. Nhiều tờ báo Việt Nam đã bị đóng cửa...

Báo vẽ Pháp viết:

-     Diệm là một quan lại cũ của triều đình phong kiến Huế, tự xưng là "dân chủ", đang đặt ách thống trị độc tài ở miền Nam. Hắn đàn áp một cách dã man, nhưng chế độ của hắn yếu đuối. Là con một gia đình phong kiến, hồi thuộc Pháp hắn đã làm Thượng thư bộ lại, và từ đó, đã có đầu óc độc tài. Về sau, hắn ra nước ngoài, được Mỹ nuôi nấng. Năm 1954, Mỹ bảo Pháp đưa hắn về nắm quyền ở miền Nam.

Như một người vua phong kiến, Diệm ngự trong cung điện ở Sài Gòn, chung quanh rất nhiều quân đội canh gác.

Chế' độ độc tài của hắn đè nặng trên nhân dân lao động.

Để giữ ách thống trị của hắn, Diệm mua chuộc một số tướng tá trong quân đội và trong các giáo phái. Rồi dùng quân đội đánh các giáo phái, và gây chia rẽ giữa các giáo phái với nhau.

Giống như một con trăn, Diệm tìm cách nuốt dần từng miếng cái mồi của nó.

Sau lưng Diệm có một quan năm Mỹ ra lệnh cho hắn, và không bao giờ rời hắn.

Quân đội Diệm đã thất bại trong cuộc đánh nhau với Ba Cụt. Hắn chia rẽ, khủng bố, tàn sát nhiều, nhưng không thống trị nổi. Chính quyền Diệm đang lung lay.

Ngoài mặt thì Diệm có vẻ khắc khổ, thanh liêm. Nhưng hắn ăn rất nhiều và rất thô tục. Ngay trong các bữa tiệc chính thức, người ta cũng thấy hắn cắm đầu vào bát, ăn lấy ăn để, đến nôi mải ăn không ngửng đầu lên...

Báo ấy kết luận với câu hỏi: "Với chính sách khủng bố nhân dân và làm kiệt quệ đất nước như thế. Diệm sẽ đứng được bao lâu nữa?”. Câu trả lời là:

Con trăn tên Diệm họ Ngô,
Càng hung ác lắm xuống mồ càng mau!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 705, ngày 6-2-1956, tr.2.

LIÊN XÔ VĨ ĐẠI

Tóm tắt trả lời bạn đọc về nội dung Kế hoạch 5 năm ĩân thứ sáu (1956-1960).

Nhờ có cán bộ nhiều, kỹ thuật cao, máy móc đủ, nhân dân hăng hái thi đua,... cho nên kế hoạch này to lớn hơn những kế' hoạch trước. Vài thí dụ: So với năm 1940 thì năm 1955, công nghiệp nặng sẽ tăng gấp 3 mà so với năm 1955 thì năm 1960:

-       Công nghiệp nặng sẽ tăng 65 phần 100.

-      Công nghiệp nhẹ (các thứ dân thường dùng) tăng 123 đến 204 phần 100.

-       Nông nghiệp: Sản xuấ't ngũ cốc 180 triệu tấn.

Bông tăng 156 phần 100.

Các thứ thịt 200 phần 100.

Lợn tăng 50 phần 100.

-       Giao thông vận tải:

Đường xe lửa tăng gấp 2.

Xe lửa chạy bằng điện gấp 3.

-      Sẽ phát triển mạnh sức nguyên tử dùng vào công nghiệp, nông nghiệp, y tế. Sẽ có một chiếc tàu phá băng (nước đá) ở Bắc Băng Dương, chạy bằng nguyên tử. Trong 24 giờ đồng hồ chỉ cần 55 gam chất nguyên tử đủ thay thế cho hơn 80 tấn than.

-     Văn hóa, xã hội: các trường phổ thông ở nông thôn, hạn học cũng 10 năm.

-     Số cán bộ kỹ thuật sẽ tăng gâ'p 2 (Số học sinh cao đẳng: 250 vạn người).

-      Năng suâ't lao động bình quân tăng 50 phần 100.

-      Lương thực tế[27] của công nhân và công chức tăng 30 phần 100.

-      Khoản thu nhập của nông dân tăng 40 phần 100.

Mục đích của kế' hoạch 5 năm lần thứ sáu: Tính theo đầu người thì các thứ sản xuâ't sẽ theo kịp và vượt qua các nước tư bản tiền tiến nhất trên thế' giới; làm cho nhân dân sung sướng hơn nữa; tăng cường thêm quốc phòng vô địch của Liên Xô; đẩy mạnh thêm chính sách chung sống hòa bình giữa các dân tộc.

Các báo chí tư sản các nước gọi kế' hoạch ây là một kếhoạch khổng ĩô. Một tờ báo tư sản Mỹ viết: "Lân đầu tiên trong lịch sử, từ ngày các nước phương Tây làm cách mạng công nghiệp, một nước không phải nước phương Tây như nước Nga mà xây dựng được một nền công nghiệp đủ đương đầu với các nước phương Tây. Đó là một điều rất mới trên thế' giới... 150 năm nay, phương Tây nắm độc quyền về công nghiệp. Từ nay, phương Tây bị đe dọa mâ't độc quyền ây".

Các nước tư bản lo sợ, nhưng nhân dân lao động thế giới thì vui mừng: Kế' hoạch 5 năm thứ sáu nhất định sẽ hoàn thành thắng lợi. Mà thắng lợi của Liên Xô sẽ giúp cho các nước trong phe dân chủ, hòa bình cũng thắng lợi vẻ vang.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 706,

ngày 7-2-1956, tr.2.


ĐALÉT LẠI NÓI DẠI

Hồi trung tuần tháng 1-1956, tờ tạp chí tư sản Mỹ Life (tiếng Anh "Lite" nghĩa là sống) đăng một bài phỏng vấn Đalét. Trả lời những câu hỏi của Life, Đalét nói đại ý:

Đã ba lần, nhờ Mỹ dọa ném bom nguyên tử, mà thế' giới tránh khỏi chiến tranh. Lần thứ nhất, đối với vấn đề Triều Tiên. Lần thứ hai, đối với vấn đề Đài Loan. Lần thứ ba, đối với Điện Biên Phủ.

Đalét nói thêm: "Đưa Nhà nước đến miệng hố chiến tranh, mà không rơi vào hố chiến tranh, đó là một nghệ thuật tài tình".

Y lại nói: "Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Anh đã hứa tham gia can thiệp để cứu Pháp, nhưng rồi Anh không giữ lời hứa".

Những lời đó đã làm cho nhiều báo chí và chính khách Mỹ cũng như báo chí và chính khách phương Tây (nhất là Anh) kịch liệt phản đối Đalét.

Đặc biệt, có bốn thủ lĩnh đảng "Dân chủ" trong Quốc hội Mỹ, đã nói: Đalét ba hoa, nói dối, điên rồi, làm cho quan hệ giữa các nước thêm khó khăn. Và họ đòi Tổng thống Mỹ cách chức Đalét. Nhiều tờ báo Mỹ viết: Đalét láu mồm, nói dại, gây ra sóng gió ngoại giao quốc tế'; và "nghệ thuật" của Đalét là nghệ thuật ngớ ngẩn.

Dư luận Anh rất căm giận, vì Đalét vu khống Anh bội lời hứa. Bức vẽ này chứng tỏ lòng tức giận của người Anh:

Đalét như một người điên, tay cầm bom nguyên tử, chân bước trên miệng hố, trong túi dắt một tờ tạp chí "Death - Chết” chứ không phải là "Lite - Sống”.

Vậy có thơ rằng:

Tiêng Anh “Dal” nghĩa là ngớ ngẩn,
Ngoại trưởng Dal thật đã ngẩn ngơ.

Quen mồm nói dại, nói vơ,

Làm cho thiên hạ kẻ ngờ, người khinh.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 707,

ngày 8-2-1956, tr.2.


HỌC SINH MỸ DA ĐEN

Mỹ khoe Mỹ là một nước tự do và dân chủ nhất thế giới. Nhưng 16 triệu người Mỹ da đen lại không được hưởng quyền tự do dân chủ ấy.

Trong bản báo cáo đầu năm, Tổng thống Aixenhao cũng nhận rằng: "Nhiều nơi, công dân Mỹ da đen bị mất quyền tuyển cử và bị áp bức về mặt kinh tế'".

Và về mặt văn hóa cũng vậy. Thí dụ:

-      Hôm 5-1, có 72 học sinh Mỹ da đen trường Thánh Xaviê đi xe hơi chở khách, không may họ ngồi nhầm vào chô để’ riêng cho người Mỹ da trắng. Thế' là họ liền bị cảnh sát tống giam!

-      Hôm 6-1, có ba học sinh Mỹ da đen thi đô, nhưng không được vào trường Đại học Côlômbia. Họ đến hỏi, thì viên hiệu trưởng nhún vai và nói: "Tôi không được phép nhận các anh".

sẵn đây, nói thêm vài đặc điểm về văn hóa Mỹ: Trong 400 cuộn phim Mỹ, đã có:

310 vụ giết người, 450 vụ ngoại tình.

104 vụ đánh nhau bằng dao và súng, 150 vụ trộm cướp.

74 vụ tống tiền, 542 vụ lường gạt.

54 vụ hiếp dâm, 34 vụ đốt nhà.

Văn hóa ấy có kết quả rõ rệt: Báo cáo của Bộ Tư pháp Mỹ cho biết rằng trong năm 1955, ở Mỹ đã xảy ra 355 vạn vụ phạm tội nặng, trong đó những tội hiếp dâm, trộm cướp và đánh cắp xe hơi là nhiều nhất.

Thế' là: danh Mỹ, mà thực thì không Mỹ chút nào.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 708,

ngày 9-2-1956, tr.2.


QUẢN LÝ HỘ KHẨU

Việc đăng ký hộ khẩu ở Thủ đô đã làm xong và đã có kết quả tốt.

Kết quả quan trọng nhất là nhân dân đã hiểu rõ: Thủ đô là Thủ đô của nhân dân, nhân dân là người chủ của Thủ đô.

Là người chủ, thì nhân dân phải làm trọn nhiệm vụ của người chủ, phải quản lý tốt Thủ đô, tức là:

-     Đoàn kết chặt chẽ hơn nữa, nâng cao cảnh giác hơn nữa, chú ý ngăn ngừa bọn phá hoại, giữ gìn trật tự, an ninh, chống nạn tham ô, lãng phí, làm cho Thủ đô phồn thịnh, thực hiện mỹ tục thuần phong, cần, kiệm, liêm, chính.

-     Mọi người, mọi ngành, tuỳ theo công việc của mình, ra sức thi đua hoàn thành kế hoạch khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa. Nhân dân Thủ đô phải làm gương mâu, làm "đầu tàu" cho các địa phương khác.

Nhân dân Thủ đô sẵn có truyền thống phấn đấu anh dũng, lại có Đảng và Chính phủ trực tiếp chăm nom. Môi người chúng ta (bất kỳ tầng lớp nào, bất kỳ gái, trai, già, trẻ) đều cần phải cố gắng, làm sao cho xứng đáng là người đi trước, dân đầu cho đồng bào cả nước, là người chủ của Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Riêng về văn hóa, hiện nay Thủ đô còn có 4 vạn 4.000 người (từ 7 tuổi trở lên) mù chữ. Vậy các đoàn thể, trước hết là đoàn thể thanh niên cần có kế hoạch thiết thực để tổ chức, động viên và phân công cho thanh niên thi đua dạy; động viên và khuyến khích những người chưa biết chữ thi đua học. Sao cho nội trong năm nay, toàn dân Thủ đô (từ 7, 8 tuổ’i trở lên) đều biết đọc, biết viết. Đó là một công việc rất thiết thực và vẻ vang của cơ quan văn hóa và của thanh niên Thủ đô.

C.B.

-      Báo Nhân Dân, số 709,
ngày 10-2-1956, tr.2.

-      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.266-267.


MỪNG XUÂN MỚI, NHỚ XUÂN CŨ

Thường người ta mừng Xuân với:

"Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.

Nêu tre, pháo hồng, bánh chưng xanh".

Hoặc là mừng:

Trời thêm ngày tháng, người thêm tuổi.

Xuân chật càn khôn, phúc chật nhà.

Với nhiều người cách mạng độ 30 Xuân trở lên, mừng Xuân cũ có nhiều màu, nhiều vẻ:

Có người mừng Xuân trong trại giam, nhà tù.

Có người ăn Tết ở góc rừng, hang đá.

Có người hoạt động ở nước ngoài, thì

Xuân ơi, Xuân rất mặn mà,

Trông về cố quốc, biết là Xuân đâu?

Trong thời kỳ kháng chiến, thì mừng Xuân trước mặt trận hoặc trong vùng du kích.

Tôi nhớ một Xuân rất có thú vị, cách đây 13 năm: Gần Tết, tôi được phái lên P.B. (Cao Bằng)[28]. P.B. là làng "cứ điểm" đầu tiên của ta. Mấy làng xung quanh mới có ít nhiều cơ sở. Ở đó, cán bộ đều "3 cùng". Đồng bào từ già đến trẻ đều biết "3 không"[29]. Cho nên dù quân lính Pháp, đặc vụ Nhật, mật thám ngụy ngày đêm đi lùng, cán bộ vân hoạt động được.

Gần P.B. phong cảnh rất đẹp: hai bên rừng cây xùm xòa. Giữa có suối nước chảy mạnh. Trên suối là "đại bản doanh" cách mạng. Gọi là nhà, thì không có nền. Gọi là thuyền, thì không có mui. Nhưng rất bí mật và rất tiện cho công việc.

Lúc tôi đến trụ sở, chỉ thây có Bác, 3 cán bộ in báo và 1 em bé phụ trách tiếp tế. Trong nhà, thấy có 1 thùng gạo trộn ngô, 1 bát muối và một 1 chai ớt. Đó là lương thực dự bị để mừng Xuân.

Phong tục vùng đó hay kiêng. Vì vậy, để đồng bào ăn Tết, tối hôm 29, độ 20 cán bộ lần lượt trở về "đại bản doanh".

Sáng hôm 30 Tết, thây em tiếp tế' mang về 5 cái bánh chưng và 1 đùi thịt lợn. Chưa ai hiểu đầu đuôi thế' nào, thì anh C gỡ một miếng giấy nhỏ dán trên một chiếc bánh chưng đưa Bác xem. Xem xong, Bác đọc cho chúng tôi nghe: Bức thư nói: "Anh em lo làm việc nước. Tết nhất xa cửa xa nhà. Chúng tôi gửi đến chút quà, biếu các đồng chí ăn Tết...".

Tối ngày 30, cái hang đá gần trụ sở đã đầy những quà. Nào bánh chưng, thịt lợn; nào gạo nếp, trứng gà... Môi quà đều kèm theo bức thư vắn tắt, đại ý như bức thư trên. Thư nào cũng không ký tên.

Đó là những thứ quà đồng bào bí mật biếu cho cán bộ ăn Tết. Bánh và thịt ăn mãi đến rằm chưa hết!

Cái Tết ấy chứng tỏ rằng đồng bào rất thương yêu cán bộ. Vê sau, khi đội Quân giải phóng thành lập, cũng do đồng bào tự động nuôi dưỡng như con em ruột của mình.

Vì nghĩa cũ tình xưa, ngày nay mừng Xuân trong hòa bình, nhiều cán bộ và chiến sĩ thấm thía nhớ đến đồng bào Việt Bắc.

C.B.

-      Báo Nhân Dân, số 713,
ngày 14-2-1956, tr.2.

-      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.269.


MỘT GIA ĐÌNH
GƯƠNG MẪU CỦA MỸ

Tạp chí tư sản Mỹ Tin tức hàng tuần (30-1-1956) đăng tin:

"Tên Phêrít, 22 tuổi, đã bị xử tử tại nhà tù của tỉnh Ôklahôma, vì nó đã giết một người cảnh sát.

Ngày Phêrít mới một tuổ’i rưỡi, người chú của nó bị xử tử vì tội giết người.

Cách đó một năm sau, mẹ nó (đã bỏ cha nó mà đi lấy chồng khác) bắn chết người chồng thứ hai. Vụ này, mụ ấy được tha, vì lẽ rằng người chồng dọa giết mà mụ ấy phải "tự vệ”.

Sau đó, mẹ Phêrít lại giết người chồng thứ ba. Lần này mụ bị 5 năm tù.

Người anh của Phêrít bị 10 năm tù, vì tội ăn trộm.

Người bác của Phêrít bị tù chung thân, vì liên tiếp phạm tội, không chịu sửa đổi.

Người yêu của Phêrít đang ở tù tại nhà giam Viếcgina, vì tội ăn trộm xe hơi.

Cha Phêrít đang ở tù tại nhà giam Têxát, vì tội ăn trộm”.

Cha, mẹ, chú, bác, anh, em, cho đến người bạn gái đều phạm tội ở tù hoặc bị xử tử. Thật là một gia đình gương mâu của Mỹ!

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp Mỹ, thì số trẻ con và thanh niên Mỹ phạm tội ngày càng tăng: năm 1948 là 30 vạn người; năm 1953 tăng đến 45 vạn người.

Ấy thế' mà Mỹ đang ra sức truyền bá và muốn ép buộc thiên hạ (kể cả đồng bào miền Nam) theo "Mỹ tục thuần phong” của Mỹ! Kỳ quái thật!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 714,

ngày 16-2-1956, tr.2.


ĐẠI HỘI TO NHẤT CỦA ĐẢNG TO NHẤT

Hôm 14-2-1956, Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Liên Xô đã khai mạc.

Đó là một cuộc đại hội to nhất của một chính đảng to nhất trên thế giới:

Đảng là người trước nhất đã lãnh đạo giai cấp vô sản Nga làm cách mạng xã hội thành công, và dân đường cho các Đảng cộng sản và lao động khác đi đến thắng lợi.

Đảng thành lập đã hơn 50 năm, là Đảng Cộng sản trước tiên trên thế' giới.

Đảng có 7.215.630 đảng viên, là đảng to nhất trên thế' giới.

Đảng có hơn 19 triệu đoàn viên thanh niên cộng sản làm đội quân dự bị, là đảng mạnh nhất trên thế' giới.

Đảng có 55 đảng anh em ở khắp 5 châu, đồng tâm nhất trí, là đảng rộng nhất trên thế' giới.

Cuộc Đại hội này có 1.400 đại biểu tham gia, là một cuộc đại hội lớn nhất trên thế' giới.

Đại hội sẽ bàn bạc và thông qua kế' hoạch 5 năm thứ sáu, là một kế' hoạch khổng lồ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản, nó sẽ có ảnh hưởng vô cùng to lớn và tốt đẹp đến cả xã hội loài người.

Đại hội cũng sẽ thảo luận những vấn đề cực kỳ quan trọng, mà việc giải quyết sẽ xây dựng nền tảng cho hòa bình vững chắc và lâu dài. Đó là ba vấn đề:

-      Giữ gìn hòa bình ở châu Âu.

-      Giữ gìn hòa bình ở châu Á.

-      Giảm bớt binh bị.

Xem đó, thì bà con ta hiểu rằng: Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô không những quan hệ lớn đến nhân dân Liên Xô vĩ đại mà cũng quan hệ lớn đến nhân dân toàn thế' giới gồm cả nhân dân Việt Nam ta.

Dưới ngọn cờ tất thắng của chủ nghĩa Mác - Ăngghen - Lênin - Xtalin, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, với sự ủng hộ nhiệt liệt của nhân dân lao động và những người yêu chuộng hòa bình toàn thế giới - Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Liên Xô nhất định hoàn toàn thành công!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 715,

ngày 17-2-1956, tr.2.


"GIÚP ĐỠ" VÀ GIÚP ĐỠ

Dao cũng có mấy thứ dao: Dao của thầy thuốc là để mổ bệnh, cứu người. Dao của kẻ cướp là để giết người, lấy của.

Giúp đỡ cũng có mấy thứ giúp đỡ: Liên Xô giúp đỡ là cốt để cho nước được giúp phát triển kinh tế', nâng cao đời sống của nhân dân mình. Mỹ "giúp đỡ" là cốt để ép buộc nước bị "giúp" vào tròng kinh tế' và quân sự của Mỹ. Vì lẽ đó, đầu năm nay nước Xyri từ chối không dám nhận 29 triệu đôla của Mỹ "giúp" và trước đây đã có mấy nước cũng từ chối như vậy.

Cũng đầu năm nay, Phòng kế' hoạch kinh tế' Nhật Bản đã in một quyển sách, so sánh sự "giúp đỡ" của Mỹ và sự giúp đỡ của Liên Xô. Nội dung tóm tắt như sau:

Mỹ mượn tiếng "giúp đỡ" để cho vay nặng lãi và để bán hàng hóa ế và lúa mỳ thừa của Mỹ. Mỗi lần Mỹ "giúp" thì lại kèm theo những điều kiện nặng. Đồng thời, Mỹ tung ra nhiều lúa mỳ thừa, càng làm cho các nước nông nghiệp bị mất thị trường buôn bán.

Hơn nữa, Mỹ mượn tiếng "giúp đỡ" để bán vũ khí, chuẩn bị chiến tranh. Như từ tháng 7-1955 đến tháng 7-1956, Mỹ dự định "giúp" Miên, Lào và Ngô Đình Diệm 379 triệu đôla, trong đó 333 triệu là vũ khí.

Liên Xô đã giúp thì giúp không điều kiện, mà khi cho vay thì lãi cũng nhẹ gấp mấy mươi lần Mỹ. Thí dụ: Ai Cập vay Liên Xô 600 triệu đôla, lãi hằng năm chỉ 2% và sẽ trả lãi trong vòng 30 năm với bông và gạo thừa của Ai Cập.

Mỹ cho Ai Cập vay 400 triệu đôla, môi năm lãi hơn 4% và lãi trả bằng tiền mặt trong 20 năm...

Trong cuộc mít tinh của nhân dân Ấn Độ (ngày 26-11-1955), đồng chí Khơrútsốp đã nói rõ cách giúp đỡ của Liên Xô như sau:

"Các bạn hãy tự chọn lấy con đường phát triển nào thích hợp cho mình hơn. Chúng tôi chẳng những không bao giờ ngăn cản, mà còn sẵn sàng giúp các bạn trong công cuộc đưa lại sự phồn thịnh cho đất nước và hạnh phúc cho nhân dân của các bạn. Chúng tôi chỉ nói thế này: Có lẽ một vài kinh nghiệm của chúng tôi hợp với hoàn cảnh của các bạn, nếu vậy, thì các bạn dùng nó; nếu không vậy, thì các bạn chớ dùng. Chúng tôi không hề ép buộc ai cái gì hết. Chúng tôi không lợi dụng điều kiện chính trị nào hết. Vì sao chúng tôi nói thẳng thắn như vậy. Vì đối với các bạn, chúng tôi chỉ có cảm tình anh em...".

Đối với Việt Nam ta, Liên Xô (cùng Trung Quốc và các nước anh em khác) đã giúp tiền bạc, lại giúp kỹ thuật, chuyên gia. Giúp cho chúng ta làm vốn để’ chúng ta khôi phục kinh tế’ và phát triển văn hóa. Giúp không điều kiện, như anh giúp em. Khác hẳn với Mỹ "giúp" Diệm, nhằm mục đích lâu dài chia cắt đất nước ta, nô dịch đồng bào miền Nam ta và biến miền Nam ta thành thuộc địa, thành căn cứ quân sự của Mỹ.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 716, ngày 18-2-1956, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.271.

DIỆM LÀ TÊN HỀ LEO DÂY

Ai cũng biết rằng, Diệm là bù nhìn của Mỹ. Vì vậy, báo chí tư sản Mỹ thường ủng hộ Diệm. Nhưng có khi báo chí Mỹ cũng không che giấu được sự thật. Như hôm 7-2-1956, hãng thông tin Mỹ U.P. đã phải nhận rằng:

"Miền Nam có phong trào chống Diệm... Đối với nông dân miền Nam thì Diệm chỉ là một kẻ xa lạ, mà tên tuổi y thì gắn liền với nạn đói nghèo. Các phái chính trị đã tập hợp nhau trong "mặt trận thống nhất”, kiên quyết chống Diệm. Những người chống Diệm coi y như một kẻ leo dây[30], nhờ Mỹ mà đứng vững, nhưng chỉ đẩy một chút thì Diệm ngã lăn.”.

Hãng U.P. cũng nhận rằng: "Đối với nhân dân miền Nam, ảnh hưởng của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rất lớn, vì mọi người đều cho rằng Chính phủ ấy đã lãnh đạo kháng chiến thắng lợi, đánh đuổi thực dân”.

Vì cho Diệm là một tín đồ ngoan đạo, báo Thánh giá của công giáo Pháp trước đây cũng luôn luôn ca tụng Diệm. Nhưng gần đây, báo ây phải đổi giọng. Cũng hôm 7-2, báo Thánh giá viết:

"Quân đội Diệm gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ở miền Đông và ở Đồng Tháp Mười. Nhiều binh sĩ chết, bị thương và bỏ trốn. Song người ta giấu kín những việc đó, vì sợ dư luận hoang mang.

Ở các thành thị, thất nghiệp ngày càng nhiều. Ở những vùng ruộng đất phì nhiêu, thì vì tình hình hôn loạn mà không thực hiện được cái gọi là "cải cách điền địa”. Việc này, hứa đã lâu, mà phải hoãn lại mãi.

Trước kia, miền Nam môi năm bán ra nước ngoài 150 vạn tấn gạo, mà ngày nay lại phải mua vào 30.000 tấn.

Việc buôn bán cũng tiêu điều (Năm ngoái, miền Nam mua của các nước 8.000 triệu đồng, mà bán ra nước ngoài chỉ có 2.000 triệu đồng). Đồng tiền miền Nam cũng rất bấp bênh, vì không có vàng bạc, cũng không có của nổi hoặc của chìm (hầm mỏ) đảm bảo.

Có thể một ngày kia, Diệm sẽ bị lật đổ”.

Báo Thế giới (22-12-1955) viết: "Cách Sài Gòn mây cây số thì chính quyền của Diệm đã lu mờ rồi".

Báo Nước Pháp người xem xét (15-12-1955) viết:

"Chính sách khủng bố của Diệm là thủ đoạn tàn nhân của một kẻ hèn. Đại đa số nhân dân miền Nam chống Diệm. Vê quân sự, Diệm chỉ nắm được 1 phần 3 miền Nam. Cuộc "trưng cầu dân ý" gian dối của Diệm không có giá trị gì hết. Diệm phải cút đi...".

Trước tình hình bấp bênh của Diệm, và trước sự phấn đấu anh dũng của đồng bào Bắc và Nam, chúng ta ra sức tuyên truyền rộng khắp và thực hiện đầy đủ cương lĩnh của Mặt trận Tổ quốc, thì:

Hề Ngô Đình Diệm leo dây,
Có ngày dây đứt, có ngày hề ngã lăn.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 718, ngày 20-2-1956, tr.2.

PHƯƠNG TÂY RÉT LẠNH LẠ THƯỜNG

Mùa đông này, ở phương Tây rét lạnh lạ thường và đã bị nhiều tai hại: Vì tuyết phủ kín đường sắt mà hàng ngày xe lửa chạy không được. Vì dòng sông, cửa biển đóng thành nước đá, mà tàu bè không thể ngược xuôi. Vì tuyết xuống mù trời, mà phi cơ không bay được. Đường bộ cũng vì nước đá phủ, mà xe cộ trượt ngã lăn chiêng, nhiều người bị thương và chết. Nói tóm lại: vì rét quá mà việc giao thông vận tải bị bế' tắc.

Các trường tiểu học và trung học cũng phải tạm nghỉ.

Chỉ trong hôm 6-2-1956, và theo tin chưa đầy đủ, ở các nước phương Tây đã có nhiều người chết rét:

Pháp 48 người

Ý                   34   người

Anh 25 người

Tây Đức 20 người

Đan Mạch 11 người

Hà Lan        8 người

Mỹ               28 người...

Mùa màng bị hư hỏng rất nhiều. Chỉ lấy nước Pháp làm thí dụ: Pháp môi năm sản xuất 10 triệu tấn lúa mì, năm nay bị rét làm hỏng mất 4 triệu tấn, và phải tốn 150 nghìn triệu đồng phờrăng để cấy lại diện tích bị hỏng. Đó là chưa kể hàng triệu cây nho chết rét, hao tốn rất nhiều của, rất nhiều công. Về công nghiệp cũng thiệt hại hơn 50 nghìn triệu đồng phờrăng.

Mùa rét lại kéo dài. Hôm 12-2-1956, ở Thủ đô Pháp còn rét dưới 15 độ.

Ở nước ta, độ trước Tết, Chính phủ ta đã tổ chức Ban phòng rét, và khuyến khích đồng bào giúp nhau chống rét. Thật là một việc hợp lý hợp thời. Hiện nay, tuy đã có mưa, Chính phủ vân khuyên đồng bào tiếp tục đào giếng, khơi mương chống hạn. Đó cũng là một việc hợp lý hợp thời, mong rằng đồng bào cố gắng thực hiện.

Chính phủ ta lo việc dân ta,
Việc gì đã nói ắt là không vui.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 719,

ngày 21-2-1956, tr.2.


THƯ KÍNH GỬI SIR EDEN

Thủ tướng Anh kiêm đồng chủ tịch Hội nghị Giơnevơ
về vấn đề Đông Dương

Thưa ngài,

Mùa hè năm kia, thực dân Pháp hoàn toàn thất bại trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Lúc đó, trên bờ hồ Lê Man, ngài đã góp một phần công lao trong việc ký kết Hiệp định Giơnevơ. Nhân dân Việt Nam luôn luôn ghi nhớ điều đó.

Vừa rồi, Tin tức Luân Đôn (31-1-1956) cho hay rằng:

"Chính phủ Anh luôn luôn tuyên bố trung thành với Hiệp định Giơnevơ. và mong rằng tất cả mọi điều khoản của hiệp định ấy được tôn trọng”.

Đó là thái độ rất đường hoàng của chính phủ một nước lớn!

Nhưng tin tức ấy lại nói thêm: chính phủ ngài "cho rằng dưới chế độ miền Bắc cũng như dưới chế độ Ngô Đình Diệm, khó mà thực hiện tổng tuyển cử tự do...”.

Câu này làm cho nhân dân Việt Nam rất ngạc nhiên, vì nó tỏ rằng:

- Lập trường của chính phủ ngài trước sau không nhất trí. Đoạn trước thì nói: "Chính phủ Anh mong rằng tất cả mọi điều khoản của Hiệp định Giơnevơ được tôn trọng”. Mà điều khoản cần được tôn trọng nhất trong Hiệp định Giơnevơ là tổng tuyển cử tự do khắp cả nước để thống nhất Việt Nam. Đoạn sau, chính phủ ngài lại nói "khó mà có tổng tuyển cử tự do”. Như thế chẳng là "đầu voi đuôi chuột” sao?

- Sự nhận xét của chính phủ ngài kém chính xác: Nếu ngài xem kỹ luật tổng tuyển cử của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và so sánh nó với cái "luật tuyển cử” của bọn Ngô Đình Diệm, thì ngài sẽ không "vơ đũa cả nắm” như vậy.

Luật tổng tuyển cử của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được toàn dân thảo luận, bổ sung, nhiệt liệt ủng hộ; và đã thực hiện tốt đẹp từ năm 1946 trong cả nước. Có thể nói rằng luật ấy cũng dân chủ như luật tuyển cử của nước Anh.

Còn cái gọi là "luật tuyển cử” của Ngô Đình Diệm thì cũng phát xít như luật tuyển cử của Hítle. Nhân dân Việt Nam kịch liệt phản đối nó. Các nhân sĩ miền Nam cũng kịch liệt phản đối nó. Vài ví dụ:

Hôm 12-2-1956, đại biểu Đảng Cộng hòa, cũng là cựu Bộ trưởng miền Nam là ông Phan Quang Đán đã viết: "Trong tình hình chính trị hiện nay ở miền Nam, không thể nói đến tuyển cử tự do. Quyền tự do dân chủ chưa được công bố. Các phần tử chính trị không được phép lập đảng phái, không được tự do bày tỏ ý kiến của mình... Chính quyền miền Nam kiểm duyệt gay gắt các báo chí, sách vở; thậm chí dưới chế độ thực dân, kiểm duyệt cũng không gay gắt đến như thế. Vì vậy, cuộc tuyển cử của bọn Diệm hôm 4-3 chỉ là một cuộc gian dối, lừa bịp”. (Ông Đán đã bị Diệm bắt giam hôm 19-2-1956).

Hôm 14-2-1956, cựu Thủ tướng miền Nam Trần Văn Hữu cũng tuyên bố:

"Cuộc tuyển cử của bọn Diệm hôm 4-3-1956 sẽ không có giá trị gì hết, vì nó cũng gian dối như cuộc "trưng cầu dân ý” hồi tháng 10-1955”.

Thưa ngài,

Trăm lời nói không bằng một việc làm thật sự. Để tỏ rõ miền Bắc hay là miền Nam có tự do dân chủ, chúng tôi đề nghị thế này:

Chính quyền Ngô Đình Diệm sẽ phái người (nhiều mấy cũng được) ra miền Bắc. Nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ đảm bảo sự an toàn của họ, và cho họ quyền hoàn toàn tự do tuyên truyền tổng tuyển cử.

Chúng tôi chỉ đòi một điều kiện là: chính quyền Diệm cũng đảm bảo cho đại biểu miền Bắc như vậy.

Nếu ngài công khai tán thành đề nghị ấy, thì ngài sẽ giúp một phần giải quyết vấn đề Việt Nam, đồng thời cũng giúp chính phủ ngài trung thành với lời nói của mình, trung thành với Hiệp định Giơnevơ vậy.

Truly Yours

C.B.

Báo Nhân Dân, số 721,

ngày 23-2-1956, tr.2.


BỨC THƯ MỘT HỌC SINH MỸ
GỬI HỌC SINH VIỆT NAM

Thưa các bạn,

Em tên là Luxy, một nữ học sinh Mỹ da đen, kính thăm các bạn,

Sẵn đây, em kể chuyện em cho các bạn nghe: Vừa rồi, em xin vào trường đại học Alabama (Mỹ), nhưng trường ấy không nhận, vì lẽ rằng em là người Mỹ da đen. Sau đó, Tòa án liên bang ra lệnh cho trường phải nhận em. Chắc các bạn lấy làm lạ rằng xin đi học mà cũng phải có Tòa án tối cao can thiệp, các bạn nhỉ? Nếu các bạn biết rõ người Mỹ da trắng đối đãi người Mỹ da đen thế' nào, thì các bạn sẽ không lấy làm lạ.

Hôm 4 tháng 2, em ôm sách đến trường, thì độ 2.000 nam học sinh Mỹ da trắng tổ chức biểu tình thị oai. Họ dạo khắp phố và hò hét khẩu hiệu "Alabama là của người Mỹ da trắng”. Rồi họ kéo về muốn tấn công nhà trường, vừa đi vừa đốt pháo om sòm. Rồi họ đốt hình chữ thập - Hình chữ thập là dấu hiệu hành động của Hội Kukluxklan. Kukluxklan là một tổ chức phát xít, thường ngược đãi và nhiều khi giết hại người Mỹ da đen. Cảnh sát da trắng Mỹ thấy vậy vân để’ mặc, không can thiệp. Cuộc biểu tình tiếp tục hai hôm liền!

Kết quả là em không được vào trường đại học.

Em gửi các bạn thư này, vì em biết rằng trước ngày miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, người Mỹ đã đến tuyên truyền "dân chủ, tự do” kiểu Mỹ ở xứ sở các bạn; và cũng có một số người Việt Nam tin Mỹ, phục Mỹ. Và ngày nay, Mỹ đã gửi hàng tấn sách và phái nhiều giáo sư Mỹ sang "khai hóa” cho học sinh và thanh niên miền Nam Việt Nam. Trong lúc họ áp bức và khinh rẻ người Mỹ da đen thì họ lại làm ra vẻ yêu chuộng và nâng niu người Việt da vàng. Các bạn thử nghĩ xem, Mỹ nhằm mục đích gì? Phải chăng họ giả nhân giả nghĩa để’ đưa người miền Nam Việt Nam vào tròng nô lệ của Mỹ... Giấy vắn tình dài, chúc các bạn cảnh giác và tiến bộ.

Em, Luxy

Người dịch và chuyển

C.B.

Báo Nhân Dân, số 723,

ngày 25-2-1956, tr.2.


TUYỆT ĐỐI CHỚ CHỦ QUAN, KHINH ĐỊCH!

"Địch" đây là hạn hán.

Trước Tết, việc đào giếng và khơi mương chống hạn đã có tiến bộ. Nhưng từ ngày có mây trận mưa, cán bộ và đồng bào nông dân liền đâm ra chủ quan, cho mưa như vậy là đủ rồi, không lo khơi thêm mương, đào thêm giếng nữa.

Như thế là nhầm to!

Những giếng và mương đã đào được, cộng với mấy trận mưa, kết quả đã khá. Nhưng đó chỉ mới được một phần. Nhiều nơi, nước vân chưa đủ cấy. Như ở Hải Dương còn 6 vạn mâu - tức là 1 phần 3 diện tích - chưa có nước cây (Báo Nhân Dân 23- 2-1956). Các tỉnh khác, hoặc nhiều hoặc ít, đều có tình trạng như vậy.

Mà những nơi đồng bào nông dân thờ ơ với công việc chống hạn, là vì cán bộ câp tỉnh và huyện chưa thật quan tâm đến việc chống hạn, không có kế hoạch thiết thực và toàn diện. Cán bộ xã và thôn thì không biết giải thích và động viên quần chúng; không biết miệng nói tay đào, để làm gương mâu cho nhân dân. Vì lẽ đó, hôm 14-2-1956, Ủy ban trung ương chống hạn lại có chỉ thị nhắc nhở các địa phương phải tiếp tục đẩy mạnh công việc chống hạn.

Nếu ngày nay không ra sức tiếp tục chống hạn, thì sau này sẽ phải lo thiếu gạo, thiếu cơm. Cán bộ và đồng bào cần phải hiểu thấu điều đó!

Từ tháng 10-1955 đến nay, nông dân Trung Quốc đã đào giếng, khơi mương đủ nước cấy cho 225 vạn mâu tây. Chỉ ba tỉnh Hà Nam, Hà Bắc và Sơn Đông đã đào được 90 vạn cái giếng. Thế' mà họ vân tiếp tục đào thêm giếng, khơi thêm mương.

Cán bộ và nông dân ta cần phải học tập và thi đua với anh em nông dân Trung Quốc.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 724, ngày 26-2-1956, tr.2.


NHI ĐỒNG ANH DŨNG
CỦA MIỀN NAM ANH DŨNG

Bà con ta còn nhớ những hành động anh dũng của các em nhi đồng miền Nam trong thời kỳ kháng chiến. Như một em nhi đồng đã tẩm dầu xăng vào áo quần, rồi châm lửa vào mình để đốt kho dầu của địch.

Như ba anh em nhi đồng ở Sài Gòn thà bị đánh, bị tù, chứ quyết không chịu bước trên ảnh Bác. Và còn nhiều em khác đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc.

Vừa rồi, bọn Ngô Đình Diệm ở Thừa Thiên họp mít tinh, bắt ép nhân dân xé quốc kỳ ta. Đồng bào không ai chịu xé.

Bông một em nhi đồng độ 13, 14 tuổi bước ra. Tưởng em ấy ra xé cờ, bọn tay sai của Diệm vô tay om sòm.

Em ấy trèo ngay lên bục, nhìn thẳng vào đồng bào, và nói:

"Gia đình em ba đời cực khổ. Ông nội em chết đói. Cha mẹ cũng suýt chết đói. Từ năm kia năm kìa, nhờ lá cờ này mà cha mẹ được chia ruộng công điền, em được ăn, được học. Từ năm ngoái, lá cờ này không ở trong làng nữa, thì cha em lại khổ mà em cũng khổ. Vì vậy, em nhất định không bao giờ xé cờ này".

Nói xong, em giật lấy lá cờ, cuốn chặt quanh mình, rồi thách bọn tay sai của Diệm: "Nào, chúng mày muốn xé cờ, thì xé luôn cả thân tao đi!".

Đồng bào cảm động, vô tay hoan hô em, và chửi rủa bọn Mỹ - Diệm.

Chửi vào mặt lũ hung tàn,

Em đà xứng đáng cháu ngoan Bác Ho!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 725,

ngày 27-2-1956, tr.2.


DƯ LUẬN THẾ GIỚI VÀ CUỘC “TUYỂN cử”
CỦA MỸ - DIỆM

Xem những lời bình luận sau đây của các báo tư sản nước ngoài, và cả báo phản động Mỹ, bà con rõ thêm dư luận thế giới đối với chính quyền Mỹ - Diệm thế' nào.

-    Báo Anh Người kinh tế (4-2-1956): Luật tuyển cử của Ngô Đình Diệm không dân chủ... Chính phủ có quyền bác bỏ những người ứng cử không vừa ý mình. Các đại biểu "quốc hội" nếu làm trái ý chính phủ, cũng có thể’ bị bắt. "Quốc hội" chỉ được hoạt động trong 45 ngày để thông qua "hiến pháp" mà Diệm đã thảo sẵn. Nếu không thông qua, thì "quốc hội" sẽ bị giải tán.

-    Thời báo Anh (6-2-1956): Ngày 4-3-1956, miền Nam Việt Nam sẽ có cuộc tuyển cử. Diệm sẽ đòi "quốc hội" thông qua một hiến pháp kiểu Mỹ. Vì sự hạn chế' những người ứng cử, "quốc hội" ấy sẽ không có tư cách đại biểu cho nhân dân. Chế' độ độc tài của Diệm không có quyền tự xưng là đại biểu ý chí của nhân dân Việt Nam.

-    Báo Pháp Tin tức Pari (6-2-1956): Cuộc tuyển cử ngày 4-3- 1956 chỉ có thể thực hiện ở những thành thị to trong miền Nam, vì chính quyền Diệm chỉ nắm được 1 phần 5 xứ ây. Đại đa số nhân dân - nhất là nông dân - đều chống Diệm. Thậm chí những nhóm người trước đây ủng hộ Diệm - như "ủy ban cách mạng" - nay cũng chống Diệm.

-    Báo Pháp Diễn đàn các dân tộc (10-2-1956): Diệm đã sắp đặt đầy đủ các thứ cho cuộc tuyển cử một quốc hội "nặn sẵn". Diệm đưa ra nhiều "dụ" để’ bóp nghẹt những ý kiến đối lập, và bắt giam hết những người bị tình nghi. "Quốc hội" của Diệm chỉ có quyền tán thành bản "hiến pháp" mà bọn Diệm đã bí mật thảo sẵn; nếu không, thì "quốc hội" sẽ bị giải tán. Đây là một cuộc tuyển cử mà nhân dân không có quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận...

"Ủy ban cách mạng" của Nguyễn Bảo Toàn và quân đội Cao Đài của Nguyễn Thành Phương là những nhóm cực lực ủng hộ Diệm, nay cũng bị Diệm trù. Toàn phải chạy trốn. Đất thánh Cao Đài là Tây Ninh bị quân đội Diệm chiếm đóng, giáo chủ Cao Đài phải đi trốn.

Các chính đảng miền Nam, như đảng Cộng hòa, đảng Xã hội,. đều phản đối cuộc tuyển cử của Diệm. Cuộc tuyển cử ngày 4-3-1956 cũng chẳng qua là một trò hề gian dối như cuộc "trưng cầu dân ý" năm ngoái.

-    Báo Mỹ Thời báo Nữu Ước (15-2-1956): Ở miền Nam, quyền "dân chủ" chỉ là lời hứa suông, không phải sự thật. Báo chí bị kiểm duyệt gắt gao. Hơn 8.000 người bị bắt chỉ vì tình nghi. Họ thường bị bắt lúc nửa đêm và bị ngược đãi một cách rất tàn nhẫn.

-    Báo Ý chí của Việt Nam (của nhóm người Việt cải lương, ở Pari) (21-2-1956): Chính phủ Diệm chỉ gồm có anh em, bà con và tay sai của Diệm. Họ hô khẩu hiệu "vì dân", mang chiêu bài "dân chủ" nhưng sự thật thì ra sức chia cắt đất nước, xây dựng một chính quyền độc tài. Âm mưu ấy bị toàn dân phản đối. Trong lúc nhân dân kiệt quệ, thì có một lũ phát tài kếch xù. Họ khinh rẻ nhân dân, khinh rẻ dư luận. Họ chỉ có những lời hứa suông, những khẩu hiệu rông tuếch. Nhân dân đổ mồ hôi, sôi nước mắt, mà chỉ có quyền còng lưng mà gánh, cắn răng mà chịu. Đã đến lúc phải chấm dứt cái chế' độ gian dối, lừa bịp ấy.

-    Báo Pháp Tin nhanh (22-2-1956): Cuộc vận động "tuyển cử” ở miền Nam đã mở đầu. Báo chí bị kiểm duyệt gắt gao. Trong vài tuần qua, hơn 8.000 người bị bắt trái phép và bị ngược đãi tàn nhẫn, thậm chí nhiều người phương Tây cũng tỏ ý bất bình. "Quốc hội" sẽ không có quyền hành gì; nếu không tán thành "hiến pháp” của Diệm thì "quốc hội" sẽ bị giải tán. Diệm định giành quyền tối cao cho y, mà "quốc hội" chỉ có địa vị phụ thuộc...

-    Báo Anh Thế giới phương Đông (19-2-1956): Mỹ dùng mọi cách để’ biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ của Mỹ. Mỹ nặn ra chính quyền Diệm và cho nó tiền, chỉ nhằm mục đích phá hoại Hiệp định Giơnevơ.

Chính quyền Diệm chỉ được 1 phần 8 nhân dân miền Nam ủng hộ. Cuộc tuyển cử này cũng như cuộc "trưng cầu dân ý" năm ngoái chẳng có giá trị gì; chưa bỏ phiếu, Mỹ và các chính phủ phương Tây đã biết trước kết quả của nó. Báo chí bị kiểm duyệt rất ngặt. Những địa vị quan trọng đều do anh em và bà con Diệm nắm. Diệm không bao giờ rời các cố vấn Mỹ. Một cố vấn Mỹ đặt bàn giây ngay bên cạnh bàn giây của Diệm.

Đại đa số nông dân miền Nam ủng hộ "Việt Minh". Diệm không dám tin cậy quân đội của y, vì tinh thần của họ thấp kém, ý chí họ bất mãn. Nhiều binh sĩ của Diệm cho rằng họ bị người ngoài lợi dụng với âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt". Ở miền Nam, phong trào chống Diệm ngày càng lên cao.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 727,

ngày 29-2-1956, tr.2.

NHỮNG LỜI NÓI PHẢI

-     Ai không nhớ kỹ rằng Ấn Độ căn bản là một nước châu Á, thì không thể hiểu được ảnh hưởng chính trị to lớn trong cuộc đi thăm Ấn Độ của hai lãnh tụ Liên Xô.

-     Hai năm trước đây, tôi đã đi xem xét những vùng dân tộc thiểu số ở Liên Xô, đặc biệt là xứ Táchken, xứ Bukhara và xứ Samáckan. Tôi rất phấn khởi khi trông thấy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và mức sinh hoạt đầy đủ của họ.

-     Đối với các nước chậm tiến, chủ nghĩa cộng sản có lẽ là một cách giải quyết các vấn đề; vì lẽ rằng chế' độ nào thành công trong nước của họ tức là chế' độ ấy tốt.

-     Trên thế' giới, một phần ba loài người sống đầy đủ, còn hai phần ba loài người thì sống cực khổ hơn súc vật. Đó là vì một phần ba loài người nắm 85 phần 100 của cải trên thế' giới, chỉ còn 15 phần 100 của cải cho hai phần ba loài người. Còn sự không công bằng ấy, thì thế' giới sẽ không có hòa bình thật sự.

Ai nói những câu ây? Phải chăng là một người cộng sản nói?

Thưa: đó là những câu nói của ông Sâyven. Ông Sâyven là một người công giáo ngoan đạo, quê ở nước Bỉ, đã từng làm Chủ tịch Ủy ban kinh tế' và xã hội của Liên hợp quốc. Ông đã nói những câu ấy trong cuộc họp báo các nhà báo và các chính khách ở Pari hôm 6-2-1956 vừa rồi.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 728, ngày 1-3-1956, tr.2.


THƯ GỬI ĐỒNG CHÍ PINÔ,
NGOẠI TRƯỞNG PHÁP
[31]

Thưa Ngài,

Hôm 23-2-1956, khi Thượng nghị viện Pháp bàn vấn đề Việt Nam, nhiều nghị viên đã than phiền rằng: Nước Pháp bị Mỹ - Diệm hất cẳng về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế...

Nghị viên Hamông đã nói: "Vê miền Nam thì những người quan sát Mỹ cũng nhận rằng chính quyền Diệm yếu đuối và Diệm đã bị cô lập, phần lớn nhân dân miền Nam và các giáo phái đều chống Diệm".

Ông Hamông tiếc rằng: "Chính phủ Pháp đã có phái đoàn đại diện ở Hà Nội, mà Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa có phái đoàn đại diện ở Pari".

Trả lời các nghị viên và các nhà báo, Ngài nói: "Chính phủ Pháp không có hiềm thù (hostile) với miền Bắc, và mong có quan hệ thân thiện, nhưng với điều kiện là có lợi cho cả hai bên".

Nhân dân và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa hoan nghênh lời nói ấy của Ngài, và mong lời nói ấy biến thành hành động thực tế.

Về vấn đề miền Nam, Ngài nói: "Pháp đã cam kết với Mỹ về sự ủng hộ Diệm, dù trong thâm tâm, Pháp không tán thành việc đó... Có lẽ cam kết như vậy là sai lầm... Kết quả là Pháp đã thua cả hai mặt”.

Ngài nói thêm: "Mỹ ra sức hất cẳng Pháp, thế là Mỹ sai lầm to”. Rồi Ngài kết luận: "Những việc ấy sẽ được thảo luận ở hội nghị Karasi”.

Đối với nhân dân Việt Nam, những câu trả lời của Ngài thật ra là những câu hỏi lúng túng:

-    Đã biết rằng Diệm nắm chính quyền sẽ có hại cho Pháp, vì sao Chính phủ Pháp lại nỡ lòng hy sinh lợi ích của nước Pháp mà cam kết với Mỹ ủng hộ Diệm?

-    Lịch sử đã chứng tỏ rằng giữa các nước đế quốc, chính sách duy nhất là tìm cách hất cẳng lẫn nhau. Vì sao Chính phủ Pháp ngây thơ đến nôi: trước thì rước Mỹ vào tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam, sau thì chịu Mỹ hất cẳng mà không cụ cựa?

-    Ai cũng biết rằng Hội nghị Giơnevơ (1954) đã đưa lại hòa bình cho Đông Dương, còn khối Đông Nam Á (SEATO) do Mỹ cầm đầu là một tổ chức nhằm mục đích xâm lược. Để giải quyết vấn đề Việt Nam, chỉ có một cách tốt nhất là khai một cuộc Hội nghị Giơnevơ mới, như các Chính phủ Trung Quốc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Ba Lan. đã đề nghị. Nhưng Ngài lại đưa vấn đề Việt Nam bàn ở một cuộc hội nghị SEATO - điều đó thật là trái lẽ.

-    Hội nghị SEATO không có quyền giải quyết vấn đề Việt Nam, vì nó là một khối xâm lược, vì ở đó vắng mặt nhiều nước liên quan với Hiệp nghị Giơnevơ.

-        Ngài bàn với ai? Bàn với Mỹ chăng? Thì chính Mỹ và Diệm đã cố ý phá hoại Hiệp nghị Giơnevơ, chính Mỹ và Diệm đã hất cẳng Pháp.

Nghị viên Hamông nói rất đúng: Thái độ mập mờ của Chính phủ Pháp làm cho nhân dân Việt Nam và nhân dân châu Á tự hỏi: "Hoặc là Pháp thiếu thành thật khi ký tên vào Hiệp nghị Giơnevơ. Hoặc là Pháp đã bất lực để tôn trọng chữ ký ây?".

Thưa Ngài, nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa luôn luôn quý mến nhân dân Pháp, luôn luôn sẵn sàng tăng cường quan hệ thân thiện với nước Pháp trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng và hai bên đều có lợi. Và chúng tôi tin rằng: Một chính phủ Pháp do Đảng Xã hội lãnh đạo sẽ ra sức phục vụ lợi ích của nước Pháp, lợi ích của chính nghĩa và hòa bình, hơn các chính phủ trước. Chính vì thế, mà chúng tôi đòi hỏi Chính phủ Pháp phải tôn trọng chữ ký của mình, phải thi hành đúng những điều khoản trong Hiệp nghị Giơnevơ.

Kính chào xã hội chủ nghĩa!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 731,

ngày 4-3-1956, tr.2.


ĐỂ CHÚC MỪNG ĐẠI HỘI LIÊN HOAN
CÁC CHIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Có lẽ món quà tốt nhất là tóm tắt kế hoạch sản xuất của anh em nông dân Trung Hoa để các chiến sĩ rút kinh nghiệm.

Kế' hoạch phát triển nông nghiệp của Trung Quốc từ 7 đến 12 năm (từ năm nay đến độ năm 1967) gồm những điểm quan trọng và thiết thực như sau:

-      Hợp tác xã nông nghiệp - Năm ngoái đã gồm có 60 phần 100 nông hộ trong cả nước. Năm nay sẽ tăng đến 80 phần 100 nông hộ. Năm sau, hợp tác xã (hình thức cao) căn bản sẽ thành lập trong cả nước.

Nhờ lực lượng hợp tác xã mà công việc phát triển nhanh chóng về mọi mặt.

-     Sản lượng - Môi mâu tây sẽ tăng lên từ 3 đến 6 tấn thóc, tuỳ từng địa phương (Tức là tăng gấp hai sản lượng hiện nay).

Ngoài số thóc đủ ăn dùng cho nông dân, số thóc thuế' nông nghiệp và bán cho Chính phủ, môi hợp tác xã sẽ để dành lương thực dự bị đủ cho một năm hoặc hai năm. Nhà nước cũng có lương thực dự bị cho một năm đến hai năm.

-     Những việc cân làm để tăng gia sản xuất - Cải thiện cách cày cấy, học tập kinh nghiệm tiền tiến, thêm phân bón, chọn giống tốt, vỡ thêm đất hoang... Gom góp và phổ biến những kinh nghiệm tốt, tổ chức những cuộc trưng bày và đi tham quan, nông dân và cán bộ ra sức học kỹ thuật. Phát động phong trào thi đua rộng khắp và bền bỉ.

-    Chông tai nạn - Kết hợp với công trình đại thuỷ nông do Nhà nước phụ trách, nông dân sẽ khơi nhiều mương, đào nhiều giếng để căn bản tiêu diệt nạn hạn và nạn lụt.

Tiêu diệt các thứ sâu bọ, các thứ chim và chuột có hại cho mùa màng.

Tiêu diệt những thứ bệnh có hại cho súc vật, như dịch trâu bò, bệnh lợn gạo, toi gà, vịt...

-    Sức lao động - Để tăng sức lao động, nông dân phải biết vệ sinh để’ giữ sức khỏe. Trong khoảng 7 năm đến 12 năm, sẽ trừ diệt những bệnh tật như bệnh sốt rét, bệnh kiết lỵ, đau mắt hột, bệnh sán, đậu mùa, v.v..

Môi năm, môi người đàn ông sẽ làm việc ít nhất là 250 ngày công, môi phụ nữ, ngoài công việc nhà, ít nhất cũng làm việc 120 ngày công. Các phụ lão và nhi đồng thì tuỳ khả năng mà tham gia lao động.

-    Văn hóa - Trong 5 năm đến 7 năm, thanh toán xong nạn mù chữ ở nông thôn. Thanh niên là đội xung phong trong việc học văn hóa và kỹ thuật cũng như trong việc tăng gia sản xuất.

-    Tiết kiệm phải đi đôi với tăng gia sản xuất, chống phô trương, lãng phí.

-    Công nông liên minh - Công nhân cần giúp đỡ nông thôn bằng cách cung cấp cho nông dân các thứ hàng hóa công nghiệp nhiều, tốt và rẻ. Nông dân giúp công nhân bằng cách sản xuất nhiều lương thực, nhiều nguyên liệu để’ cung cấp cho các xí nghiệp. Công và nông sẽ có những cuộc hội nghị liên hoan, những cuộc đi lại thăm hỏi nhau, khuyến khích lân nhau, trao đổi kinh nghiệm. Hai bên thi đua thực hiện kế’ hoạch kinh tế. Do đó mà phát triển và củng cố liên minh của công nông.

Kết luận: Sớm là 7 năm, chậm là 12 năm, nông nghiệp toàn Trung Quốc sẽ thành hợp tác xã hình thức cao, sản xuất sẽ tăng gấp hai, nông dân sẽ hưởng sung sướng, ấm no, và mọi hạnh phúc của chủ nghĩa xã hội.

Trung Quốc đã hoàn thành tốt một kế' hoạch khôi phục kinh tế, nay mới tiến tới kế' hoạch to lớn này. Chúng ta phải ra sức thi đua thực hiện Kế hoạch Nhà nước năm 1956, để’ chuẩn bị điều kiện đặt kế’ hoạch to hơn cho những năm sắp tới.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 732,

ngày 5-3-1956, tr.2.


CÁN BỘ CHUYÊN MÔN

Một điều mà các nước tư bản chú ý nhất trong kế hoạch 5 năm thứ sáu của Liên Xô - là vấn đề cán bộ chuyên môn. Vì họ biết rằng: Trong cuộc thi đua hòa bình, vấn đề cán bộ sẽ quyết định ai thắng ai bại.

Hôm 21-2-1956, tờ báo tư sản Pháp Thế giới than phiền: “Nước Pháp thiếu rất nhiều cán bộ chuyên môn. Môi năm cần 3 vạn người, mà chỉ đào tạo được 2.000 người, vì thiếu trường, thiếu thầy”.

Tháng trước, các báo chí Mỹ cũng than phiền: Từ 1950 đến 1960, Liên Xô huấn luyện được 120 vạn chuyên gia, mà Mỹ chỉ đào tạo được 90 vạn người.

Vừa rồi, tờ báo tư sản Anh Tin tức viết: "Vê mặt giáo dục kỹ thuật, thì các nước phương Tây đã lạc hậu một cách tuyệt vọng”.

Đài phát thanh Luân Đôn nhắc lại lời bình luận của một vị giáo sư Trường Đại học Birmingham: "So sánh việc bồi dưỡng cán bộ chuyên môn, thì nước Anh chỉ bằng 1 phần 10 Liên Xô; và về mặt trí thức, thì học sinh tốt nghiệp Liên Xô cũng hơn học sinh Anh, Mỹ...".

Ở Liên Xô, năm 1955, có hơn 64 vạn cán bộ chuyên môn học xong trường cao đẳng và trung đẳng.

Hiện nay, trong các ngành kinh tế, có hơn 550 vạn cán bộ chuyên môn đã thi đô ở các trường cao đẳng và trung đẳng.

Các trường cao đẳng có hơn 186 vạn học sinh (không kể hơn 10 vạn người vừa làm vừa học), và hơn 10 vạn thầy dạy.

Số học sinh Đại học Liên Xô nhiều hơn tất cả số học sinh đại học của Anh, Pháp, Ý và các nước tư bản Tây Âu khác cộng lại.

Số cán bộ chuyên môn đào tạo cho công nghiệp nặng trong kế hoạch 5 năm thứ sáu sẽ nhiều gấp hai số đã đào tạo trong kế hoạch 5 năm thứ năm.

Thế' mà bọn phản động còn dám tuyên truyền vu vơ rằng các nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân không quý trọng trí thức! Thật là to họng nói càn!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 734,

ngày 7-3-1956, tr.2.


CHÚC MỪNG NGÀY PHỤ NỮ QUỐC TẾ “8-3”

Ngày Phụ nữ Quốc tế năm nay có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt: Trên thế' giới thì lực lượng hòa bình phát triển ngày càng mạnh. Trong nước thì phong trào thi đua xây dựng ngày càng lên cao.

Dưới chế' độ Việt Nam dân chủ cộng hòa, phụ nữ ta đã được bình quyền về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Cho nên trong cuộc kháng chiến vĩ đại vừa qua, cũng như trong công việc xây dựng từ ngày hòa bình trở lại, phụ nữ ta đã góp phần xứng đáng.

Phụ nữ ta có nhiều thành tích to, nhưng Phụ vận ta còn có thiếu sót: ít chú ý vận động gia đình các cán bộ và các nhà thủ công nghiệp, gia đình các nhà công thương và các chị em nội trợ. Kinh nghiệm của Phụ vận Trung Quốc chứng tỏ rằng: khéo vận động, tổ chức và hướng dân, thì những chị em phụ nữ ấy có tác dụng lớn đối với xã hội. Cách làm của Phụ vận Trung Quốc giản đơn, thiết thực và kết quả to, gọi là "5 tốt”:

-      Gia đình và xóm giềng đoàn kết và giúp đỡ nhau tốt,

-      Sinh hoạt và công việc trong nhà sắp đặt tốt,

-      Giáo dục con em tốt,

-     Khuyến khích chồng con, anh em sản xuất, công tác và học tập tốt,

- Tự mình học tập tốt.

Phụ vận ta nên cố gắng thực hiện kinh nghiệm ấy.

Để kỷ niệm ngày "8-3" một cách thiết thực và xứng đáng, chúng ta cần động viên:

Chị em phụ nữ nông thôn THI ĐUA góp sức hoàn thành tốt cải cách ruộng đất, và lập những tổ đổi công tốt.

Chị em công nhân và công chức THI ĐUA làm trọn nhiệm vụ của mình.

Chị em trí thức THI ĐUA góp phần vào việc phát triển văn hóa.

Nữ thanh niên tuỳ theo cương vị của mình, THI ĐUA học và hành, xung phong trong mọi công việc.

Mọi chị em, mọi giới phụ nữ đều thi đua góp sức hoàn thành Kế' hoạch Nhà nước năm 1956, đều hăng hái tham gia công cuộc củng cố miền Bắc, chiếu cố miền Nam, để’ xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Đồng thời, phụ nữ ta cần đoàn kết với chị em các nước bạn và phụ nữ dân chủ các nước khác để giữ gìn hòa bình thế giới, và xây dựng hạnh phúc cho cả loài người. Đó là trách nhiệm rất vẻ vang của phụ nữ Việt Nam ta!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 735,

ngày 8-3-1956, tr.2.


HAI CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO

Chính sách của Mỹ

"Mỹ chỉ có thể có một chính sách ngoại giao: Tiêu diệt thế lực cộng sản. Đánh đổ chế' độ Xôviết là mục đích tối cao của chính sách ngoại giao Mỹ.

1-      Phải nhận rằng hòa bình không phải là, cũng không thể’ là mục đích của chính sách ngoại giao Mỹ.

2-      Phải bỏ cái lý luận cho rằng "các nước đều bình đẳng”. Mỹ phải công khai giành cho mình quyền lãnh đạo chính trị thế' giới.

3-      Phải bỏ hẳn cái nguyên tắc "Không can thiệp vào nội chính của nước khác”. Phải can thiệp nhanh chóng, bạo dạn, đầy đủ; chứ không phải không can thiệp...

5- ... Phải ra sức giúp cho bạn: kinh tế', chính trị, lương thực, máy móc, tiền bạc, vũ trang - và không cho kẻ thù chút gì hết (kẻ thù là cộng sản).

7-      Phải tuyên bố dứt khoát không hợp tác với Liên Xô.

8-      Chính sách này chỉ có thể’ thực hiện, nếu Mỹ có thể’ dùng bạo lực, nếu Mỹ quyết tâm dùng bạo lực,.”.

(Bướcham, cố vân chính trị của Chính phủ Mỹ)

"... Văn minh phương Tây đang ở trong một cuộc chiến tranh chết sống với chủ nghĩa cộng sản quốc tế'".

(Đalét, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ)

Chính sách của Liên Xô

"1- Kiên quyết chấp hành chủ nghĩa Lênin về chính sách chung sông hòa bình giữa những nước có chế' độ xã hội khác nhau. Ra sức xây dựng sự nghiệp hòa bình, ra sức giành lấy sự an toàn cho nhân dân các nước, ra sức xây dựng lòng tín nhiệm quốc tế', để biến tình hình quốc tế' bớt căng thẳng thành hòa bình ổn định.

2-    Tăng cường mối quan hệ anh em giữa các nước bạn: Trung Quốc, Ba Lan, Tiệp Khắc, Bungari, Hunggari, Rumani, Anbani, nước Đức dân chủ cộng hòa, Triều Tiên dân chủ cộng hòa, Cộng hòa nhân dân Mông Cổ’, Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Tăng cường tình hữu nghị và sự hợp tác với Nam Tư.

3-    Không ngừng tăng cường tình hữu nghị và sự hợp tác với Ấn Độ, Diến Điện, Nam Dương, Ápganixtan, Ai Cập, Xyri và các nước khác ủng hộ hòa bình. Giúp đỡ những nước không chịu vào các tập đoàn quân sự. Hợp tác với tất cả các lực lượng ủng hộ hòa bình.

Phát triển và tăng cường quan hệ hữu hảo với Phần Lan, và nước Áo, các nước trung lập khác.

4-    Chấp hành chính sách tiến lên một bước cải thiện quan hệ với Mỹ, Anh, Pháp, Tây Đức, Nhật Bản, Ý, Thổ, Iran, Đại Hồi và các nước khác, để’ tăng cường sự tín nhiệm lân nhau, phát triển mua bán, mở rộng sự tiếp xúc và hợp tác về văn hóa và khoa học.

5-    Tỉnh táo đề phòng những âm mưu của bọn người không muốn tình hình thế' giới êm dịu; kịp thời vạch trần những hành động phá hoại hòa bình, phá hoại an toàn của nhân dân các nước; dùng mọi cách cần thiết để tăng cường sức phòng ngự của nước xã hội chủ nghĩa, để giữ sức phòng ngự của chúng ta

trên mức yêu cầu của trang bị và khoa học hiện đại, để gìn giữ an toàn của nước xã hội chủ nghĩa của chúng ta”.

(Đồng chí Khơrútsôp: Báo cáo trước Đại hội lần thứ XX của

Đảng Cộng sản Liên Xô)

So sánh kỹ hai chính sách ấy, bà con ta tán thành chính sách nào?

C.B.

Báo Nhân Dân, số 737,

ngày 10-3-1956, tr.2.


VÀI CHUYỆN GẦN XA

Thời xưa, người phương Tây đối với người phương Đông rất hống hách. Họ "khạc ra lửa, thở ra khói" và đòi người phương Đông phải "cúc cung bái" họ.

Nhưng "thời đại bằng vàng" của đế quốc đã qua rồi. Người phương Đông đã vươn mình dậy, và không rụt rè trước người phương Tây nữa. Vài thí dụ:

-     Vừa rồi, đô đốc Môngbaten (người Anh) sắp sang chơi nước Đại Hồi. Nhân dân Đại Hồi tỏ ý không hoan nghênh. Đô đốc Anh phải thủ tiêu ngay cuộc du lịch ấy.

-     Đại tướng Gơlúp (người Anh) giữ chức tổng chỉ huy quân đội nước Gioócđani đã 20 năm nay. Hôm vừa rồi, Chính phủ và nhân dân Gioócđani bất thình lình ra lệnh "hoan tổng". Thế' là đại tướng phải gấp rút "gút bay" khỏi Gioócđani.

-     Tuy vậy, ở đâu họ còn có thể "khạc ra lửa", thì họ vân cứ khạc. Cách đây mấy hôm, quân đội Anh đã đày đức Giáo chủ Macariốt là người Hy Lạp ra khỏi đảo Sypờrờ là đất Hy Lạp; bởi vì giáo chủ là người yêu nước, đang lãnh đạo 40 vạn nhân dân Sypờrờ chống người Anh chiếm đóng đảo ấy làm căn cứ quân sự Anh.

Song bẽ mặt hơn nữa là những vố người phương Đông mới tặng cho đế quốc Mỹ:

-      Hôm 29-2 và 4-3-1956, Cao Miên đã cảnh cáo Mỹ, đại ý nói: Mỹ chớ cậy có nhiều đôla mà láo xược, can thiệp vào việc nội bộ của Miên. Không phải nhờ Mỹ giúp đỡ mà Miên được độc lập đâu. Trái lại, những việc rắc rối ở Miên đều do Mỹ gây ra!

-      Hôm 9-3-1956, thực dân Pháp ở Tuynidi (Bắc Phi) đã đập phá tan tành lãnh sự quán Mỹ và nhà thông tin Mỹ.

-      Cũng hôm ấy, Ngoại trưởng Mỹ là Đalét đến Ấn Độ. Chính phủ Ấn đã điều động hơn 500 cảnh sát để bảo vệ Đalét, vì e nhân dân Ấn "hoan nghênh” y quá nhiệt liệt. Khi Đalét đến trường bay, ngoài các nhân viên chính phủ và anh em cảnh sát Ấn, thì chẳng có ai nữa. Các báo chí Ấn đã bày tỏ những lời "hoan nghênh” như sau:

"Nếu có ai phá hoại mối quan hệ Mỹ - Ấn, người ấy là Đalét”.

(Ấn Độ thời báo)

"Chính sách ngoại giao Mỹ đã gây ra sự khó chịu mãnh liệt ở Ấn Độ... mà sự xích mích ấy đã hiện hình tại một con người đầy mâu thuân - là Đalét”.

(báo Người chính khách)

Các báo khác đều viết: "Đalét là một người khách không ai ưa”.

"Đalét đã đưa chiến tranh lạnh đến gần các nước châu Á”.

"Đalét là một tên gây chiến, có âm mưu dùng người châu Á đánh người châu Á.”.

Đalét cũng lì lợm đến Sài Gòn. Ngoài bọn Ngô Đình Diệm, thì nhân dân và dư luận Việt Nam sẽ "hoan nghênh” y nhiệt liệt hơn nhân dân và dư luận Ấn Độ, vì Đalét và bè lũ tay sai của y đã tìm mọi cách để phá hoại Hiệp định Giơnevơ.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 740,

ngày 13-3-1956, tr.2.


TÌNH HÌNH THẾ GIỚI

"Sự củng cố không ngừng của các lực lượng xã hội chủ nghĩa, dân chủ và hòa bình, của các lực lượng dân tộc giải phóng - là một sự quan trọng quyết định. Trong thời kỳ ấy, Liên Xô, Trung Quốc cộng hòa nhân dân và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã củng cố địa vị của họ trên thế' giới; uy tín và quan hệ của họ với các nước khác đã phát triển rất to. Phe xã hội chủ nghĩa quốc tế' có ảnh hưởng rất lớn đối với thời cuộc trên thế' giới.

Lực lượng hòa bình phát triển mạnh, là nhờ sự xuất hiện trên vũ đài thế' giới nhiều nước yêu chuộng hòa bình ở châu Âu và châu Á, nguyên tắc ngoại giao của các nước ấy là không tham gia vào khối nào. Những giới lãnh đạo chính trị của các nước ấy cân nhắc một cách đúng đắn rằng: Tham gia những khối có tính chất đế' quốc và quân sự, thì chỉ đưa lại cho nước họ sự nguy hiểm, là sẽ bị các lực lượng xâm lược lôi cuốn họ vào những cuộc chiến tranh phiêu lưu, và đẩy họ vào tai nạn chạy thi binh bị.

Vì lẽ đó, trên thế' giới, đã hình thành một "giải hòa bình” rộng lớn, gồm những nước yêu chuộng hòa bình - xã hội chủ nghĩa hay là không phải xã hội chủ nghĩa - ở châu Âu và châu Á. Giải hòa bình ấy bao gồm những vùng rộng mênh
mông với độ 15 trăm triệu nhân dân, tức là đại đa số nhân dân trên quả đất.

Sự hành động mạnh mẽ của quần chúng nhân dân để ủng hộ hòa bình đã có ảnh hưởng sâu xa trên thời cuộc quốc tế. Trong lịch sử, người ta chưa hề thấy một thời đại nào bằng thời đại này về cuộc phấn đấu rộng khắp và các tổ chức của quần chúng nhân dân chống nguy cơ chiến tranh...".

(Đồng chí Khơrútsôp: Báo cáo trong Đại hội lần thứ XX của

Đảng Cộng sản Liên Xô).

Vẽ theo báo tư sản Mỹ Thời báo Nữu Ước (5-2-1956)

Năm 1939

    A- Khối cộng sản170 triệu người

    B- Các thuộc địa 815 triệu người

    C- Khối đế quốc 1.100 triệu người

Vì vậy đế quốc than: Trăm năm trong cõi người ta, Hòa bình, đế quốc, khéo là ghét nhau.

Trải qua một cuộc bể dâu,

Tĩền đồ đế quốc những đau đớn lòng!

Nhân dân đáp:

Gió xuân thổi ngọn cờ hồng,

Đường lên thế giới đại đồng không xa,

Hoà bình ta giữ của ta,

Nhân dân bốn bể đều là anh em!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 742,

ngày 15-3-1956, tr.2.


TĂNG TIỀN LƯƠNG, BỚT GIỜ LÀM

Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Liên Xô quyết định: Từ 1957 trở đi, Chính phủ Liên Xô sẽ tuỳ điều kiện từng ngành công nghiệp mà thi hành luật ngày làm 7 giờ; và đến 1960, tiền lương công nhân và công chức ít nhất sẽ tăng 40 phần 100 so với lương hiện nay.

Sung sướng thật! Người lao động Việt Nam ta đều vui mừng cho anh em Liên Xô, và đều ước ao mình cũng được như thế!

Nhưng chúng ta cũng nhớ rằng anh em Liên Xô đã tốn rất nhiều công trồng cây mới có quả ngon lành ấy.

Liên Xô cách mạng thành công đã gần 40 năm. Anh em Liên Xô đã vượt biết bao khó khăn và gian khổ, đã mấy chục năm thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, để khôi phục nền kinh tế' bị chiến tranh tàn phá, rồi hoàn thành 5 cái kế' hoạch 5 năm. Kết quả là:

Trong 26 năm, sản xuất công nghiệp đã tăng gấp 20 ĩân.

Năm 1955, năng suất lao động tăng gấp hai năm 1940.

2 phần 3 tổng số phát triển công nghiệp trong kế' hoạch 5 năm thứ năm là nhờ tăng năng suất và tiết kiệm. Lại do đó mà giá thành giảm được 23 phần 100.

So với 1955, thì mức sản xuất của 1960 sẽ tăng 65 phần 100, tức là gấp 5 ĩân sản xuất của năm 1940.

Về nông nghiệp, thì đã lâu, toàn thể nông dân Liên Xô đã tham gia các nông trường tập thể. Nhờ đó mà mức sản xuất tăng rất cao (thí dụ 1 mâu tây trồng ngô, thu hoạch được từ 40 đến 75 tấn). Diện tích trồng trọt cũng ngày càng tăng: trong năm 1954 đến 1955, hơn 35 vạn thanh niên đã vỡ hoang thêm 33 triệu mâu tây. Cuối kế' hoạch 5 năm thứ sáu, Liên Xô sẽ thu hoạch mỗi năm 170 triệu tấn ngũ cốc.

Bền bỉ thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, do đó, hàng hóa thứ gì cũng nhiều, cũng tốt, cũng rẻ, và lương thực tha hồ, anh em Liên Xô đã tự tay mình tạo ra hạnh phúc cho mình.

Nhân dân lao động Việt Nam ta noi gương phấn đấu và thi đua của anh em Liên Xô để’ khôi phục rồi phát triển kinh tế’ của ta, thì dần dần chúng ta cũng tăng tiền lương, bớt giờ làm, và sung sướng như anh em Liên Xô. Vậy có thơ rằng:

Muốn ăn quả, thì phải trồng cây,

Thi đua tăng gia và tiết kiệm, ắt có ngày phong lưu.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 743,

ngày 16-3-1956, tr.2.


NHI ĐỒNG CŨNG LÀ CHIẾN

Xem cuộc trưng bày nông nghiệp, ai cũng thây rằng nước ta thật là rừng vàng, biển bạc, nhân dân... quý báu. Lại có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Chính phủ và sự giúp đỡ vô tư của các nước anh em, Việt Nam nhất định tiến bước thành một nước giàu mạnh.

Và ai cũng chú ý đến quả cải bắp to tướng và hàng rau muống xanh tươi.

Quả cải bắp là của em Ngô Văn Bình, 14 tuổi ở Hàm Long (Hà Nội), em Bình đã ra sức tăng gia được 30 cây cải bắp, quả to nhâ't nặng 5 kg và 100 củ su hào, củ nào cũng nặng hơn 3 kg cùng các thứ rau khác, cả nhà ăn không hết. Ở trường, em Bình cũng chăm học, được thầy và bạn mến yêu.

Rau muống là của em Lê Sĩ Cừ, 13 tuổi ở xã Hoằng Phúc. Trong thôn có hai cái ao bỏ hoang, môi khi đi học về em Cừ ra ao cuốc đât. Nay vài thước, mai vài thước, em đã cuốc được 3 sào và trồng rau muống rất tốt. Rau cả nhà ăn không hết, em Cừ có sáng kiến thái rau phơi khô, để dành độn cơm ngon hơn độn với khoai. Do em Cừ phổ biến kinh nghiệm mà phong trào trồng rau muống đã lan khắp cả huyện. Thây rau muống phơi khô ăn ngon, đồng bào lại nảy ra sáng kiến làm bột rau muống, bánh bột rau muống ăn rất thơm và dẻo kết quả là vụ chống đói năm ngoái đã thắng lợi. Nghe nói hai em đã được Hồ Chủ tịch thưởng huy hiệu.

Đồng thời với cuộc trưng bày ấy ở Thủ đô, có cuộc Hội nghị liên hoan chiến sĩ nông nghiệp và cán bộ các tổ đổi công cả nước. Hai cuộc đó, ngoài việc học tập kinh nghiệm lân nhau, còn có một việc quan trọng nữa là tinh thần đại đoàn kết. Ở đó có đại biểu đủ các dân tộc: Kinh, Thổ, Thái, Mèo, v.v.. Nam có, nữ có, có các cụ phụ lão như cụ Trần Kiên, 72 tuổi, anh hùng Hoàng Hanh 69 tuổi. Có các em nhi đồng như hai em Bình và Cừ. Thế' là:

Nông dân đoàn kết, cả nước một nhà,
Có nam, có nữ, có trẻ, có già.

Mọi người cô'gắng thi đua tăng gia,
Kế'hoạch nông nghiệp chắc là thành công.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 744, ngày 17-3-1956, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập,

Sđd, t.10, tr.286-287.


CHUYỆN MỚI LẠ Ở TRUNG QUỐC

Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Trung Quốc có nhiều chuyện mới lạ. Mà mới lạ nhất, là các nhà đại tư bản hăng hái ủng hộ xã hội chủ nghĩa. Đây là một thí dụ:

Ông Lưu Vĩnh Nghiệp là một nhà đại tư bản ở Phúc Châu, làm chủ 5 xí nghiệp to, như nhà máy điện, công ty điện thoại, công ty bột mì... Trả lời câu hỏi: Vì sao ông hăng hái theo xã hội chủ nghĩa? Ông Lưu nói:

"Sự thật đã chứng tỏ rằng: Chỉ cốt thật thà ủng hộ Đảng và Chính phủ, tiếp tục cải tạo, thì những người tư bản như tôi đều được địa vị xứng đáng, được nhân dân lao động tin cậy, và được công tác xứng đáng. Nhất là trong lúc Tổ quốc xây dựng một nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, thì chúng tôi và con cháu chúng tôi đều có tương lai vẻ vang. Sau ngày thực hành "công tư hợp doanh”, tôi được cử làm chủ nhiệm hội công thương của tỉnh; 97 nhà tư bản khác cũng đều được giữ chức phó kinh lý, giám đốc hoặc chủ nhiệm các xí nghiệp công tư hợp doanh. Điều đó chứng tỏ rằng chúng tôi theo con đường xã hội chủ nghĩa là đúng”.

Ông Lưu nói thêm: "Từ lúc thực hành "công tư hợp doanh”, tôi vân được chia một số lãi khá, sinh hoạt vân sung sướng. Nhưng tôi tiếp thụ cải tạo, chính vì tôi muốn trở nên một người tư sản dân tộc, mong cho Tô’ quốc độc lập và giàu mạnh. Mà chỉ có con đường xã hội chủ nghĩa thì Tổ quốc mới giàu mạnh được... Vì lẽ đó, ngày Phúc Châu được giải phóng, có người khuyên tôi đi Hương Cảng hoặc đi Đài Loan, tôi đã cự tuyệt không đi”.

Sau khi vui vẻ thuật lại những tiến bộ của các xí nghiệp từ ngày công tư hợp doanh, ông Lưu nói:

"Cả nhà tôi ủng hộ xã hội chủ nghĩa và cố gắng phục vụ Tổ quốc. Vợ tôi là phó chủ nhiệm của Hội phụ nữ nội trợ (một bộ phận của phụ vận tỉnh), cả ngày đi phát động gia đình các nhà công thương tham gia cải tạo. Sáu đứa con tôi đều đi học. Hai đứa gái đã vào Đoàn thanh niên dân chủ mới. Chúng nó đều nói: học xong, chúng sẽ lao động để phục vụ nhân dân, chứ không cần đến tiền bạc của tôi nữa!”.

Chuyện này cho chúng ta thây rằng: các nhà tư bản Trung Quốc có "cao kiến, viên thức” và đã thực hiện ích nước lợi nhà.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 746,

ngày 19-3-1956, tr.2.


MỪNG NƯỚC MARỐC MỚI ĐƯỢC ĐỘC LẬP

Sau cuộc chiến đấu trường kỳ, gian khổ và oanh liệt, nhân dân Marốc đã thu được thắng lợi vẻ vang, đã giành được độc lập. Ngày 2-3-1956, đại biểu Marốc và đại biểu nước Pháp đã ký lời tuyên bố chung, đại ý nói:

Chính phủ Pháp và Chính phủ Marốc đều nhận rằng do sự tiến bộ của Marốc, Điều ước ngày 30-3-1912 (nhận cho Pháp đặt quyền đô hộ ở Marốc) không hợp thời nữa. Vì vậy, Chính phủ Pháp trịnh trọng thừa nhận quyền độc lập của Marốc. Nước Marốc sẽ có ngoại giao và có quân đội của mình; lãnh thổ’ toàn vẹn của Marốc sẽ được tôn trọng.

Cuộc đàm phán hiện nay giữa Marốc và Pháp là giữa hai nước có chủ quyền và bình đẳng, để ký kết - trên cơ sở tự do và bình đẳng - những điều ước mới, lợi ích chung cho cả hai nước. Trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của hai nước, những quyền lợi của người Pháp ở Marốc và của người Marốc ở nước Pháp sẽ được đảm bảo.

Thế’ là cuộc chiến đấu giữa Pháp và Marốc đã chấm dứt bằng phương pháp hòa bình.

Nhân dân Việt Nam nhiệt liệt mừng anh em Marốc đã giành được độc lập, và thành tâm chúc anh em xây dựng một nước Marốc hòa bình, dân chủ và giàu mạnh.

Mừng đại gia đình các dân tộc độc lập đã phát triển thêm một thành viên mới.

Cũng mừng Chính phủ Pháp do Đảng xã hội lãnh đạo, đã thực hiện một chính sách hợp với nguyên tắc "chung sống hòa bình, hai bên đều lợi". Và mừng nhân dân Pháp có thêm người bạn ở Bắc Phi. Nếu Chính phủ Pháp bao giờ cũng biết dùng cách thương lượng hòa bình để’ giải quyết những vấn đề xích mích giữa Pháp và các dân tộc khác, thì nước Pháp đã tránh được biết bao tai hại, hao binh tổn tướng, tài tận dân cùng!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 748,

ngày 21-3-1956, tr.2.


HỘI NGHỊ CARASI

Trả lời bạn đọc: Carasi là thủ đô nước Đại Hồi. Hội nghị Carasi là một cuộc hội họp của khối xâm lược Đông Nam Á do Mỹ cầm đầu. Tuy gọi là "khối Đông Nam Á” nhưng trong 8 nước Hội viên thì:

3 nước là đế quốc thực dân phương Tây: Mỹ, Anh, Pháp.

2 nước phe Mỹ ở châu Úc - là nước Úc và Tân Tây Lan, chỉ có 3 nước ở Đông Nam Á và đều là phe Mỹ: Đại Hồi, Thái Lan và Phi Luật Tân.

Các nước lớn Đông Nam Á như Ấn Độ, Diến Điện, Nam Dương... đều phản đối khối ấy.

Hội nghị Carasi họp từ ngày 6 đến ngày 8-3-1956. Thường họp kín và bàn những kế' hoạch quân sự, nhằm can thiệp vào nội trị của các nước châu Á, và chia rẽ các nước ấy (như đã gây thêm xích mích giữa Ấn Độ và Đại Hồi, Đại Hồi và Ápganixtan).

Mỹ đã ép buộc ba nước Đại Hồi, Thái Lan và Phi Luật Tân tăng cường binh bị, chuẩn bị chiến tranh. Vì vậy mà nhân dân các nước ấy đã khổ vì thuế' khoá nặng nề, tài chính của các nước ấy lâm vào quân bách. (Như Đại Hồi phải chi tiêu về binh bị 75% của tổng ngân sách).

Trong hội nghị, các hội viên trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Chỉ có một kết quả là lập một bộ tổng chỉ huy và một cơ quan trinh thám ở Băng Cốc.

Tóm tắt những lời bình luận về Hội nghị Carasi và khối Đông Nam Á:

-     Những kế hoạch thảo luận ở hội nghị ấy chỉ có thể làm cho tình hình Đông Nam Á thêm căng thẳng (Báo Sự thật, Liên Xô).

-     Sau hội nghị ấy, Ấn Độ càng thấy rõ đế' quốc Mỹ là kẻ thù số 1 đe dọa quyền tự do của Ấn Độ (Báo Tự do, Ấn Độ).

-     Khối Đông Nam Á đang âm mưu lôi kéo các nước trung lập ở Đông Nam Á vào khối ấy. Nhân dân Đông Nam Á phải luôn luôn cảnh giác (Nhật báo Rănggun, Diến Điện).

Nhiều báo chí khác cũng phê phán như vậy. Sau hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ là Đalét đã đi đến Thủ đô nhiều nước châu Á, để nói tốt cho khối Đông Nam Á và Hội nghị Carasi. Khi đến Ấn Độ, Diến Điện, Nam Dương. y đều bị báo chí và nhân dân nguyền rủa.

Thế mà bọn Ngô Đình Diệm vâng lệnh Mỹ đang rắp ranh xin tham gia khối xâm lược Đông Nam Á! Một tờ báo tư sản Mỹ đã viết: "Mỹ đã vũ trang cho miền Nam Việt Nam và đã nặn ra Ngô Đình Diệm. Miền Nam Việt Nam hiện nay chẳng khác gì một xứ "bảo hộ” của Mỹ”.

Vì những lẽ đó, cùng với nhân dân các nước châu Á yêu chuộng tự do, độc lập, nhân dân Việt Nam ta phải nâng cao cảnh giác, phải đoàn kết nhất trí, phải đấu tranh chống khối xâm lược Đông Nam Á, chống đế' quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng, phải ra sức ủng hộ năm nguyên tắc chung sống hòa bình.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 750,

ngày 23-3-1956, tr.2.

CHÚC MỪNG TUYNIDI ĐỘC LẬP

Xuđăng độc lập, Marốc độc lập. Nay đến lượt Tuynidi độc lập! Chúng ta nhiệt liệt chúc mừng anh em Tuynidi, chúc mừng anh em châu Phi!

Thế' lực đế' quốc chủ nghĩa ngày càng suy sụp, phong trào dân tộc giải phóng ngày càng lên cao - chắc rằng nhiều thuộc địa khác sẽ nối tiếp nhau giành được độc lập, cho đến ngay các dân tộc nhược tiểu trên thế' giới đều thoát ách ngựa trâu, đều tự do, bình đẳng.

Tuynidi ở vào Bắc Phi, có hơn 125.000 cây số vuông đất đai, và hơn 320 vạn nhân dân, ruộng đất phì nhiêu, có nhiều hầm mỏ. Thế' mà nông dân rất nghèo khổ, và (theo báo cáo của Pháp) hơn 50 vạn người thất nghiệp, không có cơm ăn, việc làm.

Từ năm 1881, Tuynidi bị thực dân Pháp chiếm làm xứ "bảo hộ”. Suốt 75 năm trường, nhân dân Tuynidi hy sinh phấn đấu không ngừng.

Tháng sáu năm ngoái, Pháp cho Tuynidi "tự trị”. Lẽ tất nhiên, nhân dân Tuynidi không bằng lòng, và tiếp tục đấu tranh.

Ngày 20-3 này, Chính phủ Pháp trịnh trọng tuyên bố quyền độc lập của Tuynidi. Đó là một thắng lợi to lớn riêng của nhân dân Tuynidi, một thắng lợi to lớn chung của phong trào dân tộc giải phóng trên thế' giới, và của tinh thần đoàn kết "Băng đung” của các dân tộc Á - Phi.

Trong một thời gian ngắn, đã trả lại quyền độc lập cho hai dân tộc, vô luận động cơ thế nào, đó cũng là một thành tích của Chính phủ Pháp do Đảng Xã hội cầm đầu.

Còn Angiêri? Theo hãng thông tin Mỹ U.P. ngày 23-3-1956, thì: "Hầu hết ruộng tốt ở Angiêri đều bị đại địa chủ thực dân chiếm hữu. Nông dân bản xứ chỉ có ít đất và đất xấu... Số đông người bản xứ không có ruộng đất, không có việc làm.”. Tình trạng ấy chắc chắn không thể giải quyết bằng vũ lực, nhân dân Angiêri quyết không bị vũ lực khuất phục.

"Đã khôn, thì khôn cho trót” - Chính phủ Pháp đã bước vào đường đúng giải quyết vấn đề Tuynidi và Marốc, mong rằng nó tiếp tục theo con đường ấy mà giải quyết vấn đề Angiêri bằng cách hòa bình; như thế' thì sẽ lợi cho cả đôi bên.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 753,

ngày 26-3-1956, tr.2.


ĐÁ VÀO HÀM RĂNG

Đá đít là đã ác lắm rồi. Đời nhà ai lại đá vào hàm răng? Thật là quá sá! Câu chuyện là thế này:

Mỹ và Anh là đông văn, đông chủng, đông minh. Hai nước lại là đông môn đế' quốc. Nhiều đồng như vậy, đáng lẽ là hẩu với nhau. Nhưng vì không thể đông tâm, lại vì Mỹ quen thói hất cẳng bạn (như đã hất cẳng Pháp ở miền Nam Việt Nam), cho nên Anh với Mỹ xích mích tợn.

Vài thí dụ: Từ lâu, Úc và Tân Tây Lan là hai nước thuộc khối Anh. Nhưng Mỹ đã lôi kéo và ký hiệp định riêng với hai nước ấy, mà gạt Anh ra ngoài, không cho Anh cùng ký.

Trước kia, tư bản Anh nắm độc quyền dầu lửa ở nước Iran. Nay độc quyền ây đã bị Mỹ "phông" mất.

Anh tổ chức khối xâm lược Bátđa ở Cận Đông, gặp nhiều khó khăn, Mỹ để’ mặc kệ.

Anh chiếm đảo Síp (của nước Hy Lạp) làm căn cứ quân sự. Nhân dân Síp chống Anh kịch liệt. Mỹ làm bộ bênh vực nhân dân Síp.

Vì vậy, chính khách và báo chí tư sản Anh tức giận và oán trách Mỹ.

Ông thượng nghị viên Átly nói: "Bạn Mỹ đứng nhìn, mặc cho Anh đấu tranh một mình, dù Mỹ chiếm dầu lửa ở vùng ấy nhiều hơn Anh!".

Báo Truyền tin hàng ngày viết: "Trong vấn đề Síp, lời tuyên bố của Mỹ là một cái đá vào hàm răng Anh".

Báo Tin tức viết: "Mỹ tốt thì sao không để cho người Mỹ da đen được tự quyết?".

Các báo khác ở Anh viết: "Tốt hơn hết là Mỹ ngậm câm mồm lại".

Rõ là:

Giành ăn, Anh, Mỹ rầy rà,

Phen này kẻ cắp, bà già chửi nhau.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 754,

ngày 27-3-1956, tr.2.


LẠI CHUYỆN MỸ DA ĐEN VÀ MỸ DA TRẮNG

Cái thói xấu "phân biệt màu da” của người Mỹ da trắng làm cho 16 triệu người Mỹ da đen nhục nhã và căm tức. Nhất là ở miền Nam nước Mỹ, liên tiếp có những vụ người Mỹ da trắng giết người Mỹ da đen, mà được tòa án tha bổng. Việc cô nữ học sinh da đen bị học sinh da trắng ở Alabama ngược đãi và tẩy chay, đã làm dư luận các nước xôn xao.

Người Mỹ da trắng đày đọa người Mỹ da đen về mọi mặt. Vài thí dụ:

-     Về kinh tế. Người Mỹ da trắng dùng chính sách "Khi nhiều công việc, thì người da đen được chủ thuê sau hết. Khi ít công việc, thì người da đen bị thải trước tiên”.

-     Về xã hội. Ngoài những sự khinh rẻ khác, các xe chở khách chia làm hai khoang. Mỹ da đen không được ngồi khoang dành riêng cho Mỹ da trắng. Song Mỹ da trắng thì có quyền choán hết chô của Mỹ da đen.

Cũng có người Mỹ da trắng tốt với người Mỹ da đen. Những người Mỹ đó thường bị người Mỹ da trắng coi là "phản chủng”. Và người Mỹ da đen cũng không luôn luôn cúi đầu chịu ngược đãi. Họ tìm cách chống lại:

Ngày 1 tháng 12 năm ngoái, một phụ nữ da đen không chịu nhường chô cho Mỹ da trắng, đã bị bắt và bị phạt. Dưới sự lãnh đạo của 100 vị linh mục, toàn thể người da đen trong thành phố Mônggômêry đã tẩy chay, quyết không đi xe của công ty Mỹ da trắng. Các vị linh mục ấy đã bị bắt, nhưng cuộc tẩy chay vân kéo dài đến nay. Người Mỹ da đen khắp cả nước chuẩn bị một cuộc tổng bãi công trong một tiếng đồng hồ vào ngày 28-3-1956, để’ chống lại chính sách khủng cố của người Mỹ da trắng.

Mỹ da trắng áp bức. Mỹ da đen chống lại. Đen, trắng thật rõ ràng. Thế’ mà người Mỹ da trắng không thấy. Họ cho rằng người Mỹ da đen bị cộng sản tuyên truyền xui giục, và họ đang mở cuộc điều tra "sự hoạt động của Mạc Tư Khoa trong "đám người Mỹ da đen"". Thật là kiểu Mỹ!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 756,

ngày 29-3-1956, tr.2.


HOA SEN

Cải cách ruộng đất là một cuộc cách mạng nông thôn, long trời chuyển đất. Không những nó quan hệ trực tiếp với giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ, mà còn ảnh hưởng lớn đến nhiều tầng lớp khác. Do đó mà có vấn đề thành phần giai cấpquan hệ gia đình. Những đảng viên và cán bộ (trong Đảng và ngoài Đảng), hoặc bản thân là địa chủ, hoặc là con em địa chủ, đều suy nghĩ và lo lắng về vấn đề ấy.

Đối với giai cấp địa chủ, nông dân cũng không "vơ đũa cả nắm", mà có phân biệt: Đối với những địa chủ thật thà tuân theo pháp luật, thì giúp đỡ cải tạo. Đối với những địa chủ cường hào gian ác, đã có nhiều nợ máu, lại ngoan cố phá hoại thì mới trừng trị. Giáo dục cải tạo là chính.

Còn vấn đề thành phần và quan hệ - Trước khi ra đời, người ta không thể’ lựa chọn sinh ra ở giai cấp nào, ở gia đình nào. Thành phần giai cấp nhất định có ảnh hưởng đến tư tưởng của con người. Nhưng nó không phải là một ảnh hưởng quyết định, không khắc phục được. Khi đã đứng vào hàng ngũ cách mạng, đã được Đảng và nhân dân rèn luyện, người ta có thể’ đấu tranh và thoát ly ảnh hưởng của giai cấp xấu, thoát ly những quan hệ xấu.

Thành phần giai cấp và quan hệ gia đình (địa chủ) có ảnh hưởng thế’ nào, điều quyết định vân là do bản thân môi người đảng viên, môi người cán bộ. Nếu người đảng viên và người cán bộ có chí khí kiên cường, tư tưởng vững chắc, lập trường dứt khoát, quyết tâm phụng sự cách mạng, phục vụ nhân dân, thật thà thi hành những chính sách của Đảng và Chính phủ, thì nhất định đánh tan được ảnh hưởng ấy, và vẫn được Đảng, Chính phủ và nhân dân tin cậy.

Trước kia, Các Mác là con một nhà quý phái, Ăngghen là con một nhà tư bản. Nhưng hai ông đã hoàn toàn dâng mình cho cách mạng và thành những người sáng lập chủ nghĩa cộng sản. Gần ta đây, ở tỉnh Quảng Đông, người đầu tiên tổ chức và lãnh đạo nông dân kịch liệt chống lại giai cấp địa chủ là đồng chí Bành Bái, con một nhà đại địa chủ, đại phong kiến. Ở nước ta cũng từng có những địa chủ và con cháu địa chủ, sau khi tham gia cách mạng, đã thật thà cải tạo, dứt khoát với giai cấp cũ và quan hệ cũ, đã trở nên những đảng viên tốt, những cán bộ tốt.

Một thí dụ: Gốc rê cây sen ở dưới đất bùn hôi hám. Nhưng vươn mình lên mặt nước trong trẻo, hấp thụ ánh sáng mặt trời, thì HOA SEN trở nên tươi đẹp, thơm tho.

Trong đâm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, hoa đỏ lại xen nhị vàng.

Nhị vàng, hoa đỏ, lá xanh,
Gân bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Người ta cũng vậy. Thành phần giai cấp và quan hệ gia đình không thể ảnh hưởng xấu đối với những người thật thà cách mạng.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 757, ngày 30-3-1956, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.298-299.

NHÂN DÂN VIỆT NAM
KỶ NIỆM MỘT NGƯỜI MỸ

Bọn Mỹ phản động tuyên truyền bậy bạ rằng: Người Việt Nam ghét người Mỹ. Sự thật là: đối với những người Mỹ tốt, thì nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân thế giới đều kính trọng. Một chứng thực:

Ngày 26-3-1956, Ủy ban bảo vệ hòa bình thế' giới của Việt Nam, Trường Đại học và Hội Văn nghệ Việt Nam đã long trọng kỷ niệm sinh nhật của một người Mỹ - là cụ Phơrăngcơlanh.

Cụ Phơrăngcơlanh sinh năm 1706, thọ 84 tuổi, là một nhà khoa học nổi tiếng, đã chế' tạo ra cột "thu lôi” đầu tiên, giúp cho loài người khỏi nạn sét đánh.

Cụ là một người nồng nàn yêu nước, đã góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng nhân dân Mỹ. Hồi đó, Mỹ là thuộc địa của Anh. Năm 1774, cụ Phơrăngcơlanh đã cùng cụ Hoa Thịnh Đốn và nhiều vị khác khởi nghĩa, lãnh đạo nhân dân Mỹ chống thực dân Anh. Sau mấy năm kháng chiến gian khổ và oanh liệt, Mỹ mới giành được độc lập.

Cụ Phơrăngcơlanh lại là một người đạo đức. Cụ thường nói: "Người ta ai cũng phải được bình đẳng”.

Những người Mỹ tốt như cụ Phơrăngcơlanh, ai mà chẳng kính trọng.

Còn những người Mỹ độc ác như bọn Đalét (con cháu bất hiếu của tổ tiên hiền lành như cụ Phơrăngcơlanh), thì chẳng những người Việt Nam ghét, mà chính nhiều người Mỹ và bạn của Mỹ cũng không ưa. Vài dân chứng:

Hôm 27-2-1956, đại biểu Quốc hội Mỹ là Ô. Phunbơray đã nói thẳng vào mặt Đalét: Anh nói dối, "những thắng lợi của Liên Xô thì anh cho là thất bại, những thất bại của phương Tây thì anh cho là thắng lợi”.

Đại biểu Moócxơ nói: Đalét "giấu diếm những điều mà nhân dân Mỹ có quyền biết. Hàng triệu người Mỹ sẽ chết oan, nếu để’ cho Đalét tấp tểnh sụt chân xuống hố”[32].

Cũng hôm ấy, một tờ báo tư bản Mỹ đã viết: "Đalét nói rằng "sự đoàn kết của thế’ giới "tự do” đã làm cho chính sách của Liên Xô thất bại”. Thật ra không một đại sứ Mỹ nào, không một cán bộ cao cấp nào trong Bộ ngoại giao Mỹ, không một thủ lĩnh nước bạn nào của Mỹ tin lời nói của Đalét”.

Hành động tếu của bọn Đalét làm cho những nước thân Mỹ như Phi Luật Tân cũng có nhiều người chống Mỹ. Hôm 26-2- 1956, ông Lôren, đại biểu Quốc hội Phi Luật Tân, đã nói: "Vì Mỹ mà kinh tế của Phi kiệt quệ. Mỹ coi nhân dân Phi như một đàn tôi tớ, chứ không phải là một dân tộc độc lập”.

Người Mỹ tốt, ai cũng yêu,
Hung hăng như Đalét, thì nhiều người khinh.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 759,

ngày 1-4-1956, tr.2.

NÔNG NGHIỆP NƯỚC MỸ
VÀ NÔNG NGHIỆP LIÊN XÔ

Ở Mỹ - Ngày 12-12-1955, một thủ lĩnh Mỹ là ông Stivenxơn nói: "Trong khi một công ty nọ năm nay thu được hơn 2.000 triệu đôla tiền lãi, thì hơn 8 triệu gia đình Mỹ thiếu ăn nửa năm, và hơn 30 triệu người Mỹ đói, rét, không biết thịnh vượng là gì”.

Theo các báo Mỹ, thì hiện nay (cuối tháng 3-1956), số gia đình Mỹ thiếu ăn tăng đến 12 triệu; số dân Mỹ đói, rét tăng gần 53 triệu người, tức là 33% tổng số dân Mỹ.

Trong lúc đó, để giữ cho nông sản khỏi sụt giá và các nhà tư bản Mỹ thu được lãi to, tổng thống Mỹ đã ký sắc lệnh giảm bớt 1 phần 5 diện tích trồng lúa và trồng bông:

Diện tích trồng lúa giảm bớt 22 triệu mâu tây.

Diện tích trồng bông giảm bớt gần 7 triệu mâu.

Những chủ ruộng giảm bớt diện tích trồng trọt sẽ được chính phủ bồi thường bằng tiền hoặc bằng hiện vật!

Tờ báo tư sản Mỹ Thời báo (5-3-1956) viết: "Hiện nay, nước Mỹ có độ 16 triệu người mắc bệnh thần kinh. So với các nước khác, sức khỏe của nhân dân Mỹ kém nhất trên thế giới".

Ở Liên Xô - Trong hai năm qua, để phát triển nông nghiệp, Liên Xô đã chi thêm 34.400 triệu đồng rúp cho các nông trường, và thêm 404.000 máy cày, 228.000 xe camnhông, 83.000 máy gặt hái.

Đã phái về nông thôn hơn 2 vạn cán bộ chỉ đạo và 12 vạn chuyên gia.

Đã vỡ thêm 33 triệu mâu tây ruộng hoang.

Ruộng trồng ngũ cốc năm 1954 là 103 triệu mâu tây, năm 1955 tăng đến 126 triệu rưởi mâu.

Cuối kế' hoạch 5 năm thứ sáu, lúa mì sẽ tăng đến 180 triệu tấn. So với năm 1955, các khoản thu nhập của nông dân ở các nông trường sẽ tăng 40%.

Hiện nay, khoản thu nhập của môi nông dân là bao nhiêu?

Thí dụ: Ở nông trường Udơbếch, trung bình mỗi người mỗi tháng được 1.200 đồng rúp[33], trong số đó chừng:

426 rúp bằng tiền mặt,

200 rúp bằng thóc,

600 rúp bằng các thứ rau và hoa quả.

Những chiến sĩ thi đua xuất sắc, thì được hơn: 500 rúp tiền mặt và 100 kilô thóc một tháng.

Ngoài ra, môi gia đình có một đám vườn riêng để’ nuôi bò và lợn, gà; trồng các thứ rau và cây ăn quả. Môi năm, bán được hơn 6.000, 7.000 rúp.

Khi đau ốm, người nông dân Liên Xô được săn sóc, không mất tiền thầy, tiền thuốc. Môi năm được xem hát, xem chiếu bóng độ 100 lần, không mất tiền. Con em đi học không phải trả tiền... Nói tóm lại, người nông dân ở các nông trường Liên Xô hưởng một đời sống no ấm, đầy đủ.

Bà con ta thử so sánh nông dân Mỹ và nông dân Liên Xô, ai sung sướng hơn?

C.B.

Báo Nhân Dân, số 761, ngày 3-4-1956, tr.2.


ANGIÊRI

Dân tộc nào đã đoàn kết chặt chẽ, kiên quyết đấu tranh, quyết tâm hy sinh cho Tổ quốc - thì không có sức gì chinh phục được họ. Angiêri là một trong những dân tộc như vậy.

Thực dân Pháp chiếm Angiêri làm thuộc địa đã hơn 100 năm. Nhân dân Angiêri đã nhiều lần khởi nghĩa:

Cuộc khởi nghĩa từ 1832 đến 1847, do ông Ápen Kađe lãnh đạo.

1859, dân Bêninasen khởi nghĩa.

1864, dân Ulétsidiséc khởi nghĩa.

1871, hơn 80 vạn dân Cabily khởi nghĩa.

1945, dân Côngstăngtinoa khởi nghĩa, 45.000 người đã hy sinh.

Và cuộc khởi nghĩa hiện giờ, bắt đầu từ tháng 11-1954 chỉ có 700 chiến sĩ nay đã lan khắp Angiêri.

Để đàn áp Angiêri, thực dân Pháp đã phái độ 300.000 binh sĩ, và môi ngày tốn độ 1.000 triệu phrăng.

Tình hình Angiêri ngày trước và ngày nay thế nào?

- Năm 1830, kỹ sư Pháp là ông Rôdết đã viết: Các thành phố rấ't sạch sẽ. Mọi tôn giáo đều được tín ngưỡng tự do. Ở thủ đô có 100 trường học công và tư. Hâu hết mọi người Arập đều biết đọc, biết viết. Nông nghiệp rấ't phồn thịnh.

-    Để xâm lược Angiêri, thực dân Pháp đã dùng những thủ đoạn cực kỳ dã man: triệt hạ làng mạc, tàn sát nhân dân. Một thí dụ: Năm 1845, tướng Pháp Cavơnhắc đã hun chết hàng nghìn người Angiêri trú ẩn trong các hang đá. Viên quan tư Môngtanhắc đã ghi trong quyển nhật ký: "Tôi đã đến xem ba cái hang rất rộng. trong đó có 760 cái thây người bị hun chết, đàn ông, đàn bà và trẻ con”.

-    Ngày nay, ở Angiêri có hơn 1 triệu người Âu và 8 triệu người Arập. Một số địa chủ Âu chiếm 2 phần 3 ruộng và ruộng tốt. Người Arập chỉ có ít ruộng và ruộng xấu. Trước kia, tính đổ đồng, môi người Arập môi năm thu hoạch 5 tạ ngũ cốc; hiện nay thì không đầy 2 tạ. Vê chăn nuôi, số dê, cừu chỉ bằng một nửa ngày trước. Trong một triệu đàn ông và hàng chục vạn phụ nữ công nhân nông nghiệp, chỉ có độ 143.000 người có việc làm môi năm độ 90 ngày, ngoài ra, là thất nghiệp.

Năm 1954, chỉ có hơn 30 vạn trẻ con được đi học, còn 150 vạn trẻ con phải chịu dốt vì không có trường.

Angiêri chỉ có 9 triệu người, mà số người mắc bệnh lao cũng nhiều bằng ở Pháp (43 triệu nhân dân).

Vê chính trị, trong "Viện dân biểu", một triệu người Âu cũng có số đại biểu ngang với số đại biểu của 8 triệu người Arập, và chỉ có những người Arập được bọn thực dân nâng đỡ mới trúng cử.

Tóm tắt tình trạng cực khổ của nhân dân Angiêri, nghị viên Pháp Lơgiăngđơrơ đã nói: "Kiếp nghèo khổ khủng khiếp đang đè nặng trên nhân dân Angiêri... Những người đã 50 tuổi không hê biết một ngày nào, mà không phải nhịn đói".

Trước tình hình ấy, người Angiêri chỉ có một con đường ra: Kháng chiến để giành lấy tự do, độc lập. Và nhân dân Việt Nam chỉ có một thái độ đúng: đồng tình với nhân dân Angiêri.

Chính phủ Pháp ngày nay tiến bộ hơn những chính phủ trước. Họ đã thừa nhận quyền độc lập của hai nước thuộc địa cũ: Marốc và Tuynidi. Họ nên cố gắng tiến một bước nữa: giải quyết vấn đề Angiêri bằng phương pháp hòa bình. Như thế' thì họ mới nêu cao được danh dự của Pháp là một nước tôn trọng tự do, bình đẳng, bác ái.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 768,

ngày 10-4-1956, tr.2.


LÒNG PHẤN KHỞI CỦA NÔNG DÂN

Vụ này, số đông nông dân đã được chia ruộng đất, lúa và hoa màu khá tốt. Thuếnông nghiệp lại được giảm nhẹ một phần.

Chính sách của Đảng và Chính phủ là nhằm nâng cao dần đời sống của nhân dân, đồng thời giảm nhẹ dần sự đóng góp của nhân dân. Hai việc ấy như có mâu thuân với nhau. Mâu thuân ấy sẽ giải quyết được bằng cách thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm.

Trước hết là tăng gia sản xuất lương thực.

Để nông dân hăng hái tăng gia sản xuất, ắt phải cải cách ruộng đất, làm cho người cày có ruộng. Đã có ruộng, nông dân cần phải xây dựng những tổ đôi công tốt, để giúp nhau tăng gia.

Để’ khuyến khích nông dân tăng gia, Chính phủ lại định ra biểu thuế mới, có lợi cho nông dân:

-      Giản đơn hơn - Biểu thuế' cũ có 41 bậc. Biểu thuế' mới chỉ có 27 bậc. Như vậy, việc tính thuế' dê dàng hơn cho cán bộ và nông dân.

-      Thuế nhẹ hơn - Từ bậc 4 trở đi, đều giảm nhẹ hơn trước. Thí dụ:

1 người thu hoạch 200 ký, trước nộp thuế' 23 ký, nay chỉ nộp 22 ký.

1 người thu hoạch 500 ký, trước nộp thuế' 109 ký, nay chỉ nộp 90 ký.

1 người thu hoạch 700 ký, trước nộp thuế 290 ký, nay chỉ nộp 161 ký.

... Thu hoạch càng nhiều, số thuế' được giảm cũng càng nhiều.

- Trước và nay - Trước cải cách ruộng đất, nông dân bị địa chủ bóc lột nặng nề, đời sống chật vật. Thí dụ: nông hộ A có 5 người, cày rẽ của địa chủ 2 mâu, thu hoạch được 1.600 ký, phải nộp tô hết 600 ký, còn 1.000 ký; nộp thuế' 69 ký, cả nhà còn 931 ký. Chia cho 5 người, mỗi người chỉ được 186 ký.

Sau cải cách ruộng đất, nông hộ A được chia ruộng, hăng hái tăng gia lên 1.800 ký. Không phải nộp tô nữa. Nhờ ổn định sản lượng 3 năm, thuế' chỉ tính vào 1.600 ký là 224 ký. Nộp thuế' xong, cả nhà còn 1.576 ký, tức là mỗi người được 315 ký.

Vì vậy, đồng bào nông dân càng hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, quyết làm đúng mức và vượt mức Kế' hoạch Nhà nước năm 1956.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 771, ngày 13-4-1956, tr.2.


TƯ BẢN PHƯƠNG TÂY LÚNG TÚNG

Suốt 9 năm nay, Mỹ cấm các nước phương Tây bán cho Liên Xô những thứ mà chúng gọi là hàng "chiến lược”. Chúng nói: "Liên Xô không có gì để trao đổi, mà lại cần những hàng hóa của phương Tây. Nếu phương Tây không bán cho, thì Liên Xô sẽ bị nghẹt thở. Đến lúc đó, Liên Xô sẽ phải nhận những điều kiện của phương Tây”.

Sự thật đã chứng tỏ rằng "cấm vận” không làm cho Liên Xô nghẹt thở chút nào, mà đã làm cho tư bản phương Tây nghẹt thở.

Vừa rồi, chính báo chí Mỹ đã phải nhận rằng: "Những kẻ chủ quan, nhằm tin rằng Liên Xô lạc hậu về mặt kỹ thuật và công nghiệp - cần phải mở mắt mà nhìn thì hơn”.

Các chuyên gia Anh về kỹ thuật máy bay nói: "Trong 3 năm nữa, máy bay phương Tây mới sánh kịp máy bay Liên Xô hiện nay”.

Máy móc của Pháp ế. Nhưng hồi trung tuần tháng 3, Liên Xô đặt mua một số máy móc, thì Pháp lại sợ "cấm vận” mà không dám bán. Việc đó chỉ thiệt thòi cho Pháp, vì theo báo cáo của Liên hợp quốc "Liên xô thiết bị mau chóng hơn các nước châu Âu...”.

Máy khoan đá cũng là một thứ bị "cấm vận”. Đại biểu của một xưởng máy khoan Mỹ vừa đi thăm Liên Xô về cho biết rằng máy của Liên Xô khoan mau hơn 10 lần máy khoan Mỹ. Cũng mới đi Liên Xô về, một đoàn đại biểu kỹ thuật Mỹ nói rằng: "Máy móc Liên Xô rất tốt và đang sản xuất nhiều hơn Mỹ. Về máy móc tự động, thì kỹ sư Mỹ còn phải học thêm kỹ sư Liên Xô”. Và họ kết luận: "Chúng ta tưởng rằng Mỹ dùng "cấm vận” để’ làm yếu Liên Xô, nhưng kết quả nó chỉ làm yếu việc buôn bán của Mỹ. "Cấm vận” lại bưng mắt chúng ta, không trông thấy những tiến bộ của Liên Xô; do đó mà tưởng nhầm rằng chúng ta tiến bộ hơn”.

Về việc giúp cho các nước như Ấn Độ, Diến Điện, Ai Cập,... xây dựng công nghiệp, phương Tây cũng thua Liên Xô: Liên Xô mua nhiều lâm, thổ sản của các nước ấy với một giá phải chăng; nhờ vậy, họ không lo ế ẩm và mất giá. Họ mua máy móc của Liên Xô với những điều kiện dê dãi; nhờ vậy, họ tránh khỏi sự bóc lột của phương Tây.

Mỹ thì mua của họ ít, mà sự "giúp đỡ” của Mỹ thì luôn luôn kèm theo những điều kiện chính trị và quân sự nặng nề. Vì vậy, các nước ấy từ chối sự "giúp đỡ” của Mỹ, mà thích buôn bán với Liên Xô.

Thế là "cấm vận” cũng như một cái tròng do Mỹ làm ra, rồi nó tròng vào cổ tư bản Mỹ và phe Mỹ; nhưng nó không ảnh hưởng chút nào đến sự phát triển kỹ thuật và mở rộng buôn bán của Liên Xô.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 774, ngày 16-4-1956, tr.2.

LỜI NGAY LẼ THẲNG

Ông Xihanúc đã thôi làm vua Cao Miên để làm Thủ tướng; lại thôi làm Thủ tướng để’ hoạt động cho chính sách trung lập của Miên.

Vì Miên giữ chính sách trung lập, không chịu tham gia khối xâm lược Đông Nam Á do Mỹ cầm dầu, cho nên Mỹ một mặt thì đe dọa không "viện trợ” cho Miên nữa, một mặt thì xúi Thái Lan và bọn Diệm tẩy chay không buôn bán với Miên.

Hôm 6-4-1956, trước 1.000 đại biểu nhân dân và các bộ trưởng trong Chính phủ Miên, ông Xihanúc đã tuyên bố đại ý như sau:

- Vì Miên giữ chính sách trung lập mà "Mỹ căm ghét Miên, gây cho Miên nhiều khó khăn, ra sức bóp nghẹt kinh tế của Miên. Song nhiều nơi, nhân dân Miên sôi nổi biểu tình, ủng hộ chính sách trung lập, và phong trào chống Mỹ đang lan rộng. Nhân dân đã yêu cầu "Hãy vứt bỏ "viện trợ” Mỹ đi; nhân dân sẵn sàng đóng thêm thuế' để bù đắp cho sự hao hụt của nước nhà. Nhiều công chức cũng đòi vứt bỏ "viện trợ” Mỹ, và sẵn sàng bớt tiền lương để đóng góp cho Chính phủ”.

Ông Xihanúc nói: Ở các nước xưa nay thân Mỹ như Thái Lan và Phi Luật Tân, nay cũng có những đại biểu Quốc hội lên tiếng chất vấn chính phủ họ: "Vì sao không giữ chính sách trung lập? Vì sao mà tham gia khối Đông Nam Á để phải chi tiêu những món tiền khổng lồ về quân sự?"... "Bất cứ trường hợp nào, một nước độc lập quyết không chịu để cho nước ngoài can thiệp vào chính sách ngoại giao của mình".

Vê "viện trợ" Mỹ, ông Xihanúc nói: "Mục đích cuối cùng của Mỹ là ép buộc những nước được "viện trợ" tham gia chống cộng". "Mỹ gọi tôi là ngốc, là không dân chủ. Trong khi đó thì Mỹ khen Ngô Đình Diệm là dân chủ, vì Diệm đã vi phạm Hiệp nghị Giơnevơ". Nói tóm lại, "Mỹ là bất lương".

Ông Xihanúc kết luận: Cao Miên sẽ đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô, sẽ ủng hộ việc Trung Hoa vào Liên hợp quốc.

Lời tuyên bố của ông Xihanúc là lẽ thẳng lời ngay, cho nên được toàn dân Cao Miên ủng hộ, và cũng được nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế' giới ủng hộ.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 776,

ngày 18-4-1956, tr.2.


MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT
XÂY LAN THẮNG LỢI

Xây Lan là một nước thuộc địa cũ của Anh, mới được giải phóng mấy năm nay, có độ 8 triệu nhân dân ở trên một hòn đảo rộng lớn gần nước Ấn Độ.

Trong cuộc tổng tuyển cử vừa rồi, phe chính phủ (thân Mỹ) chỉ được 8 ghế đại biểu Quốc hội: Mặt trận dân tộc thống nhất đã thắng to - được đại đa số đại biểu quốc hội.

Thắng lợi ấy đã làm cho Mỹ và Anh rất lo sợ và phiền lòng. Để diên tả tinh thần lo sợ ấy, báo chí Anh đã dùng những chữ "một số xiểng liểng..., choáng váng..., tai hại...,..." Báo chí Mỹ thì dùng những chữ "lo âu..., thất vọng..., một thất bại của thế' giới "tự do"!... Mỹ mất một người bạn tốt... một tấn bi kịch..., những hậu quả tai hại cho các nước phương Tây...".

Vì sao Mỹ và Anh hoảng hốt như vậy?

Vì Mỹ muốn nắm Xây Lan để dần dần hất cẳng Anh.

Vì ở Xây Lan, hơn 45% đồn điền cao su và chè cùng đại bộ phận tài chính và vận tải đều do thực dân Anh nắm.

Vì cương lĩnh của chính phủ Mặt trận là: Về kinh tế - Quốc hữu hóa các đồn điền chè và cao su của tư bản nước ngoài ở Xây Lan. Về chính trị - Thành lập một nước Cộng hòa Xây Lan, chứ không phụ thuộc vào khối liên hiệp Anh. Bỏ những căn cứ quân sự Anh ở Xây Lan. Chống khối xâm lược Đông Nam Á. Về ngoại giao - Giữ chính sách trung lập, đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô và Trung Quốc...

Chỉ có thế thôi, mà Anh và Mỹ đã run đây đẩy. Thế mà nói phe đế' quốc mạnh, là mạnh vào đâu?

Hãng thông tin Mỹ U.P. viết: "Phe tả đã giành được thắng lợi lớn trong cuộc tuyển cử đầu tiên ở Đông Nam Á sau khi ông Khơrútsốp và ông Bunganin đi thăm các nước vùng ấy".

Ông Manphin, đại biểu Quốc hội Mỹ nói: "Kết quả cuộc tuyển cử ở Xây Lan chứng tỏ rằng: Phong trào trung lập ở các nước miền Nam và Đông Nam Á ngày càng lên mạnh...''.

Mỹ đe dọa không "viện trợ" cho Xây Lan nữa. Thủ lĩnh Mật trận và Thủ tướng mới của Xây Lan là ông Băngđaranaicơ trả lời: "Không thể dùng đôla mà mua chuộc được lòng tự trọng của nhân dân Xây Lan".

Nhân dân Việt Nam thành thật chúc mừng thắng lợi của nhân dân Xây Lan láng giềng!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 777,

ngày 19-4-1956, tr.2.


MỸ ĐI XUỐNG DỐC

Trước kia, một tay cầm bom nguyên tử đe dọa, một tay cầm đồng đôla để mua chuộc, Mỹ nói gì là chính phủ các nước (ngoài phe xã hội chủ nghĩa) đều phăng phắc vâng lời.

Nay thì trái lại: Từ Đông đến Tây, từ nhỏ đến lớn, ở nhiều nước đã nổi lên phong trào chống và cãi lại Mỹ. Vài thí dụ:

-    Ở Phi Luật Tân: Hôm 27-3-1956, ông thị trưởng Thủ đô Phi Luật Tân gọi quân đội Mỹ đóng ở đó là "quân đội chiếm đóng”. Một đại biểu Quốc hội nói: "Viện trợ Mỹ chỉ nhằm mục đích ích kỷ, phục vụ cho quyền lợi Mỹ”. Viên giám đốc trường Đại học phương Đông nói: "Những điều lệ buôn bán của Mỹ bắt Phi Luật Tân theo, là những xiềng xích nô lệ kinh tế”. Báo Tin tức Mani (29-3) viết: "Các chính khách Mỹ tưởng rằng Phi Luật Tân là bù nhìn của chúng”.

-    Ở Cao Miên: Báo Cao Miên viết: "Vê kinh tế, thì Mỹ "giúp” Miên những thứ hàng không tốt và đã ế, mục đích là nhằm giải quyết khủng hoảng kinh tế của Mỹ và bóp chẹt kinh tế của Miên”. Hoàng thân Xihanúc nói: "Mỹ chỉ "giúp” chính phủ nước nào ngoan ngoãn vâng lời Mỹ, thi hành những điều kiện do Mỹ đặt ra... Mỹ đã gây cho Miên nhiều khó khăn... Tôi không thể cộng tác với Mỹ.”

-    Ở Xây Lan: Thủ tướng mới của Xây Lan nói: "Đôla Mỹ không thể mua chuộc lòng tự trọng của nhân dân Xây Lan”.

-    Ở Ấn Độ: Toàn dân Ấn kịch liệt chống khối xâm lược Đông Nam Á do Mỹ cầm đầu, chống Mỹ can thiệp vào vấn đề Goa và Casơnia. Họ cũng chống Mỹ xúi giục bọn Diệm phá hoại Hiệp nghị Giơnevơ.

-    Ở Êgyp: Thủ tướng Êgyp nói: "Liên Xô luôn luôn ủng hộ phong trào dân tộc của Êgyp. Mỹ thì ủng hộ thực dân Pháp và Anh. Mỹ tuyên truyền nói xấu Liên Xô, nhưng ở đây không ai nghe họ”.

-    Ở Aislan[34]: Aislan là một nước cỏn con ở phía Bắc châu Âu, gần Bắc cực. Từ năm 1951, Mỹ lập trường bay và đóng quân ở đó. Đầu tháng 4 này, Quốc hội Aislan đòi quân đội Mỹ phải "Gô hôm” (cút đi).

-    Ở Pháp: Đã 10 năm nay, các chính phủ Pháp đều thân Mỹ, sợ Mỹ. Lần đầu tiên, Thủ tướng Ghi Môlê dám nói thẳng với Mỹ: Đối với Liên Xô, với nước Đức, và với vấn đề tài giảm binh bị, chính sách Mỹ đều sai lầm. Liên Xô không muốn chiến tranh. Người Mỹ không hiểu biết tình hình châu Âu, cũng như người Pháp chỉ biết rằng người Mỹ da trắng thường tàn sát người Mỹ da đen. "Viện trợ” Mỹ chỉ làm cho người ta thêm oán Mỹ, vì cán bộ Mỹ láo xược và vì Mỹ kèm theo những điều kiện chính trị và kinh tế. Ở châu Âu cũng như ở nơi khác, mỗi một lần Mỹ "cho quà”, là một lần làm cho người ta thêm ghét Mỹ...

-    Ở các nước khác: Mà không ghét sao được? Vì Mỹ ủng hộ những kẻ thay thầy đổi chủ, bán nước buôn nòi, những kẻ bị nhân dân phỉ nhổ’ như bọn Lý Thừa Vãn, Tưởng Giới Thạch, Ngô Đình Diệm. Mỹ xúi giục chúng chia rẽ đất nước, phá hoại hòa bình, biến xứ sở mình thành thuộc địa của Mỹ.

Một điều nữa rất quan trọng: Mỹ thường đe dọa chiến tranh nguyên tử. Trong lê Nôen năm ngoái và lê Phục sinh năm nay, Đức Giáo hoàng đã thiết tha kêu gọi nhân dân thế' giới chống chiến tranh nguyên tử.

Kết luận: Do những sự thật đó, nhiều chính khách, báo chí, và hãng thông tin Mỹ đã lo ngại. Như hãng U.P. (30-3-1956) đã phải nhận rằng: "So với mười năm trước... thì ngày nay địa vị của Mỹ. đang đi xuống dốc”.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 779,

ngày 21-4-1956, tr.2.


MỘT CUỘC ĐI THĂM CÓ Ý NGHĨA
CHÍNH TRỊ TO LỚN

Đó là cuộc đi thăm của hai vị lãnh tụ Liên Xô sang nước Anh.

Tháng 11 năm ngoái, đồng chí Bunganin và đồng chí Khơrútsốp đi thăm Ấn Độ, Diến Điện và Afghanistan đã có ảnh hưởng rất to và rất tốt khắp phương Đông. Lần này, hai đồng chí sang thăm nước Anh, chắc sẽ có ảnh hưởng rất to và rất tốt khắp phương Tây và khắp thế' giới.

Nhân dân Anh đã nhiệt liệt hoan nghênh các vị lãnh tụ Liên Xô; và nhân dân thế' giới đang chăm chú theo dõi cuộc đi thăm của hai đồng chí.

Trong một cuộc chiêu đãi rất long trọng của chính phủ Anh, đồng chí Bunganin nói: Cuộc đi thăm này là một bước tiến làm cho hai nước Xô, Anh hiểu nhau hơn và nối lại quan hệ hữu nghị giữa hai nước... là một bước tiến làm cho tình hình thế' giới dịu hơn nữa.

Với một cách thật thà thẳng thắn làm cho các chính khách Anh ngạc nhiên và tin phục, đồng chí Khơrútsốp nói đại ý như sau: Chúng tôi đến đây với một tấm lòng cởi mở, mong đi tới những quan hệ tốt hơn nữa giữa hai nước chúng ta. Chúng tôi vân biết các vị không ưa chế' độ cộng sản. Chúng tôi cũng không giấu gì chúng tôi không thích chế độ tư bản. Tuy vậy, chúng ta vân phải sống hòa bình với nhau... Chúng tôi không muốn tìm cách thuyết phục các vị, theo chế độ chúng tôi và bỏ chế độ tư bản. Chắc các vị cũng thây không cần phí thời giờ vô ích tìm cách thuyết phục chúng tôi bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng tôi. Nếu các vị cố dùng áp lực đòi chúng tôi những điều không thể được, thì sẽ không đạt kết quả gì cả. Chúng tôi cũng không có ảo tưởng gì về vân đề ây đâu. Vậy thì chỉ có một con đường là chung sông hòa bình. Chúng ta phải cố gắng tìm mọi cách ngăn ngừa chiến tranh. Chúng tôi chủ trương rằng những quan hệ thân thiện giữa tất cả các dân tộc và các nước, chỉ có thể thực hiện bằng cách củng cố hòa bình trên toàn thế giới và củng cố nên an ninh quốc tế.

Báo chí các nước đều nhận rằng: Cuộc đàm phán Xô - Anh hiện nay là một cuộc ngoại giao lớn nhất từ sau thế giới Chiến tranh thứ hai; và đó là sự cố gắng của Liên Xô để’ làm dịu hơn nữa tình hình quốc tế và cải thiện hơn nữa quan hệ giữa các nước. Vì vậy, cuộc đi thăm ấy sẽ đẩy mạnh sự nghiệp bảo vệ hòa bình thế giới.

Một tờ báo tư sản Mỹ viết: Các nước tư bản đã dựng lên một "tấm màn sắt” tưởng tượng giữa họ và Liên Xô suốt mấy năm nay. Cuộc đi thăm của hai lãnh tụ Liên Xô chẳng những đã đạp đổ "tấm màn sắt” ấy, mà còn thổi lên một phong trào hòa bình mạnh mẽ đến tận các nước phương Tây.

Nhân dân Việt Nam thành tâm chúc đồng chí Bunganin và đồng chí Khơrútsốp mạnh khỏe và thu được nhiều kết quả to lớn cho sự nghiệp hòa bình.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 780,

ngày 22-4-1956, tr.2.

TIN TỨC NƯỚC PHÁP

Trả lời bạn đọc:

-     Người đánh máy chữ giỏi nhất ở Pháp là bà Viôxănggiơ 28 tuổi. Tại một cuộc thi có 1.100 người dự, trong 30 phút đồng hồ, bà Viôxănggiơ đã đánh máy được 8 trang, gồm có 2.000 chữ, không một chữ nào sai nhầm.

-     Trong mấy ngày lê Phục sinh, ở Pháp đã xảy ra nhiều tai nạn xe hơi: 73 người chết và 160 người bị thương.

-     Có nhiều người Pháp vân mê tín. Chỉ nói về "số tử vi", một tờ báo Pháp cho biết: ở Pháp có hơn 34.000 người chuyên làm nghề "thầy số" mà sống. Có một "đại học" về khoa "số tử vi" xuất bản sách dạy lây số, bán mỗi quyển 85.000 đồng phrăng. Ở Pari, có 6.000 người thầy số, mỗi ngày có độ 10.000 người khách, trung bình giá một lá số là 1.000 phrăng. Tuy nghề làm thầy số tử vi cũng vào hạng mê tín mà pháp luật đã cấm.

-     Hôm 5-4-1956, cách thủ đô Angiêri 12 cây số, một xe cam nhông quân sự Pháp chở 132 tiểu liên, 140 súng lục và rất nhiều lựu đạn - đã do một hạ sĩ quan Pháp lái vào rừng Bãi Nem làm quà cho Quân giải phóng Angiêri.

-     Trong cuộc chiến tranh ở Angiêri, Pháp phải tốn 250 nghìn triệu phrăng, tức là non 1 phần 4 tổng ngân sách quốc phòng của Pháp (925 nghìn triệu) và phải dùng gần nửa triệu binh sĩ, chống lại 15.000 chiến sĩ du kích Angiêri.

Tuy vậy, trong buổi họp mặt những chủ bút các báo địa phương (17-4), Thủ tướng Pháp nói: "Binh sĩ thanh niên Pháp sang Angiêri là để khôi phục lại tình hữu nghị giữa Angiêri và Pháp, chứ không phải để’ chiến tranh (!)”.

-     Ông Maru, giáo thụ trường Đại học Xoócbon (một trường lớn nhất ở Pháp) đã viết một bài trong tờ báo tư sản Pháp Thế giới (5-4), đại ý nói: Đối với cuộc chiến tranh ở Angiêri, ai muốn viện lý do gì để ca tụng nó cũng được. Nhưng chỉ có ba chữ sau này đủ làm cho những người Pháp chân chính cảm thấy đau đớn, và nhục nhã. Ba chữ ấy là: Trại tập trung ghê tởm, nhục hình dã man, và khủng bố cả loạt.

-    Nhân dân Pháp đang đẩy mạnh phong trào đòi chấm dứt chiến tranh ở Angiêri, và giải quyết bằng cách thương lượng hòa bình. Cố nhiên, nhân dân Việt Nam ta rất đồng tình với phong trào ấy của nhân dân Pháp.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 783,

ngày 26-4-1956, tr.2.


NƯỚC MỸ LO SỢ

Tờ báo tư sản Mỹ Luận đàn Nữu Ước (12-4) viết đại ý như sau:

Phải chăng Liên Xô phát triển mạnh, chỉ trong mấy năm đã lôi cuốn 1.000 triệu người theo ảnh hưởng cộng sản, và không những Liên Xô đã trở nên một cường quốc có không quân và hải quân dùng sức nguyên tử, mà còn là một nước công nghiệp phát triển mau chóng nhất? Đó là câu hỏi mà những người thống trị phương Tây đã đặt ra.

Lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ đã gặp một đối thủ (tức là Liên Xô) đông nhân dân hơn, giàu nguyên liệu hơn... Đặc biệt về mặt kinh tế, sự thách thức của Liên Xô thật là bất thình lình. Vì trước đây không lâu, chẳng ai coi phe cộng sản là đối thủ đáng kể. Cho đến năm 1947, không ai đặt ra vấn đề thi đua trong chung sống hòa bình, bởi vì Liên Xô chưa có gì mà thi đua và chỉ có Mỹ là giàu mạnh nhất.

Trong 10 năm nay, ở Đông Âu thì kinh tế các nước dân chủ được củng cố; ở châu Á thì Trung Quốc và nhiều xứ khác đã vào phe cộng sản; ở Liên Xô thì kinh tế phát triển mạnh.

Đến năm 1954, Liên Xô đã đưa việc buôn bán và việc giúp đỡ, cộng với việc tuyên truyền. Mỹ bất thình lình chạm trán với một đối thủ mạnh mẽ.

Ngoài sự khôn khéo của các nhà ngoại giao, Liên Xô còn có một điều kiện thuận lợi nhất để lôi cuốn các nước chậm tiến - đó là cái tài mua bán. Đối với nhiều nước nông nghiệp, Liên Xô có thể’ mua giúp sản phẩm của họ; nhưng Mỹ thì chịu phép.

Trong cuộc thách thức, phe cộng sản đã đạt một số thành tích: một nước nhỏ như Aislan, hội viên của khối Bắc Đại Tây Dương, đã đòi quân đội phương Tây rút khỏi nước ấy. Các nước Đan Mạch, Hà Lan, Ben Gíc, thậm chí các nước Gờrết, Thổ Nhĩ Kỳ, và một vài nơi ở Tây Âu đã lên tiếng đòi trung lập. Nhân dân Bắc Phi tố cáo Mỹ bênh vực Pháp chống lại người Arập, và họ đòi Mỹ phải bỏ căn cứ quân sự Mỹ ở trên đất nước họ. Xa xăm như nước Xây Lan, vị Thủ tướng thân Mỹ cũng bị thất bại trong cuộc tổng tuyển cư...

Một vị quan lại cao cấp Mỹ nói: "Để ngăn ngừa cộng sản lan rộng, Mỹ và phe Mỹ nên rút lui có trật tự khỏi những nước chậm tiến; còn hơn là ỳ ra, làm cho họ oán ghét và dọn đường cho người cộng sản lên nắm chính quyền”.

Hôm 23-4, Ngoại trưởng Mỹ là Đalét nói: "Mỹ đang tìm cách để đưa gần đến ngày mà tình hữu nghị giữa nhân dân Liên Xô và nhân dân Mỹ sẽ trở lại đầy đủ”.

Vì sao Mỹ đã từ chô gầm hét và đe dọa, đi đến chô thú thật và đổi giọng?

Đó là vì sự thắng lợi không ngừng của Liên Xô về mặt phát triển kinh tế cũng như trong chính sách chung sống hòa bình.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 787,

ngày 29-4-1956, tr.2.

TÌNH HÌNH NƯỚC ANH

J. Ansốp, một phóng viên nổi tiếng Mỹ, đã viết như sau (11-4-1956):

Ngoài cuộc nguy ngập về quân sự năm 1940[35], Anh chưa bao giờ gần bị phá sản như ngày nay. Cuộc khủng hoảng này rất nghiêm trọng, nhưng lại thầm kín, cho nên chỉ những người Anh cao cấp biết:

Về nguyên liệu, Anh hoàn toàn nhờ vào các nước thuộc địa cũ.

Về ngân sách, 16% nhờ vào cao su Mã Lai, mà ở Mã Lai thì đang có chiến tranh giải phóng dân tộc. 8% nhờ vào ca cao châu Phi, mà nhân dân châu Phi thì đang sục rục.

Dầu lửa ở Trung Đông là mạch máu của Anh. Nếu dầu lửa bị ngừng trê, thì toàn bộ kinh tế' của Anh bị bế' tắc, mà tình hình Trung Đông thì rất lộn xộn.

Tất cả số tiền dự trữ của Anh ít hơn số tiền quyên góp của hãng xe hơi Pho (Mỹ)...

Nói tóm lại: Phong trào ở các thuộc địa cũ đang đe dọa đưa Anh đến cuộc phá sản cuối cùng. Vì vậy, Anh cố bám lấy đảo Síp (đất đai của nước Gơrét) để giữ lây con đường chuyên chở dầu lửa. Mỹ thì cho việc Anh làm như vậy là điên rồ. Nhưng Anh không có cách gì khác. Dù Anh đúng hay là sai, nếu Mỹ không kịp thời tìm cách bổ cứu, thì tình hình này sẽ biến thành một thất bại thảm hại cho cả phương Tây.

Để’ cứu vãn tình thế’ ấy, Bộ Tài chính Anh phải thi hành chính sách tiết kiệm triệt để.

Vê chính sách tiết kiệm, một tờ báo Anh than phiền:

Trong lúc tài chính khó khăn, chính phủ buộc dân tiết kiệm, nhưng tự chính phủ lại lãng phí về mặt khác, thí dụ:

"Một chiếc tàu đi chơi của nhà vua giá là 2.000 triệu phrăng; việc giữ gìn tàu ấy môi ngày tốn 2 triệu rưởi phrăng.

Nhà vua đã có 4 chiếc máy bay, giá môi chiếc là 50 triệu phrăng. Nay lại sắp thay bằng 4 chiếc khác, giá môi chiếc là 400 triệu phrăng.

Để sửa sang phòng khách của nhà vua ở sân bay cũng tốn 40 triệu phrăng.

Đóng một toa xe lửa riêng cho nhà vua, tốn 40 triệu phrăng,..."

Thế là ở nước Anh, nguy cơ khủng hoảng thì lớp trên thấy mà nhân dân như hình không thấy. Còn nhân dân thì mạnh dạn phê bình, mà lớp trên thì không dám tự phê bình.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 791,

ngày 4-5-1956, tr.2.

CHUYỆN CON RUỒI VÀ NGÔ ĐÌNH DIỆM

Chuyện đời xưa: Một xe ngựa lên đèo,

Một chàng ruồi bay theo, Vi vu bay bên phải, Rồi lại bay bên trái, Tỏ vẻ rất lanh chanh, Giục ngựa "Bước lên nhanh!”. Khi xe qua đèo xong, Ruồi tự đắc, khoe công, Rằng "Nhờ ta đôn đốc, Xe mới lên được dốc!”.

Chuyện đời nay: Quân thực dân Pháp chiếm Việt Nam Chỉ nhằm vơ vét đầy túi tham Bắt ép dân ta làm nô lệ, Dân ta lầm than không xiết kể.

Dân ta đoàn kết, đồng một lòng, Đuổi Pháp khôi phục lại non sông.

80 năm không ngừng đấu tranh, Hàng vạn chiến sĩ đã hy sinh.

Cách mạng Tháng Tám mới thành công, Trường kỳ kháng chiến đã nổ’ bùng, Từ Nam đến Bắc, quân, dân ta,


Quyết tâm giải phóng đất nước nhà, Ta thắng to trận Điện Biên Phủ, Thực dân thua sạch, phải cầu hòa. Hội nghị Giơnevơ đã quy định: Pháp phải rút quân khỏi nước ta Khi dân ta anh dũng chống Tây, Thì Diệm thờ Tây làm quan thầy. Khi dân ta anh dũng kháng chiến, Thì Diệm chạy trốn ở Hoa Kỳ, Ngày nay, Pháp phải rút quân đi, Diệm dám nói: "Đó là nhờ y!”. Ruồi còn có công bay theo xe, Diệm thì chỉ làm bù nhìn Mỹ, Bán nước, buôn dân còn dám khoe, Ruồi Diệm thật là vô liêm sỉ.

Tội Diệm như rửa chưa hết mô, Y còn nịnh tặng tướng Giắccô: "Bảo quốc huân chương” bằng cái mẹt, Và "Anh dũng bội tinh” loè loẹt!

Ruồi như ruồi Diệm thật ngô ngơ, Dân lên án nó, cũng thành thơ!

Báo Nhân Dân, số 792, ngày 5-5-1956, tr.2.


TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT - Ấn

Châu Á chúng ta có hai nước đất rộng nhất và người đông nhất trên thế giới: phía đông là Trung Hoa, phía nam là Ấn Độ.

Trung và Ấn cũng là hai nước có nền văn hóa lâu đời nhất và phong phú nhất trên thế giới.

Nước Việt Nam ta ở vào giữa hai nước ấy, cho nên đã được ảnh hưởng văn hóa cả của Ấn Độ và của Trung Hoa.

Văn hóa Ấn Độ đã cùng đạo Phật truyền bá đến nước ta vào khoảng thế' kỷ II, tức là gần 1.800 năm nay.

Đến thế' kỷ XVIII, bọn thực dân phương Tây xâm lược dần dần các nước châu Á. Chúng chia rẽ các dân tộc và ngăn cản sự quan hệ giữa các nước anh em chúng ta.

Từ sau cuộc Chiến tranh thế' giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc vùn vụt lên cao, chủ nghĩa thực dân sụp đổ từng mảng, nhiều nước châu Á giành lại độc lập, tự do, các nước chúng ta khôi phục lại mối quan hệ láng giềng từ nghìn xưa khăng khít.

Đó là một thắng lợi to lớn của nhân dân châu Á chúng ta!

Lần này, Đoàn văn hóa Ấn Độ sang thăm chúng ta, việc đó có một ý nghĩa rất quan trọng: Chẳng những để nối lại quan hệ văn hóa giữa hai dân tộc ta, mà còn để’ chuyển cho chúng ta tình nghĩa anh em của nhân dân Ấn Độ vĩ đại.

Vì vậy, nhân dân Việt Nam nhiệt liệt hoan nghênh Đoàn văn hóa Ấn Độ, và nhờ Đoàn chuyển lại cho nhân dân Ấn Độ anh em tình thân ái nồng nàn của nhân dân Việt Nam.

PANCH SI LA!

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 795, ngày 8-5-1956, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.328-329.


CHIẾN SĨ TA THẬT ANH DŨNG

Quân đội ta là Quân đội nhân dân. Chiến sĩ ta là chiến sĩ anh dũng: Trong kháng chiến thì hăng hái xung phong giết giặc, giữ gìn non sông; trong hòa bình thì kiên quyết bảo vệ Tổ quốc, giúp đỡ nhân dân xây dựng. Dù bận việc luyện tập học hành, bộ đội ta vân ra sức giúp đồng bào trong mọi công việc, như cải cách ruộng đất, tăng gia sản xuất, chống bão, chống lụt... Một gương hy sinh anh dũng:

Anh hùng Phạm Minh Đức, 24 tuổi, trong kháng chiến đã lập nhiều công, bốn lần được khen thưởng. Trong trận bão, lụt tháng 9 năm ngoái, đồng chí Đức đã cứu được 16 đồng bào khỏi chết đuối. Lúc gần kiệt sức vân cố gắng cứu được hai phụ nữ nữa. Cuối cùng, bị nước cuốn mà hy sinh.

Từ ngày hòa bình trở lại, hơn 5 vạn chiến sĩ được Chính phủ chuyển sang các ngành, hoặc vào cơ quan, hoặc về sản xuất. Bất kỳ ở đâu, các đồng chí ấy đều giữ truyền thống tốt đẹp của người quân nhân cách mạng trong mọi việc đều hăng hái xung phong. Vài thí dụ:

Đồng chí Phùng Văn Chù, xã Đông Khánh (Sơn Tây) đã được bầu là chiến sĩ thi đua nông nghiệp tỉnh.

Nữ đồng chí Nguyễn Thị Ty, về công trường, đã được bầu là chiến sĩ thi đua tỉnh Nghệ An.

Tại nông trường cà phê, các đồng chí bộ đội chuyển sang sản xuất đã tăng năng suất từ gâ'p 2 đến gâ'p 5 lần. Hàng trăm, hàng nghìn đồng chí đã thành người lao động kiểu mâu. Chúng ta có thể’ tự hào mà nói rằng: Bất kỳ lúc nào và phụ trách việc gì, chiến sĩ ta cũng anh dũng.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 796,

ngày 9-5-1956, tr.2.


TÌNH HÌNH CHIẾN TRANH Ở ANGIÊRI

Tin tức Pháp cho biết rằng: Vùng hoạt động của Quân giải phóng lan rộng hơn trước, chỉ cách Thủ đô Angiê 36 cây số.

Tờ báo tư sản Pháp Thế giới (23-4-1956) kể một chuyện như sau:

- Hễ trông thấy một người Âu, thì nhân dân các làng ở vùng Côngstăngtin bảo nhau: "Chắc sắp có tai nạn gì đây"...

9 giờ sáng ngày 29-3-1956 ở thành phố Côngstăngtin, một viên công an Pháp bị ám sát.

11 giờ rưỡi, một thanh niên Pháp 23 tuổi, dùng súng bắn chết một người Arập, bắn một người bị thương. Người Arập thứ ba thấy vậy, chạy trốn trong một quán cà phê, cũng bị tên thanh niên đuổi theo bắn chết. Nó còn bắn 4 người nữa bị thương. Nghe tiếng súng, nhiều cảnh sát chạy đến, nhưng để’ cho tên thanh niên kia khoan thai đi về nhà nó.

2 giờ rưỡi chiều, cảnh sát, công an, và lính Pháp bao vây kín thành phố Côngstăngtin. Trong 4 vạn người Arập, họ chỉ để’ cho đàn bà và trẻ con ở lại. Còn đàn ông và thanh niên, kể’ cả người già và người ốm, đều bị bắt đi hết. Tất cả hơn 15.000 người.

Sau đó, cảnh sát Pháp bắt đầu hoành hành: cửa ngõ bị đập toang, phố hàng bị tàn phá, tủ tiền bị vét sạch. Trông thấy cảnh sát mang những "thắng lợi phẩm" về, thậm chí những người Pháp đã ở Triều Tiên (họ không phải là những ông Phật!) cũng phải tỏ vẻ bất bình.

4 giờ rưỡi sáng, những người Arập bị "bố" mới được tha về. Nhiều người bị bắn chết. Vê đến nơi, thì họ thấy nhà bị cướp, vợ bị hiếp. Báo Thế giới kết luận: "Người ta có thể tưởng tượng biết bao căm thù đã chất đầy lòng họ!".

Xem chuyện này, chắc bà con ta nhớ lại những cuộc càn quét dã man ở nước ta trong thời kỳ kháng chiến, mà thương hại cho anh em Angiêri.

- Trong bức thư gửi cho binh sĩ Pháp đi sang Angiêri, Đức giám mục Xaliedơ viết: "Angiêri đói khổ. Các con cố gắng nghe ngóng và hiểu biết. Ở Pháp, chúng ta thường dùng danh từ to lớn như tự do, bình đẳng, nó không có nghĩa lý gì cả. Tự do chết đói à... Đối với người công giáo, tất cả mọi người đều là anh em.".

Cùng với nhân dân Pháp, thanh niên thợ thuyền công giáo Pháp cũng đòi giải quyết vấn đề Angiêri bằng cách hòa bình.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 799,

ngày 12-5-1956, tr.2.


TRUNG QUỐC TIẾN MẠNH
LÊN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Tính đến cuối tháng ba năm nay, kinh tế của Trung Quốc đã tiến bộ như sau:

-      Nông nghiệp - Cả nước đã thành lập 1.088 nghìn hợp tác xã nông nghiệp, gồm 90% tổng số nông hộ.

-      Công nghiệp - Trong ba tháng đầu năm, hơn 7 vạn công nghiệp tư nhân đã trở thành công tư hợp doanh, gồm 107 vạn thợ và nhân viên, 1.600 triệu đồng vốn. Ở nhiều thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân,.. tất cả các nhà máy tư nhân đều đã thành công tư hợp doanh.

-      Thủ công nghiệp - 430 vạn người thủ công nghiệp (tức là 88%) đã tổ’ chức thành hợp tác xã. Có 240 vạn người về làm ruộng hoặc chuyển nghề.

-      Thương nghiệp - Ở các thị trấn, có 287 nghìn nhà buôn bán gồm 617 nghìn người, 320 triệu đồng vốn, 75 nghìn hàng ăn uống, gồm 182 nghìn người, 24 triệu đồng vốn - đã thành công tư hợp doanh. Cả hai hạng cộng lại chiếm một nửa số người và 3 phần tư số vốn trong tổng số.

-      Vận tải - 99% thuyền bè và hơn 95%, xe hơi vận tải của tư nhân đều thành công tư hợp doanh.

Từ của tư nhân tiến thành hợp tác xã hoặc công tư hợp doanh, mức sản xuất đều tăng lên nhiều, cho nên mọi người đều hăng hái.

Với những tiến bộ to lớn và mau chóng đó, Đảng và Chính phủ đã họp một cuộc hội nghị với 6.156 chiến sĩ và cán bộ thi đua xuất sắc nhất trong tất cả các ngành công, nông, binh, thương và lao động trí óc. Hội nghị nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm, đẩy mạnh thi đua, để hoàn thành vượt mức kế' hoạch 5 năm lần thứ nhất.

Trong các đại biểu, đồng chí Lý Lai Tài có điều đặc biệt: Năm 1950, đồng chí Tài tham gia Quân tình nguyện Trung Quốc giúp Triều Tiên chống Mỹ. Tại một trận giữa một ngọn đồi đầy tuyết, đồng chí đã chỉ huy một tiểu đội đánh lui 7 lần xung phong của địch. Cuối cùng, đồng chí bị thương, phải cưa hai chân.

Đồng chí Tài không vì vậy mà bi quan, tuyệt vọng. Với đôi chân giả, đồng chí đã cố gắng tập đi, rồi tập đánh bóng...

Đến năm 1954, đồng chí Tài đã học lái được xe hơi, rồi lái được máy cày lớn. Đồng chí gánh được 50 kilô đi đường xa như thường. Hiện nay, đồng chí Tài lái máy cày ở một nông trường quốc doanh.

Là một đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng chí Tài đã là một Anh hùng quân đội, lại là một Anh hùng sản xuất, thật xứng đáng đại biểu cho các chiến sĩ thi đua.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 801,

ngày 14-5-1956, tr.2.

VÀI TIN TỨC PHƯƠNG TÂY

- Mỹ - “Trưng câu dân ý” - Hôm 23-4-1956, có một cuộc trưng cầu dân ý giữa các chủ bút và các người viết báo Mỹ, về hai vấn đề:

1.      Phải chăng Mỹ đã thất bại trong cuộc Chiến tranh lạnh?

Cứ ba người trả lời, thì hai người nói: Mỹ đã thất bại; một người nói: Mỹ chưa thất bại.

2.     Phải chăng chính sách mới của Liên Xô đã làm giảm bớt nguy cơ chiến tranh thế' giới?

Cứ bảy người thì sáu người trả lời "Có", một người trả lời "Không".

“Mỹ tục, thuân phong” - Theo báo cáo của công an Mỹ, thì năm ngoái ở Mỹ có hơn 2 triệu vụ phạm tội. Cứ 73 người thì có một người phạm tội. Và cứ:

27 phút thì có một vụ hiếp dâm,

4 phút 12 giây thì có một vụ án mạng,

2 phút 18 giây thì có một vụ trộm xe hơi,

24 giây thì có một vụ trộm cắp thường...

“Mạt cưa, mướp đắng” - Hồi tháng tư, ở tòa án thành phố Sáclốt, tên Chay bí mật đến phát giác: "Tôi là một thám đắc lực của Ủy ban Quốc hội. Tôi đã chui vào Đảng cộng sản và đã biết rõ tên Rivi là một đảng viên rất hoạt động.".

Hôm sau, tên Rivi khai trước tòa án: "Tôi là mật thám đắc lực của Ủy ban Quốc hội. Tôi đã chui vào Đảng cộng sản và đã biết rõ tên Chay là một đảng viên rất hoạt động.”.

-    Gờrét - Thương người liệt sĩ - Hôm 10-5-1956, thực dân Anh ở đảo Síp đã xử tử (thắt cổ) hai thanh niên yêu nước là Caraolít, 23 tuổi, và Đêmêtriu, 22 tuổ’i. Kế đó, chúng đã khám xét nhà thờ lớn và bắt mấy vị linh mục.

Nhân dân đảo Síp và nhiều nơi khác đã bãi công, bãi thị để truy điệu hai liệt sĩ và phản đối Anh.

“Que rơm... súc gỗ" - Mỹ lợi dụng dịp ấy để giả vờ nhân đạo và đánh một cái đá vào hàm răng Anh.

Đalét nói: "Phương Tây đang tự phá hoại mình với những cuộc nội bộ xâu xé nhau. thí dụ việc Anh làm ở Síp.”.

Báo chí Mỹ viết: "Đáng buồn cho thế' giới phương Tây! Một nước đồng minh này dùng bạo lực để gây lòng căm phân của toàn dân một nước đồng minh khác. Đó là một cách thật kỳ quặc để giữ gìn mối đoàn kết giữa các nước phương Tây. Đáng lẽ lịch sử đã dạy cho người Anh biết rằng: thủ đoạn áp bức chỉ đưa đến kết quả là làm cho ngày giải phóng đến càng mau chóng”.

-    Tuynidi - “Bia đá tượng đồng" - Hôm 24-4-1956, ông Buốcghiba, Thủ tướng mới Tuynidi, tiếp đoàn ngoại giao mà không mời đại biểu Pháp là ông Xâydu.

Trước đây, ông Buốcghiba bị Pháp bắt giam; trong lúc đó vua Marốc cũng bị Pháp bắt đi đày. Trước ngày Tuynidi được độc lập, ông Xâydu làm khâm sứ Pháp kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Tuynidi; trong lúc đó ông Buốcghiba đang ở tù.

Thị trưởng thủ đô Tuynidi đã khuyên Pháp dời pho tượng đồng của giám mục Lavigiơri đi nơi khác, và đã phá huỷ pho tượng đồng của J. Fêry. Cách đây độ 75 năm, Fêry làm thủ

tướng Pháp, y đã thúc đẩy thực dân Pháp cướp nước Tuynidi và nước Việt Nam ta. Ngày trước, tượng đồng Fêry là để biểu dương thế lực của thực dân. Nay nhân dân Tuynidi phá tượng đồng Fêry là để’ xóa bỏ di tích nô lệ.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 803, ngày 16-5-1956, tr.2.


GẦN Mực THÌ ĐEN, GẦN đèn thì sáng

Câu tục ngữ ấy rất đúng. Xã hội chung quanh có ảnh hưởng rất lớn đối với môi một người, nhất là đối với các trẻ em. Hai hiện tượng sau đây chứng tỏ điều đó:

- Gần mực thì đen - Ở Mỹ, đối với trẻ em, giáo dục thì theo kiểu "cô bồi", tiểu thuyết và phim ảnh đều đầy những "anh hùng” giết người, cướp của. Thêm vào đó, khi người Mỹ da trắng giết người Mỹ da đen cũng không bị tội vạ gì hết (Hôm 25-4, lại có một vụ 5 người da trắng đánh chết một linh mục da đen 79 tuổi).

Do đó, số trẻ con phạm tội ngày càng nhiều. Năm 1948, có 30 vạn trẻ con Mỹ phạm tội. Năm 1953, tăng đến 45 vạn đứa. Vừa rồi, ở xứ Cônnécticút đã xảy ra một vụ trẻ con phạm tội rất ghê gớm:

Một buổi sáng trung tuần tháng 4, Rôbe, 11 tuổi, bắn chết anh nó. Mẹ nó chạy lại cứu, nó bắn chết luôn mẹ nó. Rồi nó mang súng đi tìm bắn chết bố nó.

Ra trước tòa án, Rôbe nói với một giọng tự hào: Cách vài hôm trước, bố nó mắng nó. Tức giận quá suốt mấy ngày nó chuẩn bị một kế' hoạch báo thù. Trước khi bắn chết cha mẹ và anh nó, nó đã chia cho các bạn nó những sách vở và đồ chơi của nó...!

- Gần đèn thì sáng - Nhờ cách mạng và kháng chiến giáo dục, nói chung trẻ em ta rất ngoan. Em nào cũng biết yêu nước, ghét địch. Em nào cũng ham học, chăm làm, hăng hái tham gia những công việc có lợi ích chung. Các em biế't thương yêu giúp đỡ nhau.

Trong những năm kháng chiến, ở vùng du kích và vùng sau lưng địch, nhiều em đã gan dạ, hy sinh, liều mình để giúp đỡ cán bộ và bộ đội ta.

Cho nên ở trong nhà thì cha mẹ, đến trường học thì thầy và bạn, ngoài xã hội thì người lớn cần phải làm gương mẫu, tốt, cần phải làm "đèn" cho các trẻ em. Sách vở, tiểu thuyết, phim ảnh cho trẻ em xem; phải lựa chọn rất cẩn thận.

Giáo dục như vậy, thì trẻ em nhất định sẽ ngoan, và khi lớn lên các em sẽ là những công dân tốt, những cán bộ tốt.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 808,

ngày 21-5-1956, tr.2.


SỨC MẠNH HÒA BÌNH CỦA LIÊN XÔ

Đã 10 năm nay các nước đế quốc do Mỹ cầm đầu thi hành "Chiến tranh lạnh" và chạy đua binh bị. Do đó, nhân dân các nước ấy ngày càng khổ vì thuế' nặng sưu cao, đóng góp cho ngân sách quân sự. Thí dụ: Năm nay, tổng ngân sách của Mỹ là 62.400 triệu đôla, mà tiêu vào binh bị là 35.500 triệu, của Pháp là 3.175 nghìn triệu phrăng, mà tiêu vào binh bị là 948 nghìn triệu.

Mấy năm gần đây, Liên hợp quốc thường bàn việc giảm bớt binh bị, nhưng không đi đến đâu, vì các nước đế quốc, nhất là Mỹ, không muốn giảm bớt binh bị. Chúng lại tuyên truyền xuyên tạc. Khi thì chúng đổ cho Liên Xô không muốn. Khi thì chúng nói: Vì tình hình thế' giới chưa dịu hẳn, cho nên chúng phải đề phòng.

Để tỏ ý chí kiên quyết ủng hộ hòa bình, năm ngoái Liên Xô đã giảm bớt 64 vạn binh sĩ. Hôm 14-5-1956, Liên Xô lại quyết định giảm bớt:

63 sư đoàn lục quân,

3 sư đoàn không quân,

375 chiếc tàu chiến, cộng 120 vạn binh sĩ. Liên Xô lại thách: Nếu Mỹ, Anh, Pháp cũng giảm bớt đúng mức quân đội của họ, thì Liên Xô sẽ tiếp tục giảm nữa.

Bà con ta thử tính xem: Phục viên 184 vạn chiến sĩ, và tiết kiệm số tiền rất to để trang bị cho họ (nếu họ ở lại bộ đội), đưa sức người và sức của ấy thêm vào việc tăng gia sản xuất, thì kinh tế' sẽ phát triển mạnh đến mực nào?

Quyết định của Liên Xô có ảnh hưởng cực kỳ lớn. Nó được nhân dân thế' giới nhiệt liệt ủng hộ, vì nó hợp với nguyện vọng hòa bình của họ. Nhân dân Mỹ, Anh, Pháp sẽ hỏi chính phủ họ: "Trước kia các người nói vì sợ Liên Xô đe dọa, mà phải tăng cường binh bị. Nay Liên Xô không đe dọa nữa, thì nước mình cũng phải giảm bớt binh bị để giảm những gánh nặng đóng góp cho dân chứ?".

Ảnh hưởng đầu tiên là những người như Bộ trưởng Tài chính Anh đã nói: "Nước Anh không thể chịu đựng mãi gánh nặng binh bị". Các báo tư sản Anh thì đòi Chính phủ Anh làm theo Liên Xô (17-5).

Cụt lý lẽ, bọn ngoan cố Mỹ nói quẩn nói quanh: "Liên Xô giảm bớt quân đội, là để tuyên truyền. Vả chăng, chiến tranh nguyên tử, không cần nhiều bộ đội".

Nếu vậy thì sao Mỹ không giảm bớt bộ đội để tuyên truyền? Mỹ thường khoe khoang vũ khí nguyên tử Mỹ mạnh nhất, thì sao Mỹ không giảm bớt quân đội?

Nói tóm lại, đế' quốc Mỹ rất lúng túng trước chính sách hòa bình và hành động cao thượng của Liên Xô.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 810, ngày 23-5-1956, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.330-331.

TÂY BAN NHA VÀ NAM TRIỀU TIÊN

Mây tháng gần đây, phong trào dân tộc càng lên mạnh:

Xu đăng, Marốc, Tuynidi đã giành được độc lập.

Tây Lan, Cao Miên, Ailen, và nước Ảrập đã thoát khỏi ảnh hưởng của đế quốc, và đứng hẳn về phía trung lập, hòa bình.

Phong trào chống thực dân lên mạnh ở Angiêri, đảo Síp Mã Lai, Ai len. Bọn cầm quyền ở Tây Ban Nha và Nam Triều Tiên là "con cưng” của Mỹ, nay cũng bâp bênh.

- Tây Ban Nha suốt 17 năm nay, do tên phát xít Phơrăngcô thống trị. Nó dùng cách chuyên chế' và khủng bố, xóa bỏ hết mọi quyền dân chủ, tự do.

Song từ đầu năm nay, phong trào phản đối đã nổi lên mạnh mẽ. Hồi tháng hai, có cuộc bãi khóa và biểu tình sôi nổi của 3.000 sinh viên các trường đại học, trong đó có cả những người con của Bộ trưởng tuyên truyền và Bộ trưởng không quân. Các giáo sư và những người trí thức đều đồng tình với học sinh Văn sĩ phát xít Riđơrugiô cũng phải nhận rằng: "Tình hình Tây Ban Nha hiện nay là: văn hóa hẹp hòi, tham quan ô lại, thiếu giáo dục, thiếu gương mâu, thiếu công bằng. nó làm cho thanh niên mất hết tin tưởng.”.

Trong tháng 4, hàng vạn công nhân nhiều thành phố lớn đã bãi công. Chính phủ phát xít đàn áp tàn nhân. Nhưng vì công nhân kiên quyết, lại được nhân dân ủng hộ, cuộc bãi công đã thắng lợi: Các chủ nhà máy phải nhượng bộ, Chính phủ phát xít phải nhận ngày 1 tháng 5, công nhân được nghỉ ngơi và được tiền lương.

- Nam Trĩều Tiên hơn 10 năm nay do tên thân Mỹ là Lý Thừa Vãn thống trị. Nhân dân vô cùng cực khổ. Đến nôi tướng Mỹ là Vanphơlít cũng phải công khai nhận rằng: "Hơn một triệu người không cửa, không nhà...".

Giống như Ngô Đình Diệm, Lý Thừa Vãn cũng nhờ quan thầy Mỹ tăng cường vũ trang mà huênh hoang kêu gào "Bắc tiến". Trong cuộc tuyển cử hôm 15-5-1956, Vãn cũng dùng cách khủng bố và gò ép để giành lây địa vị tổng thống một lần nữa. Nhưng Vãn không trấn áp nổi sự phản đối của nhân dân. Nhiều nơi, ông Thân Dược Hy (lãnh tụ phe đối lập) đã được nhiều phiếu hơn Vãn. Lần này, mặc dù mọi thủ đoạn gian dối, Vãn chỉ được non 55 phần 100 số phiếu (Năm 1952 Vãn được 90 phần 100). Tên đồng đảng của Vãn đã không được cử làm Phó Tổng thống. Hôm tuyển cử, ở Thủ đô và nhiều nơi khác, nhân dân đã biểu tình thị oai chống Lý Thừa Vãn.

Địa vị của Phơrăngcô và Lý Thừa Vãn bấp bênh, tức là uy tín của Mỹ bâp bênh, cũng tức là thế' lực của phe trung lập hòa bình được mở rộng.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 815, ngày 28-5-1956, tr.2.


KÍNH LÃO ĐẮC THỌ

Đó là câu tục ngữ của Trung Quốc, mà cũng là tục ngữ của ta.

Sau đây, xin kể vài tin tức về các cụ trên thế giới và trong nước:

-      Ba Lan: Trước cuộc Chiến tranh thế' giới lần thứ hai, tính đổ đồng, người Ba Lan sống được 50 tuổi; hiện nay được 62 tuổi. Một trong những nguyên nhân làm cho người Ba Lan thêm thọ là trước kia Ba Lan phải mua 85 phần 100 thuốc men ở nước ngoài; hiện nay, đã tự chế' được 85 phần 100 thuốc đủ dùng trong cả nước.

-      Liên Xô: Ở nước Cộng hòa Arơmêni có 2.260 cụ ngoài 90 tuổi, 340 cụ ngoài 100 tuổi.

Cụ cao tuổi nhất trên thế' giới là cụ Aivadốp 147 tuổi (ở Cộng hòa Andécbaigiăng) vân mạnh khỏe tham gia công việc ở nông trường tập thể’ và vui vẻ trong gia đình với 23 người con, 129 cháu, chắt, chút. Xin nhắc lại để bà con biết rằng: cô gái đầu lòng của cụ năm nay vừa 120 xuân xanh.

-      Trung Quốc: Hơn 185 vạn cụ từ 80 đến 99 tuổi; 3.000 cụ ngoài 100 tuổi.

-      Việt Nam: Theo báo cáo chưa đầy đủ (nhân dịp này, báo Nhân Dân cảm ơn các đồng chí đã gửi báo cáo), thì miền Bắc nước ta có 121 cụ từ 80 đến 90 tuổi, 28 cụ ngoài 90 tuổi, 19 vị 100 tuổi trở lên là:

- Cụ Hoàng Cầu

127 tuổi ở Nghệ An

- Hà Văn Cả

124

- Thanh Hóa

- Hà Văn Quận

123

- Nghệ An

- Cụ Hương

116

- Nghệ An

- Phạm Văn Bái

110

- Thái Bình

- Nhàn

106

- Thanh Hóa

- Nguyễn Thị Thịnh 106

- Quảng Bình

- Nguyễn Văn Kính 105

- Hà Đông

- Lương Thị Tiến

105

- Nghệ An

- Bà cụ Huân

105

- Hà Nam

- Cụ Chương Nam

104

- Thanh Hóa

- Trần Lời

102

- Quảng Bình

- Hợp

102

- Ninh Bình

- Trần Thị Vững

102

- Nam Định

- Gù

100

- Phát Diệm

- Lò Văn Thấc

100

- Nghệ An

- Bà cụ Văn

100

- Nghệ An

- Cụ Hoàng Văn Y

100

- Thanh Hóa

- Bà cụ người Mèo

100

- Hà Giang

-       Vài đặc điểm: Trong 168 vị từ 80 tuổi trở lên, có 87 vị là cụ bà.

-       Trong số 168 vị, riêng xã Tam Hưng (Thủy Nguyên, Hồng Quảng) đã có 28 cụ từ 80 tuổi trở lên (14 cụ bà).

-       Ngoài vài cụ thuộc ngành công thương, hoặc tư sản ở nông thôn, tất cả các cụ đều là cố, bần, trung nông.

Thay mặt con cháu cả nước, báo Nhân Dân kính chúc các cụ sống lâu, mạnh khỏe, vui vẻ.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 818, ngày 31-5-1956, tr.2.

1-6

Hôm nay là ngày Tết quốc tế của các em nhi đồng. Các trường học, các cơ quan và đoàn thể đều giúp các em nhi đồng tổ chức những cuộc chơi vui thú vị và có ích.

"1-6" lại nhắc nhở chúng ta rằng: Cha mẹ, thầy giáo và cô giáo, cùng các đoàn thể’ thanh niên là những người trực tiếp phụ trách giáo dục nhi đồng. Mà chúng ta, tất cả những người lớn đều có nhiệm vụ góp phần vào việc bồi dưỡng tốt thế hệ tương lai của dân tộc.

Chúng ta lo cải cách ruộng đất cho tốt. Chúng ta thi đua khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa. Chúng ta ra sức củng cố miền Bắc, chiếu cố miền Nam. Chúng ta quyết tâm đấu tranh để’ xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Chúng ta hy sinh phấn đấu, đều nhằm mục đích xây dựng đời sống hạnh phúc cho nhi đồng ta.

Trong công tác và trong sinh hoạt, chúng ta đều cố gắng làm gương mâu. Sự phối hợp giáo dục từ gia đình đến cả xã hội, sẽ làm cho nhi đồng thấm nhuần. Nó hun đúc cho nhi đồng tinh thần nồng nàn yêu Tổ’ quốc, yêu lao động, yêu học hỏi. Như vậy các em sẽ trở nên mạnh khỏe, nhanh nhẹn, gan dạ, thật thà. Mai sau lớn lên, chắc chắn các em sẽ là những công dân tốt và những cán bộ tốt.

Nhân dịp này, báo Nhân Dân chúc các em nhi đồng Việt Nam và nhi đồng các nước một ngày Tết rất vui vẻ.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 819,

ngày 1-6-1956, tr.2.

-       Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.337.


HỌC SINH Ở CÁC NƯỚC

-     Ở đảo Síp: Từ 20-5-1956 và luôn mấy hôm sau, mặc dù quân đội thực dân Anh giới nghiêm, hàng trăm nữ học sinh đã sôi nổi biểu tình chống Anh.

Tay phất quốc kỳ Gơrét, miệng hô khẩu hiệu "Thống nhất đất nước Gơrét! Đả đảo thực dân Anh!”, các nữ học sinh đã mạnh bạo đương đầu với bọn lính thực dân.

Thực dân Anh thiết quân luật, tập trung các nhà buôn bán ở thành phố lại, rồi bắt họ cùng chúng đi sục sạo tìm vũ khí của nhân dân. Chúng dọa ai không vâng lệnh, thì chúng sẽ phá tan phố sá... Tuy vậy, phong trào yêu nước, chống Anh vân lan rộng lên cao.

-     Ở Angiêri: Có 5.000 học sinh các trường cao đẳng, trong số đó có độ 500 học sinh Arập.

Hôm 5-5-1956, độ 700 học sinh người Pháp và người Âu đã bãi khóa chống lại một đạo sắc lệnh mới của Chính phủ Pháp. Sắc lệnh ấy cho phép người Arập cũng được tuyển dụng làm công chức như những người Âu ở Angiêri. Đại đa số học sinh Pháp và Âu không tán thành cuộc bãi khóa; nhưng việc đó đủ chứng tỏ đầu óc thực dân phản động của 700 học sinh kia.

Ở Pháp: Ngày 15-5, học sinh bảy trường cao đẳng sư phạm ở Pari bãi khóa đòi Chính phủ Pháp phải giải quyết vấn đề Angiêri bằng cách thương lượng.

Hôm 25-5-1956, Tổng hội học sinh Arập ở Angiêri ra lệnh: Tất cả những hội viên có thể cầm súng, đều phải nghỉ học và đi tham gia Giải phóng quân.

Bình luận việc này, hãng thông tin Mỹ U.P. viết: "Người Pháp nhận rằng mệnh lệnh của Tổng hội học sinh Arập sẽ cung câp thêm cho Giải phóng quân nhiều phần tử trí thức. Việc đó chứng tỏ ảnh hưởng ngày càng tăng của kháng chiến đối với tầng lớp trí thức Arập... Nó cũng ăn khớp với tin tức: Ở xứ Oran, nhiều bác sĩ, giáo sư và luật sư đã bị bắt vì "tội" ủng hộ kháng chiến.".

Một trong những thủ lĩnh chính trị và trí thức Arập nổi tiếng, và từ trước thuộc phái thân Pháp - là ông Pherát Abát, vừa rồi cũng đã đi với Giải phóng quân.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 822,

ngày 4-6-1956, tr.2.


CON NGƯỜI NHÁI

Là những người lặn nước giỏi như con nhái, thường thuộc về hải quân các nước.

Hạ tuần tháng 4 đến nay, một người nhái nôi tiêng nhất ở Anh (quan tư Cơráp) đã chìm đi, làm cho báo chí các nước xôn xao, và Chính phủ Anh lúng túng.

Ngày 18-4-1956, những chiếc tàu đưa các vị lãnh tụ Liên Xô sang thăm nước Anh, cập bến. Một hôm sau, thì các thuỷ thủ Liên Xô thấy một người nhái nổi lên gần tàu mình; chỉ nháy mắt lại chìm xuống nước.

Thuyền trưởng Liên Xô hỏi viên đô đốc Anh về việc này. Đô đốc Anh chối.

Nhưng vài hôm sau, các báo Anh đăng tin ấy. Và Bộ Hải quân Anh báo cho vợ Cơráp rằng y đã "mất tích”. Báo Anh và báo các nước lại đăng tin: Trước kia, chính Cơráp đã từng khoe rằng y đã lặn dò đáy những chiếc tàu Liên Xô đến thăm nước Anh năm ngoái.

Trả lời cho Chính phủ Liên Xô, Bộ Ngoại giao Anh nói: "... Sự xuất hiện người nhái Cơráp gần các tàu Liên Xô là một việc không được ai cho phép cả, và Chính phủ Anh tiếc rằng việc ấy đã xảy ra...".

Ở Quốc hội Anh, phe phản đối đưa việc này ra chất vấn Chính phủ. Họ nói rằng do thám những người khách đến thăm nước mình, như thế' là không lịch sự.

Thủ tướng Anh trả lời: "Tôi không thể trả lời, vì nếu trả lời thì sẽ lộ những điều cần phải giữ bí mật... Việc này chẳng những quan hệ với lợi ích của nước nhà, mà còn rất quan hệ đến lợi ích quốc tế. Tuỳ ý Quốc hội và nhân dân kết luận với những lời tôi đã nói, và với những lời tôi đã từ chối không nói.”.

Thế' là Thủ tướng Anh đã trả lời một cách dứt khoát để’ không trả lời gì cả. Vậy có thơ rằng:

Một con người nhái nổi chim,
Làm rầy thiên hạ phải tim lý do.

TIN THÊM: Liên Xô mới chếmột thứ máy chạy bằng điện, tên là B.E.S.M. Máy này có thể dịch các thứ chữ, và một giây đồng hồ, có thể làm 8.000 bài tính rất khó.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 824, ngày 6-6-1956, tr.2.


VÌ SAO ĐẾ QUỐC MỸ
THÍCH CHIẾN TRANH, SỢ HÒA BÌNH?

Trong hai cuộc chiến tranh thế giới, quân đội Mỹ bị thiệt hại rất ít. Đất nước Mỹ không hề bị một viên đạn, một quả bom. Mỹ lại bán vũ khí cho các nước mà đại phát tài.

Dưới đầu đề "Súng đại bác", tờ tuần báo Mỹ Nation đã đăng một loạt bài, trả lời câu hỏi trên. Sau đây là tóm tắt mấy điểm chính:

Binh bị là một nguồn gốc làm giàu cho các công ty độc quyền.

So với trước Chiến tranh thế' giới thứ hai, thì ngày nay số quân đội Mỹ tăng gâp 10, ngân sách quân sự tăng gâp 20.

Tài sản của Bộ Chiến tranh là 140 nghìn triệu đôla. Tài sản của Bộ Không quân nhiều hơn tài sản của 5 công ty to nhất ở Mỹ cộng lại.

Các công ty to thầu các thứ trang bị, được lãi râ't nhiều. Trong 5 năm qua, (không kể số tiền khổng lồ họ thu được do việc bán vũ khí cho các nước), họ lãi hơn 30.500 triệu đôla. Viên Bộ trưởng Quốc phòng hiện nay cũng là chủ một công ty to thầu hàng quân sự.

Để xoay các khoản thầu, gần 2.000 đại biểu các công ty vào làm việc trong các cơ quan chính phủ với một số lương tượng trưng là môi năm một đôla. Các công ty thì trả lương cho họ môi tháng hàng vạn đôla.

Mặt khác các tướng lĩnh về hưu, đều được các công ty mời làm chủ tịch hoặc phó chủ tịch. Hơn 40 viên cựu đô đốc và đại tướng đang làm việc ở các công ty với những lương bổng kếch xù, có khi hơn 10 vạn đôla một tháng. Chỉ năm ngoái hơn 2.000 sĩ quan cao câ'p đã từ chức quân đội để về làm cho các công ty. Các công ty to thích dùng các tướng tá cũ, vì những người này có ảnh hưởng lớn đối với các tướng tá mới. Và các tướng tá mới thì đều hiểu rằng: Nếu mong mai sau có một chô làm với số lương khá, thì ngay từ bây giờ họ phải "hẩu" với các công ty to.

Các công ty thầu và các tướng lĩnh đều vào một phe, cho nên có những vụ tham ô, lãng phí rất kỳ khôi. Thí dụ: Có thứ trang bị chất ở kho nhiều đến nôi dùng trong 128 năm còn chưa hết. Trong một cái kho của hải quân, người ta thây có 11 triệu cái nĩa ăn hàu.

Báo Nation kết luận: Có tuyên truyền chiến tranh, có chạy đua binh bị, thì bọn tài phiệt và quân phiệt mới có thể làm giàu. Vì vậy chúng thích chiến tranh, và chúng sợ hòa bình.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 825, ngày 7-6-1956, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.339.


MỘT TIN TỨC LẠ

Tin tức các báo (23-5): "Mỹ muốn giúp nước Libăng 17 triệu đôla, nhưng Libăng từ chối, không nhận". Có lẽ bà con ta lấy làm lạ, vì sao người ta mời lấy tiền, mà Libăng lại từ chối? Xin xem câu chuyện dưới đây, thì bà con sẽ rõ:

"Liên Xô đã giúp:

300 triệu đôla cho Nam Tư để phát triển thêm kinh tế,

100 triệu đôla cho Ápganixtan để’ xây dựng đê điều thuỷ lợi,

150 triệu đôla cho Ân Độ để’ lập xưởng đúc gang, môi năm sản xuất 1 triệu tấn,

500 triệu đôla cho Ba Lan,

125 triệu đôla cho nước Đức dân chủ,

250 triệu đôla cho Triều Tiên dân chủ,

1.400 triệu đôla cho Trung Quốc để’ thêm vốn vào kế’ hoạch 5 năm.

Liên Xô giúp các nước đủ sức để sản xuất môi năm 9 triệu tấn gang, 4 triệu tấn dầu lửa, 5 triệu rưởi kilôoát điện...

Liên Xô lại giúp các nước dân chủ Đông Âu 1.500 kỹ sư, và giúp các nước ấy đào tạo thêm 2.300 kỹ sư và chuyên gia.

Liên Xô có thể giúp các nước nhiều như vậy, là vì kinh tế’ của Liên Xô phát triển rất nhanh; công nghiệp nặng của Liên Xô năm nào cũng sản xuất vượt mức kế’ hoạch đã định. Nhất là Liên Xô sản xuất mau chóng đủ các thứ máy móc, đào tạo ra nhiều kỹ sư và chuyên gia".

Đó là báo cáo của Đalét trước Quốc hội Mỹ hồi đầu tháng 5. Đalét nói thật, đó cũng là một tin tức lạ.

Từ 1950 đến nay, Mỹ đã "giúp" các nước phe Mỹ 25.000 triệu đôla, trong số đó hơn 13.000 triệu là vũ khí. Vả lại, như tờ báo tư sản Mỹ Tin tức (14-4) đã viết:

"Các nước châu Á không ưa "viện trợ" của Mỹ, vì nó kèm theo nhiều điều kiện nặng nề... Bởi vì Mỹ cốt bán chạy các hàng hóa ế đọng của Mỹ, chứ không giúp đỡ thật sự cho các nước ấy... Sự giúp đỡ của Liên Xô thì hợp với nhu cầu của các nước được giúp..., làm cho các nước mới được độc lập thoát khỏi ách kinh tế của phương Tây...".

Hôm 2-4, Hội các chủ nhà máy Mỹ đã tuyên bố rõ ràng: "Mỹ không nên giúp cho các nước xây dựng công nghiệp, vì e họ sẽ cạnh tranh với công nghiệp Mỹ".

Hôm 11-4, một đại biểu Quốc hội Phi Luật Tân nói: "Viện trợ của Mỹ kèm theo những điều kiện tàn nhân hơn là xiềng xích sắt...".

Cũng vì lẽ đó, mà Thủ tướng Pháp đã nói: "Mỹ càng giúp đỡ, thì thiên hạ càng oán ghét Mỹ".

Và Thủ tướng nước Xây Lan nói: "Đôla Mỹ không thể mua chuộc lòng tự tôn của nhân dân ta...".

Vậy, người Mỹ có câu rằng:

Có tiền mà cậy chi tiền,
Mất tĩền, mà lại vô duyên lạ đời!

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 827, ngày 9-6-1956, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.342-343.

“BÀI HỌC ĐIỆN BIÊN PHỦ”

Dưới đầu đề ấy, tuần báo Pháp Paris Match (12-5) đã đăng một bài rất dài. Xin lược dịch mấy đoạn như sau:

Ngày thất bại ở Điện Biên Phủ là một ngày quan trọng, từ đó đế quốc Pháp bắt đầu tan rã... Trước ngày ấy, chưa hề có dân tộc thuộc địa nào đánh bại Pháp.

Những tướng tá Pháp - đánh hơn trăm trận, sức dư muôn người - mà nay đã bị những người bé nhỏ da vàng cho một bài học.

Cuộc thất bại ấy phá vỡ một mảnh uy tín của Pháp, và do chô hở đó mà người Việt, rồi đến người Marốc, người Tuynidi, người Angiêri ào ạt xông vào.

Hiện nay, Điện Biên Phủ đã trở lại một vùng yên lặng. Nhưng hồn phách của 1.500 tử sĩ Pháp còn ở đâu đây.

Người chiến sĩ Việt biết rõ họ chiến đấu cho mục đích gì: Đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất nước. để thoát khỏi ách những kẻ bóc lột, và để chia ruộng đất.

Lý tưởng của quân đội Pháp thì thay đổi luôn. Đầu thì họ chiến đấu để’ bảo vệ nền thống trị của Pháp. Sau thì chiến đấu để ngăn ngừa cộng sản. Họ không hiểu vì sao mà họ chiến đấu.

Sau 7 năm chiến tranh, trước ngày Điện Biên Phủ, tướng Nava muốn mộ 12 vạn tân binh Việt Nam, nhưng chỉ có 7.000 người ra ứng mộ, trong số đó 5.000 người bị thải vì yếu ốm.

Tướng Nava cũng nhận rằng du kích phát triển mạnh trong vùng Pháp kiểm soát... Trong thời kỳ Điện Biên Phủ, Nava có 50 vạn binh và phải đánh nhau trên 7 mặt trận.

... Ở Điện Biên Phủ, quyết tâm của người Việt đã khắc phục những khó khăn về vận tải và vật chất.

Ở Điện Biên Phủ, quân đội Pháp gồm có những người thuộc 17 nước khác nhau. Tinh thần của họ không giống tinh thần táo bạo của chiến sĩ Việt. Vì vậy, hai cứ điểm bảo hộ trường bay Pháp đã bị thua ngay từ hôm đầu.

Tướng tá Pháp và chuyên gia Mỹ đều đồng ý, và viên chỉ huy pháo binh Pháp đã nói quả quyết: “Trong 2 hôm tôi sẽ đánh tan pháo binh Việt". Nhưng sau 2 hôm, pháo binh Việt vân bắn dữ dội vào trường bay và bộ đội Pháp. Viên chỉ huy pháo binh Pháp đã tự sát bằng lựu đạn.

Quân đội Pháp bắt đầu nhảy dù xuống Điện Biên Phủ từ 20-11-1953. Hôm 7-5-1954, sau 57 ngày chiến đấu kịch liệt, tướng Cátstri đầu hàng.

Kết quả chiến tranh ở Việt Nam, chỉ kể bộ binh, thì số người Pháp chính cống đã “hy sinh cho nước Pháp" là:

2 tướng

8 đại tá

18 trung tá

69 thiếu tá

341 đại uý

1.140 trung uý và thiếu uý

2.683 hạ sĩ quan

6.000 lính.

Mất tích: 1 trung tá, 5 thiếu tá, 60 đại uý, 134 trung uý và thiếu uý, 2.755 hạ sĩ quan và lính.

Tính tất cả binh sĩ Âu, Phi, Việt, thì Pháp đã mất ở Đông Dương 106.658 người chết hoặc là mất tích.

Báo ấy kết luận đại ý là:

Chớ quên kinh nghiệm Điện Biên

Angiêri cũng là miền Ngọc Quan.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 829,

ngày 11-6-1956, tr.2.


CHIẾN SĨ ĐẮP ĐÊ

Đắp đê, giữ đê là để chống giặc lụt; để bảo vệ mùa màng cho đồng bào. Đó là một công việc cực kỳ quan trọng cho lợi ích của nhân dân. Cho nên năm nào Chính phủ cũng chú ý khuyến khích, và nhân dân cũng ra sức thi đua đắp đê cho vững, giữ đê cho tốt.

Có phong trào thi đua thì ắt nảy nở ra những chiến sĩ, anh hùng.

Theo báo cáo bước đầu, thì đồng chí Phan Văn Nghi là chiến sĩ số 1.

Đồng chí Nghi, 21 tuổi, quê ở xã Sơn Hà, tỉnh Hà Tĩnh, là một đoàn viên Đoàn thanh niên lao động. Khi xung phong đi đắp đê, đồng chí Nghi luôn luôn lo nghĩ làm thế nào cho xứng đáng là một đoàn viên Đoàn thanh niên lao động. Sau đây là những cố gắng và những thành tích của đồng chí Nghi:

Gánh đất - Lúc đầu chỉ gánh được 40 kilô, đồng chí ấy cố gánh thêm môi ngày vài ba kilô, 3 tuần sau, gánh nổ’i 90 kilô. Cuối cùng gánh được 103 kilô.

Đồng chí Nghi lại khéo động viên anh em. Kết quả cả đội đều tăng năng suất: Mức định là 7 tấc khối, mà người trong đội đều làm được 1 thước và 3 tấc khối.

Đào đất - Đồng chí Nghi ra sức học hỏi kinh nghiệm các đội bạn. Kết quả là một mình đồng chí đào đủ cho 13 người gánh, tức là tăng năng suất gấp 3 lần.

Biết cách tổ chức - Đạt được kết quả ấy là do đồng chí Nghi khéo tổ chức công việc: Môi ngày, đồng chí dậy thật sớm, gánh nước sẵn cho anh em rửa mặt; sắp xếp các dụng cụ hẳn hoi, sửa chữa những cái hư hỏng. Anh em đến công trường, liền bắt tay vào việc, không lãng phí thời giờ.

Đoàn kết nội bộ - Để giữ gìn sức khỏe của anh em, đồng chí vận động làm nhà xí, hố tiểu; luôn luôn xung phong quét dọn sạch sẽ. Đồng chí tổ’ chức ban vệ sinh, khuyên răn anh em chớ vội tắm lúc đang đổ’ mồ hôi. Nhờ vậy, đội viên không bị ốm đau.

Đồng chí đi sát với anh em, giúp đỡ anh em giải quyết mọi thắc mắc, thành thử ai cũng yên tâm công tác.

Đồng chí còn xung phong tham gia bình dân học vụ, lôi cuốn được cả đội, người thì dạy, người thì học; làm kiểu mâu cho các đội bạn.

Giúp đỡ đông bào - Lúc rảnh việc, đồng chí Nghi cùng đồng đội thường giúp đỡ những nhà neo người, cày ruộng, cuốc vườn, trồng khoai, trồng mía. Vì vậy, được đồng bào yêu mến.

Đồng chí Nghi thật xứng đáng là một chiến sĩ đắp đê, và thanh niên gương mâu.

Các cơ quan phụ trách công việc đắp đê nên phổ biến rộng rãi những kinh nghiệm của đồng chí Nghi cho những nơi khác làm theo.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 830,

ngày 12-6-1956, tr.2.

Ở BẦU THÌ TRÒN, Ở ỐNG THÌ DÀI

Hôm 20-5, Ủy ban Quốc hội Mỹ "phụ trách xem xét việc trẻ con phạm tội" yêu cầu ra lệnh nghiêm cấm các "tài liệu khiêu dâm” ở Mỹ. Bản báo cáo của Ủy ban nói:

"Việc bán tài liệu khiêu dâm môi năm trị giá 500 triệu đôla. Nội dung những tài liệu ấy rất đểu giả, hủ bại, xấu xa, mê hoặc, rùng rợn, và có thể đầu độc bất kỳ hạng tuổi nào. Đại bộ phận tài liệu ấy đã lọt vào tay những trẻ độ 10 tuổi, và đã làm tăng thêm những vụ phạm tội dâm ô. Ảnh hưởng tai hại của những tài liệu ấy là nó diên tả những thái độ hôn loạn về tình dục. Nó khêu gợi, xô đẩy người ta đến chô phạm tội dâm ô.".

Tài liệu khiêu dâm gồm những tiểu thuyết, truyền đơn, phim, ảnh, những cô bài. "và những thứ quá trắng trợn không thể nói hết trong báo cáo". Kết quả là từ ngày Chiến tranh thế' giới thứ hai, những vụ thiếu niên phạm tội hiếp dâm đã tăng gấp hai lần.

Hiện nay, văn hóa Mỹ đã bắt đầu có ảnh hưởng như vậy ở các thành thị miền Nam. Vừa rồi, các báo Sài Gòn đăng tin: Giữa ban ngày, một lũ cô bồi đón đường bắt một em gái 13 tuổi, rồi thay phiên nhau hãm hiếp.

Các trẻ em Trung Quốc cũng học theo người lớn, phát triển "kế hoạch nhỏ 5 năm”. Vài ví dụ:

Ở huyện Vọng Khuê (Hắc Long Giang), mùa vừa rồi các em đã trồng trọt và thu hoạch lương thực, trị giá 4 vạn đồng.

Ở huyện Ngọc Lâm (Quảng Tây) trong 10 hôm, các em đã cắt được hơn 7.600 cân cỏ cho trâu, bò của hợp tác xã nông nghiệp.

Ở huyện Phì Thành (Sơn Đông) gần 4 vạn em đã tham gia trồng rừng, đã trồng được 163.000 cây và đang ươm thêm 138.000 cây.

Ở nhiều nơi khác, các em có sáng kiến tìm ra công việc để’ tham gia phong trào xã hội. Như làm những đồ chơi để’ gửi biếu các trại giữ trẻ; như phong trào "đến tận nhà”, tức là đến từng nhà giúp bà con học để’ thanh toán nạn mù chữ,..

Hai chuyện trên đây sẽ giúp bà con chú ý giáo dục trẻ em Việt Nam ta.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 832,

ngày 14-6-1956, tr.2.


BÌNH DÂN HỌC VỤ

"Đoàn quân văn hóa của nhân dân, trống rung cờ mở, ào ạt tiến lên, quyết chiến quyết thắng". Đó là câu nói hùng hồn của một nữ học sinh dạy lớp bình dân học vụ. Mà thật vậy. Tính đến tháng 5, cả miền Bắc đã có ngót 1.715.000 người đi học, từ các lớp i. t. đến các lớp bổ túc câ'p 2.

Có thành tích ấy là vì nhân dân ta hiểu thấu rằng: Bất kỳ làm nghề gì, nếu không biết chữ thì khó tiến bộ, cho nên nhiều người cố gắng đi học.

Từ thành thị đến thôn quê, ở các đường phố', các nhà máy, các công trường, các chợ búa... khắp nơi có lớp học. Già, trẻ, gái, trai, ai chưa biết chữ đều tìm cách vượt khó khăn để’ đi học. Buổi sáng, buổi trưa, buổi tối, đến đâu cũng nghe tiếng học. Thật là một phong trào sôi nổi, một cảnh tượng tưng bừng của một dân tộc quyết rời bỏ chô tối, bước lên chô sáng.

Cảm động nhất là có những cụ tuổi đã rất cao, mà cũng xung phong đi học để’ khuyến khích con cháu, như bà cụ Nguyễn Thị Xuyến (100 tuổi, xã Nghi Tân, Nghệ An), cụ Lê Siêu (106 tuổi, xã Sơn Phố, Hà Tĩnh) và nhiều cụ khác.

Học sinh các trường công và tư là quân chủ lực tinh nhuệ của đội ngũ giáo viên bình dân học vụ. Nhưng cũng có nhiều cụ phụ lão (như cụ Dương 80 tuổi, cụ Mỹ 79 tuổi), các em nhi đồng, nhiều anh chị công nhân và cán bộ... cũng không ngại khó nhọc, xung phong đi dạy.

Ngoài cách dạy và cách học thông thường, lại có nhiều sáng kiến và hình thức như: Dán bài vào cánh tay, viết chữ trên mẹt hàng, găm bài học vào lưng áo người đi trước để người đi sau nhìn mà học, viết chữ cắm ở những nơi đông người qua lại... Như vậy, đồng bào có thể vừa lao động, vừa học chữ. Một dân tộc siêng làm, ham học như thê, thì làm việc gì cũng thành công!

Đồng bào các giới thì đều tuỳ khả năng của mình mà ủng hộ phong trào diệt giặc dốt, như: Tổ chức giữ trẻ để cho chị em có con mọn đi học được. Cho mượn nhà làm lớp học. Đóng bàn ghê' không lây tiền. Giúp dầu đèn, bút, giây cho những học viên nghèo, v.v..

Bình dân học vụ đã trở nên một phong trào quần chúng. Tuy vậy, đó chỉ mới là bước đầu. Hiện nay còn nhiều người mù chữ chưa đi học.

Để hoàn thành nhiệm vụ thanh toán nạn mù chữ trong 3 năm (1956-1958), các câp Đảng ủy và chính quyền, các chi bộ, các công đoàn, các tổ chức thanh niên, các cán bộ chỉ huy công trường và nhà máy... cân phải thiết thực phụ trách đẩy mạnh phong trào thanh toán nạn mù chữ một cách có kếhoạch và liên tục, bền bỉ. Các cơ quan văn hóa, giáo dục cần phải có sách và báo rất thông tục, dễ xem, dễ hiểu, cho những người đã biết đọc, biết viết có thể tiếp tục học thêm.

Với sự săn sóc của Đảng và Chính phủ, với lòng hăng hái, phân khởi của nhân dân, chúng ta nhât định tiêu diệt giặc dốt trong thời gian đã định.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 835, ngày 17-6-1956, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.347-348.

SICAGÔ VÀ SÀI GÒN

Sicagô là một thành phố to hạng nhì ở Mỹ, có độ ba triệu dân và rất nhiều công nghiệp và thương nghiệp. Nó cũng là sào huyệt của những "vua" cướp của, giết người, buôn lậu, và các thứ tội ác. Hiện nay, Mỹ đang đưa "văn minh" Sicagô đến miền Nam Việt Nam ta:

Tối hôm 9-6, hai nhân viên của "phái đoàn viện trợ" Mỹ đã bắn nhau chết ở tiệm rượu "Đồng tiền vàng". Có lẽ đó mới là bước đầu.

Hôm 12-6, một bọn cướp với súng ống đầy đủ, đã cướp chuyến xe hơi ở Xuân Lộc, cách Sài Gòn 80 cây số.

Các báo miền Nam cho biết: Từ 21-5 đến 7-6, ở Sài Gòn và các thành phố chung quanh có 48 vụ trộm cướp và 47 vụ tống tiền. Ở Sài Gòn - Chợ Lớn, ngày nào cũng xảy ra những vụ ăn cắp xe đạp và xe hơi. Có những tên đã đánh cắp hơn 20 chiếc xe hơi.

Tệ hại nhất là "văn minh" Sicagô đã lan rộng đến lớp thanh niên học sinh. Thí dụ: Một nam học sinh 17 tuổi, ở Tân Sơn Nhất, đã phạm tội giết người, cướp của.

Một nữ học sinh trường luật, 23 tuổi, đã phạm tội tống tiền gần nửa triệu đồng...

Đế' quốc Mỹ xui giục Ngô Đình Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, âm mưu trường kỳ chia cắt đất nước ta. Đó đã là một tội ác tày trời, không thể tha thứ. Chúng lại còn âm mưu phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc ta, đầu độc thanh niên ta - Hai tội chồng chất, càng không thể tha thứ.

C.B.

-       Báo Nhân Dân, số 838,
ngày 20-6-1956, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.353-354.


LÁ CỜ VÀ MẶT TRỜI

Ngày xưa, người Anh thường tự hào rằng: "Lá cờ nước Anh không bao giờ thấy mặt trời lặn”. Thật vậy, vì Anh có thuộc địa khắp thế giới, cho nên lá cờ Anh luôn luôn trông thấy mặt trời.

Nhưng mươi năm lại đây, câu ấy không đúng nữa: Nhiều thuộc địa cũ của Anh như Ấn Độ, Diến Điện, Xây Lan đã giành được độc lập, tự do. Mặt trời các nước ấy không phải nhìn lá cờ Anh nữa.

Từ hôm 13-6, mặt trời và lá cờ Anh lại thêm xa cách nhau. Hãng thông tấn Mỹ U.P. cho biết rằng: Hôm đó, "khi mặt trời lặn, lá cờ Anh đã lặng lẽ hạ xuống lần cuối cùng ở Port Said, không trống không kèn...".

Port Said là một cửa bể của Êgyp, bị Anh chiếm đã 155 năm. Nay Anh phải trả lại cho Êgyp.

Sáng ngày 13-6, khi mặt trời chưa lên, quân đội Anh lên tàu rời khỏi Port Said. Viên tư lệnh Anh đoái trông đồn cũ lầu xưa, và ngậm ngùi nói: "Hôm nay là một ngày xúi quẩy cho chúng ta!”.

Nhưng đối với nhân dân Êgyp thì hôm ấy lại là một ngày vui sướng vì non sông đã hoàn toàn giải phóng, không còn có bóng cờ của nước ngoại xâm phất phơ trên đất nước mình.

Quân đội Anh rời Port Said, nhưng không kéo về nước mẹ.

Hkéo đến đảo Síp, là đất đai của nước Grêxơ, đang có quân đội Anh chiếm đóng ở đó.

Cùng hôm ấy, như để chuẩn bị hoan nghênh quân đội từ Port Said đến, quân đội Anh ở Síp đã khám xét nhà tu viện ở đó, bắt vị viện trưởng và 5 tu sĩ mang đi. Chắc bà con ta còn nhớ: Cách đây không lâu, đức giám mục ở Síp đã bị người Anh đày đến một hòn đảo gần phía Đông châu Phi. Hiện nay, nhân dân Síp đang sôi nổi chống Anh, và mong một ngày gần đây mặt trời của họ cũng khỏi phải nhìn lá cờ Anh, như mặt trời ở Port Said.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 840,

ngày 22-6-1956, tr.2.


PHONG TRÀO CHỐNG MỸ

Vì bị Mỹ trắng trợn lâh ép, mà ngay cả những nước phe Mỹ cũng phải chống Mỹ. Vài thí dụ:

-    Anh: Trong phiên họp 16-6, Liên đoàn toàn quốc các chủ sản xuất xe cộ ở Anh đã đòi tất cả quân đội Mỹ hiện đóng ở Anh phải rút khỏi nước Anh, và đòi Mỹ trả lại các trường bay mà Mỹ đang dùng trên đất Anh.

-    Canađa: Hôm vừa rồi, viên Chủ tịch đảng bảo thủ CA nói: "Chúng ta quyết không để cho Mỹ coi chúng ta như một tỉnh của Mỹ... Và phải hạn chế' tài sản máu mủ của chúng ta đang làm giàu cho Mỹ.”. Tổng công đoàn CA tuyên bố: Tư bản Mỹ chiếm hầu hết các mỏ kim khí và mỏ dầu hỏa ở CA. Họ đã vơ vét những món lãi kếch sù đưa về Mỹ. Từ năm 1952, Mỹ đã mua nhiều hầm mỏ CA với một giá quá rẻ. Năm 1953, Mỹ chiếm 55% công nghiệp nặng và 43% công nghiệp nhẹ ở CA. Mỹ làm giàu ở CA, nhưng ngăn cấm CA bán nông sản sang Mỹ, thành thử nông dân CA bị thiệt hại nhiều. Cùng làm ở xí nghiệp Mỹ, mà lương công nhân CA ít hơn lương bổng công nhân Mỹ.

Vì những lẽ đó, công nhân, nông dân và các tổ chức CA đều chống Mỹ.

-    Philíppin: Hôm 25-5, Quốc hội Phi đòi xét lại hiệp định Phi đã ký với Mỹ năm 1950, vì "hiệp định ấy không công bằng, không lợi cho Phi, việc gì Mỹ không đồng ý thì Phi được làm. Từ năm 1951 đến 1955, Mỹ cho vay 99 triệu đôla, Phi xuất thêm hơn 110 triệu để xây dựng. Nhưng các công trình ấy đều nhằm mục đích giữ Phi mãi mãi trong kinh tế' nông nghiệp. Công nghiệp gì có thể’ cạnh tranh với hàng hóa Mỹ, đều bị Mỹ ngăn cản không cho Phi làm”.

-    Thái Lan: Vì được Mỹ "giúp", mà từ 1952 đến 1955, tổng ngân sách Thái đã thiếu hụt 3.230 triệu bạt (đồng bạc Thái) và hơn 70% vườn cao su phải đóng cửa. Năm 1955, Mỹ "giúp" Thái 40 triệu đôla, nhưng Thái phải tiêu mất hơn nửa cho quân đội và nhân dân Mỹ ở Thái. Vì vậy, các báo chí và chính đảng Thái đều công kích Mỹ, như:

Hôm 4-6, một cựu bộ trưởng Thái nói: "Viện trợ Mỹ là nguồn gốc làm cho Thái cơ cực".

Hôm 5-6, viên thư ký của một chính đảng, công khai nói: "Mỹ không thân thiện gì với Thái, mà chỉ nhằm vơ vét tài sản của Thái thôi".

-    Miền Nam: Chính quyền Ngô Đình Diệm cũng vì được Mỹ "giúp", mà trong 10 tháng gần đây giá cao su từ 46 đồng một kilô sụt xuống 16 đồng. Trong 3 tháng đầu năm 1956, miền Nam nhập khẩu 1.963 triệu đồng, mà xuất khẩu chỉ có 446 triệu đồng. Ngành dệt và các ngành khác cũng bị bế' tắc. Hàng vạn công nhân bị thất nghiệp. Các báo chí và các nhà tư sản miền Nam cũng bắt đầu than phiền Mỹ, như: "Hàng nước ngoài (tức là Mỹ và phe Mỹ) tràn ngập thị trường... Chúng ta phải xây dựng một nền kinh tế' dân tộc".

Mỹ quen “giúp một, lột mười”

Tham ăn, mắc họng, để người cười chê.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 842, ngày 24-6-1956, tr.2.

THẮNG LỢI KHÔNG KIÊU

Vụ chiêm năm nay rất khá, khá nhất so với mấy năm qua.

Về thóc, có nơi môi mâu tây gặt được 22 tạ. Về khoai, có nơi môi mâu tây bới được 60 tạ.

Đó là một thắng lợi mà nông dân đã tốn rất nhiều lực lượng mới giành được:

Đầu mùa, nắng hạn kéo dài. Nông dân đã thi đua đào giếng, khơi mương, vắt đất ra nước.

Kế' đến nạn sâu cắn lúa. Nông dân đã động viên cả làng cả xóm đi bắt sâu suốt ngày, suốt đêm.

Rồi đến trời mưa tầm tã, nước ngập cả đồng. Nông dân lại phải dốc sức đấu tranh chống nước lũ.

Trời đã thử thách đủ cách. Sức đoàn kết của nông dân đã thắng được trời.

Bộ đội và thanh niên đã góp một phần quan trọng vào thắng lợi này. Cũng nên ghi công lao cán bộ các cấp - nói chung, cán bộ đã cố gắng làm đúng chỉ thị của Đảng và Chính phủ, gần gũi và hướng dân đồng bào nông dân.

Cải cách ruộng đất, làm cho nông dân có ruộng có trâu, hăng hái làm ăn, không bị giai cấp địa chủ bóc lột. Các tổ đôi công phát triển, mọi việc làm được tốt, được nhanh. Những điều đó cộng lại đã đưa đến thắng lợi của vụ chiêm.

Nhưng chúng ta chớ vì thắng lợi mà kiêu.

Thắng lợi vụ chiêm càng thúc đẩy chúng ta cố gắng làm cho vụ mùa thắng lợi. Chúng ta phải:

-       Tiết kiệm lương thực, để phòng đói cứu đói tháng 8.

-       Chuẩn bị chu đáo việc phòng lụt, phòng bão, chống hạn.

-      Tích trữ đầy đủ phân bón, giống mạ_ Ra sức cải tiến kỹ thuật, củng cố các tổ đổi công.

Cán bộ các cấp thì phải tránh chủ quan, phải lãnh đạo thiết thực công tác vụ mùa.

Nói tóm lại: chúng ta cần phải phát động một phong trào thi đua, nhằm giành cho kỳ được vụ mùa thắng lợi. Kinh nghiệm đã chứng tỏ rằng: Khéo tổ chức, khéo lãnh đạo, thì nông dân ta nhất định làm được.

Ngoài ra, các khu và các tỉnh cần kiểm tra kỹ, trong vụ chiêm cá nhân nào và đơn vị nào có thành tích xuất sắc nhất trong tỉnh, thì báo cáo và đề nghị Chính phủ khen thưởng, để’ khuyến khích đồng bào nông dân thêm hăng hái thi đua.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 848,

ngày 30-6-1956, tr.2.


KÊNIA

Là một thuộc địa của Anh ở châu Phi. Hơn 3 năm nay, ở đó có phong trào dân tộc giải phóng, gọi là "Mau Mau”. Thực dân Anh thẳng tay khủng bố, cũng như ở đảo Síp và ở Mã Lai.

Hôm 7-6-1956, Quốc hội Anh thảo luận vấn đề Kênia. Có mấy đại biểu đã nêu lên những việc như sau:

-      Ở Kênia có 5 vạn người da trắng và 550 vạn da đen. Tại "hội nghị dân biểu", cứ 3.500 người da trắng thì có một đại biểu. Người da đen thì 100 vạn người mới có một đại biểu.

-      Chỉ trong năm ngoái đã có 12.000 người bị bắt, nhiều người bị bắt không có tội tình gì. Tất cả có hơn 46.000 người bị ở tù.

Năm 1954, có 2.818 người bị xiềng chân, xiềng tay.

Trong số hơn 1.000 người bị tử hình, hàng trăm người bị xử tử chỉ vì có vũ khí.

-       Có những trẻ con mới 6 tuổi cũng bị bắt giam.

Có một em gái 11 tuổ’i, bị 7 năm khổ sai.

Hai em gái 12 tuổi bị tù chung thân.

Nói tóm lại:

Mấy đời bánh đúc có xương,
Mấy đời họ thực mà thương dân lành.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 849, ngày 1-7-1956, tr.2.


GỬI MR NIXON, PHÓ TổNG THỐNG MỸ

Alo, Mr. Nix! You đến Sài Gòn với mục đích gì?

Phải chăng để tô son trát phấn cho chính quyền thân Mỹ ở miền Nam?

Hay là để’ cùng bọn tay sai của Mỹ chuẩn bị diên lại tấn tuồng "20-7" như năm ngoái? (20-7 năm ngoái, bọn tay sai của Mỹ đã đập tan trụ sở của Ủy ban quốc tế' ở Sài Gòn).

You đến Sài Gòn, rồi sang Băng Cốc, không ghé vào Nam Vang. Phải chăng vì You sợ nhân dân Miên hoan nghênh quá nhiệt liệt? Hay là vì nước Miên kiên quyết giữ chính sách hòa bình trung lập, cho nên You có âm mưu xúi giục hai chính quyền láng giềng phong tỏa nước Miên một lần nữa?

Phải chăng You đi đến các nơi để’ giải thích về ý kiến lục đục giữa chính phủ Mỹ:

Đối với các nước trung lập, hôm 6-6, tổng thống Mỹ nói đại ý như sau: "Trước kia Mỹ cũng là một nước trẻ tuổ’i. Trong khoảng 100, 150 năm, chính sách của Mỹ là giữ trung lập... Nay có những nước nói họ là trung lập. Khi có việc tham gia hay là không tham gia một khối quân sự, họ nói họ là trung lập. Tôi nhận rằng cách làm của các nước ấy không có gì không lợi cho một nước như nước Mỹ chúng ta".

Thế là tổng thống Mỹ cũng phải nhận rằng: Những nước theo chính sách hòa bình trung lập là đúng, vì như thế là hợp với lợi ích của họ.

Nhưng vài hôm sau, ngoại trưởng Mỹ là Đalét cãi lại lời lẽ tổng thống Mỹ. Đalét nói: "Trung lập là một quan điểm cũ kỹ, trái với đạo đức; và một quan điểm cận thị...".

Hôm 4-7, khi đến Philíppin. You cũng bác lại lời tổng thống Mỹ. You nói: "Mỹ không ôm ấp cảm tình với các nước trung lập.”.

Phải chăng như thế' là "ý kiến nhất trí" giữa chính phủ Mỹ?

Mặc dù Đalét muốn hay không muốn, mặc dù You có hay là không có "cảm tình" với các nước trung lập, chính sách hòa bình trung lập vân cứ càng ngày càng lan rộng ăn sâu vào nhiều nước trên thế' giới. Và chính sách "thực lực" của Mỹ càng ngày càng bị nhân dân thế' giới phản đối, với khẩu hiệu:

“American, go home!”

C.B.

Báo Nhân Dân, số 856,

ngày 8-7-1956, tr.2.


CẦN RA SỨC CỦNG Cố CÁC Tổ Đổi CÔNG

Vụ chiêm qua, đồng bào nông dân chống được hạn, sâu, nước úng, và thu hoạch rất khá. Kết quả ấy một phần là nhờ các tổ đổi công cố gắng nhiều.

Hiện nay, các nơi tổ đổi công phát triển khá mạnh. Cả miền Bắc có hơn 19 vạn tổ, bao gồm hơn 58% gia đình nông dân. Đó là một điều tốt. Số tổ tuy nhiều, nhưng tổ thường xuyên còn ít, cả miền Bắc mới có hơn 2 vạn tổ. Đó là vì:

-     Sau cải cách ruộng đất, nông dân hăng hái sản xuất, sẵn sàng vào tổ đổi công. Tuy vậy đại đa số tổ viên còn thói quen và tư tưởng làm ăn riêng. Tư tưởng tập thể và tư tưởng cá nhân đang đấu tranh với nhau, và cuộc đấu tranh ấy không dê hoàn toàn giải quyết trong một thời gian ngắn.

-     Một số cán bộ chưa biết lãnh đạo. Họ còn ham chuộng hình thức; còn dùng cách mệnh lệnh, gò ép. Khi phân công cũng gò ép; khi khai hội, khi học tập cũng gò ép. Vì vậy, nhiều nông dân e ngại vào tổ đổi công thường xuyên.

Cán bộ ta cần hiểu thấu và nhớ kỹ rằng: Tổ đổi công phải theo nguyên tắc tự giác, tự nguyện. Lãnh đạo tổ đổi công cần phải dân chủ.

Dân chủ nghĩa là: Việc to thì phải bàn bạc với các tổ viên mà quyết định. Việc nhỏ thì cán bộ bàn bạc với nhau mà làm.

Quyết không nên độc đoán, bao biện, gò ép. Phải tránh bệnh quan liêu mệnh lệnh. Phải khéo khuyến khích tự phê bình và phê bình trong tổ.

Đối với các tổ viên, cán bộ cần phải chịu khó tuyên truyền, giải thích, thuyết phục, giáo dục. Phải nâng cao dần giác ngộ chính trị của môi tổ viên. Phải nhớ rằng "công tác chính trị là mạch sống của mọi công tác kinh tế".

Cán bộ huyện và tỉnh cần phải đến tận nơi mà hướng dân, giúp đỡ và kiểm tra một cách thiết thực; không thể chỉ thỏa mãn với những báo cáo và những con số trên mặt giấy.

Cán bộ làm được như vậy (và phải làm như vậy), thì các tổ đổi công thường xuyên sẽ phát triển, vững vàng, và vụ mùa sắp tới sẽ chắc thắng lợi.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 858, ngày 10-7-1956, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.361-362.


BÁO CHÍ PHÁP
VÀ CHÍNH QUYỀN MIỀN
nam

Nhiều báo chí tư sản Pháp chê trách Ngô Đình Diệm không dám phát biểu, hoặc cố ý bóp méo bức thư của hai Chủ tịch Hội nghị Giơnevơ khuyên y hiệp thương với Chính phủ ta để’ thực hiện tổng tuyển cử tự do, thống nhất nước nhà.

Các báo ấy cũng nói nhiều về tình hình bối rối của chính quyền miền Nam. Thí dụ:

Báo Diễn đàn các dân tộc (22-6) viết:

-      Nhân dân miền Nam đòi hiệp thương với miền Bắc. Như vài tờ báo Sài Gòn đã lên tiếng hỏi: Vì sao không để’ người miền Nam ra Bắc xem, phải chăng miền Bắc không có tự do, như lời người ta tố cáo?

Nội bộ của Diệm lục đục. Ngô Đình Nhu và Trần Chánh Thành mâu thuân gắt gao. Có những nhân sĩ nổi tiếng đã viết thư trách Diệm độc tài.

Phong trào hòa bình trung lập ngày càng thêm mạnh ở châu Á (thậm chí Lý Thừa Vãn cũng nói hòa bình, thống nhất Triều Tiên), càng làm cho chính quyền miền Nam thêm bối rối.

Báo Chợ thuộc địa (2-6) viết:

-      Sự đối đãi tư túng của Diệm làm cho người miền Nam bất bình. Gia đình họ hàng của Diệm được hưởng đặc lợi đặc quyền, việc đó từ lâu đã gây nên lòng bất mãn trong xã hội. Lòng bất mãn của các tầng lớp xã hội có thể tai hại cho chính quyền họ Ngô.

Báo Thếgiới (2-6) viết:

- Ở miền Nam, các phần tử đối lập bị khủng bố. Trong trại giam có 2.000 lính và hàng chục sĩ quan, cùng 4.000 "chính trị” trong đó những nhân viên cao cấp và những trí thức nổi tiếng. Điều đó chứng tỏ sự bối rối của chính quyền Sài Gòn.

Nhiều người trước đây ủng hộ Diệm, nay cũng nhiều người bị bắt, như Nguyên Văn Cát - nguyên Thứ trưởng Bộ nội vụ, Nguyễn Thành Sư - Ủy viên trong "Ủy ban cách mạng”, Lê Văn Phiên - Tổng bí thư Đảng xã hội.

Tình hình chính trị như vậy, tình hình kinh tế' - xã hội cũng chẳng hơn gì.

"Kinh tế' bấp bênh của chính quyền miền Nam chỉ dựa vào viện trợ Mỹ, và ngày càng kém sút. Mức sống giảm sút rất nhiều. Người thất nghiệp ngày thêm đông” (Báo Chợ thuộc địa).

Nạn tham ô tràn lan. Trong khi nhân dân thiếu gạo ăn, thì các tỉnh trưởng ở 5 tỉnh Trung Bộ đã buôn lậu hàng vạn tấn gạo. Một cựu bộ trưởng là Ung Bảo Toàn cũng liên quan vào vụ ây... (các báo Sài Gòn).

Vài nét tóm tắt trên đây đủ chứng tỏ chính quyền Mỹ - Diệm là thế nào.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 860, ngày 2-7-1956, tr.2.

BƯỚC ĐẦU

Chính sách của Đảng và Chính phủ ta trước hết là nhằm cải thiện đan đời sông của nhân dân, nhất là nhân dân lao động. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, chính sách ấy đã bắt đầu có kết quả. Thí dụ ở khu mỏ Hồng Quảng:

Vê chính trị, anh chị em công nhân đã biết mình là người chủ của nước nhà, chứ không phải là nô lệ của bọn tư bản thực dân như ngày trước.

Vê vật chất, cũng đã tiến bộ dần dần. Mùa rét trước, anh chị em đã nhận được của Đảng và Chính phủ tặng 7.000 cái áo bông và non 11.000 thước vải. Ở các tầng làm việc đã đặt hơn 200 lò sưởi. Trung bình môi gia đình được cấp 250 ký than.

Nhà ở, đủ 188 gia đình đã dọn đến nhà ở của xí nghiệp, không mất tiền thuê. 185 ngôi nhà của công nhân được sửa chữa tươm tất. Ở Hà Tu, xí nghiệp vừa làm hơn 100 gian nhà cho công nhân và sẽ làm thêm 200 gian nữa.

Khu phố lao động đã quét vôi sạch sẽ, đã có đèn điện, có nước máy.

Ở các công trường khai thác đã có hơn 100 chiếc nhà để công nhân có chô nghỉ ngơi và ăn uống.

Vê việc phòng bệnh, đã có hàng trăm cán bộ vệ sinh, có trạm cấp cứu để’ săn sóc sức khỏe cho công nhân. Phòng khám bệnh đã được làm thêm. Chế độ phụ cấp cho người ốm cũng được tăng hơn trước. Ở đây, nên nêu lên một điều đầy tinh thần hữu nghị quốc tế': Các đồng chí chuyên gia y tế' Liên Xô đã đến thăm khu mỏ. Riêng ở Cẩm Phả, các đồng chí đã khám bệnh và cấp thuốc cho 3.000 anh chị em.

Đối với phụ nữ, vài nơi đã có nhà đỡ đẻ, nhà để cho con bú. Đã có chế' độ phụ cấp khi sinh đẻ. Một số chị em đã được tăng lương.

Về văn hóa, ở khu mỏ có 18 câu lạc bộ và phòng xem sách. Hà Tu sắp xây dựng một câu lạc bộ chứa được 400 người. Hồng Gai, một câu lạc bộ chứa được 1.200 người.

Hiện nay có 211 lớp sơ cấp và dự bị với hơn 3.000 công nhân đến học. Các nơi đều có lớp bình dân học vụ. Nhiều nơi, độ 80% công nhân đã biết chữ.

Ở nông thôn, cải cách ruộng đất căn bản đã làm xong, vụ chiêm thu hoạch khá, mức sống của đồng bào nông dân cũng bắt đầu khá hơn.

Cố nhiên, so với mục đích thì thành tích ấy còn rất nhỏ. Chúng ta không được tự mãn. Nhưng đó là thành tích bước đầu nó khuyến khích chúng ta cố gắng hơn nữa, cố gắng lên mãi.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 862, ngày 14-7-1956, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.365-366.


“TREO ĐẦU DÊ, BÁN THỊT CHÓ”

Chính quyền Ngô Đình Diệm cũng làm "cải cách điền địa”. "Cải cách điền địa” có một bộ do Nguyên Văn Thới (địa chủ) là "tổng trưởng". Nguyên Văn Thới có một người Mỹ (một nhân viên bị chính phủ Mỹ cách chức vì tội hối lộ) làm cố vấn.

Ở miền Bắc ta, cải cách ruộng đất là trưng thu và trưng mua ruộng đất của địa chủ, để chia cho nông dân.

Chính quyền miền Nam, thì cải cách điền địa là lấy ruộng của nông dân được cấp trong thời kỳ kháng chiến, giao cho địa chủ. Vì vậy, nông dân thêm nghèo nàn, mà địa chủ thì thêm giàu có. Hãng thông tấn Pháp AFP (7-7) đăng tin như sau:

Nghiệp đoàn địa chủ miền Nam đang khai đại hội ở Sài Gòn. Trong 22 tỉnh có nghiệp đoàn, thì 19 tỉnh có đại biểu đến dự hội.

Hiện nay, ở miền Nam có 248.000 địa chủ to và nhỏ, trong số đó có 6.000 địa chủ chiếm hữu hàng nghìn mâu tây ruộng đất.

Võ Đông Phát (tổng thư ký liên đoàn địa chủ) báo cáo rằng liên đoàn có 1 vạn đoàn viên, số đông là đại địa chủ. Cho nên số đoàn viên tuy ít, nhưng số ruộng đất chiếm hữu thì nhiều.

Trong đại hội, địa chủ đại biểu các tỉnh than phiền rằng: tá điền thường không làm đúng khế' ước, nhất là không nộp đúng mức tô là 25%...

(Điều này chứng tỏ rằng đồng bào nông dân miền Nam đấu tranh dẻo dai).

Đại hội thông qua một bản yêu cầu, trong đó có mấy khoản như sau:

-      Khế ước cho thuê ruộng trước đây là 5 năm. Nay yêu cầu chỉ để 1 năm thôi.

-       Yêu cầu định hẳn mức tô là 25% số thu hoạch.

-      Yêu cầu chính quyền giúp đỡ những địa chủ muốn kinh doanh ruộng của họ.

-      Yêu cầu lập một phòng canh nông (đại biểu cho địa chủ) và lập một nhà băng canh nông (để giúp cho địa chủ).

Xem việc trên đây, thì thấy rõ: Cái mà chính quyền miền Nam gọi là "cải cách điền địa” chỉ có hại cho nông dân và chỉ có lợi cho địa chủ. Và cái mà chúng gọi là "phản phong” cũng như "cải cách điền địa” chỉ là một chính sách giả dối "treo đầu dê, bán thịt chó”.

Trăm năm trong cõi người ta,
Chính quyền Mỹ - Diệm chỉ là hại dân.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 864,

ngày 16-7-1956, tr.2.


LỄ NGHĨA NGOẠI GIAO KIỂU MỸ

Đầu tháng 7, dưới đầu đề "Cuộc đi thăm thất vọng”, các báo Mỹ đăng tin:

Ngoại trưởng Pháp là ông Pinô sang thăm Mỹ.

Để tỏ ý tôn trọng người khách quý, Quốc hội Mỹ mời ông Pi đến diên thuyết.

Đến ngày hẹn, ông Gioóc (Chủ tịch Ủy ban ngoại giao của Quốc hội Mỹ) đi đón ông Pi. Ông Pi đã chuẩn bị sẵn và đã phát cho các báo một bài diên thuyết rất thấm thía và rất hùng hồn, đại ý nói:

"Thưa các vị đại biểu tôn kính! Tôi trân trọng thay mặt chính phủ Pháp chuyển lời chào nhiệt liệt đến Quốc hội và chính phủ Mỹ. Hai nước chúng ta là đồng minh khăng khít, và...".

Khi đến nơi, chỉ thấy lơ thơ 12 người trong Quốc hội. Tưởng rằng mình đến quá sớm chăng, ông Pi liếc xem đồng hồ thì thấy rất đúng giờ đã hẹn, không sai một phút.

Trong lúc chờ đợi, ông Gioóc và ông Pi nói chuyện đồng hoang sang chuyện đồng rậm để "giết thời giờ". Riêng ông Pi thì ôn lại trong óc cái bài diên thuyết hùng hồn của mình.

15 phút trôi qua, rồi 30 phút, rồi 1 giờ, 1 giờ rưỡi. Suốt ruột, môi lần ông Pi liếc xem đồng hồ thì thấy giờ phút có thêm, nhưng liếc xem phòng Quốc hội, thì vân vẻn vẹn 12 vị kia, không thêm không bớt!

Chờ mãi, chờ mãi, rồi nghĩ rằng không lẽ một người khách quý mà chỉ diên thuyết cho 12 người nghe, ông Gioóc sượng sùng nói với ông Pi: "Thôi thì chúng ta hãy đi chén cơm trưa vậy”.

Chén xong, hai người chủ và khách ngại ngùng bắt tay nhau và "Good bye!”.

Kết luận: Vê phía ông Pinô thì:

Đi không rồi lại về không,

Uổng bài diễn thuyết, uổng công đợi chờ.

Vê phía Quốc hội Mỹ thì:

Không thích nghe, ai bảo họ mời
Đã mời, rồi lại phụ lời, không nghe.

Ngoại giao theo kiểu gangste![36]

C.B.

Báo Nhân Dân, số 869,

ngày 21-7-1956, tr.2.

KINH TẾ MIỀN NAM
DƯỚI CHẾ ĐỘ MỸ - DIỆM

Bình luận tình hình kinh tế miền Nam,

Báo tư sản Anh Người kinh tế'viết:

Nhân dân miền Nam, nhất là nông dân đều nhìn nhận "Bác Hồ” là người đưa lại độc lập cho dân tộc, và ruộng đất cho nông dân, chứ không phải Ngô Đình Diệm.

Báo chí ở miền Nam không được tự do, mà phải tuyên truyền tâng bốc Diệm.

Về kinh tế, thì toàn bộ nhập khẩu đều dựa vào viện trợ Mỹ. Sự cạnh tranh của hàng hóa các nước phe Mỹ, và nạn đầu cơ tích trữ làm cho kinh tế' thêm rối loạn. Nạn thất nghiệp ngày thêm trầm trọng. Nói tóm lại: Kinh tế' miền Nam gặp nhiều khó khăn.

Báo ấy kết luận: "Vấn đề thống nhất nước nhà là một vấn đề mà người Việt Nam luôn luôn nói đến. Chính sách (của Mỹ - Diệm) nhằm ngăn trở việc thống nhất Việt Nam, chính sách ấy không thể duy trì được mãi”.

Báo tư sản Pháp Thông tin kinh tế tài chính viết:

Tổng số viện trợ Mỹ (300 triệu đôla) là 10.500 triệu đồng tiền miền Nam.

Tổng ngân sách của chính quyền Diệm là 12.000 triệu đồng tiền miền Nam.

Cộng là 22.500 triệu đồng, thì chi tiêu vào quân sự đã hết 14.000 triệu.

82% hàng viện trợ Mỹ là các hàng để tiêu dùng và hàng xa xỉ. Như vậy, viện trợ Mỹ không giúp cho miền Nam phát triển kinh tế', mà chỉ làm cho miền Nam phụ thuộc vào Mỹ và sông qua ngày thôi. Do tình hình như vậy, giới tư sản miền Nam cũng rất dè dặt, không dám bỏ vốn ra kinh doanh. Báo ấy kết luận: "Kinh tế' không được phát triển, thì độc lập chính trị cũng chỉ là bánh vẽ mà thôi”.

Nếu báo chí ta nói như vậy, thì có người nghĩ rằng vì chúng ta ghét Mỹ - Diệm mà đặt điều nói xấu chúng. Nhưng các báo tư sản nước ngoài nói như vậy, thì có thể tin.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 870,

ngày 22-7-1956, tr.2.


Tự PHÊ BÌNH, PHÊ BÌNH, SỬA CHỮA

Tự phê bình là cá nhân (cơ quan hoặc đoàn thể) thật thà nhận khuyết điểm của mình để’ sửa chữa, để’ người khác giúp mình sửa chữa, mà cũng để’ người khác biết mà tránh những khuyết điểm mình đã phạm.

Phê bình là thây ai (cá nhân, cơ quan, đoàn thể) có khuyế't điểm thì thành khẩn nói cho họ biết để họ sửa chữa, để họ tiến bộ.

Mục đích tự phê bình và phê bình đều nhằm giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, cùng nhau tiến bộ.

Từ xưa đến nay, có bao giờ bọn phong kiến, tư bản, đế' quốc, thực dân tự phê bình và để người khác phê bình chúng không? Không! Bởi vì chúng không muốn mà cũng không thể sửa chữa khuyết điểm căn bản của chúng là chế' độ người bóc lột người. Hơn nữa, ai phê bình thì bị chúng khủng bố. Chỉ có nhân dân dám phê bình chúng bằng cách mạng đánh đổ chúng.

Dưới chế' độ dân chủ, thì mọi người, trước hết là mọi cán bộ, mọi cơ quan và đoàn thể cần phải thật thà tự phê bình và hoan nghênh người khác phê bình mình; có như vậy mới tiến bộ được.

Phê bình là cốt để giúp nhau tiến bộ. Cho nên phê bình phải có thái độ thành khẩn, tính chất xây dựng. Không nên phê bình ẩu, phê bình suông. Khi phê bình cần phải xét nguyên nhân của khuyết điểm, phải cân nhắc đến ưu điểm, phải đề ra cách sửa chữa. Thí dụ: Nhân dân ta mạnh dạn phê bình. Đó là một điều rất tốt. Thế' là dân chủ thật sự. Nhưng khi phê bình, chúng ta cần phải:

-    Xét rõ nguyên nhân của những khuyết điểm, những khó khăn - Như: Nước ta bị phong kiến thống trị hàng nghìn năm, bị thực dân áp bức bóc lột gần 100 năm, chiến tranh tàn phá suốt 15 năm, miền Bắc giải phóng chưa đầy hai năm, hạn lụt liên tiếp, v.v..

-    Kiểm điểm thành tích - Cải cách ruộng đấ't căn bản thắng lợi, gần 8 triệu nông dân có ruộng cày, hơn 386 vạn nông dân đã vào nông hội, 14 nông giang lớn và 3.600 cây số đê đã được xây đắp, tu bổ. Chúng ta đã khôi phục nhiều xí nghiệp cũ và xây dựng một số nhà máy mới, đã đắp lại hơn 500 cây số đường xe lửa. Nhiều trường học được mở thêm, chỉ trong mấy tháng đã hơn 2 triệu đồng bào thanh toán nạn mù chữ...

-    So với thời gian non hai năm, thì những thắng lợi căn bản ấy không phải là ít; nhưng khuyết điểm chắc cũng có nhiều (Có khi khuyết điểm là cái bóng của thành tích).

Đảng và Chính phủ ta rất sẵn sàng nhận những lời phê bình của nhân dân và có quyết tâm sửa chữa. Cho nên khi phê bình, chúng ta cần phê bình một cách thiết thực và đề nghị phương pháp sửa chữa hợp lý. Phê bình và giúp đỡ sửa chữa, đó là quyền lợi và nghĩa vụ dân chủ của nhân dân ta.

Chỉ có đảng chân chính cách mạng và chính quyền thật dân chủ mới dám mạnh dạn tự phê bĩnh, hoan nghênh phê bĩnh, và kiên quyết sửa chữa. Do tự phê bình và phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên - mà chúng ta đoàn kết càng chặt chẽ, càng đồng tâm nhất trí, càng tiến bộ không ngừng, càng chắc chắn thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 874, ngày 26-7-1956, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.386-387.


BẠI HAY LÀ THẮNG

Để kéo dài chiến tranh lạnh và chuẩn bị âm mưu nóng, Mỹ đã lập ra khối Bắc Đại Tây Dương và khối Đông Nam Á là những tổ chức hoàn toàn quân sự.

Liên Xô và các nước dân chủ mới thi hành chính sách hòa bình và chính sách giúp đỡ vô tư các nước chậm tiến. Trước chính sách ấy, Mỹ đã bị động miên cưỡng mà nhét thêm vấn đề kinh tế' vào hai khối nói trên nhưng chẳng ai tin. Đó là một thất bại cho Mỹ.

Với âm mưu bóp nghẹt kinh tế' của Liên Xô và của các nước trong phe dân chủ, Mỹ đặt ra chính sách "cấm vận” không cho các nước phe Mỹ buôn bán với các nước phe ta nhiều thứ hàng - trong số đó có cả cao su.

Hồi đầu tháng 6, vì tài chính quân bách, Anh đã phớt cả Mỹ mà tuyên bố rằng các nước trong khối Anh có thể’ bán cao su cho Trung Quốc. Ngay hôm sau, thì Mã Lai, Sanhgapua, rồi đến Thái Lan, rồi đến Nam Dương... đều tuyên bố sẵn sàng bán cao su cho Trung Quốc. Thế’ là chính sách "cấm vận” của Mỹ cũng thất bại.

Báo Mỹ Tin tức hàng tuần số 18 đăng tin:

Vừa rồi, ở thủ đô Mỹ, Liên đoàn các chủ bút các báo đã thảo luận vấn đề: phải chăng Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến tranh lạnh?

Trong 81 người, thì 54 người trả lời một cách dứt khoát: Mỹ đang thất bại.

Trong 69 người quý khách nổi tiếng (quan tòa, bộ trưởng, đại biểu quốc hội) có mặt ở phiên họp đó, thì 43 người cũng đồng ý là Mỹ đã thất bại. Thế' là:

Mỹ khoe Mỹ mạnh Mỹ tài,
Nhưng Mỹ đà thất bại mấy bài chua cay.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 876,

ngày 28-7-1956, tr.2.


TINH THẦN QUỐC TẾ
CỦA NGƯỜI CÔNG NHÂN

Nhân dân Angiêri đang chiến đấu rất anh dũng. Nhân dân thế giới yêu chuộng chính nghĩa đều tuỳ khả năng của mình mà ủng hộ nhân dân Angiêri. Thí dụ: Công đoàn thợ hớt tóc ở nước Đại Hồi vừa ra lệnh cho toàn thể đoàn viên: "Cuộc chiến tranh xâm lược Angiêri còn tiếp tục, thì đoàn viên không ai được hớt tóc cho Đại sứ Pháp và tất cả kiều dân Pháp ở Đại Hồi. Đoàn viên nào không tuân theo đúng lệnh này, sẽ bị Đoàn thi hành kỷ luật”.

Những người Pháp ở Đại Hồi đang lo rằng nếu thực dân Pháp không sớm chấm dứt chiến tranh ở Angiêri, thì họ sẽ mang râu tóc xồm xoàm, và hóa ra "người ri” hết!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 880,

ngày 1-8-1956, tr.2.

“MỀM THÌ NẮN, RẮN THÌ BUÔNG”

Ngoại giao Mỹ ưa dùng cách cô bồi.

Vì Ai Cập mua vũ khí của Tiệp Khắc, cho nên Mỹ hậm hực, muốn phản đối.

Một hôm, Đại sứ Mỹ ở Aicập báo trước cho Tổng thống Nát-xe biết rằng: "Thứ trưởng ngoại giao Mỹ là Êlen sẽ trình lên Ngài một bức thư của Đalét, trong thư lời lẽ rất cường ngạnh”.

Tổng thống Nát-xe nói: "Nếu Êlen ngỏ ra một lời cường ngạnh, tôi sẽ lập tức đuổi y ra khỏi nhà tôi”.

Ít hôm sau, Đại sứ Mỹ lại nói với ông Nátxe: "Êlen rất lúng túng. Nếu đưa bức thư, thì sợ Ngài đuổi. Nếu không đưa, thì sợ Đalét đuổi”.

Tổng thống Nátxe lại nhấn mạnh: "Nếu Êlen đưa bức thư ấy, tôi sẽ đuổi y ra khỏi nhà ngay lập tức”.

Trước thái độ rắn rỏi của Tổng thống Nátxe, Êlen đã buông, không dám trình bức thư kia, mà chỉ nói vờ việc khác.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 881,

ngày 1-8-1956, tr.2.

ĐÂU LÀ CÁI TRÒNG?

Hồi đầu tháng 7, Phó Tổng thống Mỹ là Nixon đi thăm các chính quyền chư hầu Mỹ ở châu Á. Đến đâu, y cũng công kích chính sách hòa bình trung lập, và tuyên truyền cho viện trợ của Mỹ. Y nói: "Viện trợ của Mỹ là khảng khái vô tư, không kèm theo điều kiện gì hết. Và nếu ai dại mà nhận sự giúp đỡ của Liên Xô, tức là đút cổ’ mình vào tròng”.

Báo chí nhiều nước đã trả lời đích đáng cho Nixon. Báo Ai Cập thì vừa mỉa mai, vừa nói thật: "Mỹ đã viện trợ cho Ai Cập những gà ốm, dê ốm, và những con bò bị bệnh dịch...”.

Thảo luận vấn đề viện trợ của Mỹ, tờ báo tư sản Mỹ Thời báo New York (15-7) cũng đã bác lại luận điệu của Nixon. Báo ấy viết:

-     "Quốc hội Mỹ đã tính toán kỹ: Để nuôi một tên lính Mỹ, môi năm phải tốn 6.000 đôla. Một tên lính các nước chư hầu Mỹ, môi năm chỉ tốn 700 đôla”. Như vậy, với số tiền để’ nuôi hai tên lính Mỹ đã đủ nuôi một tiểu đội lính đánh thuê. Cho nên với chính sách "dùng người châu Á đánh người châu Á”. Mỹ đã khỏi tốn người, lại đỡ tốn tiền.

Báo ấy viết tiếp:

-     "Quốc hội Mỹ lo rằng nhân dân châu Á tin vào lòng hào hiệp của Liên Xô, và coi đồng minh quân sự với Mỹ là vô ích. Một số nghị viên thì lo rằng: Mỹ giúp cho Nam Triều Tiên, Nam Việt Nam. có thể’ làm cho kinh tế’ của họ nguy ngập, vì
họ bị lôi cuốn vào kế hoạch quân sự quá tốn tiền; và sự nguy ngập ấy sẽ dọn đường cho chủ nghĩa cộng sản”.

Để giải thích thêm tính chất viện trợ của Mỹ, báo ấy đăng hai bức vẽ như sau:

A- Viện trợ cho Tây Âu:

Màu đen: 839 triệu đôla về quân sự.

Màu trắng: 12 triệu đôla về kinh tế'

B- Viện trợ cho châu Á:

Màu đen: 2.050 triệu đôla về quân sự.

Màu trắng: 303 triệu đôla về kinh tếí

Bà con ta có thể kết luận:

Viện trợ Mỹ là cái TRÒNG

Cột người bị “giúp'’

' vào vòng trầm luân.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 882, ngày 3-8-1956, tr.2.


ĐỜI SỐNG SUNG SƯỚNG Ở NÔNG THÔN
LIÊN XÔ

(Sau đây là tóm tắt bức thư của một nông
trường tập thể ở Tátgikixtan (Liên Xô))

"Thưa bạn yêu quý,

Cảm ơn bạn quan tâm đến nông trường của chúng tôi... Cách đây hai năm, chúng tôi đã cùng 4 nông trường lân cận hợp thành một nông trường lớn, gồm 3.113 gia đình với 50.000 mâu tây ruộng đất. Lẽ tất nhiên, diện tích càng rộng thì cày cấy càng dê, sản xuất càng tăng, sinh hoạt của mọi người ngày càng thêm đầy đủ.

Hiện nay, nông trường chúng tôi có 2 trường trung học, 8 trường tiểu học, 1 rạp hát, 1 nhà thương, 1 nhà nghỉ, 1 nhà phát thuốc, 13 vườn trẻ, 5 dây kho lớn, 2 nhà nuôi bò ngựa toàn dùng máy móc,. Chúng tôi có nước máy, đèn điện, đường rải nhựa, và một trạm để’ được 45 chiếc xe hơi riêng của nông dân.

Ngân sách nông trường có khoản tiền để giúp những người già yếu hoặc tàn tật.

Ngoài đất trồng bông, chúng tôi có 400 mâu tây trồng rau, hoa và cây ăn quả. Chúng tôi nuôi hơn 8.000 con gà, vịt. Năm ngoái, nông trường của chúng tôi thu hoạch hơn 40 triệu 443.000 đồng rúp. Cố nhiên, thu hoạch chung đã tăng, thì đời sống riêng của môi nông dân cũng thêm sung sướng.

Những kết quả đó là nhờ mọi người đều hăng hái và bền bỉ thi đua. Không riêng nông trường chúng tôi, mà cả xứ Tátgikixtan cũng đều phát triển như vậy...

Chúc các bạn mạnh khoẻ và tiến bộ nhiều".

Trả lời bạn đọc: Trong báo cáo của đồng chí KhoTÍitsốp tại Đại hội thứ 20 của Đảng cộng sản Liên Xô có nói: Các nước phe xã hội chủ nghĩa thắt chặt sự hợp tác anh em với nhau, và giúp đỡ nhau một cách vô tư, nhằm phát triển kinh tế của môi nước. Hiện nay, Liên Xô giúp các nước anh em một số tiền cộng 21.000 triệu đong rúp... Liên Xô còn giúp máy móc và chuyên gia để xây dựng công nghiệp và phát triển nông nghiệp cho các nước bạn.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 885, ngày 6-8-1956, tr.2.


AI CẬP VƯƠN MÌNH

Kênh Xuyê dài 168 cây số ở trong địa phận Ai Cập, nối liền đường giao thông phương Đông với phương Tây. Trong 10 năm kênh đào ấy, 12 vạn nhân dân lao động Ai Cập đã bị hy sinh. Nhưng từ ngày kênh hoàn thành đến nay đã 87 năm, nhân dân Ai Cập không được lợi ích bao nhiêu, vì Anh và pháp đã chia nhau làm chủ.

Kênh Xuyê trở thành cái cuống họng (cái mạch sống) của thực dân Pháp và Anh: Dầu lửa, cao su, đồng, thiếc và nhiều thứ của cải quý báu khác từ châu Á và châu Úc kinh qua Xuyê chở về làm giàu cho Pháp và Anh. Lại do kênh ấy mà bọn thực dân chở quân đội đi đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa phương Đông.

Do nhân dân Ai Cập đấu tranh anh dũng, hôm 13-6, quân đội Anh đã phải rời khỏi Xuyê (một tổ chức độc quyền của bọn tài phiệt Pháp - Anh ) vân nắm quyền tài chính của kênh ấy.

Hôm 26-7, Chính phủ Ai Cập tuyên bố quốc hữu hóa kênh Xuyê. Đó là một việc đúng đắn, hợp với quyền lợi của nhân dân Ai Cập.

Mất miếng mồi ngon nhất và to nhất, thực dân Anh - Pháp chấn động, bực tức, phát điên. Chúng vội vã cùng đế' quốc Mỹ khai hội, để tìm cách dụ dô, lừa bịp và đe dọa Ai Cập, hòng nhân đó mà làm cho tình hình thế' giới lại căng thẳng.

Lời ngay, lẽ thắng, Tổng thống Ai Cập bảo chúng: "Nước Anh không có quyền can thiệp vào nội dung chính của chúng ta... Ngoại trưởng Pháp nói những lời thô bỉ, láo xược, thì đã có nhân dân Angiêri dạy lê phép cho y... Không một nước ngoài nào, không một bè lũ nào dọa dâm được chúng ta... Nhân dân ta sẵn sàng hy sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ chủ quyền và độc lập của đất nước...".

Việc Ai Cập quốc hữu hóa kênh Xuyê là chính nghĩa, đồng thời là thêm một vố nặng vào đầu chủ nghĩa thực dân hấp hối. Vì vậy, các dân tộc Á - Phi và các nước trên thế' giới yêu chuộng hòa bình đều nhiệt liệt ủng hộ nhân dân Ai Cập.

Nhân dân Liên Xô thì "sẵn sàng giúp đỡ Ai Cập xây dựng công nghiệp và phát triển nông nghiệp. Sự giúp đỡ ấy không kèm theo một điều kiện chính trị hoặc kinh tế' gì trái với lợi ích của nhân dân Ai Cập..." (báo Sự thật Liên Xô, 29-7).

Hai thái độ - thái độ quang minh chính đại của Liên Xô và thái độ ích kỷ đểu giả của bọn đế' quốc - thật khác hẳn nhau như ngày với đêm.

Nhân dân Việt Nam ta đang ra sức đoàn kết đấu tranh để thống nhất nước nhà, chúng ta hoàn toàn đồng tình với Chính phủ và nhân dân Ai Cập anh em, và tin chắc rằng thắng lợi cuối cùng sẽ về họ.

C. B.

Báo Nhân Dân, số 886,

ngày 7-8-1956, tr.2.

MỘT CUỘC TRƯNG BÀY

Bất kỳ ngành nào, nhất là ngành công nghiệp nhẹ và mậu dịch quốc doanh đều nhằm mục đích phục vụ nhân dân. Và phục vụ thế nào đã lợi cho Nhà nước, lại vừa ý nhân dân.

Có lẽ vì ý nghĩa ấy, mà từ 7-7, ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đã mở một cuộc trưng bày rất thú vị. Trong phòng trưng bày có hơn 4.000 mâu hàng gồm 16.000 mác, thuộc những thứ cần dùng hàng ngày cho nhân dân như vải vóc, thực phẩm, đồ dùng...

Ở đó, không những bày hàng tốt, mà bày cả hàng xấu, những hàng trước kia xấu mà nay đã cải thiện thành tốt, những hàng trước kia tốt mà nay lại kém sút thành xấu. Trưng bày hàng tốt để quảng cáo ưu điểm của nó. Trưng bày hàng xấu để bộc lộ nó đã làm thiệt thòi cho nhân dân và cho Nhà nước thế nào.

Nhân dân đến xem rất đông. Các cơ quan, nhà máy, hợp tác xã, mậu dịch quốc doanh cũng tổ chức đến xem. Nhân dân vừa xem vừa phê bình. Cán bộ và công nhân vừa xem vừa tự phê bình, vì càng thấy rõ trách nhiệm của mình là phải nâng cao chất lượng, giảm bớt giá thành; phải thi đua làm nhanh, làm tốt, làm rẻ, làm nhiều để phục vụ nhân dân.

Cuộc trưng bày đã trở nên một lốp huấn luyện kinh tế và chính trị cho cán bộ và công nhân thuộc ngành công nghiệp nhẹ và ngành mậu dịch.

Nếu thủ đô Hà Nội ta cũng mở được một cuộc trưng bày như vậy, thì sẽ rất có ích.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 887, ngày 8-8-1956, tr.2.


NHỮNG CÁN BỘ GƯƠNG MẪU

Tỉnh có những xí nghiệp tuy mới xây dựng, mà sản xuất tốt và đều.

Trả lời câu hỏi của tôi, các đồng chí tỉnh uỷ nói:

"Chúng tôi phải cố gắng học kỹ thuật. Muốn lãnh đạo sản xuất tốt, thì cán bộ Đảng phải biết kỹ thuật. Biết kỹ thuật mới giúp được xí nghiệp một cách thiết thực. Mà như thế, mới là lãnh đạo cụ thể...

Chúng tôi thường đến nhà máy và nông trường, cùng cán bộ và công nhân nói chuyện, tìm hiểu tình hình xí nghiệp, cùng họ nghiên cứu mọi cách nâng cao sản xuất. Khi ai có một sáng kiến gì mới, chúng tôi cùng cán bộ và công nhân khai hội bàn bạc, nghiên cứu, làm thử. Nếu sáng kiến tốt, chúng tôi liền khen thưởng người đã phát minh, và phổ biến ngay cho các nơi khác...

Giúp một xí nghiệp lạc hậu theo cho kịp một xí nghiệp tiên tiến - đó cũng là một công tác quan trọng của Đảng bộ. Đối với một xí nghiệp lạc hậu, chỉ dùng cách phê bình thôi cũng không đủ. Phải giúp họ một cách thiết thực hơn, phải đưa những kinh nghiệm tiên tiến làm ngay ở xí nghiệp đó cho họ xem, cho họ học.

Chúng tôi thường tham gia các cuộc hội nghị ở xí nghiệp giúp anh em mở rộng tự phê bình và phê bình, để sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm; cách ấy rất có ích. Có khi chi bộ, công đoàn hoặc giám đốc tự động đến Đảng uỷ nhờ giúp đỡ. Việc gì địa phương giải quyết được thì chúng tôi giải quyết ngay. Việc gì phải đưa lên cấp trên, thì chúng tôi yêu cầu cấp trên giải quyết nhanh cho họ, không để họ phải chờ lâu.

Cũng nhiều khi công nhân, đảng viên hoặc cán bộ đến tìm chúng tôi nói chuyện về sản xuất, hoặc nhờ giải quyết vấn đề cá nhân. Chúng tôi đều lắng nghe họ và giúp đỡ họ giải quyết...".

Do cán bộ Đảng học tập kỹ thuật, gần gũi quần chúng, lãnh đạo thiết thực, cho nên công xưởng và nông trường ở tỉnh A đều sản xuất vượt mức kế' hoạch đã định. Đó là một cách lãnh đạo gương mâu mà các Đảng uỷ nơi khác cần phải noi theo.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 890,

ngày 11-8-1956, tr.2.


KẾT QUẢ TỐT

Hội nghị lần thứ 3 của đại biểu toàn thành Hà Nội đã thu được kết quả tốt. Đại biểu các tầng lớp nhân dân đã bàn bạc sôi nổi, thẳng thắn phê bình, bày tỏ nhiều ý kiến thiết thực và xây dựng. Việc đánh giá kết quả của hội nghị càng chứng tỏ nhân dân ta tiến bộ nhiều về mặt chính trị. Thí dụ:

-     Chị Nguyễn Thị Quyền, công nhân gương mẫu ở Nhà máy Gia Lâm nói:

"... Nhưng một số ý kiến còn nặng về quyền lợi cá nhân, nghề nghiệp, cục bộ, mà quên kết hợp quyền lợi riêng của mình với quyền lợi chung của dân tộc; chỉ thấy những khuyết điểm chi tiết mà không thấy những khó khăn cần phải khắc phục; như thắc mắc về việc thuế, mậu dịch, y tế, mà không thẩy rõ nước ta cần phải xây dựng cả một nền kinh tế' mới. Xây dựng mới, thì không tránh khỏi khó khăn. Như thắc mắc về việc hộ khẩu, nhưng không thấy rõ âm mưu địch hòng phá hoại an ninh trật tự của ta.

Nếu chúng ta nhìn vấn đề một cách toàn diện, thì lúc nào cũng tin tưởng để đem tài sức của mình góp vào công cuộc đấu tranh cách mạng”.

-      Anh Lê Văn Mai, đại biểu nông dân xã Thuỵ Phương nói:

"Trong thành công chung, vẫn còn vài khuyết điểm, như: Đòi hỏi ở đoàn thể và Chính phủ quá nhiều, mà không thấy rõ nhiệm vụ đóng góp của mình và hoàn cảnh chung của xã hội. Ở nông thôn cũng có những thiếu sót như vậy. Thí dụ trong tổ đổi công còn có một số ít bà con muốn góp phần ít mà được hưởng nhiều, nghĩ đến quyền lợi riêng của mình hơn nghĩ đến quyền lợi chung của tập thể. Đối với cuộc đấu tranh chính trị phải "lâu dài, gian khổ”, cũng có người nhận thức chưa đầy đu...".

Những lời so sánh ấy, rất đúng. Nhân dân thành khẩn phê bình cán bộ, chính quyền và đoàn thể - Như thế' là tốt. Nhưng nhiều người còn xem nhẹ tự phê bình - như thế' là mới dùng một nửa quyền dân chủ của mình.

Những lời so sánh ấy cũng làm chúng ta thấy: Nhiệm vụ của Đảng, Chính phủ và Mặt trận là phải tăng cường giáo dục, phải làm cho môi một người công dân đều nhận rõ mình là người chủ của nước nhà, của thủ đô; đối với mọi vấn đề mình phải có thái độ đúng đắn của người chủ, nghĩa là phải kết hợp lợi quyền riêng của mình với lợi quyền chung của dân tộc. Khi đòi hỏi chính quyền và đoàn thể’ làm gì cho mình, thì cần tự hỏi trước - mình phải làm gì cho ích quốc lợi dân. Khi nêu rõ những khuyết điểm và khó khăn, thì cũng nên đề ra cách sửa chữa hợp tình hợp lý.

Mọi công dân đều làm tròn nhiệm vụ của người chủ, thì chúng ta chắc chắn tiến bộ không ngừng.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 892,

ngày 13-8-1956, tr.2.

“ĐÃ MẤT TIỀN, LẠI MẤT MẶT”

Vừa rồi, một đoàn nhân sĩ nước Xyri đi thăm Liên Xô. Trong đoàn có ông A là người viết báo nổi tiếng.

Đoàn Xyri trở về nước hôm trước, thì hôm sau, lúc đi qua một đường phố vắng vẻ ông A chợt gặp một người lạ mặt đón đường và gạ ông ta: "Đây, tôi biếu ông 3.000 bảng (tiền Xyri), nếu ông nhận đăng trên báo của ông và ký tên ông 8 bài này, như đó là ấn tượng của ông ở Liên Xô”.

Là một người giàu kinh nghiệm, ông A nhận lời và đòi thêm 1.000 bảng nữa.

Rồi 8 hôm liền, những bài nói xấu Liên Xô được đăng lên báo. Trong 8 hôm đó, ông A lặng tiếng, im hơi, còn những người quen biết ông ta thì sửng sốt, bực tức.

Đến hôm thứ 9, ở trang đầu tờ báo và dưới đầu đề to tướng "Tôi đã được 4.000 bảng như thế' nào?” ông A nhắc lại đầu đuôi câu chuyện, và bắt đầu đăng những bài thật của ông ta viết về Liên Xô.

Bực mình, lãnh sự Mỹ ở Xyri đi kiện ông A, lấy cớ là ông ta đã vu khống người Mỹ.

Ông A đưa trước tòa án những chứng cứ xác thực - những tờ giây bạc mà người lạ mặt nọ đã "biếu" ông. Những con số trên giấy bạc chính là con số của những giấy bạc mà lãnh sự Mỹ đã lấy ở ngân hàng về. Thế là lãnh sự Mỹ đã mất tiền, lại thua kiện. Vậy có câu rằng:

Để tuyên truyền xuyên tạc, đế' quốc Mỹ dùng thủ đoạn đê hèn.

Để’ tránh mọi mưu gian, chúng ta phải nâng cao cảnh giác!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 894,

ngày 15-8-1956, tr.2.


BẠN BÈ MỸ PHÊ BÌNH MỸ

Báo Tan (Thổ Nhĩ Kỳ) viết:

"Đã đến lúc cần phải chất vấn những kẻ chỉ thân thiện với chúng ta bằng lời nói suông.

Thổ Nhĩ Kỳ là một "đồng minh trung thành nhất của Mỹ” ở Cận Đông. Mỹ đã "giúp” cho Thổ những món tiền to; song tiền ấy hoàn toàn dùng vào việc xây dựng trường bay và những căn cứ quân sự. Rất ít "giúp” vào việc cải thiện kinh tế' của nước nhà và đời sống của nhân dân.

Trái lại, việc Mỹ bắt buộc Thổ quân sự hóa, đã làm cho Nhà nước Thổ mắc nhiều nợ, và nhân dân Thổ phải cùng khổ vì thuế' nặng sưu cao. Chỉ một việc này đủ chứng tỏ điều đó: So với năm 1938, giá sinh hoạt đã tăng gấp 10 lần...".

VÀ NHÂN SĨ MỸ CŨNG PHÊ BÌNH MỸ

Ông Vácbua (Warburg) là một chủ nhà băng Mỹ, lại là chủ hiệu sách báo. Ông Vác đã viết một quyển sách tên là Nẻo ngoặc đến hòa bình, nội dung tóm tắt như sau:

Trước hết, ông Vác ví tình hình Mỹ như một chiếc tàu bay gặp một trận bão tuyết dữ tợn. Khách ở trên tàu, người thì tuyệt vọng, người thì trông mong. Tàu cứ mạo hiểm bay, môi lúc có nguy cơ tan rã. Đó là vì chính sách hiếu chiến của chính phủ Mỹ.

Nhưng khi tình hình thế giới hơi êm dịu, thì người Mỹ thấy rằng ngoài chính sách mạo hiểm, còn có chính sách chung sống hòa bình. Ông Vác viết: "Một điều rõ rệt là 360 nghìn triệu đôla tốn vào Chiến tranh lạnh đã không bảo đảm cho thắng lợi nếu có chiến tranh, cũng không đảm bảo chiến tranh ấy sẽ không bùng nổ... Chiến tranh lạnh chỉ làm cho kinh tế' Mỹ kiệt quệ, và gây nên một sự phồn thịnh giả dối vì chính phủ tiêu những món tiền khổng lồ vào vũ trang.

Nhân dân Âu và Á đều phản đối Mỹ; nhất là nhân dân Á, vì Mỹ ủng hộ chủ nghĩa thực dân lôi thời.

Mỹ cho thất bại ấy là vì cộng sản. Nhưng sự thật là do chính sách "dùng quân sự chống cộng” của Mỹ. Ông Vác nói một cách kiên quyết: Chính sách ấy nhất định thất bại.

Dù là một nhà đại tư bản, ông Vác cũng nhận rằng: Từ sau Chiến tranh thế' giới thứ hai, xã hội chủ nghĩa đang tiến nhanh, tư bản chủ nghĩa bị lung lay tợn, nhất là thực dân chủ nghĩa. Hàng trăm triệu người thuộc địa đã tỉnh dậy và hiểu rằng: Đói khổ, nghèo nàn, tật bệnh là những điều phải khắc phục, chứ không là số phận cân phải chịu theo.

Mỹ không thây những biến đổi lịch sử ấy, mà cứ đổ lôi cho cộng sản, cho nên chính sách Mỹ đã thất bại. Chính sách Mỹ đã trở nên vật chướng ngại nó ngăn trở hòa bình. Ông Vác viết: "Chính sách ấy càng làm cho Mỹ bị cô lập. Nếu Mỹ không muốn hết thể diện, thì chớ kèm theo những điều kiện chính trị và quân sự vào viện trợ Mỹ. Và cân phải chấm dứt âm mưu lôi kéo các nước trung lập vào những khối quân sự của Mỹ.”.

Thế' là trên chuyến tàu bay gặp bão tuyết, may cho hòa bình và cho Mỹ, vân có những người tỉnh táo như ông Vácbua!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 896,

ngày 17-8-1956, tr.2.

PHẢI XEM TRỌNG Ý KIẾN
CỦA QUẦN CHÚNG

Nhân dân ta đã tiến bộ nhiều. Không những trong các cuộc hội họp, quần chúng đã thẳng thắn bày tỏ ý kiến của mình, mà nhiều khi còn gửi thư cho các báo, cơ quan và đoàn thể, hoặc thành khẩn phê bình và tự phê bình hoặc nêu những đề nghị thiết thực.

Đó là một điều rất tốt: Nó làm cho nhân dân càng gần gũi và càng tin tưởng đoàn thể’ và chính quyền. Nó làm cho đoàn thể’ và chính quyền càng hiểu thấu nguyện vọng của quần chúng, càng thấy rõ những thiếu sót của mình để’ sửa chữa. Nó làm cho chúng ta đoàn kết càng chặt chẽ. Nó càng chứng tỏ chế' độ của ta là thật sự dân chủ.

Trách nhiệm của cán bộ chính quyền và đoàn thể là phải xem trọng những phê bình và những đề nghị của quần chúng. Những cán bộ (hoặc cơ quan, đoàn thể) được phê bình cần phải thật thà và công khai tự phê bình, ra sức sửa chữa. Nếu lời phê bình có chô không thật đúng, thì phải giải thích rõ ràng cho quần chúng hiểu. Nhưng dù phê bình đúng cả hay là chỉ đúng một phần nào, chúng ta cũng cần luôn luôn hoan nghênh quần chúng phê bình. Tuyệt đối không được áp bức phê bình. Chúng ta phải nhớ rằng cán bộ đoàn thể cũng như chính quyền, từ trên đến dưới, đều là đày tớ của nhân dân, phải xem trọng ý kiến của nhân dân. Nhiều cán bộ ta cố gắng làm đúng như thế'.

Nhưng vân có nhiều cán bộ không làm đúng như vậy. Vài thí dụ:

Các báo thường đăng lời phê bình của nhân dân. Nhưng nhiều khi như "nước đổ đầu vịt", cán bộ cơ quan và đoàn thể được phê bình cứ im hơi lặng tiếng, không tự kiểm điểm, không đăng báo tự phê bình và hứa sửa chữa.

Thậm chí có cán bộ địa phương đã tự tiện bóc thư cấp trên gửi cho nhân dân, dùng dằng trao thư ấy cho nhân dân một cách chậm trê, hoặc không trao mà cán bộ tự viết trả lời cho cấp trên (như Uỷ ban hành chính xã Đồng Minh, Nam Định). Có cán bộ đã dọa nạt nhân dân vì họ đã gửi thư cho cấp trên (như Phó Chủ tịch xã Xuân Yên, Hà Tĩnh).

Làm như vậy, các đồng chí ấy đã phạm kỷ luật: Một là bóc thư riêng của người khác; hai là bưng bít tai mắt cấp trên, bịt mồm bịt miệng quần chúng. Sai lầm ấy phải được chấm dứt.

Một điểm nữa cần nói: Phê bình và đề nghị là quyền dân chủ của mọi công dân. Khi gửi thư cần suy xét kỹ lưỡng, bày tỏ thật thà, viết tên họ và địa điểm rõ ràng, thì cơ quan nhận được thư mới có thể điều tra, nghiên cứu. Thư mà không có tên họ và địa điểm là không có giá trị gì.

Nói tóm lại, cán bộ, cơ quan và đoàn thể cần thật sự xem trọng ý kiến của quần chúng nhân dân.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 900, ngày 21-8-1956, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.414-415.

NHỮNG CON SỐ RẤT HÙNG HồN

Mây con số sau đây là trích ở một số tờ báo tư sản Mỹ Nữu Ước thời báo (6-8) nói về Liên Xô. Để hiểu rõ thêm những con số ấy, xin bà con nhờ rằng: Trong khoảng 1940-1955, có cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, phát xít Đức đã tàn phá của Liên Xô 1710 thành phố (chưa kể’ hàng vạn làng mạc bị tàn phá) và hơn 6 triệu ngôi nhà.

Nếu bà con biết rằng độ 50 năm trước đây cả nước Mỹ có 1.737 thành phố (hiện nay có 4.700 thành phố), và hiện nay cả nước Pháp có 12.500.000 ngôi nhà thì ta càng thấy rõ Liên Xô hy sinh to lớn trong cuộc kháng chiến và đã cô'gắng phi thường để khôi phục rồi phát triển kinh tế và văn hóa từ sau chiến tranh.

Xin bà con cũng chú ý mấy con số như: cứ 14 công nhân Liên Xô thì có một chuyên gia; và mọi mặt đều tăng thêm mà số nhân viên hành chính thì giảm bớt - năm 1940 có 1.800.000 người, năm 1955 có 1.400.000 người,...

Text Box: 1955
1.430 vạn người
150 vạn người
75 vạn người
140 vạn người
460 vạn người
260 vạn người
1940

Text Box: 830 vạn người
90 vạn người
77 vạn người
180 vạn người 290 vạn người 150 vạn người
Ớ các xí nghiệp số công nhân

Số chuyên gia

Số nhân viên khác

Tổng số cán bộ chính quyền

Cán bộ ngành giáo dục

Cán bộ ngành y tế

41%

Phụ nữ ở các xí nghiệp chiếm 45%

58%

Phụ nữ ở ngành giáo dục

68%

76%

Phụ nữ ở ngành y tế

85%

908.000 người

Chuyên gia học xong trường

cao đẳng

2.184.000 người

235.500 đơn vị nhỏ gồm: Nông trường tập thể

85.700 người

1.870 vạn hộ

 

1.970 vạn hộ

290 triệu 70 vạn sào Anh diện tích ruộng đất 368 triệu 30 vạn sào 570 vạn con Số bỏ   1.080 vạn con

97 triệu tấn           Số thóc thu hoạch                   103 triệu tấn

20 tỷ 7 ức đồng rúp[37] [38] Số tiền thu nhập của các nông trường

- 75 tỷ 6 ức đồng rúp

15.500 rạp         -    Rạp chiếu bóng                     33.300 rạp

38 triệu số         -    Báo hàng ngày                       49 triệu số

95.000 người     -     Số người chuyên về                khoa học            223.900 người

Trong đại gia đình xã hội chủ nghĩa, Liên Xô là người anh cả, phải "tự lực cánh sinh”, mà thành công to lớn như vậy. Việt Nam ta có Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em khác giúp, toàn thể nhân dân ta - nhất là lao động chân tay và lao động trí óc - quyết tâm học tập tinh thần anh dũng của nhân dân Liên Xô, đồng tâm nhất trí, ra sức thi đua, thì kế' hoạch khôi phục kinh tế' và phát triển văn hóa của ta nhất định sẽ hoàn thành vượt mức.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 902, ngày 23-8-1956, tr.2.

PHILATỐP

Cụ Philatốp là một bác sĩ Liên Xô nổi tiếng khắp thiên hạ, vì cụ đã tìm được cách chữa bệnh rất giản đơn lại tốn ít tiền: dùng tinh tuỷ lá cây tiêm cho người có bệnh.

Nhiều thầy thuốc Việt Nam ta - như bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Thứ trưởng Bộ Y tế' - cũng đã chữa bệnh bằng cách của Philatốp.

Vừa rồi, với sự khuyến khích của bác sĩ Thạch, anh em nhân viên nhà thương miền Nam đã thử dùng cách của Philatốp vào việc trồng trọt, và đã thu được kết quả khá. Họ làm thế' này:

-      Lấy lá cây xanh bỏ vào trong cái vại, đậy kín nắp lại, đặt trong chô tối, không để ánh sáng mặt trời rọi vào. Khi bỏ lá vào vại, phải cân trước cho biết mấy kilô lá.

-      Sau 15 hôm, đổ nước nóng vào vại, cứ một kilô lá cây thì một lít nước nóng; trộn cho kỹ. Khi nước bắt đầu ấm, thì vắt hết lá cây, vớt hết xác lá, còn lại một thứ nước đục xanh mà ta tạm gọi là nước Philatốp.

-      Lấy hạt ngô hay là hạt lúa ngâm vào nước Philatốp một ngày một đêm, rồi đem ra gieo như thường.

-      Kết quả - đám mạ hạt giống đã ngâm nước Philatốp xanh tốt hơn đám mạ thường. Bắp ngô Philatốp được 210 hột và cân nặng gấp 3 lần so với bắp ngô thường chỉ được 100 hột (ngô nếp trái mùa).

Kết quả bước đầu như thế là khá lắm.

Cách làm rất giản đơn, không khó. Chỉ dùng lá cây, không mất tiền mua mà kết quả tốt. Mong đồng bào nông dân ta, nhất là các tổ đổi công, thử làm xem. Nhiều nơi làm thử, kinh nghiệm càng nhiều.

Môi nơi sẽ kết quả thế' nào, xin cho báo Nhân Dân biết rõ, để phổ biến kinh nghiệm cho các nơi khác. Chúng tôi có hy vọng rằng dùng cách Philatốp sẽ giúp chúng ta tăng mức sản xuất lương thực được nhiều.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 905, ngày 26-8-1956, tr.2.


NGƯỜI ĐÁNH CỌP

Lịch sử Trung Quốc ghi chép rằng: Đời Tấn có ông Chu Xứ (độ 1.700 năm trước) và đời Tống có ông Vũ Tòng (độ 1.500 năm trước) đã đánh được cọp; thiên hạ đều khen là anh hùng.

Miền rừng gần sông Amua và sông Uxuri (Liên Xô) có nhiều cọp to, mình dài 3 thước, nặng 400 kilô. Có những tổ đi săn, môi tổ 5 người, đi bắt sông cọp.

Vừa rồi, các báo Trung Quốc đăng tin hai cuộc đánh cọp như sau:

- Hôm 13-7, ông Trương Vỹ Vinh, hội viên hợp tác xã nông nghiệp ở làng Sơn Lĩnh, tỉnh Phúc Kiến, thấy cọp bắt một con chó. Ông Vinh vừa đuổi cọp, vừa la làng, 3 người chặt củi gần đó cũng chạy ra đuổi cọp. Chạy nhanh hơn, ông Vinh đuổi kịp cọp trước, liền dùng mác đập vào đầu cọp. Bị thương, cọp càng hung dữ, đem hết sức lực vồ lấy ông Vinh. Một cuộc vật lộn ác liệt diên ra giữa người và thú.

Không may, ông Vinh rơi mất cái mác. Trong lúc rất nguy hiểm ấy, ông Vinh tay trái nắm chặt lấy một chân trước của cọp, tay phải đập mạnh vào mũi cọp. Sau mươi phút, đau quá, mệt quá, người và cọp đều ngã lăn xuống đất. Ông Vinh thì vết thương đầy mình, máu chảy lai láng...

Trong lúc đó, 3 người kia chạy đến, đánh chết luôn con cọp, và mang ông Vinh về cứu chữa.

Trả lời bà con, ông Vinh nói: "Tôi mạo hiểm hy sinh đánh chết con cọp, vì nó tiếp tục bắt chó, bắt lợn, làm hại cho hợp tác xã và cho bà con trong làng...".

- Chiều 28-4, ở làng Ư Đầu, tỉnh Chiết Giang, một nhóm trẻ con đang chơi ngoài đường. Bông một con cọp trong núi mò ra, bắt em Hạng mang đi.

Nghe bọn trẻ kêu khóc, em nữ học sinh Vương-Viên-Ái trong nhà chạy ra, rượt theo con cọp. Khi cách nhau vài chục thước, cọp thả Hạng xuống, quay đầu lại gầm gừ, đe dọa em Ái. Không chút rụt rè, Ái chạy lại cứu Hạng. Cọp sợ mất mồi, lại mang Hạng chạy.

Ái đuổi theo, lấy đá ném cọp và kêu la. Cọp chạy xuống đồi, Ái đuổi theo, vấp phải gốc cây, ngã lăn xuống dốc. Gặp chuyện bất thình lình, cọp lại thả Hạng ra, chạy lên đồi đứng nhìn Ái. Tuy ngã rất đau, Ái vội chạy lại ôm lấy Hạng. Khi cọp sắp nhảy xuống đồi lần nữa, thì nhiều người làng đã chạy đến. Cọp sợ, đâm đầu chạy vào rừng. Người làng hỏi em Ái không sợ cọp sao? Em trả lời: "Là đoàn viên thanh niên, thấy cọp bắt Hạng, em thương quá, cho nên liều mình mà cứu để làm tròn nhiệm vụ của một đoàn viên”.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 914,

ngày 5-9-1956, tr.2.


TUYỂN CỬ Ở MỸ

Cuối năm nay, Mỹ sẽ bầu cử tổng thống mới, và bổ sung một số đại biểu quốc hội. Nhưng từ trung tuần tháng 8 đã bắt đầu cuộc tranh cử sôi nổi giữa hai đảng đại tư bản là đảng "cộng hòa” hiện đang cầm quyền và đảng "dân chủ”.

Nhân cuộc tranh luận giữa hai đảng ấy, chúng ta biết thêm vài sự thật. Thí dụ: Ở Mỹ có 20 triệu công nhân thất nghiệp, đời sống của những người lao động rất khó khăn,...

Chính cương của đảng "cộng hoà” tuyên bố hôm 21-8, khoe khoang nhiều về sự thịnh vượng và phồn vinh, nhưng cũng để’ lộ mấy điều như:

-     Phụ nữ Mỹ chưa được bình quyền, vì "Đảng sẽ đề nghị với quốc hội bổ sung hiến pháp làm cho đàn bà cũng được quyền ngang như đàn ông”.

-     Người Mỹ da đen bị bạc đãi, vì trong 48 châu của Mỹ, thì "sự phân biệt chủng tộc đã chấm dứt ở châu Côlumbia”. Nhưng khi cần bắt người Mỹ da đen đi lính, thì "sự phân biệt chủng tộc đã chấm dứt trong lực lượng vũ trang của Mỹ”.

-     Về cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên, chính cương phải nhận rằng: "Mỹ đã thiệt hại 1 phần 8 triệu (tức là 125.000) binh sĩ chết và bị thương. Hao tốn về vật chất và tiếp theo đó là nạn lạm phát đã làm kinh tế Mỹ nguy ngập.”.

- Bản chính cương cũng phải nhận sự phát triển của cộng sản: "Năm 1945, cộng sản chỉ thống trị 200 triệu người ở Liên Xô. Đến năm 1953, cộng sản đã thống trị hơn 700 triệu người ở 15 nước độc lập”.

Bản chính cương rất dài, nhưng không hề đả động đến những vấn đề tài giảm vũ trang, cấm bom nguyên tử, giữ gìn hòa bình!

C.B.

Báo Nhân Dân, số 918, ngày 9-9-1956, tr.2.


“THIÊN ĐƯỜNG” MỸ - DIỆM

Hàng mây vạn đồng bào "di cư” bị Mỹ - Diệm bắt ép đi vỡ đất hoang ở những nơi rừng thiêng nước độc, như Cái-sắn và những nơi khác, mà chúng gọi là "định cư”. Chúng còn tuyên truyền đó là "thiên đường tương lai”.

Nhưng các báo miền Nam - dù bị kiểm duyệt gắt gao - cũng phải nhận rằng ở Cái sắn:

Muỗi bay như sáo diều, Đỉa lội như bánh canh.

Đất sình, cày rất khổ, Cỏ rác mọc quá nhanh. Gạo, nước đều thiếu thốn.

Bệnh tật rất hoành hành...

Chính Tổng Diệm cũng phải thú nhận rằng "cuộc định cư” đã thâ't bại. Tờ báo Sài Gòn Đường sống (2-9) đăng tin như sau:

Hôm 29-8-1956, Diệm đã họp một cuộc đại hội "cấp tốc và không được sửa soạn lâu”. Đến dự đại hội, có hơn 200 vị linh mục và tăng già "lãnh đạo tinh thần các trại định cư”.

Trước đại hội, Diệm tuyên bố rằng: "Có vài sự thay đổi làm cho công cuộc định cư phải gián đoạn. Đời sống vật châ't chưa được như sự mong muốn của mọi người... Nay cần nhân đức thiêng của tinh thần. ”

Rồi Diệm kết luận một cách hậm hực: “Có những vụ kiện tụng giữa con chiên và chủ chiên... Sự nghi kỵ giữa giáo hữu và chính quyền... Yêu cầu các vị lãnh đạo tinh thần hãy kiểm soát lại những lệch lạc của mình. vì không phải mọi người đêu hoàn hảo cả”.

Tình trạng cực khổ của những đồng bào di cư ở Cái-sắn và những nơi khác đã bộc lột ra trong câu hát ru con:

Ru con mà mẹ khóc than,
Mắc lừa Mỹ - Diệm, gian nan thếnày.
Trông vê miên Bắc nước mây,
Ruộng vườn còn đó, còn đây cửa nhà.

Ta vê miên Bắc của ta,
Đó là hạnh phúc, đó là tương lai.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 933,

ngày 24-9-1956, tr.2.


NĂM HỌC MỚI Ở MỸ

Một em học sinh Mỹ da đen kể chuyện:

- Năm học mới, anh chị em thanh thiếu niên khác vui mừng, nhưng chúng em thì càng thêm tủi nhục, càng thấy rõ đồng bào Mỹ da trắng ngược đãi đồng bào Mỹ da đen đến chừng mực nào! Ở miền Nam nước Mỹ, người Mỹ da đen không được kính Chúa cùng một nhà thờ, không được đi cùng đường, ngồi cùng xe, uống cùng giếng, ở cùng phố, học cùng trường... với người Mỹ da trắng. Vài thí dụ:

Thượng tuần tháng 9 là năm học mới ở Mỹ. Ở thành phố Clintơn (tỉnh Tênétxi)[39] chỉ có 4.000 dân. 12 học sinh Mỹ da đen xin vào trường; theo luật mới, nhà trường phải nhận. Nhưng đến ngày mở trường, hơn 1.000 người Mỹ da trắng đã biểu tình phản đối. Cảnh sát ra giữ trật tự, thì họ la hét om sòm: "Đả đảo bọn bảo hộ mọi đen!". Hôm sau, cuộc biểu tình càng dữ dội hơn. Tỉnh trưởng đã phải phái đến gần 700 lính, 7 xe tăng và 100 công an mới giữ được trật tự.

Thành phố Mansfield (tỉnh Taxát)[40] có 1.450 dân. Nghe tin có 3 học sinh Mỹ da đen được phép vào trường, lập tức hơn 400 người Mỹ da trắng kéo đến biểu tình. Họ treo cổ hình người Mỹ da đen với khẩu hiệu: "... Ai lấy được 12 cái tai da đen, sẽ được thưởng 2 đôla"...

Chắc các bạn còn nhớ chuyện cô Luxi, học sinh Mỹ da đen, bị người Mỹ da trắng ngược đãi, làm dư luận thế giới rất xôn xao. Nhưng ngày nay chuyện như thế' phổ biến khắp 8 tỉnh miền Nam nước Mỹ, cho nên thiên hạ ít chú ý đến. Trong lúc hàng triệu thanh niên học sinh Mỹ da đen bị áp bức ngược đãi như thế, thì Tổng thống Mỹ tuyên bố một cách khoan hồng rằng: "Công dân Mỹ da đen đã được hưởng quyền tự do bình đẳng như công dân Mỹ da trắng!".

Thật là mỉa mai!

Vậy có thơ rằng:

Mỹ là "bình đẳng tự do ",

Chỉ thương cái kiếp học trò da đen!

C.B.

Tái bút - Hôm 4-9, Tướng Renfrow, Phó giám đốc Nha Tân binh Mỹ, tuyên bố: 2.200.000 thanh niên Mỹ, tức là 35% tổng số thanh niên phải tòng vào bộ đội, đã không hợp cách vì thân thể yếu hèn.

-    Báo Nhân Dân, số 939, ngày 30-9-1956, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.428-429.


DẠY CON, DẠY THUỞ CÒN THƠ

Trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc (thế giới chiến tranh lần thứ hai) ở Liên Xô, có nhiều anh hùng liệt sĩ là thanh niên và nhi đồng. Tiêu biểu nhất là hai chị em liệt sĩ Xôda và Sura.

Trung Quốc, có những anh hùng liệt sĩ như em Lưu Hồ Lan và nhiều em khác đã oanh liệt hy sinh cho cách mạng.

Angiêri, các em học sinh kiên quyết tẩy chay, không chịu vào học các trường của thực dân Pháp.

Việt Nam ta, trong thời kỳ kháng chiến, có những thanh niên và nhi đồng anh dũng tuyệt vời, quên mình vì nước. Như em bé đã tự thiêu mình để’ đốt kho xăng của địch và nhiều em khác đã tham gia kháng chiến và oanh liệt hy sinh.

Ngày nay, trong hòa bình, các em nhi đồng Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam đều chăm chỉ học hành, và tuỳ lực lượng của tuổi trẻ mà hăng hái góp phần xây dựng Tổ quốc.

Đó là nhờ sự giáo dục đúng đắn.

các nước tư bản, nhấ't là ở Mỹ thì vì cách giáo dục không tốt, mà số trẻ con phạm tội ngày càng tăng. Có khi trẻ con đã phạm những tội lôi cực kỳ ghê tởm, như chuyện sau đây, do hãng thông tin Mỹ A.P kể’ lại:

- Ở thành phố Noruôn (Mỹ), một công nhân tên là Pake có 5 đứa con: Tommy 10 tuổi, Bô-by 9 tuổi, Risa 7 tuổi, con trai thứ tư 4 tuổi, con gái út 2 tuổi.

Vì hôn ngịch, bị cha mẹ chúng mắng, ba đứa lớn lập mưu giết cha mẹ chúng để “được tự do muốn làm gì thì làm”.

Hôm 13-9, nhân lúc cha chúng đang ngủ, thằng Tôm đưa cho Ri-sa một khẩu súng và bảo: “Bắn đi, giết nó đi”. Thằng bé 7 tuổi không ngập ngừng, nhằm bắn vào đầu cha nó chết ngay.

Khi bị bắt, ba đứa con bất hiếu kia không tỏ vẻ hối hận chút nào.

Hãng A.P nói thêm: Pa-ke đã dạy cho con y bắn súng rất giỏi; chúng tháo súng, lắp súng cũng thạo như những người lính lâu năm.

Những chuyện tốt và chuyện xấu nói trên nhắc nhủ rằng: Chúng ta phải hế't sức cẩn thận trong việc giáo dục con em của chúng ta và phải kiên quyết chống văn hóa độc ác của đế' quốc Mỹ.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 946,

ngày 7-10-1956, tr.2.


HUYỆN L. VÀ QUÂN NHÂN PHỤC VIÊN

Trong thời kỳ kháng chiến, huyện L. có nhiều bà mẹ chiến sĩ rất yêu quý bộ đội. Từ ngày hòa bình trở lại, các mẹ hăng hái đón về xã nhiều anh em phục viên. Nhưng công việc không được như ý muốn của các mẹ. Gặp khó khăn, một số anh em phục viên cũng sinh ra thắc mắc. Các mẹ đi tìm đảng ủy và chính quyền huyện để nhờ giúp giải quyết.

Sau khi thiết thực nghiên cứu vấn đề, các đồng chí lãnh đạo nhận thấy rằng đó là khuyết điểm của mình không xem trọng vấn đề mà chỉ khoán trắng cho cán bộ và các mẹ. Các đồng chí ấy công khai tự phê bình và quy định một chương trình công tác như sau:

Từ huyện uỷ cho đến tất cả các cán bộ huyện và xã đều phải quan tâm đến việc giúp đỡ anh em phục viên.

Môi khi kiểm tra công tác trong huyện và xã đều phải kiểm tra công tác phục viên.

Nêu khẩu hiệu: "Sốt sắng hoan nghênh, đoàn kết chặt chẽ, sắp xếp hợp lý” các anh em phục viên.

Trước khi anh em về xã, huyện phải giúp các thôn xóm đặt kế' hoạch đầy đủ - như sắm sửa nhà ở, đồ dùng, việc làm,... Khi anh em về đến xã, thì tổ chức hoan nghênh thân mật, có người giúp đỡ, làm cho anh em cảm thấy ấm cúng như trở về trong gia đình mình.

Đối với số đông anh em, thì giúp đỡ việc tăng gia sản xuất. Sắp xếp công tác cho những anh em có nghề nghiệp khác vào các cơ quan hoặc vào các ngành.

Đối với những anh em chưa có vợ, thì giúp đỡ xây dựng gia đình.

Đồng thời, huyện mở những lớp học để giáo dục cho anh em tiến bộ thêm. Chọn những đồng chí phục viên có trình độ chính trị khá và có uy tín cùng với cán bộ huyện phụ trách những lớp ấy.

Chương trình ấy được thực hiện. Được giúp đỡ về vật chất và giáo dục về chính trị, anh em phục viên không những yên tâm công tác và học tập, mà có nhiều đồng chí đã trở nên chiến sĩ kiểu mâu và được cất nhắc làm cán bộ phụ trách địa phương.

Đó là một thành tích đáng kể. Huyện L. làm được thì các huyện khác cũng làm được. Mong rằng các huyện khác cố gắng làm cho được như huyện L.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 949,

ngày 10-10-1956, tr.2.


KÊNH XUYÊ VÀ ĐIỆN BIÊN PHỦ

Vấn đề Xuyê không chỉ quan hệ riêng với nhân dân Ai Cập, mà quan hệ chung đến các dân tộc Á Phi. Đó là một cuộc thử thách giữa chủ nghĩa đế' quốc và quyền độc lập của các dân tộc.

Chúng ta nên chú ý mấy điểm này:

1-     Kênh Xuyê là của Ai Cập. Ai Cập có quyền quốc hữu hóa nó, không ai có quyền can thiệp.

2-    Kênh của Ai Cập, nhưng trước đây lại do một nhóm đại tư bản Anh - Pháp làm chủ. Như năm 1955, trong 64 triệu đôla tiền lãi thì Pháp lấy 37.500.000, Anh lấy 23.500.000, Ai cập chỉ được vẻn vẹn 3 triệu!

3-     Mỹ phản đối Ai Cập quốc hữu hóa con kênh của Ai Cập, nhưng Mỹ lại nói Mỹ có quyền sở hữu con kênh của nước Panama. (Kênh này chỉ dài bằng nửa kênh Xuyê, mà các tầu phải nộp tiền cước đắt gấp hai cho Mỹ).

Từ ngày Ai Cập quốc hữu hóa kênh Xuyê, các nước đế' quốc đều rất chấn động. Đầu tiên, chúng khai hội ở Luân Đôn, có 22 nước đến dự. Chúng dùng lực lượng quốc tế' để áp bức Ai Cập. Đồng thời, Anh và Pháp thì điều binh khiển tướng dọa đánh Ai Cập (ngoài lục quân và không quân, còn có hơn 70 chiếc tàu chiến). Chúng rút hết những người hoa tiêu, hòng làm tê liệt kênh Xuyê. Chúng bao vây kinh tế Ai Cập. Chúng dùng một lực lượng chính trị, quân sự và kinh tế', hòng đập bẹp Ai Cập.

Nhưng Ai Cập ngang nhiên không sợ hãi, vì nó có chính nghĩa, vì toàn dân kiên quyết ủng hộ Chính phủ, vì được nhân dân thế' giới ủng hộ. (Ví dụ: 6 triệu đảng viên của Công đảng Anh cũng chống chính sách vũ lực của Chính phủ Anh - Pháp).

Núi to đẻ ra chuột nhắt

Trong 22 nước dự hội nghị Luân Đôn, thì 4 nước (Xô, Ấn, Nam Dương, Xây Lan) kiên quyết chính sách Mỹ - Anh - Pháp.

Còn lại 18 nước khai hội lần thứ 2 để tổ chức một công ty, hòng giành quyền quản lý kênh Xuyê của Ai Cập, thì lại có 3 nước không tham gia công ty, và 7, 8 nước thì tham gia với những điều kiện bảo lưu.

Bình luận cuộc hội nghị đó, hãng thông tin AIR viết: "Nghị quyết ở hội nghị là một thất bại cho Anh- Pháp, một thắng lợi cho Ai Cập”. Báo chí Mỹ thì mỉa mai: "Kết quả của hội nghị thứ hai là “Quả núi to đẻ ra một con chuột nhắt”.

Khôi đế quốc rạn vỡ

Các báo Anh trách Mỹ chơi "ba que”: Để’ ru ngủ nhân dân mình, Chính phủ Mỹ nói vấn đề Xuyê không nghiêm trọng lắm. Để’ lừa gạt nhân dân Ai Cập. Chính phủ Mỹ trách Anh- Pháp là đế quốc chủ nghĩa. Để giật giây Anh - Pháp, Chính phủ Mỹ hứa ủng hộ hai nước ấy đến cùng. Đồng thời, Mỹ tìm cách hất cẳng Anh, Pháp ra khỏi vùng dầu lửa ở Cận Đông, để’ bán dầu lửa Mỹ cho Anh, Pháp và làm cho hai nước ấy càng phụ thuộc vào Mỹ hơn nữa.

Chính phủ Anh buộc lòng phải theo Mỹ. Nhưng báo chí Anh thì cực lực oán trách Mỹ: "Mỹ phá hoại sự thống nhất của phương Tây... Anh không cần Mỹ dạy khôn... Ở Đài Loan, Mỹ không phải đế' quốc chủ nghĩa là gì?...”

Thủ tướng Pháp đã thốt ra lời chua chat: "Pháp đau lòng và lo ngại vì sự chia rẽ giữa các nước đồng minh.”. Các báo tư

sản Pháp đều bi quan. Báo Phigarô nói: "Hội nghị lần thứ hai đã thất bại một cách thảm hại”. Báo Du kích nói: "Đó là một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng của các nước phương Tây”. Báo Chiến đấu nói: "Hội nghị ấy đã bộc lộ sự bất lực của khối Bắc Đại Tây Dương...".

Không những thế', mà còn bộc lộ sự yếu ớt của khối quân sự Bátđa và khối xâm lược Đông Nam Á. Vì các nước trong hai khối này cũng mâu thuân nhiều về vấn đề Xuyê.

Khối hòa bình sẽ thắng

Anh, Pháp ra vẻ hung hăng lắm, nhưng sự thật thì không dám đánh Ai Cập, vì nhiều lẽ:

Nhân dân Ai Cập đoàn kết nhất trí. Các nước Arập kiên quyết ủng hộ Ai Cập. Liên Xô, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước khác trong phe hòa bình và hầu hết các nước Á- Phi đều ủng hộ Ai Cập. Nhân dân Anh, Pháp cũng phản đối dùng vũ lực... Như tờ báo tư sản Mỹ Diễn đàn Nữu Ước viết: "Nếu Anh, Pháp dùng vũ lực, thì khắp các nước Arập sẽ nổi lên một phong trào du kích. Các nước phương Tây sẽ mất chiến dịch nhất định thất bại, một Điện Biên Phủ thứ hai...".

C.B.

Báo Nhân Dân, số 951,

ngày 12-10-1956, tr.2.

CHÍNH SÁCH HÒA BÌNH CỦA LIÊN XÔ
LẠI THẮNG LỢI

Nhật Bản ở cạnh Liên Xô to lớn. Quan hệ kinh tế và văn hóa với Liên Xô là rất cần thiết cho Nhật Bản. Nếu quan hệ ấy gián đoạn, thì đời sống của Nhật rất chật vật, khó khăn.

Cuộc Chiến tranh thế' giới lần thứ hai chấm dứt đã 12 năm rồi, và mặc dù Liên Xô luôn luôn sẵn sàng nối lại tình hữu nghị với nhân dân Nhật Bản, nhưng quan hệ bình thường giữa hai nước vân chưa được lập lại. Vì sao?

Vì nước Nhật đang bị quân đội Mỹ (1 đoàn bộ binh và 3 đoàn không quân) chiếm đóng nhiều nơi. Vì kinh tế' và chính trị Nhật bị Mỹ gò bó. Vì Mỹ dùng chính sách chia rẽ để ngăn cản Nhật nối lại quan hệ bình thường với các nước láng giềng xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân.

Do chính sách của Mỹ mà nhân dân Nhật cực khổ, điêu đứng. Một thí dụ: Vì nghèo khổ’ không nuôi được con, mà chỉ trong một năm 1955, hơn 117 vạn phụ nữ Nhật buộc phải phá thai!

Song nhân dân Nhật không chịu khuất phục, họ đã đấu tranh anh dũng, đòi lập lại quan hệ hòa bình với Liên Xô và các nước láng giềng khác. Kết quả là Mỹ không ngăn trở được nữa, và Chính phủ Nhật phải làm theo ý nguyện của nhân dân. Vừa rồi, sau 7 ngày giao thiệp ở Môscu, hai Chính phủ Xô Nhật đã ký một bản tuyên bố chung, gồm có mây điều rất quan trọng như:

-       Chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa Liên Xô và Nhật Bản.

-       Lập lại quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

-      Giải quyết mọi vân đề tranh chấp bằng phương pháp hòa bình, không được dùng cách đe dọa hoặc dùng vũ lực.

Ngoài những điều đó, để tỏ thiện chí với nhân dân Nhật, Liên Xô còn nhận cho Nhật những điều kiện rộng rãi, dê dàng như: Kéo dài thời hạn cho phép người Nhật đánh cá ở biển Liên Xô; xoá bỏ tâ't cả những yêu sách bồi thường những thiệt hại đế' quốc Nhật đã gây ra cho Liên Xô trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai; trả lại cho Nhật hai cù lao Hamômai và Sicôtan...

Thế' là một lần nữa, chính sách hòa bình của Liên Xô lại thắng chính sách chia rẽ của Mỹ.

Sự lập lại quan hệ bình thường giữa Xô và Nhật chẳng những có lợi cho nhân dân hai nước, mà còn có lợi cho sự nghiệp giữ gìn hòa bình ở châu Á và toàn thế' giới. Hiện nay, nhân dân Nhật đang hăng hái đấu tranh đòi lập lại quan hệ bình thường với Trung Quốc và các nước láng giềng khác. Chúng ta thành tâm chúc nhân dân Nhật thành công.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 964,

ngày 25-10-1956, tr.2.

CHỦ NGHĨA THỰC DÂN
LẠI BỊ MỘT VỐ NẶNG

Nói một cách khác là: Bên phe hòa bình thêm một thắng lợi to.

Thắng lợi ấy, do nhân dân nước Gioócđani mời giành được. Câu chuyện là thế này:

Trước đây, thực dân Anh muốn dùng Gioócđani (đất đai - 90 vạn cây số vuông, nhân dân - 125 vạn người) làm nơi căn cứ, để trấn áp các dân tộc Arập ở Cận Đông, nhất là để uy hiếp nhân dân Ai Cập. Quân đội của Gioócđani đến nôi hồi tháng 3 năm nay, nhân dân Gioócđani phải trả Tổng tư lệnh Glub và các cán bộ cao cấp người Anh về nước mẹ.

Thượng tuần tháng 1 năm nay, ở thủ đô nước Gioóc có phong trào rầm rộ chống Mỹ.

Tuy vậy, Anh đã khéo léo giúp cho một nhóm chính khách Gioóc thân Anh nắm chính quyền.

Mặt khác, dùng chính sách "chia để’ trị”, Anh xui giục nước Do Thái xung đột với Gioócđani, hòng làm cho Gioócđani phải dựa vào Anh, phải tham gia khối xâm lược Bátđa.

Trước cuộc tổng tuyển cử ở Gioócđani, Anh xui quân đội Irắc chuẩn bị kéo vào Gioócđani, vừa để uy hiếp tinh thần nhân dân Gioóc, vừa để đe dọa Ai Cập, vừa để ủng hộ phái phản động Gioóc trong cuộc tổng tuyển cử.

Song âm mưu ấy đã thất bại. Cuộc tổng tuyển cử ở Gioóc đã tiến hành một cách thuận lợi. Nhóm thân Anh trước đây chiếm 25 ghế' trong số 40 ghế' ở quốc hội, lần này chỉ được 4 ghế'. Các đảng phái tiến bộ đã được đại đa số.

Các đảng phái này chủ trương:

-       Thắt chặt quan hệ giữa Gióocđani với các nước Arập.

-       Thoát khỏi ách thống trị của bọn đế' quốc phương Tây.

-       Kiên quyết không tham gia khối xâm lược Bátđa.

-       Hủy bỏ điều ước bất bình đẳng giữa Anh với Gioócđani.

Thế' là nhân dân Gioócđani đã thắng lợi. Thắng lợi ấy cũng là một thắng lợi chung cho nhân dân yêu chuộng hòa bình thế' giới. Sau cuộc tổng tuyển cử đó, các báo tư sản và thực dân Anh đều nhận rằng đó là một vố nặng cho chúng và đều lo ngại vì:

Mất một nơi căn cứ Là nước Gioócđani, Thì bọn thực dân Anh Lại phải cuốn gói đi.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 972, ngày 2-11-1956, tr.2.


CHUYỆN ANGIÊRI

Thực dân Pháp dùng 40 vạn binh sĩ, môi ngày tiêu tốn 1.000 triệu đồng phơrăng để đánh Angiêri, nhưng ngày càng hao binh tổn tướng. Quân kháng chiến Angiêri thì càng ngày càng mạnh, càng đánh càng hăng.

Muốn đứng ra điều đình để’ chấm dứt chiến tranh, đưa lại hòa bình giữa Pháp và Angiêri, vua Marốc mời năm vị lãnh tụ kháng chiến Angiêri đến gặp, để’ thăm dò ý kiến.

Cách đây mấy hôm, khi năm vị ấy từ Marốc đi máy bay trở về chiến khu, thì máy bay Pháp chặn bắt lại.

Thực dân Pháp hăm hở vui mừng, cho đó là đại thắng lợi. Không ngờ việc này đã đưa Chính phủ Pháp đến chô cực kỳ rầy rà lôi thôi:

Vua Marốc tức giận, đã gọi đại sứ ở Pháp về (có nghĩa là tuyệt giao với Pháp).

Việc này cộng với việc binh sĩ Pháp xô xát với quân đội Tuynidi. Thủ tướng Tuynidi đã nói: "Chúng ta thà chết, chứ không chịu nhục; thà chiến đấu, chứ không chịu nô dịch”.

80 triệu nhân dân khắp Marốc, Tuynidi và nước Arập khác đều sôi nổi bãi công, biểu tình chống Pháp.

Vấn đề kênh Xuyê đã làm cho nhân dân các nước Arập đoàn kết chống các đế' quốc phương Tây. Như thêm dầu vào lửa, việc Pháp bắt năm vị lãnh tụ Angiêri càng làm cho nhân dân Arập thêm kiên quyết chống chủ nghĩa đế quốc. Bà con ta biết rằng thực dân Pháp có cái truyền thống kỳ quặc:

Trước đây, chúng đã bắt đày vua Marốc mấy năm. Do nhân dân Marốc kiên quyết đấu tranh, chúng phải mời vua trở về và phải để Marốc độc lập.

Cũng vào khoảng đó, chúng đã bắt giam ông Buốc-ghi-ba mấy năm. Do nhân dân Tuynidi kiên quyết đấu tranh, chúng phải mời ông Buốcghiba về làm Thủ tướng và phải để Tuynidi độc lập.

Lần này, chúng bắt năm vị lãnh tụ kháng chiến Angiêri. Nhân dân Angiêri càng chiến đấu kiên quyết, lại được dư luận thế giới ủng hộ. Rất có thể’ thực dân Pháp sẽ phải đàm phán và phải để Angiêri độc lập.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 973, ngày 3-11-1956, tr.2.


THƯ GỬI TỔNG THỐNG MỸ

Sir,

Tổng thống là người thừa kế những lãnh tụ vĩ đại của Mỹ, như Oasinhtơn, Linhcôn, Rudơven. Tự miệng Ngài cũng thường nói đến hòa bình, chính nghĩa... Như trong hành động thực tế' đối với Việt Nam, Ngài đã làm trái ngược với chính nghĩa, hòa bình:

Ngài đã khuyến khích chính quyền miền Nam phá hoại hiệp nghị Giơnevơ, ngăn trở Việt Nam thống nhất.

Ngài đã cho đưa vào Miền Nam Việt Nam nhiều vũ khí, đạn dược và nhân viên quân sự Mỹ, với âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành một căn cứ quân sự và một thuộc địa của Hoa Kỳ.

Hôm 26-10, mượn tiếng chúc mừng ngày Ngô Đình Diệm "lên ngôi", Ngài đã phái tàu chiến và máy bay Mỹ xâm phạm hải phận và không phận của Việt Nam, hòng uy hiếp tinh thần phấn đấu của nhân dân Việt Nam.

Trong bức thư gửi cho Ngô Đình Diệm, Ngài đã viết: "Ở Hoa Kỳ, chúng tôi cầu chúc cho những người đang sống dưới chế' độ nô dịch nay mai sẽ được thống nhất vào Việt Nam cộng hòa...". Nghĩa là Ngài cầu chúc miền Bắc độc lập, tự do sẽ bị đưa vào chính quyền độc tài của Ngô Đình Diệm. Như vậy là Ngài đã can thiệp vào nội trị của Việt Nam, đã làm trái với Hiến chương của Liên hợp quốc.

Nếu người Việt Nam can thiệp trắng trợn vào nội trị của Hoa Kỳ như vậy, thì nhân dân Hoa Kỳ nghĩ thế' nào? Ngài nghĩ thế' nào?

Nhà đại chính trị đồng thời là tổng thống Mỹ (năm 1801- 1809) là cụ Tôma Giépphơxơn có nói rằng:... Nhưng chắc Ngài cũng nhớ những lời chí lý của cụ Giép, không cần chúng tôi nhắc lại.

Mặc dù Ngài cầu chúc thế' nào, nhân dân Việt Nam kiên quyết phản đối sự can thiệp trắng trợn ây. Nhân dân Việt Nam kiên quyết đoàn kết đâu tranh để thống nhâ't non sông gâm vóc của tổ tiên để’ lại cho mình, để’ xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Chào Tổng thống.

Yours.

C.B.

Báo Nhân Dân, số 974,

ngày 4-11-1956, tr.2.


1957

CHI BỘ Ở NÔNG THÔN

Chi bộ là gốc rê của Đảng ở nông thôn. Chi bộ vững mạnh thì mọi chính sách của Đảng và Chính phủ nhất định thi hành được tốt.

Muốn vững mạnh, thì tất cả đảng viên trong chi bộ phải thật thà đoàn kết nhất trí.

Cách mạng Tháng Tám thành công, trường kỳ kháng chiến thắng lợi, một phần quan trọng là do chi bộ nông thôn đoàn kết nhất trí, vượt mọi khó khăn, lãnh đạo nhân dân, động viên thanh niên tham gia chiến đấu, động viên đồng bào hăng hái sản xuất và đóng góp. Chi bộ đã hoàn thành những nhiệm vụ Đảng đã giao cho.

Những sai lầm khuyết điểm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức đã ảnh hưởng nhiều đến các chi bộ ở nông thôn. Nhiều chi bộ bị đả kích nặng. Nhiều đảng viên bị xử trí sai. Nhưng, do lập trường giai cấp vững chắc, đại đa số những đồng chí bị xử trí sai vân một lòng tin tưởng vào Đảng.

Từ ngày sửa sai, được trả lại tự do, khôi phục đảng tịch và phân phối công tác, các đồng chí ấy lại hăng hái làm việc như xưa. Các đồng chí ấy đã đoàn kết nội bộ, đoàn kết nông thôn, ra sức thi hành chính sách của Đảng và Chính phủ. Do đó mà chi bộ lại vững mạnh, sửa sai làm được tốt.

*

*        *

Tuy vậy, vân còn một số chi bộ chưa thật tốt, chưa thật đoàn kết. Đó là vì còn có vấn đề giữa những đảng viên bị tố sai và những đảng viên đã tố sai, giữa đảng viên cũ và đảng viên mới, giữa đảng viên trung nông và đảng viên bần cố nông...

Sở dĩ có tình trạng ấy là vì các đồng chí ấy chưa hiểu rõ:

-     Tố sai là do sự chỉ đạo không đúng, chứ không phải các đồng chí đó cố ý tố sai. Dù sao, nay việc đã qua rồi, những đồng chí đã tố sai thì cần thành khẩn tự phê bình. Những đồng chí bị tố sai thì cần xoá bỏ sự bực tức cũ, cần ra sức đoàn kết nội bộ, đoàn kết nông thôn, để cùng nhau ra sức sửa sai cho tốt.

-     Những đảng viên cũ ngày nay trước kia là đảng viên mới. Những đảng viên mới ngày nay, sau này sẽ là đảng viên cũ. Đảng ta luôn luôn phát triển, phải có đảng viên cũ, cũng phải có đảng viên mới. Có như vậy, Đảng mới càng ngày càng mạnh, mới làm trọn nhiệm vụ to lớn và vẻ vang của mình.

Cho nên nhiệm vụ của đảng viên cũ là phải thương yêu, dìu dắt và giúp đỡ đảng viên mới cùng tiến bộ. Đảng viên mới thì cần phải thương yêu đảng viên cũ, học tập kinh nghiệm công tác và tinh thần phấn đấu của đảng viên cũ, để’ ngày càng tiến bộ thành người đảng viên tốt. Cũ và mới phải thật thà đoàn kết nhất trí, cùng nhau ra sức phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân.

-     Là đảng viên Đảng Lao động Việt Nam, thì dù xuất thân từ thành phần khác nhau, cũng đều chung một đại gia đình cách mạng, đều chung một mục đích là xây dựng chủ nghĩa xã hội, đều chung một lập trường là lập trường của giai cấp công nhân. Cho nên trong chi bộ không nên có sự phân biệt đồng chí này là trung nông, đồng chí kia là bần cố nông. Bất cứ là trung nông hay bần cố nông, đã là đảng viên thì đều chung một lập trường giai cấp, lập trường của Đảng. Tất cả đều phải thật sự đoàn kết nhất trí, đông tâm hiệp lực, lãnh đạo nông thôn thi hành cho đúng chính sách của Đảng và Chính phủ.

Chi bộ thật thà đoàn kết nhất trí thì lãnh đạo được nông thôn đoàn kết nhất trí. Chi bộ và nông thôn đoàn kết nhất trí thì công việc sửa sai cũng như công việc sản xuất và mọi công việc khác tuy nhiều khó khăn phức tạp, cũng nhất định làm được tốt.

Mong các chi bộ ở nông thôn thi đua làm trọn nhiệm vụ Đảng đã giao cho.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 1079, ngày 19-2-1957, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.504-506.


DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG

Định diện tích và sản lượng cho thật đúng, là cốt để đồng bào nông dân đóng góp cho công bằng, hợp lý; do đó mà giúp sức vào việc xây dựng nước nhà.

Dưới chế độ cũ, ngoài thuế thân và thuế ruộng nặng nề, nông dân ta còn phải chịu nhiều sự bóc lột khác. Lúc đó nông dân ta làm lụng đổ mồ hôi, sôi nước mắt để’ đóng thuế, để’ làm giàu cho bọn thực dân và phong kiến, mà tự mình và gia đình mình thì suốt đời đói rách lầm than.

Chế độ ta là chế độ dân chủ nhân dân. Nhân dân làm chủ nước nhà. Nông dân làm chủ nông thôn.

Ở nông thôn, ngoài lợi ích của nông dân, Đảng và Chính phủ không có lợi ích nào khác.

Lợi ích của nông dân và lợi ích của Nhà nước là nhất trí. Nước mạnh thì dân giàu.

Nước ta là một nước nông nghiệp. Đại đa số nhân dân là nông dân. Để xây dựng nước nhà, một phần lớn lực lượng cũng do nông dân đóng góp. Sự đóng góp của nông dân trở lại phát triển lợi ích của nông dân.

Sau 80 năm bị thực dân Pháp bóc lột dã man, và bị 15 năm chiến tranh tàn phá, nước ta đã lâm vào cảnh rất nghèo nàn. Thế mà chỉ trong hai năm qua, nhân dân và Chính phủ ta đã thu được nhiều thành tích to lớn trong công việc khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa, như:

Về công nghiệp - Đã xây dựng xong 7 xí nghiệp mới - đang xây dựng 11 xí nghiệp mới - đã củng cố 28 xí nghiệp cũ.

Về nông nghiệp - Chia ruộng đất cho nông dân - khôi phục 155.000 mâu tây ruộng hoang - hoàn thành 23 hệ thống thủy nông tưới được hơn 126 vạn mâu tây ruộng - củng cố hơn 3.000 cây số đê - cho nông dân vay 40.743 triệu đồng để tăng gia sản xuất - tiếp tế' cho nông dân đồng bằng ngót 4 vạn con trâu bò... Nhờ vậy mà năng suấ't trung bình của ruộng đấ't đã vượt mức trước chiến tranh 36%.

Về văn hóa - Hồi còn thực dân Pháp, cả nước Việt Nam ta từ Bắc đến Nam (trong những vùng địch chiếm) chỉ có hơn 54 vạn học trò. Hơn 85% nhân dân là mù chữ.

Ngày nay chỉ ở miền Bắc, chúng ta đã có hơn 83 vạn học trò. Bình dân học vụ thì phát triển khắp nơi.

Trên đây chỉ kể’ tóm tắt mấy thành tích lớn. Chính phủ ta lấy tiền đâu để’ làm những công việc đó?

Ngoài sự giúp đỡ hết lòng của các nước anh em (tức là sự đóng góp của nhân dân các nước ấy), một phần là nhờ sự cố gắng của nhân dân ta, phần lớn là nhờ sức lao động của công nhân và thuế nông nghiệp do đồng bào nông dân đóng góp.

Nếu định diện tích và sản lượng không đúng, thì phần đóng góp của nông dân sẽ kém sút, sẽ ảnh hưởng không tốt đến công cuộc xây dựng, đến lợi ích chung của nhân dân và lợi ích riêng của nông dân.

Chính cũng vì lợi ích của nông dân mà việc định diện tích và sản lượng phải làm thật đúng, thật tốt. Làm đúng làm tốt, thì nông thôn sẽ đoàn kết chặt chẽ hơn, và nông dân sẽ yên tâm, hăng hái tăng gia sản xuất hơn. Muốn làm thật đúng, thật tốt thì phải kiên quyết theo đúng đường lối chung của Đảng và Chính phủ ở nông thôn: Thật thà dựa hẳn vào quần chúng bần cố nông, thật thà đoàn kết với trung nông, thật thà liên hiệp với phú nông, v.v.. Đảng viên, cán bộ và nông dân đoàn kết nhất trí, thì việc định diện tích và sản lượng (cũng như các việc khác) nhất định làm được tốt.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 1089, ngày 1-3-1957, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.516-518.


LAO ĐỘNG LÀ VẺ VANG

Lao động chân tay, lao động trí óc, bất kỳ làm việc gì hê có ích cho xã hội đều là vẻ vang, đều được nhân dân quý trọng. Hai thí dụ:

-     Bà Lý Mận Hoa (người Trung Quốc) là một thạc sĩ. Chồng bà cũng là một thạc sĩ[41].

Hơn 10 năm trước đây, hai vợ chồng sang học ở Mỹ. Có hai con mọn, nhà nghèo không có tiền mướn người giúp việc, bà Lý vừa nuôi con, vừa làm việc nhà, vừa nghiên cứu khoa học. Thật là khó nhọc, nhưng bà Lý quyết tâm học cho kỳ được. Kết quả bà Lý đã thành một nhà động lực học nổi tiếng.

Trở về nước, bà Lý đã góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm ngoái, hai vợ chồng bà Lý đã được Chính phủ Trung Quốc tặng giải thưởng khoa học đầu tiên.

-     Chị Triệu là một công nhân Hoa kiều làm ở Nhà máy xi măng Hải Phòng. Từ ngày nhà máy khôi phục, chị Triệu và mấy chị em nữa được phân làm việc vệ sinh. Thực dân Pháp để lại những nhà xí bế' tắc, cứt đái thối inh, ruồi bọ đầy rây. Thấy quá dơ bẩn và khó khăn, có người nản chí, không muốn làm. Chị Triệu đã cổ động chị em cố gắng. Tự chị đã xung phong sửa, dọn những nơi hôi hám nhất, khó khăn nhất, suốt 15 ngày. Kết quả là các nhà xí đã gọn gàng, sạch sẽ. Ống dẫn nước không thông, các hố xí thường bị tắc nghẽn. Môi lần như vậy nhà máy lại tốn 6 vạn đồng để thuê máy bơm. Muốn tiết kiệm cho nhà máy, chị Triệu khuyến khích chị em trong tổ xoi ống dẫn nước. Việc này cũng gặp nhiều khó khăn. Xoi được bên này, bên kia lại tắc. Nhiều khi nước bẩn tung ra, lấm từ đầu đến gót, nhưng chị Triệu vẫn cổ động chị em tiếp tục làm cho kỳ được.

Do tinh thần trách nhiệm và cố gắng không ngừng, năm ngoái chị Triệu đã được bầu là chiến sĩ kiểu mẫu, lại được Ủy ban hành chính Hải Phòng và công đoàn khen thưởng.

Bà Lý là một nhà đại trí thức. Chị Triệu là một công nhân vệ sinh. Địa vị và công tác của hai người khác nhau, nhưng hai người đều là chiến sĩ lao động, cho nên hai người đều xứng đáng với lòng quý trọng của nhân dân.

C.B.

-    Báo Nhân Dân, số 1135, ngày 16-4-1957, tr.3.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.10, tr.530-531.


TIN TƯỞNG VÀ QUYẾT TÂM

Tiếp tục phong trào thi đua thường xuyên, mây tháng trước đây khắp cả Liên Xô đã phát động một đợt thi đua đặc biệt để lây thành tích chúc mừng lê kỷ niệm lần thứ 40 Cách mạng Tháng Mười vĩ đại. Từ đầu tháng 10, các nhà máy và nông trường lần lượt báo cáo thành tích tốt đẹp (vượt mức kế' hoạch đã định) đã đạt được.

Từ trung tuần tháng 10, các nhà máy, nông trường, cơ quan, trường học, đơn vị bộ đội, các trại nhi đồng... đều tổ chức những buổi hội họp. Họ mời các cụ ông, cụ bà (nhiều cụ đã vào Đảng Cộng sản từ năm 1903) đến nói chuyện. Những chuyện các cụ thuật lại đều có thể tóm tắt dưới một đầu đề chung là “tin tưởng và quyết tâm thì nhất định thắng lợi":

Cách mạng Tháng Mười thành công, nhưng kinh tế đã bị bốn năm Thế giới chiến tranh lần thứ nhât phá hoại đến kiệt quệ.

Quân đội 14 nước đế' quốc bốn phía tân công nước Nga xã hội chủ nghĩa.

-       Khắp nơi, bọn phản động nổi loạn và lập chính quyền ngụy.

-       Hai năm liền mất mùa đói kém, tật bệnh tràn lan.

-      Dân cùng tài tận, đó là khó khăn chung. Sau đây là vài chi tiết:

-        Trời rét như cắt, tuyết phủ trắng đồng; nhân dân và bộ đội thiếu giầy, phải lấy giấy lộn hoặc giẻ rách bó chân, rồi lấy vỏ cây cuốn lại.

-    Thiếu lương thực, môi ngày môi người chỉ được vài trăm gam bánh mì đen, nhưng cũng bữa có bữa không. Thịt và cá rất hiếm, lúc đó người ta coi như là xa xỉ phẩm. Thiếu diêm, phải nhúm bếp cả ngày cả đêm để giữ lấy lửa. Thiếu dầu phải thắp đuốc thế cho đèn. Những người hay hút thuốc thì phải hút lá cây khô thế cho thuốc lá.

-    Các thứ cần cho đời sống hàng ngày đều bị hạn chế, phải có "bông" mới được mua. Môi ngày trời chưa sáng, đã có hàng trăm, có nơi hàng nghìn người sắp hàng đứng chờ trước nhà mậu dịch. Nhưng hàng ít mà người đông, nhiều người không mua được phải về tay không.

Nói tóm lại: thiếu thốn trăm điều, khó khăn mọi mặt. Như thế, thái độ của nhân dân như thế nào? Ai cũng hiểu rằng khó khăn là khó khăn chung, mọi người phải bằng lòng chịu đựng, quyết tâm đấu tranh để’ khắc phục khó khăn giành lấy thắng lợi.

Tuy Chính phủ ban bố luật ngày làm việc tám giờ nhưng công nhân tự động làm 10 giờ, hoặc lâu hơn nữa, vì họ biết rằng có tăng gia sản xuất, mới cải thiện được đời sống.

Có khi xe lửa đang chạy, bất thình lình đứng lại, vì hết than. Gặp lúc như vậy thì công nhân xe lửa và hành khách đi xe đều kéo nhau vào rừng lấy củi. Có củi đốt, xe lại chạy.

Theo lệ, nửa ngày thứ bảy thì nghỉ việc. Nhưng hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, công nhân, học sinh, bộ đội, công chức, và tất cả nhân dân đã biến ngày nghỉ làm "ngày lao động nghĩa vụ". Đồng chí Lênin và các lãnh tụ Đảng và Chính phủ đều tham gia lao động. Thấy vậy, nhân dân càng hăng hái thêm.

Nhân dân còn hăng hái thực hiện ba khẩu hiệu "không ăn”, tức là không ăn bột tốt, không ăn quả tốt, không ăn cá tốt. Nói chung là thứ gì tốt cũng không dùng, nhịn để bán ra nước ngoài, đổi lây máy móc. Thật là thắt lưng buộc bụng, chịu cực chịu khổ, để xây dựng nước nhà.

Nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, tin tưởng vào Đảng, tin tưởng vào lực lượng của mình, tin tưởng vào tương lai của chủ nghĩa xã hội, cho nên dù hoàn cảnh vô cùng khó khăn, không những khôi phục lại kinh tế' cũ và phát triển thêm xí nghiệp mới, mà còn xây dựng nhiều thành thị mới, thí dụ như thành phố "Thanh niên”.

Ngày nay "Thanh niên” là một thành phố công nghiệp rất phồn thịnh, nhưng trước cách mạng, đó là một vùng rừng hoang. Sau Cách mạng Tháng Mười, thanh niên Liên Xô biết ở đó có mỏ, bèn rủ nhau xung phong đi khai thác. Lúc đầu máy móc thiếu, kinh nghiệm thiếu, nhà cửa chưa có, giao thông khó khăn, nước độc, muôi nhiều... Nói tóm lại: hoàn cảnh rất khó khăn. Chỉ do tin tưởng, hăng hái và quyết tâm, mà thanh niên đã vượt được mọi khó khăn, xây dựng thêm cho Tổ quốc một thành phố thịnh vượng. Để’ ghi công những anh hùng tuổi trẻ, Đảng và Chính phủ đã đặt tên thành phố ấy là "Thanh niên”. Riêng trong tỉnh Mátxcơva đã có bảy thành phố mới như kiểu thành phố "Thanh niên”.

Đến năm 1929 - 1930, tức là 14 năm sau cách mạng thành công và bắt đầu kế’ hoạch 5 năm lần thứ nhất, thì đời sống bắt đầu cải thiện và càng ngày càng sung sướng.

Năm 1941, cuộc chiến tranh chống phát xít Đức, Ý, Nhật nổ bùng. Trong cuộc chiến tranh ấy, Liên Xô lại phải hy sinh rất nhiều người, nhiều của. Giặc phát xít đã đốt phá:

98.000 hợp tác xã nông nghiệp.

70.000 thôn xã.

1.876 nông trường Nhà nước.

6 triệu ngôi nhà, v.v..

Có thể nói: Cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã làm cho sự phát triển kinh tế' của Liên Xô chậm mất mười năm.

Tuy vậy, nhờ kinh nghiệm sẵn có và sự tin tưởng, hăng hái quyết tâm của nhân dân, chỉ trong khoảng mấy năm đã khôi phục lại kinh tế' và tiến bộ vượt mức: so với năm 1940, thì sản xuất công nghiệp năm 1955 tăng hơn gấp ba lần. Liên Xô lại đã giúp các nước anh em trong đại gia đình xã hội chủ nghĩa rất nhiều. Ngoài ra còn giúp các nước bạn như Ấn Độ, Khơme, v.v.. Thí dụ: đã giúp Trung Quốc xây dựng hơn 200 xí nghiệp đại quy mô, biếu Việt Nam ta 400 triệu đồng rúp, v.v..

Từ một nước nông nghiệp lạc hậu sau 40 năm đã trở nên một nước công nghiệp tiên tiến vào hạng nhất trên thế giới. (Phải nhớ rằng trong 40 năm đó, nhân dân Liên Xô đã phải chịu đựng gian khổ suốt 18 năm). Thành công đó nhờ ai mà có? Nhờ Đảng Cộng sản lãnh đạo sáng suốt, nhờ nhân dân lao động (lao động chân tay và lao động trí óc) tin tưởng, hăng hái và quyết tâm.

Một điều nữa đáng chú ý là khoa học của Liên Xô đã vượt xa của Mỹ. Môi năm Mỹ tốn 5.600 triệu đôla vào việc nghiên cứu và chế' tạo tên lửa và vệ tinh, nhưng đến nay còn ì ạch chưa thành công.

Hồi cuối tháng 8, Liên Xô tuyên bố thử tên lửa thành công. Các chính khách Mỹ không tin. Đầu tháng 10, Liên Xô thử vệ tinh thành công, Mỹ mới tin là Liên Xô có tên lửa thật, vì có tên lửa mới phóng được vệ tinh. Nhưng họ lại nói: "Liên Xô chỉ làm được một vệ tinh ấy thôi, chưa làm được nhiều đâu!”. Trước hôm kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười, Liên Xô lại phóng một vệ tinh mới to hơn, nặng hơn và bay cao hơn vệ tinh trước; lại có thả một con chó ở trong vệ tinh.

(Vệ tinh cũ nặng 83 cân, bay cao 900 cây số.

Vệ tinh mới nặng 508 cân, bay cao 1.500 cây số.

Vệ tinh của Mỹ nặng 8 cân, chưa bay được).

Lúc đó Mỹ mới ngã người ra và các báo Mỹ viết: "Bây giờ không còn là vấn đề so với Nga, Mỹ có lạc hậu không, nhưng là vấn đề Mỹ đã lạc hậu bao xa?”.

Hôm mồng 6-11, Xôviết tối cao làm lê ăn mừng Quốc khánh, đến dự lê có đại biểu hơn 60 đảng anh em thay mặt cho 33 triệu người cộng sản các nước. Trong đó có đại biểu 12 nước anh em thay mặt cho 750 triệu nhân dân đoàn kết thành một khối với Liên Xô, dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó lại là một lực lượng vô cùng to lớn, nó sẽ làm cho xã hội chủ nghĩa phát triển khắp thế' giới.

Mátxcơva, ngày 7 tháng 11 năm 1957
TRẦN Lực

-    Báo Nhân Dân, số 1357, ngày 26-11-1957, tr.3.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.183-187.


AI MẠNH HƠN?

Chủ nghĩa đế quốc mạnh hay là yếu? Sự thật lịch sử đã trả lời câu ấy:

40 năm trước đây, toàn cả thế' giới ở dưới quyền thống trị của chủ nghĩa đế' quốc. Từ ngày Cách mạng Tháng Mười Nga thành công trên 1 phần 6 quả đất, nhất là từ sau cuộc Thế' giới chiến tranh lần thứ hai, chủ nghĩa đế' quốc ngày càng tan rã.

-       Chủ nghĩa đế' quốc Đức, Ý, Nhật mất hết thuộc địa.

-       Chủ nghĩa đế' quốc Hà Lan mất Nam Dương.

-      Chủ nghĩa đế' quốc Anh mất các thuộc địa Ấn Độ, Miến Điện, Xây Lan, Ai Cập, Xuđăng, Gana...

-      Chủ nghĩa đế' quốc Pháp mất các thuộc địa Xyri, Libăng, Việt Nam, Cao Miên, Lào, Marốc, Tuynidi và sắp mất Angiêri.

-      Chủ nghĩa đế' quốc Mỹ cậy thế' đôla và bom nguyên tử, bị đuổi ra khỏi Trung Quốc. Mỹ và quân đội 16 nước phe Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Triều Tiên. Mỹ đã thất bại trong việc giúp thực dân Pháp xâm lược lại Việt Nam. Đã thất bại trong việc xúi Thổ’ Nhĩ Kỳ đánh Xyri. Mỹ đã thất bại về mặt chạy thi khoa học kỹ thuật: Liên Xô đã chế' tạo được đạn tên lửa vượt đại châu, đã thả hai vệ tinh bay vòng quanh quả đất, mà Mỹ thì đang ì ạch thí nghiệm chưa làm được đạn tên lửa vượt đại châu và vệ tinh.

Người có tiếng là "cha đẻ của bom nguyên tử” Mỹ, bác sĩ Tayle, nói: So với Mỹ thì khoa học Liên Xô phát triển chóng hơn nhiều, rộng hơn nhiều... Độ 10 năm nữa Liên Xô có thể’ khống chế’ được thời tiết, nhưng Mỹ thì sẽ cứ bị hạn hán... Ít nhất cũng 10 năm nữa Mỹ mới theo kịp khoa học của Liên Xô.

Viên Chủ tịch Ủy ban quân sự của Quốc hội Mỹ nói: Do việc phóng hai vệ tinh mà Liên Xô đã làm cho Mỹ thất bại... Cuộc chiến đấu trên mặt trận khoa học kỹ thuật, Mỹ đã thua Liên Xô rồi.

*

*          *

Sự thật lịch sử đã chứng tỏ rằng trong khi chủ nghĩa đế’ quốc xuống dốc thì chủ nghĩa xã hội ngày càng phát triển lên cao:

91 năm trước đây, ở cuộc Đại hội đầu tiên, Đệ nhất Quốc tế chỉ có 25 chi bộ ở bốn nước Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ.

Vê sau khuôn khổ của Đệ nhị Quốc tê rộng hơn, nhưng cũng chỉ có những chi bộ ở mấy nước Anh, Mỹ.

Trước ngày Chiến tranh thế’ giới lần thứ hai, Đệ tam Quốc tế Cộng sản đã phát triển khắp thế' giới với 43 đảng cộng sản và hơn 4 triệu đảng viên.

Hiện nay trên thế' giới có 75 đảng cộng sản và đảng lao động với hơn 33 triệu đảng viên, đoàn kết thành một lực lượng khổng lồ dưới ngọn cờ vẻ vang của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Trong 64 đảng cộng sản và đảng lao động tham gia Hội nghị ở Mátxcơva vừa rồi, có 13 đảng đã nắm chính quyền. Nhiều đảng cộng sản khác uy tín rất to lớn. Thí dụ như Đảng Cộng sản Pháp là đảng chính trị to nhất ở nước ấy, trong các cuộc tổng tuyển cử, cứ bốn người cử tri Pháp thì một người bỏ phiếu cho Đảng Cộng sản; trong 100 người cử tri ở nước Ý, thì 36 người bỏ phiếu cho Đảng Cộng sản và Đảng Xã hội phe tả là bạn đồng minh của Đảng Cộng sản.

Trước đây chỉ có Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa với 200 triệu nhân dân. Ngày nay trên thế' giới đã có một đại gia đình gồm 13 nước xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô vĩ đại, với 950 triệu nhân dân (hơn 1 phần 3 số người trên thế' giới).

Lại có những nước thuộc địa cũ ở châu Á và châu Phi đã giành được tự do, độc lập, gồm có 700 triệu nhân dân. Thế' là hơn 1.650 triệu người thành một mặt trận vững mạnh để giữ gìn hòa bình, chống lại chiến tranh, chống lại chủ nghĩa đế' quốc.

Nói tóm lại: Chủ nghĩa đế' quốc là như con "ác vàng” đã ngả về Tây. Chủ nghĩa xã hội là như mặt trời mới mọc.

Nói như vậy không phải là những người cách mạng tự kiêu, tự mãn, chủ quan, khinh địch; vì hãy còn chủ nghĩa đế' quốc thì hãy còn có thể sinh ra chiến tranh. Trái lại, những người cách mạng càng phải cảnh giác hơn nữa, đoàn kết hơn nữa để giành lấy thắng lợi to hơn nữa, nhiều hơn nữa trong công cuộc giữ gìn hòa bình thế giới, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những người cách mạng cần phải đoàn kết rộng rãi, đấu tranh không ngừng để’ thực hiện những chính sách chung đã nêu rõ trong hai bản tuyên ngôn vĩ đại do các đảng cộng sản và đảng lao động đã nhất trí thông qua trong hai cuộc Hội nghị ở Mátxcơva.

TRẦN LỰC

-    Báo Nhân Dân, số 1368, ngày 7-12-1957, tr.4.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.11, tr.203-205.

NÓI KHOÁC MỘT TẤC ĐẾN trời
HAY LÀ CÂU CHUYỆN MỸ PHÓNG VỆ TINH

PHÈNG, PHÈNG, PHÈNG.

Ngày 4-11-1957, Liên Xô phóng vệ tinh thứ hai nặng hơn nửa tấn. Ngày 7-11-1957, Tổng thống Ai nước Mỹ vội vã đọc diên văn trước máy vô tuyến truyền hình. Sau lưng Ai, để sẵn một vật bằng kim khí hình thù như cái chóp nón.

Đang nói về kế' hoạch vệ tinh nhân tạo của Mỹ, Ai vội quay lưng lại, giơ tay chỉ vào chóp nón mà rằng:

"A lô... Thưa quốc dân toàn quốc, đây là cái chóp nón của một thứ tên lửa đã được phóng lên cao rồi lại điều khiển bay về nguyên vẹn. Nước Mỹ đã giải quyết được vấn đề thu lại được những vật phóng lên trên tầng khí quyển.”.

Phèng, phèng, phèng.

BỊ NGAY MỘT CÁI TÁT

Nhưng ngay ngày hôm sau, ngày 8-11-1957, hãng AFP nói ngay: "Tưởng gì lạ, đó là cái tên lửa Giuypite, bắn xa cỡ trung bình mà thôi”.

Và Xăngđít, Bộ trưởng Quốc phòng Anh, tát ngay vào mặt Ai một câu: "Bắn lên trời một viên đạn rồi nó lại rơi xuống đất, thế' mà cũng đem khoe không biết ngượng. Chỉ mới có Liên Xô giải quyết được vấn đề mà Ai nói khoác ấy”.

Báo chí Anh bồi thêm: "Đáng lẽ vệ tinh của Liên Xô cũng đã dạy cho Ai biết khiêm tốn hơn mới phải chứ”.

"SA HOÀNG" TÊN LỬA

Trong bài diên văn, Ai tuyên bố cử Giâymơ Kilian làm cố vấn về tên lửa và vệ tinh của tòa Bạch Ốc.

Sau đó, báo chí được lệnh tâng Kilian lên và gọi Kilian là một "Sa hoàng" (Tsar: tên chỉ vua Nga ngày trước, cũng có nghĩa là một vua chuyên chế, độc tài). Báo chí tư sản Anh, Pháp, Tây Đức... cũng la ầm lên: Nước Mỹ có "Sa hoàng tên lửa" mà không có vệ tinh, còn Liên Xô thì chính vì đã đánh đổ "Sa hoàng" mà ngày nay có hai vệ tinh của quả đất".

LỤC QUÂN GIỎI?

Toà Bạch Ốc thông cáo:

"Cử ra một "Sa hoàng tên lửa" là để chấm dứt sự cạnh tranh giữa hải, lục và không quân".

Nhưng liền ngay đó, lục quân nói: "Cái tên lửa mà Tổng thống Ai đã khoe, chính là cái Giuypite của lục quân chúng tôi. Nếu để’ cho lục quân phụ trách phóng vệ tinh thì Mỹ đã có vệ tinh trước Liên Xô rồi".

Toà Sáu Góc (tức Bộ quốc phòng Mỹ) liền cho phép lục quân được dùng tên lửa Giuypite để chuẩn bị phóng vệ tinh. Tiếp đó các hãng thông tin Mỹ đưa tin rối mù lên, làm như Mỹ sắp phóng vệ tinh đến nơi.

Báo chí của lục quân nói: "Vệ tinh của lục quân sẽ phóng lên trước cả vệ tinh "Tiên phong"(!) của hải quân. Vệ tinh của lục quân nặng những 9 cân 9 lạng, nghĩa là nặng hơn "Tiên phong". Hải quân chỉ dự định phóng có hai vệ tinh. Lục quân sẽ phóng nhiều hơn. Giuypite là tên lửa lớn nhất của Mỹ. Lục quân hơn hải quân vì có Vông Bơrao điều khiển. Vông Bơrao, theo Mỹ, là cứu tinh nước Mỹ, cứu tinh của khối Bắc Đại Tây Dương là "người cha” của tên lửa Mỹ”.

Mắc Enroi, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, liền ký nghị định cho sản xuất hàng loạt tên lửa Giuypite.

Nhưng nhân dân Mỹ kháo nhau: "Mắc Enroi là giám đốc xưởng Cơrítle đã làm ra cái Giuypite".

Báo chí Pháp thì bình luận: "Vông Bơrao là tên quốc xã Đức đã phục vụ đắc lực cho Hítle. Nước Mỹ "tự do” mà phải bái hắn làm cha hay sao?”.

Khoe khoang mãi, đến ngày 26-11-1957, Bộ Quốc phòng đích thân điều khiển bắn thử, chiếc Giuypite lại tịt không chịu bay.

HẢI QUÂN TỨC

Thấy lục quân có vẻ "thắng thế”, hải quân tức lắm.

Giôn Haghen, phụ trách vệ tinh "Tiên phong”, liền tuyên bố: "Kế hoạch: "Tiên phong” vân không thay đổi. Vệ tinh của hải quân vân giữ tên "Tiên phong”. Hải quân sẽ phóng những sáu vệ tinh chứ không phải hai như lục quân nói”.

Ngày 5-11, hãng MBS đưa tin: "Một tuần nữa, Mỹ sẽ phóng một vệ tinh có chở sâu bọ của hải quân”.

Nhưng một tuần, rồi hai, ba, bốn tuần vân chưa thấy gì.

Ngày 12-11-1957, Haghen lại tuyên bố: "Vệ tinh của hải quân có máy phát thanh vô tuyến điện. Ớ Mỹ sẽ nghe được ký hiệu nhờ một hệ thống thu tin được bố trí. Và chúng tôi có thể’ thu hồi vệ tinh ấy về được”.

Nhưng đến ngày 16-11, thấy rằng mình đã nói hơi quá, hải quân Mỹ liền thông cáo: "Chỉ những máy thu thanh thật đặc biệt mới nghe được ký hiệu của vệ tinh Mỹ”.

TA CÓ SAO BĂNG CƠ!

Thấy lục và hải quân "làm ăn” tợn, Gơrêgôry, chỉ huy công việc nghiên cứu của không quân, bực mình tuyên bố: "Không quân đã nghiên cứu những "con tàu vũ trụ” có "chở người" từ lâu. Tên lửa "Phaxaidơ" của không quân, bắn lên cao những 6000 cây số, là một "bước ngoặt" trong việc chinh phục vũ trụ".

Ghê quá, thế là không quân hơn cả nhé.

Nhưng báo chí Mỹ vạch trần: "Con số 6000 cây số có ai đảm bảo cho đâu. Nói 6.000 chứ nói phóng lên một vạn cũng được".

Ngày 16-10, không quân bắn chừng 100 hòn bi nhôm, môi hòn nặng chừng vài "gơram" lên trời. Thí nghiệm này đã làm từ năm 1947, và đến lần này cũng không có gì đặc biệt nên lúc đầu không có thông cáo gì.

Nhưng đến ngày 23-11, nghĩa là hơn một tháng sau, không quân liền gọi luôn những hòn bi đó là "sao băng nhân tạo". Rồi lại tuyên bố đã "có lẽ" là có hai hòn lên đến tận mặt trời rồi(!).

Trước tài "nói khoác một tấc lên đến trời" ấy, chưa biết hải và lục quân đã chịu thua chưa, đợi xem hồi sau sẽ rõ.

K.C.

Báo Nhân Dân, số 1369, ngày 8-12-1957, tr.2.


TIÊN PHONG HÓA RA HẬU HỎNG

"Tiên phong” là một tên kiêu ngạo của vệ tinh Mỹ bị hỏng. Nó đã làm cho dư luận thế giới đồng thanh chê cười:

Vệ tinh quả quýt tẻo tèo teo,
Bay được mươi gang đã cháy phèo,
Thiên hạ chê cười như tát nước,
Mỹ ta trơ mặt mẻo mèo meo”.

Sau ngày vệ tinh số 2 của Liên Xô thắng lợi lên trời, báo chí các nước đã có những bình luận như: Hãng thông tấn Mỹ hỏi các báo tư sản châu Á:

Cả năm nay, mười việc gì nổi bật,

Trong mười việc, quan trọng nhất là việc nào?

Các báo nhấ't trí trả lời:

Việc to nhất đã rành rành, Vệ tinh Xô viết bay quanh địa cầu.

Hôm 28-11, báo Mỹ Tin điện Hoa Thịnh Đốn, đăng tin: Bản báo cáo bí mật của Bộ quốc phòng Mỹ nhận rằng vì Liên Xô có vệ tinh, mà ngày nay Mỹ đã sụt xuống địa vị một nước hạng nhì... và:

Nếu bị tiến công một cách đại quy mô, Thì Mỹ chỉ có lương thực đủ cho 20 ngày...

Nếu đánh nhau với Liên Xô thì Mỹ sẽ thua ngay.

*

*       *

Đầu tháng 12, các báo tư sản Mỹ và nước ngoài đều chuẩn bị sẵn để đăng tin mừng vệ tinh "Tiên phong”.

Sáng ngày 6-12, hơn 120 nhà báo Mỹ và nước ngoài được mời đến Bộ Quốc phòng Mỹ, và nghe người phụ trách việc phóng vệ tinh là ông W. nói chuyện, đại ý như sau:

“Tiên phong” và máy phụ tốn 80 triệu đô la,

Nó sẽ bay cao độ 480 cây số và... và....

Sau cuộc nói chuyện là mấy phút hồi hộp, mọi người nín hơi lặng tiếng chờ tin.

Chờ tin mừng, song than ôi!

Vệ tinh nổtoẹt mất rồi còn đâu!

Đang ốm, Tổng thống Mỹ nghe tin buồn ấy càng ốm thêm.

Ngài thở dài ba cái và chỉ nói:

Đau lòng ta lắm, ai ơi!

Và Phó Tổ’ng thống Níchxơn thì nói:

Thế là hỏng toẹt sạch rồi còn chi!

Viên Phó Chủ tịch Ban quân sự của Quốc hội Mỹ thở than: Thật là xúi quẩy rủi ro!

Phản ứng của nhân dân Mỹ là: lo và ngờ.

Các đại biểu Quốc hội Mỹ người thì nói:

Đứng về mặt tuyên truyền mà trông

Thì chuyến này thất bại to không gì bằng!

Kẻ thì trách:

Khua chuông, gõ mõ ỉnh oi,

Bây giờ thất bại mới lòi mặt ra, Đau lòng, bẽ mặt xót xa.

Trong lịch sử Mỹ, thất bại này thật là to đã quá to. Các báo Mỹ cũng chê trách lu bù. Hãng UP. viết:

Đứng về tâm lý và chính trị mà so,

Thì tổn thất này là phi thường to và thật đáng buồn.

Báo Diễn đàn Nữu Ước:

Quả trứng thôi đã vỡ toang

Trước quôc sỉ ây, Mỹ ăn mần răng, nói mần răng bây giờ!

Vì "Tiên phong” hóa ra "Hậu hỏng” mà một bầu không khí bi quan, chán nản đã bao trùm cả nước Mỹ. Báo chí các nước, nhất là các báo thân Mỹ, thì mỉa mai, chê trách đủ điều. Như:

Báo Phigarô (Pháp) viết:

Mỹ đã bị thất bại to1

Nó có tính chât cả nước và cả thếgiới, thật đáng lo, đáng buồn.

Báo Rạng đông (Pháp):

Thất bại này là một tiếng chuông[42]

Từ nay Mỹ nên “khiêm tôn” một chút chớ huênh hoang như mọi ngày.

Mỹ quen khoác lác xưa nay,

Rằng vận mạng của thế'giới đều do tay Mỹ cầm.

Chính sách ngoại giao Mỹ nhiều sai lầm,

Đã mang lại cho các nước nhiều sự tô tăm và thảm sầu.

Báo Thếgiới (Tây Đức):

Mỹ cùng Liên Xô chạy đua,

Phen này ông Mỹ đã thua điế'ng người

Không phải dêrô với 2,

Mà dêrô với hơn ngoài 500[43]

Báo Đoàn kết (Ý):

Thất bại Mỹ không chỉ do kỹ thuật mà ra,

Mà chính trị và xã hội, ấy là nguyên nhân.

Liên Xô thắng lợi bao lần,

Vì chủ nghĩa xã hội là mười phần vẻ vang.

Báo Tin tức (Đan Mạch):

Thảm bại làm Mỹ kinh hồn,

Tưởng mình giỏi nhất thế giới, nay phải đôn lại sau.

“Tiên phong” thôi, giá tiên chẳng là bao,

Nhưng lòng tự tin của khoa học và kỹ thuật Mỹ thì tiêu hao hết rồi.

Báo Tân văn (Thụy Điển):

Mỹ mời phóng viên thế giới đến xem vệ tinh,

Nhưng họ chỉ chứng kiến cái tình hình thảm thương.

Thất bại Mỹ càng chứng tỏ rõ ràng

Rằng khoa học Xôviết phi thường là cao.

Báo Độc giả tân văn (Nhật):

Cùng Liên Xô chạy thi, Mỹ đà lạc hậu,

Mỹ đã lòi mặt xâu trớ trênh.

Báo Đông Kinh tân văn (Nhật):

Từ sau đại chiến thứ hai,

Mỹ quen hông hách như ngài là vua.

Bây giờ ngài rõ mặt thua,

Khoa học, kỹ thuật Mỹ không lừa được ai nữa đâu.

Báo Buổi chiêu (Ai Cập):

Vệ tinh Mỹ đã nổ toang

Khoa học, kỹ thuật Mỹ cũng “đoàng” nổ theo.

Vệ tinh Xô cứ bay cao,

Tỏ rằng chủ nghĩa xã hội doi dào tiến nhanh Tiến lên địa vị đàn anh.

Báo Kim tự tháp (Ai Cập):

Thất bại này giáng cho Mỹ một vô'ngắc ngư...

Huênh hoang cho lắm, càng nhơ nhớp đời.

Báo Tân văn (Anh):

Phen này thất bại quá đau,

Làm cho Mỹ nản lòng, lo lắng không biết mai sau thếnào?

Nói tóm lại: Dư luận thế giới tuôn đủ lời chua cay, khinh bỉ lên đầu Mỹ. Không khí ấy càng làm nổi bật dư luận thế' giới đối với khoa học, kỹ thuật của Liên Xô. Vài thí dụ:

Báo Thếgiới (Pháp):

Hơn cả mọi cách tuyên truyền,

Vệ tinh đã chứng tỏ sự tiến bộ vô biên từ Cách mạng Tháng Mười.

Báo Chữ thập (Pháp):

Từ tên “nhà quê” đến quả vệ tinh[44]

40 năm cách mạng đã chứng minh kết quả lạ thường.

Báo Chiến đấu (Pháp):

Những chiến thuật phương Tây hôm qua là đúng, Vì vệ tinh mà hôm nay không đứng vững nữa rồi.

Báo Buổi mai (Thuỵ Điển):

Phải chăng hai quả vệ tinh

Báo tin Liên Xô sẽ chiếm bậc nhất trong mọi ngành nay mai.

Báo Ngày nay (Đan Mạch):

Vệ tinh số 1 làm Mỹ mất

Các thói kiêu căng tự khoe mình.

Vệ tinh số2 giáng một vố

Làm cả nước Mỹ đều thất kinh.

Báo Ngọn cờ (Ấn Độ):

Lý luận quân sự phương Tây

Bị vệ tinh đánh một vốmà ngây cả người

Ông Gátlan, Chủ tịch Hội nghiên cứu khoa học vệ tinh (Anh) nói:

So với Liên Xô, thì ngành chế tạo vệ tinh

Mỹ đang lạc hậu độ chừng 10 năm.

Thời báo Nữu Ước (Mỹ) cũng nhận rằng:

Mỹ không có hy vọng nay mai,

Chếtạo được vệ tinh nhân tạo sáng tày Liên Xô.

Khác với bọn Mỹ chủ quan và kiêu ngạo, những người cách mạng chúng ta không xem khinh khả năng tiến bộ của ai, kể cả của Mỹ. Nhưng chúng ta có quyền nói một cách chắc chắn rằng: Vì mục đích của nó là hòa bình và hạnh phúc của loài người cho nên khoa học, kỹ thuật của chế' độ xã hội chủ nghĩa đã tiến bộ hơn và sẽ hơn mãi khoa học, kỹ thuật của chế' độ tư bản chủ nghĩa.

TRẦN LỰC

Báo Nhân Dân, số 1390,

ngày 29-12-1957, tr.2.

1958

TÌNH HÌNH KINH TẾ MỸ

Các báo Mỹ than phiền rằng:

"Sự suy sút trong kinh tế đã lan tràn khắp nước Mỹ, và không gì chặn lại được. Bây giờ chỉ có một cách là cố gắng làm thế' nào để bớt hậu quả tai hại của sự suy sút đó” (báo Phô'Uôn).

"Nền kinh tế' Mỹ suy sút nhanh chóng một cách không thể’ tưởng tượng. Không ai biết bao giờ mới cải thiện được tình trạng đó” (báo Người hướng dẫn khoa học công giáo').

Để chứng tỏ sự suy sút đó, các báo Mỹ đã nêu mây chỉ số sản xuất của Mỹ giảm sút như sau, để’ làm thí dụ:

Tháng 8-1957 là 145

Tháng 11-1957 là 139

Tháng 12-1957 là 137.

Đúc thép là công nghiệp to nhâ't của Mỹ, giảm sút:

Trong tháng 10-1957 chỉ đạt 76% khả năng sản xuất

Đầu tháng 12-1957 chỉ đạt 69,2%

Cuối tháng 12-1957 chỉ đạt 67,9%.

Ngành sản xuất xe hơi cũng bị khủng hoảng:

Đầu tháng 12-1957 có 70.000 xe hơi ế' không bán được Cuối tháng 12-1957 có 80.000.

Sản xuất và buôn bán giảm sút, thì nạn thất nghiệp tăng thêm: Giữa năm 1957 có hơn 320.000 công nhân thất nghiệp Cuối năm 1957 có 370.000.

Tháng 2-1958 sẽ có 400.000

Tháng 6-1958 sẽ có hơn 500.000 tạp chí Tin tức hàng tuần.

Do tình hình đó, tờ báo của đại tư bản Mỹ Thời báo Nữu Ước đã phải thú nhận rằng: "Hiện nay, Mỹ không còn là một nơi sung sướng nhất nữa”. Trong lúc đó thì Mỹ đã xài hết 170.178 triệu đôla để chế' tạo tên lửa (Năm nay sẽ xài hơn 5.000 triệu đôla).

Và kinh tế Liên Xô

Năm 1957, sản xuất công nghiệp tăng 10%. Nông nghiệp tăng 17% (ngành chăn nuôi tăng bốn triệu con bò, tám triệu con cừu).

Hôm 19-12-1957, Xôviết tối cao đã thông qua kế' hoạch kinh tế' năm nay:

Sản xuất công nghiệp nặng sẽ tăng 8,3%.

Sản xuất công nghiệp nhẹ sẽ tăng 6,1%, gồm có:

11      xí nghiệp lớn làm thịt,

45 xí nghiệp lớn làm bơ,

12      xí nghiệp lớn làm đường...

Vải và lụa tăng 75 triệu thước, giày tăng 28 triệu đôi.

Nhà nước trích 36.800 triệu đồng rúp để’ làm thêm nhà ở.

Số công nhân, viên chức sẽ từ 52 triệu 60 vạn người tăng lên 54 triệu 40 vạn người.

Quỹ văn hóa xã hội tăng thêm 14.000 triệu đồng rúp.

Tiền chi về quốc phòng thì từ 96.700 triệu đồng rúp (năm 1957) giảm xuống 96.300 triệu đồng rúp.

Lẽ tất nhiên sản xuất tăng thì đời sống của nhân dân Liên Xô càng sung sướng hơn nữa.

Các khoản thu của ngân sách: 569.200 triệu rúp là do các xí nghiệp của Nhà nước nộp, 72.700 triệu rúp là do nhân dân đóng góp.

So sánh Liên Xô với Mỹ, Stêvenxơn (Lãnh tụ Đảng Dân chủ Mỹ) đã phải nói: "Công nghiệp nặng của Liên Xô phát triển nhanh hơn của Mỹ... và đại đa số nhân dân trên thế giới cho Liên Xô là giỏi hơn, mạnh hơn và hòa bình hơn nước Mỹ của chúng ta”.

TRẦN LỰC

Báo Nhân Dân, số 1393,

ngày 1-1-1958, tr.3.


RỪNG HOANG HÓA RA THÀNH THỊ

Ba năm trước đây, núi Gôriasây (Núi Nóng) là một nơi núi cao rừng rậm. Từng đàn hươu, nai, gấu, cọp làm chủ vùng này. Các loài ruồi, muôi, rắn, rết cũng nhan nhản.

Do sức lao động anh dũng của công trình sư, của công nhân và thanh niên, ở chân Núi Nóng đã mọc lên một thành phố công nghiệp phồn thịnh.

Lúc đầu, ngoài những khó khăn vì "rừng thiêng nước độc”, những lều trại của công nhân lại thường bị nước nguồn cuốn mất, hoặc bị gió núi đánh tan tành.

Nhưng khó khăn gì cũng không làm nản lòng của nhóm công nhân và thanh niên ấy. Họ quyết tâm xây dựng cho Tổ quốc một xí nghiệp mới, một thành phố mới. Họ thi đua nhau đào, đào mãi; đào không ngừng, đào đến khi họ thấy nhôm! Rõ ràng Núi Nóng là một mỏ nhôm rất to lớn.

Ngày nay, chân Núi Nóng đã hoàn toàn thay hình đổi dạng: mỏ nhôm đang được khai thác. Một con đường xe hơi rộng rãi chạy từ chân Núi Nóng đến thành phố Ugiua, song song với đường xe lửa mới. Những nhà máy nhôm đã sản xuất đều. Nơi trước đây ba năm là một vùng hoang vu, nay đã trở nên một thành phố mới và xinh đẹp, có đường rải nhựa, có vườn hoa xinh, có nhà thương, trường học, rạp hát, đèn điện, đài phát thanh, v.v..

Thành phố Núi Nóng hiện nay có hơn 7.000 người dân, trong đó 130 công dân mới ra đời tại Núi Nóng.

Đây lại là một chứng cớ rõ rệt: Sức lao động của người có thể biến đổi điều kiện thiên nhiên, và quyết tâm phấn đấu khắc phục khó khăn, thì lúc đầu tuy gian khổ mây, kết quả cũng nhất định sung sướng.

TRẦN LỰC

-    Báo Nhân Dân, số 1399, ngày 7-1-1958, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.11, tr.223-224.


NÔNG DÂN TRUNG QUỐC CHỐNG HẠN

Năm ngoái, ở Trung Quốc nhiều nơi mấy tháng liền không mưa. Nông dân đã dốc hết lực lượng ra chống hạn, không chịu bỏ một sào ruộng hóa.

Kết quả là "người đã thắng trời”: Cả năm, đã thu hoạch được 285 triệu tấn lương thực. So với năm 1949 thì số lương thực đó đã tăng hơn 70%, so với năm 1952 thì tăng 20%.

Trong việc chống hạn, bà con nông dân Trung Quốc cũng làm như đồng bào nông dân ta, nghĩa là dùng sức người. Ngoài những người già yếu tàn tật, phụ nữ có nghén và các trẻ em, còn tất cả mọi người đều tham gia chống hạn. Chỉ trong vòng ba tháng năm ngoái, họ đã đào giếng và khơi mương, lây nước tưới cho hơn 310 vạn mâu tây.

Họ cũng gặp nhiều khó khăn, như ở những miền núi và cao nguyên cao hơn mặt biển 2.000 thước. Song nhờ sức đoàn kết và sự quyết tâm, họ đã vượt mọi khó khăn và chống hạn đã thắng lợi. Thí dụ: tỉnh Thiểm Tây là một vùng đất khô, lại ít mưa, thế mà họ đã đào mương và giếng vượt mức kế hoạch 28%.

Vừa rồi, hơn 15.000 nông dân ngoại ô Bắc Kinh đã đào xong một con mương dài bảy cây số, rộng hơn sáu thước, sâu hơn ba thước, tưới cho 4.000 mâu tây. Những ngày Tết dương lịch, chẳng những nông dân không nghỉ mà còn có hơn ba vạn cán bộ, công nhân, học sinh và bộ đội ở Bắc Kinh cũng lợi dụng ngày nghỉ đó, đi tham gia đào mương với nông dân. Mặc dù trời rét như cắt, họ vân ra sức đào cả ngày cả đêm, cho nên chỉ trong 20 ngày đã đào xong mương.

Hiện nay, chúng ta cũng đang chống hạn, kinh nghiệm của anh em nông dân Trung Quốc rất quý cho ta. Chúng ta đoàn kết nhấ't trí và quyết tâm, thì công việc chống hạn của ta nhấ't định cũng thắng lợi như anh em Trung Quốc.

TRẦN LỰC

-    Báo Nhân Dân, số 1403, ngày 11-1-1958.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.11, tr.225-226.


LAO ĐỘNG TRÍ ÓC KẾT hợp với
LAO ĐỘNG CHÂN TAY

Phong trào ấy đang phát triển rất sâu rộng ở Trung Quốc. Hàng vạn cán bộ cao cấp và trung cấp đã xung phong về nông thôn hoặc lên miền núi tham gia lao động. Thí dụ:

Ở Quảng Đông, 15 vạn cán bộ đã về nông thôn.

Ở Vân Nam, 9 vạn.

Ở Quảng Tây, 8.000 tức là một nửa số cán bộ của các cơ quan và trường học.

Ở tỉnh Triết Giang, ngoài số cán bộ đã tình nguyện đi tham gia lao động, lao động chân tay đã thành một chế' độ ở năm trường đại học với 12 nghìn sinh viên và 476 trường trung học với 21 vạn học sinh. Các trường ấy, môi tuần lê có 6 giờ tham gia sản xuất. Viện nông học thì viện trưởng và các giáo sư cùng học sinh cả Viện đến các nông trường vừa dạy, vừa học vừa tham gia sản xuất.

Nhiều trường trung học đã sắp xếp các môn học vào những ngày thứ hai đến thứ sáu, để’ ngày thứ bảy và ngày chủ nhật đi tham gia lao động chân tay.

Ngoài những ngày giờ lao động nói trên, thầy giáo và học sinh còn tự làm lấy những việc trong trường, như sửa chữa nhà cửa, bàn ghế'...

Các em nhi đồng thì dành nửa ngày chủ nhật tham gia những công việc nhẹ ở nông thôn như làm cỏ, nhổ rau, bới khoai...

Sau mây ngày tham gia lao động chân tay, kết quả đầu tiên là thầy giáo và học trò đều bắt đầu có quan điểm đúng đắn đối với lao động, dần dần sửa đổ’i tư tưởng sai lầm như xem khinh lao động chân tay và người lao động chân tay.

Sau một thời gian về lao động ở nông thôn, nhiều anh chị em trí thức đã phát biểu ý kiến: "So với thành thị thì sinh hoạt ở nông thôn tuy khó khăn hơn, nhưng nông thôn chính là nơi tốt nhất cho người trí thức tự rèn luyện và cải tạo mình. Chúng tôi quyết đưa hế't lực lượng của mình để góp phần vào việc tăng gia sản xuâ't làm cho môi tấc đất của Tổ quốc trở nên một tấc vàng”.

Tháng Chạp năm ngoái, đồng chí Chu Ân Lai đến thăm một hợp tác xã nông nghiệp ở Triết Giang. Ở đó, có hơn 50 sinh viên đại học mới tốt nghiệp về tham gia sản xuât. Trả lời câu hỏi:

-    Vì sao người trí thức cần phải rèn luyện bằng lao động chân tay?

-     Thế' nào mới là người trí thức của giai cấp công nhân?

Đồng chí Chu trả lời: "Mọi điều trí thức đều do lao động mà có. Người trí thức không trực tiếp lao động chân tay thì sẽ quên mất cội rê, xem khinh lao động chân tay, đưa lao động chân tay và lao động trí óc đến chô đối lập với nhau. Đồng thời, người trí thức sẽ không trông thấy lực lượng tập thể của nhân dân lao động, rồi sinh ra tự kiêu tự đại, cho mình là giỏi hơn hết. Kết quả là xa rời nhân dân lao động, không thể hết lòng hết sức phục vụ nhân dân lao động. Vì lẽ đó, người trí thức cần phải qua một sự rèn luyện lâu dài, nhất là rèn luyện bằng lao động chân tay, để bồi dưỡng quan điểm quần chúng và quan điểm lao động, để kết hợp lao động trí óc với lao động chân tay, kết hợp trí tuệ của cá nhân với trí tuệ của tập thể.

Còn bao giờ thì sẽ cải tạo thành người trí thức của giai cấp công nhân? Điều đó không phải trải qua những khoá thi hoặc do cấp lãnh đạo quyết định. Nó phải xem tư tưởng và cảm tình của mình đã nhất trí với nhân dân lao động chưa? Mình đã hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân lao động chưa? Nó sẽ do quần chúng lao động phê chuẩn mà quyết định. Có người nhầm tưởng rằng chỉ về nông thôn ít tháng, "quét qua một lớp sơn” thế' đã là người trí thức của giai cấp công nhân. Tưởng như vậy là chủ nghĩa hình thức, là tư tưởng của giai cấp tư sản”.

Đồng chí Chu nói tiếp: "Sau này các em nhất định sẽ tiến bộ hơn những người lớp trước như chúng tôi. Các em sẽ đi vào thế kỷ thứ XXI tham gia xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Đảng và Chính phủ đã tạo cho thanh niên một hoàn cảnh thuận lợi; nhưng môi thanh niên cần phải tự giác, phải kiên trì lâu dài để’ tiến bộ mãi. Các em cần nhớ rằng: ai không tiến bộ thì sẽ bị đào thải...".

Phong trào kết hợp lao động trí óc với lao động chân tay ở các nước anh em khác cũng có. Thí dụ: Liên Xô đang thí nghiệm ở 10 trường trung học kế’ hoạch giáo dục mới như sau: Một nửa thời gian học ở trường, một nửa thời gian học sinh đến thực tập ở các nông trường, nhà máy. Các lớp thứ 9 và thứ 10 ở thành thị thì môi tuần học ở trường 3 ngày, những ngày khác thì tham gia sản xuất. Đến kỳ thi, ngoài những môn đã học ở trường, còn phải thi về môn kỹ thuật lao động.

Bắc Kinh, 10-1-1958

TRẦN LỰC

Báo Nhân Dân, số 1407,

ngày 15-1-1958, tr.3.

TẾT NGUYÊN ĐÁN Ở TRUNG QUỐC

Cũng như đồng bào ta, anh em Trung Quốc coi Tết Nguyên đán là ngày lê to nhất trong cả năm. Vì vậy, trước đây hê đến ngày Tết là thi nhau sắm sửa, ăn chơi.

Từ ngày giải phóng đến nay, nhân dân Trung Quốc đã sửa đổi phong tục ấy. Họ ăn Tết theo "đời sống mới”. Tết Nguyên đán đã trở nên những ngày vui vẻ, lành mạnh mà không lãng phí. Hơn nữa, bà con Trung Quốc đã biến dịp Tết thành một dịp củng cố đoàn kết tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Vài thí dụ:

-     Trong dịp Tết năm ngoái, Trung Quốc đã đẩy mạnh hai phong trào: Phía nhân dân là phong trào "Ủng quân ưu thuộc” nghĩa là nhân dân tăng cường phong trào ủng hộ bộ đội, giúp đỡ quân nhân phục viên, chiếu cố gia đình quân nhân và gia đình liệt sĩ...

Phía quân đội là phong trào "Ủng chính ái dân” nghĩa là quân đội và anh em phục viên thắt chặt tình đoàn kết giữa quân và dân, giúp đỡ chính quyền ra sức tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Hai phong trào ấy kết hợp với nhau và có kết quả rất tốt.

-     Các cơ quan và bộ đội tự động ăn Tết một cách tiết kiệm. Ảnh hưởng do đó, nhân dân cũng tự giác hạn chế' việc mua sắm Tết. Kết quả là so với Tết năm kia, số hàng hóa bán ra trong dịp Tết năm ngoái có thứ giảm 1 phần 3, có thứ giảm 1 phần 10, nhờ vậy mà giá thị trường rất ổn định.

Ngược lại, số tiền tiết kiệm gửi vào Ngân hàng chẳng những không giảm sút, mà lại tăng thêm rất nhiều. Như ở thành phố Thượng Hải (hơn 6 triệu người) trong dịp Tết số tiền tiết kiệm gửi Ngân hàng đã tăng hơn 473 triệu đồng nhân dân tệ. Tính trung bình thì môi người dân đã tiết kiệm hơn 76 đồng (1 đồng Trung Quốc bằng gần 1.500 đồng tiền ta).

-    Để cho việc giao thông vận tải giữ được mức bình thường, quân nhân, học sinh và cán bộ các cơ quan đều tự động không về ăn Tết ở quê hương mình.

-    Bà con nông dân chỉ vui chơi ăn Tết buổ’i sáng ngày mồng một. Từ trưa mọi người đã ra đồng tát nước chống hạn, hoặc làm những việc tăng gia sản xuất khác.

-    Anh chị em công nhân chỉ nghỉ Tết một ngày dù Nhà nước cho nghỉ ba ngày. Thí dụ: theo lời kêu gọi của công đoàn, công nhân các khu mỏ đã hy sinh 2 ngày nghỉ và đã đào được hơn 45 vạn tấn than, chuyển xong 48 vạn 5 nghìn tấn.

Có những công nhân thanh niên đã định nhân ngày Tết để’ về quê cưới vợ, nhưng cũng hoãn lại để’ tham gia sản xuất. Có nhiều người đã mua vé xe lửa để’ về thăm nhà, nhưng cũng trả vé xe lại để’ cùng làm việc với anh em. Vợ con công nhân thì khuyên chồng, khuyên cha vui Tết bằng cách tăng gia sản xuất.

Nhân đà hăng hái đó, công nhân lại thách nhau thi đua. Vì vậy, trong mấy ngày Tết sản lượng đã vượt mức những ngày thường.

Cán bộ công đoàn và xí nghiệp cùng các đồng chí lãnh đạo đều chia nhau đến tận nơi để’ khuyến khích và giúp đỡ công nhân. Anh em cấp dưỡng thì cố gắng làm cho cơm lành canh ngon hơn. Bà con nông dân cũng đến giúp việc khuân vác. Nói tóm lại, ở Trung Quốc Tết năm ngoái đã thành ngày Tết tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.

Vì có quyết tâm hy sinh lợi ích riêng cho lợi ích chung, vì tinh thần đấu tranh cách mạng được nâng cao, vì cố gắng làm tròn và làm vượt mức kế' hoạch Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội... mà nhân dân Trung Quốc nói chung, giai câ'p công nhân nói riêng, đã thu được kết quả vẻ vang để chúc mừng ngày Tết thắng lợi.

Đề nghị đồng bào Việt Nam ta nên học kinh nghiệm quý báu ây, và tổ chức ngày Tết Nguyên đán năm Mậu Tuất cho vui vẻ, lành mạnh và tiết kiệm.

Bắc Kinh, 20-1-1958

TRẦN LỰC

Báo Nhân Dân, số 1418,

ngày 26-1-1958, tr.3.


TÌNH NGHĨA ANH EM VIỆT - Ấn - MIẾN

Thư của L.T.

Em Hương yêu quý,

Chắc chắn khi tiếp được thư này, em sẽ rất sung sướng. Em sẽ vội vàng đọc lại cho thầy mẹ, các anh, các chị và các cháu nghe. Rồi em thuật lại cho bà con, cô bác trong làng đều biết. Kết quả sẽ là mọi người đều sung sướng vui mừng! Vì:

Trong cuộc Hồ Chủ tịch đi thăm hữu nghị hai nước bạn Ấn Độ và Miến Điện[45], anh là một trong mấy cán bộ có vinh hạnh được đi theo Bác.

Em nghĩ xem, đi theo Bác sẽ được học hỏi không ít, đến hai nước bạn lại được nghe thây thêm nhiều. Tục ngữ có câu: "Đi một phiên chợ, học một mớ khôn”. Chắc rằng chuyến này sự hiểu biết của anh sẽ tăng tiến. Anh sẽ cố gắng ghi chép những điều tai nghe mắt thây, tiếp tục gửi về cho em. Đó cũng là một cách giúp em học hỏi.

4 giờ chiều hôm qua (4-2-1958), chiếc máy bay Ấn sang đón Bác cất cánh từ trường bay Gia Lâm. Cùng đi có cụ Phó Thủ tướng Phan Kế Toại, ba đồng chí Bộ trưởng Hoàng Minh Giám, Phạm Hùng, Phan Anh và vài chục cán bộ phụ trách lê tân, quay phim, đánh máy, bảo vệ, v.v.. Đến sân bay tiên Bác rất đông người, gồm có các đồng chí Trung ương Đảng và Chính phủ, các vị đại biểu Quốc hội và Quân đội, Mặt trận và các đoàn thể’ nhân dân, đoàn ngoại giao, các em nhi đồng... Cùng ra tiên có đại sứ Kôn, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế’ và nhiều bà con Ấn kiều.

Sau khi cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi duyệt đội danh dự và thân mật chào hỏi các bà con đến tiên, Bác nói đại ý như sau:

"Mục đích cuộc đi thăm này là thắt chặt thêm nữa tình anh em giữa nước ta và hai nước bạn Ấn Độ và Miến Điện, do đó củng cố và phát triển thêm nữa mối đoàn kết giữa các dân tộc Á - Phi và bảo vệ hòa bình thế’ giới".

Giữa những tràng vô tay nhiệt liệt, Bác kết luận: "Tiên đi nhớ bữa hôm nay, mừng về xin đợi hôm này hai tuần sau!".

Ở trường bay thì có mưa phùn và gió rét. Nhưng khi máy bay lên cao hơn 2.000 thước, thì có mặt trời nắng ấm như mùa Thu.

Từ Thủ đô Hà Nội đến Cancútta đường xa non 2.000 cây số. Phải kinh qua ba nước Lào, Thái Lan và Miến Điện, bay liền bảy tiếng đồng hồ. Nhiều anh em e ngại rằng bay lâu như thế, Bác sẽ mệt. Nhưng suốt đường, khi thì nhìn ra cửa sổ xem phong cảnh, khi thì xem sách xem báo, Bác không có vẻ mệt nhọc chút nào.

11 giờ khuya, máy bay hạ cánh ở Cancútta. Ra sân bay đón tiếp, có bà Thủ hiến và các vị lãnh đạo xứ Bănggan cùng các nhân viên cao cấp của thành phố Cancútta.

Anh cần nói cho em rõ: Bà Thủ hiến là bà Naiđu giữ chức Thủ hiến, chứ không phải là "bà vợ ông Thủ hiến" như có người đã hiểu lầm. Bà Thủ hiến là con bà cụ Naiđu, một thi sĩ cách mạng nổi tiếng và cũng đã giữ chức Thủ hiến lúc bà cụ còn sống.

Cùng ra đón có các vị lãnh sự các nước anh em và mấy nước Á - Phi. Tuy đã đêm khuya, rất đông nhân dân Cancútta vân chờ đợi hai bên đường để’ hoan nghênh Bác.

Vê đến dinh Thủ hiến đã 12 giờ khuya. Cơm nước xong rồi thì đã một giờ sáng. Mọi người đặt lưng xuống giường là ngủ li bì. Nhưng anh cố gắng viết cho xong thư số 1 này để gửi cho em, vì sáng sớm ngày mai, Bác và đoàn sẽ tiếp tục đi máy bay đến Đêli, Thủ đô Ấn Độ.

Đêli, ngày 5-2-1958

Cancútta cách Đêli 1.316 cây số.

Để đón Bác, Tổng thống Praxát đã phái đến Cancútta một tổ liên lạc để’ đi với Bác suốt những ngày Bác ở thăm Ấn Độ. Trong tổ gồm có: ba viên trung tá và thiếu tá, đại biểu cho hải, lục, không quân; một người phụ trách báo chí; một người chụp ảnh; một người quay phim; ông Sênapati phụ trách bảo vệ; và đại tá Đétpăngđi, Bí thư quân sự của Phủ Tổng thống làm trưởng tổ liên lạc kiêm lê tân. Đại tá Đétpăngđi và ông Sênapati phục vụ rất tận tụy và rất kín đáo. Hai người luôn luôn ở cạnh Bác, nhưng trong mấy trăm bức ảnh đăng ở các báo không hê có hình ảnh của hai người.

Máy bay của Bác và Đoàn đến cách Đêli độ 100 cây số, thì có tám chiếc máy bay quân sự ra đón.

Đến Đêli vừa đúng 12 giờ trưa.

Khi Bác và Đoàn từ máy bay bước xuống, có 21 phát đại bác bắn chào, nhưng tiếng hoan hô của quần chúng hầu như đã che lấp tiếng súng.

Sân bay bố trí rất long trọng và xinh đẹp, quốc kỳ hai nước Việt - Ấn tung bay rợp trời. Từ chỗ máy bay đỗ đến rạp tạm nghỉ đều trải bằng thảm đỏ. Mái rạp rất rộng lớn làm bằng những bức thêu kết lại. Dưới đất thì phủ bằng những tấm thảm nhiều màu sắc. Chung quanh rạp là những chậu hoa đẹp và thơm.

Bên tay phải có một rạp khác, dành cho các quan khách đến đón. Tổng thống Praxát, Thủ tướng Nêru và con gái là bà Inđira Găngđi đến tận cầu thang máy bay đón Bác và Đoàn một cách rất thân mật. Các em nhi đồng ríu rít chạy lại tặng hoa.

Tổng thống và Thủ tướng đang đi kinh lý các tỉnh xa, ngày hôm qua mới về Thủ đô để đón Bác và Đoàn. Dù cảm gió, khản cổ, nhưng Tổng thống vân cố gắng đến sân bay đón Bác.

Bác và Đoàn đi bắt tay các Bộ trưởng, các đại biểu Quốc hội, các tướng lĩnh, các vị trong Đoàn ngoại giao...

Đội nhạc danh dự cử quốc ca hai nước Việt - Ấn.

Bác đi duyệt đội danh dự gồm có hải, lục, không quân.

E rằng Tổng thống quá mệt, Bác kiên quyết khuyên mãi, cụ Praxát mới chịu về nghỉ. Trước khi thay mặt Tổng thống đọc lời hoan nghênh, Thủ tướng Nêru nói: Hồ Chủ tịch là một nhà đại cách mạng phi thường trong thời đại này. Người luôn luôn giải quyết những vấn đề khó khăn với nụ cười trên môi...

Lời hoan nghênh của Tổng thống như sau:

“Thưa Chủ tịch,

Tôi rất lấy làm sung sướng được hoan nghênh Chủ tịch lần đầu tiên Ngài đến thăm nước chúng tôi. Tất cả chúng tôi hoan nghênh Ngài như một đại chiến sĩ cho tự do, như một vị lãnh tụ thân mến và như Chủ tịch của một nước bạn là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ấn Độ luôn luôn quan tâm đến sự giải phóng của những dân tộc bị nước ngoài thống trị trái với ý muốn của nhân dân. Sau khi đã giành được tự do, sự quan tâm của chúng tôi trở nên sự đồng tình tích cực, dù rằng chúng tôi cũng có những sự hạn chế của chúng tôi.

Chúng tôi vô cùng sung sướng thây Chủ tịch đến với chúng tôi. Nhân danh Chính phủ, nhân dân Ấn Độ và cá nhân tôi, tôi xin nhiệt liệt hoan nghênh Ngài. Tôi mong rằng những ngày Ngài ở lại Ấn Độ sẽ là những ngày vui vẻ và có kết quả. Và Ngài sẽ có dịp đi thăm những cố gắng của chúng tôi đã làm được để xây dựng tương lai tươi đẹp cho đâ't nước chúng tôi...”.

Đêli, ngày 6-2-1958

Em Hương, hôm qua, từ sáng sớm lên máy bay cho đến 10 giờ rưỡi tối tiếp khách xong, Bác và Đoàn hầu như không nghỉ ngơi chút nào. Tuy vậy mọi người đều rất khoan khoái. Còn về phần anh thì ghi chép nhiều, một quyển nhật ký đã gần hết giây. Nhưng chưa biết bao giờ mới viết được hết để thuật lại tât cả mọi việc cho em hay. Thôi thì anh cứ viết dần dần vậy.

Hôm qua tại sân bay, đáp lại lời hoan nghênh của Tổng thống Praxát, Bác nói đại ý như sau:

"Nhận lời mời của Tổng thống Praxát, chúng tôi rất sung sướng được đến thăm nước Cộng hòa Ấn Độ anh em. Chúng tôi chân thành cảm ơn sự đón tiếp long trọng và thân mật của các bạn. Chúng tôi xin chuyển đến các bạn và toàn thể nhân dân Ấn Độ anh em lời chào mừng thân ái của nhân dân Việt Nam.

Chúng tôi đến đất nước vĩ đại của các bạn với sự đồng tình sâu sắc, nó đã gắn bó nhân dân hai nước chúng ta. Hiện nay hơn 1.200 triệu nhân dân Á - Phi, trong đó có 400 triệu nhân dân Ấn Độ đã được giải phóng. Đó là một sự kiện cực kỳ quan trọng. Ngày nay nước Cộng hòa Ấn Độ là một nước độc lập, đồng thời là một cường quốc đã có những cống hiến quý báu cho hòa bình ở châu Á và thế giới và Ấn Độ đang giữ một vai trò quan trọng trên trường quốc tế.

Sau tám, chín năm kháng chiến gian khổ để giải phóng đất nước, nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi. Hiệp định Giơnevơ đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và đã công nhận chủ quyền, độc lập, lãnh thổ toàn vẹn của Việt Nam. Ngày nay, nhân dân Việt Nam đang ra sức củng cố hòa bình, xây dựng đất nước và đấu tranh thống nhất Tổ quốc của mình.

Nước Cộng hòa Ấn Độ đã cống hiến nhiều trong việc lập lại hòa bình ở Việt Nam, Ủy ban Quốc tế' do Ấn Độ làm Chủ tịch đã cố gắng trong nhiệm vụ giám sát và kiểm soát việc thi hành Hiệp nghị Giơnevơ ở Việt Nam. Nhân dân Việt Nam luôn luôn biết ơn Chính phủ và nhân dân Ấn Độ.

Nhân dân Việt Nam rất sung sướng thấy rằng quan hệ hữu nghị giữa hai nước chúng ta ngày càng phát triển. Chúng tôi rất sung sướng được gặp Tổng thống Praxát và gặp lại Thủ tướng Nêru, một người bạn tốt mà nhân dân Việt Nam đã có hân hạnh đón tiếp ở Hà Nội.

Cuộc đi thăm của chúng tôi lần này sẽ giúp chúng tôi hiểu biết hơn nữa nhân dân Ấn Độ anh dũng đang ra sức xây dựng nước nhà; và chúng tôi sẽ học những kinh nghiệm quý báu của các bạn trong công cuộc xây dựng kinh tế và phát triển văn hóa. Chúng tôi tin rằng cuộc đi thăm của chúng tôi sẽ củng cố thêm nữa tình hữu nghị và sự hợp tác giữa hai nước chúng ta và góp phần vào sự củng cố tình đoàn kết giữa nhân dân các nước Á - Phi và bảo vệ hòa bình thế' giới.

Một lần nữa, chúng tôi cảm ơn các bạn về cuộc đón tiếp nhiệt liệt này.

Tình hữu nghị bền vững giữa hai nước Việt - Ấn muôn năm!

Hòa bình ở châu Á và trên thế' giới muôn năm!

Panch sheela muôn năm!”.

Bác vừa dứt lời thì mọi người vô tay và hoan hô sôi nổi.

Sân bay Palam (em chớ đọc nhầm là "Gia Lâm” nhé!) cách thành phố 19 cây số. Hai bên đường cắm đầy quốc kỳ Ấn Độ và cờ đỏ sao vàng. Bác và Thủ tướng Nêru đi chiếc xe trần, kế đến xe hơi của Đoàn và hàng trăm chiếc xe của quan khách. Đoàn xe hơi kế tiếp nhau thành như một con rồng bơi giữa một cái biển hàng chục vạn người. Càng gần thành phố người càng đông thêm. Họ reo hò, vô tay, hô khẩu hiệu: "Jai Việt Nam!”, "Hồ Chí Minh jindabad!", "Hindi - Việt Nam bhai bhai!”...[46].

Đến gần Phủ Tổng thống có đội lính cưỡi ngựa (đội bảo vệ của Tổng thống) ra đón. Ngựa con nào con ây rất cao to. Người lính cũng cao to, đi giầy ống đen, mặc áo đỏ quần trắng, đầu bịt khăn thêu kim tuyến, tay cầm cây giáo dài, trông thật oai vệ.

Trước Phủ Tổng thống lại có thảm đỏ, có rạp thêu như ở sân bay. Một lần nữa đội nhạc cử quốc ca hai nước. Bác đi xe hơi đặc biệt để duyệt đội vệ binh.

Nghi lê xong, Thủ tướng Nêru và bà Inđira mời Bác và Đoàn vào nghỉ tại nhà khách trong Phủ Tổng thống, ở tầng thứ 3. Lâu đài này rộng thênh thang, rất nhiều phòng, nhiều cửa, nếu không có người dân đường thì rất dê đi lạc.

2 giờ rưỡi đến 3 giờ rưỡi Thủ tướng Nêru và bà Inđira cùng Bác và Đoàn ăn cơm trưa một cách thân mật như trong gia đình. Sau khi ăn cơm xong, bà con Ấn Độ cũng thường ăn trầu như bà con Việt Nam ta.

4    giờ 15 phút, Bác và Đoàn đi đặt vòng hoa ở Rajghat. Đây là một công viên rộng lớn làm nơi kỷ niệm, chứ không phải là mộ Thánh Găngđi. Giữa công viên có đắp một cái bệ vuông rộng và cao. Đây là nơi mà mấy năm trước, lúc Thánh Găngđi đang diên thuyết thì bị một tên phát xít ám sát. Trước khi lên bệ để đặt vòng hoa, mọi người đều cởi giày và đi chân không. Đó là theo phong tục Ấn Độ, khi đi vào nơi cúng lê đều làm như vậy. Vòng hoa này đưa từ Hà Nội sang. Khi đặt vòng hoa và mặc niệm, Bác rất cảm động. Hai điều đó đã đồn khắp Đêli và khắp Ấn Độ vì các báo đã đặc biệt nêu lên. Bác đã trồng một cây hoa đại (cũng đưa từ Hà Nội sang) ở công viên làm kỷ niệm.

Chúng ta còn nhớ rằng đầu năm 1947, Ấn Độ đang đấu tranh giành độc lập, mà Việt Nam ta thì đang bắt đầu kháng chiến. Tuy trong lúc nước bạn đang còn khó khăn, nhưng Thánh Găngđi đã không quên kêu gọi nhân dân Ấn Độ "hoàn toàn đồng tình với nhân dân Việt Nam đang chiến đấu cho chính nghĩa”. Vê sau, người tín đồ xuất sắc của Thánh Găngđi là Thủ tướng Nêru luôn luôn đồng tình và ủng hộ cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân ta.

5    giờ chiều, Bác đi thăm Tổng thống Praxát. Sợ Tổng thống mệt, Bác định chỉ Bác và các vị trong Đoàn đến thôi. Nhưng cụ Praxát yêu cầu tất cả các anh em cán bộ ta cùng đến; rồi Cụ cùng mọi người chuyện trò và uống nước chè, thân mật như người trong nhà.

6   giờ, Thủ tướng Nêru đến thăm Bác. Hai vị lãnh tụ nói chuyện thân mật về tình hình thế' giới và quan hệ hữu nghị giữa hai nước chúng ta.

7    giờ, ông Mơnông, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến thăm Bác.

8    giờ đến 10 giờ rưỡi, hai ông Bộ trưởng ăn cơm với Bác và Đoàn. Đó là cách sắp đặt khéo, để’ Bác và Đoàn có dịp tiếp xúc thân mật với các vị lãnh đạo trong Chính phủ nước bạn.

Sau đó, Bác còn ký nhiều quyển sổ kỷ niệm. Cũng như người phương Tây, bà con Ấn Độ thích xin chữ ký của những người có danh tiếng để làm kỷ niệm. Mới hôm đầu mà Bác đã nhận được rất nhiều quyển sổ xin chữ ký. Nhiều người ở địa phương xa cũng gửi thư và điện đến xin chữ ký của Bác.

Đêli, ngày 6-2-1958

Bác và Đoàn hôm nay có một chương trình hoạt động nặng lắm em ạ. Em xem chương trình như sau:

Tham gia tiệc trà của "Ủy ban tiếp đón Hồ Chủ tịch”,

Thăm Viện Nghiên cứu khoa học vật lý,

Thăm Viện Nghiên cứu nông nghiệp,

Gặp Ủy ban Kế' hoạch Nhà nước,

Nhân dân thành phố Đêli chào mừng,

Tổng thống Praxát chiêu đãi.

"Ủy ban đón tiếp Hồ Chủ tịch” là một tổ chức rộng rãi, gồm có nhiều vị đại biểu Quốc hội và nhân sĩ nổi tiếng ở Đêli, không phân biệt xu hướng chính trị, đảng phái, tín ngưỡng.

Trước khi Bác đến Đêli, Ủy ban đã kêu gọi nhân dân Thủ đô đi đón Bác cho đông.

4 giờ chiều hôm nay, Ủy ban mở tiệc trà chiêu đãi Bác và Đoàn. Nơi chiêu đãi là Câu lạc bộ Hiến pháp, có một cái rạp lớn cũng làm bằng những tấm thảm thêu kết lại, trang trí rất đàng hoàng. Độ 300 người tham gia, trong đó có nhiều vị trong Đoàn ngoại giao. Bầu không khí trong cuộc chiêu đãi rất là thân mật và vui vẻ. Chỉ tiếc rằng Chủ tịch Ủy ban là bà Ramếch Vary Nêru - một lãnh tụ phụ nữ và chị em họ của Thủ tướng Nêru - bị cảm không đến dự được.

Theo lệ thường, các vị phụ trách trong Ủy ban choàng hoa cho Bác và các vị trong Đoàn. Rồi các em học sinh trai và gái hát bài hoan nghênh. Ủy ban tặng Bác nhiều quyển sách về mỹ thuật Ấn Độ. Ngoài ra còn một món quà lạ: Một gia đình trẻ tuổi với ba cháu gái bé đã biếu Bác một con hươu con, thây vậy mọi người cười ồ và vô tay nhiệt liệt.

Ông Chủ tịch trong buổi chiêu đãi đọc lời hoan nghênh đầy nhiệt tình.

Trong lời cảm ơn, Bác nói đại ý như sau:

"Tôi rất cảm ơn những lời khen ngợi thân ái của ông Chủ tịch. Song tôi không phải là anh hùng. Chính những người dân Việt Nam và Ấn Độ đã đoàn kết đấu tranh giành lại tự do, độc lập cho Tổ quốc mình - đó mới là những người anh hùng thật...

40, 50 năm trước đây, tôi đã đi từ Á sang Âu, từ Phi sang Mỹ, đâu đâu tôi cũng thấy những người đau khổ... Nhân dân Á - Phi thì bị bọn thực dân áp bức bóc lột. Nhân dân Mỹ da đen thì bị Mỹ da trắng đày đọa xem khinh. Nhưng ngày nay, do sự đấu tranh anh dũng của nhân dân, đêm tối áp bức đã bị đánh lui, mùa xuân tự do tươi sáng đã đến. Nhiều nước Á - Phi đã giành được chủ quyền độc lập. Chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để đấu tranh chống nghèo nàn và dốt nát, để xây dựng một cuộc sống mới, hạnh phúc, hữu nghị và hòa bình...”.

Bác kết luận bằng khẩu hiệu: Năm nguyên tắc chung sống hòa bình muôn năm!

Thủ tướng Nêru vì bận việc cho nên đến chậm. Bà con yêu cầu Thủ tướng phát biểu ý kiến. Thủ tướng nói đại ý:

"Tôi không có nhiệm vụ trong cuộc chiêu đãi này, nhưng tôi cũng cố gắng đến tham gia vì là chiêu đãi Hồ Chủ tịch... Hồ Chủ tịch là một nhân vật đặc biệt, tính rất giản đơn nhưng lòng rất rộng rãi. Hôm qua khi từ sân bay về, Hồ Chủ tịch nói với tôi rằng Ngài có đem từ Hà Nội sang một vòng hoa và một cây đại để’ đặt và trồng ở nơi kỷ niệm Thánh Găngđi. Ngài còn nói thêm rằng cũng có đưa vòng hoa và cây đào để kỷ niệm ông cụ thân sinh tôi. Hồ Chủ tịch gặp ông cụ thân sinh tôi ở Thủ đô nước Bỉ năm 1927 trong cuộc Hội nghị quốc tế chống chủ nghĩa thực dân. Một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi và cách đây đã lâu năm mà Hồ Chủ tịch còn nhớ đến cụ thân sinh tôi. Đó tuy là một việc bình thường nhưng nó chứng tỏ một cách rõ rệt phẩm chất vĩ đại của Hồ Chủ tịch...”. Nghe Thủ tướng Nêru nói, mọi người rấ't cảm động.

Em Hương ạ, một người bạn Ấn Độ cho anh biết rằng Ủy ban đón tiếp này và cuộc chiêu đãi như thế' này là một sự kiện đặc biệt, lần này mới có để đón tiếp một quý khách đặc biệt là Bác Hồ của chúng ta.

Em Hương ạ, hôm nay, khi Bác và Đoàn đi thăm Ủy ban Kế' hoạch Nhà nước, Viện Nghiên cứu nông nghiệp và Viện Nghiên cứu khoa học, thì anh vì bận công việc, không đi được, tiếc quá!

6 giờ chiều, Bác và Đoàn đi dự cuộc chào mừng của thị xã Đêli, tổ chức ở "Thành Đỏ”. Đó là cung điện đồng thời là đại bản doanh của vua chúa cổ xây dựng từ năm 1639. Lâu đài phía trong đều làm bằng đá trắng rấ't lộng lây. Tường vách ngoài thì đều màu đỏ, cho nên gọi là "Thành Đỏ”.

Từ Phủ Tổng thống đến Thành Đỏ, hai bên đường, người đứng chật ních đón chào Bác và Đoàn. Khi bước vào trong Thành Đỏ, anh có cảm tưởng như đi vào một cảnh bồng lai. Chung quanh lâu đài và khắp các bồn hoa và cây cối đều treo đầy những đèn điện xanh, đỏ, vàng, tím, trắng. Từ cổng vào đến chô khai hội, hàng chục cổng chào kết bằng hoa, bằng lụa và đèn điện, liên tiếp nhau thành một hành lang đủ sắc, đủ màu... Một khung cảnh cực kỳ đẹp mắt...

Toàn thể ủy viên hành chính thị xã và hàng nghìn công dân Thủ đô đã chờ đón sẵn. Khi Bác và Đoàn cùng Thủ tướng Nêru, ông Thị trưởng và bà Phó Thị trưởng đi vào, mọi người đứng dậy hoan hô nhiệt liệt. Các cô nữ học sinh hát bài hoan nghênh. Ông Thị trưởng đọc lời chào mừng, đại ý như sau:

"Kính thưa Chủ tịch. Tôi rất sung sướng được thay mặt nhân dân Thủ đô Đêli nhiệt liệt hoan nghênh Ngài. Chúng tôi chẳng những hoan nghênh Ngài vì Ngài là một vị Chủ tịch của một nước bạn có quan hệ với Ấn Độ đã từ lâu đời, mà còn vì Ngài là một vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại... Ngài đã đấu tranh suốt đời giành tự do và hạnh phúc cho nhân dân, chống lại sự thống trị của đế quốc...

Thánh Găngđi đã dạy chúng tôi đấu tranh bằng phương pháp hòa bình và tình bạn. Mười năm trước đây, Thánh Găngđi đã bị một tên phản động ám sát, nhưng hình ảnh của Người vân sống mãi trong lòng chúng tôi. Tình thương yêu của nhân dân đối với Người và nước Ấn Độ tự do do Người đã xây dựng - đó là tấm bia bất diệt của Thánh Găngđi...

Cũng như Ấn Độ, chúng tôi đã chịu đựng nhiều năm đau xót trước khi giành được tự do, Chủ tịch và nhân dân Việt Nam đã kinh qua bao nhiêu gian khổ để đi tới giải phóng. Những cuộc đấu tranh ấy đã làm cho nhân dân hai nước chúng ta đoàn kết và càng hiểu biết nhau.

Chúng tôi thiết tha với hòa bình... Trên thế' giới ngày nay, hòa bình lâu dài là một điều cực kỳ quan trọng và cấp thiết. Khi người ta đã phát minh những thứ vũ khí kinh khủng như hiện nay, thì những người có trí khôn không ai muốn có chiến tranh. Chúng tôi tin rằng năm nguyên tắc chung sống hòa bình là chính sách đúng đắn mà các nước cần thực hiện. Trong cuộc đấu tranh cho hòa bình, chúng tôi chắc rằng hai nước chúng ta sẽ hợp tác hết sức chặt chẽ...

Chúng tôi rất biết ơn Chủ tịch đã đến với chúng tôi, và xin Chủ tịch chuyển lời chào hữu nghị của chúng tôi cho nhân dân Việt Nam anh em...”.

Trong lời cảm ơn, Bác nói:

"Nhân dân Việt Nam đã sung sướng được hoan nghênh Thủ tướng Nêru và Phó Tổng thống Rađacrixnan. Lần này chúng tôi rất sung sướng được sang thăm nước Ấn Độ vĩ đại, quê hương của Đức Phật và của Thánh Găngđi. Chúng tôi được Chính phủ và nhân dân Ấn Độ đón tiếp long trọng và thân mật. Hôm nay lại được gặp các bạn ở đây, tôi xin thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam cảm ơn các bạn, và gửi tới toàn thể anh chị em công dân Ấn Độ và Thủ đô Đêli lời chào thân thiết nhất.

Nhân dân hai nước chúng ta đã có quan hệ anh em từ lâu đời... Dưới ách thống trị của thực dân, quan hệ ấy tạm bị gián đoạn trong một thời kỳ. Nhưng tình hữu nghị cổ truyền vân luôn luôn gắn bó hai dân tộc chúng ta.

Ngày nay, Ấn Độ là một nước hùng mạnh, đóng một vai trò quan trọng trên thế giới. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Thủ tướng Nêru, một vị lãnh tụ lôi lạc, các bạn đã thu được nhiều thành tích to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước, phát triển nền văn hóa tốt đẹp có truyền thống lâu đời và phát triển một nền kinh tế' tự chủ... Những điều ây chứng tỏ rằng khi một dân tộc đã được độc lập, thì có đủ khả năng xây dựng một đời sống ngày càng tươi đẹp. Chúng tôi mừng các bạn về những thành tích tốt đẹp đã thu được trong kế' hoạch 5 năm lần thứ nhất, và chúc các bạn thu được nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa trong kế' hoạch 5 năm lần thứ hai.

Cùng với nước Ấn Độ vĩ đại, nhiều nước Á - Phi đã thoát khỏi ách thực dân, trở thành những nước độc lập. Nhân dân Trung Quốc đang hăng hái xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhân dân các nước Đông - Nam Á và Trung, Cận Đông đã vùng dậy, kiên quyết giành lại và bảo vệ quyền tự do độc lập của mình. Nhân dân châu Phi đang anh dũng đấu tranh chống ách đế' quốc. Chế' độ thực dân đang tan rã không gì cứu vãn được. Thời kỳ bọn thực dân làm mưa làm gió đã qua rồi...

Trong phong trào chống chủ nghĩa thực dân, Ấn Độ đã góp một phần to lớn, Việt Nam cũng đã góp phần nhỏ của mình. Nhân dân Việt Nam đã đấu tranh hơn 80 năm chống thực dân Pháp và đã kháng chiến gian khổ trong tám, chín năm trường. Kết quả nhân dân Việt Nam đã thắng bọn thực dân. Việc đó chứng tỏ rằng một dân tộc biết đoàn kết nhất trí, quyết tâm chiến đấu, và được sự ủng hộ của nhân dân thế' giới, thì cuối cùng nhất định thắng lợi. Hiệp nghị Giơnevơ đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam và công nhận chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam...

Hiện nay, nguyện vọng thiết tha nhất của nhân dân Việt Nam là thống nhất Tổ quốc bằng tổng tuyển cử tự do như Hiệp nghị Giơnevơ đã quy định. Nhưng vì âm mưu của đế quốc và bọn tay sai của chúng cho nên nước Việt Nam đến nay chưa được thống nhất. Nước Việt Nam là một, từ Nam đến Bắc chung một tiếng nói, một lịch sử, một văn hóa và một nền kinh tế. Nhân dân Việt Nam đã hy sinh nhiều xương máu để đấu tranh cho tự do độc lập, quyết không một lực lượng nào ngăn cản được sự nghiệp thống nhất Tổ quốc của mình. Chúng tôi tin chắc rằng cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà của chúng tôi nhất định thắng lợi...

Chúng tôi đấu tranh cho hòa bình. Vì có hòa bình chúng tôi mới có điều kiện xây dựng đất nước... Chúng tôi hết sức tán thành năm nguyên tắc chung sống hòa bình mà Thủ tướng Nêru là một trong những người đề xướng. Chúng ta cần có hòa bình để xây dựng một cuộc đời hạnh phúc cho nhân dân và con cháu chúng ta...

Phong trào đấu tranh cho hòa bình đang lan rộng khắp thế giới. Nhân dân thế' giới đều đòi phải chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang, đòi tài giảm binh bị, cấm sản xuất và cấm dùng vũ khí nguyên tử và khinh khí, đòi giải tán các khối quân sự xâm lược, thủ tiêu các căn cứ quân sự ở nước ngoài. Nhân dân các nước đòi mở cuộc hội nghị những người đứng đầu chính phủ các nước để giải quyết các vấn đề quốc tế' bằng phương pháp thương lượng hòa bình đặng làm dịu tình hình thế' giới. Chắc rằng ý nguyện hòa bình của nhân dân thế' giới nhất định sẽ thắng mọi âm mưu gây chiến...

Chúng tôi sung sướng nhận thây trong cuộc đấu tranh chung cho hòa bình thế' giới, cho độc lập dân tộc, nhân dân hai nước chúng ta sát cánh với nhau, cùng nhau theo đuổi mục đích chung. Chúng tôi chắc rằng nhân dân Ấn Độ mong cho Việt Nam sớm thống nhất, cũng như nhân dân Việt Nam mong cho vùng Goa sớm trở về trong đại gia đình Ấn Độ...

Chúng tôi tin chắc rằng cuộc đi thăm nước Cộng hòa Ấn Độ lần này của chúng tôi càng thắt chặt thêm nữa tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước chúng ta, đồng thời góp phần tăng cường tình đoàn kết giữa các nước Á - Phi và củng cố hòa bình ở châu Á và thế' giới.

Một lần nữa chúng tôi xin gửi lời chào thân ái của chúng tôi và của nhân dân Thủ đô Hà Nội đến toàn thể’ anh chị em công dân Thủ đô Đêli...".

Trong cuộc hoan nghênh này đã xảy ra một chuyện rất thú vị: Trên đài Chủ tịch, ở giữa hàng đầu có một cái ghế' sơn son thếp vàng, bọc nhung đỏ, giống như một cái ngai vàng. Mặc dù ông Thị trưởng và Thủ tướng Nêru cố mời Bác ngồi "ngai" ấy, Bác nhất định từ chối. Thấy thái độ khiêm tốn của Bác, quần chúng nhiệt liệt tán thành, họ đứng cả dậy vô tay và hoan hô "Hồ Chí Minh jindabad!". Cuối cùng phải thay một cái ghế khác, Bác mới ngồi. Sau chuyện đó, các báo đã viết: Hồ Chủ tịch đã xóa bỏ một hình thức lê tân bằng một cử chỉ rất dân chủ...

8    giờ chiều (6-2-1958), bắt đầu cuộc chiêu đãi của Tổng thống. Cụ Praxát mệt không đến được, do Thủ tướng Nêru thay mặt. Tại Phủ Tổng thống, trong nhà và ngoài vườn đều trang hoàng lộng lây như ngày Tết. Dự tiệc này độ 100 người, gồm có các vị lãnh đạo trong Chính phủ và Quốc hội, Đoàn ngoại giao và những nhân sĩ nổi tiếng. Tiệc đến nửa chừng, Thủ tướng Nêru đọc lời chúc mừng của Tổng thống Praxát, đại ý như sau:

"Tôi rất vui mừng được hoan nghênh Hồ Chủ tịch... Chúng ta hoan nghênh Chủ tịch, một vị lãnh tụ xuất sắc đồng thời là một chiến sĩ vĩ đại cho tự do...

... Bị đè nén lâu năm dưới sự thống trị của nước ngoài, chúng tôi biết sự giải phóng chính trị là quý nhường nào, vì vậy chúng tôi luôn luôn đồng tình với các dân tộc để thoát khỏi ách thống trị với ngoại quốc. Với sự quan tâm và đồng tình, chúng tôi đã theo dõi những sự biến đổi ở Việt Nam.

Cuộc biến đổi ây đã kết thúc với Hội nghị Giơnevơ năm 1954. Chúng tôi mong rằng tình trạng hiện nay sẽ kết thúc với sự thống nhâ't Việt Nam bằng phương pháp hòa bình trên nền tảng dân chủ.

... Nhiều thế' kỷ trước đây, Ấn Độ đã có quan hệ mật thiết với các nước Đông - Nam Á, kể’ cả Việt Nam, về văn hóa, xã hội và tôn giáo. Chúng tôi càng sung sướng nhớ lại thời kỳ quá khứ mà hai nước chúng ta đã có những quan hệ hữu nghị thắm thiết, vì chúng ta đưa thêm tình nghĩa ấy vào tương lai, để làm cho mối quan hệ và ý nguyện chung là xây dựng kinh tế trong

nước và củng cố hòa bình trên thế giới - sẽ tạo thành những quan hệ mới giữa chúng ta, làm cho tình hữu nghị sẵn có giữa nhân dân hai nước Ấn - Việt càng phát triển và củng cố.

Cũng như Việt Nam... từ ngày giành được chính quyền về mình, Ấn Độ đang ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp. Tôi mong rằng trong những ngày ở lại Ấn Độ, Chủ tịch sẽ có dịp thăm một vài việc xây dựng ấy... Tôi tin chắc rằng việc Chủ tịch đến thăm nước chúng tôi sẽ đưa lại sự hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa nhân dân Ấn Độ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”...

Lời cảm ơn của Bác đại ý như sau:

... "Khi đến đất nước Ấn Độ vĩ đại, chúng tôi rất sung sướng được thăm quê hương của một trong những nền văn minh lâu đời nhất trên thế' giới... Nền tảng và truyền thống của triết học Ấn Độ là lý tưởng hòa bình, bác ái. Liên tiếp trong nhiều thế' kỷ, tư tưởng Phật giáo, nghệ thuật và khoa học Ấn Độ đã lan khắp thế' giới.

Nhưng thực dân đã xâm lược nước Ấn Độ hàng trăm năm... Để giành lại độc lập tự do của mình, nhân dân Ấn Độ đã anh dũng đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Hiện nay Ấn Độ là một nước lớn giữ một vai trò ngày càng quan trọng trên thế giới, đã đóng góp nhiều vào việc giữ gìn hòa bình, phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế giữa các nước trên năm nguyên tắc chung sống hòa bình...

Hiện nay lực lượng hiếu chiến trên thế giới đang âm mưu xô đẩy loài người vào một cuộc chiến tranh vô cùng tàn khốc. Nhân dân thế' giới chán ghét và căm thù chiến tranh; không ngừng đấu tranh để giữ gìn và củng cố hòa bình. Trong cuộc đấu tranh cho hòa bình, Ấn Độ đã có nhiều cống hiến lớn. Lực lượng hòa bình hiện nay mạnh hơn bao giờ hết và có khả năng ngăn ngừa chiến tranh... Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rất hoan nghênh mọi sáng kiến và mọi cố gắng nhằm làm cho tình hình thế' giới bớt căng thẳng. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với Thủ tướng Nêru tán thành đề nghị của Liên Xô về việc những người đứng đầu các nước mở hội nghị nhằm tăng cường sự hợp tác quốc tế' và lòng tin cậy lân nhau để giữ gìn hòa bình thế' giới. Chúng tôi cũng phản đối tất cả các khối quân sự xâm lược. Chúng tôi tán thành việc tổng tài giảm quân bị, việc cấm vũ khí nguyên tử và khinh khí...

Hiện nay nước Việt Nam chúng tôi, vì sự can thiệp của đế' quốc mà việc thống nhất đất nước chưa được thực hiện bằng tổ’ng tuyển cử tự do như Hiệp nghị Giơnevơ đã quy định...

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, không ai chia cắt được. Chúng tôi kiên quyết phấn đấu để thực hiện thống nhất nước nhà bằng phương pháp hòa bình... Chúng tôi tin chắc rằng nước Việt Nam nhất định sẽ được thống nhất... Trong cuộc đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, Chính phủ và nhân dân chúng tôi luôn luôn biết ơn sự đồng tình và ủng hộ của Chính phủ và nhân dân Ấn Độ anh em... Chúng tôi tin chắc rằng cuộc đi thăm Ấn Độ lần này của chúng tôi sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị giữa hai nước chúng ta đồng thời góp phần vào việc củng cố và phát triển khối đại đoàn kết của các nước Á - Phi...”.

Tiệc này thức ăn giản đơn và ngon lành; không nhiều thứ nhiều món bề bộn như các cuộc chiêu đãi của ta. Trong các cuộc chiêu đãi ở Ấn Độ đều uống nước lã, không dùng rượu. Đó là một điều mà chúng ta nên bắt chước.

Sau bữa tiệc có một giờ văn công, múa rất giỏi, hát rất hay. Các chị em nghệ sĩ hát bài Quốc ca của ta rất rõ, rất đúng. Bác và Thủ tướng Nêru đã tặng hoa cho các anh chị em nghệ sĩ.

Những bài diên thuyết chào mừng và cảm ơn, anh chỉ viết cho em những đoạn anh ghi chép được, chứ không phải cả nguyên văn.

9      giờ sáng (7-2-1958), các em học sinh trai và gái, thuộc đoàn thể "Kỷ luật quốc dân”, tổ chức một cuộc biểu diên để hoan nghênh Bác và Đoàn. Cùng đi có Thủ tướng Nêru, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và nhiều nhân sĩ khác. Đoàn thể này mới thành lập bốn năm nay, nhằm mục đích bồi dưỡng thanh niên và nhi đồng thành những người mạnh khỏe, yêu nước và có kỷ luật.

Hôm nay, 3.000 em chia làm 28 đội do các đội trưởng tý hon chỉ huy. Chương trình gồm có:

Hoan hô Tổ’ quốc ba lần.

Tập các động tác.

Diêu qua trước đài Chủ tịch, vừa đi vừa hát.

Các điệu múa dân gian.

Thể thao trèo cột.

Hoan hô Bác ba lần.

Hát quốc ca Việt và Ấn.

Trong đám các em gái bé dâng hoa, có một em mù hai mắt được Bác ẵm lên. Em ấy sờ râu sờ má Bác, rồi ôm chặt lấy Bác một cách rất âu yếm. Mọi người trông thấy đều cảm động.

Các em biểu diên khéo và hát hay, được mọi người vô tay khen ngợi.

Sau cuộc biểu diên, Bác thân mật dặn dò các em: Học tập siêng năng, giữ gìn trật tự, bảo vệ sức khỏe, nghe lời Bác Nêru. "Mai sau các cháu sẽ thành những đội quân hùng mạnh để xây dựng Tổ quốc, bảo vệ hòa bình...”.

Bác nói thêm: "Đối với các cháu, bác là Bác Hồ, chứ không phải là Cụ Chủ tịch”. Nghe vậy các em vừa vô tay, vừa hoan hô "Bác Hồ! Bác Hồ!”. Một em chạy lên biếu Bác hai cái kẹo.

10    giờ rưỡi, Bác và Đoàn đi xem Tháp Qut - Minar. Tháp này xây dựng từ năm 1199. Cao 76 thước tây. Có năm tầng. Ba tầng dưới xây bằng đá đỏ, hai tầng trên bằng đá trắng. Từ nền tháp đến chóp có 379 bậc thang đá. Đứng trên đỉnh tháp trông thấy toàn bộ phong cảnh Thủ đô Đêli.

Cách tháp mươi thước là di tích của nhà thờ Quvat-ul- islam, xây từ năm 1193. Tuy đã 765 năm, những rường cột chạm trổ rất khéo vân còn nguyên vẹn. Điều đó chứng tỏ rằng từ xưa nghệ thuật xây dựng của Ấn Độ đã rất tinh vi.

Giữa sân nhà thờ có một cái cột sắt tròn trồng trên một cái bệ. Cột sắt cao độ 7 thước. Tuy đã trải qua hơn 1.500 năm mưa nắng, cột sắt không có chút sét gỉ nào, vì nó là chất sắt thuần tuý 100%.

Ngay sau cuộc đi thăm, cả Thủ đô Đêli đồn rằng Bác thật là anh hùng, lý do là: Xưa nay các quý khách đến xem, trẻ cũng như già, chỉ đứng dưới sân nhìn lên, không ai trèo đến đỉnh tháp, nay Bác đã lên đến tầng cao nhất - Cho nên Bác là anh hùng!

12 giờ rưỡi, Thủ tướng Nêru mời Bác và Đoàn ăn cơm ở dinh Thủ tướng. Bữa ăn này rất thân mật và vui vẻ, không có lê tiết ngoại giao. Ngoài Bác và Đoàn, có độ 50 vị bạn thân của Thủ tướng.

Sau bữa tiệc, ông M. Nát, Thư ký Hội xinê trẻ con, đã biếu Bác một cuộn phim về trẻ em Ấn Độ.

Khi trở về Phủ Tổng thống, Bác xuống xe, đi bộ. Vì vậy, anh em bảo vệ thì rất lúng túng. Bà con đi đường thì rất vui mừng, họ chạy theo hoan hô Bác, như một cuộc biểu tình.

3 giờ đến 4 giờ, Bác tiếp hơn 50 đại biểu các báo Ấn Độ, Anh, Mỹ...

Đối với nước ta, báo chí nước bạn có cảm tình rất tốt. Lâu trước ngày Bác đến Ấn Độ, nhiều báo đã đăng những bài hoan nghênh, ảnh và tiểu sử của Bác, cuộc kháng chiến anh dũng và thành tích trong việc xây dựng hòa bình của quân và dân ta. Nhiều báo đăng cả thơ, ca và phong tục Việt Nam. Mây hôm nay, các báo đăng những bài dài thuật lại những hoạt động của Bác với nhiều lời ca tụng.

Trong cuộc tiếp xúc hôm nay, trước hết, Bác đọc lời tuyên bố đã viết sẵn, nội dung gồm có:

-      Cảm ơn sự đón tiếp long trọng và thân mật của Chính phủ và nhân dân Ấn Độ anh em.

-      Chính phủ và nhân dân ta ủng hộ và thực hiện năm nguyên tắc chung sống hòa bình.

-      Chống chủ nghĩa thực dân; ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Á - Phi; ta chủ trương Angiêri phải được độc lập, xứ Goa phải trở về Ấn Độ, Tây Iriăng trở về Nam Dương, Đài Loan trở về Trung Quốc.

-      Chống chiến tranh, chống vũ khí nguyên tử, chống các khối quân sự xâm lược.

-      Nhân dân Việt Nam kiên quyết đấu tranh thống nhất nước nhà bằng phương pháp hòa bình...

Rồi Bác trả lời một loạt câu hỏi (các báo đã gửi đến trước) về:

-      Thành tích xây dựng kinh tế' và chính sách ngoại giao của nước ta.

-      Sự đóng góp của ta trong công cuộc giữ gìn hòa bình thế' giới, v.v..

Sau đó, Bác trả lời mười mấy câu hỏi (mới tiếp được) của đại biểu một tờ báo Mỹ. Vài ví dụ:

-      Nhân dân Việt Nam coi nhân dân Mỹ là bạn của mình; chúng tôi chống là chống chính sách can thiệp của đế quốc Mỹ.

-        Dù là nhỏ xíu, quả vệ tinh Mỹ đã phóng được cũng góp phần vào sự phát triển của khoa học và Bác mong cho khoa học hòa bình của Mỹ tiến bộ.

-     Thành tích to nhất của nhân dân Việt Nam là đã giành được tự do, độc lập.

-      Trong thời kỳ kháng chiến, quân đội Việt Nam đã lấy được nhiều vũ khí Mỹ cung cấp cho Pháp. Thế' là Mỹ đã gián tiếp cung cấp vũ khí cho quân đội Việt Nam.

-      Về câu hỏi: Phải chăng Liên Xô và Trung Quốc khống chế' Việt Nam? Bác nói: "Tôi xin lôi các bạn, câu hỏi này hơi nghếch ngác ngây thơ...”.

Suốt trong cuộc nói chuyện, nhiều lần các ký giả đã cười ồ và vô tay, vì những câu trả lời lý thú của Bác.

Nhiều anh em nhà báo nói: Đã lâu, mới có một cuộc tiếp các nhà báo vui vẻ và cởi mở thế' này.

5     giờ chiều (7-2-1958) Bác đến từ biệt Tổng thống. Cụ Praxát tặng Bác một cây bồ đề nhỏ. Tiếng Ân Độ cũng gọi bồ đề là "bodi" như tiếng ta. Lạ thật em nhỉ!

Cây bồ đề này rất quý vì là chồi non của cây bồ đề cổ thụ đã chứng kiến Đức Phật đắc đạo.

Nhân dịp này, Bác mời Tổ’ng thống sang thăm nước ta. Cụ Praxát cảm ơn và vui vẻ nhận lời mời.

6     giờ, Bác và Đoàn đến thăm "Hội những người Ân nghiên cứu tình hình thế' giới". Đến dự cuộc gặp gỡ này có hơn 300 người trí thức, chính trị và khoa học. Sau đây là tóm tắt những điểm nói chuyện của Bác:

Lịch sử độc lập và thống nhất lâu đời của nước ta. Cuộc đấu tranh trường kỳ chống thực dân Pháp. Sự nghiệp thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cuộc kháng chiến anh dũng của quân và dân ta đã thắng lợi: Hiệp nghị Giơnevơ đã chấm dứt chiến tranh, công nhận chủ quyền, độc lập và lãnh thổ toàn vẹn của nước ta... Bác nghiêm khắc lên án chính sách can thiệp của đế quốc Mỹ hòng biến miền Nam thành một thuộc địa, một căn cứ quân sự của Mỹ. Sự đoàn kết và quyết tâm của nhân dân ta đấu tranh giành thống nhất nước nhà bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở những điều kiện hợp tình, hợp lý của Cương lĩnh Mặt trận Tổ quốc và Hiệp nghị Giơnevơ.

Về chính sách ngoại giao, Chính phủ và nhân dân ta chủ trương hợp tác thân thiện với các nước trên nền tảng năm nguyên tắc chung sống hòa bình.

Bác nêu rõ những thành tích của ta về xây dựng kinh tế và phát triển văn hóa từ ngày hòa bình được lập lại.

Về tình hình thế giới, Bác nói: Hiện nay lực lượng hòa bình lớn mạnh hơn bao giờ hết và đủ sức ngăn chặn chiến tranh. Tuy vậy, phe đế quốc vân đeo đuổi âm mưu gây chiến. Cho nên, nhân dân thế giới yêu chuộng hòa bình cần phải nâng cao cảnh giác, kiên quyết chống chiến tranh, chống các khối quân sự xâm lược, chống thử bom nguyên tử và khinh khí... Tinh thần Hội nghị Băngđung và kết quả tốt đẹp của Đại hội Lơ Ke vừa rồi làm cho nhân dân Á - Phi thêm đoàn kết, thêm hùng mạnh, thêm kiên quyết chống chủ nghĩa thực dân, thêm hăng hái giữ gìn hòa bình thế giới.

Bác kết luận: Mặc dù có nhiều khó khăn, song với sức đoàn kết và quyết tâm của mình, với sự ủng hộ của 400 triệu nhân dân Ấn Độ và sự đồng tình của nhân dân thế giới, nước Việt Nam nhất định sẽ thống nhất.

Trước khi vào đề, Bác nói: "Báo cáo này hơi dài. Bao giờ các bạn không muốn nghe nữa xin cứ nói thật, tôi sẽ kết thúc”. Mọi người cười và vô tay.

Đọc xong bản báo cáo, Bác nói thêm: "Việt Nam thống nhất không những ích lợi cho chúng tôi mà còn ích lợi cho các bạn, vì các bạn sẽ khỏi tốn công nghiên cứu một vấn đề phức tạp. Và cũng ích lợi cho vị Chủ tịch kính mến của chúng ta đây (ông Crítxna Masari là Chủ tịch hội này và Chủ tịch cả Ủy ban Kế' hoạch Nhà nước). Vì Việt Nam thống nhất, môi năm sẽ có thể bán sang Ấn Độ hơn một triệu rưởi tấn gạo để giúp giải quyết một phần vấn đề lương thực...”. Mọi người lại cười ồ và vô tay nhiệt liệt.

Thuật lại cuộc nói chuyện này, nhiều báo Ấn viết: "Thái độ thật thà và khiêm tốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy được cảm tình của mọi người đến nghe hôm nay”.

-    7 giờ, Bác và Thủ tướng Nêru ký bản tuyên bố chung. Văn kiện quan trọng này sẽ đăng ở các báo, anh không ghi chép ở đây.

-    7 giờ rưỡi, Bác chiêu đãi và từ biệt Tổng thống, Thủ tướng và các bạn ở Đêli. Sau khi tỏ lời cảm ơn Tổ’ng thống, Thủ tướng và nhân dân Đêli, Bác nói tóm tắt: "Trong nhiều vấn đề quan trọng, các bạn Ấn Độ và chúng tôi đều đồng ý với nhau. Điều đó chứng tỏ rằng quan hệ anh em giữa hai nước chúng ta ngày càng phát triển và củng cố hơn nữa... Và do đó, sẽ giúp thắt chặt thêm nữa tình đoàn kết giữa các nước Á - Phi và tăng cường lực lượng bảo vệ hòa bình thế' giới".

Thay mặt Tổng thống Praxát, Thủ tướng Nêru trả lời đại ý như sau: "Hồ Chủ tịch là một người có độ lượng rộng rãi. Ngài vừa nói với tôi Ngài đã "phải lòng" Đêli; như thế' là cần phải có một quả tim rất to... Sự thật thì nhân dân Đêli cũng đã "phải lòng" Ngài. Trong ba ngày Hồ Chủ tịch ở đây, đã có nhiều cuộc mít tinh và cuộc trao đổi ý kiến, nhiều khi bằng tiếng nói, nhiều khi không cần đến tiếng nói. Chúng ta có người trao đổi bằng tiếng nói, có người trao đổi bằng cảm tình. Chúng ta đã tiếp xúc với một người mà người ấy là một bộ phận của lịch sử châu Á. Chúng ta gặp gỡ một vĩ nhân, đồng thời chúng ta gặp gỡ một đoạn lịch sử. Vì vậy, không những chúng ta đã thêm về mặt tư tưởng, mà còn thêm danh giá cho chúng ta. Gặp gỡ Hồ Chủ tịch là một kinh nghiệm nó làm cho chúng ta tốt thêm...”.

Thủ tướng nói ước ao Bác ở lại lâu hơn, nhưng khó mà mời những người có trách nhiệm nặng nề lưu lại lâu ngày ở nước ngoài. Thủ tướng mong Bác đến thăm Ấn Độ lần nữa. "Hồ Chủ tịch tỏ ý muốn lần khác "vi hành” đến thăm Ấn Độ. Nhưng một đoạn lịch sử muốn "vi hành” thì không phải dê... Thật là một sự sung sướng mà có một người vĩ đại và đáng yêu đến với chúng ta và, mặc dù những mâu thuân trên thế' giới hiện nay, người ta vân cảm thấy nhân đạo, hữu nghị và tình thương yêu nó sẽ xóa được mọi mâu thuân”. Thủ tướng kết luận gọi Bác là một người vĩ đại, một bạn vĩ đại và một đồng chí vĩ đại.

9     giờ tối (7-2-1958) nghe tin Bác sắp rời Đêli, các em bé (cháu của Tổng thống, con của các nhân viên cao cấp ở Phủ Tổng thống) kéo nhau đến chào Bác. Các em hát cho Bác nghe, rồi đòi Bác cho chữ ký để làm kỷ niệm. Đã đến giờ nhưng các em còn quyến luyến, vây tròn lấy Bác, không muốn để’ Bác đi. Có em hỏi: Bác ơi Bác, bao giờ Bác trở lại chơi với các cháu?

10    giờ 25 phút, xe sắp sửa chạy đi Nănggan. Nhà ga, sân ga, vườn ga đều trang trí với quốc kỳ hai nước và đèn điện nhiều màu sắc, đẹp như ngày Tết. Ra ga tiên Bác và Đoàn, có Thủ tướng và bà Inđira, nhiều vị trong Chính phủ và Quốc hội, Đoàn ngoại giao và những bạn mới quen biết.

Lúc chia tay, khách và chủ đều tỏ tình rất quyến luyến. Bác đứng trên cửa xe vây tay và nói chơi: "Cửa này là cửa hòa bình”. Thủ tướng Nêru cười và trả lời: "Cửa hòa bình, chúng ta phải để nó mở rộng mãi mãi”.

10 giờ rưỡi, xe lửa chuyển bánh rời Thủ đô đi Nănggan.

Chào các bạn Đêli thân mến! Chúng tôi sẽ luôn luôn ghi nhớ tình hữu nghị thắm thiết của các bạn đối với lãnh tụ và nhân dân Việt Nam!...

Đêli là một thành phố rất cũ và rất mới, có độ hai triệu nhân dân. Hơn 2.000 năm nay, Đêli đã trải qua nhiều cuộc bể’ dâu và đã thay đổi sáu, bảy lần. Lúc thì thành phố mới mọc chồng trên thành phố cũ. Lúc thì thành phố cũ vân đứng bên thành phố mới. Vì vậy, Đêli có nhiều di tích lịch sử xưa, lại có nhiều lâu đài mới. Ngày nay Đêli có hai phần: Đêli cũ là nơi dân cư đông và phố xá nhiều. Bên cạnh là Đêli mới, nơi tập trung các cơ quan chính quyền, xây dựng xong từ năm 1931. Quốc hội, Phủ Tổ’ng thống, dinh Thủ tướng, các Bộ đều ở gần nhau. Nhà cửa to, đường sá rộng, vườn hoa nhiều, xứng đáng là Thủ đô của một nước có hơn 382 vạn cây số vuông đất đai, 362 triệu nhân dân (nước Ấn Độ chia làm 14 bang và 6 khu trực thuộc Chính phủ trung ương).

Đối với những người bạn, nhân dân Đêli có thái độ rất niềm nở thân mật, đáng yêu. Trong những ngày ở Thủ đô, môi lần Bác và Đoàn đi ra, luôn luôn hàng nghìn, có khi hàng vạn người đón chào hai bên đường. Ngoài những tiếng hoan hô, những bàn tay chào vây, tình cảm sâu sắc nhất là nơi con mắt trìu mến của họ. Môi lúc Bác và Đoàn đi gần các trường học, thì các em học sinh chạy ùa ra, nhảy nhót, hò reo, chạy theo xe Bác và hoan hô: "Sasa Hồ, jindabad!".

Một hôm, độ 9 giờ sáng, anh có việc đi ra phố, thấy có hàng vạn người đi xe đạp liên tiếp nhau hơn một cây số, rất có trật tự. Họ đi từ Đêli cũ vào Đêli mới. Anh tưởng là một đám biểu tình bằng xe đạp. Hỏi ra mới biết đó là nhân viên đi làm việc ở các cơ quan.

Nănggan cách Đêli 360 cây số, đi về phía bắc. Đi xe lửa đặc biệt phải 12 tiếng đồng hồ, tức là 9 giờ sáng mai sẽ đến. Thế là tối hôm nay Bác và Đoàn cùng tất cả anh em cán bộ được nghỉ ngơi suốt đêm.

Trên xe, ăn cơm rồi thì đã 12 giờ khuya, nhưng anh cố viết cho xong thư này...

Mấy hôm vừa qua, công việc khẩn trương, ai cũng hơi mệt. Vì xe lắc, mắt anh lại riu ríu, viết chữ o thì thành chữ a. Tiếng bánh xe chạy nhịp nhàng như ru ngủ... Anh cùng các đồng chí trong cơ quan đi tham gia chống hạn ở ngoại ô, cùng đi có cả cậu Lâm và cô Hạnh. Dạo này chúng đang tìm hiểu nhau... Đến nơi thì gặp anh chị em học sinh cấp III, họ thách chúng mình thi đua. Mọi người ra sức làm việc, toát cả mồ hôi mồ hám, nhưng vân vừa làm vừa hát để’ khuyến khích nhau. Không biết ai đã cố ý xếp Lâm và Hạnh cùng tát một gầu. Chúng cũng vừa tát vừa hát. Hạnh cất giọng hát:

“Thi đua tát nước vào đông,

Tát bao nhiêu nước, em thương chông bây nhiêu".

Đồng chí Quế cười gật gù và nói: “Con bé Hạnh này lì thật" rồi thúc một đấm vào lưng anh... Thức giấc dậy thì tay anh đang cầm bút để’ trên tờ giấy, nhìn ra cửa sổ thì trời đã rạng đông...

Nănggan, 8-2-1958

Em Hương yêu quý,

9 giờ sáng nay, Bác và Đoàn đến Nănggan. Ra ga đón, có ông Thủ hiến và các nhân viên cao cấp bang Pănggiáp.

Nănggan là một thành phố nhỏ đang trở nên một thành phố to, vì ở đây đang xây dựng cái đập chứa nước to nhất ở Ấn Độ là đập Bacơra ở trên sông Sútlê.

Việc chuẩn bị đắp đập Bacơra bắt đầu từ năm 1946, nhưng đến tháng 11 năm 1955 mới khởi công.

Đập này bề cao 225 thước tây. Chân đập dày 436 thước.

Việc đầu tiên là phải dọn sạch 4 triệu thước khối đá và sỏi. Số lượng bêtông dùng vào đập (hơn 80 vạn tấn) có thể đắp thành một con đường rộng hai thước rưỡi chạy vòng quả đất. Số gang sắt (10 vạn tấn) có thể lắp 480 cây số đường ray.

Trước khi đắp đập, phải xây 12 cây số đường xe lửa và một khu nhà ở cho 15.000 công nhân. Cả đêm, cả ngày có 8.000 công nhân làm việc.

Công việc ở đập này đều làm bằng máy. Ở cạnh đập có một xưởng bêtông môi giờ có thể sản xuất 400 tấn. Một đai chuyền cao su chạy bằng máy dài 7 cây số môi giờ đưa 750 tấn đá sỏi từ bờ sông đến máy chọn lọc. Máy này chọn đá sỏi ra từng hạng to, vừa và nhỏ. Chọn lọc xong, đá sỏi đi vào máy rửa cho sạch và quạt cho nguội. Rồi sang máy trộn cho đều thành bêtông. Sau đó, bêtông được đưa lên những toa xe lửa đặc biệt rồi chuyển sang máy vận tải bằng dây chuyền. Cuối cùng, do máy điện đúc bêtông thành những khối vuông và to để dùng đắp đập.

Gần chân đập Bacơra có hai nhà máy điện, môi nơi sản xuất 900 kilôoát.

Núi ở đây có những lớp đá như đất sét dê vỡ và khó đắp, cho nên công việc xây dựng gặp nhiều khó khăn.

Anh em Ấn Độ rất tự hào đã vượt mọi khó khăn đắp được cái đập này. Họ cho nó là biểu hiện cho tinh thần tích cực, hy vọng tương lai, và lòng tin tưởng vào sự tiến bộ của nước Ấn Độ mới.

Anh nghĩ rằng bà con Ấn Độ có quyền tự hào như vậy, vì đập Bacơra là một bộ phận trong hệ thống thủy lợi Bacơra Nănggan, nó sẽ tưới cho 4 triệu mâu tây ruộng đất hiện đang khát nước.

Ông Thủ hiến và ông giám đốc hướng dân Bác và Đoàn đi xem kỹ công trình xây dựng này. Độ cuối năm sau thì đập Bacơra sẽ làm xong. Bác nói với ông Thủ hiến: "Bao giờ khánh thành đập, Ngài tin cho tôi biết, tôi sẽ gửi điện mừng”. Ông Thủ hiến vui vẻ trả lời: "Tôi kính cám ơn Chủ tịch trước, và nhất định sẽ báo cáo để Chủ tịch biết mà mừng cho chúng tôi”.

Chiều, hai giờ rưỡi, ông Thủ hiến đưa Bác và Đoàn đi thăm một làng làm theo "Kế hoạch cải tiến nông thôn”.

Hơn 85% nhân dân Ấn sống ở nông thôn. Giải quyết lương thực (môi năm 63 triệu tấn) là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Vì vậy Chính phủ Ấn Độ rất quan tâm đến việc cải tiến nông thôn. Kế' hoạch này nhằm cải thiện nông nghiệp; tăng cường vệ sinh và giáo dục; giải quyết nhà ở và các vấn đề khác cần thiết cho đời sống của nông dân. Những việc cải thiện này do nhân dân tự làm lấy, với sự hướng dân và giúp đỡ của Chính phủ.

Cuối năm 1952, Chính phủ đã chọn 55 vùng làm thí điểm. Cuối kế' hoạch 5 năm thứ nhất đã phát triển đến 1.160 vùng. Nơi mà Bác và Đoàn đến thăm hôm nay cách Nănggan độ 20 cây số. Trong làng có những ngôi nhà kiểu mâu, khuôn khổ nhỏ nhưng sạch sẽ, gọn ghẽ. Các nghề thủ công như dệt vải, thuộc da, v.v. đều tổ chức thành hợp tác xã. Hôm nay, nông dân các xã chung quanh cùng làng này có tổ chức hội chợ, trưng bày các sản phẩm, như các thứ ngũ cốc, vải vóc, da thuộc, đồ chơi cho trẻ con, v.v.. Có nhiều thứ vải dệt và thêu bằng tay rất đẹp. Một cụ già trong hội chợ biếu Bác một tấm da beo. Bác phải từ chối mãi, ông cụ mới chịu lấy lại.

Rồi đến buổi văn công, do thanh niên trai và gái biểu diên các điệu múa và các bài hát địa phương. Hơn hai, ba nghìn người đến xem biểu diên.

4 giờ rưỡi đi xem đập Nănggan. Đập này ở phía dưới dòng đập Bacơra hơn 10 cây số, tác dụng của nó là để giữ mức nước Bacơra được bình thường. Đập Nănggan làm xong hồi tháng 7- 1954 và đã tưới nước cho một vùng khá rộng ở Pănggiáp, Pépsu và Ragiastan.

Để’ đưa nước hai đập Bacơra và Nănggan vào ruộng, nông dân ở vùng này đã đào được 960 cây số mương. Đập và mương thành một công trình thật là vĩ đại. Anh nghĩ rằng mai sau nước ta đắp được vài cái đập to như thế’ này, thì vấn đề thủy lợi ở nước ta sẽ được giải quyết một cách tốt đẹp.

6 giờ chiều, ông Thủ hiến mở tiệc chiêu đãi rất long trọng.

9 giờ Bác và Đoàn lên xe đi Agơra cách đây hơn 500 cây số, về phía Nam Đêli.

Agơra, 9-2-1958

Em Hương,

Agơra cách Đêli 200 cây số. 10 giờ sáng nay Bác và Đoàn đến đây để thăm ngôi lăng nổi tiếng khắp thế' giới là Tagiơ Mahan.

Trước hết anh kể tóm tắt cho em nghe lịch sử thành phố Agơra:

Người ta chỉ biết rõ lịch sử thành phố này từ năm 1495. Năm ấy, vua Lôđi từ Đêli xuống đây xây dựng thành phố Agơra. Sau đó mười năm, một cuộc động đất dữ dội đã làm cho thành phố đổ’ nát hết. Một lần nữa, vua Lôđi bắt nhân dân xây dựng lại Agơra.

Năm 1564, vua Môgôn bắt nhân dân mở mang thêm thành trì Agơra làm Thủ đô Ấn Độ. Chỉ ở đó 14 năm, y rời Thủ đô đi nơi khác. 19 năm sau, y lại trở về đóng đô ở Agơra. Được sáu năm thì y chết. Con y lại bỏ Agơra đi đóng đô nơi khác. Đây cũng là một chứng thực rằng bọn vua chúa không tiếc mồ hôi nước mắt của nhân dân mà chỉ làm theo ý muốn của chúng, xây lên rồi bỏ đi, bỏ đi rồi lại xây lên, tốn kém không biết ngần nào mà kể. Em nghĩ có đáng trách không?

Đến thế' kỷ XVII (từ năm 1632) dưới thời vua Sa Giêhan lại xây dựng Agơra thành một Thủ đô cực kỳ tráng lệ.

Nhưng từ năm 1770 trở về sau, Agơra đã bị chiến tranh tàn phá năm lần. Lần cuối cùng (1803) Agơra bị thực dân Anh xâm chiếm. Ngày nay Agơra là một thắng cảnh nổi tiếng của nước Ấn Độ tự do.

Tagiơ Mahan trước là lăng của Hoàng hậu Nungtát Mahan, vợ Vua Sa Giêhan (đầu thế kỷ XVII). Giêhan là một người đa tình, đông con và xa xỉ.

Khi bà Mahan đẻ đứa con thứ 14 thì mắc bệnh sản hậu mà chết. Giêhan thương tiếc quá, bèn bắt dân xây lăng này để chôn vợ y. Để xây Tagiơ Mahan, hai vạn công nhân làm trong 22 năm mới xong. Nghe nói tốn hơn 30 triệu đồng rupi (hơn 21 nghìn triệu đồng ngân hàng).

Ấn Độ có nhiều lâu đài, chùa miếu lâu đời và đồ sộ, nhưng Tagiơ Mahan nổ’i tiếng là đẹp nhất ở Ấn Độ và trên thế giới. Người ta gọi nó là "bài thơ bằng đá gấm”.

Từ ngoài cửa đi vào là một khu vườn rộng và đẹp. Ở giữa có một cái hồ dài và một cái truông chắn lại như chữ i viết hoa. Giữa hồ có những vòi nước phun lên cao, hai bên có những cây cổ thụ soi bóng xuống nước hồ trong vắt.

Lăng có hai tầng sân, sân dưới bằng đá đỏ, sân trên bằng đá trắng. Bốn góc sân có bốn cái tháp cao ba tầng. Toàn bộ lăng đều xây bằng đá gấm trắng tinh. Ở phía trong lăng là một gian phòng rộng tám góc. Chính giữa là mả của hoàng hậu và mả của Giêhan đều bằng đá gấm trắng, chạm trổ với những thứ đá ngọc nhiều màu sắc, xem như những tấm thảm thêu. Chung quanh có những bức bình phong, trước kia là bằng vàng, về sau đổi bằng cẩm thạch.

Hai mả để ở đây là hai mả giả. Hai mả thật thì ở dưới hầm cũng giống hệt như hai mả này. Các cửa, các tường đều chạm trổ một cách rất tinh vi, hoặc thếp vàng, hoặc khảm ngọc.

Người công trình sư xây dựng lăng này khéo lợi dụng cả điều kiện thiên nhiên để’ tô điểm cho nó thêm đẹp. Như khi trời nắng thì những chạm trổ và những màu sắc nổi lên óng ánh rất xinh tươi. Đêm sáng trăng thì sắc trắng của lăng và màu xanh của vườn hòa lân với ánh trăng thành một phong cảnh rất thơ mộng.

Cách Tagiơ Mahan mấy trăm thước là cung điện và đại bản doanh của dòng Vua Giêhan. Lúc còn sống, Giêhan thường đứng bên này bùi ngùi nhìn sang lăng vợ.

Cung điện này cũng xây bằng đá đỏ và đá trắng, gồm có nhiều lâu đài rất đồ sộ và chạm trổ rất tinh vi. Ngoài những lâu đài khác, có một nhà tắm của "cung tần mỹ nữ”, trên trần nhà và chung quanh tường có khảm hàng vạn miếng gương, để khi họ tắm thì rọi ra những hình ảnh của con người. Có một con đường ngầm bí mật từ chô Vua ở ra đến bờ sông, để phòng khi có biến cố thì vua có lối chuồn để tránh nạn. Có một ngôi lầu tám góc gọi là lầu Hoa Nhài, gọi như vậy vì tường vách cột kèo đều chạm trổ hình những hoa ấy bằng đá ngọc. Mái lầu thì tròn và thếp vàng. Vua Giêhan già chết ở lầu này. Đến phút cuối cùng, y vân ngoảnh mặt nhìn sang lăng vợ.

Những năm Giêhan đã già, thì bị con trai y là Orănggiép chiếm ngôi vua và nhốt y lại trong lầu tám góc ấy...

Các nhà báo hỏi ấn tượng của Bác đối với cuộc đi thăm này. Bác nói: "Ngày xưa nhân dân lao động Ấn Độ đã xây dựng những cung điện lâu đài cực kỳ đồ sộ. Ngày nay nhân dân Ấn Độ dùng tài năng và lực lượng của mình làm những nhà máy to, đắp những đập nước lớn, để làm cho nước nhà giàu mạnh, con cháu mình sung sướng. Điều đó chứng tỏ rằng nhân dân Ấn Độ có một quá khứ vẻ vang và một tương lai càng rực rỡ”.

3 giờ chiều Bác với Đoàn từ giã Agơra đi Bombay.

3 giờ chiều (9-2-1958) máy bay cất cánh từ Agơra. Gần bảy giờ đến Bombay. Ông Thủ hiến, các nhân viên cao cấp và nhiều đoàn thể’ nhân dân ra đón Bác và Đoàn ở sân bay. Cũng đeo vòng hoa, duyệt đội danh dự, cũng đọc lời chào mừng, cũng long trọng như những nơi khác. Bác cùng Đoàn đi về dinh Thủ hiến. Hai bên đường có hàng chục vạn nhân dân đón chào.

Bảy giờ rưỡi tối ông Thủ hiến chiêu đãi. Tiệc xong, có văn công múa hát rất vui.

Trước hết, anh hãy tóm tắt giới thiệu Bombay cho em biết. Bombay là một cửa biển lớn, chiều dài 18 cây số, chiều rộng nhất là 6 cây số. Có ba triệu nhân dân. Bombay lại là một thành phố công nghiệp, có hơn 1.000 nhà máy nhỏ và to.

Tục truyền rằng ngày xưa Bombay là một nơi có bảy hòn đảo nhỏ xúm xít gần nhau. Nhân dân chỉ làm nghề đánh cá. Bà tiên Côly đặt tên cho nơi này là Mumbay. Vê sau đất bồi đã làm cho những hòn đảo ấy liền với nhau, mà Mumbay cũng biến thành Bombay. Vì là một cửa biển phía tây của Ấn Độ, tàu bè các nước phương Tây đi lại buôn bán nhiều, cho nên Bombay đã trở nên một thành phố phồn thịnh. Nhưng cũng vì vậy mà Bombay và cả nước Ấn Độ đã thành miếng mồi ngon cho bọn thực dân gần 450 năm.

10-2-1958. Hôm nay chương trình hoạt động của Bác và Đoàn như sau:

-    Đi xem Viện nuôi cá. Ở đây có rất nhiều giống cá to và nhỏ. Có những loại cá rất đẹp. Nhiệm vụ của Viện này là giúp nghiên cứu các giống tôm, cá ở biển, ở sông.

-    Đi thăm nông trường nuôi trâu. Nông trường này tổ chức từ năm 1951, ở cách Bombay độ 30 cây số, trên một quãng đồi rất rộng. Nông trường này có gần 13 nghìn con trâu, chia làm 26 trại. Có nhà máy lọc sữa, cho sữa vào chai và 700 trạm ở ngoài phố để’ bán sữa cho nhân dân Bombay. Trâu đều là của tư nhân. Chính phủ chỉ phụ trách quản lý. Khi bán sữa rồi, Chính phủ tính số trâu mà trả tiền cho môi chủ, số tiền còn lại thì chi vào nhà máy, ruộng cỏ, lương công nhân, v.v..

Đến thăm nông trường này, anh mới biết sữa trâu ngon và béo hơn sữa bò. Thật là "đi một phiên chợ, học một mớ khôn” em nhỉ!

-    Thăm Viện Nghiên cứu sức nguyên tử dùng vào sự nghiệp hòa bình. Viện này đang xây dựng trên một vùng đồi, quy mô lớn, nhà cửa nhiều. Ở đây có nhiều người khoa học Ấn Độ tuổi còn trẻ và thái độ rất khiêm tốn. Vì đang lúc xây dựng cho nên việc nghiên cứu cũng đang ở bước đầu.

-    Sáu giờ chiều. Cuộc chào mừng của thị xã Bombay rất đông người, thân mật và long trọng. Sau đây là tóm tắt lời chúc mừng của ông Thị trưởng:

"Kính thưa Chủ tịch. Chúng tôi lấy làm rất vẻ vang được đón tiếp Ngài, và chúng tôi hoan nghênh Ngài với tất cả tấm lòng quý mến nhiệt liệt... Ấn Độ và Việt Nam luôn luôn đồng tình và ủng hộ lân nhau vì chúng ta là hai nước láng giềng ở châu Á. Việt Nam cũng như Ấn Độ, sau nhiều hy sinh và gian khổ mới giành được độc lập mấy năm gần đây. Cuộc đấu tranh của chúng ta đã ảnh hưởng lân nhau và ủng hộ lân nhau.

Là một trong những người kiến trúc sư xây dựng nước Việt Nam độc lập và dân chủ cộng hòa, Chủ tịch đã lấy được lòng yêu kính của nhân dân Việt Nam và của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế' giới.

25 năm đấu tranh giải phóng và mười năm chiến đấu anh dũng để bảo vệ quyền tự do của đất nước, Việt Nam đã thành một lịch sử phi thường đầy kiên nhân hy sinh và tin tưởng. Lúc thanh niên, Ngài đã đi khắp các nước để’ tố cáo cho khắp thế' giới biết những tội ác của thực dân. Ngài đã thành công tốt đẹp. Từ lao động như một người thủy thủ, một công nhân, một văn sĩ, một người viết báo, một lãnh tụ chính trị, một chiến sĩ du kích, kết cục là vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong chiến tranh cũng như lúc hòa bình, Ngài là ngọn đèn soi sáng đưa nhân dân Việt Nam đến một đời sống mới. Đức tính đặc biệt của Ngài là giản dị, cần cù và quan tâm đến mọi việc, đã thành những chuyện truyền tụng đồng thời là một vốn quý của nước Việt Nam. Nhiều việc cải cách xã hội đã được thi hành, và nó đang hướng Việt Nam chắc chắn tiến lên con đường hòa bình, tiến bộ và thịnh vượng. Sự phát triển nông nghiệp và công nghiệp đã cải thiện đời sống của nông dân và công nhân, nhất là đời sống ở nông thôn. Việc giáo dục cũng được chú ý đến nhiều và số nhân viên công tác y tế' cũng đã được tăng nhằm bảo vệ hơn nữa sức khỏe của quần chúng. Tất cả những việc đó, đã xây dựng một đời sống mới cho nhân dân Việt Nam. Ngài đã giảm bỏ những lê tiết và hình thức của một vị Chủ tịch một nước. Ai cũng thấy rằng Ngài là một vị lãnh tụ của nhân dân với một lòng yêu thương không bờ bến đối với nhân dân...

Thưa Chủ tịch, Ấn Độ đang tiến vào kế hoạch 5 năm thứ hai và cũng đang chăm chú vào công việc xây dựng lại đất nước và nhất là nhân dân Bombay, đang hết sức chú ý theo dõi sự tiến bộ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Ngài. Chúng tôi chắc rằng cuộc đi thăm của Chủ tịch sẽ đưa hai nước chúng ta gần gụi nhau hơn nữa và càng làm phát triển năm nguyên tắc chung sống hòa bình. Chúng tôi tin chắc rằng sự cố gắng chung của chúng ta sẽ cống hiến nhiều cho sự tiến bộ của dân chủ và hòa bình thế' giới...".

Đọc xong, ông Thị trưởng Bombay trao cho Bác lời chào mừng ấy viế't trên lụa điều, đặt trong một hộp ngà khảm bạc rất đẹp.

Sau đây là nội dung lời cảm ơn của Bác:

"Chúng tôi rất sung sướng được các bạn đón tiếp nhiệt liệt. Hàng chục vạn nhân dân Bombay, từ các cụ phụ lão đến các cháu nhi đồng đã đứng chật các đường để chào mừng chúng tôi. Điều đó làm cho chúng tôi ghi nhớ mãi mối tình hữu nghị thắm thiết Việt - Ấn anh em.

Bombay là một thành phố rất quan trọng của nước Cộng hòa Ấn Độ, một trung tâm văn hóa, kỹ nghệ, khoa học. Lại là một cửa biển thông thương lớn.

Một điều nữa làm cho Bombay nổi tiếng trên thế' giới, vì Bombay là quê hương của Thánh Găngđi, người đã nêu cao đạo đức yêu nước, khắc khổ’, nhân nại, suốt đời hy sinh cho Tổ quốc, cho nhân dân, cho hòa bình. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Thủ tướng Nêru và sự cố gắng của toàn dân Ấn Độ, từ ngày độc lập, nước Cộng hòa Ấn Độ đã trở nên một nước hùng mạnh. Trong sự nghiệp đó, nhân dân Bombay đã góp phần xứng đáng của mình...

Ngày nay thế giới đang đứng trước một cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai lực lượng: Lực lượng chiến tranh và lực lượng hòa bình... Chiến tranh là mục đích của khối quân sự xâm lược. Lực lượng hòa bình gồm có tuyệt đại đa số nhân dân trên thế' giới, trong đó có gần 400 triệu nhân dân Ấn Độ. Lực lượng ấy ngày càng lớn mạnh. Nhân dân thế' giới ngày thêm đoàn kết, kiên quyết đấu tranh để giữ gìn hòa bình. Nhân dân thế' giới ra sức tăng cường đoàn kết và đấu tranh thì hòa bình thế' giới chắc chắn giữ được.

Trong công cuộc giữ gìn hòa bình thế' giới, chúng tôi sung sướng nhận thấy các nước Á - Phi chúng ta giữ một vai trò quan trọng và Ấn Độ đã góp phần xứng đáng của mình.

Ngày nay 1.200 triệu nhân dân Á - Phi đã được giải phóng. Nhưng một số nước Á - Phi anh em vân còn đau khổ dưới gót sắt của thực dân, họ đang anh dũng đấu tranh cho tự do, độc lập. Nhân dân Việt Nam hoàn toàn đồng tình và ủng hộ các dân tộc anh em đó.

Sau 8, 9 năm kháng chiến gian khổ chống thực dân, Việt Nam đã giành được thắng lợi. Hội nghị Giơnevơ đã công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nhưng đến nay đất nước chúng tôi còn bị chia cắt làm hai miền, đó là vì sự can thiệp của đế' quốc Mỹ. Tuy vậy, chúng tôi tin chắc rằng cuộc đấu tranh cho thống nhất của Việt Nam nhất định thắng lợi.

Nhân dân Việt Nam luôn luôn biết ơn nhân dân Ấn Độ đã ủng hộ mình và luôn luôn ghi nhớ sự đồng tình và ủng hộ của Thánh Găngđi, của Thủ tướng Nêru đối với cuộc kháng chiến của chúng tôi.

Trong sự nghiệp đấu tranh cho hòa bình, chống chủ nghĩa thực dân, nhân dân hai nước chúng ta luôn luôn sát cánh với nhau. Chúng ta đã đạp đổ bức tường thực dân trước đây ngăn cách chúng ta. Từ nay quan hệ giữa hai nước chúng ta ngày càng được thắt chặt. Chúng tôi tin rằng những quan hệ hữu nghị đó sẽ tăng cường mãi mãi...”.

Giữa tiếng hoan hô nhiệt liệt, Bác biếu nhân dân Bombay hai bức hình bằng sơn mài Thánh Găngđi và Thủ tướng Nêru.

8    giờ rưỡi tối, ông Thủ hiến chính thức chiêu đãi. Sau tiệc chiêu đãi có văn công biểu diên.

Sáng ngày 11-2-1958, Bác và Đoàn đi thăm những nơi sau đây: Công viên Camla Nêru (kỷ niệm vợ Thủ tướng Nêru). Vườn này không to, nhưng rất xinh xắn. Ngày thường vườn này dành riêng cho trẻ em. Giữa vườn có một cái nhà hai tầng, làm giống một chiếc giày khổng lồ, trẻ em rất thích cái nhà ấy.

Vườn treo. Trước kia anh tưởng rằng vườn treo là một cái vườn treo lơ lửng giữa trời. Nay mới biết vì vườn này ở trên sườn đồi, và dưới đáy vườn có bể chứa nước, cho nên người ta gọi nó là vườn "treo". Một người bạn Ấn nói rằng: Cách đây không xa, có cái "Tháp im lặng", giống một cái bể cạn tròn, rất to, và rất cao. Người theo đạo Pátsi, nhà có người chết thì để xác vào đấy, do nắng mưa và chim quạ phụ trách chôn cất.

Đến thăm nhà hàng bán các thứ vải lụa dệt bằng tay, có những thứ rất đẹp, chứng tỏ rằng thủ công nghiệp của nhân dân Bombay rất khéo.

Đi thăm Viện khảo cổ. Viện này một phía thì có các loài thú, một phía thì có những đồ vật và những pho tượng đá làm cách đây hơn 2.000, 3.000 năm.

2 giờ chiều, Bác cùng Đoàn từ giã Bombay đi Bănggalo.

Phong cảnh Bombay rất đẹp, nhất là ban đêm. Những đường cái sát bờ biển ban đêm đèn điện thắp sáng choang. Đứng xa trông thấy một dãy dài như chuôi cườm óng ánh. Người ta gọi nó là "chuôi ngọc của Hoàng hậu". Vì trời nực, đêm khuya vân đông người đi hóng mát trên những con đường ấy.

11-2-1958, từ Bombay đến Bănggalo 840 cây số, đi máy bay độ 3 tiếng đồng hồ. Đúng 5 giờ chiều, Bác và Đoàn đến sân bay Bănggalo. Lê nghi đón tiếp do ông Thủ hiến bang Mayo lãnh đạo, cũng thân mật và long trọng như các nơi khác.

6 giờ, Bác và Đoàn đến dự cuộc chào mừng của nhân dân Bănggalo, tổ chức ở một công viên, trong một ngôi nhà lợp bằng kính, chứa được vài nghìn người.

Sau khi tỏ lời hoan nghênh nhiệt liệt, ông Thị trưởng nói tiếp: "... Như Thủ tướng Nêru kính mến của chúng tôi đã nói, Chủ tịch là một vĩ nhân, đã ảnh hưởng thời đại với đức tính giản dị và thành khẩn của Ngài. Chủ tịch là một người đại cách mạng, và nhờ uy tín của Ngài mà Việt Nam đã có địa vị hiện nay trên thế' giới. Lòng yêu tự do, bình đẳng và sự hiểu biết của Chủ tịch đã làm cho Ngài thành một nhân vật lớn trên trường chính trị quốc tế'...

Việt Nam có những điều giống nhau với Ấn Độ, vì cả hai đều là nước nông nghiệp với 90% số người là nông dân. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Chủ tịch, cuộc cải cách ruộng đất đã thay đổi hoàn toàn chế độ nông nghiệp ở Việt Nam, làm cho người cày có ruộng và đời sống nông dân được nâng cao. Việt Nam cũng đã tiến bộ trong các lĩnh vực khác như công nghiệp, giáo dục, thương mại, v.v.. Khi đến Đêli, lời tuyên bố của Chủ tịch đã tỏ rõ quan hệ của Việt Nam đối với các nước khác. Lời Chủ tịch khen ngợi Tổng thống và Thủ tướng của chúng tôi cũng như sự cống hiến của Ấn Độ trong sự nghiệp hòa bình đã tỏ rõ lòng Chủ tịch yêu quý đấ't nước chúng tôi. Chúng tôi tin rằng việc Chủ tịch đến thăm Ấn Độ sẽ củng cố hơn nữa tình thương yêu và lòng tin cậy giữa hai nước chúng ta...

Tôi xin tóm tắt giới thiệu thành phố Bănggalo với Chủ tịch. Thành phố này cao 1.000 thước tây so với mặt biển, rộng độ 37 lý vuông, với 80 vạn nhân khẩu. Nhờ có khí hậu tốt, nguyên liệu nhiều, cho nên có khá nhiều công nghiệp, như xưởng làm máy bay, xưởng máy điện thoại, nhà máy cơ khí, v.v.. Do đó có nhiều vấn đề phải giải quyết. Nhưng với sự giúp đỡ của bang và của Chính phủ trung ương, chúng tôi đã giải quyết khá tốt các vấn đề ây. Chúng tôi hết sức cảm ơn Chủ tịch đã đến thăm chúng tôi, và mong Ngài nhận món quà nhỏ mọn này, gọi là tỏ tình yêu quý và kính mến của chúng tôi đối với Chủ tịch và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa...”.

Dứt lời, ông Thị trưởng trao tặng Bác một cái hộp bằng gô thơm bạch đàn khảm ngà voi - một thứ thủ công rất nổi tiếng ở đây. Tiếp theo là buổi văn công.

8 giờ rưỡi chiều, trong cuộc chiêu đãi chính thức, ông Thủ hiến nói đại ý như sau:

"Nhân dân và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã từng đón tiếp nhiệt liệt Thủ tướng và Phó Tổng thống của chúng tôi, việc đó đã làm cho nhân dân Ấn Độ rất vui lòng và càng gần gũi thêm nhân dân Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi rất sung sướng có dịp chào mừng vị Chủ tịch của một nước đã có quan hệ hữu nghị rất thân thiết với chúng tôi... Đã từng nghe và biết sự cống hiến của Chủ tịch đối với hòa bình, nhân dân Ấn Độ rất tán thành cái danh hiệu mà Thủ tướng Nêru đã tặng Ngài là "Người hòa bình quốc tế”.

Hai nước chúng ta đã có quan hệ từ hai nghìn năm. Nhưng từ ngày các nước phương Tây tràn đến châu Á, mối quan hệ ấy đã bị gián đoạn trong một thời kỳ. Từ ngày giành lại quyền độc lập, chính sách của Ấn Độ là cố gắng giúp đỡ những nước láng giềng đang đấu tranh để chống ách áp bức. Nhân dân Ấn Độ đã rất quan tâm theo dõi cuộc đấu tranh giải phóng của Việt Nam. Ấn Độ và Việt Nam đã kinh qua những cuộc phấn đấu và thử thách tương tự, cho nên chúng tôi luôn luôn đồng tình với Việt Nam.

Hôm vừa qua, Thủ tướng Chu Ân Lai tuyên bố rằng hiện nay lực lượng hòa bình mạnh hơn bao giờ hết, và có những điều kiện rất thuận lợi để bảo vệ hòa bình. Tôi tin rằng cuộc đi thăm của Chủ tịch đến Ấn Độ, vừa góp phần củng cố hòa bình thế' giới vừa thắt chặt thêm nữa tình hữu nghị giữa hai nước chúng ta. Nhân dân Ấn Độ rất hiểu nguyện vọng thiết tha của nhân dân Việt Nam là thống nhất đất nước bằng tổng tuyển cử tự do như Hiệp định Giơnevơ đã quy định... Thánh Găngđi - người cha dân tộc chúng tôi - đã dạy chúng tôi đấu tranh giành tự do bằng phương pháp hòa bình. Cho nên chúng tôi tin chắc rằng nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện được nguyện vọng của họ, vì đó là chính nghĩa.

Năm nguyên tắc chung sống hòa bình là chính sách của Ấn Độ. Chủ tịch thường nói rõ rằng Việt Nam hoàn toàn ủng hộ năm nguyên tắc ấy. Do đó Ngài đã chiến thắng những lực lượng độc ác và chiến tranh và đã làm cho cán cân nghiêng hẳn về phía hòa bình thế giới.

Tôi ước ao rằng Chủ tịch có thể lưu lại đây lâu hơn để thưởng thức phong cảnh tươi đẹp của xứ này và xem xét những kết quả đã đạt được trong kế' hoạch 5 năm của chúng tôi; nhất là để thây rõ lòng yêu mến và đồng tình của người dân xứ này đối với Việt Nam vĩ đại và đối với vị Chủ tịch vĩ đại và kính mến của nhân dân Việt Nam...”.

Với những lời thắm thiết từ đáy lòng, Bác thay mặt nhân dân và Chính phủ ta cảm ơn ông Thị trưởng, ông Thủ hiến và nhân dân Bănggalo.

Chiều hôm qua (11-2-1958) khi Bác và Đoàn về đến dinh Thủ hiến, các đại biểu của nhiều đoàn thể nhân dân đã đến chào mừng và tặng hoa. Trong các đoàn thể ấy, có đại biểu Đảng Cộng sản Ấn Độ, Tổng công đoàn Cácnatác và nhiều tổ chức lao động khác.

9    giờ sáng ngày 12-2-1958, Bác và Đoàn đi thăm xưởng chế tạo máy ở ngoại ô Bănggalo. Từ năm 1955, xưởng bắt đầu sản xuất. Năm 1957, kế hoạch định sản xuất 57 bộ máy. Nhưng do sự cố gắng của cán bộ kỹ thuật và công nhân, kết quả đã sản xuất được 135 bộ. Vì vậy, giá thành đã giảm được nhiều. Năm nay, xưởng định cố gắng sản xuất cho được 400 bộ. Kế hoạch 5 năm thứ hai dự định sản xuất môi năm 800 bộ. Xưởng bán các máy này cho cục xe lửa, cho Bộ Quốc phòng và các nhà máy nhỏ.

Xưởng có ban huấn luyện của mình để đào tạo những công nhân kỹ thuật. Anh em công nhân ở đây rất sung sướng về những thành tích đã đạt được. Bác đã nói với công nhân: "Tôi rất vui mừng về những cố gắng và những thành tích của anh em, vì nhân dân Việt Nam coi những tiến bộ của Ấn Độ cũng như tiến bộ của mình...”.

- 11 giờ đến xem Viện Nghiên cứu khoa học Ấn Độ. Từ ngày Ấn Độ giành lại độc lập, Viện này được mở rộng thêm nhằm mục đích phát triển kinh tế quốc dân. Theo báo cáo của ông Viện trưởng thì khoản thu nhập và sản xuất bình quân tính theo đầu người ở các nước (theo con số 1955) như sau:

Tên nước

Khoản thu nhập

Điện

(kW)

Than (cân)

Gang (cân)

Liên Xô

7.500 rupi

850

1.380

260

Trung Quốc

270 -

20

150

5

Ấn Độ

250 -

22

100

4

Tiền chi phí về việc nghiên cứu khoa học bình quân môi đầu người, môi năm: Liên Xô: 110 rupi.

Trung Quốc: 1,1 rupi.

Ấn Độ: 0,15 rupi.

(Năm nay những con số nói trên đã tăng lên nhiều hơn).

Kết luận là Ấn Độ phải đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế'.

Viện này có thể gọi là viện bách khoa, nghiên cứu từ các loại vi trùng đến việc chế' tạo rađa, máy bay, v.v. toàn Viện có hơn 20 chô thí nghiệm. Khi đến thăm nơi thí nghiệm điện, các thầy giáo và học sinh đã thử làm sấm, chớp cho Bác và Đoàn xem. Hai luồng điện rất mạnh từ hai ngả đến gặp nhau, toé ra những làn sóng lửa sáng loè như trời chớp. Cũng do luồng điện rất mạnh từ trên xuống và từ dưới lên nổ ra một tiếng vang dữ dội như tiếng sét đánh.

Đối với môn khoa học này, anh là i tờ, xem thấy vậy chỉ biết có thú vị thôi. Anh nghĩ bụng rằng những người mê tín như ông B. và bà H. nhà ta nếu được xem thí nghiệm này, thì chắc rằng họ sẽ hết tin vào "thiên lôi, thiên tướng”.

Nơi nghiên cứu về máy bay có sáu cái hầm thử những luồng gió khác nhau để thí nghiệm và sửa đổi các kiểu cánh máy bay. Trong các hầm đó, họ nghiên cứu các tầng không khí, những hiện tượng thay đổi bất thường ở trên trời và sức cản của những thứ bay nhanh hơn tiếng dội. Còn nhiều phát minh và thí nghiệm rất hay, nhưng tiếc rằng anh không ghi chép kịp.

Sau khi đi thăm Viện nghiên cứu khoa học này, người ta thấy rằng khoa học Ấn Độ đã tiến bộ rất rõ rệt.

1 giờ rưỡi trưa, ông Thủ hiến và các nhân viên cao cấp đưa Bác và Đoàn ra sân bay để đi Cancútta.

Trên đường đi ra sân bay, Bác đã ghé thăm tượng của Thánh Găngđi ở trong một vườn hoa rộng lớn. Theo tập quán của nước bạn, Bác đã kính cẩn choàng vòng hoa lên tượng Thánh Găngđi, và trồng một cây hoa làm kỷ niệm.

Tại sân bay, sau khi duyệt đội danh dự và bắt tay từ giã ông Thủ hiến và các nhân viên cao cấp, Bác đọc lời từ biệt như sau:

"Thưa ông Thủ hiến, thưa các bạn, anh em chị em và các cháu thân mến.

Chúng tôi rất cảm ơn cuộc đón tiếp nhiệt liệt của các bạn. Tôi sung sướng chuyển đến các bạn lời chúc mừng hữu nghị nhất của nhân dân Việt Nam.

Các bạn đang thực hiện một nhiệm vụ to lớn là phát triển kinh tế' và văn hóa theo kế' hoạch 5 năm thứ hai. Chúng tôi rất vui lòng thấy những thành tích to lớn của các bạn và mong học tập những kinh nghiệm quý báu của các bạn.

Mối quan hệ lâu đời giữa nhân dân hai nước chúng ta đang phát triển tốt đẹp trên nền tảng năm nguyên tắc chung sống hòa bình. Chúng tôi tin rằng cuộc đi thăm của chúng tôi sẽ góp phần phát triển thêm nữa tình nghĩa anh em giữa nhân dân Ấn Độ và Việt Nam...”.

Em Hương thân mến,

Chiều 12-2-1958, Bác và Đoàn đến Cancútta.

Với 3 triệu rưởi nhân khẩu, Cancútta là một thành phố đông dân nhất của Ấn Độ, cũng là một thành phố buôn bán phồn thịnh nhất. Nhờ giao thông thuận tiện, môi năm hàng hóa ra vào có đến 9 triệu tấn, tức là một nửa tổng số buôn bán bằng đường sông, đường biển của Ấn Độ. Cancútta lại là nơi nổi tiếng về hoạt động văn hóa, giáo dục. Thư viện chính của thành phố này có 8 triệu quyển sách. Trường đại học ở đây là trường lâu năm nhất của nước bạn. Viện bảo tàng có những đồ đạc lịch sử rất quý báu, từ 5.000 năm để lại, v.v.. Trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do, Cancútta càng nổi tiếng là một thành phố anh dũng.

Cancútta cách Bănggalo 1.545 cây số. 7 giờ chiều, máy bay Bác và Đoàn đến sân bay Đumđum. Gọi là Đumđum vì ngày xưa thực dân Anh có xưởng chế' tạo đạn đumđum ở đó. Nay người ta cứ quen gọi là đường phố Đumđum, sân bay Đumđum.

Lê nghi đón tiếp cũng thân mật và long trọng như các nơi khác Bác và Đoàn đã đến thăm. Tuy trời đã tối, từ sân bay đến dinh Thủ hiến, suốt 12 cây số, hai bên đường bà con Ấn đón chào rất đông.

9     giờ sáng ngày 13. Bác và Đoàn đi thăm Trường thuốc nhiệt đới. Đây là nơi nghiên cứu các thứ thuốc và các thứ bệnh đặc biệt ở xứ nóng, như bệnh hủi, bệnh sốt rét, v.v.. Trường này thành lập từ năm 1920. Trường có 14 khoa về phương pháp vệ sinh, phòng bệnh và trị bệnh. Có những lớp bổ túc từ 3 đến 9 tháng. Có một nhà thương để cho học trò thực tập.

10    giờ đến thăm Viện Nghiên cứu Bôdơ. Ban đầu, Viện này chuyên môn nghiên cứu các thứ cây cỏ. Vê sau phát triển việc nghiên cứu hóa học và vật lý học có liên quan với cây cỏ.

11    giờ rưỡi, đến thăm Viện thống kê. Ngày trước, đây chỉ là một phòng nghiên cứu nhỏ thuộc Trường đại học Cancútta. Nay Viện đã phát triển thành một trung tâm thống kê rất rộng. Dưới sự hướng dân của Viện trưởng là bác sĩ Mahala Nôbisơ có độ 800 người khoa học và chuyên gia giúp việc. Có những học sinh đến từ các nước Miến Điện, Nhật Bản, Đại Hồi, Thái Lan, v.v.. Bên cạnh những phòng nghiên cứu với phương pháp rất mới, như dùng máy điện, một giây đồng hồ có thể’ tính hàng nghìn con số; lại có những phòng thực tập thủ công, như đan dệt bằng tay. Phòng này do bà Mahala Nôbisơ hướng dẫn. Ông Viện trưởng nói với Bác: "Tình hình kinh tế Ấn Độ hiện nay, một mặt phải tiến lên hiện đại hóa, nhưng một mặt vẫn phải cải tiến nghề thủ công để cho mọi người có cơm ăn, việc làm”.

4 giờ, Bác và Đoàn đến tham gia cuộc chào mừng của nhân dân thị xã Cancútta. Trong lời hoan nghênh, ông Thị trưởng nói:

"Hỡi người chiến sĩ anh dũng trong cuộc đấu tranh cho tự do!

Chúng tôi thật là sung sướng được Ngài đến thăm thành phố Cancútta to lớn, nó là một trong những thành phố tiên phong ở Ấn Độ và ở châu Á. Thành phố này đã nổi tiếng là cái nôi lịch sử trong những cuộc khởi nghĩa để’ giải phóng những người bị áp bức, đồng thời nó cũng là cái gia đình to lớn của khoa học, văn hóa và kinh tế’ ở phía này quả địa cầu. Thành phố này đã vang dội những nguyện vọng lớn của những người tiến bộ trên thế giới. Thành phố này cũng là cái sân khấu đã từng diên những vở kịch vĩ đại trong cuộc đấu tranh của loài người để’ thoát khỏi vòng nô lệ. Cancútta cũng là nơi sinh trưởng của những vĩ nhân như ông Môhanrôi, ông Tago... Trong khung cảnh ấy, chúng tôi dâng lên Ngài lời chào mừng thắm thiết và kính cẩn.

Hỡi người giải phóng vĩ đại của loài người! Dưới sự hướng dẫn gan góc, mạnh bạo và sự sáng suốt của sự lãnh đạo của Ngài trong lĩnh vực tư tưởng tiến bộ, những xiềng xích lâu đời của Việt Nam đã bị phá tan. Và xem đây này, một nền tảng chắc chắn của một chế độ xã hội, nhất trí và vững vàng, đã xây dựng ở đất nước mà Ngài là người lãnh đạo vĩ đại. Ở các tiền đồn ấy của công cuộc giải phóng, quần chúng của loài người sẽ hưởng một đời sống mới không bị bóc lột và giày vò. Trên con đường của Ngài đi đến tự do, chúng tôi là những người đồng chí trung thành của Ngài. Trong bước tiến để giải phóng hàng chục triệu nhân dân châu Á, chúng tôi cũng là những người bạn tin cậy của Ngài. Trong bước đường đấu tranh kiên quyết của Ngài để giải phóng nhân dân, kinh qua biết bao suối sâu, rừng rậm, sa mạc, núi cao, những bước đường đó ngày nay đã thành lịch sử. Kinh nghiệm vĩ đại của Ngài làm cho chúng tôi nhớ lại ông Suba Săngđra là Tổng tư lệnh của lực lượng Agiát Hai đã chiến đấu gần biên giới Miến Điện để’ tiêu diệt lực lượng của đế’ quốc Anh...

Hỡi người chính trị vĩ đại của nhân dân! Cũng như người Cha vĩ đại của dân tộc chúng tôi là Thánh Găngđi, Ngài là biểu hiện của một đời sống giản đơn, thanh cao và khắc khổ’. Chúng tôi hết lòng cầu với Thượng đế’ rằng cuộc thăm viếng lịch sử của Ngài đến đất nước này, sẽ đúc nên những sợi dây chuyền vàng bằng hữu nghị để thắt chặt hai dân tộc chúng ta trong tình nghĩa anh em chói lọi...

Tình hữu nghị vĩ đại giữa Ấn Độ và Việt Nam sẽ tiêu diệt những tội ác như chiến tranh, thù oán, tham lam và chủ nghĩa thực dân độc ác...”.

Đọc xong lời chào mừng, ông Thị trưởng tặng Bác một pho tượng Đức Phật bằng đồng và một bức vẽ trên lụa.

Sau những lời cảm ơn ông Thị trưởng, Ủy ban hành chính và nhân dân Cancútta, Bác nói tiếp:

"Nhân dân Cancútta và Bănggan đã góp phần xứng đáng trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ, đã có nhiều vị anh hùng liệt sĩ và cũng đã anh dũng đấu tranh ủng hộ cuộc kháng chiến của Việt Nam. Bănggan còn là một trung tâm văn hóa của nước bạn, là quê hương của đại văn hào Tago mà cả thế giới đều kính trọng...”.

Về tình hình thế giới, Bác nói: "Hiện nay ở châu Á và châu Phi, nhiều nước đã được độc lập. Trên bản đồ Á - Phi, phạm vi thống trị của thực dân ngày càng bị thu hẹp. Chắc chẳng bao lâu nữa, mặt trời tự do, độc lập sẽ đánh tan nốt đêm tối chủ nghĩa thực dân... Miền Goa phải trở về với nước Cộng hòa Ấn Độ, miền Tây Iriăng phải trở về với nước Cộng hòa Nam Dương”.

Về tình hình nước ta, Bác nói: "Ở Việt Nam yêu quý của chúng tôi, đế quốc đang âm mưu chia cắt lâu dài đất nước chúng tôi làm hai miền. Nhưng nhân dân Việt Nam kiên quyết đoàn kết và đấu tranh để thực hiện thống nhất nước nhà bằng phương pháp hòa bình như Hiệp nghị Giơnevơ đã quy định. Chúng tôi cảm ơn nhân dân và Chính phủ Ấn Độ đã góp phần vào việc lập lại hòa bình ở Việt Nam, cảm ơn những cố gắng của Ủy ban Quốc tế' do Ấn Độ làm Chủ tịch trong việc thi hành Hiệp nghị Giơnevơ ở Việt Nam...”.

Giữa những tiếng vô tay nhiệt liệt, Bác tặng nhân dân Cancútta hai bức hình bằng sơn mài của Thánh Găngđi và Thủ tướng Nêru.

Chắc em cũng nhớ rằng ở Bănggan, hàng vạn thanh niên học sinh đã bãi khóa và công nhân đã bãi công để ủng hộ cuộc kháng chiến của ta. Trong cuộc bãi khóa rầm rộ đó, cảnh sát Anh đã bắn chết một em nữ học sinh và làm nhiều học sinh bị thương nặng. Một anh thanh niên bị bắn què hồi đó, đã đến tham gia buổi chào mừng hôm nay. Khi được Bác hôn, anh ây ứa nước mắt, không nói nên lời và mọi người đều rất cảm động.

Bác và Đoàn đến thăm Hội Mahabodi. Hội này thành lập từ năm 1891 nhằm mục đích truyền bá đạo Phật khắp thế giới. Hiện nay có hơn 500 hội viên suốt đời và 500 hội viên thường.

Khi đến nơi, Bác và Đoàn do các vị Hòa thượng đưa lên lầu trên là nơi thờ Đức Phật.

(Trong các vị này có sư Thích Minh Châu là người Việt Nam đã cùng với một cụ Hòa thượng người miền Nam sang

nước bạn tham gia lê kỷ niệm Phật Đản năm thứ 2.500. Cụ Hòa thượng ấy đã mất và chôn ở Đêli. Khi ở Thủ đô nước bạn, Bác đã nhờ cụ Phó Thủ tướng Phan Kế Toại và đồng chí Bộ trưởng Hoàng Minh Giám đến viếng mộ).

Lê Phật xong, Bác và Đoàn cùng bà Thủ hiến đến dự mít tinh hoan nghênh; có thiện nam tín nữ rất đông. Chương trình lê hoan nghênh gồm có:

Các học sinh Trường Phật hát bài hoan nghênh.

Ông Tổng thư ký Hội Mahabodi đọc lời chào mừng.

Bà Thủ hiến phát biểu ý kiến.

Bác trả lời cảm ơn.

Hội tặng Bác một số sách Phật.

Học sinh hát bài hoan tống.

Lời chào mừng của ông Sri Valisnha đại ý như sau:

"Kính thưa Chủ tịch. Hội viên của Hội Mahabodi, là một tổ chức với mục đích truyền bá văn hóa đạo Phật và liên lạc các Phật tử ở các nước, chúng tôi kính cẩn và nhiệt liệt hoan nghênh Ngài.

Như một vị ẩn sĩ chân chính, Chủ tịch đã hy sinh suốt đời cho nhân dân và Tổ quốc Ngài; Chủ tịch đã từ bỏ những hào nhoáng lộng lây của địa vị Chủ tịch một nước. Cũng như Hoàng đế' Asoka, một vị Phật tử đầy lòng hy sinh, Chủ tịch đã nêu cao trước thế' giới một lý tưởng mà chỉ có thể’ thực hiện bởi một người có đầy lòng tin tưởng.

Gan dạ bất khuất của Ngài chống lại chủ nghĩa thực dân, nghị lực của Ngài làm việc không biết mỏi, ý chí thiết tha của Ngài đối với học hỏi và tự do, đã làm cho Ngài lao động không quản công tác gì, như một người khuân vác, như một người rửa ảnh, một người thợ vẽ, một người viết báo, một người học tiếng, một người trí thức, một người lãnh tụ cách mạng. Thân thế kỳ diệu của Chủ tịch, từ quê hương của Ngài cho đến chức vụ Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đáng cho mọi người noi gương. Chủ tịch thật là một người kiêm cả công, nông, trí thức cách mạng với một lòng đầy từ bi là đạo đức quý nhất của những tín đồ Phật giáo.

Các Phật tử Ấn Độ chúng tôi rất lấy làm tự hào mà xem Ngài là một người con của một nước đã có quan hệ mật thiết về văn hóa và tín ngưỡng hơn 2.000 năm nay với nước Ấn Độ chúng tôi...

Chúng tôi nhiệt liệt mong rằng với những cố gắng hòa bình của Ngài, miền Bắc và miền Nam Việt Nam sớm được thống nhất. Chúng tôi tin chắc rằng quá khứ vẻ vang của đất nước Ngài sẽ mau chóng khôi phục, làm cho quan hệ văn hóa giữa nước Việt Nam tự do và nước Ấn Độ tự do được phát triển và củng cố...”.

À, anh quên nói với em một điều: Ở nước bạn thường có tên người rất dài, ví dụ: tên ông Thủ hiến Casơmia là Xađari Risa Yuvara Karang Xing. Tên ông Thủ hiến Mayo là Maharaga Sri Giaia Samaragia Vađiia Bahađu.

Bác và Đoàn cùng ông Bộ trưởng Văn hóa đi thăm nhà của đại thi sĩ Tago. Trong nhà, các phòng ăn, phòng ngủ, phòng làm việc, v.v. đều sắp đặt như lúc Người còn sống. Có một gian phòng làm nơi thờ thi sĩ, Bác và Đoàn đặt hoa và mặc niệm một lúc. Rồi sang thăm nhà bảo tàng bên cạnh, để những sách vở của thi sĩ và những bức vẽ của người anh. Nơi này, có ban huấn luyện múa, nhạc và kịch cho các học sinh con gái.

Khi tiếp đại biểu các báo chí, Bác nhấn mạnh mấy điểm:

Cảm tình mật thiết của Chính phủ và nhân dân nước bạn đối với Bác, Đoàn và nhân dân ta.

Sự tiến bộ nhanh chóng và tương lai vẻ vang của nhân dân Ấn Độ.

Năm nguyên tắc chung sống hòa bình là nền tảng tốt để giải quyết công bằng mọi vấn đề giữa các nước.

Nhân dân ta quyết tâm đoàn kết đấu tranh thống nhất nước nhà bằng phương pháp hòa bình.

Tiếp theo đó, Bác trả lời những câu hỏi của các ký giả. Một đại biểu báo Mỹ hỏi: "Xin Chủ tịch cho biết ý kiến Ngài về vấn đề Casơmia?”[47]. Bác trả lời: "Nếu nói đến Casơmia thì cũng phải nói đến Đêli, Bănggalo, Bombay, v.v.. Như thế' thì sẽ phải nhiều thì giờ lắm!”. Câu trả lời ấy làm các ký giả cười ồ lên.

8 giờ rưỡi tối. Cô Pamagia (Hoa Sen) Naiđu, Thủ hiến Bănggan mở tiệc chiêu đãi rất long trọng. Trong lời từ biệt Bác và Đoàn, bác sĩ Roy (Thủ tướng bang Bănggan đã ngoài 70 tuổi) nói những câu rất thắm thiết như: "Hồ Chủ tịch đã tổ chức và lãnh đạo thắng lợi cuộc đấu tranh giành tự do độc lập cho Tổ quốc mình. Trong lịch sử nhân dân châu Á, Ngài là một nhân vật đặc biệt vĩ đại... Đời sống khắc khổ và đức tính khiêm tốn của Chủ tịch làm cho nhân dân các nước Đông - Nam Á đặc biệt yêu mến Ngài... Chủ tịch chẳng những là biểu hiện cho sự đoàn kết của nhân dân châu Á, mà còn là một lãnh tụ của hòa bình, một người ủng hộ mạnh mẽ Panch Sheela”[48].

Trong lời cảm ơn, Bác nói: "... Trong chín ngày vừa qua, sau khi đi thăm Đêli, Bacơra và nhiều nơi khác, qua những cuộc gặp gỡ với Tổng thống Praxát kính mến, Thủ tướng Nêru kính mến và các nhà lãnh đạo khác, cùng các tầng lớp nhân dân nước bạn, chúng tôi càng thấy rõ mối tình hữu nghị thân thiết giữa nhân dân hai nước chúng ta... Chúng tôi cũng đã thấy rõ đất nước Ấn Độ, rất giàu có và tươi đẹp, nhân dân Ấn Độ rất khéo léo và cần cù, các nhà khoa học và kỹ sư Ấn Độ rất nhiều tài năng và cố gắng. Các bạn đã hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, và đã thu được nhiều thành tích trong kế hoạch 5 năm lần thứ hai. Chúng tôi coi thắng lợi của các bạn như là thắng lợi của chúng tôi. Chúng tôi thành tâm chúc các bạn thu được nhiều kết quả to lớn hơn nữa.

... Ở Việt Nam chúng tôi, sau tám, chín năm kháng chiến, hòa bình đã được lập lại. Nhưng đến nay, do sự can thiệp của nước ngoài, nước chúng tôi chưa được thống nhất. Nhưng chúng tôi tin rằng với sức xây dựng vững chắc của miền Bắc, lực lượng đấu tranh anh dũng của nhân dân miền Nam, tinh thần kiên quyết và sự đoàn kết chặt chẽ của nhân dân cả nước, với sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân Ấn Độ và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, sự thống nhất đất nước chúng tôi nhất định sẽ thành công...”.

Sau bữa tiệc, có các đoàn múa hát nổi tiếng ở các địa phương trong bang Bănggan biểu diên.

Trước khi tham gia tiệc chiêu đãi, Bác đã nói chuyện từ biệt bà con Ấn Độ bằng máy truyền thanh. Đại ý như sau: "Chúng tôi rất vui lòng được nói chuyện với tất cả bà con Ấn Độ. Cuộc đi thăm hữu nghị của chúng tôi ở nước Ấn Độ vĩ đại đã đạt kết quả tốt đẹp... Trong cuộc đi thăm này, chúng tôi đã có dịp gặp gỡ các vị lãnh tụ kính mến của các bạn, anh chị em công nhân ở nhà máy, bà con dân cày ở nhiều nông thôn, các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ, v.v.. Chúng tôi thây ai ai cũng đầy lòng yêu nước và hăng hái làm việc để xây dựng một nước Ấn Độ giàu mạnh. Ở đâu chúng tôi cũng nghe những tiếng nói hữu nghị và hòa bình, những lời thắm thiết chúc cho nước Việt Nam chúng tôi mau chóng thống nhất...

Mười ngày thấm thoắt quá nhanh. Tục ngữ có câu: "Khi buồn bã thì thời gian đi rất chậm, khi vui vẻ thì thời gian đi rất nhanh”. Với sự đón tiếp nhiệt liệt, với sự tổ chức chu đáo, với sự săn sóc tận tình của Chính phủ và nhân dân Ấn Độ, chúng tôi thấy thời gian đi rất nhanh. Chúng tôi sẽ ghi nhớ mãi hình ảnh tươi đẹp của nước Ấn Độ anh em và mối tình hữu nghị nhiệt liệt của bà con Ấn Độ đối với chúng tôi. Khi về nước, chúng tôi sẽ báo cáo lại những điều tai nghe mắt thây và sẽ chuyển tất cả những lời chào thân ái của bà con Ấn Độ cho đồng bào Việt Nam chúng tôi...

Chúng tôi thành thật cảm ơn tất cả bà con Ấn Độ. Cuối cùng Sasa Hồ gửi các cháu nhi đồng Ấn Độ nhiều cái hôn.

Tình anh em giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Ấn Độ bền vững muôn năm!...”.

Rănggun, 14-2-1958

Em Hương,

"Kẻ ở người về, tình quyến luyến thật là thắm thiết”.

"Cờ bay lệnh nổ’, lê tiên đưa rất mực oai nghi”.

Khi Bác và Đoàn rời Cancútta, một đồng chí cán bộ đã ngâm nga tả cảnh như vậy. Nhưng anh không hoàn toàn "khuyên” câu đối ấy vì nó chưa tả hết được tinh thần cuộc tiên đưa.

- 7 giờ rưỡi sáng hôm nay, Bác ngồi xe trần cùng cô Thủ hiến và Thủ tướng Roy, có 10 xe mô tô đi hai bên bảo vệ. Các vị trong Đoàn và anh em cán bộ đi 13 chiếc xe hơi. Tiếp theo là đoàn xe 28 vị Bộ trưởng và Thứ trưởng; 17 vị lãnh sự các nước trong đó có lãnh sự các nước Brêdin, Pêru... (Nam Mỹ) cùng bốn đại biểu phái đoàn thương mại nước ngoài; ông Thị trưởng và sáu vị Ủy viên trong Ủy ban hành chính Cancútta, v.v.. Còn rất nhiều xe những bạn quen biết khác kéo dài hơn một cây số.

Từ Phủ Thủ hiến đến sân bay, quốc kỳ hai nước xen lân nhau tung bay trước gió. Nhân dân Cancútta đứng chật hai bên đường, trên các tầng lầu, các mái hiên, các nóc nhà. Họ nhiệt liệt vô tay và hoan hô: "Hồ Chí Minh jindabad!" "Hindi - Việt Nam bhai bhai!”. Bác thường phải đứng dậy trên xe để’ chào lại bà con Ấn. Một người bạn Ấn Độ bảo anh rằng: "Ít ra cũng có một triệu người”.

Đến sân bay, chào quốc ca hai nước, rồi Bác đi duyệt đội danh dự, thân mật bắt tay các quan khách và các nhân viên Ấn Độ đã đi với Bác trong mười hôm vừa qua. Bác hôn cô Thủ hiến và bác sĩ Roy, vây tay chào quần chúng, rồi bước lên máy bay giữa tiếng vô tay lân tiếng dội vang trời của 21 phát đại bác. Một phi công Ấn cứ tắc lưỡi khen ngợi: "Một cuộc hoan tống thật là vĩ đại! Vĩ đại!”.

- 8 giờ 15 phút, máy bay cất cánh đi Rănggun. Chào nước Ấn Độ vĩ đại! Chào nhân dân Ấn Độ anh em! Chúng tôi sẽ luôn luôn nhớ yêu các bạn! Hindi!

Cancútta cách Thủ đô Miến Điện 1.025 cây số. Một giờ chiều thì đến Rănggun. Khi cách Rănggun độ 100 cây số, có máy bay quân sự Miến Điện đến đón và hộ vệ.

Lúc Bác và Đoàn bước xuống sân bay, có 21 phát đại bác chào mừng.

Đến đón Bác tận máy bay, có Tổng thống U Vin Môn, Thủ tướng U Nu, các Phó Thủ tướng U Ba Xuê, U Kyan Nyein và Thakin Tin, Viện trưởng Pháp viện tối cao và Chủ tịch Quốc hội. Bác và Tổng thống chào quốc kỳ và duyệt đội danh dự. Các em nhi đồng hăm hở chạy lại dâng hoa. Có hơn 3.000 đại biểu các đoàn thể nhân dân ra đón ở sân bay hoan hô nhiệt liệt, nhất là các em học sinh và nhi đồng.

Vào đến phòng tiếp khách, Tổng thống giới thiệu các vị Bộ trưởng, Thị trưởng Rănggun, nhân viên cao cấp của Chính phủ, và các lãnh sự. Sau đó, Tổ’ng thống đọc lời chào mừng:

"Kính thưa Chủ tịch,

Thật là một hân hạnh đặc biệt cho tôi được nhiệt liệt hoan nghênh Chủ tịch và các vị cùng đi với Ngài. Chính phủ và nhân dân Miến Điện hết sức vui mừng Ngài đã có thể’ sang thăm nước chúng tôi. Chúng tôi mong đợi Ngài đã lâu ngày. Nhân dân Miến Điện tôn kính và hâm mộ Chủ tịch, chẳng những vì rằng Ngài đã suốt đời trung thành phấn đấu cho độc lập tự do của nhân dân các nước thuộc địa, mà còn vì sự cống hiến cao cả của Ngài như một vị lãnh tụ vĩ đại trong sự nghiệp cách mạng và giải phóng ở Đông - Nam Á châu. Do phẩm cách đáng kính, tấm lòng cương trực và thái độ khiêm tốn của Chủ tịch, Ngài sẽ chinh phục lòng yêu của mọi người nhân dân Miến Điện; và cuộc đến thăm của Ngài sẽ củng cố thêm nữa tình hữu nghị sẵn có giữa hai nước chúng ta.

Tôi biết rằng bất kỳ đến đâu ở nước chúng tôi Chủ tịch cũng được nhân dân hoan nghênh nhiệt liệt. Tôi ước ao rằng trong thời gian ngắn ngủi Ngài lưu lại với chúng tôi, Chủ tịch sẽ vui lòng và thư thái...”.

1 giờ rưỡi trưa, ông bà Tổ’ng thống mời ăn cơm. Đây là một bữa cơm gia đình thân mật, khách và chủ chỉ có 20 người.

3 giờ rưỡi, Bác và Đoàn đi dự lê chào mừng của Thủ đô Rănggun tổ chức rất long trọng và đông người tham gia. Sau đây là lời chúc mừng của ông Thị trưởng:

"Tôi rất hân hạnh được thay mặt công dân Thủ đô Rănggun nhiệt liệt hoan nghênh Chủ tịch.

Về địa lý thì hai nước chúng ta là láng giềng. Đáng lẽ ra chúng ta đã phát triển quan hệ thân mật về kinh tế, văn hóa và chính trị. Nhưng vào cuối thế' kỷ XIX, chủ nghĩa thực dân đã dựng lên một bức tường giả tạo để ngăn cản sự phát triển ấy. Vì vậy độ mười năm về trước, nhân dân Miến Điện không hiểu biết nhiều về Việt Nam anh em.

Nhưng trong và sau Thế' giới chiến tranh lần thứ hai, nhân dân Việt Nam nổi dậy kháng chiến, trong lúc đó thì nhân dân Miến Điện cũng đang chống ách thống trị nước ngoài. Vì lẽ đó, nhân dân Việt Nam tất nhiên đã được sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân Miến Điện.

Ngày nay hai nước chúng ta đều đã đập tan xiềng xích của thực dân và đã lật đổ bức tường giả tạo kia. Cho nên chúng tôi tin chắc rằng từ nay mối quan hệ giữa chúng ta sẽ phát triển trên nền tảng kính trọng và hiểu biết lân nhau, trên nền tảng hữu nghị và hợp tác ích lợi cho cả hai dân tộc. Chúng tôi chắc rằng cuộc đi thăm của Chủ tịch đến nước chúng tôi là một bước tiến rất dài trong sự nghiệp hữu nghị ấy... Kính chúc Chủ tịch được mạnh khỏe và hạnh phúc dồi dào và chúc nhân dân Việt Nam anh em thành công trong mọi cố gắng...”.

5 giờ, Tổng thống U Vin Môn hướng dân Bác và Đoàn đến thăm nơi kỷ niệm các liệt sĩ. Đây là nơi để mồ vị anh hùng dân tộc Ung San và các vị liệt sĩ khác đã hy sinh anh dũng trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Miến Điện.

5 giờ rưỡi đi xem Chùa Vàng Sơuvedagôn. Các nhà khảo cổ chưa đồng ý với nhau về lịch sử chùa này. Người thì nói xây dựng từ thế' kỷ thứ V, người thì nói từ thế' kỷ thứ XV. Dù sao cũng là ngôi chùa rất đặc biệt. Lúc đầu chùa chỉ cao 66 thước Anh. Các vua đời sau xây đắp thêm mãi, nay chùa cao 326 thước Anh (độ bốn thước Anh là một thước Tây). Hồi nửa thế' kỷ thứ XV, một Hoàng hậu giát vào nóc chùa một số vàng cân nặng bằng bà ta. Tiếp theo đó, một vua Miến Điện lại giát thêm một số vàng cân nặng bằng hai vợ chồng ông ta. Chung quanh chùa chính có 68 chùa con. Trong chùa có hai quả chuông đồng, một quả nặng 25 tấn, già 180 tuổi; một quả nặng hơn 42 tấn, 117 tuổi. Chùa này là một thắng cảnh nổ’i tiếng ở Miến Điện và trên thế' giới. Ở Rănggun có 25 ngôi chùa nhỏ và to.

7 giờ rưỡi tối, Tổng thống U Vin Môn mở tiệc chiêu đãi chính thức. Trong lời hoan nghênh, Tổ’ng thống nói:

"... Sau gần một thế' kỷ bị nước ngoài thống trị, mấy năm gần đây hai nước chúng ta mới thoát khỏi địa vị thuộc địa và đang hết sức cố gắng trong công cuộc phát triển kinh tế', văn hóa, xã hội để’ cải thiện dần đời sống của nhân dân ta. Lẽ tự nhiên, hai nước chúng ta đều rất quan tâm đến việc giữ gìn và củng cố hòa bình thế' giới, đồng thời xây dựng sự hợp tác hữu nghị giữa các nước trên cơ sở bình đẳng, kính trọng lẫn nhau và môi bên đều có lợi. Vì rằng nếu không có hòa bình và hợp tác quốc tế, thì không nước nào phồn thịnh được và giữ vững được nền độc lập của mình.

Khi sang thăm Việt Nam, Thủ tướng U Nu chúng tôi và Hồ Chủ tịch đã nhắc lại ý kiến nhất trí của hai Chính phủ nước ta về năm nguyên tắc chung sống hòa bình và tuyên bố rằng năm nguyên tắc ấy cần được thực hiện trong quan hệ giữa hai nước Việt - Miến cũng như với các nước khác. Bây giờ, hai nước chúng ta vẫn tin chắc rằng sự thực hiện một cách thật thà năm nguyên tắc ấy giữa các nước sẽ xóa bỏ được tình trạng nghi ngờ và sợ hãi là nguyên nhân gây ra tình hình thế giới căng thẳng ngày nay; nó sẽ tạo nên một bầu không khí tin cậy lẫn nhau và các nước có thể giải quyết những vấn đề đang đe dọa hòa bình và ngăn trở sự hợp tác quốc tế. Hai nước chúng ta đồng ý rằng cần phải tìm mọi biện pháp để làm cho các nước đều tán thành và ủng hộ năm nguyên tắc ấy... Từ khi Thủ tướng U Nu đến thăm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào tháng 11-1954 và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm Liên bang Miến Điện tháng 4-1955, quan hệ hữu nghị giữa hai nước Miến - Việt ngày càng mật thiết, có lợi cho cả hai dân tộc chúng ta... Tôi tin chắc rằng lần này Hồ Chủ tịch đến thăm Liên bang Miến Điện là một bước ngoặt lịch sử trên con đường đưa hai nhân dân ta càng thân thiết nhau hơn...”.

Em Hương, vừa xem lại những bức thư đã gửi cho em, anh chợt nghĩ rằng chắc em phê bình anh sao mà viết nhiều về phong cảnh và ghi chép quá nhiều những bài diên thuyết, mà ít viết về tình cảm nhân dân các nước bạn đối với Bác và Đoàn. Có thế' không em? Em phải biết rằng cảm tình thắm thiết của nhân dân nước bạn cũng như ý nghĩa chính trị trong cuộc đi thăm này biểu lộ bằng nhiều cách, nhất là qua những lời hoan nghênh của các lãnh tụ. Còn đối với phong cảnh của các nước bạn thì:

Đã đi ra đến nước người
Phải xem phong cảnh đẹp tươi thếnào?

8 giờ sáng (15-2-1958), Bác và Đoàn cùng Phó Thủ tướng U Ba Xuê lên máy bay đi thăm bang San (Shan). 9 giờ rưỡi đến trường bay Hêho (Hého).

Liên bang Miến Điện có sáu dân tộc to và nhiều dân tộc thiểu số, cũng có dân tộc Mèo, Dao, Lôlô như ở miền Bắc nước ta. Trong sáu dân tộc to, Miến là to nhất với 14 triệu người, Sin (Shin) là nhỏ nhất với 20 vạn người, San là hạng vừa với một triệu rưỡi người, ở về cao nguyên phía Bắc.

Ông Sao Kun Kiô, Thủ hiến bang San kiêm Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cùng các nhân viên cao cấp ra đón ở sân bay, rồi đưa Bác và Đoàn đến bến Yungguy (Yaunghwe), lên thuyền "Chim phượng”. Thuyền này làm giống hình một con chim phượng hoàng, có 12 chiếc thuyền con và dài với 500 người chèo bằng một chân một tay bơi trước kéo nó. 12 giờ rưỡi đến hồ Inlê (Inlé) xem đua thuyền. Thiên hạ đến xem rất đông, rất vui như một ngày hội lớn.

3 giờ, trở lại bến Yungguy. Từ đó đến thành phố Taoguy (Taunghwe) độ 50 cây số. Trên đường, đi qua các làng đều có cổng chào, nhân dân cầm cờ, cầm hoa, thổi kèn đánh trống đón mừng. Đến Taoguy, hầu hết nhân dân thành phố kéo ra đón chào nhiệt liệt, nhất là các đoàn học sinh và nhi đồng Miến, San, Ấn Độ và Hoa kiều.

Chiều tối, ông Thủ hiến mở tiệc chiêu đãi rất vui vẻ thân mật. Tiệc xong có múa võ và văn công địa phương.

Ở Rănggun trời nực hơn 30 độ, mà ở đây trời rất mát vì Taoguy cao hơn mặt biển 1.000 thước tây.

Sáng 16 trở về Rănggun. Một giờ trưa, Bác và Đoàn cùng với các ông bà Tổng thống U Vin Môn, Thủ tướng U Nu và nhiều quan khách khác đi chơi tàu trên sông Hulê. Sông này rộng và sâu hơn sông Hồng ta, cách biển 25 cây số cho nên cũng là một cửa biển lớn, môi năm có hơn 1.600 chiếc tàu các nước vào ra, chuyên chở một triệu rưỡi tấn hàng hóa. Trong Thế giới chiến tranh lần thứ hai, cửa biển này bị phá hoại nhiều, trước thì bị bom Nhật Bản, sau lại bị bom Đồng minh. Từ ngày Miến Điện được độc lập, đã khôi phục lại nhiều.

-     5 giờ chiều, Bác tiếp đại biểu các báo chí.

-    7 giờ chiều, Bác và Đoàn chiêu đãi Tổng thống và Thủ tướng. Đến tham gia cuộc chiêu đãi có các vị trong Chính phủ, Quốc hội, Đoàn ngoại giao và các nhân sĩ khác. Nghe Bác nói cam là cam Bố Hạ, các cô, các bà đều vui vẻ lây một quả làm kỷ niệm.

- 17-2-1958, 9 giờ rưỡi sáng, Trường đại học Rănggun làm lê tặng Bác danh hiệu "Bác sĩ luật học danh dự”.

Trường này thành lập từ năm 1920 để đào tạo cán bộ cho các ngành pháp luật, nông nghiệp, hóa học, giáo dục, y tế, v.v.. Hiện nay có độ 7.000 học sinh. Chắc em cũng biết rằng học sinh ở trường này đã đứng ra tổ chức hội "Ủng hộ Việt Nam thống nhất”. Khi Bác đến trường, anh em học sinh hoan nghênh cực kỳ nhiệt liệt.

Sau đây là tóm tắt lời chào mừng của ông Giám đốc khi trao bằng Bác sĩ danh dự cho Bác:

"Hôm nay Trường đại học Rănggun rất hân hạnh đón tiếp một vị khách đặc biệt cao quý là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tất cả học sinh, nhân viên và giáo sư ở đây đều biết Hồ Chủ tịch là một nhà triết học, một chiến sĩ hòa bình, một lãnh tụ cách mạng. Người đã đấu tranh suốt đời cho tự do của các dân tộc bị áp bức, Người đã lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam, đưa nhân dân Việt Nam từ chô tối tăm đến cuộc đời hạnh phúc. Chúng ta đã lo âu theo dõi cuộc kháng chiến của Việt Nam chống bọn thực dân, và đã sung sướng thây cuộc kháng chiến ấy thắng lợi một cách rực rỡ. Chúng ta đã khâm phục Hồ Chủ tịch lãnh đạo kháng chiến đến thắng lợi, thì trong sự nghiệp xây dựng hòa bình ở Việt Nam, chúng ta càng khâm phục sự lãnh đạo sáng suốt của Người.

Riêng cá nhân tôi, tôi hết sức cảm động khi được gặp Hồ Chủ tịch. Tôi đã ngắm nghía và theo dõi từ hành động đến lời nói của Người ở sân bay. Trong một cuộc chiêu đãi, tuy tôi lại được gặp Người trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng thấy rõ thêm một điều là con người vĩ đại ấy có một tấm lòng cao cả rộng lớn; có một đức tính giản dị, khiêm tốn, trìu mến, nó lập tức chinh phục được lòng yêu mến của mọi người. Tôi chắc rằng cảm tưởng và ý nghĩ của tôi cũng là của các bạn ở đây và của tất cả những người Miến Điện đã may mắn được gặp Hồ Chủ tịch. Đây là vị khách quý mà ngày hôm nay Trường đại học Rănggun được hân hạnh đón tiếp. Nhưng trường đại học của chúng ta còn có vinh dự hơn nữa là được trao tặng Hồ Chủ tịch một văn bằng cao nhất của trường này là văn bằng "Bác sĩ luật học danh dự"...".

Sau khi cảm ơn ông Giám đốc, Bác nói với anh em sinh viên như sau: "Các bạn học ở một trung tâm văn hóa có truyền thống vẻ vang yêu nước và anh dũng chống thực dân. Trường này đã đào tạo ra vị anh hùng dân tộc Ung San và các nhà lãnh đạo khác của Miến Điện. Tương lai của các bạn rất vẻ vang.

Miến Điện là một nước giàu có, nhân dân thì khéo léo và cần cù có đủ điều kiện trở nên một nước giàu mạnh... Các bậc tiền bối của các bạn đã đấu tranh anh dũng để giành lại độc lập cho Tổ quốc. Nay Chính phủ và nhân dân Miến Điện đang ra sức xây dựng nước nhà. Các bạn phải là những cán bộ tốt đem hết đức và tài của mình để phụng sự Tô’ quốc, phục vụ nhân dân...".

8 giờ sáng 17-2-1958, Bác và Thủ tướng U Nu ký bản tuyên bố chung.

11 giờ, Bác và Đoàn đi xem Quốc hội. Quốc hội Miến Điện có hai viện. Viện nhân dân có 250 đại biểu. Viện dân tộc có 125 đại biểu. Quốc hội bầu cử Chủ tịch nước và Thủ tướng. Để tổ chức Chính phủ, hiện có 22 bộ, Thủ tướng chọn những đại biểu trong hai viện và môi bang một vị làm bộ trưởng; vị này đồng thời kiêm chức Thủ hiến của bang mình. Môi bang lại có chính phủ tự trị.

Sáng nay, ông bà Thủ tướng U Nu biếu Bác một bộ áo Miến. Bác mặc áo này khi đi xem Quốc hội và khi ra sân bay. Thấy Bác trong bộ áo Miến, quần chúng reo lên rất vui vẻ...

Bây giờ anh tóm tắt giới thiệu kinh đô nước bạn cho em biết:

Đời xưa, Rănggun tên là Đagon. Đến thế' kỷ XVIII, vua Miến đổi tên là Yangon nghĩa là thành phố hòa bình. Đầu thế' kỷ XIX, do ảnh hưởng tiếng Anh, Yangon lại biến thành Rănggun. Năm 1885 Rănggun bị thực dân Anh chiếm giữ. Ngày 4-1-1948 Rănggun trở thành Thủ đô Liên bang Miến Điện tự do.

Từ Ấn Độ, thực dân Anh âm mưu chinh phục Miến Điện từ năm 1824, do đó có cuộc chiến tranh Anh - Miến lần thứ nhất. Nhân dân Miến đã đấu tranh anh dũng và bền bỉ suốt 18 năm, đến 1852 Anh mới chiếm được Miến Điện, 1937 thực dân Anh ghép Miến Điện vào thuộc địa Ấn Độ. Sau Thế' giới chiến tranh lần thứ hai, nhân dân Miến nổi lên chống ách thống trị của đế' quốc Anh. Năm 1948 Miến Điện được độc lập.

Thủ đô Rănggun có mây đặc điểm: Số người tăng rất nhanh. Trong 100 năm (1856 - 1955) từ 46.000 tăng đến 737.000 người. Hơn 90% nhân dân theo đạo Phật, cả nước đều như vậy, làng nào cũng có chùa. Con trai từ bảy tuổi trở lên có nghĩa vụ đi tu, ít là vài tuần lê, nhiều là mấy năm.

Chữ Miến Điện lấy một vòng tròn làm gốc, thay đổi vòng tròn ra nhiều hình thức thì thành những chữ cái rồi ráp lại thành vần như chữ quốc ngữ ta.

Nói chung, người Miến hiền lành và vui tính. Đối với bạn và khách rất giàu nhiệt tình. Thích múa hát, nhưng làm ăn khéo léo và cần cù.

Đất đai Miến Điện rất phì nhiêu. Trước chiến tranh, môi năm bán ra nước ngoài ba triệu tấn gạo, 23 vạn tấn gô trắc, 16 vạn tấn quặng, 30 vạn tấn dầu lửa. Ngoài ra còn có ngọc, vàng.

Rănggun phong cảnh đẹp, nhà cửa xinh, đường sá thẳng. Có hơn bốn vạn chiếc xe đạp và 13.000 chiếc xe hơi. Trong số 17.000 nhà công thương to và nhỏ, 71% là buôn bán, 11% là thủ công nghiệp và công nghiệp. Có một xưởng dệt với 600 công nhân, 16 nhà máy cưa, 36 nhà máy xay gạo và ba nhà máy làm bột.

Thủ đô có 12 tờ báo bằng chữ Miến, sáu tờ bằng chữ Anh, sáu tờ bằng chữ Ấn, năm tờ bằng chữ Trung Hoa.

12 giờ trưa, Bác và Đoàn lên máy bay trở về nước. Lê hoan tống cũng long trọng và thân mật như lê hoan nghênh. Khách và chủ đều quyến luyến không muốn rời tay. Một đoàn máy bay quân sự hộ tống đến 100 cây số.

Chào Chính phủ và nhân dân Miến Điện!

Tình nghĩa anh em giữa hai dân tộc Việt - Miến muôn năm!

Cuộc đi thăm hữu nghị của Bác và Đoàn đến hai nước bạn thế' là kết thúc. Cả đi và về là 10.540 cây số trong 14 ngày. Em có xem truyện "Tây du ký”, chắc em nhớ rằng đời nhà Đường (Trung Quốc) ông sư Huyền Trang sang Ấn Độ lấy kinh Phật cả đi và về mất 17 năm (từ năm 627 đến năm 644), dọc đường lại gặp nhiều yêu quỷ và lắm bước gian nan. Nhờ có "Tê thiên đại thánh” mới thoát khỏi mọi nguy hiểm. Ngày nay, đi từ Việt Nam hoặc Trung Quốc đến Ấn Độ chỉ mất một ngày. Khoa học đã chinh phục không gian và thời gian. Chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học, chắc chắn sẽ đưa loài người đến hạnh phúc vô tận...

Cuộc đi thăm của Bác và Đoàn đã kết thúc rất tốt đẹp. Nó đã thắt chặt thêm tình nghĩa anh em Việt - Ấn - Miến. Nhân dân các nước bạn càng ra sức ủng hộ cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà của nhân dân ta. Nó phát triển và củng cố thêm tình đoàn kết giữa nhân dân các nước Á - Phi. Nó góp phần tăng cường lực lượng giữ gìn hòa bình thế' giới.

Tình anh em thắm thiết của nhân dân các nước bạn đối với nhân dân ta đã biểu lộ rõ rệt trong những lời thân ái của các lãnh tụ Ấn, Miến đối với Bác. Ví dụ Thủ tướng Nêru đã nói trước quần chúng Ấn Độ: "Chúng ta đã có dịp hoan nghênh với lòng kính trọng và yêu quý nhiều vị thượng khách từ các nước đến. Nhưng vị thượng khách mà chúng tôi hoan nghênh hôm nay thật là đặc biệt. Đặc biệt không phải vì chính trị hoặc vì lẽ gì khác, nhưng vì không vị thượng khách nào giản dị như vị thượng khách này và hê gặp mặt là người ta phải yêu mến... Ba năm rưỡi trước đây, tôi đã gặp vị thượng khách này ở Hà Nội. Và tôi cảm thây ngay là tôi bị tấn công, tấn công bằng tình thương yêu, thật là khó mà chống lại một cuộc tấn công như thế...”.

Khi ở nước bạn, Bác đã nhận được hơn 150 bức thư của các đoàn thể và cá nhân từ các nơi gửi đến. Một cụ bác sĩ 90 tuổi viết: Nếu ta cần đến nghề thuốc của cụ, cụ sẽ xung phong sang phục vụ nhân dân Việt Nam. Một thanh niên què tay, cố gắng hết sức viết thư chào mừng Bác và chúc nước ta mau thống nhất. Hội nhi đồng xứ Ugien gửi một bản quyết nghị cảm ơn Bác đã cho các em Ấn được gọi Bác là Sasa Hồ và xin liên lạc với nhi đồng Việt Nam. Hội các em gái mù mắt, khẩn khoản "mời Bác đến thăm các cháu, dù là chỉ vài phút đồng hồ”. Hội "đấu tranh giải phóng xứ Goa”, Chi hội hòa bình thế giới của Ấn Độ, nhiều đoàn thể’ và nhân sĩ khác cũng gửi thư tỏ cảm tình và chúc nhân dân ta thắng lợi trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

Khi đi, Bác và Đoàn mang tình anh em của nhân dân ta đến cho nhân dân các nước bạn. Lúc về, Bác và Đoàn đưa tình anh em của nhân dân các nước bạn chuyển lại cho đồng bào ta. Bác và Đoàn về đúng ngày 29 Tết để cùng với đồng bào ta mừng Xuân - một mùa Xuân hữu nghị quốc tế, một mùa Xuân thắng lợi ngoại giao...

Ngày mai, anh sẽ về chúc ba má và các em năm mới!

Anh L.T. của em

-    Báo Nhân Dân, từ số 1447, ngày 26-2-1958 đến số 1474 ngày 25-3-1958, tr.3.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.293-356.


BÁO CHÍ PHÁP BÌNH LUẬN KINH TẾ
MIỀN NAM

Cuối tháng 12-1957, tờ báo tư sản Pháp Thế giới đăng ba bài bình luận tình hình kinh tế miền Nam Việt Nam.

Sau những đoạn tâng bốc Diệm, ca tụng Mỹ, khoe khoang Pháp, báo Thế'giới phải ngậm ngùi thừa nhận sự sụp nát của chủ nghĩa thực dân. Báo ấy viết:

Trước đây, Pháp thống trị "toàn cả Đông Dương”, một nửa Thượng Hải, đường xe lửa Vân Nam, tô giới Quảng Châu Loan, tô giới ở Thiên Tân và ở nhiều thành phố khác của Trung Quốc. Tàu chiến của Pháp tha hồ ngược xuôi trên sông Trường Giang... Nhưng hiện nay thì Pháp không còn gì nữa.

Để đỡ buồn, báo ấy viết thêm:

"Không chỉ Pháp bị vắng mặt ở châu Á mà Anh cũng mất hết thuộc địa, Hà Lan và Nhật Bản cũng vậy, Mỹ cũng mất hết địa vị ở Trung Hoa”.

Về kinh tế miền Nam, báo ấy viết:

"3 phần 4 ngân sách của miền Nam là do Mỹ "giúp”. Xuất khẩu chỉ bằng 26% nhập khẩu; sự kém sút khổng lồ là 74%, cũng nhờ Mỹ "bù”. Điều đó chứng tỏ tình hình của miền Nam bấp bênh đến mức nào.

Miền Nam có thể tự mình làm cho sự buôn bán thăng bằng mà không nhờ đến Mỹ chăng? Chỉ có cách ra sức phát triển xuất khẩu bằng cách tăng gia sản xuất cao su và gạo. Tiếc rằng tư bản Việt Nam không thích trồng cao su vì phải bảy năm cao su mới có nhựa. Muốn xuất khẩu môi năm mười vạn tấn, thì phải chờ một thời kỳ lâu.

Còn về gạo, thì người Nam Việt có thể’ làm một cách tích cực. Song tiếc thay, trước kia Pháp ở Đông Dương, môi năm xuất khẩu 1.500.000 tấn, nhưng năm 1956, người Việt không xuất khẩu một hạt gạo nào. Năm 1957 chỉ xuất khẩu độ 18 vạn tấn...

Sự cố gắng to lớn cần thiết về mặt nông nghiệp cũng chưa thực hiện như công việc vét kênh, sửa đê, tưới ruộng đều rất chậm trê. 60 vạn mâu tây ruộng ở miền Tây vân còn bỏ hoang. Việc cải cách điền địa thì chính quyền miền Nam thi hành một cách ít tin tưởng vì sự kháng cự của các đại địa chủ”.

Báo Thế giới viết tiếp:

"Đáng lẽ chính quyền Diệm đạt được một địa vị kinh tế’ thuận lợi. Miền Bắc thì nghèo và số người quá đông, xưa nay nó là một gánh nặng cho Đông Dương; còn miền Nam là nguồn gốc giàu có. Nhưng cho đến nay, chính quyền miền Nam đã chỉ làm chính trị mà bỏ quên kinh tế. Sự "viện trợ” của Mỹ đã làm cho họ tê liệt. Hiện nay, miền Nam đang gặp cuộc khủng hoảng khá nghiêm trọng vì số tiền lưu thông quá ít. Nhưng đã xuất hiện một cuộc khủng hoảng sâu sắc hơn và lâu dài hơn, nhất là vì sức mua của nhân dân kém sút.

Miền Nam cần phải làm cho nền tảng kinh tế’ phong phú hơn, và xây dựng một công nghiệp dù là một công nghiệp thường thôi, để’ bù đắp cho khoản nhập khẩu mà hiện nay phình lên quá to.

Nhưng khốn nôi Mỹ không giúp họ giải quyết vấn đề này.

Ngoài sự làm tràn ngập thị trường với những hàng hóa từ thuốc đánh răng đến xe hơi sang trọng, Mỹ chỉ giúp miền Nam thiết bị trong khuôn khổ kinh tế' hiện có. Mỹ không muốn miền Nam xây dựng kinh tế' mới và công nghiệp hóa.

Ở miền Bắc của Hồ Chí Minh dù sao người ta cũng xây dựng những nhà máy mới. Trái lại, ở miền Nam thì sự "phóng nhiệm" của Mỹ và thành kiến của Mỹ đối với mọi hình thức kế' hoạch hóa, là những nguyên nhân nghiêm trọng của sự đình đốn...".

Xem lời bình luận dè dặt của báo Thế giới, chúng ta cũng đủ phán đoán nền kinh tế' ở miền Nam bấp bênh thế' nào và đời sống của đồng bào miền Nam khó khăn thế' nào. Đồng thời nó cũng thúc giục chúng ta ra sức tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm để hoàn thành tốt kế' hoạch kinh tế' mà Đảng và Chính phủ ta đề ra, nhằm làm cho miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội làm nền tảng vững mạnh cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

T.L.

Báo Nhân Dân, số 1448,

ngày 27-2-1958, tr.3.


"CẦN CÔNG, KIỆM HỌC"

Nghĩa là: học trò vừa học vừa làm, tự cấp tự túc; Chính phủ không phải giúp tiền, nhà trường vân phát triển tốt. Phong trào này đang lan khắp các trường học ở Trung Quốc. Vài thí dụ:

Các trường trung học như trường Tràng Cát (tỉnh Hà Nam), lao động chân tay là một môn học như các môn khác. Thầy và trò đã vỡ được gần mười mâu đất hoang, chia làm sáu khu thực tập. Khu thì trồng bông, mía, thuốc lá. Khu thì trồng ngô, lúa, khoai lang.... Trong vườn thì nuôi lợn, gà, thỏ... Cả trường chia thành 18 tổ sản xuất. Môi ngày có giờ sản xuất nhất định. Thầy và trò đã tự làm được 140 thứ nông cụ to và nhỏ. Mùa đông vừa qua, trường đã trữ được 400 xe phân, 13.500 lít nước đái, một vạn cân lá khô ủ làm phân. Ở hai bên đường cái và những nơi đất hoang gần trường, họ đã trồng được 28.700 cây các loại và 10 mâu rừng. Công việc trong trường như xây dựng nhà ở, sửa sang đường sá, v.v. đều do thầy và trò tự làm lấy.

Kết quả là năm ngoái trường đã thu hoạch 9.000 cân thóc, 8.500 cân khoai, 1.900 cân lạc, 1.800 cân rau,... Đợt nghỉ hè năm ngoái, 600 học sinh đã đi lao động 80 ngày được gần 16.000 đồng tiền công. Các số thu hoạch ấy dùng vào những việc lợi ích chung như tạo thêm nông cụ, mua thêm sách báo, cải thiện sinh hoạt, giúp đỡ những học trò nghèo túng.

Kết quả to nhất là nhà trường đã bồi dưỡng học sinh thành những cán bộ tốt cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, họ vừa yêu lao động, vừa có kỹ thuật.

Lúc đầu một số học sinh đến trường vì nếu ở nhà thì phải lao động chân tay, một số thì e lao động nhiều thì ảnh hưởng không tốt đến việc học văn hóa... Nhưng sự thật đã chứng tỏ học và hành đều kết quả tốt. Như năm ngoái khi thi tốt nghiệp các trường khác chỉ có 15% học sinh được chuyển lên lớp mà trường Tràng Cát thì được 25% học sinh được lên lớp. Trong số 220 học sinh thôi học về làng tham gia sản xuất thì 53 người được bầu làm chiến sĩ lao động, 19 người được bầu làm bí thư chi đoàn thanh niên, hai người được bầu làm chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, v.v..

Trường cao đẳng kỹ thuật hàng không Tây An sửa lại một tập trung dinh đã đổ nát của Quốc dân đảng làm nhà trường. Mọi việc xây dựng đều do thầy và trò (1.000 người) tự làm lây.

Lúc đầu một số giáo sư và sinh viên tỏ ý ngại khó.

Một số đồng chí trong ban lãnh đạo nhà trường đã từng phụ trách "công binh xưởng" của bộ đội du kích. Các đồng chí này nói: "Trong thời kỳ du kích, quân đội ta chỉ có mấy cái máy cũ quay bằng tay, thiếu thốn mọi thứ, mà vân làm được vũ khí để đánh thắng giặc. Nay trường ta thiết bị đầy đủ gâp mây mươi lần, chúng ta nên cố gắng tự lực cánh sinh; không nên cái gì cũng ỷ lại vào Chính phủ giúp". Các đồng chí ấy thuật lại cho sinh viên nghe những những chuyện đâu tranh gian khổ trong thời kỳ cách mạng và tổ chức những cuộc đi nghiên cứu cách làm ăn khó nhọc của nông dân. Nhờ vậy mà tư tưởng thầy và trò đều thay đổi, mọi người trở nên hăng hái, kiên quyết thực hiện khẩu hiệu "không xin tiền Chính phủ, dùng sức lao động mà xây dựng nhà trường".

Thầy và trò đồng cam cộng khổ, cùng nhau làm thêm nhà trường, nuôi lợn, trồng rau để giải quyết vấn đề ăn và ở. Thầy vừa dạy vừa làm, trò vừa làm vừa học. Năm ngoái, họ đã chế' tạo được hơn 100 thứ máy thường, 20 thứ máy tinh vi, đánh giá 210 vạn đồng. Với số tiền ấy nhà trường đã hoàn toàn tự túc lại còn thừa 70 vạn đồng để’ phát triển sản xuất. Thế’ là môi năm nhà trường đào tạo cho ngành hàng không 300 cán bộ kỹ thuật, mà Chính phủ không phải phụ cấp một đồng nào.

Các trường đại học như Phục Đán, Tứ Xuyên, Thẩm Dương, Nam Khai, v.v. đều có những tổ lao động chân tay như các tổ cắt tóc, chữa giày, sửa xe, bán kem, v.v.. Trường đại học Nam Kinh thì sinh viên yêu cầu nhà trường quy định: suốt thời kỳ ở nhà trường, sinh viên sẽ tham gia lao động chân tay ít nhất là 1.000 giờ. Ngoài những giờ giáo dục lao động ở lớp học, môi tuần lê có những giờ nhất định để’ lao động trong và ngoài trường, như thay phiên quét dọn nhà trường, phân công trồng cây và làm vườn, chủ nhật và những đợt nghỉ hè thì về tham gia sản xuất ở nông thôn. Nhà trường thành lập những tổ tăng gia sản xuất như nuôi lợn, gà, làm đậu phụ, v.v..

Nói tóm lại: phong trào "cần công, kiệm học" đang lan khắp các trường.

Phong trào lao động trí óc kết hợp với lao động chân tay cũng phát triển mạnh. Trong mấy tháng vừa qua, hơn 29.000 cán bộ tri thức của các cơ quan Trung ương Đảng Cộng sản và của Chính phủ Trung ương đã đi tham gia sản xuất ở các nông thôn, và một số lớn nữa sẽ tiếp tục đi sau. Trong số đó 2 phần 3 là đảng viên Đảng cộng sản và đoàn viên thanh niên cộng sản.

Riêng Bộ Văn hóa, 90% cán bộ đã xung phong xin đi, nhưng Bộ mới phê chuẩn 2.000 người, gồm có những cán bộ làm kịch, chiếu bóng, viết báo, v.v.. Thứ trưởng Bộ Văn hóa là đồng chí Lưu Chí Minh đã cùng 260 cán bộ về sản xuất ở các hợp tác xã nông nghiệp ở miền núi Thông Hoa. Nhiều nghệ sĩ lão thành và nổi tiếng như ông Mai Lan Phương (ngoài 60 tuổi) cũng sắp đi phục vụ ở các nông thôn nhà máy và hầm mỏ. Thật là một phong trào vĩ đại "tri thức công nông hóa".

TRẦN LỰC

Báo Nhân Dân, số 450,

ngày 1-3-1958, tr.3.


TRƯỜNG HỌC DÂN LẬP

(Kinh nghiệm Trung Quốc)

Kinh tế ngày càng tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa. Thanh niên công nông cần có kỹ thuật, mà muốn học kỹ thuật thì phải có văn hóa. Muốn dạy văn hóa cho thanh niên, cần phải mở nhiều trường học. Nhưng tiền bạc Nhà nước chi tiêu vào việc giáo dục thì có hạn. Đó là một mâu thuân, làm thế' nào để giải quyế't?

Nghe lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ, nhân dân Trung Quốc đang giải quyế't vấn đề ấy bằng cách tự mình lập ra trường học.

Theo con số thống kê chưa đầy đủ, hiện nay trường học dân lập tiểu học ở 15 tỉnh và thị xã đã có 25.600 trường với hơn 161 vạn học sinh trung học ở 18 tỉnh và thị xã đã có hơn 8.000 trường với 42 vạn học sinh.

Những nhà trường ấy hoặc do nhân dân quyên góp mà xây dựng, hoặc mượn các nhà thờ họ và các đình, chùa. Bàn ghế' thì do các gia đình học sinh cung cấp.

Đại đa số học sinh là con em nhân dân lao động. Họ muốn làm thế' nào đã được học lại khỏi ảnh hưởng đến công việc sản xuất. Có một cách giải quyết khéo - là vừa học vừa làm. Thí dụ: Trường trung học Quần Lực ở Quý Châu, học sinh học nửa ngày, còn nửa ngày thì tham gia sản xuất, trời mưa thì học nhiều, trời nắng thì làm nhiều; ngoài giờ học thì khai hoang, trồng trọt, chăn nuôi...

Lại như trường trung học số 7, ở Trịnh Châu, môi ngày sáng sớm đi học, môi em mang theo dao liềm và thúng rổ. Chiều học xong, nhân lúc đi đường về nhà, các em hoặc cắt cỏ, hoặc nhặt phân.

Các trường quốc lập cũng dần dần đi đến tự cấp tự túc. Như các viện nông lâm đã biến các nông trường thí nghiệm thành những nông trường sản xuất. Các viện nghiên cứu công nghiệp biến những phòng thí nghiệm thành những xưởng máy nhỏ sản xuất.

Nhờ những biện pháp nói trên, mà Nhà nước giảm được rất nhiều số tiền chi tiêu cho các trường học, và dùng số tiền tiết kiệm ấy để lập thêm trường học mới. Đồng thời, cách giáo dục như vậy, thanh niên sẽ được bồi dưỡng thành những cán bộ lao động có trí thức và kỹ thuật, tư tưởng xã hội của họ được cải tạo, trình độ chính trị được nâng cao, lý luận kết hợp với thực tiên.

Các trường dân lập không cần phải rập theo một khuôn khổ nhất định; làm to hay là nhỏ, nhiều hay là ít, phải đúng với điều kiện thiết thực của môi địa phương.

Kinh nghiệm cho biết rằng: Trường học dân lập sở dĩ thành công là do lãnh đạo khôn khéo và chặt chẽ: Đảng uỷ môi tỉnh phải thống nhất lãnh đạo, phải làm cho toàn thể’ cán bộ từ huyện đến xã thật thông suốt, rồi kinh qua các đoàn thể và các hội đồng nhân dân làm cho quần chúng thật thông suốt. Mặt khác, do việc điều tra nghiên cứu của các cơ quan giáo dục, làm cho các hiệu trưởng và các thầy giáo cũng như gia đình các học sinh thật thông suốt ý nghĩa là lợi ích của nhà trường dân lập. Nói tóm lại: các cấp lãnh đạo phải làm cho tất cả mọi người đều hiểu rõ rằng nhân dân có thể và cần phải tự xây dựng lấy trường học, và nhất định làm được tốt.

Anh em Trung Quốc làm được như thế, nếu đồng bào Việt Nam ta cố gắng thì nhất định cũng làm được.

TRẦN LỰC

Báo Nhân Dân, số 1471,

ngày 22-3-1958, tr.3.


TÌNH TRẠNG BI ĐÁT
CỦA NỀN GIÁO DỤC MỸ

Đó là câu bình luận của một tạp chí tư sản Mỹ, tờ Thời báo. Những chuyện sau đây đều trích từ tạp chí ấy, trong các số tháng hai và tháng ba:

-      Cứ ba sinh viên ở các trường cao đẳng Mỹ, thì hai người không học môn hóa học.

Bốn sinh viên thì ba người không học vật lý.

Tám sinh viên thì bảy người không học hình học...

-      Năm ngoái, trong 14 bằng, các sinh viên không học khoa học và toán học cũng thi đô.

-      Chỉ 4% sinh viên được huấn luyện để dạy toán học, và 15% sinh viên được huấn luyện để’ dạy khoa học. Nhưng khi thi đô rồi chỉ sáu phần mười trong số đó đi làm nghề dạy học.

Ở các trường cao đẳng Liên Xô, 40% sinh viên học tiếng Anh. Ở Mỹ, thì trong 25.000 trường cao đẳng chỉ có mười trường dạy tiếng Nga. Bộ trưởng Bộ Giáo dục Mỹ đã nhận rằng: Vê mặt này, Mỹ “là một nước lạc hậu nhất trên thế giới".

Trí dục còn như thế, đức dục thì thế’ nào?

Trong đám học sinh, phong trào cao bồi hoành hành đến nôi vừa rồi một viên giám đốc trường trung học ở Nữu Ước đã ức quá mà tự sát. Sau việc đó, ty giáo dục đã phải đuổi 644 học sinh và sinh viên. Trong số đó, nhiều tên đã phạm tội ăn cắp, đánh người, hiếp dâm. Nếu ty giáo dục thi hành triệt để chính sách ấy, thì 9.500 học sinh nữa cũng sẽ bị đuổi. Cứ 100 học sinh thì có một tên hỏng tận gốc.

Ở trường Anôca, một thị trấn nhỏ với 7.396 người dân, một cô giáo bảo học sinh: "Các em hãy viết tóm tắt nội dung một quyển sách nào đó mà các em đã đọc”.

Tên Ingơlidu, 15 tuổ’i, viết:

Một hôm nọ, một tên học trò vác súng vào phòng, cha mẹ nó đang ngủ. Nó bắn chết cha nó. Mẹ nó la lên, nó bắn nốt mẹ nó.

Vì sao? Vì nó ghét cha mẹ nó cứ hứa hẹn suông mà không mua xe hơi cho nó. Nay nó đã có xe hơi. Ai muốn lấy xe của nó, nó sẽ bắn chết”.

Viết "bài” ấy hôm trước thì tối hôm sau Ingơlidu đã bắn chết cha mẹ nó, lấy xe hơi của cha nó phóng được hơn 100 cây số thì bị bắt!

Tính tình học trò Mỹ như vậy, số phận thầy giáo Mỹ thế nào?

Người ta đã biết việc ông giám đốc trường Braocơlin phải tự sát. Sau đây là chuyện một bà giáo bị cách chức:

Ở Lakilan, bà giáo Baxkin (64 tuổ’i) dạy học đã 21 năm, được mọi người yêu mến. Vừa rồi, bà bị cách chức. Vì sao?

Vì một hôm, lớp học xong, ba em bé Mỹ da trắng không chịu chờ xe của trường, nằng nặc đòi đáp xe người Mỹ da đen để về nhà ngay. Chiều lòng em bé, bà Baxkin đành phải gọi xe học sinh da đen dừng lại và cho ba em bé Mỹ da trắng lên xe.

Chỉ có thế, người Mỹ da trắng lên án bà Baxkin "phạm tội không phân biệt chủng tộc”, và cách chức bà!

Thế' mà bọn thống trị Mỹ cứ rộng mồm khoe khoang "văn minh” của đế' quốc Mỹ!

TRẦN LỰC

-    Báo Nhân Dân, số 1480, ngày 31-3-1958, tr.3.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.374-375.


2009 ĐỒNG ĐÔLA CỦA TổNG THỐNG MỸ

Theo lẽ thường, thì sản xuất càng nhiều, nhân dân càng no ấm. Nhưng dưới chế độ tư bản thì không như thế. Để nâng cao giá lương thực, bọn tư bản Mỹ hạn chế' sản xuất nông nghiệp. Để’ hạn chế', chúng trả tiền "thưởng" cho những người bỏ ruộng hoang không cày cây.

Để làm "gương mâu", Tổng thống Mỹ đã không cho cày cấy mấy thửa ruộng của mình. Và "ngân hàng đất ruộng" đã phụ cấp cho ông ta 2.009 đôla. Thật là ngược đời.

Nhưng đối với công nghiệp thì bọn tư bản không hạn chế' được. Chúng thi đua sản xuất loạn xị, mạnh ai nấy làm, không có kế' hoạch. Kết quả là sản xuất quá nhiều, trong lúc đó thì người nghèo không có tiền mua dùng, hàng hóa ế' đọng, kinh tế khủng hoảng.

Kinh tế' khủng hoảng thì sản xuất ngừng trệ, hàng trăm nhà máy đóng cửa, hàng nghìn hiệu buôn phá sản, hàng triệu công nhân thất nghiệp. Những thành phố đang phồn thịnh bông trở nên tiêu điều như một trận bão lớn vừa thổi qua.

Kinh tế' khủng hoảng là một bệnh "sốt rét định kỳ" của chế' độ tư bản. Tờ báo tư sản Thời báo Nữu Ước (23-3-1958) cho biết rằng: trong 100 năm qua, Mỹ đã bị 24 lần kinh tế' khủng hoảng và càng về những năm gần đây thì cơn sốt rét khủng hoảng lại liên tiếp gần nhau. Như:

Năm 1929 đến 1949 (cách nhau hai mươi năm). 1954 (cách nhau 5 năm). 1958 (cách nhau bốn năm).

Sản xuất kém sút mãi; chỉ số tháng 1-1957 là 146. Tháng 1- 1958 là 133. Tháng 2-1958 là 130.

Lực lượng sản xuất nói chung chỉ dùng hết 53%. Sản xuất dầu lửa sụt 20%. Sản xuất xe hơi sụt 31'%... (hiện nay còn hơn một triệu chiếc xe hơi không bán được).

Số công nhân thất nghiệp ngày càng tăng:

Tháng 12-1957 là 3.400.000 người. Tháng 1-1958 là 4.500.000. Tháng 2-1958 là 5.200.000. Số thất nghiệp đang tiếp tục tăng thêm.

Đó là không tính hơn hai triệu người thất nghiệp một nửa, môi tuần chỉ có việc làm vài ngày. Tính trung bình cứ 100 công nhân thì hơn 10 người thất nghiệp. Theo luật lao động thì công nhân thất nghiệp được giúp đỡ từ 18 đến 26 tuần lê. Nhưng sự thật thì hiện nay có hơn hai triệu người thất nghiệp vì lẽ này hoặc lẽ khác, không được giúp đỡ gì hết.

Tình trạng giai cấp vô sản ở các nước tư bản là "tay làm hàm nhai”. Thất nghiệp độ một tháng thì "bếp không có trấu, gà bới cóc. Niêu chẳng còn cơm, chuột khoét rùa”. Cực khổ không thể tả!

Vì nạn thất nghiệp mà nội bộ Chính phủ Mỹ chia rẽ làm hai phái. Một phái chủ trương "đi chầm chậm”, chờ đợi kinh tế chuyển tốt, nếu hấp tấp thì sẽ bị nạn lạm phát. Một phái chủ trương "làm nhanh nhanh” nếu không thì khủng hoảng sẽ thêm nghiêm trọng. Vì vậy hai đảng tư sản Mỹ đang công kích nhau kịch liệt.

Tư bản các nước tranh giành nhau, đồng thời phụ thuộc lân nhau. Kinh tế Mỹ khủng hoảng sẽ có ảnh hưởng rất xấu đến các nước tư bản khác. Vì vậy, hiện nay tư bản Canađa,

Đan Mạch, Anh, Pháp... đang lo sốt vó. Hôm vừa rồi, đã có một triệu công nhân Pháp bãi công suốt 24 tiếng đồng hồ, nước Pháp đã tê liệt.

Ở các nước xã hội chủ nghĩa không bao giờ có kinh tế' khủng hoảng, vì một lẽ rất dê hiểu: kinh tế' là của nhân dân, sản xuất có kế' hoạch, sản xuất càng tăng gia thì nhân dân được tiêu dùng càng nhiều, đời sống càng được cải thiện, hàng hóa không bao giờ ế' đọng.

TRẦN LỰC

Báo Nhân Dân, số 1418, ngày 6-4-1958, tr.3.


XEM BÁO SÀI GÒN

Báo chí ở nơi nào là hình ảnh đời sống hàng ngày của nơi ấy.

Chúng ta thử xem các báo Sài Gòn thường có những tin tức gì? Vài thí dụ:

*       Báo ngày 7-4-1958:

-       Hàng vải ế đọng

-       Hai vợ chồng anh bán thịt lợn bị ám sát

-       Ba người gây đánh chết một người ở hẻm Phước Kiều

-       Tiệm bán bánh "Thọ Tháp" bị tống tiền

-       Vụ sáu người bị giết ở Bạc Liêu

-       Bán con lấy 2.000 đồng

-      Gạt chủ tiệm vàng để lấy một đôi hoa tai và một vòng vàng...

*       Báo ngày 8-4-1958:

-       Xe đò bị 12 tên cướp chặn lại vơ vét

-       Ông Thuật, trưởng ban treo cổ tự sát vì quá ức

-       Thiếu úy Lập thụt két hơn 351.375 đồng

-       Chủ nhiệm hai tờ tuần báo Chuyện phimTiếng vang

lừa bịp lây tiền.

-       Trần Văn Miên đi tìm vợ bé, rồi bị chém chết vứt xác

xuống đìa.

-     Một công ty dầu lửa lường gạt ngót 20 triệu đồng

-     80% công nhân tại các trại định cư (tức là đồng bào miền Bắc bị cưỡng ép di cư vào Nam) bị thất nghiệp

-     Chủ nhà lấy người ở, đến khi người ở có thai lại đuổi

đi, không trả một đồng xu tiền công...

Dù bị kiểm duyệt gắt gao, báo ra ngày 8-4-1958 đã nói về tình trạng của anh chị em công nhân như sau:

"... Đời sống của nhân dân lao động bị dồn dập nhiều điêu đứng khó nhọc... Không có công ăn việc làm, lương không đủ sống, ở không yên lành... Nghiệp đoàn bị bắt buộc ngừng hoạt động, một số anh chị em đoàn viên và cán bộ bị vu khống và bắt bớ trái phép... Các nhà công nghệ, tiểu công nghệ và các hàng buôn đều ế ẩm đình đốn. Các chủ sa thải từng loạt hàng trăm công nhân... Làm cho nạn thất nghiệp thêm trâm trọng... Tình cảnh buôn bán ở các chợ lâm vào tình trạng hấp hối. Bán suốt ngày có lúc không đủ ăn, không đủ đóng tiền chợ và phạt vạ.

Nạn đuổi nhà vân hoành hành. Hàng vạn đồng bào bị cháy nhà ở Gia Kiệm, Gò Vấp, v.v. đang thiếu thốn mọi bề... Thực trạng xã hội đã xô đẩy anh chị em công nhân vào cảnh sống dở chết dở... Quyền lợi công nhân bị thiệt thòi, đời sống công nhân quá cơ cực, thiếu thốn, bị hăm dọa nặng nề. Chúng ta không thể mơ màng chờ đợi, mà phải đoàn kết để’ đấu tranh..." (Thư của Tổng liên đoàn lao động miền Nam).

Về chính trị - Chính quyền miền Nam tìm mọi cách bưng bít, đài phát thanh và các báo Sài Gòn tìm mọi cách xuyên tạc bức thư của Chính phủ ta gửi cho Ngô Đình Diệm (7-3-1958). Nhưng đồng bào miền Nam đều biết và bàn tán xôn xao. Vì vậy, các báo Sài Gòn (như báo Dân chúng) đã phải viết hàng loạt bài xã luận về bức thư ấy. Điều đó chứng tỏ rằng chính sách của ta đấu tranh giành thống nhất Tổ quốc bằng phương pháp hòa bình được các tầng lớp nhân dân miền Nam ủng hộ nhiệt liệt.

TRẦN LỰC

Báo Nhân Dân, số 1496, ngày 16-4-1958, tr.3.


ANGIÊRI ANH DŨNG

Cách đây bốn năm rưỡi chỉ có mấy nhóm du kích bé nhỏ chống lại thực dân Pháp. Ngày nay, những đội du kích lẻ tẻ ấy đã trở nên đội quân giải phóng hùng mạnh.

Sau cuộc thất bại nhục nhã ở Việt Nam, thực dân Pháp không rút được bài học nào. Chúng vân dùng chiến thuật "tốc chiến tốc quyết” hòng đập tan phong trào yêu nước của nhân dân Angiêri, chúng không hiểu rằng một dân tộc đã đoàn kết nhất trí, chiến đấu anh dũng để’ giành lại tự do, độc lập cho Tổ quốc mình, thì không lực lượng gì thắng được họ.

Cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Angiêri ngày càng lan rộng, càng mạnh mẽ. Nó đã làm cho Pháp chết người, hại của rất nhiều, làm cho Chính phủ Pháp lập lên đổ’ xuống mãi, làm cho giai cấp thống trị Pháp ngày càng bị lệ thuộc vào đế' quốc Mỹ.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Pháp, giai cấp công nhân và những người tiến bộ Pháp đều kiên quyết chống lại cuộc chiến tranh bẩn thỉu của thực dân.

Cuộc kháng chiến Angiêri thì được nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới ủng hộ nhiệt liệt. Trong phong trào ủng hộ Angiêri, chỉ kể’ ở miền Bắc Việt Nam ta đã có nhiều cuộc mít tinh, biểu tình rầm rộ. Nhân dân ta (có cả các em học sinh, các em bé tý hon) đã quyên góp hơn 76 triệu đồng[49]. Số tiền tuy còn ít, nhưng tình nghĩa rất sâu xa.

Hôm 23-4, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp tuyên bố rằng: Từ tháng 11-1954 đến nay Quân giải phóng Angiêri đã mất 62.000 binh sĩ chết, quân thực dân Pháp thì chết 6.000 tên.

Nhiều vị Bộ trưởng Pháp có thói quen nói dối, nhất là về con số. Thí dụ:

-    Trong thời kỳ kháng chiến ở Việt Nam ta, nếu cộng các con số do Bộ Quốc phòng Pháp đưa ra, thì ta mất hàng triệu chiến sĩ hy sinh, và suốt tám, chín năm chiến tranh quân đội thực dân Pháp chỉ mất độ vài nghìn tên thôi.

-    Hồi tháng 3 vừa rồi, khi sang Sài Gòn để tâng bốc tổng Ngô, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Pinô (đảng viên Đảng Xã hội Pháp) nói rằng: Quân đội nhân dân ta có 25 vạn binh sĩ và 20 vạn dân quân. Không biết Pinô moi con số ấy ở đâu ra và dụng ý thổi phồng con số để làm gì? Một điều chắc chắn là chính quyền miền Nam cũng nhai lại con số giả dối ấy để’ từ chối việc giảm quân số do Chính phủ ta đề nghị.

Theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Pháp thì Quân giải phóng Angiêri chỉ vẻn vẹn có 23.500 người. Mà thực dân Pháp phải dùng hơn nửa triệu binh sĩ với vũ khí tối tân của Mỹ để’ chống lại, tức là hơn 21 binh sĩ Pháp chống lại một chiến sĩ Angiêri. Như thế’ là Bộ trưởng Pháp đã phải thừa nhận sự anh dũng vượt bực của Quân giải phóng Angiêri và sự hèn yếu của quân đội thực dân Pháp.

Sự thật là toàn dân Angiêri đã đứng dậy chống thực dân Pháp. Hai việc sau đây chứng tỏ thêm điều đó:

-      Có mười người Angiêri đá bóng giỏi nổi tiếng được các tổ chức thể thao ở Pháp rất chiều chuộng, trả tiền nhiều... Trung tuần tháng 4 vừa rồi, nghe lời kêu gọi của Tổ quốc, mười người ấy đã bỏ hết của cải, tiền bạc, bí mật trốn về Angiêri để tham gia kháng chiến.

-      Cũng trong thời gian đó, mười thanh niên tư sản Angiêri vừa thi đô lớp sĩ quan ở Pháp (một quan ba và chín quan một) đã cùng nhau trốn về nước để’ đi theo Quân giải phóng.

Xem những hiện tượng trên đây, chúng ta có thể’ đoán chắc rằng thực dân Pháp sẽ thua, nhân dân Angiêri nhất định thắng.

TRẦN LỰC

-    Báo Nhân Dân, số 1515, ngày 6-5-1958, tr.3.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.11, tr.394-396.


ĐIỆN BIÊN PHỦ

Ba chữ Điện Biên Phủ đã làm cho tiếng tăm dân tộc Việt Nam ta lừng lây khắp năm châu.

Cuối năm 1946, thực dân Pháp hòng đặt ách nô lệ lên vai nhân dân ta một lần nữa. Chúng cố gây ra chiến tranh.

Trước tình hình ấy, nhân dân ta chỉ có thể chọn một con đường: Hoặc nhượng bộ cho địch để’ rồi làm thân trâu ngựa; đó là con đường dê dàng, như lăn xuống dốc. Hoặc quyết tâm kháng chiến để giữ lấy độc lập, tự do; con đường này rấ't gian khổ, như trèo núi cao. Nhân dân ta đã chọn con đường khó, và quyết tâm kháng chiến.

Đánh giặc, trước hết phải có vũ khí, mà vũ khí đầu tiên của ta là gậy tầm vông. Ta dùng gậy tầm vông để chống lại máy bay, xe tăng, đại bác và tàu chiến của Pháp, Mỹ. Chúng ta đều nhớ rằng ngay trong thời kỳ kháng chiến, đế’ quốc Mỹ đã ra sức giúp thực dân Pháp để kéo dài chiến tranh.

Mặc dù thiếu thốn mọi bề, khó khăn đủ thứ, nhưng toàn thể đồng bào ta từ Bắc đến Nam đã tin tưởng nghe theo lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ, đoàn kết một lòng, kháng chiến cứu nước.

Đảng nói: "Kháng chiến phải trường kỳ gian khổ, song nhất định thắng lợi”. Kết quả là lời nói của Đảng đã thực hiện, nhân dân ta đã thắng, thực dân Pháp đã thua.

Từ ngày 19-12-1946 đến 7-5-1954, bộ đội và du kích ta đã đánh quân địch chết và bị thương hơn 466.000 binh sĩ.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội ta đã tiêu diệt hoặc bắt làm tù binh 16.200 tên địch, trong số đó có một thiếu tướng, 16 quan năm, 353 tên từ quan một đến quan tư và 1.396 hạ sĩ quan.

Lần đầu tiên trong lịch sử thế' giới, một đế' quốc hùng mạnh đã bị nhân dân một nước thuộc địa đánh cho tan tành tả tơi, và phải cút về nước.

Đồng bào ta luôn luôn nhớ ơn quân đội ta đã dũng cảm chiến đấu để giữ gìn nền độc lập cho Tổ quốc và quyền tự do cho nhân dân.

Trong lúc toàn dân ra sức kháng chiến, thì "chí sĩ Ngô Đình Diệm" ngao du ở nước Hoa Kỳ. Thế' mà ngày nay, những người cầm quyền miền Nam dám to mồm nói họ đã đuổ’i thực dân Pháp và giải phóng đâ't nước Việt Nam!

Ngoài việc đánh đuổi thực dân, kinh nghiệm kháng chiến thắng lợi nói chung và Điện Biên Phủ nói riêng, có hai ý nghĩa to lớn:

-     Nó đã khuyến khích các nhân dân bị áp bức ở Á - Phi nổi dậy chống chủ nghĩa thực dân, giành giải phóng dân tộc.

-      Nó chứng tỏ rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chính phủ ta, và nhân dân ta đoàn kết nhất trí thì khó khăn gì cũng khắc phục được, công việc to lớn mây cũng làm được. Sự nghiệp cách mạng và kháng chiến như vậy, công cuộc xây dựng nước nhà tiến dần lên chủ nghĩa xã hội cũng như vậy.

L.T.

-    Báo Nhân Dân, số 1516, ngày 7-5-1958, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.397-398.

BỐN ANH HÙNG MỸ

Từ năm 1955, Liên Xô đã tự động giảm bớt 214 vạn binh sĩ. Số tiền chi tiêu vào quốc phòng của Liên Xô năm nay chỉ chiếm 15% của tổng ngân sách.

Liên Xô tự động ngừng thử vũ khí nguyên tử và khinh khí.

Chính sách hòa bình và nhân đạo của Liên Xô được nhân dân thế' giới ủng hộ nhiệt liệt.

Mỹ không hề giảm quân số.

Mỹ lập 250 căn cứ quân sự ở 42 nước phe Mỹ; đặt trạm bắn tên lửa ở nhiều nước.

Tổ’ng ngân sách của Mỹ năm nay là 72.400 triệu đôla, trong đó chi tiêu về quân sự là 36.600 triệu đôla tức là hơn 50% tổng ngân sách.

Tệ hơn nữa là Mỹ thường cho máy bay mang bom khinh khí bay về hướng Bắc cực của Liên Xô. Đó là một hành động khiêu khích không những đối với Liên Xô mà đối với cả nhân dân thế' giới. Vì nếu trong khi ốm, Tổng thống Mỹ lãng trí một chút hoặc người lái máy bay và người báo động sai lầm một chút, là nạn chiến tranh nguyên tử có thể nổ bùng.

Mỹ không chịu chấm dứt việc thử bom nguyên tử và khinh khí. Tổng thống Mỹ mượn cớ rằng vì muốn làm cho các thứ bom ấy "sạch" hơn (nghĩa là ít chất độc) cho nên Mỹ cần tiếp tục thử. Nhưng có mây đại biểu Quốc hội Mỹ, trước hết là ông Anđớcsơn, Phó chủ tịch Ủy ban nguyên tử, đã công khai nói rằng: Bộ Quốc phòng Mỹ đã thêm những chất bẩn hơn vào bom nguyên tử và khinh khí. Các ông nghị đã thách Bộ Quốc phòng Mỹ đưa việc này ra bàn cãi công khai. Nhưng Bộ Quốc phòng không dám nhận lời thách đó.

Cũng như nhân dân khắp thế' giới, nhân dân Mỹ đã chống việc Chính phủ Mỹ tiếp tục thử bom.

Có bốn vị anh hùng Mỹ đã quyết tâm hy sinh tính mạng mình để’ chống lại việc thử bom. Bốn vị ấy là:

-       Ông Bigiêlo, 51 tuổi, họa sĩ và kiến trúc sư,

-       Ông Hơnpintơn, 50 tuổ’i, công trình sư,

-      Ông Uynlơngbai, 43 tuổ’i, Bí thư của "Hội những người tự giác chống đi lính”,

-      Ông Sơút, 25 tuổi, sinh viên đại học mới tốt nghiệp, một chiến sĩ hòa bình.

Hôm 25 tháng 3, bốn vị này đã dùng chiếc thuyền buồm nhỏ định đi đến đảo Mácsan là nơi đế’ quốc Mỹ định thử bom.

Hoan hô tinh thần dũng cảm, liều mình đấu tranh cho hòa bình của bốn vị anh hùng Mỹ!

TRẦN LỰC

-    Báo Nhân Dân, số 1523, ngày 14-5-1958, tr.3.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.11, tr.409-410.


TÌNH HÌNH KINH TẾ MIỀN nam

Tập san Phòng thương mại Sài Gòn (2-5-1958) cho chúng ta biết rõ về tình hình kinh tế miền Nam:

"Để giúp đỡ các vị công thương gia trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay...”, tập san ấy thuật lại những lời nói và việc làm trước sau không như một của chính quyền miền Nam.

Ngày 7-9-1955, Tổng Ngô tuyên bố: "Chương trình kinh tế' của Chính phủ trong năm nay nhằm... canh tân nền kinh tế' quốc gia để nâng cao mức sống của toàn thể nhân dân”.

Ngày 17-9-1955, Tổng Ngô nói: "Có người lo rằng các nhà doanh nghiệp Việt Nam không đủ kinh nghiệm để thay thế' ngoại kiều trong những ngành ngân hàng, ngoại thương, v.v.. Tôi không nghĩ như thế, tôi tin chắc rằng đồng bào có thừa khả năng về kinh tế... Muốn kiện toàn nền độc lập của nước ta, ta phải dần dần giành lại chủ quyền kinh tế...". Nhưng:

-     Ngày 7-10-1957, Bộ trưởng Bộ kinh tế' miền Nam nêu lên "tình hình kinh doanh xứ mình cần phải được chấn chỉnh lại... Nếu tình hình kinh tế' không được ổn định, lần lượt sẽ còn nhiều người ít vốn chết nữa" (Báo Tin điện).

-     Ngày 7-10-1957, Tổng Ngô lại nói: "Sự thiếu kinh nghiệm của đồng bào trong việc nhập cảng khiến cho thị trường nhập cảng bị phân chia vụn vặt, không thích hợp với nhu cầu tiếp tế' điều hòa...”.

Còn về "chủ quyền kinh tế” thì trong một phiên họp ở Hoa Thịnh Đốn của các nhà tư bản Mỹ (1-3-1958), đại biểu miền Nam đã tuyên bố rằng: "Chính quyền miền Nam cho vấn đề đầu tư vốn ngoại quốc là điều ta hết sức mong mỏi, chứ không hề coi đó là một mối hại phải cam chịu... Nhà tư bản ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam sẽ gặp một vùng còn hoang vắng, không có một sức cạnh tranh nào...”.

Cùng ngày 7-10-1957, Tổng Ngô nói: "Chúng ta đã ra khỏi kinh tế thời chiến để’ tiến dần đến kinh tế thời bình...”.

Nhưng báo Chấn hưng kinh tế ở Sài Gòn (27-2-1958) viết:

"1- Nền kinh tế Việt Nam về phương diện ngoại thương vân còn ở trong giai đoạn chiến tranh... Nhập khẩu vân còn hơn xuất khẩu quá nhiều.

2- Trong một nền kinh tế chiến tranh, bất đắc dĩ phải nhập nhiều hơn xuất, nhưng chỉ được nhập những hàng thật cần thiết. Đằng này ta nhập khẩu quá nhiều, mà phần lớn là những hàng tiêu thụ, đôi khi lại là xa xỉ phẩm”.

Ngày 10-4-1958, bốn vị linh mục và 51 vị chủ nhà máy và hợp tác xã vải, sợi đã gửi cho Bộ Kinh tế miền Nam một bức thư, trong đó có câu:

"Hai phần ba các xưởng kỹ nghệ đã đóng cửa và ba phần tư các nhà tiểu công nghệ đã ngừng hoạt động, hàng triệu thước hàng còn chồng chất không nơi tiêu thụ, hàng nghìn gia đình rơi vào cảnh thất nghiệp... Hiện nay hàng vải nhập cảng đang ối đọng, có thể đủ cho dân chúng dùng trong một thời gian khá lâu nữa, trong lúc hàng mới tiếp tục cập bến và hàng nội hóa không bán được đang chất thành núi, giữa lúc sức mua của quần chúng một ngày một sa sút. Nếu không có một sự kiên quyết hạn chế số hàng nhập cảng... thì không những các nhà nhập cảng hàng vải bị lung lay, mà các nhà dệt trong nước đều phá sản hết".

Trong lúc các nhà công thương ngành dệt đang lâm vào hoàn cảnh bế tắc như thế, thì chính quyền miền Nam "nhận một kế' hoạch của phái đoàn một công ty Mỹ, phần lớn nhằm vào ngành dệt. Tình hình ngành dệt và buôn vải ở nước ta mặc dù đang gặp lúc suy vi, nhưng phái đoàn này nhận định rằng: Với một số lớn vốn ngoại quốc, sẽ xây dựng được những xưởng dệt lớn, có khả năng sản xuất tốt và nhiều hơn, và như thế' sẽ thu được nhiều huê lợi lớn sau khi dẹp bớt những xưởng nhỏ".

Xem những điều trên đây, thì rõ ràng là "kinh tế' dân chủ và độc lập" ở miền Nam đều là cái bánh vẽ. Sự thật thì kinh tế' miền Nam đã bị tư bản Mỹ lũng đoạn gần hết và chúng đang tìm mọi cách để bóp nghẹt các nhà công thương miền Nam.

L.T.

-    Báo Nhân Dân, số 1524, ngày 15-5-1958, tr.3.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.11, tr.411-413.


ĐẾ QUỐC MỸ XÚI QUẨY

Câu tục ngữ nói: "Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí" thật đúng với tình hình nước Mỹ hiện nay.

Ở trong nước thì khủng hoảng kinh tế ngày thêm trầm trọng.

Ở nước ngoài, thì uy tín ngày càng sa sút dữ:

Nhân dân Thủ đô nước Libăng biểu tình chống Mỹ, bao vây sứ quán Mỹ.

Trụ sở văn hóa Mỹ ở Angiê bị đốt phá.

Đại sứ quán Mỹ ở Pari cũng phải nhờ bộ đội và cảnh sát Pháp đặc biệt bảo vệ.

Ở nhiều nước, nhân dân biểu tình chống Mỹ thử bom nguyên tử và khinh khí.

Phó Tổng thống Mỹ là Níchxơn đi thăm các nước Trung Mỹ, đi đến đâu cũng bị quần chúng phản đối kịch liệt. Vài thí dụ:

Khi Ních đến Bôgôta, Thủ đô nước Côlômbia, quần chúng bao vây chô y ở và hô ầm ĩ:

"Mỹ đã chiếm đoạt xứ Panama của chúng ta!".

"Mỹ đã cướp cà phê của chúng ta".

"Mỹ đã giết hại 25 vạn đồng bào chúng ta".

"Vì Mỹ mà 12 triệu nhân dân ta thất nghiệp và đói khổ".

"Mỹ cút đi!".

Khi Ních đến Caracát, Thủ đô nước Vênêxuêla, Thị xã Caracát không chịu đón tiếp ông ta.

Học sinh và sinh viên các trường tuyên bố: "Chúng tôi sẽ dùng mọi cách để ngăn trở Ních đến làm bẩn trường học của chúng tôi".

Khi Ních đi từ trường bay đến thành phố, quần chúng đã "hoan nghênh" y bằng nhiều hình thức. Tay thì ném đá, ném cứt, ném trứng thối và cà chua thối vào xe hơi của y. Miệng thì hô: "Chó Mỹ, cút đi!".

Kết quả là Phó Tổng thống Ních phải nằm im trong sứ quán Mỹ, không dám ló đầu ra ngoài. Chính ông ta đã nói:

"Không vui vẻ gì khi tôi bị người ta nhổ đờm và nước bọt khắp đầu đến chân; vợ tôi cũng bị nhổ vào mặt!".

Xưa nay chưa bao giờ lãnh tụ một nước được nhân dân các nước khác "hoan nghênh" một cách nhiệt liệt như thế!

Một điều làm cho đế' quốc Mỹ khó chịu hơn nữa là hôm 15 tháng 5 vừa rồi Liên Xô đã phóng một vệ tinh thứ ba, nặng 1.327 cân tức là to gấp 99 lần vệ tinh quả bưởi của Mỹ chỉ nặng hơn 13 cân.

Đế' quốc Mỹ thật là xúi quẩy!

L.T.

Báo Nhân Dân, số 1526,

ngày 17-5-1958, tr.4.


ĐẾ QUỐC MỸ LẠI XÚI QUẨY

Vừa rồi, Phó Tổng thống Níchxơn bị nhân dân các nước Nam Mỹ "hoan nghênh" vô cùng nhiệt liệt, đã phải vội vã cút về nước mẹ đôla.

Vừa rồi, ở thủ đô các nước Libăng, Angiêri,... đã có những cuộc biểu tình kịch liệt chống Mỹ.

Vừa rồi, vệ tinh thứ ba của Liên Xô to bằng 100 vệ tinh Mỹ, đã làm cho Mỹ rất bực mình. Ông Bơrao, người chế tạo vệ tinh Mỹ, đã phải thật thà nhận rằng: Mỹ không bao giờ phóng được vệ tinh to như vệ tinh Liên Xô. Sau những xúi quẩy đó, Mỹ lại liên tiếp bị nhiều xúi quẩy khác:

-     15 tháng 5: công nhân ở Canavơran (trung tâm thử vệ tinh và tên lửa Mỹ) đã tổng bãi công.

-     22 tháng 5: bảy cái tên lửa của Mỹ bất thình lình nổ cháy, làm nhiều người chết và bị thương, nhiều nhà bị đổ nát, hơi độc đã lan đến những vùng xa hàng cây số.

-     20 tháng 5: Hàng vạn người ở Thủ đô nước Anh đã biểu tình chống máy bay Mỹ mang bom khinh khí bay trên không phận nước Anh. Anh và Mỹ là "đồng văn, đồng chủng". Trong cuộc biểu tình có đủ các thành phần xã hội, các xu hướng chính trị và tôn giáo. Hai điểm ấy càng làm nổi bật tính chất phong trào chống Mỹ của nhân dân Anh.

-      21 tháng 5: Trong cuộc tổng tuyển cử ở Nhật Bản, chương trình tranh cử của tất cả các đảng phái đều nêu vấn đề: chống Mỹ đặt căn cứ bom nguyên tử, khinh khí ở nước Nhật Bản.

-       21 tháng 5: Về mặt chính trị, có lẽ vố này đau nhất cho Mỹ:

Hôm đó đại biểu Thượng nghị viện Philíppin là ông Réctô đã kịch liệt tố cáo âm mưu Mỹ đặt căn cứ tên lửa ở Philíppin. Ông nói: "Mỹ đã làm kế hoạch rất chu đáo để’ bảo vệ quyền lợi của Mỹ, nhưng nó sẽ đưa Philíppin đến chô bị tiêu diệt hoàn toàn... Đại sứ Mỹ ở Philíppin đã sắp đặt âm mưu ấy một cách rất xảo quyệt. Y đã mua chuộc tổng thống Philíppin ký một hiệp định chuẩn bị cho việc đó".

Ông Réctô nói tiếp: "Các tướng lĩnh Mỹ tìm mọi cách để’ lừa gạt dư luận Philíppin rằng: tên lửa sẽ bảo vệ nước Philíppin. Nói như vậy là nói phét. Sự thật thì những căn cứ ấy sẽ biến Philíppin thành bia đỡ đạn cho Mỹ...".

Ông Réctô lại dẫn lời các báo chí Mỹ để chứng thật rằng: So với Liên Xô thì Mỹ đã lạc hậu nhiều về các thứ vũ khí mới.

Ông Réctô đã đưa một đề nghị chống lại việc chứa những vũ khí nguyên tử và khinh khí ở nước Philíppin. Đề nghị ấy đã được toàn thể đại biểu của Thượng nghị viện thông qua.

Đó là một vố rất đau cho Mỹ vì xưa nay Mỹ vẫn tuyên bố Philíppin là bạn đồng minh trung thành nhất của Mỹ ở châu Á.

T.L.

Báo Nhân Dân, số 1535,

ngày 26-5-1958, tr.3.

BÁO CHÍ MỸ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG MỸ

Tờ tuần báo Mỹ Tân Văn ngày 26-5 đăng một bài rất dài về phong trào chống Mỹ ở các nước ngoài. Sau đây là tóm tắt nội dung của bài ấy:

... Thậm chí những người lạc quan nhất cũng phải nhận rằng ở các nước tâm lý chống Mỹ ngày càng lên cao. Những ký giả của báo Tân Văn phái đến các nước ngoài đều nhận thây rằng lòng tin cậy của thế' giới đối với sự lãnh đạo của Mỹ đã giảm sút rồi.

Việc các nước đều oán ghét Đalét, đủ chứng tỏ điều đó.

Một việc kiểu mẫu nữa: Năm 1957, sở điều tra Ấn Độ thăm dò ý kiến nhân dân, kết quả là 47,5% nhân dân tỏ ra cảm tình tốt với Chu Ân Lai, mà chỉ có 14,9% tỏ ra cảm tình với Tổng thống Mỹ.

Đối với các nước bà con nghèo túng, cách "cậu ấm” xa xỉ của Mỹ càng làm cho họ thêm khó chịu. Thí dụ: Ở Pháp, theo sự thăm dò ý kiến gần đây, chỉ có 26% nhân dân cho Mỹ là muốn hòa bình. Còn những người chính trị thông thạo ở Pháp thì đều cho rằng Mỹ có dã tâm đối với Angiêri và Sahara[50].

Đối với người ngoài, chính sách kinh tế Mỹ ảnh hưởng cũng to. Một ký giả Nam Mỹ nói: "Khi Mỹ không cần đến tài nguyên của nước chúng tôi, thì họ chẳng đoái hoài gì đến chúng tôi”.

Các dân tộc mới thoát khỏi ách thuộc địa đều không tin Mỹ là một nước chống chủ nghĩa thực dân. Việc lộn xộn ở xứ Thành Đá nhỏ làm cho nhân dân Á và Phi tưởng rằng hoàn cảnh người Mỹ da đen hiện nay không khác gì thời kỳ nô lệ[51].

Trong con mắt của nhân dân Đông - Nam Á, Mỹ là một bức vẽ khôi hài xấu xí vô cùng. Thậm chí những người Á, Phi có học thức cũng cho rằng Mỹ là mọi rợ, ngu xuẩn. Một người văn nghệ Ấn Độ nói với một người Mỹ: "Ông không thể là một người Mỹ thật sự, mà đồng thời lại có hứng thú đối với văn nghệ”.

Những bức vẽ hình con gái và những tạp chí Cine Mỹ làm cho người ngoài cho rằng người Mỹ là một bọn cuồng dâm không yên tâm với đời sống có chồng có vợ.

Những bản kịch múa hát, những lạp sườn Phranphort, những máy hát Mỹ được thế giới tư sản hoan nghênh. Nhưng họ không hoan nghênh tư tưởng Mỹ. Họ cho rằng Mỹ quá sợ cộng sản. Người chủ tờ báo Tấm gương ở Tây Đức nói: "Mỹ không nên khẩn trương quá như thế, hê ai chỉ nhìn một lần cung điện Kremlin[52] thì Mỹ liền cho rằng người ấy là phản bội thế' giới tự do”.

Về quân sự, thậm chí những người bạn của Mỹ cũng nhận rằng vì Mỹ hiếu chiến, cho nên đã xây dựng khắp nơi những căn cứ tên lửa và bom khinh khí. Mặt khác, từ ngày có vệ tinh bay liệng trên trời, họ lại càng sợ rằng Mỹ không bằng Liên Xô. Chiếu bóng Mỹ chiếm 60% trên thế' giới, song những phim giết người cướp của, say rượu lu bù, thanh niên phạm tội... đã gây những ảnh hưởng rất xấu.

Môi năm Mỹ chi tiêu 100 triệu đôla vào việc tuyên truyền. Những cán bộ già làm việc nhiều ở Bộ tuyên truyền đều nhận rằng: Công việc của họ khác nào lấy thìa mà tát nước trên một chiếc thuyền đã thủng. Nhiều quan lại Mỹ cũng nhận rằng không một cơ quan nào của Chính phủ Mỹ có thể đối phó được với tâm lý chống Mỹ. Một cán bộ phụ trách Đài Phát thanh "Tiếng nói Hoa Kỳ” nói: Tâm lý ấy đã thành một phong trào rộng lớn. Tiếng nói Hoa Kỳ không ảnh hưởng được nó.

Một ký giả Ácgiăngtin[53] nói: "Mỹ là một con sói mang lốt dê. Ngoài miệng thì nói giúp đỡ, trong lòng thì quyết bắt buộc nước ngoài làm theo chính sách của Mỹ”.

Một người buôn Thái Lan nói: "Khi tôi gặp một người Mỹ, ngoài chuyện cộng sản đe dọa và khoe khoang Mỹ tài giỏi, nếu người đó còn có thể’ nói đến Picátxô[54] hoặc một điều gì khác thì đó là một điều lạ thường”.

Báo Thương nghiệp Mỹ ngày 24-5 viết: Đến 30-6, ngân sách Mỹ sẽ thiếu hụt 300 triệu đôla. Vì chi tiêu quá rộng, ngân sách năm sau sẽ thiếu hụt từ 80 đến 100 triệu đôla.

TRẦN LỰC

-    Báo Nhân Dân, số 1538, ngày 29-5-1958, tr.4.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.418-420.


"TIÊN PHONG" LẠI TỤT HẬU

Đêm ngày 27-5-1958, lúc hải quân Mỹ phóng tên lửa "Tiên phong" mang một vệ tinh quả bưởi nặng mười cân, hãng thông tấn Mỹ UPI vội vã tán dương:

"Tên lửa "Tiên phong" đã chọc thẳng bầu không gian vũ trụ để đưa "mặt trăng thứ tư" của Mỹ vào quỹ đạo. Tên lửa dài 21 thước, nhảy khỏi bệ phóng, trong vài giây nhả ra luồng ánh sáng chói lòa rồi bay lên trời. Ngọn lửa của đuôi tên lửa còn sáng rõ trong vài phút trước khi mất hút giữa các vì sao. Tầng thứ hai của tên lửa đã hoạt động bình thường,...".

Văn chương thật! Ai mà không tưởng rằng Mỹ đã phóng được vệ tinh nhân tạo thứ tư rồi!

Nhưng đến sáng ngày 28-5-1958, cũng hãng U.P.I. ấy lại đổi giọng.

"Vệ tinh phóng đêm hôm trước đã thất bại. Tuy vậy... những tài liệu thu được rất nhiều cũng sẽ cung cấp cho ta những kết luận khoa học có giá trị". (!)

Điều mà ai cũng thấy, chỉ riêng hãng thông tấn Mỹ "vô tình" không thấy là vệ tinh thứ ba của Liên Xô nặng 1.327 cân đang bay chung quanh quả đất với những máy móc hoạt động rất tốt, chắc chắn là sẽ cho ta những tài liệu khoa học phong phú và có giá trị hơn một vệ tinh đã rơi xuống đất rất nhiều.

"Tiên phong" lại tụt hậu! Đế quốc Mỹ lại xúi quẩy thêm lần nữa.

K.C.

Báo Nhân Dân, số 1539, ngày 30-5-1958, tr.4.


NHỮNG NGƯỜI MỸ BIẾT điều

Vì lợi ích của toàn dân và tương lai của Tổ quốc, ngày 7-3, Chính phủ ta lại một lần nữa đề nghị với chính quyền miền Nam: Hai bên phái đại biểu gặp nhau để bàn các vấn đề khôi phục việc tự do buôn bán và đi lại giữa hai miền, giảm bớt quân số, v.v. nhằm đi đến thống nhất đất nước bằng phương pháp hòa bình.

Nhân dân ta và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế' giới đều nhiệt liệt ủng hộ chủ trương hợp tình hợp lý của Chính phủ ta. Nhưng, vâng lời đế' quốc Mỹ, chính quyền miền Nam vân giữ thái độ ngoan cố, từ chối việc gặp gỡ ấy.

Thấy rõ đế' quốc Mỹ giúp Ngô Đình Diệm (và Lý Thừa Vãn) tăng cường quân bị là một việc dại dột và nguy hiểm, những người Mỹ biết điều cũng đã lên tiếng. Trong một bản báo cáo trước Thượng nghị viện Mỹ hôm 25-5, ông Măngphin nói: "Cho đến khi tìm được cách giải quyết hòa bình, thì vân còn nguy hiểm có thể xảy ra một hành động nóng nảy, một sự điên cuồng dùng vũ lực để hòng thống nhất Việt Nam (và Triều Tiên)...”.

Ông Măngphin nói tiếp: "Đã đến lúc mà Mỹ nên khuyên người Việt Nam (và người Triều Tiên) lập lại đan đan quan hệ kinh tế và xã hội giữa hai miên. Đó là bước đầu để đi đến thống nhất hai nước đang bị chia cắt ấy...”.

Thế là những chính khách Mỹ biết điều cũng tán thành chủ trương đúng đắn của Chính phủ ta.

Nếu Ngô Đình Diệm còn có lương tâm, không muốn mang tiếng xấu muôn đời là kẻ phản nhân dân, phản Tổ quốc, thì phải làm theo lòng mong muốn thiết tha của đồng bào, và thực hiện những điều Chính phủ ta đã đề nghị.

TRẦN LỰC

-    Báo Nhân Dân, số 1554, ngày 14-6-1958, tr.4.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.11, tr.423-424.


KINH NGHIỆM HUYỆN LAIPIN
(QUẢNG TÂY)

Huyện Laipin mười năm, chín năm hạn. Mười mùa thì chín mùa thiếu ăn. Xuân thì ít mưa, hạ thì hay lụt. Chẳng những không có nước tưới ruộng, 40% dân cũng thiếu nước ăn. Cho nên có thói quen một nước bốn dùng: rửa xong để tắm, tắm xong để giặt, giặt xong để cho trâu bò uống. Nơi có nước thì nước đục: "Nước bảy bùn ba; áo trắng đưa giặt hóa ra áo vàng”. Nhân dân các huyện chung quanh đã có câu vè:

“Ai ơi chớ lấy trai Pin

Gánh một gánh nước khổ như lên đường trời
Áo quần muốn giặt không có nơi,

Nước uống khét lẹt như hơi thuốc vàng”.

Vì thiếu nước mà ruộng đất xấu. Năm nào gió mùa mưa thuận môi mâu cũng chỉ gặt được độ 365 kilô. Dân rất nghèo khổ và sống vào bốn cái nhờ: nhờ trời mưa, nhờ bán củi, nhờ làm thuê ở mướn, nhờ đi nơi khác tìm kế sinh nhai. Lại vì rừng bị chặt trụi mà gây ra tai nạn hạn hán: năm hôm không mưa đất đã khô, mười hôm không mưa đã thành hạn. Mưa to thì nước liền ngập ruộng, mưa tạnh thì ruộng cũng khô. Nạn thứ hai là vì nước thiếu cho nên dân thiếu vệ sinh thường đau ốm:

“Thiêu nước khiên người hư hao,

Mắc nhiêu tật bệnh ốm đau luôn ngày;

Dưới giường vũng nước mắt đây,
Có thể nuôi cá ở đây như thường”.

Từ ngày được chia ruộng, sản xuất có tăng lên môi năm độ 595 kilô, đời sống của nông dân đã cải thiện một bước, nhưng vân còn nghèo. Bốn cái nhờ trước kia nay hóa ra hai cái nhờ: nhờ Chính phủ điều động lương thực các nơi đến, nhờ ngân hàng Nhà nước cho vay tiền.

Phải chăng đất ruộng Laipin xấu đến nôi dân không thể vươn mình lên được? Không phải! Chỉ vì thiếu nước tưới mà dân Laipin khổ. Làm được thủy nông tốt thì dân Laipin cũng sẽ giàu có như dân các nơi khác.

Sức người quyết thắng thiên tai

Đấu tranh bốn tháng nước đầy ruộng nương

Năm 1956, hợp tác xã nông nghiệp được tổ chức khắp huyện. Nông dân không "bốn nhờ, hai nhờ” tiêu cực như trước nữa. Nay họ chỉ nhờ Đảng lãnh đạo họ ra sức làm. Nhờ xây dựng thủy nông để chống hạn, nhờ hợp tác xã để tăng gia sản xuất tốt.

Nhưng trong bước tiến cũng có khó khăn. Có những người tư tưởng chưa thông, họ nói: "Làm thủy nông chỉ lo đến tập thể, không nghĩ đến cá nhân. Làm thủy nông ảnh hưởng đến nghề phụ của gia đình. Làm thủy nông quá khó nhọc”, v.v..

Làm thủy nông để phát triển nông nghiệp, lợi ích muôn đời; hay là chỉ lo làm nghề phụ để kiếm chút lãi trước mắt, mà không làm thủy nông? Bên nào hơn? Đảng đưa vấn đề đó cho toàn thể nông dân bàn.

Sau khi bàn bạc sôi nổi, nông dân đều thấy rõ làm thủy nông là hơn.

Xây dựng thủy nông, tăng gia sản xuất, việc đó ngoài miệng thì ai cũng tán thành. Nhưng khi bước vào thực hiện thì không phải tư tưởng ai cũng thông. Thí dụ: trong mười lăm ủy viên xã, chỉ có hai người thật hăng hái. Sáu người lừng khừng, họ cho rằng: trong huyện núi trọc, sông sâu, nguồn gốc thì ít, chất đất phức tạp khó khăn rất nhiều, v.v.. Bảy người thì nửa thông nửa không thông, họ nói: nơi làm được thủy nông thì đã làm rồi, những nơi còn lại thì khó làm; vả lại tiền chẳng có, cán bộ kỹ thuật cũng không...

Những tư tưởng bảo thủ đó đã ảnh hưởng không tốt đến nông dân, đến công việc. Xét ra thì cán bộ mang tư tưởng ấy nặng hơn quần chúng, cán bộ kỹ thuật nặng hơn cán bộ thường.

Huyện ủy lại mở một cuộc thảo luận rộng rãi từ cán bộ đến quần chúng, và dùng cách tham quan những nơi làm được để giải quyết tư tưởng và cổ động tinh thần.

Sau đó mọi người đều đi đến kết luận: có núi thì có nước, trên đất không có nước thì dưới đất có nước, nơi gần không có thì nơi xa có nước, quyết tâm làm thì nhất định lấy được nước. Thế' là đánh bại được tư tưởng bảo thủ, bi quan.

Ngăn nước sông lại, đào nước ngầm lên,
Trữ lại nước mưa, dùng cả nước núi

Đó là lời nói dũng cảm của quần chúng sau đợt thảo luận và tư tưởng thông rồi.

Lại phải tiến lên bước nữa làm cho mọi người nắm vững phương châm: Dựa hẳn vào lực lượng quần chúng, làm đúng khẩu hiệu "nhiều, nhanh, tốt, rẻ”. Để’ nâng cao nhận thức của quần chúng, một cách tốt nhất là: nhắc lại những tai hại và cực khổ do hạn hán đã gây ra, nói rõ làm thủy nông thì sản xuất sẽ tăng và đời sống sẽ cải thiện thế' nào. Cũng phải cùng quần chúng tính toán làm thủy nông sẽ tốn bao nhiêu sức, bao nhiêu tiền? Sức và tiền lấy ở đâu ra.

Nông dân tính đi tính lại thì thấy đất, đá, dụng cụ tự mình giải quyết được, chỉ cần một ít tiền để mua những thứ như xi măng và cốt sắt. Quần chúng đề nghị: vôi do mình tự nung, đá do mình tự đập, đất do mình tự đào, dụng cụ do mình tự mang đến, kỹ thuật do mình tự học, tiền do mình tự góp.

Tư tưởng thông, ai cũng phấn khởi. Hôm bắt đầu làm, quần chúng đề mây câu biểu ngữ như sau:

“Dựa vào tổ chức, tự hai tay ta

Theo Đảng lãnh đạo hăng hái mà tiến lên,

Bắt sông phải chảy ngược miền,

Bắt núi quỳ gôi cho nguồn nước qua.

Không mưa thì mặc không mưa

Thủy nông làm tôt được mùa muôn năm”.

Làm thủy nông là một chiến dịch

Muốn thắng lợi thì phải động viên toàn thể’ cán bộ, toàn thể’ nhân dân. Cán bộ phải xung phong đi trước, nói được, làm được. Phát động tất cả mọi người, tìm tòi mọi phương pháp, mọi lực lượng tiềm tàng, lợi dụng mọi sức người, sức của. Ngăn sông, xuyên núi, đào giếng, xây kho - dùng đủ mọi cách để’ tiến công hạn hán.

Cùng một số nông dân có kinh nghiệm, cán bộ Laipin đã mang lương khô và cuốc thuổng trèo non vượt núi, đi khắp huyện để tìm nguồn nước. Trong huyện không có thì đi tìm ở các huyện chung quanh, quyết tìm cho kỳ được. Một thí dụ: Đồng chí bí thư huyện đã cùng sáu thanh niên xung phong chui vào một hang đá dài mười cây số, tìm sáu ngày sáu đêm. Kết quả đã tìm được nguồn nước. Những gương mâu ấy làm cho quần chúng càng hăng hái thêm. Họ nói: "Đảng viên không sợ khó khăn, núi đào cũng giỏi, sông ngăn cũng tài. Nắng lâu không sợ hạn tai, mưa lâu không sợ lụt, ai ai cũng anh hùng”.

Các cán bộ lãnh đạo luôn luôn ở tại mặt trận, vừa chỉ huy vừa lao động; xem xét mọi công việc, mọi dụng cụ; tổng kết và phổ biến mọi kinh nghiệm. Nhờ vậy mà cán bộ và quần chúng đã phát minh ba mươi hai cách cải tiến công tác, nâng cao năng suất gâp mười mây lần.

Trong lúc làm, ai cũng hăng hái, đến thật sớm về thật muộn. Ngày Tết đến cán bộ từ huyện đến xã và các đoàn thể đều đến ăn Tết ở công trường. Hôm đó, chẳng những không ai xin về nhà ăn Tết mà lại có hơn ba vạn người ở các làng đến làm dùm.

Suốt bốn tháng, ngày nào cũng khẩn trương, cũng vui vẻ như ngày nào. Nhân dân ở các thị trấn, thầy giáo và học trò ở các trường, anh em bộ đội thường đến tham gia công tác thủy nông. Kết quả là:

Toàn huyện có bốn mươi mốt vạn người thì hơn mười lăm vạn người (tức là 80% số người có sức lao động) đã xung phong đi làm thủy nông. Từ cuối năm 1957 đến đầu năm 1958, trong vòng bốn tháng đã làm được tiểu và trung thủy nông đủ tưới cho 156.000 mẫu ruộng. Nếu so với thủy nông mây nghìn năm trước, thành tích này đã gấp mười bốn lần; và nhiều gấp hai lần so với tám năm trước đây.

Cộng tâ't cả là 14.400.000 ngày công, bình quân môi người làm 90 ngày, tính đổ đồng môi người làm được 84 thước khối đất và đá.

Công trình xuyên qua nhiều đường hầm dưới núi. Có đường dài đến 480 thước. Ngăn 28 khúc sông và 149 cái suối, xây 177 kho chứa nước, đào hơn 360 hồ nước mạch. Nhờ vậy mà năm nay tuy hạn to, 36 con sông nhỏ đã khô hết 28 con, nhưng ruộng vân cấy được nhiều gấp đôi năm ngoái. Nhân dân mừng rỡ nói:

“Trước kia bị hạn câu trời phật,
Câu đêm câu ngày lúa vẫn khô.

Ngày nay chịu khó làm thủy lợi,
Nước đây ruộng, khoai lúa đây bồ.

Sung sướng do ta tự làm lây,
Không phải trời cho, nhờ Đảng cho”.

T.L.

Báo Nhân Dân, số 1570, ngày 30-6-1958, tr.4.


MẤY KINH NGHIỆM TRUNG QUỐC
MÀ CHÚNG TA NÊN HỌC

Thưa các đồng chí,

Hôm nay, tôi nói chuyện về những tiên bộ nhảy vọt trong công việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc. Tiến bộ này là kế't quả bước đầu của cuộc chỉnh phong. Cho nên tôi muốn thuật lại một cách rất tóm tắt cuộc chỉnh phong ấy (những việc sau này, một phần là tôi đã mắt thấy tai nghe, một phần là trích từ báo cáo của các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc).

Chỉnh phong là giáo dục toàn Đảng và toàn dân uốn nắn những tư tưởng sai lầm và sửa chữa lề lối làm việc lạc hậu, để xây dựng chủ nghĩa xã hội thắng lợi.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã làm cuộc chỉnh phong thứ nhất từ năm 1942 đến 1945, nhằm chống bệnh chủ quan, bệnh bè phái và bệnh máy móc (giáo điều). Khẩu hiệu là: Vì đoàn kết mà phê bình thật thà - dùng phê bình để’ đoàn kết hơn nữa.

Cuộc chỉnh phong ấy đã làm cho Đảng thêm mạnh, và đã đưa Đảng đến nhiều thắng lợi to.

Bắt đầu từ tháng 5-1957, cuộc chỉnh phong lần này rộng khắp cả nước. Từ Trung ương đến địa phương, từ thành thị đến nông thôn, trong Đảng và ngoài Đảng, các cơ quan và đoàn thể, các nhà máy và nông trường... đều chỉnh phong.

Chỉnh phong nhằm chống ba thứ bệnh chính: Chủ quan, quan liêu và bè phái; chông năm thứ thói xấu: Quan dạng, phô trương, uể oải, kiêu ngạo và sợ khó sợ khổ; và chông hai nạn: Nạn bảo thủ và nạn lãng phí.

Ngoài những điểm chính đó, môi nơi và môi tầng lớp xã hội tuỳ theo hoàn cảnh thiết thực mà châm chước áp dụng cho đúng. Thí dụ: ở trường học thì làm khác ở nhà máy, ở bộ đội thì làm khác ở hợp tác xã nông nghiệp, v.v..

Chỉnh phong chia làm bốn bước:

Bước 1- Dựa vào quần chúng, phóng tay phát động quần chúng phê bình và tự phê bình. Vừa phê bình vừa sửa chữa.

Bước 2- Vừa chống bọn hữu phản động, vừa sửa chữa khuyết điểm của mình.

Bước 3- Chú trọng về sửa chữa.

Bước 4- Cán bộ từ Trung ương đến cấp huyện phải nghiên cứu các tài liệu của Đảng, tự liên hệ và kiểm thảo để nâng cao thêm nữa trình độ chính trị và tư tưởng của mình.

Trong chỉnh phong, cán bộ phải làm gương mâu, phải tự phê bình sâu sắc, và khuyến khích người khác phê bình mình. Phải học hỏi và phổ’ biến kinh nghiệm những đơn vị tiên tiến, đến tham quan những đơn vị ấy, thảo luận cách làm của họ, so sánh với cách làm của đơn vị mình.

Để phê bình và tự phê bình thật rộng rãi và dân chủ, các cơ quan, nhà máy, trường học, hiệu buôn, đường phố... đã viết hàng vạn hàng triệu tờ báo tường chữ to bằng bàn tay. Họ nêu rõ tên người được phê bình và khuyết điểm đã phạm phải. Nhiều khi cũng đề nghị cách sửa chữa.

Bất kỳ ở địa vị nào, người được phê bình phải viết báo tường trả lời và hứa quyết tâm sửa chữa.

Ngoài báo tường, thì có những cuộc khai hội từng nhóm nhỏ, từng tổ và từng ngành, thảo luận cho đến lúc phải ra phải, trái ra trái.

Có thể’ nói rằng đợt chỉnh phong này là một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa về mặt chính trị và tư tưởng, nó đã lôi cuốn và giáo dục hàng trăm triệu người. Kết quả là cán bộ, đảng viên và quần chúng đã:

-      Học hỏi được và dùng đúng hình thức mới của dân chủ xã hội chủ nghĩa.

-       Hiểu thấu rằng chính trị là linh hồn của mọi công việc.

-       Học làm đúng đường lối quần chúng.

-      Đưa công việc xây dựng xã hội chủ nghĩa đến những bước tiến nhảy vọt.

Nhờ chỉnh phong mà giác ngộ xã hội chủ nghĩa của mọi người được nâng cao. Vì vậy, mới mấy tháng mà mọi công việc đều tiến bộ rất nhanh chóng, và khẩu hiệu cần kiệm để xây dựng nước nhà được thực hiện trong mọi ngành, mọi việc.

Sau đây, tôi sẽ lần lượt nói đến kinh nghiệm của từng ngành.

NÔNG NGHIỆP

Ngày trước, Trung Quốc cũng là một nước nông nghiệp lạc hậu như Việt Nam ta, năm nào cũng bị bão lụt, đói kém. Từ ngày giải phóng, cải cách ruộng đất và hợp tác xã nông nghiệp được tổ chức[55], sản xuất đã tăng lên và đời sống nông dân đã được cải thiện nhiều. Từ mùa Thu năm ngoái, nhờ chỉnh phong mà công việc và đời sống nông dân càng cải thiện nhiều hơn nữa. Sau đây, tôi nêu một làng, một huyện và một tỉnh làm thí dụ.

Làng Thiên Sư:

Ngày xưa là một làng lạc hậu nhất, nghèo khổ nhất trong tỉnh Hồ Bắc, cả làng chỉ có mấy đám ruộng xấu và nương khô trên đồi. Các làng lân cận đã có câu hát mỉa mai đối với Thiên Sư:

“Khuyên em chớ lấy trai làng Sư,
Nương đôi khô héo, nước hiếm như ngọc vàng!".

Vì thiếu nước mà ruộng xấu. Vì ruộng xấu mà nông dân thường bỏ không cày, đi tìm công việc làm ăn nơi khác.

Khi chi bộ Đảng đề nghị làm thủy nông, dân làng không tán thành vì họ không tin tưởng.

Chỉnh phong bắt đầu. Bí thư chi bộ tự ra tay làm một đám ruộng thí nghiệm và động viên cả chi bộ, cả dân làng thảo luận sôi nổi vấn đề làm thủy nông và làm ruộng thí nghiệm.

Được phát biểu ý kiến đầy đủ và thảo luận kỹ càng, nhiều nông dân tán thành, nhưng có một số người vân còn do dự, họ nói: “Kỹ thuật ta kém, nguồn nước khô khan, ruộng rây chật hẹp, cải thiện thế' nào?".

Lúc đầu dân cả làng chỉ nhận làm 13 mâu ta ruộng thí nghiệm. Sau thấy lúa ở ruộng thí nghiệm tốt hơn những ruộng khác, họ tin tưởng hơn và tự động tăng số ruộng thí nghiệm từ 13 mâu ta lên đến 160 mâu.

Để giải quyết khó khăn vì thiếu nước tưới ruộng, các đảng viên không ngại nguy hiểm, xung phong chui vào những hang núi tối om và dài hàng cây số để’ tìm nguồn nước. Thấy vậy, dân làng rất cảm động và hăng hái thêm.

Tìm được nguồn nước, lại gặp khó khăn khác, là thiếu nhân công để’ đào rãnh, khơi mương. Có cụ nông dân già đề nghị dùng trâu cày chóng hơn người đào. Cụ khác đề nghị dùng bò kéo đất, chóng hơn người gánh. Nhờ nhiều sáng kiến của quần chúng mà năng suất lao động tăng gấp mười mấy lần, vấn đề nhân công được giải quyết. Thấy có thành tích, nông dân càng tin cán bộ, tin sức mình, phong trào càng lên mạnh. Những người trước kia không tin tưởng, nay cũng tin tưởng; những người trước kia làm việc uể’ oải nay cũng trở nên hăng hái siêng năng. Trong mấy ngày, nước đã bắt đầu về đến ruộng. Mọi người đều nhận rằng:

“Biến ruộng khô thành ruộng nước,
Biến đồi trọc thành ruộng thang,

Chịu khó nhọc mấy tháng, rồi sẽ vẻ vang muôn đời".

Hôm Tỉnh ủy về huyện để nghe báo cáo của các trọng điểm, nhiều cán bộ làng Thiên Sư cũng đến tham gia. Tỉnh ủy hỏi: Cây dầu trẩu ở các nơi thế’ nào? Và phân bón thế’ nào? Không chờ hội nghị kết thúc, ngay đêm hôm đó các cán bộ Thiên Sư phái người trở về làng và ngay trong đêm ấy động viên dân làng. Chỉ cách hai ngày sau, hơn 100 mâu cây dầu trẩu đã được khôi phục, và sau ba ngày thì cả làng đã tăng thêm 1.200 chô ủ phân...

Nhờ cán bộ lãnh đạo tốt và nông dân hăng hái đấu tranh, làng Thiên Sư nghèo nàn lạc hậu mấy năm trước, nay đã trở nên một làng tiên tiến và ấm no.

Mùa Xuân năm nay, cả huyện khai hội bình nghị. Làng Thiên Sư đã được bình vào hạng nhất trong mấy công việc:

Biến ruộng khô thành ruộng nước,

Xây dựng tốt tiểu thủy nông và trung thủy nông

Tích trữ được nhiều phân bón,

Có sáng kiến cải thiện nông cụ,

Nuôi được nhiều lợn,

Tiết kiệm lương thực.

Tiêu diệt hết bốn thứ có hại cho mùa màng và vệ sinh (ruồi, muôi, chuột và chim sẻ).

Để’ ghi nhớ sự đổi mới của làng mình, nông dân Thiên Sư đã đặt bài vè:

Đứng xa chỉ thấy núi đôi,
Lại gần, mới thây ruộng rồi lại nương,
Nước đây ruộng, sáng như gương,
Cả làng no âm, vì lương thực nhiêu,

Nhờ ơn Đảng đã dắt dìu...

Huyện Từ Thủy: Ở tỉnh Hà Bắc là một huyện có nhiều khó khăn. Trong huyện có đủ ba thứ ruộng đất: Núi đồi nhiều, đồng bằng ít, lại có ruộng úng. Do đó, gặp nắng thì lo hạn, mưa thì lo lụt, và lo úng thủy, thường xuyên có một phần ruộng đất không cày cấy được. Vì vậy, năm nào sản xuất cũng kém.

Trong lúc chỉnh phong, các nơi khác đều tiến bộ nhảy vọt, Từ Thủy không thể để tình hình lạc hậu ấy kéo dài. Huyện ủy quyết tâm thay đổi tình hình ấy. Trước hết, điều tra nghiên cứu kỹ tình hình, rồi nêu vấn đề tăng gia sản xuất cho toàn Đảng, toàn dân trong huyện thảo luận kỹ lưỡng. Làm như vậy để’ nâng cao tư tưởng chính trị của mọi người, cho ai nấy đều hiểu rõ: Tăng gia sản xuất là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, mà muốn tăng gia sản xuất thì phải làm tốt công việc thủy lợi.

Như thế, vừa nắm vững vấn đề tư tưởng, vừa nắm vững vấn đề sản xuất. Rồi động viên toàn dân trong huyện dốc sức của và sức người ra để thực hiện kế’ hoạch thủy nông. Kế’ hoạch chia làm ba bước:

Trọng tâm bước 1- Kết hợp việc thủy lợi với việc tích trữ phân bón.

Trọng tâm bước 2- Đưa phân bón ra đồng, tưới nước ruộng, chỉnh đốn lại hàng ngũ cán bộ.

Trọng tâm bước 3- Tiếp tục tăng cường việc thủy lợi và phân bón.

Để thực hiện kế’ hoạch, hầu hết huyện ủy, cán bộ Đảng và cán bộ các ngành cấp huyện đều đi vào nông thôn. Khi cần khai hội để giải quyết các vấn đề thì họ họp ngay ở bờ ruộng hoặc sườn núi.

Để lãnh đạo chính trị và đi sâu vào kỹ thuật, từ Bí thư huyện ủy đến Bí thư chi bộ đều phải làm một đám ruộng thí nghiệm. Bí thư huyện ủy thì trồng lúa. Chủ tịch huyện thì trồng khoai. Các huyện ủy thì trồng bông, v.v.. Như vậy, bản thân cán bộ được rèn luyện thực tế, tự mình học tập kinh nghiệm rồi phổ biến và trao đổi kinh nghiệm với mọi người, làm gương mâu cho nông dân.

Các ngành đều động viên góp phần vào công việc thủy lợi. Cán bộ giáo dục thì làm việc tuyên truyền. Cán bộ mậu dịch thì phụ trách sắm các thứ dụng cụ. Cán bộ tư pháp và công an thì đề phòng và trấn áp bọn địa chủ cũ nếu chúng có âm mưu phá hoại (đã tìm ra 100 vụ). Nói tóm lại, lãnh đạo thì thống nhất, thiết thực, đi sâu; phân công phụ trách thì dứt khoát, rành mạch.

Trong quá trình công tác, phải chỉnh đốn hàng ngũ cán bộ. Ngoài việc khen thưởng những cán bộ và nông dân gương mâu, huyện Từ Thủy đã cách chức sáu cán bộ (phe hữu), một Bí thư chi bộ lười biếng, đã chỉnh 19 cán bộ uể oải và thay đổi 330 cán bộ xã.

Từ đầu tháng 11-1957 đến cuối tháng 1-1958, nhân dân cả huyện đã hăng hái góp 660 vạn đồng vừa tiền mặt vừa vật liệu, đã làm hơn 460 vạn ngày công, bình quân môi người làm 40 ngày. Suốt trong ba tháng, môi ngày có hơn 11 vạn người thi đua san núi, đào giếng, khơi mương... Kết quả là:

Trồng cây xong trên 27 quả núi trọc,

Xây đắp 5.067 mâu ta ruộng thang,

Đào được 1.360 cái ao, 2.257 cái đìa có mạch nước, 163 cái giếng có máy thô sơ, 2.658 cái giếng thường,

Xây 174 kho chứa nước hạng vừa,

Khơi 14 con suối,

Đắp 175 cây số đê.

Đồng thời nông dân huyện đã tích trữ được 2 triệu 63 vạn tấn phân, nuôi hơn 58 vạn con lợn (quần chúng đã có sáng kiến tìm ra 120 thứ rau cỏ nuôi lợn).

Huyện Từ Thủy đã rút được kinh nghiệm giữ lấy nước là chính; dân tự làm lấy là chính; và làm thủy nông nhỏ là chính, vì nó dê làm, mau thành công. Thấy có kết quả, quần chúng tin tưởng hơn vào khả năng của mình và dê động viên. Khi đã có kinh nghiệm, quần chúng tiến lên làm một số thủy nông hạng vừa. Sau ba tháng phấn đấu anh dũng và gian khổ, vừa trị thủy, vừa sản xuất, vừa làm những nhiệm vụ khác - kết quả là từ nay nông dân Từ Thủy không phải lo hạn, không phải lo lụt, không phải lo mất mùa nữa; và từ một huyện thiếu lương thực đã trở nên một huyện thừa lương thực.

-     Báo Nhân Dân, số 1571-1572,

ngày 1, 2-7-1958, tr.3.

-     Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.11, tr.427-434.


LÀM THẬT NHIỀU THỦY NÔNG NHỎ
MỚI THẬT Sự CHỐNG ĐƯỢC HẠN

Tỉnh Hà Nam - 87% là đồi núi. Đất cao quá mặt biển hơn 1.500 thước. Khí hậu khô khan, thường có gió bấc thổi cát phủ lên ruộng. Thường năm, đến mùa Đông mùa Xuân, thì hạn; đến mùa Hè mùa Thu thì lụt. Dân thường bị đói kém, cho nên có câu ca dao:

“Năm năm hạn lụt tai hoang,

Nhà nhà đói khổ, làng làng xác xơi".

"Sớm ăn cám, trưa ngậm nước sôi,
Tôi ăn cháo lỏng, trăng soi đáy nồi".

Lịch sử địa phương có ghi chép: "Đến mùa Hè, dân ăn hết vỏ cây rê cỏ, rồi chết đói hàng vạn người". Ngày nay người Hà Nam còn nhắc lại rằng từ năm 1937 đến năm 1945, đã chết đói hàng chục vạn người.

Đảng và Chính phủ đã ra sức trị thủy sông Hoài và Hoàng Hà, nạn hạn và nạn lụt đã đỡ. Nhưng môi năm vân còn những vùng bị lụt, vì những công trình thủy lợi quy mô lớn cũng không ngăn được nước tràn xuống vùng hạ du. Chỉ có cách làm thật nhiêu thủy nông nhỏ, mới thật sự chống được hạn và lụt cho khắp cả tỉnh.

(Hiện nay, ruộng đất do đại thủy nông tưới là 14 triệu mâu, tức là non 13%; do tiểu thủy nông tưới là 92 triệu mâu, tức là hơn 87%).

Năm 1955, trong sáu tháng, nông dân đã đào được hơn một triệu cái giếng, tưới cho năm triệu mâu, nhưng vân chưa thấm thía vào đâu.

Muốn làm tiểu thủy nông khắp tỉnh là một việc có nhiều khó khăn: Công việc to. Kinh nghiệm ít. Nhân dân nghèo, thiếu lương thực. Nông dân còn sợ sức thiên nhiên, và quen thói "trời cho ăn thì được ăn, trời bắt đói thì chịu đói”. Nghe nói đưa nước lên đồi lên núi, thì nhiều người cho là hoang đường.

Do ảnh hưởng chỉnh phong, cuối năm 1957, Tỉnh ủy đề ra cho toàn Đảng, toàn dân trong tỉnh thảo luận kế' hoạch thủy lợi, gồm hai điểm: quy mô nhỏ là chính, dân tự làm là chính. Thảo luận sôi nổi suốt một tháng; cuối cùng nhân dân thông suốt và tán thành. Từ đó, làm thủy nông nhỏ trở nên một phong trào rầm rộ khắp các nông thôn trong tỉnh.

Tháng 9-1957, Tỉnh ủy định kế' hoạch làm thủy nông từ thu đông năm 1957 đến thu đông 1958 là 1.400.000 mẫu. Nhưng đến cuối tháng 1-1958, nông dân đã làm được 1.220.000 mẫu. Nhân đà hăng hái ấy, tỉnh nâng kế hoạch lên bốn triệu mâu. Đến cuối tháng 3, nông dân lại đột phá mức đã định, và yêu cầu tăng thêm bốn triệu mẫu nữa. Cuối cùng, kế' hoạch đặt cho năm nay 10 triệu mẫu. Nông dân Hà Nam chắc rằng họ sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch mới.

So với số thủy nông đã làm từ hai năm trước đến cuối năm ngoái cộng lại, thì thủy nông năm nay sẽ nhiều gấp bảy lần.

Kết quả đầu tiên là: Năm ngoái tuy nắng hạn, nhưng cả tỉnh đã thu hoạch 5.500.000 tấn lương thực (năm 1949 chỉ được 2.300.000 tấn). Vì sao mà Hà Nam thu được thắng lợi ấy?

Vì lẽ rằng: Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, Tỉnh ủy không kêu ca, không lùi bước, không ỷ lại vào Chính phủ, dựa hẳn vào quần chúng mà xây dựng thủy nông.

Năm năm trước, gặp đại hạn, Đảng kêu gọi làm tiểu thủy nông; quần chúng không khơi mương đào giếng, mà lại đưa nhau cúng bái để’ cầu thần, cầu phật làm mưa. Nông dân xã Định Tây đào một cái giếng sâu gần ba trượng, nước đã ùn lên đến hai trượng. Nhưng có người nói: "Đó là mắt rồng”. Dân làng sợ động mạch, bèn lấp quách giếng lại.

Những kinh nghiệm như thế’ là bài học rất thiết thực cho cán bộ. Muốn cách cái mệnh của thiên nhiên, thì trước hết phải cách cái mệnh tư tưởng của con người, nghĩa là phải tăng cường giáo dục về tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho quần chúng. Tư tưởng của quần chúng thông, lực lượng và trí tuệ của quần chúng sẽ vô cùng vô tận, khó khăn gì cũng vượt được, công việc to mây cũng làm nên.

Sau đây là những công tác Tỉnh ủy Hà Nam đã làm, tôi tóm tắt nhắc lại để các đồng chí tham khảo.

-    Muốn làm thủy nông, thì trước hết phải điều tra cho rõ nơi nào có nước và làm thế' nào để lây nước. Ra sức giáo dục, tuyên truyền, giải thích cho mọi người hiểu thật rõ phát triển thủy nông sẽ đưa lại cho họ những lợi ích gì. Đặt câu hỏi cho nông dân thảo luận và trả lời: Vì ai mà làm thủy nông? Thủy nông phải do ai làm?

-    Trong lúc làm, cần phải bồi dưỡng những người, những đơn vị và những nơi kiểu mẫu. Khuyến khích mọi người so sánh thu hoạch của ruộng có nước với ruộng không có nước, so sánh những xã có thủy nông với những xã không có thủy nông, những vùng tiên tiến với những vùng lạc hậu.

-    Phát động nông dân so sánh đời sống cực khổ ngày trước với đời sống khá hơn hiện nay.

-    Lấy sự thực mà làm cho nông dân tin tưởng rằng có Đảng lãnh đạo thì chắc chắn "nhân định thắng thiên”.

Nói tóm lại: Làm cho nông dân tin chắc rằng họ nhất định cải tạo được điều kiện thiên nhiên; làm cho họ thấy hạnh phúc lâu dài sau này, để họ hăng hái khắc phục khó khăn, thi đua công tác. (Thí dụ: Bây giờ xuất công, xuất của để làm thủy nông, đến mùa thu hoạch sẽ lợi gấp đôi công và của đã xuất ra).

-    Khi đã đánh thông tư tưởng của quần chúng, phát động quần chúng ra làm, thì cấp lãnh đạo phải tin hẳn vào lực lượng, sáng kiến và kinh nghiệm của quần chúng. Quần chúng đã ra tay làm, ra sức suy nghĩ, thì nhất định thực hiện được khẩu hiệu làm "nhiều, nhanh, tốt, rè". Vài thí dụ:

Huyện Du Trung cần đắp một quãng đê dài 360 thước, đào một con mương dài 100 thước, và xây một cái cống. Các công trình sư tính đi tính lại, rồi kết luận sẽ tốn hết 1.100.000 đồng nhân dân tệ. Nhưng nông dân trong huyện chỉ dùng hai vạn ngày công và 5.000 đông thì làm xong hết.

Con đê Trường Dịch dài 880 cây số. Nếu theo các công trình sư mà dùng xi măng thì sẽ tốn 51.000.000 đông. Quần chúng đề nghị không dùng xi măng mà dùng thử "noãn thạch" sẵn có ở địa phương - chỉ tốn 3.400.000 đông, mà đê vẫn rất tốt.

-    Làm thủy nông chẳng những phải tốn công, mà còn phải tốn tiền. Cần phải giải quyết vấn đề tiền một cách hợp lý. Không nên chỉ ỷ lại vào Chính phủ và lòng hăng hái của nhân dân, mà phải tính toán một cách lâu dài, công bằng, hợp lý: Hợp tác xã nào được hưởng nước nhiều, thì góp tiền nhiều, ít thì góp ít; không được hưởng nước, thì miên đóng góp. Làm như thế, quần chúng sẽ khỏi lo ngại hơn thiệt, đồng thời củng cố được lòng hăng hái làm thủy nông, thí dụ:

Năm nay, Tỉnh ủy định làm thủy nông đưa nước lên cho 2.650.000 mâu ruộng vùng núi. So với công trình của năm 1957, thì kế hoạch này nhiều gấp 14 lần, so với kế hoạch cũ thì nhiều gấp bốn lần. Chỉ trong vài tuần lê, nông dân đã góp được 110.000.000 đồng để chi tiêu vào công trình căn bản.

Hiện nay, nông dân chẳng những tự làm những tiểu thủy nông và trung thủy nông, mà phần nhiều đại thủy nông cũng do họ tự góp tiền góp sức ra làm. Như kênh Vũ San dài 150 cây số, đi qua 41 cái suối, dọc theo 59 cái hố sâu, đục xuyên qua 12 ngạch núi dài từ 10 đến 60 thước; kênh Diều Hà so với mặt biển cao 2.000 thước, dài 1.000 cây số... đều do nông dân tự làm lấy.

Do sự lãnh đạo chặt chẽ và nhiều kinh nghiệm, do lòng hăng hái và sự khéo léo của nông dân, Tỉnh ủy Hà Nam quyết định trong ba năm thì cả tỉnh làm xong kế hoạch thủy nông và trồng cây rừng.

Cũng vì phát triển tiểu thủy nông mà lương thực các tỉnh đều tăng rất nhiều, như:

Tỉnh Giang Tây, so với năm 1952, thì năm 1957 tăng 1.250.000 tấn lương thực. Về thủy nông, năm nay, Chính phủ Trung ương định cho Giang Tây làm 840.000 mẫu. Tỉnh ủy tính toán kỹ, nâng lên 1.640.000 mẫu. Nhưng nông dân các huyện yêu cầu làm hơn 2.480.000 mẫu.

Chi phí cho thủy nông là 61.290.000 đồng, trong số đó, nông dân tự đóng góp 42.290.000 đồng, Chính phủ chỉ phải xuất 19.000.000 đồng. Giang Tây quyết định từ nay đến năm 1960 sẽ căn bản tiêu diệt nạn hạn, và đến năm 1962 căn bản tiêu diệt nạn lụt.

Tỉnh Quảng Đông, trong kế hoạch 5 năm thứ nhất, đã tăng 2.750.000 tấn lương thực. Năm nay định tăng 3.000.000 tấn và cố gắng tăng nhiều hơn nữa. Hiện nay có 12 huyện thu hoạch môi mâu tây từ 60 đến 75 tạ lương thực. Nơi nhiều nhất được 97 tạ. Ruộng thí nghiệm của hợp tác xã nông nghiệp Nam Điền Trung sản xuất môi mâu tây 41 tấn 520 kilô (ruộng thí nghiệm của tổ đổi công chiến sĩ Trần Văn Tắc (xã Ngọc Sơn, Hải Dương) môi mâu tây 60 tạ 21 kilô).

Tỉnh Thiên Tân, so với năm 1950, thì năm 1955 tăng 140.000 tấn; năm 1956 tăng 330.000 tấn; năm 1957 tăng 440.000 tấn.

-    Báo Nhân Dân, số 1573, ngày 3-7-1958, tr.3.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.435-439.


MỘT NƯỚC, HAI PHÂN, BA CẦN,
BỐN CẢI TIẾN KỸ THUẬT

Trước kia, công việc thủy nông, Trung Quốc cũng làm loanh quanh như Việt Nam ta bây giờ, nghĩa là ham làm đại thủy nông và tách rời việc chống hạn, chống lụt, chống úng. Thành thử năm này qua năm khác cứ phải lo chống nạn này rồi tiếp đến chống nạn khác.

Nay Trung Quốc đã chú trọng làm nhiều tiểu thủy nông và kết hợp ba chông với nhau, biến nước có hại thành nước có lợi, bắt buộc cả ba thứ nước (nước mưa, nước sông, nước dưới đất) phục vụ cho nhà nông.

Khi làm thủy nông thì khéo tổ chức người này với người khác, tổ này với tổ khác, xã và huyện này với các xã và huyện khác thi đua, kiểm tra và giúp đỡ lẫn nhau. Lại thường xuyên tổ chức những cuộc nói chuyện, tham quan, trưng bày, để’ trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau. Kịp thời khen thưởng những cá nhân và đơn vị tiên tiến, khuyến khích, dắt dìu những cá nhân và đơn vị lạc hậu.

Vê tuyên truyền và động viên cũng làm rấ't khéo. Khắp thành thị và thôn quê đều có khẩu hiệu. Phổ biến những bài vè do quần chúng tự đặt ra, dê hiểu, dê nhớ như:

“Làm thủy nông, khó nhọc là tạm thời,

Thủy nông thắng lợi, thì muôn đời ấm noi".

“Chúng ta toàn Đảng, toàn dân,

Quyết tâm trị thủy một lần phải xong,
Làng Đoài thi đua với làng Đông,
Nông dân cách mạng phản công tai trời,
Thắng lợi ở nơi sức người,

Không mưa cũng phải thu hoạch gấp mười có mưa!".

Bí thư các cấp ủy Đảng luôn luôn đi trước quần chúng, và đầu nghĩ, miệng nói, tay làm. Đảng viên, đoàn viên thanh niên, cán bộ ngoài Đảng cũng như cán bộ trong Đảng luôn luôn làm gương mâu, cùng quần chúng hòa thành một khối. Vì vậy, quần chúng vô cùng hăng hái, hy sinh quên mình. Thí dụ: Có khi công việc cấp bách cần đến tre gô, họ tự động tháo phên vách và cột nhà mình đưa dùng vào việc công. Khi cần tiền gấp họ quyên góp cả số tiền dành dụm để cưới vợ, hoặc quyên cả những “gia bưu" tổ tiên để lại.

Nông dân có nhiều kinh nghiệm và sáng kiến rất hay. Và khi làm thì họ làm suốt ngày đêm, không quản nắng mưa, không ngại mùa đông giá rét:

“Trời rét, nhưng ấm trong lòng ta

Thủy nông chưa thắng lợi, thì quyết không bước ra ngoài công trường".

Phong tục Trung Quốc cũng như phong tục ta, ngày Tết là một dịp rất quan trọng, ít nhất cũng nghỉ việc ba hôm để’ ăn uống mừng Xuân. Nhưng Tết Mậu Tuất vừa rồi nông dân không nghỉ ngày nào. Họ hẹn nhau hôm Nguyên đán:

“Canh năm, dụng cụ sẵn sàng,

Đến công trường ăn Tết, cả làng vui Xuân".

Kết quả là Hà Nam có 122 huyện, thì 105 huyện đã làm xong thủy nông. Toàn tỉnh đã có nước tưới cho 23.400.000 mâu ta, tức là 86,6% tổng số ruộng đất trong tỉnh. Một điều nữa đáng chú ý là trong tám năm qua, Chính phủ đã chi 500.000.000 đồng cho tỉnh, mà chỉ hoàn thành 360.000.000 thước khơi đất và đá. Nửa năm nay, Chính phủ chỉ giúp 30.000.000 đông mà nông dân trong tỉnh đã làm được 8.000.000.000 thước khôi đất và đá.

Môi ngày, môi người nông dân đào hơn 15, 16 thước khối đất, có người đào được 33 thước tức là năng suất cao hơn mười mấy lần mức đã định. Có khi lương thực chưa tiếp tế kịp, họ ăn cám, ăn rau, nhưng vân vui vẻ làm việc.

Vì những lẽ kể trên, công trình thủy nông Trung Quốc đã hoàn thành vượt mức, và kế' hoạch tăng gia sản xuất đã thắng lợi một cách vẻ vang.

Trên đây tôi nói: Trung Quốc làm thủy nông nhỏ là chính, dân tự làm lấy là chính. Như vậy không có nghĩa là Trung Quốc không làm thủy nông to. Trái lại, ngoài những đại thủy nông đã làm xong, đầu tháng 6-1958, tỉnh Cam Túc (một tỉnh 87% là rừng núi) vừa bắt đầu làm con kênh sông Triệu. Kênh này dài 1.120 cây số, 19 kênh con của nó dài 2.500 cây số. Nó phải xuyên qua 100 cái hầm núi, có cái dài năm cây số, và vượt qua 1.400 cái hố. Có nơi kênh leo cao đến 400 thước tây. Kênh Triệu sẽ biến 5.000.000 mâu ruộng khô thành ruộng nước. Tiền vốn xây dựng là 14.000.000 đồng. Nông dân góp 12.000.000. Chính phủ giúp 2.000.000. Hiện nay 200.000 nông dân đang xẻ núi đào kênh.

Kho chứa nước “Mười ba Lăng" cũng là một công trình to lớn. Đặt tên là kho “Mười ba Lăng" vì ở đó có Lăng của mười ba đời vua nhà Minh, trong đó có vua Gia Tĩnh. Đồng bào Việt Nam ta nhiều người biết tên vua Gia Tĩnh, nhờ câu Kiều “Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh". Kho này ở bên chân núi và trên dòng sông Du, cách Bắc Kinh 50 cây số. Kho dài mười lý, rộng bảy lý. Con đê chính dài 618 thước tây, mặt đê rộng bảy thước rưỡi, chân đê rộng 179 thước. Kho chứa được 60.000.000 thước khối nước, sẽ tưới cho 50.000 mâu ruộng, môi mùa sẽ tăng sản lượng 25.000 tấn lương thực. Môi năm sẽ sản xuất 500.000 kilô cá. Cùng với mười ba ngôi Lăng, núi Rồng, núi Phượng, núi Cọp, núi Tiên... kho nước này sẽ làm cho phong cảnh ở đây thêm tươi đẹp.

Các đơn vị Giải phóng quân đóng ở Thủ đô là lực lượng chính trong công trình này.

300.000 nhân dân Bắc Kinh (công nhân các nhà máy, cán bộ các cơ quan, thầy giáo và học trò các trường học, tín đồ các tôn giáo...) và 30.000 nông dân vùng chung quanh đều đến làm lao động nghĩa vụ. Họ đã góp hơn 7.000.000 ngày công. Họ tổ chức những đội xung phong, những đội đột kích. Trong sáu tháng họ đã bầu được 2.872 đơn vị và 20.409 chiến sĩ xuất sắc.

Mao Chủ tịch, các đồng chí Trung ương, các đại biểu Đại hội Đảng, nhân viên các sứ quán, chuyên gia các nước bạn cũng đã góp phần lao động ở kho.

Bắt đầu từ 21-1-1958, sau 140 ngày và đêm thi đua, hôm 11-6 những công trình căn bản đã làm xong. Trước mùa mưa, kênh sẽ hoàn thành hết. Đại biểu các báo tư sản nước ngoài khi đầu không tin rằng người Bắc Kinh làm giỏi như vậy.

Một nước, hai phân, ba cần, bôn cải tiến kỹ thuật

Nông dân Trung Quốc cũng có câu như vậy. Họ nói: "Nước là máu ruộng”. Nhưng để bồi bổ ruộng đất, còn cần phải có phân, rất nhiêu phân. Họ bón môi mâu nơi ít là 450 gánh (môi gánh 50 kilô), nơi nhiều là 650 gánh. Số phân dùng hiện nay so với năm 1952 là nhiều gấp bốn lần rưỡi, so với năm 1956 nhiều gấp hai lần. Hơn nữa ở tỉnh Tứ Xuyên có nơi bón 50.000 đến 100.000 kilô. Nông dân ta môi mâu chỉ bón độ 45 gánh phân. Như thế là ít quá. Ngoài phân hóa học và phân gia súc, nông dân Trung Quốc còn tìm ra 100 thứ phân khác, như đất trong hang núi, rêu dưới biển và bùn dưới sông ngòi, hồ ao... Họ lại rất chú trọng bón sớm và bón nhanh, bón nhiều lần.

Về Can, thì trong công việc thủy nông, ta đã thây nông dân Trung Quốc cần cù thế nào. Nhờ cần như vậy, cho nên mùa lúa mạch năm nay (cuối tháng 5 đầu tháng 6) nơi thì thu hoạch tăng gâp hai, nơi thì tăng gâp ba.

Đề phòng mưa gió, nông dân đã "gặt cướp” cả ngày cả đêm. Những huyện lúa chưa chín, nông dân tự động mang cơm gạo và liềm hái đến gặt giúp những huyện lúa đã chín rồi. Ở Hà Nam hơn một triệu học sinh, cán bộ các cơ quan và anh em bộ đội cũng đến gặt giúp.

Tổng kết vụ gặt, Tỉnh ủy Hà Nam đã nêu lên mấy điểm tốt:

-       Tư tưởng của quần chúng, phát động tốt.

-      Kế' hoạch gặt mùa này và chọn giống cho mùa sau, thực hiện tốt.

-       Dụng cụ gặt và đập lúa, sắm sửa tốt.

-      Sự hợp tác xã hội chủ nghĩa giữa địa phương này với địa phương khác, tiến hành tốt.

-       Sinh hoạt của nông dân, sắp xếp tốt.

-       Lực lượng lao động, bố trí tốt.

-      Khi việc gặt bận rộn, nơi ăn uống và chô gửi trẻ, tổ’ chức tốt.

-       Các cơ quan, bộ đội và trường học, giúp đỡ tốt.

-       Các công việc khác, phối hợp tốt.

Lời tổng kết đó cũng là kinh nghiệm tốt cho chúng ta tham khảo.

Cải tiến kỹ thuật là râ't cần thiết. Kinh nghiệm chứng tỏ rằng hai đám ruộng A và B (đất, nước, phân, cần) ngang nhau, nhưng ruộng A có kỹ thuật tiên tiến, ruộng B không có, thì ruộng A nhất định thu hoạch nhiều hơn và sớm hơn ruộng B.

Nhưng nông dân thường quen làm ăn theo lối cũ. Đối với kỹ thuật mới, lúc đầu họ không tin.

Muốn cho họ tin, trước hết, Bí thư các cấp ủy Đảng, cán bộ, đảng viên và đoàn viên thanh niên phải làm những đám ruộng thí nghiệm, dùng kỹ thuật tiên tiến. Rồi động viên nông dân đến tham quan, xem xét, thảo luận. Làm như vậy, đồng thời đánh thông được tư tưởng quần chúng, giải quyết được vấn đề kỹ thuật, lại tránh được bệnh quan liêu, mệnh lệnh của cán bộ.

Như thế' chưa đủ. Còn phải tổ chức những nhóm kỹ thuật. Nhóm này do cán bộ Đảng làm chủ chốt chính trị, nhân viên kỹ thuật làm cốt cán chuyên môn, các cụ nông dân già và hăng hái thì góp những kinh nghiệm sản xuất. Nhóm kỹ thuật là đầu tàu trong việc làm ruộng thí nghiệm và cải tiến kỹ thuật. Họ tổ chức những cuộc nói chuyện và những lớp huấn luyện ban đêm. Họ kết hợp nghiên cứu với công tác, thí nghiệm với thực tế'.

Khi đã trông thây kế't quả tốt của việc cải tiến kỹ thuật, thì nông dân hăng hái làm theo và có rất nhiều phát minh, sáng kiến.

Vừa rồi, Trung Quốc có mở những cuộc trưng bày nông cụ, kết quả râ't tốt: năm tháng trước đây, Trung Quốc chưa làm được máy cày. Hiện nay đã làm được hơn 70 kiểu, to có, nhỏ có. Bên cạnh những máy cày to có những kiểu máy nhỏ cày được cả ruộng khô, ruộng nước, ruộng đồi và có thể dùng để tát nước, xay lúa.

Có hơn 2.000 thứ máy thô sơ làm bằng gô và tre, do nông dân chế' tạo, để xe đât, tát nước, đào giếng, cày ruộng, cây lúa, v.v.. Thí dụ: trong công việc đồng áng, cấy lúa là khó nhọc nhất. Trên lưng thì nắng đốt, chân tay thì ngâm bùn. Suốt ngày phải cúi lom khom. Hàng nghìn năm nay, nông dân Trung Quốc cũng như nông dân Việt Nam ta vân cấy theo lối đó.

Một nông dân Quảng Đông mới đóng một thứ "thuyền cấy”. Thuyền làm toàn bằng gô (cũng có thể đan bằng tre), dài độ một thước tây, rộng độ bốn, năm tấc. Trên thuyền có chô để’ mạ, chô ngồi và chô cắm ô để’ che mưa nắng.

Người ngồi trên thuyền mà cấy, đã khỏe khoắn, năng suất lại tăng được 20 đến 30% so với người cấy không dùng thuyền.

Vài tuần sau, một y tá ở một hợp tác xã nông nghiệp (Phúc Kiến) đã cải tiến thuyền ấy thành một máy cấy thật sự. Máy này cũng rấ't giản đơn, chỉ lắp thêm vào trước thuyền một cái guồng bằng gô, nó có bốn cái tay cấy, thay thế cho tay người. Máy này có mấy đặc điểm như sau:

1-    Đơn sơ, người thợ mộc nào trông thấy qua một lần, cũng làm được;

2-    Rẻ tiền, đóng một chiếc máy chỉ tốn độ mười đồng nhân dân tệ;

3-    Giản tiện, có thể tháo ra, lắp vào. Đàn bà trẻ con cũng lái máy được;

4-    Năng suấ't cao gấp đôi một người cấy giỏi bằng tay. Sau này cải tiến thêm, năng suất có thể lên cao hơn nữa.

Những phát minh của nông dân rất có ích, nhưng cũng rất tầm thường; tầm thường đến nôi các kỹ sư nông học nổi tiếng không bao giờ nghĩ đến, hoặc không dám nghĩ đến. Sau cuộc trưng bày nông cụ, Viện Khoa học nông nghiệp trung ương đã mời 21 người nông dân "kỹ sư” làm "nghiên cứu viên” (xưa nay, những nghiên cứu viên được các viện khoa học mời như thế, là những người đã có tiếng tăm trong khoa học). 21 người đó, người thì trình độ văn hóa còn thấp, người thì chưa biết chữ, người thì làm thủ công nghiệp ở nông thôn. Nhưng họ là những người dám tìm tòi, suy nghĩ, dám thử làm, và đã đại biểu cái tư chất tài giỏi và khôn khéo của nông dân lao động.

-    Báo Nhân Dân, số 1574, ngày 4-7-1958, tr.3.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.440-446.


ĐANG“NGHÈO”

THÌ LÀM THEO CÁCH NGHÈO

Trồng cây gây rừng - là rất quan hệ đến việc phát triển nông nghiệp. Nó có thể’ thay đổi tính chất ruộng đất, làm cho ruộng đất tốt thêm. Nó có thể giữ gìn các nguồn nước và khắc phục nạn hạn, nạn lụt. Nó có thể’ ngăn cản gió bão, bụi cát, v.v..

Trồng cây gây rừng còn tạo nên một nguồn lợi lớn:

Cây để ăn quả, để ép dầu; gô để làm củi, để xây dựng nhà cửa, để bán ra các nước ngoài... Nó lại làm cho phong cảnh Tổ’ quốc thêm tươi đẹp.

Vì những lợi ích to lớn đó, Đảng và Chính phủ đã đặt kế’ hoạch trồng cây gây rừng: Nội trong mười năm, nơi nào có thể trồng cây là trồng hết - ở đất hoang và núi hoang, hai bên đường đi và hai bên sông ngòi, chung quanh nhà ở, trường học và doanh trại, v.v..

Nhân dân Trung Quốc đang hăng hái thực hiện kế’ hoạch đó. Vài thí dụ:

-      Thượng Hải năm nay định trồng 15.500.000 cây, nhằm mục đích trong mười năm nhân dân thành phố sẽ tự túc một số hoa quả.

-      Thị xã Hoài Nam (tỉnh An Huy) định trong năm nay trồng cây khắp vùng mỏ, trong hai năm nữa trồng cây khắp núi hoang. Họ nhằm thực hiện khẩu hiệu: "Dưới đất có biển quặng, trên đất có rừng cây".

-      Hán Khẩu định trong mười năm thì tự giải quyết được một phần lớn gô cần dùng cho thành phố.

-      Từ Châu đặt kế' hoạch nội trong năm năm sẽ trồng hai mươi dặm cây ăn quả, như táo, đào, v.v., để’ cung cấp đầy đủ các thứ quả cho công nhân làm mỏ.

-      Quảng Tây đến tháng 2-1958 trồng được 1.650.000 mâu, đến tháng 5 đã tăng lên hơn 3.860.000 mâu.

Trong việc trồng cây gây rừng, gái trai, già trẻ đều hăng hái tham gia, cho nên đã có những "rừng cây nhi đồng", "rừng cây thanh niên", "rừng cây phụ nữ"... Lực lượng chính là thanh niên.

Trồng rồi, phải giữ gìn và săn sóc cho cây tốt. Các cơ quan và các đoàn thể có những đội phụ trách kiểm tra và so sánh lân nhau.

Các dân tộc thiểu số cũng không kém hăng hái. Thí dụ: Dân tộc Miên ở huyện Đại Miêu Sơn (Quảng Tây), Chính phủ định cho kế’ hoạch cả năm 1958 là 100.000 mâu, nhưng chỉ một tháng họ đã trồng được 200.000 mâu, tức là nhiều gấp bảy lần kế' hoạch năm 1957. Họ làm đúng như câu vè họ đặt ra để’ khuyến khích lân nhau:

Không sợ đất, không sợ trời,

Mưa to, gió rét, cũng coi như thường.

Ngày làm, đêm cũng làm luôn,

Hoàn thành nhiệm vụ, thiếp với chàng sẽ về thôn.

Kế hoạch trồng cây gây rừng cả nước trong năm 1958 là 104.000.000 mâu.

Đến hạ tuần tháng 5 đã trồng được 63.400.000 mâu. Chắc rằng bà con Trung Quốc sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch đã định.

Nhà máy nhỏ:

Năm nay, ở Hồ Nam, Hồ Bắc và các tỉnh khác có nhiều nơi môi mâu khoai sản xuất 75 tấn, môi mâu lúa mạch sản xuất từ năm đến sáu tấn.

Sản xuất đã tăng gia nhiều, tất nhiên nông dân muốn tiến lên nữa. Họ muốn có những trạm điện nhỏ để thắp đèn, xay lúa, tát nước... Họ cần có những xưởng máy nhỏ để’ sửa chữa và chế' tạo nông cụ, v.v..

Họ làm theo nguyên tắc “cùng biện pháp, thổ kỹ sư”. Nghĩa là điều kiện đang "nghèo" thì tự lực cánh sinh, làm theo cách nghèo, làm nhỏ, thô sơ, miên là dùng tốt; sau sẽ phát triển dần. Vê mặt kỹ thuật, giám đốc là những cán bộ Đảng, kỹ sư là những anh em thợ rèn, thợ mộc, thợ nề trong làng. Họ vừa học vừa làm, vừa làm vừa học. Tiền vốn thì cần rất ít, và do nông dân quyên góp. Nguyên liệu, vật liệu thì lấy ngay ở địa phương, thí dụ:

Đến cuối tháng 5-1958, tỉnh Hà Bắc đã có 68.106 xưởng máy nhỏ, trong số đó hơn 14.000 xưởng sửa chữa và chế' tạo nông cụ. Chỉ trong mười mấy hôm, khu Thạch Gia Trang từ 8.086 xưởng tăng lên 10.842 xưởng. Khu Bảo Định từ 7.202 xưởng tăng lên 18.505 xưởng.

Trong tỉnh có 1.011 xưởng làm xi măng theo lối mới.

Họ làm thế' nào để’ xây dựng xưởng máy nhỏ?

Sau đây là kinh nghiệm của xưởng xi măng Phong Đài:

Với non mười đồng tiền vốn, hai ngày chuẩn bị, ba ngày xây dựng, là xưởng bắt đâu sản xuất.

Để’ học kỹ thuật làm xi măng, họ cho mấy người đến xem nhà máy xi măng chính cống ở cách làng không xa lắm. Cần có những nguyên liệu gì? Anh em ở nhà máy Chu Khẩu Điếm bày cho họ: dùng vôi, đất đỏ và thạch cao. Để giải quyết vấn đề nhà cửa, họ mượn được một ngôi nhà cũ và một lò gạch cũ. Nhân viên của xưởng gồm có tổng giám đốc là một đồng chí cán bộ trước đây làm nghề đánh xe bò, kỹ sư kiêm công nhân là ba người thợ làm gạch. Tiền vốn chỉ có non mười đồng nhân dân tệ để mua hai cái rây và một ít thạch cao. Thế là chuẩn bị xong xuôi.

Họ làm thử hai lần bị thất bại, lần thứ ba thành công. Xi măng này đắp lên tường, để khô, rồi lấy dùi sắt đập cũng không vỡ. Bộ Kiến trúc nghiên cứu và nhận cho nó vào hạng xi măng số 150. Hiện nay xưởng Phong Đài sản xuất môi ngày ba tấn xi măng, và đang đặt kế' hoạch để’ phát triển hơn nữa.

- Sau khi giải quyết được nạn nước úng cho hàng vạn mâu ruộng, nông dân vùng Thiên Tân nêu lên vấn đề xây dựng xưởng điện nhỏ. Theo khoa học thường, thì dùng sức nước vào nhà máy điện phải ở những nơi có thác, có nước chảy mạnh. Ở làng Bắc Ngũ Lý, mức nước chỉ khác nhau 1 thước 2 tấc.

Không chờ có kế hoạch và bản đồ, cán bộ Đảng cùng với mấy anh em thợ rèn, thợ mộc, thợ gạch vừa làm kế’ hoạch, vừa xây dựng. Chỉ trong chín ngày, đèn điện đã sáng choang trong hơn 400 nhà nông dân. Lúc đó, các kỹ sư chính cống mới mang kế hoạch đến.

Sức điện của xưởng này môi ngày xay được 6.000 kilô bột (hai người phụ nữ xay một ngày chỉ được hơn mười kilô), bừa được 5.000 kilô cỏ, và làm được nhiều việc khác. Môi năm nó sẽ tiết kiệm được 50.000 ngày công của người và 17.000 ngày công của trâu ngựa. Sức lao động này dùng làm việc khác sẽ tăng rất nhiều lợi ích cho dân làng.

Quản lý xưởng điện chỉ có bốn xã viên của hợp tác xã nông nghiệp.

- Bắc Ngũ Lý thành công, chín xã khác liền bắt chước, Chi bộ xã Trần Quan Đồn nêu khẩu hiệu:

“Trong năm hôm, đèn điện sẽ sáng khắp làng,

Sẽ đỡ sức lao động cho nàng cùng ta,

Sẽ đưa chỉ thị của Đảng và Chính phủ đến tận nhà (Ý nói nghe đài phát thanh).

Sẽ đẩy mạnh chủ nghĩa xã hội, làm cho nước ta mạnh giàu...”.

Cần bao nhiêu nguyên liệu, vật liệu, dân làng thi nhau quyên. Có người quyên cả cối đá. Bí thư chi bộ xã tháo tường nhà để lấy đá ra quyên.

Lúc đó là trung tuần tháng 3, trời rét như cắt, đường thì bùn lầy, nhưng phụ nữ vân thi nhau đi vác gô, vác tre: đàn ông thi nhau xuống nước để’ xây dựng. Họ làm cả ngày cả đêm. Đến đêm thứ 5 thì xưởng xây dựng xong và đèn điện bắt đầu sáng.

Tất cả chỉ tốn 2.516 đồng mua máy và dây điện. Số tiền ấy chia ra cho 3.785 người dân làng góp, môi người chỉ cần góp sáu hào.

Hàng vạn nhà máy nhỏ khác đều làm theo nguyên tắc "cùng biện pháp, thổ kỹ sư” đó.

Báo Nhân Dân, số 1575, ngày 5-7-1958, tr.3.


“MUỐN CHO ĐỜI SỐNG Đổi THAY,
TOÀN DÂN, TOÀN ĐẢNG RA TAY
CÙNG LÀM”

Văn hóa, trước ngày giải phóng, ở Trung Quốc cũng như ở nước ta, văn hóa chỉ dành riêng cho giai câ'p có tiền. 95 phần trăm nông dân là mù chữ.

Ngày nay chính trị, tư tưởng, kỹ thuật của nông dân tiến bộ, thì văn hóa cũng phải phát triển theo.

Trước hết là xóa nạn mù chữ. Dù đã được giản đơn hóa, học chữ Trung Quốc vẫn khó gấp mây học chữ quốc ngữ ta. Hiện nay có độ 60 triệu người xung phong dạy bình dân học vụ, phần lớn là thanh niên và học sinh. 160 huyện đã thanh toán xong nạn mù chữ.

1.070 huyện có trường tiểu học khắp các thôn.

16 tỉnh có trường đại học (130 trường).

Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục, thì mây tháng sắp tới, thôn nào cũng sẽ có trường tiểu học. Hương (như liên xã ta) nào cũng có trường sơ trung và trường trung học nông nghiệp. Các trường tiểu học sẽ dạy thêm khóa thủ công nghiệp và nông nghiệp. Các trường trung học dạy thêm những kỹ thuật căn bản về các ngành sản xuât.

Nhưng hiện nay, theo nguyên tắc nhiều, nhanh, tốt, rẻ, nhiều hương và huyện chẳng những đã có trường trung học, mà có cả trường đại học. Thí dụ:

- Hương Hòa Bình (gần Bắc Kinh), có sáu ban trung học nông nghiệp với 170 học sinh, vừa rồi mới lập thêm một trường đại học nông nghiệp dạy ban đêm.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, trường đại học chỉ trù bị trong hai hôm là xong và không tốn một đồng tiền nào, không phải lợp một gian nhà nào.

Phòng lên lớp thì mượn nhà họp của các đoàn thể.

Hiệu trưởng do bí thư Đảng ủy kiêm.

Giáo sư là những cán bộ của Viện pháp chính và Trường công an trung ương hiện nay về lao động ở nông thôn. Dạy về nông nghiệp thì nhờ anh hùng và chiến sĩ nông nghiệp và các học sinh Trường đại học nông nghiệp trung ương đã có liên lạc với nông dân ở vùng đó.

Học sinh 200 người, đều là cán bộ các hợp tác xã nông nghiệp và cán bộ hương, có kinh nghiệm sản xuất và trình độ văn hóa sơ trung, cao trung. Có đồng chí ủy viên Đảng bộ, đã 59 tuổi và một chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, 44 tuổi cũng đến học.

Chương trình học: Triế't học và kỹ thuật nông nghiệp. Môi tuần lên lớp ba tối.

Trường đại học nông nghiệp của huyện Từ Thủy (tỉnh Hà Bắc) có 160 học trò, chia làm hai ban, học bốn năm. Sau ngày học xong, huyện sẽ phân phối các học trò ban A vào công việc xây dựng hoặc nghiên cứu khoa học nông nghiệp. Học trò ban B sẽ là giáo viên các trường trung học nông nghiệp trong huyện.

Học trò trường này là những giáo viên các trường tiểu học, những học sinh vừa tốt nghiệp ở Trường sư phạm huyện, và những cán bộ huyện có trình độ văn hóa khá và có kinh nghiệm sản xuất.

Họ học nửa ngày và lao động nửa ngày để tự cấp tự túc. Chín vị giáo viên đều là kiêm chức; sáu vị là giáo sư ở Viện nông nghiệp tỉnh và trung ương thường đến nghiên cứu nông nghiệp ở huyện; ba vị là chiến sĩ và anh hùng lao động. Các vị giáo sư đều không ăn lương.

Đảng ủy huyện phụ trách dạy chính trị.

Phó bí thư huyện ủy làm hiệu trưởng.

Cũng như phong trào lập nhà máy nhỏ, phong trào nông dân tự lập trường học lan tràn khắp nơi. Nhiều nơi như liên xã Nhạc Các Trang (Hà Bắc), chỉ trong năm ngày đã lập bốn trường kỹ thuật dạy ban đêm, và một trường trung học nông nghiệp môi tuần lê học năm buổi, lao động bảy buổi.

Vệ sinh phòng bệnh - Cũng là một phong trào rất sôi nổi.

Trung ương đề ra khẩu hiệu: Tiêu diệt bôn. thứ có hại (ruồi, muôi, chuột và chim sẻ). Nông dân thêm vào: Tiêu diệt bảy thứ có hại (bốn thứ nói trên và rận, rệp, bọ chó). Họ không hề xin Chính phủ một đồng tiền hoặc một cân thuốc DDT.

Đồng thời, nông dân tự tổ chức rất nhiều nhà thương nhỏ. Thí dụ: chỉ chín huyện trong tỉnh Cam Túc đã có 590 nhà thương nhỏ. Nơi khám bệnh và nhà thương, họ mượn những nhà của dân hoặc của công không dùng đến, rồi dọn dẹp sạch sẽ, quét vôi trắng toát, thế' là đủ.

Giám đốc do Chủ tịch hương và chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp - kiêm. Phó giám đốc thì cử một thầy thuốc khá nhất làm. Thầy thuốc là những đồng chí bộ đội phục viên biết nghề thuốc hoặc những ông lang địa phương.

Tiền mua thuốc và dụng cụ - do công quỹ hoặc hợp tác xã cho vay, nhà thương sẽ trả dần.

Lương của thầy thuốc - do hợp tác xã nông nghiệp bình công chấm điểm, và cuối năm sẽ được chia lãi; hoặc kết hợp tư tưởng với tình hình công tác mà định mức lương; hoặc định một số lương nhất định.

Người dân đến chữa bệnh trả một số tiền rất phải chăng.

Theo cách thức giản đơn đó, có nơi như huyện Thông Vĩ trong 20 hôm đã tổ chức 63 nhà thương nhỏ, 42 nhà đỡ đẻ, cộng tất cả có 257 giường.

Cam Túc là một tỉnh nhiều núi rừng, nhiều tật bệnh, nhiều mê tín. Nay nhờ có nhà thương nhỏ tổ chức khắp các thôn xã, mà đã có những thôn và những hợp tác xã nông nghiệp không có người ốm. Đồng thời nông dân đã hết mê tín, và đã tiến bộ nhiều về ý thức khoa học. Cho nên họ nói:

“Cải cách ruộng đất, đào hết rễ nghèo,

Nhà thương trong xã, đào hết ốm đau,

Nhờ Đảng lãnh đạo, dân đã giàu lại kiện khang" (mạnh khỏe).

Tháng 1-1956 Trung ương Đảng đã ra bản dự thảo kế' hoạch phát triển nông nghiệp. Toàn Đảng và toàn dân đã thảo luận sôi nổi và đã đề lên 1.891 ý kiến. Kế' hoạch ấy dự định rằng nội trong 12 năm, tuỳ theo đất xấu hoặc đất tốt và tuỳ theo thứ

trồng trọt, môi mâu

sẽ sản xuất:

 

 

Đất xấu

Đất tốt

Lương thực

1.000 kilô

2.000 kilô

Lạc

750 kilô

1.250 kilô

Bông

150 kilô

250 kilô

Nhưng hiện nay nhiều nơi đã vượt xa mức đã định. Năm nay, diện tích:

Phát triển thủy nông là 70.000.000 mâu (mây nghìn năm trước cho đến ngày giải phóng, thủy nông chỉ có 47.780.000 mâu).

Cải thiện đất xấu thành đất tốt 28.000.000 mâu.

Biến ruộng úng thành ruộng thường 40.000.000 mâu.

Biến ruộng khô thành ruộng nước 13.400.000 mâu.

Một mùa thành hai mùa 8.800.000 mâu.

Trước không trồng lương thực, nay trồng lương thực 16.000.000 mâu.

Trồng cây gây rừng 58.000.000 mâu.

Nhờ chỉnh phong mà có tiến bộ nhảy vọt, cho nên kế' hoạch 12 năm có thể hoàn thành trong năm hoặc sáu năm.

Đạt được kết quả tốt đẹp ấy là vì cô'gắng của toàn Đảng kết hợp chặt chẽ với sự cô'gắng của toàn dân, lực lượng Chính phủ kết hợp chặt chẽ với lực lượng của quần chúng.

Trong mọi công việc, bí thư các cấp ủy Đảng đều tự mình trực tiếp lãnh đạo thiết thực và chặt chẽ, đều nắm vững chính sách của Đảng và đi đúng đường lối quần chúng; đảng viên và đoàn viên thanh niên đều làm gương mâu. Do đó mà mọi khó khăn đều khắc phục được và được dân phục, dân tin. Do đó mà động viên được lực lượng toàn thể’ nông dân để’ thực hiện cần kiệm xây dựng nước nhà tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Nông nghiệp Trung Quốc thu được kết quả to lớn như vậy, một là nhờ Đảng lãnh đạo sáng suốt và chặt chẽ; hai là dựa vào lực lượng to lớn và rộng khắp của hợp tác xã nông nghiệp. Như tôi đã nói ở trên: 98% nông hộ đã tổ chức vào hợp tác xã, 96% hợp tác xã là bậc cao. Nay họ lại tiến lên bước nữa: nhiều hợp tác xã nhỏ liên hợp lại thành những hợp tác xã to. Như ở Lô Huyện (Tứ Xuyên), hơn 3.000 hợp tác xã hạng vừa và hạng nhỏ đã theo nguyên tắc tự nguyện mà liên hợp lại thành 700 hợp tác xã to. Kết quả đầu tiên là trước kia còn 10% hợp tác xã bậc thấp, nay không có hợp tác xã bậc thấp nữa; vì người đông và nông cụ nhiều, cho nên sản lượng của các hợp tác xã đều tăng rất nhanh. Nói tóm lại: toàn Đảng, toàn dân làm thủy nông, tăng phân bón, cày sâu bừa kỹ (trước chỉ cày từ ba đến năm tấc, nay cày sâu một thước rưỡi), chọn giống tốt, và cấy dày hàng, kết quả là năm ngoái tăng gia 50.000.000 tấn lương thực, năm nay tăng gia 100.000.000 tấn.

Tổ đôĩ công là bước đầu để tiến lên hợp tác xã nông nghiệp. Đồng bào nông dân miền Bắc ta đã xây dựng khá nhiều tổ đổi công (và một số hợp tác xã nông nghiệp). Như thế là tốt. Nhưng tổ đổi công chưa được phổ biến và một số tổ đổi công còn non yếu, chỉ có tên mà chưa thật sự đổi công.

Chúng ta cần phải học một cách sáng tạo những kinh nghiệm tốt của Trung Quốc anh em. Tất cả các cấp bộ Đảng ta từ tỉnh đến xã cần phải hết sức chú trọng củng cố những tổ đổi công đã có, xây dựng tổ đổi công mới cho tốt và khắp các xã. Cố nhiên phải theo đúng nguyên tắc tự nguyện, tự gĩác của nông dân, tuyệt đối tránh quan liêu, mệnh lệnh.

Những tổ đổi công thật tốt, thật vững, thì tiến lên thành hợp tác xã nông nghiệp.

Công tác này phải thiết thực và khẩn trương nhưng không tham nhiều và nóng vội.

Xây dựng rộng khắp tổ đổi công tốt và hợp tác xã tốt, thì sẽ đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp của nước ta, và nông dân ta sẽ thêm no cơm, ấm áo.

So sánh sản lượng giữa ruộng Trung Quốc với ruộng Việt Nam ta thì thấy:

-     Ruộng thí nghiệm Miếu Nan Hưng (Hồ Bắc) một mâu tây sản xuất 41 tấn 2 kilô.

-     Ruộng thí nghiệm của tổ đổi công đồng chí Trần Văn Tắc (xã Ngọc Sơn, Hải Dương) sản xuất 6 tấn 21 kilô.

Thế là chỉ một phần bảy của Miếu Nan Hưng.

-        Xã Hiệp An (Hải Dương) thách các xã khác thi đua sản xuất môi mâu 3 tấn 600 kilô thóc, thế là chỉ non một phần mười một của Miếu Nan Hưng. Tuy vậy, nếu đồng bào nông dân các nơi đều cố gắng thi đua với đồng bào Hiệp An, thì vụ mùa của miền Bắc sẽ được hơn năm triệu tấn, tức là nhiều hơn sản lượng cả vụ chiêm và vụ mùa hiện nay cộng lại (độ 4 triệu 15 vạn tấn). Tôi rất mong đồng bào nông dân toàn miền Bắc đều hăng hái nhận lời thách của đồng bào Hiệp An và đồng bào Hiệp An thì cố gắng tiến lên nữa để theo kịp anh em nông dân Trung Quốc.

Nói tóm lại: Muốn nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân thì phải tăng gia sản xuất, trước hết là sản xuất lương thực. Và muốn tăng gia sản xuất thì phải:

Thi đua làm nhiều thủy nông,
Dùng nhiều phân bón, là công việc đâu.
Ba là cuốc bẫm, cày sâu,
Bốn chọn giông tốt, năm lo cây dày.
Sáu là kỹ thuật đổi thay,
Toàn dân, toàn Đảng ra tay cùng làm.

-    Báo Nhân Dân, số 1577, ngày 7-7-1958, tr.3.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.11, tr.447-453.


994

TẤT CẢ CÁC XÍ NGHIỆP ĐỀU làm
NHIỀU, NHANH, TốT, RẺ

1.      Công nghiệp

Số công nhân các xí nghiệp Trung Quốc hiện nay là hơn 12 triệu người. Trong số đó, 13% là đảng viên Đảng Cộng sản.

16% là đoàn viên thanh niên cộng sản.

35% là công nhân cũ, tinh thần giai câ'p cao và thạo nghề nghiệp.

Đó là một lực lượng to lớn.

Công nghiệp Trung Quốc mấy năm trước đã tiến bộ. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất chỉ trong bốn năm đã hoàn thành. Khẩu hiệu “Chống bảo thủ, chống lãng phí” nêu trong cuộc chỉnh phong, làm cho công nhân càng tiến bộ, tiến bộ nhảy vọt. Thí dụ:

- Mỏ sắt Từ Châu: Kế' hoạch định năm nay sẽ sản xuất 30 vạn tân. Nhưng công nhân mỏ tự động đề nghị làm 50 vạn tân.

Nếu theo năng suất cũ, thì cần thêm nhiều máy và 200 người thợ nữa. Nhưng họ không xin thêm một chiếc máy, một công nhân, một đồng tiền.

Họ làm thế' nào?

Đảng ủy điều tra, nghiên cứu kỹ, thảo ra kế' hoạch mới, rồi phát động cán bộ và công nhân thảo luận rộng rãi gần một tháng.


Thực hiện khẩu hiệu "Ai cũng hiến kê, ai cũng cải cách”, chỉ trong ba hôm, quần chúng đã đưa lên 99.338 đề nghị hợp lý hóa.

Tiếp theo đó, các cán bộ lãnh đạo đến tận nơi các tầng và các máy, tổ chức lại lực lượng lao động, sửa đổi lại lề lối làm việc. Đồng thời phát động quần chúng tự tìm cách thực hiện những đề nghị mình đã nêu ra. Khẩu hiệu lúc đó là:

“Tiết kiệm, lại tiết kiệm,
Không hỏi tiền cấp trên.

Cơ giới hóa nho nhỏ
Đồ cũ cũng làm nên ”.

Trong ít hôm, dùng những vật liệu cũ, những vật liệu trước đã loại ra, công nhân đã làm thành những máy móc mới để dùng. Họ làm những việc mà trước kia không thể’ tưởng tượng được. Khi đã nghĩ ra một biện pháp, thì họ làm cả ngày cả đêm, quên ăn, quên ngủ, họ quyết làm cho kỳ được. Có khi các đồng chí lãnh đạo khuyên họ tạm nghỉ, họ không nghỉ, và nói: "Chịu khó nhọc vài hôm, sẽ sung sướng muôn đời!”.

Kết quả đầu tiên là kế’ hoạch sản xuất quý I đã hoàn thành trước 21 ngày, sản lượng tháng 4 tăng hơn sản lượng tháng 3 đến 22%. Và công nhân hy vọng rằng đến cuối năm có thể’ vượt mức 50 vạn tấn.

- Xưởng làm xe hơi Trường Xuân: Theo kế' hoạch cũ thì năm nay sẽ sản xuất 30 vạn chiếc. Sau khi thảo luận kỹ lưỡng, công nhân đề nghị sản xuất 70 vạn chiếc.

Đảng ủy ở đây cũng làm như ở mỏ Từ Châu, nghĩa là phóng tay phát động quần chúng tìm mọi cách cải tiến công tác; phê bình những tư tưởng và những cách làm việc, những quy chế lạc hậu.

Khi một ban nào đã tiến bộ nhảy vọt, thì Đảng ủy liền họp cán bộ và công nhân các ban khác đến đó xem xét, thảo luận và rút kinh nghiệm.

Cán bộ kỹ thuật kết hợp rất chặt chẽ với công nhân, trong mấy hôm đã cùng nhau sửa đổi cách bố trí hơn 1.000 máy móc chính, do đó mà tiết kiệm được nhiều thời giờ và nâng cao thêm năng suất.

Công nhân ai cũng cố gắng học thêm kỹ thuật.

Từ các bí thư chi bộ và công đoàn trở lên đều làm thí điểm, cùng lao động với công nhân. Như vậy, hê gặp vấn đề gì là giải quyết được ngay.

Tư tưởng thông suốt từ trên đến dưới, cán bộ lãnh đạo và công nhân đoàn kết thành một khối, phong trào thi đua lôi cuốn tất cả mọi người.

Sau đây là một bài trích ở báo tường của xưởng:

Xưởng ta, ai cũng thi đua,

Khó khăn vượt tuốt, không thua xưởng nào.

Vì ai, ta đẩy phong trào?

Vì Đảng, vì Tô’quốc, vì đồng bào.

Có lời nhắn ả Hồng Mao:

Độ mươi năm nữa, xe ta sẽ vọt cao hơn xa nàng”.

Bài báo đã tỏ rõ ý chí thi đua bền bỉ của công nhân vì lợi ích của Tổ’ quốc, của nhân dân và vì sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời nó còn ngụ ý hài hước là nói cho nữ hoàng Anh biết rằng không bao lâu nữa thì công nghiệp xe hơi của Trung Quốc sẽ đuổi kịp và vượt quá công nghiệp xe hơi của nước Anh.

- Mỏ than Hoài Nam: Trong cuộc chỉnh phong, quần chúng thẳng thắn phê bình ở mỏ người nhiều hơn việc, nhiều cán bộ không trực tiếp sản xuất nhiều cấp bậc và nhiều giấy tờ không cần thiết, có hiện tượng lãng phí, v.v..

Chăm chú lắng nghe ý kiến của quần chúng, nghiên cứu và thực hiện những đề nghị đúng đắn của quần chúng, Đảng ủy lập tức sắp đặt lại tổ chức, giảm bớt những cấp bậc và những phòng giấy phiền phức. Chỉ một việc đó, môi năm đã tiết kiệm được 140 vạn đồng.

Cán bộ không trực tiếp sản xuất từ 12% tổng số người trong mỏ, giảm xuống còn 6%.

Giảm được 4.400 công nhân và nhân viên đưa sang các xí nghiệp khác.

Điều động được 300 công nhân kỹ thuật đi giúp những mỏ mới khai thác.

1.300 công nhân được thay phiên nhau lên lớp huấn luyện kỹ thuật để làm cốt cán cho những mỏ mới.

Số người giảm bớt như vậy, mà năng suất lại nâng hơn 27%.

Lúc bắt đầu chỉnh đốn cũng có khó khăn: một số cán bộ còn tư tưởng bảo thủ, e rằng không thực hiện được; một số công nhân sợ bị giảm, bị điều động hoặc bị bớt lương.

Nhưng cấp lãnh đạo quyết tâm chỉnh đốn cho bằng được. Trước hết, làm những thí điểm. Thí điểm kết quả tốt: đưa một nửa số cán bộ sang trực tiếp sản xuất mà công việc chẳng những không bể trê mà lại chạy đều hơn. Rồi tiếp tục chỉnh đốn những bộ phận khác.

Cách chỉnh đốn cũng là: Đi đúng đường lối quần chúng, phóng tay phát động quần chúng phê bình và đề nghị, dựa vào quần chúng mà tổ chức tốt lực lượng lao động.

Kết quả là: Năm ngoái mở sản xuất 4 triệu 90 vạn tấn.

Năm nay tăng lên 6 triệu 91 vạn tấn.

Năm ngoái năng suất môi ngày công là 1 tấn 120 kilô.

Năm nay năng suất môi ngày công là 1 tấn 560 kilô.

- Nhà máy điện Thạch Cảnh Sơn là một kiểu mẫu xưởng nhỏ đẻ ra xưởng to.

Sau khi xây dựng xong, nhà máy điện Cao Tĩnh sẽ to gấp mười mấy lần Thạch Cảnh Sơn. Tuy vậy, cán bộ và công nhân Thạch Cảnh Sơn tình nguyện bảo đảm việc xây dựng Cao Tĩnh. Nhờ đó mà theo kế hoạch cũ, tiền vốn xây dựng Cao Tĩnh là 600 triệu đồng, nay chỉ tốn 400 triệu. Thế' là ngay từ lúc đầu, cán bộ và công nhân Thạch Cảnh Sơn đã tiết kiệm cho Nhà nước 200 triệu đồng.

Kế' hoạch cũ, định Cao Tĩnh sẽ có 2.000 cán bộ và công nhân. Nhưng quần chúng đề nghị Thạch Cảnh Sơn và Cao Tĩnh sẽ dùng chung một xưởng lắp máy và sửa máy, chung một số nhân viên khác cho nên Cao Tĩnh chỉ cần non 800 cán bộ và công nhân là vừa.

*

*       *

Không thêm tiền, không thêm máy, không thêm người (có nơi còn giảm bớt nhiều người), mà sản lượng lại gâ'p đôi, gâ'p rưỡi. Tất cả các xí nghiệp Trung Quốc hiện nay đều làm đúng nhiều, nhanh, tốt, rẻ.

Vì sao mà đạt được những thành tích như thế?

Vì giai câp công nhân Trung Quốc đã thành một đội ngũ chiến đâu có giác ngộ cao, có tổ chức mạnh, có kỷ luật nghiêm, có trình độ văn hóa và kỹ thuật khá. Họ hiểu rằng đã là giai cấp lãnh đạo thì phải làm trọn nhiệm vụ lãnh đạo, nhiệm vụ chính trị của mình.

Tóm tắt những nhiệm vụ ấy là: Đoàn kết giai câp chặt chẽ, phát huy truyền thống đâu tranh gian khổ, ra sức thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm để xây dựng nước nhà, phải có tinh thần chí công vô tư, xung phong làm gương mâu để lôi cuốn nhân dân cả nước đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội.

Trong cuộc chỉnh phong do Đảng trực tiếp lãnh đạo, công nhân và cán bộ các xí nghiệp đã thảo luận sôi nổi và đã kết luận đúng đắn những vấn đề sau đây:

-      Phải làm thế' nào để’ hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo của giai cấp công nhân.

-      Quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa cá nhân với nhà nước, thế nào là đúng.

-       Quan hệ giữa phát triển sản xuất và cải thiện đời sống.

-       Quan hệ giữa tự do và kỷ luật, giữa dân chủ và tập trung.

-       Quan hệ giữa công nhân và nông dân.

Cán bộ lãnh đạo xí nghiệp (cán bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên và cán bộ hành chính) thì:

Phải khắc phục bệnh quan liêu, mệnh lệnh, bệnh chủ quan và tư tưởng bảo thủ.

Phải tham gia lao động chân tay, học tập kỹ thuật và nghiệp vụ.

Phải đi sâu vào công việc quản lý và sản xuất, gần gũi công nhân, thực sự quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của quần chúng.

Phải hòa mình với công nhân thành một khối, xóa bỏ những đãi ngộ riêng biệt nó làm cán bộ xa rời công nhân.

Phải làm cho cơ quan của xí nghiệp gọn gàng, nhẹ nhàng, giảm bớt số người không trực tiếp sản xuất.

Phải bồi dưỡng những công nhân tiên tiến thành cán bộ cho xí nghiệp.

Cán bộ kỹ thuật thì cần tham gia lao động chân tay, kết hợp chặt chẽ với công nhân, để trở nên những cán bộ tốt của giai cấp công nhân đã hiểu biết lý luận lại có kinh nghiệm thực tế.

Báo Nhân Dân, số 1581,

ngày 11-7-1958, tr.3.


KẾT HỢP XÍ NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
CỦA ĐỊA PHƯƠNG VỚI XÍ NGHIỆP TO
CỦA NHÀ NƯỚC

Về đạo đức cách mạng, công nhân Trung Quốc đã tiến bộ đến chô thực hiện tinh thần chí công vô tư, mọi việc đều nghĩ đến 600 triệu nhân dân, đều đặt lợi ích chung của Nhà nước lên trên lợi ích riêng của cá nhân và của gia đình mình. Như vừa rồi, công nhân 37 xí nghiệp ở Thành Đô đã đưa vấn đề "phúc lợi” ra bàn. Họ thấy nhiều khoản phúc lợi không hợp lý như: công nhân không phải trả tiền hớt tóc, không phải trả tiền gửi con ở vườn trẻ, không phải trả tiền dùng than của mỏ, làm kíp đêm được phụ cấp, v.v..

Họ nói: Hớt tóc, gửi con, v.v., là việc riêng của môi người, mà Nhà nước phải lấy tiền ngân sách chung ra trả; công nhân là người chủ nước nhà, không nên làm như thế. Còn làm kíp đêm thì nghỉ làm kíp ngày, và luân phiên một tháng ai cũng làm độ sáu kíp đêm, không lẽ gì mà phụ cấp; vả lại trả phụ cấp thì phải tăng giá thành, như thế' không lợi cho Nhà nước, cũng không lợi cho nhân dân.

Tính đổ đồng, môi người một tháng được hưởng độ ba, bốn đồng về phúc lợi. Tổ’ng số công nhân Trung Quốc là hơn 12 triệu người. Môi năm Nhà nước phải tốn hơn 575 triệu đồng cho những phúc lợi không hợp lý. Với số tiền đó, Nhà nước có thể xây mây xí nghiệp thật to, hoặc sáu, bảy cái cầu như cầu Trường Giang...

Dùng cách phóng tay phát động quần chúng, viết báo chữ to, đối chiếu sự thật, so sánh đời sống trước ngày giải phóng với đời sống hiện nay... Do đó, mọi người đều thấy rõ sự quan hệ giữa cá nhân với tập thể và Nhà nước, quan hệ giữa cải thiện đời sống với phát triển sản xuất.

Sau một tháng thảo luận sôi nổi, công nhân Thành Đô đã trả lời: "Chúng tôi muốn có thêm mấy nhà máy lớn, mấy cầu Trường Giang, chứ không muốn hưởng những khoản phúc lợi không hợp lý”.

Phong trào ấy lan khắp các xí nghiệp Trung Quốc. Công nhân đã tự nguyện, tự giác bỏ những phúc lợi không hợp lý.

Vê công nghiệp, một kinh nghiệm rất mới và rất hay của Trung Quốc là: Kết hợp những xí nghiệp vừa và nhỏ của địa phương và của nhân dân với xí nghiệp to của Nhà nước.

Hiện nay, từ các tỉnh đến các hợp tác xã nông nghiệp đã xây dựng rất nhiều xưởng hạng nhỏ và hạng vừa, phần lớn những xưởng ấy đều để phục vụ nông nghiệp.

Nguyên tắc xây dựng các xưởng ấy cũng là "cùng biện pháp, thổ kỹ sư”, và "cứ lên ngựa đã, rồi sẽ quất roi”, nghĩa là làm được thế' nào cứ cố gắng làm, rồi sẽ phát triển dần dần.

Có những xưởng do huyện làm, có những xưởng do hương và hợp tác xã nông nghiệp làm. Có những xưởng do huyện cùng với hương hoặc hương cùng với xã làm chung.

Hiện nay, các địa phương đang xây dựng hơn 500 xưởng lọc dâu quy mô vừa và nhỏ môi năm có thể sản xuất từ 300 đến 3.000 tấn. Tiền vốn xây dựng nhiều nhất là 75.000 đồng (một huyện với 20 vạn nhân khẩu, thì môi người chỉ góp bốn hào là đủ vốn); ít nhất là 120 đồng. Sản xuất trong vài ba tháng là đủ bù lại vốn. Ngoài các thứ dầu, một xưởng nhỏ môi năm sản xuất độ 300 tấn, còn thu được 55 tấn phân hóa học, giúp cho nông nghiệp tăng sản lượng hơn 150 tấn lương thực.

Lịch sử các xưởng nhỏ rất có thú vị. Xưởng đông của huyện Giang Ninh (tỉnh Giang Tô) chỉ mất 4 đồng tiền vốn, môi tháng sản xuất 5 tấn.

Xưởng đau của khu Nghi Tân (tỉnh Tứ Xuyên) dùng ống đất thế cho ống sắt, bê thụt thế cho máy quạt, chỉ tốn 120 đồng là thiết bị xong; và đã sản xuất xăng cho xe hơi, dầu thắp đèn, dầu lau máy, v.v.. Nghi Tân đang chuẩn bị lập thêm mười xưởng như thế nữa.

Năm sau, các xưởng dầu hạng vừa và hạng nhỏ sẽ sản xuất 1 triệu 20 vạn tấn, tức là bằng 80% tổng số dầu Trung Quốc đã sản xuất trong năm 1957.

Các tỉnh như Hà Nam, Sơn Đông, v.v., đã lập xong hơn 1.000 lò đúc sắt. Những nơi như Cam Túc và Mông Cổ trước đây không có công nghiệp gì, nay cũng đã lập mây trăm cái lò. Lò nhỏ độ ba thước khối, lò vừa 255 thước khối.

Năm nay, những xưởng ấy sản xuất hơn 4 triệu tấn sắt.

Năm sau sẽ sản xuất 20 triệu tấn.

Những lò ấy cộng lại, sản lượng sẽ nhiều bằng 40 xưởng đúc sắt to, môi xưởng hơn 1.000 thước khối.

Khu Lạc Sơn (Tứ Xuyên) chỉ tốn 700 đồng tiền vốn và bảy ngày xây dựng, đã lập xong một lò nhỏ, môi năm sản xuất 400 tấn.

Sau đây là vài con số xưởng nhỏ và xưởng vừa:

Đến cuối tháng 5-1958, tỉnh Thiểm Tây đã có hơn hai vạn xưởng vừa và nhỏ. Hơn một vạn xưởng chạy bằng sức người, một vạn xưởng thì dùng chút ít máy móc.

Tỉnh Hà Bắc có hơn 68.100 xưởng. Trong số đó, 14.097 xưởng làm nông cụ, còn các xưởng khác thì đúc sắt, làm điện, xi măng, đồ hộp, phân hóa học, v.v. và 217 mỏ than nhỏ.

Những huyện như huyện Phong Lăng (Hồ Nam) đã có 1.988 xưởng.

Huyện nhỏ như huyện Sơn Đan (Cam Túc) cũng đã có 11 xưởng của huyện, 14 xưởng của hương, 37 xưởng của hợp tác xã nông nghiệp. Họ sản xuất giấy, xi măng, đồ gốm, gạch chịu lửa, v.v.. Họ cũng có lò đúc sắt nhỏ. Những mỏ than nhỏ của huyện môi năm có thể sản xuất 30 vạn tấn, giá thành môi tấn rẻ hơn than quốc doanh 10 đồng (15.000 đồng ngân hàng ta).

Các địa phương có 200 lò đúc gang hạng nhỏ và hạng vừa, sản lượng phát triển như sau:

Năm 1952: non 135 vạn tấn,

Năm 1957: 524 vạn tấn,

Năm 1958: 700 vạn tấn,

Năm 1959 sẽ sản xuất 1.000 vạn tấn.

Một việc rất mới nữa là huyện tự làm lấy xe lửa.

Vu Huyện (Sơn Tây) là một nơi nhiều núi đồi, trước đây không có công nghiệp gì. Năm nay, nhờ chỉnh phong và do sự lãnh đạo của huyện ủy, nhân dân đã khai thác 307 mỏ than nhỏ, môi ngày sản xuất 1.000 tấn. Vấn đề vận tải đặt ra cấp bách. Nếu xe hơi thì phải mua 400 chiếc, tốn tiền nhiều quá. Nếu xe bò (hoặc xe ngựa), thì sẽ tốn rất nhiều sức người và súc vật, mà đường giao thông trong huyện sẽ bị xe bò chiếm hết.

Bí thư huyện ủy (đồng chí Trương Nhuận Hòe, là một chiến sĩ lao động, trình độ văn hóa chỉ đến tiểu học, xưa nay chưa hề làm máy móc gì), đề nghị đắp một con đường xe lửa dài 1.500 thước, để tạm giải quyết vấn đề vận tải.

Đề nghị ấy được huyện ủy tán thành và nhân dân ủng hộ.

Nền đường thì do 280 cán bộ trong huyện xung phong đắp.

Đường ray thì do anh em thợ rèn phụ trách đúc, môi đoạn chỉ dài hơn một thước.

Đầu xe và toa xe thì mua rẻ đồ cũ của Sở xe lửa, đưa về sửa chữa lại.

Xe chạy thử thành công. Nếu móc vào bảy toa, thì môi chuyến có thể chở 40 tấn. Huyện đang chuẩn bị đặt thêm 23 cây số nữa, vì sản xuất than ngày càng phát triển, thì vận tải cũng phải phát triển thêm.

Báo Nhân Dân, số 1582,

ngày 12-7-1958, tr.3.


ANH HÙNG VÀ CHIẾN SĨ LAO ĐỘNG

Đảng và Chính phủ khéo kết hợp lực lượng các xí nghiệp nhỏ, vừa và to; tinh thần toàn dân rất hăng hái, cho nên ngân sách nhà nước phải chi tiêu ít, mà sản lượng thì tăng rất nhanh, rất nhiều. Nhà nước lại dùng số tiền tiết kiệm được để xây dựng thêm xí nghiệp mới, sản lượng càng tăng nhiều hơn nữa.

Đại hội lần thứ 8 của Đảng (9-1956) nêu khẩu hiệu: "Trong 15 năm hoặc lâu hơn một ít, những công nghiệp chính của Trung Quốc sẽ đuổi kịp nước Anh”.

Phiên họp lần thứ hai của Đại hội Đảng (5-1958) đã sửa lại khẩu hiệu ấy thành "Trong 15 năm hoặc sớm hơn một ít...”.

Chữ "lâu” sửa thành chữ "sớm”. Chỉ một chữ mà biểu hiện bao nhiêu sự phấn đấu anh dũng, bao nhiêu sự cố gắng bền bỉ, bao nhiêu tiến bộ nhảy vọt và thành tích vẻ vang của Trung Quốc anh em.

Hiện nay có vài ngành công nghiệp Trung Quốc đã vượt hoặc sắp vượt quá nước Anh. Như sản xuất thuốc nhuộm, nước Anh chỉ có 21 loại, Trung Quốc có 32 loại.

Vê sản xuất than:

Năm 1957, Trung Quốc sản xuất 130 triệu tấn, Anh 227 triệu tấn.

Năm 1958, Trung Quốc sản xuất 180 triệu tấn, Anh 228 triệu tấn.

Năm 1959, Trung Quốc sản xuất 230 triệu tấn, Anh 230 triệu tấn.

Vả chăng, trong hơn 2.000 huyện Trung Quốc, hơn 1.500 huyện có mỏ than. Năm 1957, những mỏ ấy đã sản xuất 36 triệu tấn, dự định đến 1962 sẽ sản xuất 160 triệu tấn. Do số lượng than nhiều và tốc độ sản xuất tăng nhanh, đến năm 1960, Trung Quốc chắc chắn sẽ vượt quá nước Anh về sản xuất than.

Về công nghiệp, so với tháng 4 thì tổng sản lượng tháng 5 tăng 7%, so với tháng 5 năm ngoái thì tăng 46%, so với sản lượng kế' hoạch cả năm là 47%.

Về nông nghiệp, so với vụ chiêm năm ngoái, vụ chiêm năm nay sẽ tăng mười triệu tấn.

"Đi bước trước, xem bước sau”, đầu tháng 6 năm nay các cơ quan lãnh đạo đã chuẩn bị kế' hoạch sản xuất cho năm sau.

*

*        *

Thành tích là thành tích chung của tập thể, nhưng sẵn đây tôi cũng nên nói đến một số anh hùng và chiến sĩ lao động.

-     Thanh niên công nhân Hê Phúc, ở nhà máy Sơn Tây, trước đây là một công nhân nổ’i tiếng lạc hậu. Nhờ cuộc chỉnh phong, anh đã biến đổ’i hẳn. Từ một người lêu têu, anh đã trở nên một công nhân gương mâu và đã có sáng kiến sửa chữa lại máy ép khuôn, tăng năng suất 1.110%.

-     Công nhân thanh niên Lương Thụ Khải ở xưởng dệt lụa Thiên Tân, đã chế' ra 18 thứ thuốc nhuộm tơ lụa.

-     Nghe nói anh Khải chế' được thuốc mới để’ nhuộm tơ lụa, anh Uông Hữu Thụ ở xưởng dệt vải Thiên Tân tự bảo: Lụa có thuốc nhuộm mới thì vải cũng phải có thuốc nhuộm mới. Sau những ngày tìm tòi khó nhọc, anh Thụ đã chế’ được 20 thứ thuốc nhuộm mới để nhuộm vải.

-    Anh Tô Quang Minh ở nhà máy xe lửa Kha Rơ Bin, đến trung tuần tháng 1-1956, anh đã làm xong công tác của kế' hoạch năm năm lần thứ nhất. Trung tuần tháng 3-1958, anh làm xong kế' hoạch năm năm lần thứ hai. Anh đã đề ra đến cuối năm 1962 thì sẽ hoàn thành công tác của kế' hoạch năm năm thứ tư.

-    Công nhân thanh niên Liêu Thế' Cương ở nhà máy Trùng Khánh, được bầu làm chiến sĩ lao động liền trong 5 năm. Từ môi ngày làm 480 bộ phận máy, anh đã tăng đến 10.800. Trong hai năm và bốn tháng, anh Cương đã hoàn thành kế' hoạch năm năm thứ nhất, trong bốn tháng anh đã làm xong kế hoạch năm năm thứ hai.

-    Anh Phùng Bân, lái xe hơi miền núi, từ tháng 4-1953 đến tháng 12-1957 đã chạy 1.252.028 cây số không hề có vấn đề gì, và đã tiết kiệm được 12.052 lít xăng.

-    Anh Lưu Kiến Hoa, công nhân nhà máy lửa Trường Sa, trong bốn năm làm xong nhiệm vụ sản xuất của bảy năm rưỡi. Luôn trong tám năm, sản phẩm của anh không phải loại cái nào.

-    Anh Dương Hậu Phát ở xưởng điện Nam Kinh, luôn trong bảy năm được bầu làm chiến sĩ lao động. Tháng 2 năm nay, anh đã sửa đổi tám cung cách công tác, sáng tạo 30 kỷ lục mới, tăng năng suất 1.000%. Anh đảm bảo nội trong năm nay, sẽ sáng tạo thêm một trăm kỷ lục mới.

-    Anh Lưu Mậu Tước là một công nhân phổ thông ở nhà máy Trùng Khánh, chỉnh phong đã khuyến khích anh tìm tòi nghiên cứu. Từ chô chỉ đứng một máy, anh tiến đến đứng mười máy. Trong 21 ngày anh đã hoàn thành nhiệm vụ sản xuất cả năm nay.

-    Anh Chu Nam Hưng ở nhà máy Vô Tích, trình độ văn hóa chỉ đến lớp một sơ trung. Sau ba năm nghiên cứu học hỏi, anh đã viết ba quyển sách "Lý luận kỹ thuật khoa học”. Sách này đã được đưa dạy ở các trường.

Trong phong trào chỉnh phong, các xí nghiệp Trung Quốc đã nảy nở hàng trăm hàng nghìn công nhân xuất sắc như vậy.

Báo Nhân Dân, số 1584,

ngày 14-7-1958, tr.3.


THỦ CÔNG NGHIỆP

Nói đến công nghiệp, thì cũng phải nói đến thủ công nghiệp, vì nó cũng là một vấn đề quan trọng trong kinh tế' nước ta.

Mấy năm trước, thủ công nghiệp Trung Quốc đã tổ chức thành hợp tác xã. So với sản xuất riêng lẻ, hợp tác xã thủ công nghiệp đã tiến bộ nhiều về mọi mặt. Ngày nay, trong phong trào tiến bộ nhảy vọt của toàn dân, hợp tác xã thủ công nghiệp cũng tiến lên một bước cao. Họ phát triển thành những công xưởng hợp tác.

Vừa rồi, ở Bắc Kinh, 108 hợp tác xã thủ công nghiệp thuộc bảy nghề thêu, nghề dệt, đã họp lại thành 63 công xưởng hợp tác, với 16.000 nhân viên và công nhân. Những công xưởng hợp tác ấy môi năm sản xuất đáng giá 160 triệu đồng, tức là bằng 1 phần 3 tổng số sản xuất thủ công nghiệp ở thủ đô.

Khi đã chuyển thành công xưởng hợp tác, tiền cổ phần của các xã viên đều được trả lại. Chế' độ chia lãi đổi thành chế' độ trả tiền lương. Xưởng do một giám đốc phụ trách quản lý, và cũng có đại hội đại biểu của nhân viên và công nhân như các xưởng khác.

Đó là một tiến bộ lớn của hợp tác xã thủ công nghiệp trong quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Chuyển thành công xưởng hợp tác thì lực lượng được tập trung hơn, thiết bị được đầy đủ hơn, cải tiến kỹ thuật dê dàng hơn. Do đó, số lượng và chất lượng của sản phẩm được nâng cao và giá thành giảm bớt.

Một điều quan trọng nữa, là tinh thần hăng hái của nhân viên và công nhân cũng do đó mà lên cao. Vài thí dụ:

Ở Chu Khẩu Điếm, sau khi hợp tác xã thợ rèn và hợp tác xã thợ mộc hợp thành một xưởng, chỉ trong mươi hôm đã sản xuất được nhiều máy tát nước, máy cày, máy cấy thô sơ, và nhiều dụng cụ khác để phục vụ nông nghiệp và xí nghiệp nhỏ ở địa phương.

Khi còn đứng một mình, hợp tác xã sửa chữa xe mô tô, vì thiếu thiết bị và sức lao động, trong bảy tháng chỉ sản xuất được bốn chiếc mô tô. Từ ngày hợp thành xưởng với hợp tác xã làm đồ phụ tùng xe hơi và hợp tác xã tráng điện, trong năm tháng đã sản xuất 200 chiếc mô tô.

Hợp tác xã dệt khăn mặt "Hỏa tinh”, sau khi chuyển thành xưởng trong ba tháng năm nay đã sản xuất hơn ba tháng năm ngoái 25%, giá thành thì giảm được 4%.

Những kinh nghiệm trên đây chứng tỏ rằng: Thủ công nghiệp riêng lẻ tổ chức thành hợp tác xã là một bước tiến khá; nhưng nhiều hợp tác xã nhỏ họp thành những công xưởng hợp tác to - là một bước tiến cao hơn, to hơn, và sản xuất sẽ phát triển nhanh chóng hơn.

Báo Nhân Dân, số 1586,

ngày 16-7-1958, tr.3.


QUÂN ĐỘI VÀ NHIỆM VỤ KINH TẾ

Là lực lượng cách mạng vũ trang của nhân dân, quân đội Trung Quốc cũng như quân đội ta, luôn luôn đồng cam cộng khổ và xung phong tiến bước với nhân dân. Ở đây, tôi chỉ nói những kinh nghiệm sản xuất và tiết kiệm của quân đội bạn.

Trong kế' hoạch năm năm thứ nhất, thực hiện khẩu hiệu: "Ở đâu công việc khó khăn, quân đội nguyện đi đến đó”, bộ đội giao thông của Giải phóng quân đã đặt 1.951 cây số ray cho các đường xe lửa. Đã sửa chữa và xây đắp 4.390 cây số đường cái và 1.242 chiếc cầu.

Trong việc đắp con đường Tây Khang đến Tây Tạng, bộ đội đã công tác suốt năm trên núi tuyết và suối băng; ở những vùng cao hơn mặt biển 5.800 thước tây, vì không khí mỏng mà cơm nấu không chín, hơi thở khó khăn.

Những ngày làm trị thủy ở sông Hoài, bộ đội đã góp 157 vạn ngày lao động.

Năm 1956 - 1957, bộ đội đã quyên giúp các hợp tác xã nông nghiệp 24 triệu 46 vạn đồng để’ xây dựng 41 trạm máy cày cho 60 vạn mâu ruộng. Nhiều đồng chí đã quyên cả số tiền gom góp để cưới vợ.

Để’ tự túc một phần, năm ngoái bộ đội đã sản xuất 11 vạn tấn rau xanh, 4 vạn tấn thóc; nuôi được 20 vạn con lợn (ngoài số năm triệu kilô thịt bộ đội đã ăn) và 11 vạn con bò và dê.

Năm nay, bộ đội sẽ tự túc về rau và thịt từ 10 tháng đến một năm. Bộ đội ở Thượng Hải nuôi lợn nhiều nhất, tính đổ đồng cứ môi chiến sĩ có gần hai con lợn.

Về mặt tiết kiệm, trong kế' hoạch năm năm thứ nhất, bộ đội đã đưa một số binh công xưởng và nhiều dụng cụ góp vào phần xây dựng kinh tế' nước nhà; trong số đó có 4.500 chiếc xe hơi. Ngoài ra, còn tiết kiệm được 400 triệu đồng để góp vào các công xưởng và nông trường.

Năm ngoái, toàn thể’ quan và binh đã tiết kiệm được 30 triệu kilô gạo, 21 triệu kilô thóc nuôi ngựa, 2 triệu 77 vạn bộ quần áo và 5 vạn tấn than.

Đồng chí Trần Đức Ân trước kia đi ở chăn trâu, chỉ được đi học hai năm, nay là một đoàn viên Đoàn thanh niên cộng sản, làm anh nuôi ở một trung đội Giải phóng quân. Đồng chí Ân mới lập một chiến công rực rỡ trong thời kỳ hòa bình. Câu chuyện như sau:

Theo tiêu chuẩn, mùa đông môi ngày môi người trong bộ đội được 28 lạng than. Mùa đông qua, trung đội của đồng chí Ân thường đốt than quá tiêu chuẩn, vì vậy phải chi tiền than lấn vào tiền mua rau, ảnh hưởng không tốt đến thức ăn của đơn vị.

Chính trong lúc đó, một đơn vị bạn đắp lò bếp theo cách móng ngựa, môi ngày chỉ tốn chín lạng than. Đồng chí Ân bắt chước làm, nhưng thất bại, bị trưởng ban bếp trách móc: "Nếu cơm sống hoặc cơm trê thì đồng chí phải phụ trách!”.

Nhưng Ân không nản lòng. Chờ dọn xong cơm tối, Ân lại hì hục sửa lò đến quá 12 giờ khuya, hai giờ sáng lại phải dậy nấu cơm. Làm như thế’ suốt 4 hôm. Hôm thứ năm bắt đầu có kết quả: than giảm xuống 12 lạng. Ân tiếp tục sửa, than lại giảm xuống non bảy lạng.

Ân đề nghị tìm cách giảm nữa, nhưng một số đồng đội không tin tưởng, không tán thành.

Đồng chí chủ nhiệm chính trị giải thích: nếu giảm được nữa thì về mặt kinh tế' sẽ thêm tiền mua thức ăn cho trung đội; về mặt chính trị, sẽ dành được nhiều than cho công việc xây dựng chủ nghĩa xã hội...

Cả đơn vị nhiệt liệt ủng hộ ý kiến của đồng chí chủ nhiệm và giúp đỡ đồng chí Ân tiếp tục thử; kết quả đã giảm than được 92%, môi ngày môi xuất chỉ tốn hai lạng ba.

Tôi nhắc lại chuyện này để chứng tỏ hai điều: một là bất kỳ việc gì cũng cần tư tưởng chính trị đúng làm chủ chốt, hai là nếu có chí tìm tòi học hỏi thì ai cũng có thể’ cải tiến kỹ thuật.

Tôi trở lại nói những kinh nghiệm sản xuất và tiết kiệm của Giải phóng quân.

Từ năm 1954 đến năm 1957, các đơn vị đã mua công trái vượt mức 67%.

Trong cuộc Chỉnh phong, bộ đội cũng phát động quần chúng, tìm nguyên nhân, tìm biện pháp, nêu sự thật, thảo luận, so sánh, thi đua, trao đổi và tổng kết kinh nghiệm. Môi cá nhân, môi đơn vị, môi ngành đều tự đặt lấy kế hoạch của mình để tiến bộ nhảy vọt, để thực hiện “nhiều, nhanh, tốt, rè”.

Đến cuối tháng 3-1958, toàn quân đã ra hơn 16 triệu tờ báo chữ to. Kết quả đầu tiên là: chi phí quốc phòng từ chô hơn 18% tổng ngân sách năm 1957 đã giảm xuống 15% trong năm 1958. Hậu cần sẽ tiết kiệm các khoản chi phí và vật tư 8%.

Không thêm số người và không thêm chi phí, đơn vị đường sắn năm nay sẽ tăng công tác 60%, sẽ tự túc và cố gắng nộp lên Nhà nước một số tiền lãi.

Nhiều đơn vị sẽ hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện trước kỳ hạn hai tháng hoặc tăng thêm khoa dạy và học.

Các cơ quan và các trường học quân sự giảm 50% đến 70% nhân viên, mà vân không ảnh hưởng đến công tác.

Các tổ chức liên hợp lại và công tác chung, kết quả cũng rất tốt. Như bộ đội ở Hà Bắc đã liên hợp năm nhà thương và bốn trạm khám bệnh, bốn nhà in, 13 tổ chiếu bóng. Do đó mà tiết kiệm được nhiều người và nhiều tiền.

Nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp đã xuống phụ trách một tiểu đội hoặc tạm làm một người lính để’ làm thí điểm.

Có nhiều đơn vị, quan và binh cùng ăn, cùng ở, cùng lao động, do đó mà tình đoàn kết chặt chẽ thêm.

Nhiều chiến sĩ tự động xin giảm mức cung cấp của mình. Các phòng ăn và các kho lương thực không để lãng phí một hột cơm, một lá rau.

Trước Tết Mậu Tuất, bộ đội ở Bắc Kinh đã giúp nông dân ngoại ô làm thủy nông. Các vị lãnh đạo như thượng tướng Hứa Thế’ Hữu, đại tướng Vương Thu Thanh, trung tướng Liêu Vong Đông,... đều tham gia lao động. Bộ đội vừa làm vừa hát:

“Rét 20 độ là thường

Tuyết dày ba thước ta càng làm hăng”.

Trong 20 hôm, bộ đội đã đào được 25.000 thước khối đất và đá để làm quà năm mới cho các hợp tác xã nông nghiệp.

Năm nay toàn quân sẽ giúp các hợp tác xã nông nghiệp hơn 30 triệu ngày công.

Lấy đơn vị đóng ở Bắc Kinh làm thí dụ (tóm tắt báo cáo của đồng chí tư lệnh). Trong cuộc chỉnh phong, bộ đội đã ra hơn 12 triệu tờ báo chữ to, tư tưởng chính trị đã được nâng cao nhiều và có những thành tích như sau:

Kế’ hoạch huấn luyện cả năm sẽ hoàn thành sớm hơn hai tháng.

Kế hoạch xây dựng đảm bảo không thêm người, không thêm tiền, giữ đúng chất lượng; sẽ tiết kiệm chi phí 31,7% và hoàn thành trước thời hạn 30 đến 80 ngày.

Sản xuất và tiết kiệm, dưới nguyên tắc không ảnh hưởng đến huấn luyện, công tác và mức sinh hoạt của bộ đội, so với năm ngoái thì dự toán năm nay đã giảm được 25%, trong dự toán năm nay còn tiết kiệm được hơn 20 triệu đồng nhân dân tệ. Các trường học quân sự đều tiết kiệm kinh phí. Như trường dạy lái và sửa xe hơi "Đại đồng” đã kết hợp học tập với sản xuất, như vậy đã lợi cho việc vận tải và sửa xe của địa phương, lại làm cho nhà trường tự cấp tự túc, môi năm còn nộp vào công quỹ hơn hai vạn đồng.

Quân nhu, dùng phương pháp không lĩnh thêm hoặc lĩnh rất ít, và kéo dài thời gian dùng các thứ, sẽ tiết kiệm hơn bảy triệu đồng...

Mây việc đó đã đánh tan tư tưởng bảo thủ cho rằng quân đội đã có tiêu chuẩn cung cấp nhất định, không thể tiết kiệm được nữa.

Để giảm bớt gánh vác cho Nhà nước, giảm bớt sự cung cấp cho chợ búa địa phương và đồng thời bộ đội được rèn luyện về lao động, các đơn vị đều nuôi lợn và trồng rau để tự túc cả năm.

Bộ đội đã xây dựng một nông trường 2.000 mâu. Nông trường này Nhà nước không tốn một đồng nào, sẽ làm nơi sản xuất cho cán bộ ra ngoài biên chế và gia đình họ.

Các cơ quan đã giảm bớt 50% nhân viên. Những cán bộ về nông thôn hoặc lên miền núi tham gia sản xuất đều có tinh thần cách mạng rất cao. Họ nói:

“Để giữ nước, ta vào bộ đội,

Xây dựng nước, ta làm người nông,

Quyết biến đất hoang thành kho thóc,
Hòa bình ta cũng lập chiến công”.

Trừ những hoàn cảnh rất đặc biệt như ốm đau, thai nghén, tất cả các gia đình quân nhân đều tình nguyện về nông thôn làm ruộng hoặc tham gia lao động sản xuất ở địa phương.

Số đông quân quan từ câ'p đoàn trở xuống đều thực hiện năm cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng lao động, cùng học tập, cùng vui chơi với chiến sĩ; do đó, quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ càng thêm gắn bó. Các chiến sĩ nói:

“Tác phong cán bộ thay đổi hẳn,

Kết quả chỉnh phong thật là to,
Lính chưa yên giấc, quan không ngủ,
Lính chưa ăn, quan không nỡ no...”.

Bộ đội tham gia xây dựng kinh tê'. Hiện nay (tháng 5, tháng 6) nhiều đơn vị và trường học đang tham gia xây dựng thủy nông. Trong năm nay các đơn vị sẽ góp 15 đến 20 ngày công để giúp các hợp tác xã nông nghiệp gần nơi đóng quân. Cho đến hạ tuần tháng 4, bộ đội ở khu Bắc Kinh đã góp một triệu hai mươi vạn ngày công, làm được hơn hai triệu thước khối đất và đá; đã trữ hơn 40 triệu gánh phân, trồng hơn hai triệu hai mươi vạn cây... Họ cho rằng, lao động cũng phải khẩn trương như chiến đấu, cũng phải vượt mọi khó khăn, làm tròn nhiệm vụ. Do đó, cảm tình nông dân đối với bộ đội càng thêm mật thiết; họ đã tặng bộ đội lá cờ thêu:

“Quân cùng dân tương thân tương ái,
Tình ruột thịt như đại hải không bến bờ,
Cùng dân chô'ng hạn, làm mùa,

Ơn sâu, nghĩa nặng, đến bao giờ cũng không phai”.

Tư tưởng, đạt được thành tích trên đây là nhờ chỉnh phong đã nâng cao tư tưởng của bộ đội, một số ít cán bộ trước đây thường so sánh quân hàm, địa vị, hưởng thụ,...; nay thì họ so sánh cố gắng, tiến bộ, hăng làm. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã thay thế' cho tư tưởng tư sản. Nạn quan liêu và chủ quan đã được tẩy rửa và những khẩu hiệu “năm và ba" được thực hiện, năm là năm cùng, năm tốt, năm đến. Ba là ba không, ba nhanh.

Năm tốt là: học tập tốt, giữ gìn vũ khí tốt, lao động tốt, thân thể tốt, sản xuất và tiết kiệm tốt.

Năm đến là: đầu óc nghĩ đến, mắt nhìn đến, miệng nói đến, tay làm đến, chân đi đến.

Ba không là: không ngồi im ở cơ quan lãnh đạo, không ăn nơi nhà ăn riêng của quân quan, không ở nơi nhà ở riêng quân quan.

Ba nhanh là: phát hiện nhanh và học tập nhanh, phổ biến và áp dụng nhanh những kinh nghiệm tốt.

Cấp lãnh đạo sửa đổ’i tác phong đã khuyến khích chiến sĩ cùng tiến bộ. Họ nói:

“Tập luyện không ngại mưa gió, tô đêm,

Đâu đâu cũng tập luyện được, học thêm, học hoài,
Thi đua ra sức, ra tài,

Trong tiến bộ nhảy vọt, xem ai anh hùng".

Thực hiện đường lối “Cân kiệm để xây dựng quân đội" và "xây dựng quân đội một cách nhiều, nhanh, tốt, rẻ”. Hiện nay đang phát triển một cuộc vận động rộng rãi nhằm cải tiến phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng huấn luyện. Nhiều chiến sĩ và cán bộ có những phát minh và sáng tạo rất hay. Thí dụ: một đồng chí đã tìm ra cách dùng những ác quy cũ, chỉ tốn 30 đồng thiết bị, ác quy cũ vân phát điện được 2.000 giờ đồng hồ. Một đồng chí khác sau hai tháng tìm tòi đã sửa cách cung cấp hơi nước ấm cho nhà thương, môi ngày tiết kiệm được bốn tấn than, 75 tấn nước và bốn nhân công; và trước kia phải 70 phút hơi nóng mới lên 15 độ, nay chỉ 20 phút, hơi nóng đã lên đến 19 độ. Còn nhiều phát minh khác nữa.

Trung tuần tháng 6, hơn 230 "nhà phát minh” của bộ đội ở Bắc Kinh đã khai hội để trao đổi và phổ biến kinh nghiệm 800 thứ sáng tạo mới. Nói tóm lại: lãnh đạo đúng đắn, chính trị làm chủ, tư tưởng đi trước, dựa vào quần chúng - Đó là phương pháp xây dựng và củng cố quân đội cách mạng của nhân dân.

Bây giờ tôi nói sang đơn vị nông binh ở Cô Bê (Tân Cương).

Cô Bê là vùng sa mạc mông mênh. Hàng trăm cây số không có cây cỏ, không có suối nước. Mùa đông thì rét như cắt. Mùa hè thì nắng như thiêu. Từ xưa, đó là một nơi ít ai dám đi đến.

Trong thời kỳ kế' hoạch năm năm thứ nhất, các đơn vị nông binh Trung Quốc đã biến dần vùng hoang vu ấy thành những ruộng đất phì nhiêu. Họ đã vỡ được hơn 1.050.000 mâu lập thành 44 nông trường trồng trọt, 16 trường chăn nuôi, 100 nhà máy nông nghiệp to và nhỏ. Họ đã sản xuất 12.198.000 gánh lương thực, 768.000 gánh bông,...

Thành tích như vậy không phải là ít. Nhưng trong cuộc chỉnh phong, các đồng chí nông binh thấy mình còn nhược điểm và cần phải cố gắng tiến lên nữa.

Dưới ánh sáng chỉnh phong, mọi người đều thấm nhuần ý nghĩa chông bảo thủ, chông lãng phí, sửa tê lôi làm việc, cần kiệm xây dựng nông trường. Nhờ vậy, nhiều vấn đề trước kia không giải quyết được nay đều giải quyết được dê dàng; những lực lượng tiềm tàng trước kia không biết dùng, nay đều biết dùng cả.

Thực hiện đường lối điều tra, nghiên cứu kỹ càng, ra sức dùng nguyên liệu, vật liệu địa phương sẵn có, học tập kinh nghiệm tiên tiến, thực hiện "nhiều, nhanh, tốt, rẻ”.

Trước hết, họ đã giảm nhẹ các cơ quan, hơn 22.000 người được đưa sang trực tiếp sản xuất. Việc đó đã làm cho các chiến sĩ thêm hăng hái và viết báo chữ to khen ngợi:

“Nếu lãnh đạo không hít ba cân đất,

Thì kế'hoạch chỉ nằm trên giấy tờ”.

Kế' hoạch năm năm lần thứ hai định vỡ thêm một triệu mâu đất. Nay định không thêm người, không thêm vốn, mà vỡ thêm một triệu tám đến hai triệu mâu; sẽ mở thêm ba căn cứ chăn nuôi, trồng bông, trồng mía làm đường... (từ năm 1962 trở đi, môi năm sẽ sản xuất 70.000 tấn đường).

Trước kia, vỡ một mâu đất hoang tốn hết 110 đồng, nay chỉ tốn 50 đồng.

Trước kia, đào một con kênh lớn, tốn hết 6.400.000 đồng, nay đào một con kênh mới cũng dài và lớn như vậy chỉ tốn 700.000 đồng.

So với năm ngoái, năm nay sản lượng lương thực sẽ tăng 65%, bông sẽ tăng 32%...

Thế' là chỉnh phong đã giúp đơn vị nông binh Cô Bê tư tưởng thêm sáng suốt, đã tiến bộ nhảy vọt. Không cần thêm một người, không tốn thêm một đồng mà lượng công tác thì tăng gấp bội.

Các đội nông binh ở các vùng khác cũng đều tiến bộ như vậy.

Thương binh và bộ đội phục viên:

Trong phong trào tiến bộ nhảy vọt, anh em thương binh và bộ đội phục viên Trung Quốc cũng hăng hái tham gia. Họ giữ vững và phát triển truyền thống đấu tranh anh dũng và chí khí xung phong trong mọi việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vê mặt tư tưởng cũng như về mặt công tác, họ trở nên những anh hùng và chiến sĩ lần thứ hai. Ví dụ:

-     Về nông nghiệp:

Ở Thành Quan (Hà Bắc) có 132 anh em phục viên, trong đợt chống hạn, chỉ một ngày một đêm, họ đã đào được 135 cái giếng đất và giếng đá.

Ở Hà Khúc (Sơn Tây) hơn 1.000 anh em phục viên đã tổ chức những đội đột kích, những đội chiến đấu, phụ trách những công việc khó khăn và nặng nhọc nhất trong các hợp tác xã nông nghiệp, 92% đã được bầu làm chiến sĩ thi đua.

Ở Phục Ninh (Hà Bắc) lúc làm thuỷ nông, cần phải đào một cái rãnh xuyên qua núi. Theo kế hoạch thì phải bảy ngày mới đào được. Đội xung phong của anh em phục viên chỉ đào một ngày một đêm thì xong.

Hợp tác xã Du Phong (Hà Bắc) cần đào một con mương dài hai cây số, rộng một thước. Kế hoạch định phải làm 250 ngày, đội đột kích làm xong trong 100 ngày.

Ở huyện Quang Hoá (Hà Bắc), 2.400 anh em phục viên tổ’ chức 700 đội đột kích, hợp tác xã nông nghiệp nào cũng có một đội đột kích tham gia, đội sản xuất nào cũng có một tổ đột kích. Các đội đột kích đã trở nên một lực lượng to lớn trong phong trào tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm ở nông thôn.

-     Về công nghiệp:

Trong công việc lắp cầu sắt của công ty sắt Bảo Dầu, tổ phục viên đã tăng năng suất gấp 13 lần.

Tại xưởng đúc máy ở Trầm Dương, anh em phục viên đã phát động thi đua giữa người này với người khác, giữa tổ này với tổ khác. Kết quả thi đua rất tốt, như tổ đồng chí Tân Tùng - tiện trong 12 ngày làm xong nhiệm vụ của năm tháng. Đồng chí Vương Thuận đã có hai đề nghị hợp lý hóa, tiết kiệm cho Nhà nước hơn 6.300 đồng nhân dân tệ (9.450.000 đồng tiền ta).

Nhà máy luyện kim Hoa Bắc cần sửa đổi một máy điện. Theo kế hoạch thì phải tốn 17.000 đồng và thời gian phải sáu tháng, một tổ anh em phục viên 17 người đã làm xong trong 45 ngày và chỉ tốn 7.000 đồng.

Theo thống kê chưa đầy đủ, ở các xưởng tại 26 huyện và thị xã, anh em phục viên đã phát minh và sáng tạo hơn 100 thứ dụng cụ và máy móc mới. Như đồng chí Lý Bính Bích ở Nam Trình (Sơn Tây), từ bé chưa bao giờ đi học, nhưng vì chịu khó tìm tòi, đã chế' tạo ra năm loại xe tát nước, đã tự tay, lắp một trạm điện nhỏ.

Ở nhà máy thu thanh, đồng chí Thôi Giác Dân đã tăng năng suất 300% và giúp những công nhân lạc hậu tăng năng suất gấp đôi.

Ở huyện Hồ Quang, 786 đồng chí bộ đội phục viên được quần chúng tin cậy và gọi là "chuyên gia”.

Nhiều nơi, anh em phục viên, thương binh, và gia đình liệt sĩ tổ chức hội "đẩy mạnh chủ nghĩa xã hội". Họ phát động mọi người tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, đề xướng một người cố gắng làm việc bằng hai người, quyết tâm trở nên những chiến sĩ cách mạng tiên tiến, những người tích cực về tư tưởng cũng như về công tác.

Hồi trung tuần tháng 6 ở Bắc Kinh hơn 4.000 đại biểu anh em phục viên khai đại hội "Cải tiến kỹ thuật và trao đổi kinh nghiệm tiên tiến" đã tuyên thệ trước Đảng:

"Trong cuộc cách mạng kỹ thuật và cách mạng văn hóa, toàn thể bộ đội phục viên xin thề quyết tâm xoá bỏ mê tín, giải phóng tư tưởng, không sợ khó khăn, ra sức công tác - để trở nên đội xung phong, phất cao ngọn cờ Tổng lộ tuyến của Đảng, đưa hết tinh thần và lực lượng của mình để xây dựng Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội".

sẵn đây, tôi muốn nói thêm để giúp một cách thiết thực công cuộc xây dựng nước nhà tiến lên chủ nghĩa xã hội, từ tháng 11-1957 đến tháng 1-1958, đã có hơn 600.000 gia quyến (cha mẹ, vợ con) của bộ đội đã tự động về sản xuất ở nông thôn. Họ rất hăng hái và được quần chúng ngợi khen.

Kết luận: Nếu đồng bào Việt Nam ta cố gắng học hỏi và áp dụng những kinh nghiệm tốt, thì những việc anh em công nông, binh Trung Quốc làm được, chúng ta nhất định cũng làm được.

Báo Nhân Dân, số 1591, 1593, 1594,

ngày 21, 23, 24-7-1958, tr.3.


1024

TƯ SẢN DÂN TỘC

Những nhà giàu kếch xù, vừa là tư bản bóc lột lao động, vừa là quan lại bóc lột nhân dân, như bọn Tống Tử Văn (anh vợ Tưởng Giới Thạch), Khổng Tường Hy (anh rể Tống Tử Văn), khi Trung Quốc được giải phóng, thì bọn này đều cuốn gói chuồn ra nước ngoài. Bọn này thuộc vào hạng tư sản quan liêu hại dân phản nước.

Hiện nay, giai cấp tư sản Trung Quốc là những nhà công thương nghiệp. Họ thấy rằng nền kinh tế' quốc dân đã đi vào con đường xã hội chủ nghĩa, nông thôn đã hợp tác hóa tức là cũng đã tiến vào con đường xã hội chủ nghĩa, thì tư sản ở thành thị không thể’ cứ kinh doanh theo con đường cũ. Họ thấy rằng tương lai của họ và con cháu họ không thể tách rời tương lai của Tổ quốc và của nhân dân, mà tương lai của Tổ quốc và của nhân dân là chủ nghĩa xã hội. Họ lại thấy rằng những nhà tư sản đã được Chính phủ giúp đỡ, thì giải quyết được nhiều khó khăn và sản xuất được phát triển mạnh. Vì những lý do đó, cộng với tinh thần yêu nước, mà các nhà công thương Trung Quốc đã vui lòng thực hiện công tư hợp doanh để được cải tạo theo chủ nghĩa xã hội.

Trung Quốc hiện có độ một triệu 30 vạn người thuộc giai cấp tư sản. Trong số đó độ 70 vạn người tiếp tục giúp việc ở các


xí nghiệp đồng thời được Chính phủ chia cho một số lãi nhất định. Trong cuộc chỉnh phong, họ cũng hăng hái tham gia.

Tôi xin nêu các nhà công thương ở ba thành thị lớn làm thí dụ:

Sau những lớp học tập, những đợt thảo luận, những cuộc phê bình và tự phê bình dân chủ và sâu sắc.

15.000 nhà công thương Thượng Hải đã khai Đại hội và đề ra: Nội trong ba năm đến 5 năm, họ sẽ cải tạo thành người lao động "tự thực kỳ lực”[56] và họ thách các nhà công thương cả nước thi đua trong năm nay nhất định làm cho được những điều sau đây:

1-     Ra sức tham gia chỉnh phong, cải tạo lập trường chính trị của mình;

2-      Tự giác, tự nguyện tham gia lao động chân tay;

3-      Đưa hết kỹ thuật và kinh nghiệm của mình làm cho xí nghiệp phát triển;

4-      Sinh hoạt phải cần cù và tiết kiệm, lập tức hoặc dần dần xóa bỏ những đãi ngộ không hợp lý (Chính phủ có đặc biệt chiếu cố họ);

5-      Môi người tự định lấy kế' hoạch cải tạo của mình, mở rộng phê bình và tự phê bình, định kỳ hạn kiểm soát lân nhau.

Ở Đại hội, để’ tỏ ý chí của mình, nhiều người đã viết thư "quyết tâm” với những điểm rất thiết thực. Như hai vị tổng giám đốc nhà máy dệt và nhà máy diêm to nhất ở Thượng Hải đã ra lời thề: Quyết cải tạo thành người lao động chân chính, càng sớm càng hay. Đặt thời giờ nhất định, để lao động hoặc ở nhà máy, hoặc ở nông thôn.

Các nhà công thương ở khu Phô Đà, ngoài việc thực hiện năm điều nói trên, còn nhận năm nay sẽ mua công trái 20% nhiều hơn năm ngoái.

Sau Đại hội, với trống rung cờ mở, họ đã vui vẻ rầm rộ đi tuần hành các đường phố, để sáu triệu nhân dân Thượng Hải chứng kiến quyết tâm của họ.

-     Cũng trong thời kỳ đó, 9.000 nhà công thương Bắc Kinh đề ra năm điều:

1-     Quyết tâm cải tạo lập trường chính trị của mình, thật thà tiếp thu sự lãnh đạo của Đảng, hết lòng, hết sức phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội;

2-     Kiên quyết học tập anh em công nhân ở xí nghiệp mình, coi xí nghiệp như nhà mình, ra sức tiến bộ nhảy vọt;

3-      Ra sức tham gia lao động trong xí nghiệp; đồng thời cùng cán bộ và công nhân về nông thôn, ra sức giúp đỡ sản xuất nông nghiệp, quyết tâm lấy lao động để tự cải tạo mình;

4-     Tranh thủ nội trong hai năm sẽ thành người lao động "tự thực kỳ lực”;

5-     Sửa đổi cách sinh hoạt tư sản, xây dựng một tác phong gian khổ và chấ't phác.

Trước Đại hội, ông Lạc Tùng Sinh, Chủ nhiệm Hội công thương Bắc Kinh, nói: "Chúng ta phải biết rằng giai cấp tư sản cần phải bị xóa bỏ; nhưng người tư sản thì có thể cải tạo. Chỉ cốt chúng ta bỏ lập trường tư bản chủ nghĩa, ra sức lao động, từ người bóc lột cải tạo thành người lao động "tự thực kỳ lực”, thì tiền đồ của chúng ta rấ't là vẻ vang”.

-      30.000 nhà công thương Thiên Tân đã đề ra năm điều:

1-      Đánh đổ lập trường tư bản chủ nghĩa, xây dựng lập trường xã hội chủ nghĩa; lột bỏ cách lên mặt đi, mở mang tư tưởng ra; tự kiểm thảo một cách sâu sắc, cải tạo tận xương tận tủy; người người cùng tiến bước, bước bước hướng về phía ta;

2-        Khắc phục bệnh bảo thủ và nạn lãng phí, tự động đốt cháy hết tất cả mọi sai lầm về thái độ chính trị và thái độ công tác; kiên quyết kiểm thảo thái độ tiêu cực và thái độ thiếu trách nhiệm trong tư tưởng và trong việc làm;

3-        Thật thà tiếp thụ sự lãnh đạo của Đảng, một lòng với Đảng, thực hiện triệt để’ chính sách của Đảng. Thật thà tiếp thụ sự giám đốc của công nhân. Thật thà học tập đạo đức chí công vô tư của giai cấp công nhân. Thực hành cần kiệm và chất phác. Cống hiến hết kỹ thuật, tài năng và lực lượng của mình cho công cuộc xây dựng Tổ quốc;

4-      Ra sức học tập chính trị và thời sự, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa. Môi người tự đặt kế’ hoạch cải tạo của mình. Ba tháng kiểm tra lân nhau một lần. Phê bình lân nhau, giúp đỡ lân nhau, cùng nhau tiến bộ;

5-      Ra sức tham gia lao động chân tay, cùng lao động với cán bộ và công nhân. Sinh hoạt phải cần và kiệm, dần dần theo kịp công nhân. Cố gắng thành người lao động chân chính càng sớm càng hay.

Họ nêu bốn điểm để’ thách các nhà công thương cả nước thi đua:

a)      Ai cải tạo lập trường chính trị nhanh hơn, tốt hơn;

b)      Ai cống hiến nhiều hơn cho công cuộc sản xuất của Tổ quốc;

c)        Ai lao động hăng hái nhất;

d)      Ai sinh hoạt cần kiệm; chất phác nhất.

Trong những người viết thư quyết tâm, ông Dương Ngọc Văn, Phó Giám đốc kiêm Tổng công trình sư xưởng dệt, viết:

"Quyết hết lòng, hết sức phục vụ công cuộc sản xuất xã hội chủ nghĩa; cùng cán bộ và công nhân cả xưởng nâng cao chất lượng của vải và lụa. Trong năm nay, nghiên cứu làm thêm một thứ dệt mới. Ngày nào cũng đến phòng máy một thời gian để học thêm kinh nghiệm của công nhân già”.

Cũng như Thượng Hải, Bắc Kinh và các thành phố khác, sau Đại hội, các nhà công thương Thiên Tân tổ chức tuần hành khắp các phố phường.

Mây thí dụ trên đây chứng tỏ rằng: Giai cấp tư sản Trung Quốc quyết tâm cải tạo, tiến bộ và quyết tâm thực hiện những chính sách của Đảng và Chính phủ. Và như ông Lạc Tùng Sinh đã nói: Tiền đồ của họ rất vẻ vang.

Trên đây là mây thí dụ về việc cải tạo của các ông công thương. Bây giờ xin nêu vài thí dụ về việc cải tạo của các bà công thương.

Các bà công thương cũng rất hăng hái tham gia chỉnh phong, rất cố gắng và tiến bộ nhiều, như các bà ở Thiên Tân đã quyết tâm thực hiện mây điểm sau đây:

1-      Cải tạo tư tưởng một cách triệt để, mọi việc đều hướng về phía nhân dân, quyết tâm đứng về phía nhân dân;

2-      Tham gia các hoạt động xã hội, như xây dựng trường học, mở vườn gửi trẻ, giúp đỡ các chị em phụ nữ lao động;

3-      Sắp xếp việc chi tiêu trong gia đình một cách hợp lý, chống phô trương, lãng phí, xem trọng việc lao động trong gia đình, dạy dô con cháu cho quen gian khổ, chất phác;

4-      Khuyến khích chồng con cải tạo tư tưởng để’ trở nên người lao động thật sự.

Ngoài những điều trên, các bà còn đặt mấy điểm thi đua một cách rât thiết thực như:

-       Ai hăng hái hơn, quyết tâm hơn, tiến bộ nhanh hơn;

-       100% gia đình gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng;

- 90% gia đình có kế hoạch sinh hoạt rành mạch.

Và bây giờ xin nói đến các cậu, các cô công thương tức là con các nhà công thương đang làm việc ở các xí nghiệp.

Trong lúc cha mẹ tiến bộ, con em là lớp công thương thanh niên rất phấn khởi và cố gắng tiên bộ nhảy vọt. Thí dụ:

Hơn 1.200 thanh niên công thương ở Thiên Tân đã thông qua kế' hoạch cải tạo như sau:

1-     Suốt đời nghe lời Đảng và Mao Chủ tịch, kiên quyết đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, dâng cả quả tim cho Đảng. Học tập công nhân và nông dân, cải tạo lập trường chính trị một cách triệt để;

2-     Tự động về nông thôn, lên miền núi, đến phòng máy, do lao động để cải tạo mình đến nơi đến chốn;

3-      Chịu khó học tập, chịu khó rèn luyện, nội trong năm nay ít nhất cũng phải học thạo một nghề, chuẩn bị điều kiện để "tự thực kỳ lực”;

4-     Cải tạo một cách triệt để thói quen sinh hoạt của giai cấp tư sản, chống tất cả những cách ăn uống, chơi bời phóng túng, và lãng phí phô trương. Phải thật sự cần và kiệm;

5-      Ra sức tham gia cuộc chỉnh phong chống bảo thủ, chống lãng phí. Ra sức đóng góp vào bước tiến bộ nhảy vọt của xí nghiệp;

6-     Môi người tự đặt kế' hoạch cải tạo của mình và thật thà thực hiện nó. Môi tháng một lần kiểm tra và so sánh lân nhau. Đồng thời khuyên cha anh và bầu bạn cố gắng làm đầu tàu tự cải tạo trong giới công thương.

Những thí dụ trên đây làm nổi bật một điều, là các nhà công thương Trung Quốc, trai cũng như gái, trẻ cũng như già; đều vui vẻ nghe theo Đảng, hăng hái cải tạo mình theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Để đạt kết quả tốt đẹp ây, họ đã kinh qua những đợt học tập thảo luận, liên hệ, đấu tranh, phê bình và tự phê bình. Thí dụ: từ đầu tháng 4 đến đầu tháng 6 năm nay, họ có cuộc vận động “giao tâm" nghĩa là dâng quả tim cho nhân dân, cho Đảng. Trong cuộc vận động ây, ai có tư tưởng hoặc hành động gì sai lầm đều tự động thật thà nói ra hết, để’ trút gánh nặng tinh thần, để’ cải tạo một cách triệt để. Trong hai tháng, các nhà công thương Bắc Kinh đã tự nêu ra hơn sáu triệu điều sai lầm. Cuộc Đại hội của 8.000 nhà công thương kết thúc đợt ấy, và bắt đầu vận động đợt thứ hai nhằm “tự mình phê phán để’ tự cải tạo một cách nhanh chóng, nghiêm túc, thật thà, sâu sắc và triệt để".

So sánh số người và tiền bạc, thì giới công thương Trung Quốc nhiều hơn giới công thương Việt Nam ta. Nhưng so sánh sự hiểu biết và tinh thần yêu nước, thì giới công thương ta chắc không chịu thua kém giới công thương Trung Quốc. Ông Bùi Đức Miên, đại biểu Hội Liên hiệp công thương Thành phố Hà Nội, đã nói trước hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:

"Giới công thương chúng tôi càng thấm thía phương châm cải tạo của Đảng Lao động Việt Nam, hạn chế mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của công thương nghiệp tư bản tư doanh chúng tôi... Nếu Đảng tăng cường giáo dục, nếu nhân dân giám sát càng kỹ lưỡng, và bản thân công thương chúng tôi cố gắng, thì công cuộc cải tạo hòa bình càng có khả năng thực hiện... Và chúng tôi rất biết ơn Đảng đã đề ra chính sách hợp tình và nhân đạo đối với giới công thương nghiệp tư bản tư doanh chúng tôi, là chính sách cải tạo hòa bình để dìu dắt chúng tôi lên chủ nghĩa xã hội".

Ông Miên nói tiếp: Tiến lên chủ nghĩa xã hội thì "người tư sản dân tộc cũng có nhiều cái mất, mà cái mất to lớn nhất là mất cuộc đời nô lệ, mất những tập quán xấu của phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa, mất lề lối làm ăn "nhất bản vạn lợi” và đồng thời cũng mất cả cái thành kiến của nhân dân đối với lề thói kinh doanh lạc hậu của mình. Còn về phần được thì người công thương cũng có nhiều cái được, mà cái được sâu sắc, vẻ vang nhất là địa vị chủ nhân đất nước, là được hòa mình trong nhân dân, cùng nhân dân tham gia xây dựng xã hội mới và hưởng thụ thành quả của cách mạng”.

Chắc rằng đó là ý nguyện của đại đa số trong giới công thương ta. Nhưng tiếc rằng còn có những con chiên ghẻ lân lộn trong giới công thương ta, để bôi nhọ giới công thương ta. Chúng đầu cơ tích trữ, buôn gian bán lận, như các báo Hà Nội 30-6-1958 đã đăng tin:

"Trong sáu tháng đầu năm 1958 đã phát hiện được 12.491 vụ lậu thuế, trị giá hơn năm tỷ. Có nhiều vụ lậu rất tinh vi, câu kết giữa buôn chuyến và xuất nhập khẩu, trốn thuế' hàng chục triệu đồng... Có vụ bán lén lút từ 120 đến 150 lạng vàng...”.

Tục ngữ nói: "Một người làm xấu, cả bậu mang dơ”. Bọn chúng đã làm cho cả giới công thương ta mang tiếng. Mong rằng giới công thương ta cũng làm như giới công thương nước bạn, nghĩa là: tự động, tự giác, trong giới mình tự giáo dục, tự kiểm soát, tự cải tạo, tự làm cho giới mình trong sạch và tiến bộ. Các nhà công thương ta làm được như vậy tức là chuẩn bị tốt cho việc cải tạo theo chủ nghĩa xã hội.

-    Báo Nhân Dân, số 1589-1599,

ngày 28, 29-7-1958, tr.3.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.11, tr.454-461.


1032

TRÍ THỨC TƯ SẢN CHỈNH PHONG

Trí thức tư sản gồm có các đảng phái dân chủ, các giới giáo dục, báo chí, văn nghệ, khoa học, kỹ thuật, y tê, nhân viên các cơ quan, học sinh các trường đại học. Cộng độ 3 triệu 50 vạn người.

Trước khi đi vào nội dung của vấn đề, tôi xin giới thiệu mấy chữ mới thường dùng ở đây:

-       Hông: nghĩa là lập trường cách mạng vững vàng.

-       Chuyên: nghĩa là nghề nghiệp chuyên môn thông thạo.

-       Đại minh đại phóng: nghĩa là phóng tay phát động quần chúng, có gì nói hết, không ngần ngại e dè.

-       Lấy lửa đốt mình: nghĩa là cán bộ tự phê bình một cách sâu sắc, triệt để, không sợ mất thể diện, mất uy tín để đốt sạch khuyết điểm và làm kiểu mâu cho quần chúng tự phê bình và phê bình.

Những thắc mắc lúc đầu

Khi bắt đầu chỉnh phong, giới trí thức tư sản nhiều người thắc mắc. Họ nói:

Người trí thức chẳng có xí nghiệp, ruộng đất cũng không, sao lại gọi là tư sản?

Đã không phải là phe hữu, thì vì sao còn phải cải tạo?

Những người trí thức đã tham gia công đoàn, tức là thuộc về giai cấp vô sản rồi chứ?


Cứ ra sức làm tốt nghiệp vụ, thì không cải tạo cũng không sai lầm.

Một gian phòng, vài quyển sách, như thế là yên thân, là thanh cao, không cải tạo cũng được.

Giai cấp nông dân lao động hàng nghìn năm nay, mà tư tưởng vân lạc hậu; nhiều cán bộ già đã được rèn luyện bao nhiêu năm mà vân mắc sai lầm. Vậy thì tham gia lao động chân tay có ích lợi gì?

Người khoa học đi tham gia lao động chân tay, như vậy khác nào đưa gang thép dùng như cây gô...

Và còn nhiều lời lẽ như vậy nữa. Bề ngoài thì như chỉ tranh luận về một cái danh từ, một quan niệm: tư sản hay là không tư sản; nhưng thực tế' là vấn đề: muốn hay là không muốn cải tạo.

Chủ nghĩa cá nhân, linh hồn danh lợi

Số lớn người trí thức Trung Quốc là phe tả. Hơn 1 triệu 25 vạn trí thức là đảng viên Đảng Cộng sản.

Đối với trí thức tư sản, Đảng dùng chính sách đoàn kết, giáo dục, giúp đỡ cải tạo và mong cho họ tiến bộ không ngừng. Chi bộ Đảng và Đoàn (thanh niên cộng sản) dùng mọi hình thức êm đềm như báo chữ to, nói chuyện với từng người, hội nghị từng nhóm, khai hội thảo luận, triển lãm, v.v. đảng viên và đoàn viên thì gương mâu trong việc "lấy lửa đốt mình”, và kiên nhân giúp đỡ người khác "đại minh đại phóng”.

Nhờ vậy, mà giới trí thức tư sản cảm động và chuyển dần, từ chô e ngại, ngập ngừng, đến chô quyết tâm có gì "trong ba lô trút ra hết”. Có người đã nói rõ những điều mà xưa nay họ ấp ủ trong lòng, không hề hở ra với vợ con, bầu bạn. Sau đây là tóm tắt mấy điểm tự phê bình của những người trí thức tư sản:

Số đông trí thức đã được đế quốc và phong kiến giáo dục, nuôi nấng. Cho nên cách sinh hoạt, thế giới quan, học thuật và tư tưởng chính trị của họ đều có một hệ thống toàn diện. Vì vậy, họ có ý thức và lý luận toàn diện của giai cấp tư sản. Và nền tảng tư tưởng và hành động của họ là chủ nghĩa cá nhân.

Do chủ nghĩa cá nhân mà họ chỉ biết vì danh vì lợi.

Vê lập trường, họ không rành mạch ai là bạn, ai là thù. Họ lưu luyến chế' độ tư bản và phong kiến. Họ không ưa Liên Xô, không thích học tập chủ nghĩa Mác - Lênin. Họ xem khinh lao động chân tay và người lao động chân tay. Vì danh lợi mà họ thường gây xích mích chia rẽ giữa giới trí thức với nhau và giữa giới trí thức và Đảng. Bất kỳ việc gì cũng xuấ't phát từ lợi ích cá nhân. Họ không tin vào tính chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội, không tin vào lực lượng vô cùng to lớn của nhân dân.

Đối với sự lãnh đạo của Đảng và chủ nghĩa xã hội, họ chỉ nhận một cách mơ hồ. Khi gặp những việc cụ thể, cái gì hợp với lợi ích cá nhân của họ thì họ tán thành, cái gì không hợp thì họ phản đối. Đối với những chính sách của Đảng và Chính phủ về văn hóa kỹ thuật, thì họ cho là mệnh lệnh, ép buộc; họ không vui lòng tiếp thu. Tinh thần trách nhiệm của họ rất thấp.

Vê mặt công tác, họ muốn làm người chuyên gia nổi tiếng, để tạo cho mình địa vị và oai quyền. Còn những công tác cần kíp để’ phát triển kinh tế’ và văn hóa của nhân dân mà Nhà nước giao cho họ, thì họ ít lo đến. Vì vậy mà họ giấu nghề, coi học thuật là của riêng của họ, không chịu hợp tác với người khác. Do đó, họ đã gây nhiều tổn thất cho nhân dân, lãng phí nhiều tiền tài của Nhà nước, đồng thời lãng phí tinh thần và lực lượng của bản thân họ.

Đôi với những người cùng trong một ngành, họ coi như là "oan gia đối đầu”, trước mặt thì rất khách khí, sau lưng thì gièm pha lẫn nhau; chẳng những họ không tôn trọng lẫn nhau, mà còn tìm cách dìm nhau. Tinh thần đoàn kết rất kém.

Có người vì danh lợi mà chỉ ra sức viết bài và dịch sách, còn nhiệm vụ giáo dục thì chỉ làm qua loa.

Vì muốn được nhiều tiền nhuận bút, thường thường họ viết ẩu, dịch ẩu; đồng thời truyền bá những tư tưởng sai lầm vào đám thanh niên.

Thậm chí có người ăn cắp sách này một câu, chép trộm vở kia một đoạn, rồi viết thành sách, làm ra ta đây cũng là học giả, chuyên gia.

Đôi với học trò, họ không thật thà dạy bảo. Họ chỉ dạy, còn học hay là không học, mặc kệ học trò. Họ coi học thức như gia tài riêng của họ, giấu kín những tài liệu quý, không cho học sinh và các giáo viên khác xem. Họ chỉ tốt với học sinh và cán bộ nào hẩu với họ; đối với những học sinh và cán bộ có công trong chiến tranh cách mạng thì họ tỏ ý không ưa, không giúp đỡ.

Kiểm thảo thật thà, cải tạo triệt để

Sau đây là ý kiến của mấy vị trí thức nổi tiếng:

- Ông Cung Tướng Thụy, giáo sư về khoa pháp luật, nói:

"Trước đây, tôi không nhận tôi là trí thức tư sản. Trong chỉnh phong, quần chúng nêu rõ lập trường, tư tưởng và tác phong của tôi. Lúc đầu, tôi thất kinh. Nhưng khi tôi đào tận gốc, thì tôi không thấy kỳ quái nữa. Trước ngày giải phóng, tôi đã làm quan với chính quyền phản động. Từ ngày giải phóng, tôi được Đảng đoàn kết, giáo dục, bảo vệ, lại còn cho tôi vinh dự nữa. Nhưng tôi chưa nhận thức cách mạng một cách tự giác. Vì vậy, khi dạy học, tôi đã vô tình mà làm hại đến tư tưởng của học sinh. Nói rằng tôi dạy học, kỳ thực tôi lôi kéo học sinh theo tư tưởng tư sản, tranh giành học sinh với chủ nghĩa xã hội.

Bây giờ, con đường đã rất rõ ràng: Nếu không rời bỏ tư tưởng và lập trường tư sản, thì không thể công tác cho chủ nghĩa xã hội. Nếu không cố gắng tiến bộ nhảy vọt, thì sẽ bị bánh xe lịch sử hất lại phía sau...”.

-     Ông Phó Ưng, giáo sư nổi tiếng về hóa học, đã ở bên Mỹ 13 năm, nói:

"Xét lại kỹ, thì trong đầu óc tôi 98% là tư tưởng tư sản. Trước đây tôi thường nói: Tôi hết lòng ủng hộ Đảng. Nhưng Đảng là Đảng của giai câp vô sản, tư tưởng của giai câp vô sản và tư tưởng của giai cấp tư sản là đối lập. Như vậy mà tôi nói hết lòng ủng hộ Đảng, thì chỉ là dối người và tự dối mình. Tôi đã từng nêu ra luận điệu "phân công” - Đảng giữ việc chính trị, tôi giữ việc chuyên môn. Nay tôi mới nhận rõ rằng: Mình đứng về lập trường tư sản, thì chắc truyền bá tư tưởng tư sản cho thanh niên. Chỉ có đứng về lập trường vô sản, mới có thể’ dạy học tốt”.

-   Giáo sư số học Hoa La Canh (được đề nghị giải thưởng Xtalin): "Tám năm trước đây, trong lúc nhiều người đang do dự thì tôi đã quyết tâm từ Mỹ về nước. Tôi coi như vậy là tôi đã một lòng một dạ đi theo Đảng. Nhưng kinh qua nhiều đêm không ngủ, tôi đã suy nghĩ và thây rằng: Đi theo Đảng chưa phải là một lòng với Đảng. Chim âu đi theo tàu thủy, nhưng không phải nó cùng chung một mục đích với tàu; nó theo tàu vì nó muốn tìm món ăn... Đồng tâm thì đồng đức. Nếu tôi cứ giữ lây tư tưởng tư sản, thì hoàn toàn không thể đồng đức với chủ nghĩa xã hội. Đã không đồng đức thì không đồng tâm. Cho nên một người đầy chủ nghĩa cá nhân như tôi, thế nào mà đồng tâm đồng đức được với Đảng, với giai câp công nhân.

Nhờ ơn Đảng chịu khó giáo dục tôi, chịu khó chờ cho tôi ăn năn sửa đổi. Nếu không vậy thì có lẽ tôi đã thành một kẻ phản dân, phản Đảng. Đảng đã cứu tôi sống, đã cứu đời sống chính trị của tôi.

Trước đây, trong cuộc "ba chống", những người muốn giúp tôi sửa đổ’i, tôi lại nghi họ có ác ý với tôi. Họ phê bình tôi, tôi coi thế' là đả kích, gièm pha. Tôi ngờ vực việc nọ, ngờ vực người kia. Tôi không coi cán bộ là người thầy thuốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, họ chữa bệnh cho tôi. Tôi coi họ là người làm cho tôi thêm bệnh!

Tôi còn oán Đảng không nhận thức đúng học thuật của tôi. Sau "ba chống", tôi lại oán Đảng đánh giá quá thấp trình độ chính trị của tôi. Tôi không hiểu rằng vì yêu quý tôi mà Đảng phê bình và giáo dục.

Tư tưởng tư sản đã làm tôi mù quáng.

Khi được Đảng tín nhiệm, thì tôi tự cao tự đại, cho mình là giỏi lắm rồi. Đuôi ngoắt lên rất cao, mũi sỉnh lên rất lớn. Tự cho mình là chính trị cũng giỏi, nghề nghiệp cũng tài. Vì vậy mà không ăn khớp và không đoàn kết được với ai. Kỳ thực, chính trị thì tôi chỉ giỏi nói suông, nghề nghiệp thì tôi sắp cụt vốn.

Nhờ chỉnh phong mà tôi nhận rõ những khuyết điểm tai hại của tôi. Nghĩ đến sai lầm trước, lòng tôi rất xót xa.

Từ nay về sau, tôi quyết toàn tâm toàn ý làm tốt những công việc Đảng giao cho tôi; ra sức làm việc, tranh thủ tiến bộ, kiên quyết một lòng với Đảng; tiến lên mãi, cố tiến không ngừng.

Kiểm điểm lại việc tôi dạy học trước đây, khác nào một cách mua bán đê tiện, "tiền trao, cháo múc". Có lợi cho tôi thì tôi tích cực; không có lợi cho tôi thì tôi tiêu cực. Tôi muốn có địa vị cao, nhưng lại sợ trách nhiệm.

Từ nay về sau, tôi nhất định học tập kỹ và tìm hiểu thấu những phương châm và chính sách của Đảng, quyết không vì lợi riêng mà hại đến lợi chung. Mọi việc đều để’ lợi ích của Đảng và của nhân dân lên trên hết. Đưa tất cả học thuật, lực lượng và tính mạng của tôi dâng cho Đảng.

Cuối cùng, ý nguyện của tôi là: quyết tâm làm một người trí thức của giai cấp công nhân. Quyết tâm tranh thủ "hồng" triệt để’ và "chuyên" triệt để. Quyết tâm làm đúng tiêu chuẩn của một người đảng viên và tranh thủ vào Đảng để làm một chiến sĩ trong đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân".

Các ông Trần Kiến Công, Mạnh Hiến Thừa và nhiều giáo sư các trường cao đẳng khác tuyên bố:

"Nếu giới trí thức chúng tôi không cải tạo đúng theo sự yêu cầu của chủ nghĩa xã hội, thì chúng tôi sẽ không hợp với xã hội mới...

Nâng cao tư tưởng chính trị là một việc rất quan trọng của người giáo sư. Tuy vậy, vân có một số ít giáo sư đại học không thích chính trị, chỉ dạy sách, không dạy người. Thầy như vậy, sẽ bồi dưỡng ra những học trò cũng như vậy. Nếu giáo sư không cải tạo tư tưởng, thì trường học của chủ nghĩa xã hội sẽ đào tạo ra những học sinh tư sản. Vì vậy, ở các trường cao đẳng đã có cuộc đấu tranh sôi nổi giữa hai con đường - con đường tư sản và con đường xã hội chủ nghĩa.

Chỉnh phong đã giúp cho mọi người chúng tôi thêm chí khí lực lượng để’ vạch rõ và phê phán mọi tư tưởng tư sản, và các trường cao đẳng đã nảy nở một khí tượng mới mẻ. Nhiều trường học đã hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng: cần kiệm để xây dựng trường học, lao động để rèn luyện bản thân, mở cửa trường cho học sinh công nông... Đối với học sinh, các thầy giáo phụ trách toàn diện, nâng cao chất lượng dạy và học. Trách nhiệm của giáo sư rất to, rất nặng và rất vẻ vang. Cho nên phải có quyết tâm vứt sạch cái ba lô của xã hội cũ, và tự mình rèn luyện thành người giáo sư của giai cấp công nhân”.

Một đặc điểm tôi muốn nêu lên là cái phong độ thật thà của giới trí thức Trung Quốc. Thắc mắc bước đầu đã được giải quyếl thì họ tự phê bình một cách rất thật thà, không sợ mất thể diện, mất uy tín. Trong đợt vận động "giao tâm”, họ bộc lộ hết tình hình tư tưởng của họ, không giấu giếm gì hết. Trong mười hôm, người nhiều nhất đã "giao” ra đến 700 điều, người ít nhất cũng "giao” đến mấy mươi điều. Họ gọi là "tiêu độc” cho triệt để, đặng chịu sự phê phán của nhân dân và sự giáo dục của Đảng. Vì vậy, sự cải tạo của họ nhanh và tốt.

Sự giao tâm, phê phán và trong lúc cải tạo, một bầu không khí phấn khởi tràn ngập giới trí thức tư sản đã biểu hiện trong nhiều bài thơ, tạm dịch vài bài như sau:

Dâng tấm lòng cho Đảng,

Lòng riêng thành lòng chung,

Lòng chung là Đảng tính,

Một lòng vì quần chúng.

Lòng riêng nếu không dâng

Vì sợ ánh sáng soi,

Vật gì để trong tôi

Lâu ngày cũng hóa hôi.

Lòng riêng đã dâng ra,

Sẽ tẩy hết xâu xa

Nước đục chảy ra sông,

Đục sẽ biến thành trong.

Lòng riêng hóa lòng chung,

Vì luôn luôn dâng lòng, Như người muốn tốt đẹp, Ngày ngày soi hình dung.

Lòng chung là Đảng tính,

Như mặt trời rạng soi

Lòng riêng như muôn vật,

Chịu ánh sáng tốt tươi.

Dâng lòng, lại dâng lòng,

Mọi người đều hoan hân,

Một lòng vì nhân dân,

Tâm đồng, đức cũng đồng.

Toàn dân đều dốc một lòng,

Xây dựng Tô’ quốc vô cùng tốt tươi,

Đảng ta sáng suốt muôn đời,

Tiền đồ gấm vóc càng tươi càng nồng.

(Văn sĩ Ban Hân)

*

*       *

Năm năm nhìn ba năm, ba năm nhìn năm đâu[57] Mạnh dạn tiến bước, đón bâu trời xuân.

Sản xuất đều nhảy vọt, cải tạo không ngại ngân

Lập trường phải vững chắc, thế'giới quan phải rõ ràng Bỏ tự cao tự đại, quét luận điệu bi quan, Chủ nghĩa xã hội ta đứng vào hàng chủ nhân.

Đảng và Mao Chủ tịch lãnh đạo ta tiến đân,

Ta phải cố tiến, không thì sẽ bị vân xuống vực sâu, Quyết tâm cải tạo, chớ ngại chớ râu, Xung lên, ráng sức, cúi đâu qua cửa quan[58]

Người người vui vẻ, xuân khắp thế gian,

Kính chúc Mao Chủ tịch thọ vàn vàn vàn năm!

(Đặng Sơ Dân, Phó tỉnh trưởng Sơn Tây)

*

*       *

Ông Triệu Nại Trì, giáo sư khoa kinh tế, đã tóm tắt tâm sự của mình trong hai câu thơ.

Trước chỉnh phong thì:

Phía Tây mặt trời lặn, phía Đông mặt trăng lên,

Ngành hoa bóng xế, hàn huyên mấy trùng![59]

Sau chỉnh phong thì:

Triêu dương chiếu bến Hoa Đào,

Đầy trời tơ liễu rọi vào đỏ tươi[60].

Sau đây tôi muốn nêu kết quả chỉnh phong của giới trí thức

trong vài ngành để làm thí dụ.

Các đảng phái dân chủ và nhân sĩ không đảng phái

Những đợt học tập và thảo luận sôi nổi với nội dung chính là:

Xóa bỏ cách sinh hoạt tư sản, cải tạo thành người lao động chân chính.

Xóa bỏ thói tự cao tự đại, lên mặt; trong thực tiên hòa mình

với công nông.

Dâng tấm lòng cho Đảng, dâng trí thức cho nhân dân.

Trở nên con người mới trong bước tiến nhảy vọt ở các ngành khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục...

Kết thúc đợt ây vào hồi tháng 3-1958, các đảng phái và nhân sĩ dân chủ khắp Trung Quốc đã tổ chức những cuộc đại hội và biểu tình khổng lồ. Như ở Thượng Hải có hơn 10.000 người trí thức, ở Bắc Kinh có hơn 10.000 người, ở Quảng Châu hơn 7.000 người, ở Trịnh Châu hơn 2.000 người, ở Tế Nam hơn 1.800 người, v.v..

Đại hội ở Bắc Kinh đã thông qua Công ước như sau:

"Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Mao Chủ tịch, nhân dân của Tổ quốc vĩ đại chúng ta đang ào ạt hăng hái tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi to lớn của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên mặt trận chính trị và tư tưởng làm cho nước ta xuất hiện một hình thế mới trong sự tiến bộ nhảy vọt của chủ nghĩa xã hội. Hình thế ây đã cho chúng ta một sự khuyến khích và một lực lượng vô cùng to lớn.

Chúng tôi thề, với quyết tâm to nhâ't, ra sức cố gắng để tiến bộ mãi, tự mình cải tạo từ giai cấp tư sản biến thành người lao động "tự thực kỳ lực” từ trí thức tư sản biến thành người trí thức của giai câp công nhân, đã "hồng” lại "chuyên”. Vì vậy, chúng tôi, các đảng phái dân chủ và các nhân sĩ dân chủ không đảng phái, lập công ước tự mình cải tạo theo chủ nghĩa xã hội, gồm có những điểm như sau:

1-    Cải tạo lập trường chính trị, dâng tấm lòng cho Đảng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, kiên quyết đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

2-    Trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa, thật thà châp hành những chính sách và pháp lệnh của Nhà nước, toàn tâm toàn ý đưa tất cả trí tuệ và lực lượng của mình dâng cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.

3-    Kinh qua sự thực tiên của xã hội mà học hỏi công nhân và nông dân, xây dựng quan điểm lao động, ra sức bồi dưỡng tư tưởng và cảm tình sẵn có của nhân dân lao động.

4-    Ra sức học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, học tập kinh nghiệm và khoa học kỹ thuật tiên tiến của Liên Xô.

5-     Cố gắng căn bản cải tạo mình cho nhanh, kiên quyết chấp hành những chính sách của Mặt trận dân tộc thống nhất để phục vụ chủ nghĩa xã hội.

Chúng tôi nhất định hết sức cố gắng, khuyến khích lân nhau, đảm bảo thực hiện công ước này”.

Trong Đại hội, nhiều người và nhiều nhóm đã viết thư quyết tâm, thách nhau thi đua và nhận thi đua ba điểm: thi đua tham gia chỉnh phong, thi đua tự mình cải tạo, thi đua đưa tiến bộ nhảy vọt.

Có nhóm đề ra “năm nói thật'': Đối với Đảng nhận thức thế' nào? Đối với chủ nghĩa xã hội nhận thức thế' nào? Suốt thời kỳ chỉnh phong năm ngoái, lời nói, việc làm, tư tưởng của mình thế' nào? Đã chịu ảnh hưởng phe hữu thế' nào? Sau cuộc đấu tranh chống phe hữu, tư tưởng và nhận thức của mình thế' nào?

Có nhóm đề ra thi đua hoàn thành nhiệm vụ khoa học, kỹ thuật, văn hóa, giáo dục mà Đảng và Chính phủ đã giao cho, làm đúng khẩu hiệu "nhiều, nhanh, tốt, rẻ”.

Trong lúc tuần hành, có những cảnh tượng vừa vui vừa cảm động. Như ông cụ Thẩm Quân Nho, ngoài 80 tuổi, đã hăng hái cầm cờ dân đầu hàng vạn trí thức tiến lên.

Cụ Chu Uẩn Sơn cùng chín ông cụ nữa đều ngoài 70 tuổ’i, giương cao bức "thập lão quyết tâm thư” to tướng. Nội dung bức thư là: "Sống đến già. Học đến già. Làm việc đến già. Đưa tuổi già dâng cho Đảng và chủ nghĩa xã hội”.

Bên cạnh là 24 ông cụ khác râu dài đến ngực, tóc bạc ngư sương, nhận lời thách của nhóm cụ Chu và thêm mấy điều: thi đua ai lập trường vững hơn, ai lao động tốt hơn, ai học tập chăm hơn.

Thật là:

Càng già càng dẻo, càng dai,
Tuổi già, chí trẻ, mấy ai sánh bằng!

Tiếp theo cuộc "Xã hội chủ nghĩa tự ngã cải tạo xúc tiến đại hội" là đợt thi đua sôi nổi giữa các đảng phái dân chủ và các nhân sĩ dân chủ không đảng phái để thực hiện "công ước" tự cải tạo.

Văn hoá

Từ ngày Trung Quốc được giải phóng, ngành văn hóa tiến bộ rất nhiều. Nhưng với cuộc chỉnh phong, giới văn hóa cảm thấy cần phải cải tạo triệt để’ hơn nữa, cần phải đi sâu hơn nữa vào trong tầng lớp công, nông, binh.

Để’ đạt mục đích ấy, cơ quan văn hóa cần phải thực hiện cho bằng được phương châm "cần kiệm xây dựng nước nhà". Phải phát triển tác phong mới: cần cù, tiết kiệm, gian khổ, chất phác.

Phải chống chủ nghĩa hình thức, chống xa rời quần chúng. Phải trừ cho hết bệnh phô trương, lãng phí, quan dạng, bảo thủ. Phải tăng cường quản lý và giảm nhẹ cơ quan.

Phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể’ nhân dân (công đoàn, hội phụ nữ, đoàn thanh niên...), kiên quyết chống những tiểu thuyết xấu, bài hát xấu, điệu múa xấu, tuồng hát xấu...

Kết quả bước đầu của chỉnh phong là năm nay ngân sách Bộ Văn hóa giảm được 15% mà công tác văn hóa lại phát triển rất mạnh khắp cả nước.

Sau những cuộc thảo luận sôi nổi, giới văn nghệ đã đi đến kết luận chung như sau:

- Cho rằng sự phát triển của văn học nghệ thuật là một quá trình hoàn toàn tự phát, không cần đến sự lãnh đạo của Đảng - đó là một tư tưởng sai lầm, nguy hiểm, nó có thể đưa văn nghệ xa rời nhân dân, thậm chí phản bội nhân dân.

-    Văn nghệ phải nhận rõ trách nhiệm của mình đối với Nhà nước và nhân dân, phải một lòng một dạ phục vụ nhân dân. Phải học tập chủ nghĩa Mác - Lênin để’ vũ trang mình. Phải kiên quyết chống những khuynh hướng phản dân chủ, phản chủ nghĩa xã hội trong giới văn nghệ.

-    Phải hiểu rõ thời đại mới và đời sống cùng nguyện vọng của nhân dân. Tất cả các ngành văn học, nghệ thuật, điện ảnh, âm nhạc, múa nhảy, tuồng hát, vẽ... phải quần chúng hóa và dân chủ hóa.

-    Văn nghệ phải xây dựng tác phong gian khổ, chất phác. Phải chống xa rời quần chúng, xa rời thực tế, xa rời chính trị, xa rời lao động.

Sáng tác cũng phải "nhiều, nhanh, tốt, rẻ”.

Nói tóm lại: giai cấp lao động cần phải làm chủ văn hóa, nếu không thì giai cấp tư sản sẽ giành quyền làm chủ. Nội dung của văn nghệ phải phong phú, hình thức phải tươi đẹp để phục vụ chính trị, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và giữ gìn hòa bình thế giới.

Thực hiện đường lối trên, năm nay độ 500 văn nghệ sĩ nổi tiếng bắt đầu đi vào nhà máy, về nông thôn, bộ đội, miền núi, miền biển, công trường, vùng dân tộc thiểu số, cùng ăn, cùng ở, cùng lao động, vừa tự cải tạo, vừa sáng tác. Đó là bước đầu một chế độ thường xuyên.

Các đoàn thể văn nghệ địa phương, như ở Quảng Châu định trong năm nay sẽ có 300 bản kịch mới. Các nhà văn ở Trùng Khánh định viết 1.500 tác phẩm, Thiên Tân sẽ ra 10.000 tác phẩm văn nghệ các loại...

Cục văn nghệ của Quân giải phóng sẽ hoàn thành 2.026 bản kịch, bài hát, điệu múa, bản nhạc, v.v., nhiều hơn năm ngoái 19 lần, và sẽ biểu diên 2.200 buổi.

Thực hành tiết kiệm: Viện mỹ thuật trung ương sẽ bước đầu tự túc một nửa.

Viện công nghiệp mỹ thuật kết hợp giáo dục với sản xuất sẽ hoàn toàn tự túc.

40 đoàn nghệ thuật quốc doanh chẳng những tự túc, mà còn cố gắng góp một số tiền vào quỹ.

-    Báo Nhân Dân, số 1600, 1601, 1605, 1607, ngày 30-7, 1-8, 4-8, 6-8-1958, tr.3.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.462-475.


Y TẾ

Ngành y tế cũng hăng hái chỉnh phong. Họ phê bình và tự phê bình sâu sắc tư tưởng tư sản, quyết tâm "dâng tấm lòng” cho Đảng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, kiên quyết sửa chữa những tác phong không đúng, nhất là tác phong quan liêu - coi nhà thương như một quan nha.

Nhiều giáo sư và bác sĩ đã thẳng thắn tự phê bình khuyết điểm của mình, nhất là khuyết điểm không học hỏi và tham gia công tác chính trị, tự cho như vậy là "thanh cao”.

Hiện nay, các nhà thương môi ngày khám bệnh ba buổi, việc khám bệnh tăng đến 68% so với trước.

Các nhà thương Thiên Tân không thêm người, không thêm tiền, mà đã tăng thêm 1.700 cái giường bệnh, tức là bằng một phần ba trong kế' hoạch năm năm lần thứ nhất.

Các nhà thương đã phân phối một số cán bộ đến tận nông thôn để chữa bệnh cho nông dân, và tuyên truyền vệ sinh, phòng bệnh.

Một số cán bộ lợi dụng những lúc rảnh việc, đến tận nhà người bệnh để’ tiêm cho họ, giúp những người có bệnh kinh niên tổ chức "buồng bệnh trong gia đình”, và định kỳ đến chữa cho họ.

Các thầy thuốc thì có chế' độ trực ban môi ngày 12 giờ và phụ trách suốt 24 giờ.

Viện trưởng, chủ nhiệm và bác sĩ thay phiên nhau trực ban ban đêm.

Do những cố gắng ấy, trước kia người bệnh ở nhà thương bình quân là 11 tháng, nay giảm xuống 5 tháng.

Những người khám bệnh và lấy thuốc so với trước bớt được hai phần ba thời giờ.

Nhà thương lại đặt chế độ "ba ấm cúng” - Khi người bệnh vào nhà thương thì được đón tiếp thân mật. Khi ở nhà thương thì được săn sóc tử tế. Khi ra nhà thương thì được giúp đỡ chu đáo.

Các bác sĩ phụ trách giúp đỡ nhân viên tiến bộ về văn hóa và kỹ thuật.

Toàn thể giới y tế' đã thách thi đua về mấy điều:

-       Đoàn kết thật thà.

-       Tự giác cải tạo.

-       Quyết tâm học tập.

-       Tranh thủ tiến bộ không ngừng về chính trị và nghiệp vụ.

Khẩu hiệu trong Nhà thương là: coi sự đau đớn của người bệnh như đau đớn của mình; quan tâm đến người bệnh từng ly từng tý.

Một thí dụ nữa: Nhà thương Triết Giang có 343 thầy thuốc và nhân viên. Sau mười ngày chỉnh phong đã thu được kết quả:

Giảm được 123 nhân viên.

Điều được 100 nhân viên giúp nông thôn phòng bệnh và chữa bệnh.

Đặt thêm 80 giường bệnh. Giảm giá tiền khám bệnh, tiền nằm nhà thương và tiền mua thuốc.

Với tinh thần "cần kiệm xây dựng nhà thương” toàn thể’ nhân viên quyết định từ nay nhà thương sẽ tự túc, không xin Chính phủ cấp tiền nữa.

THIẾT KẾ

Hiện nay, nước ta đang xây dựng, đặt kế hoạch là một việc rất quan trọng và có nhiều khó khăn. Vì vậy, tôi muốn nêu lên đây vài kinh nghiệm thiết kế' của Trung Quốc và sự tiến bộ nhảy vọt của ngành ấy.

Kinh qua chỉnh phong, cán bộ của Viện thiết kế' đã đánh tan "năm cái bệnh”[61]. Họ đi tận nơi để thu thập tài liệu, đẩy mạnh việc thiết kế', quyết tâm sửa đổi cái tác phong mây năm qua là thiết kế' thường chậm chạp, ảnh hưởng đến công việc xây dựng.

Thí dụ: Viện thiết kế' ở Thiên Tân quyết định giảm bớt 25% nhân viên. Nhiệm vụ thiết kế' năm nay nhiều hơn năm ngoái 60%, nhưng đến cuối tháng tư đã hoàn thành, và trong khi thiết kế' đã tính đến tiết kiệm được hơn 20% giá tiền cho công việc xây dựng; làm đúng "nhiều, nhanh, tốt, rẻ”.

Năm nay, Nhà nước xây dựng nhiều. Các công trình thì tiến bộ nhảy vọt, yêu cầu thiết kế' phải nhanh. Lúc đầu, cán bộ thiết kế' cảm thấy nhiệm vụ thì nặng, nhân viên thì ít, Nhà nước và công trường đòi hỏi thì nhiều.

Nhờ có chỉnh phong, hàng vạn tờ báo chữ to đã đập tan tác phong cũ, như cán bộ thiết kế' cứ ngồi chờ người ta mang tài liệu đến, không kết hợp với thực tế', "khóa cửa buồng mà đóng xe”,... Tư tưởng được giải phóng, cán bộ tìm thây phương hướng mới để cố gắng. Họ chủ động đi tìm lây tài liệu để thiết kế' ngay tại chô. Một thí dụ: Xưởng đúc sắt Thiên Tân cần mở rộng thêm 1.200 thước vuông. Ông Tôn Diệc Văn đến ngay tại xưởng, vừa lấy tài liệu, vừa thiết kế'. Chỉ một ngày rưỡi thì thiết kế xong. Công trình xây dựng trước kia tính sẽ tốn 63.000 đồng, nay chỉ tốn 30.000 đồng.

Trước kia, môi lần thiết kế' thì Viện giao cho các đội một bản đề cương tìm tài liệu. Trong đề cương ấy thứ gì cũng có, từ hướng gió thổi, khí hậu, đến mực nước lên xuống,... Tốn rất nhiều công phu để tìm cho đủ, nhưng thường không hợp với sự nhu cầu của người thiết kế. Vì vậy, một kế' hoạch nhỏ cũng kéo dài đến mây tháng. Nay những thủ tục phiền phức ấy không còn nữa, nhờ vậy có những việc thiết kế' trước định sáu tháng, nay chỉ trong mười hôm đã làm xong.

Cán bộ thiết kế' đến tận chô, công việc đã nhanh lại tiết kiệm được tiền xây dựng. Một thí dụ nữa: Hai hợp tác xã thuộc da xây dựng xưởng gần nhau. Môi hợp tác xã đều muốn có một nhà tắm. Cán bộ thiết kế' đến tận nơi, bàn với họ làm chung một nhà tắm, đã nhanh lại tiết kiệm được 12.000 đồng.

Như trên đã nói, Viện thiết kế' giảm được 25% nhân viên, nhưng năng suất lao động so với năm ngoái lại tăng hơn mười lần.

Sau khi làm xong nhiệm vụ cả năm nay, Viện thiết kế' đã định:

1-     Độ một nửa số cán bộ sẽ cùng ăn, cùng ở, cùng lao động với công nhân các công trường; vừa để’ tự rèn luyện, vừa để’ tìm hiểu những thiếu sót trong kế' hoạch đặng sửa đổi kịp thời.

2-      Trong năm nay sẽ hoàn thành thiết kế cho năm sau.

3-     10% nhân viên kỹ thuật rải đi các nơi, điều tra nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm của nhân dân về việc xây dựng và cách tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu.

Báo Nhân Dân, số 1608,

ngày 7-8-1955, tr.3.

MẬU DỊCH

Nhờ chỉnh phong mà mậu dịch cũng tiến bộ nhảy vọt. Vài ví dụ:

Cửa hàng mậu dịch Thiên Kiều (Bắc Ninh)

-    Tổ chức gọn gàng - Do phát động quần chúng phê bình và đề ý kiến, kết quả đầu tiên là: Giảm bớt các phòng và các tổ phiền phức; đưa được 45 % nhân viên đi trực tiếp sản xuất.

-     Công tác tiến bộ - Một ban nhân viên phụ trách bán hàng suốt cả ngày. Tùy theo khách khi đông khi ít, việc lúc bận lúc rảnh, mà sắp xếp công tác và giờ ăn, giờ nghỉ của nhân viên. Cho nên thực tế' môi người môi ngày làm việc không quá 8 giờ. Làm như vậy, đã tránh được cách chuyển ban, giao hàng, đếm hàng phiền phức trước kia mà trách nhiệm lại rõ ràng. Một ban chia thành mấy tổ, giúp đỡ lân nhau, cùng nhau phụ trách. Những thứ hàng quý báu, môi ngày đều kiểm lại. Những thứ hàng thường, thì môi tháng kiểm lại một lần. Công việc được giản đơn, số nhân viên ít, mà năng suất lại tăng nhiều.

-     Hàng không ứ đọng - Các tổ bán hàng trực tiếp đặt hàng, cho nên hàng vào nhanh, bán ra nhanh, tiền vốn cũng luân chuyển nhanh (tiền vốn giảm được 37%), và hàng hóa không bị ứ đọng.

-    Thái độ niềm nở - Trước kia, nhân viên bán hàng cho rằng công việc ấy không vẻ vang, không có tiền đồ. Vì vậy, họ có thái độ hững hờ. Đối với khách - ai mua thì bán, không mua thì thôi, không cần! Đối với cửa hàng - lãi thì cửa hàng nhờ, lô thì Nhà nước chịu, mặc kệ!

-    Nay mọi người đều hiểu rằng: Bán hàng cũng là phục vụ nhân dân, phục vụ chủ nghĩa xã hội, cũng là vẻ vang. Do đó, đối với khách, đối với công việc, thái độ họ từ chô lạnh nhạt biến thành ân cần, từ chô tiêu cực trở nên tích cực.

-    Tư tưởng chính trị - Có những tiến bộ đó, là vì công tác chính trị được nâng cao, quan hệ giữa Đảng và quần chúng, giữa nhân viên và cán bộ được cải tiến. Họ thấy rằng họ cũng là người chủ nước nhà, họ với cán bộ là đồng chí. Công tác tốt hay là xấu, họ cũng gánh một phần trách nhiệm. Vì vậy, họ phát huy tinh thần tích cực thi đua, vượt mọi khó khăn làm trọn nhiệm vụ.

Đồng thời, cán bộ lãnh đạo tham gia mọi công việc, cùng nhân viên đoàn kết thành một khối. Như vậy, họ đã học được kinh nghiệm thực tế, kịp thời giải quyết các vấn đề lại giáo dục và cổ động được quần chúng.

Công tác chính trị không phải khoán trắng cho một nhóm người. Toàn thể’ đảng viên, đoàn viên công đoàn và đoàn thanh niên (từ giám đốc đến tiểu tổ trưởng) cùng nhau phân công phụ trách, trực tiếp tham gia lao động, liên hệ với quần chúng, kết hợp chính trị với nghiệp vụ, quan tâm đến đời sống vật chất và văn hóa của nhân viên.

Do cán bộ lãnh đạo làm gương mâu, cho nên phong trào thi đua ngày càng tiến lên.

Mậu dịch Quảng Tây - Trước kia có 4 cơ quan khác nhau: Ty thương nghiệp, Ty phục vụ, Tổng cục hợp tác xã, và Cục mậu dịch với bên ngoài. Tổ chức kềnh càng. Lãnh đạo không thống nhất, nhiều khi dâm chân lên nhau. Các cơ quan lại thường có tư tưởng bản vị, nhiều giây tờ, nặng bệnh quan liêu sự vụ. Vì hệ thống nhiều mà lãng phí sức người, sức của. Sử dụng không hợp lý kho tàng và tiền vốn - nơi thì thừa, dùng không hết; chô thì thiếu, không có mà dùng. Và còn nhiều khuyết điểm khác.

Sau hơn một tháng chỉnh phong, những khuyết điểm ấy được sửa chữa. Thực hiện "4 sợi xe thành một dây", lãnh đạo thống nhất và hạch toán thống nhất. Năm đồng chí chánh, phó ty, trưởng mậu dịch môi người trực tiếp phụ trách hai hoặc ba ngành. Như vậy, công việc lãnh đạo, nghiên cứu và giải quyết vấn đề đều toàn diện và nhanh chóng.

Giảm được 82% nhân viên đưa về trực tiếp sản xuất, mà công việc mậu dịch thì trôi chảy hơn trước nhiều. Ví dụ: trước kia kế hoạch của môi năm phải hàng tháng mới đặt xong, nay chỉ trong một tháng đã đặt xong kế hoạch.

Hai kinh nghiệm kể’ trên đã phổ biến khắp Trung Quốc. Nhưng các cơ quan mậu dịch không coi như thế là đã tiến bộ tột bậc, họ đang phát động toàn thể cán bộ và nhân viên cải tiến hơn nữa lề lối kinh doanh và quản lý, để phục vụ nhiều hơn nữa công nghiệp và nông nghiệp trong phong trào tiến bộ nhảy vọt.

Báo Nhân Dân, số 1517,

ngày 1-7-1958, tr.3.

CÁC CƠ QUAN

Các cơ quan cũng dùng cách nói chuyện từng người, từng nhóm, từng ngành, báo chữ to, hội triển lãm, những cuộc thảo luận sôi nổi và kỹ lưỡng, để’ chỉnh phong.

Họ đã làm nổ’i bật và phê phán sâu sắc những bệnh chủ quan, máy móc, xem nhẹ chính trị, và nạn giấy tờ. Ví dụ: Bộ Tài chính có đến 1.400 quy chế, Bộ Đường sắt có đến 2.000 quy chế... Do những khuyết điểm đó mà trong việc sản xuất không thực hiện được phương châm "nhiều, nhanh, tốt, rẻ”.

Nhờ chỉnh phong mà nhiều người đã thây rõ trong công tác nghiệp vụ "vì ai mà làm, và làm thì phải dựa vào ai”. Tư tưởng được giải phóng triệt dể, mọi người đều nắm được bản chât của công tác mình, do đó mà điều chỉnh tốt mối quan hệ giữa các ngành sản xuât.

Tư tưởng thông, bệnh chủ quan và bảo thủ bị tiêu diệt, cán bộ lãnh đạo gương mâu làm trước, lấy chính trị làm chủ, tập trung lực lượng giải quyết những vân đề to. Những cuộc hội nghị hẹp và hội nghị rộng đã phát động quần chúng thảo luận đầy đủ, nắm đúng khâu chính mà xét cả sợi dây chuyền của công việc. Phát hiện và sửa chữa những cái gì không thích hợp cho phong trào tăng gia sản xuâ't, thực hành tiết kiệm, cái gì không ăn khớp trong mối quan hệ lao động giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa bộ phận và toàn thể, giữa người này với

người khác. Giải quyết hết những khúc mắc đó, công việc đều trôi chảy.

Nói tóm lại: Chỉnh phong đã giúp cho cán bộ các cơ quan chữa khỏi bệnh quan liêu và dân họ đi sâu vào quần chúng.

Cán bộ lãnh đạo không quyến luyến phòng giấy nữa. Họ đi đến các nơi để điều tra nghiên cứu và phổ biến kinh nghiệm. Họ thường khai hội ở nhà máy hoặc ở nông thôn, để’ bàn việc và để’ trao đổ’i những kinh nghiệm thực tế.

Họ đi đến sát với cấp dưới miệng nói tay làm, kịp thời giải quyết các vấn đề. Quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa lãnh đạo và quần chúng càng thêm khăng khít, công việc càng thêm dễ dàng.

Một ví dụ: Vừa rồi, Cục trưởng Cục hầm mỏ đi đến huyện Vũ An (tỉnh Hà Bắc) kiểm tra kỹ và toàn diện. Do đó, đã phát hiện đội địa chất có khuynh hướng bảo thủ rất nghiêm trọng. Theo báo cáo của đội này thì mỏ sắt Vũ An chỉ có mấy triệu tấn. Sau cuộc kiểm tra thì phát hiện mỏ ấy có mấy trăm triệu tấn.

Kết quả chỉnh phong ở các cơ quan là: ngân sách các ngành giảm được gần một nửa, số người bớt được nhiều, mà năng suất lao động của các cơ quan đều tăng gấp bội.

-      Báo Nhân Dân, số 1612,

ngày 11-8-1958, tr.3.

-      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.11, tr.476-477.

HỌC TRÒ VÀ TRƯỜNG HỌC

Trung học và tiểu học dân lập thì nhiều lắm.

Hương Nhạc các trang chỉ trong năm ngày đã lập được bốn trường "chuyên hồng” cho 140 ủy viên chi bộ Đảng, Đoàn, và các đội trưởng sản xuất ở hợp tác xã nông nghiệp. Môi tuần học hai tối, về chính trị, văn hóa và kỹ thuật nông nghiệp. Và một trường trung học nông nghiệp với 30 học sinh đều là nông dân thanh niên có trình độ cao đẳng tiểu học. Chương trình học gồm có chính trị, văn hóa, số học và kỹ thuật nông nghiệp.

Huyện Bồ Điền (Phúc Kiến) cuối tháng ba năm nay đã có 105 trường trung học dân lập với 7.900 học sinh.

Không xin thêm một đồng tiền nào, vùng Bắc Kinh năm nay sẽ lập thêm 166 trường trung học (hiện nay đã có 197 trường).

Tiểu khu Thông Châu định lập 23 trường trung học nông nghiệp, nhưng quần chúng yêu cầu lập 52 trường. Trong năm ngày, đã lập được 33 trường nông nghiệp và một trường Đảng. Xã Mạ Kiều, chỉ trong 3 ngày đã lập xong 4 trường trung học. Trong một tuần, 5 hợp tác xã nông nghiệp đã nhường ra 28 gian nhà để’ làm lớp học. Nông dân nói: "Cốt xây dựng cho được trường học, cần thứ gì chúng tôi cũng cố gắng cung cấp được”.

Khu phố “Giải Phóng" (Thiên Tân), chỉ trong một ngày chủ nhật và chỉ tốn 1 đồng 5 hào (để’ khắc con dấu của trường) đã lập được một trường trung học.

Nhân dân khu phố đã tự động cho mượn 20 gian nhà đủ chô cho hơn 300 học sinh. Các cơ quan, nhà máy, trường học và nhân dân trong phố đã giúp đủ các thứ thiết bị. Chị em phụ nữ thì biếu bóng đèn điện, ấm chén nước chè, bút, mực, chổi, ... Bà con ở gần trường thì bao cung cấp nước uống.

Các giáo viên và anh em học sinh cao đẳng trong phố đều xung phong phụ trách giảng dạy. Các xí nghiệp thì bao cho học sinh đến tham gia sản xuất. Nói tóm lại, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, toàn dân trong phố coi trường trung học ấy là một nhiệm vụ vẻ vang của mình, ai cũng hăng hái góp phần xây dựng và phát triển nó.

Không phải nơi nào và lúc nào xây dựng trường trung học dân lập cũng dê dàng và không gặp khó khăn. Ví dụ: Có giáo viên cho rằng trường dân lập điều kiện kém cỏi không bằng trường quốc lập; làm giáo viên trường dân lập không có tương lai.

Có học sinh cho rằng trường dân lập không có nhà cửa đàng hoàng; thầy dạy không phải là những người tốt nghiệp ở đại học ra; vừa học vừa lao động không xứng đáng với thể’ diện của "các cậu các cô” trung học; chủ tịch xã hoặc chủ tịch hương làm hiệu trưởng thì không oai; dân lập không chính quy bằng quốc lập. Và nhiều thắc mắc khác.

Gặp những khó khăn như thế’ chi bộ phải nhân nại, phải chịu khó giải thích và thuyết phục. Dùng lực lượng của toàn Đảng, toàn dân mà làm, thì khắc phục được khó khăn, và thành công tốt đẹp trong việc phát triển các trường dân lập.

Nói tóm lại, trước kia, hê nói đến việc lập trường học, thì cán bộ và nhân dân nghĩ ngay đến xin Chính phủ cho tiền và phái giáo sư; họ nghĩ rằng không ỷ lại vào Chính phủ thì không thể nào lập được trường học, nhất là trung học và đại học. Nay “mê tín'' ây đã bị đánh tan. Sự thật đã chứng tỏ rằng: các cấp ủy đảng có quyết tâm, lãnh đạo vững chắc, biết dựa vào sáng kiến và lực lượng của quần chúng, thì nhất định thành công trong việc lập trường học cũng nhiều, nhanh, tốt, rẻ.

Cần công, kiệm học, kết hợp giáo dục với sản xuất, nó làm cho học sinh tiến bộ về tư tưởng chính trị cũng như về thân thể; nó nâng cao chất lượng giáo dục và công tác nghiên cứu khoa học. Nhà trường có xưởng máy và nông trường, xưởng máy và nông thôn có trường học; như vậy, lao động chân tay và lao động trí óc dần dần kết hợp với nhau, đó là một trong những điều kiện của chủ nghĩa xã hội. Cần công, kiệm học đối với Nhà nước, đối với trường học và đối với học sinh đều rất có lợi. Nó giúp đẩy mạnh cuộc cách mạng văn hóa và cách mạng kỹ thuật.

Cuối cùng, tôi muốn nói thêm rằng: Ở nhiều trường, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Đoàn, hiệu trưởng và giáo sư cùng ăn, cùng ở, cùng lao động với học sinh, đã làm cho nhà trường thành một gia đình vui vẻ và đoàn kết trong đại gia đình xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là một kinh nghiệm tốt mà trường học Việt Nam ta nên noi theo.

Kinh tế tiến bộ nhảy vọt, thì văn hóa cũng phải tiến bộ nhảy vọt, vì công nhân và nông dân cần kỹ thuật để đẩy mạnh việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cần văn hóa để’ sử dụng kỹ thuật.

Thế là công nông trí thức hóa. Muốn vậy thì phải có nhiều, rất nhiều trường học. Nhưng nếu chỉ cứ nhờ Chính phủ trung ương lập trường học để đáp ứng đầy đủ sự nhu cầu của hàng trăm triệu nhân dân thì rất khó và chậm, trước hết là vì ngân sách quá lớn, số giáo viên quá nhiều. Phong trào trường học “dân lập' đã giải quyết khó khăn ấy.

Mặt khác, những học sinh ở các trường “quốc lập" cần phải cải tạo tư tưởng, rèn luyện thân thể, lý luận đi đôi với thực hành, học tập đi đôi với sản xuất. Có như thế, họ mới trở nên người "văn võ kiêm toàn”, những người "đã hồng lại chuyên” để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thế' là trí thức công nông hóa. Muốn đạt mục đích đó, cách tốt nhấ't là “cần công, kiệm học”, nghĩa là vừa học vừa lao động chân tay.

Kết hợp hai việc nói trên, hiện nay Trung Quốc đang thực hiện khẩu hiệu: Tỉnh nào cũng có đại học, huyện nào cũng có trung học, xã nào cũng có tiểu học. Và nhiều nơi đã thực hiện vượt mức khẩu hiệu ấy.

Các trường quốc lập:

Trước kia, nội dung học thường không liên hệ chặt chẽ với việc sản xuất và xây dựng, nó xa rời thực tế, xa rời những nhu cầu và tổ chức của nhân dân. Cho nên khi đến nhà máy và nông thôn, học trò không áp dụng được những cái họ đã học trong trường. Cần công, kiệm học giúp cho học trò khi tốt nghiệp thì kỹ thuật đã thông, lao động cũng thạo.

Hơn nữa, "cần công, kiệm học” đã biến những phòng và vườn thí nghiệm của nhà trường thành những nhà máy và nông trường sản xuất thật sự, do đó mà nhiều trường đã tự lực cánh sinh, tự cấp tự túc, đỡ cho ngân sách nhà nước rất nhiều, để thêm tiền vốn xây dựng những xí nghiệp mới. Vài ví dụ:

-    Trường cơ khí cao đẳng ở Tây An (làm các thứ máy cho tàu bay) và một số trường khác đã hoàn toàn tự cấp, tự túc.

-    Ở các trường đại học Thượng Hải, ngoài những hoạt động cần công, kiệm học ở nhà trường, trong kỳ học từ năm đầu đến năm tốt nghiệp, học sinh phải lao động một năm ở nhà máy hoặc ở nông thôn.

Nhiều khi thầy và trò đến tận nhà máy hoặc nông trường, vừa dạy học, vừa thực tập.

-     Ngoài những khoa giáo dục lao động trong lớp, các trường đại học Nam Kinh môi ngày có những giờ nhất định để làm vệ sinh, nuôi gà lợn, trồng hoa màu... Chủ nhật và nghỉ hè thì về lao động ở các hợp tác xã nông nghiệp. Trong thời gian ở trường học, môi học sinh ít nhất cũng phải tham gia lao động chân tay một nghìn tiếng đồng hồ.

-     Các trường đại học Vũ Hán hiện nay đã có hơn 20 xưởng máy, sản xuất xi măng, gạch ngói, nghề mộc, xưởng gang thép môi năm sản xuất hơn 15.000 tấn, v.v.. Và có nông trường trồng trọt và chăn nuôi. Vườn Mítsurin đang thí nghiệm môi mâu tây lúa một vụ sẽ sản xuất 75 tấn, lúa hai vụ sản xuất 112 tấn.

Những xí nghiệp ấy đều do thầy và trò tự xây dựng lấy với những khả năng sẵn có của trường mình, chứ không xin Chính phủ cấp thêm một đồng tiền nào.

-     11 trường trung học quốc lập ở Quảng Tây có 109 xưởng máy nhỏ phục vụ nông nghiệp. Họ sản xuất nông cụ, máy lọc dầu, máy phát điện, phân hóa học, v.v..

Theo thống kê chưa đầy đủ, 284 nhà máy của các trường chuyên nghiệp cao đẳng năm nay đã sản xuất cho Nhà nước hơn 150 triệu đồng nhân dân tệ, đó là không kể những khoản thu nhập để tự cấp, tự túc trong nhà trường.

Các trường tỉnh lập và dân lập:

Có thể’ nói rằng các trường đại học và trung học thành lập ở các địa phương nhiều như hoa nở mùa xuân!

Chỉ từ tháng tư đến tháng năm năm nay, tròn 17 tỉnh (Giang Tô, Quảng Đông, Cát Lâm, Hồ Nam...) đã xây dựng 130 trường đại học công nghiệp, nông nghiệp, sư phạm, nghệ thuật, y tế, giao thông vận tải, v.v..

Tỉnh Quý Châu, trước kia chỉ có ba trường cao đẳng, nay có 21 trường.

Tỉnh Giang Tô, trước kia có 16 trường cao đẳng, chỉ trong hai ngày đã lập thêm 12 trường. Tỉnh này có hơn 6.500 trường trung học nông nghiệp. Các tỉnh khác cũng theo đà phát triển ấy.

Không những các tỉnh có trường đại học, mà nhiều thành phố và huyện cũng đã có trường đại học. Ví dụ:

Các thành phố tỉnh Phúc Kiên đã có 11 trường đại học dạy sau giờ làm việc. Hơn 3.000 học sinh đều là cán bộ các cơ quan và một số công nhân các xí nghiệp.

Chương trình học gồm có chủ nghĩa Mác - Lênin, văn học, số học, vật lý, hóa học, tiếng nước ngoài, cách quản lý xí nghiệp... Độ hai năm, thì học sinh có đủ trình độ vào trường đại học chuyên khoa.

- Huyện Vĩnh Đăng (tỉnh Cam Túc) mới lập trường đại học công nghiệp.

Họ tổ chức rất đơn sơ, nhưng rất thiết thực. Địa điểm trường thì "ké" của trường trung học. Họ lên lớp ngay ở nhà máy và hầm mỏ.

Học sinh gồm có công nhân, xã viên hợp tác xã nông nghiệp, anh em bộ đội phục viên và cán bộ các dân tộc thiểu số. Khi lên lớp, họ là học sinh; khi vào xưởng, họ là công nhân.

Thầy dạy là bí thư chi bộ, giám đốc và các công trình sư ở các xí nghiệp.

Trường đại học này cũng vừa làm, vừa học, tự cấp, tự túc.

Trường này có khác với các trường dân lập khác, là khi xây dựng đã tiêu đến gần 500 đồng!

-    Trường đại học nông nghiệp của huyện Từ Thủy (tỉnh Hà Bắc) có 170 học sinh. Ngoài khoa lý luận Mác - Lênin, có sáu khoa về nông nghiệp như chất đất, phân hóa, máy móc, trừ sâu, v.v..

Kỳ học là bốn năm. Những học sinh tốt nghiệp sẽ phân phối vào Viện Nghiên cứu khoa học nông nghiệp của huyện, hoặc làm giáo viên các trường trung học nông lâm.

Đồng chí bí thư huyện ủy làm hiệu trưởng. Khoa chính trị do cán bộ Đảng phụ trách. Có những anh hùng và chiến sĩ nông nghiệp làm giáo viên.

Các giáo viên đều không lĩnh lương. Thiết bị do các trường cũ và các hợp tác xã nông nghiệp giúp. Cố nhiên, trường đại học này cũng cần công, kiệm học.

-    Không những tỉnh và huyện, mà hương (như liên xã ở Việt Nam ta) cũng có đại học, thế' mới giỏi chứ!

Theo sự yêu cầu của nhân dân và theo nguyên tắc "không làm nhà, không tốn tiền", hương Hòa Bình (gần Bắc Kinh) chỉ chuẩn bị trong hai ngày đã thành lập một trường đại học nông nghiệp.

200 học sinh là những cán bộ hợp tác xã nông nghiệp có kinh nghiệm sản xuất và trình độ văn hóa từ cao đẳng tiểu học trở lên, cũng có một số cán bộ các nơi về tham gia lao động ở nông thôn. Đồng chí phó bí thư Đảng ủy, đã 60 tuổi, cũng theo học trường này.

Hiện nay, mới dạy chính trị và kỹ thuật nông nghiệp, sau này sẽ mở rộng thêm chương trình.

Hiệu trưởng do bí thư Đảng ở hương kiêm. Thầy giáo chính trị là cán bộ Đảng ở địa phương cùng những cán bộ của Viện pháp chính và trường Công an trung ương về sản xuất ở hương này.

Phụ trách khoa nông nghiệp thì có các anh hùng và chiến sĩ nông nghiệp trong hương (họ gọi là "thổ chuyên gia”), và học sinh trường Đại học nông nghiệp trung ương thường công tác ở đây.

Lớp học thì đặt ở trong vườn của trụ sở Hội đồng nhân dân. Khi trời mưa, thì mượn những nhà khai hội ở gần đó. Môi tuần học ba buổi tối, nếu trời mưa thì học cả ngày. Lại tùy theo khi mùa màng bận hay là rảnh mà bố trí lớp học một cách linh hoạt.

Nhân dân vùng núi Thiên Vương, ở Vũ Huyện (Hà Nam), đã nhường ra 23 gian nhà ở hang đá, để tổ chức một trường đại học nông nghiệp của họ.

Báo Nhân Dân, số 1614, 1617,

ngày 13, 16-8-1958, tr.3.


BÁO CHỮ TO

Chỉnh phong là một cuộc vận động cải tạo khắp toàn dân.

Để đẩy mạnh chỉnh phong, báo chữ to là một công cụ rất nhanh nhẹn, sắc bén và dân chủ.

Khắp các nhà máy, nông trường, cơ quan, trường học, hiệu buôn, doanh trại, đường phố... đâu đâu cũng có rất nhiều báo chữ to. Thật là muôn màu muôn vẻ. Nó là báo của nhân dân. Nhân dân viết, nhân dân đọc. Nó vừa giúp Đảng chỉnh phong, vừa giáo dục và nâng cao giác ngộ chính trị của quần chúng.

Nội dung của báo chữ to là phê bình, tự phê bình, và nêu ý kiến một cách rất thiết thực, cụ thể, "nói có sách, mách có chứng”, không ngần ngại e dè. Nó đánh thẳng vào những bệnh quan liêu, chủ quan, bè phái. Nó đập vào năm thói xấu là: quan dạng, uể oải, kiêu ngạo, phô trương và sợ khó sợ khổ.

Hình thức của nó rất gọn gàng, hoạt bát, phổ thông. Phần nhiều báo chữ to viết bằng câu thơ, điệu hát, bài vè. Bất kỳ bằng hình thức nào nó đều nói thẳng vào việc, vào người, chứ không ấp úng, hoặc dài dòng "từ dây cà ra dây muống”.

Lúc đầu chưa quen, quần chúng còn hơi ngần ngại: phê bình thì sợ mất lòng, e nói không đúng sẽ mất thể diện, ngại nêu vấn đề rồi có được giải quyết chăng? ...

Cấp lãnh đạo đã chịu khó tìm mọi cách giải thích rõ ràng và cổ động quần chúng mạnh dạn nói hết ý kiến của họ. Dù những ý kiến nhỏ, cấp lãnh đạo cũng lắng nghe. Những vấn đề cần giải quyết thì giải quyết ngay, cần giải thích thì giải thích ngay.

Cũng có khi những phần tử xấu lợi dụng "đại minh đại phóng” để nói bậy. Đối với những luận điệu bậy bạ ấy, cách tốt nhất là đưa ra cho quần chúng tranh luận trắng ra trắng, đen ra đen. Như thế, quần chúng vừa lột mặt nạ bọn xấu, vừa tự giáo dục mình. Quần chúng bao giờ cũng sáng suốt.

Bây giờ, tôi xin nêu một thành phố, một huyện và một tỉnh làm thí dụ:

Thượng Hải: Nhân dân thành phố bắt đầu chỉnh phong từ 8- 3-1958. Cuộc đại hội vận động mở đầu tối hôm trước, thì sáng hôm sau báo chữ to đã dán khắp phố phường. Quần chúng hăng hái một cách không thể tưởng tượng. Cụ già Chu biết nhiều người, nhiều việc, đã hướng dân con cháu viết 1.250 tờ.

Chị Lâm Đệ đã viết 100 tờ. Khi nghe nói chị Ngô Ấp Tân viết 150 tờ, chị Đệ viết thêm 100 tờ nữa. Với tinh thần thi đua hữu nghị, chị Tân lại viết thêm 50 tờ nữa cho đủ 200 tờ.

Ở một đường phố khác, bà Lý Hà Anh, với sự giúp đỡ của chồng và các con, đã viết 300 tờ.

Đoàn thanh niên cộng sản đã tổ chức 850 đội đột kích, để’ viết giùm cho những người có ý kiến nhưng viết không được.

Từ tối ngày mồng 8 đến tối ngày mồng 9-3, các khu phố đã có hơn 2.500.000 tờ báo chữ to, để ý kiến với chính quyền (công việc vệ sinh, trật tự, trị an thuần phong mỹ tục...) và phê bình những cán bộ có tác phong và thái độ không đúng. Thí dụ: một nữ thanh niên đã phê bình một cán bộ của Đoàn như sau:

“Anh đến liên hệ với quần chúng,
Mà không nói năng, chỉ làm thinh.
Quần chúng tranh luận rất sôi nổi,
Nhưng anh không nói ý kiến mình.

Hội nghị xong, anh về trụ sở,
Chẳng giúp ích gì cho tình hình”.

Ngay trưa hôm đó, anh cán bộ viết báo tự phê bình và hứa sửa chữa.

Các cơ quan và đoàn thể đã phái nhiều cán bộ đi xem báo chữ to để’ thu thập ý kiến của quần chúng và sửa chữa những thiếu sót mà quần chúng đã nêu ra. Thấy cấp lãnh đạo có quyếl tâm, quần chúng càng hăng hái nêu ý kiến.

Từ ngày chỉnh phong, tư tưởng chính trị, đạo đức công dân và tinh thần đoàn kết của nhân dân thành phố tiến bộ rất nhanh, rất nhiều.

- Huyện Ngọc Lâm: Chỉ ba tiếng đồng hồ sau khi phát động, nhiều cán bộ đã viết 30 tờ báo chữ to. Sáu hôm sau, hương Đông Minh đã có 126.000 tờ. Trong một tháng, cả huyện có hơn 1.120.000 tờ.

Khi ra đồng làm ruộng, cán bộ và nông dân mang bút giấy theo. Lúc nghỉ việc, họ ra sức viết. Tối về đưa báo ra dán ở đình làng.

Nội dung báo là phê bình, tranh luận, khen ngợi và nêu ý kiến. Họ tranh luận sôi nổi về hai xu hướng: làm nhiều, nhanh, tốt, rẻ; hay là làm ít, chậm, xấu, đắt?

Báo chữ to đã giúp đẩy mạnh phong trào sản xuất. Thí dụ: trước chỉnh phong môi mâu ta, nông dân chỉ bón 15.000 gánh phân. Nay họ thi đua bón 50.000 gánh.

Đội sản xuất của anh Hoán Du chậm cày hai mâu ruộng đồi, anh bị báo chữ to phê bình:

“Ra sức thi đua xem ai giỏi,

Ngày đêm đấu tranh, cốt được mùa,
Hai mẫu ruộng đôi bỏ lơ lửng,
Hỏi anh: như vậy được hay thua?

Đội anh cần phải suy nghĩ kỹ,
Tư tưởng bảo thủ không ai ưa
Ai có trách nhiệm phải rõ rệt,
Phải chông hữu khuynh, phải thi đua”.

Ngay tối hôm đó, anh Hoán Du đã động viên cả đội đi cày đất và gánh phân cho hai mâu ruộng đồi.

Một xã viên thanh niên đập lại 50 kilô rơm, được 1 cân 12 lạng thóc sót lại. Anh liền viết lên báo chữ to: “Hợp tác xã ta có 600 mâu ruộng. Bình quân môi mâu có 250 kilô rơm. Cứ 50 kilô rơm sót lại 1 cân 12 lạng thóc, như vậy là môi mùa gặt xã ta đã bỏ sót độ 10 tấn thóc...”.

Kết quả là mọi người đều đập lúa cẩn thận hơn trước, không để sót thóc trong rơm.

Báo chữ to đã thúc đẩy nhân dân cả huyện hăng hái thi đua tăng gia sản xuấ't và thực hành tiết kiệm; mà phong tục tập quán cũng đổi mới và tiến bộ rất nhiều.

- Tỉnh Quảng Đông: Phát động được 20 hôm, nông dân trong tỉnh đã viết hơn 120 triệu tờ báo chữ to. Bình quân môi người nông dân đã viết năm tờ. Trên mặt báo đều là lời phê bình hoặc để’ ý kiến giữa xã viên với xã viên, giữa xã viên với cán bộ, giữa cán bộ với cán bộ và giữa cán bộ với xã viên. Cũng có cha con, anh em, vợ chồng dùng báo chữ to để tự phê bình và phê bình nhau. Vì vậy, báo đã có ảnh hưởng to, hiệu quả tốt.

Nói chung, các tờ báo đều nhấn mạnh hai việc chính: làm thế’ nào để’ cho vụ này được mùa, và chuẩn bị vụ sau cho tốt. Vài việc sau đây chứng tỏ lực lượng của báo chữ to:

Hợp tác xã Bồ Điên có 1.590 mâu lúa hạng ba, các xã viên viết hơn một vạn tờ báo phê bình. Ban quản lý lập tức khai đại hội quần chúng, và liền sau đó đã tổ’ chức bón thêm hai lần phân. Lúa hạng ba đều tốt hẳn lên và biến thành hạng nhất và hạng hai.

Quần chúng lại có sáng kiến cắm ngay báo chữ to vào những đám lúa tốt nhất và những đám xấu nhất, để cho mọi người so sánh và khen chê. Kết quả là nhiều đám lúa xấu đã biến thành tốt.

Về việc phân bón, có nông dân và cán bộ không tin môi mâu có thể bón 5.000 gánh. Họ mượn cớ rằng: không biết lây phân ở đâu, không có thời giờ và không đủ sức để’ đi tìm phân. Sau khi "đại minh, đại phóng”, quần chúng đã tìm được 153 nguồn phân. Thế’ là luận điệu bảo thủ "ba không” bị đánh tan, và phong trào trữ phân lên vùn vụt.

Quan hệ giữa người này với người khác cũng nhờ báo chữ to mà cải thiện. Như chủ nhiệm hợp tác xã Mai Hoa thường có vẻ quan dạng, quần chúng không ưa. Nay được báo chữ to phê bình, đồng chí ấy đã sửa chữa hẳn; xã viên liền viết báo khen:

“Trước kia, gọi mãi không thưa,
Nay vừa mới gọi, thì vừa đáp ngay”.

Cán bộ thật thà tự phê bình thì càng được quần chúng tin cậy và ủng hộ. Họ nói: "Cán bộ đã sửa đổi, thì chúng mình nên sẵn sàng nghe lời cán bộ”.

Báo chữ to đã làm cho con người có "năm biến hóa”: người tốt biến thành càng tốt; người lạc hậu, biến thành tiên tiến; người lười biếng, biến thành siêng năng; người dối trá, biến thành người kính trọng của công, coi hợp tác xã như nhà mình.

Do đó, mà hợp tác xã càng phát triển và càng củng cố. Như 345 hợp tác xã ở huyện Hà Nguyên, trước chỉnh phong:

Xã hạng nhất là 37%, nay tăng lên 71%.

Xã hạng nhì là 40%, nay giảm còn 20%.

Xã hạng ba là 23%, nay giảm còn 9%.

Các đồng chí phụ trách cho biết rằng: đến ngày kết thúc đợt chỉnh phong này, cả tỉnh sẽ có độ 300 triệu tờ báo chữ to.

sẵn đây, tôi xin dịch vài bài báo chữ to của hợp tác xã Xa Phúc, để các đồng chí thấy văn chương của nông dân Trung Quốc anh em.

Báo chữ to phê bình đội A:

“Tôi là ruộng mạ đội A,

Đói sống, đói chết, ai mà biết cho!

Cỏ sinh, cỏ nở cao to,

Trông vào ai chẳng ruột co, nước mắt tràn!”.

Đội A lúc đầu còn cãi lại:

“Đội tôi chỉ có ruộng trên đôi,

Không quản khó nhọc, đội thời chăm lo.

Phân bao nhiêu, cũng không vừa,

Mạ xâu vì đất xấu, chớ đổ thừa cho đội A”.

Các đội bạn tiếp tục phê bình và giúp đỡ, đội A cố gắng sửa chữa, mạ trở nên xanh tươi. Đội A tự phê bình và hứa hẹn:

“Đội tôi lạc hậu thật thà,

Ra sức sản xuất đã là mây ai!

Cảm ơn các bạn giúp sức, giúp tài,

Chúng tôi quyết tâm sửa đổi, để thành người xung phong.

Nay tuy sửa đổi còn chưa xong,

Mai sau, xin hứa sản xuất, tiến lên vòng quán quân”.

Nói tóm lại: báo chữ to là một thứ vũ khí tinh thần rất mới và rất sắc bén của nhân dân để’ đánh tan tư tưởng và tác phong cũ, để tiếp thu tư tưởng và tác phong mới. Nó giúp cho mọi người, mọi việc tiến bộ nhảy vọt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội vẻ vang.

Báo Nhân Dân, số 1619, ngày 18-8-1958, tr.3.

CÁN BỘ TRÍ THỨC
THAM GIA LAO ĐỘNG CHÂN TAY

Anh em Trung Quốc gọi là cán bộ "xuống làng, lên núi", hoặc là cán bộ "hạ phóng", nghĩa là đi xuống. Để nói cho gọn, ở đây tôi cứ tạm dùng chữ cán bộ "đi xuống".

"Đi xuống" là một dịp cho cán bộ trí thức thật sự tham gia lao động chân tay, để cải tạo và củng cố lập trường chính trị cho vững vàng, đồng thời rèn luyện thân thể’ cho cứng rắn. Như vậy, họ sẽ thành những người trí thức của giai cấp công nhân.

Từ ngày bắt đầu chỉnh phong (tháng năm năm ngoái) đến nay, đã có ba triệu cán bộ trí thức "đi xuống". Trong số đó gồm có cán bộ các cấp, các ngành và nhiều học sinh tốt nghiệp các trường đại học. Có mấy vị thứ trưởng và tướng quân cũng tham gia.

Những cán bộ "đi xuống" đều tự giác tự nguyện. Trước khi đi, họ đều kinh qua một đợt thảo luận và chuẩn bị tinh thần. Kinh nghiệm cho biết rằng trong thời kỳ "đi xuống", tâm lý của đại đa số cán bộ thường biến hóa qua ba bước:

- Khi mới đến, họ thấy người nông dân chịu khó, chịu nhọc, chất phác thật thà, làm lụng hăng hái, lập trường rõ ràng. Còn mình thì gặt không hay, cày không biết. Lúc đó, cán bộ trí thức còn tâm lý tự ti.

-      Khi đã ở lâu, thì thấy nông dân cũng có chô lạc hậu, cũng có nhiều nhược điểm. Còn mình thì cũng lao động và cũng sinh hoạt được như họ, mà trình độ chính trị thì cao hơn. Lúc đó, cán bộ trí thức nảy ra tâm lý tự mãn.

-     Khi đã được lao động dùi mài thêm và được những cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng rèn luyện thì họ nhận thức mình và nhận thức nông dân một cách đúng mức hơn. Mình dù có văn hóa, có lý luận, lao động cũng quen; nhưng về lập trường, quan điểm, tư tưởng, cảm tình giai cấp thì vân còn yếu. Muốn tự cải tạo triệt để, muốn thành người chiến sĩ tiên phong của giai cấp công nhân, thì phải bền bỉ rèn luyện hơn nữa trong lao động và trong quần chúng.

Còn đối với nông dân thì cán bộ trí thức nhận rằng họ sẵn có những đức tính rất tốt: cần cù, chất phác, thật thà, lập trường giai cấp vững chắc, cảm tình giai cấp nồng nàn. Họ kiên quyết đi theo Đảng để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vì nông thôn hợp tác hóa mới vài ba năm, ảnh hưởng xã hội cũ (như tự tư, bảo thủ, tản mạn...) còn ít nhiều lai láng trong đầu óc một số nông dân. Cho nên giáo dục nông dân là một nhiệm vụ rất quan trọng của Đảng.

*

* *

Sau đây là vài kinh nghiệm thực tế:

Trong đợt đầu, trường Đại học Nhân dân Bắc Kinh có 288 cán bộ "đi xuống”, trong số đó gồm:

-      94 đảng viên,

-      103 đoàn viên, thanh niên,

-      91 cán bộ ngoài Đảng.

-      Có 40 phụ nữ và 25 người xuất thân từ gia đình công nông.

- 160 giáo sư và giáo viên. Còn những người khác là chủ nhiệm, khoa trưởng, thầy thuốc,...

Trước ngày lên đường, họ đã thảo luận hai mươi hôm để giải quyết những thắc mắc riêng, như: lo đi lâu thì nghiệp vụ sẽ bị bê trê, lo cho tiền đồ, lo cho sức khỏe,...

Những ngày đầu về nông thôn, tất cả cán bộ đều cố gắng khắc phục ba khó khăn:

Vấn đề ăn - trước quen ăn kiểu thành thị, nay phải ăn như nông dân, nuốt không xuống. Nhưng vì đói, phải cố gắng ăn. Mươi hôm đầu, một phần ba cán bộ đau bụng!

Độ nửa tháng sau, lao động đã làm cho sức ăn của họ tiến bộ, chẳng những hết đau bụng, mà còn ăn được rất nhiều. Và trong quá trình lao động, họ nhận thức rằng một hột cơm, một củ khoai đều tốn bao nhiêu mồ hôi nước mắt làm ra, cho nên họ biết quý trọng, biết tiết kiệm cơm gạo.

Vấn đề ngủ - đại đa số cán bộ trước kia quen một mình một buồng, có đèn điện và quạt máy. Nay thì giường này kê giường khác trong gian nhà tranh của nông dân; năm ba người cùng chung một ngọn đèn dầu. Vài hôm đầu, nhiều người có hơi khó chịu.

Tuy điều kiện ăn và ở như vậy, nhưng không ai than phiền.

Vấn đề làm - đối với cán bộ trí thức, khó khăn này thật là to. Thí dụ: Bới lạc là một công việc nhẹ, nhưng phải làm liên tiếp suốt ngày và ngày này sang ngày khác. Phải cúi lom khom mà làm. Vài ba giờ sau, nhiều đồng chí đau lưng, đau chân, không cúi được, phải quỳ mà làm. Khi muốn đứng dậy, không đứng nổi! Đó là chưa kể’ những công việc nặng như cuốc đất. Mùa đông giá rét, đất rắn như gang, cuốc được vài thước, thì đau cả ruột, bỏng cả tay.

Mấy hôm đầu, ai cũng đau tay, đau lưng và đau chân. Tối về nhà, bê được hai chân lên giường là một cố gắng lớn.

Tuy vậy, không ai chịu khuất phục trước khó khăn. Tay phồng chăng? không sợ, cứ tiếp tục làm, ít hôm thì tay sẽ chai, không phồng nữa. Đau lưng, đau chân chăng? không sợ, cứ làm, mấy hôm làm quen, thì sẽ hết đau.

Độ nửa tháng sau, mọi người đều thấy rằng lao động chân tay làm cho sức họ càng ngày càng mạnh. Có những đồng chí thân thể gầy gò, tinh thần suy yếu, vì cố gắng lao động mà ngày càng khỏe thêm.

*

* *

Qua được ba cửa quan, tức là ăn quen, ở quen, làm quen, đại đa số cán bộ đều phấn khởi vì đã biết cày, biết cây, biết nuôi lợn, biết đánh xe,...

Ai cũng giành lấy việc nặng mà làm. Ai cũng đi sớm về muộn.

Mồng một Tết là ngày nghỉ, nhưng vì việc thủy nông đang lở dở, tất cả cán bộ đều đi làm. Hôm đó tuy trời rét dưới 14 độ, nhiều đồng chí đã lội xuống nước để’ vét mương. Họ vừa làm vừa hát để’ khuyến khích lân nhau.

“Đất rét mặc đất, trời rét mặc trời

Ta quyết tâm thủy lợi kịp thời làm cho xong”.

Để tích trữ phân, nhiều nữ giáo sư sáng dậy đến các nhà nông dân đổ thùng nước tiểu, ban ngày đi làm, tối lại thắp đuốc đi nhặt phân. Trong một tháng, có người đã nhặt được hơn mười lăm gánh phân.

Một hôm, nữ đồng chí Trịnh Văn Mân bị cảm rét, ngất đi. Khi tỉnh lại, đòi tiếp tục lao động. Anh em ngăn không được, bèn khóa đồng chí ấy ở trong nhà. Nửa giờ sau, lại thấy đồng chí Trịnh ra cuốc đất. Mấy thí dụ ấy, chứng tỏ lòng hăng hái của cán bộ "đi xuống”.

Lao động khó nhọc và khẩn trương, nhưng đại đa số cán bộ môi tháng chỉ nghỉ một hoặc hai ngày chủ nhật; họ làm việc rất say mê.

Trước khi "đi xuống”, nhiều cán bộ trí thức xem nhẹ nông nghiệp, xem khinh người nông dân. Từ ngày về xã, họ thấy nông nghiệp là cực kỳ quan trọng đối với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nó quan hệ đến đời sống của hàng trăm triệu đồng bào, và nông thôn có một tiền đồ vẻ vang vô hạn. Họ thấy người nông dân lao động có những phẩm chất rất cao quý: siêng năng, tiết kiệm, ngay thẳng, có sao nói vậy, nói với làm nhất trí, yêu quý hợp tác xã như gia đình mình.

Do trực tiếp tham gia sản xuất mà cán bộ trí thức nhận rõ hơn tính chất quan trọng của nông nghiệp, nhận rõ phương châm và chính sách của Đảng đối với nông nghiệp là rất đúng. Họ dần dần tăng cường quan điểm lao động và tập quán yêu lao động chân tay; họ biết yêu quý người nông dân lao động.

Do sự nhận thức đó mà nhiều cán bộ đã có ý muốn lao động suốt đời ở nông thôn, để trực tiếp góp phần vào việc xây dựng nông nghiệp theo chủ nghĩa xã hội.

Trước kia thấy cha mẹ, anh em mình đã tiếp thụ cải tạo, những đồng chí xuất thân từ giai cấp bóc lột tưởng như thế là xong xuôi, mà mất cảnh giác. Nay tham gia những cuộc đấu tranh giai cấp của quần chúng, các đồng chí ấy kiểm điểm lại tư tưởng chủ quan của mình, lại được sự giáo dục của quần chúng, mà lập trường cách mạng của họ được vững vàng hơn.

Hợp tác xã nông nghiệp ở đây tuy mới tổ chức vài ba năm nay, nhưng tính tập thể và tính kỷ luật của nông dân đã rất rõ rệt. Khi đội trưởng và tổ trưởng phân phối công việc, các xã viên đều vui vẻ làm, không ai kèn cựa việc nặng, việc nhẹ.

Khi có chỉ thị hoặc lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ, họ đều hăng hái thi hành, không hề kêu ca khó dê. Khi có những công việc to lớn, như chống hạn, chống lụt, toàn cả xã kéo nhau đi làm, không chờ ai đốc thúc. Những điều đó đã làm cho cán bộ trí thức suy nghĩ nhiều và liên hệ sâu sắc. Họ thấy rằng lực lượng tập thể là vô cùng vĩ đại, tài năng của cá nhân chẳng qua là một hột cát ở biển Đông. Họ thấy rằng chủ nghĩa cá nhân và tư tưởng danh lợi là những cái xấu xa cần phải gột sạch.

*

* *

Lao động là trường học, nông dân là thầy dạy cán bộ trí thức đã cải tạo được lập trường và rèn luyện được thân thể. Đồng thời họ cũng góp phần vào việc phát triển văn hóa và cải tiến kỹ thuật ở nông thôn. Họ đã giúp nông dân cải tiến nhiều thứ nông cụ, xây dựng trạm điện và lập hơn ba mươi nhà máy nhỏ làm xi măng, phân hóa học, thuốc diệt sâu,...

Với một cái lò than, hai cái thau rửa mặt cũ và mấy cái chai, một nhóm cán bộ đã thí nghiệm thành công làm giây và bông nhân tạo bằng các thứ cỏ. Với tre và gô, họ đã làm xe đạp nước, năng suất hai người đạp bằng ba mươi người gánh. Nông dân đặt tên là "vua rồng”.

Họ đã cùng nông dân xây dựng nhiều trường trung học và tiểu học. Và một "Trường đại học Hồng Chuyên”. Trường đại học này có những cụ lão nông làm giáo sư. Cán bộ trí thức vừa giúp các cụ chuẩn bị tài liệu, tổng kết kinh nghiệm, vừa làm trợ giáo. Trường có những khoa: máy móc, chất đất, phân bón, thú y, trồng trọt, hóa học, kế' toán,...

Tất cả cán bộ đều tham gia hoạt động văn nghệ và bình dân học vụ. Họ đã giúp hơn 2.300 nông dân xóa nạn mù chữ.

Nhiều cán bộ đã kết hợp trí thức chuyên môn của mình trong việc giúp nông dân sản xuất. Cũng có cán bộ vừa làm vừa học mà trở nên chuyên gia. Như nữ đồng chí Tống Thiệu Bân, nguyên là một giáo viên dạy các tiếng nước ngoài, nay đã thành thầy thuốc, chữa dê, chữa lợn. Một giáo sư lịch sử đã trở nên người thợ đóng xe đạp nước,...

Lao động cũng là một “viên đá thử vàng” để thây rõ tinh thần trách nhiệm của những người cán bộ “đi xuống”. Thí dụ: Định thử dùng vỏ cây hạnh đào chế' một thứ phân bón ruộng, nhóm cán bộ ở làng Thanh Thủy giao việc này cho giáo sư A. A vào thành phố nghiên cứu, sau một tháng, A kết luận rằng ở nông thôn thiếu điều kiện, không làm được.

Đến cán bộ B thí nghiệm mấy lần thất bại, rồi cũng bỏ.

Tiếp đến nữ đảng viên Lương Tự Hoa kiên trì thí nghiệm hơn năm mươi lần vân thất bại. Nhưng đồng chí Lương nói: Vì lợi ích của nông dân, phải quyết tâm làm cho kỳ được. Kết quả thí nghiệm đến năm mươi lăm lần, đồng chí Lương đã thành công.

Việc đó đã giáo dục các cán bộ trí thức rằng: cần phải “hồng” trước, “chuyên” sau thì mới phục vụ được nhân dân.

Thạc sĩ đi gánh phân, giáo sư đi đào đất. Có lẽ một số cán bộ trí thức Việt Nam ta cho như thế' là “bần cùng hóa trí thức”. Nhưng anh em trí thức Trung Quốc lại tự hào như thế' là vẻ vang.

Nói tóm lại: trực tiếp tham gia lao động chân tay ở nông thôn đã giúp cán bộ trí thức cải tạo, trở nên đã “hồng” lại “chuyên”. Đồng thời cán bộ trí thức lại giúp nông dân tiến bộ nhảy vọt trong công việc phát triển văn hóa và cải thiện kỹ thuật.

Nông dân viết nhiều thơ trên báo chữ to để bình nghị thành tích của cán bộ trí thức "đi xuống". Tôi xin dịch vài bài như sau:

Khen người cán bộ trí thức:

“Hăng hái lao động, Như người nông dân Chỉ khác một chút:

Mang đôi kính dâm”.

Khen thành tích của cán bộ trí thức:

“Đánh đổ tư tưởng bảo thủ, Khoa học khắp nơi nở hoa.

Xây dựng Đại học “Hông Chuyên ”
Bồi dưỡng công nông chuyên gia”.

Khen nữ đồng chí Tống Thiệu Bân:

“Tay xách mấy lọ thuốc

Chữa bệnh lợn và dê,

Nông dân khen cán bộ: Giỏi ghê!”.

Khen việc phát triển các trường học do cán bộ "đi xuống" giúp xây dựng:

“Hỡi cô con gái má hồng

Vào trường trung học, có chồng hay chưa?

Học giỏi thì ai chả ưa,

Lý luận cũng thạo, cày bừa cũng oai.

Gửi cô một đóa hoa nhài

Một bài tâm sự, một bài thơ nôm”.

Báo Nhân Dân, số 1621, ngày 20-8-1958, tr.3.

CHI BỘ

Đảng Cộng sản Trung Quốc có gần 11 triệu đảng viên, hàng chục vạn chi bộ. Đoàn Thanh niên cộng sản có 24 triệu đoàn viên.

Ở xí nghiệp và nông thôn, bộ đội và trường học, khu phố và cơ quan, chi bộ biến chính sách và quyết tâm của Đảng cùng Chính phủ thành chính sách và quyết tâm của toàn dân. Khắp cả nước, chi bộ là nòng cốt, là động lực làm cho các ngành kinh tế' và văn hóa tiến bộ nhảy vọt.

Ví dụ: ở nhà máy Trùng Khánh, đảng viên chiếm 17% tổng số công nhân, chi bộ đã đẩy mạnh thi đua năm việc: lãnh đạo và công tác chính trị, liên hệ với quần chúng, tăng gia sản xuất và học tập đều đặn.

Để thi đua tốt, chi bộ nhấn mạnh việc lãnh đạo tư tưởng và cải tiến cách lãnh đạo.

Các đồng chí lãnh đạo chi bộ, công đoàn và hành chính cùng ăn, cùng ở, cùng lao động với anh em công nhân. Ít nhấ't, môi ngày phải tham gia sản xuấ't nửa ngày. Như vậy, chi bộ tập trung được trí tuệ và kinh nghiệm của quần chúng để’ lãnh đạo tốt quần chúng, trong công việc tìm ra được nhiều biện pháp, thực hiện nhanh, kết quả tốt.

Đảng viên phải làm gương mâu đoàn kết quần chúng, đẩy mạnh thi đua. Như trong tháng 5-1958, công nhân xí nghiệp đề ra 741 điều cải tiến kỹ thuật, thì 310 điều là do đảng viên đề ra. Có những đề nghị đã tăng năng suất gấp 1.000 lần.

Chi bộ còn tổ chức những đội đột kích để giúp anh em công nhân ngoài Đảng nâng cao năng suất. Môi đảng viên phải học tập chính trị, văn hóa và kỹ thuật, đồng thời phải kết bạn thân thiết với mấy công nhân và giúp cho bạn tiến bộ. Do chi bộ lãnh đạo thiết thực và chặt chẽ, mà phong trào thi đua ngày càng phát triển và củng cố.

*

* *

Bây giờ, tôi xin nêu một chi bộ ở nông thôn có hơi đặc biệt để các đồng chí tham khảo: chi bộ của hợp tác xã nông nghiệp Ô Đình (tỉnh Sơn Tây):

Hai năm trước đây, các xã viên làm ăn uể oải, không tôn trọng của công, để chết hơn 80 con bò, hư hỏng 130 nông cụ. Trong 385 hộ thì hơn 200 hộ kêu thiếu lương ăn. Văn hóa và vệ sinh rất kém. Nói tóm lại tình trạng hợp tác xã rất tiêu điều.

Từ ngày bắt đầu chỉnh phong, chi ủy nhận rõ phải chuyển, mà trước hết là phải chuyển tư tưởng chính trị. Bước đầu, chi bộ tổ chức:

-     Một trường học của Đảng, môi tháng lên lớp ba tối. Dạy đường lối và chính sách của Đảng, A, B, C chủ nghĩa Mác - Lênin, nhiệm vụ của đảng viên, đạo đức cộng sản.

-     Một trường Đoàn do Đoàn Thanh niên lập. Dạy điều lệ và cương lĩnh của Đoàn, thái độ lao động, đạo đức cách mạng.

-     Một trường học chính trị của dân. Dạy quan hệ đúng đắn giữa cá nhân và tập thể, đức tính cần kiệm, con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Chi bộ định môi tháng có một ngày của Đảng, một ngày của Đoàn, một ngày của dân để kết hợp giáo dục với đời sống thực tế, mở rộng phê bình và tự phê bình, nâng cao tư tưởng, sửa đổi lề lối làm việc, giải quyết những vấn đề cụ thể trong đời sống hàng ngày.

Chi bộ tổ chức:

-      Một câu lạc bộ với những thứ giải trí lành mạnh, những buổi nói chuyện và thảo luận các vấn đề có quan hệ đến nhân dân.

-       Một phòng triển lãm các thứ tuyên truyền.

Các đồng chí Ô Đình gọi là chế' độ "ba trường, ba ngày, một bộ, một phòng”.

Hoạt động của chế' độ ấy kết hợp chặt chẽ với nhau thành một lực lượng mạnh mẽ tấn công vào tư tưởng tư sản. Khi làm, khi học, khi nghỉ, khi chơi, người ta luôn luôn trông thấy hình ảnh của chủ nghĩa xã hội. Ví dụ: để chống lãng phí:

-      Ba trường thì giảng giải ý nghĩa, nâng cao tư tưởng xã hội chủ nghĩa của đảng viên, đoàn viên và xã viên.

-      Ba ngày thì đưa sự thực lãng phí cho quần chúng thảo luận rộng rãi, phê bình sâu sắc những người đã lãng phí, khen ngợi đúng mức những người đã tiết kiệm.

-      Câu lạc bộ thì đặt nhiều bài vè và câu hát về lãng phí và tiết kiệm, đầu làng cuối xóm đều hát, đều nghe.

-      Phòng triển lãm thì trưng bày những bức vẽ, con số ai đã lãng phí, lãng phí cái gì, lãng phí đã có hại cho hợp tác xã, cho môi một xã viên thế nào.

Kết quả đã gây thành một phong trào sôi nổi chống lãng phí, quần chúng tự động đề nghị nhiều cách hợp lý hóa, và yêu cầu tăng cường chế' độ phụ trách.

Lại như vấn đề tiết kiệm lương thực. Có một số ít xã viên nói: "Ai có nhiều gạo thì ăn nhiều. Đó là việc riêng của cá nhân, không can gì đến Nhà nước”.

Ba trường thì phê bình tư tưởng sai lầm ấy, nêu rõ tiết kiệm hay là không tiết kiệm lương thực rất quan hệ đến vấn đề xây dựng hay là không xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Ba ngày thì đưa sự thật của những người đã tiết kiệm và những người không tiết kiệm để quần chúng thảo luận; làm cho mọi người thấy rõ lãng phí lương thực có hại cho Nhà nước, cho hợp tác xã và cho bản thân xã viên ấy.

Câu lạc bộ thì tổ chức những buổi nói chuyện. Các cụ lão so sánh đời sống cực khổ trước kia với đời sống tiến bộ hiện nay, nhắc lại đời sống A và B ngày trước phải đi ở cho địa chủ, đói rách nhục nhã thế nào; nay được chia ruộng, có vợ, có nhà, làm ăn khá giả, vì sao không chịu tiết kiệm? Trước những cuộc phê bình như vậy, A và B đã thấm thía, cảm động, và quyết tâm sửa chữa.

Phòng triển lãm thì trưng bày những kinh nghiệm và kết quả tốt của các xã viên đã thực hành tiết kiệm.

Nhờ sự giáo dục liên tục ấy, mà nửa năm năm 1957, bình quân môi người đã tiết kiệm được 33 kilô lương thực.

*

* *

Khi bước vào thực hiện chế' độ "ba trường, ba ngày, một bộ, một phòng”, chi bộ phải vượt nhiều khó khăn. Trước hết là thiếu người phụ trách. Cán bộ người thì bận việc này, người thì bận việc khác, mà việc nào cũng là "trọng tâm”. Nông dân thì chưa quen đi học, người thì đến muộn, người thì về sớm, làm cho lớp học kém trật tự. Và còn nhiều khó khăn khác.

Sở dĩ không khắc phục được khó khăn ấy, là vì tư tưởng của đảng viên và đoàn viên chưa thông, họ chưa có quyết tâm thực hiện chế độ ấy.

Để chuyển biến tình trạng đó, chi ủy nêu ra cho toàn thể đảng viên và đoàn viên thảo luận hai vấn đề:

-     Không đẩy mạnh công tác tư tưởng chính trị, có được không?

-      Vì sao cần phải học tập?

Đồng thời làm cho mọi người thấm thía những kinh nghiệm đau xót của năm ngoái: vì không chú trọng công tác chính trị mà mọi người đã uể oải và tiêu cực, mùa màng đã sút kém, hợp tác xã đã gần tan...

Toàn thể đồng chí ý kiến đã nhất trí, đều quyết tâm vượt khó khăn, để thực hiện đầy đủ kế hoạch công tác chính trị của chi bộ.

Chi ủy phân công rành mạch cho môi đảng viên và đoàn viên; sắp xếp công việc một cách hợp lý, để cán bộ và nhân dân có thời gian học tập, thời gian làm việc.

Từ đó, chế' độ "3 - 3 - 1 - 1” được thực hiện đầy đủ. Mọi người đi học, đi họp đều đặn. Ai cũng phấn khởi. Những đảng viên và đoàn viên trước kia lạc hậu, nay đều tích cực. 94% xã viên đều ra sức thi đua. Mùa này bị hạn, nhưng thu hoạch vân hơn mọi năm. Cả xã đã xóa xong nạn mù chữ và diệt hết bốn thứ có hại (ruồi, muôi, chuột và chim sẻ). Nhà cửa, vườn tược, đường sá đều sạch sẽ, gọn gàng. Khắp trong xã, nhà nào cũng thóc đầy bồ, ngô đầy cót; và chô nào cũng có cây tốt, hoa tươi...

Từ một xã rất lạc hậu, nhờ chi bộ lãnh đạo tốt mà Ô Đình đã trở nên một xã tiến bộ nhảy vọt về mọi mặt.

Báo Nhân Dân, số 1622,

ngày 21-8-1958, tr.3.

TRẢ LỜI BẠN ĐỌC

Sau khi báo Nhân Dân đăng những bài “Mây kinh nghiệm Trung Quốc mà chúng ta nên học", tôi nhận được nhiều thư các bạn đọc gửi đến. Tôi cảm ơn các đồng chí, và xin trả lời tóm tắt như sau:

- Sao gọi là tiến bộ nhảy vọt?

Từ chô tiến bộ từng bước, Trung Quốc đang tiến bộ rất nhanh, tiến bộ như nhảy vọt. Ví dụ:

* Vê công nghiệp, so với sáu tháng đầu năm 1957, thì sáu tháng đầu năm 1958 tiến bộ:

Tháng 1 - 14%

Tháng 2 - 18%

Tháng 3 - 29%

Tháng 4 - 42%

Tháng 5 - 46%

Tháng 6 - 55%

Như thế' là chẳng những so với năm ngoái thì năm nay tiến bộ rất nhiều, mà trong năm nay tháng sau so với tháng trước cũng tiến bộ rất nhanh. Chỉ trong mấy tháng, các tỉnh, các huyện và các hương đã xây dựng hơn 30 vạn nhà máy và hầm mỏ hạng vừa và nhỏ, các hợp tác xã nông nghiệp cũng xây dựng hơn ba triệu cái. Phần lớn những nhà máy và hầm mỏ ấy đều nhằm phục vụ nông nghiệp.

Mới nghe thì chắc các đồng chí đều ngạc nhiên: có những huyện như huyện Phì Đông (tỉnh An Huy), trong mấy tháng đã lập hơn 7.000 nhà máy và hầm mỏ, nhân dân trong huyện đã góp 16 triệu đồng làm tiền vốn, và nhường ra 18.000 gian nhà để làm xưởng. Nay huyện đã tự túc về sắt để làm nông cụ và 9.000 tấn xi măng để xây cống.

Theo nguyên tắc tiêu tiên ít mà sản xuất nhiều, năm nay, tiền vốn thêm vào công nghiệp nặng là 4%, mà giá trị sản xuấ't tăng 30%.

Giá thành giảm được 7,6%.

Năng suất lao động bĩnh quân tăng 24%.

* Vê nông nghiệp, mùa chiêm năm nay, Trung Quốc thu hoạch hơn 50.500.000 tấn. So với năm ngoái tăng 69%, đã vượt mức sản xuất lúa mì của Mỹ hai triệu tấn.

Những tỉnh xưa nay lạc hậu như Cam Túc (85% là núi), Tân Cương (90% là cát), Thanh Hải, Ninh Hạ... năm nay cũng thu hoạch hơn năm ngoái 62%. Đảng và nhân dân các tỉnh ấy đã đặt kế hoạch đến năm 1962 thì:

-       Lương thực sẽ tăng gấp sáu lần,

-       Các thứ đô có dầu gấp bảy lần,

-     Bông gấp 11 lần, và bình quân môi năm môi người sẽ có 1.500 kilô lương thực.

Vụ chiêm năm nay, môi mâu tây thu hoạch độ tám tấn trở lên.

Vì sao bà con nông dân Trung Quốc đạt được những thắng lợi to lớn ấy?

Rất dễ hiểu.

Một là họ ra sức làm thủy nông. Họ làm ngày, làm đêm. Trong ba, bốn tháng, kết quả bằng tám năm trước cộng lại.

Hai là họ ra sức bón phân. Bình quân môi mâu tây họ bón 180 đến 300 tân, có nơi còn nhiều hơn nữa. Phần nhiều là phân bùn, phân xanh (ở Việt Nam ta hiện nay môi mâu bón nhiều nhất là chín tấn, kém Trung Quốc rất nhiều).

Ba là họ ra sức cải tiến kỹ thuật. Đến tháng 6 năm nay, họ đã cải tiến hơn chín vạn loại nông cụ và những loại ấy đã được phổ biến hơn 60 triệu cái (ở nông thôn ta, việc dùng loại cày 51 vân đang còn ì ạch, chưa được phổ biến rộng!).

-     Vì sao mà tiến bộ nhảy vọt được?

Trả lời tóm tắt thì có thể nói: Vì kết quả của cuộc chỉnh phong. Nói kỹ hơn một chút, thì:

-    Vì kinh tế' đã được cải tạo. Ở nông thôn thì toàn thể nông dân đã tham gia hợp tác xã nông nghiệp, làm ăn theo lề lối mới. Đó là một lực lượng rất to lớn của hơn 500 triệu nông dân có tổ chức, có giác ngộ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, khó khăn gì họ cũng vượt được, việc to lớn mấy họ cũng làm được. Như chỉ trong ba, bốn tháng, lại là mùa đông rét mướt, mà họ đã xung phong làm thủy nông nhiều bằng số thủy nông tám năm trước cộng lại. Lại như cũng một đám ruộng ấy, trước đây môi mâu tây chỉ thu hoạch được non hai tấn thóc, mà nay thu hoạch hơn 277 tấn.

-    Giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, giác ngộ càng cao, kỹ thuật càng tiến, kỷ luật lao động càng nghiêm, năng suất lao động càng tăng. Nhiều công nhân trong mấy tháng đã làm xong sản lượng của kế hoạch 5 năm thứ hai. Liên minh công nông ngày càng củng cố, ví dụ: Một nhóm nông dân đến thăm nhà máy dệt Thượng Hải, đã nói với anh em công nhân: "Các đồng chí cứ ra sức thi đua sản xuất cho nhanh, nhiều, tốt, rẻ. Nhà máy cần bao nhiêu bông, chúng tôi cũng đảm bảo cung cấp đầy đủ”.

Công thương nghiệp tư bản đã được cải tạo theo chủ nghĩa xã hội. Ai cũng hăng hái tham gia xây dựng Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Không còn cách kinh doanh ích kỷ và lạc hậu, không còn lớp người bóc lột và ăn bám nữa.

Vậy là sức sản xuất đã được giải phóng hoàn toàn.

-    Những tư tưởng bảo thủ, nó ràng buộc trí tuệ của con người, đã bị đánh bại. Tư tưởng mới, tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã được mở mang. Cho đến nay, vì mê tín mà người ta tưởng rằng khoa học và kỹ thuật là rất cao xa, huyền bí. Nay hàng trăm triệu người công nông đang mạnh dạn tiến công vào mặt trận khoa học và kỹ thuật. Một ví dụ:

Trước kia, hê nói đến lập nhà máy điện, thì ai cũng nghĩ rằng phải có thiết kế' kỹ, tiền vốn sẵn, chuyên gia thông thạo, ngày giờ đầy đủ, v.v.. Nay chỉ có một bác thợ rèn, một anh thợ mộc với các xã viên của một hợp tác xã, và cũng chỉ trong năm ngày, năm đêm, họ đã xây xong một nhà máy điện. Hiện nay, ở nhà máy điện ấy, một người nông dân (chủ nhiệm hợp tác xã) làm giám đốc, và một cô bé học sinh (tốt nghiệp cao đẳng tiểu học) làm kỹ sư.

Vậy là tư tưởng được giải phóng hoàn toàn.

-    Một điều nữa giúp cho nhân dân Trung Quốc tiến bộ nhảy vọt là chí khí anh hùng của họ. Mọi người đều tự hào mình là người chủ của nước nhà, đều hiểu rằng nhiệm vụ thiêng liêng của người chủ là phải ra sức thi đua làm cho dân giàu, nước mạnh, ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội. Họ nhận thức sâu sắc rằng muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội để được sung sướng muôn đời, thì bước đầu phải chịu cực, chịu khổ, phải vượt mọi khó khăn, như nhân dân Liên Xô đã từng thắt lưng, buộc bụng, phấn đấu hy sinh suốt mười tám năm để xây dựng đất nước, mới có hạnh phúc như ngày nay.

Vậy là mỗi người công dân là một chiến sĩ anh dũng trong sự nghiệp xây dựng Tô’ quốc xây dựng xã hội mới.

-     Điều chủ chốt làm cho nhân dân Trung Quốc tiến bộ nhảy vọt là sự lãnh đạo sáng suốt và chặt chẽ của Đảng từ trung ương đến các chi bộ ở các ngành, các nơi. Các đồng chí Trung Quốc gọi "chính trị là linh hồn, là thống soái”. Thật vậy, trong mọi công việc, mọi chính sách, chi bộ (Đảng và Đoàn) đều làm gương mâu, làm đầu tàu, lôi cuốn toàn dân thực hiện chính sách của Đảng và của Chính phủ.

-      Nông dân Trung Quốc đối với hợp tác xã nông nghiệp như thếnào?

Họ hiểu rằng hạnh phúc của họ và của con cháu họ gắn liền với hợp tác xã. Vì vậy, họ yêu quý hợp tác xã như gia đình họ, có thể’ nói hơn gia đình họ. Ví dụ:

Làng Đông Thôn bị cháy. Tất cả xã viên hy sinh nhà mình mà ào đến cứu chữa hợp tác xã trước đã.

Ông cụ Lưu ngoài 80 tuổi, trước là bần nông. Khi ốm nặng, cụ gọi các con đến hỏi: "Sau khi ta chết, các con sẽ chôn cất thế' nào?”.

Anh Ba thưa: "Tính cha thích nghe âm nhạc, chúng con sẽ mời mấy ban nhạc giỏi nhất trong huyện đến đưa đám”. Ông cụ lắc đầu.

Anh Hai thưa: "Chúng con sẽ mua một bộ quan tài rất tốt”. Ông cụ lắc đầu.

Anh Cả thưa: "Suốt đời cha khó nhọc cực khổ’. Nay nhờ Đảng, nhờ tập thể’ mà nhà ta làm ăn đã khá. Vậy các con sẽ tổ chức đưa đám đàng hoàng...”.

Ông cụ ngắt lời, và bảo: "Mày là một cán bộ mà cũng nói như thế' à?”... Cụ Lưu nói tiếp: "Sau khi ta chết, các con chỉ thay cho ta bộ áo quần mới đã may sẵn, mua cho ta một bộ quan tài xoàng, và đưa chôn ta trên núi để khỏi choán đất của hợp tác xã. Còn số tiền các con dành dụm để’ làm đám cho ta thì đưa góp thêm cho xã làm tiền vốn để’ phát triển sản xuất...".

- Đối với mồ mả, người Trung Quốc trước đây cũng hay tin địa lý. Vì vậy, mồ mả choán đất nhiều, làm cho cày bừa khó. Như ở Liêu Ninh, có hơn tám triệu ngôi mả, chiếm hơn 24 vạn mâu đất. Môi mùa ít nhất cũng thiệt mất 24 vạn tấn thóc. Vì vậy, các cụ nông dân già đã đề nghị dời mả vào một nơi. Các cụ nói:

"Ra sức tăng gia sản xuất để’ nuôi nấng cha mẹ già, thế’ mới thật là Hiếu.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội để tạo phúc cho con cháu, thế’ mới thật là Từ".

Theo đề nghị của các cụ, nông dân xây những vườn trên núi để làm nghĩa địa công cộng; dời tất cả mồ mả vào đó. Trong vườn, họ trồng hoa và cây ăn quả, xem rất xinh tươi. Các cụ già, các thanh niên và các "thầy địa" hăng hái nhất trong việc này. Ông cụ Hòa Xuân, 81 tuổi, ngắm nghía "công viên" mới và nói: "Mồ mả chỉnh tề, hoa thơm cây tốt, đối với tổ tiên, như thế’ còn gì hơn nữa!". Cụ bà Cầm Cao nói: "Khi sống có đoàn thể, chết có nghĩa địa chung, thế’ là sống vui vẻ, chết cũng vui vẻ".

Phong trào dời mả lan gần khắp nơi. Anh em nông dân đã có bài thơ như sau:

Tô’ tiên ta ngày trước,

Chịu khổ nghìn muôn đời, Chỉ mong được giải phóng, Khi chết vẫn ngậm ngùi Nay con cháu sung sướng, Chín suôi cũng ngậm cười. Không muôn hài côt mình,

Trở ngại công việc người Mả vào vườn công cộng, Hương hồn càng thư thới. Cùng nhau xem con cháu Xây dựng xã hội mới...

Những chuyện ấy đủ tỏ rõ tinh thần tập thể của anh em nông dân Trung Quốc rất cao.

-     Về văn hóa: Nông dân tự mình lập ra nhiều trường trung học và đại học. Công nhân các xí nghiệp cũng vậy (như 100 nhà máy ở thành phố Thẩm Dương đã lập 169 trường trung học chuyên nghiệp). Các trường đại học thì tự mình xây dựng nhà máy (như Trường đại học Bắc Kinh chỉ trong vài tháng đã xây dựng hơn 200 nhà máy).

-     Thế là người công nông và người trí thức hợp làm một, lý luận và sản xuất cùng đi đôi. Nước nhà sẽ có hàng triệu cán bộ đã "hồng" lại "chuyên".

Hiện nay có hơn 90 triệu người tham gia bình dân học vụ và 445 huyện đã thanh toán xong nạn mù chữ.

Nhi đông: Các em cũng tiến bộ nhảy vọt (...). Toàn thể nhi đồng vừa siêng học, vừa hăng hái tham gia lao động.

-     Phụ nữ: Lênin có nói: "Phụ nữ được thật sự giải phóng, thì giai cấp công nông mới thật sự giải phóng". Ngày nay chị em phụ nữ Trung Quốc đang cùng với nam giới tiến bộ nhảy vọt. Ví dụ:

Nữ đồng chí Trương Thu Hương, nguyên là bần nông, nay là Anh hùng lao động nông nghiệp. Trong ba vụ liền, đồng chí ây đã sản xuất môi mâu tây 7 tấn rưỡi bông. Đồng chí Trương đã có hơn 100 thứ phát minh và kinh nghiệm về nghề trồng bông.

Nữ đồng chí Vương Thúc Trân, ở Nhà máy dệt Thiên Tân, một mình coi 11.600 cái thoi, mà chất lượng vải 100% tốt.

Đồng chí Uất Phụng Anh, ở xưởng chế tạo máy móc Liêu Ninh, tăng năng suất gấp 15 lần, trong 4 tháng làm xong kế' hoạch 5 năm lần thứ hai.

Ở xã Xuân Hòa, đàn ông đi làm thủy nông hết. Ở nhà có 515 phụ nữ có sức lao động, mà việc mùa màng cần đến 7.600 ngày công. Để giải quyết vấn đề nhân công, chi bộ đề nghị làm xe cút kít, môi xe có thể’ chở 170 kilô, tức là gấp 4 người gánh. Chỉ trong 6 hôm, các chị em đã đóng được 471 chiếc xe, thế' là vấn đề sức lao động được giải quyết tốt.

Để’ nâng cao sức lao động hơn nữa, 32 vạn phụ nữ ngoại ô Bắc Kinh đang thực hiện "bốn hóa”:

Tổ chức lớp dạy trẻ, vườn trẻ và nhà gửi trẻ cho 13 vạn cháu bé - thế' là việc nuôi và dạy trẻ "tập thể hoá”.

Tổ chức 1.849 nhà ăn công cộng. Phụ nữ khỏi phải nấu thổi riêng - thế' là việc ăn uống "công cộng hoá”.

Xây dựng 700 tổ may máy - thế' là việc may mặc "cơ giới hoá”.

Tổ chức 246 tổ xay bột mì bằng máy - thế' là công việc xay giã "cơ giới hoá”.

Nhờ vậy mà chị em khỏi bận bịu, sức lao động tăng gấp đôi. Họ lại tổ chức thành những đại đội và tiểu đội công tác.

Chị em đã phấn khởi ca tụng kết quả ấy như sau:

Nay thật giải phóng hoàn toàn,

Nấu cơm, may áo, tập đoàn làm chung.

Cày ruộng và làm thủy nông,

Thách thi đua với nam giới, xem ai anh hùng hơn ai?.

Nói tóm lại: Hiện nay ở Trung Quốc tất cả các ngành, các nghề, tất cả các tầng lớp nhân dân đều thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm; mọi việc đều làm "nhiều, nhanh, tốt, rẻ”. Chính như lời Các Mác đã dự đoán: Dưới chế' độ xã hội chủ nghĩa, một ngày có thể hoàn thành tốt công việc của 20 năm. Cho nên gọi là tiến bộ nhảy vọt.

Việt Nam ta là một thành viên trong đại gia đình xã hội chủ nghĩa. Chúng ta phải học những kinh nghiệm quý báu của các nước anh em, để tiến kịp các nước anh em. (Cố nhiên, phải áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách sáng tạo, hợp với hoàn cảnh thực tế' của nước ta, chứ không nên học một cách máy móc).

Điều thứ nhất trong kinh nghiệm Trung Quốc mà chúng ta cần phải học và áp dụng là: Đường lối và chính sách của Đảng và Chính phủ phải được thật thông suốt từ trên đến dưới, toàn Đảng, toàn dân ra sức thực hiện cho kỳ được. Trong mọi công việc, bất kỳ to nhỏ, chi bộ Đảng, chi đoàn, công đoàn, nông hội phải gương mâu, phải đi trước, làm trước, phải biến quyết tâm của Đảng và Chính phủ thành quyết tâm của toàn dân để lôi cuốn mọi người cùng tiến lên. Môi người công dân phải hiểu rằng mình là người chủ của nước nhà, phải làm tròn nhiệm vụ của người chủ, tức là phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội để nâng cao dần đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, để cho con cháu muôn đời được ấm no, sung sướng, để làm nền tảng vững mạnh cho công cuộc thống nhất nước nhà.

Muốn như thế, trước hết tư tưởng mọi người phải thông, phải thật thông.

TRẦN LỰC

-    Báo Nhân Dân, số 1623-1624, ngày 22-23-8-1958, tr.3.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.11, tr.478-486.


TIN

Nghe nói ruộng thí nghiệm Trung Quốc môi mâu tây gặt được 332 (ba trăm ba mươi hai) tấn và 760 kilô, tôi lại hân hạnh nhận được nhiều thư. Các bạn đọc đều hỏi một câu giống nhau:

"Có thật vậy không? Tôi chưa dám tin".

Xin các bạn cứ tin. Sự thật đã rõ ràng, thì ta phải tin. Sự thật là ở Trung Quốc:

-      Thu hoạch vụ chiêm năm nay đã tăng ngang với mức tăng của tất cả kế hoạch năm năm thứ nhất cộng lại;

-      Hơn mười triệu mâu tây đã thu hoạch gấp đôi vụ chiêm năm ngoái;

-      Năm nay, cả chiêm và mùa cộng lại, bình quân môi người công dân sẽ được hơn 500 kilô lương thực.

Nông dân Trung Quốc đã đạt kết quả tốt đẹp như vậy, dù nhiều vùng bị mưa đá, sương muối, sâu bọ, gió bão... Như tỉnh Hà Bắc, suốt chín tháng thiếu mưa, mà thu hoạch vân tăng 77%. Đó là vì sức người đã đánh thắng thiên tai.

Bà con Trung Quốc tin vào lực lượng to lớn và tính sáng tạo dồi dào của mình. Họ đã làm tốt các việc: chọn giống, cày sâu, cây dày, thủy nông, phân bón, chống úng, diệt sâu, cải tiến kỹ thuật... Họ nói: "Tư tưởng đúng chừng nào, sản xuất cao chừng ây!", và "Người có quyết tâm to, thì đất phải sản xuất nhiều!".

Thật vậy, do tư tưởng đúng, quyết tâm to, mà họ đã khắc phục mọi khó khăn, giành được nhiều thắng lợi. Họ đã "bắt sông phải uốn khúc, bắt núi phải cúi đầu” để phục vụ nông dân.

Một mặt thì họ rất hiên ngang: "Trời dù rét, nhưng quyết tâm ta nóng hổi. Núi tuy cao, nhưng vân thua bàn chân ta”. Mặt khác, họ lại rất âu yếm, họ ân cần chăm lo cho nương ngô ruộng lúa của họ như người mẹ hiền chăm lo cho đàn con.

Họ còn ra sức thi đua và giúp đỡ nhau giữa xã này với xã khác, địa phương này với địa phương khác.

Hàng triệu người tích cực như thế thì việc gì cũng làm được!

Còn điều quan trọng bậc nhất là sự lãnh đạo sáng suốt và chặt chẽ của Đảng. Đảng đã giáo dục cho môi người nông dân thây rõ rằng chủ nghĩa xã hội là con đường tốt nhất, và lúc đầu phải đấu tranh gian khổ để’ mở đường. Phải kiên quyết chống tư tưởng bảo thủ nó ngăn trở người ta tiến bộ. Phải vạch rõ ranh giới giữa ta và địch (địch đây gồm cả thiên tai, giai câp thù địch, tập quán lạc hậu, tư tưởng sợ khó, sợ khổ, v.v.).

Nhờ vậy mà tư tưởng của nông dân được giải phóng, lòng tin tưởng và tính tích cực của họ được phát triển gâp trăm, gâp nghìn lần, tinh thần xã hội chủ nghĩa lên cao vùn vụt. Vì vậy, khó khăn gì họ cũng khắc phục được.

Vả lại, nông dân đều có tổ chức. Chi bộ của Đảng và Đoàn, cán bộ trong Đảng và ngoài Đảng luôn luôn xung phong làm gương mâu trong mọi việc. Vì vậy, nhân dân vô cùng tin cậy chi bộ và cán bộ.

Đó là những điều kiện làm cho nông nghiệp Trung Quốc tiến bộ nhảy vọt, và ruộng thí nghiệm đã thu hoạch hơn 332 tấn thóc một mâu tây.

Tôi xin nói thêm về phân bón.

Bà con Trung Quốc bón phân không kể mấy gánh như đồng bào nông dân ta. Họ kể’ hàng trăm tấn. Có nơi không kể’ tấn, mà kể’ phân dày mấy tấc trên mặt ruộng. Các ruộng thí nghiệm, môi mâu tây họ bón 1.120 đến 1.150 tân phân. Phân càng nhiều, thì lúa càng tốt, đó là lẽ tự nhiên.

Có người hỏi: Phân đâu mà nhiều như thế?

Thưa: Ngoài phân bắc và phân chuồng, họ đã tìm được hơn một trăm nguồn phân, như: bùn, cỏ, rêu, lá cây, vỏ cây, giây khoai, giây lạc, bã rượu, đất hang núi, v.v.. Nhiều hợp tác xã tự xây xưởng nhỏ để’ làm phân hóa học.

Ở nông thôn ta đã có nơi thực hiện "sạch làng tốt ruộng”. Để’ giúp nông dân, thành phố Trung Quốc đã thực hiện "sạch phố tốt ruộng”. Họ tập trung tất cả rác rưởi của thành phố thành từng đống, một lớp rác, một lớp phân súc vật, một lớp nước cống rãnh và nước tiểu. Môi đống sáu lớp, cao độ ba thước, dài 30 thước, trát bùn bên ngoài, để vài lô thông hơi. Hai tháng sau, rác biến thành phân tốt.

Họ cũng dùng phân đất. Lây đất đắp thành những đống như chuồng gà, bịt kín. Tâng trên có ống thông với ống khói bếp. Khói xuyên qua các tâng rồi đi ra ống ở tâng cuối cùng. Hun khói như vậy sáu tháng, đất biến thành phân.

Môi khi gặt ruộng thí nghiệm đột xuất, thì bí thư và chủ tịch huyện và tỉnh, cùng các chuyên gia nông nghiệp về xem tận nơi. Họ ghi từng bụi và từng cây lúa, đếm từng bông và từng hột lúa. Rồi nghiên cứu cách làm đám ruộng ấy từ lúc chọn giống đến ngày lúa chín. Các đồng chí ấy làm rất cẩn thận, rất khoa học, chúng ta có thể tin được. Chúng ta có thể tin rằng: Có quyết tâm làm, thì chúng ta cũng làm được như các đồng chí Trung Quốc. Và nếu bước đâu, chúng ta hẵng làm cho được bằng một phần trăm của ruộng thí nghiệm Trung Quốc, tức là bình quân cả miền Bắc môi mâu tây thu hoạch 3 tấn 327 kilô, thì đã là thắng lợi bước đầu.

Báo Nhân Dân, số 1629, ngày 28-8-1958, tr.3.


VỆ SINH YÊU NƯỚC
(Phong trào diệt ruồi, muỗi)

Yêu nước thì việc gì có lợi cho nhân dân, dù khó mấy cũng phải ra sức làm cho kỳ được. Điều gì có hại cho nhân dân, dù khó mấy cũng phải ra sức trừ cho kỳ hết.

Đế quốc và phong kiến áp bức bóc lột nhân dân, chúng ta đã làm cách mạng và kháng chiến để đánh đổ chúng. Hạn hán, lụt lội làm cho nhân dân đói nghèo, chúng ta ra sức xây dựng thủy lợi để’ chống lụt, chống hạn.

Ruồi muôi là bạn đồng minh của giai cấp bóc lột. Nó gây ra nhiều tật bệnh, làm cho nhân dân ta ốm đau. Người ốm đau thì sức lao động bị giảm sút, công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa bị hạn chế. Vì vậy, chúng ta phải ra sức tiêu diệt những kẻ địch độc ác là ruồi muôi, để tiêu diệt bệnh tật, bảo vệ sức khỏe của nhân dân.

Có người nói: "Đối với thứ ruồi muôi nhỏ nhen như vậy, cần gì làm ra to chuyện quá”. Nói như vậy là sai! Chính vì bé nhỏ mà nó làm cho người ta chủ quan khinh địch. Bé nhỏ nhưng nó độc ác, và hàng triệu cái hại nhỏ cộng lại thành cái hại to. Nếu tính lại môi năm Chính phủ và nhân dân ta tốn bao nhiêu tiền thuốc men, mất bao nhiêu ngày lao động, thì sẽ thấy ruồi muôi đã gây nên một số tổn thất khổng lồ.

Phòng bệnh hơn trị bệnh. Chịu khó tiêu diệt ruồi muôi, hơn là để ruồi muôi gây ra ốm đau rồi phải uống thuốc.

Cũng như mọi phong trào khác, muốn thắng lợi thì việc tiêu diệt ruồi muôi phải:

-      Đánh thông tư tưởng của quần chúng bằng mọi cách tuyên truyền giáo dục rộng khắp, làm cho già, trẻ, gái, trai ai cũng hiểu rằng ruồi, muôi rất có hại đến sức khỏe của mình, của gia đình mình; và mọi người đều tham gia một cách thiết thực và bền bỉ thì nhất định tiêu diệt được ruồi muôi.

-      Phải phát động quần chúng, dựa vào lực lượng của quần chúng.

-       Phải lãnh đạo chặt chẽ: đôn đốc và kiểm tra thường xuyên.

-      Phải có quân chủ lực. Mọi người đều phải tham gia, nhưng thanh niên và nhi đồng là quân chủ lực, làm đầu tàu. Phải có trọng điểm như nhà thương, trường học, doanh trại, nhà máy, hàng quán, chợ búa, những nơi đông người...

-      Phải kết hợp việc tiêu diệt ruồi, muôi với những công tác vệ sinh khác như diệt chuột, quét dọn nhà cửa, đường sá, lấp các vũng nước bẩn, v.v..

Không nên chủ quan, cho việc giết ruồi, muôi là một việc nhỏ, dê làm, chỉ quan hệ đến vệ sinh mà thôi. Nó có ý nghĩa chính trị nữa, có quan hệ đến kinh tế' và văn hóa. Chắc bà con còn nhớ trước đây bọn thực dân Pháp gọi chúng ta là "nòi giống bẩn thỉu”. Nhân dân ta đã đuổi được thực dân Pháp, thì phải tiếp tục phấn đấu để tiêu diệt nốt cả bạn đồng minh của chúng là ruồi muôi.

T.L.

-    Báo Nhân Dân, số 1572, ngày 2-7-1958, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.11, tr.487-488.

ĐÁNG KHEN, ĐÁNG TRÁCH
VÀ ĐÁNG KHEN

Báo Thủ đô (16-7), đăng tin:

Hôm qua, 449 em nữ học sinh (trong đó có 39 em Hoa kiều) đã tham gia lao động xây dựng Quảng trường Ba Đình. Các em ấy đã làm việc rất khẩn trương từ bảy giờ sáng đến chín giờ rưỡi. Kết quả đã làm được 39 thước khối 800 đất.

Trong lúc nghỉ hè, mà các em tự động, tự giác tham gia lao động, điều đó rất đáng khen.

Bây giờ tôi muốn cùng các em làm một bài tính nhỏ: 449 em làm hai tiếng rưỡi đồng hồ, cộng là 1.122 giờ. Các em làm được non bốn mươi thước khối đất, tức là hơn 28 giờ được một thước khôi đất.

Anh hùng lao động Nguyên Thị Lượng làm môi ngày (tám giờ) bình quân được ba thước khối đá, tức là hai giờ bôn mươi phút làm được một thước khôi đá.

Chắc các em đều đồng ý rằng chị Lượng thật xứng đáng với danh hiệu Anh hùng lao động, và xứng đáng làm gương mâu cho mọi người lao động (và người học lao động như các em) noi theo.

Báo Thời mới (15-7), đăng tin như sau:

Hôm 10-7, chị Hồng đến Công ty dược phẩm lĩnh 10.000 đồng tiền gia công hộp cho tổ. Đồng chí phụ trách tài chính của công ty biên cho chị một cái séc đến ngân hàng lĩnh. Đồng chí này đã không viết chữ kèm theo số tiền, mà còn thêm một con số không đằng sau, thành 100.000 đông...

Sau khi cùng mẹ và các con chị Hồng trao đổi ý kiến, bà mẹ chị Hồng kiên quyết nói: "Lòng người quý hơn tiền. Tiền bạc không làm mù quáng được con người chân chính, dù nhà ta nghèo, nhưng đây là tiên của nhân dân, vậy con phải mang tấm séc đến ngay ngân hàng để sửa lại, và nhắc đồng chí kia cẩn thận, nếu không sẽ thiệt cho quỹ công”.

Đáng quý thay, đáng khen thay lòng trong trắng của bà mẹ chị Hồng, luôn luôn nghĩ đến nhân dân, nghĩ đến lợi ích chung của Nhà nước.

Nhưng cái đồng chí phụ trách tài chính của Công ty dược phẩm thì thiếu hẳn tinh thần trách nhiệm đối với tiền tài của nhân dân. Nếu gặp phải người khác không tốt như bà cụ Hồng, thì vì đồng chí ấy mà quỹ công đã mất toi 90.000 đông. Thật là đáng trách!

Mong rằng cán bộ lãnh đạo Công ty Mậu dịch và đồng chí phụ trách tài chính ấy kiểm thảo sâu sắc để’ làm bài học cho tất cả các đồng chí ở Mậu dịch.

L.T.

-      Báo Nhân Dân, số 1592,

ngày 22-7-1958, tr.3.

-      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.11, tr.505-506.


CÔNG XÃ NHÂN DÂN
(Kinh nghiệm Trung Quốc)

Từ chô làm ăn riêng lẻ tiến lên tổ đổi công, từ tổ đổi công tiến lên hợp tác xã nhỏ, từ hợp tác xã nhỏ thành hợp tác xã to. Đó là bước tiến không ngừng của nông dân Trung Quốc.

Khi đã thành những hợp tác xã to, họ thấy rằng nếu tổ chức rộng hơn nữa thì sản xuất sẽ phát triển nhiều hơn nữa. Vả lại, qua cuộc chỉnh phong, sự giáo dục về chủ nghĩa xã hội càng ăn sâu lan rộng vào quần chúng nông dân, họ thây rõ và quyết tâm tiến lên chủ nghĩa xã hội. Do đó, phong trào tổ chức công xã mới bắt đầu khoảng tháng 4 năm nay, mà hiện nay đã lan khắp cả nước.

Công xã nhân dân là gì?

Nó là một tổ chức lây hợp tác xã to làm nền tảng, bao gồm cả một hương to hoặc hai hương nhỏ, có từ 8.000 đến hơn 20.000 nông hộ. Xin lấy khu Tín Dương (Hà Nam) làm thí dụ: Đến tháng 6 năm nay, khu này có 5.376 hợp tác xã to. Nay hợp lại thành 208 công xã, trong đó công xã Siêu Anh có 20.457 hộ. Trong cuộc vận động tổ chức công xã, đảng bộ địa phương đưa ra cho nhân dân thảo luận ba vấn đề:

- Nên hay là không nên xây dựng công xã?

-       Công xã có gì tốt hơn hợp tác xã to?

-       Chúng ta có thể hay là không có thể xây dựng tốt công xã?

Sau khi bàn cãi sôi nổi và kỹ càng, nhân dân nhất trí nhận rằng công xã có 10 điều lợi to:

1-      Củng cố hơn nữa chế độ sở hữu chung, và nâng cao thêm chủ nghĩa tập thể.

2-      Phát triển được hơn nữa sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.

3-      Thực hiện được nhanh chóng việc dùng sức điện, máy móc trong nông nghiệp.

4-       Dê dàng cho việc xây dựng cơ bản với quy mô lớn.

5-      Người nhiều, vốn nhiều, dê phát triển nhiều ngành kinh tế.

6-      Cốt cán nhiều hơn, sức lao động tập trung hơn và dê phân phối hơn, lại có thể bồi dưỡng nhiều phần tử tích cực đã "hồng" lại "chuyên" cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

7-      Dê dàng đào tạo cán bộ và nhân tài cho các ngành kỹ thuật.

8-      Dê phát triển nhanh chóng văn hóa, giao thông vận tải, v.v..

9-      Đủ sức để chống mọi thiên tai, do đó mà tăng gia sản xuất và cải thiện đời sống được nhanh hơn.

10-      Việc Đảng lãnh đạo công xã sẽ tăng cường hơn.

Vì vậy mà nhân dân đã tự động và quyết tâm xây dựng công xã. Ngay sau khi thành lập công xã, nông dân đã lập những thành tích mới. Như công xã Siêu Anh chỉ trong 10 hôm đã điều động được 2.500 cán bộ và 17.500 xã viên xây dựng xong 3.250 xưởng gang thép, máy móc, xi măng, phân hóa học, v.v. và đang xây dựng thêm 1.280 xưởng nữa. Để đảm bảo năm nay sản xuất 80 vạn tấn sắt và 20 vạn tấn gang, khu Tín Dương đã tổ chức 30 vạn xã viên làm việc cả ngày cả đêm.

Để tỏ quyết tâm và để chúc mừng công xã, chỉ trong 10 hôm, nông dân Siêu Anh đã trồng xong 1.400 mâu tây khoai, tát nước nuôi 2.440 mâu mạ, trữ được 40 triệu gánh phân.

Đặc điểm của công xã

1-     Công xã không những là một tổ chức nông nghiệp, mà nó bao gồm cả các ngành kinh tế' khác: Công nghiệp, thương nghiệp, giao thông, ngân hàng... do đó mà sự phân biệt giữa thành thị và nông thôn sẽ được xóa bỏ dân.

Nó cũng phụ trách công việc văn hóa giáo dục (lập các trường tiểu học, trung học, chuyên khoa...) làm cho mọi xã viên đều được nâng cao trình độ văn hóa. Do đó mà sự phân biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay dần dần được xóa bỏ.

Nó sẽ thực hành vũ trang toàn dân. Thanh niên trai tráng từ 16 đến 40 tuổi và quân nhân phục viên tổ chức thành dân binh, học tập quân sự. Trong đó những người từ 18 đến 25 tuổi tổ chức thành những đại đội, trung đội, tiểu đội. Ở xã thì họ là đội nông dân xung phong. Khi Nhà nước làm những công trình lớn (khai mỏ, làm thủy nông...) thì họ đi tham gia như công nhân. Đến lượt thì họ là tân binh của quân đội để củng cố quốc phòng.

Nói tóm lại: công xã là công, nông, thương, học, binh - thành một hệ thống chung. Nó phụ trách cả kinh tế, chính trị, văn hóa và quân sự.

2-    Vì người đông, sức mạnh, của nhiều, cho nên công xã phát triển kinh tế' dê dàng, làm cho nông thôn nhanh chóng có sức điện và máy móc.

3-    Nó thay thế' cho bộ máy hành chính cấp hương, nó là đơn vị cơ sở của chủ nghĩa xã hội. Vì hương biến thành công xã cho nên Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính của hương sẽ kiêm nhiệm đại hội đại biểu của xã viên và ban quản lý của công xã.

4-    Hợp tác xã là chế' độ sở hữu tập thể nông dân, công xã phát triển dần thành chế' độ sở hữu toàn dân. Quan hệ sản xuất tiến lên một bước, càng có lợi cho sức sản xuất của xã hội và sự phát triển kinh tế' của quốc dân.

5-    Chế' độ tính số ngày lao động mà chia thu hoạch (của hợp tác xã) sẽ dần dần thay thế' bằng chế' độ trả lương (bằng lương thực và bằng tiền). Như vậy, đời sống và khoản thu nhập của xã viên càng được đảm bảo, và công xã càng dê phát triển công việc tái sản xuất, sự nghiệp văn hóa giáo dục và xã hội.

6-    Vì có những nhà ăn chung, những tổ may mặc, những nhà gửi trẻ... mà phụ nữ được thật sự giải phóng để tham gia lao động. Những người già yếu, tàn tật sẽ được công xã giúp đỡ. Nhà cửa, vườn tược được xây dựng theo kế' hoạch, sẽ xinh đẹp hơn. Tất cả những điều đó sẽ làm cho nông thôn vui tươi như thành thị.

Xây dựng công xã phải đi đúng đường lôỉ quần chúng, phải do quần chúng tự giác, tự nguyện. Cho nên điều chủ chốt là phát động tư tưởng của quần chúng, khuyến khích quần chúng bàn cãi sâu sắc kỹ càng, nói hết ý kiến; nhân đó mà giáo dục quần chúng khắc phục những tư tưởng bảo thủ, đánh tan ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa bình dân, chủ nghĩa bản vị... Xây dựng công xã cũng phải thực hiện phương châm "nhiều, nhanh, tốt, rẻ”; phải làm cho quần chúng thấy rõ tính chất tốt đẹp của công xã.

Hiện nay toàn thể nông dân hai tỉnh Liêu Ninh và Hà Nam đã tham gia công xã. Tỉnh Hà Nam có tất cả là 1.378 công xã, bình quân môi xã có 7.200 hộ. Các tỉnh khác như Quảng Tây, An Huy, Tứ Xuyên, Hà Bắc, Sơn Tây... đều đang tiếp tục xây dựng. Như ở tỉnh Sơn Tây, sau khi thành lập, công xã có một lực lượng lao động tổ chức chặt chẽ gồm có 3 triệu 66 vạn nông dân từ 16 đến 55 tuổi. Đó là những người vừa nông, vừa công, vừa binh. Vì tổ chức tiến lên, cho nên năng suất lao động nâng cao gấp bội: chỉ trong 50 ngày, họ đã hoàn thành một kho chứa nước ở hương Phong Thành mà kế' hoạch định phải 370 ngày mới làm xong.

Công xã xây dựng được nhanh và tốt là vì nông dân đã có kinh nghiệm từ tổ đổi công đến hợp tác xã lớn; vì cuộc chỉnh phong đã giáo dục họ thấy rõ lợi ích của chủ nghĩa xã hội; vì trước khi xây dựng, các cấp ủy Đảng đã ra sức đánh thông tư tưởng, đi đúng đường lối quần chúng bằng cách phát động quần chúng "đại minh đại phóng”. Để hoan nghênh công xã, nông dân Trung Quốc đã truyền tụng những câu thơ như sau:

“Bàn Cổ dùng búa đẽo trời đất[62] Nay Đảng rèn búa cho chúng ta, Mọi người nắm vững cái búa ấy, Khó khăn tày trời, cũng vượt qua...

Công xã ích lợi nói sao cho hết, Lực lượng tập thể xây dựng thiên đường...”.

TRẦN LỰC

Báo Nhân Dân, số 1645, ngày 14-9-1958, tr.3.

ĐÁNH TAN PHÁI HỮU

Đó là một việc rất quan trọng trong chỉnh phong và trong tiến bộ nhảy vọt, cho nên tôi muốn tóm tắt kinh nghiệm ấy, để các đồng chí tham khảo.

Chúng là phe phản động, phản cách mạng. Chúng ở trong tầng lớp trí thức tư sản mà ra, nhưng chỉ chiếm một số rất ít - độ 2%.

Có những tên đầu sỏ có địa vị chính trị, như Chương Bá Quân, La Long Cơ, Chương Nãi Khí đều đã từ chức bộ trưởng. Có những tên là quân phiệt và quan liêu cũ, như Long Vân, Trần Minh Khu, Hoàng Thiệu Hùng. Có những tên là chủ bút các báo như báo Văn hôi, báo Tân dân, Quang Minh nhật báo. Trong các giới văn nghệ, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, y tế' đều có đồ đệ của chúng.

Tuyệt đại đa số phe hữu là ngoài Đảng. Nhưng cũng có một số rất ít ẩn núp trong Đảng, như bọn Đinh Linh, Giang Phong, Phùng Tuyết Phong trong văn nghệ; trong chính trị thì có bọn Vương Hàn là cựu Thứ trưởng Bộ Giám sát, Trần Chi Cân - trưởng Bộ Văn hóa của Quân giải phóng, Sa Văn Hán - cựu tỉnh trưởng tỉnh Triết Giang.

Đại đa số là bọn bất mãn. Theo điều tra nghiên cứu, thì lý lịch chính trị của 584 tên phe hữu như sau:

Hơn 35% thuộc loại cá nhân chủ nghĩa tột mực.

Hơn 27% gia đình phản động bị đấu.

Hơn 15% từ sau ngày giải phóng, bản thân đã bị đấu tranh hoặc xử trí.

Hơn 11% chịu ảnh hưởng bọn phản động.

Hơn 8% đã từng tham gia đảng phái phản động.

Hơn 3% vì những nguyên nhân khác.

Âm mưu của phe hữu

Chúng tìm mọi cách để chia rẽ nhân dân, phá hoại khối đoàn kết của nhân dân. Chúng ấp ủ âm mưu chống Đảng, chống chủ nghĩa xã hội, và chỉ chờ có "dịp tốt” để’ tấn công.

Việc phê phán đồng chí Stalin trong Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Liên Xô, cuộc rối loạn ở Hunggari, chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc về "Trăm hoa đua nở”, cuộc chỉnh phong hiện nay - phe hữu cho đó là "dịp tốt” đã đến, cho nên chúng lợi dụng "đại minh đại phóng” để’ mở cuộc tiến công điên cuồng vào Đảng, vào chế’ độ. Cương lĩnh phản động của chúng là:

-      Chống chính trị và văn hóa xã hội chủ nghĩa, mong khôi phục chính trị và văn hóa tư sản.

-      Chống những chính sách căn bản của Nhà nước, chúng tuyên truyền rằng cải cách ruộng đấ't đã thấ't bại, hợp tác hóa nông nghiệp là mạo hiểm, trấn áp phản cách mạng là khủng bố, v.v..

-      Chống sự lãnh đạo của Đảng, nhất là trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, báo chí, xuấ't bản... Chúng nói Đảng chỉ biết chính trị, không thể lãnh đạo chuyên môn.

-        Chúng tuyên truyền rằng chủ nghĩa Mác - Lênin là giáo điều, văn hóa giáo dục của các nước xã hội chủ nghĩa kém thua văn hóa giáo dục của các nước tư bản. Chúng đòi tự do truyền bá khoa học xã hội, kinh tế học, sử học, triết học của giai cấp tư sản; và tự do độc lập về báo chí, xuất bản, v.v..

Nói tóm lại: chúng hết sức chống chế' độ xã hội chủ nghĩa, chống chuyên chính vô sản, chống Đảng lãnh đạo. Chúng mong khôi phục lại chế' độ tư bản, chế' độ người bóc lột người.

Có thể nói chúng là một dòng họ với bọn tơrốtkít ở Liên Xô trước đây, bọn Đôriô ở Pháp, bọn phiến loạn ở Hunggari, bọn Nhân văn - Giai phẩm ở Việt Nam ta.

Cách thức đánh phe hữu

Sau khi kinh tế' đã hoàn thành cải tạo theo chủ nghĩa xã hội, nhiều đảng viên, đoàn viên và quần chúng lầm tưởng rằng: đấu tranh giai cấp đã kết thúc ngay. Họ không hiểu rằng đấu tranh giai cấp vân còn, họ xem nhẹ âm mưu thâm độc của phe hữu, và không nhận rõ rằng phe hữu là kẻ thù hung ác về mặt tư tưởng và chính trị. Họ có tư tưởng hữu khuynh, chủ quan, khinh địch. Vì vậy, để’ đánh tan phe hữu, trước hết Đảng đã mở một cuộc động viên tư tưởng rộng và sâu.

Để bác những luận điệu gian dối của phe hữu, cần phải bày sự thật, nói đạo lý. Dùng sự thật hiển nhiên và chân lý của chủ nghĩa Mác - Lênin mà đánh, thì nhất định thắng kẻ thù phe hữu. Tuyệt đối không dùng cách giản đơn, thô bạo, chụp mũ lung tung - như vậy thì chưa đánh bại phe hữu, mà đã gây phản ứng không tốt giữa đám người trung gian.

Trước môi đợt đấu tranh, Đảng đã chuẩn bị thật đầy đủ, điều tra nghiên cứu kỹ những việc do phe hữu nêu ra, thường thường chúng bịa đặt hoặc bóp méo sự thật là quan điểm của chúng.

Sau những đợt đấu tranh, thì tổng kết kinh nghiệm. Làm như vậy, vừa đánh thắng kẻ thù, vừa rèn luyện thêm chiến sĩ của ta.

Cần xét rõ từng người, để phân hóa địch:

Có tên bị quần chúng phê bình, thì nhận tội lôi và xin cải tạo.

Có những tên thì bộ mặt xấu xa của chúng đã rõ rệt, quần chúng đều biết và hết sức phản đối. Đối với bọn này thì dê đánh gục.

Bọn đầu sỏ có lý luận và có quần chúng, là kẻ thù nguy hiểm nhất. Đối với chúng, lực lượng tiến công phải mạnh, thanh thế phải to, chiến đấu phải lâu dài và kiên quyết, nắm chặt lấy chúng, truy chúng đến cùng, đánh gục chúng một cách triệt để.

Đồng thời, ra sức giáo dục và tranh thủ phe trung gian, làm cho họ thấy rõ tội ác của phe hữu. Tranh thủ cả những phần tử hữu lưng chừng. Làm như vậy dê cô lập hẳn phe hữu ngoan cố.

Kinh qua đấu tranh làm cho phe tả được rèn luyện thêm, cảnh giác thêm. Làm cho phe trung gian thấy rõ đâu là phải, đâu là trái, khiến cho tư tưởng họ dứt khoát với phe hữu, và cố gắng chuyển sang phe tả. Làm cho phe hữu hoàn toàn bị bộc lộ, bị phê phán, bị cô lập.

Cũng như mọi việc khác, việc đánh phe hữu phải đi đúng đường lối quần chúng, dựa vào lực lượng quần chúng, thì nhất định thắng lợi.

Vì sao phải đánh tan phe hữu?

Đánh phe hữu là một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, to lớn trên mặt trận tư tưởng và chính trị.

Chỉ có cách mạng xã hội chủ nghĩa về mặt kinh tế' (như hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo tư sản theo chủ nghĩa xã hội từ năm 1956) cũng chưa đủ. Còn cần phải có cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa về mặt chính trị và tư tưởng.

Chỉnh phong và việc đánh phe hữu đã đẩy mạnh cuộc thảo luận trong toàn dân để giải quyết những câu hỏi căn bản:

-      Phải chăng trong cuộc cách mạng và xây dựng xã hội chủ nghĩa, thành tích là chính?

-      Phải chăng cần tiến lên chủ nghĩa xã hội?

-      Phải chăng cần có sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, cần có chế' độ chuyên chính vô sản và dân chủ tập trung?... Và những vấn đề quan trọng khác.

Đảng và nhân dân thắng lợi trong cuộc đại biện luận này, rất có lợi cho công việc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nó còn có ảnh hưởng lớn đối với thế' giới. Phe hữu là những thứ cỏ độc. Nhưng chính sách ta khéo, thì nhổ được cỏ độc, biến nó thành phân bón cho ruộng đất thêm tốt.

Kinh qua năm tháng đấu tranh kịch liệt, mặt mũi phản động của phe hữu đã hoàn toàn bị quần chúng lột trần, luận điệu gian dối của chúng đã bị sự thật đánh bại, chúng đã hoàn toàn bị đánh tan. Đại đa số phe hữu đã nhận tội lôi trước nhân dân, trước Đảng và Chính phủ, và xin cải tạo để trở nên con người mới. Bọn đầu sỏ phe hữu đã bị nhân dân phỉ nhổ.

Nhân dân và Đảng đã hoàn toàn thắng lợi.

Để củng cố và phát triển kết quả của thắng lợi ấy, Đảng tăng cường việc giáo dục xã hội chủ nghĩa trong Đảng, trong đoàn thanh niên, trong giai cấp công nhân và nông dân lao động.

Chỉnh phong và đánh phe hữu đã chứng tỏ rằng: Đảng căn bản là trong sạch và vững mạnh không gì lay chuyển được, tuyệt đại đa số đảng viên và đoàn viên là tốt. Đồng thời nó đã giúp Đảng soi sáng những khuyết điểm (có những khuyết điểm nghiêm trọng, như để mấy tên phe hữu ẩn nấp trong Đảng) và kịp thời sửa chữa những khuyết điểm ấy, để’ làm cho Đảng càng trong sạch, càng vững mạnh.

TRẦN LỰC

Báo Nhân Dân, số 1647, ngày 16-9-1958, tr.3.


CON MẮT VÀ CÁI MỒM
CỦA TỔNG THỐNG MỸ

Ngày xưa, cụ Mạnh Tử nói một câu ví dụ: "Mắt sáng thấy rõ mảy lông mùa thu, mà không thấy dãy núi Thái Sơn, thật là một việc kỳ quái”.

Đời nay, sự thật còn kỳ quái gấp muôn lần như vậy.

Nước Trung Hoa rộng 10 triệu cây số vuông, to gấp 40 lần nước Anh, to hơn nước Mỹ 1 phần 5. Nhân dân Trung Quốc đông gấp 4 lần nhân dân Mỹ. Thế nhưng Tổng thống Mỹ và cả Chính phủ Mỹ không trông thấy nước Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa, mà chỉ thấy cái lông mùa thu là tên Hán gian Tưởng Giới Thạch.

Các đảo Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn, Mã Tổ’... là lãnh thổ của Trung Hoa. Lịch sử và địa dư thế’ giới đều chứng tỏ rõ ràng điều đó. Đế’ quốc Mỹ đã giúp Hán gian Tưởng chiếm cứ những đảo ấy. Nhân dân Trung Quốc đòi thu phục lãnh thổ’ của mình, điều đó cực kỳ chính đáng. Thế’ nhưng, trong lời tuyên bố hôm 11-9 vừa rồi, Tổ’ng thống Mỹ dám to mồm nói bậy: Trung Quốc là kẻ xâm lăng, đe dọa an ninh của Mỹ... Quân đội Mỹ đóng ở Đài Loan là để giữ gìn quyền lợi của Mỹ và của cải mà họ gọi là "thế' giới tự do”.

Ông ta lại trắng trợn nói: Vì Trung Quốc xui giục mà Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp! Ông ta quên rằng cách đây 183 năm tổ tiên ông ta kháng chiến chống thực dân Anh, phải chăng cũng vì Trung Quốc xui giục? Ông ta cũng quên rằng hiện nay chính vì đế' quốc Mỹ mà Tổ’ quốc Việt Nam ta tạm thời bị chia cắt làm đôi.

Con mắt đế' quốc Mỹ đã mù quáng. Cái mồm đế' quốc Mỹ nói vu vơ.

Chính sách xâm lược làm cho Mỹ ngày càng bị cô lập. Cũng như việc nhân dân ta đòi thống nhất đất nước, việc Trung Quốc đòi giải phóng Đài Loan được thế' giới đều đồng tình. Cho đến những người Mỹ sáng suốt cũng vậy: như nghị viên Kennơđi đã cảnh cáo Tổ’ng thống Mỹ rằng: "Nếu vì những hòn đảo ở eo biển Đài Loan mà Mỹ gây chiến tranh với Trung Quốc thì Mỹ sẽ không có bạn đồng minh và sẽ bị dư luận thế' giới phản đối. Nó sẽ đưa đến cho Mỹ những tai hại ghê gớm hơn là những điều Tổng thống Mỹ tưởng tượng...”. Nghị viên Moócxơ nói: "Nếu Mỹ gây chiến tranh, đó là vì lợi ích của Tưởng Giới Thạch, một tên quân phiệt độc tài đã bị đuổ’i ra khỏi lục địa Trung Quốc, chứ không phải vì ai đe dọa an ninh của Mỹ...”.

Cũng như Liên Xô và tất cả các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc luôn luôn chủ trương hòa bình, nhưng quyết không sợ chiến tranh. Để chống lại âm mưu khiêu khích của đế quốc Mỹ, nhân dân Trung Quốc đang tổ chức những đội dân quân hùng mạnh. Như tỉnh Quảng Tây đã có 127 sư đoàn, tỉnh Tứ Xuyên năm triệu chiến sĩ, tỉnh Phúc Kiến 10 triệu, tỉnh Sơn Đông 15 triệu... Ngoài quân giải phóng và sáu triệu cựu chiến sĩ và quân tình nguyện từ Triều Tiên về, Trung Quốc có 100 triệu dân quân sẵn sàng chống giặc đế' quốc xâm lăng. Đội dân quân khổng lồ ấy chỉ cần ném roi ngựa xuống eo biển cũng đủ làm thành một cái cầu để’ tiến thẳng đến Đài Loan, đâm thủng con hổ giây Hoa Kỳ và tiêu diệt lũ tẩu cẩu Tưởng.

Vì tình hữu nghị như môi với răng và vì chính nghĩa, nhân dân Việt Nam ta hoàn toàn đồng tình và nhiệt liệt ủng hộ Trung Quốc anh em: và chúng ta hô to:

Đế quốc Mỹ cút khỏi Đài Loan!

Đế quốc Mỹ cút khỏi miền Nam Việt Nam!

T.L.

Báo Nhân Dân, số 1652,

ngày 21-9-1958, tr.4.


CẢI TIẾN VIỆC QUẢN LÝ XÍ NGHIỆP

Để xây dựng miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội làm cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, toàn dân và toàn Đảng phải ra sức phát triển và phát triển mạnh kinh tế' của ta.

Muốn vậy, thì về công nghiệp, các xí nghiệp của Nhà nước (tức là của toàn dân) cần phải cải tiến chế' độ quản lý.

Muốn cải tiến quản lý xí nghiệp, thì trước hết phải tăng cường việc giáo dục chính trị và nâng cao tư tưởng của cán bộ và công nhân bằng cách:

-      Bồi dưỡng tư tưởng của giai cấp công nhân - đấu tranh chống tư tưởng của giai cấp tư sản.

-       Bồi dưỡng chủ nghĩa tập thể - chống chủ nghĩa cá nhân.

-      Bồi dưỡng quan điểm lao động (lao động trí óc và lao động chân tay phải kết hợp chặt chẽ) - chống quan điểm xem khinh lao động chân tay.

-      Nâng cao tinh thần làm chủ xí nghiệp và làm chủ nước nhà của công nhân và cán bộ, nâng cao tinh thần trách nhiệm và tính tích cực của mọi người.

Để quản lý tốt xí nghiệp, thì phải thực hiện ba điều: Tất cả cán bộ lãnh đạo phải thật sự tham gia lao động chân tay. Tất cả công nhân phải tham gia công việc quản lý các tổ sản xuất, dưới sự lãnh đạo của cán bộ các phân xưởng. Sửa đổi những chế độ và quy tắc không hợp lý.

Từ trước đến nay, vì cán bộ chỉ làm việc quản lý, không tham gia lao động sản xuất, cho nên xa rời công việc thực tế, xa rời quần chúng công nhân. Do đó mà sinh ra bệnh chủ quan, quan liêu, mệnh lệnh.

Công nhân thì chỉ sản xuất mà không tham gia quản lý, do đó mà kém tinh thần trách nhiệm và kỷ luật, không phát huy được sáng kiến.

Cán bộ tham gia lao động và công nhân tham gia quản lý thì sẽ sửa chữa được những khuyết điểm ấy; công nhân và cán bộ sẽ đoàn kết thành một khối, mọi người đều là đồng chí với nhau, đều ra sức phấn đấu làm cho xí nghiệp ngày càng tiến lên.

-    Cán bộ trực tiếp tham gia lao động thì càng gần gũi và hiểu biết công nhân hơn, nhìn thấy và giải quyết các vấn đề được nhanh chóng hơn. Vì vậy, cán bộ trong ban lãnh đạo môi tuần cần phải cùng công nhân lao động một ngày hoặc ngày rưỡi. Các cán bộ khác (cán bộ kỹ thuật, các trưởng phòng...) thì nửa ngày làm việc chuyên môn, nửa ngày lao động cùng công nhân.

-    Công nhân tham gia quản lý - Tùy tình hình sản xuất, công nhân chia thành từng tổ 10 hoặc 20 người, bầu một người có tín nhiệm nhất làm tổ trưởng, phân công rành mạch cho một hoặc hai người phụ trách quản lý một việc (như kỷ luật, năng suất, chất lượng, máy móc...).

-    Khó khăn - Việc cải tiến quản lý lúc đầu có khó khăn. Theo kinh nghiệm nhà máy Trung Quốc, thì có những khó khăn như sau:

Cán bộ thắc mắc: Suốt ngày quản lý mà còn lúng túng, nay phải tham gia lao động nửa ngày thì sợ lúng túng hơn nữa.

Lao động sản xuất không thạo, sợ công nhân cười, rồi lãnh đạo công nhân không được. Học hỏi công nhân thì sợ xấu hổ.

Một số cán bộ kỹ thuật ngại rằng tham gia lao động thì nghiệp vụ của mình sẽ bị bê trê; hoặc sợ bận, sợ mệt nhọc...

Sợ công nhân không biết quản lý. Cũng có người sợ công nhân tham gia quản lý thì số cán bộ quản lý sẽ bị giảm bớt, bị đưa sang sản xuất.

Công nhân thắc mắc: Sợ trách nhiệm, sợ mất lòng, sợ công nhân khác không nghe lời. Sợ ảnh hưởng đến công tác, do đó mà ảnh hưởng đến lương bổng của mình.

Để giải quyết thắc mắc của cán bộ, cách tốt nhất là người lãnh đạo có quyết tâm và làm gương mâu, xung phong lao động. Kết quả chứng tỏ rằng cán bộ nửa ngày lao động, nửa ngày làm việc chuyên môn, công việc chẳng những không bê trê, mà còn trôi chảy hơn; công nhân chẳng những không mỉa mai cán bộ, mà lại thân mật hơn với cán bộ. Do đó, cán bộ thấy rõ rằng: tự mình phải tham gia sản xuất mới lãnh đạo tốt sản xuất.

Để giải quyết thắc mắc của công nhân, đảng ủy đưa cho toàn thể công nhân thảo luận sâu sắc những vấn đề, thí dụ:

Chỉ để’ mặc cán bộ chuyên môn quản lý hơn, hay là công nhân tham gia quản lý hơn?

Phải chăng công nhân tham gia quản lý, công việc của xí nghiệp sẽ lộn xộn?

Công nhân tham gia quản lý sẽ gặp những khó khăn gì và có thể giải quyết thế nào?

Kết luận của công nhân là: Công nhân tham gia quản lý là nền tảng của việc quản lý tốt xí nghiệp xã hội chủ nghĩa.

Trong xí nghiệp xã hội chủ nghĩa, công nhân là người chủ, có trách nhiệm tham gia quản lý cho tốt.

Công nhân tham gia quản lý sẽ làm cho cơ quan quản lý khỏi kềnh càng, bớt giây tờ bề bộn, bớt chế độ phiền phức, v.v. và sản xuất nhất định sẽ nhiều, nhanh, tốt, rẻ.

Kết quả bước đầu - Chỉ trong mây hôm cải tiến quản lý, do sáng kiến của công nhân và cán bộ, nhà máy Khánh Hoa (Trung Quốc) đã giảm được 263 loại giây tờ. (Chỉ ở phòng kinh doanh và phòng tài liệu, nếu một người chuyên việc đóng dấu vào những giây tờ ây - cả năm đóng đến 1.952.800 lần - cũng tốn hết 130 ngày công!). Sửa đổi hoặc xóa bỏ 158 chế' độ công tác không hợp lý. Kế' hoạch sản xuât quý I đã hoàn toàn vượt mức. Kế' hoạch sản xuât năm nay sẽ nhiều gâp hai năm ngoái. Giá thành giảm 50%. Nhân viên quản lý từ 23% giảm xuống 7%.

Năng suâ't lao động tiến bộ nhảy vọt, cả xưởng quyết định kế hoạch 5 năm sẽ hoàn thành trước 2 năm, có những phân xưởng sẽ hoàn thành trước 6 tháng. Cán bộ chính trị đều ra sức học kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật đều ra sức học chính trị, họ quyết tâm trở nên những cán bộ thật "hồng và chuyên”.

Nói tóm lại: Cải tiến quản lý xí nghiệp là một cuộc cải tạo chính trị và tư tưởng rộng khắp và sâu sắc trong cán bộ và công nhân. Trong việc này, sự lãnh đạo của Đảng cần phải chặt chẽ và toàn diện; đảng viên và đoàn viên thanh niên phải làm gương mẫu, làm đầu tàu. Khi tư tưởng được giải phóng, giác ngộ được nâng cao, cán bộ và công nhân sẽ đoàn kết chặt chẽ, tự giác tự động khắc phục mọi khó khăn, phát huy mọi sáng kiến, xí nghiệp sẽ được quản lý tốt, sản xuât nhât định sẽ tăng gia, kế hoạch Nhà nước nhât định sẽ hoàn thành và hoàn thành vượt mức.

TRẦN LỰC

-    Báo Nhân Dân, số 1669, ngày 8-10-1958, tr.3.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.536-539.

NƯỚC PHÁP CÓ NỘI CHIẾN TO

Thật đấy! Đó không phải là tin bịa đặt.

Nếu một tỉnh Pháp thí dụ tỉnh Xen, bị máy bay Pháp ngày đêm bắn phá, bị quân đội Pháp ngày đêm càn quét; nếu công dân tỉnh ấy - già, trẻ, gái, trai - bị cảnh sát Pháp bắt bớ, bắn giết; nếu nhân dân tỉnh Xen nổi lên chống cự bằng vũ trang...; nếu như vậy, thì chẳng phải Pháp có nội chiến là gì?

Thủ tướng Đờ Gôn tuyên bố rằng Angiêri là một tỉnh của Pháp. Bài này không bàn ông Đờ đúng hay là sai, mà chỉ nói sự thật là: Hiện nay có 80 vạn binh sĩ Pháp đang đánh phá ở “tỉnh" Angiêri, công dân Angiêri bị quân đội Pháp bắt bớ, bắn giết. Một thí dụ: Anh Lơphebơrơ, một thanh niên Pháp đi lính ở Angiêri 11 tháng, đã viết thư cho Tổ’ng thống Pháp, trong thư có đoạn:

Ngoài những cuộc đánh nhau hàng ngày, “chính mắt tôi trông thấy hàng chục thanh niên Angiêri vô tội bị bắn chết... hàng trăm người Angiêri - có cả trẻ con và đàn bà - bị tra tấn tàn nhân... Tôi thấy những sĩ quan Pháp sau khi dùng sức điện tra tấn người Angiêri, đánh chết hoặc bắn chết họ... Hôm 24-7, trước ngày tôi được nghỉ phép, 31 nông dân Angiêri bị bắt gần làng Sêmôra; sau khi hỏi cung, họ bị chia thành từng tốp, và bị giết hết..." (Báo Tự do Pháp, 2-9-1958).

Nếu Angiêri là một “tỉnh" của Pháp thì Đờ Gôn phải nhận rằng Pháp có nội chiến. Nếu không thì Đờ Gôn phải nhận Angiêri là một nước độc lập, và thực dân Pháp phải cút đi.

Cuối tháng 9 vừa rồi, trong cuộc “trưng cầu dân ý" của Đờ Gôn, nhân dân Angiêri trong vùng tạm bị chiếm cũng “được mời" đi bỏ phiếu. Các báo Pháp cho biết rằng: “Cuộc bỏ phiếu ấy do quân đội thực dân Pháp tổ chức. Tướng Xalăng ra lệnh cho quân đội dùng mọi cách để thu cho được nhiều phiếu tán thành Đờ Gôn... Bộ đội Pháp mở những cuộc hành quân lớn để’ cưỡng ép nhân dân Angiêri ghi tên đi bỏ phiếu... Trong những ngày chuẩn bị bỏ phiếu, nhà cầm quyền Pháp ra lệnh giới nghiêm nhân dân Angiêri không được ra khỏi nhà... Những địa phương đang bỏ phiếu đều bị lính Pháp vây chặt tứ phía...".

Hãng AFP cũng nhận rằng: “Lực lượng công an Pháp đã thêm nhiều ở thành phố Angiê, những đội tuần tra vũ trang phải bảo vệ những phòng bỏ phiếu...".

Các báo Anh viết: “Gần 50 vạn quân đội Pháp giám thị các phòng bỏ phiếu ở Angiêri. Những người đi bỏ phiếu đàn bà cũng như đàn ông, đều bị lục soát kỹ...".

Mặc dù những cách gian lận và khủng bố trong cuộc bỏ phiếu ở Angiêri (lời báo Pháp), hơn một triệu rưởi người Angiêri đã không chịu ghi tên, không chịu bỏ phiếu. Thế mà Bộ trưởng Tuyên truyền Pháp dám nói: “Cuộc bỏ phiếu ở Angiêri đã tiến hành trong bầu không khí vui như ngày tết (!)".

Chính phủ lâm thời nước Cộng hòa Angiêri, Đại hội đồng Liên minh các dân tộc Arập và Ban bí thư các nước Bắc Phi đã tuyên bố trước thế giới: Cuộc "trưng cầu dân ý” của Đờ Gôn ở Angiêri là không hợp pháp và không có giá trị.

128 năm nay, nước Angiêri bị thực dân Pháp chiếm làm thuộc địa.

Bốn năm nay, nhân dân Angiêri anh dũng nổi lên kháng chiến. Lúc đầu khởi nghĩa, chỉ có hơn 1.000 chiến sĩ du kích đánh nhau với thực dân Pháp ở một địa phương nhỏ. Ngày nay, Quân giải phóng Angiêri đã trở nên hùng mạnh với 15 vạn người, đã giành lại 2 phần 3 đất nước, và đã thành lập chính thể cộng hòa của mình.

Một dân tộc đã biết đoàn kết chặt chẽ, nổi lên chống kẻ thù cướp nước, để giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, thì họ nhất định thành công.

Trước đây hơn 40 năm, toàn thế giới là thế giới của bọn tư bản và đế quốc. Hồi đó, đế quốc Pháp đứng hàng đầu, chúng chiếm thuộc địa hầu khắp "bốn biển, năm châu”.

Cách mạng Nga thành công đã mở đường cho phong trào xã hội chủ nghĩa và giải phóng dân tộc. Từ đó, chủ nghĩa đế quốc ngày càng suy sụp, riêng đế quốc Pháp tan vỡ càng nhanh. Trong khoảng 17 năm nay, nhiều nước thuộc địa đã thoát khỏi xiềng xích thực dân Pháp và trở nên những nước độc lập, tự do như: Việt Nam, Miên, Lào, một số tỉnh Ấn Độ, Quảng Châu Loan, Li Băng, Xyri, Marốc, Tuynidi, Ghinê, và sẽ đến lượt Angiêri cùng các thuộc địa khác.

Ngày nay, đối với vấn đề Angiêri, thực dân Pháp chỉ có một lối ra: Hoặc là đàm phán với Chính phủ nước Cộng hòa Angiêri để chấm dứt chiến tranh; hoặc là chờ một Điện Biên Phủ mới ở Maghreb[63] giải quyết. Bằng cách này hoặc cách khác, chắc rằng nhân dân Pháp đều hoan nghênh.

T.L.

-    Báo Nhân Dân, số 1670, ngày 9-10-1958, tr.4.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.11, tr.541.

PHẢI THI ĐUA CHỐNG HẠN, DIỆT SÂU,
ĐỂ NẮM CHẮC VỤ MÙA THẮNG
lợi

Chông hạn - Lúa mùa này tốt hơn mùa trước. Đó là một điều đáng mừng.

Nhưng cũng như mọi năm, đến dạo này trời mưa ít. Nhiều ruộng cao bị cạn nước. Lúa đang trô bị nghẹn đòng, như một số địa phương ở Hà Đông, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Hòa Bình, v.v..

Cán bộ các tỉnh và huyện đang tích cực lãnh đạo nhân dân giải quyết việc cạn nước.

Thế' là tốt. Nhưng nói chung phong trào còn yếu. Cần phải cố gắng hơn nữa.

Diệt sâu - Ở Thái Bình, Kiến An, Tuyên Quang, Thái Nguyên, v.v. nơi thì có sâu cuốn lá, nơi thì có sâu cắn gié.

Nhiều nơi đã tập trung lực lượng để diệt sâu. Như Thái Nguyên đã huy động 680 cán bộ, 5.000 học sinh, 5.500 bộ đội, 45.700 nhân dân đi diệt sâu. Thái Bình có 32.500 cán bộ và nhân dân tham gia diệt sâu. Cán bộ, bộ đội và nhân dân Bắc Cạn đã diệt sâu trong 22.270 buổi, v.v.. Những nơi cố gắng như vậy, đã có thành tích khá. Nhưng phong trào chưa đều, chưa khắp.

Trái lại, một vài nơi nông dân còn mê tín, cho rằng sâu cắn lá là dấu hiệu được mùa!

Khuyết điểm nặng nhất của cán bộ và nhân dân là chủ quan. Thấy lúa tốt thì ít săn sóc. Đến khi thấy sâu nhiều thì lại ngại khó.

Cán bộ tỉnh, huyện, xã cần phải ra sức động viên nhân dân tích cực chống hạn và diệt sâu triệt để và kịp thời, để nắm chắc vụ mùa thắng lợi.

Chúng ta chịu khó phấn đấu một tháng, thì sẽ no ấm sung sướng suốt năm.

TRẦN LỰC

-    Báo Nhân Dân, số 1672, ngày 11-10-1958, tr.1.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.11, tr.544-545.


CON CỌP GIẤY ĐẾ QUỐC MỸ

Vì sao con cọp giây đế quốc Mỹ cứ phùng mang trợn mắt đe dọa người ta? Phải chăng đế' quốc Mỹ dám gây chiến tranh thật sự?

Không! Chắc chúng không dám. Vì phe xã hội chủ nghĩa và lực lượng hòa bình thế' giới ngày càng mạnh hơn chúng. Mỹ cậy có bom nguyên tử và khinh khí; nhưng Liên Xô cũng có món ấy và những vũ khí khác tốt hơn của Mỹ (thí dụ: vừa rồi, đô đốc Mỹ và Raitơ tuyên bố rằng Liên Xô nhiều hơn Mỹ độ 500 chiếc tàu ngầm...).

Lại vì kinh nghiệm lịch sử: Trong cuộc thế' giới đại chiến lần thứ hai, phát xít Đức, Ý, Nhật đã bị Liên Xô đánh cho tan tành, dù hồi đó chỉ một mình Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa. Ngày nay các nước xã hội chủ nghĩa đã thành một hệ thống thế giới hùng mạnh với 1.000 triệu nhân dân đoàn kết chặt chẽ. Trừ phi điên rồ đến tột mực (đối với bọn đế quốc, điều đó không phải không thể có cho nên chúng ta phải luôn luôn cảnh giác) đế' quốc Mỹ chắc không dám tự đâm đầu vào cái hố diệt vong.

Thế thì vì sao đế quốc Mỹ cứ hậm hực gây ra không khí căng thẳng, tuyên truyền chiến tranh mỗi năm tốn hơn 2.000 triệu đôla để phái quân đội đóng trên 35 nước phe Mỹ, thi hành chính sách "đến gần miệng hố chiến tranh”?.

Vì trong hai cuộc thế giới đại chiến, đế quốc Mỹ là người lái buôn vũ khí, đã phát tài to. Từ đó, "ăn quen, bén mùi", kinh tế Mỹ sống nhờ nghề bán vũ khí. Nếu tình hình thế giới hòa hoãn, thì không ai mua vũ khí. Không bán được vũ khí, thì kinh tế Mỹ sẽ ô hô ai tai!

Trong số báo hàng tuần Mỹ "thảo luận xã hội chủ nghĩa" (6-1958), ông Ớptơn Xincơle, một nhà văn Mỹ nổi tiếng, đã viết:

- Chế độ Mỹ là một chế độ chạy đua theo tiền lãi, lý do duy nhất mà chế độ ấy sống còn suốt một thế kỷ rưỡi, khi thì phồn thịnh, khi thì khủng hoảng, đó là nhờ chiến tranh và chuẩn bị chiến tranh... Điểm chính cần phải nhớ, là Mỹ sông trên một nền kinh tế chiên tranh. Môi năm, ngân sách quân sự Mỹ tồn độ 34 triệu đôla. Khi nghĩ đến cái hậu quả - nếu chúng ta xây dựng một cuộc hòa bình thật sự và chấm dứt những khoản tiêu phí về binh bị - thì ai là người đại thầu khoán Mỹ không hoảng hồn? Bạn thử đặt câu hỏi ấy trước một người kinh doanh Mỹ, thì bạn liền thây tái mét mặt ngay. (Nếu hòa bình) thì kinh tê'Mỹ sẽ đổ nát như một lâu đài làm bằng giây...".

Song nhân dân Mỹ cũng ghét chiến tranh, muốn hòa bình. Thí dụ: Trong việc đế quốc Mỹ xâm phạm Đài Loan, dư luận Mỹ và hơn 80% thư của nhân dân gửi cho Tổ’ng thống và Bộ trưởng ngoại giao Mỹ đều phản đối chính sách khiêu khích của Chính phủ Mỹ.

Nhân dân yêu chuộng hòa bình toàn thế giới (gồm cả nhân dân Mỹ) đoàn kết phân đâu, thì con cọp giây đế quốc Mỹ sẽ bị xé toang.

T.L.

Báo Nhân Dân, số 1673,

ngày 12-10-1958, tr.4.

TỪ SÁU, BẢY TUỔI ĐẾN BẢY, TÁM MƯƠI

Chuyện Trung Quốc

Phong trào thi đua sản xuất đang lôi cuốn toàn Đảng, toàn dân. Sau đây là vài ví dụ:[64]

Hiện nay, các cơ quan Trung ương Đảng cũng nấu sắt, nấu gang, dưới khẩu hiệu: "Tôi luyện gang thép để tôi luyện tư tưởng”. Nhiều đồng chí Trung ương, như đồng chí Trần Bá Đạt, Ủy viên dự bị Bộ Chính trị kiêm Bộ trưởng Tuyên huấn đã cùng anh em trong Bộ phấn đấu, sau hai ngày hai đêm, xây xong lò và đã nấu được gang.

Nữ đồng chí Soái Mạnh Kỳ, ngoài 60 tuổi, Ủy viên dự bị Trung ương kiêm Thứ trưởng Bộ Thanh tra cũng hăng hái tham gia.

Để tự cung cấp nguyên liệu, Bộ Tổ chức, Bộ Tài chính và Bộ Thanh tra của Trung ương đã phát động phong trào nhặt sắt vụn. Trong năm hôm đã nhặt được hơn 10.000 kilô. Họ đang chuẩn bị một lò làm than cốc, môi ngày sẽ sản xuất hơn hai tấn.

Nhờ phong trào ấy, mà có những huyện như huyện Liêu Thành (Liêu Châu, Quảng Tây), môi ngày sản xuất hơn 86.200 tấn than, tức là mỗi năm hơn 31 triệu tấn, và có những công nhân như anh Tạ Đức Mai, môi ngày đào được 16 tấn.

Viện an dưỡng Hồ Nam có 193 đồng chí thương binh hạng nặng. Họ không chịu ngồi không, và kiên quyết đòi tham gia sản xuất. Họ nói: Trước kia vì chủ nghĩa xã hội mà chiến đấu và bị thương; ngày nay vì chủ nghĩa xã hội mà cố gắng tham gia sản xuất. Họ nêu khẩu hiệu:

Không sợ sức ít, tuổi nhiều,
Không sợ thân thể sứt mẻ.
Tuổi già, biến thành tuổ’i trẻ.
Thương nặng biến thành thương nhẹ.

Mặc dù cụt tay, què chân,
Quyết làm anh hùng hai lần!

Những người như đồng chí Triệu Khải Thanh, cụt hai tay, thì làm việc gánh bao tải cho xưởng dệt đay của Viện. Đồng chí Dương Tây Phương cụt hai chân, thì đánh dây đay. Đồng chí Triệu Vĩnh Tường, mù hai mắt mà đã học chữa được máy dệt.

Các đồng chí thương binh còn vỡ đất hoang, nuôi gà, nuôi lợn, nấu gang. Kết quả là năm nay, Viện tự túc được một phần và năm sau sẽ tự túc toàn bộ.

- Năm nay Trung Quốc được mùa to. Nhưng vì thực hành tiết kiệm, nhân dân không lãng phí một hạt thóc, một hạt ngô. Khi gặt xong, họ tổ chức "mót lúa”. Như ở khu Bạch Âm (Nội Mông Cổ), 1.900 em học sinh trường tiểu học, do các cô giáo và thầy giáo lãnh đạo, chia làm 94 tiểu tổ, môi ngày "đi mót” hai, ba giờ đồng hồ. Trong bốn ngày, các em đã nhặt được hơn 6.700 kilô lúa.

Các nơi khác cũng làm như vậy. Các em và các cô giáo, thầy giáo vừa làm vừa hát:

Môi bông lúa,

Đều là của.

Tích thiểu thành đa,

Bán cho nước nhà, Góp phần xây dựng Tổ quốc chúng ta.

Nhờ tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, cho nên nhiều nơi, như toàn tỉnh An Huy, năm nay bình quân môi người được 850 kilô lương thực.

-    Ở nông trường quốc doanh Tuyên Thành (Hồ Bắc), công nhân và cán bộ tuyên thệ trước bức ảnh Mao Chủ tịch: "Chúng tôi quyết tâm làm ruộng thí nghiệm thật tốt, và tranh thủ vụ mùa môi mâu tây 15 tấn, để được đi Bắc Kinh gặp Mao Chủ tịch”.

Ba em bé con công nhân: Kim Lâm sáu tuổi, Thành Công bảy tuổi và cô bé Kim Liên tám tuổi, cũng bắt chước tuyên thệ. Các em không biết "ruộng thí nghiệm" là gì, nhưng biết rằng làm tốt thì được đi gặp Bác Mao.

Các em này xin mãi, đồng chí Nguyên, cán bộ kỹ thuật cho các em một miếng đất gần bên đường cái. Thấy các em hì hục cả buổi mà chỉ cuốc được một góc, đồng chí Đinh, đoàn viên thanh niên, cày giúp. Sau đó, dưới sự chỉ huy của em Liên, người lớn cây, các em cũng bắt chước cây; người lớn bón phân, các em cũng bón phân... Các em rất chăm chỉ. Kết quả là miếng ruộng nhỏ ấy đã gặt được 625 kilô, tức là mỗi mẫu tây được 54 tấn 405 ki-lô! Công nhân và cán bộ đã tặng ba em mây câu:

Trẻ em cũng là anh hùng

Làm ruộng thí nghiệm thành công
Một mâu năm mươi bốn tấn
Ai bảo trẻ em không thông.

-    Đội sản xuất Thật Dường (trước đây là một hợp tác xã nông nghiệp), trong công xã Thương Du (Quảng Tây) có một nhà nuôi 118 cụ ông và cụ bà, ngoài 70, 80 tuôi. Sau vụ chiêm vừa qua, hơn 60% trai tráng đi nấu gang thép và làm thủy nông. Thấy đội neo người, các cụ mời đồng chí bí thư chi bộ đến và hỏi: Vì sao không để các cụ tham gia lao động. Các cụ nói: "Làm việc nhẹ có ích cho sức khoẻ; người già nhiều kinh nghiệm, có thể’ giúp cho con em”.

Sau một cuộc thảo luận sôi nổi, toàn thể’ đồng ý lập thành mười "tiểu tổ Hoàng Trung”, Hoàng Trung là người đời Tam Quốc, rất anh dũng, đã 70 tuổi mà vân dùng con dao nặng 80 cân để đánh giặc. Vì vậy, các cụ thích Hoàng Trung. Môi tổ phụ trách một việc, như nuôi trẻ, trồng rau, chăn trâu,... Các cụ thi đua rất hăng, và mọi việc đều tiến bộ. Nhiều cụ nói: "Bây giờ ngồi rảnh một chốc thì đã thấy xôn xao”. Vậy có thơ rằng:

Những mẩu chuyện này tầm thường,

Song ý nghĩa nó không nhỏ,
Phong trào lao động tưng bừng,
Cả nước tung bay cờ đỏ.

T.L.

Báo Nhân Dân, số 1686,

ngày 25-10-1958, tr.3.


NHẤT NƯỚC, NHÌ PHÂN

Vụ mùa này tốt, đó là một điều đáng mừng. Chúng ta phải chuẩn bị gặt cho nhanh, cho tốt.

Nhân đà phấn khởi mới, các nơi đồng bào và cán bộ thách nhau thi đua làm vụ chiêm thắng lợi. Như thế là rấ't tốt.

Chúng ta quyết tâm, thì nhất định làm được vụ chiêm còn thắng lợi hơn vụ mùa này.

Nhưng ngay từ bây giờ, đồng bào và cán bộ phải đặt câu hỏi: để đảm bảo vụ chiêm thắng lợi, chúng ta phải quyết tâm làm việc gì trước?

Tục ngữ ta đã trả lời câu hỏi đó: Nhất nước, nhì phân.

Vậy chúng ta phải tích trữ phân cho đủ, cho nhiều, càng nhiều càng tốt.

Nhưng việc cần kíp nhất, quan trọng nhất, là ngay từ bây giờ, đồng bào và cán bộ phải tìm đủ mọi cách, làm đủ mọi cách để giữ nước cho vụ chiêm.

Giữ lấy nước, đó là công việc quan trọng nhất mà chúng ta phải làm ngay từ bây giờ.

Giữ được nước, đó là điều kiện cần kíp nhất để nắm chắc vụ chiêm thắng lợi.

Muốn giữ nước thì phải củng cố tốt các tổ đổi công và hợp tác xã nông nghiệp; cần phải dựa vào lực lượng và sáng kiến của nhân dân để đẩy mạnh công tác tiểu thủy lợi; đảng viên, đoàn viên thanh niên và cán bộ phải xung phong, gương mẫu.

T.L.

-      Báo Nhân Dân, số 1691,

ngày 2-11-1958, tr.1.

-      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.11, tr.561-562.


CHÚC MỪNG NGÀY KỶ NIỆM

CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI VĨ ĐẠI

Dưới sự chỉ huy của những người bônsêvích, những quả đại bác từ tàu chiến "Rạng đông” bắn ầm ầm vào Cung điện Mùa Đông của Nga hoàng, đã báo hiệu một cuộc biến đổi long trời lở đất. Nó báo Cách mạng Tháng Mười vĩ đại. Nó báo lần đầu tiên trong lịch sử một chính quyền vô sản đã ra đời. Nó báo chế' độ phong kiến tư bản và đế' quốc đã bị tiêu diệt trên một phần sáu quả đất. Nó báo xã hội mới của loài người từ nay sẽ thay thế' dần cho xã hội cũ.

Ngay hôm Cách mạng Tháng Mười thành công (26-10 lịch Nga cũ, tức là 8-11 dương lịch)[65], Lênin đã vạch ra những chính sách cách mạng, như:

-       Chính sách hòa bình.

-       Các xí nghiệp về tay giai cấp công nhân.

-       Ruộng đất về tay nông dân lao động.

Nhờ vậy mà nông dân Nga đã được chia 155 triệu mâu tây ruộng đất, được xóa bỏ những món nợ mắc của địa chủ, và môi năm khỏi phải nộp tô cho địa chủ hơn 700 triệu đồng rúp vàng.

Lần đầu tiên, trên 1 phần 6 quả đất, gần 200 triệu nhân dân đã xóa bỏ chế độ người bóc lột người.

NHỮNG KHÓ KHĂN LỚN

Với âm mưu lật đổ chính quyền Xôviết non trẻ, bọn phản động trong nước và bọn đế' quốc bên ngoài thông đồng với nhau. Quân đội 14 nước đế' quốc do Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản dân đầu bốn phía đánh vào. Chúng giúp bọn phản động Nga lập chính phủ bù nhìn hầu khắp trong nước 3 phần 4 đất đai bị chúng chiếm cứ. Chúng chiếm hết những vùng công nghiệp sản xuất 100% dầu lửa, 90% than đá, 85% quặng sắt, 75% quặng thép.

Thêm vào nhân họa đó, lại có thiên tai. Vụ hè 1918 và mây vụ sau liên tiếp mất mùa. Hơn 33 triệu người bị đói nặng. Công nhân và nhân dân thành phố môi người môi ngày chỉ được một miếng bánh mì 50 gam...

Do đói kém mà bệnh dịch lan rộng ở nhiều nơi.

Bọn phản động và giặc đế quốc đã tàn phá tài sản của Liên Xô trị giá hơn 39 tỉ đồng rúp vàng (riêng đường xe lửa đã bị phá hơn bảy vạn cây số). Vì vậy sau ba năm cách mạng thành công, nền kinh tế' vân còn kiệt quệ. So với năm 1913 (là năm trước chiến tranh):

Nghề luyện kim chỉ bằng 2%.

Sản lượng các công nghiệp khác 10%.

Sản lượng nông nghiệp 65%.

Nghề dầu lửa và bông sợi hoàn toàn bị hư hỏng.

Gần một triệu người bị thất nghiệp.

Năm 1921 mới dẹp tan bọn phản động, năm 1922 thì đuổi sạch quân đội đế quốc xâm lăng.

THỜI KỲ KHÔI PHỤC KINH TẾ

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Bônsêvích, nhân dân Liên Xô đã phấn đấu anh dũng để vượt những khó khăn khủng khiếp ấy, và khôi phục lại kinh tế nước nhà. Đảng đã vạch kế hoạch củng cố thêm quốc phòng; tổ chức việc sản xuất, thống kê, kiểm soát và phân phối các sản phẩm; giáo dục kỷ luật lao động và đẩy mạnh phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa.

Công việc khôi phục kinh tế gặp nhiều khó khăn rất lớn: Thiếu hàng nghìn công xưởng cần thiết. Những máy móc còn lại đều cũ kỹ. Thiếu cán bộ kỹ thuật. Nông nghiệp còn rất lạc hậu, thiếu tiền vốn để xây dựng. Lại bị các nước đế quốc bao vây. Giai cấp công nhân thế giới thương yêu Liên Xô, nhưng không thể giúp đỡ về vật chất.

Vì những lẽ đó, đến đầu năm 1925 (tám năm sau cách mạng) so với năm 1913, sản xuất nông nghiệp mới đạt 87%. Công nghiệp mới đạt 75%. Tuy vậy công nghiệp và nông nghiệp đã có đà tiến tới.

Cuối năm 1925, Đại hội Đảng quyết định chương trình công nghiệp hoa[66].

Do Đảng lãnh đạo sáng suốt và toàn dân hăng hái thi đua, năm 1927, sản lượng công nghiệp đã vượt mức năm 1913, và kinh tế xã hội chủ nghĩa năm 1925 là 81%, năm 1927 tăng lên 86%.

Kinh tế tư nhân năm 1925 là 19%, năm 1927 sụt xuống 14%.

Vấn đề "ai thắng ai” căn bản đã được giải quyết. Nhưng so với năm 1913 thì số lương thực mới đạt 91%, mà lương thực bán trên thị trường chỉ đạt 37%.

Để giải quyết những khó khăn về nông nghiệp, Đại hội Đảng (1927) đặt kếhoạch hợp tác hóa nông thôn[67]. Đến năm 1929 - 1930, số đông nông dân đã vào hợp tác xã, do đó mà so với năm 1927, số lương thực bán ra thị trường đã tăng rất nhiều.

Năm 1937, hơn 93% nông hộ đã vào hợp tác xã với 99% tổng số ruộng đất.

THỜI KỲ PHÁT TRIỂN

Kế'hoạch 5 năm thứ nhất bắt đầu từ năm 1928 nhằm mục đích phát triển công nghiệp và cung câp máy móc cho nông nghiệp. Công nhân đã đảm bảo hoàn thành kế' hoạch trong bốn năm và ba tháng.

Kế'hoạch 5 năm thứ hai bắt đầu từ năm 1933, nhằm căn bản hoàn thành cơ khí hóa nông nghiệp. So với năm 1913, sản lượng công nghiệp đã tăng gâp tám ĩân; nông sản bán ra thị trường gấp 40 lần. Kế' hoạch này cũng đã làm xong trước thời hạn chín tháng.

Kế'hoạch 5 năm thứ ba bắt đầu từ năm 1938, nhằm tăng sản lượng công nghiệp gâp đôi năm 1937, và sản lượng nông nghiệp tăng một lần rưỡi.

LẠI GẶP KHÓ KHĂN

Kinh tế' đang tiến lên vùn vụt, đời sống của nhân dân ngày càng sung sướng thêm, thì năm 1941 phát xít Đức thình lình tiến công Liên Xô. Suốt 5 năm, toàn Đảng, toàn dân đã trút tất cả lực lượng vào kháng chiến. Nhân dân và quân đội Liên Xô đã đánh tan bọn phát xít dã man, đã giải phóng loài người khỏi tai họa phát xít, nhưng Liên Xô đã phải hy sinh cực kỳ nhiều. Quân phát xít Đức đã đốt phá của Liên Xô 1.710 thành thị, hơn bảy vạn nông thôn, hàng nghìn trạm máy cày, hàng vạn xí nghiệp và nông trường...

Trong 5 năm chiến tranh và cho đến hai năm sau chiến tranh, lương thực và các hàng hóa tiêu dùng đều phải hạn chế, bán theo vé.

Số thiệt hại vì chiến tranh trị giá hơn 679.000 triệu đồng rúp vàng.

LẠI RA SỨC XÂY DỰNG

Chiến tranh kết thúc chưa đầy một năm, tháng 3-1946, Liên Xô bắt đầu kếhoạch 5 năm thứ tư (1946 - 1950), và đã hoàn thành vượt mức trong bốn năm và ba tháng.

So với năm 1941, tổng sản lượng công nghiệp đã tăng 73%. Năng suất lao động tăng 23%.

Kế hoạch 5 năm thứ năm bắt đầu từ năm 1950 cũng hoàn thành trong bốn năm và ba tháng.

Năm 1955, Liên Xô đã xây dựng hơn 3.000 xí nghiệp lớn. So với năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 85%, công nghiệp nhẹ tăng 76%.

Kế hoạch 5 năm thứ sáu (1956 - 1960) nhằm phát triển hơn nữa kinh tế và văn hóa xã hội chủ nghĩa, nâng cao hơn nữa đời sống của nhân dân, đưa Liên Xô lên chủ nghĩa cộng sản. Đại hội Đảng lần thứ XX đã quyết định: so với năm 1955,

Sản lượng công nghiệp sẽ tăng 65%,

Sản lượng nông nghiệp tăng 70%,

Năng suất lao động tăng ít nhất là 50%.

Trong chín tháng đầu năm nay, sản lượng gang thép đã bằng sản lượng cả năm 1948. Sản lượng dầu lửa gấp đôi năm 1950. Sản lượng lúa mì gấp hai của Mỹ, và củ cải đường gấp ba. So với năm 1913, năng suất lao động tăng gần gấp 10 tân.

Hiện nay, về sản lượng công nghiệp, Liên Xô đã vượt xa các nước tư bản châu Âu. Vê tốc độ sản xuất sắt, than, dầu lửa, v.v. đã vượt quá Mỹ.

Năm 1956, các nông trường đã bán cho Nhà nước gần 53 triệu tấn lúa mì; năm nay ít nhất cũng được 56 triệu tấn (năm 1953 chỉ có 29 triệu tấn).

Trong bốn năm qua, ở các hợp tác xã nông nghiệp (nông trang tập thể), số thu nhập đã tăng gấp hai, ruộng đất của môi hợp tác xã mở rộng từ 2.000 đến 10.000 mâu tây (năm 1949, môi hợp tác xã bình quân có 550 mâu tây).

Hồi cuối tháng 10 năm nay, tờ báo tư sản Mỹ Nữu Ước thời báo viết:

"Sau Thế' giới đại chiến lần thứ hai, tốc độ kinh tế' của Liên Xô nhanh hơn của Mỹ nhiều. Khi công nghiệp của Liên Xô tiến lên, thì công nghiệp của Mỹ thoái lui. Năm nay, sản lượng gang của Mỹ sụt xuống 85 triệu tấn, Liên Xô thì tăng 60 triệu tấn.

Tháng 4 năm nay, nghề đúc gang của Mỹ bị đình đốn, vì vậy mà sản lượng gang Liên Xô vượt Mỹ 90%... Do đó mà địa vị chính trị của Liên Xô ngày càng thêm cao. Các nước chậm tiến mua máy móc của Liên Xô ngày càng nhiều... Liên Xô có tài nguyên rất phong phú, nhân dân lại được giáo dục kỹ thuật hiện đại. Vì vậy, kinh tế' của Liên Xô chắc chắn sẽ tăng tiến mãi mãi...”.

Chắc không ai ngờ rằng báo tư sản Mỹ đã cố ý tuyên truyền cho Liên Xô cộng sản. Một điều rất quan trọng nữa mà tờ báo

Mỹ quên không nói đến là: Đã mấy chục năm nay người lao động Liên Xô không biết thất nghiệp là gì, mà ở Mỹ thì hiện nay đang có hơn năm triệu công nhân thất nghiệp.

VĂN HÓA, GIÁO DỤC

Văn hóa, giáo dục ở Liên Xô phát triển rất mạnh. Năm nay, Liên Xô có hơn 50 triệu người theo học kỹ thuật và khoa học (học ở trường hoặc vừa làm vừa học).

Gần sáu triệu chuyên gia làm việc trong các ngành kinh tế.

767 trường cao đẳng với hơn 1.800 giáo sư và hơn hai triệu học sinh (gấp hai so với học sinh cao đẳng của tất cả các nước tư bản cộng lại).

Số kỹ sư của Liên Xô nhiều gấp hai của Mỹ.

Hơn 68.000 rạp chiếu bóng, ở thành thị và nông thôn, môi năm số người đi xem cộng hơn 3.000 triệu.

400.000 nhà xem sách: cứ 1.400 người thì có một nhà xem sách, ở Mỹ 21.600 người mới có một nhà xem sách.

Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới đã ba lần phóng vệ tinh to đều thành công. Cũng là nước đầu tiên đóng được chiếc tàu phá băng chạy bằng sức nguyên tử (chiếc tàu Lênin) có thể chạy một mạch quanh quả đất sáu lần mà không cần cập bến. Còn Mỹ thì ì ạch mãi mới phóng được vệ tinh nhỏ bằng quả bưởi.

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI

Cách mạng Tháng Mười đã mở đường cho phong trào cách mạng vô sản toàn thế' giới tiến lên, và đã khuyến khích giúp đỡ những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh và thành công to lớn. Do ảnh hưởng Cách mạng Tháng Mười khuyến khích, trong 40 năm gần đây đã có 20 nước thuộc địa và nửa thuộc địa với hơn 1.235 triệu nhân dân đã đuổi sạch bọn thực dân đế quốc và trở nên những nước độc lập tự do. Nhiều thuộc địa khác như Angiêri, Camơrun, v.v. thì đang đấu tranh anh dũng chống thực dân đế' quốc để giải phóng đất nước mình.

Hơn mười năm trước đây, chỉ có Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa. Ngày nay 12 nước xã hội chủ nghĩa đã thành một hệ thống thế' giới to lớn với 950 triệu người đoàn kết một lòng.

Với tinh thần vô sản cao quý, nhân dân Liên Xô vừa xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở nước mình, vừa giúp đỡ các nước anh em xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hiện nay, Liên Xô đã giúp các nước anh em thành lập 505 xí nghiệp to và nhà máy các loại, trị giá hơn 21 tỷ đồng rúp vàng.

Liên Xô cũng giúp đỡ một cách vô tư các nước trong phe hòa bình, thí dụ giúp tiền và kỹ thuật cho Ấn Độ lập nhà máy đúc thép môi năm sản xuất hai triệu rưởi tấn, giúp Ai Cập xây đập nước khổng lồ Atxuan môi năm tưới nước cho hàng vạn mâu tây ruộng đất.

Tóm tắt những việc trên đây cho chúng ta biết rằng từ Cách mạng Tháng Mười đến nay là 41 năm, nhân dân Liên Xô đã chịu cực, chịu khổ, kiên quyết đấu tranh vô cùng anh dũng suốt 18 năm để kiến thiết nước nhà, từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh vào hạng nhất trên thế giới.

CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI VÀ VIỆT NAM TA

Từ 1917 đến 1924, thực dân Pháp đã giăng một tấm lưới dày đặc chung quanh nước Việt Nam. Tin tức Cách mạng Tháng Mười chỉ thỉnh thoảng bí mật từ nước Pháp sang và từ Trung Quốc đến. Nhưng chính bọn chúng là người tuyên truyền đắc lực cho chủ nghĩa cộng sản và Cách mạng Tháng Mười, vì hàng ngày chúng nói xấu cộng sản, nói xấu Liên Xô bằng sách báo và bằng lời nói. Chúng làm cho nhân dân Việt Nam thường nghe đến Liên Xô và cộng sản, họ bí mật bảo nhau: Cộng sản có hại cho đế' quốc tức là có lợi cho chúng ta, Liên Xô là kẻ thù của thực dân tức là anh em của các dân tộc bị áp bức.

Bàn tay bẩn thỉu của thực dân quyết không che được mặt trời chính nghĩa. Năm 1930, Đảng Cộng sản thành lập ở Việt Nam và năm sau thì có phong trào Xôviết Nghệ - Tĩnh.

Mặc dù thực dân Pháp khủng bố tàn tệ, ngọn cờ chủ nghĩa Mác - Lênin từ đó tung bay khắp nước Việt Nam.

Đảng của Lênin vĩ đại đã dạy cho giai cấp công nhân ta xây dựng chính đảng của mình.

Quân đội Liên Xô anh dũng đánh thắng phát xít Đức - Ý - Nhật, đã tạo điều kiện cho Cách mạng Tháng Tám của ta thành công, nhân dân ta đã thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp - Mỹ, Việt Nam ta đã được nhân dân Liên Xô và các nước anh em hết sức đồng tình và ủng hộ, cho nên cuộc kháng chiến của ta đã thắng lợi vẻ vang.

Từ ngày hòa bình lập lại, các nước anh em, trước hết là Liên Xô và Trung Quốc, đã khảng khái giúp ta tiền bạc và kỹ thuật để xây dựng miền Bắc nước ta tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

Vô cùng biết ơn Liên Xô, nhân dịp này nhân dân Việt Nam ta cùng với nhân dân Liên Xô anh em vui vẻ tưng bừng kỷ niệm lần thứ 41 Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, và cùng nhau hô to:

Tinh thần Cách mạng Tháng Mười muôn năm!

Đảng Cộng sản Liên Xô và nhân dân Liên Xô vĩ đại muôn năm!

Tình đoàn kết vững bền trong đại gia đình xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu muôn năm!

Xã hội chủ nghĩa muôn năm!

Hòa bình thế' giới muôn năm!

TRẦN LỰC

-    Báo Nhân Dân, số 1698, ngày 6-11-1958, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.11, tr.563-571.


KINH NGHIỆM HỢP TÁC HÓA
NÔNG NGHIỆP Ở BẮC TRIỀU TIÊN

Khi bạn đi vào nông thôn nước Cộng hòa nhân dân Triều Tiên, bạn sẽ thây một phong cảnh rất tươi đẹp: Những đồng lúa bát ngát vừa chín, trông như một tấm thảm vàng to rộng mênh mông. Những đám rau tươi mơn mởn. Những vườn cây ăn quả xùm xòa. Những con đường đi ngay ngắn, phẳng phiu. Những ngôi nhà mới xây sạch sẽ, gọn ghẽ. Bạn sẽ thấy bà con nông dân đang vui vẻ cần cù lao động. Các em bé béo đỏ đang tung tăng cắp sách đến nhà trường... Bạn không ngờ rằng trước đây dăm năm, làng này cũng như nhiều làng khác ở Bắc Triều Tiên đã bị giặc Mỹ đốt trụi, phá trụi.

Từ ngày giải phóng khỏi ách thực dân Nhật Bản, ở miền Bắc, Chính phủ Cộng hòa nhân dân Triều Tiên thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên, cải cách ruộng đất đã được thi hành. Nông dân lao động được chia 980.000 mâu tây ruộng đất. Pháp luật cấm bán, cấm hoặc cho thuê những ruộng đất đã được chia. Nông dân nào không cày cấy được, thì phải giao lại ruộng đất được chia cho Ủy ban hành chính địa phương để cấp cho những bần nông khác cày.

Đảng và Chính phủ đã thi hành nhiều việc để’ cải thiện kinh tế nông thôn, nâng cao dần đời sống vật chất và văn hóa của nông dân. So với năm 1946, sản lượng lương thực năm 1949 đã tăng 40%, số trâu bò tăng 67%[68].

Để lãnh đạo và giúp đỡ nông dân tăng gia sản xuất, Đảng và Chính phủ đã mở những nông trường quốc doanh và trạm máy cày.

Công việc đang tiến tới, thì Bắc Triều Tiên bị đế quốc Mỹ xâm lược. Năm 1950, quân đội đế' quốc Mỹ và các nước phe Mỹ thình lình tiến công Bắc Triều Tiên. Trong ba năm trường, riêng đế' quốc Mỹ đã dùng 1 phần 3 lục quân, 1 phần 5 không quân và đại bộ phận hải quân của chúng với 73 triệu tấn vũ khí đạn dược, và đã tiêu phí hơn 20 nghìn triệu đồng đôla để’ đánh nhau với quân đội và nhân dân nước Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên. Trong ba năm ròng rã suốt ngày, suốt đêm chúng đã dội bom đạn xuống thành phố và làng mạc Triều Tiên. Nhưng trước lòng nồng nàn yêu nước và sức kháng chiến anh dũng của quân và dân Triều Tiên, với sự giúp đỡ to lớn của quân tình nguyện Trung Quốc, đế' quốc Mỹ và bè lũ tay sai của Mỹ đã thất bại nhục nhã.

Cuộc kháng chiến thắng lợi vẻ vang của nhân dân Triều Tiên lại chứng tỏ một lần nữa rằng đế' quốc Mỹ chỉ là một con hổ giây.

Trong ba năm kháng chiến, nông thôn bị giặc Mỹ đốt phá tan tành. Hàng vạn nông dân bị hy sinh. Hơn 460.000 mâu tây ruộng đất bị bỏ hoang. Hâu hết công trình thủy lợi bị phá hoại. Trâu bò bị giết chết và nông cụ bị hư hỏng gần hết. Sản lượng lương thực bị sút kém rất nhiều.

Để chống lại tai nạn ấy, Đảng và Chính phủ thì lập thêm nông trường trồng trọt, chăn nuôi, và những trạm máy cày, nông dân thì bắt đầu xây dựng những tổ đổi công để giúp nhau tiếp tục sản xuất.

Do sự cố gắng của mình và sự giúp đỡ của các nước anh em, trước hết là Liên Xô và Trung Quốc, công việc này đã có kết quả: một mặt thì cung cấp lương thực cho bộ đội ở trước mặt trận, mặt khác thì giúp cho những người dân lánh nạn có công việc làm ăn bằng cách vỡ ruộng hoang.

Trong thời kỳ kháng chiến, nông thôn thiếu sức lao động và trâu bò. Đảng và Chính phủ giúp họ về vật chất và hướng dân họ lập những tổ đổi công dưới nhiều hình thức: đổi công người làm, đổi công trâu bò, đổi công từng vụ hoặc đổi công thường xuyên, đổi công làm ruộng, hoặc làm nghề phụ... Ở Triều Tiên, tổ đổi công từng việc gọi là hợp tác xã cấp một, tổ đổi công thường xuyên có bình công chấm điểm gọi là hợp tác xã cấp hai. Hợp tác xã hình thức cao hơn hết, gọi là hợp tác xã cấp ba.

Tháng 7-1953, cả miền Bắc Triều Tiên mới có 102 hợp tác xã nông nghiệp và 72 hợp tác xã nghề phụ, gồm có 2.400 hộ. Đó là những hợp tác xã thí điểm, trong số đó tỉnh Giang Nguyên có 80 hợp tác xã. Vì từ năm 1951, nông dân ở đây đã tổ chức những "đội đổi công gần mặt trận”; nay những đội ấy trở nên hợp tác xã. Môi đội có từ 50 đến 200 đội viên, hầu hết là thanh niên, vì gia đình họ đều tản cư về hậu phương. Họ vừa sản xuất, vừa giúp đỡ bộ đội.

Hợp tác xã ở quận Kim Hóa do anh hùng lao động Lưu Quang Liệt phụ trách cũng phát triển từ một "đội đổi công” như thế. Có thể nói rằng: các đội ấy là mầm mống của hợp tác xã nông nghiệp Triều Tiên. Nhiều hợp tác xã ở các tỉnh thì phát triển từ những tổ đổi công trâu bò hoặc tổ đổi công người trong thời kỳ kháng chiến.

Hòa bình trở lại, nhiệm vụ cấp bách nhất của Đảng và Chính phủ là vừa phát triển công nghiệp nặng, vừa phát triển mau chóng công nghiệp nhẹ và nông nghiệp để’ hàn gắn những vết thương chiến tranh gây ra và để’ nâng cao dần đời sống của nhân dân.

Phát triển nông nghiệp là cấp bách nhất để cung cấp lương thực cho nhân dân và nguyên liệu cho công nghiệp, đồng thời để giữ sự cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp.

Những nhà máy dệt vải, dệt lụa, nhà máy làm thịt đều cần nông nghiệp cung cấp nguyên liệu càng ngày càng nhiều. Nhưng lúc đó nông nghiệp bị chiến tranh tàn phá rất nặng, số người bị đói rách rất nhiều.

Nếu nông dân cứ làm ăn riêng lẻ như cũ, thì nông nghiệp cũng như công nghiệp không thể phát triển, đời sống của nhân dân không thể nâng cao. Vậy chỉ có một cách giải quyết: là hợp tác hóa nông thôn.

Tháng 8-1953, Trung ương Đảng quyết định kế' hoạch hợp tác hóa để xây dựng nông thôn tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.

Như Lênin đã nói: "Chúng ta sống ở một nước tiểu nông như nước Nga, thì cơ sở kinh tế' tư bản kiên cố hơn cơ sở kinh tế' cộng sản... Kẻ địch bên trong dựa vào kinh tế' tiểu quy mô ấy”. Ở Triều Tiên cũng vậy.

Bọn địa chủ đã bị đánh đổ nhưng một số vân mong ngóc đầu lên, phú nông đã bị hạn chế', nhưng vân còn là một giai cấp. Sau cải cách ruộng đấ't, một số bần nông trở nên trung nông khá giả, họ đã cho vay nợ lãi, thuê người làm, tự mình không lao động, thậm chí có người đầu cơ tích trữ. Tuy có luật cấm bán ruộng và cho thuê ruộng, nhưng kinh tế nông thôn đang còn riêng lẻ thì không thể chấm dứt sự phân hóa giữa quần chúng nông dân. "Và những kẻ ưa chế độ người bóc lột người, ắt là những kẻ hoan nghênh Lý Thừa Vãn” (Lời của đồng chí Kim Nhật Thành).

Sau cải cách ruộng đất (năm 1946), ở Bắc Triều Tiên có độ 2 đến 3% trong tổng số nông hộ là phú nông, họ có độ 3,2% trong tổng số ruộng đất, và 6,5% trong tổng số sản xuất nông nghiệp.

Vì bị tàn phá trong thời kỳ chiến tranh, kinh tế' phú nông đã sa sút hẳn, chỉ còn độ 0,6%. Tuy vậy lợi dụng tình hình khó khăn chung, phú nông quay ra bóc lột nông dân bằng những cách khác, như đầu cơ tích trữ...

Ba năm chiến tranh khốc liệt, đã làm cho nông thôn thiếu sức lao động, thiếu trâu bò, thiếu nông cụ. Vì vậy nhiều nông dân không thể tự mình cày cấy được. Chỉ có một cách giải quyết những khó khăn ấy: là phải tổ chức hợp tác xã nông nghiệp. Hợp tác xã nông nghiệp còn có một ý nghĩa quan trọng nữa, tức là nó sẽ củng cô'khôi liên minh giữa công nhân và nông dân. Đồng thời nó giúp đẩy mạnh việc giáo dục và cải tạo giai cấp tư sản dân tộc theo chủ nghĩa xã hội.

Trong thời kỳ chiến tranh, nhất là ở vùng biển và vùng núi sô'bần nông tăng lên đến 30% trong tổng số nông hộ. Cho nên việc hợp tác hóa lại càng cấp bách để cải thiện kinh tế của bần nông.

Một vấn đề quan trọng nữa, là muốn đấu tranh thông nhất nước nhà thì chế' độ kinh tế' dân chủ ở miền Bắc, nhất là kinh tế' nông nghiệp, phải phát triển hơn hẳn ở miền Nam.

Tháng 11-1954, Trung ương Đảng quy định: Nhiệm vụ quan trọng nhất trước mắt của nông nghiệp là hợp tác hóa, đưa nông thôn tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời phát triển công nghiệp. Đó là một cách đảm bảo chắc chắn về vật chất trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà bằng phương pháp hòa bình. Và khi đã thống nhất, nó sẽ giúp khôi phục kinh tế ở miền Nam hiện nay đang bị kiệt quệ.

Chính quyền đế' quốc Mỹ và Lý Thừa Vãn ở miền Nam cũng "cải cách ruộng đất”. Chúng bán ruộng của địa chủ cho nông dân, môi năm nông dân phải trả một số tiền bằng 60 đến 70% trong số thu hoạch của họ. Thế' là nông dân trở thành người mắc nợ, mà bọn Mỹ - Lý trở nên địa chủ bóc lột họ. Nếu ở miền Bắc, nông nghiệp phát triển mau chóng và đời sống nông dân ngày càng ấm no, thì chắc chắn là nông dân miền Nam sẽ càng hăng hái ủng hộ Đảng Lao động và Chính phủ dân chủ miền Bắc. Vì lẽ đó, hợp tác hóa nông nghiệp là vừa rất quan trọng cho kinh tế, vừa rất quan trọng cho chính trị.

Cải cách ruộng đất là bước đầu trong cuộc cách mạng nông thôn. Hợp tác hóa nông nghiệp là bước cách mạng thứ hai. Nó sẽ có nhiều khó khăn cần phải khắc phục; vì nông dân nói chung còn ít kinh nghiệm về tổ chức, và kỹ thuật có thấp kém.

Trung ương Đảng khẳng định: Trước phải tổ chức những nơi thí nghiệm rồi phát triển dẫn đến những nơi khác. Ở miền núi và miền biển thì tổ chức những hợp tác xã thí nghiệm về chăn nuôi và nghề đánh cá.

Tháng 8-1953, Hội nghị Trung ương định tổ chức hợp tác xã nông nghiệp dưới nhiều hình thức, và trước hết phải dựa hẳn vào bần nông và những trung nông lốp dưới, vì đây là một cuộc đấu tranh giai cấp ở nông thôn. Lúc đầu phải dùng nhiều hình thức khác nhau, vì:

-     Sự giác ngộ của nông dân còn khác nhau, chưa đều.

-    Sự yêu cầu của nông dân cũng khác nhau theo tình hình kinh tế và tập quán khác nhau ở môi địa phương.

-        Những nơi nông dân có nhiều ruộng nhưng thiếu sức lao động, thì họ muốn đôĩ công, muốn ruộng nhiều thì được chia phần nhiều, hoặc muốn ai gặt ruộng của người nấy.

-    Nơi nông dân có ít ruộng thì họ muốn hùn ruộng, và chia phần theo sức lao động.

-    Cũng có nơi nông dân muốn chia phần theo số ruộng và sức lao động.

Tháng 1-1954, Trung ương chỉ thị cách tổ chức hợp tác xã tùy theo điều kiện thực tế từng vùng và theo nguyên tắc quy định. Lúc đó hợp tác xã có ba hình thức:

1-    Tô’ đôĩ công từng vụ. Công việc thì làm chung. Ruộng đất, trâu bò, nông cụ thì vân của riêng môi người. Họ có thể chung vốn để’ làm nghề phụ. Từ đó mà phát triển dần lên hợp tác xã cấp 2.

2-    Tô’ đôĩ công thường xuyên có bình công chấm điểm. Ruộng cày chung, nhưng tổ’ viên vân giữ quyền sở hữu. Tổ’ viên vân được giữ những cây ăn quả và một đám đất để trồng rau. Chia công theo từng hạng ruộng: ruộng chiêm hoặc ruộng mùa, ruộng tốt hay là ruộng xấu.

Trâu bò và nông cụ có thể dùng chung. Nếu xã viên nào đồng ý hùn cả trâu bò và nông cụ, thì "hợp tác xã” tùy theo giá mà trả tiền dần. Thóc giống, phân bón, thuế' nông nghiệp... đều do tập thể chịu. Khi gặt hái xong, trừ những phí tổn ấy và một số nhất định để tích lũy cùng một số dùng vào việc văn hóa xã hội trong hợp tác xã - còn lại bao nhiêu thì chia theo số ruộng và ngày công.

Phân chia cho ruộng không được quá 20% tổng số thu hoạch (khi đã trừ các phí tổn chung).

Xã viên nào cả năm không làm được 120 ngày công, sẽ không được chia phân thu hoạch của ruộng mình, mà chỉ được chia theo số ngày công đã làm.

Nhưng nếu vì đau ốm hoặc vì việc bất trắc mà xã viên không làm được 120 ngày công, và nếu được các xã viên khác đồng ý, thì vân được chia phần cho ruộng.

5 đến 10% số thu hoạch sẽ để làm vốn tích lũy. 2 đến 3% dùng vào việc văn hóa xã hội.

Những khoản thu nhập do nghề phụ, thí dụ nghề chăn nuôi, thì trừ số phí tổn dùng vào nghề phụ, sẽ chia theo ngày công.

Hình thức tổ đổi công này cao hơn tổ đổi công từng vụ từng việc. Vì nó giải quyết được những mâu thuân như: Một số xã viên thường hăng hái làm cho ruộng của mình hơn làm cho ruộng của xã viên khác. Nó liên hệ chặt chẽ nông nghiệp với nghề phụ, làm cho nghề phụ dê phát triển. Có thể tùy năng lực của môi xã viên để phân công một cách hợp lý hơn, làm cho năng suất lao động cao hơn, do đó mà tổ được củng cố hơn. Nó dê thống nhất việc sử dụng ruộng đất của các xã viên một cách có kế' hoạch hơn. Có thể cải thiện kỹ thuật, nâng cao năng suất, do đó mà tăng thêm khoản thu nhập của xã viên, nâng cao tinh thần hăng hái sản xuất của họ.

3-    Hình thức thứ ba là hợp tác xã thật sự. Ruộng đất, trâu bò và nông cụ chủ yếu đều góp vào hợp tác xã. Trâu bò và nông cụ thì hợp tác xã mua, trả tiền dần. Công việc đồng áng do các xã viên cùng làm chung, và phối hợp với các nghề phụ. Gặt hái xong, trừ phí tổn cho hạt giống, phân bón, nông cụ, thủy nông, thuế khóa...; trừ 5 đến 10% để làm vốn tích lũy, 2 đến 3% cho văn hóa xã hội. - Còn lại bao nhiêu thì tính theo số ngày công mà chia cho các xã viên.

Các xã viên được giữ một đám vườn trồng rau và trồng cây ăn quả, và một số gia súc.

Hợp tác xã kiểu này tốt hơn hết, vì nó khuyến khích tinh

thần hăng hái sản xuất của xã viên, nâng cao sản lượng, và có thể dùng những kinh nghiệm và những kỹ thuật tiên tiến.

Trung ương Đảng nhấn mạnh:

Muốn áp dụng hình thức nào cho thích hợp, thì trước hết phải dựa vào tình hình thực tế' và trình độ giác ngộ của nông dân ở môi nơi; phải giữ vững nguyên tắc tự nguyện tự giác; phải từ hình thức thấp phát triển dần đến hình thức cao.

Phải tùy khả năng kinh doanh, tùy điều kiện ruộng đất và điều kiện kinh tế' của môi nơi mà định khuôn khổ của hợp tác xã, không nên tổ chức nhỏ quá, vì nhỏ quá thì không phát triển được ưu điểm của hợp tác xã; không nên tổ chức quá to, vì quá to thì khó quản lý. Lúc đầu có thể tổ chức môi hợp tác xã ít nhất là 10 hộ, rồi phát triển thêm dần.

Những nơi đặc biệt, nông dân có trình độ chính trị cao, số cán bộ quản lý đủ và tốt, thì không nhất định phải bắt đầu từ hình thức thấp, mà có thể tổ chức theo hình thức cao, nhưng phải rất cẩn thận.

Quản lý phải dân chủ. Tổ chức sức lao động phải hợp lý. Tính ngày công phải chính xác. Kỷ luật lao động phải nghiêm. Phải quý trọng của công. Phân phối phải công bằng. Phải đẩy mạnh sản xuất và tăng khoản thu nhập cho xã viên...

-     Tháng 7-1953 các tỉnh mới có 174 hợp tác xã nông nghiệp và nghề phụ.

-     Tháng 3-1954 có 1.091 tổ đổi công thường xuyên và hợp tác xã gồm có 2 phần 3 tổng số nông hộ, và 1,7% tổng số ruộng đất. Bình quân môi tổ chức có 29 mâu tây ruộng.

Để đảm bảo tính chất hợp pháp của các hợp tác xã và giúp cho họ định nội quy, Chính phủ đã ra sắc lệnh (năm 1954) đăng ký các hợp tác xã và ban bố những điều lệ chung cho các hợp tác xã.

Tiếp theo đó, Đảng và Chính phủ tổ chức những lớp huấn luyện cho cán bộ quản lý hợp tác xã. Đồng thời quy định sự giúp đỡ của Chính phủ về vật chất và kỹ thuật cho hợp tác xã, như lập trạm máy kéo, cho hợp tác xã vay tiền làm vốn,...

Để đảm bảo việc tăng gia sản xuất và cải thiện đời sống của xã viên, và để’ hợp tác xã phát triển một cách chắc chắn, Đảng ra sức củng cố sự lãnh đạo của Đảng ở nông thôn, trước hết là lãnh đạo các hợp tác xã.

Những biện pháp của Đảng và Chính phủ cộng với tinh thần hăng hái của cán bộ và nông dân, sự tổ chức sức lao động tiến bộ khá và kỹ thuật bước đầu được cải tiến, nghề phụ (đánh cá, chăn nuôi) được phát triển. So với nông dân riêng lẻ, các hợp tác xã đã tiết kiệm được 20 đến 30% sức lao động, và những hợp tác xã có chút ít máy móc đã tiết kiệm được 60% sức lao động để chuyển sang làm nghề phụ.

Sản lượng môi mâu tây của hợp tác xã tăng hơn của nông dân riêng lẻ từ 10 đến 50%.

Do những kết quả ấy, nông dân đều thây rõ con đường hợp tác hóa là thích hợp với lợi ích chung của nước nhà và lợi ích riêng của họ.

Hợp tác hóa là một cuộc đấu tranh chính trị và tư tưởng. Những nông dân còn lạc hậu và bọn phản động thường tung ra những luận điệu như: "Vào hợp tác xã thì mất hết ruộng, hết bò”. "Vào hợp tác xã thì phải làm đổ’ mồ hôi trôi nước mắt”. "Vào hợp tác xã thì mất cả tự do”. "Để xem, xã viên sẽ hóa ra người ăn mày hết”,...

Sự thật đã đánh tan những lời bậy bạ ấy.

Mặt khác, trên đã phát triển, hợp tác xã cũng có những thiếu sót, những khuyết điểm cần phải kịp thời sửa chữa, như:

Có nơi cán bộ mắc bệnh quan liêu mệnh lệnh, không giữ vững nguyên tắc tự nguyện, tự giác.

Có những cán bộ nóng vội, ham tổ chức hợp tác xã quy mô to và hình thức cao, tuy điều kiện chưa đủ, kinh nghiệm còn thiếu.

Có những cán bộ thì tiêu cực, chỉ theo đuôi quần chúng. Nông dân đủ điều kiện để tổ chức hợp tác xã nhưng cán bộ lại chủ trương cứ giữ lây tổ đổi công.

Có những khuyết điểm ấy là vì một số cán bộ máy móc, không thông suốt chính sách của Đảng, thiếu kinh nghiệm và không hiểu rõ sinh hoạt thực tế' của môi nơi, không đi đúng đường lối quần chúng.

Nông dân cũng có khuyết điểm, như:

Không giữ đúng nguyên tắc mọi người đều có lợi. Không làm đúng điều lệ trong việc hợp tác hóa ruộng đât, trâu bò và nông cụ. Nơi thì cái gì cũng hợp tác hóa tuốt. Nơi thì làm một cách qua loa, hoặc định giá cho trâu bò và nông cụ không đúng mức.

Có hợp tác xã thì quản lý không khéo, không sát tình hình thực tế' và khả năng của xã, bỏ vốn quá nhiều vào việc xây dựng nhà cửa hoặc mua máy móc chưa cần thiết.

Quản lý thiếu dân chủ. Tổ chức lao động không hợp lý.

Bình quân chủ nghĩa trong việc phân phối công việc và giá ngày công.

Quản lý của công không cẩn thận.

Để vốn tích lũy quá ít hoặc quá nhiều,...

Dưới sự săn sóc của Đảng, những khuyết điểm ấy đã được kịp thời sửa chữa.

Đến cuối năm 1954 đã tăng đến hơn 10.000 hợp tác xã và tổ đổi công, gồm hơn 33% tổng số nông hộ.

Có nhiều trung nông tiến bộ tham gia hợp tác xã, nhưng tuyệt đại đa số xã viên là bần nông. Trước kia, đại đa số trung nông có thái độ do dự, "chờ xem”. Nhưng sau vụ mùa năm 1954, thái độ của họ đã căn bản thay đổi, nhiều trung nông đã hăng hái xin vào hợp tác xã.

Tháng 11-1954, Trung ương Đảng tổng kết giai đoạn thí nghiệm vừa qua, và quyết định: Mở lớp huấn luyện cán bộ phụ trách hợp tác xã và tổ đổ’i công, đặt kế' hoạch sản xuất năm 1955 cho các hợp tác xã,...

Tháng 1-1955, Đảng họp đại hội những anh hùng và chiến sĩ nông nghiệp cùng các chủ nhiệm hợp tác xã. Từ đó, phong trào hợp tác hóa bước lên một giai đoạn mới.

Trong lúc phong trào phát triển, lại nảy ra những khuyết điểm khác:

Một số cán bộ nóng vội, xa rời thực tế, dùng mệnh lệnh hoặc cách "đột kích” để tổ chức hợp tác xã. Tổ chức một cách ào ạt, bừa bãi. Không tùy theo tình hình và điều kiện thực tế' và không giữ nguyên tắc tổ chức từ thấp đến cao. Thậm chí có thái độ khinh rẻ những nông dân đang làm ăn riêng lẻ, và phạm đến quyền lợi của họ.

Nông dân cũng có phạm khuyết điểm như:

-      Những nông dân làm ăn khá giả chỉ muốn tổ chức riêng với nhau, không muốn nhận những nông dân nghèo vào hợp tác xã.

-       Giữ phần đất riêng quá nhiều.

-      Khi nhận xã viên vào hợp tác xã, chỉ nhận một số người của một hộ, mà không nhận cả gia đình họ.

-       Đánh giá trâu bò và nông cụ quá đắt,...

-        Thậm chí có nơi để những phần tử xấu lợi dụng cơ hội, giả làm hăng hái, len lỏi vào hợp tác xã; có đứa còn tranh giành được địa vị lãnh đạo.

Tháng 2-1955, Bộ Chính trị của Trung ương Đảng đã ra chỉ thị sửa chữa khuyết điểm nói trên. Bản chỉ thị nói: Phương châm của Đảng là hợp tác xã phải vừa phát triển vừa củng cố, chất lượng phải đi đôi với số lượng, chính trị phải đi đôi với kinh tế. Đưa kinh tế' nông thôn lên chủ nghĩa xã hội phải tiến đãn từng bước.

Nhờ kịp thời sửa chữa khuyết điểm sai lầm, từ đó phong trào hợp tác xã phát triển một cách khá vững chắc.

Tháng 6-1955, Trung ương quyết định tạm ngừng phát triển thêm hợp tác xã mới, để chú trọng tăng cường những hợp tác xã đã sẵn có. Lúc đó đã có hơn 11.500 tổ đổi công và hợp tác xã, gồm 44% tổng số nông hộ.

Sự phát triển mau chóng ấy đã đặt ra một vấn đề cấp bách, là ra sức củng cố và phát triển về mặt tổ chức và mặt kinh tế' của những hợp tác xã đã có.

Để thực hiện phương châm ấy, Chính phủ đã quy định một loạt biện pháp: Sửa thuế' nông nghiệp. Lập thêm trạm máy cày. Cho nông dân nghèo vay thóc để sản xuất... Động viên cán bộ và nhân viên các cơ quan giúp nông dân,...

Quyết định quan trọng nhất là về vấn đề phát triển thủy lợi để nâng cao sản lượng và mở rộng diện tích cày cấy. Từ quý III năm 1955, Nhà nước đã chi tiêu một tỷ đồng về công trình thủy lợi, nông dân thì ra sức làm tiểu và trung thủy lợi.

Đảng và Chính phủ cũng rất chú ý đến vấn đề phân hóa học, thuốc trừ sâu, cải tiến nông cụ.

Vê mặt tổ chức, để giúp các hợp tác xã, Đảng và Chính phủ đã phái nhiều cán bộ tốt, những học sinh tốt nghiệp trường trung học và quân nhân phục viên về lao động ở nông thôn.

Để giúp các hợp tác xã phát triển chăn nuôi, nông trường quốc doanh đã bán rẻ cho họ nhiều trâu bò giống và gà vịt giống. Nhà nước đã giảm thuế cho những ruộng đất xấu, giảm nợ ngân hàng cho những nông dân quá nghèo.

Mậu dịch quốc doanh thì nâng cao giá cho những cây công nghiệp, và giảm giá phân hóa học,...

Đồng thời Chính phủ đã khôi phục lại hai xưởng làm phân hóa học môi năm sản xuất hơn 10 vạn tấn, mở thêm 45 trạm máy cày, khôi phục và mở rộng những xưởng làm nông cụ. Chính phủ còn phái mấy chục vạn quân nhân phục viên, cán bộ và học sinh về giúp nông dân.

Trong lúc giúp đỡ hợp tác xã về mặt tổ chức và kinh tế', Đảng ra sức đâ’y mạnh việc giáo dục về tư tưởng xã hội chủ nghĩa, nâng cao tinh thần cảnh giác của cán bộ và xã viên. Củng cố chi bộ trong hợp tác xã, tất cả đảng viên phải làm gương mẫu, đâu tàu.

Hợp tác xã phát triển quá nhanh, không tránh khỏi sinh ra những hiện tượng sai lệch như: Có những nông dân bị động chứ không phải tự nguyện, tự giác mà vào hợp tác xã. Có những cán bộ nặng bệnh quan liêu độc đoán, làm cho xã viên kém tinh thần sản xuất. Kỷ luật lao động lỏng lẻo, kết quả là lãng phí sức lao động, công việc sản xuất không tốt.

Vì vậy, Đảng và Chính phủ (tháng 6-1955) đã động viên cán bộ tốt ở Trung ương và ở địa phương về tận môi nông thôn, ra sức giúp việc chỉnh đốn và xây dựng hợp tác xã suốt trong ba tháng. Nhờ đó các xã viên đã nâng cao tinh thần xã hội chủ nghĩa và nhiệt tình tham gia sản xuất. Những phần tử xấu đã bị thanh thải. Đồng thời cán bộ của Đảng và chính quyền ở địa phương đã học được cách lãnh đạo nông nghiệp để đây mạnh sản xuất.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong năm 1955, nông dân đã vỡ hoang được 2 vạn mâu tây ruộng, tự mình làm được nhiều công trình tiểu và trung thủy lợi, tăng được nhiều gia súc và nông cụ.

Vụ mùa năm ấy, thu hoạch của hợp tác xã nhiều hơn 10% của nông dân riêng lẻ. Về lương thực, môi hộ xã viên tăng từ 15 đến 35%, về tiền mặt tăng gần gấp hai lần. Do kết quả ấy khuyến khích, số nông dân xin vào hợp tác xã càng ngày càng đông.

Ngoài việc chú ý lãnh đạo các hợp tác xã về công tác sản xuất cuối năm và chuẩn bị kế hoạch cho năm 1956, Đảng và Chính phủ lại phái hơn 8.000 cán bộ về nông thôn lao động ở các hợp tác xã suốt sáu tháng.

Nhưng các hợp tác xã phát triển không đều. Thí dụ: Môi ngày lao động, có xã môi xã viên được chia hơn 10 kilô thóc, có xã chỉ được chia một kilô rưỡi; về tiền mặt, có xã môi xã viên được chia 200 đồng, có xã hầu như không được chia tiền.

Sự khác nhau đó, tuy một phần do điều kiện kinh tế của môi xã, nhưng trước hết là do cách tổ chức kinh doanh tốt hay là kém. Như ở tỉnh Hoàng Hải Nam, ruộng của môi xã viên không phải là ít, nhưng năm 1955, vì quản lý kém, ở huyện ấy các xã viên được chia rất ít về thóc cũng như về tiền.

Tháng 12-1955, Trung ương Đảng tổng kết và phân tích kinh nghiệm phong trào hợp tác hóa trong cả năm, và chỉ rõ: phong trào năm đầu như thế là khá, nhưng đó chỉ là thành công bước đầu; nhiều hợp tác xã hãy còn những khuyết điểm cần được sửa chữa. Nhiệm vụ quan trọng nhất trước mắt là tiếp tục củng cố và phát triển những hợp tác xã đã có về mặt tổ chức và mặt kinh tế.

Trung ương nhấn mạnh rằng các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Chính phủ phải tăng cường hơn nữa việc lãnh đạo nông nghiệp, giúp đỡ hợp tác xã nâng cao hơn nữa sản lượng lương thực, phát triển hơn nữa nghề chăn nuôi, tơ tằm, đánh cá và các nghề phụ khác, nhằm tăng số thu nhập cho các xã viên. Tạm thời các hợp tác xã không nên định mức tích lũy quá nhiều, để’ cho môi xã viên được thu nhập nhiều hơn. Đối với việc phát triển thêm hợp tác xã, phương châm tổ chức là phải khẩn trương, hết sức thận trọng, hết sức tránh khuyết điểm “tả” và hữu. Những nơi chưa có hợp tác xã, khi tổ chức phải giữ vững nguyên tắc nông dân tự nguyện, tự giác; và khi tổ chức thì phải dựa hẳn vào những lực lượng cơ bản. Khi thu nạp xã viên mới, các hợp tác xã phải giữ vững nguyên tắc tự nguyện và đều có lợi, và thu nạp xã viên mới một cách thận trọng. Chờ hợp tác hóa một cách máy móc trâu bò và nông cụ của xã viên mới, phải tùy theo ý nguyện của họ hoặc quy vào xã hoặc theo nguyên tắc mọi người đều có lợi mà sử dụng, nhưng vân để’ cho họ có quyền sở hữu.

Từ đó, phong trào hợp tác hóa bước vào năm thứ hai. Nhờ có kinh nghiệm của năm đầu, công tác tổ chức hợp tác xã phát triển một cách khá thuận lợi. Từ tháng 5-1955 đến tháng 6-1956, số tổ đổi công và hợp tác xã từ 11.529 cái tăng đến 14.777 cái, gồm hơn 70% tổng số nông hộ. Hơn hai phần ba nông dân đã vào tổ đổi công và hợp tác xã và trở nên lực lượng chính của sản xuất nông nghiệp. Thế’ là nền tảng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế’ nông thôn là khá vững chắc.

Ở nhiều nơi, như tỉnh Bình An Nam, hầu hết nông dân đều vào hợp tác xã. Có 11 huyện hợp tác hóa hơn 90%.

Có một hiện tượng mới, là để làm ăn cho tiện lợi hơn, nhiều tổ đổi công đã tiến hành lập hợp tác xã, nhiều hợp tác xã nhỏ đã tự động nhập thành hợp tác xã vừa. Đồng thời có những hợp tác xã quá to thì chia thành vài hợp tác xã cho dê quản lý.

Trung ương đã có chỉ thị: Đến vụ chiêm và vụ mùa, các hợp tác xã cần tổ chức những nơi gửi trẻ để phụ nữ được rảnh mà tham gia lao động. Thực hiện chỉ thị ấy cuối tháng 6-1956, các hợp tác xã đã tổ’ chức được 950 nơi gửi trẻ thường xuyên và hơn 2.000 nơi gửi trẻ từng mùa.

Đầu năm 1956, Quốc hội họp, và sau đó, Trung ương mở cuộc đại hội các cán bộ tích cực trong việc quản lý hợp tác xã. Hai cuộc hội họp ấy đã đẩy mạnh thêm phong trào tăng gia sản xuất của các hợp tác xã. Do đề nghị của Trung ương Đảng, Quốc hội đã thông qua đạo luật giảm nhẹ mức thuế’ và cố định ngạch thuế' nông nghiệp. Đạo luật ấy được toàn thể nông dân hoan nghênh nhiệt liệt.

Trong đại hội, các đại biểu đã hăng hái thách nhau thi đua, có nơi, nâng cao sản lượng 50%.

Vì trong thời kỳ chiến tranh, nông nghiệp bị tàn phá quá nặng, cho nên hiện nay sản lượng nông nghiệp đã tiến bộ nhiều nhưng vân chưa thỏa mãn hết nhu cầu về lương thực cũng như về nguyên liệu cho công nghiệp.

Tháng 4-1956, Đại hội Đảng lần thứ III đã đề ra những nhiệm vụ như sau:

Trong kếhoạch năm năm thứ nhất (1957 - 1961) nông nghiệp phải tăng gia sản xuất mạnh, nhất là về lương thực. Phải củng cố những hợp tác xã về mặt tổ chức và mặt kinh tế, rồi tiến tới hoàn thành hợp tác hóa nông nghiệp trong cả nước. Sau Đại hội, Đảng và Chính phủ đã đẩy mạnh những biện pháp như:

-      Cải tiến kỹ thuật.

-     Phát động cuộc thi đua chăn nuôi, khuyến khích việc trồng cỏ tươi và trữ cỏ khô cho trâu bò.

-        Thưởng huân chương và danh hiệu anh hùng lao động cho những nông dân xuất sắc nhất, và vận động lập những hợp tác xã kiểu mâu.

-     Mậu dịch sửa đổi cách thu mua của nông dân.

-    Giảm nhẹ tiền cho thuê máy cày và máy tưới nước... Thế là trong thời kỳ thí nghiệm hợp tác hóa (năm 1955), Đảng và Chính phủ quan tâm nhất đến vấn đề tổ chức nội bộ của hợp tác xã. Đến khi hợp tác xã tương đối vững chắc, Đảng và Chính phủ quan tâm nhất đến việc nâng cao sản lượng.

Kế' hoạch ba năm khôi phục kinh tế' đã có kết quả tốt: so với năm 1949 thì năm 1957 công nghiệp đã tăng gấp ba lần. Lương thực tăng 8% (so với năm 1953 thì tăng 24%). Sản lượng rau xanh, khoai lang, thuốc lá... và số lợn, bò, dê, ngựa đều tăng hơn trước thời kỳ chiến tranh.

Chính sách đúng đắn của Đảng và Chính phủ đối với vấn đề thủy nông, phân hóa và cải tiến kỹ thuật đã giúp cho sản lượng nông nghiệp được nâng cao nhanh chóng, nhưng phong trào hợp tác hóa mạnh mẽ vân là điều kiện chính.

Năm 1956, sản lượng bình quân của các hợp tác xã cao hơn của nông dân riêng lẻ 19%, vì các hợp tác xã đã mở rộng diện tích, làm nhiều thủy lợi và cải tiến kỹ thuật. Nghề chăn nuôi của hợp tác xã cũng tăng rất nhiều; so với đầu năm thì đã tăng: bò hơn 80% (vì có đủ cỏ xanh và cỏ khô), lợn hơn 64%. Các nghề phụ như nuôi tằm, đánh cá trồng cây ăn quả... cũng tiến bộ nhiều. Do đó các hợp tác xã đã thu được 11.730 triệu đồng.

Sau khi đã trừ những khoản phí tổn chung của hợp tác xã, môi hộ bình quân chia được: 1.616 kilô thóc (so với năm 1955 tăng 29%), 357 kilô khoai (so với năm 1955 tăng 85%), 9.542 đồng tiền mặt (so với năm 1955 tăng 70%).

Cuối tháng 3-1957, hợp tác xã đã bao gồm 86% tổng số nông hộ, 84% tổng số ruộng đất.

*

* *

Trong thời kỳ hợp tác xã phát triển mạnh, cũng có những sai lãm như: Cán bộ không nắm sát tình hình kinh tế và trình độ giác ngộ chính trị của nông dân môi nơi, mà muốn đưa hàng loạt nông hộ vào hợp tác xã. Muốn tổ chức những hợp tác xã thật to, muốn hợp ngay những hợp tác xã nhỏ thành những hợp tác xã to hơn nữa. Chỉ muốn tổ chức những hợp tác xã cấp cao,...

Những sai lầm nóng vội này đã được Trung ương kịp thời uốn nắn.

Hợp tác hóa nông nghiệp căn bản đã vững chắc, quan hệ sản xuất trên cơ sở xã hội chủ nghĩa về công nghiệp cũng như về nông nghiệp được thực hiện. Kinh tế' quốc dân đi vào con đường có kế' hoạch. Vấn đề lương thực đã được giải quyết một cách thắng lợi. Nông nghiệp tiến mạnh sang nghề trồng cây công nghiệp và nghề chăn nuôi. Do đó mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp đã đổi mới, và liên minh giữa công nhân và nông dân được củng cố thêm.

Bởi những thành tích đó, nông dân các hợp tác xã càng tin tưởng vào chính sách sáng suốt của Đảng và Chính phủ, càng hăng hái thi đua hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch của Nhà nước về sản xuất nông nghiệp.

Năm 1957 là năm đầu của kế' hoạch 5 năm thứ nhất. Mặc dù hạn hán suốt tám tháng liền các hợp tác xã đã làm nhiều công trình thủy lợi và chống hạn một cách thắng lợi, diện tích cày cấy đã tăng 14 vạn mâu tây. Họ bón hơn năm ngoái tám vạn tấn phân hóa học... Nhờ vậy, năm 1957 để’ thu hoạch 3 triệu 20 vạn tấn lương thực tức là 11,4% hơn năm 1956, dù năm 1956 là một năm được mùa.

Những con số sau đây chứng tỏ sự tiến bộ của nông nghiệp:

Năm

1954

1956

1957

Ngũ cốc

100%

127%

152%

Cây công nghiệp

100%

108%

130%

Gia súc

100%

128%

186%

Quả tươi

100%

139%

384%

Các hợp tác xã giàu thêm. Thu nhập của xã viên tăng thêm. Môi hộ bình quân chia được:

1.724 kilô thóc so với năm 1955 tăng 38%

434 kilô khoai so với năm 1955 tăng 25%

13.703 đồng tiền mặt so với năm 1955 tăng 44%

Vài năm trước đây, 30% tổng số nông dân là bần nông. Ngày nay, nhờ hợp tác hóa mà mức sinh hoạt của họ đã ngang với mức của trung nông.

Đời sống vật chất được cải thiện, cho nên trình độ văn hóa cũng được nâng cao. Các hợp tác xã đã thành lập hơn 7.000 câu lạc bộ nghiên cứu kỹ thuật nông nghiệp, 5 vạn đoàn văn hóa, xây dựng ba vạn ngôi nhà mới. Các nhà xem sách, nơi gửi trẻ, phòng phát thuốc cũng thêm nhiều. Những thắng lợi đó đã làm cho nông dân riêng lẻ giác ngộ hơn, họ không giữ thái độ "chờ xem” nữa, họ hăng hái xin vào hợp tác xã. Vì vậy từ tháng 3 đến tháng 12-1957 tổ đổi công và hợp tác xã đã phát triển từ 86% tổng số nông hộ đến 95,6%. Cả miền Bắc (10 tỉnh và hai thành phố) đã có 16.032 tổ đổi công và hợp tác xã. Thế' là chủ nghĩa xã hội đã thắng lợi ở nông thôn... Sau đây là những bước tiến của phong trào hợp tác hóa về số ruộng đất:

1954      1955      1956      1957

2%         44,9% 70%         96%

Một điều quan trọng cần chú ý là: Do điều kiện các địa phương khác nhau mà hợp tác hóa phát triển cũng khác nhau.

Ở đồng bằng nhanh hơn miền núi và hơn vùng ngoại ô các thành phố.

Một đặc điểm nữa là hợp tác xã hình thức thâ'p (tổ đổi công) ngày càng ít đi, hình thức cao ngày càng nhiều thêm.

 

Hình thức thấp

Hình thức cao

Năm 1954

46%

54%

Năm 1955

11%

89%

Năm 195

63%

97%

Năm 1957

1%

99%

 

Do kinh nghiệm bản thân mà các xã viên thấy hình thức thấp (tổ đổi công có bình công châm điểm) phiền phức hơn, hình thức cao hợp tác xã giản đơn hơn và có lợi hơn.

Trong phong trào hợp tác hóa, đảng viên ở nông thôn đã làm gương mẫu, làm đầu tàu, cho nên chính sách xã hội chủ nghĩa của Đảng đã thực hiện một cách thuận lợi. Kinh nghiệm quý báu về sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em khác cũng giúp nhiều cho công cuộc hợp tác hóa ở Triều Tiên. Những điều kiện đó là làm cho phong trào hợp tác hóa phát triển thành công.

Số xã viên và số ruộng của hợp tác xã bình quân tăng như sau:

Năm

1954

1955

1956

1957

Số nông hộ bình quân của môi hợp tác xã: 18 hộ

39 hộ

49 hộ

59 hộ

Số ruộng bình quân của môi hợp tác xã (mẫu tây):

30

70

81

96

Tháng 12-1957 độ 13% hợp tác xã có từ 100 đến 200 hộ. 1% từ 200 hộ trở lên. Đại đa số hợp tác xã (42%) có từ 50 đến 100 hộ.

Bình quân môi hộ cày cấy 1,6 mâu tây, (ở Liên Xô bình quân môi hộ có 7,6 mâu tây, Tiệp Khắc 6 mâu tây).

Hợp tác xã Triều Tiên phát triển đều là nhờ sự lãnh đạo chặt chẽ của của Đảng, sự hoạt động hăng hái của đảng viên và cán bộ, sự tin tưởng và yêu cầu bức thiết của nông dân. Nông dân thấy rằng: muốn cấy giống lúa nào cho thích hợp với chất đất ấy, muốn làm thủy lợi tốt, muốn bồi bổ cho ruộng tốt hơn, muốn phát triển nghề phụ, - nếu cứ làm ăn riêng lẻ như cũ thì không đủ sức mà làm, nhất định phải tổ chức nhau vào hợp tác xã mới làm được.

Nhưng muốn tổ chức hợp tác xã to, thì gặp nhiều khó khăn: cán bộ quản lý thiếu kinh nghiệm và năng lực, thiếu nông cụ và kỹ thuật để cày cây trên quy mô to,... Vì lẽ đó, khi quyết định tổ chức hợp tác xã quy mô to hay là nhỏ, phải hết sức cẩn thận. Cần phải xem xét kỹ điều kiện thực tế. Kinh nghiệm cho biết rằng: hợp tác xã nhỏ quá thì chật hẹp, không thể phát triển tính chất tốt của hợp tác xã. Trái lại, nếu tổ chức quá to thì quản lý không nổi. Lúc đầu môi hợp tác xã có độ 50 hoặc 60 hộ thì vừa phải. Khi có đủ cán bộ, đủ kinh nghiệm và đủ khả năng sẽ phát triển rộng thêm.

Kinh nghiệm 4 năm qua cho thấy rằng: Lúc đầu, hợp tác xã có 50 đến 60 hộ với độ chừng 90 mâu tây ruộng đất là vừa. Với số ruộng đất ấy, tuy không có máy móc, với độ 100 sức lao động cũng đủ làm (Sự thật thì diện tích 90 mâu tây còn hẹp, không dùng được máy cày). Nói như vậy, không có nghĩa là không cần phát triển dần hợp tác xã cho to thêm. Ra sức mở rộng diện tích mới và cải thiện diện tích cũ là một điều rất cần thiết cho hợp tác xã. Ngoài việc ra sức tăng gia lương thực và cây công nghiệp, hợp tác xã nên cố gắng làm nghề phụ như chăn nuôi, đánh cá, nuôi tằm, trồng cây ăn quả...

Một kinh nghiệm nữa: trong giai đoạn thí nghiệm, quy mô bình quân của môi hợp tác xã ở đồng bằng và ở miền núi đều xấp xỉ nhau, tức là từ 10 đến 20 hộ. Nhưng đến giai đoạn phát triển thì rất khác nhau, quy mô bình quân ở đồng bằng to hơn ở miền núi nhiều. Thí dụ: Ở vùng đồng bằng Bình An Nam, bình quân môi hợp tác xã có 60 hộ. Còn ở tỉnh Lương Giang ở vùng núi, thì bình quân chỉ có 37 hộ.

Khi quy định khuôn khổ tổ chức cho môi hợp tác xã, ngoài điều kiện thiên nhiên, thì điều kiện kỹ thuật cũng rất quan trọng. Kinh nghiệm cho biết rằng: Cùng ở trong một vùng, ruộng đất các thứ đều ngang nhau, lực lượng cán bộ và sức lao động đều giống nhau, nhưng hợp tác xã A có kỹ thuật khá, thì thu hoạch nhiều hơn và phát triển nhanh hơn hợp tác xã B chưa cải tiến kỹ thuật.

Trong giai đoạn đầu, Đảng giữ chặt nguyên tắc tổ chức hợp tác xã từ thấp tiến dần đến cao, như vậy để củng cố các hợp tác xã về mặt kinh tế và về mặt tổ chức.

Quy mô hợp tác xã to hay là nhỏ là do quy luật khách quan quyết định chứ không phải do ý muốn chủ quan của người mà quyết định. Điều kiện chủ chốt trong vấn đề này là: Phương hướng sản xuất, phương pháp kinh doanh, công cụ để sản xuất, kỹ thuật, kinh nghiệm, năng lực quản lý và những điều kiện địa lý và kinh tế.

Tuy rằng bình quân môi hợp tác xã có từ 50 đến 60 hộ, nhưng vì điều kiện khác nhau từng địa phương, cho nên hợp tác xã nhỏ nhất chỉ có 8 hộ, hợp tác xã to nhất có đến 1.000 hộ. Cho nên cần phải tùy điều kiện kinh tế và kỹ thuật từng địa phương mà định quy mô mở rộng hợp tác xã.

Chỉ có những nông cụ lạc hậu, cố nhiên hợp tác xã không thể tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy công nghiệp cần phải cố gắng cung cấp máy móc và phân hóa học cho nông thôn. Nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước anh em khác, Triều Tiên đã đặt thêm nhiều trạm máy cày. Năm 1953 chỉ có 15 trạm, năm 1957 đã có 50 trạm. 7.000 hợp tác xã đã dùng máy, và cày được 27 vạn mẫu tây.

Những hợp tác xã nhỏ chỉ dùng sức người, nên chia thành từng đội lao động, môi đội 20 đến 30 xã viên. Khi phân công cho xã viên cần phải chú ý đến tuổi tác, khả năng, và xã viên là đàn ông hay đàn bà.

Tuy sức người thua sức máy, nhưng nhờ công tác chung và sắp xếp khéo, cho nên so với cách làm ăn riêng lẻ thì vẫn tiết kiệm được 20 đến 30% sức lao động. Những hợp tác xã nửa dùng máy nửa dùng sức người, thì tiết kiệm được độ 50% sức lao động, và thu hoạch cũng nhiều hơn.

Kinh nghiệm cho biết rằng nông cụ dù thô sơ, nếu góp nhau lại và dùng chung một cách hợp lý ở hợp tác xã, thì vẫn có kết quả tốt không ngờ.

Ngày nay mục đích của Đảng và Chính phủ là cơ khí hóa dần dần nông thôn. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, nông thôn Triều Tiên sẽ có 1.500 máy cày và 1.000 xe hơi vận tải. Nhưng việc quan trọng hơn nữa là phải chế tạo cho nhiều và phổ biến rộng khắp những nông cụ hạng nhỏ và nông cụ vận tải giản đơn, thích hợp với điều kiện ruộng đất của các địa phương.

Trước đây, cả miền Bắc Triều Tiên có non hai triệu mẫu tây ruộng đất chia tủn mủn thành 1 triệu 20 vạn đám nhỏ. Thêm vào đó lại có nhiều bờ ruộng, đường đi, mương rãnh,... Hợp tác hóa đã bắt đầu sửa đổ’i tình trạng không hợp lý đó, nhưng còn phải chỉnh đốn rộng khắp hơn nữa để có thể dùng máy cày và không lãng phí ruộng đất.

Nhiệm vụ quan trọng hơn hết của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất là hoàn thành hợp tác hóa nông nghiệp. Tháng 12-1957, hơn 95% tổng số nông hộ đã vào tổ đổi công và hợp tác xã. Nông dân riêng lẻ chỉ còn non 5%, trong số đó phần đông là nông dân miền núi và một ít trung nông lớp trên. Để giải quyết vấn đề này, một mặt thì phải tìm cách tổ chức cho thích hợp với điều kiện miền núi, mặt khác thì phải tăng cường giáo dục chính trị cho trung nông lớp trên để lôi cuốn họ tự nguyện tự giác vào hợp tác xã.

Còn vấn đề phú nông. Sau chiến tranh, ở Triều Tiên số phú nông đã giảm sút nhiều, chỉ còn 0,6% tổng số nông hộ. Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào hợp tác xã, phú nông thấy rằng họ không thể cứ sống theo lối cũ mãi. Vả lại thủ đoạn bóc lột của họ đã bị hạn chế' chặt chẽ. Cho nên họ đã giác ngộ dần và đã tự động xin vào hợp tác xã để làm ăn như người nông dân lao động khác. Đối với những phú nông còn lừng chừng, thì phải tiếp tục dùng phương pháp giáo dục chính trị để cải tạo họ.

Đối với những phần tử phá hoại thì phải trừng trị đúng mức.

Cải tạo nông nghiệp theo chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh giai cấp gắt gao với kẻ địch bên trong và kẻ địch bên ngoài, nhất là trong hoàn cảnh mà đế' quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng đang tìm mọi cách để phá hoại ta, cho nên nông dân và cán bộ cần phải luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác.

*

* *

Có thể nói rằng: Đối với công cuộc hợp tác hóa, năm 1957 là một năm chuyển biến lớn, nó bắt đầu một cao trào sản xuất, và tiến lên một giai đoạn mới.

Kế' hoạch 5 năm lần thứ nhất đã định đến năm 1961 sẽ sản xuất 3 triệu 76 vạn tấn thóc, vườn trồng cây ăn quả sẽ tăng 10 vạn mâu tây, bãi trồng dâu tăng 55.000 mâu tây, các thứ cây công nghiệp và gia súc cũng sẽ tăng nhiều. Nông dân sẽ xây dựng thêm 20 vạn ngôi nhà mới, các hợp tác xã đã tự tổ chức những đội kỹ thuật chuyên phụ trách việc xây dựng nhà cửa.

Tháng 7-1957, Trung ương Đảng đã phái nhiều tổ cán bộ đến các hợp tác xã giúp họ chuẩn bị kế hoạch sản xuất trong 5 năm. Các hợp tác xã đang hăng hái tự xuất công, xuất của để xây dựng nhiều công trình trung và tiểu thủy lợi. Nhà nước thì xây dựng đại thủy lợi ở Kỳ Dương.

Tháng 8-1958, nông thôn Triều Tiên đã hoàn thành hợp tác hóa. Cuối tháng 10 năm nay hơn 11.330 hợp tác xã vừa và nhỏ đã nhập lại thành 3.880 hợp tác xã to. Cứ môi "lý" là một hợp tác xã (một lý rộng bằng một liên xã Việt Nam ta). Các hợp tác xã đều đảm bảo năm nay sẽ thu hoạch được 3.900.000 tấn thóc, quả tươi sẽ tăng 14%, bông tăng gấp 10 lần. Thế' là họ đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế' hoạch 5 năm trước thời hạn 2 năm, và đã tăng hơn năm ngoái 70 vạn tấn thóc. Dù năm nay đã bị hạn hán suốt tám tháng, nông dân và học sinh, bộ đội cùng cán bộ đã ra sức phấn đấu, không những đã khắc phục được thiên tai mà còn tăng thêm sản lượng.

Chín tháng đầu năm nay, công nhân Triều Tiên đã hoàn thành vượt mức kế' hoạch công nghiệp 10%, trị giá hơn 34% so với chín tháng đầu năm ngoái. Riêng về nghề đào mỏ bằng máy, năng suất lao động tăng 85%.

Các tỉnh đang lập thêm 960 nhà máy to và nhỏ; sản lượng năm sau sẽ nhiều gấp 2 năm nay.

Tháng 9 năm nay, để thực hiện lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ, nhân viên các cơ quan đang cố gắng giảm bớt một nửa số biên chế để thêm sức lao động cho các ngành sản xuất.

Công nhân các xí nghiệp thì đều quyết định thi đua nâng cao năng suất lao động gấp hai đến bốn lần. Thí dụ ở xí nghiệp luyện kim, công nhân phấn đấu cả ngày cả đêm để trong năm nay sản xuất 50 vạn tấn thép, 41 vạn tấn gang, và chuẩn bị để’ năm sau sản xuất một triệu tấn thép và 80 vạn tấn gang. Một lò cao nấu sắt Tân Sách, dưới thời kỳ thực dân Nhật môi năm chỉ sản xuất 85.000 tấn, hiện nay công nhân Triều Tiên sản xuất môi năm được 36 vạn tấn.

Các hợp tác xã nông nghiệp đều hăng hái thi đua làm trung và tiểu thủy lợi để’ tưới thêm một triệu mâu tây. Và họ phấn đấu để’ tranh thủ trong vài năm nữa sẽ sản xuất bảy triệu tấn lương thực hoặc nhiều hơn nữa.

Vụ mùa năm nay có những hợp tác xã ở Giang Nam đã thu hoạch bình quân môi mâu tây 15 tấn, và họ quyết tâm trong vụ chiêm Đông - Xuân sẽ thu hoạch môi mâu tây 50 tấn.

KẾT LUẬN

Công cuộc hợp tác hóa nông thôn ở miền Bắc Triều Tiên bắt đầu từ năm 1954, hoàn thành cuối năm 1958. Trong bốn năm ấy đã có rất nhiều kinh nghiệm quý báu:

-     Đảng và Chính phủ luôn luôn theo dõi và chú ý đến mọi mặt để đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa một cách khẩn trương, nhưng rất chắc chắn, cẩn thận và toàn diện.

-     Điều quan trọng nhất cho phong trào hợp tác hóa là giáo dục chủ nghĩa xã hội cho đảng viên, cán bộ và nông dân, làm cho tư tưởng mọi người đều thông suốt. Kịp thời sửa chữa những sai lầm, biểu dương và phổ biến những ưu điểm.

-    Đảng viên và cán bộ luôn luôn theo đúng chính sách của Đảng, đi đúng đường lối quần chúng; luôn luôn làm gương mâu, đầu tàu để lôi cuốn quần chúng nông dân tự nguyện tự giác đi vào con đường hợp tác hóa.

Đó là những điểm chính đã đưa phong trào hợp tác hóa đến thành công.

Nhờ hợp tác xã mà nông nghiệp miền Bắc Triều Tiên từ chô sản lượng thấp đã tiến đến sản lượng ngày càng cao, đời sống nông dân từ chô thiếu thốn đã biến thành ngày càng ấm no sung sướng. Do đó mà ảnh hưởng rất lớn đến chí khí phấn đấu của nhân dân Nam Triều Tiên chống đế quốc Mỹ và bọn Lý Thừa Vãn, và góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà.

Hiện nay, miền Bắc nước ta đã bắt đầu phong trào hợp tác hóa, những kinh nghiệm quý báu của nhân dân Triều Tiên anh em chắc sẽ giúp ích nhiều cho cán bộ và đồng bào nhân dân ta.

Có người hỏi: Ta có thể’ làm như Triều Tiên, như Trung Quốc không?

Trả lời: Có thể. Chắc chắn có thể. Vì ta cũng có những điều kiện như Triều Tiên và Trung Quốc, điều kiện khó khăn và điều kiện thuận lợi, mà điều kiện thuận lợi là chính.

Những điều kiện khó khăn là:

-     Lúc đầu, cán bộ cũng như nông dân còn thiếu kinh nghiệm tổ chức, thiếu kinh nghiệm quản lý.

-     Cán bộ không nắm thật chặt tình hình thực tế môi nơi, dê phạm tư tưởng bảo thủ, quá rụt rè. Hoặc phạm bệnh nóng vội, tham làm nhanh, làm to, thiếu cẩn thận, tổ chức ẩu, tổ chức bừa bãi. Hoặc làm sai nguyên tắc tự nguyện tự giác của nông dân, dùng cách quan liêu mệnh lệnh.

-     Một bộ phận nông dân thì còn nhiều nghi ngại, suy già tính non. Họ lầm tưởng rằng vào hợp tác xã thì sẽ mất tự do, sẽ bị thiệt,...

Những điều kiện thuận lợi thì nhiều, thí dụ:

Ruộng đất ta tốt, và nếu khéo bồi bổ thì còn tốt hơn nữa.

Ta có nhiều nguồn phân để bón ruộng.

Nguồn nước ta cũng nhiều, nếu đồng bào ra sức làm trung và tiểu thủy lợi thì không bao lâu sẽ tiêu diệt được hạn hán...

Đồng bào nông dân ta sẵn có tính làm ăn cần cù, tiết kiệm. Cán bộ ta tận tụy đối với lợi ích của nước nhà, của nhân dân. Đồng bào và cán bộ ta sẵn có truyền thống đoàn kết và tính tổ chức từ thời kỳ cách mạng và thời kỳ kháng chiến.

Nhân dân và cán bộ ta rất tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Chính phủ, và hiểu rõ rằng mục đích duy nhất của Đảng và Chính phủ là làm cho đồng bào ấm no, làm cho dân giàu nước mạnh đưa nhân dân đến chủ nghĩa xã hội tươi sáng vẻ vang.

Ngoài ra, chúng ta lại có những kinh nghiệm rất quý báu của Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên và của các nước anh em khác. Nhờ những kinh nghiệm ấy mà ta khỏi đi đường vòng, khỏi phạm sai lầm khuyết điểm nặng.

Nói tóm lại: Chúng ta cố gắng thì nhất định làm được như Triều Tiên, như Trung Quốc...

Điều chủ chốt và cấp bách hiện nay là: Ra sức giáo dục cho tất cả đảng viên, đoàn viên thanh niên, tất cả cán bộ và nông dân hiểu thấu rằng: Muốn đời sống được cải thiện không ngừng, muốn dân giàu nước mạnh, muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội, muốn thống nhất nước nhà, thì tất cả mọi người, nhất là đồng bào nông dân phải quyết tâm thực hiện hợp tác hóa nông thôn một cách khẩn trương, nhưng cực kỳ cẩn thận.

TRẦN LỰC

- Báo Nhân Dân, từ số 1713 đến số 1716,

từ ngày 21 đến 24-11-1958, tr.3.

10... 15... 20...

Vụ mùa này tốt. Khắp nơi, môi mâu tây gặt được hai tấn trở lên. Nhiều nơi được ba, bốn tấn. Có những hợp tác xã đã được chín, mười tấn.

Nhiều tỉnh đã gặt xong hai phần ba. Ở những nơi chưa gặt xong, cán bộ cần phải động viên đồng bào gặt nhanh, gặt tốt. Một điều nữa cần phải rất chú ý: Chớ thấy được mùa mà phung phí. Cần phải nhớ rằng: Tăng gia sản xuất phải gắn liền với thực hành tiết kiệm.

Đồng thời chúng ta phải ra sức chuẩn bị thật tốt vụ Đông - Xuân. Đồng bào và cán bộ khắp nơi đã hăng hái đặt mức thi đua sản xuất, nơi thì bốn, năm tấn, nơi thì cao hơn nữa. Điều đó chứng tỏ đồng bào và cán bộ có quyết tâm làm vụ chiêm sắp tới tốt hơn hẳn vụ mùa này. Có quyết tâm thì nhất định làm được.

Nhưng chúng ta phải biết rằng: Đặt mức rồi, thì phải làm gì, làm thế' nào để đạt mức, và vượt mức, tức là phải có biện pháp đầy đủ.

Biện pháp là phải chuẩn bị đủ mạ, đủ phân, đủ nước, nhất là phải đủ nước.

Muốn có đủ nước, thì những nơi sẵn nước, phải giữ lấy nước; nơi không sẵn nước, phải ra sức làm nhiều trung và tiểu thủy lợi. Biện pháp đầy đủ, thật đầy đủ, mới nắm chắc vụ Đông - Xuân thắng lợi.

Muốn làm tốt thủy lợi, nhất định phải dựa vào lực lượng to lớn của quần chúng nông dân, phải củng cố và phát triển tốt tổ đổi công và hợp tác xã. Cán bộ phải có kế hoạch chu đáo, phải ra sức tuyên truyền giải thích, phải khéo động viên nhân dân. Đồng bào và cán bộ phải cố gắng, cố gắng gây thành một phong trào sôi nổi làm thủy lợi.

Nói tóm lại: Muốn thành công ắt phải:

Đặt mức 10 phần, phải có biện pháp 15 phần, và phải cố gắng 20 phần.

T.L.

-       Báo Nhân Dân, số 1718,
ngày 26-11-1958, tr.1.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.575-576.


KINH NGHIỆM VỀ HỢP TÁC HÓA
NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC

Hiện nay ở miền Bắc nước ta đang có phong trào tổ đôĩ công hợp tác xã nông nghiệp. Kinh nghiệm hợp tác hóa nông thôn của các nước anh em sẽ giúp ích cho chúng ta nhiều. Hồi tháng 11, báo Nhân Dân đã đăng mấy bài về kinh nghiệm Triều Tiên. Hôm nay, tôi xin lược dịch bài báo cáo của đồng chí Mao Trạch Đông (tháng 7-1955) và nghị quyết của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 10-1955) về phong trào hợp tác hóa nông nghiệp để các đồng chí ta nghiên cứu. Đồng chí Mao nói đại ý như sau:

Từ tháng 7-1955, nông thôn Trung Quốc sắp có cao trào hợp tác hóa. Ngoài việc sửa chữa những sai lầm như: từ chối không để’ bần nông vào hợp tác xã, không chiếu cố đến sự khó khăn của bần nông; hoặc gò ép trung nông lớp trên vào hợp tác xã, xâm phạm đến lợi ích của họ... Đảng đã huấn luyện nhiều cán bộ, phái họ về nông thôn để chỉ đạo và giúp việc vận động hợp tác hóa. Cố nhiên, trong cuộc vận động, những cán bộ ấy mới học được các công tác một cách thiết thực. Chỉ lên lớp huấn luyện, nghe giáo viên giảng mây bài, cũng chưa chắc hiểu biết mọi công tác thiết thực.

Để đi lên chủ nghĩa xã hội, cần phải hợp tác hóa nông thôn

Ở Trung Quốc, mức sản xuất lương thực và nguyên liệu còn rất thấp, mà Nhà nước thì cần những thứ ấy càng ngày càng tăng - đó là một mâu thuân rất sâu sắc. Nếu trong ba kế hoạch năm năm mà không căn bản giải quyết vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp (nông nghiệp từ chô dùng sức trâu bò và kinh doanh nhỏ tiến đến dùng máy móc và kinh doanh to, kể cả 26 triệu mâu tây do Nhà nước vỡ hoang), thì không thể giải quyết được mâu thuân ấy; và do đó mà không thể’ hoàn thành công nghiệp hóa theo chủ nghĩa xã hội.

Để’ hoàn thành công nghiệp hóa và cải tạo kỹ thuật nông nghiệp, thì cần có nhiều tiền vốn; mà một phần khá lớn tiền vốn ấy phải do nông nghiệp tích trữ mới có. Ngoài thuế' nông nghiệp, Nhà nước phải phát triển công nghiệp nhẹ, để’ đổi cho nông dân mà lấy lương thực và nguyên liệu. Như thế, vừa thỏa mãn được nhu cầu của Nhà nước và của nông dân, vừa tích trữ tiền vốn cho Nhà nước xây dựng. Công nghiệp nhẹ không thể phát triển trên một nền tảng kinh tế nông nghiệp nhỏ, mà phải phát triển trên một nền tảng nông nghiệp to, tức là nông nghiệp hợp tác hóa. Vì nông nghiệp có hợp tác hóa thì nông dân mới tăng sức mua lên nhiều.

Hợp tác hóa nông nghiệp và công nông liên minh

Ở Trung Quốc, công nông liên minh đã xây dựng trên nền tảng cách mạng dân chủ mới, chống đế quốc và chống phong kiến, lấy ruộng đất địa chủ chia cho nông dân, giải phóng nông dân ra khỏi ách phong kiến.

Nay cách mạng ấy đã thành công rồi, chế' độ phong kiến đã bị tiêu diệt rồi. Ở nông thôn chỉ còn lại chế' độ sở hữu tư bản của phú nông và chế độ sở hữu cá thể của hàng trăm triệu nông dân. Mấy năm gần đây, ở nông thôn, chủ nghĩa tư bản tự phát ngày thêm nhiều, nơi nào cũng có phú nông mới; trung nông lớp trên ra sức biến thành phú nông. Một số bần nông thì thiếu tư liệu sản xuất, vân cứ nghèo khổ, có người mắc nợ, có người phải bán ruộng.

Nếu để’ tình hình ây phát triển mãi thì sự phân hóa ở nông thôn sẽ càng ngày càng nghiêm trọng. Những nông dân mất ruộng đất và những nông dân nghèo khổ’ sẽ oán Đảng, họ sẽ cho rằng Đảng không giúp đỡ họ giải quyết tình trạng nghèo nàn.

Những trung nông lớp trên đang phát triển theo hướng chủ nghĩa tư bản cũng oán Đảng, vì không đi theo con đường tư bản thì không bao giờ thỏa mãn sự mong muốn của họ.

Nếu như vậy, thì liên minh công nông không thể củng cố được. Đảng phải giải quyết vấn đề công nông liên minh trên một nền tảng mới; tức là phải thực hiện dần công nghiệp hóa theo chủ nghĩa xã hội, cải tạo thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản tư nhân theo chủ nghĩa xã hội; thực hiện từng bước hợp tác hóa nông nghiệp, làm cho toàn thể nông dân lao động được đầy đủ ấm no.

Đến cuối mùa xuân năm 1958, Trung Quốc sẽ có độ 55 triệu nông hộ (gồm có một nửa tổng số nhân khẩu nông thôn) vào hợp tác xã có tính chất nửa chủ nghĩa xã hội. Ở một số tỉnh và ở nhiều huyện sẽ căn bản hoàn thành cải tạo nông nghiệp, nửa chủ nghĩa xã hội. Một số hợp tác xã cũ sẽ từ nửa xã hội chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa xã hội hoàn toàn.

Độ đến năm 1960, một nửa số nông hộ còn lại sẽ hoàn thành cải tạo nửa xã hội chủ nghĩa. Lúc đó, số hợp tác xã nửa chủ nghĩa xã hội tiến lên chủ nghĩa xã hội càng nhiều thêm.

Trong thời kỳ kế’ hoạch năm năm thứ nhất và thứ hai, ở nông thôn vân lấy cải cách xã hội làm chính và cải cách kỹ thuật làm phụ.

Đến kế hoạch năm năm thứ ba, cải cách xã hội và cải cách kỹ thuật sẽ song song cùng tiến. Từ năm 1960 về sau, sẽ chia từng bước và từng thời kỳ do nửa xã hội chủ nghĩa phát triển thành chủ nghĩa xã hội hoàn toàn.

Vì điều kiện kinh tế' của Trung Quốc, có lẽ từ 20 đến 25 năm cải cách kỹ thuật mới căn bản hoàn thành khắp cả nước.

Kế hoạch phải toàn diện, lãnh đạo phải tăng cường

Phải có kế' hoạch hợp tác hóa từng đợt cho cả nước, cả tỉnh, cả huyện và môi xã. Phải căn cứ theo tình hình thực tế' mà luôn luôn uốn nắn kế' hoạch cho thật đúng. Các cấp Đảng và Đoàn Thanh niên phải thiết thực cải tiến công tác lãnh đạo của mình. Các cấp Đảng ủy và Đoàn Thanh niên phải đi sâu nghiên cứu công tác hợp tác hóa. Nói tóm lại, phải chủ động, chớ bị động; phải tăng cường lãnh đạo, chớ buông lỏng lãnh đạo.

Phải tránh những hiện tượng lệch lạc như sau: Trong lúc phong trào hợp tác hóa phát triển, có những nơi không nắm vững tình hình mới, không tăng cường lãnh đạo, cho nên đã có những hiện tượng lệch lạc, thí dụ:

Tỉnh Hắc Long Giang đã có những hợp tác xã toàn là trung nông tổ chức với nhau, không chịu kết nạp bần nông vào hợp tác xã; có nơi tranh nhau cốt cán, tranh nhau xã viên, làm mất đoàn kết; có nơi nhắm mắt tập trung cốt cán; phú nông và trung nông lớp trên nhân dịp đó mà tổ chức hợp tác xã cấp thấp hoặc hợp tác xã phú nông...

Để sửa chữa những sai lầm ấy, để toàn diện thực hiện chính sách của Đảng, để’ hợp tác xã phát triển đúng đắn - cần phải xuất phát từ phạm vi toàn xã và đẩy mạnh hợp tác hóa tiến lên toàn diện. Tức là đã phải tính đến mở rộng những hợp tác xã cũ, lại phải nghĩ đến xây dựng hợp tác xã mới; đã phải nghĩ đến phát triển hợp tác xã, lại phải nghĩ đến nâng cao tổ đổi công; đã phải nghĩ đến năm nay, lại phải nghĩ đến năm sau và năm sau nữa.

Phải nắm vững kế' hoạch, phải toàn diện thực hành đường lối của Đảng đối với giai cấp ở nông thôn, tăng cường đoàn kết bần nông và trung nông, mở rộng đấu tranh chống khuynh hướng phú nông. Phải phân phối lực lượng cốt cán một cách đúng đắn. Phải điều chỉnh và thắt chặt mối quan hệ giữa các hợp tác xã với nhau, giữa hợp tác xã và các tổ đổi công. Phải làm cho chi bộ xã và Đoàn Thanh niên hiểu rõ cần lãnh đạo thế' nào, hợp tác xã cũ cần phát triển thế' nào, hợp tác xã cần xây dựng thế nào, tổ đổi công cần nâng cao thế nào. Phải làm thế nào để phát huy tính tích cực và chủ động của chi bộ và quần chúng, phải dựa hẳn vào kinh nghiệm và sáng kiến của chi bộ và của quần chúng. Như vậy, đã tránh được nóng vội mạo hiểm, lại ngăn ngừa được xu hướng bảo thủ, buông trôi.

Cần nhắc lại rằng phương châm của Đảng là: kế' hoạch phải toàn diện, lãnh đạo phải tăng cường.

Đảng quy định thực hiện hợp tác hóa nông nghiệp như thế nào

1-    Chuẩn bị trong vòng 18 năm căn bản hoàn thành kế' hoạch hợp tác hóa.

Từ năm 1949 đến năm 1952, cần hoàn thành việc khôi phục kinh tế Trong mấy năm đó, ngoài việc cải cách ruộng đất và khôi phục nông nghiệp, Đảng đã phát triển phong trào tổ đôi công ở những vùng giải phóng cũ, và bắt đầu tổ chức một số hợp tác xã nông nghiệp loại thấp để rút kinh nghiệm. Từ năm 1953 (bắt đầu kế hoạch năm năm thứ nhất) đầu năm 1955, trong ba năm đó việc hợp tác hóa đã mở rộng khắp cả nước, kinh nghiệm đã nhiều thêm.

Từ năm 1949 đến cuối kế' hoạch năm năm thứ ba (tức là 18 năm) Đảng chuẩn bị hoàn thành căn bản công nghiệp hóa theo chủ nghĩa xã hội, căn bản hoàn thành cải tạo thủ công nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư nhân và nông nghiệp theo chủ nghĩa xã hội.

Ở Liên Xô, từ năm 1921 đến năm 1937 (là 17 năm) thì hoàn thành hợp tác hóa nông nghiệp; nhưng chủ yếu là từ năm 1929 đến năm 1934 (6 năm) thì căn bản hoàn thành. Cũng trong thời gian ấy, Liên Xô đã cải tạo kỹ thuật một cách rộng rãi.

2-     Trung Quốc hợp tác hóa theo cách tiến đân từng bước.

Bước 1: kêu gọi nông dân theo nguyên tắc tự nguyện và đều có lợi, tổ chức những tổ đôi công chỉ có mầm mống xã hội chủ nghĩa, môi tổ chừng mười hộ.

Bước 2: vân theo nguyên tắc tự nguyện và đều có lợi, và trên nền tảng tổ đổi công, kêu gọi nông dân tổ chức những hợp tác xã nhỏ có tính chất nửa xã hội chủ nghĩa với đặc điểm là góp chung ruộng đất, thống nhất kinh doanh.

Bước 3: trên nền tảng hợp tác xã nhỏ và nửa xã hội chủ nghĩa, vân giữ nguyên tắc tự nguyện và đều có lợi, kêu gọi nông dân liên hợp những hợp tác xã nhỏ thành hợp tác xã to có tính chất xã hội chủ nghĩa hoàn toàn.

Đi những bước như vậy, để cho nông dân do kinh nghiệm bản thân của họ mà nâng cao dần trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa, thay đổi dần cách sinh hoạt của họ, mà không cảm thấy biến đổi một cách quá đột ngột.

Tháng 7-1955, Trung Quốc đã có 650.000 hợp tác xã nông nghiệp. Trong số đó, hơn 80% đều tăng sản lượng. Độ 10%, sản lượng không tăng không giảm. Có mây hợp tác xã sản lượng bị giảm. Sản lượng không tăng, thậm chí bị giảm là hợp tác xã không tốt, cần phải ra sức chỉnh đốn lại.

Hơn 80% hợp tác xã tăng sản lượng từ 10 đến 30%.

10% hợp tác xã năm đầu không tăng không giảm sản lượng, sau khi chỉnh đốn, đến năm thứ hai đã tăng.

Mấy hợp tác xã năm đầu sản lượng bị giảm, sau được chỉnh đốn lại, cũng đã tăng.

Nói chung, hợp tác hóa như vậy là tốt. Đảm bảo tăng sản lượng, ra sức tránh giảm sản lượng, đó là một lớp huấn luyện râ't tốt cho cán bộ. Trải qua những công tác ấy, có thể đào tạo ra nhiều cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật cho hợp tác xã.

3-     Môi năm phải theo tình hình thực tế' mà định ra con số phát triển hợp tác xã. Và phải kiểm tra nhiều lần công tác hợp tác hóa, để’ biết rõ tỉnh nào, huyện nào, xã nào thành tích tốt hay là kém mà quyết định con số phát triển một cách chắc chắn. Có nơi vừa phát triển vừa chỉnh đốn. Có nơi phải tạm đình phát triển để chỉnh đốn. Cũng có một số hợp tác xã kém quá thì tạm thời để cho họ giải tán. Có nơi nên lập nhiều hợp tác xã mới. Có nơi chỉ phát triển thêm nông hộ ở các hợp tác xã cũ.

Sau một đợt phát triển, cần phải đình chỉ một thời gian để chỉnh đốn; chỉnh đốn xong lại phát triển đợt khác.

Từ Trung ương đến các tỉnh, các huyện, các xã đều phải nắm chắc công tác kiểm tra. Môi năm phải kiểm tra mấy lần. Hê thây vân đề thì phải giải quyết ngay. Phải phê bình kịp thời, chớ để việc qua rồi mới phê bình. Làm như vậy sẽ đỡ mắc sai lầm, và nếu phạm sai lầm thì kịp thời sửa chữa.

Nói tóm lại, hợp tác hóa phải tiến dần từng bước, chống tư tưởng bảo thủ, đồng thời chống tư tưởng nóng vội.

Lịch sử của phong trào hợp tác hóa ở Trung Quốc

Trước ngày giải phóng, trong 22 năm đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản đã có kinh nghiệm: Sau cải cách ruộng đất, Đảng đã lãnh đạo nông dân tổ chức những đoàn thể như đội cày ruộng, tổ đổi công ở Hoa Đông và Hoa Bắc. Những tổ chức ấy đã có mầm mống xã hội chủ nghĩa. Lúc đó, đôi nơi cũng đã có hợp tác xã nông nghiệp với tính chất nửa xã hội chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Sau ngày giải phóng, Đảng đã lãnh đạo nông dân tổ chức rất nhiều tổ đôĩ công; và trên nền tảng tổ đổi công xây dựng nhiều hợp tác xã nông nghiệp. Công việc ấy làm đến nay (tháng 7-1955) đã được sáu năm.

Tháng 12-1951, Trung ương Đảng đã có một dự thảo nghị quyết về việc làm thí điểm những tổ đổi công và hợp tác xã nông nghiệp ở các nơi. Lúc đó cả nước có hơn 300 hợp tác xã nông nghiệp. (Đến tháng 3-1953, nghị quyết này mới chính thức công bố).

Tháng 12-1953 khi Trung ương công bố bản nghị quyết về hợp tác xã nông nghiệp, cả nước đã có 14.000 hợp tác xã.

Bản nghị quyết ấy quy định: Từ mùa đông năm 1953 đến mùa thu năm 1954 sẽ phát triển đến 35.800 hợp tác xã (tức là tăng gấp một lần rưỡi). Những kết quả đã tăng đến 100.000 (so với năm 1953 tăng hơn bảy lần).

Tháng 10-1954, Trung ương quyết định sang năm 1955, sẽ phát triển đến 600.000 hợp tác xã, kết quả đã tăng đến 670.000 hợp tác xã.

Tháng 6-1955, trải qua bước đầu chỉnh đốn, đã giảm đi 20.000 hợp tác xã, còn lại 650.000 gồm có 16.900.000 nông hộ bình quân môi hợp tác xã có 26 hộ.

Đại đa số hợp tác xã ấy đều ở những vùng đã được giải phóng sớm hơn, ở những tỉnh khác thì số hợp tác xã còn ít.

Nói chung, những hợp tác xã ấy đều thuộc cấp thấp. Nhưng cũng có một số thuộc cấp cao gồm từ 70 đến 100 hộ. Một vài hợp tác xã đặc biệt, có đến vài trăm hộ.

Hồi đó, Trung Quốc đã có những nông trường quốc doanh. Định đến năm 1957 Nhà nước sẽ có 3.038 nông trường, gồm 1.125.000 mâu tây ruộng đất. Trong số đó, 141 nông trường đã dùng máy móc. Dự định đến kế' hoạch 5 năm thứ hai và thứ ba, nông trường quốc doanh sẽ mở thêm nhiều hơn nữa.

Cuối mùa xuân năm 1955, Trung ương quyết định đến mùa thu năm 1956 sẽ phát triển đến một triệu hợp tác xã nông nghiệp. Có thể tăng đến 1.300.000.

Như thế' là ngoài những khu vực biên giới, thì môi hương (một hương to bằng liên xã Việt Nam ta) đều có một hoặc vài hợp tác xã loại nhỏ với tính chất nửa xã hội chủ nghĩa - để làm kiểu mâu. Sau một vài năm, những hợp tác xã này sẽ có kinh nghiệm và trở nên xã cũ, người khác sẽ học làm theo. Cán bộ phụ trách các tỉnh và các huyện phải nghiên cứu kỹ và đặt kế' hoạch đầy đủ, trong hai tháng phải báo cáo lên Trung ương để thảo luận lại và quyết định.

Đồng chí Mao nói: Cố nhiên, đưa hơn 110 triệu nông hộ từ chô làm ăn riêng lẻ đến chô làm ăn tập thể và hoàn thành cải cách kỹ thuật nông nghiệp, nhất định sẽ có nhiều khó khăn. Nhưng cần phải tin tưởng rằng Đảng có thể lãnh đạo quần chúng khắc phục những khó khăn đó.

Để hợp tác hóa, chúng ta nên tin vào hai điều:

1-    Vì kinh tế' của họ còn khó khăn cho nên bần nôngtrung nông lớp dưới tích cực đi theo chủ nghĩa xã hội; họ tích cực

hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng về hợp tác hóa; nhất là những phần tử giác ngộ đã cao thì tính tích cực ấy càng nhiều hơn.

2-      Đảng có đủ năng lực để lãnh đạo nhân dân cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đảng đã lãnh đạo nhân dân hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, lập nên chuyên chính dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo; thì Đảng nhất định lãnh đạo được nhân dân cả nước - trong vòng ba kế' hoạch 5 năm - căn bản hoàn thành công nghiệp hóa theo chủ nghĩa xã hội, cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản tư nhân theo chủ nghĩa xã hội.

Về nông nghiệp cũng như các ngành kinh tế' khác, Đảng có đủ chứng cớ mạnh mẽ để’ thuyết phục mọi người rằng:

Đợt thứ nhất có 300 hợp tác xã.

Đợt thứ hai có 13.700 hợp tác xã.

Đợt thứ ba có 86.000 hợp tác xã.

Cộng cả ba đợt là 100.000 hợp tác xã đã được xây dựng trước mùa thu năm 1954, và đã được củng cố. Vì vậy:

Đợt thứ tư sẽ có 550.000 hợp tác xã (từ 1954 đến 1955).

Đợt thứ năm thêm 350.000 hợp tác xã (từ 1955 đến 1956), (đó là con số tạm định). Những hợp tác xã ấy nhất định củng cố được.

Tin vào quần chúng, tin vào Đảng, đó là hai nguyên lý căn bản trong công tác hợp tác hóa.

-      Phải ra sức chỉnh đốn những hợp tác xã đã có để hoàn thành từng bước hợp tác hóa cả nước.

-      Cần phải đặc biệt chú ý chất lượng của hợp tác xã. Phải chống xu hướng sai lầm chỉ tham sô'lượng mà không chú ý đến chất lượng.

Chỉnh đốn hợp tác xã không phải chỉ làm một lần là đủ, mà phải làm hai, ba lần.

Những hợp tác xã đã được chỉnh đốn và củng cố sẽ làm đầu tàu cho những hợp tác xã khác.

Chỉ giải tán những hợp tác xã mà tất cả xã viên hoặc hầu hết xã viên đều kiên quyết muốn giải tán.

Nếu chỉ có một số xã viên muốn rút lui, thì để cho họ ra khỏi xã; còn đại đa số xã viên khác cứ tiếp tục làm hợp tác xã. Nếu đại đa số xã viên muốn rút lui chỉ có một số ít muốn ở lại, thì để’ cho số kia rút lui, những người muốn ở lại cứ tiếp tục làm hợp tác xã; vì ý chí của những người muốn ở lại hợp tác xã sẽ là ý chí của nông dân cả nước. Tất cả những nông dân làm ăn riêng lẻ chung quy rồi cũng phải đi vào con đường hợp tác hóa.

Trước sự thắng lợi của hợp tác hóa, có hai hiện tượng không tốt cần phải sửa chữa ngay:

Một là thắng lợi làm cho choáng váng đầu óc của cán bộ, rồi phạm sai lầm "tả".

Hai là thắng lợi làm cho tê liệt đầu óc của cán bộ, rồi phạm sai lầm hữu.

Trước khi xây dựng hợp tác xã cần phải chuẩn bị rất kỹ càng

Ngay từ đầu, phải chú trọng chất lượng của hợp tác xã. Phải phản đối xu hướng chỉ tham số lượng nhiều.

Khẩu hiệu của Đảng trong thời kỳ chiến tranh cách mạng là: "Không đánh những trận không có chuẩn bị đầy đủ; không đánh những trận không nắm chắc thắng lợi". Trong công việc xây dựng hợp tác xã, xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng cần áp dụng khẩu hiệu ấy. Muốn nắm chắc thắng lợi thì nhất định phải chuẩn bị đến nơi đến chôn. Muốn xây dựng thêm hợp tác xã mới thì trước phải có những công tác chuẩn bị như sau:

1-     Phê phán những tư tưởng sai lầm, tổng kết những kinh nghiệm công tác.

2-     Tuyên truyền một cách có hệ thống và nhắc đi nhắc lại cho quần chúng nông dân hiểu rõ những phương châm, chính sách và biện pháp của Đảng về hợp tác xã. Khi tuyên truyền, không những giải thích những kết quả tốt đẹp sau này của hợp tác hóa, mà cũng phải nói rõ những khó khăn cho nông dân chuẩn bị tinh thần đầy đủ để’ khắc phục khó khăn.

3-     Căn cứ vào tình hình thực tế’ mà định ra kế’ hoạch toàn diện phát triển hợp tác xã cho cả tỉnh, cả huyện và cả xã; rồi dựa vào đó mà đặt kế’ hoạch phát triển cho môi năm.

4-     Mở lớp huấn luyện ngắn ngày cho cán bộ về cách thức tổ chức hợp tác xã.

5-     Đẩy mạnh phát triển tổ đổi công, và tùy khả năng mà xây dựng những liên tổ làm nền tảng tiến lên hợp tác xã.

Phải làm tốt những việc ấy thì mới căn bản giải quyết được chất lượng và số lượng của hợp tác xã.

Hợp tác xã củng cố được hay là không, điều thứ nhất là do chuẩn bị tốt hay là không tốt điều thứ hai là do sau khi đã tổ chức, chỉnh đốn tốt hay là không tốt.

Xây dựng cũng như chỉnh đốn hợp tác xã, phải dựa vào chi bộ Đảng và phân đoàn thanh niên. Vì vậy công việc xây dựng và chỉnh đốn hợp tác xã phải gắn chặt với công việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng và Đoàn ở nông thôn.

Vô luận công tác nào cũng phải do chi bộ xã và Đảng ủy huyện làm chủ lực. Cán bộ cấp trên phái về thì ra sức giúp đỡ, chứ không bao biện, không làm thay.

Hợp tác xã phải sản xuất tốt

Hợp tác xã phải cố gắng sản xuất tốt hơn tổ đổi công và nông dân riêng lẻ. Nếu chỉ sản xuất ngang mức như họ, thì hợp tác xã sẽ thất bại, vì người ta sẽ nói: "Hợp tác xã như thế' có ích gì?”. Sự thật thì trong số 650.000 hợp tác xã, hơn 80% đã sản xuất hơn các tổ đổi công, càng hơn hẳn những nông dân riêng lẻ.

Để nâng cao sản xuất, hợp tác xã phải làm đúng những việc sau đây:

1-      Giữ vững nguyên tắc tự nguyện và đều có lợi.

2-      Quản lý tốt (kế hoạch sản xuất, quản lý sản xuất, tổ chức lao động...).

3-      Cải tiến kỹ thuật (cày sâu bừa kỹ, cải tiến nông cụ, chọn thóc giống tốt, diệt chuột trừ sâu, làm tiểu thủy lợi...).

4-      Tăng thêm tư liệu sản xuất (phân bón, trâu bò, nông cụ...). Đó là những điều kiện rất cần để’ củng cố hợp tác xã và đảm bảo nâng cao năng suất.

Giữ vững nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi

Để giữ vững nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi, thì phải giải quyết đúng đắn những vấn đề như:

Trâu bò và nông cụ lớn phải chăng nên chờ một vài năm sẽ nhập vào hợp tác xã.

Chia phần cho ruộng đất và cho sức lao động thế nào cho thích hợp.

Xây dựng tiền vốn cho hợp tác xã bằng cách gì.

Một bộ phận xã viên nào đó phải chăng có thể dùng một phần sức lao động của họ vào nghề phụ.

Môi xã viên có thể giữ lại bao nhiêu đất để tự mình họ trồng trọt.

Thành phần xã viên.

thành phân xã viên: ở những vùng mới xây dựng hợp tác xã, trước tiên nên tổ chức những người tích cực trong tầng lớp bần nông và trung nông lớp dưới.

Không nên miên cưỡng lôi kéo vào hợp tác xã những phần tử chưa tích cực, chờ đến khi họ giác ngộ hơn, họ có hứng thú hơn đối với hợp tác xã, sẽ kết nạp họ vào. Đối với họ cần phải có một thời gian tuyên truyền giáo dục, phải bền lòng chờ họ giác ngộ hơn, không nên làm trái nguyên tắc tự nguyện mà miên cưỡng lôi cuốn họ vào hợp tác xã.

Đối với trung nông lớp trên - có thể nhận vào hợp tác xã những người đã giác ngộ xã hội chủ nghĩa và thật thà tự nguyện xin vào. Còn những người khác thì tạm thời hẵng chưa nên nhận vào hợp tác xã, càng không nên miên cưỡng lôi kéo họ vào. Đến khi họ thấy đại đa số nông dân đã vào hợp tác xã và sản lượng của hợp tác xã ngang với của họ hoặc cao hơn của họ, khi họ thấy rằng vào hợp tác xã có lợi hơn làm ăn riêng lẻ, lúc đó họ sẽ quyết tâm vào hợp tác xã.

Thế là: trước hết phải tùy theo trình độ giác ngộ của nông dân mà chia từng đợt tổ chức những bần nông và trung nông lớp dưới (họ chiếm 60 đến 70% số người ở nông thôn) vào hợp tác xã. Sau đó mới tổ chức những trung nông lớp trên. Làm như vậy sẽ tránh được những sai lầm mệnh lệnh.

Trong vài năm đầu, phải kiên quyết không để địa chủ cũphú nông vào hợp tác xã. Khi hợp tác xã đã thật vững vàng, thì có thể’ chia từng nhóm và từng thời kỳ nhận vào hợp tác xã những người đã không bóc lột nữa, đã thật sự lao động, và tuân theo pháp luật của Chính phủ. Như thế để’ cho họ tham gia lao động tập thể và tiếp tục cải tạo.

60 đến 70% số người ở nông thôn là nông dân nghèo khó. Để’ thoát khỏi nghèo nàn, để’ cải thiện đời sống, họ không có con đường nào khác là con đường chủ nghĩa xã hội.

20 đến 30% là trung nông lớp trên. Họ còn chờ đợi, có người đang muốn đi theo con đường chủ nghĩa tư bản. Vì giác ngộ chưa cao, cho nên cũng có một số bần nông và trung nông lớp dưới tạm thời còn lừng chừng; nhưng so với trung nông lớp trên thì họ dê tiếp thu chủ nghĩa xã hội hơn.

Căn cứ vào bản báo cáo của đồng chí Mao Trạch Đông, Hội nghị Trung ương mở rộng đã thông qua một bản nghị quyết (tháng 10-1955) nhấn mạnh mấy điểm[69]:

Phát triển hợp tác hóa nông thôn là một cuộc đấu tranh trên hai con đường: nông nghiệp sẽ phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa hay là theo con đường tư bản chủ nghĩa? Tuyệt đại đa số nông dân chắc chắn muốn theo con đường xã hội chủ nghĩa để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn. Con đường xã hội chủ nghĩa là nhiều người đoàn kết và tổ chức nhau lại, cùng nhau lao động, làm ăn tập thể. Như thế, mới có đủ lực lượng để chống lại thiên tai, để cải tiến kỹ thuật, nông dân sẽ được lợi rất nhiều, rất to.

Để đạt mục đích đó, thì phải không ngừng giáo dục nông dân. Không ngừng giáo dục và thuyết phục trung nông, giúp họ khắc phục tư tưởng lừng chừng dao động giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Trung nông là bạn đồng minh lâu dài của giai cấp công nhân và của bần nông, cho nên phải đoàn kết chặt chẽ với trung nông.

Muốn xây dựng hợp tác xã cần phải chuẩn bị thật đầy đủ: xây dựng nhiều tô’ đôi công, theo nguyên tắc tự nguyện mà họp những tổ nhỏ thành những liên tổ to làm nền tảng để tiến lên hợp tác xã.

Các tổ đổi công và các hợp tác xã cần phải đoàn kết giúp đỡ nhau.

Cần phải lựa chọn cẩn thận một số cán bộ, huấn luyện họ và phái họ về giúp vào cuộc vận động hợp tác hóa nông thôn.

Trong phong trào hợp tác hóa, phát triển và củng cố phải kết hợp chặt chẽ với nhau. Công việc ấy lại phải kết hợp chặt chẽ với công việc kiện toàn chi bộ đảng và đoàn thanh niên ở xã.

Khi đã thành lập hợp tác xã, những vấn đề sau đây phải được giải quyết thật hợp lý: chia phần cho ruộng đất và chia phần cho sức lao động thế nào?

Xã viên có thể giữ lại bao nhiêu đất để làm vườn rau? (lúc đó Trung Quốc định từ 2 đến 5% số ruộng đất của xã viên).

Đối với trâu bò, nông cụ, nghề phụ, giải quyết thế nào?

Tiền vốn và tiền tích trữ của hợp tác xã nên thế nào cho đúng mức?

Tiền chi cho công việc văn hóa xã hội trong hợp tác xã (Trung Quốc định 1% tổng số thu nhập của hợp tác xã).

Hợp tác xã phải cố gắng nâng cao không ngừng mức sản xuất.

Nên thực hiện khẩu hiệu "Cần kiệm để’ xây dựng hợp tác xã”. Khuyến khích các xã viên tiết kiệm, hùn thêm vốn để’ phát triển hợp tác xã thêm mãi.

Giáo dục xã viên giữ vững kỷ luật lao động, chống lãng phí, tham ô.

Đối với xã viên, cần luôn luôn tăng cường giáo dục chính trị văn hóa; nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa của môi xã viên.

Nội bộ phải đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ lân nhau; quản lý phải dân chủ, phải tổ chức thi đua lao động.

Ngân hàng Nhà nước, Mậu dịch quốc doanh, Bộ Nông lâm, các nhà máy... phải có trách nhiệm giúp đẩy mạnh và củng cố phong trào hợp tác hóa nông thôn.

Hợp tác hóa là một cuộc đấu tranh giai cấp, một cuộc đấu tranh gay gắt giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, đề phòng bọn phá hoại.

Các cấp lãnh đạo phải có kế hoạch thiết thực để thực hiện hợp tác hóa từng đợt trong cả nước, trong môi tỉnh, môi huyện và môi xã. Trung Quốc chia các địa phương làm ba loại:

Loại thứ nhất: Những nơi tiên tiến, đến mùa xuân năm 1957 thì độ 70 đến 80% tổng số nông hộ sẽ căn bản thực hiện hợp tác xã nửa xã hội chủ nghĩa.

Loại thứ hai: Đại đa số địa phương khác, thì đến mùa xuân năm 1958 sẽ căn bản hoàn thành hợp tác hóa nửa xã hội chủ nghĩa.

Loại thứ ba: Là những vùng biên giới thì sẽ dần dần làm sau.

Đảng ủy các cấp phải tổ chức một vài hợp tác xã loại cao làm thí điểm để’ rút kinh nghiệm. Và phải có kế’ hoạch đầy đủ, để phát triển từng bước và từng nhóm các hợp tác xã câp thâp lên hợp tác xã câp cao.

Khi làm kế’ hoạch các chi bộ và các huyện ủy phải đặt trọng tâm vào việc phát triển nông nghiệp. Phải nắm vững tình hình giai cấp ở nông thôn và trình độ giác ngộ của nông dân, phải bồi dưỡng cốt cán tốt. Như thế' để ngăn ngừa bệnh cưỡng bức, mệnh lệnh.

Cán bộ lãnh đạo phải học hỏi quần chúng, để hiểu rõ tình hình, tổng kết kinh nghiệm, phát huy tính tích cực và sáng tạo của quần chúng. Phải hết sức tránh chủ quan, miên cưỡng, nóng vội.

Bản nghị quyết kết luận: Nếu cán bộ "không biết mà không chịu học, ra mệnh lệnh lung tung, khi thì đi quá chậm, khi thì đi quá nhanh - như thế' đều là trái với quy luật của thực tế' phát triển; như thế' là chủ quan, chứ không phải là chủ nghĩa Mác. Nếu không chống chủ nghĩa chủ quan, thì không thể lãnh đạo đúng đắn.

Lãnh đạo phải tôn trọng và phát huy ý chí tích cực và tinh thần sáng tạo của quần chúng, bảo vệ sự sinh trưởng của lực lượng mới. Khi sự vật mới trong xã hội vừa sinh ra, nếu không ra sức giúp đỡ, mà lại ngăn trở và đả kích nó, hoặc khi sự vật mới chưa chín muồi nếu không dùng phương pháp đúng đắn để giúp nó nảy nở, mà lại dùng những biện pháp nóng vội để miên cưỡng thúc đẩy nó - như thế' là làm hỏng những mầm mống mới, như thế' đều là chủ nghĩa cơ hội, chứ không phải chủ nghĩa Mác. Không chống chủ nghĩa cơ hội thì không lãnh đạo được.

Hợp tác hóa là nhằm đưa 110 triệu nông hộ từ chô làm ăn riêng lẻ đến chô làm ăn tập thể, và tiến đến hoàn thành cải cách kỹ thuật nông nghiệp; nhằm tiêu diệt chế độ bóc lột còn sót lại, tức là chế độ tư bản, để xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Việc to lớn ấy quan hệ đến đời sống của hàng trăm triệu con người, nhất định sẽ có khó khăn. Trước sự khó khăn, những người phạm chủ nghĩa chủ quan và chủ nghĩa cơ hội thiếu đầu óc sáng suốt và thiếu năng lực khắc phục khó khăn, vì họ không biết dựa vào quần chúng và dựa vào Đảng, hoặc là họ không tin vào quần chúng, và không tin vào Đảng. Nhưng Đảng là một đảng đã trải qua nhiều thử thách, là một đảng Mác - Lênin liên hệ rất chặt chẽ với quần chúng. Hơn 30 năm nay, trong công cuộc cách mạng, Đảng đã trải qua nhiều sóng gió gay go, gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng; vì Đảng cùng quần chúng đoàn kết thành một khối, cho nên đã vượt qua tất cả mọi khó khăn, mà lãnh đạo nhân dân làm cách mạng thắng lợi.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của hàng triệu con người. Việc đưa nước nhà đến công nghiệp hóa, việc hợp tác hóa nông nghiệp, và mọi việc khác, chúng ta đều phải phát huy tính tích cực và tính sáng tạo của quần chúng, nắm vững thực tế, chớ nóng vội, chớ kiêu căng. Hội nghị Trung ương tin rằng: Làm được như vậy, thì chúng ta nhất định khắc phục được mọi khó khăn, và tiếp tục giành được những thắng lợi mới và to lớn”.

Đồng chí Trần Bá Đạt (Ủy viên Trung ương, là một trong những đồng chí phụ trách trong Bộ Công tác nông thôn ở Trung ương) đã vâng lệnh Bộ Chính trị, giải thích thêm bản nghị quyết của Trung ương. Đồng chí Trần nói đại ý như sau:

Xây dựng chủ nghĩa xã hội và cải tạo xã hội chủ nghĩa là bao gồm tất cả các ngành kinh tế' của quốc dân. Nếu không tranh thủ 500 triệu nông dân tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng cách hợp tác hóa, thì chủ nghĩa xã hội không thể thắng.

Nếu chủ nghĩa xã hội không giành lấy mặt trận nông thôn, thì tất nhiên chủ nghĩa tư bản sẽ chiếm lĩnh mặt trận ấy. Không thể’ nói: Không đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, cũng không đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Kinh nghiệm thực tế' đã chứng tỏ rằng: những vùng mà phong trào hợp tác hóa phát triển, thì kinh tế của bần nông ngày càng phát đạt thêm, giai cấp phân hóa ít, vấn đề lương thực được giải quyết tốt, nông thôn trở nên no ấm tươi vui.

Trái lại, những vùng mà tổ đổi công và hợp tác xã kém, thì địa chủ cũ, phú nông và bọn phản động lợi dụng tình trạng lạc hậu ấy để hoạt động.

Hợp tác hóa là một lực lượng mới. Bất kỳ lực lượng mới nào cũng gặp sự chống đối của lực lượng cũ, của lực lượng bảo thủ. Để đánh thắng lực lượng cũ, thì cần phải ra sức phát huy tính tích cực của quần chúng nông dân theo chủ nghĩa xã hội; đồng thời phải ra sức cải tạo và khắc phục tính lạc hậu của một số nông dân. Vô luận thế' nào, không ai ngăn cản được một lực lượng mới, chung quy lực lượng mới nhất định thắng.

*

* *

Khi đã có phương châm rồi, điều chủ chốt là phải có biện pháp đầy đủ.

Phải giáo dục cán bộ biết phân tích tình hình cụ thể, theo điều kiện khác nhau, mà quy định nhiệm vụ và phương pháp công tác cho đúng với nơi đó và lúc đó.

Các cơ quan lãnh đạo của Đảng cần phải đưa hết tinh thần chủ động, tích cực, phấn khởi, vui vẻ mà nắm chặt lấy sự lãnh đạo trong tay mình.

Phải hết sức chú ý chất lượng của môi hợp tác xã.

Kế hoạch hợp tác hóa phải gắn chặt với kế hoạch tăng gia sản xuất, nhằm làm cho thu hoạch của xã viên được nâng cao, việc sản xuất được mở mang. Khi tổ chức hợp tác xã thì phải chuẩn bị ngay kế hoạch tăng gia sản xuất. Đồng thời cần phải căn cứ vào điều kiện thực tế của môi nơi mà nêu lên mục tiêu xây dựng lâu dài cho nông dân nhìn thấy mà phấn đấu.

Cần phải thây trước và thây rõ mọi khó khăn, để chuẩn bị khắc phục khó khăn, chứ không phải để trốn tránh khó khăn, càng không nên thấy khó khăn mà hoang mang, chùn bước. Phải tin chắc rằng Đảng có thể lãnh đạo nhân dân vượt được mọi khó khăn, đi đến thắng lợi.

*

* *

Thảo luận nghị quyết của Trung ương, đồng chí Lâm Minh, Bí thư Đảng ủy Cao Châu (tỉnh Sơn Đông) nói:

Để xây dựng tốt hợp tác xã, cán bộ phải kiên quyết đi đúng đường lối giai cấp ở nông thôn; phải dựa hẳn vào bần nông, thì mới củng cố được sự đoàn kết chặt chẽ với trung nông, và ngăn ngừa được bọn địa chủ cũ, phú nông và bọn phản động.

Cho rằng bần nông thường lười biếng, không có kinh nghiệm sản xuất, không biết quản lý; cho rằng bần nông không có trâu bò và nông cụ, nếu họ tham gia hợp tác xã thì sẽ ảnh hưởng đến sản xuất; cho rằng hiện giờ bần nông không hăng hái như hồi cải cách ruộng đất - như vậy là lầm to.

Vì sợ ảnh hưởng đến thu hoạch mà không nhận những người nông dân góa bụa cô đơn vào hợp tác xã, như vậy là sai lầm. Nếu khéo phân công, giao cho nông dân già yếu những công việc nhẹ, họ có thể làm được, và chiếu cố đến họ; nếu môi năm họ có thể’ làm bằng bốn năm mươi ngày công, và môi ngày công được độ mươi cân lương thực, như thế’ thì giải quyết được khó khăn cho họ.

Đồng chí Lâm Minh nêu mấy thí dụ cụ thể’ như sau:

-    Hợp tác xã "Ái quốc”, có 16 hộ. Trong số đó có ba hộ trước kia phải đi ăn xin, 12 hộ thường phải xin cứu tế, chỉ một hộ trung nông có một con bò, thế’ mà vì tổ chức khéo, sau hai năm tất cả 16 hộ đều thừa lương thực.

-    Ở Cao Châu có 19 hợp tác xã trong đó trung nông chiếm ưu thế. Những hợp tác xã này có rất nhiều vấn đề: xã viên tự tư tự lợi, thường lục đục và đòi ra khỏi hợp tác xã, không làm theo kế hoạch Nhà nước, không làm đúng kế hoạch thu mua, khai gian sản lượng, không nghe lời lãnh đạo, không cải tiến kỹ thuật; đất ruộng tốt và trâu bò nhiều, nhưng sản xuất vân không trội. Đảng vừa ra sức giáo dục, vừa đưa ra khỏi Đảng những đảng viên và cán bộ trung nông không chịu sửa chữa, vừa ra sức bồi dưỡng những người tích cực trong đám bần nông và trung nông lớp dưới, rồi đưa những phần tử tốt nhất vào Đảng để củng cố lực lượng mới của Đảng. Công tác giáo dục và chỉnh đốn ấy đã thu được kết quả rất tốt.

Và hợp tác hóa, cán bộ xã phải có kế hoạch rất cụ thể, đưa ra cho quần chúng bàn bạc và đồng ý. Đối với bần nông và trung nông lớp dưới, cần phải ra sức phát động tư tưởng của họ. Đối với trung nông lớp trên, phải nhắc đi nhắc lại chính sách tự nguyện và đều có lợi, để họ khỏi sợ bị cưỡng ép vào hợp tác xã ảnh hưởng đến sản xuất. Xã nào làm đúng như vậy, thì kết quả rất tốt. Xã nào làm qua loa, thì thất bại. Một thí dụ: xã Thành Tử chỉ tuyên bố chung chung trước đại hội quần chúng rằng năm nay 50% nông hộ trong xã sẽ hợp tác hóa. Ngay hôm sau, có chín hộ trung nông lớp trên đưa trâu đi bán. Sau phải giải thích mãi, họ mới yên tâm sản xuất.

Đảng ủy Cao Châu có những tiểu tô chuyên môn đi kiểm tra, để’ đảm bảo thành phần lãnh đạo đều là những người tích cực trong đảng viên, bần nông và trung nông lớp dưới. Đối với những hợp tác xã mà trung nông chiếm ưu thế trong lãnh đạo, thì Đảng ủy dùng hai cách.

1-     Khi chỉnh đốn Đảng và chỉnh đốn hợp tác xã thì bồi dưỡng bần nông làm cốt cán; chờ đến điều kiện đã chín muồi thì bầu lại ban lãnh đạo.

2-     Nhập hợp tác xã nọ với một hợp tác xã do đảng viên, đoàn viên và bần nông nắm ưu thế trong lãnh đạo trong khi hợp nhất, thì thay đổi ưu thế’ lãnh đạo của trung nông.

Một kinh nghiệm nữa của huyện Hy Thủy:

Đầu năm 1952, cả huyện mới có một hợp tác xã.

Đầu năm 1953, thêm hai hợp tác xã nữa.

Cuối năm 1953, thêm 97 hợp tác xã.

Đầu năm 1954 số hợp tác xã lên đến 100 cái.

Do Đảng lãnh đạo một cách toàn diện, việc giáo dục chủ nghĩa xã hội tiến hành một cách tích cực, các hợp tác xã thí điểm tổ chức tốt và làm ăn thịnh vượng, quần chúng nông dân thấy rõ tiền đồ tươi sáng của mình, cho nên mùa thu năm 1954, lên đến 867 hợp tác xã.

Theo kinh nghiệm Hy Thủy, thì cách giao khoán, khoán công việc, khoán chất lượng và khoán sản xuất là phương pháp tốt để khuyến khích xã viên tăng gia sản xuất.

Cấp lãnh đạo luôn luôn nâng cao tinh thần xã hội chủ nghĩa, làm cho xã viên thấm nhuần rằng tăng gia sản xuất không những vì lợi ích riêng của mình, của xã mình, mà cũng vì lợi ích chung của Nhà nước. Nhờ vậy, xã viên rất hăng hái. Kế hoạch sản xuất của hợp tác xã đã kết hợp chặt chẽ với kế' hoạch của Nhà nước. Khi thu mua lương thực, bình quân môi hộ xã viên đã bán cho Nhà nước 610 kilô thóc, mà môi hộ nông dân riêng lẻ chỉ bán được 410 kilô.

Cách tốt nhất để tuyên truyền và đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa, là phải xây dựng hợp tác xã thí điểm cho thật tốt, thật vững; các hợp tác xã giúp đỡ nông dân ngoài xã sản xuất, chống thiên tai, cải tiến kỹ thuật... Làm như thế' quần chúng nông dân bên ngoài tự trông thây tính chất tốt đẹp của hợp tác xã, và họ sẽ hăng hái tự nguyện vào hợp tác xã. Thí dụ: năm 1954 ở xã Minh Thiên, 2 phần 3 ruộng bị nước ngập bảy lần; môi lần bị ngập, hợp tác xã lại tập trung lực lượng cấy lại. Kết quả đã biến năm tai họa thành năm được mùa. Việc đó làm cho toàn dân trong huyện phấn khởi và càng tin tưởng hợp tác xã.

Một việc nữa: Môi vụ, Đảng ủy huyện tổ chức ba lần so sánh: so sánh mạ, so sánh lúa, so sánh thóc thu hoạch. Môi lần so sánh, nông dân đều thấy hợp tác xã có mạ xanh hơn, lúa tốt hơn, thóc nhiều hơn của nông dân riêng lẻ. Đó là cách lấy thực tế mà giáo dục và tuyên truyền, kết quả rất tốt.

Hợp tác xã vững chắc lại thúc đẩy tô’ đôi công phát triển. Mùa thu năm 1954 hợp tác xã tăng đến 867 cái, tổ đổi công cũng tăng lên 12.800 cái, trong số đó 60% là tổ đổi công thường xuyên. Cuối năm ấy, nhiều tổ đổi công nhỏ đã tự động hợp lại thành liên tổ, và thi đua tăng gia sản xuất tốt để được tiến lên hợp tác xã.

Để’ đẩy mạnh hợp tác hóa một cách vừa khẩn trương vừa chắc chắn, phải làm đúng ba điều: bí thư chi bộ phải ra tay lãnh đạo, dựa vào chi bộ, toàn Đảng ra sức làm.

Lúc đầu có gặp một số khó khăn. Thí dụ:

-      Làm thế' nào để kế't hợp những công tác khác với công tác hợp tác hóa.

-      Vì thiếu kinh nghiệm cho nên trong việc hợp tác hóa khi nắm được điểm thì không nắm được diện, khi nắm được diện lại quên mất điểm...

Cách giải quyết khó khăn là: Các cấp ủy Đảng phải đi sâu và nắm chặt trọng điểm (làng trọng điểm và hợp tác xã trọng điểm) xây dựng trọng điểm cho thật tốt, rồi rút kinh nghiệm và kịp thời phổ biến cho những nơi khác. Nắm trọng điểm và ra sức giúp những nơi lạc hậu, thì những nơi trung gian sẽ theo đà tiến lên.

Sắp xếp một cách hợp lý các công tác khác với công tác của hợp tác xã, khiến cho công tác trong hợp tác xã làm đầu tàu cho công tác quần chúng ngoài hợp tác xã.

Huyện ủy phải thường đi kiểm tra khai hội tại chô, giúp cán bộ trông thấy vấn đề, giải quyết vấn đề, giúp họ cải tiến cách lãnh đạo.

Xây dựng lưới hợp tác xã và lưới tổ đổi công, định kỳ khai hội chung với họ để trao đổi kinh nghiệm, đặt mức thi đua và giúp đỡ lân nhau.

Cách làm như vậy đã thu được kết quả rất tốt.

Tạm kết luận:

Những kinh nghiệm trên đây cho chúng ta thấy rằng:

-     Phong trào hợp tác hóa ở Trung Quốc do Đảng lãnh đạo một cách rất chặt chẽ từ Trung ương đến các tỉnh, các huyện, các xã. Các chi bộ, bí thư, chi bộ, Đảng ủy các câ'p đều dốc sức vào công việc hợp tác hóa.

-     Hợp tác hóa tiến bước một cách rất khẩn trương và rất thận trọng, và tùy tình hình thực tế' từng nơi, từng lúc mà uốn nắn chính sách cho thật đúng.

Môi năm, các xã, các huyện, các tỉnh đều phải có kếhoạch cụ thể về việc phát triển tổ đổi công và hợp tác xã. Môi đợt phát triển phải kiểm tra và chỉnh đốn mấy lần để’ bảo đảm chất lượng của tổ đổi công và hợp tác xã.

-     Luôn luôn giữ vững nguyên tắc tự nguyện, tự giác; chống quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan.

Luôn luôn đi đúng đường lôi giai cấp của Đảng ở nông thôn; dựa hẳn vào bần nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông.

-     Chông nóng vội - tham con số cho nhiều mà không hết sức chú trọng châ't lượng. Chông bảo thủ - khi các điều kiện đã đầy đủ, nhưng rụt rè không dám phát triển thêm.

-     Ra sức bồi dưỡng cán bộ chính trị và cán bộ quản lý cho tổ đổi công và hợp tác xã.

Ra sức giúp đỡ tổ đổi công và hợp tác xã về việc tăng gia sản xuât và thực hành tiết kiệm, để họ có thể sản xuât môi mùa càng tốt hơn, nhiều hơn và sinh hoạt của xã viên ngày càng cải thiện thêm.

Song song với bước tiến của phong trào hợp tác hóa, phải động viên nông dân cải tiến kỹ thuật (làm nhiều thủy lợi dùng nhiều phân bón,...).

Điều quan trọng nhất, là ra sức đẩy mạnh và rộng khắp việc giáo dục chủ nghĩa xã hội cho cán bộ và quần chúng nông dân, làm cho mọi người thấy rõ con đường tư bản chủ nghĩa là con đường bế tắc, con đường xã hội chủ nghĩa là con đường vẻ vang. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, mọi người phải đoàn kết chặt chẽ để vượt mọi khó khăn, ra sức phát triển hợp tác hóa.

Nói tóm lại, nhờ chính sách đúng đắn của Đảng, cho nên tuy Trung ương "dự định trong 18 năm căn bản hoàn thành hợp tác hóa[70], và "đến năm 1960, nửa số nông hộ còn lại chưa tổ chức sẽ hoàn thành cải tạo nửa xã hội chủ nghĩa” (báo cáo của đồng chí Mao Trạch Đông, tháng 7-1955), nhưng đến mùa thu năm 1957 thì hợp tác hóa đã hoàn thành trong cả nước, và Đảng đã mở một đợt giáo dục chủ nghĩa xã hội rộng khắp ở nông thôn.

Tháng 4-1958, các hợp tác xã ở tỉnh Hà Nam đã bắt đầu tiến lên công xã nhân dân.

Tháng 9 năm nay, công xã nhân dân đã lan rộng khắp cả nước.

Như vậy là: kế hoạch thì rất cẩn thận, tiến hành thì rất khẩn trương, kết quả đã rất tốt đẹp.

Nhân đây, tôi xin nêu một chuyện kiểu mâu ở Việt Nam ta: Làng Đồng Tâm (huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) trước đây là một làng nghèo khổ, đất xấu, nay đang tiến lên thành một hợp tác xã loại cao; và anh Tâm trước đây là một người nhiều thắc mắc, nay đã trở nên một xã viên tích cực, hăng hái[71].

Làng Đồng Tâm có 27 hộ, trước đây đều là tá điền bị địa chủ Lược bóc lột tàn tệ. Trong thời kỳ kháng chiến, làng bị thực dân Pháp vây vùng đai trắng; dân làng bị giặc dồn đi nơi khác.

Trong cải cách ruộng đất, môi người được chia hơn hai sào. Tất cả 27 gia đình lập thành bốn lổ đổi công, cộng tất cả chỉ có bảy cái cày, bảy cái bừa, bảy con trâu và một số gà, vịt, lợn.

Vụ mùa năm 1957, cả 27 hộ gặt được 20 tân thóc. Tháng 5-1958 bốn tổ đổi công nhập lại thành hợp tác xã và đã sắm thêm được 11 cày "51", bốn bừa Nghệ An, bốn con trâu, một chiếc thuyền. Ngoài ra còn phát triển mười mâu ao, nuôi hơn sáu vạn con cá, cá bán được bốn triệu rưỡi đồng, làm được 16 gian chuồng nuôi 33 con lợn (môi nhà còn nuôi riêng hai con).

Vụ mùa năm nay, cả làng gặt được 36 tân thóc, tính cả tiền bán cá nữa thì được 59 tân thóc. Chia bình quân môi người được hơn 536 kilô thóc.

Riêng về công lao động, nhiều nhà đã thu hơn năm ngoái. Thí dụ:

Nhà cụ Bích, vụ này được 628 kilô, năm ngoái chỉ được 140 kilô.

Nhà anh Tiếp, vụ này được 662 kilô, năm ngoái chỉ được 225 kilô.

Nhà anh Tâm, vụ này được 644 kilô, năm ngoái chỉ được 262 kilô.

Nhà ông Đô vụ này được 2.486 kilô.

Nhà ông Thuyền, vụ này được 2.205 kilô.

Nhà ông Lợi tính ra sụt mất hai tạ. Nhưng thật sự là tăng tám tạ rưỡi. Câu chuyện là thế' này: ông Lợi nhà neo người, có con mọn. Năm ngoái, mọi việc cày cấy đều do tổ đổi công làm, đến vụ gặt, ông Lợi phải trả công cho bà con trong tổ hết cả thóc. Năm nay, nhờ có hợp tác xã, có nhà giữ trẻ, phân công hợp lý hơn, vợ chồng ông Lợi đều lao động được. Vụ mùa gặt xong, ông Lợi được chia tám tạ rưỡi là của ông ta cả, không phải trả cho ai đồng nào.

Vụ mùa này, tính cả thóc và tiền bán cá, trừ các khoản chi phí và 14 tấn rưỡi để vào quỹ hợp tác xã rồi, môi ngày lao động được chia mười kilô thóc (năm ngoái chỉ được bảy kilô). Cảnh tượng làng Đồng Tâm trở nên rất vui tươi.

Sau đây là lời anh Tâm tự phê bình:

- "Nguyên là một cố nông, tôi suốt năm cày thuê cuốc mướn. Sau khi được chia ruộng, vợ chồng tôi cũng vào tổ đổi công. Nhưng vì óc tự tư tự lợi, đã mấy lân tôi ra tổ, chỉ vì ruộng tôi phải cấy sau ruộng của bà con khác. Tôi nói: "Làm ăn riêng lẻ cũng chẳng thua kém gì tổ đổi công, mà lại thanh nhàn, tự do, muốn làm thì làm, muốn nghỉ thì nghỉ”... Không "tổ với tàng, nào đã chết ai...”.

Nhưng sự thật thì làm ăn riêng lẻ, vợ tôi phải ở nhà giữ con, tôi làm xong mấy sào ruộng, không đủ việc, phải chạy quanh đánh dậm nhì nhằng...

Lại trong khi ai cũng có tổ chức, ai cũng đi họp, đi học, thi đua, mình thì cứ nằm khoèo ở nhà, tự thấy buồn và tủi lắm.

Khi lập hợp tác xã, tôi muốn vào, nhưng xấu hổ, không dám xin, tôi định xin vào tổ đổi công ở một xóm khác. Nhờ cán bộ và bà con giải thích, tôi mới bạo dạn xin vào hợp tác xã.

Khi đã vào hợp tác xã, tôi vân không tin kỹ thuật mới, vân sợ hợp tác xã mất mùa thì mình cũng hỏng ăn. Tôi lại nghĩ rằng hợp tác xã đến cuối vụ mới chia công lao động; nếu ở ngoài đi đánh dậm, chèo thuyền thuê, thì sẵn tiền hơn. Hợp tác xã làm ăn có kế hoạch, có kỷ luật, nào kẻng, nào họp, bó buộc quá!...

Lúc đi làm, tôi bảo vợ tôi vừa làm vừa nghỉ kẻo mệt sức.

Tôi kỳ kèo từng điểm chấm công. Cứ đến giờ là tôi bỏ về, dù chỉ còn một đường cày cũng mặc. Tôi luôn luôn cò kè, tị nạnh, suy hơn tính thiệt.

Đối với bà con xã viên, tôi thường va chạm, cãi chửi lung tung. Có lần tôi đã định bỏ hợp tác xã, dời nhà đi ở xóm khác.

Hai điều đã làm cho tôi sáng mắt ra, trông thấy cái dại dột tầy đình của tôi. Một là tôi thấy lúa của hợp tác xã đẹp nhấ't đồng. Hai là các đồng chí cán bộ và anh em xã viên đã chịu khó phê bình và giải thích cho tôi thấy tiền đồ vẻ vang của hợp tác xã. Đó là hai ngọn đèn soi sáng đầu óc tôi, làm cho tôi giác ngộ, tin tưởng, phấn khởi.

Từ đó, tôi biết xem công việc hợp tác xã như công việc nhà. Tổ lao động phân công gì, tôi cũng hăng hái ra sức làm. Điểm công của tôi từ đó đều lên hạng nhất. Tôi được hợp tác xã khen ngợi. Vụ mùa này thắng lợi, càng làm tôi thêm phấn khởi và quyết tâm ra sức góp phần xây dựng hợp tác xã tiến lên.

Anh Tầm nói tiếp rằng: Nếu tất cả xã viên đều cố gắng hơn nữa, cố gắng cày sâu, cấy dày hơn, bón nhiều phân hơn, thì chắc chắn hợp tác xã thu hoạch còn nhiều hơn nữa. Anh nói: Nguồn phân chẳng thiếu, bón mỗi sào 23 gánh phân là ít quá. Khoán 80 công một mâu là lãng phí, chỉ 50 công là đúng. Mỗi người cố gắng một ít, thì hợp tác xã sẽ thu hoạch nhiều thêm. Mỗi người lãng phí một chút, thì hợp tác xã sẽ bị thiệt...

Vụ Đông - Xuân, hợp tác xã sẽ cố gắng nhiều hơn để’ thu hoạch nhiều gấp mấy vụ mùa này. Hợp tác xã sẽ tự nung lấy gạch để lót hai mâu sân, xây mười gian kho, làm nhà gửi trẻ... và phấn đấu để tiến lên hợp tác xã cấp cao.

Anh Tầm kết luận: "Nay vợ chồng tôi rất phấn khởi, khó khăn mấy cũng vượt được, ra sức thi đua, làm ngày làm đêm. Từ nay chúng tôi sống chết không rời hợp tác xã, kiên quyết suốt đời đi theo con đường hợp tác hóa của Đảng là con đường ấm no, hạnh phúc của nông dân chúng tôi”.

Những lời mộc mạc mà rất chân thành của anh Tầm và sự tiến bộ không ngừng của hợp tác xã Đồng Tâm cũng là một kinh nghiệm quý báu cho cán bộ và đồng bào nông dân ta trong công việc củng cố và phát triển tổ đổi công và hợp tác xã.

TRẦN LỰC

Báo Nhân Dân, từ số 1744 đến số 1747,

ngày 22 đến ngày 25-12-1958, tr.3


1959

TÌNH HỮU NGHỊ VÔ SẢN THẮNG LỢI[72]

Trước hết, tôi xin cảm ơn báo Tin tức và những đồng chí cộng tác của báo đã có sáng kiến ra một số đặc biệt về nước chúng tôi, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Điều đó một lần nữa chứng tỏ những người anh em Liên Xô chú ý một cách đầy nhiệt tình đến bước tiến và những thành tựu của nhân dân nước chúng tôi trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong cuộc đấu tranh nhằm hoà bình thống nhất nước Việt Nam.

Có những lời mà hàng triệu người nhắc đi nhắc lại đến hàng triệu lần mà vân luôn luôn thích hợp và không bao giờ thừa cả. Chẳng hạn như khẩu hiệu lịch sử "Vô sản toàn thế' giới liên hiệp lại!"[73] mà Mác và Ăngghen đã nêu ra cho chúng ta.

Khi hàng triệu đồng bào Việt Nam chúng tôi nói đến tình hữu nghị giữa nhân dân nước chúng tôi và nhân dân Liên Xô thì cũng như vậy, họ luôn luôn nhắc lại những câu:

-    Chính nhờ có Cách mạng Tháng Mười vĩ đại chỉ đường mà Cách mạng Tháng Tám của chúng ta mới thành công.

-    Chính nhờ có tình đoàn kết anh em của nhân dân Liên Xô và nhân dân các nước dân chủ nhân dân mà cuộc chiến tranh yêu nước của ta chống đế' quốc Pháp mới thắng lợi.

-    Chính nhờ có sự giúp đỡ khảng khái của Liên Xô, của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và của các nước anh em khác mà chúng ta mới có thể khôi phục được đất nước ta đã bị tàn phá trong chín năm chiến tranh do chủ nghĩa thực dân đầy tội ác gây ra.

Những đồng bào Việt Nam chúng tôi cũng rấ't chú ý theo dõi và phấn khởi trước những thành tựu to lớn của nhân dân Liên Xô vĩ đại trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản, vì nhân dân chúng tôi coi sự nghiệp và những thành tựu của nhân dân Liên Xô là báo hiệu và đảm bảo cho sự nghiệp và những thành tựu của chính mình (...).

Được ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin quang vinh soi đường, được học tập tấm gương anh hùng của Đảng Cộng sản Liên Xô gần 30 năm nay, Đảng chúng tôi, Đảng Lao động Việt Nam (trước kia là Đảng Cộng sản Đông Dương), luôn luôn giương cao và giữ vững ngọn cờ độc lập dân tộc và giải phóng các tầng lớp lao động của nước chúng tôi. Để đấu tranh và chiến thắng chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến, Đảng chúng tôi đã biết đoàn kết tất cả những người cách mạng và những người chân chính yêu nước trong một Mặt trận dân tộc rộng rãi và mạnh mẽ trên cơ sở vững chắc của khối liên minh công nông. Với sức mạnh của khối đoàn kết đó, chúng tôi đã có thể giải phóng đất nước chúng tôi khỏi ách đế' quốc và phong kiến.

Nhưng, như một con thú dữ trước khi tắt thở còn gây hại cho người, bọn thực dân Pháp, trước khi cút về nước, đã dâng miền Nam nước chúng tôi cho bọn đế quốc Mỹ và bọn này đã cố biến miền Nam nước chúng tôi thành thuộc địa và căn cứ quân sự của chúng.

Như vậy là ở Đông Nam châu Á, chúng tôi đã đứng ở tiền đồn của mặt trận dân chủ và hoà bình toàn thế' giới chống chủ nghĩa đế' quốc và chiến tranh.

Vì thế' chúng tôi phải dốc toàn sức vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, phải không ngừng nâng cao mức sống của đồng bào chúng tôi ở miền Bắc. Làm như thế' tức là chúng tôi củng cố thành trì đấu tranh chống chủ nghĩa đế' quốc Mỹ, giành thống nhất nước nhà bằng phương pháp hoà bình. Chúng tôi tuyệt đối tin tưởng ở thắng lợi cuối cùng của chúng tôi.

Trung thành với chủ nghĩa xã hội, với giai cấp vô sản thế' giới, chúng tôi luôn luôn cố gắng đóng góp phần cống hiến nhỏ của mình vào sự nghiệp củng cố và tăng cường sự đoàn kết nhất trí không gì phá vỡ nổi của đại gia đình các nước xã hội chủ nghĩa chúng ta mà nhân dân Liên Xô là những người anh cả.

Một lần nữa, xin cảm ơn các đồng chí ở báo Tin tức và xin gửi lời chào anh em tới các bạn đọc.

HỒ CHÍ MINH

-    Báo Nhân Dân, số 1770, ngày 17-1-1959.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.12, tr.8-10.

1959

Là một năm phấn đấu vượt bậc và thắng lợi vẻ vang của phe xã hội chủ nghĩa. Ngày đầu năm, tên lửa vũ trụ của Liên Xô bay thẳng lên quỹ đạo quanh mặt trời, đã báo hiệu thắng lợi ấy. Dư luận các nước tư bản cũng đều phải nhận rằng sự thành công phóng tên lửa vũ trụ đã làm cho "uy tín của Liên Xô trên thế giới được nâng cao hơn bao giờ hết”.

Tờ báo của đại tư bản Mỹ - báo Phô' Uôn cũng phải nhận rằng: "Không thể không kính trọng một nước đã phóng được tên lửa lên quỹ đạo quanh mặt trời... Thắng lợi mới của Liên Xô có ảnh hưởng rất to đối với dư luận Mỹ, người Mỹ thấy rõ cần phải đàm phán với Liên Xô”.

Chúng ta đều nhớ rằng từ tháng 8 đến tháng 12-1958, Mỹ đã thử phóng vệ tinh lên mặt trăng bốn lần, nhưng bốn lần đều thất bại.

Trong khuôn khổ bài báo này, chỉ có thể’ tóm tắt vài ví dụ sau đây để’ chứng tỏ sự tiến bộ nhanh chóng của phe xã hội chủ nghĩa và sự sa sút không ngừng của phe tư bản, đế quốc:

Text Box: 1957
185 triệu tấn
140 triệu tấn
223 triệu tấn
Text Box: 1958
375 triệu tấn
270 triệu tấn
215 triệu tấn
1960

Text Box: Sản xuất lúa
Sản xuất than
Sản xuất than
Text Box: TRUNG
QUỐC:
ANH:
(Anh đã phải đóng cửa 20 hầm, và sẽ đóng 36 hầm nữa).
525 triệu tấn 380 triệu tấn 195 triệu tấn

Năm nay, Trung Quốc sẽ đuổi kịp hoặc vượt quá Anh về sản lượng thép, sắt, đồng, nhôm...

Một điểm quan trọng nữa là: Trung Quốc đã giải quyết xong vấn đề thất nghiệp, Anh thì hiện nay có một triệu công nhân thất nghiệp, đó là con số cao nhất trong mười mấy năm gần đây. Tờ báo Chuyển hướng viết: "Trong năm 1958 tổng sản lượng công nghiệp Anh đã giảm sút nhiều. So với năm 1957, thì:

Ngành luyện kim giảm sút 25%

Thép giảm sút                        10%

Gang giảm sút                       9%”

Báo Tiến lên viết: Năm 1959, tình trạng kinh tế Anh sẽ bi đát hơn nữa.

LIÊN XÔ: Trước Cách mạng Tháng Mười Nga là một nước lạc hậu nhất ở châu Âu, lạc hậu độ 50 đến 100 năm. Từ ngày Cách mạng thành công, trong 42 năm, Liên Xô đã trải qua 18 năm dẹp nội loạn, chống ngoại xâm, hàn gắn vết thương do chiến tranh gây ra, và thắt lưng buộc bụng để khôi phục kinh tế. Chỉ hoà bình phát triển trong vài mươi năm.

Trong thời gian đó, đất nước Mỹ không hề bị chiến tranh xâm phạm. Trái lại, Mỹ đã lợi dụng hai cuộc chiến tranh thế giới để phát tài to.

Thế mà ngày nay kinh tế Liên Xô đã lên hàng đầu ở châu Âu, và đã vượt quá Mỹ trong mấy ngành công nghiệp nặng như sắt, thép, than, dầu lửa, v.v..

Kế hoạch bảy năm (1959-1965) sẽ đưa kinh tế Liên Xô đuổi kịp và vượt quá Mỹ về tổng sản lượng cũng như về tính theo đầu người. Và đời sống của nhân dân Liên Xô sẽ sung sướng nhất trên thế giới.

Ở đây, tôi không nêu lên những con số từng ngành kinh tế, mà chỉ tóm tắt rằng: So với năm 1958, thì sản lượng năm 1965 sẽ tăng 80%, khoản thu nhập của công nhân và nông dân sẽ tăng 40%, các xí nghiệp sẽ làm việc năm ngày lại nghỉ ngơi một ngày.

1959 đến 1965, Liên Xô sẽ đào tạo 2 triệu 30 vạn chuyên gia, tức là nhiều gâp ba chuyên gia Mỹ.

MỸ: Đầu năm ngoái, Hãng thông tấn Mỹ UPI đã viết: "Trong ngày tết năm 1958, tâm trạng của người Mỹ là khó chịu, bực tức, thất vọng...”. Liên Xô đã thách Mỹ về mặt xã hội, kinh tế, chính trị và văn hoá. Nhưng chế' độ tư bản Mỹ không có cách gì đối phó lại, vì ở Mỹ kinh tế' khủng hoảng, sản xuất giảm sút, công nhân thâ't nghiệp ngày càng nhiều.

Trùm phản động là cựu Tổng thống Truman cũng phải nhận rằng: "Liên Xô đuổ’i kịp Mỹ, vì Liên Xô tiến lên mãi, còn Mỹ thì cứ sụt lại phía sau”.

Tờ báo tư bản Mỹ Thời báo Nữu Ước viết: "Đến 1965, các nước cộng sản sẽ sản xuất nhiều hơn các nước tư bản. Đến 1970, người Nga chắc sẽ sung sướng nhâ't thế' giới".

Thật vậy, trong tổng sản lượng công nghiệp trên thế' giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã phát triển như sau:

Năm 1917 chiếm non 3%.

Năm 1937 chiếm non 10% (hồi đó chỉ có Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa).

Năm 1958 chiếm non 35%.

Năm 1965 sẽ chiếm hơn 50%.

Người viết báo Mỹ nổi tiếng là Lípman viết: "Sự thật cụ thể là: Thành công của Liên Xô trong 40 năm và của Trung Quốc trong 10 năm đã vạch cho các nước chậm tiến con đường tăng cường lực lượng và nâng cao đời sống của họ”.

Liên Xô và Trung Quốc tiến lên, các nước anh em trong đại gia đình xã hội chủ nghĩa cũng tiến lên.

Một ví dụ: Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân TRIỀU TIÊN.

So với năm 1957, sản lượng công nghiệp 1958 đã tăng 37%.

So với năm 1958, sản lượng công nghiệp 1959 sẽ tăng 32%.

Sản lượng lúa năm 1958 là 3 triệu 70 vạn tâh. Năm 1959 sẽ tăng đến 5 triệu tấn.

Năm nay, khắp nông thôn sẽ có điện. Kế hoạch năm năm sẽ hoàn thành trước thời hạn hai năm.

TÌNH HÌNH Ở VIỆT NAM TA

Miên Nam - Một giáo sư Mỹ tên là Phan (Fanll) đã sang thăm miền Nam và đã viết về tình hình miền Nam, tóm tắt nội dung như sau: "Chính quyền Ngô Đình Diệm hoàn toàn là một "vệ tinh” của Mỹ. Người Mỹ nắm tất cả các bộ máy của chính quyền họ Ngô. Người Mỹ ở miền Nam có rạp chiếu bóng riêng, trường học riêng, người Việt Nam không được vào. Người Mỹ phạm tội, toà án Việt Nam không có quyền xử”. "Viện trợ” Mỹ chiếm 80% ngân sách miền Nam. "Viện trợ” ấy đã tạo cho miền Nam một cảnh phồn vinh giả tạo, ví dụ số người Sài Gòn bằng một phần năm số người Pari, mà số xe hơi Sài Gòn thì bằng một phần nửa số xe hơi Pari.

Chính sách "cải cách điền địa” mà chính quyền miền Nam tuyên truyền ầm ĩ, nhưng đã hai năm mà chỉ có độ hai vạn nông dân được mua bốn vạn mâu ruộng, còn hai triệu nông dân vân không có ruộng đất.

Kinh tế' ngày càng suy sụt. Vì hàng Mỹ cạnh tranh, mà công thương nghiệp của người Việt Nam bị đình đốn (Trước kia, miền Nam có 15.038 khung cửi dệt vải, nay chỉ còn 4.511 cái). Kế hoạch công nghiệp hoá và điện khí hoá miền Nam đều ngủ trong tủ giấy của các bộ.

Nạn tham ô rất phổ biến. Nông thôn và thành thị thiếu trật tự an ninh.

Ông Phan nêu những con số như sau:

Trước chiến tranh, môi mâu tây ruộng miền Nam thu hoạch 13 tạ 2, ngày nay chỉ được 11 tạ 9.

Miền Nam có một triệu người thất nghiệp, riêng ở Sài Gòn có 70 vạn người thất nghiệp.

Mỹ đưa vào miền Nam nhiều xe hơi hạng sang, nhiều xa xỉ phẩm, và thị trường miền Nam đầy rây những hàng hoá không ích gì cho việc phát triển một nền kinh tế' đang bấp bênh.

Như năm 1957, Mỹ đã bán vào miền Nam:

Vải trị giá 18 nghìn triệu phrăng,

Ngũ cốc trị giá 13 nghìn 800 triệu phrăng,

Quả tươi trị giá 362.932 đôla,

Xe hơi trị giá 7 triệu đôla,

Dầu xăng trị giá 13 triệu đôla và

Săm lốp trị giá 5 triệu 50 vạn đôla để’ phục vụ những xe hơi ây. Một điều kỳ quái nữa là miền Nam đã mua của Mỹ 141.713 đôla pháo!

MỈên Bắc - Dưới chế’ độ thực dân Pháp trước đây, miền Bắc môi năm phải mua của miền Nam 20 vạn tấn gạo. Từ ngày kháng chiến thắng lợi, hoà bình trở lại, ta đã tự túc về lương thực, và tổng sản lượng thóc được nâng cao như sau:

1957      - thu hoạch 3 triệu 95 vạn tấn,

1958      - thu hoạch 4 triệu 50 vạn tấn,

1959      - sẽ tăng 6 triệu 20 vạn tấn.

Vê công nghiệp, do sự cố gắng của ta và sự giúp đỡ của các nước anh em, trước hết là Liên Xô và Trung Quốc.

1957      ta có 107 xí nghiệp to và nhỏ,

1958      ta có 125 xí nghiệp to và nhỏ,

1959     sẽ có 156 xí nghiệp to và nhỏ.

Về giáo dục, hiện nay ta có 5.590 sinh viên đại học, 1.117.000 học sinh, tức là tăng 27% so với năm 1957 (nhiều hơn tổng số học sinh cả Việt, Miên, Lào dưới chế độ thực dân Pháp).

*

* *

Để giành lấy thắng lợi vẻ vang, toàn Đảng, toàn dân phải ra sức phấn đấu. Như đồng chí Khơrútsốp đã nhấn mạnh trước Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (12-11-1958).

Đảng cần phải đẩy mạnh công tác chính trị và tổ chức trong quần chúng, cần phải làm cho mọi người lao động hiểu rõ nhiệm vụ thiêng liêng của mình, triệt để’ tôn trọng kỷ luật lao động của Nhà nước. Tất cả đảng viên phải đấu tranh để’ làm cho kế hoạch Nhà nước hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Tất cả các ngành - tuyên truyền, báo chí, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, giáo dục - đều phải phục vụ kế hoạch ấy.

Đoàn Thanh niên và tất cả thanh niên cần phải đưa hết nhiệt tình và lực lượng vô tận của tuổi trẻ góp phần xứng đáng vào sự nghiệp vẻ vang xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Công đoàn có một vai trò cực kỳ quan trọng. Động viên và giáo dục công nhân thấm nhuần tinh thần người chủ của xí nghiệp, người chủ của nước nhà; đẩy mạnh thi đua xã hội chủ nghĩa, cải tiến quản lý xí nghiệp; kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và những cái xấu do nó sinh ra; thực hiện khẩu hiệu: Nhiều, nhanh, tốt, rẻ - đó là nhiệm vụ của công đoàn.

Kế hoạch 7 năm hoàn thành sẽ tăng cường lực lượng của Liên Xô, đồng thời cũng tăng cường lực lượng của phe xã hội chủ nghĩa. Vì quan hệ giữa các nước trong đại gia đình xã hội chủ nghĩa là đoàn kết hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lân nhau như anh em. Trong lúc đó thì giữa phe tư bản, đế quốc, mâu thuân ngày càng sâu sắc. Mỹ thì tìm mọi cách tranh thị trường của các nước tư bản khác. Mười một nước chủ trương "tự do trao đổi" do Anh lãnh đạo và sáu nước Tây Âu "Thị trường chung" do Pháp cầm đầu đã mở cuộc "chiến tranh kinh tế" rất kịch liệt từ 1-1-1959.

Những sự thật trên đây làm cho nhân dân Việt Nam ta càng tin tưởng vững chắc, càng quyết tâm hoàn thành thắng lợi kế' hoạch 3 năm do Đảng và Chính phủ nêu ra để xây dựng miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà.

Vậy chúng ta có quyền nói rằng: 1959, đối với phe tư bản đế' quốc là:

Một luồng ảm đạm tiêu điều,
Sa sút nhiều, thất bại nhiều hơn xưa.

Đối với phe xã hội chủ nghĩa là:

Mùa Xuân phảng phất gió Đông,
Trăm hoa đua thắm, thi hồng, sánh thơm.

T.L.

-    Báo Nhân Dân, số 1774 và 1775, ngày 21 và 22-1-1959, tr.3.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.12, tr.21-27.

NGÀY 1-5-1959

Mồng 1 tháng 5, ngày vui mừng của người lao động toàn thế giới. Ở khắp các nước, họ kiểm điểm lại lực lượng của mình. Tại các nước đế' quốc tư bản, thì họ đoàn kết đấu tranh giành lấy quyền lợi. Ở trong phe xã hội chủ nghĩa, thì họ thi đua xây dựng hạnh phúc tương lai. Chúng ta cần so sánh tình hình kinh tế, để’ thấy rõ chế’ độ nào hơn.

Phe đế quốc tư bản

Tình hình u ám tiêu điều,

Càng nhiều mâu thuẫn, càng nhiều chông gai.

Mỹ là tên trùm của phe đế’ quốc. Tình hình kinh tế’ Mỹ thế’ nào?

Bọn tư bản độc quyền dùng chính sách chiến tranh lạnh, buôn bán vũ khí, thu lãi kếch xù. Năm nay tổng ngân sách của nước Mỹ là 77 tỉ đôla.

Gần 41 tỉ chi vào quân sự trong nước.

Hơn 3 tỉ "viện trợ” để’ vũ trang cho nước ngoài.

Thế’ là, hơn 60% ngân sách đã dùng để’ chuẩn bị chiến tranh. Trong lúc đó, kinh tế’ Mỹ bị khủng hoảng nghiêm trọng, chứng cớ là người thất nghiệp ngày càng thêm nhiều. Thượng tuần tháng 4 vừa qua, hội nghị các công đoàn Mỹ đã thông qua một bản báo cáo: Hiện nay, năm triệu công nhân Mỹ thất nghiệp

hoàn toàn, hai triệu người, thì môi tuần chỉ mấy giờ có việc. Sự thật thì số người thất nghiệp còn nhiều hơn.

Ông Đugơlát (Douglas) (đại biểu Quốc hội Mỹ) nói: Kinh tế Mỹ tiêu điều đến nôi nhiều người vì thiếu ăn mà mắc bệnh phù.

Đảng Dân chủ (một đảng của đại tư bản đối lập với Đảng Cộng hòa đang cầm quyền) tuyên bố rằng: Trong số mây triệu người thất nghiệp, hơn hai triệu thất nghiệp quá lâu, không được nhận phần cứu tế' nữa. Từ tháng 4 đến tháng 10 năm nay, môi tháng số thất nghiệp tăng 20 vạn người. Hơn 20 triệu vợ con của công nhân thất nghiệp, đói rách và đau khổ, mất cả phẩm chất con người. 30 triệu gia đình dân nghèo, sống trong những nơi như hang chuột, ốm không có thuốc, đói không đủ ăn. 8 triệu gia đình, môi năm thiếu ăn sáu tháng. Số đông trẻ em chui rúc trong những nhà trường chật hẹp, tối tăm...

Theo báo cáo của tướng Renphơrao (Renfrow), thì vì thiếu ăn mà trong số thanh niên đến tuổi tòng quân, 35% (2.200.0000 người) yếu gầy không hợp tiêu chuẩn.

Các báo Mỹ cũng phải nhận rằng: Từ sau Chiến tranh thế' giới lần thứ hai, chưa bao giờ Mỹ bị khủng hoảng nghiêm trọng như hiện tại.

Cựu tổng thống Mỹ là Tơruman nói: "Phủ Tổng thống thì đạo đức trụy lạc, các chính khách cao cấp thì tham ô. Chính phủ là bất tài, ngoại giao bị phá sản. Chính phủ không có cách gì làm cho kinh tế' trở lại thịnh vượng, đảm bảo công ăn việc làm cho nhân dân. Ai muốn gọi đó là khủng hoảng hay là suy đồi, hoặc là gì gì cũng được, nhưng kết quả chỉ là một, tức là giá sinh hoạt càng đắt đỏ, người thất nghiệp càng thêm nhiều, hàng triệu người dân bị phá sản...” (tháng 7-1958).

Kinh tế' các nước tư bản khác (Anh, Pháp, Tây Đức...) cũng không tốt đẹp gì hơn. Thí dụ Tây Đức: So với quý I năm ngoái thì quý I năm nay sản xuất gang thép đã sụt 16%, số ngũ kim dùng ở các nhà máy mười phần đã sụt bảy. Hơn 16 triệu rưỡi tấn than đã bị ế đọng không bán đi được, vì vậy phải đóng cửa một số mỏ than.

Còn các nước Á - Phi được Mỹ “viện trự' thì thế' nào? Vài ví dụ:

Trung tuần tháng 4, các báo Thái Lan viết: Vì hàng hoá Mỹ tràn ngập thị trường, công thương Thái Lan bị chèn ép, cho nên chỉ hai năm qua đã hơn 260 công ty bị phá sản, và do đó nhiều công nhân đã mất công việc làm ăn.

Thứ trưởng Bộ Kinh tế' Thái Lan nói: So với năm 1957, thì năm 1958 số thiếc xuất khẩu đã sụt 43%, giá thiếc mười phần đã sụt mất sáu.

Hai tháng đầu năm nay, Thái Lan chỉ xuất khẩu được 166.000 tấn gạo, tức là so với hai tháng đầu năm ngoái đã sụt 110.000 tấn. Trong số 3.000 nhà máy xay gạo thì đã bị đóng cửa 1.000 nhà.

Vài con số ấy cũng đủ chứng tỏ rằng: "Viện trợ" của bọn đế' quốc Mỹ đang kéo Thái Lan xuống vực sâu.

Bọn đế' quốc Mỹ đang biến miền Nam Việt Nam thành một thuộc địa kiểu mới, một căn cứ quân sự để chuẩn bị chiến tranh. Bọn "tổng" Diệm ngoan ngoãn cúi đầu theo lệnh quan thầy, để Mỹ toàn quyền điều khiển tất cả các bộ máy quân sự, chính trị, kinh tế.

Hơn 80% ngân sách và "viện trợ" Mỹ đã dùng vào việc tăng cường quân đội và để chuẩn bị chiến tranh, đàn áp và khủng bố nhân dân. Hàng hóa Mỹ tràn ngập miền Nam, làm cho công nghiệp và thương nghiệp của nhân dân bị phá sản. Các báo miền Nam cũng nhận rằng chỉ ở Sài Gòn đã có 60 - 70 vạn công nhân thất nghiệp.

So với năm 1957 thì năm 1958:

-    Diện tích trồng cao su giảm sút 1.200 mâu tây, giá cao su giảm 70%.

-    Xuất khẩu thóc năm 1957 là 180.000 tấn, năm 1958 chỉ được 110.000 tấn.

Trong số 3.648.000 mâu tây ruộng, bị bỏ hoang hơn một phần tư. Trước kia môi mâu tây sản xuất 1.300 kilô thóc, nay chỉ sản xuất 1.100 kilô.

Những vùng trước kia nổi tiếng là kho thóc miền Nam, như Rạch Giá, Cà Mau... ngày nay cũng bị đói kém. Đã không được an cư lạc nghiệp, môi năm người nông dân còn bị Mỹ - Diệm bắt đi học "tố cộng” mất hai tháng, phải bỏ cả công ăn việc làm.

Vì túng thiếu, nông dân phải bán rẻ, mua đắt. Đầu mùa gặt, họ bán một giạ thóc (20 kilô) 30 đồng. Cuối mùa, họ phải mua từ 70 đến 90 đồng một giạ thóc.

Báo Campuchia Hoà bình trung lập (14-4-1959) viết:

"Viện trợ" Mỹ làm cho công nhân, nông dân, tư sản miền Nam đều mang vạ. Ở Trà Vinh có nông dân vì đói đã lấy dây bó lúa thắt cổ ở ngoài đồng... Nhiều công nhân thất nghiệp đã tự sát một cách thê thảm, như anh Nguyên Văn Tha đã lấy dao mổ bụng, anh Hoàng Văn Đáp đổ dầu tự đốt mình, v.v.. Những nhà tư sản thì như Trần Đình Hoa (thầu khoán) đã lao xe hơi xuống sông tự sát, Nguyên Văn Ca (chủ xưởng nấu đường) đã tự treo cổ lên xà nhà...

Kinh tế bế tắc, đời sống nghèo nàn. Sợ nhân dân nổi lên chống lại, Mỹ - Diệm bèn mở những cuộc khủng bố đại quy mô. Như từ tháng 2 đến nay, chúng động viên hơn một vạn bộ đội và công an, có đủ máy bay, đại bác. Chúng bao vây, đốt phá, bắt bớ, bắn giết nhân dân Biên Hòa. Chúng hãm hiếp phụ nữ, cướp của giết người dã man tàn bạo, không khác gì thực dân Pháp trong những ngày chiến tranh.

*

* *

Phe xã hội chủ nghĩa

Ánh dương càng ấm càng nồng,
Gió Tây ắt bị gió Đông thổi lùi.

Liên Xô - Ai cũng biết kế hoạch bảy năm (1959-1965) của Liên Xô là một kế' hoạch vĩ đại vô cùng, là một kế' hoạch xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Đây tôi chỉ tóm tắt nhắc lại vài con số.

Đến năm 1965 thì:

-      Chỉ một vùng Xibêri sẽ sản xuất nhiều điện hơn bất cứ nước tư bản nào ở châu Âu.

-      Chỉ một khu Xêliabinxcơ (vùng Uran) sẽ sản xuất nhiều gang thép hơn số gang thép nước Pháp sản xuất hiện nay.

-      Chỉ một công ty ở Cadắcxtan sẽ sản xuất nhiều than hơn số than nước Anh sản xuất.

So với năm 1958 thì sản lượng công nghiệp sẽ tăng 80% (khi nói tăng mấy phần trăm, ta cần nhớ rằng: trong năm 1952 thì 1% là năm tỉ rúp, mà năm 1956 là 19 tỉ đồng rúp).

Sản lượng nông nghiệp sẽ tăng 70%.

Thu nhập của Nhà nước tăng 65%.

Thu nhập của công nhân và nông dân bình quân tăng 40%.

Năng suất lao động tăng rất cao. Các thứ hàng hóa đều dư dật. Do đó, sẽ thực hiện khẩu hiệu "làm việc theo khả năng, phân phối theo cần dùng" tức là chủ nghĩa cộng sản.

Có thắng lợi to lớn ấy là vì suốt 40 năm trường, nhân dân lao động Liên Xô, đã bền bỉ thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm.

-      Từ năm 1919 bắt đầu chế' độ lao động nghĩa vụ vào ngày thứ bảy môi tuần.

- Từ năm 1929, bắt đầu phong trào thi đua tăng sản lượng, chất lượng và hạ giá thành (tức là nhiều, nhanh, tốt, rẻ).

Kết quả của việc tăng năng suất và tiết kiệm đã cho phép mở thêm nhà máy và tăng thêm tổng sản lượng:

Trong kế' hoạch 5 năm thứ nhất tăng 51%.

Trong kế' hoạch 5 năm thứ hai tăng 79%.

Trong kế' hoạch 5 năm thứ ba tăng 69%.

Trong kế' hoạch 5 năm thứ năm tăng 69%.

(Kế' hoạch thứ tư bị gián đoạn vì Chiến tranh thế' giới thứ hai).

Bây giờ phong trào thi đua lại lên cao hơn và thêm ba đỉều kiện là lao động, học tập và sinh hoạt phải đúng đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Hiện nay, đã có hơn 60.000 nhóm lao động gồm hàng triệu người đã được công nhận là "đội lao động cộng sản chủ nghĩa".

Các nhà máy và nông trường đều quyết tâm hoàn thành vượt mức kế hoạch bảy năm trước thời hạn từ một đến ba năm. Quý I năm nay các xí nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế' hoạch 5% và tăng hơn quý I năm ngoái 11%.

Báo chí phản động phương Tây cũng phải nhận rằng: Kế' hoạch bảy năm sẽ "cải tạo thế' giới"; và "những công trình to lớn làm cho người ta nghe mà giật mình đến nôi khó thở".

Vừa rồi một người đại tư bản và nghị sĩ Mỹ là ông Bentơn (Benton) nói: "Mỹ không nên xem nhẹ sự phát triển nhanh chóng của kinh tế' Liên Xô và Trung Quốc... Liên Xô dự đoán rằng đến năm 1970 họ sẽ vượt quá Mỹ. Đến lúc đó Mỹ sẽ thất bại về tinh thần, chính trị và kinh tế. Đó sẽ là một sự thật rõ ràng...".

Ông Buysơ (Buish) (là người Mỹ đã viết sách để ủng hộ chủ nghĩa tư bản) đã tuyên bố với một giọng lo sợ: "Đà phát triển của Liên Xô gần như là một tai họa cho Mỹ!".

Trung Quốc - Kế hoạch 5 năm thứ nhất (1952-1957) đã hoàn thành vượt mức và trước thời hạn.

Đến 1957, thành phần tổng sản lượng đã thay đổi như sau:

Công thương nghiệp tư bản tư doanh được cải tạo từ 7% giảm còn 0,1%.

Công tư hợp doanh từ 0,7% tăng đến 8%.

Sản lượng công nghiệp tăng 41%.

Về nông nghiệp, 99% nông dân đều vào hợp tác xã. Đã vỡ thêm gần 3 triệu mâu tây ruộng đất, làm thủy lợi đủ tưới cho hơn 14 triệu rưỡi mâu tây, trồng cây gây rừng 26 triệu mâu tây, v.v..

Kế' hoạch 5 năm thứ hai bắt đầu từ năm 1958. Năm ngoái là năm "nhảy vọt". So với năm 1957 thì:

Sản lượng công nghiệp (và thủ công nghiệp) tăng 66%.

Sản lượng nông nghiệp tăng 100%, hợp tác xã nông nghiệp đã tiến lên thành công xã nhân dân.

Năng suất lao động (so với 1952) tăng 61%.

So với năm ngoái thì năm nay tổng sản lượng công nghiệp và nông nghiệp sẽ tăng 39%.

Những con số sau đây càng chứng tỏ rõ rệt sự phát triển nhảy vọt của Trung Quốc.

 

1957

1958

1959

Gang thép

5 triệu tấn

11 triệu tấn

18 triệu tấn

Than

130 triệu tấn

270 triệu tấn

380 triệu tấn

Lương thực

185 triệu tấn

375 triệu tấn

525 triệu tấn

Bông

33 triệu gánh

67 triệu gánh

100 triệu gánh

Cách đây 10 năm, tức là trước ngày giải phóng, Trung Quốc còn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Ngày nay, Trung Quốc đã trở nên một nước công nghiệp tiên tiến, đã thành nước thứ ba về sản xuất than (hơn nước Anh) và nước thứ bảy về sản xuấ't gang thép. Trong số tổng thu nhập, tiền lãi của các xí

nghiệp quốc doanh đã chiếm gần 88%, thuế nông nghiệp chỉ chiếm hơn 11%.

Một điều rất quan trọng nữa là trong khi các nước tư bản, nhất là nước Mỹ bị nạn thất nghiệp nghiêm trọng[74] thì đã mấy mươi năm nay Liên Xô không biết nạn thất nghiệp là gì, và ngày nay, 650 triệu người Trung Quốc cũng không còn nạn thất nghiệp nữa.

Triều Tiên

Các nước anh em khác đều tiến bộ nhanh chóng; đây tôi đặc biệt nêu Triều Tiên, vì hoàn cảnh Triều Tiên rất giống hoàn cảnh ta. Trước đây, Triều Tiên bị bọn đế quốc Nhật thống trị. Vừa giải phóng được mấy năm, lại bị quân đội liên hiệp của Mỹ và 16 nước phe Mỹ tấn công. Nhiều nông thôn và thành thị (cả thủ đô Bình Nhưỡng) đã biến thành những đống gạch vụn, tro tàn. Gia đình nào cũng có hy sinh, tang tóc.

Nhờ sự giúp đỡ anh em của Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác trong phe xã hội chủ nghĩa, do tinh thần anh dũng phấn đấu của nhân dân, do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Lao động Triều Tiên, năm năm sau ngày hoà bình được lập lại, nhân dân Triều Tiên đã hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa.

Kế hoạch ba năm khôi phục kinh tế (1954-1956) đã hoàn thành vượt mức.

Kế hoạch 5 năm (1957-1961) bắt đầu. Do công nhân hăng hái thi đua, sản lượng công nghiệp tăng lên vùn vụt:

So với năm 1956 thì sản lượng năm 1957 tăng 44%.

So với năm 1957 thì sản lượng năm 1958 tăng 35%.

Về nông nghiệp, cuối năm 1958 nông thôn cả nước đã hoàn thành hợp tác xã nông nghiệp cấp cao. Thu nhập của xã viên đều tăng, mức sống của bần nông đã ngang với trung nông thường. Sản lượng thóc năm 1957 là 3.200.000 tấn. Năm 1958 tăng đến 3.700.000 tấn. Trong vài năm sau sẽ tăng đến 7 triệu tấn.

Nguyên là một nước nông nghiệp lạc hậu, mà năm 1958 công nghiệp đã chiếm 65% giá trị tổng sản lượng.

Nhân dân Triều Tiên đã quyết tâm hoàn thành kế' hoạch 5 năm trước thời hạn hai năm và 4 tháng. Chắc họ làm được, vì so với quý một năm ngoái thì quý một năm nay sản xuất công nghiệp đã tăng 80%.

Đảng và Chính phủ quyết định: Trong 6 hoặc 7 năm nữa (tức là vào khoảng 1965), Triều Tiên sẽ sản xuất:

 

1965

1957 chỉ sản xuất

Sắt

4 triệu tấn

330 nghìn tấn

Gang thép

3 triệu tấn

277 nghìn tấn

Xi măng

5 triệu tấn

895 nghìn tấn

Than

25 triệu tấn

5 triệu tấn

Thóc

7 triệu tấn

3 triệu 20 vạn tấn

1 triệu tấn

564 nghìn tấn

Vải

500 triệu tấn

91.500.000 thước

Anh em Triều Tiên có quyền tự hào rằng kinh tế của họ phát triển nhanh như "con ngựa ngày phi nghìn dặm”.

 

Miền Bắc Việt Nam ta

Sau 80 năm bị thực dân Pháp thống trị, sau 15 năm tai họa chiến tranh, lại vì tội ác Mỹ - Diệm mà Tổ quốc ta tạm thời bị chia cắt làm đôi, cho nên hoàn cảnh miền Bắc ta có nhiều khó khăn trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tuy vậy, nhờ sự cố gắng bền bỉ của nhân dân ta, nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chính phủ ta, nhờ sự giúp đỡ khảng khái của các nước anh em - nhất là Liên Xô và Trung Quốc - chúng ta đã thắng lợi trong kế hoạch khôi phục kinh tế' và tiến bước vững chắc trong kế' hoạch ba năm phát triển kinh tế' và văn hoá.

Từ ngày hoà bình được lập lại, chúng ta đã khôi phục và xây dựng thêm nhiều xí nghiệp:

1955          1956      1957      1958       1959

43 cái        51 cái 74 cái 92 cái 119 cái

Trong thời kỳ đen tối thuộc Pháp, miền Bắc ta bị đói kém thường xuyên. Năm 1944-1945, nạn đói đã làm chết 2 triệu đồng bào ta.

Từ sau cải cách ruộng đất, nông dân đã làm chủ nông thôn, nhờ sự giúp đỡ và khuyến khích của Đảng và Chính phủ, nông dân ta sản xuất lương thực ngày càng tăng:

1957

1958

1959

Hơn 3 triệu

Hơn 4 triệu

Dự định 6 triệu

94 vạn tấn

57 vạn tấn

20 vạn tấn

 

Nhờ vậy, chúng ta đã căn bản xoá được nạn đói kém, đời sống nông dân ta đang cải thiện dần. Nhưng so với các nước anh em thì chúng ta còn chậm.

Vậy nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là:

-      Làm gọn và thật tốt việc cải tiến quản lý xí nghiệp để đẩy mạnh thi đua gia tăng sản xuất và thực hành tiết kiệm, thực hiện khẩu hiệu làm "nhiều, nhanh, tốt, rẻ”.

-      Củng cố thật tốt và phát triển vững chắc tổ đổi công và hợp tác xã nông nghiệp để đẩy mạnh nông nghiệp tiến kịp công nghiệp.

Toàn Đảng và toàn dân phải quyết tâm làm tốt hai việc đó để nâng cao thêm mãi đời sống của nhân dân, đẩy mạnh xây dựng ở miền Bắc, để làm nền tảng vững chắc cho công cuộc đấu tranh thắng lợi thống nhất nước nhà.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp cực kỳ vĩ đại. Chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ đưa lại cho nhân dân ta một đời sống ngày càng vui tươi. Nhưng đó là một nhiệm vụ rất nặng nề. Để’ làm tròn nhiệm vụ vẻ vang ây, môi cán bộ, đảng viên và đoàn viên thanh niên lao động cần phải:

-       Tuyệt đối phục tùng lợi ích của Đảng và của nhân dân;

-      Gột rửa cho sạch hết chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng tư tưởng xã hội chủ nghĩa;

-      Thấm nhuần sâu sắc đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;

-      Tác phong phải thật dân chủ, phải tin tưởng sâu sắc và chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và chính sách của Đảng;

-       Quyết tâm vượt mọi khó khăn làm tròn nhiệm vụ.

Giương cao ngọn cờ chủ nghĩa Mác - Lênin, đoàn kết chặt chẽ với các nước anh em trong đại gia đình xã hội chủ nghĩa, thì công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc ta nhất định thắng lợi, đấu tranh thống nhất nước nhà nhất định thành công.

Ngày 1 tháng 5 huy hoàng,

Nhân dân lao động kết đoàn muôn năm.

TRẦN LỰC

-    Báo Nhân Dân, số 1873, ngày 1-5-1959, tr.1.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.12, tr.188-197.

CẦN PHẢI TIẾP TỤC CỐ GẮNG CHỐNG HẠN

Từ đầu mùa đến nay, đồng bào nông dân và cán bộ các nơi đã cố gắng chống hạn, và đã có kết quả khá. Trong công việc chống hạn, nhiều tổ đổi công và hợp tác xã, thanh niên và bộ đội đã góp một phần khá to. Nhờ vậy mà lúa chiêm tốt.

Nhưng vài tuần nay, trời lại nắng gắt. Nhiều nơi nước lại cạn, như Thanh Hoá, Nghệ An, v.v., hoặc ruộng lại khô, do đó, lúa đã trô đòng nhưng không đủ nước cho lúa uống.

Chúng ta đã ra sức chống hạn suốt mấy tháng trời, nay chỉ độ ít lâu nữa thì sẽ được gặt. Nghĩa là chúng ta đã đi được đoạn đường dài, chỉ vài bước nữa thì đến mục đích. Nếu chúng ta chủ quan, ngại khó, không ra sức tiếp tục chống hạn, thì lúa sẽ thiếu nước, vụ chiêm sẽ không thật tốt như ý muốn. Thế là khác nào đi gần đến nơi mà chùn bước lại.

Trái lại, cố gắng tiếp tục chống hạn trong mấy ngày nữa, thì chúng ta sẽ đạt mục đích: Lúa sẽ đủ nước, vụ chiêm sẽ chắc được mùa.

Chông hạn thắng sẽ được mùa,
Khó nhọc mấy bữa, ấm no cả nhà.

Vậy đồng bào nông dân và cán bộ các nơi cần phải cố gắng tiếp tục chống hạn, để nắm chắc vụ chiêm thắng lợi.

Muôn cho đời sông vui tươi,
Lúa đủ nước uống thì người thừa ăn.

T.L.

-      Báo Nhân Dân, số 1874,

ngày 3-5-1959, tr.1.

-      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.12, tr.200.


THƯ KHÔNG DÁN

Gửi ông giống đực Bộ trưởng Ngoại giao giống cái Pháp[75]

Ngày 28-4, tại Quốc hội Pháp, ngài đã vu khống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa uy hiếp nước Lào. Và ngài tuyên bố rằng Chính phủ Pháp sẽ tăng cường sự giúp đỡ huấn luyện quân đội Lào để đối phó lại.

Trong lời tuyên bố đó, ngài đã mắc nhiều sai lầm:

- Việt Nam dân chủ cộng hòa và Lào là hai nước láng giềng. Chính sách ngoại giao của Việt Nam là chung sống hòa bình với tất cả các nước trên thế' giới, trước hết là đối với các nước láng giềng như nước Lào. Nếu có vấn đề gì giữa hai nước, chúng tôi chủ trương giải quyế't bằng cách thương lượng hòa bình, dựa trên tinh thần hữu nghị, trên tinh thần Hội nghị Băng Đung. Chúng tôi không cần đế' quốc thực dân nào thò mũi vào đó.

"Nói phải có sách, mách phải có chứng". Dựa vào chứng cớ gì mà ngài dám vu khống Việt Nam uy hiếp nước Lào? Ai nói bịa đặt không có chứng cớ, tức là xỏ xiên.

Chắc là ngài hòng bắt chước chính sách của đế quốc Mỹ chia rẽ nhân dân châu Á, để dùng người châu Á đánh người châu Á. Nhưng chính sách ấy đã quá lôi thời rồi, ngài ạ!

-   Còn muốn dùng nhân viên quân đội thực dân Pháp để’ huấn luyện quân đội Lào, thì lại là một điều khôi hài và quái gở.

Vì suốt mấy mươi năm trời, nhân dân Lào đã đau khổ, quằn quại với sự "giúp đỡ" của thực dân Pháp. Chắc bà con Lào không cần sự "giúp đỡ" ấy nữa đâu.

Vả lại nhân dân Lào đã biết rõ oai phong "trăm trận trăm thắng" của quân đội thực dân Pháp ở Âu là Xêđăng, ở Á là Điện Biên Phủ, và hiện nay ở Phi là Angiêri.

-    Khi nói "giúp đỡ" Lào, ngài đã không "sờ tay lên gáy", đã quên vấn đề Angiêri.

Tổng thống Đờ Gôn thường lặp đi lặp lại rằng: phải "kết nghĩa anh em" với Angiêri, Angiêri là một tỉnh của nước Pháp. Ở đây không bàn lời đó đúng hay là sai. Nếu Angiêri là "anh em" của Pháp, thì vì sao môi năm Pháp phải hao tổn gần 1.500 tỷ đồng phơrăng, và phải động viên 80 vạn binh sĩ để’ đánh nhau với "anh em" Angiêri? Hoặc là đế’ quốc thực dân Pháp đang thẳng tay đàn áp dân tộc Angiêri, một dân tộc nổi dậy đấu tranh giành tự do, độc lập của mình. Hoặc là Pháp đang lâm vào một cuộc nội chiến tàn khốc.

Nội chiến hay là chiến tranh thực dân, đường nào cũng là đường bế tắc.

Hơn bốn năm nay, đã có hàng chục vạn binh sĩ Pháp và Angiêri chết và bị thương. Hiện nay, có hơn một triệu người Angiêri lương thiện - đại đa số là người già, đàn bà và trẻ con - bị thực dân Pháp nhốt trong các trại tập trung dơ bẩn, đang bị đói rét, ốm đau, chết chóc. Trong những trại đó, trẻ con ốm chết như rạ[76], người lớn thì bị giam cầm, không được đi cày cấy, làm ăn. Hàng loạt xóm làng bị triệt hạ. Nhiều vùng ruộng đất bị bỏ hoang. Việc tàn ác dã man ấy, Chính phủ Pháp cũng phải thừa nhận.

Về việc tàn ác dã man thực dân Pháp đã và đang thi hành ở Angiêri, trong một bức thư giám mục Bađơrê (17-2-1959) đã đau đớn nói: "Những cuộc hành động quá tay, những cuộc giết người hàng loạt, những cuộc hiếp dâm, trộm cướp, đốt phá, trả thù, trẻ không tha già không từ, những cuộc giết chết tù binh và những người lương thiện bị bắt làm con tin. Những việc ấy đã bôi nhọ danh dự của quân đội và nước Pháp...".

Phải chăng ngài muốn đem những "chiến lược, chiến thuật" ấy để giúp huấn luyện cho bộ đội Lào?

Dù sao, bị sa lầy trong bể’ máu chiến tranh bẩn thỉu ở Angiêri mà còn ba hoa "giúp" người này người nọ, thật là "ốc không lo thân ốc, mà đi lo gốc rêu".

Nói thật không sợ mất lòng. Để kết thúc bức thư này, tôi trân trọng gửi lời chào - không phải đến ngài - nhưng đến nhân dân Pháp đang đấu tranh chống chiến tranh ở Angiêri.

Báo Nhân Dân, số 1877,

ngày 6-5-1959, tr.4.

“LÃNH TỤ Tự DO”

Bị nhân dân phản đối, tinh thần Diệm lung lay. Thầy Mỹ phải ra tay, ổn định lòng trò Diệm. Vì vậy, đầu tháng 7 năm ngoái, Tổ’ng thống Mỹ đã gửi thư cho Diệm: "Tôi muốn gửi đến ngài lời khen ngợi nhiệt liệt nhất”. Đầu tháng 5 năm nay, Mỹ lại tặng cho Diệm cái danh hiệu "lãnh tụ tự do”.

Cảm động đến rơi nước mắt, Diệm không ngớt lời ca tụng thầy Mỹ. Dưới đây, chúng tôi xin tóm tắt trích mấy lời ca tụng ấy.

- Mỹ là một nước “bình đẳng” nhất - Người Mỹ da trắng đối với người Mỹ da đen cực kỳ tàn nhân. Họ cấm người Mỹ da đen đi chung một đường, ngồi chung một đường, ngồi chung một xe, ăn chung một quán, ở chung một phố, cúng bái chung một nhà thờ... với họ.

Ở tỉnh Luixian, họ cấm người da đen đá bóng với người Mỹ da trắng.

Ở tỉnh Mítxixipi, và nhiều nơi khác, người Mỹ da đen không có quyền tuyển cử.

Nhiều khi họ vu cho người Mỹ da đen tội này, tội khác, để’ khủng bố một cách cực kỳ dã man, từ đánh đập tàn nhân đến cách đốt sống và xé thây.

Hôm 26-4, ở tỉnh Mítxixipi, một thanh niên Mỹ da đen tên là Pácke bị vu khống là đã hiếp một con gái Mỹ da trắng. Tối hôm sau, một bọn người Mỹ da trắng kéo nhau vào nhà tù, bắt Pácke đi, rồi giết chết và làm mất xác Pácke.

Ở tỉnh Carôlin, vì chơi đùa và hôn một em bé Mỹ da trắng, hai em bé Mỹ da đen 8 và 9 tuổi, đã bị xử tù chung thân.

Ngày 6-1, người Mỹ da đen tên là Hácman bị một phụ nữ Mỹ da trắng bắn chết, chỉ vì Hácman đói quá, đã giành nhau một cái xương với con chó của mụ này.

Những chuyện “tốt đẹp" như thế' còn nhiều, không thể kể hết. Chính Tổng thống Mỹ cũng phải nhận rằng “Công dân Mỹ da đen đã mấ't quyền tuyển cử, lại bị áp bức về mặt kinh tế...".

-      Mỹ là một nước "dạo đức" nhất - Vê mặt giáo dục, các sách vở tiến bộ đều bị coi là cộng sản và bị cấm. Nhưng, theo báo cáo của Bộ trưởng bưu điện, thì môi năm các thứ sách khiêu dâm bán được hơn 500 triệu đôla.

Trong 400 cuốn phim Mỹ thì có:

-       450 hình ảnh ngoại tình.

-       310 cuộc ám sát.

-       150 đám trộm cướp.

-       104 đám đánh nhau bằng dao và súng.

-       74 cuộc tống tiền.

-       54 cuộc hiếp dâm.

-       34 đám đốt nhà.

Giáo dục như thế, kết quả là rất nhiều trẻ con và thanh niên phạm tội. Vài ví dụ:

Ở Đinvơ, thằng bé Cađây mới 10 tuổi, đã vác súng lục đi tống tiền bà Ốclốpski. Khi bà Ốclốpski đi chợ về, nó chặn đường bà và hô to: “Vất ví tiền xuống, không thì tao bắn chết!" Miệng nói, tay bóp cò, nó bắn bà này bị thương.

Ở Cônnếchticút, thằng bé Rôbe 11 tuổi, đã bắn cha nó, mẹ nó và anh nó.

Ở Carôlin, tên Gim 18 tuổi bắn luôn vào đầu em nó năm phát súng và một phát vào cánh tay.

Số trẻ con và thanh niên phạm tội ngày càng tăng. Năm 1948, có hơn 39 vạn vụ, năm 1953 hơn 45 vạn vụ...

Chẳng những trẻ con, mà người lớn cũng bị nọc độc giáo dục, tuyên truyền của đế quốc, tư bản và sa vào tội ác. Theo báo cáo của Bộ Tư pháp Mỹ, thì năm 1958, có đến 2.555.000 vụ tội phạm lớn, tức là cứ môi phút đồng hồ thì có năm vụ; trong số đó, nhiều nhất là tội trộm cướp, tội hiếp dâm và tội ăn trộm xe hơi.

-      Mỹ là một nước “mạnh khỏe” nhất - Hôm 5-5 vừa rồi, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Bộ Xã hội Mỹ cho biết những con số như sau:

Môi năm có độ 17 triệu thiếu niên Mỹ (15, 16 tuổ’i) mắc các chứng bệnh ngoại thương, cứ ba em thì có một em chế't vì tai nạn.

Môi năm có hơn năm vạn thanh niên mắc bệnh giang mai nặng.

10% tổ’ng số học sinh ở các trường mắc bệnh thần kinh.

Hơn 20 vạn trẻ em Mỹ mắc bệnh loạn óc.

3% trẻ mới đẻ mắc bệnh si (ngớ ngẩn).

-      Mỹ là một nước “sung sướng” nhất - Cũng theo báo cáo trên, thì hiện nay ở Mỹ có 790 vạn gia đình sống nhờ vào bố thí.

Trong lúc hàng triệu người lao động Mỹ thiếu ăn, thiếu mặc, thì Chính phủ Mỹ ra lệnh giảm 1 phần 5 diện tích trồng lúa, ngô và bông. Những chủ ruộng giảm diện tích trồng trọt đều được bồi thường. Làm như vậy để các nhà tư bản độc quyền có thể bán thóc, ngô và bông với giá đắt.

Mỹ làm vẻ rất khảng khái, tung tiền cho Ngô Đình Diệm, Lý Thừa Vãn, Tưởng Giới Thạch..., cọp giấy giúp đỡ chó săn. Nhưng Mỹ cũng không che giấu được tình hình kinh tế khủng hoảng rất trầm trọng của bản thân Mỹ. So với tháng 4 năm ngoái, thì tháng 4 năm nay sản xuất của Mỹ giảm sút rất nhiều:

-       Vê tư liệu sản xuất giảm 45%.

-       Gang thép giảm 40%.

-       Than giảm 24%

-       Dầu lửa giảm 17%.

Thôi, bây nhiêu việc tạm đủ để ca tụng thầy Mỹ. Chúng ta hãy trở lại trò Ngô.

Cách đây không lâu, tờ báo tư sản Thụy Sĩ Báo Giơnevơ viết: “Chính quyền Diệm chỉ có kết quả là: giá gạo đắt gâp 4, 5 lần so với trước, 6, 7 mươi vạn người thất nghiệp ở Sài Gòn. Mấy chục vạn dân di cư sống vất vơ, vất vưởng, không có việc làm, không có cơm ăn, không có nhà ở (nhà của họ thường bị đốt cháy). Họ bị lợi dụng để’ phục vụ chính sách của Diệm.

Tờ báo tư sản Anh Người xem xét viết: “Chính quyền phátxít của Diệm và chính sách của Diệm nhằm phá hoại việc hoà bình thống nhất nước Việt Nam - đã gặp sức phản đối ngày càng mạnh... Diệm dùng thủ đoạn bạo ngược. Nhưng ở đâu Diệm cũng gặp sức phản kháng. Ngay trong nội bộ của Diệm cũng lục đục, mâu thuân với nhau.".

Chính Diệm cũng phải nhận rằng: “miền Nam là một hòn núi lửa". Vậy là:

Mỹ thày ban cho Diệm trò
Cái tên “lãnh tụ tự do"!

Thật ra là cái mặt mo,
Buôn dân, bán nước, tội to tày trời.

L.T.

Báo Nhân Dân, số 1888,

ngày 16-5-1959, tr.3.

NHỮNG NƠI NÀO NHẬN THI ĐUA
VỚI XÃ HIỆP AN
[77]

Xã Hiệp An thách các xã toàn miền Bắc thi đua sản xuất vụ mùa thắng lợi: Môi mâu tây sẽ thu hoạch năm tấn (xem báo Nhân Dân ngày 15-5-1959).

Để đạt mục đích ấy, xã Hiệp An đã đặt một chương trình rất thiết thực như:

nước thì ra sức làm mương phai;

phân thì bón môi mâu ta 260 gánh.

Cày sâu, cây dày, chọn giống tốt.

Ngoài việc sản xuất lúa, xã Hiệp An còn cố gắng đẩy mạnh việc chăn nuôi gà, vịt, lợn, cá.

Xã Hiệp An cũng chú ý phát triển tổ đổi công và hợp tác xã. Chương trình này đã được cán bộ, đảng viên và xã viên thảo luận kỹ và đều quyết tâm thực hiện.


Với tinh thần hăng hái, chí khí kiên quyết, cách làm dân chủ như vậy, xã Hiệp An chắc sẽ hoàn thành kế' hoạch đã định.

Sẵn đây, tôi xin đề nghị bổ sung vài điểm vào chương trình ấy:

-      Cũng nên nêu cao vai trò gương mâu của các đoàn viên Đoàn Thanh niên Lao động.

-      Nếu tính môi gánh phân là 35 kilô (hoặc 50 kilô), thì xã Hiệp An bón môi mâu tây 27 tấn (hoặc 39 tấn) phân. So với bà con nông dân ta, thì xã Hiệp An đã tiến bộ khá. Nhưng so với bà con nông dân Trung Quốc (môi mâu tây họ bón 125 tấn phân hoặc nhiều hơn, cho nên họ đã thu hoạch bảy tấn rưỡi thóc môi mâu tây), thì xã Hiệp An còn phải cố gắng nhiều.

-      Việc trừ sâu diệt chuột, việc săn sóc quản lý ruộng, việc cải tiến kỹ thuật, đều rất quan trọng để nắm chắc thắng lợi.

-      Vê tổ đổi công và hợp tác xã, cần phải chú ý: Nắm vững nguyên tắc tự giác, tự nguyện; và tổ chức cái nào phải củng cố thật tốt cái ấy.

Sau đây là bài hát "Tám điều cần thiết", kính tặng bà con Hiệp An và toàn thể đồng bào nông dân ta:

1-      Là nước phải đủ,

2-       Là phân phải nhiều,

3-       Bừa kỹ, cày sâu,

4-       Phải chọn giông tốt,

5-       Nên cây dày cột,

6-       Là phòng chuột, sâu,

7-       Là nhắc nhủ nhau, việc cải tiến kỹ thuật,

8-       Phải quản lý tốt từ đâu đến cuối mùa.

Tám đĩều cố gắng thi đua,

Text Box: TRẦN LỰC


Thì ta nắm chắc vụ mùa thắng to.

-    Báo Nhân Dân, số 1891, ngày 20-5-1959, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.224-225.


MẤY VIỆC KỲ QUÁI Ở HỘI NGHỊ GIƠNEO

Cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc đã 15 năm rồi, nhưng Tây Đức và Tây Balinh vân còn bị quân đội Mỹ, Anh, Pháp chiếm đóng. Đó là một tình trạng ngược đời. Để chấm dứt tình trạng ấy, Liên Xô đề nghị ký hòa ước với Đức và làm cho Tây Balinh trở nên một thành phố tự do. Đề nghị ấy thật là hợp tình, hợp lý. Nhưng Mỹ, Anh, Pháp chưa chịu nghe. Việc đó không có gì là lạ, vì nếu Mỹ, Anh, Pháp làm theo những đề nghị hợp tình, hợp lý, thì họ đã không phải là chủ nghĩa đế quốc nữa. Dù sao, lẽ phải nhất định sẽ thắng.

Điều kỳ quái là: Chính phủ Tây Đức cũng không muốn ký hòa ước; không muốn quân đội Mỹ, Anh, Pháp rút đi; cứ muốn giữ lấy địa vị một nước thua trận, một nước bị quân đội nước ngoài chiếm đóng!

Kỳ quái hơn nữa là thái độ của Chính phủ Pháp đối với vấn đề Đức.

Cuối năm 1944, khi gặp Nguyên soái Stalin, chính tướng Đờ Gôn đã than phiền "Chỉ trong khoảng 70 năm, Pháp đã bị Đức xâm chiếm ba lần. Lần thứ nhất (1870-1871) Pháp đã bị đập bẹp, đã mất cho Đức mấy tỉnh... Lần thứ hai (1914-1918), nhờ các nước đồng minh mà Pháp đã thắng, nhưng thắng với một giá rất đắt, đã phải hy sinh rất nhiều. Lần thứ ba (từ 1940-1944), cả nước Pháp bị Đức chiếm đóng và đã gần mất độc lập... Đức hãy còn, thì Pháp hãy còn bị đe dọa.".

Ngày 21-12-1944, trước Quốc hội lâm thời Pháp, tướng Đờ Gôn lại tuyên bố: "Trong 70 năm qua, dã tâm muốn thống trị (thế' giới) của Đức là nguyên nhân chính đã gây ra những cuộc chiến tranh lớn.".

Hiện nay, Tây Đức còn có dã tâm như vậy nữa không? Ai cũng biết rằng ngày nay trong quân đội Tây Đức có hơn 100 viên tướng và số đông những sĩ quan từ cấp úy trở lên đều là cán bộ quân sự cũ của trùm pháp xít Hítle. Chúng công khai tuyên truyền chiến tranh và báo thù. Chúng vân còn dã tâm muốn thống trị thế giới.

Thế' mà Chính phủ Đờ Gôn rất gắn bó với Chính phủ Tây Đức. Và trong phiên họp Hội nghị Giơneo vừa rồi, Ngoại trưởng Pháp đã nói rằng: Tây Đức rất ngoan, "họ tự động hạn chế' lực lượng quân sự của họ. Điều đó chứng tỏ Tây Đức hoàn toàn không có ý muốn báo thù nữa.".

Vì sao ông Đờ Gôn và chính phủ của ông đã quên bẵng những kinh nghiệm lịch sử đau đớn của Pháp? Vì sao họ không phân biệt ai là bạn, ai là thù?

Người ta trả lời: Một là vì Chính phủ Pháp phải làm theo ý muốn của đế' quốc Mỹ. Hai là vì Chính phủ Pháp phải vay tiền Tây Đức để tiêu xài (môi ngày 3.000 triệu phơrăng) vào cuộc chiến tranh xâm lược Angiêri.

Muốn biết ở Giơneo sẽ có chuyện gì kỳ quái nữa, xin bà con đón chờ xem bản tin tức sau.

T.L

Báo Nhân Dân, số 1900,

ngày 29-5-1959, tr.4.

NÔNG DÂN PHẢI TRỒNG CÂY
CHUẨN BỊ LÀM NHÀ Ở

Trong đời sống vật chất có hai việc quan trọng nhất, là ăn ở.

Về vấn đề ăn. - Cải cách ruộng đất thắng lợi, ruộng đất đã về tay nông dân.

Phong trào tổ đổi công và hợp tác xã ngày càng được củng cố tốt và phát triển tốt. Đồng bào nông dân hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Thu hoạch ngày càng tăng. Do đó, vấn đề ăn ngày càng được cải thiện mãi.

Từ nay, chúng ta phải nghĩ đến vấn đề nhà ở.

Trước kia, bọn vua quan thì có "gác tía, lầu son", bọn địa chủ thì có cửa cao nhà rộng. Nông dân lao động thì chỉ có lều tranh, vách đất, thường không đủ che nắng, che mưa.

Từ ngày làm chủ nông thôn, làm ăn tiến bộ, một số nông dân đã xây dựng nhà mới. Nhưng mạnh ai nấy làm, chưa có kế' hoạch chung cho cả thôn xóm. Vả lại tre gô còn khan hiếm, số đông đồng bào nông dân chưa làm được nhà. Để giải quyết vấn đề nhà ở của nông dân, trước hết chúng ta phải làm hai việc:

-      Chính phủ cần phải chuẩn bị kế' hoạch xây dựng nông thôn mới và kiểu mâu xây dựng nhà cho nông dân làm theo.

-      Ngay từ bây giờ, đồng bào nông dân phải bắt tay vào việc chuẩn bị vật liệu làm nhà: Môi người (trong môi gia đình, tính cả già, trẻ, gái, trai) phải trồng ít nhất là năm cây (cây xoan và các thứ cây khác có thể làm kèo, làm cột). Và môi gia đình phải trồng một bụi tre.

Ủy ban hành chính và chi bộ phải đặt kế hoạch chung cho môi xã, môi xóm, phải đôn đốc và kiểm tra để’ đảm bảo trồng cây nào tốt cây ây, v.v..

Làm như vậy, thì trong bốn hoặc năm năm nữa sẽ có đủ tre gô để’ làm nhà và nông thôn sẽ trở nên xinh xắn và vui tươi, xứng đáng là nông thôn xã hội chủ nghĩa.

Muốn làm nhà cửa tốt,

Phải ra sức trồng cây.

Chúng ta chuẩn bị từ rày,

Dăm năm sau, sẽ bắt tay dựng nhà.

TRẦN LỰC

-    Báo Nhân Dân, số 1901, ngày 30-5-1959, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.12, tr.226-227.


VÀI Ý KIẾN VỀ CUỘC VẬN ĐỘNG CẢI TIẾN
QUẢN LÝ XÍ NGHIỆP

Về cuộc vận động cải tiến quản lý xí nghiệp, Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 14 có nói:

"... Dựa vào giai cấp công nhân, tăng cường giáo dục xã hội chủ nghĩa, nâng cao ý thức công nhân là người chủ, nâng cao tinh thần trách nhiệm... Tăng cường mối quan hệ nhất trí giữa lãnh đạo và quần chúng để đẩy mạnh cải tiến quản lý xí nghiệp...".

Xí nghiệp nào làm đúng theo Nghị quyết ấy thì kết quả tốt.

Xí nghiệp nào làm không đúng theo Nghị quyết ấy thì kế't quả kém.

Kém, vì cấp lãnh đạo địa phương không đi sâu, đi sát, thiếu kiểm tra, đôn đốc, hướng dân, uốn nắn kịp thời.

Kém, vì cán bộ lãnh đạo xí nghiệp không dựa hẳn vào quần chúng công nhân, không mạnh dạn phát động tư tưởng của họ, không khuyến khích họ tranh luận cái gì phải ra phải, trái ra trái. Đối với các chỉ thị của Trung ương, cán bộ chỉ đưa ra giảng như thầy giáo giảng bài, công nhân chỉ ngồi nghe, ít đi sâu thảo luận.

Vì cán bộ không kiên quyết sửa chữa những khuyết điểm mà quần chúng đã phê bình, kém tích cực thực hiện những đề nghị đúng và những sáng kiến tốt của quần chúng.

Kém, vì các đảng viên và đoàn viên thanh niên lao động chưa làm tròn nhiệm vụ của người làm đầu tàu, làm gương mâu.

Kém, vì công nhân chưa nhận rõ mình là người chủ nước nhà, người chủ xí nghiệp, trách nhiệm của mình là phải hăng hái tham gia đẩy mạnh cuộc cải tiến quản lý xí nghiệp.

Để đẩy tới cuộc vận động cho tốt, cho gọn, thì cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên lao động và công nhân cần phải nghiên cứu kỹ và làm thật đúng những chỉ thị của Trung ương. Phải ra sức sửa chữa những khuyết điểm nói trên. Đồng thời phải học tập kinh nghiệm của những xí nghiệp đã làm tốt. Như vậy thì cuộc vận động cải tiến quản lý xí nghiệp tiến bước vừa tốt, vừa gọn.

TRẦN LỰC

-    Báo Nhân Dân, số 1906, ngày 4-6-1959, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.12, tr.228-229.


CON TÔM ĐỎ, CON THỎ ĐEN

(Chuyện kỳ quái ở Mỹ)

Mỹ tự xưng là một nước mạnh nhất thế giới. Nhưng sự thật Mỹ chỉ là con cọp giấy, nó sợ cả con thỏ, sợ cả con tôm! Xin bà con xem hai chuyện sau đây:

-     Mỹ sợ thỏ: Các nhà in Mỹ bán rấ't nhiều tiểu thuyết cho trẻ con. Những tiểu thuyết kể chuyện kiếm hiệp, cao bồi, giết người, trộm cướp, hiếp dâm, nói tóm lại những tiểu thuyết "giật gân” thì tha hồ bán.

-     Nhưng vừa rồi, nhà in Hácpơ (ở châu Alabama) mới in một quyển tiểu thuyết, nội dung tóm tắt như sau: một cậu Thỏ Trắng lấy một cô Thỏ Đen. Hôm ăn cưới, các loài thú và các thứ chim vui vẻ đến chúc mừng vợ chồng thỏ "bách niên giai lão"... Vê sau, vợ chồng thỏ sống một đời hạnh phúc, sinh con đẻ cháu thành đàn.

Vừa ra đời, thì quyển tiểu thuyết thỏ bị người da trắng phản đối kịch liệt. Một tờ báo địa phương đã dành cả một trang đầu để công kích vợ chồng thỏ, lấy lẽ rằng: Cái gì loài thỏ làm được, thì loài người cũng làm được. Thỏ trắng lấy thỏ đen làm vợ, thì trai Mỹ da trắng cũng có thể lấy gái Mỹ da đen. Trời ơi! Như thế' thì còn gì là chính sách "Phân biệt nòi giống"?

Kết quả là quyển tiểu thuyết thỏ bị câm!

- Mỹ sợ tôm: Với cái gọi là "Điều ước cấm vận”, Mỹ ép buộc các nước phe Mỹ không được buôn bán với các nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng điều ước ấy sứt mẻ dần, các nước phe Mỹ đều tìm cách buôn bán với các nước phe ta, như Canađa đã mua tôm Trung Quốc.

Vì biên giới liền nhau, Canađa chở tôm từ chô A đến chô B, phải đi qua một đoạn đường thuộc địa phận Mỹ.

Tháng 5 vừa rồi, Bộ Ngoại giao Mỹ đã "nghiêm khắc yêu cầu Canađa đừng chở tôm của Trung Hoa đỏ đi qua địa phận Mỹ, dù chỉ đi một bước thôi”.

Canađa cãi lại: Từ trước đến nay, tôm vân đi qua địa phận Mỹ, nhưng nó có gây ra chuyện gì rắc rối đâu!

Bộ Ngoại giao Mỹ trả lời: "Trước kia thế' nào mặc. Bây giờ Mỹ đã suy nghĩ và đã quyết định phải có thái độ cứng rắn với tôm Trung Hoa!”.

Vậy có thơ rằng:

Mỹ sợ cả thỏ, cả tôm,
Nhưng vẫn to mồm, khoác lác, ba hoa.

“Thế gian chỉ có Mỹ ta

Thật là hùng mạnh, thật là văn minh!”.

T.L.

Báo Nhân Dân, số 1909,

ngày 7-6-1959, tr.2.


THÁNG 5 THẮNG LỢI

(Tóm tắt tình hình thế giới)

Tháng 5 vừa qua đã chứng kiến nhiều thắng lợi của phe ta, và nhiều thất bại của phe đế' quốc, nhất là đế' quốc Mỹ.

Hôm 1-5, hàng trăm triệu thợ thuyền và nhân dân lao động khắp thế' giới đã biểu dương rầm rộ tinh thần đoàn kết và chí khí phấn đấu của mình, làm cho chủ nghĩa đế' quốc thêm hoảng sợ.

Hai Đảng Cộng sản mới đã thành lập ở đảo Rêuyniông (thuộc địa Pháp tại châu Phi) và ở Canađa. Thế' là hàng ngũ hùng mạnh của chủ nghĩa Mác-Lênin vĩ đại lại có thêm hai đội quân chiến đấu.

Xingapo bị thực dân Anh thống trị đã 140 năm trường. Vì nhân dân đấu tranh bền bỉ, Anh đã phải nhượng bộ và nhận cho Xingapo có quyền tự trị bước đầu (Anh vân giữ ngoại giao và quốc phòng). Trong cuộc tuyển cử vừa rồi, phe hữu đã thất bại. Phe tả là Đảng "Hành động nhân dân” đã thắng to và đã tổ chức chính phủ.

Nhật Bản, trong cuộc tuyển cử Thượng nghị viện, đảng phản động của Thủ tướng Kisi đã thất bại, không giành được hai phần ba số đại biểu. Đảng Xã hội và Đảng Cộng sản đã giành được hơn một phần ba số đại biểu, do đó, hai đảng này sẽ ngăn chặn được âm mưu của phe phản động hòng sửa đổi hiến pháp theo ý muốn của đế quốc Mỹ.

Gần mười năm nay, với luật "cấm vận”, đế' quốc Mỹ đã ngăn trở các nước phe Mỹ buôn bán với các nước phe ta. Nhưng hôm vừa rồi, nước Anh đã ký với Liên Xô một hiệp định buôn bán với thời hạn là 5 năm, và với số tiền kếch sù là gần 700 triệu đồng bạc Anh.

Đó là một vố rất đau đánh vào uy tín Mỹ, đồng thời là một thắng lợi to của phe ta - đánh tan vòng vây kinh tế' của kẻ thù.

Ở Hội nghị ngoại trưởng bốn nước lớn ở Giơnevơ, mặc dù Anh, Pháp, Mỹ tìm mọi cách ngăn cản, nước Cộng hoà dân chủ Đức (với sự ủng hộ của Liên Xô) đã giành được quyền tham gia hội nghị ấy. Đó cũng là một thắng lợi.

Chính phủ Irắc vừa tuyên bố xoá bỏ ba hiệp định nguy hiểm mà Mỹ và bọn phản động Irắc đã ký kết trước ngày cách mạng:

-      Hiệp định Irắc nhận viện trợ quân sự của Mỹ.

-      Hiệp định Mỹ nhận cung cấp vũ khí cho Irắc.

-     Hiệp định Mỹ viện trợ kinh tế' cho Irắc "theo chính sách Aixenhao.

Trong lời tuyên bố, Chính phủ Irắc nói: "Cần phải xoá bỏ, vì Mỹ lợi dụng những "viện trợ” ấy để’ can thiệp vào nội trị và ngoại giao của Irắc, xâm phạm chủ quyền của Irắc”.

Lời tuyên bố ấy đã vạch trần bộ mặt hung ác của đế' quốc Mỹ, đồng thời lên án tất cả bọn phản động đã nhận "viện trợ Mỹ”, như bè lũ chính quyền miền Nam Việt Nam. Đó là một thắng lợi mới trong phong trào chống Mỹ.

Ở miên Bắc nước ta, vụ chiêm năm nay được mùa. Trong khóa họp thứ 10, Quốc hội ta đã thông qua kế hoạch hợp tác hoá nông nghiệp. Hai thắng lợi ấy của nhân dân ta góp phần làm cho thắng lợi chung của phe ta thêm vẻ vang, to lớn.

TRẦN LỰC

Báo Nhân Dân, số 1909,

ngày 7-6-1959, tr.4.


NGƯỜI QUYẾT TÂM THÌ LÚA ĐƯỢC MÙA

Mặc dù đầu mùa thì hạn hán kéo dài, cuối mùa thì mưa to gió lớn, nhưng ta đã được mùa hai vụ liền.

Vụ mùa năm ngoái, đổ đồng môi mâu tây được 23 tạ (những năm trước chỉ được từ 13 đến 18 tạ).

Vụ chiêm năm nay, đổ đồng môi mâu tây được 21 tạ (những năm trước chỉ được từ 12 đến 14 tạ). Có những nông trường được 35 tạ đến 40 tạ. Có những tỉnh như Thái Bình đổ đồng được 26 tạ.

Vì sao có kết quả tốt đẹp ấy?

-      Vì Đảng và Chính phủ đã quyết tâm lãnh đạo nông dân tranh thủ vụ mùa và vụ chiêm thắng lợi.

-      Vì cán bộ đã quyết tâm biến quyết tâm của Đảng và Chính phủ thành quyết tâm của đồng bào nông dân.

-      Vì đồng bào nông dân đã quyết tâm theo đúng sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, vượt mọi khó khăn, ra sức chống hạn, cải tiến kỹ thuật... để làm cho vụ mùa và vụ chiêm thắng lợi.

Một điều chủ chốt nữa, là nông dân tiến vào cách làm ăn tập thể. Hiện nay, miền Bắc đã có 13.500 hợp tác xã và 25 vạn tổ đổi công, gồm 85% tổng số nông hộ. Đó là một lực lượng to lớn để tranh thủ thắng lợi.

Hợp tác xã đã đưa đến cho nông dân lợi ích thế nào?

Vài ví dụ: Ở Hưng Yên, vụ chiêm này mỗi mẫu ta của hợp tác xã thu hoạch bình quân từ 700 đến 860 kilô, còn nông dân riêng lẻ chỉ được 600 đến 660 kilô.

Hợp tác xã Đức Hợp, mỗi hộ xã viên tăng thu nhiều là 700 kilô, ít nhất cũng tăng 50 đến 100 kilô.

Nhưng đó chỉ là thắng lợi bước đầu. Chúng ta chớ nên tự mãn. Cán bộ và nông dân ta phải quyết tâm phấn đấu cho vụ mùa này thắng lợi to hơn nữa. Nhiệm vụ trước mắt và cấp bách của cán bộ và nông dân là phải thực hiện mấy việc cần thiết sau đây:

-      Chuẩn bị mạ thật đủ, chăm bón mạ thật tốt. Ra sức làm tiểu thuỷ nông, bón phân nhiều hơn, cải tiến kỹ thuật... Phải xem trọng chăn nuôi, hoa màu và cây công nghiệp.

-      Gấp rút hoàn thành công việc đắp đê cho tốt, tổ chức cho tốt việc phòng lụt chống lụt và phòng bão chống bão.

-      Củng cố thật tốt các hợp tác xã và tổ đổi công, để làm đầu tàu, làm gương mẫu.

-      Đảng bộ tỉnh, huyện và xã phải đi sâu đi sát, lãnh đạo phải toàn diện, thật chặt chẽ và kịp thời.

Quyết tâm, quyết tâm, lại quyết tâm,

Thì vụ mùa thắng lợi ta cầm chắc trong tay!

TRẦN LỰC

-    Báo Nhân Dân, số 1920, ngày 18-6-1959, tr.1.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.12, tr.233-234.

“ÔTAN” SẮP TAN CHĂNG?

(Tóm tắt tình hình thế giới)

Khối Bắc Đại Tây Dương (chữ Anh viết tắt: O.T.A.N) là một mặt trận thống nhất của các nước đế' quốc do Mỹ cầm đầu. Nó nhằm mục đích gây chiến tranh với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

Tiếng rằng "thống nhấ't" nhưng nội bộ của ÔTAN ba bè bảy mảng, mâu thuân lung tung. Bài này chỉ nêu vài mâu thuân lớn.

Về kinh tế: - Chúng tranh giành nhau như đàn thú dữ. Sáu nước Tây Âu, do Tây Đức làm đầu và do Pháp làm đuôi, câu kết thành "khối thị trường chung” [78]. Họ không cho Anh tham dự khối này.

Anh lôi kéo sáu nước khác tổ chức “vùng buôn bán tự do”[79] để chống lại. Vì "vùng” này không lợi cho tư bản độc quyền Mỹ, cho nên Mỹ không hài lòng với chính sách Anh.

Mâu thuân này rấ't gay gắt. Các báo đã gọi nó là "chiên tranh kinh tế” trong mặt trận "thống nhấ't" ÔTAN.

Về quân sự - Vì cái bóng dáng Điện Biên Phủ đang lù lù hiện ra ở Angiêri, Pháp muốn kéo cả các nước ÔTAN vào biển máu chiến tranh phi nghĩa đó. Các nước ấy không chịu. Pháp rất bực mình, cho nên hồi tháng 3 năm nay, Pháp tuyên bố rằng Pháp không để’ cho Tổng tư lệnh ÔTAN chỉ huy hải quân của Pháp. Cuộc lục đục bắt đầu và ngày càng trầm trọng.

Thượng tuần tháng 6 trong cuộc hội nghị ÔTAN, đại biểu Pháp tuyên bố thêm: Pháp phải được quyền chỉ huy những tàu bay mang bom nguyên tử (của Mỹ để ở Pháp), và Mỹ cùng Anh phải cho Pháp biết mọi bí mật nguyên tử. Nếu không, thì Pháp không để những tàu bay Mỹ đóng ở Pháp nữa, thậm chí Pháp có thể rút ra khỏi ÔTAN.

Mỹ và Anh trả lời một cách rất cứng rắn, đại ý nói: "Chúng ông đếch cần!". Thế’ rồi, Mỹ chuẩn bị rút hơn 200 chiếc tàu bay (mang bom nguyên tử) từ Pháp sang Anh và sang Tây Đức. Anh và Tây Đức thì sẵn sàng đón tiếp những tàu bay ây. Từ ngày lên cầm quyền, tướng Đờ Gôn lẽo đẽo theo Tây Đức, nay bị Tây Đức chơi xỏ, chắc Đờ Gôn không khỏi xâu hổ và tủi thân!

Vê kinh tế’ và quân sự đã mâu thuân nặng nề như vậy, thì về quan hệ chính trị giữa các nước ÔTAN với nhau cố nhiên là:

"Miệng ngoài thơn thớt nói cười,
Lòng trong nham hiểm giết người không dao”.

Nội bộ phe đế quốc mâu thuân sâu sắc như thế. Phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu thì đoàn kết nhất trí, như anh em một nhà. Cho nên:

Gió Đông thổi bạt gió Tây,

Phe địch ngày càng xuống, phe ta ngày càng lên.

T.L.

Báo Nhân Dân, số 1921,

ngày 19-6-1959, tr.4.

CHỐNG MỔ BÒ BỪA BÃI

Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm - Đó là khẩu hiệu chúng ta phải quyết tâm thực hiện, để không ngừng phát triển kinh tế' và không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

Nhiều đồng bào đã thấm nhuần và thực hiện khẩu hiệu ấy. Song cũng có nơi chưa hiểu thấu và chưa chấp hành. Huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) thuộc về hạng này. Ví dụ: Chỉ trong vài ba tháng đầu năm nay, xã Dương Thành đã mổ 23 con bò và xã Hương Sơn mổ 31 con; đổ đồng môi xã mổ’ 27 con. Bất kỳ hội nghị to hay là nhỏ, hê có hội nghị là mổ bò.

Hội nghị xóm để học tập bầu hội đồng, cũng mổ bò.

Hội nghị Hội đồng nhân dân cũng mổ bò.

Hội nghị bầu Ủy ban hành chính xã, cũng mổ bò (xã Hương Sơn mổ một lần hai con).

Hội nghị bình dân học vụ cũng mổ bò.

Hội nghị xóm, mổ bò. Hội nghị xã, mổ bò. Hội nghị huyện cũng mổ bò!

Ngược đời hơn nữa là: Hội nghị phụ lão bàn về sản xuất và tiết kiệm, hội nghị liên hoan tổ đổi công và khai mạc hợp tác xã nông nghiệp cũng đều mổ bò! Có hợp tác xã mổ đến hai con!

Phải “Cân kiệm để xây dựng hợp tác xã". Khẩu hiệu này, cán bộ và quần chúng các xã ấy đã quên mất rồi!

Đó là lãng phí rất nghiêm trọng và khá phổ biến trong cả huyện. Và không riêng gì ở huyện Phú Bình, các huyện khác như Việt Yên, Hiệp Hoà... (tỉnh Bắc Giang) cũng có hiện tượng lãng phí như vậy.

Chăn nuôi là một mục quan trọng trong kế' hoạch phát triển nông nghiệp. Miền Bắc ta có hơn 5.000 xã, nếu xã nào cũng mắc sai lầm như Dương Thành và Hương Sơn, thì chỉ trong mấy tháng đầu năm, hơn 135.000 con bò bị mổ. Nếu như vậy, thì nông dân sẽ thiếu bò cày!

Ai phải phụ trách việc mổ bò bừa bãi?

Cố nhiên, các cơ quan lãnh đạo địa phương phải phụ trách. Trực tiếp là đảng bộ, Ủy ban hành chính huyện và xã, cán bộ và đảng viên trong các tổ đổi công và hợp tác xã - phải phụ trách.

Các cơ quan và các đồng chí ấy cần phải kiểm thảo sâu sắc, sửa chữa kịp thời; phải lãnh đạo nông dân chống mổ bò bừa bãi, tăng cường việc chăn nuôi và thực hiện khẩu hiệu: Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm.

T.L.

-    Báo Nhân Dân, số 1922, ngày 20-6-1959, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.235-236.

ĐIỆN BIÊN PHỦ

Năm năm trước đây, Điện Biên Phủ là nơi mà hơn 1.500 tên binh sĩ Pháp đã bỏ mạng và hơn 14.000 tên đã bị quân đội ta bắt làm tù binh[80].

Quân đội ta đại thắng ở Điện Biên Phủ đã đưa thực dân Pháp đến miệng hố diệt vong và đưa cuộc trường kỳ kháng chiến của nhân dân ta đến toàn thắng.

Ngày nay, Điện Biên Phủ, chiến trường oanh liệt, đã trở nên một nơi xây dựng hoà bình. Nhiều bản mường xinh đẹp đã được xây dựng. Khắp nơi, có những nương ngô và ruộng lúa xanh tốt mênh mông. Đồng bào đang hăng hái thi đua, tăng gia sản xuất để nâng cao thêm mãi đời sống của mình và để góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Nhưng Điện Biên Phủ vân tiếp tục ám ảnh giai cấp thống trị Pháp và vân còn là một vấn đề gây lục đục giữa bọn thực dân.

Tướng Nava nói vì tướng Cônhi bất tài mà thất bại. Tướng Cônhi nói vì tướng Nava bất lực mà thua to. Các tướng tá thực dân đổ lôi lân nhau. Ngay sau khi quân Pháp đại bại ở Điện Biên Phủ, tướng già Catru được lệnh điều tra trách nhiệm tại ai. Sau năm năm nghiên cứu, vừa rồi, tướng Catru mới công bố kết quả cuộc điều tra, in thành một quyển sách. Chúng ta có thể tóm tắt lời kết luận của tướng Catru bằng mây chữ:

Thất bại là vì

Nava ngu si

Cônhi dại dột...

Tướng Catru đã dò đến "ngọn nguồn, lạch sông" và viết tiếp:

Cần lên án nốt

Chính phủ Lanhen

là lũ ươn hèn

cho nên thất bại...

Kết luận ây râ't đúng. Song có những điều mà tướng Catru không thấy rõ, hoặc không dám nói, đó là: Thực dân Pháp sở dĩ thâ't bại, vì chúng là phe tà, là bọn cướp nước; chiến tranh thực dân là phi nghĩa; và hê còn chủ nghĩa thực dân thì Pháp còn bị nhiều Điện Biên Phủ ở các thuộc địa khác. Việt Nam sở dĩ thắng lợi là vì quân và dân ta đoàn kết nhất trí, kháng chiến anh dũng, vì chính nghĩa ở về phía ta.

Tướng già Catru cũng quên một chân lý là: Khi một dân tộc đã đoàn kết chặt chẽ, vùng dậy chiến đấu để’ giành lại quyền độc lập của mình, thì không có lực lượng phản động nào ngăn cản được họ và họ nhất định thắng lợi. Vậy có thơ rằng:

Cũng trong một cuộc Điện Biên,

Ta mừng thắng lợi, Pháp phiền xấu xa.

Trăm năm trong cõi người ta,

Bên chính ắt thắng, bên ắt thua.

T.L.

-      Báo Nhân Dân, số 1923,

ngày 21-6-1959, tr.1.

-      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.12, tr.237-238.

CẢI TẠO CÔNG THƯƠNG NGHIỆP
TƯ BẢN TƯ DOANH

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (15-6-1959) quyết định: Trong năm nay sẽ chuyển 90% số hộ công thương nghiệp tư bản tư doanh vào công tư hợp doanh.

Nhân dịp này, tôi muốn tóm tắt nhắc lại những lời của ông Vinh Nhị Nhân (một người đại tư bản kếch xù Trung Quốc) đã nói trước Quốc hội Trung Hoa (4-1959).

Ông Vinh nói đại ý như sau: "Trước đây mười năm, khi Quân giải phóng sắp vào Thượng Hải, quân Quốc dân đảng ra sức vơ vét. Chúng lại bịa đặt rằng: Đảng Cộng sản là "cộng thê"... Ngoài mặt tôi giữ vẻ bình tĩnh, nhưng trong lòng thì rất hoang mang. Chạy ra nước ngoài chăng? thì sợ bị người ta khinh rẻ mình là "Tàu trắng". Thôi thì cứ liều mạng ở lại.

Quân Giải phóng vào thành, không động đến cái kim sợi chỉ của dân. Sau khi Hội "quân quản" tuyên bố chính sách đối với giới công thương, tinh thần tôi tạm ổn định. Trong mười năm qua, Tổ quốc đã biến đổi rấ't nhiều, công nghiệp và nông nghiệp ngày càng thịnh vượng. Bản thân tôi vân được cử làm đại biểu Quốc hội, được thảo luận công việc nước nhà, đời sống và công tác vân được yên ổn. Nhớ đến những hoang mang, thắc mắc trước đây mình lại tự cười mình!

Cố nhiên, hạnh phúc của nước ta ngày nay không phải tự nhiên mà có. Xã hội nửa phong kiến và nửa thực dân đã đưa đến cho chúng ta biết bao đau khổ; nếu theo con đường tư bản chủ nghĩa thì chỉ có thể trở lại dưới ách xâm lược của bọn đế' quốc thực dân. Hạnh phúc ngày nay là kết quả chính sách sáng suốt của Đảng Cộng sản đã đoàn kết và đưa nhân dân đi lên con đường chủ nghĩa xã hội. Đời sống thực tế' mười năm nay đã chứng tỏ rằng chỉ có con đường xã hội chủ nghĩa là con đường quang minh, chính đại nhất.

Đối với giai cấp tư sản dân tộc, Đảng đã thi hành chính sách đoàn kết, phê bình và giáo dục để giúp chúng ta cải tạo. Đảng dùng biện pháp công tư hợp doanh, và sắp xếp cho chúng ta về mọi mặt, để chúng ta yên tâm công tác và yên tâm cải tạo. Cách Đảng đối đãi chúng ta, thật là nhân nghĩa sâu nặng. Do đó, tuyệt đại đa số người công thương đã được yên tâm, tiến bộ.

Tuy chính sách của Đảng như vậy, nhưng sự tiếp thu của chúng ta không phải không có vấn đề. Môi khi có việc gì mới, thì chúng ta lại nghi ngờ, thắc mắc, lung lay. Chính tôi cũng vậy. Thí dụ: Khi mở cuộc "năm chống", tôi ngờ Đảng không cần chúng ta nữa. Khi đề ra biện pháp định tiền lãi, tôi liền nghĩ rằng lãi "chắc không được bao nhiêu", nhưng rồi sự thật lãi đã nhiều hơn ý mong muốn của các người công thương. Khi chỉnh phong và chống phái hữu, tôi liền tưởng rằng: Thôi, chuyến này thì số người có tai mắt như mình sẽ bị... Sở dĩ lung lay như vậy, chính là vì bản chất giai cấp của chúng ta, không phải một ngày một bữa mà tẩy sạch hết được. Chúng ta phải trường kỳ cố gắng để tự cải tạo mình.

Trong mười năm sinh hoạt và học tập, tôi được thêm một kinh nghiệm. Tức là: Chưa cải tạo triệt để, thì tư tưởng tư sản sẽ thường thường ngóc đầu dậy, đối với Đảng khi thì tin, khi thì ngờ; khi thì nửa tin nửa ngờ; khi thì vừa tin vừa ngờ. Nhưng kinh nghiệm trong 10 năm đã chứng tỏ: khi chúng ta tin Đảng, thì chắc chúng ta đúng: Khi chúng ta ngờ Đảng, thì chắc chúng ta sai. Vì vậy, thật lòng thật dạ tin theo Đảng thì nhất định đúng không sai. Nếu như vậy là mê tín, thì tôi nghĩ rằng đối với Đảng và đối với chân lý mà mê tín, là một điều tốt, chứ không xấu. Như thế, thì trên con đường xã hội chủ nghĩa, chúng ta sẽ là một trợ lực chứ không còn là một trở lực. Khi trông thấy Tổ quốc ngày càng trở nên phồn thịnh và sung sướng, mà chúng ta là những người có vinh dự góp phần vào sự nghiệp vẻ vang ấy, như thế thật là đã ích nước lại lợi nhà, thật là quang vinh.

Nhờ ơn Đảng giáo dục và chiếu cố, tuy tôi đã làm được chút ít công tác, nhưng cũng có phạm khuyết điểm, sai lầm. Từ nay, tôi quyết tâm tin tưởng vào Đảng, tự giáo dục và tự cải tạo mình, đưa hết tinh thần và lực lượng tham gia phong trào sản xuất và tiết kiệm để’ xây dựng chủ nghĩa xã hội...".

T.L.

Báo Nhân Dân, số 1924,

ngày 22-6-1959, tr.3.


VÀI Ý KIẾN VỀ MẤY CUỘC TRƯNG BÀY

Vừa rồi có mây cuộc trưng bày "Cải tiến kỹ thuật và phát minh sáng kiên" của Tổng cục Hậu cần và của lao động Hà Nội.

Riêng cuộc trưng bày của lao động Hà Nội đã có hơn 11 vạn người và đại biểu của 125 đoàn thể đến xem. Số người đến xem nơi trưng bày của Tổng cục Hậu cần cũng râ't đông đảo. Điều đó chứng tỏ rằng nhân dân ta rất chú ý đến việc cải tiến kỹ thuật.

Trong các cuộc trưng bày ấy, người ta thây nhiều sáng kiến râ't hay, râ't tốt. Tuy mới là bước đầu, những sáng kiến ây đều đưa lại kết quả: nâng cao năng suât lao động, tăng chât lượng, giảm giá thành, nghĩa là góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Những kết quả ây chứng tỏ rằng các đồng chí bộ đội, công nhân và lao động trí óc đã bắt đầu dám nghĩ, dám làm.

Nghe nói: Ban tổ chức đang xét duyệt để khen thưởng những sáng kiến có giá trị.

Ban tổ chức làm như thế' là đúng. Nhưng chỉ xét duyệt và khen thưởng thôi, chưa đủ. Còn cần phải thí nghiệm áp dụng, ra sức cải tiến và phổ biến rộng rãi những sáng kiến ây. Một ví dụ: Trong việc đào đâ't, vì cải tiến chút ít kỹ thuật mà các đồng chí bộ đội thường tăng năng suâ't từ 50% đến 100%, có khi nhiều hơn nữa. Nếu phổ biến rộng khắp thì chỉ một kinh nghiệm ấy, đã lợi nhiều cho Nhà nước, cho nhân dân.

Quần chúng lao động ta thường có nhiều sáng kiến. Song một số cán bộ quan liêu chẳng những không khuyến khích mà còn kìm hãm sáng kiến của quần chúng. Một ví dụ:

Công nhân Hòn Gai có nhiều sáng kiến, nhưng "Hội đồng duyệt sáng kiến" thì từ đầu năm đến nay không họp. Anh em công nhân hỏi, thì cán bộ lãnh đạo chỉ trả lời thon lỏn một câu: Bận việc quá, không họp được (!). Than ôi:

Cán bộ lãnh đạo nhà ta,
Quan liêu đến thế, thật là quan liêu!

Hiện nay, cuộc vận động cải tiến quản lý xí nghiệp đang làm cho quần chúng công nhân càng hiểu rõ họ có trách nhiệm làm chủ xí nghiệp, làm chủ nước nhà, do đó họ càng có nhiều sáng kiến mới.

Vậy trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo (từ Bộ đến xí nghiệp và công trường) là phải ra sức khuyến khích, xét duyệt nhanh chóng, áp dụng, cải tiến và phổ biến rộng rãi những sáng kiến tốt. Có như thế', thì những cuộc trưng bày "cải tiến kỹ thuật" mới có tác dụng thật thiết thực.

T.L.

-    Báo Nhân Dân, số 1927, ngày 25-6-1959, tr.2.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.12, tr.244-245.


XEM VIỆN BẢO TÀNG CÁCH MẠNG

Các em tiểu học sinh đến xem Viện bảo tàng Lô Tấn. Đến chô trưng bày những quyển sổ tay của Lô Tấn, quyển nào cũng rất sạch sẽ chỉnh tề. Cô giáo giới thiệu một cách hiền lành: "Các em thử so sánh xem, sổ tay của các em có sạch sẽ chỉnh tề như thế' không?". Các em học sinh thật thà "liên hệ" và từ đó, sách vở và sổ sách của các em tiến bộ nhiều.

Đó là một câu chuyện thật ở Trung Quốc.

Hôm cùng đi xem Viện bảo tàng Cách mạng với Tổng thống Xucácnô, một người bạn nói một cách thắm thiết:

"Nếu người ta chú ý, thì xem Viện bảo tàng Cách mạng một lần cũng bằng học một pho lịch sử cách mạng". Xem những hiện vật, Viện bảo tàng cho chúng ta thấy rõ:

-     Đất nước Việt Nam tươi đẹp và giàu có. Nhân dân Việt Nam thông minh và cần cù. Nhưng trước đây, bọn thực dân và phong kiến đã đưa nhân dân ta vào một hoàn cảnh đen tối và bần cùng. Chính trị thì không có dân chủ tự do. Vật chất thì nghèo nàn cực khổ. Bi thảm nhất là vào Đông - Xuân năm 1944-1945, chỉ ở miền Bắc đã có hơn hai triệu người chết đói! Xem những hình ảnh ấy, ai mà không tức giận, căm thù?

-        Nhân dân Việt Nam rất anh dũng. Những cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp liên tiếp không ngớt. Người trước ngã, thì trăm nghìn người sau nổi lên, vô cùng oanh liệt. Nhưng đến ngày có Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, cách mạng mới thành công.

Thành công ấy là kết quả của sự đấu tranh dẻo dai và hy sinh to lớn của Đảng và của nhân dân ta. Những lãnh tụ của Đảng như các đồng chí Trần Phú, Minh Khai, Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Thụ và hàng trăm cán bộ, hàng nghìn đảng viên đã vì cách mạng, vì nhân dân, vì Tổ’ quốc mà bị giặc Pháp chém giết, tù đày. Những lãnh tụ và đảng viên khác thì sống một cuộc đời gian nan và nguy hiểm, nhưng không một phút ngừng hoạt động, đấu tranh.

Trong cuộc kháng chiến cứu nước, có những chiến sĩ lao mình nhét lô châu mai của địch, để’ cho đơn vị mình tiến lên. Có những chiến sĩ lấy thân mình chặn bánh xe, để’ súng to khỏi lăn xuống dốc.

Đó là đạo đức cách mạng, là đảng tính cao đến tột bậc. Những gương sáng hy sinh cao quý ấy giúp cho mọi người tẩy rửa chủ nghĩa cá nhân (tham danh, tham lợi, đòi hỏi hưởng thụ, tự mãn, công thần, v.v.).

- Hiện nay, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất nước nhà, công việc rất nhiều, khó khăn không ít. Nhưng nếu mọi người học tập thấm nhuần tinh thần anh dũng và chí khí kiên cường, học được ở Viện bảo tàng, mà quyết tâm làm đúng chính sách của Đảng, đi đúng đường lối quần chúng, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng, thì chúng ta nhất định thắng lợi trong mọi việc.

Nói tóm lại, người đến xem Viện bảo tàng nên vừa xem vừa suy nghĩ và liên hệ với bản thân mình; các đồng chí phụ trách giới thiệu thì cần nói rõ ý nghĩa cách mạng của những vật trưng bày. Làm như thế sẽ rất bổ ích.

TRẦN LỰC

-    Báo Nhân Dân, số 1936, ngày 4-7-1959, tr.3.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.256-257.


CUỘC NGHỈ HÈ 2 VẠN 3 NGHÌN CÂY Số

Trưa ngày 29 tháng 6.

Chúng tôi đang làm việc ở phòng giây, bông thây tổ trưởng là nữ đồng chí Xuân Lan hăm hở chạy lại báo chúng tôi: "Các cậu sướng nhé! Thôi, công việc để đó, chúng tớ chia nhau làm. Các cậu về chuẩn bị ngay, kẻo trê!"

Chúng tôi ngạc nhiên không biết vì sao mà đặc biệt "sướng" và phải chuẩn bị gì. Xuân Lan móc túi lây ra một cái phong bì, mở phong bì lây ra một trang giấy đánh máy trao cho chúng tôi. Xem xong, mới biết rằng: Nhận lời mời của Trung ương Đảng cộng sản và Chính phủ Liên Xô, Bác sắp sang nghỉ hè một tháng ở nước anh em. Chúng tôi được phái đi phục vụ Bác.

Được đi theo Bác sang Liên Xô, sướng thật! Bàn giao công việc xong, chúng tôi vội vàng đến Phủ Chủ tịch để’ chuẩn bị hành lý của Bác gồm có: một bộ áo kaki (một bộ Bác đang mặc), hai bộ áo cánh, hai bộ áo lót, bốn cái mù soa, ba hộp thuốc lá, năm quyển sách. Không có bít tất, vì mùa nóng Bác không đi tất. Không có giày, vì Bác thích đi dép cao su. Tâ't cả hành lý vẻn vẹn nằm trong một chiếc va ly nhỏ. Chúng tôi trở về nhà chuẩn bị hành lý của mình, cũng là một chiếc va ly nhỏ.

Sáng sớm ngày 30-6-1959, mây Bác cháu lên tàu bay ở sân bay Hà Nội. Các đồng chí Trung ương, mây vị Bộ trưởng, các đồng chí ở Đại sứ quán Liên Xô và Đại sứ quán Trung Quốc đã đến trước ở sân bay, để tiên Bác.

Bay độ bốn tiếng đồng hồ thì đến Hán Khẩu. Các đồng chí Trung Quốc mời Bác về nhà khách tạm nghỉ. Các đồng chí báo cáo: ở Bắc Kinh trời mưa to và sấm sét, tàu bay không thể’ xuống được. Có lẽ phải chờ đến ngày mai... Nhưng ngày mai chưa chắc trời tạnh. Để’ tranh thủ thời giờ, các đồng chí đề nghị tổ chức một chuyến xe lửa đặc biệt để Bác đi.

Mười giờ tối, xe lửa bắt đầu chạy. Mười giờ sáng hôm sau (1 tháng 7), xe đến Trịnh Châu. Các đồng chí Bí thư tỉnh ủy và Tỉnh trưởng Hà Nam lên xe chào Bác và báo cáo: Sáng nay, ở Bắc Kinh trời đã tạnh, và Trung ương đã phái một chiếc tàu bay đến đây đón Bác.

Ăn cơm trưa trên xe lửa. Ăn xong, các đồng chí mời Bác lên tàu bay. Hai giờ chiều đến sân bay Bắc Kinh. Đến sân bay đón Bác có các đồng chí Trung ương Trung cộng: Trần Nghị, Bành Chân, Vương Gia Tường, La Quý Ba (các đồng chí trung ương khác đều đi khai hội ở tỉnh ngoài, không ở Bắc Kinh), các đồng chí ở Đại sứ quán Liên Xô, đồng chí Trần Tử Bình và nhiều cán bộ của Đại sứ quán ta ở Bắc Kinh.

Các đồng chí Trung Quốc mời Bác về nghỉ ở một biệt thự của Trung ương, ngoại ô Bắc Kinh.

Sáng ngày 2 tháng 7, chúng tôi theo Bác lên tàu bay "TU. 104”. Cùng những đồng chí hôm qua ra sân bay tiên Bác.

Tàu bay "TU. 104” to ghê! Đồng chí trưởng tàu báo cáo với Bác: Tàu này:

Bề dài gần 39 thước tây;

Bề ngang hơn 34 thước rưỡi, từ đầu cánh này đến đầu cánh kia;

Cao gần 12 thước;

Chở được 8 tấn (hơn 70 người và hàng hóa);

Có thể bay một mạch 3.000 cây số;

Bay cao từ 1 vạn đến 1 vạn 2 nghìn thước tây;

Trung bình môi giờ bay từ 800 đến 900 cây số;

Khi bay cao, bên ngoài rét hơn 50 độ dưới 0[81], nhưng ở trong tàu vân ấm như thường;

Khi bay cũng như khi cất cánh và hạ cánh đều rất êm ái nhẹ nhàng.

Tàu có để’ dành một phòng riêng cho Bác. Lần đầu tiên được đi tàu bay to, chúng tôi cảm thây như mình có cánh bay giữa lưng trời. Bay cao thì lướt nhanh trên một biển mây trắng mênh mông. Bay thấp thì trông thấy những rừng cây xanh rì, hoặc những đồng ruộng bát ngát từ phía trước chạy lại đón chào mình. Nói một giờ bay hơn 800 cây số, nghe qua thì cũng không lấy gì làm lạ. Nhưng khi có mặt trời chiếu, rọi bóng chiếc tàu trên những đám mây hoặc trên những dãy núi, lúc đó mới thấy tàu bay nhanh thật. Hoặc nhẩm tính theo đường đi: Đi bộ đường trường và đường tốt, đi giỏi thì môi ngày được 40 cây số; đường núi thì môi ngày được 35 cây - nghĩa là tàu bay đi một giờ bằng đi bộ từ 20 đến 23 ngày!

Chúng tôi nhớ lại chuyện "Phong thần” và chuyện "Địch Thanh” có những người "cưỡi trên mây, bay theo gió”. Đối với người đời xưa, những điều đó là ảo tưởng, hoang đường, thì nay nhờ khoa học mà đã trở nên sự thật.

Tàu bay hạ cánh để’ nghỉ và để’ thêm dầu ở Lếckút Nôvôsibiếc và Svéclốp. Ở môi nơi đều có các đồng chí tỉnh ủy và tỉnh trưởng ra sân bay chào Bác. Hôm đó, vua nước Abixini (châu Phi) cũng vừa đến thăm nhà máy và mỏ vàng ở Svéclốp.

Hai giờ chiều, tàu bay đến Mátxcơva. Mátxcơva cách Bắc Kinh 6.250 cây số. Giờ Mátxcơva sớm hơn giờ Bắc Kinh 5 tiếng đồng hồ, ở Mátxcơva một giờ trưa thì ở Bắc Kinh đã 5 giờ chiều. Vì vậy người đi tàu bay từ phương Đông sang phương Tây, thường phải vặn đồng hồ chậm lại, đi từ phương Tây sang phương Đông thì phải vặn đồng hồ nhanh lên, tùy theo đường đất gần xa.

Đến sân bay đón Bác có đồng chí Vôrôsilốp cùng mấy đồng chí trong Bộ Chính trị, trong Chủ tịch đoàn Xôviết tối cao và trong Chính phủ. Hai cụ lão đồng chí vồn vã hôn nhau, vui vẻ trò chuyện, rồi đồng chí Vôrôsilốp đưa Bác về nghỉ ở điện Cremli. Ở đây oai lắm. Có phòng ăn, phòng ngủ, phòng làm việc, phòng ngồi chơi, phòng tiếp khách, phòng chiếu bóng... Phòng nào trần thiết cũng rất sang.

Năm giờ chiều, Bác đi thăm đồng chí Vôrôsilốp. Sáu giờ, ăn cơm. Bảy giờ đi đến biệt thự "Lípky” cách thành phố 28 cây số.

Biệt thự lấy tên "Lípky” (cây ngô đồng?) vì trong vườn trồng nhiều cây ngô đồng (?). Nhân chuyện cây ngô đồng, chúng tôi phải thú nhận một điều: có nhiều thứ cây, hoa, chim, cá chúng tôi không biết tên. Các đồng chí ở đây nói cho chúng tôi biết tên các thứ ấy bằng tiếng Nga, rồi hỏi chúng tôi tiếng Việt là gì? Chúng tôi phải tịt! Các đồng chí nói cho chúng tôi biết ở đây môi năm mưa mấy phân, mấy ly, rồi hỏi chúng tôi ở nước ta lượng mưa bao nhiêu? Chúng tôi cũng tịt! Điều đó làm cho chúng tôi nhận thấy rằng: đối với những hiểu biết thường thức, chúng ta rất kém cỏi!

Biệt thự Lípky cũng rấ't sang trọng. Vườn rộng gần 60 mâu tây, cây cối xùm xòa, hoa thơm sực nức. Có hồ rộng để câu cá, bơi thuyền. Trước Cách mạng Tháng Mười, nhà này là của một tên quý tộc đại địa chủ. Nay sửa sang lại thành một biệt thự.

Bác cho chúng tôi biết rằng: Trước khi đi nghỉ hè, Bác đã gửi điện yêu cầu các đồng chí Liên Xô và Trung Quốc để Bác đi như người "du lịch” thường, đi một cách giản đơn, xin miên tất cả các hình thức tiếp đón, yến tiệc, đăng báo, v.v.. Nhưng khi đến Mátxcơva cũng như những nơi khác, các lãnh tụ đều đón tiếp một cách rất thân mật, đồng thời rất trọng thể, và các báo đều đăng ảnh và tin.

Ngày 3 tháng 7-12 giờ trưa, Bác đến thăm đồng chí Khơrútsốp, hai vị lãnh tụ chuyện trò rất thân mật và vui vẻ.

Một giờ chiều, Bác đến dự bữa cơm gia đình do đồng chí Vôrôsilốp mời. Cùng dự tiệc có đồng chí Khơrútsốp, đồng chí Micaian, mấy vị trong Bộ Chính trị, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao, đồng chí Xôcôlốp, Đại sứ Liên Xô ở Việt Nam và đồng chí Nguyên Văn Kỉnh, đại sứ Việt Nam ở Liên Xô, tất cả là mười sáu vị.

Bốn giờ chiều - Bác đi xem Hội trưng bày những thành tích mới trong sáu tháng đầu năm thứ nhất (1959) của kếhoạch bảy năm. Hội trưng bày này thật là vĩ đại. Nó là cả một thành phố mới. Trong một khoảng đất rộng 211 mâu tây, có 300 ngôi nhà xây dựng môi nhà một kiểu khác nhau nhưng kiểu nào cũng khéo, 71 lâu đài đồ sộ, trưng bày thành tích của 1.373 xí nghiệp, 350 ngành khoa học... Ở bộ phận công nghiệp, có hơn 36.000 thứ máy móc kiểu mới. Ở bộ phận khoa học, kỹ thuật có trưng bày các kiểu vệ tinh và cái tên lửa đã bay cao 452 cây số rồi lại trở về nơi căn cứ của nó. Có thứ máy hàn, chỉ dùng tiếng động chứ không dùng lửa đốt. Có thứ đèn, hơi nóng đến 50.000 độ, nó có thể làm chảy nước tất cả các thứ ngũ kim và đất, đá. Bộ phận hóa chất rất là thú vị. Hóa chất thay thế' được nhiều thứ nguyên liệu, thí dụ nghề làm xe hơi ở Liên Xô, tính ra trong bảy năm dùng hóa chất thay cho tôn thì tiết kiệm được 20 vạn tấn tôn.

Có thể dùng hóa chất làm nhà và làm tất cả những đồ đạc cần dùng hàng ngày, như áo quần, giày dép, bàn ghế, v.v..

Ở bộ phận nông nghiệp có trưng bày nhiều thứ máy kiểu mới. Như cái máy nuôi lợn, môi ngày có thể’ phân phát rau cám cho 400 con lợn; cái máy cày do vô tuyến điện điều khiển, không cần người lái, v.v.. Do kỹ thuật cải tiến không ngừng, mà sản lượng nông nghiệp năm 1965 sẽ tăng gấp đôi sản lượng năm 1953 (Năm 1953, Liên Xô sản xuất 5 tỷ pút ngũ cốc. Năm 1965 sẽ sản xuất từ 10 đến 11 tỷ pút. Môi pút là 16 kilô).

Ở đây còn có nhiều cái mới lạ khác như: một máy đào đất, sức làm bằng 1.500 công nhân. Xe camnhông chở 40 tấn, máy vô tuyến truyền hình có màu sắc. Xiacôrama là một thứ chiếu bóng mới, màn bạc xoay tròn chung quanh phòng, người xem có cảm tưởng như mình cũng trực tiếp tham gia hoạt động với người và vật trong màn ảnh. Con chó hai đầu, một đầu nguyên của nó, một đầu chắp vào, hai cái đầu đều sống cả - đó là một thành tích mới của khoa mổ xẻ...

Tất cả những cố gắng và những thành tích đều nhằm làm cho đời sống của nhân dân lao động ngày càng sung sướng, vui tươi. Vài thí dụ:

Hiện nay, nhà thương, nhà thuốc, nhà đẻ nhiều gấp bốn lần so với trước ngày cách mạng. Số thầy thuốc tăng 16 lần. Trước cách mạng, bình quân môi người Nga sống độ 33 tuổi; hiện nay bình quân sống 67 tuổi.

Phúc, lộc, thọ là ba điều mà người ta thường mong muốn. Dưới chế’ độ xã hội chủ nghĩa, nhân dân Liên Xô đã được hưởng ba hạnh phúc ấy.

Người ta đến hội trưng bày vừa xem, vừa học, vừa nghỉ ngơi. Chung quanh các nhà trưng bày là một công viên rộng lớn, xinh đẹp, có quán cơm, có tiệm giải khát, có chô dạo chơi. Vì vậy, trong vòng một tháng, đã có hơn hai triệu người đến xem.

Mấy hôm nay, nhân dân Liên Xô đang nhiệt liệt hoan nghênh nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản. Họ hoan nghênh bằng cách đẩy mạnh thi đua cải tiến kỹ thuật, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Hội nghị Trung ương họp từ hôm 24 tháng 6, để kiểm điểm sự hoạt động của các cơ quan Đảng và Chính phủ trong việc thi hành nghị quyết của Đại hội lần thứ 21, đặc biệt chú trọng vấn đề "tự động hóa” các xí nghiệp. Cán bộ, công nhân và nông dân nhiều nơi đã hứa với Trung ương quyết hoàn thành kế' hoạch bảy năm trước thời hạn từ một đến ba năm. Vài thí dụ:

Vùng Mátxcơva đã có hơn 30 vạn người tham gia đặt kế' hoạch "tự động hóa”. Công nhân Mátxcơva quyết tâm hoàn thành kế' hoạch bảy năm trong vòng sáu năm và vượt mức kế' hoạch 50%. Ngành chế' tạo máy móc sẽ vượt mức gấp đôi. Mátxcơva sẽ đặt thêm 140 ban cải tiến kỹ thuật và giảm bớt số nhân viên hành chính.

Ở Đônbát, công nhân hóa chất hoàn thành kế' hoạch một năm trước thời hạn. Công nhân gang thép - trước hai năm. Công nhân xi măng trước ba năm.

Một triệu 30 vạn công nhân và cán bộ kỹ thuật ở 2.000 nhà máy dệt đã quyết định năm 1965 sẽ sản xuất 10 tỷ 600 triệu thước lụa, vải (năm ngoái sản xuất 7 tỷ 500 triệu thước).

Khắp Liên Xô nhân dân sôi nổi thi đua. Kết quả là sáu tháng đầu năm, tất cả các ngành đều hoàn thành vượt mức kế hoạch từ 2 đến 11%, trung bình là 5%; so với sáu tháng đầu năm 1958 đều tăng từ 6% đến 36%, trung bình là 11%.

Chiều hôm nay, trời mưa to và sấm sét. Dạo này khí hậu ở đây thường thay đổ’i. Sáng sớm thì ấm 15 độ. Trưa thì ấm đến 25 độ. Mười giờ đêm trời mới tối hẳn. Hai giờ sớm trời đã sáng choang.

Ngày 4 tháng 7 - Sáng sớm, có bốn thầy thuốc đến xem mạch, thử máu, thử đờm, v.v.. Sau đó, các đồng chí ấy nói: Lần này thân thể của Bác khỏe hơn năm ngoái.

Bác không thích nhờ thầy thuốc khám sức khỏe. Nhưng hôm qua, đồng chí Vôrôsilốp vừa nói chơi, vừa nói thật: "Cần phải khám sức khỏe, đó là ý kiến của Trung ương”. Bác trả lời: "Trung ương đã chỉ thị, thì tôi xin tuân theo”.

Ngày 5 tháng 7 - Buổi sáng, Bác cùng mấy đồng chí đi chơi thuyền trên kênh Mátxcơva. Thuyền này giống thân một chiếc tàu bay. Thuyền bé nhỏ nhưng sắp xếp rất gọn gàng, chở được 60 người và chạy một giờ 60 cây số. Phía trên có chô ngồi rộng rãi để’ xem phong cảnh. Phía dưới có phòng ăn. Chúng tôi nói thầm với nhau: Nếu ta có vài chiếc tàu kiểu này, thì khi có khách quý các nước bạn đến thăm, đi chơi vịnh Hạ Long rất tiện.

Kênh Mátxcơva là một công trình to lớn, nổ’i tiếng trên hoàn cầu. Xưa kia ngày thường thì sông Mátxcơva không cung cấp đủ nước cho thành phố. Khi mưa to thì lại thường gây ra nạn lụt, có hại cho nhân dân. Như năm 1908, lụt đã ngập một phần lớn thành phố Mátxcơva, có nơi nước lên đến tám thước tây. 2.500 ngôi nhà bị ngập... Năm 1931, Trung ương Đảng Cộng sản quyết định đào kênh này, vừa để cung cấp đủ nước cho nhân dân vừa để giải quyết một phần giao thông vận tải.

Kênh Mátxcơva là kênh dài nhất trên thế’ giới (128 cây số), mà cũng là kênh đào nhanh nhất trên thế’ giới - đào xong trong bốn năm và tám tháng. Kênh Panama ở Mỹ dài 81 cây số, đã phải đào 30 năm mới xong. Bằng những cửa máy, nhiều nơi nước kênh Mátxcơva biết "trèo thang”, ở trạm Íchxa nước trèo lên cao đến 104 thước tây. Kênh này đã làm cho thủ đô Mátxcơva thành một cảng giao thông to, nối liền năm biển cả: Biển Trắng, Biển Đen, Biển Bantích, Biển Aran và Biển Cátpiên.

Ngày 6 tháng 7 - Tám giờ sáng, Bác lên tàu bay đi Kiép, cách Mátxcơva 800 cây số về phía Nam. Đồng chí Vôrôsilốp và nhiều đồng chí nữa đã tới sân bay tiên Bác.

Để cùng đi với Bác, Trung ương đã phái một đồng chí khoa trưởng, hai đồng chí khoa viên, hai đồng chí bảo vệ, và một nữ đồng chí phụ trách trông nom việc ăn uống của Bác. Trung ương lại phái một chiếc tàu bay để Bác dùng trong những ngày nghỉ hè ở Liên Xô. Người phụ trách tàu bay là đồng chí Pôpốp, Anh hùng Liên Xô, 43 tuổi, đã bay ngót 23 năm và hơn ba triệu rưỡi cây số. Đồng chí phó cũng đã bay hơn hai triệu cây số. Những nhân viên khác trên tàu đều là những người nhiều kinh nghiệm và đã từng phục vụ Bác một vài lần.

Kiép, thủ đô nước Cộng hòa Xôviết Ucơren[82], là một thành phố lịch sử ngót 1.000 năm. Năm 1654, nghị viện Ucơren định hợp nhất nước này với nước Nga thành một nước nhà to lớn. Ngày nay, Kiép là một thành phố to lớn và thịnh vượng. Đứng vào hàng thứ ba ở Liên Xô; thứ nhất là Mátxcơva, thứ nhì là Lêningrát. Thành phố này vừa là rất mới, vừa là rất cũ, có nhiều di tích lịch sử từ thế' kỷ thứ II vân còn nguyên vẹn. Là một thành phố công nghiệp, Kiép cũng là một trung tâm văn hóa, có những viện hàn lâm về khoa học công nghiệp, khoa học nông nghiệp, khoa học kiến trúc... 20 trường cao đẳng, mỗi năm đào tạo hơn 40.000 chuyên gia. Có 165 trường trung học và tiểu học. Có nhiều viện bảo tàng và nhiều thư viện. Nhà sách của Viện Hàn lâm khoa học có hơn 13 triệu sách vở, báo chí. Có năm nhà hát lớn, một nhà hát múa rối và một nhà hát của thanh niên.

Kiép có nhiều công viên rộng và đẹp; các đường phố cũng là những công viên, vì đường phố nào cũng trồng nhiều cỏ, hoa, cây cối. Ở Kiép cũng có hội trưng bày rất to về những thành tích công nghiệp và nông nghiệp.

Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Kiép, bị phát xít Đức tàn phá dữ. Chỉ trong mấy năm, Kiép đã được xây dựng lại, xinh đẹp hơn trước.

Các đồng chí lãnh đạo đã báo cáo với Bác về tình hình Ucơren, tóm tắt như sau:

Ucơren có 601.000 cây số vuông đất đai, với ngót 42 triệu nhân dân. Xứ này có nhiều hầm mỏ và nhiều ruộng đất. Kế' hoạch bảy năm định đến năm 1965, Ucơren sản xuất về công nghiệp:

Gang     31.500.000 tấn,

Sắt          80.000.000 tấn,

Than 211.000.000 tấn, v.v..

Máy móc sẽ tăng gấp đôi.

Toàn bộ sản lượng công nghiệp sẽ tăng 77% so với năm 1958 (giá trị 1% là ba tỷ đồng rúp).

Về nông nghiệp, sẽ sản xuất:

Lúa mì 33.600.000 tấn,

Củ cải đường 40.000.000 tấn,

Diện tích trồng ngô 10.000.000 mâu tây,

Thịt sẽ tăng 2,8 lần,

Trứng sẽ tăng 3 lần, v.v..

Nông dân đã nêu khẩu hiệu: "Quyết tâm hoàn thành kế' hoạch bảy năm trong năm năm”.

Tất cả những cố gắng và thành tích đều nhằm làm cho đời sống của nhân dân ngày thêm sung sướng. Thí dụ: so với năm 1958, thì đến năm 1965:

Khoản thu nhập của công nhân, nông dân và công chức sẽ tăng 40%.

Các thức ăn như thịt, sữa và các đồ dùng sẽ tăng gâ'p đôi.

Nhà ở, năm năm qua đã xây dựng 34 triệu thước vuông. Sẽ xây dựng thêm 58 triệu thước vuông (nhờ máy móc mới, công việc xây dựng nhà vừa nhanh vừa tốt. Một ngôi nhà có 64 chô ở, môi chô chỉ có hai hoặc ba phòng, chỉ cần 72 ngày là xây dựng xong).

Vê văn hóa giáo dục:

Số thầy thuốc sẽ tăng đến 100.000 người,

Số học sinh, ăn ngủ tại trường 420.000 người,

Số chuyên gia mới 1.209.000 người.

Hiện nay, 35.000 người khoa học ở 462 sở nghiên cứu đang tìm tòi và thí nghiệm những phát minh mới. Thí dụ, họ đang tìm những thứ hóa chất cứng rắn hơn gang, thép, nhẹ nhàng hơn nút chai, trong sáng hơn thủy tinh; và tìm những thứ sợi nhân tạo dê dệt, vải lụa đẹp hơn, bền hơn, giản đơn hơn, và rẻ tiên hơn các thứ sợi thiên nhiên.

Sau này, cứ ba người dân có một máy thu thanh, các hợp tác xã nông nghiệp đều có rạp chiếu bóng của họ...

Nói tóm lại: cùng với nhân dân cả Liên Xô, nhân dân Ucơren đang tiến mạnh lên chủ nghĩa cộng sản.

Nhưng với trình độ "đọc thông viết thạo” của chúng tôi, chúng tôi chỉ có thể ghi chép sơ lược những điều tai nghe mắt thấy. Dù như thế', chúng tôi cũng gặp khó khăn, vì quản bút trong tay không viết được một cách rõ rệt những điều trong ý nghĩ muốn nêu lên. Các cụ nhà nho ta gọi như vậy là "từ bất đạt ý”.

Các đồng chí trong tổ khuyên chúng tôi: "Các cậu cứ cố gắng viết đi, dù văn chương không hay mà câu chuyện hay, thì viết ra vân có thú vị..."

Chúng tôi xin cố gắng vậy!

Xem lại mây quyển sổ tay, ghi chép chi chít, chúng tôi thây có những điều, không những nơi này và nơi khác ở Liên Xô giống nhau, mà ở Liên Xô và ở Trung Quốc cũng giống nhau. Để’ sau này khỏi lặp đi lặp lại những điều đó, chúng tôi tóm tắt ghi những điều ây vào đoạn này:

- Khắp thành thị và nông thôn ở Liên Xô và ở Trung Quốc có một không khí tưng bừng, một phong trào sôi nổi, ai ai cũng hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Ai ai cũng coi việc xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là nhiệm vụ của mình.

Nói đến tiết kiệm, một đồng chí chuyên gia Liên Xô đã nói với chúng tôi câu chuyện lý thú thế này: Nhỏ như cái kim, lớn như tên lửa - đều cần dùng gang. Với hơn 50 tân gang sắt vụn (những đồ cũ đã bỏ đi) nấu lọc lại có thể’ làm nên 5 chiếc máy cày, hoặc 7 chiếc xe cam nhông hoặc 400 chiếc môtô, hoặc 2.750 chiếc xe đạp!

Gang sắt vụn, nhặt ở đâu? Những máy móc cũ, ổ khóa cũ, nồi niêu cũ, bàn là cũ, v.v.. đều là gang sắt vụn. Ở Liên Xô, số gang dùng hàng năm trong công nghiệp, gần một nửa là gang vụn nhặt nhạnh lại.

Vì vậy, nhặt gang sắt vụn là một việc quan trọng. Mà nhi đồng và thanh niên là quân chủ lực trong công việc này. Bốn năm qua, họ đã nhặt được bốn triệu tấn gang vụn. Năm nay, Đoàn thanh niên cộng sản đã phát động một phong trào nhặt cho được ba triệu tấn gang vụn, và nhất định họ sẽ làm được.

Thành thị nào cũng phát triển mạnh. Đến đâu cũng thấy nhiều xưởng máy, nhà ở, trường học... mới xây dựng xong và đang xây dựng. Tại nhiều thành phố, bộ phận mới to hơn và đẹp hơn bộ phận cũ.

Ở đâu, đường sá cũng rộng và đẹp. Trong thành phố thường có ba đường hoặc năm đường đi song song với nhau. Ba đường - thì chính giữa là đường xe hơi, rất rộng; hai bên là đường đi bộ. Ven đường bộ và đường xe đều trồng cây cối, cỏ hoa.

Năm đường - thì chính giữa là đường người đi, hai bên là đường xe hơi, rồi lại hai đường đi bộ. Ven môi đường đều trồng hoa, trồng cây.

Từ tỉnh này sang tỉnh khác, thường cũng có ba đường đi song song, và đều trồng cây rất im mát.

Ở Liên Xô và Trung Quốc (nghe nói ở các nước khác cũng vậy) nhân dân rất hăng hái trồng cây gây rừng, vì nó lợi nhiều mặt: Làm cho phong cảnh tươi đẹp; chống gió, chống bụi; điều hòa khí hậu; sân gô để’ xây dựng hoặc làm củi. Nhân dân có chô nghỉ ngơi mát mẻ, tốt cho vệ sinh... Chúng tôi nói với nhau: Việc trồng cây gây rừng tuy không khó lắm, nhưng chúng ta, cũng còn lạc hậu. Như từ thủ đô Hà Nội đến Nam Định, đến Thái Nguyên, hai bên đường chẳng có cây cối gì cả. Những nơi có trồng thì cũng chỉ lơ thơ một hàng cây. Còn ở các nhà máy, các trường học, các công sở, v.v. cũng ít chú ý đến việc trồng cây. Trong công việc này, chúng ta cũng cần phải cố gắng làm theo các nước anh em.

- Việc tuyên truyền, giáo dục làm rất sâu rộng - Trong và ngoài nhà máy, cơ quan, trường học... hai bên đường, trên vách nhà, trong vườn hoa... đâu đâu cũng có những khẩu hiệu như: Đảng Cộng sản muôn năm! Quyết tâm thực hiện chính sách của Đảng! Và nêu rõ những con số trong kế' hoạch chung của Nhà nước, những con số trong kế' hoạch riêng của ngành mình, v.v..

Vì vậy, mọi người công dân luôn luôn nhớ đến sự lãnh đạo của Đảng, luôn luôn ghi nhớ nhiệm vụ của mình và luôn luôn cố gắng làm trọn nhiệm vụ. Đó là một cách giáo dục rất hay và rất rộng khắp.

-    Tinh thần quốc tế' vô sản - Từ các đồng chí lãnh tụ đến quần chúng nhân dân đều đối với Bác một cách cực kỳ thân mật, yêu đương, kính trọng. Nhất là thanh niên và nhi đồng, hê thấy Bác là vui vẻ reo lên, rồi kéo nhau xoắn xuýt chung quanh Bác. Tiếng hoan hô "Việt Nam muôn năm! Bác Hồ muôn năm!" rầm lên không ngớt.

Tuy đi nghỉ hè, nhưng việc Bác đến thăm các nơi cũng có tác dụng tuyên truyền. Bác đến đâu, thì báo chí nơi đó đều có những bài nói về tình hình nước ta.

-    Để làm đúng ý muốn của Bác, là đón tiếp rất đơn giản. Lại để’ thỏa mãn yêu cầu của cán bộ và nhân dân, là được gặp Bác. Các đồng chí địa phương đã có một biện pháp rất hay: sau hôm Bác đến thì tổ chức một bữa cơm gia đình, chỉ 15, 20 đồng chí lãnh đạo đến dự. Trước hôm Bác đi, thì tổ chức một buổ’i biểu diên văn nghệ, có thể’ cho 500, 1.000 nhân dân và cán bộ đến xem.

Các đồng chí ở Kiép cũng chuẩn bị cho Bác một nhà nghỉ ở trong thành phố và một biệt thự tên là Vanky ở ngoại ô.

Ngày 7-7 - Các đồng chí đưa Bác đi xem mấy nơi nông nghiệp.

Cách Kiép dăm chục cây số, Bác xuống xe xem một đám ruộng củ cải làm đường, rộng 12 mâu tây, của hợp tác xã nông nghiệp "Lênin". Đám ruộng này do tổ sản xuất của nữ đồng chí Gíptan phụ trách. Đồng chí Gíptan là một đảng viên Đảng Cộng sản, đại biểu Quốc hội Ucơren, đã hai lần được tặng huân chương "Anh hùng lao động". Nương cải này trông rộng thênh thang, xanh tươi mơn mởn, trông thấy sướng mắt. Các đồng chí nói: môi mâu tây thu hoạch 65 tấn trở lên.

Đi một đoạn nữa, Bác ghé thăm hợp tác xã nông nghiệp "Hữu nghị". Cả xã chạy ra đón Bác. Các em nhi đồng tranh nhau quàng khăn đỏ và tặng hoa cho Bác. Đồng chí chủ nhiệm - một cựu đội trưởng du kích và lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống phát xít Đức - mời Bác và những người cùng đi, vào câu lạc bộ nghỉ ngơi và uống nước, rồi báo cáo:

Hợp tác xã này có 1.200 người cả già lân trẻ, trong số đó có 670 người lao động chính. Hợp tác xã có:

2.400 mâu tây ruộng đất,

1.000 con bò, có máy thái cỏ và chia cỏ cho bò.

1.200      con lợn.

Năm 1953 chỉ thu hoạch 60 vạn rúp. Năm 1958 thu hoạch 3 triệu 60 vạn rúp;

Môi người lao động một ngày được lãnh sáu đồng rúp bằng tiền mặt và một kilô rưỡi lúa mì.

Các xã viên đều đang xây nhà ngói, hai tầng cho gia đình mình. Ai thiếu tiền xây nhà thì hợp tác xã cho vay, rồi trả dần trong 10 năm. Đến cuối năm sau, 550 gia đình xã viên đều có nhà mới.

Hợp tác xã có trường học, câu lạc bộ, sân thể thao, nhà phát thuốc, vườn giữ trẻ v.v. như một thành phố nhỏ và mới toanh.

Khi nói chuyện với các xã viên, Bác có nói: "Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, nông dân Việt Nam chúng

tôi đang hăng hái vào tổ đổi công và hợp tác xã, và đang đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Chắc rằng trong mấy năm nữa, họ sẽ sung sướng như các bạn ngày nay".

Bà con xã viên vô tay nhiệt liệt.

Bác và các đồng chí đến xem một nhà cũ, tuy cũ nhưng vân tươm. Vợ chồng và 2 cô con gái tỏ vẻ rất sung sướng được khách quý đến thăm nhà mình, và ân cần mời khách ăn quả và uống rượu. Lúc ra về, bà chủ biếu Bác một giỏ quả dâu mới hái về, Bác từ chối, thì hai cô bé nũng nịu nói: "Bác chê của các cháu ạ?" rồi xách giỏ dâu giao cho đồng chí lái xe của Bác.

Tiếp tục đi, cách Kiép 86 cây số thì đến một nông trường quốc doanh. Cũng như ở hợp tác xã, tất cả những người có mặt ở nông trường đều kéo nhau ra hoan nghênh Bác. Nghỉ ngơi một lát, rồi đồng chí giám đốc báo cáo: nông trường này vừa là một trạm thí nghiệm trồng trọt và chăn nuôi, vừa là một trường học nông nghiệp. Ở đây có 585 công nhân, viên chức và học sinh; 24 cán bộ và 12 bác sĩ khoa học.

Ruộng nương súc vật thì có:

2.145 mâu tây ruộng đất,

1.200      con cừu,

7.500 gà vịt,

140 con ngựa,

860 con bò.

Con bò cái tốt nhất, môi năm (chín tháng) sản xuất 10.150 lít sữa.

Con bò đực to nhất, nặng 1.123 kilô.

Ngoài các phòng nghiên cứu khác, ở đây có phòng tiêm thuốc làm cho bò cái có chửa, không cần đến bò đực.

Nông trường có nhà gửi trẻ, sân vận động, nhà sách báo, rạp chiếu bóng nhà thương, v.v.. Năm ngoái, vừa trồng trọt vừa chăn nuôi, nông trường thu hoạch sáu triệu đồng rúp. Bác hỏi một chị thanh niên nuôi bò: "một tháng cháu được bao nhiêu tiền lương?"

Chị trả lời: "Thưa Bác, được 1.200 rúp ạ. Còn các chị em khác, môi tháng được trên dưới 1.000 rúp".

Bác nói: "Thế là lương của cháu nhiều gấp đôi lương của Bác!"

Chị ta cười, mọi người cũng đều cười.

Đồng chí giám đốc nói: Vừa rồi có mấy anh em học sinh Việt Nam đến thực tập ở nông trường này.

Vừa đi vừa về đến Kiép hơn 170 cây số. Nhưng đường rải nhựa rộng rãi, thẳng thắn, hai bên đường thì cây cao bóng mát, tiếp đến là những nương ngô xanh rì, những ruộng lúa vàng óng. Trông phía nào cũng thấy hình ảnh giàu có, phong cảnh vui tươi, cho nên dù trời nắng nực, nhưng đi đường chẳng những không mệt, mà lại thấy khoan khoái trong người.

Hôm nay, các báo viết nhiều về cuộc trưng bày khoa học, kỹ thuật của Liên Xô ở Mỹ. Đồng chí Côdơlốp, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô sang khai mạc hôm 30-6. Đồng chí cùng đoàn đại biểu đi một chiếc tàu bay "TU.114". Tàu này to gấp đôi tàu "TU.104", có hai tầng, tầng trên có 220 chô ngồi cho khách. Tâng dưới để’ hành lý và nấu ăn. Tàu bay một mạch từ Mátxcơva đến Nữu Ước, 8.191 cây số, chỉ mất 11 giờ 6 phút. Điều đó làm cho người Mỹ ngạc nhiên. Nhưng hôm nay từ Nữu Ước về Mátxcơva còn nhanh hơn nữa - chỉ mất 9 giờ 48 phút. Cuộc trưng bày của Liên Xô được nhân dân và báo chí Mỹ đều khen và phục.

Sáng ngày 8-7, Bác lên tàu bay đi thăm Krêmenchúc, cách Kiép 265 cây số. Trên tàu bay trông xuống, thây ruộng đất bát ngát mênh mông. Vì cày bừa và trồng trọt bằng máy, đám ruộng nào cũng vuông vắn, phẳng phiu, như những tấm thảm khổng lồ nhiều màu sắc. Càng đi càng thấy rõ Ucơren là một nước giàu.

Krêmenchúc là một thành phố nhỏ, có tám vạn dân. Hồi chiến tranh, bị phát xít Đức đốt phá gần hết. Nay nhân dân đã khôi phục lại thành phố cũ, và đang xây dựng thêm thành phố mới, rông rãi đường hoàng hơn thành phố cũ nhiều.

Cách thành phố 34 cây số là công trình xây dựng trạm thủy điện Krêmenchúc trên bờ sông Đniép. 15.800 công nhân đang đắp một cái đập dài 12 cây số; và đào một cái biển chứa nước dài 240 cây số, rộng từ 10 đến 50 cây số. Để’ xây dựng trạm này, phải dời 42.000 ngôi nhà của nhân dân đi nơi khác. Kế’ hoạch định xây dựng trong sáu năm; nhưng cán bộ và công nhân đã quyết hoàn thành hai năm trước thời hạn, tức là cuối năm nay sẽ xây dựng xong.

Đại đa số cán bộ và công nhân ở đây đều là trẻ tuổ’i. Có

1.200     cán bộ kỹ thuật, và nhiều đội thi đua "lao động cộng sản chủ nghĩa".

Để’ xây dựng trạm này, một thành phố mới đã mọc lên, với nhà ở cho gần hai vạn người, nhà thương, trường học, sân vận động, rạp chiếu bóng, xưởng xe hơi, xưởng chữa máy, trụ sở của Đảng và của Đoàn thanh niên, v.v.. Đây là một thành phố mà nhân dân đều là tuổi trẻ, đều là công dân.

Sông Đniép dài 2.500 cây số mà có đến 14 trạm thủy điện. Krêmenchúc là một trong những trạm to nhất.

Chắc bà con ta đều đã nghe nói: Để’ được công nhận là "đội lao động cộng sản chủ nghĩa", môi công nhân trong đội phải có đủ ba điều kiện. Tức là: ăn ở, lao động, học tập đều theo đúng đạo đức cộng sản; đây là một thí dụ:

Chị Valăngtina Gaganôva là một công nhân lành nghề ở nhà máy dệt, ăn lương cao và đang làm đội trưởng đội "lao động cộng sản chủ nghĩa". Trong nhà máy có mấy kíp lạc hậu, vì họ là nữ thanh niên vừa thôi học ở nhà trường, mới vào làm thợ. Chị Gaganôva xin chuyển sang làm với một kíp này để dắt dìu những công nhân mới, dù làm như vậy chị phải hy sinh 25% tiền lương.

Noi gương chị, 55 nữ công nhân khác cũng làm như vậy. Rồi hàng nghìn chị em thạo nghề cũng làm theo. Nhờ vậy, chẳng bao lâu những kíp lạc hậu đều trở nên tiên tiến, và sản lượng của nhà máy tăng lên vùn vụt không ngừng.

Khi đến công trường Krêmenchúc, nhiều anh chị em công nhân chạy lại hoan nghênh Bác. Những người điều khiển máy trên tầng cao chót vót và những người công tác ở dưới lòng đập sâu thăm thẳm cũng vẫy tay, vẫy mũ chào mừng. Bác đi thăm nhiều nơi và xem công nhân lắp một vài câu. Khối bê tông cốt sắt nặng mấy chục tấn, mà máy nhấc nó lên, đặt nó xuống một cách rất nhẹ nhàng, xít xao.

Sau khi Bác thân mật nói chuyện với mấy đồng chí thuộc một "đội lao động cộng sản chủ nghĩa", họ nói: "Được gặp Bác, chúng tôi sẽ cố gắng tiến bộ hơn nữa". Đồng chí giám đốc nói ở công trường này cũng có mấy học sinh Việt Nam đến thực tập. Tiếc vì thời gian ít, công trường rộng thênh thang, họ không kịp đến gặp Bác. Bác gửi lời hỏi thăm và khuyến khích các anh em ấy.

Các đồng chí địa phương mời Bác đi sà lúp dọc theo sông Đniép trở về thành phố Krêmenchúc, vừa xem phong cảnh, vừa ăn một thứ cá nổi tiếng là cá ngon nhất ở sông này.

3    giờ chiều, đi tàu bay đến Dapôrôdiê. Cũng như nhiều thành thị và nông thôn ở miền này, Dapôrôdiê đã bị quân đội phát xít Đức tàn phá. Nay đã được xây dựng lại, với nhiều nhà máy, nhiều vườn hoa. Có 43 vạn nhân dân.

6 giờ chiều, đi thăm trạm thủy điện Đniéppơrôghét, ở gần thành phố.

Trạm này rất nổi tiếng trên thế giới, vì nó là một công trình rất to lớn, lại vì nó là móng công trình to lớn đầu tiên (1926) mà Liên Xô xây dựng theo kế' hoạch Lênin đã đặt ra.

Trong thời kỳ chiến tranh thế' giới lần thứ 2, khi quân phát xít Đức bị đánh lùi, chúng phá hoại trạm này trơ trụi. Nhờ một chiến sĩ công binh xôviết bí mật cắt đứt dây cáp nối với khối thuốc nổ bọn phát xít đã đặt dưới nền trạm, cho nên chỉ hỏng nát phía trên nhưng nền không bị phá. Vì vậy, khi sửa lại trạm, không phải đắp nền mới, tiết kiệm được rất nhiều công, nhiều tiền. Trong khi cắt xong dây cáp, chiến sĩ ấy cũng hy sinh. Để ghi công trạng của người liệt sĩ, Nhà nước đã xây một ngôi mộ trong vườn hoa gần bên sở chỉ huy của trạm thủy điện.

Trước chiến tranh, công suất của trạm là 540.000 kilôoát, nay đã tăng lên 650.000 kilôoát. Nước phía trên đập cao hơn nước phía dưới đập 37 thước tây. Công việc trong trạm đều "tự động hóa" cho nên cả nhà máy rất phức tạp và rộng thênh thang mà chỉ cần sáu người điều khiển. Chung quanh trạm và hai bên bờ sông là công viên, đầy cây tốt hoa thơm. Ngoài đường cũng như trong nhà máy đều sạch bóng.

Các đồng chí mời Bác đi tàu thủy từ phía trên đập xuống phía dưới đập. Tàu đi xuống ba "bậc thang", mức nước môi bậc cách nhau hơn 12 thước tây. Môi bậc có một cửa máy, người ta dùng điện để’ mở ra đóng vào. Khi tàu xuống (hoặc lên) một bậc thang, chỉ cần độ 12 phút chờ nước lên (hoặc nước xuống). Đi qua ba bậc, thì tàu đến mặt sông, và trở về thành phố. Trên đập có đường rộng cho xe đi và người đi. Cách đập một cây số, lại có một chiếc cầu hai tầng xinh xắn, tầng trên là đường đi bộ, tầng dưới là đường xe hơi.

Khi Bác đến thăm nhà máy điện, trong đám quần chúng có tiếng hô "Bác Hồ muôn năm! Việt Nam muôn năm!". Hỏi ra mới biết rằng người hô khẩu hiệu là một đồng chí chuyên gia, năm ngoái đã sang giúp ta lắp máy. Được gặp Bác, đồng chí ấy tỏ vẻ vô cùng sung sướng.

Ngày 9-7 - Buổi sáng, Bác đi thăm xí nghiệp gang thép Dapôrôdiêstan ở ngoại ô. Giữa đường, thấy hai chị phụ nữ tất tả chạy theo xe Bác. Bác bảo dừng xe lại. Hai chị vừa thở hì hào hì hển, vừa nói: "Chúc Bác mạnh khỏe!" vừa đưa tặng Bác hai bó hoa. Được Bác hôn, hai chị tỏ vẻ vô cùng cảm động và sung sướng. Những người đứng hai bên đường thì nhiệt liệt vô tay.

Việc cảm động như vậy thường xảy ra trong những khi Bác đi đường. Nó chứng tỏ tình thân ái của nhân dân Liên Xô và nhân dân Trung Quốc đối với Bác và đối với nhân dân ta.

Cách xí nghiệp xa xa đã thấy hàng trăm ống khói cao nghi ngút nhả ra những đám mây đủ màu sắc bay theo ánh sáng mặt trời buổi mai. Đến gần, thì nghe tiếng máy chạy ngân nga như nhịp sóng trong lúc trời thanh biển lặng. Các nhà máy chiếm một vùng đất rất rộng.

Đồng chí giám đốc, trạc độ 40 tuổ’i, nhanh nhẹn và vui vẻ, mời Bác vào phòng khách, rồi báo cáo:

Xí nghiệp này xây dựng từ năm 1931, đến năm 1933 bắt đầu sản xuất. Trong thời kỳ chiến tranh, bị phát xít Đức tàn phá nhiều. Từ năm 1945 được xây dựng lại và phát triển thêm. Hiện nay, môi năm sản xuất hai triệu tấn, so với năm 1957 tăng một lần rưỡi. Sản phẩm lớn thì dùng làm toa tàu, xe hơi, máy cày, máy kéo, v.v.. Sản phẩm nhỏ thì dùng làm thìa khóa mở đồ hộp, nút chai, v.v... không lãng phí một chút nào. Hâu hết công việc đều "tự động hóa".

Xưởng có hai bộ phận, bộ phận nóng và bộ phận nguội.

Xí nghiệp có 22.000 công nhân, non một phần ba là phụ nữ, hơn một phần ba là thanh niên. Trong 100 đội (độ 1.200 người) "lao động cộng sản chủ nghĩa", 16 đội đã được công nhận. Công nhân môi ngày làm việc 7 giờ, môi tuần làm việc năm ngày, nghỉ một ngày.

Xí nghiệp đang làm những lá thép mỏng để gửi cho nhà máy làm đồ hộp của ta. Anh chị em công nhân phụ trách bộ phận này rất sung sướng được khoe với Bác những công việc họ đang làm, và được Bác khen.

Sáu anh chị em học sinh Trung Quốc (bốn gái, hai trai) thực tập ở đây, quấn quýt lấy Bác như đàn con đã lâu ngày lại được gặp cha.

Bác tặng xí nghiệp 20 chiếc huy hiệu của Bác. Đồng chí giám đốc thay mặt anh em công nhân cảm ơn Bác, và nói: Sẽ tặng 16 đội "lao động cộng sản chủ nghĩa" môi đội một chiếc, và bốn công nhân xuất sắc nhất môi người một chiếc.

10 giờ, Bác đi thăm Mêlitôpôn, cách Dapôrôdiê 110 cây số. Dọc đường Bác ghé thăm trại nghỉ hè của nhi đồng, trên bờ sông Đniép. Ở đây, có sáu, bảy ngôi nhà rấ't sang trọng, vườn rất rộng và nhiều cây, nhiều hoa. Như một đàn chim non, hơn 150 em tung tăng chạy ra đón Bác. Mấy em "trực nhật" thì đứng nghiêm một chô, liếc mắt nhìn các em khác một cách thèm thuồng. Các em dân Bác đi xem chô ăn, chô ngủ, chô chơi, chô học nghề. Chô nào cũng ngăn nắp, sạch sẽ. Rồi các em múa, hát để hoan nghênh Bác.

Bác kể’ chuyện "nhi đồng kháng chiến" cho các em nghe. Rồi Bác nói tiếp: "Ngày nay Việt Nam còn nghèo. Các cháu nhi đồng Việt Nam chưa được sung sướng như các cháu ở đây. Bác cùng toàn thể’ nhân dân Việt Nam, kể’ cả nhi đồng, đều ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong năm năm nữa, chắc các cháu Việt Nam cũng được như các cháu". Các em đều lắng nghe một cách say sưa và cảm động. Trước khi Bác ra về, một em gái đứng ra nói: "Nhờ Bác chuyển lời chào thân mến của các cháu cho các bạn nhi đồng Việt Nam".

Mêlitôpôn là một thành phố nhỏ với chín vạn dân cư, nhưng có một vườn trồng cây thí nghiệm rất nổi tiếng. Gọi là "Rừng trồng cây" thì đúng hơn, vì nó rộng đến 600 mẫu tây. Ở đây toàn là đất cát, nhưng đào xuống độ vài thước thì có đất đen. Vì vậy, rê mát quanh năm, và cây lên tươi tốt. Vườn trồng đủ các thứ hoa và các thứ cây ăn quả. Được vun trồng phân bón theo đúng khoa học, hoa nào cũng đẹp, quả nào cũng ngon. Nhất là quả anh đào càng nổi tiếng.

Trời nắng, nhưng dạo trong vườn vừa mát, vừa thơm. Ban giám đốc thết tiệc mời Bác. Có thể gọi là một tiệc "thần tiên". Tiệc đặt dưới một giàn nho, xanh biếc, ở giữa vườn hoa. Trên bàn bày đủ các thứ quả, nhiều thứ chúng tôi không biết tên, chỉ thấy ăn ngon.

4    giờ chiều, chúng tôi theo Bác lên tàu bay đi Xêbáttôpôn cách Mêlitôpôn 320 cây số, bay trên biển Adốp một đoạn khá dài.

Đến sân bay đón Bác có đồng chí Kômêgakhốp, Bí thư Tỉnh ủy Cơrimê, người rất to béo và rất vui tính, đã quen Bác từ trước; đồng chí Kaxatơnốp, Tỉnh ủy viên kiêm Đô đốc Hải quân Biển Đen, và nhiều đồng chí khác.

Các đồng chí ấy mời Bác đi xe hơi đến thành phố Xêbáttôpôn, vào xem vườn hoa "Hữu nghị và vẻ vang", đề nghị Bác trồng cây "thiên tuế" làm kỷ niệm. Nhiều đồng chí lãnh tụ Đảng cộng sản Liên Xô và các Đảng anh em đã trồng cây kỷ niệm cho vườn này. Cây Bác trồng ở ngay bên cây của đồng chí Khơrútsốp. Nghe tin Bác đến, chỉ một chốc thiên hạ đã kéo tới đông chật vườn hoa. Khi thấy Bác cởi áo, xúc đất, trồng cây làm thật sự, thì họ vô tay hoan hô ầm lên.

Mấy nữ đồng chí và em bé xin chụp ảnh với Bác. Rồi đồng chí Kômêgakhốp mời Bác lên một chiếc tàu nhỏ của Hải quân, có treo cờ đỏ sao vàng, đi một vòng xem cảnh Xêbáttôpôn, rồi men theo bờ Cơrimê, đi về phía Nam, đến Mikho. Mấy lâu cứ đi tàu bay, hôm nay được đi tàu biển, thích lắm! Nhưng khi sóng to, tàu lắc, thì trong ruột nghe hơi nao nao.

Chiều 9 giờ, tàu cập bến Mikho. Trời vân còn sáng. Đi xe hơi lên một con đường quanh co, hai bên đầy cây và hoa, đến một biệt thự ở trên sườn núi, trong một khoảnh vườn cũng đầy cây và hoa, nhìn ra phía biển nước trong như lọc. Biệt thự này cũng rất oai.

Ngày 10-7 - Tập thể’ thao, ăn điểm tâm, làm việc một lát, rồi đi tắm biển.

Ở Liên Xô, người ta quen thức khuya dậy trưa, Bác thì bất kỳ ở đâu, cứ 5 giờ sáng là thức dậy, 6 giờ là uống cà phê. Biết như vậy, các đồng chí Liên Xô (cùng đi với Bác) cũng đôn đốc nhau dậy sớm.

Chiều 5 giờ, Bác đi thăm Anta.

Ngày xưa Cơrimê là nơi nghỉ hè của bọn vua quan, đại tư bản, đại địa chủ. Sau cách mạng tháng Mười thành công, ngày 21-12-1920, Lênin ký nghị định tu bổ và xây dựng thêm lâu đài để làm nơi nghỉ ngơi cho công nhân, nông dân và những người lao động Xôviết và những công nhân các nước khác.

Thành phố Anta có 15 vạn dân. Phong cảnh đẹp. Khí hậu tốt. Nhiều vườn trồng thuốc lá và trồng nho. Có 20 nhà điều dưỡng, nhiều nhà nghỉ, nhiều khách sạn. Nhà nào cũng tòa ngang dãy dọc, như cung điện, như lâu đài. Anta lại có tên tuổ’i trong lịch sử mới: Trong thời kỳ chiến tranh thế’ giới thứ 2, Stalin, Rôdơven (Tổng thống Mỹ) và Sớcsin (Thủ tướng Anh) đã bí mật khai hội ở đây, để thảo luận kế hoạch tiêu diệt phát xít Đức.

Năm ngoái, Anta đã đón tiếp hơn 1 triệu 10 vạn người lao động đến nghỉ hè và khách du lịch.

Trong 10 ngày vừa qua, khoa học kỹ thuật Liên Xô lại thu được những thành tích mới.

Hôm 2-7, Liên Xô phóng một tên lửa có mang theo hai con chó và một con thỏ, với các thứ máy móc khoa học nặng 2.000 ki lô. Tên lửa bay cao gần 500 cây số, rồi bay trở về căn cứ cũ. Chó và thỏ vân được bình an.

Hôm 10-7, Liên Xô lại phóng tên lửa khác, mang theo con chó tên là "Mạnh dạn”. Lần này là lần thứ tư mà "Mạnh dạn” bay lên thăm trời, và máy móc khoa học nặng 2.200 ki lô. Tên lửa này cũng bay lên trời, rồi trở về đất, nơi căn cứ cũ. Dù vừa rơi đến đất, thì "Mạnh dạn” nhảy ra sủa âu âu, để’ khoe thành tích của cuộc lữ hành.

Trước đây ít lâu, Mỹ đã phóng tên lửa mang theo hai con khỉ. Tên lửa trở về căn cứ và khỉ vân sống. Với thành tích đó, Mỹ đã tuyên truyền rùm beng. Nhưng tên lửa Mỹ chỉ mang theo máy móc khoa học nặng hơn 10 kí lô. Vì bị đưa đi nghiên cứu và khoe khoang, một con khỉ đã "tạ thế”.

Cũng trong thời gian qua, một chiếc tàu bay quân sự Liên Xô đã bay một mạch 16.950 cây số trong 21 giờ 2 phút. Hôm sau, một chiếc tàu bay quân sự khác lại bay một mạch 17.150 cây số trong 21 giờ 15 phút. Sau khi bay đến địa điểm, hai tàu bay đều còn dầu đủ bay một tiếng đồng hồ nữa.

Từ Liên Xô đến Mỹ chỉ cách nhau 8.191 cây số.

Ngày 11-7 - Buổ’i sáng, Bác đi thăm vườn Nikiski, ở gần Anta cách Mikho vài chục cây số. Vườn này thuộc Viện hàn lâm khoa học nông nghiệp, rộng 280 mâu tây, có hàng nghìn loài cây các xứ nóng, các loại cây ăn quả và các loài hoa. Có một cây thông hơn 500 tuổi, một cây (tên gì không nhớ) có cành dài đến mười mấy thước. Có cây "liên lý” nhưng khác "liên lý” Trung Quốc. Cây "liên lý” Trung Quốc có hai gốc, mọc rời nhau, cách mặt đất độ 1 thước thì hai gốc dính nhau thành một cây. Còn cây "liên lý” ở đây thì hai cành của một gốc dính nhau thành hình chữ ơ. Vườn này cũng có trường học để dạy cán bộ trồng trọt và bảo vệ cây cối.

Lúc trở về, ghé thăm quảng trường Lênin và một bãi tắm. Thấy Bác đến, bà con kéo lại rất đông. Họ rất sung sướng được chụp ảnh với Bác.

5   giờ chiều, vợ chồng đồng chí Xuslốp, Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, đến chơi và ăn cơm với Bác.

Ngày 12-7 - 3 giờ sáng, chúng tôi theo Bác lên đỉnh núi Ai Piêtri cao 1.250 thước để’ xem mặt trời mọc. Thiên hạ đi xem rất đông, có cả những nhóm nhi đồng. Núi cao, đêm khuya, trời rét, nhưng ai cũng kiên trì, vừa nhảy nhót vừa nói chuyện cho đỡ rét, vừa nhìn về phương Đông. 5 giờ 10 phút, mặt trời lù lù ở dưới biển lên, vừa to, vừa tròn, vừa đỏ, như một cái mâm bằng vàng. Thật là oai vệ.

Chiều 4 giờ, Bác đi thăm gia đình đồng chí Xuslốp ở biệt thự trên một rừng thông, gần vườn Nikiski. Nơi này trước có biển, sau có rừng, phong cảnh đẹp, khí hậu mát. Vợ chồng đồng chí Bơriênhép (cũng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô) và người con trai cùng đến. Bác, cô dâu, chú rể, con trai, con gái của đồng chí Xuslốp và gia đình đồng chí Bơriênhép cùng nhau dạo vườn, nói chuyện, ca hát, chụp ảnh - rất thân mật, vui vẻ.

Con trai đồng chí Xuslốp có một máy chụp ảnh "Hỏa tốc”, chụp xong, liền lấy ra ảnh ngay.

Lúc trở về, Bác ghé chơi vườn hoa Mikho, ở cạnh bờ biển. Đặc điểm của vườn này là có một cái đồng hồ to, mặt đồng hồ làm toàn bằng hoa trồng, cỏ trồng, chạy rất đúng. Có hai em bé gái xăm xăm chạy lại và bạo dạn nói: "Chào Bác ạ”. Rồi hai em hai bên nắm tay Bác cùng Bác đi chơi, như quen thuộc Bác đã lâu ngày.

Ra khỏi vườn hoa, Bác đến thăm nhà nghỉ "Cờ đỏ”. Tình cờ gặp nhiều đồng chí Tiệp Khắc và Anbani nghỉ hè ở đây. "Thiên lý tha hương ngộ cố tri” - ai cũng vui mừng, sung sướng.

Ngày 13-7 - Sáng sớm, Bác đi thăm vợ chồng đồng chí Sirôky, Thủ tướng Tiệp Khắc, và vợ chồng đồng chí Muyenni, Thủ tướng nước Hunggari. Các đồng chí ấy đều do Đảng Cộng sản và Chính phủ Liên Xô mời đến đây nghỉ hè. Không cần phải nói: các lão đồng chí gặp nhau thì tay bắt mặt mừng, rất là vui vẻ.

8   giờ, Bác lên viếng tượng Lênin. Pho tượng này rất to, đứng trên núi, nhìn ra biển. Người đi thuyền xa ngoài khơi cũng nhìn thấy.

9    giờ, Bác đến thăm nhà nghỉ "Cờ Đỏ” số 2. Cán bộ Đảng Cộng sản Liên Xô từ các tỉnh và một số cán bộ các đảng anh em đến nghỉ ở dây. Tin Bác đến truyền đi rất nhanh. Chỉ trong mấy phút, các đồng chí đã đến đầy đủ, vui vẻ hoan nghênh Bác và xin chụp ảnh với Bác để làm kỷ niệm.

Nhà nghỉ "Cờ Đỏ” số 2 nằm trong một cái vườn rất rộng, đầy cây và hoa. Có nhà để nằm nghỉ sau khi tắm biển. Có các thứ thuyền bơi và xe đạp lội nước để tập thể thao. Độ 250 cán bộ đang nghỉ tại đây. Có đồng chí nặng thêm bốn, năm ki lô trong một tháng.

Ngày 14-7 - Lúc đi tắm biển Bác gặp đồng chí Canbécdin, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Luytuyani và vợ cùng hai cô con gái (15 và 17 tuổi). Tuy gặp Bác lần đầu, hai cô bé vồn vã hôn Bác, rồi Bác cháu thân mật chuyện trò. Đồng chí Canbécdin nói: Lần này Bác đi thăm các nước Cộng hòa Xôviết phía Nam Liên Xô; lần sau Bác nên đi thăm các nước Cộng hòa Xôviết phía Bắc, và mời Bác đến thăm Luytuyani.

2 giờ trưa, Bác từ giã Cơrimê lên tàu thủy "Đô đốc Nakhimốp” đi Xôsy. Tàu này to nhất và đẹp nhất trong những tàu chở khách ở Biển Đen.

Dài 174 thước tây,

Rộng 21 thước,

Cao 14 thước,

Chở được 1.658 người khách.

Có 1.058 phòng ngủ, bốn phòng ăn rộng rãi và sang trọng, phòng xem sách, phòng nhảy múa. Có hai bể bơi, có phòng bưu điện, phòng chiếu bóng,v.v... có phòng riêng cho trẻ con.

Trưởng tàu này một Anh hùng lao động. Cách đây mấy năm, đồng chí ấy làm trưởng máy tàu "Tuápsê”, khi tàu đi gần vịnh Đài Loan, bị bọn Tưởng Giới Thạch đánh cướp, nhân viên trên tàu bị bắt làm tù binh. Bọn Mỹ - Tưởng dùng mọi cách uy hiếp và dụ dô, buộc họ đầu hàng. Song những người trên tàu đã kiên quyết đấu tranh, cuối cùng Mỹ - Tưởng phải thả họ. Chuyện này đã được quay thành phim và chúng tôi đã xem phim này.

Đồng chí thuyền trưởng xin Bác cho phép những cán bộ và thủy thủ "chiến sĩ thi đua” trên tàu chụp ảnh với Bác. Có năm anh em học sinh Trung Quốc thực tập ở tàu này; họ rất phấn khởi khi được gặp Bác.

Trên tàu có một nhóm người Mỹ đi du lịch. Mấy người viết báo Mỹ nhờ đồng chí thuyền trưởng chuyển lời họ xin phỏng vấn Bác. Bác không nhận lời, vì lẽ rằng Bác đi nghỉ hè, không nói đến chính trị.

Trời thanh, gió mát, biển lặng như tờ, tàu đi rất êm ái. 2 giờ trưa hôm sau ngày 15-7, tàu cập bến Xôsy. Các đồng chí lãnh đạo địa phương lên tàu đón Bác.

Xôsy là một nơi nghỉ hè, nổi tiếng xinh đẹp. Thành phố chỉ có 96.000 dân cư thường xuyên, mà có 48 nhà an dưỡng, chưa kể’ những nhà nghỉ và những khách sạn khác. Năm ngoái có hơn 50 vạn người, hiện nay có hơn 10 vạn người nghỉ hè ở đây.

Cũng như nhiều nơi khác ở miền Côcadơ, mây trăm năm trước Xôsy đã bị Thổ Nhĩ Kỳ thống trị. Đến giữa thế’ kỷ XIX Xôsy mới về nước Nga. Vì phong cảnh đẹp, khí hậu tốt, bọn vua quan và đại địa chủ Nga bắt đầu xây dựng nhà nghỉ mát ở Xôsy. Để’ tiện việc đi lại, chúng bắt nhân dân đắp một con đường từ Nôvôrốtsi đến Xukhum. Vì thiếu ăn, ốm đau và bị đánh đập tàn nhẫn, hàng trăm dân phu đã chết trên con đường này.

Sau Cách mạng Tháng Mười, bọn Đênikin nổi loạn, Xôsy bị tàn phá nặng. Tháng 4 năm 1920, Xôsy được hoàn toàn giải phóng. Từ đó, Chính phủ ra sức xây dựng lại thành phố để’ làm nơi an dưỡng của nhân dân. Các đồng chí Vôrôsilốp, Micaian, Oócgiônikidê và Stalin đã trực tiếp đôn đốc công việc này.

Xôsy có hơn 700 bác sĩ, 1.500 nữ y tá và một số đông khán hộ chăm nom sức khỏe cho những người đến an dưỡng; để’ cung cấp lương thực, Xôsy có nhiều nhà máy chế’ biến thức ăn, môi ngày sản xuất 160 tấn sữa, 125 tấn bánh mì, v.v..

Bác nghỉ tại một biệt thự của Trung ương, tên là "Bôdarốp Rusây” ở giữa một khu vườn đầy hoa quả cây cối, rộng 35 mâu tây, đồng chí phụ trách trông nom biệt thự báo cáo với Bác: cách đây một tháng, đồng chí Chủ tịch Vôrôsilốp đã nghỉ mát ở đây; và khi ra về, đã dặn dò rằng: "đồng chí Hồ Chí Minh sẽ đến nghỉ hè ở đây, anh em phải săn sóc Người thật chu đáo”.

Trưa này trời nắng 30 độ.

Bác đi thăm nhà hát lớn của thành phố. Nhà hát này to và đẹp gấp mấy nhà hát thành phố Hà Nội ta. Rồi đi dạo vườn hoa trên bãi biển.

Chiều, Bác đi xem xiếc. Khi đồng chí quản lý báo tin Bác đến, cả rạp đứng dậy vô tay và hoan hô hồi lâu. Xiếc này toàn do thanh niên biểu diên. Có nhiều trò mới và rất tài tình như: đặt cái bàn trên bốn cái chai, trên mặt bàn đặt bốn quả cầu nhỏ, đặt một cái ghế' đứng trên bốn quả cầu đó rồi đặt tám cái ghế', cái này chồng nghiêng trên cái kia, trên môi ghế' có một người hai tay chống trên ghế, mình và hai chân thẳng đờ ra ngoài... Có bảy chị em gái con một nhà, đều làm trò ở xiếc, ông bố ngoài 60 tuổi thì làm thầy dạy.

Ngày 16-7 - Sáng nay, Bác đi thăm nhà thương suối nước nóng Masétsta. Tiếng địa phương Masétsta nghĩa là "nước bốc lửa”. Nhà thương xây dựng toàn bằng đá hoa, đồ sộ như một lâu đài. Trong nhà ngoài sân sạch bóng không có một chút bụi. Vườn hoa bao bọc chung quanh môi khu nhà.

Nước suối Masétsta chữa các bệnh đàn bà, bệnh tê thấp, thần kinh, ung thư, kém máu, v.v.. Môi năm có chừng 30 vạn người đến chữa. Đồng chí Lôgaxôva, nữ giám đốc, dân Bác đi xem nhà thương.

Trên đường trở về, Bác lên đỉnh núi Akhum cao 600 thước xem cái tháp canh cao 30 thước rưỡi. Đứng trên tháp trông thấy toàn bộ phong cảnh Xôsy. Trời trong, mây trắng, nước biếc, rừng xanh, bao trùm những lâu đài đủ màu sắc - thành một bức vẽ vĩ đại vừa nhân tạo vừa thiên nhiên. Trên đỉnh núi có quán bán cơm và sân nhảy múa, sẵn sàng chiêu đãi khách đến chơi.

11   giờ, Bác đến thăm nhà nghỉ của công đoàn Ngũ kim. Ở Xôsy, nhà nghỉ nào cũng đẹp, nhưng đẹp nhất là nhà nghỉ của quân đội và của công nhân ngũ kim. Nhà máy có 375 phòng. Môi năm hơn 4.000 chiến sĩ thi đua ngành ngũ kim và vợ con họ đến nghỉ hè ở đây. Nữ giám đốc là đồng chí Sêsôva cùng bà con ở nhà máy ra đón tiếp Bác một cách rất thân mật.

12    giờ - Bác đến thăm trạm "chọn giống những thứ cây các xứ nóng”. Trạm rộng 100 mâu tây, và đang phát triển thêm 1.500 mâu nữa. Trong trạm có một cây chanh tên là "cây chanh hữu nghị” đã 25 tuổi. Môi đoàn đại biểu 40 nước đến thăm trạm đều có tiếp một ngành vào cây chanh, môi ngành được tiếp có đeo tấm bảng nhỏ đề ngày tháng và tên đoàn. Đồng chí giám đốc mời Bác tiếp hai ngành. Trong vườn có những vùng "hữu nghị” trồng cây các nước và đặt tên theo các nước có thứ cây ấy. Vì thời giờ ít, Bác và chúng tôi không kịp vào thăm "vùng Việt Nam”.

Chiều 2 giờ, Bác đến thăm vợ chồng đồng chí Bêliaép, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên Xô kiêm Bí thư Đảng Cộng sản Kazắcstan. Đồng chí khuyên Bác đi thăm Kazắcstan, và nói chuyện với Bác những đặc điểm thú vị của xứ ấy. Từ giã đồng chí Bêliaép, Bác lên xe hơi đi Xukhum.

Đường đi từ Xôsy đến Xukhum 240 cây số, nhưng người ta có cảm tưởng như đi trong một vườn hoa.

Trên đường đi, chúng tôi ghé thăm thành phố Gagơra, cũng là một nơi nghỉ mát xinh đẹp, rồi đi lên hồ Rítda ở trên một đỉnh núi cao 960 thước tây cách Gagơra 39 cây số. Đường lên núi cheo leo khuất khúc, hai bên đường là núi dốc đứng như những bức tường, người ta có cảm tưởng như bị vây kín chung quanh. Có một đoạn men theo núi dốc, bên cạnh là cái thác sâu hơn 100 thước, ai yếu bóng vía thì chỉ trông thấy cũng đã hết hồn. Người ta đặt tên cho đoạn đó là "Vĩnh biệt Tổ quốc”. Núi toàn đá, nhưng có nhiều cây to. Hai bên suối Gaghê, lâu lâu lại có những ruộng ngô và nương thuốc lá; ở những nơi đó người ta đặt rất nhiều tổ nuôi ong.

Hồ Rítda dài sáu cây số, rộng từ một đến ba cây số. Sâu 14 thước có chô sâu hơn. Nước ấm 12 độ. Hồ có nhiều cá "phôren”, mình dài một đến hai gang tay, ngon và thơm.

Rừng thông thẳng tuột, rủ bóng xuống nước hồ trong veo. Nhiều suối "bộc bố” từ các đỉnh núi chảy vào hồ như những tấm lụa trắng trên trời rủ xuống. Đằng xa là những dãy núi cao có tuyết phủ quanh năm. Phong cảnh của hồ rất nên thơ. Chung quanh hồ có nhiều nhà nghỉ mát của người lao động. Hàng ngày có hơn 100 xe buýt chở khách du lịch đến thăm hồ.

Các đồng chí địa phương mời Bác đi ca nô dạo chơi trên hồ. Chiều nay là lần đầu tiên chúng tôi được ăn cơm khách theo phong tục địa phương: Cừu non thui để cả con lên bàn; chả nướng môi miếng to bằng bàn tay và môi xâu dài gần một thước; bánh mỳ "uri” như nửa mặt trăng, bên ngoài bao thêm một bánh mỏng. Người khách quý được ăn đầu cừu, ăn không hết thì những người khác chia nhau ăn. Phong tục ăn cừu thui và chả nướng, từ đây đến dân tộc Hồi ở Tân Cương (Trung Quốc) đều giống nhau.

Đối với hồ Rítda có một câu chuyện cổ truyền giống hệt câu chuyện cổ truyền về hồ Ba Bể ở ta. Câu chuyện đại ý như vầy: Đời xửa đời xưa, ở nơi đây có một làng dân cư đông đúc. Một hôm, một vị Tiên giả làm người đi ăn xin, đi đến nhà nào cũng bị khinh rẻ. Khi đến nhà một người đàn bà nghèo, Tiên được bà này thương xót và cho ăn. Sau đó, Tiên bảo bà này: ngày mai sáng sớm, mẹ con bà ta nên lên đỉnh núi mà hái củi. Vì kính trọng người già, bà này làm như lời Tiên dặn. Khi mẹ con bà ta lên đến đỉnh núi, thì bất thình lình làng này sập thành cái hồ, dân cả làng chết hết, chỉ mẹ con người đàn bà lương thiện được sống còn...

Tối 17 ngủ lại ở Rítda. Sáng 18-7 trên đường đi Xukhum, Bác ghé thăm hợp tác xã nông nghiệp "Đurípsa”. Hợp tác xã này có:

1.500 mâu tây ruộng đất để chăn nuôi

346 mâu tây trồng chè

300 mâu tây trồng ngô

25 mâu tây trồng nho

620 con bò và ngựa

950 con cừu.

Toàn xã có 2.800 người, 750 người là lao động chính.

Năm ngoái, hợp tác xã thu hoạch hơn 12 triệu rúp. Môi ngày lao động được lĩnh 45 rúp. Trung bình môi năm, môi gia đình được từ một vạn tám nghìn đến hai vạn rúp.

Kế' hoạch Nhà nước định cho xã là: Năm nay sản xuất 1.400 tấn chè và đến năm 1965 sản xuất 2.000 tấn. Nhưng xã viên quyết định năm nay sản xuất 1.700 tấn, và sẽ hoàn thành kế' hoạch bảy năm trước thời hạn hai năm.

Ở đây, người ta trồng chè từng dãy dày khít như hàng rào. Dãy này cách dãy kia độ nửa thước. Chè rất xanh tốt, cao đến ngực người.

Để’ hoan nghênh bác, các em tí hon múa hát, thanh niên múa hát, rồi cụ già cũng múa hát. Bữa cơm trưa ở hợp tác xã cũng cừu thui để cả con, chả nướng dài một thước.

Xã này có ba cụ già: cụ Đôme 110 tuổi, cụ Táckin 105 tuổi, cụ Tácba 100 tuổi. Các cụ đều mạnh khỏe hồng hào, và ăn to, nói lớn. Cụ Tácba đã được thưởng huân chương Lênin và huân chương Anh hùng lao động. Cụ còn múa, nhảy và đua ngựa với thanh niên. Ở đây có tục dùng sừng trâu bò và sừng dê làm cốc uống rượu, bịt bạc và chạm trổ rất khéo. Để chúc sức khỏe Bác, cụ Táckin uống một hơi một sừng trâu rượu nho hơn hai lít.

Các cụ đã biếu Bác hai cốc bằng sừng để làm kỷ niệm.

Ngày xưa, ở Trung Quốc có phong tục tiên khách ở "trường đình” nơi xa nhà, và ở "đoản đình” nơi gần nhà. Ở đây cũng có phong tục giống như vậy. Khi khách ra về đến ngoài sân, các cụ phụ lão mời khách ăn uống một lần nữa (tuy mới ăn xong ở trong nhà). Khách ra đến ngoài cửa, các cụ lại đãi một tiệc nữa.

Ở miền này có nhiều cụ già hơn 100 tuổ’i. Trong hơn 40 vạn nhân dân nước Cộng hòa Xôviết Ápkhadi thì có:

2.800 cụ hơn 120 tuổ’i,

8 cụ 140 tuổi,

1 cụ 149 tuổi.

Nhiều người khoa học phương Tây đến tìm hiểu vì sao các cụ sống được lâu như vậy; nhưng họ chưa kết luận được. Có câu chuyện tức cười như sau:

Mấy người khoa học đang hỏi chuyện cụ A. Cụ nói: "Tôi sống lâu vì tôi không hút thuốc, không uống rượu, không lấy vợ”. Bông nghe tiếng cãi nhau om sòm ở buồng bênh cạnh. Các vị khoa học hỏi: "Ai cãi nhau thế”. Cụ A trả lời: "Đó là cha tôi và chú tôi, hai con quỷ rượu. Cả ngày nốc rượu rồi thì hút thuốc; không rượu, không thuốc, buồn mồm thì cãi nhau. Cha tôi đã có hai, ba đời vợ; chú tôi cũng vậy...”.

3      giờ chiều, đi thăm thành phố Xukhum, thủ đô nước Cộng hòa Xôviết Ápkhadi, có 110.000 nhân dân.

Đến công viên Lênin, đồng chí Sikôvani, Thủ tướng Ápkhadi mời Bác trồng một cây cọ làm kỷ niệm.

Chúng tôi cho rằng trồng cây làm kỷ niệm là một sáng kiến hay. Kỷ niệm được lâu, được bền, mà không tốn kém.

Xukhum cũng là nơi nghỉ hè rất xinh đẹp. Chiều này Bác đi thăm vườn nuôi khỉ của Viện y học. Ở đây nuôi hơn 1.100 con khỉ đủ các loại để nghiên cứu các bệnh ung thư, kém máu, đau tim... và nghiên cứu ảnh hưởng tia nguyên tử đối với thân thể’ loài vật. Có loài khỉ hiền lành, được ở tự do trong vườn. Khi người ta vào xem, cho chúng kẹo, chúng chạy lại cả đàn. Cũng có loài hung dữ, phải nhốt vào cũi sắt. Viện này có 50 cán bộ khoa học và 250 công nhân.

Ở đây người ta dùng ba thứ chữ: chữ Nga, chữ Ápkhadi và chữ Gécgi.

Hôm nay, sáng chỉ ấm 25 độ, mà trưa thì nóng đến 38 độ.

Sáng ngày 19-7 - Đi máy bay đến Bilidi, thủ đô nước Cộng hòa Xôviết Giêoócgi, cách Xukhum 350 cây số. "Bilidi" nghĩa là nóng nực.

Nằm trên sườn núi thoai thoải, thành phố Bilidi như ở trên những bậc thang xem rất thú vị. Bilidi có một lịch sử gần 2.400 năm. Chuyện đời xưa truyền lại thế’ này: Vua Goócsalê đi săn đến đây, bắn trúng một con hươu, máu chảy lai láng. Nó nhảy xuống một cái suối nước nóng vùng vây một hồi, thì vết thương khỏi và nó chuồn vào núi. Đoán rằng nước suối ấy có thể chữa tật bệnh, vua bèn cho xây dựng một thành phố ở nơi đây.

Từ thế’ kỷ thứ 10, Bilidi là một thành phố thịnh vượng. Vào thế' kỷ thứ 13, bị quân đội Mông Cổ tàn phá sáu lần. Đến thế kỷ thứ 17, lại trở nên một nơi thương nghiệp và công nghiệp (có xưởng đúc súng và làm thuốc súng, nhà đúc tiền...). Từ năm 1723 đến năm 1795 lại bị các nước láng giềng, nhất là Thổ’ Nhĩ Kỳ, xâm lược. Đến nay 1801, Bilidi hợp nhất về nước Nga.

Cách thành phố 21 cây số là nơi trung tâm buôn bán đời xưa. Trung Quốc, Ấn Độ cùng các nước phương Tây đều giao dịch ở nơi đó.

Sau Cách mạng tháng Mười, Bilidi dần dần trở nên một thành phố to. Về công nghiệp thì có nhà máy cơ khí, xưởng sửa chữa xe hơi và xe lửa, nhà máy dệt, nhà máy rượu, nhà máy chè, v.v.. Về văn hóa thì có 12 trường cao đẳng (trước Cách mạng chỉ có một), 73 sở nghiên cứu thuộc Viện hàn lâm khoa học, bốn viện bảo tàng, 247 trường trung học... Các em nhi đồng có riêng một cung văn hóa, sáu nhà nhi đồng, hai trạm kỹ thuật, một đường xe lửa, một trạm du lịch, một công viên riêng...

Trưa hôm nay, Bác đi thăm nhà máy gang thép “Rúttavili" cách Bilidi 25 cây số. Trước kia, đây là vùng đất hoang, di tích một thành phố bị quân Mông Cổ tàn phá 600 năm về trước. Từ năm 1947, công nhân bắt đầu xây dựng nhà máy đồng thời xây dựng thành phố. Hiện nay, thành phố Rúttavili có sáu vạn người, trong số đó 11.000 là công nhân nhà máy, 49.000 là nhân viên các ngành và gia đình của công nhân. Nhà máy và thành phố đang phát triển thêm mãi.

Cũng như những nơi khác, anh chị em công nhân nhiệt liệt chào đón Bác. Sau khi đi xem các xưởng, Ban giám đốc mời Bác vào nghỉ ở Cung văn hóa và biếu Bác một cái sừng uống rượu rất xinh.

4    giờ chiều, đi thăm "nông trường thí nghiệm". Nông trường có 400 mâu tây ruộng đất. Trong vườn ươm cây có 500 loại nho Giêoócgi và 700 loại nho các nước khác. Có một giống nho Pháp tên là "sútla", trồng ở đây lại nhiều quả và ngon hơn ở Pháp. Năm ngoái, môi mâu thu hoạch 80 tấn nho; năm nay sẽ tăng lên 100 tấn.

Ở nông trường có 2.100 học sinh vừa học, vừa lao động. Vợ chồng đồng chí giám đốc đều là chuyên gia nông nghiệp, cô con gái 21 tuổi cũng sắp thi đô khoa canh nông. Nông trường mời Bác và chúng tôi dự một bữa tiệc toàn là trái cây. Cô Irêna (con đồng chí giám đốc) ân cần mời Bác nếm tất cả những thứ quả tự tay cô đã chăm nom.

5    giờ chiều, một đồng chí Liên Xô từ Mátxcơva mang sách báo đến, có cả số báo Nhân Dân ngày 14-7-1959. Nhờ khoa học phát triển, nhất là nhờ có tàu bay "TU.104” mà một tờ báo xuất bản cách đây hơn 11.400 cây số, chỉ trong năm hôm đã đến tay người đọc.

7 giờ rưỡi - Các đồng chí địa phương mời Bác đi chơi núi Mtátsminda, cao 600 thước, ở phía Tây thành phố. Đi chơi núi có thể’ đi xe hơi, đi xe điện treo, hoặc đi bộ. Trên đỉnh núi có vườn hoa rộng, có quán cơm to, có rạp hát và sân nhảy múa. Đứng trên núi nhìn xuống thành phố vừa vặn đèn sáng choang, cảnh tượng đẹp như một cái mâm khổng lồ đựng đầy hạt ngọc sáng nhấp nhánh. Người lên chơi rất đông.

Ngày 20-7 - Sáng sớm, đi xe hơi lên thăm thành phố Gôri, quê hương của đồng chí Stalin, cách Bilidi 100 cây số. Trước kia Gôri chỉ là một thị trấn nhỏ và nghèo, nay đã trở nên một thành phố lớn. Khi đến nơi, nhân dân thành phố đã đứng đầy hai bên đường chờ hoan nghênh Bác. Các đồng chí địa phương đưa Bác vào thăm gian nhà sơ sài, nhỏ hẹp mà đồng chí Stalin đã ở lúc còn trẻ. Gian nhà được giữ gìn cẩn thận, đặt nằm trong một ngôi nhà mới xây. Gần bên đó là viện bảo tàng, trưng bày những bức vẽ và những tài liệu lịch sử, thuật lại đời hoạt động cách mạng của đồng chí Stalin.

Từ giã Gôri, đi mấy cây số nữa, Bác lên đỉnh một quả núi nhỏ xem một thành quách xây từ thế’ kỷ thứ 12.

12 giờ trưa, đến thăm nông trường trồng táo "Kítnhiski" xây dựng từ năm 1930. Nông trường rộng 300 mâu tây. Năm được mùa thì thu hoạch được hơn 2.400 tấn táo. Năm ngoái nông trường thu nhập 12 triệu rúp. Anh chị em ở nông trường mời Bác ở lại ăn cơm trưa, và biếu Bác một cặp sừng uống rượu, hai cái bình sứ (thủ công nghiệp của địa phương) đựng đầy rượu nho. Về đến Bilidi thì đã "tà tà bóng ngả về tây”.

Tối 8 giờ - đi thăm vườn "văn hóa và nghỉ ngơi”. Vườn rất rộng, cây cối xùm xòa, đèn điện xanh đỏ vàng tím sáng choang, có rạp hát, rạp chiếu bóng, quán giải khát, nhà xem sách, v.v.. Người đến chơi đông như kiến. Có một đường xe lửa của nhi đồng dài hơn hai cây số. Sếp ga, sếp tanh, người lái xe, người bán vé đều là nhi đồng. Các em "nhân viên” tặng Bác hoa rồi mời Bác và các đồng chí lên xe đi một vòng, không phải lấy vé. Tuy là để chơi, nhưng các em làm việc một cách cẩn thận không kém đường xe lửa khác.

Sau đó, đi xem múa hát dân tộc.

Tuy đi nghỉ hè, Bác vân nhắc nhủ chúng tôi theo dõi tin tức trong nước và thế' giới. Khi chúng tôi báo cáo xong, Bác nêu rõ trong mười ngày qua, trên thế' giới có nhiều việc quan trọng.

-    Việc quan trọng bậc nhất là: Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản và Chính phủ Liên Xô do đồng chí Khơrútsốp lãnh đạo đi thăm nước Ba Lan anh em, hôm 14 tháng này.

-    Hôm 15, Chính phủ nhân dân Triều Tiên đã tuyên bố: Chỉ hai năm rưỡi, nhân dân Triều Tiên đã hoàn thành vượt mức kế' hoạch năm năm lần thứ nhất về tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Việc đó là một khuyến khích rất lớn đối với công nhân Việt Nam ta.

-    Hội đồng đoàn kết Á - Phi kêu gọi nhân dân các nước lấy ngày 20-7 làm "Ngày ủng hộ Việt Nam”. Hôm 19-7, hơn 15 vạn đồng bào Hà Nội đã họp mít tinh chống Mỹ Diệm.

- Nhân ngày 20-7, Bác nhắc lại cho chúng tôi nhớ một đoạn lịch sử mới của nước ta, tóm tắt như sau:

Ngày 7-5-1954, ta đại thắng, Pháp đại bại ở Điện Biên Phủ.

Sau đó ba tuần lê, Chính phủ Pháp (Lanien) bị lật đổ. Thế là ta đã đánh bại quân đội thực dân Pháp và cả chính phủ phản động Pháp.

Tại Hội nghị Giơnevơ, Thủ tướng mới của Pháp (Măngđét Phơrăngxơ) buộc phải ký hiệp định đình chiến với ta hôm 20-7-1954. Hiệp định ấy quy định rõ rằng: Đến tháng 7-1956 sẽ có cuộc tuyển cử tự do trong cả nước ta để thống nhất đất nước.

Nhưng do bọn Diệm bán nước và bọn Mỹ cướp nước, phá hoại Hiệp định Giơnevơ, do chính phủ Pháp lôi thôi, không chấp hành đúng đắn Hiệp định Giơnevơ, cho nên đến nay nước ta chưa thống nhất. Nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.

Còn vài việc quan trọng nữa. Từ ngày 14-7, ở Mỹ đã nổ’ ra một cuộc bãi công khổng lồ của 50 vạn công nhân luyện kim. Và hôm 15-7, thì quả vệ tinh thứ 3 của Liên Xô đã bay được 6.000 vòng chung quanh trái đất.

Ngày 21-7 - Trước khi ra sân bay đi Êrêvan, Bác đến thăm đồng chí Vôrôsilốp. Hôm kia, đồng chí Vôrôsilốp đến gắn huân chương Lênin cho nhân dân nước Cộng hòa Xôviết Arơmêni, vì họ đã hoàn thành vượt mức kế hoạch về công nghiệp và nông nghiệp. Khuya hôm qua, đồng chí về nghỉ ở Bilidi. Hai anh em[83] vồn vã hôn nhau, rồi khoác tay nhau vừa đi vừa nói chuyện rất thân mật, vui vẻ. Thấy hai vị lãnh tụ đều hồng hào, mạnh khỏe, vui vẻ, đồng chí Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Giêoócgi nói với chúng tôi: "Các bạn xem, đó là tiêu biểu tinh thần đoàn kết thân ái giữa hai dân tộc chúng ta...”

Cũng như các nước Cộng hòa Xôviết ở Liên Xô, Giêoócgi tiến bộ nhảy vọt về mọi mặt. Chúng tôi chỉ nêu một điểm để’ so sánh: Giêoócgi có non bốn triệu nhân dân. Nước láng giềng là Thổ Nhĩ Kỳ có 20 triệu nhân dân. Hiện nay sức điện của Giêoócgi nhiều gấp đôi của Thổ. Đến năm 1965 sẽ nhiều gấp năm của Thổ.

Êrêvan là thủ đô của nước Cộng hòa Arơmêni, cách Bilidi 210 cây số. Bác vừa đến nơi, thì trời cũng vừa mưa. Trong lời hoan nghênh, đồng chí Bí thư tỉnh ủy Đảng Cộng sản Arơmêni nói: "Từ đầu hè đến nay, trời rất nóng nực, chưa có trận mưa nào. Hôm nay, đồng chí đến thăm, lại mang một trận mưa rào để’ làm quà cho chúng tôi. Thật là:

“Mưa xuân theo vết bánh xe,

Nghĩa xuân thêm đậm, tình hè thêm tươi”.

Khi đi xem thành phố, Bác và chúng tôi ghé thăm Chợ lớn. Chợ xây dựng và trang hoàng theo kiểu dân tộc, rộng rãi, xinh đẹp và rất sạch sẽ, ngăn nắp. Kẻ bán người mua rất rộn ràng. Bác khoác tay đồng chí Bí thư vừa đi, vừa vui vẻ nói: "Hà Nội chúng tôi có chợ Đồng Xuân cũng khá to và đẹp. Trong những ngày đầu kháng chiến, bà con chợ Đồng Xuân đã có công lao. Nhưng cho đến nay tôi chưa đi thăm được, vì e bị bà con bao vây, chợ sẽ mất trật tự”.

Bác chưa dứt lời, thì bà con trong chợ Êrêvan đã hoan hô vang lừng, đua nhau chạy lại bao vây chung quanh Bác, tranh nhau bắt tay Bác, tặng Bác những bó hoa to tướng.

Sau đó, Bác đi thăm nhà máy rượu Cônhắc. Xem bề ngoài thì khó mà biết đó là nhà máy rượu, vì nó đồ sộ nguy nga như một tòa lâu đài. Ở đây, từ việc rửa chai, lọc rượu, đến việc đóng nút đều làm bằng máy. Rượu chứa trong những thùng tròn, làm bằng gô "sến", những thùng to nhất chứa được hơn 15.000 lít. Đồng chí giám đốc say sưa trình bày lịch sử và tác dụng của rượu Cônhắc, rồi mời mọi người nếm rượu với một cách khoa học: trước khi uống thì lắc lắc cốc rượu độ một phút; uống xong, lấy hai tay bọc lấy cái cốc độ một phút thì nghe cái cốc tỏa mùi thơm.

Môi năm, nhà máy rượu thu nhập 100 triệu rúp.

Đi thăm nhà máy điện mới xây dựng trên sông Radơđan, rồi đến thăm thư viện chứa những sách vở đời xưa. Có những phòng chứa toàn những sách chữ Arơmêni và chữ Arập, chép bằng tay rất công phu. Có những quyển thơ, truyện, nhạc, lịch sử, địa lý,... Quyển xưa nhất viết từ thế' kỷ thứ 4. Quyển to nhất - dài 1 thước tây, rộng 8 tấc, có 608 tờ bằng da bò con, nặng 32 kilô, chép từ năm 1205. Quyển nhỏ nhất thì bằng hai cái bao diêm chồng lại, có 103 tờ, nặng 19 gam, làm từ năm 1434. Những sách vở xưa này có giá trị lịch sử rất quý báu, nay được giữ gìn cẩn thận như ngọc như vàng.

9 giờ chiều, Bác đi xem văn công Arơmêni. Họ múa rất khéo, hát rất hay. Có một nghệ sĩ biết thổi sáo Việt Nam. Khi Bác tặng hoa cho đoàn văn công, cả rạp đứng dậy vô tay hoan hô.

Ngày 22-7 - Sáng sớm, đi chơi hồ Sêvan, trên đỉnh núi Sêvan, cao 2.000 thước tây. Trên đường đi, Bác ghé thăm trạm thủy điện trên một quả đồi cao 99 thước. Xe đi độ 40 cây số nữa, Bác ghé thăm trại nhi đồng ở làng Ankavan. Ở trại có 250 em, con các công nhân ngành thực phẩm. Em nào cũng khỏe, cũng ngoan.

- Hồ Sêvan ở trên đỉnh núi cao 2.000 thước. Đường lên núi rộng rãi nhưng quanh co. Khi có gió thổi, mây tuôn, thì những người yếu tim cảm thấy thở khó. Hồ rộng thênh thang như một góc biển. Nước hồ lạnh và chô xanh, chô biếc, tùy chô có mây hoặc ánh sáng mặt trời. Trên bờ hồ có nhiều nhà nghỉ xinh đẹp của những người lao động trí óc và lao động chân tay. Khi Bác đến, anh chị em công nhân và văn nghệ sĩ vồn vã ra đón chào. Nhiều văn nghệ sĩ đã biếu Bác tác phẩm của họ. Những người ở đây, cả già lân trẻ tự động tổ chức một cuộc vui ca hát và nhảy múa. Bác và chúng tôi cũng tham gia.

Tối hôm nay, sau bữa cơm thân mật, các đồng chí lãnh đạo Arơmêni đã tặng Bác một món quà rất khéo: một khối nhỏ đá quý của Arơmêni mà thành một quả cầu cỏn con đặt trên một cái tháp. Trong lòng quả cầu có một hạt gạo. Trên hạt gạo có mấy cái kính "hiển vi” nhỏ xíu. Nhìn qua kính, thì thấy trên hạt gạo có hình núi Ararát và mấy chữ:

“Kính tặng đồng chí Ho Chí Minh. Để kỷ niệm những ngày Người ở Arơmêni”.

Quà này là do nghệ sĩ Kadarian làm.

Ararát là núi cao nhất tại vùng này, hiện ở vào địa phận nước Irăng. Nhân dân bên này và bên kia đều thuộc dân tộc Arơmêni. Người Arơmêni bên kia núi bị chính phủ phản động Irăng áp bức tàn tệ. Vì sợ họ chịu ảnh hưởng cách mạng của người Arơmêni Xôviết, Chính phủ Irăng phân tán họ đi nhiều nơi khác. Dân tộc Arơmêni gọi Ararát là "núi thánh”, tượng trưng tinh thần đoàn kết và chí khí đấu tranh của mọi người Arơmêni.

Nghệ sĩ Kadarian, khéo về nghề chạm trổ tinh vi. Đồng chí ấy đã gửi biếu mâu nhóm công trình sư nước Đức dân chủ cộng hòa một sợi tóc, trên sợi tóc có một dòng chữ: "Nhân dân Arơmêni gửi lời chào thân ái đến nhân dân nước Đức anh em”.

Đồng chí ấy lại vừa hai trang sách bằng bạc, rộng không đầy một phân. Trên hai trang ấy, đã chép cả một truyện cổ Arơmêni kèm theo nhiều bức vẽ. Đồng chí Kadarian còn làm nhiều thứ chạm trổ’ tinh vi như vậy.

Arơmêni có nhiều thứ đá đủ màu sắc, rất đẹp. Khi mới đào lên thì rất mềm dùng máy cắt đá, to nhỏ tùy ý. Ít lúc sau thì đá rất cứng, giá thành rẻ hơn gạch, ngói. Vì vậy, nhà ở, xưởng máy, cơ quan, đều xây dựng bằng đá, xem rất nguy nga. Đó là một đặc điểm của Arơmêni. Tuy vậy, những nhà cũ (trước cách mạng) còn lại đều tháp lè tè và xộc xệch, chẳng đẹp chút nào. Chỉ so sánh điều đó, người dân Arơmêni cũng đã sâu sắc biết ơn Đảng Cộng sản, lại biết ơn Cách mạng Tháng Mười, và càng ra sức thi đua xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

- Ngày 23-7, sáng sớm, từ giã Êrêvan lên tàu đi Baku, Thủ đô nước Cộng hòa Xôviết Adécbaigian, cách Êrêvan 540 cây số, về phía tây biển Cátpiên.

Khi gần đến Baku, từ trên tàu bay trông xuống, người ra thấy một vùng rộng mênh mông, những tháp máy hút dầu chi chít, như một rừng cây. Dầu lửa là một tài nguyên vô tận của nước nhà, nhân dân ở đây quen gọi dầu lửa là "vàng sắc đen”.

Các đồng chí đại biểu Đảng và Chính phủ Adécbaigian mời Bác về nghỉ một biệt thự cách thành phố 45 cây số.

10 giờ rưỡi, Bác đi xem một vùng khai thác dầu lửa ở phía Bắc thành phố Baku. Ngoài rừng máy hút dầu ở trên đất liền, ở đây có một cái cầu sắt dài 16 cây số, từ đất liền ra tới ngoài khơi. Từng quãng hai bên cầu có những hệ thống máy hút dầu từ đáy biển lên. Có một phòng "điều khiển" tự động; máy nào hút được bao nhiêu dầu, hoặc máy nào vấp váp, thì phòng "điều khiển" biết ngay.

Ăn cơm trưa xong, Bác đi thăm thành phố. Cũng như các thành phố khác ở Liên Xô, Baku nhà đẹp và cao, đường rộng và thẳng. Nhiều nhà mới xây dựng xong và nhiều nhà đang xây dựng. Bác ghé thăm công viên, sân vận động (có bốn vạn chô ngồi) và trường đại học Bách khoa do anh em học sinh đang tự xây dựng. Lúc đi chơi về, Bác cho chúng tôi biết; cách đây hơn 20 năm Bác có đi qua Baku. Hôm nay trở lại, trông thấy khác hẳn, vì Baku đã phát triển rộng thêm nhiều và đẹp hơn nhiều.

Buổi chiều chúng tôi theo Bác đi tắm biển. Trên mặt nước đầy màng màng dầu. Ra khỏi nước thì thấy mình mẩy nhờn như đã xoa xà phòng. Phải tắm lại nước ngọt mới sạch hết dầu.

-    Ngày 24-7 - Lên tàu bay đi Átkhabát, Thủ đô nước Cộng hòa Xôviết Tuyếcmêni cách Baku 810 cây số.

-    Bay khỏi Baku độ 100 cây số, thì trông thấy mỏ dầu Cátpiên. Ở đây có chiếc cầu sắt dài 45 cây số, từ đất liền ra đến ngoài khơi. Trên cầu có đường sắt, có nhà ở, nhà ăn, rạp chiếu bóng, cung văn hóa, v.v.. Nói tóm lại: có những làng rất oai của công nhân và cán bộ khai thác dầu.

"Mỏ dầu Cátpiên" đã do đồng chí Cácmen quay vào phim và đã chiếu ở các rạp Việt Nam ta.

Dọc từ bờ biển Cátpiên đến Átkhabát cho đến tỉnh Tân Cương, tỉnh Cam Túc (Trung Quốc) có những biển cát hoặc núi cát mênh mông "không bờ không bến". Vê tựa, gió thường cuốn cát lên như những tấm màn, mịt mù trời cát, tàu bay không thấy đường mà bay.

Átkhabát là một thành phố mới tinh, vừa đúng mười tuổi. Năm 1948, động đất dữ dội, trong chốc lát mà nhà cửa đổ nát hết, 47.000 người bị hy sinh. Ở đây lại hiếm nước, ít sông ngòi, chung quanh là cát với cát. Thế mà chỉ trong dăm ba năm, bàn tay của nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đã xây dựng lại một thành phố vừa to vừa đẹp, con đường phố trung tâm dài bảy cây số, thẳng thắn như thước thợ mộc, hai bên đường đặt nhiều pho tượng, trồng nhiều cây, nhiều hoa như một công viên. Nhà ở của 17 vạn nhà dân, trụ sở Đảng và cơ quan chính phủ, nhà thương, trường học, rạp hát... đều rất đường hoàng.

Ở đây sản xuất nhiều thứ quả to và ngon, như đào, mơ, mận, táo, lê và nhiều thứ khác. Vừa đến biệt thự ở Phêruda (vùng nghỉ hè của nhân dân lao động, cách thành phố 40 cây số, cách biên giới Irăng 16 cây số). Vừa đến nơi, đồng chí Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Tuyếcmêni - bàn tay nhanh nhẹn như người nông dân lão luyện - đã mổ một tá dưa hồng và dưa hấu, môi quả nặng từ năm đến bảy kilô.

Ở Phêruda có nhiều trại nhi đồng. Bác "du kích" thêm một trại. Phút đầu các em ngơ ngác, bông hai, ba em reo lên "Bác Hồ, Bác Hồ" thế' là cả trại ùa ra bao vây kín chung quanh Bác. Rồi nhóm nào cũng nũng nịu đòi Bác đến xem nhà của mình trước.

Bác vừa về đến nhà nghỉ, thì đã thấy một nhóm đại biểu tý hon của trại khác đến chào mừng. Nhóm này vừa ra khỏi nhà, Bác lại phải tiếp hai em gái bé thay mặt cho trại thứ ba.

Nước Cộng hòa Xôviết Tuyếcmêni tuy chỉ có 1 triệu 60 vạn dân, nhưng họ đã và đang xây dựng những công trình rất vĩ đại để’ cải tạo thiên nhiên: đã đào một con kênh dài 410 cây số, đưa nước sông Amu Daria vào sa mạc Karakum, biến hơn mười vạn mâu tây cát thành ruộng tốt để trồng bông, trồng ngô và các thứ lương thực khác. Hiện nay, họ đang đào đoạn kênh thứ hai dài 140 cây số để’ tưới cho 40 vạn mâu tây.

Đặng đề phòng nạn động đất, ở đây người ta có kiểu cách đặc biệt để xây dựng nhà.

- Sáng ngày 25-7 - lên tàu bay đi Tasơken, thủ đô nước Cộng hòa Xôviết Udơbêkixtan, cách Átkhabát 1.070 cây số. Sau khi tàu bay cất cánh độ hai tiếng đồng hồ, thì bay qua Bukhara, một thành phố rất cổ của Tuyếcmêni.

Udơbêkixtan có hơn tám triệu nhân dân, gồm 28 dân tộc. Đông nhất là người Udơbếch, chiếm 70%. Có cả người Triều Tiên.

Sản xuất chính của Udơbêkixtan là bông. Công nghiệp dầu lửa, than đá, dệt vải cũng thịnh.

Trong các vị ra sân bay đón Bác có hai nữ đồng chí. Đồng chí Inkhaniva, Bí thư Xôviết tối cao, và đồng chí Nađơriđinôva từ lúc bé nhờ "Viện trẻ mồ côi" nuôi dạy; khi lớn lên thì nhờ đoàn thanh niên cộng sản và nhờ Đảng giáo dục mà trở nên một cán bộ có đức, có tài.

Phụ nữ ở các nước Cộng hòa Xôviết giữ một vai trò quan trọng. Xin kể vài thí dụ:

-       Trong số đại biểu các Xôviết tối cao, một phần ba là phụ nữ.

-      Ở Giêoócgi, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản là đồng chí Phatusa, Phó Thủ tướng là đồng chí Labakhoa.

-      Ở Adécbaigian, Bí thư Xôviết tối cao là đồng chí Chuchurôva.

-      Ở Tuyếcmêni, Bộ trưởng Bộ Cung cấp là đồng chí Atahêpêxôva.

-       Ở Tadikixtan, Bộ trưởng Bộ Kiến trúc là đồng chí Galina,...

Nữ giáo sư, bác sĩ, kỹ sư cũng rất nhiều. Trước Cách mạng Tháng Mười, phụ nữ ở những vùng này bị tôn giáo và phong tục áp bức rất tàn tệ: Ra đường phải che kín mặt, không được học hành, không được nói chuyện với đàn ông, mới mười tuổi đã bị bán làm vợ. Ngày nay thì nam nữ thật bình đẳng.

4 giờ chiều - đi thăm nhà máy dệt "Stalin". Nhà máy có 17.000 cán bộ và công nhân, trung bình môi công nhân coi 24 máy dệt. Nhà máy gồm tám bộ phận máy sợi, máy dệt, máy nhuộm,... Mỗi năm sản xuất 207 triệu thước vải các loại. Ở đây có trường buổi tối để dạy thêm kỹ thuật cho công nhân. Chung quanh nhà máy có vườn hoa rất rộng rãi, mát mẻ, sạch sẽ, do công nhân tự vun trồng chăm nom.

Số đông anh chị em công nhân tập trung tại nhà in vải hoa để’ hoan nghênh Bác và gửi lời thân ái chào các bạn công nhân ngành dệt Việt Nam.

5 giờ - đi thăm đài vô tuyến truyền hình.

8 giờ - Bác đi xem hát tuồng cổ ở rạp hát ngoài trời, trong công viên. Nhờ giàn cảnh khéo, áo đồ đẹp, biểu diên tài, cho nên tuy hát tiếng địa phương, chúng tôi cũng hiểu được nội dung và thây hay. Trong công viên có một cái hồ rộng để’ bơi thuyền, thanh niên tự đào. Chung quanh hồ có đường xe lửa của nhi đồng.

- Ngày 26-7 - Buổi sáng đi thăm một nông trường quốc doanh xây dựng từ năm 1930, với 100 mâu tây ruộng đất, nay đã mở rộng đến 3.200 mâu:

2.000 mâu trồng bông, mỗi mâu sản xuất bốn tấn.

500 mâu trồng các thứ cây ăn quả.

700 mâu trồng các thứ cây công nghiệp khác.

Nông trường cũng có nuôi gà, vịt, lợn, thỏ và 540 con bò.

Ở đây có 2.000 gia đình cộng một vạn người.

Sau đó đi thăm hợp tác xã nông nghiệp "Pôlitôden", xã có 860 hộ thuộc 11 dân tộc, đông nhất là người Triều Tiên, chiếm 65%.

Hợp tác xã có 2.000 mâu tây trồng lúa, trung bình mỗi mâu thu hoạch sáu tấn. Họ không cấy lúa như bên ta. Họ gieo hạt bằng máy như gieo lúa mì. Nay là cuối tháng 7, lúa đã tốt, nhưng chưa có đòng. Ngoài ra còn trồng bông, trồng ngô. Có một thứ ngô lai giống cao từ năm đến bảy thước tây, mỗi cây có từ ba đến năm bắp. Đồng chí giám đốc (người Triều Tiên, Anh hùng lao động) hứa sẽ gửi biếu Bác hạt giống ngô này.

Bà con hợp tác xã mời Bác ăn cơm trưa theo kiểu Triều Tiên.

Thành phố Tasơken có một kế hoạch phát triển trong 20 năm. Các nhà máy sẽ dời ra ngoại ô. Hiện nay Tasơken đã nổi tiếng nhiều vườn hoa, nhưng sau này sẽ tăng thêm bảy lần và diện tích các vườn hoa sẽ lên đến 1.120 mâu tây. Số nhà ở sẽ tăng gâp ba lần. Các đường xe điện, xe buýt sẽ dài 425 cây số,...

Hôm nay, Bác gửi điện về hỏi thăm anh em thương binh, cựu binh và gia đình các liệt sĩ.

- Ngày 27-7 - Sáng sớm, lên tàu bay đi Stalinnabát, Thủ đô nước Cộng hòa Xôviết Tadikixtan, cách Tasơken 665 cây số.

Stalinabát ở giữa một thung lũng rộng, chung quanh nhiều đồi và núi, 30 năm trước đây nơi này chỉ có một làng nhỏ bé. Nay là một thành phố lớn với 22 vạn rưỡi nhân dân.

Các đồng chí đưa Bác đi dạo phố và ghé thăm trụ sở Trung ương Đảng, Xôviết tối cao, hồ thanh niên cộng sản, trường đại học y khoa, thư viện, v.v.. Trường đại học này có 1.800 học sinh thuộc 32 dân tộc, số học sinh con trai và con gái bằng nhau. Thư viện có 1 triệu 20 vạn quyển sách, báo, có một số sách và truyện Việt Nam dịch ra tiếng Tadích. Ngày nào cũng có hơn 1.000 người đến xem sách. Trước cách mạng, cả nước Tadích không có một thư viện nào, nay có hơn 2.000 thư viện to và nhỏ.

5 giờ chiều, đi thăm một trại nhi đồng. 8 giờ tối, đi xem văn công. Hôm nay, đặc biệt nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đến biểu diên. Các đồng chí ấy vồn vã đón chào và tặng hoa Bác. Có một nữ đồng chí hát bài quan họ "con mắt lim nhim" rồi hô to "Bác Hồ muôn năm! Việt Nam muôn năm!". Chúng tôi vừa ngạc nhiên, vừa cảm động. Khi biểu diên xong, Bác lên tặng hoa các nghệ sĩ, thì mới biết rằng đó là đồng chí Mavơlanôva, nghệ sĩ xuất sắc đã cùng một đoàn văn công Liên Xô sang biểu diên ở nước ta mùa thu năm nọ. Đồng chí tỏ vẻ vô cùng sung sướng được gặp Bác ở Tadích quê hương mình.

- Ngày 28-6 - Bảy giờ rưỡi sáng, lên tàu bay đi Phơrungiê, Thủ đô nước Cộng hòa Xôviết Kiếcghidi, cách đây 1.200 cây số. Bay ba tiếng rưỡi đồng hồ thì đến nơi.

Đây là quê hương đồng chí Phơrungiê (nay đã qua đời), một lãnh tụ Đảng và quân đội Liên Xô, có công lớn với cách mạng. Thủ đô lây tên đồng chí để ghi nhớ công lao của đồng chí. Phơrungiê có 217.000 nhân dân.

Sau khi đi xem thành phố, Bác đi thăm nông trường quốc doanh "Strennhicôva". Strennhicôva là nữ đồng chí đã có công xây dựng và làm giám đốc đầu tiên của nông trường này.

Nông trường chuyển nghề chăn nuôi có:

7.000 mâu tây ruộng đâ't,

2.000 con bò,

8.000 con lợn,

500 con cừu,

Con bò đực to nhât nặng hơn một tân,

Con bò cái to nhât nặng 800 kilô.

Trung bình môi con bò cái môi năm (chín tháng) sản xuất hơn 4.000 lít sữa. Con bò "Vaha" môi năm sản xuất 10.220 lít.

Ở đây cũng dùng cách tiêm làm cho con bò cái có chửa. Việc cắt cỏ, lượm cỏ, cân cỏ và buộc cỏ thành từng khối vuông vắn, xếp thành từng khối vuông vắn, xếp cỏ lên xe để’ chở đi, đều làm bằng máy. Môi máy môi ngày làm được tám tấn, tức là bằng 120 người làm bằng tay. Nhờ vậy, giá cỏ rẻ được nhiều. Trước kia, giá một tấn cỏ là 74 rúp. Nay chỉ 21 rúp.

Xem xong, ban giám đốc mời Bác và các đồng chí dự tiệc trà. Gọi là "tiệc trà" nhưng cũng có cừu thui để’ cả con và chả nướng dài một thước. Nông trường biếu Bác một bộ áo Kiếcghidi. Bác mặc vào, xem giống hệt một cụ già Kiếcghidi, mọi người vô tay hoan hô.

Trên đường về thành phố, ghé thăm nhà trưng bày nông nghiệp, xây dựng trong một công viên to rộng. Ở đây trưng bày các thứ máy móc, cây cối, hoa quả và súc vật. Có một con bò đực nặng 1.160 kilô, trông như một con voi. Có giống cừu lông rất dài, rất tốt, môi năm môi con sản xuất 12 kilô rưỡi len, đủ để may 24 bộ áo đàn ông. Có những giống ngựa rất cao, to và chạy rất nhanh, rất khỏe.

Nước Cộng hòa Xôviết Kiếcghidi có 2 triệu nhân dân.

- Ngày 29-7 - Sáng nay, bay 200 cây số thì đến Anma Ata, Thủ đô nước Cộng hòa Xôviết Kadắcstan. Tiếng địa phương "Anma” là quả táo, "Ata" là người cha. "Anma Ata” là cha quả táo, nghĩa là xứ này sản xuất rất nhiều táo to.

Trước cách mạng, Anma Ata là một thị trấn nhỏ. Nay là một thành phố to, với 455.000 nhân dân.

Các đồng chí mời Bác nghỉ tại một biệt thự ở ngoại ô. Trước nhà là núi Thiên San cao nghi ngút, đỉnh núi có tuyết phủ bốn mùa. Bên nhà có khe nước chảy ngân nga, bắt nguồn từ núi Alatao, "Ala" nghĩa là ngất trời, "Tao" nghĩa là núi. Phong cảnh xinh đẹp như một bức vẽ, mà trong bức vẽ lại có ý vị thơ.

Bác đi thăm công viên "Văn hóa và nghỉ ngơi" Goócki. Công viên rất rộng rãi, mát mẻ, trời đẹp. Vườn dành riêng cho nhi đồng có nhà ăn, rạp hát, hồ bơi, đường xe lửa nhi đồng và các loại đồ chơi có ích. Thấy Bác đến, một đàn em bé chạy lại tặng hoa. Em gái Luba, 5 tuổi, rất xinh, rất ngoan. Em ở nông thôn theo mẹ về chơi thủ đô. Mẹ mới mua cho em một con búpbê biết kêu eo éo và biết chớp mắt. Khi gặp Bác, em liền biếu Bác con búpbê. Bác hôn em và bảo: "Bác nhận búpbê của cháu rồi.

Bây giờ Bác biếu lại để cháu chơi nhé". Nhưng Luba nhất định không chịu lây lại búpbê.

Khi Bác đi chơi ngoài phố hoặc dạo vườn hoa, nhân dân Liên Xô từ cụ già đến em bé thường có những cử chỉ thân mật và cảm động đối với Bác như cử chỉ của em Luba. Nhiều người chỉ thấy tin tức trên báo, cũng viết thư chúc sức khỏe và mời Bác đến thăm trường học hoặc nhà máy mình, nông trường hoặc thành phố mình.

- Ngày 30-7 - Ở đây, độ ấm ban ngày và ban đêm khác nhau nhiều. Có khi ban ngày là 36 độ mà ban đêm xuống đến 22 độ.

8 giờ sáng, các đồng chí mời Bác đi thăm hồ Yxức, cách thủ đô 60 cây số. Ở trên đỉnh núi Alatao, cao 1.800 thước tây. Đường lên hồ đi quanh co ven theo sườn núi Alatao, một bộ phận của dãy núi Thiên San.

Tiếng địa phương, "Yxức" nghĩa là nóng hổi, nồng nàn. Nhưng nước hồ không nóng chút nào, nó xanh xanh, bạc bạc, sâu và lạnh, không tắm được và không có cá. Chung quanh hồ có nhiều trại nhi đồng. Có vườn hoa, quán ăn, chô nghỉ, thuyền bơi và các phương tiện khác cho khách lên thăm hồ. Hiện nay, có 150 người "du lịch hoạt động". Ban ngày thì họ thi nhau trèo núi cao. Tối về, họ nghỉ trong 12 cái lán bằng vải. Các đồng chí Tỉnh ủy mời Bác ăn trưa ở quán cơm trên bờ hồ, cũng cừu thui, chả nướng, v.v.. Có một cái mới cho chúng tôi, là uống sữa ngựa.

Trên đường về, ghé thăm nông trường quốc doanh Yxức. Nông trường có 1.300 mâu tây trồng nho, trồng táo và các cây ăn quả khác. Ban giám đốc và một số công nhân đón Bác tại một vườn táo, cây nào cũng nặng trĩu quả. Cụ Kalinuarơbaép, là một công nhân đã 75 tuổi, ngày trước đã tham gia quân du kích đánh bọn phản động, tham gia công việc thành lập chính quyền cách mạng, rồi tham gia xây dựng nông trường này. Tuy đã được về hưu, nhưng ông cụ không chịu nghỉ, vân hăng hái làm việc ở nông trường. Ông cụ vui vẻ nói: "Càng già, càng dẻo, càng dai. Càng phải gương mâu, cho trai học già".

Tối nay đi xem một vở kịch Hunggari, do đoàn văn công Omskơ biểu diễn. Ở Liên Xô, đến mùa hè thì các rạp hát nghỉ, nhưng các nghệ sĩ nơi này thì đi biểu diễn nơi khác để’ trao đổi kỹ thuật và kinh nghiệm với nhau.

- Ngày 31-7 - Sáng nay, Bác đi thăm Viện Hàn lâm khoa học của Kadắcstan. Đồng chí Viện trưởng trình bày tình hình của Viện, tóm tắt như sau: Nhờ sự giúp đỡ của các nhà khoa học Nga, Viện này thành lập từ năm 1946. Việc nghiên cứu chia thành bốn ngành chính, gồm 22 phân viện.

1.     Ngành khoáng chất, nhằm phát triển công nghiệp nặng;

2.     Ngành lý học và toán học (có khoa thiên văn và nguyên tử);

3.     Ngành sinh vật học và y học;

4.     Ngành xã hội học.

Nhà sách của Viện có 2 triệu 20 vạn sách báo Liên Xô và các nước ngoài, có một số sách báo Việt Nam. Phòng trưng bày những loại vật đời xưa có những bộ xương loài thú mấy triệu năm về trước, có một chiếc ngà “voi khổng lồ” dài độ ba thước tây. Loài voi này sống cách đây bốn triệu năm.

Các phân viện đều ở gần những nơi sản xuất để kết hợp lý luận với thực hành. Viện có 77 vị hàn lâm chính thức và 5.000 cán bộ công tác khoa học trong các ngành.

Tối nay, trong bữa cơm thân mật, có Bác, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Chính phủ, mấy vị hàn lâm và thi sĩ. Mấy vị nghệ sĩ nổi tiếng cũng đến đàn hát giúp vui. Các đồng chí tặng Bác một bộ áo Kadắcstan và một số sách vở.

Xem báo hạ tuần tháng 7, chúng tôi có chú ý mấy việc sau đây:

Ngày 23 - Phó Tổng thống Mỹ Níchxơn đến Matxcơva để khai mạc hội trưng bày của Mỹ. Ngay trước hôm đó, một người Mỹ tên là Ríchxiácđenli, 42 tuổi, hồi Chiến tranh thế' giới lần thứ hai, y đã làm quan ba không quân Mỹ, cùng vợ và ba đứa con xin vào quốc tịch Liên Xô. Trong một bài đăng trên các báo, y viết: "Tôi đã chán chường với cái dân chủ giả hiệu của Mỹ... Tôi không phải là cộng sản, song những điều tôi đã trải qua làm cho tôi kết luận rằng: Chủ nghĩa cộng sản là tương lai duy nhất của loài người.”

Vê ông Níchxơn, cũng có một chuyện hay hay: Níchxơn cùng mấy phóng viên Mỹ đi thăm chợ, gặp nói chuyện với Vasili là một công nhân Liên Xô. Rồi Níchxơn móc túi lấy ra một tờ giây bạc 100 rúp cho anh Vasili, trong lúc đó các phóng viên Mỹ chuẩn bị sẵn sàng để’ chụp một bức ảnh "Níchxơn cho tiền, Vasili lấy tiền”. Nhưng Vasili nói: "Tôi không cần tiền của ông. Tôi làm việc và lương của tôi đủ cho tôi tiêu dùng”. Thế’ là Phó Tổng thống Mỹ và cả phóng viên Mỹ đều bẽ mặt, cụt hứng. Ngốc thật!

Hôm 25 - Hơn một triệu nhân dân Nhật biểu tình chống chính phủ phản động Nhật sắp ký "điều ước an toàn chung” với đế quốc Mỹ.

Hôm 26 - Đại hội liên hoan thanh niên thế’ giới lần thứ 7 khai mạc ở thủ đô nước Áo, trong số 18.000 thanh niên của 112 nước đến tham gia, có 800 thanh niên Liên Xô và 100 thanh niên Việt Nam. Đó là một dịp tốt cho thanh niên các nước gặp gỡ nhau, hiểu biết nhau, đoàn kết nhau, để cùng nhau đấu tranh cho hòa bình.

Hôm 28 - Nghe tin chính phủ phản động Lào, do đế quốc Mỹ xúi giục, đã bắt giam Hoàng thân Xuphanuvông và mấy lãnh tụ khác của Pathét Lào.

Hôm 30 - Chính phủ Ấn Độ giải tán chính phủ bang Kêrala. Nhân dân nhiều nơi biểu tình phản đối...

Sáng 1-8 - Bác từ giã Liên Xô, lên tàu bay đi sang Trung Quốc.

Cuộc nghỉ hè của Bác ở Liên Xô hôm nay kết thúc. Kể’ từ hôm ở nhà ra đi, đến nay vừa một tháng. Bác đã đi hơn 16.200 cây số, kinh qua mười nước Cộng hòa Xôviết và thăm 19 thành phố và thủ đô. Khắp nơi chúng tôi thấy nhân dân Liên Xô hăng hái thi đua nhằm hoàn thành vượt mức và trước thời hạn kế’ hoạch bảy năm, để’ xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Khắp nơi chúng tôi thây sự phát triển bồng bột mọi mặt và mọi ngành. Khắp nơi chúng tôi thấy lòng thân ái nồng nàn của nhân dân Liên Xô đối với lãnh tụ ta và nhân dân ta. Chúng tôi tạm biệt đất nước tươi đẹp này, nhưng lòng chúng tôi vân quyến luyến nơi Liên Xô vĩ đại.

Trước khi lên tàu bay, Bác gửi điện tỏ lòng cảm ơn Đảng Cộng sản và Chính phủ Liên Xô.

THĂM TỈNH TÂN CƯƠNG

Từ Anma Ata đến Uromsi xa 770 cây số. Tàu bay qua biển cát, rồi núi Thiên San. Núi Thiên San trên đỉnh có tuyết trắng, dưới thấp có rừng xanh, lại có mặt trời buổi mai rọi xuống, phong cảnh rất nên thơ. Quả nhiên, Bác bảo chúng tôi lấy giấy bút, và viết một bài thơ bằng chữ Hán:

'ăỉã&ủB>»

Dao vọng Thiên San phong cảnh hảo

ỀÉâSfâWƯ

Tử hà bạch tuyết bão thanh san

m^tì^a^

Triều dương sơ xuất xích như hỏa

MỄtt^ĩãín

Vạn đạo hồng quang chiếu thế gian

Xin tạm dịch như sau:

Xa trông cảnh đẹp núi Thiên San
Ráng đỏ vây quanh, tuyết trắng ngàn
Sáng dậy mặt trời như lửa tía
Muôn hào quang đỏ chiếu nhân gian.

Đến sân bay Uromsi đón Bác có các đồng chí Trại Phúc Đỉnh, Bí thư Tỉnh ủy kiêm Tỉnh trưởng Tân Cương, Thượng tướng Đào Trị Nhạc, Tư lệnh "Binh đoàn sản xuất và xây dựng”, và nhiều cán bộ cao cấp khác. Cùng ra đón có đồng chí Lãnh sự Liên Xô. Các em nhi đồng Trung Quốc tặng hoa và quàng khăn đỏ cho Bác.

Đến biệt thự ăn cơm trưa, rồi các đồng chí mời Bác đi thăm nhà trưng bày địa chất, trường đại học nông nghiệp "Mồng 1 tháng 8” và nhà máy cày. Trước kia nhà máy này là một xưởng nhỏ chữa xe hơi, năm ngoái thêm máy móc và đổi thành nhà máy cày. Có bốn phân xưởng và một xưởng thí nghiệm. Trong số 2.500 công nhân, 24% là đàn bà, 33% là thanh niên thuộc 12 dân tộc thiểu số, 42% là công nhân lành nghề. Có chín công trình sư và 40 cán bộ kỹ thuật. Nhà máy đang tiếp tục mở rộng thêm hai lần rưỡi diện tích. Kế hoạch định đến năm 1961 sẽ mở rộng xong và môi năm sẽ sản xuất 5.000 chiếc máy cày. 1.000 máy phát động, v.v.. Có trường dạy kỹ thuật, cán bộ và công nhân ngày làm tám giờ và học hai giờ vào buổi tối.

Trường đại học nông nghiệp "Mồng 1 tháng 8” gồm bảy ngành: chăn nuôi, thủy lợi, máy móc nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp, v.v.. Có 325 thầy dạy và 2.000 học sinh. Học sinh vừa học vừa lao động, hoặc làm việc trong 1.000 mâu tây ruộng đất của nhà trường, hoặc làm ở các nông trường của quân đội và ở các công xã nhân dân.

Nhà trưng bày địa chất có đủ các thứ đất và các thứ quặng ở Tân Cương. Có những thứ quặng rất quý và rất hiếm. Xem rồi càng thây rõ tài nguyên của Trung Quốc phong phú vô cùng.

Chiều, các em nhi đồng và các anh chị học sinh (đang nghỉ hè) tổ chức múa hát ở vườn hoa biệt thự để hoan nghênh Bác.

Tối 8 giờ, các đồng chí mời Bác đi xem văn công dân tộc. Đội văn công dân tộc Vayua múa khéo hát hay, trình độ nghệ thuật khá lắm.

Sáng hôm sau, Bác cùng các đồng chí Trại Phúc Đỉnh, Đào Tri Nhạc và nhiều cán bộ cao cấp khác, có đồng chí Phó Chính ủy Trương Trọng Hành hướng dân, đi thăm nông trường Thạch Hà Chây của Quân giải phóng, cách Uromsi 150 cây số.

"Thạch Hà” nghĩa là sông đá. Mùa này những con sông ở đây chỉ có đá và sỏi, rất ít nước.

Thạch Hà Chẩy trước đây là một vùng sa mạc khô khan, chỉ có mấy gia đình sống trong bảy túp lều nheo nhóc. Mùa thu năm 1949, Quân giải phóng ở Tân Cương vừa lo việc quốc phòng vừa bắt đầu khai khẩn. Nhiệm vụ của họ là khai hoang, trồng trọt và giải quyết vấn đề lương thực, để đỡ sự đóng góp cho nhân dân. Ban đầu gặp rất nhiều khó khăn, thiếu nhà ở, thiếu lương ăn, thiếu nước uống, thiếu trâu bò, thiếu nông cụ, cái gì cũng thiếu. Thêm vào đó, mùa hè thì nóng như lửa đốt, mùa đông thì gió rét tận xương. Nhờ Đảng lãnh đạo chặt chẽ và toàn thể bộ đội đồng tâm nhất trí, cho nên đã chịu đựng gian khổ, vượt mọi khó khăn, quyết tâm xây dựng cơ sở để’ tự lực cánh sinh và phát triển kinh tế.

Cuối năm 1950, đã vỡ hoang được mấy vạn mâu tây ruộng đất, nuôi 50 vạn con bò và dê. Lại xây dựng được một số nhà máy: gang sắt, xi măng, phát điện, ép dầu, xay bột, v.v..

Thực hiện kế hoạch năm năm của Nhà nước, trong những năm 1953 - 1957, trồng trọt, chăn nuôi, đào tạo cán bộ... mọi việc đều phát triển mạnh hơn. Năm ngoái và năm nay là năm tiến bộ nhảy vọt. Trong hai năm, vỡ đất hoang được 40 vạn mâu tây, tức là nhiều hơn cả bảy năm trước cộng lại. Giá trị của công nghiệp năm nay tăng gâp đôi năm 1957. Số súc vật cũng tăng hai lần. Đồng thời giá thành giảm được rất nhiều. Đã thực hiện khẩu hiệu "Nhiều, nhanh, tốt, rẻ”. Hiện nay, binh đoàn có:

19 nơi chăn nuôi, bò và dê 1.300.000 con,

112 nông trường, ruộng đâ't 560.000 mâu tây,

Công trình thủy lợi có thể’ tưới 65 vạn mâu tây,

Trồng cây gây rừng 18.600 mâu tây,

Hâm mỏ, nhà máy 300 xí nghiệp to và nhỏ.

Giá trị tổng sản lượng công nghiệp 300 triệu đồng nhân dân tệ.

Vê xây dựng nhà cửa và đắp đường, xây cầu, lực lượng của binh đoàn có thể’ tự mình thiết kế’ và thi công một triệu thước vuông trong một năm. Bộ đội đã giúp Uromsi mở rộng thành phố và đắp con đường cái xuyên qua núi Thiên San; nay đang phụ trách đắp con đường xe lửa "Hữu Nghị” đến biên giới để nối liền với đường xe lửa Liên Xô.

Bộ đội có 300 cửa hàng, giá trị mua bán năm nay là 200 triệu đồng.

Trong mười năm, do tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, bộ đội đã tích lũy được 770 triệu đồng tiền vốn.

Về văn hóa tiến bộ cũng nhiều, binh đoàn có:

7 trường dạy cán bộ,

12 trường trung học,

79     trường tiểu học,

10 đoàn văn công,

80     đội chiếu bóng, 8 tờ báo.

Bộ đội coi việc giúp đỡ đồng bào là một nghĩa vụ vẻ vang của mình, cho nên trong mười năm qua đã:

Phái hơn 1.000 cán bộ dạy đồng bào cải tiến kỹ thuật, Giúp nông dân vỡ hơn 40.000 mâu tây đất hoang, Đắp mương phai tưới được 30.000 mâu tây, Huấn luyện cho công xã nhân dân 4.800 cán bộ.

Nhường cho địa phương 19 nhà máy, 124 cửa hàng, một trường học, 730 chiếc xe hơi, v.v..

Nhờ sự lao động quên mình của cán bộ và bộ đội, Thạch Hà Chẩy cát sỏi hoang vu nay đã trở nên một nông trường phồn thịnh đầy ngô, khoai, bông, lúa và một thành phố công nghiệp với 60 vạn người (40 vạn người bộ đội và nhân viên, 20 vạn người gia đình bộ đội).

Chúng tôi theo Bác đi xem mấy vùng trồng bông, ngô, dưa và cao lương. Thứ nào cũng tốt, vì thủy lợi họ là rất cừ. Chúng tôi càng khâm phục điều đó, vì đây là một xứ "trên trời dưới cát”.

Hôm nay nghỉ lại ở nhà khách của binh đoàn. Các đồng chí nữ đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản phụ trách tiếp đãi. Chị nào cũng nhanh nhẹn, tận tụy, thân mật và vui vẻ. Họ săn sóc Bác một cách kính cẩn, trìu mến như con đối với cha.

Sáng hôm sau, từ giã Thạch Hà Chẩy qua về Nam Sơn. Núi này cao 1.500 thước là một bộ phận của dãy Thiên San, phong cảnh đẹp, khí hậu mát (ấm 15 độ). Vợ chồng chủ tịch Trại Phúc Đỉnh mời Bác và các đồng chí về chơi và ăn cơm trưa ở nơi nghỉ này (hơi giống Tam Đảo của ta). Cũng sữa ngựa, chả nướng, cừu thui...

Nông dân ở đây có chuẩn bị cuộc vui đua ngựa và đuổi bắt dê. Nhưng vì trời mưa không thực hiện được. Trên đường về Uromsi, Bác ghé thăm một cái "duốc”. Duốc là nhà ở của nhân dân chăn nuôi (du mục) khắp vùng Trung Átêá. Hình tròn, nóc nhọn, lợp bằng da thú hoặc bằng vải, căng trên những cột gô, như cái rạp xiếc nhỏ - duốc rất tiện cho việc di chuyển từ nơi này đi nơi kia. Các xã viên công xã chăn nuôi mùa hè thì ở duốc, mùa đông thì ở nhà gô. Chủ nhà mời chúng tôi ăn dưa hồng, uống sữa ngựa. Một lát sau, dân trong làng, già trẻ gái trai đều kéo nhau đến chào mừng Bác, rồi hát bài "Đồng cỏ vui tươi”, do một cụ già 85 tuổi vừa hát vừa cầm nhịp.

Tối nay, sau bữa cơm thân mật, hơn 40 cán bộ cao cấp và đồng chí lãnh sự Liên Xô đến dự, vợ chồng đồng chí Trại Phúc Đỉnh tặng Bác một bộ áo Vâyua rất đẹp.

Là một tỉnh biên thùy ở vùng đại sa mạc, diện tích Tân Cương rộng 1 triệu 71 vạn cây số vuông, tức là một phần sáu diện tích của Trung Quốc, mà chỉ có 6 triệu nhân dân, tức là non 1% số nhân dân cả nước. Tân Cương có 13 dân tộc, đông nhất là người Vâyua chiếm 70%. Rồi đến dân tộc Hán, Hồi, Mông, Tạng, Nga, Kadắc, v.v,..

Ở đây có nhiều hầm mỏ, nhưng trước kia không khai thác, và hầu như không có công nghiệp. Từ ngày giải phóng đến nay, đã khai thác nhiều hầm mỏ, xây dựng nhiều nhà máy, như nhà máy gang thép, thủy điện, xi măng, lọc dầu; xưởng làm máy cày, xưởng chữa xe hơi, v.v.. Công nghiệp nhẹ thì có nhà máy dệt, nhà máy xay, v.v..

Nghề nông thì diện tích trồng trọt là 2 triệu 70 vạn mâu tây đất, chăn nuôi rộng 20 triệu mâu tây, với 25 triệu bò và dê. Hơn 4 triệu 70 vạn người làm nghề nông và 60 vạn người làm nghề chăn nuôi đều đã tổ chức vào 452 công xã nhân dân, môi xã có từ 1.500 đến 3.000 hộ.

Vê văn hóa cũng phát triển mạnh. Một thí dụ: Trước kia chỉ có một trường cao đẳng với 380 học sinh. Nay có tám trường đại học với 4.650 học sinh.

Tỉnh lỵ Uromsi nhiều nhà cửa, đường sá mới, và đang xây dựng, mở mang thêm.

Đến Uromsi vừa đúng vào ngày kỷ niệm thành lập Giải phóng quân, Bác đã gửi điện chúc mừng Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ và đồng chí Lưu đã gửi lời cảm ơn Bác.

THĂM TỬU TUYỀN (TỈNH CAM TÚC)

Sáng sớm lên tàu bay đi Lan Châu. Bay qua Thổ’ Lộ Phồn, Ha My, Ngọc Môn... những địa phương không to, nhưng có tiếng tăm trong lịch sử Trung Quốc. Gần 12 giờ trưa, đến sân bay Gia Cốc Quan, cách Tửu Tuyền 30 cây số.

Tửu Tuyền là một huyện lỵ nhỏ, nhưng nó nổi tiếng vì mấy điều sau đây:

-      Vạn Lý Trường Thành bắt đầu tại đó.

-     Ở đó nhà nào cũng giống hệt nhau: mái phẳng, một cửa chính ở giữa và hai cửa sổ’ hai bên. Một dãy nhà xem giống như một số bao diêm sắp hàng lại.

-     Có Tửu Tuyền. Ở công viên có một cái suối, như cái giếng, nước từ dưới mạch chảy lên, gọi là "tửu tuyền” (suối rượu). Sự tích là thế này: Đời Tây Hán, tướng Hoắc Khư Bệnh đánh thắng giặc. Vua Vũ Đế' gửi thưởng y ba cốc rượu. Nghĩ công lao là công lao chung của cả bộ đội, y không nỡ một mình hưởng ơn vua, bèn đổ rượu vào suối nước này, rồi cùng bộ đội đều uống. Từ đó nơi đây lấy tên là Tửu Tuyền.

Đến đây chúng tôi còn hiểu thêm một điều: Vương Hàn, nhà thơ nổi tiếng đời Đường, có câu: "Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi”. Các cụ nho nhà ta cắt nghĩa "dạ quang bôi” là cốc rượu sáng óng ánh lúc ban đêm. Nhưng thật ra là ở Tửu Tuyền có một thứ đá đen hoặc trắng dùng làm cốc uống rượu rất xinh, gọi là "dạ quang bôi”. Các đồng chí ở đây đã biếu Bác mây chiếc "dạ quang bôi” làm kỷ niệm.

Ở vùng này, nhiều khi bụi cát bay ngang, làm cho người ta tưởng là có dòng sông chảy. Có khi bụi cát bay thẳng lên, cách vài dặm cũng không trông thấy làng mạc, núi non. Vì vậy, từ trưa về chiều, đi tàu bay không tiện.

2 giờ chiều lên xe lửa đặc biệt, 10 giờ sáng hôm sau đến Lan Châu.

Trên xe lửa, đồng chí Tiêu Thiện Dân, Tỉnh ủy Cam Túc, nói chuyện về tỉnh này:

Cam Túc diện tích rộng 46 vạn cây số vuông. Có 13 triệu nhân dân, đông nhất là người Hán - 12 triệu. Ở đây cũng có một ít người Thổ và Mèo.

Có hơn bốn triệu mâu tây ruộng. Đất chăn nuôi chiếm 24% tổng số diện tích, còn thì đều là rừng núi. Trước cách mạng, thủy lợi cả tỉnh chỉ tưới được non 30 vạn mâu. Nay một triệu 40 vạn mâu đã đủ nước tưới. Từ ngày nông dân huyện Vũ San tự động đào một con kênh dài 30 cây số tưới cho 2.000 mâu tây ruộng đất, phong trào "đưa nước lên núi” đang lan khắp các nơi. Năm ngoái, nhân dân bắt đầu đào kênh "leo núi” dài nhất, tức là kênh Diêu, dài 1.100 cây số, đi qua địa phận 23 huyện (Cam Túc có 41 huyện). Kênh này sẽ biến 1 triệu 50 vạn mâu tây ruộng đất khô khan thành ruộng tốt, và bốn triệu rưỡi nông dân nghèo sẽ được sống phong lưu. Nhưng tiểu thủy lợi vân là chính.

Cam Túc có nhiều hầm mỏ, như than, sắt, dầu, đồng, lưu huỳnh, v.v., và có cả mỏ vàng. Tuy vậy, trước kia công nghiệp của tỉnh này rất nhỏ bé. Năm 1949, cả tỉnh chỉ có hai vạn công nhân. Từ ngày giải phóng, Đảng Cộng sản lãnh đạo nhân dân phát triển công nghiệp, số nhà máy và hầm mỏ ngày càng tăng. Hiện nay có gần 30 vạn công nhân.

Vê văn hóa giáo dục, trước kia chỉ có bốn trường cao đẳng; nay có tám trường đại học.

Cam Túc có nhiều danh thắng cổ tích. Nổi tiếng khắp thế giới là hang Đôn Hoàng, có hàng trăm cái động, với những pho tượng và những bức vẽ rất khéo từ các đời Đường, Tống, Nguyên, Minh để’ lại. 480 cái động còn giữ được y nguyên. Đối với vốn cũ văn hóa, đó là một kho tàng vô cùng quý báu.

Xe gần đến Lan Châu thì thấy vùng công nghiệp rộng lớn và mới tinh đang hoạt động sôi nổi. Nhà lấy nước, xưởng lọc dầu, nhà máy hóa chất, xưởng làm máy móc, v.v., và Ga "điều khiển" việc vận tải xe lửa của năm tỉnh lân cận. Cơ quan và kho tàng của ga liên tiếp nhau đến 40 cây số.

2 giờ chiều, đồng chí Hoắc Duy Đức, Bí thư thứ nhất Tỉnh ủy, đưa Bác đi thăm xưởng lọc dầu lửa. Việc xây dựng và sản xuất chia làm ba đợt. Đợt 1 sản xuất một triệu tấn. Đợt 2, ba triệu tấn. Đợt 3, năm triệu tấn. Đợt 1 đã hoàn thành trước thời hạn một năm và ba tháng. Nhờ kinh nghiệm đợt 1, mà trong đợt 2 sản lượng sẽ gấp ba, nhưng tiền xây dựng chỉ bằng hai phần ba đợt 1. Nhiều công tác đã "tự động" hóa.

Hiện nay xưởng có 1.550 công nhân chính thức sản xuất, hơn 1.000 công nhân xây dựng, và một số khá đông công nhân học nghề. Trường kỹ thuật của xưởng có hơn 2.000 người học, môi tối học hai tiếng đồng hồ. Chúng tôi theo Bác lên cái tháp điều khiển, cao 73 thước tây. Từ trên trông xuống, thây toàn bộ nhà máy sắp đặt rất khoa học.

Sau khi thăm qua xưởng hóa chất, Bác cùng các đồng chí lên chơi núi Ngũ Tuyền (năm cái suối). Có một cái suối gọi là "Suối ẵm con”, mê tín cho rằng những bà hiếm con, uống nước suối này sẽ "song sinh quý tử”.

Tối hôm nay, Bác đi thăm trường học cán bộ của các dân tộc Tây Bắc, rồi xem một đoạn "Kinh kịch”, một đoạn "Việt kịch” và một bản kịch địa phương. Vì không hiểu tiếng, chúng tôi không phân biệt được kịch nào hay hơn.

9 giờ sáng ngày 6-8, Bác đến thăm phân Viện khoa học của Lan Châu. Ngoài việc nghiên cứu địa chất, sinh vật, v.v.. Viện đang nghiên cứu cách làm cho băng và tuyết ở núi Kỳ Liên thau sớm mười ngày hoặc nửa tháng, để lấy nước tưới ruộng cho kịp làm mùa.

Sau đó, đi thăm công xã nhân dân "Nhạn Than” ở trên ven sông Hoàng Hà.

Tình hình phát triển của công xã ấy tóm tắt như sau: Năm ngoái, do bốn hợp tác xã cao cấp hợp lại. Công xã có năm đại đội, 36 đội, 108 tổ sản xuâ't gồm 3.098 nông hộ, 17.380 người (7.662 sức lao động chính).

Có 1.763 mâu tây ruộng đâ't. 35% trồng lương thực. 65% trồng cà, đô và hơn 10 thứ dưa, 53 thứ rau xanh, 83 thứ quả như lê, đào, lý, mận, v.v..

Công xã đã mua sắm được một số máy móc. Hiện nay 70% ruộng đất cày bằng máy, 85% công việc tưới nước cũng làm bằng máy. Ngoài những nghề phụ và nghề chăn nuôi, xã có 14 cái xưởng to và nhỏ, như xưởng làm chén, bát, đúc gạch ngói, làm nông cụ, v.v..

Về văn hóa xã hội, xã có một trường tiểu học bảy lớp với 400 học sinh, một trường trung học nông nghiệp, học sinh vừa học vừa lao động, năm phòng khám bệnh, 5 nhà đẻ...

Năm 1957, tổng số thu nhập của bốn hợp tác xã là 3 triệu 50 vạn đồng.

Năm nay, tổng số thu nhập của công xã sẽ là 4 triệu 22 vạn đồng.

Trong một vườn cây rộng rãi và im mát của công xã, mấy nhóm học sinh đang nghỉ hè và các em nhi đồng tổ chức múa hát. Bác và các đồng chí lãnh đạo cùng tham gia. Công xã biếu Bác mấy quả bí, quả cà đặc biệt to.

Đối với chúng tôi, Lan Châu có mấy điều mới lạ:

-     Lần đầu tiên, chúng tôi thấy rõ sông Hoàng Hà. Gọi là Hoàng Hà, nhưng nước đỏ hơn, đục hơn và chảy mạnh hơn sông Hồng ta. Đến nay, A. "thi sĩ” trong đám chúng tôi, ngâm nga một cách thú vị câu thơ của ông Lý Bạch: "Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai...".

-     Để’ làm cho nước mưa khỏi chảy quá mạnh, người ta cắt những sườn núi hai bên Hoàng Hà thành từng bậc. Tuy vậy, nước mưa đã làm cho địa thế’ Lan Châu lồi lõm, gồ ghề. Và sau một trận mưa to, đất bùn trên núi xuống đầy đường phố.

-     Người ta lấy đá sỏi lát trên mặt đất để trồng rau. Họ nói: "Đá sỏi chống được hạn và lạnh, giữ được hơi ấm. Vì vậy, đất có lát sỏi thì sản lượng được cao hơn".

-     Đến đây, chúng tôi mới thấy Tần Lĩnh và hiểu rõ câu thơ của ông Đỗ Phủ: "Vân hoành Tây Lĩnh gia hà tại. Tuyết ủng Lam Quan mã bất tiền". Tạm dịch: “Mây tuôn Tân Lĩnh, nhà đâu tá? Tuyết phủ Lam Quan, vó ngựa chồn".

-     Con gái làm cảnh sát. Ở thành phố khác cũng có, nhưng hôm nay chúng tôi mới để ý, mới thấy. Các chị đều học xong

"sơ trung” (bên ta là lớp 7). Nhiệm vụ của các chị là điều khiển giao thông ngoài phố.

ĐI THĂM TÂY AN

8 giờ sáng, xe lửa đến Tây An. Ra ga đón Bác, có các đồng chí Phương Trọng Như, Vương Lâm, Dương Chửng Dân (con tướng quân Dương Hổ Thành) và nhiều vị lãnh đạo khác.

Khác với núi non trùng điệp, sa mạc mênh mông như ở Tân Cương và Cam Túc, Tây An là hoàn toàn bình nguyên, Tây An (đời xưa gọi là Tràng An) là một trong mấy thành phố lâu đời nhất của Trung Quốc.

Từ Tây Chu (trước dương lịch hơn 1.100 năm), đến đời Đường (dương lịch năm 618 đến 907), trong ngót 2.000 năm, 11 triều đại đã đóng đô ở Tây An. Những cuộc cách mạng nông dân nổ’i tiếng trong lịch sử, như Hoàng Sào (từ năm 875 dương lịch) và Lý Tự Thành (1.628 trở đi) cũng đã lập chính quyền nhân dân ở đây.

Địa thế' Tây An phẳng phiu, cao hơn mặt biển 400 thước. Khí hậu khi nóng nhất lên đến 45 độ, khi rét nhất xuống đến 19, 20 độ dưới 0.

Tây An có đường ngang phố dọc thẳng thắn như bàn cờ.

Chung quanh thành phố có hào sâu. Trong hào nhiều cây cối, sau này sẽ thành một công viên sâu và dài.

Từ ngày giải phóng, diện tích của thành phố đã mở rộng thêm gấp ba lần (812 cây số vuông) với 1.480.000 nhân dân. Nếu kể cả ngoài ô thì hơn ba triệu người.

Dưới chế độ phản động Quốc dân đảng trong thành cũng như ngoài ô, đều nhan nhản những nhà tù, hào lũy và trại lính. Ngày nay Tây An là một thành phố công nghiệp và văn hóa đang phát triển không ngừng, một thành phố xã hội chủ nghĩa, với 123 xí nghiệp: xưởng điện, gang thép, chế tạo máy móc, vải sợi, đồ gốm, dầu sơn, đồng hồ, v.v...

Trong phong trào nhảy vọt, Tây An đã tiến bộ rất nhanh, thí dụ: So với năm 1957, thì năm 1958:

Tổng sản lượng công nghiệp tăng 80%;

Sức điện tăng 85%;

Gang thép tăng 23 lần;

Máy móc tăng 38 lần, v.v..

So với sáu tháng đầu năm 1958, thì sáu tháng đầu năm nay tổng giá trị công nghiệp tăng 95,2%.

So với năm 1950, thì ngày nay nhà cửa mới xây dựng nhiều gấp hai lần rưỡi, đường sá nhiều gấp ba lần (410 cây số).

Ngoài ra, còn có hơn 400 công xưởng nhỏ, do một vạn nhân dân thành phố tự xây dựng và sản xuất, trong số đó có 9.000 người đàn bà.

Để’ làm cho thành phố càng thêm tươi đẹp, công nhân, bộ đội, cán bộ và học sinh đã tự tay xây dựng thêm một công viên.

Thuộc vào thành phố có bốn huyện ở ngoại ô, với 1 triệu 53 vạn nông dân. Năm 1956 tất cả họ đều vào hợp tác xã nông nghiệp. Nay hợp thành 61 công xã nhân dân. Nhờ sức mạnh người đông và cải tiến kỹ thuật, vụ chiêm năm nay bình quân môi mâu tây gặt được ba tấn rưỡi, có vài nơi được hơn bảy tấn.

Công thương nghiệp tư doanh năm 1956 đã được cải tạo xong xuôi. Thị trường xã hội chủ nghĩa đã thống nhất. Do đó, việc buôn bán ngày thêm phồn vinh, nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân được thỏa mãn. So với năm ngoái, thì tổng số hàng vặt năm nay tăng 22%. Một số hàng hóa được giảm giá. Đời sống của quần chúng được nâng cao thêm.

Vê văn hóa giáo dục - Tây An có:

401 trường tiểu học với 159.000 học sinh;

132 trường trung học với 58.000 học sinh;

20 trường cao đẳng với 30.000 học sinh;

22 trường chuyên nghiệp với 21.000 học sinh.

Các nhà máy, đường phố và công xã nhân dân đều có trường "dân lập”. Học sinh đều vừa học vừa lao động. Văn hóa, kỹ thuật và chính trị kết hợp chặt chẽ với nhau. Thành phố có:

24 rạp hát;

10 rạp chiếu bóng.

Văn nghệ ra sức phục vụ công, nông, binh. Văn nghệ sĩ thường đến các nhà máy và đến các công xã, vừa biểu diên, vừa giúp quần chúng tổ chức đoàn văn công. Khi rảnh thì họ cùng lao động với quần chúng. Nhờ vậy, mà phong trào văn nghệ trong dân gian phát triển rất mạnh. Một thí dụ: Ở làng Bạch Miêu, 80% xã viên công xã đều biết làm thơ, diên kịch, làng này đã nổi tiếng là "làng thơ”.

Tây An là một thành phố rất cũ và rất mới.

Bác định để nhiều thời giờ xem những di tích lịch sử.

8 giờ sáng, các đồng chí đưa Bác đi xem thành phố, lên xem “Lầu chuông". Lầu chuông và "Lầu trống" do vua Hồng Vũ đời Minh (năm 1348) bắt dân xây dựng. Lầu ba tầng. Nên lầu rộng hơn 1.377 thước vuông. Từ nền đến nóc cao 36 thước. Đời xưa "đêm năm canh, ngày sáu khắc”, các lầu này đánh trống, đánh chuông cho dân biết. Lầu xây dựng rất khéo, hơn 600 năm mà vẫn chắc chắn như xưa.

Quán bác vật (ta quen gọi là viện bảo tàng) ở đây rất to, có 14 nhà. Có những phòng trưng bày các thứ búa đá, dao đá... của người đời xửa đời xưa. Có những thứ đồ đồng, đồ đá, đồ sứ từ đời Chu, đời Tần, đời Hán cho đến đời nay. Đi xem những phòng này cũng có ích như nghe mấy bài giảng về lịch sử tiến hóa của xã hội.

Từ đời Hán (đầu thế' kỷ thứ 1 đến đầu thế' kỷ thứ 3) trong lúc người Tây Âu còn man rợ, thì nghề chạm, nghề vẽ ở Trung Quốc đã lên đến một trình độ nghệ thuật rất cao.

"Rừng bia” có sáu nhà trưng bày gần 2.000 tấm bia đá, từ đời Hán đến đời Mãn Thanh. Có một pho kinh bằng đá, gồm 114 tấm, trên bia khắc 13 quyển kinh, tất cả là 650.252 chữ. Đó là một công phu xuất sắc của đời Đường (năm 837). Cũ nhất là cái bia "sách Chu Dịch” do ông Thái Hộ (bố bà Thái Văn Ky) khắc, cách đây 1.773 năm.

Bốn tượng đá bốn con ngựa của vua Đường Thái Tôn (dương lịch năm 618) chạm trổ cực kỳ khéo, mạnh khỏe, gân guốc như ngựa sống. Nguyên đàn ngựa này có sáu con. Nhưng năm 1919, đế' quốc Mỹ đánh cắp mất hai con.

Chiều 2 giờ, Bác đi xem nhà máy chế tạo những máy móc "quang học”. Cũng như các nơi, các đồng chí cán bộ và công nhân nhiệt liệt hoan nghênh Bác.

Sau đó, đi thăm "Thôn Bán Pha” (Bán Pha nghĩa là những sườn quả đồi) ở về phía Đông thành phố Tây An. Năm 1952 do đội công tác của Viện khảo cổ phát hiện ra. Diện tích hơn 2.700 thước vuông. Những người "khảo cổ’” nhận rằng thôn này đã tồn tại cách đây độ 5.000 năm. Nhà ở cái thì hình vuông, cái thì hình tròn, nhưng đều hướng về phía Nam. Ở chính giữa nhà đều có một cái bếp.

Đồ dùng thì có những dao, mác, búa, tên nỏ, v.v. bằng đá. Lưỡi câu bằng xương. Chén, bát, chum, vò bằng đất nung. Có cái hũ đựng nước hình tròn, hai quai, đít nhọn, giống hệt hũ nước của người Ảrập ngày nay.

Phía Bắc thôn là chô chôn cất người chết. Cách chôn thì một người, hai người, hoặc bốn người chôn một nơi. Có người chôn sấp, phần lớn chôn ngửa, đều trở đầu về phía Bắc. Trẻ con chết thì chôn trong vò, gần nhà ở.

Hiện nay, có lẽ "Bán Pha thôn” là làng mạc xưa nhất của người đời xưa đã được phát hiện. Nó sẽ giúp nhiều cho việc nghiên cứu lịch sử loài người.

5 giờ rưỡi, đi thăm chùa Đại Từ Ân và tháp Đại Nhạn cách thành phố hơn tám cây số. Chùa này xây dựng từ đời Đường, cách đây non 1.500 năm. Khi xưa, chùa có mười viện gồm 1.897 gian. Kinh qua mấy lần binh lửa, đã hư hỏng mất nhiều. Từ ngày giải phóng, đều giữ gìn di tích lịch sử, Chính phủ đã sửa sang lại thành 40 gian.

Năm 645 dương lịch, sư Huyền Trang (Tam Tạng) từ Ấn Độ về, đến ở chùa này để dịch kinh Phật. Để cất giữ kinh Phật và tượng Phật, người ta xây dựng một cái tháp năm tầng ở bên chùa. Đến năm dương lịch 701, bà Võ Tắc Thiên làm vua, xây thêm hai tầng nữa, thành bảy tầng, cao 64 thước tây. Chùa bị hư hỏng, nhưng tháp vân y nguyên. Lên tầng thứ 7, trông thấy cả một vùng nước biếc, non xanh.

Do quyển "Tây du ký” giới thiệu mà bà con ta nhiều người biết sư Tam Tạng. sẵn đây, chúng tôi xin tóm tắt kể lại sự tích của sư.

Ông Huyền Trang (Tam Tạng) ra đời năm 602 dương lịch. Quê quán ở tỉnh Hà Nam. Lúc 13 tuổi, theo người anh đi tu. Từ đó Huyền Trang chu du nhiều nơi, tìm thầy tìm bạn. Vì đối với đạo Phật, môi thầy giảng một cách, Huyền Trang không hiểu, nghi ngờ, cho nên quyết tâm đi học tận gốc đạo Phật ở Ấn Độ.

Năm 27 tuổi, ông một mình khăn gói ra đi, không quản xa xôi, nguy hiểm, vượt suối trèo non, kinh qua 128 nước to nhỏ. Vừa đi vừa về, vừa ở, học tại Ấn Độ, tất cả 17 năm. Khi về nước, ông mang theo 657 bộ kinh Phật. Ông đã dịch được 74 bộ gồm 1.335 quyển, đồng thời đã dạy đạo Phật cho hơn 3.000 học trò. Ông thọ 63 tuổi. Mộ của ông chôn ở trong chùa Đại Từ Ân.

Chiều, 8 giờ Bác dự cuộc hoan nghênh do cán bộ Đảng, Chính, Quân và các em nhi đồng tổ chức, tất cả độ 1.000 người.

Sáng hôm nay đi thăm xưởng đồ sắt tráng men. Các đồng chí công nhân biếu Bác mấy cái ca uống nước, thau rửa mặt, và cái đĩa to trong có vẽ ảnh Bác rất khéo.

9 giờ rưỡi, đi thăm núi Ly San, ở phía Đông thành phố 50 cây số. Ly San phong cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sử. Vì thời giờ ít, chỉ đi thăm vài nơi. Trước hết đi xem "Tróc Tưởng đình” là cái đình kỷ niệm nơi Tưởng Giới Thạch bị bắt. Năm 1936, Tưởng không lo chống Nhật, chỉ lo "đánh Cộng”. 12-12 năm ấy, hắn đến Ly San, muốn ép buộc hai tướng quân Trương Học Lương và Dương Hồ Thành đưa quân đi đánh Hồng quân. Hai vị chống lại hắn và bắt giam hắn ở "Thanh Hoa Trì”. Hắn vượt ngục, chạy trốn vào một cái hang. Đói bụng quá, hắn phải mò ra, bị tóm cổ. Nay ở cửa hang ấy, nhân dân lập cái "Tróc Tưởng Đình” để kỷ niệm.

Hồ Thanh Hoa ở giữa Ly San, có suối nước nóng đến 43 độ. Tục truyền rằng vua U Vương đời Tây Chu (cách đây khoảng 2.700 năm) có ở nơi này. Trên đỉnh núi Ly San có "Phong hỏa đài”. Khi có giặc dã, người ta đốt lửa ở đó, các nước chư hầu thấy khói, thì đưa quân đến cứu. U Vương mê mụ Bao Tự. Mụ này cả đời không cười. U Vương làm đủ cách, mụ vân im lìm. U Vương bèn cho đốt lửa ở "Phong hỏa đài”. Chư hầu bốn phương vội vã đến cứu, thì chẳng thấy giặc Bao Tự thấy vậy, cười òa. Về sau, giặc Khuyển Nhung đến đánh, U Vương đốt khói, thì chư hầu tưởng rằng U Vương lại nhởn nhơ với Bao Tự chứ gì! Chẳng ai đến cứu. Kết quả là U Vương bị Khuyển Nhung bắt chém đầu. Đời vua Đường, (từ năm 644 dương lịch) bắt nhân dân xây dựng cung điện ở đó. Vua Đường Huyền Tông mê Dương Quý Phi, lại lãng phí hơn nữa. Y dùng đá bạch ngọc xây nhà tắm cho cô ta, hình giống một đóa hoa hải đường, cho nên gọi là "Hồ Hải Đường”. Nhà thơ Bạch Cư Dị có câu:

“Xuân hàn, tú dục Thanh Hoa trì;

Ôn tuyền thủy hoạt tẩy ngưng chi”.

Tạm dịch:

Vua ban tắm suôi Thanh Hoa

Mùa Xuân nước ấm, màu da sạch nhờn.

Phê bình cách sinh hoạt xa xỉ của bọn vua Đường, nhà thơ Đô Phủ có câu:

Chu môn tửu nhục xú;

Lộ hữu đồng tử cốt.

Tạm dịch:

Lầu son vua chúa sống bừa bãi.

Ngõ phố dân gian chết rét queo.

Cô Dương lại thích xơi lệ chi, nhân dân Tứ Xuyên phải "cống” bằng cách "hỏa tốc”, cho người cưỡi ngựa chạy cả ngày cả đêm, ngựa này chết thì thay ngựa khác, trong ba ngày lệ chi phải đến "Thanh Hoa trì”. Nhà thơ Đô Mục có câu:

Nhất kỹ hồng trần Phi Tử tiểu,
Đô nhân tri thi lệ chi lai.

Tạm dịch:

Bụi bay phủ ngựa, Dương Phi thích,
Kinh đô đều biết lệ chi về.

Vê sau An Lộc Sơn nổi loạn, Đường Huyền Tông tản cư. Binh sĩ vua Đường bắt Dương Quý Phi thắt cổ.

Nay "Thanh Hoa trì” là chô nghỉ và chô tắm nước nóng của nhân dân.

Gần Ly San có mộ Tân Thủy Hoàng. Tân Thủy Hoàng là một người anh hùng, đã chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài suốt 500 năm giữa năm Bá và bảy Hùng; thống nhất Trung Quốc; v.v.. Nhưng cũng là một tên vua vô cùng bạo ngược, giết người như rạ, đốt sách vở, chôn sống những người trí thức. Vì vua quá hung tàn, nhân dân nổi lên chống lại. Cơ nghiệp đời Tân chỉ 15 năm thì tan.

Sau khi lên làm vua, Thủy Hoàng liền bắt 70 vạn nhân dân xây ngôi mộ giả này (Mộ thật ở trong dãy núi gần đó, tìm chưa thấy). Lúc mới xây, mộ cao 50 trượng, chu vi năm dặm. Qua hơn 2.000 năm gió mưa dày xéo, hiện nay mộ chỉ còn cao hơn mười trượng, chu vi 200 trượng.

Chúng tôi nói với nhau: Anh hùng như vua Tân, xảo quyệt (và được Mỹ giúp) như giặc Tưởng, vì làm trái ý nguyện của nhân dân, đều bị thất bại nhục nhã. Tổ’ng Ngô chắc cũng chung một số phận ấy thôi.

Chương trình có định đi thăm "A Phòng Cung” là nơi mà Thủy Hoàng đã tập trung 3.000 con gái đẹp. Nhưng vì thời giờ ít, cho nên không đi. Cách thành phố 30 cây số về phía Tây, có làng A Phòng. Ở đó còn có di tích Cung A Phòng, chu vi rộng 620 thước, cao 41 thước.

Trên đường về vào thăm miếu thờ ông Đô Phủ. Miếu cũ xây dựng vào hồi Gia Tĩnh triều Minh, đã bị cháy. Miếu này mới xây dựng lại vào năm 1804. Miếu chính có ba gian, trang nghiêm nhưng đơn sơ, mộc mạc. Chung quanh miếu có vườn rộng, nhiều hoa.

Cụ Đô sinh năm 712 dương lịch, là một nhà thơ nổi tiếng đời Đường, bạn thân với nhà thơ Lý Bạch (Lý Bạch già hơn cụ 11 tuổi). Đời cụ gặp nhiều chìm nổi. Thơ cụ bênh vực nhân dân. Cụ thọ 59 tuổi.

Vì trong sách thường viết "Đô Công Bộ”, nhiều người nhầm là cụ làm quan to. Sự thật thì cụ chỉ làm chức Viên ngoại.

Tối hôm nay, xem một vở tuồng địa phương. Nội dung vở tuồng phát triển bài thơ của Thôi Hộ:

“Tích niên, kim nhật, thử môn trung. Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.

Nhân diện bất tri hà xứ khứ, đào hoa y cựu tiểu đông phong”.

Hai câu trên, anh A. mới dịch:

Ngày này năm ngoái, trong sân; Má hồng, đào thắm mười phân vẹn mười.

Hai câu dưới, cụ Nguyên Du dịch:

Chung quanh nào thấy bóng người. Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.

Câu chuyện tóm tắt thế' này: Cậu A đi qua làng B chợt thây một cô gái nông dân tên là C, hai bên liền "tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Cậu về xứ cậu. Cô ở nhà cô. Suốt một năm, hai bên thầm thương, trộm nhớ. Rồi cậu A đi tìm C. Đến nơi thì vừa: Thanh minh trong tiết tháng ba; Cô đi tảo mộ, cửa nhà vắng tanh. Cậu bèn viết bài thơ kia trên cánh cửa. Lúc trở về. Cô C thây bài thơ, nhầm tưởng rằng đó là lời từ biệt, bèn đau xót mà ốm "thập tử nhất sinh”. Ít hôm sau, cậu A trở lại thì Cô hết ốm vì "sầu tương tư, nên hư nhan sắc. Bệnh não gì mà thuốc Bắc thuốc Nam”. Kết quả là: Bống bống, bồng bồng; cậu cô kết nghĩa vợ chồng trăm năm.

Thời sự trong thượng tuần tháng này, quan trọng nhât là tin đồng chí Khơrútsốp sắp sang thăm nước Mỹ. Xưa nay, Mỹ khinh Liên Xô và Cộng sản, ghét Liên Xô và Cộng sản, sợ Liên Xô và Cộng sản. Nay Mỹ buộc phải mời vị lãnh tụ Liên Xô và Cộng sản sang thăm, đó là một sự biến đổi rất to lớn. Chắc rằng cuộc đi thăm của đồng chí Khơrútsốp sẽ giúp nhiều cho công cuộc giữ gìn hòa bình thế' giới.

Đầu tháng 8, Bác gửi thư kêu gọi nông dân ta hăng hái vào tổ’ đổi công và hợp tác xã để đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống của mình. Trong những buổ’i đi thăm nông trường ở Liên Xô và công xã ở Trung Quốc, Bác luôn luôn nghĩ đến đồng bào nông dân ta và suy nghĩ làm thế' nào cho nông dân ta cũng sung sướng như nông dân các nước bạn.

Ngày 4-8, Chín nước độc lập châu Phi khai hội ở Môngrôvia, Thủ đô nước Libêria. Đó là một kết quả bước đầu của sự đoàn kết của các dân tộc châu Phi trong phong trào chống chủ nghĩa đế quốc. Đáng mừng.

Ngày 6-8, Hơn một triệu nhân dân Nhật lại biểu tình, chống âm mưu xét lại "Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ”. Nhân dân Nhật hăng thật, cuối cùng họ nhất định thắng.

Các đồng chí Giang Tây khẩn khoản mời Bác đến thăm tỉnh ấy. Các đồng chí nói: gần Cửu Giang phong cảnh đẹp lắm. Bác nhận lời và định hôm sau đi.

ĐI THĂM CỬU GIANG (TỈNH GIANG TÂY)

Cửu Giang là một huyện lỵ, thành phố không to. Nhưng chung quanh đó phong cảnh thật đẹp. Từ Cửu Giang đi xe hơi đến Lô San độ một tiếng đồng hồ.

Lô San nghĩa là "núi Lều”. Tục truyền rằng: Hồi Định Vương nhà Chu, hơn 3.000 năm trước đây, có 7 anh em họ Khuông đều có tài có đức, không tham lợi tham danh, đưa nhau lên núi này lợp lều ở ẩn: Vua phái người đến hỏi thăm, đến nơi thì chỉ thấy túp lều, còn bảy anh em họ Khuông đã đi đâu mất. Thế là: Chung quanh nào thây bóng người: túp lều ẩn sĩ chơi vơi một mình! Từ đó, người ta gọi núi này là Lô San (núi Lều).

Lại có một câu tục truyền: Vua Minh Đế' nhà Hán (thế' kỷ thứ 1 và thứ 2) chiêm bao thấy một người bằng vàng, mình cao sáu trượng, đầu có hào quang, qua lại trong cung điện. Khi tỉnh dậy, vua cho đó là Phật hiển linh, bèn phái người đi Ấn Độ mang kinh Phật về Lô San. Từ đó, núi này thành một trong những trung tâm truyền đạo Phật, và người ta xây dựng tại đó hơn 380 ngôi chùa.

Câu tục truyền cũ nhất thì nói: Trước đây khoảng 4.000 năm, Trung Quốc lụt to, nhiều nơi bị ngập. Võ Vương đi chống lụt, lên đỉnh Hán Phong xem thế' nước chảy, rồi cho đào chín ngọn sông. Hán Dương là nơi cao nhất trong 90 đỉnh núi ở Lô San.

Lô San cũng là nơi "Do người có tiếng mà đất nổi danh”. Từ xưa, nhiều nhà thơ và nhà giáo dục hoặc sinh trưởng ở vùng này, như ông Đào Uyên Minh, đời Tần; hoặc đến trú ở đây như các ông Lý Bạch, Đô Phủ đời Đường; hoặc đến dạy học ở đây, như anh em ông Lý Bột, ông Chu Y; hoặc thường lên chơi ở đây, như hai ông Tô Thức, Tô Triệt đời Tống.

Lô San cũng đã từng bị bọn đế' quốc áp bức bóc lột. Năm 1885, người Anh mượn tiếng truyền đạo, câu kết với bọn thổ hào liệt thân, chiếm đoạt một vùng trên núi này làm đồn điền. Nhân dân nổi lên chống cự. Nhưng triều đình Mãn Thanh hèn nhát, đã nhường đất cho bọn đế quốc Anh làm tô giới trong thời hạn 99 năm. Nếu ngày nay Trung Quốc chưa được giải phóng, thì bọn chúng còn chiếm Lô San 25 năm nữa, đến năm 1984 mới thôi!

Từ đó, bọn đế quốc Mỹ, Pháp, Đức, Nhật cũng đua nhau lên Lô San chiếm đất đai, lập tiệm buôn, xây nhà nghỉ, lập tô giới... Trong các tô giới, chúng cấm người Trung Quốc không được ở, không được đi lại làm ăn. Chúng còn bán đất, bắt phu, đánh 39 thứ thuế!

Năm 1927, phong trào cách mạng Trung Quốc lên cao, bọn đế' quốc phải bỏ quyền tô giới. Nhưng được ít lâu, thì Lô San biến thành nơi ăn chơi xa xỉ và đại bản doanh phản động của bọn Quốc dân đảng. Chúng lập trường "huấn luyện cán bộ chống cộng” ở đây. Môi lần đại tấn công Hồng quân, Tưởng Giới Thạch đều lên đây khai hội bí mật.

Từ năm 1949, Trung Quốc được giải phóng, Lô San trở thành nơi nghỉ hè của nhân dân.

Lô San, nơi cao nhất là 1.543 thước, trung bình là 1.100 thước. Ngày trước, chỉ có hai cách lên Lô San: Ai có tiền thì ngồi kiệu, người không tiền thì đi chân.

Cuối năm 1952, Chính phủ đắp đường xe hơi lên núi. Do lòng hăng hái và sự cố gắng của cán bộ và công nhân, chỉ trong chín tháng thì đắp xong con đường dài hơn 35 cây số. Có đi qua đó, có thấy những núi dốc, những thác sâu, thấy suốt đường quanh co như một chuôi chữ Z chữ M, thì mới hiểu hết những khó khăn mà công nhân đã khắc phục. Ngoài ra, còn đắp thêm những đường đi đến các vùng phong cảnh, và một đường hầm bằng bê tông cốt sắt dài 90 thước, rộng tám thước, cao bảy thước.

Điều làm cho những người đến Lô San cảm thấy trước hết, là mát mẻ, khoan khoái. Mùa hè, ở Cửu Giang nóng 39, 40 độ; ở Lô San chỉ nóng 19, 20 độ. Mùa đông rét lắm cũng chỉ xuống đến bốn, năm độ dưới 0. Khen ngợi khí hậu Lô San, nhà thơ Bạch Cư Dị đã viết:

“Trường hận xuân quy vô mịch xứ,
Bất tri chuyển nhập thử san trung”.

Tạm dịch:

Tiếc mùa xuân muộn tìm không thấy,
Không biết xuân đã vào núi này.

Điều thứ 2 làm cho người ta mơ màng, cảm xúc là Mây. Mây ở đây là một bộ phận dàn cảnh, biến ảo không cùng. Khi thì vài đám mây mỏng manh, từ các khe núi nhè nhẹ bay ra, như một lớp phấn trên má những cô gái đẹp. Bông chốc mây tuôn đen sì như sóng biển, che mờ cả mặt mũi Lô San. Rồi đột nhiên mây lại tan đâu hết, chỉ còn vài dòng trăng trắng vương vấn trên mấy ngọn cây cao... Buổi sớm và buổi chiều, mây thường tỏa ra che lấp hết chân núi, chỉ chừa những đỉnh núi cao, xem như những hòn cù lao ngoài biển, người ta gọi là "Biển mây”. Lô San chẳng những có "phong cảnh” mà còn có "vân cảnh”.

Thác "bộc bố” cũng là một đặc sắc của Lô San. Nơi cao nơi thấp, cái ngắn cái dài, từ trên núi chảy xuống. Khi thì ầm ầm như sấm sét, khi thì nhẹ nhàng như tiếng đàn. Ông Bạch Cư Dị làm nhiều bài thơ về cảnh này, xin trích hai câu như sau:

“Phi lưu trực hạ tam thiên xích,
Nghi thi Ngân hà lạc cửu thiên ”.

Tạm dịch:

Chảy, bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Ngân hà đồ tự chín tầng trời?

Lô San có nhiều phong cảnh và di tích đời xưa.

Cô Lãnh là một thành phố nhỏ và xinh của Lô San, nhiều nhà cửa, nhiều vườn hoa và chung quanh có rừng cây bao bọc. Đường đi ở giữa hai bên là rừng thông, ánh mặt trời qua nhành xanh lá biếc, rọi xuống mặt đường như tấm thảm thêu. Dạo chơi từ từ, thật là thú vị.

Cô Lãnh đi ra từ 1.500 thước đến tám cây số đều là những vùng phong cảnh.

Hoa Kính (Đường hoa) có từ đời Đường, nay là một công viên to và đẹp.

Động Tiên là một cái hang rộng, trong đó có cái suối gọi là "suối một giọt”, hàng nghìn năm nay, nó cứ nhỏ từng giọt, không bớt không thêm.

Dưới các thác "bộc bố” thì có "đầm”, như đầm Rồng trắng, đầm Rồng đen, đầm Rồng vàng, v.v.. Đá chồng lồng chồng, nước chảy trong veo.

Ở đây, nhiều nơi mang cái tên kỳ khôi như: Dốc Anh hùng (Hảo hán pha), Thành Con gái, Tháp Mẹ chồng nàng dâu, Thác Bỏ mình, Đình Hội tiên, v.v..

Ở vườn bách thú có một thứ chim, to và đen như chim quạ, mỏ vàng, tên là Liêu Cô. Nó biết cười và biết nói những câu ngắn bằng tiếng Trung Quốc, như "Nị hảo! Lai, lai, lai! Tái kiến!”, v.v..

Ở hồ Thiên Trì có một thứ cá rất lạ. Đầu rồng, có bốn chân, chân trước có bốn ngón, chân sau có năm ngón. Lưng đen, bụng vàng. Mình to bằng ngón tay út. Nó chỉ sống ở Thiên Trì. Thử nuôi ở nơi khác, đều không nuôi được.

Ở vườn bách thảo có một thứ cây lạ: lá thì rất thối, hoa thì rất thơm.

Lô San có hơn 40 nơi phong cảnh đáng khen, chúng tôi không thể kể hết. Chúng tôi muốn thêm một điều là: Hồ Pô Dương, rộng 70 cây số, ôm bọc lấy Lô San. Sông Trường Giang chảy từ Tây Bắc, gần Lô San đột nhiên chuyển sang Đông Bắc, như một cái đai bằng bạc. Hồ và sông làm cho phong cảnh Lô San thêm oai.

Cách Lô San độ mười cây số, trên một quả đồi rộng, cây số xùm xòa, có mấy ngôi nhà cổ, đó là thư viện Bạch Lộc Động. Thư viện này có từ đời Đường. Đến đời Tống (cách đây độ 1.600 năm, ông Chu Hy (các cụ nho ta quen gọi là Thầy Chu Tử) tổ’ chức lại và dạy học ở đó. Vì vậy, Bạch Lộc Động trở thành một trung tâm văn hóa và học thuật. Tục truyền rằng: Khi ông Lý Bột ở đây, có nuôi một con hươu trắng rất ngoan. Cần mua gì, chỉ ghi vào một miếng giây, cột giây và tiền vào sừng nó, nó khắc ra làng hoặc ra chợ mua về. Nay ở thư viện còn có tượng đá của con hươu. "Động" chỉ là cái tên, không phải là một cái hang. Trước mặt thư viện có một cái khe sâu. Dưới khe có nhiều khối đá lớn. Trên nhiều khối đá có khắc chữ của ông Chu Hy.

Trước kia là nơi ăn chơi của bọn quyền quý, ngày nay Lô San có bảy viện an dưỡng và mười lăm nhà nghỉ hè, môi năm có hơn một vạn rưỡi chiến sĩ lao động (chân tay và trí óc) lên nghỉ ở đây. Lúc trở về, họ nặng thêm từ hai đến bảy kilô. Mùa hè, nhiều em bé và nhi đồng Nam Xương và Vũ Hán lên đây nghỉ và cắm trại.

Năm nọ, 1.000 em nhi đồng Việt Nam lên học và nghỉ ở đây. Vì các em không quen khí hậu mát quá, sau phải đưa các em về Quế’ Lâm, ấm hơn. Nay nói đến Lô San, các em vân nhớ ơn Bác Mao, ơn Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc.

Xin thêm một điều: Lô San có hơn 600 thứ cây, 2.500 thứ cỏ. Có nhiều thứ quả như đào, táo, hạnh, lê. Có một thứ chè, gọi là "chè mây mù", vì vườn chè trên núi thường có mây mù. Chè này nhiều chất "tanin", uống bổ và mùi thơm như chè Long Tỉnh.

Trở lại thăm Bắc Kinh

Ngày 13-8 - Từ Cửu Giang lên tàu bay đi Bắc Kinh. Ra sân

bay Bắc Kinh đón Bác về biệt thự có các đồng chí Trần Nghị - Phó Thủ tướng, Lưu Lan Đào - Phó Bí thư Ban Bí thư Trung ương, Cơ Bằng Phi - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Hà Vỹ - Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam, Phạm Bình - Đại biện Việt Nam tại Bắc Kinh và nhiều cán bộ cao cấp khác.

Ngày 15-8 - Bác đến thăm nhà nuôi trẻ ở Bắc Hải. Ở đây có hơn 150 em từ ba đến sáu, bảy tuổi. Các em đều béo đỏ, mạnh khỏe và rất ngoan. Các em ba tuổi cũng đã biết cùng nhau hát những bài hát ngắn; vịn vai hoặc nắm tay nhau nhảy theo nhịp vô tay của các em đứng ngoài. Các em sáu, bảy tuổi đều biết múa, em ấy hát múa ngay, không ngập ngừng bẽn lẽn. Tuy các em biết giữ trật tự tốt nhưng khi Bác mới đến thăm, em nào cũng tìm cách đến gần Bác.

Sáng ngày 16 - Hơn 20 em gái và trai đến thăm Bác. Các em ngoan lắm. Em gái Bình Bình, tám, chín tuổi, một tay ôm vai Bác, một tay giơ lên một cái hộp, nũng nịu hỏi: "Bác thử đoán cái gì trong này?”.

Bác nói: "Kẹo”.

Em nói: "Bác thử đoán lại xem”.

Bác nói: "Bánh”.

Em nói: "Chưa đúng”. Bác hãy đoán một lần nữa. Cái này nó kêu ngao ngao.

Bác nói: "Kêu ngao ngao, chắc là con mèo”.

Các em đều reo lên: "Đúng rồi, Bác đoán đúng rồi”. Còn Bình Bình thì mở hộp lấy ra chín con mèo bằng sứ, môi con một kiểu, rồi hôn Bác và nói: "Đây là quà cháu biếu Bác đấy”.

Em thì biếu một đóa hoa, em thì biếu một bức tranh tự tay mình mới vẽ. Bác cháu cùng nhau vui chơi suốt mấy tiếng đồng hồ.

Sáng ngày 18-8 - Bác đến thăm và nói chuyện thân mật với gần 1.000 anh chị em Việt Nam học ở Trung Quốc. Khi mọi người vừa đến đầy đủ trong nhà, thì trời lại bắt đầu mưa như dội. Bác nói tóm tắt tình hình thế' giới, tình hình trong nước và kể lại cuộc đi nghỉ hè. Nhiều khi mọi người vô tay và cười vang. Thấy Bác hồng hào mạnh khỏe, anh chị em ai cũng vui mừng.

Chiều ngày 21-8, Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ mời Bác đến chơi và dự bữa cơm gia đình. Cùng dự có các đồng chí Chu Ân Lai, Bành Chân, Trần Nghị, Nhiếp Vinh Trăn, Vương Gia Tường, Hà Vỹ. Giữa các vị lãnh tụ đã thân mật như đồng chí, lại yêu mến như anh em. Chúng tôi được biết rằng: Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ quen Bác đã hơn 30 năm, từ ngày hai vị đều hoạt động cách mạng ở Quảng Đông. Bác đã quen các đồng chí Chu, Nhiếp, Trần... gần 40 năm, từ lúc còn thanh niên ở bên nước Pháp.

Dạo này ở Bắc Kinh mưa nhiều, nắng ít. Mấy hôm trời tốt, Bác đã đi thăm vài nơi như Thiên đàn, Di hòa viên, Kho nước Thập Tam Lăng, Viện Bảo tàng của Giải phóng quân.

Thiên đàn là nơi ngày xưa vua tế trời. "Đàn" là một ngôi nhà đồ sộ, hình tròn, vì khoa học đời xưa cho rằng Trời hình tròn. Nhà rất cao to, nhưng xây dựng không dùng đến một cái đinh nào. Điều đó chứng tỏ kỹ thuật xây dựng rất giỏi. Trước Đàn có một con đường lát đá rộng, dài mấy chục thước, dân đến hai bức tường gạch. Tường này có "dây nói" không máy, không dây. Người đứng đầu này tường nói, người đứng đầu kia ghé tai vào tường thì nghe rõ như nghe điện thoại. Chung quanh Đàn có vườn rộng, có nhiều cây cổ thụ già mấy trăm năm. Có những cây thông quanh co như rồng uốn khúc. Nay Thiên đàn không để tế trời nữa, mà đã thành một công viên để nhân dân đến chơi.

Nhiều người đã biết Di hòa viên lâu đài đồ sộ, phong cảnh xinh tươi (xin miên trình bày). Chúng tôi chỉ nhắc lại một chuyện cũ và một chuyện mới. Đồng chí H. kể cho chúng tôi nghe chuyện cũ thế' này: Tể’ tướng Mãn Thanh là Lý Hồng Chương muốn vay tiền nước ngoài để’ tổ chức hải quân. Một người quý tộc thân với Tây Thái hậu bảo y: "Muốn được Thái hậu chuẩn y, thì phải làm cho Thái hậu vui lòng, ông phải trích một số tiền vay được mà xây dựng một vườn hoa mới, để’ Thái hậu ngự chơi...” Lý nghe lời, chi một số tiền khá to để’ xây dựng vườn Di hòa. Tiền dùng hết, nhưng vườn vân chưa làm xong, Lý phải chi thêm, và chi thêm mãi. Khi xây dựng xong vườn Di hòa thì tiền đã vay được cũng hết sạch không tổ chức được hải quân.

Chuyện mới: hôm đó nhiều học sinh nghỉ hè, đến bơi thuyền trên hồ Di hòa. Khi thấy thuyền Bác, họ bơi theo và hộ tống Bác một đoạn. Nhiều cô nữ học sinh thì vừa hát vừa chèo thuyền, một bà mẹ trẻ tuổi bế’ hai con, hai người em trai thì chèo thuyền. Khi đi gần thuyền Bác, em bé gái reo lên "Bác Hồ, Bác Hồ”, rồi đòi đi sang thuyền Bác. Thấy chị (năm tuổi) được Bác hôn và ẵm, em bé trai (ba tuổi) cũng đòi sang với Bác. Rồi cả hai em cứ đòi đi theo Bác không chịu trở về với mẹ... Hôm sau, Bác nhận được thư của gia đình hai em tỏ lòng sung sướng và cảm ơn.

Đập nước “Thập tam lăng" - đặt tên là "Thập tam lăng” vì trên dãy núi chung quanh đó có mả của mười ba đời vua Minh.

Đây nguyên là một vùng chân núi gồ ghề, toàn đá và sỏi. Đến mùa mưa thì nước từ các núi Mạng, Hán bao và từ sông Ôn Da ồn ào đổ về, ngập hết làng mạc, ruộng vườn ở vùng đó. Đảng và Chính phủ quyết định biến nước có hại thành nước có lợi. Cuối tháng 1-1958, công trình bắt đầu: phải đào một cái hồ đủ chứa 60 triệu thước khối nước. Phải đắp một cái đập dài 627 thước tây, cao 29 thước, chân đập rộng 179 thước, mặt đập rộng 7 thước rưỡi. Phải đào hai triệu rưỡi thước khối đất và đá.

Công trình làm xong sẽ giảm mức nước lụt to nhất từ một giây đồng hồ là 2.200 thước khối xuống 610 thước khối.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, các đồng chí lãnh tụ, bộ đội, công nhân, nông dân, phụ nữ, cán bộ các cơ quan, thầy giáo và học sinh các trường, các văn nghệ sĩ, các nhà công thương, cho đến nhân viên các Đại sứ quán đều hăng hái tham gia lao động nghĩa vụ. Người làm ít thì dăm ngày, người làm nhiều thì ba tháng.

Hơn mười vạn cán bộ và chiến sĩ bộ đội nêu khẩu hiệu "núi cao, cũng không cao bằng sức mạnh của ta. Đá rắn, cũng không rắn bằng cố gắng của ta” và trên công trường bộ đội đã đóng vai chủ lực.

Nông dân nêu khẩu hiệu "chưa làm xong đập nước, nhất định không về làng”.

Học sinh nêu khẩu hiệu: "Thập tam lăng là một trường học lao động cộng sản chủ nghĩa”. Vừa cải tạo thiên nhiên, vừa cải tạo con người...

Môi lớp người có khẩu hiệu thiết thực của họ. Họ không ngại mưa to, tuyết lạnh. Họ làm cả ngày cả đêm. Trong các đợt thi đua đã nảy nở nhiều đơn vị anh hùng như: "Đội chín cô Lan” của nữ thanh niên, "mười dũng sĩ” của các nhà công thương... Đội "bảy chị em từ 15 - 20 tuổi” không những làm việc giỏi, khi rảnh còn vá giày vá áo cho anh em...

Đồng chí thương binh Lý Thế' Kỷ đã được danh hiệu "Anh hùng cụt tay”. Đoàn thể không cho đi làm, nhưng Lý nhất định đi. Khi công tác ở Thập tam lăng, Lý đã học thạo 20 công việc và luôn luôn được bầu là "gương mâu”.

Trong thời kỳ xây dựng đã có 1.556 đề nghị cải tiến kỹ thuật làm cho năng suất lao động tăng năm đến sáu lần. Hơn 2.800 đơn vị đã được danh hiệu "lao động tiên tiến", "công nhân gương mâu" có hơn hai vạn người.

Do sự hăng hái của mọi người, mà chỉ trong 160 ngày, công trình to lớn ấy đã hoàn thành thắng lợi. Công trình này đã dùng hết 8 triệu 70 vạn ngày công của 40 vạn người, trong số đó: 115.000 người bộ đội;

101.000 thầy giáo và học sinh;

86.000 lãnh tụ và cán bộ Đảng và Chính phủ;

62.000 cán bộ và công nhân các xí nghiệp;

22.000 nông dân;

14.000 người công thương.

Công trình vừa xây dựng xong, thì trời lập tức thử thách: từ mồng 10 đến ngày 13-7 trời mưa to, nhưng không đám ruộng nào bị ngập, bị úng.

Phấn đấu năm tháng, hưởng phúc muôn đời. Thật vậy. Hồ nước "13 lăng" tưới được 20.000 mâu tây, biến ruộng xấu thành ruộng tốt. Môi năm sẽ nuôi được 1.250 tấn cá. Chung quanh hồ thành một công viên, môi ngày 50 vạn người có thể dạo chơi, hóng mát. Thủ đô Bắc Kinh có thêm một vùng phong cảnh xanh tươi.

Quán bác vật quân sự (Viện bảo tàng quân sự), quán này là để’ kỷ niệm công trạng của Giải phóng quân trong 32 năm chiến tranh cách mạng. Lâu đài rất đồ sộ, hình chữ =, rộng sáu vạn thước vuông. Nhà hai bên có ba tầng. Nhà giữa có bảy tầng, phía trên có cái tháp, trên tháp có một ngôi sao đỏ đường kính sáu thước tây có hai chữ "8-1" (mồng 1 tháng 8, ngày thành lập Hồng quân Trung Hoa). Từ nền nhà đến ngôi sao cao hơn 94 thước. Giữa sân có hồ, với 12 hoa sen vàng phun nước, hai bên quán có hai pho tượng. Phía Đông là pho tượng hải, lục, không quân. Phía Tây là pho tượng dân binh công, nông và học sinh.

Khi Bác đến thăm, toàn thể công nhân và nhân viên hoan hô nhiệt liệt. Các đồng chí phụ trách là Âu Dương Tham và Tô Hoàn Thanh đưa Bác đi xem và báo cáo tóm tắt như sau: Để’ trưng bày, quán có 20 gian phòng cộng là 29.000 thước vuông. Đường đi xem từ nơi vào đến nơi ra, dài mười cây số. Có tám cái thang bằng điện để lên xuống các tầng lầu. Môi ngày mười vạn người có thể’ vào xem.

Tâng thứ 3 của lầu chính giữa có phòng chiếu bóng với 500 chô ngồi. Ở tâng thứ 5 có phòng hữu nghị để’ người đến xem tạm nghỉ. Ngoài ra còn có tám phòng nghỉ nữa, vì muốn đi xem cho khắp, ít nhất cũng phải một ngày.

Tâng thứ nhất về phía Đông, trưng bày những sự tích về cuộc chiến tranh cách mạng lần thứ 2 từ cuộc khởi nghĩa ở Nam Xương đến cuộc trường chinh hai vạn năm nghìn dặm. Vê phía Tây thì trưng bày sự tích cuộc kháng chiến chống Nhật. Tâng thứ 2 trưng bày cuộc chiến tranh giải phóng diệt Tưởng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tâng thứ 3 trưng bày cuộc chống Mỹ, giúp Triều... Tâng thứ 6 và tâng thứ 7 là phòng làm việc.

Phụ trách việc xây dựng có 4.000 cán bộ và chiến sĩ Giải phóng quân và 3.000 công nhân. Các tỉnh đều hăng hái góp phân vào việc xây dựng. Thí dụ: bốn cánh cửa to chính giữa là bằng đồng do các chiến sĩ ở mặt trận Phúc Kiến nhặt nhạnh vỏ đạn mà đúc nên. Nhờ mọi người góp sức, chỉ chín tháng đã xây dựng xong.

Vì thời gian ít, Bác chỉ thăm mấy gian trưng bày ở phía Đông. Bác đã thấy lại hình ảnh nhiều đồng chí quen thuộc.

Chúng tôi nói với nhau: Quán bác vật này to rộng hơn Viện Bảo tàng cách mạng của ta. Nhưng cả hai đều có chung một ý nghĩa, tức là làm cho nhân dân, nhất là cho thanh niên chúng ta thấy rõ rằng cách mạng phải trường kỳ, gian khổ, song, nhất định thắng lợi; làm cho chúng ta thây rõ sự phấn đấu hy sinh vô cùng anh dũng của tiền bối ta. Đó là những bài học rất thấm thía, rất quý báu, dạy bảo chúng ta phải quyết tâm đi theo Đảng, phải đưa hết tinh thần và lực lượng của thanh niên để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong tuần qua, tin tức thế' giới có mấy điều quan trọng là:

-     Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên án đế' quốc Mỹ đã xúi giục chính phủ phản động Xananicon gây nội chiến ở Lào (12-8).

-     Ở thủ đô Miến Điện, Hội Hồng thập tự ta và Hội Hồng thập tự Thái Lan đã ký hiệp định về việc đưa Việt kiều hiện ở bên Thái Lan về nước (14-8).

-     Liên Xô đồng ý giúp hai nước Ghinê và Inđônêxia xây dựng một số nhà máy (18 - 24 tháng 8).

Đặt ba việc ấy kề nhau, người ta có thể kết luận rằng:

-     Những nước có chế' độ khác nhau như Việt Nam và Thái Lan, vân có thể’ cùng nhau giải quyết vấn đề quan hệ giữa hai nước bằng cách thương lượng hòa bình.

-     Đế' quốc Mỹ thì chuyển nghề giúp bọn phản động gây rối loạn ở nước khác. Liên Xô thì luôn luôn giúp đỡ các nước xây dựng kinh tế để nâng cao đời sống của nhân dân.

Ngày 24-8 - Lúc ăn cơm sáng, Bác bảo chúng tôi: Hôm nay Bác nghỉ ở nhà, chúng tôi có thể đi xem Bắc Kinh cho biết. Đồng chí Bình (nữ đoàn viên thanh niên cộng sản, săn sóc việc ăn uống của Bác) cũng nói: "Bác cho phép thì các đồng chí cứ yên tâm đi chơi phố cho biết, có tôi ở nhà với Bác, các đồng chí chớ lo”...

Chúng tôi đi xe buýt từ cửa biệt thự đến cửa thành phố Bắc Kinh. Trên xe, chúng tôi thấy con gái, đàn bà ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gọn ghẽ, nhưng không lượt thượt, lòe loẹt. Đến nửa đường, thấy một bà cụ già và một em bé chờ xe. Chị bán vé ân cần đỡ hai bà cháu lên xe, hai người khách đang ngồi vội nhường chô cho cụ già và em bé. Bà cụ đang loay hoay chưa kịp đặt lời, thì em bé gái chừng năm tuổi đã lê phép nói: "Cảm ơn cô ạ! Cảm ơn chú ạ!”. Chúng tôi khẽ bảo nhau: "Thật là tục mỹ phong thuần!”.

Đến cửa Nam Môn, chúng tôi xuống xe đi bộ. Bắc Kinh to ghê! Đường phố nào cũng người đông như kiến, xe cộ đi nối đuôi nhau. Nhìn về phía nào cũng thấy nhà mới và nhiều tầng mọc lên như măng gặp mùa xuân. Vừa đi, đồng chí M. (cán bộ ở Đại sứ quán ta) và giải thích cho chúng tôi biết:

Trước kia, Bắc Kinh tuy là một "đế' đô” suốt hai nghìn năm, có hai triệu dân. Nhưng về mặt phong quang, thì người Bắc Kinh đã có câu: "Không gió, cũng bụi bay ba thước. Có mưa, thì bùn lút hai chân”.

Từ ngày giải phóng, Bắc Kinh đã thay đổi hẳn. Hiện nay có sáu triệu 80 vạn dân. Trong mười năm qua, đã xây dựng 27 triệu 25 vạn thước vuông nhà mới, tức là nhà mới nhiều hơn nhà cũ gần một lần rưỡi. Chẳng những thế, nhà cũ cái nào cũng thấp lè tè, vì vua cấm không cho dân làm nhà cao. Nhà mới cái nào cũng ba, bốn tầng trở lên, cái nào cũng xinh đẹp. Năm ngoái là năm "nhảy vọt”, đã xây dựng 4 triệu 54 vạn thước vuông. Năm nay, chắc sẽ nhiều hơn. Những công trình đồ sộ, như nhà Quốc hội, Viện bảo tàng cách mạng nhân dân, Cung văn hóa dân tộc, Viện bảo tàng quân sự, sân vận động với tám vạn chô ngồi... đều xây dựng xong trong vòng chín tháng đến một năm.

Bắc Kinh trước kia là một thành phố tiêu thụ không có công nghiệp gì đáng kể. Hiện nay, Bắc Kinh có 100 xí nghiệp với 87 vạn công nhân. Đó là chưa kể’ hàng trăm công xưởng nhỏ do nhân dân tự xây dựng.

Về giao thông, trước kia chỉ có 54 chiếc xe chở khách. Hiện nay có 1.136 chiếc xe buýt và xe điện.

Văn hóa giáo dục cũng phát triển nhảy vọt. Hiện nay, các trường học, trung, tiểu học có tất cả là 1 triệu 35 vạn học sinh (bằng một phần năm tổng số nhân dân thành phố). Trước kia chỉ có hơn 4.000 thầy thuốc cho cả Bắc Kinh. Hiện nay có hơn ba vạn thầy thuốc...

Một điều khác nhau nữa: Trước kia, từ bọn quyền quý, quân phiệt đến bọn lưu manh côn đồ đều là loài ăn bám. Hiện nay, loại người vô dụng ấy đã bị sa thải không còn. Mọi người đều tùy sức mình mà lao động, học tập và tiến bộ.

Về tất cả mọi mặt, Bắc Kinh thật xứng đáng là một thủ đô của một nước xã hội chủ nghĩa với 650 triệu nhân dân.

Trên đường về nước

Sáng 25-8 - Lên tàu bay trở về Hà Nội. Ra sân bay Bắc Kinh tiễn Bác có các đồng chí Chu Ân Lai, Trần Nghị, Vương Gia Tường và nhiều đồng chí Trung Quốc khác, cùng các đồng chí ở Đại sứ quán Liên Xô và Đại sứ quán ta ở Bắc Kinh.

Trên tàu bay, sau khi nghe rađiô, Bác vui vẻ bảo cho chúng tôi biết một tin mừng: Đồng chí Chu Ân Lai vừa báo cáo trước Quốc hội rằng:

Năm nay, Trung Quốc đã căn bản hoàn thành kế hoạch năm năm lần thứ 2 (1958 - 1962), tức là hoàn thành trước thời hạn ba năm. Có những ngành thì xấp xỉ con số kế' hoạch, những ngành chính thì hoàn thành vượt mức, thí dụ:

Con số định trong kế hoạch năm năm thứ 2 (1958 - 1962)

Hoàn thành trong năm nay

So với năm 1958 đã tăng

Gang 10 triệu 50 vạn tấn

12 triệu tân

50%

Than 210 triệu tân

335 triệu tân

24%

Lương thực 250 triệu tân

275 triệu tân

10%

 

Về nông nghiệp, hiện nay Trung Quốc có hơn 26.000 công xã nhân dân, gồm 99% tổng số nông họ. Sản lượng đã hoàn thành vượt mức kế hoạch định cho năm 1967 (theo Cương lĩnh phát triển nông nghiệp trong 12 năm).

Tiếp theo tin mừng đó, đài phát thanh giới thiệu tình hình công xã "Hồng Quang” (tỉnh Tứ Xuyên), tóm tắt như sau:

Năm ngoái, 73 hợp tác xã câp cao hợp thành công xã "Hồng Quang”, với 16.000 nông hộ, 71.000 người, 8.600 mâu tây ruộng đât. Từ đó, công xã nhiều người, nhiều sức, nhiều vốn, đã mua được 46 chiếc máy cày. Tự đào mương phải đủ tưới tât cả ruộng đât.

Đã xây được 11 trạm điện nhỏ, đủ dùng trong xã và còn để’ gia công cho mậu dịch, thu được hơn mười vạn đồng. Đã xây dựng 140 công xưởng nhỏ, kinh doanh hơn 20 nghề phụ.

So với năm ngoái thì tổng sản lượng năm nay tăng 70%. Đời sống vật chât và văn hóa của xã viên được nâng cao nhiều. Công xã đã có:

230 nhà gửi trẻ,

100 vườn giữ trẻ,

5      nhà thương, trung bình cứ 1.000 xã viên thì có một thầy thuốc,

9 nhà đỡ đẻ,

6      trường trung học,

33 trường tiểu học,

26 trường (chuyên, hồng) dạy ban đêm,

200 nhà ăn công cộng, mức ăn đã hơn mức của trung nông lớp trên.

Trong thời kỳ hợp tác xã, có 10% nông hộ "chi nhiều hơn thu”. Hiện nay, thu nhập của xã viên đều tăng, gia đình nào cũng đầy đủ...

Về đến Hà Nội

Được theo Bác đi thăm các nước anh em, thật là sung sướng. Nhưng khi về đến Tổ quốc, trong lòng khôn xiết vui mừng!

Đáng lẽ về đến chiều hôm qua, nhưng các đồng chí Trung Quốc sợ Bác mệt, mời Bác nghỉ lại Vũ Hán. Sáng nay bay từ Vũ Hán về nhà.

Ra sân bay Hà Nội đón Bác có các đồng chí Trung ương, các vị Bộ trưởng và Thứ trưởng, các đồng chí trong Đoàn ngoại giao và nhiều đồng chí công nhân và bộ đội. Thế là cuộc đi nghỉ hè của Bác đã kết thúc tốt đẹp.

Trong non hai tháng qua, Bác đã thăm mười nước Cộng hòa Xôviết và 19 thành phố ở Liên Xô, đã đi đến năm tỉnh và thăm bảy thành phố Trung Quốc. Bác đã đi 23.000 cây số và đã dùng đủ cách giao thông: Tàu bay, tàu thủy, xe lửa, xe hơi. Bác đã gặp nhiều đồng chí cũ và nhiều bạn hữu mới, đã tiếp xúc với mấy mươi dân tộc khác nhau, đã thăm nhiều nông trường, nhà máy, trường học. Đến môi thành phố, Bác bao giờ cũng đến thăm các trại nhi đồng và các nhà gửi trẻ...

Bác luôn luôn vui vẻ, mạnh khỏe. Nhiều khi ngồi lâu trên tàu bay, hoặc lên núi xem phong cảnh, hoặc thăm xong nhà máy thì đi ngay đến nông trường, chúng tôi và các đồng chí địa phương cùng đi với Bác có vẻ mệt, nhưng không thấy Bác mệt bao giờ. Suốt thời kỳ nghỉ hè, Bác ăn nhiều hơn, ngủ nhiều hơn lúc ở nhà; đó là một điều làm cho chúng tôi đặc biệt vui sướng.

Tục ngữ nói: "Đi một buổi chợ, học một mớ khôn”. Chúng tôi không dám nói đã học được mấy "mớ khôn”. Nhưng chúng tôi dám nói quả quyết rằng: Được tai nghe mắt thấy sự cố gắng dẻo dai, cách thi đua bền bỉ, lòng hăng hái vô cùng, sự tiến bộ nhảy vọt của nhân dân các nước anh em; chúng tôi càng tin tưởng sâu sắc rằng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản nhất định thắng lợi, tương lai của Tổ quốc ta, của nhân dân ta thật là vẻ vang.

Thưa các đồng chí, trong báo cáo này, chúng tôi cố gắng ghi chép một cách đầy đủ, thật thà, song không khỏi có chô thiếu sót. Nhờ các đồng chí phê bình và bổ sung.

Vừa thảo xong báo cáo này, thì cả thế' giới cũng vừa sôi nổi chúc mừng Liên Xô đã thành công phóng tên lửa lên mặt trăng, chúc mừng đồng chí Khơrútsốp đi thăm nước Mỹ nhằm mục đích làm cho tình hình quốc tế' bớt căng thẳng, và hoan nghênh nhiệt liệt đề nghị của đồng chí Khơrútsốp về việc "tài giảm binh bị” để làm cho loài người được sống yên ổn và thái bình. Chúng tôi xin góp lời chúc mừng nhỏ mọn của mình với lời chúc mừng chung của cả thế giới, để kết thúc bài báo cáo này.

PH.K.A

Báo Nhân Dân, số 2011-2038,

ngày 18-9 đến 15-10-1959, tr.3.

SỨC NGƯỜI ĐOÀN KẾT,
NHẤT ĐỊNH THẮNG
trời

Hiện nay, bà con nông dân ta đang ra sức chống hạn. Sau hơn một tuần cố gắng, hơn bốn vạn mâu tây lúa mùa khát hạn đã được uống nước. Diện tích bị hạn đã giảm được 2 phần 3. Đó là một thành tích khá. Cán bộ và bà con nông dân cần tiếp tục cố gắng thêm. Tôi xin nêu vài kinh nghiệm Trung Quốc ra đây, để bà con ta tham khảo.

Năm nay, mấy tỉnh ở Hoa Nam lụt to, nhiều tỉnh Hoa Trung và Hoa Bắc hạn nặng. Đã mấy mươi năm nay, chưa có bao giờ diện tích hạn to rộng và thời gian hạn kéo dài như năm nay. Thế' mà năm nay thu hoạch vẫn hơn năm ngoái! Vài ví dụ:

- Tỉnh Hô Bắc: Trong 70 ngày từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 9, không có một giọt mưa. Trong bốn triệu mâu tây ruộng đất thì hơn ba triệu mâu bị hạn. Trước tình hình ấy, Đảng ủy và chính quyền tỉnh đã động viên tất cả cán bộ và toàn thể’ nông dân - dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí bí thư tỉnh - kiên quyết chống hạn suốt 90 ngày đêm. Họ đã đào thêm 19 vạn con mương, 20 vạn cái giếng, trữ thêm 3.700 triệu gánh phân... Kết quả là nông dân Hồ Bắc đã đánh thắng hạn, đã có đủ nước tưới cho ruộng, và đã thu hoạch một vụ lúa sớm tốt hơn năm ngoái.

- Tỉnh Hà Nam: Có hơn bảy triệu mâu tây ruộng đất. Kể từ đầu tháng 7, suốt ba tháng mười ngày trời không mưa. Trong lịch sử Hà Nam, năm 1942 là năm hạn to nhất: 50 huyện gồm ba triệu mâu tây bị hạn. Kết cuộc là hơn ba triệu người đã chết đói, những nông dân sống sót thì lưu ly xiêu bạt, bán vợ đợ con...

Năm nay, diện tích bị hạn là hơn 90 huyện gồm ngót bảy triệu mâu tây ruộng đất, tức là gấp đôi diện tích bị hạn năm 1942. Đảng đã động viên một triệu cán bộ và 20 triệu nông dân, đồng tâm hiệp lực, đánh thắng giặc hạn. Trong mấy tuần chống hạn, họ đã đắp thêm 2.400 "kho" chứa nước, hơn 60 vạn mương to và nhỏ, đào và đắp 190 triệu thước khối đất và đá. Đồng thời bón thêm phân và đẩy mạnh thêm việc quản lý ruộng rây. Kết quả là nhiều nơi thu hoạch vụ này đã tăng 20% so với năm ngoái.

Trong cuộc chống hạn này, lực lượng của các công xã nhân dân đã có tác dụng rất lớn, và những công trình tiểu và trung thủy lợi sẵn có đã giúp ích rất nhiều.

Thế' là lực lượng đại đoàn kết của nông dân chẳng những đã đánh thắng giặc hạn, mà còn biến năm hạn hán thành năm được mùa.

TRẦN LỰC

Báo Nhân Dân, số 2050, ngày 27-10-1959, tr.2.

MỸ MÀ PHONG KHÔNG THUẦN,
TỤC KHÔNG MỸ

Do kết quả của giáo dục và ảnh hưởng của xã hội, số phạm tội trong đám thiếu niên và thanh niên (từ 10 đến 20 tuổi) ngày càng tăng. Trên báo chí Mỹ thường có những tin tức rùng rợn như sau:

Thằng bé E. Pakét, 16 tuổi, đã giết chết cha và một em gái của con bé S. Phrốtxlen, 15 tuổi, là "người yêu" của nó. Mẹ và hai em gái của Phrốtxlen cũng suýt bị Pakét giết chết (14-10-1959).

Tuần báo Tin tức Mỹ và báo cáo thế giới (14-9-1959) viết: Bọn phạm tội trẻ tuổi ngày càng táo bạo. Ở các thành phố to, đi ra đường là có nguy hiểm. Sự khủng bố ở ngoài đường đã trở nên một vấn đề ngày càng nghiêm trọng.

Báo Ngôi sao, xuất bản ở thủ đô Mỹ đã đăng những lời khuyên răn của sở cảnh sát đối với phụ nữ, trong đó có mấy điều như sau:

-       Khi các bà, các cô ra đường, nên có người đưa đi...

-       Nên chọn những đường phố đông người và nhiều đèn sáng.

-      Trước khi đi vào ngõ, phố ít đèn, nên để’ ý có ai theo đuổi mình chăng.

-      Nếu có chút đáng ngờ, thì nên vào ngay một nhà gần nhất ở đó để gọi cảnh sát.

-       Nên nắm thật chặt cái túi tay của mình.

-       Không nên mang trên mình vòng xuyến quý và nhiều tiền bạc.

-       Nếu đi xe hơi của mình, thì chỉ nên dừng xe ở những phố đông người. Nên luôn luôn đóng kín cửa sổ xe.

-       Không nên tắt máy, để khi cần thì cho xe chạy được ngay.

Và nhiều điều dặn dò khác, để’ tránh nguy hiểm do bọn du côn trẻ tuổi gây ra.

Đó là một "nếp sống văn minh" mà đế’ quốc Mỹ muốn đưa ra làm gương cho thiên hạ noi theo! Ngu ngốc thay đế quốc Mỹ vậy!

L.T.

-       Báo Nhân Dân, số 2051,

ngày 28-10-1959, tr.4.

-       Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.12, tr.310-311.


HOAN HÔ THẮNG LỢI VẺ VANG

CỦA KHOA HỌC LIÊN XÔ VĨ ĐẠI

Phóng một tên lửa lên cao 48 vạn cây số, đi vòng đến sau lưng mặt trăng, rồi tự động chụp ảnh, rửa ảnh, rồi truyền ảnh về cho các trạm khoa học ở dưới đất. Thật là một việc kỳ lạ, từ lúc có loài người chưa ai làm được. Mà nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, khoa học Liên Xô đã làm được.

Thành công vẻ vang ây làm cho nhân dân khắp thế' giới đều hoan hô, làm cho những người khoa học các nước tư bản đều phải kính phục, làm cho các báo chí (kể cả báo chí phản động Mỹ) cũng phải ca tụng không ngớt lời.

Suốt hai năm qua (từ 4-10-1957 đến 4-10-1959), Liên Xô tiếp tục phóng thành công sáu vệ tinh và tên lửa. Quả vệ tinh đầu tiên đã làm rung động cả thế' giới. Sau đó, môi lần lại làm cho thế giới càng rung động thêm.

-       Tên lửa số 1 bay quanh mặt trời.

-       Tên lửa số 2 bay vào mặt trăng.

-       Tên lửa số 3 chụp ảnh chị Hằng sau lưng!

Từ khoa học đời xưa cho rằng trời tròn và đất vuông, nay nhờ khoa học Liên Xô mà người ta biết rõ những hiện tượng của nhiều ngôi sao láng giềng với quả đâ't chúng ta. Thật là một tiến bộ cực kỳ vĩ đại!

Trong hai năm qua, Mỹ cũng đã phóng 13 vệ tinh và tên lửa. Song nhiều lần đã thất bại. Còn mấy vệ tinh bay được thì to bằng quả cam, nó đi đâu không ai thây, nó về đâu không ai hay. Các người khoa học Mỹ đã phải nhận rằng: So với khoa học tên lửa Liên Xô thì Mỹ đã lạc hậu năm năm. Ông Gơlinan, Giám đốc Hội hàng không vũ trụ Mỹ, đã phải nhận rằng sức của tên lửa mạnh nhất của Mỹ cũng chỉ bằng một nửa sức mạnh của tên lửa Liên Xô. Những thất bại của Mỹ đã buộc những người khoa học nổi tiếng và phụ trách chế tạo tên lửa (như trung tướng Mêđarít và giáo sư Vông Brao phải xin từ chức).

Đối với những hiểu biết mới lạ do vệ tinh và tên lửa của mình đem lại, Liên Xô đều công bố cho thiên hạ biết, nhưng Mỹ thì không công bố và giữ kín làm của riêng.

Chẳng những thế, Mỹ chưa có tên lửa "đổ bộ" vào mặt trăng, mà bọn quân phiệt Mỹ đã bàn đến việc dùng mặt trăng làm nơi căn cứ quân sự để’ ném bom xuống các nước không theo Mỹ! Và bọn tư bản độc quyền Mỹ đã tính đến việc chiếm đất trên mặt trăng để cho thuê!

Dù khoa học vệ tinh và tên lửa (cũng tức là khoa học quân sự) của mình hơn Mỹ, Liên Xô đã tuyên bố dứt khoát rằng những phát minh đó là của chung của thế giới nhằm mục đích lợi dụng sức thiên nhiên để’ phục vụ hạnh phúc cho loài người.

Hai thái độ thật là khác hẳn nhau.

Liên Xô lại mới phóng một tên lửa "chính trị" nó soi sáng phía đen tối và hung ác của thế giới (tức là chiến tranh xâm lược) và nêu ra phương pháp để xóa bỏ phía đen tối hung ác ấy. Tên lửa ây tự tay đồng chí Khơrútsốp phóng ra, khi đồng chí đã đưa ra trước Hội đồng Liên hợp quốc đề nghị tài giảm quân bị, chấm dứt chiến tranh. Đề nghị ấy cũng đã được nhân dân yêu chuộng hòa bình khắp thế giới nhiệt liệt hoan nghênh và ủng hộ.

Cách đây độ 100 năm, Các Mác đã nói: Người cộng sản hiểu biết thiên nhiên để’ buộc thiên nhiên phục vụ hạnh phúc loài người và hiểu biết xã hội để’ cải tạo xã hội cũ, xấu xa, thành một xã hội mới tốt đẹp, một xã hội cộng sản. Lời nói ấy nay đã thực hiện dần dần ở các nước xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô vĩ đại.

TRẦN LỰC

-    Báo Nhân Dân, số 2054, ngày 31-10-1959, tr.1, 4.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.312-314.


VUI VẺ KỶ NIỆM CÁCH MẠNG
THÁNG MƯỜI VĨ ĐẠI
[84]

Hôm nay, nhân dân lao động khắp thế giới cùng với nhân dân Liên Xô anh em vui vẻ kỷ niệm lần thứ 42 Cách mạng Tháng Mười vĩ đại.

Cách mạng Tháng Mười đã mở đầu mùa Xuân tươi sáng cho loài người, khi chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế' quốc đã đưa thế' giới đến chô đen tối như một mùa Đông ác liệt.

Năm nay, ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười lại có thêm một ý nghĩa mới - là chúc mừng thắng lợi của năm đầu kế' hoạch 7 năm.

Thắng lợi ấy rất to và chắc chắn sẽ mở đường cho những thắng lợi to hơn nữa: Kế hoạch định năm nay (so với năm ngoái) tổng sản lượng tăng 7,7%. Mà chín tháng đầu năm đã tăng 12%.

Những nguyên nhân gì đã đem lại thắng lợi to lớn ấy?

-       Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt và chặt chẽ của Đảng Cộng sản.

-      Do phong trào cải tiến kỹ thuật lên vùn vụt. Trong chín tháng qua, hơn 1 triệu 40 vạn đề nghị cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng và hơn 1.500 kiểu máy móc mới đã được chế' tạo, làm cho năng suất lao động tăng hơn 8% và tiết kiệm cho Nhà nước hơn 7.000 triệu đồng rúp.

- Phong trào thi đua "Lao động cộng sản chủ nghĩa" rất sôi nổi.

Với tinh thần làm chủ nước nhà, làm chủ xí nghiệp, với thái độ tích cực đối với mọi việc, kết hợp chặt chẽ lòng yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, công nhân, nông dân tập thể và trí thức Liên Xô đều công tác, học tập và sinh hoạt đúng theo đạo đức cộng sản. Hiện nay đã có hơn ba triệu người tham gia các "Đội lao động cộng sản chủ nghĩa". Họ đã hứa quyết tâm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch 7 năm trước thời hạn hai năm.

*

*              *

Vài con số tóm tắt sau đây càng làm nổi bật những thắng lợi ấy:

Ngân sách Nhà nước thu nhiều hơn chi đến 28 tỉ rúp.

Thuế khóa được giảm bớt. Từ 7,8% giảm xuống 7,4% và trong vài năm nữa sẽ được hoàn toàn xoá bỏ.

Môi ngày lao động bảy giờ đông hồ. Môi tuần bình quân là 40 giờ. Ở các nước tư bản là 46 đến 48 giờ.

Giờ làm việc được rút ngắn, nhưng tiền lương vân được tăng, vì năng suất lao động tăng nhiều và vì hàng tiêu dùng được giảm giá.

Một điều rất đáng chú ý nữa: Ngân sách của Liên Xô là một ngân sách hoà bình. Khoản dành cho khoa học chiếm hơn 15% tổng số chi. Khoản dành cho quốc phòng chỉ chiếm non 13% (chi phí quốc phòng Mỹ thì chiếm hơn 64% tổng ngân sách).

*

*              *

Chúng ta vui sướng hôm nay,
Càng nên nhớ lại những ngày gian lao.

Nhớ lại để học tập nhân dân Liên Xô. Nhớ lại để ghi ơn nhân dân Liên Xô.

Cách mạng Tháng Mười thành công đến nay là bốn mươi hai năm. Nhưng trong mười lăm năm đầu, Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa duy nhất, cô đơn như một hòn đảo phải một mình đương đầu với những cơn sóng gió hung ác do các nước đế' quốc gây nên. Gần hai mươi năm, Liên Xô phải thắt lưng buộc bụng để’ hàn gắn những vết thương do chiến tranh để’ lại. Được yên ổn xây dựng, chỉ hơn vài mươi năm mà nhân dân Liên Xô đã biến một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp tiên tiến vào hạng nhất trên thế’ giới. Về nhiều ngành Liên Xô đã đuổ’i kịp và nhiều ngành Liên Xô đã vượt quá Mỹ. (Nên nhớ rằng đất nước Mỹ không hề bị chiến tranh xâm lược và kinh tế’ Mỹ xây dựng đã hơn một trăm bảy mươi năm). Điều đó lại chứng tỏ rằng chế’ độ xã hội chủ nghĩa hơn hẳn chế’ độ tư bản chủ nghĩa.

Nhân dân Liên Xô vừa ra sức xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở nước mình, lại vừa giúp đỡ một cách khảng khái vô tư hai mươi hai nước anh em và nước bạn xây dựng ba trăm tám mươi ba xí nghiệp lớn, nhằm giúp các nước ấy ngày càng giàu mạnh, nhân dân các nước ấy ngày càng ấm no. Đó là tinh thần quốc tế cao cả, mà nhân dân lao động thế giới đều biết ơn.

ngày càng suy đồi, càng ảm đạm, như trời đã chiều tối lại bị mây mù.

Trong cuộc đấu tranh giữa lực lượng mới đang trưởng thành và lực lượng cũ đã suy yếu, lực lượng mới - lực lượng xã hội chủ nghĩa - nhất định thắng lợi.

Ngày nay, chủ nghĩa xã hội đã thành một hệ thống thế' giới vững mạnh với một nghìn triệu nhân dân đoàn kết nhất trí, cộng với các dân tộc thuộc địa mới được giải phóng thì hơn một nghìn năm trăm triệu người; các nước đế' quốc chỉ có trên dưới năm trăm triệu. Đó là sô'người.

Về địa lý, thì từ Á sang đến Âu, từ Tirana đến Bình Nhưỡng, từ Hà Nội đến Béclin, qua Mátxcơva, Bắc Kinh - ngang dọc gần ba mươi lăm triệu cây số vuông gắn liền thành một khối vững mạnh, một đại gia đình đoàn kết thân yêu.

Về kinh tế, thì tổng sản lượng công nghiệp của các nước xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô, năm 1957 mới chiếm 33% tổng sản lượng toàn thế' giới, năm 1958 đã tăng đến 40%; năm nay chiếm 45%. Không bao lâu nữa chắc chắn sẽ chiếm hơn 50%. Nên nhớ một điều là: Tốc độ phát triển của phe xã hội chủ nghĩa tiến rất nhanh và sự sa sút của các nước đế' quốc xuống rất chóng. Vài ví dụ:

-    So với năm 1957, thì năm 1958 sản lượng công nghiệp của Liên Xô tăng lên hơn 10%, còn của Mỹ thì giảm sút hơn 10%.

-    Trong 7 năm, Liên Xô sẽ tăng sản lượng than đá từ bốn trăm chín mươi sáu triệu tấn đến sáu trăm mười hai triệu tấn. Còn Anh thì sẽ đóng cửa từ hai trăm đến hai trăm bốn mươi mỏ than (theo kế' hoạch của Cục sản xuất than nước Anh).

Trung Quốc có câu thành ngữ: "Khắp trời cùng vui". Câu ấy rất đúng với cảnh tượng vui vẻ hôm nay.

Được Đảng Cộng sản ra sức bồi dưỡng, khoa học Liên Xô đã thành công rực rỡ trong việc phóng tên lửa và vệ tinh. Hôm nay, trong lúc hàng trăm triệu người vui mừng kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười, thì:

-     Tên lửa số 1 của Liên Xô đang khoan khoái bay quanh mặt trời.

-     Vệ tinh số 3 và tên lửa số 3 đang hớn hở vòng quanh quả đất.

-     Tên lửa số 2 thì đang giương cao Quốc huy Búa liềm của Liên Xô - ký hiệu của chủ nghĩa cộng sản thắng lợi - từ cung trăng chiếu xuống khắp các nước, như tỏ ý kêu gọi các dân tộc toàn thế giới chung sống hoà bình. Vì hoà bình là hạnh phúc.

Chỉ trong vòng bốn mươi lăm năm nay, loài người đã gặp hai cuộc chiến tranh thế' giới khủng khiếp. Hàng chục triệu người đã hy sinh. Hàng nghìn tỉ của cải đã bị phá huỷ[85].

Cách mạng Tháng Mười vừa thắng lợi, Lênin đã lập tức nêu rõ chính sách hoà bình mà suốt bốn mươi hai năm nay Liên Xô luôn luôn giữ vững.

Ngày nay, với những vũ khí nguyên tử và khinh khí, nếu có chiến tranh mới thì kết quả khủng khiếp sẽ gấp trăm, gấp nghìn. Các nhà khoa học tính toán rằng: Độ bảy, tám quả bom khinh khí thả xuống nước Anh, độ mười lăm, hai mươi quả thả xuống nước Mỹ, thì giang san Anh, Mỹ sẽ tiêu tan!

Để cứu loài người khỏi tai họa ghê gớm như vậy, Liên Xô đã đưa ra trước Hội đồng Liên hợp quốc những đề nghị vô cùng nhân đạo, nhằm hoàn toàn giải trừ binh bị, ngăn ngừa chiến tranh.

Trừ một nhóm quân phiệt và chính khách ngoan cố Mỹ và tay sai Mỹ "chết thì chết, nết không chừa", nhân dân khắp thế' giới không phân biệt giống nòi, giai cấp, tôn giáo đều thật thà mong cho chính sách hoà bình của Liên Xô thắng lợi.

Đó là một thắng lợi to lớn nữa của Cách mạng Tháng Mười, của nhân dân Liên Xô, của cả phe xã hội chủ nghĩa.

*

*       *

Thắng lợi vẻ vang của Liên Xô làm phấn khởi nhân dân lao động thế' giới nói chung, nhân dân các nước anh em nói riêng; làm cho họ thấy hạnh phúc của nhân dân Liên Xô ngày nay sẽ là hạnh phúc ngày mai của bản thân họ. Nghị quyết của Đại hội lần thứ XXI của Đảng Cộng sản Liên Xô đã nói:

"Với sự phát triển và củng cố của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, tất cả các nước khác trong phe xã hội chủ nghĩa sẽ phát triển thắng lợi. Sự phát triển kinh tế' và văn hoá của tất cả các nước xã hội chủ nghĩa trở nên đều đặn hơn. Chẳng bao lâu nữa, các nước ây - cũng như Liên Xô - sẽ xây dựng một xã hội cộng sản. Liên Xô cho rằng trách nhiệm quan trọng nhất của mình là góp phần vào sự củng cố mối đoàn kết giữa các nước xã hội chủ nghĩa, vào việc phát triển quan hệ chặt chẽ về kinh tế' và văn hoá, vào sự nhất trí ngày càng to lớn trong đại gia đình các dân tộc tự do trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, trên nguyên tắc chủ nghĩa quốc tế vô sản".

Kết luận bài báo cáo trước Đại hội, đồng chí Khơrútsốp đã nói: "Nhiều thế' kỷ sẽ trôi qua, nhưng lịch sử sẽ ghi mãi mãi cái vinh dự của thời đại to lớn của chúng ta, thời đại xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”.

Thắng lợi của Liên Xô là thắng lợi của toàn thể nhân dân lao động toàn thế' giới, là thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Để’ chúc mừng một cách xứng đáng Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, nhân dân Việt Nam một lần nữa tỏ lòng thắm thiết biết ơn sự giúp đỡ chí tình của nhân dân Liên Xô và cố gắng học tập tinh thần thi đua bền bỉ của công nhân, nông dân và trí thức Liên Xô để’ hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế’ hoạch Nhà nước năm nay và chuẩn bị đầy đủ để’ hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế’ hoạch năm sau, để’ đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm nền tảng vững mạnh cho cuộc đấu tranh thắng lợi thống nhất nước nhà.

Tinh thần Cách mạng Tháng Mười chói lọi muôn năm!

Tình đoàn kết không gì lay chuyển được trong đại gia đình xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô vĩ đại muôn năm!

Đảng Cộng sản Liên Xô muôn năm!

Chủ nghĩa cộng sản muôn năm!

Hoà bình thế giới muôn năm!

HỒ CHÍ MINH

-    Báo Nhân Dân, số 2061, ngày 7-11-1959, tr.1, 4.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.12, tr.319-324.

QUẦN ANH ĐẠI HỘI

Hôm nay 26-10-1959, Bắc Kinh lại náo nhiệt khác thường, vì có cuộc "Quần anh đại hội" (tiếng ta quen gọi là "Đại hội liên hoan anh hùng và chiến sĩ thi đua").

Đến dự hội có 6.576 anh hùng thay mặt cho ngót 30 vạn tập thể tiên tiến và hơn ba triệu 60 vạn chiến sĩ tiên tiến (trong đó có 54 vạn phụ nữ), thuộc các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng cơ bản và tài chính, mậu dịch.

Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ và nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Chính phủ đã đến tham gia đại hội. Đồng chí Lưu Ninh Nhất đọc lời khai mạc. Đồng chí Chu Đức thay mặt Trung ương Đảng đọc lời chúc mừng. Đồng chí Lý Phú Xuân đọc báo cáo chung, nêu rõ mấy điểm sau đây:

-     Năm nay, kế' hoạch năm năm lần thứ 2 sẽ hoàn thành, tức là hoàn thành trước thời hạn hai năm. Về công nghiệp, gang thép sẽ vượt 12 triệu tấn, than đá sẽ vượt 335 triệu tấn, v.v.. Về nông nghiệp, tuy năm nay ngót 34 triệu mâu tây ruộng đất bị thiên tai nặng, nhưng do nông dân hăng hái chống hạn và nhờ những thủy lợi đã làm trước, cho nên thu hoạch vân đạt 275 triệu tấn lương thực, tức là hơn năm ngoái 10%.

-    Mục đích của toàn đảng và toàn dân ta là ra sức phấn đấu để thực hiện một nền công nghiệp, một nền nông nghiệp, và một nền khoa học văn hóa hiện đại, nhằm đuổi kịp và vượt qua nước Anh trong vòng mười năm. Việc đó nhất định làm được, vì sự thật đã chứng tỏ rằng đường lôi chung của Đảng (đưa hết lực lượng vươn lên hàng đầu, mọi công việc phải làm đúng khẩu hiệu: nhiều, nhanh, tốt, rẻ) là rất đúng.

-    Phương châm phát triển kinh tế' là: ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, kết hợp với việc phát triển nhanh chóng nông nghiệp. Hai việc ấy phải tiến song song với nhau. Giữa công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và nông nghiệp phải có một tỷ lệ đúng đắn.

Về nông nghiệp thì cải tiên kỹ thuật là một việc quan trọng bậc nhất.

-    Kinh tế' Trung Quốc có những tiến bộ nhảy vọt là vì quần chúng hăng hái thực hiện đường lối của Đảng, và biến quyết tâm của Đảng thành quyết tâm của mình.

Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng luôn luôn ra sức giáo dục để nâng cao trình độ chính trị và tư tưởng của toàn Đảng, toàn dân. Nhờ vậy, mà trong quần chúng đã trưởng thành hàng triệu người lao động chân tay và trí óc thấm nhuần đạo đức cách mạng:

Tinh thần làm chủ nước nhà rất cao, giác ngộ kỷ luật lao động rất vững, họ hết lòng, hết sức phấn đấu vì lợi ích của Đảng, của Tổ quốc và của nhân dân.

Họ là những người chí công vô tư, không ngại khó khăn, không sợ gian khổ, không kèn cựa, suy bì.

Họ dám nghĩ, dám nói, dám làm. Đồng thời họ khiêm tốn, không tự mãn tự kiêu. Họ luôn luôn cố gắng học hỏi để tiến bộ không ngừng, và luôn luôn nhiệt tình giúp đỡ người khác cùng tiến bộ.

Vì ngày càng nhiều những công nhân và cán bộ tiên tiến như vậy, cho nên phong trào thi đua yêu nước rất rộng khắp và rất bền bỉ giữa tổ này với tổ khác, giữa ngành này với ngành khác. Kết quả là sản xuất tăng gia không ngừng. Vài thí dụ:

-    Xưởng đúc gang số 6 (Thượng Hải) là một xưởng cũ, thiết bị thô sơ. Tuy không thêm máy, không thêm người, mà năm 1958 sản lượng của xưởng đã tăng gấp đôi năm 1957, so với vài chín tháng đầu năm ngoái thì chín tháng đầu năm nay đã tăng 68%.

-    Mỏ than số 2 ở Hoài Nam, kế hoạch định môi năm sản xuất 90 vạn tấn. Nhưng năm ngoái đã sản xuất 1 triệu 14 vạn tấn. Năm nay, công nhân và cán bộ quyết tâm sản xuất 2 triệu tấn.

Còn nhiều xí nghiệp tiên tiến như vậy. Sau đây là vài thí dụ về những người tiên tiến:

-    Ở mỏ sắt Long Yên, tổ đồng chí Mã Vạn Thủy suốt mười năm, tháng nào cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch, đã chín lần phá kỷ lục sản lượng, và so với năm 1949, thì năng suất lao động năm nay tăng gấp 180 lần!

-    Đồng chí Thiềm Thủy Xương là công nhân đóng tàu ở Đại Liên, suốt mười năm không sản xuất một thứ gì sai quy cách. Năm ngoái, đồng chí Thiềm đã hoàn thành kế hoạch của 20 tháng và năm nay chỉ trong sáu tháng đã hoàn thành kế hoạch cả năm.

-    Nữ đồng chí Triệu Mộng Đào làm việc ở nhà máy dệt số 1 tại Thiềm Tây, trong bảy năm, tháng nào cũng hoàn thành kế hoạch. Đồng chí Triệu chẳng những luôn luôn đưa kinh nghiệm của mình giúp đỡ người khác tiến bộ, mà còn thường giành làm lây ở máy xấu, để nhường máy tốt cho chị em.

-    Nhà dây thép Khác Pin có một nữ anh hùng thanh niên tên Lý Vinh, làm việc mới ba năm. Người ta thường cho rằng chọn thư theo địa điểm là một việc rất tầm thường. Nhưng Lý Vinh nghĩ rằng: Việc đó rất quan trọng, vì nhiều văn kiện của nhà nước và thư từ của nhân dân đều kinh qua nhà dây thép. Nếu phân phát chậm trê hoặc sai lầm, thì ảnh hưởng không ít. Vì vậy, đồng chí Lý đã tìm mọi cách để làm cho nhanh và tốt. Trong hai năm qua, Lý đã chọn hơn bốn triệu phong thư, không có một phong nào sai lạc. Theo kế' hoạch thì môi tiếng đồng hồ phải chọn 3.000 phong, mà môi giờ Lý đã chọn được 8.500 phong, có khi được hơn 10.500 phong.

Với hàng vạn, hàng triệu người lao động anh dũng như vậy, thì chắc chắn rằng khó khăn gì cũng vượt được, và kế' hoạch to mấy cũng hoàn thành.

TRẦN LỰC

Báo Nhân Dân, số 2064, ngày 10-11-1959, tr.4.


CẦN KIỆM

Muốn xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, thì môi người công dân ta phải thực hành cầnkiệm. Can để nâng cao không ngừng năng suất lao động. Kiệm để tích trữ thêm vốn, mở rộng sản xuất.

Kiệm mà không Can thì cũng vô ích. Can mà không Kiệm thì tay không lại hoàn tay không.

Từ một nước nghèo, Liên Xô trở thành giàu mạnh vào bậc nhất thế' giới cũng vì nhân dân Liên Xô rất Can, rất Kiệm. Chỉ trong chín tháng đầu năm nay, Liên Xô đã tăng năng suất lao động hơn 8% và tiết kiệm được hơn 9.000 triệu đồng rúp.

Nước ta còn lạc hậu, dân ta còn nghèo, muôn tiến lên chủ nghĩa xã hội, muốn cải thiện đời sống, thì chúng ta càng phải Can phải Kiệm, phải chống lười biếng, chống lãng phí.

Các ngành, các nghề đều phải như vậy. Bài này chỉ nói về hợp tác xã nông nghiệp.

Phải can kiệm để xây dựng hợp tác xã. Điều đó cán bộ và xã viên phải hiểu thật thấu, phải nhớ thật kỹ, phải thực hành cho kỳ được, thì hợp tác xã mới củng cố và phát triển tốt.

Hiện nay, có một số hợp tác xã chưa hiểu điều đó, không làm đúng như vậy. Vài ví dụ:

Để "liên hoan", Hợp tác xã Bái Khê đã làm thịt một con bò, Hợp tác xã Ngô Quyền đã giết hai con lợn, đáng giá 90 đồng, chưa kể phí tổn về cơm nước (Hai hợp tác xã này đều ở huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên).

Đó là việc lãng phí thật đáng phê bình, trước hết là phê bình các cán bộ. Sau khi ăn uống, nhiều xã viên đã phàn nàn: "Chưa biết thu hoạch thế' nào mà đã chén trước". Phàn nàn là đúng.

Nếu dùng số tiền ấy vào việc khác thì ích lợi cho hợp tác xã biết bao. Ví dụ: Với 90 đồng, hợp tác xã có thể:

mua 400 ký thóc,

hoặc 9 con lợn giống,

hoặc 50 con gà mái tơ,

hoặc 30 cái lưỡi cày "51",

hoặc 6 cái bừa,

hoặc 39 cái cuốc bàn,

hoặc 26 cái cào cỏ 10 răng,

hoặc 30 con dao phạt cỏ,

hoặc 3 năm 7 tháng báo Nhân dân,

hoặc 300 quyển sách phổ thông để lập một tủ sách cho xã viên,

hoặc mua đủ tre nứa làm một câu lạc bộ nhỏ cho hợp tác xã, v.v.. Vậy có thơ rằng:

Chúng ta phải kiệm phải cần,

Thì nước mới mạnh, thì dân mới giàu.

TRẦN LỰC

-    Báo Nhân Dân, số 2069, ngày 15-11-1959, tr.1.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.12, tr.328-329.

ĐẾ QUỐC MỸ TIẾN GẦN MIỆNG Hố

Phong trào giải phóng dân tộc đang đẩy các đế quốc nói chung, đế' quốc Mỹ nói riêng, tới gần miệng hố.

châu Phi, các nước thuộc địa Angiêri, Camơrun, Kênia,... đều nổi lên chống chế' độ thực dân. Thời kỳ bọn đế' quốc Pháp, Anh làm mưa làm gió đã sắp chấm dứt. Các nước nhỏ yếu ở sát cạnh Mỹ như Panama (một triệu dân), Poóctô Ricô (hai triệu dân), CuBa (năm triệu dân),... đều sôi nổi chống Mỹ. Thời kỳ bọn đế' quốc Mỹ tự do cưỡi đầu cưỡi cổ họ đã qua rồi.

Báo chí tư sản Mỹ đã phải nhận điều đó. Tờ Thời báo Nữu Ước (9-11-1959) viết:

"Cần phải thấy rằng: Những việc mới xảy ra gần đây đã chứng tỏ rõ rằng tinh thần chống Mỹ đã lên cao ở các nước Nam Mỹ, và Mỹ đã thành cái mục tiêu của những cuộc đấu tranh ấy.".

Ở các nước chư hầu Mỹ cũng công khai đả kích Mỹ. Thí dụ:

Dư luận Thổ Nhĩ Kỳ đã nghiêm khắc lên án Mỹ. Họ viết:

"Mỹ đã mất dần uy tín ở nước Thổ. Người Mỹ nghênh ngang đi xe cán chết người Thổ. Họ hiếp dâm phụ nữ Thổ. Họ tổ chức chợ đen, buôn lậu ngoại tệ. Họ giật xé quốc kỳ Thổ. Người Thổ đau lòng khi nghĩ đến sự không bình đẳng giữa Mỹ và Thổ, những đặc quyền đặc lợi mà người Mỹ được hưởng ở Thổ.". (Báo Yêni Gun, 11-1959).

Lào, tờ Tiếng nói của nhân dân là báo của Phó Thủ tướng Kàtày - một người thân Mỹ - đã viết:

"... Người Mỹ đưa tiền cho chúng ta với một thái độ khinh rẻ... Chúng ta đi xin như người ăn mày. Cảnh sát Lào do Mỹ trang bị, huấn luyện và trả lương. Nhưng chính cảnh sát Lào cũng không có cảm tình với Mỹ. Không ai cho rằng viện trợ Mỹ là vô tư. Viện trợ đó chỉ nhằm vài người hoặc vài đảng chính trị nào thôi.".

miền Nam Việt Nam, đi đôi với mục đích biến miền Nam thành thuộc địa và căn cứ quân sự của Mỹ, chính sách Mỹ - Diệm đã làm cho nông dân miền Nam bần cùng, làm cho công thương nghiệp và thủ công nghiệp miền Nam phá sản để Mỹ có thể bán lương thực thừa và hàng hóa thừa của chúng.

Thậm chí báo chí của phe Diệm cũng dám viết:

"Động cơ bác ái của viện trợ Mỹ" chỉ là nhỏ bé, xen lân với nhiều động cơ khác: chính trị, kinh tế, binh bị." Viện trợ Mỹ "nhằm những mục tiêu vị kỷ." (Báo Tự do, ngày 3-11-1959).

Độc ác hơn nữa là với giáo dục kiểu Mỹ, chúng đang hủy hoại cả thế' hệ con cháu miền Nam. Báo Tự do cũng phải nhận rằng: Trong non bốn năm đã có ngót 4.000 thiếu nhi phạm tội giế't người, đốt nhà, cướp bóc, hãm hiếp! Báo ấy kết luận: "Thiếu nhi cao bồi đã trở thành vết thương xã hội khá nghiêm trọng.".

Côngơrôvơ, phóng viên của báo Mỹ, đã đến xem xét tận Nam Bộ và đã viết một loạt bài về tình hình hư nát ở miền Nam. Xin trích vài đoạn sau đây:

"Viện trợ của Mỹ ở miền Nam là một chuyện xấu xa đáng hổ thẹn. Những chuyện hay ho "tiến bộ" ở miền Nam đều do những tên bồi bút nặn ra. Sự thực thì "miền Nam phải đương đầu với một vấn đề tài chính khủng khiếp. Nhưng ai cũng thấy rõ một số người quan trong chính phủ Diệm đã giàu có hơn trước nhiều. Kết quả rõ ràng là nhân dân xơ xác...".

Côngơrôvơ viết về người Mỹ ở miền Nam:

"Sự ngu xuẩn và tính hách dịch của chúng làm cho Mỹ chóng mất bạn hơn là những đồng đôla viện trợ để tranh thủ họ".

Tự do dân chủ của Mỹ - Diệm là "các trại tập trung chật ních những tù chính trị, trong số đó có nhiều phụ nữ ôm trẻ mới đẻ và con dại trên tay. Nam Bộ có 39 trại tập trung giam giữ hơn 16.000 chính trị phạm. Ngoài ra còn hàng nghìn người trong các trại giam không tên không tuổi. Tụ họp quá năm người cũng bị cấm. Tòa án quân sự xét xử những hành động "chống chính phủ" và có quyền xử chung thân và tử hình. Giơ nắm tay về phía phủ tổng thống cũng là tội "chống chính phủ".".

Côngơrôvơ quên nói đến những cuộc khủng bố cực kỳ dã man như chặt đầu, mổ bụng, phơi thây; những máy chém lưu động đi làng này qua làng khác; những trận càn quét khủng khiếp giết hàng trăm thường dân.

Nhưng Mỹ - Diệm càng hung tàn thì nhân dân miền Nam đấu tranh càng kiên quyết bền bỉ. Chính sách hung tàn không phải là dấu hiệu sự mạnh mẽ của Mỹ - Diệm, nó là dấu hiệu sự ươn hèn của chúng. Đó là dấu hiệu "chó dại cắn càn". Nhân dân Việt Nam đoàn kết chặt chẽ bền bỉ đấu tranh, thì đế' quốc Mỹ và lũ tay sai sẽ sa vào miệng hố.

T.L.

Báo Nhân Dân, số 2073,

ngày 19-11-1959, tr.4.

"TẾT TRỒNG CÂY"

Mây lâu nay các xí nghiệp, công trường, cơ quan, trường học, đơn vị bộ đội, hợp tác xã nông nghiệp, v.v., đang thi đua sôi nổi để lấy thành tích chúc mừng Đảng 30 tuổi.

Đó là một việc rất tốt. Một lần nữa, nó chứng tỏ rằng toàn dân ta yêu kính Đảng, tin cậy Đảng, quyết tâm theo sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.

Bên đợt thi đua ấy, chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày "Tết trồng cây". Việc này tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều. Ý kiến của chúng tôi tóm tắt là thế' này:

Để’ kỷ niệm ngày thành lập Đảng, tất cả nhân dân miền Bắc môi người phụ trách trồng một hoặc vài ba cây và chăm sóc cho tốt.

Miền Bắc ta có độ 14 triệu, trong số đó độ 3 triệu là trẻ em thơ ấu, còn 11 triệu người từ tám tuổi trở lên đều có thể’ trồng cây.

Ngay từ bây giờ chúng ta phải chuẩn bị đầy đủ cho "Tết trồng cây", ví dụ: Bộ Nông lâm, các Ty Nông lâm và các đoàn thể’ cần phải ươm đủ giống cây; Ủy ban hành chính các địa phương phải có kế' hoạch trồng cây gì, trồng ở đâu, v.v..

Như vậy, môi Tết trồng được độ 15 triệu cây. Từ năm 1960 đến 1965 (là năm cuối cùng của kế' hoạch 5 năm lần thứ nhất), chúng ta sẽ có 90 triệu cây, vừa cây ăn quả, cây có hoa, vừa cây làm cột nhà. Và trong mươi năm, nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu điều hoà hơn, cây gô đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta.

Đó cũng là một cuộc thi đua dài hạn nhưng nhẹ nhàng mà tất cả mọi người - từ các cụ phụ lão đến các em nhi đồng, đều có thể hăng hái tham gia

TRẦN LỰC

-    Báo Nhân Dân, số 2082, ngày 28-11-1959, tr.1.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.12, tr.337-338.


"XALUY" THÀNH "XALÔ"[86]

HAY LÀ MÂU THUẪN GIỮA MỸ VÀ PHÁP

Thực dân Pháp rất xúi quẩy.

Đế quốc Mỹ thì rất đểu cáng.

Đối với thực dân Pháp là người "bạn" đã kính cẩn để’ cho Mỹ hất cẳng ra khỏi miền Nam Việt Nam, và vừa rồi lại nhường một phần quyền huấn luyện quân đội Lào cho chúng, đế' quốc Mỹ vân đểu cáng vô cùng. Sau đây là một thí dụ nhỏ:

Tờ báo Pháp Giải phóng (2-11-1959) đăng tin rằng "Phái đoàn quân sự Pháp ở Lào gần đây ba lần chính thức phản đối huấn luyện viên quân sự Mỹ đã vượt quá nhiệm vụ của họ trong việc huấn luyện lính Lào... Lần phản đối gần đây nhất đã xảy ra sau khi lính Lào đã chào một viên tướng Pháp theo kiểu Mỹ mà không chào theo kiểu Pháp.

Người thạo tình hình Lào cho biết, nội dung câu chuyện như sau:

Số là trước kia người Pháp dạy cho lính Lào hê gặp một vị tướng quân Pháp thì phải chào bằng tiếng mẹ đẻ của viên tướng ấy: "Xaluy" tướng quân!

Nhưng bọn huấn luyện viên quân sự Mỹ vốn đã khinh rẻ "bạn" Pháp, chúng giả đò nói tiếng Pháp không sõi, và cố ý dạy cho lính Lào cũng nói như chúng. Vì vậy, khi gặp viên tướng Pháp kia lính Lào đứng ưỡn ngực ra và chào to: "Xalô" tướng quân!

Nghe xong, viên tướng Pháp tức giận đỏ mặt tía tai, như "Quan Công ăn ớt" và viết giấy chính thức phản đối ngay.

Các người lính Lào cũng cố ý chăng? Điều đó không rõ.

Việc này tuy nhỏ, nhưng nó cũng bộc lộ rằng:

-      Thực dân Pháp rất xúi quẩy.

-      Đế quốc Mỹ rất đểu cáng.

-      Mâu thuân giữa bọn đế quốc thực dân ngày càng nhiều.

T.L.

Báo Nhân Dân, số 2084,

ngày 30-11-1959, tr.4.


PHẢI RA SỨC CHỐNG HẠN

Vụ mùa này khắp miền Bắc ta thu hoạch tốt hơn mọi năm.

Số đông hợp tác xã gặt được từ 25 tạ đến 29 tạ một mâu tây như Nam Lợi (Vĩnh Linh), Đông Mỹ (Thanh Hoá), Liên Thành (Hải Dương), v.v..

Nhiều hợp tác xã gặt được từ 31 tạ đến 39 tạ, như Đông Phú (Sơn Tây), Vũ Quyết (Thái Bình), Xóm Bắc (Bắc Ninh), v.v..

Một số hợp tác xã gặt được hơn 40 tạ như Hiệp An (Hải Dương) được 43 tạ, xóm Oánh (Thái Nguyên) được 46 tạ, v.v..

Trong mấy tháng qua dù nhiều nơi bị thiên tai, hạn hán, nhưng vân được mùa. Đó là vì đồng bào nông dân và cán bộ ta đã quyết tâm chống hạn. Trong công việc ấy, các hợp tác xã và tổ đổi công đã làm chủ lực, bộ đội và thanh niên ta đã góp sức nhiều. Một lần nữa, thắng lợi ấy lại chứng tỏ rằng:

Dù cho hạn hán khắp nơi,
Người mà quyết chí, thì trời phải thua.

Không mưa mà vẫn được mùa.

Nay đã gặt xong vụ mùa thắng lợi. Nhưng đã lâu nay trời không mưa. Nhiều nơi đã thiếu nước. Đất khô khó cày.

Để đảm bảo vụ chiêm thắng lợi, chúng ta phải ra sức làm thuỷ nông nhỏ và quyết tâm tìm mọi cách chống hạn.

Các hợp tác xã và tổ đổi công phải hăng hái làm chủ lực.

Thanh niên phải là những đội đột kích xung phong.

Bộ đội phải cố gắng giúp sức.

Toàn thể đảng viên ở nông thôn phải làm gương mâu.

Cán bộ từ tỉnh đến xã phải đi xem xét tận đồng ruộng, phải cùng quần chúng bàn bạc, đặt kế' hoạch cho sát và theo dõi đôn đốc chu đáo, liên tục.

Như thế' thì chúng ta nhất định đánh thắng giặc hạn và đảm bảo vụ chiêm thắng lợi. Các nơi hãy ra sức thi đua chống hạn lấy thành tích để’ chúc mừng 30 năm thành lập Đảng yêu kính của chúng ta. Đó sẽ là một món quà thiết thực nhất, quý báu nhất:

Quyết đưa thành tích dâng lên Đảng,

Đảm bảo mùa chiêm thắng lợi to!

TRẦN LỰC

-      Báo Nhân Dân, số 2088,

ngày 4-12-1959, tr.1.

-      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.12, tr.352-353.


TIÊU CHUẨN CỦA NGƯỜI ĐẢNG VIÊN

Hiện nay, các chi bộ (ở các xí nghiệp, công trường, cơ quan, bộ đội, trường học, nhà thương, khu phố, nông thôn...) đều đang chấp hành chỉ thị của Trung ương về công việc phát triển Đảng.

Để đạt kết quả tốt, chúng ta phải nắm vững và làm đúng điều này: Khi phát triển Đảng cần phải chọn lọc rất cẩn thận, phải xem trọng chất lượng quyết không nên làm một cách ồ ạt, không nên tham nhiều.

Khi kết nạp môi một đảng viên mới, cần phải dựa vào sáu tiêu chuẩn của người đảng viên.

Sáu tiêu chuẩn ấy là:

1-      Suốt đời kiên quyết phấn đấu cho chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

2-      Rèn luyện tư tưởng vô sản, sửa chữa tư tưởng sai lầm. Kiên quyết đứng hẳn trên lập trường giai cấp công nhân, không đứng chân trong chân ngoài.

3-      Đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, trước hết. Biết đem lợi ích riêng của cá nhân phục tùng lợi ích chung của cách mạng.

4-       Tuyệt đối chấp hành nghị quyết và kỷ luật của Đảng.

5-       Liên hệ chặt chẽ với quần chúng.

6-      Luôn luôn cố gắng học tập; thật thà tự phê bình và thành khẩn phê bình đồng chí mình.

Đó là mấy tiêu chuẩn rất cần thiết để xứng đáng là người đảng viên.

Đảng viên tốt thì Đảng mới mạnh. Đảng mạnh thì mới làm tròn nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang là: Lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc làm nền tảng vững chắc để’ thực hiện thống nhất nước nhà, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

TRẦN LỰC

-      Báo Nhân Dân, số 2093,

ngày 9-12-1959, tr.1.

-      Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.12, tr.355-356.


TIẾP TỤC NÂNG CAO GIÁC NGỘ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CHO XÃ VIÊN,
MỘT CÔNG TÁC QUAN TRỌNG ĐỂ CỦNG
CỐ HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

I- Bị đế quốc, phong kiến, tư sản mại bản và các giai cấp bóc lột khác áp bức, nông dân lao động Việt Nam có nhiệt tình cách mạng rất cao. Trong cách mạng dân tộc - dân chủ nhân dân, nông dân lao động đã hăng hái theo Đảng, theo giai cấp công nhân; trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, nông dân lao động vân là bạn đồng minh tin cậy nhất của giai cấp công nhân. Chỉ trong gần hai năm, ngót 45% nông dân lao động toàn miền Bắc đã tự giác, tự nguyện vào hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Thái độ đó đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa là mặt chủ yếu của nông dân lao động miền Bắc. Đó cũng là mặt chủ yếu của nông dân xã viên. Người nông dân xã viên nói chung là người nông dân tiên tiến, đi đầu cắm ngọn cờ hồng xã hội chủ nghĩa ở nông thôn. Từ khi vào hợp tác xã, trình độ giác ngộ của họ được nâng lên thêm một bước. Tuy nhiên, cần nhận rằng người xã viên hôm nay còn mang rất nhiều dấu vết của người nông dân cá thể hôm qua. Một thời gian ngắn sản xuất theo lối tập thể chưa thể xóa bỏ ngay được tập quán sinh hoạt, tập quán canh tác, ý thức tư hữu đã có từ hàng nghìn năm. Hơn nữa, quan hệ sản xuất ở hầu hết các hợp tác xã nông nghiệp hiện nay là quan hệ sản xuất nửa xã hội chủ nghĩa, thu nhập của người xã viên gồm một phần là hoa lợi ruộng đất, một phần là công lao động. Thực tế' khách quan đó không thể không tác động đến tư tưởng người xã viên. Điều cần chú ý nữa là thường thường ý thức có trạng thái lạc hậu so với tồn tại. Nói chung, người nông dân khi vào hợp tác xã tức là đã đổi đời nhưng vân còn vương vấn "kiếp trước" ở một trình độ nhất định, nhất là khi cơ sở vật chất và kỹ thuật của hợp tác xã hiện nay còn rất bé nhỏ, sản xuất chưa tập trung cao độ, điều kiện sản xuất nói chung chưa căn bản khác lối sản xuất cá thể. Ngoài ra, chúng ta cũng biết rằng việc giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho nông dân trước và sau khi vào hợp tác xã chưa được nhiều, chưa được sâu. Chúng ta cũng biết rằng trong bất cứ phong trào cách mạng nào, tiên tiến là số ít và số đông là trung gian, muốn củng cố và mở rộng phong trào, cần phải nâng cao hơn nữa trình độ giác ngộ của trung gian để kéo chậm tiến. Cuối cùng, cũng không nên quên phong trào hợp tác hóa nông nghiệp chỉ mới chiếm ngót một nửa số nông hộ toàn miền Bắc, gần một nửa số nông hộ còn sản xuất theo phương thức cá thể và hàng ngày, hàng giờ tác động tư tưởng người xã viên.

II- Việc tiếp tục nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa là rất cần thiết. Công tác tư tưởng, công tác chính trị trong hợp tác xã phải được coi là công tác hàng đầu, nhất là khi cơ sở vật chất và kỹ thuật của hợp tác xã còn nhỏ bé. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 16 ghi rõ: "Trong quá trình xây dựng và phát triển hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, cần phải đặc biệt chú trọng công tác giáo dục chính trị và tư tưởng nhằm nâng cao không ngừng trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho xã viên, nâng cao ý thức lao động tập thể và tinh thần thi đua yêu nước, nâng cao tinh thần làm chủ hợp tác xã, tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật của xã viên, nâng cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lân nhau, khắc phục hiện tượng xích mích, suy tị, thiếu đoàn kết trong hợp tác xã, khắc phục tư tưởng cá nhân, bảo thủ, ỷ lại. Phải giáo dục cho cán bộ hợp tác xã tinh thần chí công vô tư, tác phong dân chủ, đồng thời giáo dục cho xã viên biết coi công việc của hợp tác xã như công việc của nhà mình và ai nấy đều phải thực hành khẩu hiệu cần kiệm xây dựng hợp tác xã. Phát huy tinh thần tích cực và sáng tạo của các xã viên, động viên tinh thần dám nói, dám nghĩ, dám làm đối với mọi công việc của hợp tác xã, nhất là đối với việc quản lý lao động, cải tiến kỹ thuật và đẩy mạnh sản xuất". Đó là nội dung cụ thể của công tác tư tưởng trong suốt quá trình xây dựng và phát triển hợp tác xã, và cũng là nội dung cụ thể của đợt củng cố hợp tác xã về mặt tư tưởng trong ba tháng trước mắt.

Tiếp tục nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho xã viên lên một bước là củng cố lòng tin của xã viên ở lối làm ăn tập thể, tính hơn hẳn của hợp tác xã, sự tất thắng của chủ nghĩa xã hội. Cần làm cho xã viên thấy rõ phấn đấu cho hợp tác xã tăng sản xuất là phấn đấu cho chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội không phải là cái gì cao xa mà cụ thể là ý thức lao động tập thể, ý thức kỷ luật, tinh thần thi đua yêu nước, tăng sản xuất cho hợp tác xã, tăng thu nhập cho xã viên, tinh thần đoàn kết tương trợ, tinh thần dám nghĩ, dám nói, dám làm, không sợ khó, ý thức cần kiệm.

Việc nâng cao tinh thần làm chủ hợp tác xã cho xã viên là rất cần thiết vì người xã viên mới còn mang nhiều tàn tích của người nông dân cá thể. tư hữu. Nhất thiết phải làm cho xã viên thấy rõ lợi ích hợp tác xã và lợi ích xã viên là nhất trí. Sản xuất của hợp tác xã giảm thì thu nhập của xã viên không thể tăng. Hợp tác xã phồn vinh thì đời sống xã viên được cải thiện. Do đó, ra sức chăm lo lợi ích của hợp tác xã, cần kiệm xây dựng hợp tác xã, phản đối thái độ "cha chung không ai khóc" là phát huy tinh thần làm cho hợp tác xã và đồng thời là tích cực phấn đấu cải thiện đời sống cho mình.

Cần thông qua việc bán thóc và các nông sản khác cho Nhà nước mà làm cho xã viên thấy lợi ích xã viên, lợi ích hợp tác xã và lợi ích Nhà nước là nhất trí. Điểm này cũng là một nội dung cần thiết của việc nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho xã viên.

Hiện tượng thiếu đoàn kết, suy tị giữa các xã viên trong hợp tác xã là một hiện tượng khá phổ biến, vì chế' độ cá nhân chiếm hữu tư liệu sản xuất trước đây chia rẽ người với người. Hợp tác xã là chế độ tập thể chiếm hữu tư liệu sản xuất, đoàn kết người với người. Do đó cần làm cho xã viên thấy rõ sự khác nhau giữa hai chế' độ, thấy rõ lợi ích của các xã viên gắn bó với nhau trong hợp tác xã. Đồng thời cần tiếp tục giáo dục xã viên đoàn kết với bà con nông dân lao động chưa vào hợp tác xã theo đúng tinh thần "người đi trước rước người đi sau".

Đối với cán bộ quản trị hợp tác xã, cần nêu cao tinh thần xung phong gương mâu, chí công vô tư, liêm khiết, rèn luyện tác phong dân chủ, mọi việc đều làm theo đường lối quần chúng, khắc phục bệnh quan liêu, mệnh lệnh, hách dịch, độc đoán. Cần giáo dục cho cán bộ hợp tác xã tinh thần bình đẳng đối với xã viên.

Phương pháp tiến hành đợt củng cố về tư tưởng trong hợp tác xã nên làm theo cách giáo dục thuyết phục, giúp đỡ lân nhau. Nên thông qua việc tổng kết vụ mùa, sơ kết sản xuất Đông - Xuân, rút kinh nghiệm xây dựng và phát triển hợp tác xã mà tiến hành.

L.T.

-    Báo Nhân Dân, số 2101, ngày 17-12-1959, tr.3.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.357-360.


GIÓ ĐÔNG
THỔI BẠT GIÓ TÂY

Nếu tôi hoặc là các đồng chí nói: Kinh tế xã hội chủ nghĩa hơn kinh tế' tư bản chủ nghĩa - thì chắc có người không tin. Họ sẽ nói: "Đó chỉ là những lời tuyên truyền của các ông thôi!”.

Nhưng nếu những đại biểu của giai cấp tư bản thú nhận như vậy thì chắc ai cũng tin. Hiện nay, họ đã thú nhận như vậy:

Liên hợp quốc có một ủy ban theo dõi kinh tế' châu Âu. Ban này có một tập san tên là "Tin tức kinh tế' châu Âu”. Thượng tuần tháng 12-1959, tập san này đã đăng một bài so sánh tình hình công nghiệp giữa các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và các nước tư bản chủ nghĩa Tây Âu. Báo ấy viết:

Trong năm 1959, sản xuất công nghiệp của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã tiên những bước nhảy vọi, trong lúc đó thì các nước tư bản Tây Âu đang bò ì ạch như con ốc sên.

-     So với năm ngoái, tổng sản lượng công nghiệp của các nước xã hội chủ nghĩa môi tháng tăng từ 9 đến 14%. Trong sáu tháng đầu năm nay, các nước ấy đều hoàn thành kế hoạch, có nước thì hoàn thành vượt mức rất nhiều. Và nên nhớ rằng so với năm 1957 thì năm ngoái đã vượt mức từ 10 đến 20%.

-    Còn các nước tư bản Tây Âu thì, quý I năm nay, tổng sản lượng công nghiệp nếu có tăng cũng chỉ tăng chút đỉnh. Quý II chỉ tăng 5%. Nói chung sản xuất công nghiệp của các nước này nếu không sụt thì cũng đứng nguyên một chô. Nhất là ngành than, thì tình trạng càng đen tối. So với chín tháng đầu năm ngoái, sản xuất than đã sụt 6%. Số than ứ đọng không bán được đã lên đến 32 triệu tấn.

Trong lúc đó, sản lượng than của Trung Quốc năm 1957 là 270 triệu tấn, năm nay tăng đến 380 triệu tấn, của Liên Xô từ 496 triệu tấn tăng đến 540 triệu tấn. Thật là:

Gió Đông thôi bạt gió Tây,
Bên kia tụt xuống, bên này tiến lên!

T.L.

Báo Nhân Dân, số 2104,

ngày 19-12-1959, tr.4.


CẢNH GIÁC

Giữ Nhà phải cảnh giác, phải có cửa, có khóa để ngăn ngừa bọn trộm cắp.

Giữ Nước càng phải cảnh giác để ngăn ngừa bọn đế quốc và bè lũ tay sai phá hoại thành quả cách mạng, phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta.

Trong thời kỳ kháng chiến, nhân dân ta cũng như cán bộ và bộ đội ta đều biết nâng cao cảnh giác. Nhưng từ hoà bình trở lại, thì tinh thần cảnh giác có phần kém sút. Đó là một khuyết điểm lớn cân được sửa chữa ngay.

Vụ án do thám hồi tháng Tư, vụ bắt được do thám của Mỹ - Lào và vừa rồi vụ bắt được bọn do thám Nguyên Sáu ở Nghệ An là những tiếng chuông thức tỉnh chúng ta.

Những lời khai của bọn chúng và những tài liệu ta bắt được đã nói rõ những gì? Đã nói rõ Mỹ - Diệm tìm cách do thám ta về mọi mặt:

quân đội - số lượng, cấp chỉ huy, vũ khí, các đồ đạc khác, số hiệu các đơn vị, v.v..

dân quân - số lượng, vũ khí, ai chỉ huy, v.v..

công an - số lượng, cấp chỉ huy, ở đâu, người Kinh hay người Thổ...

mậu dịch - bao nhiêu nhân viên và cán bộ, hàng hoá gì, giá hàng hóa thế nào...

Về các ủy ban - ai làm chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên, tên và chỗ ở của vợ con họ...

Về cán bộ - tên tuổi, ai đi học, học gì, học ở đâu, học mây tháng, v.v...

Nói tóm lại: Chúng do thám tỉ mỉ về tình hình quân sự, chính trị và kinh tế của ta. Để làm gì? Để chúng tìm cách phá hoại!

Để ngăn chặn âm mưu của kẻ địch, thì cán bộ, bộ đội và nhân dân ta cần phải luôn luôn nâng cao cảnh giác. Đó là một nghĩa vụ quan trọng mà mọi người công dân phải làm trọn để chống lại âm mưu của đế' quốc và bè lũ tay sai, để bảo vệ nhân dân và bảo vệ Tổ quốc.

T.L.

-    Báo Nhân Dân, số 2107, ngày 23-12-1959, tr.3.

-    Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,

t.12, tr.388-389.


NGƯỜI MỸ CŨNG NÓI BỌN DIỆM
LÀ ĐỘC TÀI

Bọn Ngô Đình Diệm thông đồng với bọn cố vấn quân sự Mỹ đánh cắp tiền "viện trợ" của Mỹ. Việc tham ô này do các báo Mỹ bới ra, và làm cho dư luận Mỹ xôn xao chê trách Thượng nghị viện Mỹ phải cho người đi điều tra.

Thượng nghị viện Gorơ đi sang các nước Á - Đông thân Mỹ rồi đến miền Nam điều tra. Sau khi trở về Mỹ, hôm 16-12, ông ta nói với các nhà báo:

“Tình hình châu Á đã "ổn định" hơn trước (?). Nhưng sự ổn định ấy đã thực hiện với chế độ độc tài cá nhân... Mỹ đã khuyến khích sự ổn định đó bằng cách rập khuôn mình với những người độc tài... Nhưng tôi lo ngại rằng Mỹ rập khuôn mình với những người độc tài như thế' có lợi cho mục đích lâu dài của Mỹ hay không.".

Khi nói câu này, chắc ông Gorơ nhớ lại Mỹ đã hao tốn bao nhiêu tiền bạc và súng ống để giúp tên độc tài Tưởng Giới Thạch. Nhưng kết quả là thày Mỹ và tớ Tưởng đều đã thất bại nhục nhã.

Ông Gorơ nói tiếp: "Khi đến miền Nam, chính tôi cũng đã tìm ra mấy việc không đúng đắn trong các khoản chi tiêu viện trợ Mỹ.".

Vụ tham ô này xấu xa đến nôi Tổng thống Mỹ không dám đưa bản báo cáo bí mật cho Thượng nghị viện Mỹ xem.

Những tên độc tài được Mỹ ủng hộ mà ông Gorơ nói trên đây tức là Ngô Đình Diệm, Tưởng Giới Thạch, Lý Thừa Vãn.

Trong quyển sách "nước Mỹ hoài nghi" của ông Vớcthơ (một ký giả người Anh nổi tiếng) có một đoạn nói về Lý Thừa Vãn như sau:

Ông Vớcthơ đã nói chuyện với học sinh trường Đại học Côlơmbớt (Mỹ), trong số đó có anh Đơriu, con nhà đại tư bản, bố làm giám đốc một công ty bảo hiểm. Đơriu đã đi lính hai năm ở Triều Tiên, nay học khoa quản lý công nghiệp, anh ta thuộc phái hữu. Người học sinh tư sản này đã nói với ông Vớcthơ "Tất cả binh sĩ Mỹ đã ở Triều Tiên đều cho rằng chính phủ Mỹ ủng hộ chế' độ của một tên ăn cắp như Lý Thừa Vãn, đó thật là một việc dê ghét và nhục nhã".

Thế' là bất kỳ ở đâu, Mỹ cũng ủng hộ.

Những tên bán nước buôn dân,
Độc tài phát xít là quân hung tàn.

T.L.

Báo Nhân Dân, số 2109,

ngày 25-12-1959, tr.4.


MỤC LỤC

Trang

Lời Nhà xuất bản                                                                                    5

1955                                                  7

-        Mừng năm mới............................................................................... 7

-        Về "ý kiến bạn đọc"........................................................................ 9

-        Đại hội văn công.......................................................................... 11

-        Chiếc mề đay................................................................................ 13

-        Một số thư khổng lồ..................................................................... 14

-        Tự do kiểu Mỹ.............................................................................. 15

-        Trắng và đen................................................................................ 16

-        Tinh thần quốc tế, nhường áo sẻ cơm........................................ 18

-        Lực lượng to lớn của nhân dân.................................................. 20

-        1-1-1955........................................................................................ 22

-        Trong 10 năm, bị hất cẳng 2 lần.................................................. 24

-        Hội nghị Băng Cốc là một âm mưu mới của đế quốc

Mỹ để tiến thêm một bước trong việc phá hoại hòa

bình ở Đông Dương và Đông Nam Á....................................... 26

-        So sánh Bắc Nam......................................................................... 30

-        Nhân dân Việt Nam ủng hộ lời tuyên bố của Bộ Ngoại giao và bức thư của Bộ Tổng tư lệnh phản đối đế quốc Mỹ và tay sai của chúng vi phạm Hiệp định Giơnevơ

Thái độ làm lơ của Chính phủ Anh là không đúng.................. 32

-        Chịu đấm mà không được ăn xôi............................................... 36

-        Hội nghị khối xâm lược Đông Nam Á sắp họp ở

Băng Cốc là một bóng tối uy hiếp hòa bình và an ninh châu Á 37

-        Đạo đức công dân....................................................................... 40

-        Hiệp ước Mani đẩy nước Pháp đi vào con đường

mưu gây lại chiến tranh xâm lược ở Đông Dương................... 42

-        Những người điên cuồng............................................................ 45

-        Mỹ nhiều lo ngại........................................................................... 47

-        Thôi đừng "ích kỷ hại nhân"....................................................... 48

-        Đề nghị ngày 15 tháng 1 của Liên Xô hoàn toàn hợp

với quyền dân tộc của nhân dân Đức, với lợi ích hòa bình châu Âu và thế giới       50

-        Những lời thấm thiết (1).............................................................. 53

-        Những lời thấm thiết (2).............................................................. 55

-        Những lời thấm thiết (3).............................................................. 57

-        Những lời thấm thiết (4).............................................................. 59

-        Chính sách trước sau như một của Liên Xô sử dụng

năng lực nguyên tử vào mục đích hòa bình là mưu lợi ích cho nhân dân thế giới    61

-        Chúc mừng năm mới.................................................................. 65

-        Lời Hồ Chủ tịch mừng năm mới................................................ 68

-        Chống vũ trang lại Tây Đức!...................................................... 71

-        Đế quốc Mỹ không thể ngăn cản nổi nhân dân Trung

Quốc giải phóng Đài Loan........................................................... 73

-        Vỏ quýt dày có móng tay nhọn................................................... 76

-        Con số chính trị............................................................................ 78

-        Tăng năng suất và tiết kiệm........................................................ 80

-        Xem cuộc trưng bày của quân đội nhân dân ta......................... 82

-        Sữa hộp và tổng tuyển cử........................................................... 84

-        Trách mình, thôi chớ trách ai...................................................... 86

-        Bảo vệ tài sản công cộng.............................................................. 88

-        Trẻ nhất và già nhất..................................................................... 90

-        "Có tài mà cậy chi tài".................................................................. 92

-        Nhân dân Đông Dương quyết không để đế quốc Mỹ

phá hoại hòa bình ở Đông Dương............................................. 94

-        Thật thà tự phê bình.................................................................... 97

-        Đồng bào dân công và thanh niên xung phong........................ 99

-        Tinh thần binh sĩ Mỹ sút kém.................................................... 101

-        Mật thám Mỹ.............................................................................. 103

-        Rửa xà phòng thơm, uống nước bùn ruộng............................ 105

-        Angiêri........................................................................................ 107

-        Nhân dân thế giới quyết tâm tăng cường đấu tranh

giữ gìn và củng cố hòa bình...................................................... 109

-        Bình dân học vụ......................................................................... 113

-        Kết quả chua cay........................................................................ 114

-        Cảnh giác đề phòng................................................................... 116

-        Matusô........................................................................................ 118

-        Phụ nữ Việt Nam....................................................................... 119

-        Miền Nam "tự do"...................................................................... 121

-        Étga Phô cam kết thi hành chính sách của Mỹ chống

lại nước Pháp............................................................................. 123

-        Phong trào chống Mỹ................................................................. 125

-        Kiên quyết chống Hội nghị Băng Cốc....................................... 127

-        Chúc mừng quân đội Liên Xô................................................... 129

-        Lại vấn đề Angiêri...................................................................... 131

-        Đả đảo đế quốc Mỹ! Đả đảo Đalét!........................................... 133

-        Nhân dân Lào quyết đập tan những mưu mô xâm

lược, phá hoại hòa bình của tên hiếu chiến Đalét ở Lào......... 136

-        Ý nghĩa của đường xe lửa Hà Nội - Mục Nam Quan............. 140

-        Người cán bộ cách mạng........................................................... 142

-        Người Mỹ buồn rầu và tức tối.................................................. 146

-        Đalét phun nọc độc ở miền Nam Việt Nam............................. 148

-        "Nhân sinh thất thập, cổ lai hy"................................................ 151

-        Phong trào ký tên chống bom nguyên tử................................. 152

-        8 tháng 3..................................................................................... 154

-        Một cải cách lớn ở Trung Quốc................................................. 156

-        Những lời dọa dẫm của tên đại cuồng chiến Đalét chỉ

tăng thêm lòng căm phẫn của nhân dân Đông Dương

và nhân dân toàn châu Á......................................................... 158

-        Lại chuyện bom A và bom H.................................................... 161

-        Thanh niên kiểu mẫu................................................................. 163

-        Quốc hội ta và "quốc hội" chúng.............................................. 165

-        Hôm Quốc hội khai mạc............................................................ 167

-        Một công nhân gương mẫu....................................................... 169

-        5 nguyên tắc lớn......................................................................... 171

-        Những câu trả lời ngộ nghĩnh.................................................. 173

-        Chí khí chiến đấu của thanh niên Trung Hoa......................... 174

-        Vệ Lập Hoàng............................................................................ 175

-        Hội nghị tay ba để làm gì?......................................................... 177

-        Hoan nghênh Hội nghị nhân dân châu Á............................... 178

-        9 triệu người điên....................................................................... 180

-        Tình hình rối loạn ở miền Nam................................................. 181

-        Tổ đổi công kiểu mẫu................................................................. 183

-        Nam nữ bình quyền................................................................... 185

-        Đặc vụ của bọn đế quốc............................................................ 187

-        Chúc mừng hội nghị Á - Phi..................................................... 188

-        Nữ Anh hùng Nguyễn Thị Bươi............................................... 190

-        Chuyện ngược đời..................................................................... 192

-        Lynch.......................................................................................... 194

-        Chữ F.......................................................................................... 196

-        Thanh niên gương mẫu............................................................. 198

-        Mặt trận thống nhất Á - Phi...................................................... 200

-        Đê điều........................................................................................ 202

-        1-5................................................................................................ 203

-        Thương hại những người di cư................................................ 205

-        "Chinh phụ ngâm" mói.............................................................. 206

-        Điện Biên Phủ............................................................................. 208

-        "Bình đẳng"................................................................................. 210

-        Nguyên tử và nguyên tử........................................................... 212

-        Chống lãng phí lương thực....................................................... 214

-        Hội nghị Vácxôvi nhất định tăng thêm lực lượng bảo

vệ hoà bình châu Âu và hòa bình thế giói............................... 216

-        Lãnh đạo quần chúng tăng gia sản xuất.................................. 219

-        Cái trò cải tổ của Ngô Đình Diệm làm cho tình hình

miền Nam thêm căng thẳng và rối loạn liên miên.................. 221

-        "Mổ xẻ nưóc Mỹ"........................................................................ 225

-        Uy tín của Mỹ giảm sút ở Anh.................................................. 227

-        Đội thanh niên xung phong Thủ đô......................................... 229

-        "Đạo đức".................................................................................   231

-        Sau 83 năm................................................................................. 233

-        Báo Mỹ lo âu............................................................................... 236

-        Côlin cút rồi................................................................................ 238

-        Công nhân Trung Quốc............................................................. 240

-        Gia đình gương mẫu.................................................................. 242

-        Người công giáo Anh bình luận Mỹ và Diệm.......................... 244

-        Vơ vét cả đến cái tăm................................................................ 246

-        Hiệp ưóc quân sự Mỹ - Cao Miên uy hiếp hòa bình ở

Đông Dương.............................................................................. 248

-        Giáo dục phổ thông ở Liên Xô................................................... 252

-        1- 6............................................................................................... 254

-        Công nhân đường sắt thi đua................................................... 256

-        Nhà triệu phú biến thành người ăn xin................................... 258

-        Cần phải triệt để thi hành các điều cam kết về vấn

đề Lào......................................................................................... 260

-        11 triệu người con hoang!.......................................................... 263

-        Đạo đức cách mạng................................................................... 265

-        Phát triển đảng ở nông thôn trong phát động quần chúng.... 267

-        Ông Văn Hạo............................................................................. 269

-        Tếu thật!...................................................................................... 271

-        Phong trào thi đua ở các nhà thương....................................... 272

-        "Tình cờ khéo hẹn mà nên"....................................................... 274

-        Tự phê bình và phê bình........................................................... 276

-        Miền Nam đen tối...................................................................... 278

-        Chế độ Ngô Đình Diệm............................................................. 280

-        Chuyện lạ.................................................................................... 281

-        Tình hình thế giới trong nửa tháng (1-15-6-1955)................... 282

-        Đường số 5 anh dũng................................................................ 286

-        Các quyền tự do dân chủ của nhân dân Khơme phải

được đảm bảo theo đúng Hiệp định Giơnevơ......................... 288

-        Bộ đội làm dân vận.................................................................... 291

-        Xã kiểu mẫu................................................................................ 293

-        Thi đua đắp đê........................................................................... 295

-        Hưng Yên................................................................................... 297

-        Báo Nhi đông............................................................................... 299

-        "Tự do dân chủ" của Ngô Đình Diệm...................................... 301

-        Không phá đám nổi................................................................... 303

-        7.000 tấn thuốc độc.................................................................... 305

-        Có phê bình phải có tự phê bình............................................... 307

-        Đế quốc Mỹ là kẻ kém lịch sự nhất........................................... 308

-        Tình hình thế giới tháng 6-1955................................................ 309

-        Ai phá đạo?................................................................................ 312

-        Nói rồng, nói phượng cũng không lừa dối được ai................. 314

-        Chủ quan là nguy hiểm............................................................. 316

-        Một bản án, một bài học............................................................ 317

-        Một cuộc biểu tình kiểu Mỹ....................................................... 319

-        Kết hợp học với hành................................................................ 320

-        Sức mạnh của nhân dân............................................................ 321

-        Những lời nói phá hoại và quanh co trong những câu

văn dịch vụng............................................................................ 322

-        Một cốt một đồng....................................................................... 323

-        Hành động phá hoại của đế quốc Mỹ và bọn tay sai

của chúng ở Nam Dương là một bài học cảnh giác đối với nhân dân châu Á          325

-        Hoan nghênh tinh thần bảo vệ của công của đồng bào

Hà Nam...................................................................................... 328

-        Ý dân là ý trời............................................................................. 330

-        Cần làm cho cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Mỹ

ở Giơnevơ đi đến kết quả tốt..................................................... 332

-        "Phí tiền mua cá không tươi, mua rau đã héo, mua

người ngu ngơ".......................................................................... 335

-        Nhiễu điều phủ lấy giá gương.................................................. 337

-        "Quốc trị, thiên hạ bình"........................................................... 339

-        Hoan nghênh đoàn đại biểu nước Cộng hòa Dân chủ

Nhân dân Triều Tiên................................................................. 341

-        Lực lượng to lớn của công nhân............................................... 343

-        Những chuyện ngược đời......................................................... 345

-        Phải đảm bảo an ninh và sự tự do hoạt động của ủy

ban trung lập ở Triều Tiên!........................................................ 346

-        Ngân sách nước Pháp............................................................... 349

-        Kiều bào yêu nước..................................................................... 351

-        Nguyên tử phục vụ hòa bình.................................................... 352

-        Giơnevơ...................................................................................... 354

-        Công an và nhân dân................................................................ 356

-        Kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám.............................................. 358

-        Kế hoạch 5 năm của Trung Quốc............................................. 360

-        Một nước cộng hòa tí hon......................................................... 362

-        Triều Tiên giảm giá hàng hóa.................................................... 364

-        Chính sách hòa bình của Liên Xô............................................. 366

-        Báo chí Anh, Mỹ bàn tình hình thế giới................................... 368

-        Da trắng, da đen........................................................................ 370

-        Bắc Phi khởi nghĩa..................................................................... 372

-        Chúc mừng 10 năm thành lập nước Việt Nam Dân

chủ cộng hòa 1945-1955............................................................ 374

-        Lễ mừng Quốc khánh (2-9-1955).............................................. 376

-        Tình hình Nam Bộ...................................................................... 378

-        Chúc mừng Đại hội Mặt trận.................................................... 380

-        Cảnh giác (kinh nghiệm chống đặc vụ Mỹ ở Triều Tiên)........ 382

-        Kỷ niệm 10 năm bình dân học vụ............................................. 384

-        Giữ đê, phòng lụt....................................................................... 386

-        Bọn Diệm láo toét....................................................................... 388

-        Tinh thần khảng khái của nông dân......................................... 390

-        Cảnh giác.................................................................................... 392

-        Bắp ngô và tinh thần quốc tế.................................................... 395

-        Hai người bị nghi là cộng sản................................................... 397

-        Ớ Trung Quốc, giáo dục phát triển mạnh................................ 398

-        Một em bé Mỹ bị người Mỹ giết................................................ 400

-        Các đoàn văn công bạn............................................................. 401

-        Công giáo và chủ nghĩa xã hội.................................................. 403

-        Đi xem cải cách ruộng đất......................................................... 405

-        Rút ngắn rất tốt, kéo dài càng hay............................................ 407

-        Thanh niên Trung Quốc............................................................ 409

-        Mật thám Mỹ khen ngợi Trung Hoa......................................... 411

-        Tổng tuyển cử ở Nam Dương................................................... 413

-        Báo Mỹ bình luận Tưởng Giới Thạch....................................... 415

-        "3 định và 4 vui lòng"................................................................ 416

-        Trắng và đen.............................................................................. 418

-        “Có cô thì chợ cũng đông..."..................................................... 420

-        Bão lụt......................................................................................... 422

-        Một xưởng máy khổng lồ.......................................................... 424

-        Kế hoạch 5 năm của Trung Quốc............................................. 426

-        Bọn Ngô Đình Diệm tội ác tày trời........................................... 428

-        Dương Tiến Hưng (chuyện Trung Quốc)................................. 430

-        147 tuổi mà vẫn thanh niên...................................................... 432

-        Pari.............................................................................................. 434

-        Ra sức trừ sâu cắn lúa............................................................... 436

-        Chúng ta cần biết....................................................................... 438

-        Pathét Lào có địa vị hợp pháp và có thiện ý rõ rệt.................. 440

-        Binh lính Pháp chống chiến tranh............................................ 443

-        Trò hề "trưng cầu dân ý" của Mỹ - Diệm................................. 445

-        Gửi các em học sinh................................................................... 447

-        Angiêri và Adécbaigiăng........................................................... 449

-        Những lời nói phải..................................................................... 451

-        Thể thao, thể dục........................................................................ 452

-        Lấy thúng úp voi....................................................................... 453

-        Liên Xô, các nước phương Tây, ai kéo nhiều bạn, ai

gây nhiều thù?........................................................................... 455

-        Ai phá đạo?................................................................................ 457

-        Mỹ thú nhận............................................................................... 459

-        Diệm nói khoác........................................................................... 460

-        Được mùa................................................................................... 462

-        Giải phóng phụ nữ..................................................................... 464

-        Kỷ niệm lần thứ 38 Cách mạng Tháng Mười.......................... 466

-        Hoan nghênh hội nghị cán bộ quản lý xí nghiệp..................... 468

-        Bẽ mặt chưa?.............................................................................. 470

-        Công giáo Trung Quốc............................................................... 472

-        "Bức tường bằng thịt" ở Tây Ban Nha...................................... 474

-        Tình hình kinh tế miền Nam..................................................... 476

-        Tiền mất, tật mang..................................................................... 478

-        Mã Lai......................................................................................... 480

-        Trả lời ông Piaxơn, Ngoại trưởng Canađa............................... 481

-        Nói láo quen mồm...................................................................... 483

-        "Màn sắt".................................................................................... 485

-        Tự do ngôn luận kiểu Mỹ - Diệm.............................................. 487

-        Một thắng lợi mói của phong trào phản đế.............................. 489

-        Mỹ giàu lắm, nhưng................................................................... 491

-        So sánh........................................................................................ 493

-        Cuộc đi thăm có ý nghĩa to lón................................................. 495

-        6 T của Mỹ - Diệm...................................................................... 497

-        Các cụ già Trung Quốc.............................................................. 498

-        Thái Lan và Trung Quốc........................................................... 500

-        Nhân dân Tây Đức phản đối chiến tranh................................ 502

-        Kỷ luật Mỹ.................................................................................. 504

-        Ầm... !.......................................................................................... 505

-        Y tế ở Liên Xô............................................................................. 507

-        Đã 21 lần rồi .............................................................................  509

-        Iêng hùng rơm............................................................................ 511

-        Láu mồm nói dại........................................................................ 513

-        Phải luôn luôn cảnh giác........................................................... 515

-        Một quang cảnh mói.................................................................. 517

-        Mỹ - Diệm hất cẳng Pháp.......................................................... 519

-        Nhiệm vụ của thanh niên ta..................................................... 521

-        Chúc mừng hai ngày kỷ niệm vẻ vang..................................... 523

-        Một vinh dự mới cho nhân dân ta............................................ 525

-        Quân đội nhân dân.................................................................... 527

-        Tổng tuyển cử Pháp và trận Điện Biên Phủ............................. 529

-        Lại "đời sống kiểu Mỹ"............................................................... 531

-        Đức Giáo hoàng kêu gọi cấm bom nguyên tử.......................... 533

-        Quốc hội Liên Xô........................................................................ 535

1956                                              537

-        Tết năm 1946.............................................................................. 537

-        Tổng tuyển cử ở Pháp................................................................ 539

-        Cần phát động phong trào đào mương chống hạn................. 541

-        Đảng Cộng sản Pháp thắng to.................................................. 543

-        Kế hoạch nông nghiệp của Trung Quốc................................... 545

-        Trạm kỹ thuật nông nghiệp ở Trung Quốc.............................. 547

-        Thanh niên xung phong đào giếng, khai mương..................... 549

-        Mật thám Mỹ.............................................................................. 551

-        Thanh niên Trung Quốc thi đua vỡ hoang.............................. 553

-        Chính quyền Mỹ - Diệm và dư luận các nơi............................ 555

-        "Kế hoạch 5 năm" của Trung Quốc sẽ làm xong trong

4 năm.......................................................................................... 557

-        19-1-1956.................................................................................... 559

-        Mừng nước Xuđăng được độc lập............................................ 561

-        Tiếng nói miền Nam................................................................... 563

-        Bọn phản chúa, phản dân, phản nước..................................... 565

-        Nội bộ bọn Diệm lục đục........................................................... 567

-        Các cụ già nhiều tuổi nhất của nước ta.................................... 569

-        Việc nước nghe già..................................................................... 571

-        Xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc................................................ 573

-        Quý trọng những người khoa học tiến bộ................................ 576

-        Thanh niên gương mẫu............................................................. 578

-        Phải giữ bí mật của Nhà nước.................................................. 580

-        Liên Xô vĩ đại.............................................................................. 582

-        Angiêri anh dũng....................................................................... 585

-        Củ khoai nặng hơn 8 kilô.......................................................... 587

-        Con trăn Ngô Đình Diệm.......................................................... 589

-        Liên Xô vĩ đại.............................................................................. 591

-        Đalét lại nói dại.......................................................................... 594

-        Học sinh Mỹ da đen................................................................... 596

-        Quản lý hộ khẩu......................................................................... 598

-        Mừng Xuân mới, nhớ Xuân cũ................................................. 600

-        Một gia đình gương mẫu của Mỹ............................................. 603

-        Đại hội to nhất của đảng to nhất.............................................. 605

-        "Giúp đỡ" và giúp đỡ................................................................. 607

-        Diệm là tên hề leo dây................................................................ 609

-        Phương T ây rét lạnh lạ thường................................................ 611

-        Thư kính gửi Sir Eden................................................................ 613

-        Bức thư một học sinh Mỹ gửi học sinh Việt Nam.................... 616

-        Tuyệt đối chớ chủ quan, khinh địch!........................................ 618

-        Nhi đồng anh dũng của miền Nam anh dũng......................... 620

-        Dư luận thế giới và cuộc “tuyển cử” của Mỹ - Diệm.............. 622

-        Những lời nói phải..................................................................... 625

-        Thư gửi đồng chí Pinô, Ngoại trưởng Pháp............................. 627

-        Để chúc mừng Đại hội liên hoan các chiến sĩ nông

nghiệp......................................................................................... 630

-        Cán bộ chuyên môn................................................................... 633

-        Chúc mừng ngày phụ nữ quốc tế “8-3”................................... 635

-        Hai chính sách ngoại giao......................................................... 637

-        Vài chuyện gần xa...................................................................... 640

-        Tình hình thế giới....................................................................... 643

-        Tăng tiền lương, bớt giờ làm..................................................... 646

-        Nhi đồng cũng là chiến sĩ.......................................................... 648

-        Chuyện mới lạ ở Trung Quốc.................................................... 650

-        Mừng nước Marốc mới được độc lập....................................... 652

-        Hội nghị Carasi.......................................................................... 654

-        Chúc mừng Tuynidi độc lập...................................................... 656

-        Đá vào hàm răng....................................................................... 658

-        Lại chuyện Mỹ da đen và Mỹ da trắng.................................... 660

-        Hoa sen....................................................................................... 662

-        Nhân dân Việt Nam kỷ niệm một người Mỹ........................... 664

-        Nông nghiệp nước Mỹ và nông nghiệp Liên Xô...................... 666

-        Angiêri........................................................................................ 669

-        Lòng phấn khởi của nông dân.................................................. 672

-        Tư bản phương Tây lúng túng.................................................. 674

-        Lời ngay lẽ thẳng........................................................................ 676

-        Mặt trận dân tộc thống nhất Xây Lan thắng lợi...................... 678

-        Mỹ đi xuống dốc......................................................................... 680

-        Một cuộc đi thăm có ý nghĩa chính trị to lớn........................... 683

-        Tin tức nước Pháp..................................................................... 685

-        Nước Mỹ lo sợ............................................................................ 687

-        Tình hình nước Anh.................................................................. 689

-        Chuyện con ruồi và Ngô Đình Diệm........................................ 691

-        Tình hữu nghị Việt - Ấn............................................................ 693

-        Chiến sĩ ta thật anh dũng.......................................................... 695

-        Tình hình chiến tranh ở Angiêri............................................... 697

-        Trung Quốc tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa............................ 699

-        Vài tin tức phương Tây............................................................. 701

-        Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng........................................... 704

-        Sức mạnh hòa bình của Liên Xô............................................... 706

-        Tây Ban Nha và Nam Triều Tiên.............................................. 708

-        Kính lão đắc thọ......................................................................... 710

-        1-6................................................................................................ 712

-        Học sinh ở các nước.................................................................. 714

-        Con người nhái.......................................................................... 716

-        Vì sao đế quốc Mỹ thích chiến tranh, sợ hòa bình?................. 718

-        Một tin tức lạ.............................................................................. 720

-        "Bài học Điện Biên Phủ"............................................................. 722

-        Chiến sĩ đắp đê........................................................................... 725

-        Ớ bầu thì tròn, ở ống thì dài...................................................... 727

-        Bình dân học vụ......................................................................... 729

-        Sicagô và Sài Gòn....................................................................... 731

-        Lá cờ và mặt trời........................................................................ 733

-        Phong trào chống Mỹ................................................................. 735

-        Thắng lợi không kiêu................................................................. 737

-        Kênya.......................................................................................... 739

-        Gửi Mr Nixon, Phó Tổng thống Mỹ.......................................... 741

-        Cần ra sức củng cố các tổ đổi công........................................... 743

-        Báo chí Pháp và Chính quyền miền Nam................................ 745

-        Bước đầu..................................................................................... 747

-        "Treo đầu dê, bán thịt chó"........................................................ 749

-        Lễ nghĩa ngoại giao kiểu Mỹ...................................................... 751

-        Kinh tế miền Nam dưới chế độ Mỹ - Diệm.............................. 753

-        Tự phê bình, phê bình, sửa chữa.............................................. 755

-        Bại hay là thắng.......................................................................... 758

-        Tinh thần quốc tế của người công nhân................................... 760

-        "Mềm thì nắn, rắn thì buông".................................................... 761

-        Đâu là cái tròng?........................................................................ 762

-        Đời sống sung sướng ở nông thôn Liên Xô.............................. 765

-        Ai Cập vươn mình..................................................................... 767

-        Một cuộc trưng bày.................................................................... 769

-        Những cán bộ gương mẫu........................................................ 771

-        Kết quả tốt.................................................................................. 773

-        "Đã mất tiền, lại mất mặt"......................................................... 775

-        Bạn bè Mỹ phê bình Mỹ............................................................. 777

-        Phải xem trọng ý kiến của quần chúng.................................... 779

-        Những con số rất hùng hồn...................................................... 781

-        Philatốp....................................................................................... 783

-        Người đánh cọp......................................................................... 785

-        Tuyển cử ở Mỹ........................................................................... 787

-        "Thiên đường" Mỹ - Diệm......................................................... 789

-        Năm học mới ở Mỹ.................................................................... 791

-        Dạy con, dạy thuở còn thơ........................................................ 793

-        Huyện L. và quân nhân phục viên........................................... 795

-        Kênh Xuyê và Điện Biên Phủ.................................................... 797

-        Chính sách hòa bình của Liên Xô lại thắng lợi........................ 800

-        Chủ nghĩa thực dân lại bị một vố nặng.................................... 802

-        Chuyện Angiêri.......................................................................... 804

-        Thư gửi Tổng thống Mỹ............................................................. 806

1957                                               808

-        Chi bộ ở nông thôn.................................................................... 808

-        Diện tích và sản lượng............................................................... 811

-        Lao động là vẻ vang................................................................... 814

-        Tin tưởng và quyết tâm............................................................. 816

-        Ai mạnh hơn?............................................................................. 821

-        Nói khoác một tấc đến trời hay là câu chuyện Mỹ

phóng vệ tinh............................................................................. 824

-        Tiên phong hóa ra hậu hỏng..................................................... 828

1958                                               834

-        Tình hình kinh tế Mỹ................................................................. 834

-        Rừng hoang hóa ra thành thị.................................................... 837

-        Nông dân Trung Quốc chống hạn............................................ 839

-        Lao động trí óc kết hợp với lao động chân tay........................ 841

-        Tết Nguyên đán ở Trung Quốc................................................. 844

-        Tình nghĩa Anh em Việt - Ấn - Miến........................................ 847

-        Báo chí Pháp bình luận kinh tế miền Nam............................... 912

-        "Cần công, kiệm học"................................................................. 915

-        Trường học dân lập (kinh nghiệm Trung Quốc)...................... 919

-        Tình trạng bi đát của nền giáo dục Mỹ..................................... 922

-        2009 đồng đôla của Tổng thống Mỹ......................................... 925

-        Xem báo Sài Gòn........................................................................ 928

-        Angiêri anh dũng....................................................................... 931

-        Điện Biên Phủ............................................................................. 934

-        Bốn anh hùng Mỹ....................................................................... 936

-        Tình hình kinh tế miền Nam..................................................... 938

-        Đế quốc Mỹ xúi quẩy................................................................. 941

-        Đế quốc Mỹ lại xúi quẩy............................................................ 943

-        Báo chí Mỹ và phong trào chống Mỹ........................................ 945

-        "Tiên phong" lại tụt hậu............................................................. 949

-        Những người Mỹ biết điều........................................................ 951

-        Kinh nghiệm huyện Laipin (Quảng Tây).................................. 953

-        Mấy kinh nghiệm Trung Quốc mà chúng ta nên học.............. 959

-        Làm thật nhiều thủy nông nhỏ mới thật sự chống

được hạn.................................................................................... 968

-        Một nước, hai phân, ba cần, bốn cải tiến kỹ thuật.................. 974

-        Đang "nghèo" thì làm theo cách nghèo.................................... 982

-        "Muốn cho đời sống đổi thay, toàn dân, toàn đảng ra

tay cùng làm"............................................................................. 987

-        Tất cả các xí nghiệp đều làm nhiều, nhanh, tốt, rẻ.................. 994

-        Kết hợp xí nghiệp vừa và nhỏ của địa phương với xí

nghiệp to của Nhà nước......................................................... 1001

-        Anh hùng và chiến sĩ lao động............................................... 1006

-        Thủ công nghiệp....................................................................... 1010

-        Quân đội và nhiệm vụ kinh tế................................................ 1012

-        Tư sản dân tộc.......................................................................... 1024

-        Trí thức tư sản chỉnh phong.................................................... 1032

-        Y tế..........................................................................................   1047

-        Mậu dịch................................................................................... 1051

-        Các cơ quan.............................................................................. 1054

-        Học trò và trường học............................................................. 1056

-        Báo chữ to................................................................................. 1064

-        Cán bộ trí thức tham gia lao động chân tay........................... 1070

-        Chi bộ........................................................................................ 1078

-        Trả lời bạn đọc.......................................................................... 1083

-        Tin............................................................................................. 1093

-        Vệ sinh yêu nước (phong trào diệt ruồi, muỗi)...................... 1097

-        Đáng khen, đáng trách và đáng khen.................................... 1099

-        Công xã nhân dân (kinh nghiệm Trung Quốc)...................... 1101

-        Đánh tan phái hữu.................................................................. 1106

-        Con mắt và cái mồm của Tổng thống Mỹ.............................. 1112

-        Cải tiến việc quản lý xí nghiệp................................................ 1115

-        Nước Pháp có nội chiến to...................................................... 1119

-        Phải thi đua chống hạn, diệt sâu, để nắm chắc vụ

mùa thắng lợi........................................................................... 1123

-        Con cọp giấy đế quốc Mỹ......................................................... 1125

-        Từ sáu, bảy tuổi đến bảy, tám mươi....................................... 1127

-        Nhất nước, nhì phân............................................................... 1131

-        Chúc mừng ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười

vĩ đại......................................................................................... 1133

-        Kinh nghiệm hợp tác hóa nông nghiệp ở Bắc Triều

Tiên.......................................................................................     1143

-        10... 15... 20............................................................................... 1172

-        Kinh nghiệm về hợp tác hóa nông nghiệp của Trung

Quốc......................................................................................... 1174

1959                                            1204

-        Tình hữu nghị vô sản thắng lợi............................................... 1204

-        1959........................................................................................... 1207

-        Ngày 1-5-1959.......................................................................... 1214

-        Cần phải tiếp tục cố gắng chống hạn..................................... 1225

-        Thư không dán......................................................................... 1227

-        "Lãnh tụ tự do"......................................................................... 1230

-        Những nơi nào nhận thi đua với xã Hiệp An....................... 1234

-        Mấy việc kỳ quái ở Hội nghị Giơneo...................................... 1237

-        Nông dân phải trồng cây chuẩn bị làm nhà ở....................... 1239

-        Vài ý kiến về cuộc vận động cải tiến quản lý xí nghiệp........ 1241

-        Con tôm đỏ, con thỏ đen (chuyện kỳ quái ở Mỹ)................... 1243

-        Tháng 5 thắng lợi (tóm tắt tình hình thế giới)........................ 1245

-        Người quyết tâm thì lúa được mùa........................................ 1248

-        "Ôtan" sắp tan chăng? (tóm tắt tình hình thế giới)................ 1250

-        Chống mổ bò bừa bãi............................................................... 1252

-        Điện Biên Phủ........................................................................... 1254

-        Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh....................... 1256

-        Vài ý kiến về mấy cuộc trưng bày........................................... 1259

-        Xem viện bảo tàng cách mạng................................................ 1261

-        Cuộc nghỉ hè 2 vạn 3 nghìn cây số......................................... 1264

-        Sức người đoàn kết, nhất định thắng trời.............................. 1355

-        Mỹ mà phong không thuần, tục không Mỹ............................ 1357

-        Hoan hô thắng lợi vẻ vang của khoa học Liên Xô

vĩ đại......................................................................................... 1359

-        Vui vẻ kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười vĩ đại..................... 1362

-        Quần anh đại hội...................................................................... 1369

-        Cần kiệm................................................................................... 1373

-        Đế quốc Mỹ tiến gần miệng hố................................................ 1375

-        "Tết trồng cây".......................................................................... 1378

-        "Xaluy" thành "Xalô" hay là mâu thuẫn giữa Mỹ và Pháp... 1380

-        Phải ra sức chống hạn.............................................................. 1382

-        Tiêu chuẩn của người đảng viên............................................. 1384

-        Tiếp tục nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho xã

viên, một công tác quan trọng để củng cố hợp tác xã sản xuất nông nghiệp 1386

-        Gió đông thổi bạt gió tây.......................................................... 1391

-        Cảnh giác.................................................................................. 1393

-        Người Mỹ cũng nói bọn Diệm là độc tài................................. 1395


1416

Chịu trách nhiệm xuất bản
Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PHẠM CHÍ THÀNH

Chịu trách nhiệm nội dung
PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

PGS.TS. VŨ TRỌNG LÂM

Biên tập nội dung: TS. HOÀNG MẠNH THẮNG ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH TỐNG VIỆT HẠNH ThS. BÙI BỘI THU Trình bày bìa:   NGUYỄN MẠNH HÙNG

Chế bản vi tính:                     NGUYỄN THỊ HẰNG

Sửa bản in:             PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT

Đọc sách mẫu:                   VIỆT HẠNH - BỘI THU



[1] Phạm Văn Đồng: Ho Chí Minh - Tinh hoa và khí phách của dân tộc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.207.

[2] Nữu Ước là một cửa biển to nhất của Mỹ, ở đó có 1 pho tượng Thần Tự do rất to, tay nắm bó đuốc “công lý" (T. G).

[3] Mac Arthur (BT).

[4] Vi phú bất nhân: Nghĩa là làm giàu bằng cách vô nhân đạo, bất nhân bất nghĩa.

[5]  Ngoằng có nghĩa là ngoằn (B.T).

[6]  Ngành có nghĩa là nhành (B.T).

[7] Indigène nghĩa là: dân bản xứ, tiếng mà bọn thực dân dùng để gọi nhân dân các nước thuộc địa (TG).

[8] Diến nghĩa là: Diến Điện, nay là Mianma (BT).

[9] Anh hùng liệt sĩ Mạc Thị Bưởi. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, ở thôn Long Động, xã Nam Tần, huyện Nam Sách thuộc Quảng Yên (nay Nam Sách thuộc tỉnh Hải Dương) (BT).

[10] Báo Time: nghĩa là Thời báo (BT).

[11] tăng ().

[12] Tức là những người đã tham gia kháng chiến.

[13]  Tức Inđônêxia (BT).

[14]  Thực dân Hà Lan chiếm tới 80% công nghiệp Nam Dương và 20% tổng số ruộng đất. Thế lực kinh tế của Mỹ cũng rất mạnh (BT).

[15]  Giá cao su năm 1953 chỉ bằng 1 phần 3 giá năm 1951 (TG).

[16]  Tức Philíppin (BT).

[17]  Tức Thái Lan (BT).

[18] Tức Pakixtan (BT).

[19] Tức Tôkyô (BT).

[20] Tức Inđônêxia (BT).

[21] Hòa mục: Hòa đồng, vui vẻ (BT).

[22] Tức Pakixtan (BT).

[23] Ấn Độ, Diến Điện, Ápganistăng (B.T).

[24] Tiêu đề do báo Nhân Dân đặt (B.T).

[25] Phiến giáp bất hoàn: nghĩa là hoàn toàn thất bại, tan tác hết (BT).

[26] Chiu (tiếng địa phương): Chút.

[27] Lương thực tế - thí dụ: lương công nhân cứ một ngày 100 đồng, nhưng hiện nay 100 đồng mua được 1 thước vải, tháng sau 100 đồng mua được 2 thước vải. Thế là tháng sau, lương "thực tế" tăng gâp 2, mặc dù số tiền vẫn như cũ.

[28] Pác Bó (Cao Bằng) (BT).

[29] "3 không" là cách giữ bí mật, người lạ hỏi đều trả lời: Không nghe gì, không thấy gì, không biết gì (BT).

[30] "Leo dây” là đi trên một sợi dây căng thẳng trên hai cái cọc.

[31] Những chiến sĩ cách mạng Việt Nam có thể gọi một thủ lĩnh của Đảng Xã hội Pháp là "đồng chí", dù đồng chí ấy là Bộ trưởng Ngoại giao.

[32] Đalét khoe mõm rằng: Ngoại giao tài tình của y đã ba lần đưa Mỹ đến gần hố chiến tranh, nhưng không rơi xuống hố.

[33] 1 đồng rúp Liên Xô bằng độ 1.000 đồng ngân hàng ta.

[34] Aislan: Aixơlen (B.T).

[35] Năm 1940, bị phát xít Đức tấn công và tàn phá dữ dội, Anh rất nguy ngp.

[36] Tiếng Anh: Gangster là bọn du côn.

1. 1 tỷ là 1.000 triệu

1 ức là 100 triệu

[38] đồng rúp bằng độ 750 đồng ngân hàng ta.

[39]  Bang Tennessee (BT).

[40]  Bang Texas (BT).

[41] Trích từ báo Tân Việt Hoa (TG).

1, 2. Là những tờ báo phản động nhất ở Pháp

[43] Ý nói: Liên Xô đã phóng hai vệ tinh, Mỹ không phóng được vệ tinh nào. Vệ tinh thối của Mỹ nặng một cân, vệ tinh số 2 của Liên Xô nặng hơn 500 cân.

[44] Cũng như trước đây, bọn thực dân Pháp gọi ta là "nhà quê" với một cách khinh bỉ, dưới chế độ Nga hoàng, tiếng "mu-gích" (nhà quê) cũng là một tiếng gọi khinh bỉ.

[45] Miến Điện, tiếng nước bạn là "Myanma" (nước Myan). Tiếng Trung Quốc dịch thành Myan - điện, điện nghĩa là bờ cõi. Ta dịch theo tiếng Trung Quốc, nhưng "Miến" thì đọc ra "Diến". Cũng như Canađa, tiếng Trung Quốc vẫn dịch đúng, nhưng ta lại đọc thành "Gia Nã Đại", là đọc sai (T.G).

[46] JaiJindabad đều có nghĩa là muôn năm. Hindi nghĩa là Ấn Độ. Bhai bhai nghĩa là anh em (B. T).

[47]  Đại Hồi (tức Pakixtan - B.T) đang tranh chấp Casơmia với Ấn Độ. Nhà báo Mỹ cố ý đặt câu hỏi về nội trị của Ấn Độ cho Bác khó trả lời (T.G).

[48]  Tiếng Ấn, Panch Sheela nghĩa là năm nguyên tắc chung sống hòa bình (T.G).

[49] Tiền Ngân hàng Việt Nam năm 1958 (B.T).

[50]  Angiêri và Sahara là thuộc địa của Pháp (T.G).

[51]  Thành Đá nhỏ là một thành phố Mỹ. Người Mỹ da trắng ở đó đối với người Mỹ da đen rất tàn nhẫn (T.G).

[52]  Điện Kremlin: Trụ sở làm việc của Chính phủ Liên Xô (B.T).

[53]  Ácgiăngtin: Áchentina (B.T).

[54]  Picátxô là một họa sỹ, nhà điêu khắc nổi tiếng người Tây Ban Nha (B.T).

[55] Năm 1950 mới có 219 nông hộ vào hợp tác xã nông nghiệp, năm 1952 có 268 nông hộ và năm 1954 có 2.297 nông hộ.

Từ 1955 đến 1957 là thời kỳ phát triển mạnh: Năm 1955 hợp tác xã nông nghiệp gồm có 14% tổng số nông hộ, năm 1956 92% và năm 1957 98% (T.G).

[56] Tự thực kỳ lực: Ăn bằng cái tự làm được (B. T).

[57]  Ý nói: Kế hoạch 5 năm, 3 năm có thể hoàn thành vì năm đầu tiến bộ nhảy vọt (TG).

[58]  Mỗi lần thử thách là một lần phải trong sạch mới qua được cửa ải, cửa quan (TG).

[59] 2. Triêu dương là mặt trời mới mọc. Trước thì hờ hững bi quan,

sau thì khoan khoái, vui vẻ (TG).

[61] Năm cái bệnh là: quan dạng; phô trương; uể oải; tự mãn; sợ khổ, sợ khó.

[62] Chuyện thần thoại Trung Quốc: Ông Bàn Cổ dùng búa đẽo ra trời đất.

[63] Maghreb là tên chung của ba nước Bắc Phi: Marốc, Angiêri và Tuynidi (TG).

[64] Tài liệu của Nhân Dân Nhật báo.

[65] Đại hội II các Xôviết khai mạc vào đêm 25-10-1917 và tuyên bố toàn bộ chính quyền đã về tay các Xôviết. Đêm 26, Đại hội đã thông qua các sắc lệnh như Sắc lệnh về hòa bình, Sắc lệnh về ruộng đất, v.v.. (B.T).

[66] Đại hội lần thứ XIV Đảng Cộng sản Liên Xô họp tháng 12-1925 (B.T).

[67] Đại hội lần thứ XV Đảng Cộng sản Liên Xô họp tháng 12-1927 (B.T).

[68] Theo báo cáo của đồng chí Kim Hán Chu phụ trách nông vận Triều Tiên.

[69] Tập san Học tập Trung Quốc.

[70]  18 năm tính từ 1949 đến 1966.

[71]  Trích báo cáo của Việt Nam thông tấn xã ghi lời anh Tâm.

[72]  Bài viết cho báo Tin tức (Liên Xô), số đặc biệt về nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ra ngày 7-1-1959 (B. T).

[73]  Nguyên văn câu này trong Mác - Ăngghen Toàn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, được dịch là “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!" (B.T).

[74] Số người thất nghiệp ở Nhật Bản 8 triệu, Mỹ 5 triệu, Ý 2 triệu, Tây Đức 1 triệu rưỡi, miền Nam Việt Nam 70 vạn (TG).

[75] Dịch từ tiếng Pháp: Le ministre, La France, Le là giống đực, La là giống cái.

[76] Ban điều tra của chính quyền Pháp ở Angiêri thừa nhận: chỉ trong trại giam X nhốt 1.200 người, thì có 900 trẻ con, ngày nào cũng có một đứa trẻ chết.

[77] Xã Hiệp An (Hải Dương) là xã sản xuất lúa đạt năng suất cao, được Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu dương trong Đại hội chiến sĩ thi đua nông nghiệp toàn quốc lần thứ III (B.T).

[78]  "Khối thị trường chung" gồm có sáu nước: Tây Đức, Hà Lan Ý, Bỉ, Lúcxembua và Pháp.

[79]  "Vùng buôn bán tự do" gồm có bảy nước: Anh, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Na Uy, Đan Mạch, Áo, Bồ Đào Nha.

[80] Con số công khai của Pháp (TG).

[81] 50 độ dưới 0:-500C (BT).

[82] Ucraina.

[83] Ngày 19-5-1957, đồng chí Vôrôsilốp đi thăm Inđônêxia về, sắp đến Việt Nam, từ trên máy bay "TU.104" đang bay cao 10 cây số trên trời, đồng chí gửi điện chúc thọ Bác. Khi gặp nhau ở Hà Nội, đồng chí vui vẻ nói: "Năm nay, tôi 76 tuổi, đồng chí 67 tuổi, như vậy chúng ta là hai anh em...".

[84] Bài viết cho báo Sự thật (Liên Xô) (BT).

[85] Trong Đại chiến thế giới thứ nhất, số người chết là hơn 10 triệu. Trong Đại chiến thế giới thứ hai, số người chết là hơn 30 triệu (T.G).

[86] Tiếng Pháp: "Xaluy" nghĩa là kính chào, "Xalô" là một tiếng chửi mắng rất hỗn xược.


 

Không có nhận xét nào